Điều kiện xác định để bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba ngay tình trong hợp đồng vô hiệu và ýCHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA1.Bảo vệ quyền lợi của ngườ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI TH ỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP Ư
ĐỒNG
BẢO VỆ NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH KHI HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU TRONG PHÁP LUẬT
DÂN SỰ VIỆT NAM.
Người thực hiện: Dương Vinh Quang
MSSV: 2053801013136
Lớp: HS45.2
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021
Trang 2
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH
1.Hợp đồng vô hiệu và những hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu? 3
2 Người thứ ba ngay tình trong pháp luật dân sự? 3
3 Điều kiện xác định để bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba ngay tình trong hợp đồng vô hiệu và ý
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA
1.Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong trường hợp tài sản giao dịch là động sản
1.1 Trường hợp người thứ ba ngay tình có được tài sản thông qua hợp đồng có đền bù với
1.2 Trường hợp người thứ ba ngay tình có được tài sản thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản 7 1.3 Trường hợp người thứ ba ngay tình có được tài sản thông qua hợp đồng có đền bù nhưng tài sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu 7
2 Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản
2.1 Trường hợp tài sản được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình
mà người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá 9 2.2 Trường hợp tài sản được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình
mà người thứ ba ngay tình nhận được tài sản giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải
là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa 9
Chương 3: Những bất cập khi áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay
3.1 Những bất cập khi áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi hợp
Trang 3DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam, các quy định vể sở hữu luôn nhận được quan tâm của tất cả mọi người từ cá nhân đến các tổ chức kinh doanh đặc biệt là trong thời đại hội nhập vào nền kinh tế thế giới hiện nay, các hợp đồng dân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Hệ quả của quá trình này là các giao lưu dân sự ngày càng được mở rộng, tăng nhành cả về số lượng lẫn chất lượng kèm theo đó là sự phức tạp Không thể phủ nhận những yếu tố tích cực mà hợp đồng dân sự đem lại như cải thiện nền kinh tế nước nhà hay giúp cho các chủ thể tham gia giao dịch có thể tự do trao đổi lợi ích với nhau… Tuy nhiên, không phải hợp đồng nào cũng sẽ đương nhiên có hiệu lực mà phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật và điều này gây ra những vướng mắc, bất cập trên thực
tế, phải kể đến trong số đó chính là việc bảo đảm quyền lợi của người thứ ba ngay tình Câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng vô hiệu? Liệu người thứ ba ngay tình có được giữ lại tài sản hay phải trả lại? Khi quyền lợi của người thứ ba được ưu tiên bảo vệ thì quyền lợi của chủ sở hữu sẽ được bảo đảm như thế nào? …
Để trả lời cho những câu hỏi nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi hợp đồng vô hiệu” nhằm làm rõ những điểm bất cập khi áp dụng pháp luật đối với bên thứ ba ngày tình từ đó đưa ra những giải pháp giúp cải thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng vô hiệu
đã được chú tâm, nghiên cứu từ phía các nhà làm luật, người giảng dạy, sinh viên, học viên cao học
… được đề cập trong một số bài viết sau:
PGS, TS Trần Thị Huệ: “Một số bất cập trong quy định tại Điều 133 Bộ luật Dân sự năm
2015 về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu: Tiếp theo
kỳ trước và hết”, 2016
ThS Nguyễn Xuân Hiếu, “ Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu”, Hà Nội, 2019
ThS Lê Vinh Châu, “Bàn về quyền lợi của người thứ ba ngay tình qua ba trường hợp thi hành
án dân sự”, 2017
ThS Nguyễn Thị Hồng Thúy, “Bảo vệ người thứ ba ngay tình theo Bộ luật Dân sự 2015 và thực tiễn áp dụng”, 2021
ThS Thân Văn Tài, “Hoàn thiện quy định về bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay khi giao dịch dân sự vô hiệu trong dự thảo Bộ luật Dân sự”, 2015
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 53 Mục tiêu nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa, làm sáng tỏ những quy định của pháp luật về việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tinh khi hợp đồng vô hiệu đồng thời hệ thống pháp luật
- Về mặt thực tiễn: Tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng vô hiệu
4 Đối tượng nghiên cứu
Là các quy định của pháp luật thực định về vấn đề sỡ hữu và bảo vệ quyền lợi của người thứ
ba ngay tình trong quan hệ sở hữu như khái niệm người thứ ba ngay tình, các điều khoản quy định, thực tiễn giải quyết các vụ tranh chấp liên quan… Thông qua đó có được cái nhìn khách quan và đúng đắn về những đánh giá phân tích trong đề tài
5 Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu về các quy định pháp luật, căn cứ pháp lý về quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba ngay tình khi hợp đông vô hiệu và việc áp dụng các quy định đó vào đời sống thực tiễn kể từ thời điểm BLDS 2015 có hiệu lực
6 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt việc nghiên cứu đề tài, điều đầu tiền là cần có những phương pháp phù hợp
để tiếp cận đề tài như phương pháp phân tích và tổng hợp để làm rõ các khái niệm quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng vô hiệu nhằm nắm bắt được vấn đề
Ngoài ra còn sử dụng một vài phương pháp khác phương pháp hệ thống, phân tích tài liệu, suy luận ngược, khảo sát thực tiễn, bác bỏ, bình luận… để từ đó có thể đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về quyền lợi của bên thứ ba ngay tình khi hợp động vô hiệu
7 Bố cục tiểu luận
Nội dung của bài tiểu luận gồm 3 chương, bao gồm:
Chương 1: Khái quát về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng vô hiệu Chương 2: Quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng vô hiệu
Chương 3: Những bất cập khi áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình và kiến nghị hoàn thiện
Trang 6CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH
KHI HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU
Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng vô hiệu là nội dung quan trọng trong Bộ luật dân sự 2015 Quy định bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng vô hiệu trong Bộ luật dân sự 2015 là một bước tiến đáng kể giúp giảm thiểu được nhiều tranh chấp trên thực tế, giúp bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng vô hiệu Trước khi tìm hiểu nội dung của những quy định đó, cùng làm rõ một vài khái niệm liền quan đến hợp đồng vô hiệu và người thứ ba ngay tình
1.Hợp đồng vô hiệu và những hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu?
Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự Thông thường các bên có thể tự do thỏa thuận nhưng nếu hợp đồng đó không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định về mặt nội dung lẫn hình thức thì hợp đồng đó
sẽ không có giá trị pháp lý hay hợp đồng vô hiệu Về bản chất, có thể hiểu đơn giản rằng hợp đồng
vô hiệu tức là hợp động không được pháp luật thừa nhận
Do hợp đồng dân sự cũng là một dạng giao dịch dân sự, nên khi giao kết, các bên phải đáp ứng các điều kiện để một giao dịch dân sự có hiệu lực Theo quy định tại điều 407 BLDS 2015:
Về mặt hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu, thì hợp đồng sẽ không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết hợp đồng từ thời điểm giao kết bất kể là các bên có thực hiện trên thực tế hay chưa Điều này không những liên quan đến các bên trong hợp đồng mà vô tình đã ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba, có thể là có lợi hoặc bất lợi, tùy vào quyền bị vi phạm mà bên thứ ba có lợi ích hợp pháp có thể yêu cầu tòa án bảo
vệ quyền, lợi ích của mình Và bên thứ ba có quyền phải ngay tình Vậy một câu hỏi khác được đặt
ra, người thứ ba phải thế nào thì mới được coi là ngay tình?
2 Người thứ ba ngay tình trong pháp luật dân sự?
Các quy định về bảo vệ người thứ ba ngay tình đã được đề cập từ BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 và BLDS hiện hành năm 2015 Tuy nhiên, cả ba Bộ luật này đều chưa ra được khái niệm thế nào là người thứ ba ngay tình Khi một hợp đồng vô hiệu, vấn đề bảo vệ người người thứ ba ngay tình được đặt ra nhằm thỏa mãn các điều kiện pháp luật quy định Theo quy định của BLDS
1995 (Điều 147, Điều 195) và BLDS 2005 (Điều 138, Điều 189) trước đây, người thứ ba ngay tình được hiểu là người thứ ba “chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình” (tức là họ không biết và và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật) Về bản chất, người thứ ba ngay tình được hiểu là một chủ thể trong mối quan hệ dân sự gồm ba người; trong
đó, tài sản được chuyển giao từ chủ thể thứ nhất đến người thứ ba ngay tình thông qua hai giao dịch; khi tham gia vào giao dịch, người thứ ba không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản của
Trang 74 mình là không có căn cứ pháp luật Sang đến BLDS 2015, quan niệm về người thứ ba ngay tình đã
có sự thay đổi cơ bản, theo đó, thuật ngữ “ngay tình” không còn được hiểu theo nghĩa “không biết
và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật” mà được hiểu theo nghĩa
“người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu” Cụ thể, Điều 180, 181 của BLDS năm 2015 quy định: “Chiếm hữu ngay tình được hiểu là việc chiếm hữu
mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”; còn
“Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”
Sự thay đổi này đã thể hiện được sự tiến bộ và phù hợp với thực tiễn hơn của BLDS 2015 vì việc chứng mình rằng một người chiếm hữu có biết hoặc không biết trong một số trường hợp là vô cùng khó khăn, thậm chí là không thể Vì lẽ đó quan điểm ngay tình được xác định bằng việc căn cứ vào tài sản mà người đang chiếm hữu là tài sản phải đăng ký hoặc không đăng ký mà suy ra lý trí của người thứ ba là biết hoặc phải biết
→ Như vậy nếu người thứ ba dựa vào tài sản được đăng ký nên tin và xác lập giao dịch thì sẽ mặc định được suy đoán là ngay tình, người nào cho rằng chiếm hữu đó là không ngay tình thì phải tự mình chứng minh theo nguyên tắc tự suy đoán theo quy định tại điều 184 BLDS 2015
3 Điều kiện xác định để bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba ngay tình trong hợp đồng vô hiệu và ý nghĩa.
Điều kiện để xác định người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi bao gồm:
Trước khi người thứ ba tham gia hợp đồng đã có một hợp đồng trước được xác lập, thực hiện nhưng hợp đồng trước đó vô hiệu
Người thứ ba xác lập hợp ồng phải ngay tình Tức là trong trường hợp này, người thứ
ba không biết hoặc không thể biết rằng mình tham gia xác lập hợp đồng với người không có quyền định đoạt tài sản, hoặc đối tượng của giao dịch liên quan đến giao dịch trước đó
Tài sản thực trong hợp đồng phải là những tài sản phải được phép lưu thông trên thị trường Bởi nếu là vật cấm lưu thông, thì người thứ ba buộc phải biết mình xác lập giao dịch dân sự bất hợp pháp và không tiến hành giao dịch
Hợp đồng dân sự được xác lập với người thứ ba phải thông qua một hợp đồng dân sự
có đền bù
Khi tham gia vào một hợp đồng dân sự, mọi chủ thể đều mong muốn đạt được lợi ích, hoàn toàn có thiện chí và ngay tình trong việc thực hiện hợp đồng, mặc dù sự chiếm hữu tài sản của họ là trái quy định của pháp luật nhưng không do lỗi của họ và người thứ ba ngay tình không thể biết được việc làm của mình là trái với quy định của pháp luật.Quy định về người thứ ba ngay tình trong Bộ luật Dân sự là thực sự cần thiết và quan trọng để có thể bảo
Trang 8vệ tốt nhất quyền lợi của họ.Pháp luật ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích chủ sở hữu nhưng những quy định về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình tạo một cơ chế điều hòa lợi ích giữa chủ sở hữu và người thứ ba ngay tình Việc cân đối quyền lợi giữa chủ sở hữu và người thứ ba ngay tình có mục đích bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu hợp pháp trên tài sản, quyền lợi chính đáng, hợp lý hợp pháp của các bên tham gia giao dịch góp phần cân bằng tính ổn định các quan hệ dân sự, hoàn thiện
hệ thống pháp luật
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA
NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH KHI HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU
Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng vô hiệu vẫn luôn là vấn đề gây nhiều tranh cãi Ta đã biết nguyên tắc được thừa nhận phổ biến trong chế định sở hữu đó là quyền năng của chủ sở hửu là tuyệt đối và đợc pháp luật bảo vệ trong mọi trường hợp Nhưng nếu người đang thực tế chiếm giữ tài sản là người thứ ba ngay tình thì quyền đòi lại tài sản của chủ sở hữu giờ đây đã bị hạn chế đi phần nào Trong phần này sẽ tìm hiểu cụ thể quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba trong sự cân bằng với lợi ích của chủ sở hữu
1.Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong trường hợp tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu.
Theo khoản 1 Điều 133 BLDS 2015 quy định “
Về mặt kỹ thuật lập pháp, có thể thấy rằng BLDS 2015 quy định rộng hơn về đối tượng giao dịch và
đã có nhiều tiền bộ hơn so với Điều 138 BLDS 2005 Cụ thể, ở khoản 1 điều 133 BLDS 2015, các1
nhà làm luật thay thế cụm từ “tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu” được
sử dụng tài khoản 1 Điều 138 BLDS 2005 thành cụm từ “tài sản không phải đăng ký” Ở đây, có thể thấy rằng BLDS 2015 sử dụng cụm từ “tài sản không phải đăng ký là ngắn gọn hơn nhiều so với cụm từ “tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu” như ở BLDS 2015 Và khi viện dẫn sang điều 167 BLDS 2015 thì thấy rằng “tài sản không phải đăng ký” trong trường hợp này cũng chính là “động sản không phải đăng ký quyền sở hữu” Như vậy, khoản 1 Điều 133 BLDS 2015 tuy ngắn gọn hơn Điều 138 BLDS 2005 nhưng về bản chất Điều 133 BLDS 2015 vẫn thể hiện được đầy đủ nội dung cần điều chỉnh
1 Khoản 1 Điều 138 Bộ luật dân sự 2005: “Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ
Trang 96 Trong trường hợp này, điều kiện để bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng vô hiệu thì đối tượng của giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu Pháp luật dân sự có quy định về động sản tại Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Như vậy Bộ luật Dân sự không đưa ra khái niệm về động sản mà chỉ liệt kê tài sản nào là bất động sản và loại trừ “động sản là những tài sản không phải là bất động sản” Theo Từ điển Tiếng Việt phổ thông “động sản là tài sản có thể chuyển dời đi được như tiền của, đồ đạc, ” Để quyền lợi hợp pháp của chủ thể trong hợp đồng được bảo vệ khi hợp đồng dân sự vô hiệu trong trường hợp tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì chủ thể được bảo vệ phải là người thứ ba ngay tình Tính chất ngay tình đóng vai trò quyết định trong việc giao dịch của người thứ ba
có có hiệu lực hay không Khi người thứ ba được xác định là ngay tình thì quyền lợi của họ được bảo vệ bằng cách công nhận giao dịch của họ là có hiệu lực Việc công nhận giao dịch của người thứ
ba ngay tình giúp bảo vệ quyền lợi của người thứ ba một cách tuyệt đối
Tuy nhiên quyền lợi của người thứ ba ngay tình chỉ được bảo vệ một cách tuyệt đối khi họ có được động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thông qua hợp đồng có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản và tài sản phải rời khỏi trong ý chí của chủ sở hữu Vì căn cứ theo quy định tại Điều 167 BLDS 2015 rằng: “
Tức là vẫn còn tận 2 trường hợp nữa dù cho tài sản đó là động sản không phải đăng ký nhưng người thứ ba ngay tình vẫn phải trả lại đó là người chiếm hữu ngay tình có được động sản thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản hoặc đó là động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu
Trang 101.1 Trường hợp người thứ ba ngay tình có được tài sản thông qua hợp đồng có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản.
Hợp đồng có đền bù là hợp đồng mà trong đó mỗi bên chủ thể sau khi đã thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tương ứng Đa số các hợp đồng dân sự là hợp đồng có đền bù Tính chất đền bù trong hợp đồng được các bên áp dụng để thực hiện việc trao đổi với nhau các lợi ích vật chất Các hợp đồng có đền bù đa phần là hợp đồng song vụ và ngược lại Lợi ích tương ứng không đồng nghĩa với lợi ích ngang bằng vì lợi ích các bên dành cho nhau không phải lúc nào cũng cùng tính chất hay chủng loại Hợp đồng có đền bù là giao dịch dân sự phổ biến,
ví dụ như hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng trao đổi tài sản Người không có quyền định đoạt tài sản là người không phải là chủ sở hữu tài sản và cũng không được chủ sở hữu tài sản hoặc pháp luật cho phép chuyển dịch tài sản nhưng thực tế đã chuyển dịch cho người thứ ba, ví dụ như bán tài sản đang trông giữ, cho thuê tài sản đang mượn mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu Việc công nhận giao dịch của người thứ ba có hiệu lực là cách bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp của người thứ ba ngay tình
1.2 Trường hợp người thứ ba ngay tình có được tài sản thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản.
Trong tinh huống này thì hợp đồng của người thứ ba sẽ bị vô hiệu, chủ sở hửu hoặc người chiếm hữu hợp pháp có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hửu từ phía người thứ
ba ngay tình theo Điều 167 BLDS 2015 Hợp đồng không có đền bù là những hợp đồng trong đó một bên nhận được lợi ích mà không phải giao lại cho bên kia bất kì lợi ích nào, ví dụ hợp đồng tặng cho tài sản Đối với hợp đồng không có đền bù, pháp luật nghiêng về hướng bảo vệ bên tham gia giao dịch mất đi lợi ích mà không nhận lại lợi ích nào từ bên tham gia giao dịch còn lại (tức người thứ ba ngay tình) Tuy nhiên, điều này không có người là người thứ ba ngay tình sẽ hoàn toàn không được bảo vệ trong trường hợp này Theo đó, người thứ ba ngay tình có được động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản mà bị chủ sở hữu đòi lại tài sản thì người thứ ba được quyền yêu cầu người phải xác lập giao dịch với mình bồi thường thiệt hại vì trong giao dịch này, bản thân người thứ ba ngay tình không có lỗi và lỗi thuộc về người xác lập giao dịch với người thứ ba Nếu như trong quá trình chiếm hữu, người thứ ba có những hành động như sửa chữa, bảo quản, thay đổi làm tăng giá trị ban đâu của tài sản thì có thể yêu cầu chủ sở hữu, người chiếm hữu ngay tình hoàn trả lại khoản chi phí đó theo quy định tại khoản 2 Điều 618 BLDS 2015
1.3 Trường hợp người thứ ba ngay tình có được tài sản thông qua hợp đồng có đền bù nhưng tài sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu
Hiển nhiên trong trường hợp này thì chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản và bên thứ ba ngay tình cũng buộc phải trả lại nhưng trong phạm vi nghiên cứu đề tài tiểu luận này thì sẽ không xem xét