Tiêu luân môn luật môi trường xây dựng giả định tình huống về môi trường tập đoàn totoro việt nam

14 3 0
Tiêu luân môn luật môi trường  xây dựng giả định tình huống về môi trường tập đoàn totoro việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1

TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH 2

TRIỂN KHAI VẤN ĐỀ 3

Câu 1 Khi tiến hành ĐTM chủ dự án cần chú ý những vấn đề gì? 3

1 Thời điểm lập đánh giá tác động môi trường: 3

2 Thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM: 3

3 Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM: 4

4 Nội dung của báo cáo ĐTM: 4

Câu 2: Hãy phân tích, bình luận các nghĩa vụ mà chủ dự án phải thực hiệnkhi dự án đi vào hoạt động theo quy định của pháp luật môi trường ViệtNam 5

1 Nghĩa vụ đối với việc khai thác nước ngầm: 5

2 Nghĩa vụ đối với việc nhập khẩu sắt, thép phế liệu: 6

3 Nghĩa vụ đối với việc xử lý chất thải phát sinh do hoạt động của dự án: 8

4 Nghĩa vụ cung cấp thông tin môi trường: 10

5 Các nghĩa vụ khác: 11

Câu 3 Hãy lựa chọn 1 nghĩa vụ trong tình huống đề cập ở câu 2 và từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật (nghĩa vụ quản lý chất thải phát sinhdo hoạt động của dự án) 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Đánh giá tác động môi trường: ĐTM

Ủy ban nhân dân: UBND

Bảo vệ môi trường: BVMT

Trang 3

TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH

Công ty cổ phần Tập đoàn Totoro Việt Nam dự định đầu tư nhà máy sản xuất gang, thép phục vụ ngành xây dựng có công suất 100 nghìn tấn/năm đặt tại huyện Văn Giang trên địa bàn tỉnh Hưng Yên Chủ dự án dự định nguyên liệu là sắt thép phế liệu nhập khẩu từ Australia Nguồn nước sạch được cung cấp chỉ đủ cho hoạt động sinh hoạt nên nhà đầu tư muốn tự khai thác nguồn nước ngầm (trữ lượng khoảng 2000 mét khối) ở gần đó Trong quá trình hoạt động xả thải của nhà máy có chứa nhiều các thông số môi trường nguy hại như bụi( PM10), kim loại nặng,…

Câu 1 Khi tiến hành ĐTM chủ dự án cần chú ý những vấn đề gì?

Câu 2 Hãy phân tích, bình luận các nghĩa vụ mà chủ dự án phải thực hiện khi

dự án đi vào hoạt động theo quy định của pháp luật môi trường Việt Nam.

Câu 3 Hãy lựa chọn 1 nghĩa vụ trong tình huống đề cập ở câu 2 và từ đó đưa ra

kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

Trang 4

TRIỂN KHAI VẤN ĐỀ

Câu 1 Khi tiến hành ĐTM chủ dự án cần chú ý những vấn đề gì?

Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gang thép của công ty cổ phần Tập đoàn Totoro Việt Nam thuộc Nhóm các dự án về cơ khí, luyện kim (dự án đầu tư xây dựng nhà máy, cơ sở hoặc khu liên hợp sản xuất gang, thép, luyện kim) tại Phụ lục II nghị định 40/2019/NĐ-CP vì vậy nên dự án này là đối tượng cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Khoản 3 điều

3 Luật bảo vệ môi trường 2014 định nghĩa: “Đánh giá tác động môi trường là

việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưara biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”.

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là điều kiện bắt buộc để chủ dự án xin phê duyệt dự án Việc lập báo cáo đòi hỏi chủ đầu tư phải thực sự chú ý bởi chỉ cần thiếu một số các giấy tờ, hạng mục, dự án rất có thể sẽ bị loại ngay từ vòng thẩm định Do vậy, khi thực hiện ĐTM cho dự án nhà máy sản xuất gang thép thì chủ dự án phải lưu ý những điều sau đây:

1 Thời điểm lập đánh giá tác động môi trường:

Khoản 2 điều 19 Luật BVMT 2014 quy định thời điểm mà chủ dự án phải thực hiện ĐTM là trong thời gian chuẩn bị dự án Cụ thể đối với dự án xây dựng nhà máy sản xuất gang, thép thì chủ dự án phải trình cho cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM trước khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công (điều 14 nghị định 18/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi nghị định 40/2019/NĐ-CP)

2 Thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM:

Tập đoàn Totoro sau khi lập xong báo cáo ĐTM thì cần phải biết mình nộp cho cơ quan nào thẩm định báo cáo Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 18/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 40/2019/NĐ-CP

Trang 5

thì thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM của dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân bón thuộc UBND tỉnh Hưng Yên

3 Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM:

Khi nộp hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM, có nhiều trường hợp không được cơ quan thẩm định giải quyết với lý do hồ sơ thiếu giấy tờ Chính vì vậy, chủ dự án phải biết cần nộp những gì, nếu không tự mình lập được báo cáo ĐTM thì có thể thuê các công ty luật thực hiện hộ và phải đáp ứng các yêu cầu tại điều 13 nghị định 18/2015/NĐ-CP, chủ dự án hoặc tổ chức tư vấn phải đáp

ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây: Thứ nhất, phải có chuyên ngành liên quanđến dự án xây nhà máy thủy điện với trình độ đại học trở lên; Thứ hai, phải có

phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn được xác nhận đủ điều kiện thực hiện đo đạc, lấy mẫu, xử lý, phân tích mẫu về môi trường phục vụ việc đánh giá tác động môi trường của dự án xây nhà máy thủy điện; trường hợp không có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn đáp ứng yêu cầu, phải có hợp đồng thuê đơn

vị có đủ năng lực Thứ ba, phải được Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý việc

đào tạo, cấp chứng chỉ tư vấn đánh giá tác động môi trường Tổ chức tư vấn phải có trình độ đại học trở lên và phải có chứng chỉ tư vấn đánh giá tác động môi trường đúng chuyên ngành liên quan đến dự án xây nhà máy thủy điện Điều 6 thông tư 27/2015/TT-BTNMT có quy định hồ sơ bao gồm: một đơn đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM theo mẫu; báo cáo ĐTM đủ cho mỗi người trong hội đồng thẩm định một bản; một bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thì trình cho cơ quan thẩm định.

4 Nội dung của báo cáo ĐTM:

Ngoài ra, chủ dự án cũng cần phải nắm được nội dung được nêu trong báo cáo ĐTM của dự án theo điều 22 Luật BVTM 2014 gồm: Xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án, phương pháp đánh giá tác động môi trường; Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và

Trang 6

các hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường; Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi thực hiện dự án, vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án; Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng; Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng; Biện pháp xử lý chất thải; Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng; Kết quả tham vấn; Chương trình quản lý và giám sát môi trường; Dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường; Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

Câu 2: Hãy phân tích, bình luận các nghĩa vụ mà chủ dự án phải thực hiện khi dự án đi vào hoạt động theo quy định của pháp luật môi trường Việt Nam.

Sau khi báo cáo ĐTM được cơ quan thẩm định phê duyệt xong, chủ dự án có trách nhiệm tiếp thu đầy đủ các nội dung, yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM vào dự án đầu tư, dự án đầu tư xây dựng Hơn nữa, chủ dự án còn phải thực hiện giải trình với cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM nếu có sự thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với ghi trong báo cáo Cụ thể dưới đây là những nghĩa vụ mà chủ dự án phải thực hiện khi dự án đi vào hoạt động theo quy định của pháp luật môi trường Việt Nam:

1 Nghĩa vụ đối với việc khai thác nước ngầm:

Chủ dự án đầu tư thực hiện xin cấp giấy phép khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm theo quy định tại điều 44 Luật Tài nguyên nước năm 2012 và nghị định 201/2013/NĐ-CP thì khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô từ 10m3/ngày đêm trở lên thì phải xin cấp phép Hồ sơ xin cấp giấy phép quy định cụ thể tại khoản 3 điều 31 nghị định 201/2013/NĐ-CP

Trang 7

Các dự án liên quan đến khai thác tài nguyên thiên nhiên hầu như Nhà nước đều yêu cầu các chủ dự án phải thực hiện kí quỹ cải tạo, phục hồi môi trường Theo định nghĩa tại khoản 2 điều 3 nghị định 19/2015 thì kí quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là việc tổ chức, cá nhân gửi một khoản tiền vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam để đảm bảo trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động khai thác khoáng sản Tài nguyên thiên nhiên bao gồm đất, nước, không khí, khoáng sản trong đó tài nguyên nước thuộc loại có thể tái tạo được Mục đích của việc kí quỹ là để đảm bảo cho chủ dự án phải thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường sau khi thực hiện khai thác nước ngầm xong

Ngoài ra, chủ dự án còn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế sử dụng tài nguyên nước Căn cứ vào điều 2 thông tư 152/ 2015/TT-BTC thì nước thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên Căn cứ tính thuế là sản lượng nguyên tính thuế, giá tính thuế tài nguyên, thuế suất thuế tài nguyên Việc xác định sản lượng tài nguyên và giá tính thuế dựa theo quy định tại Điều 5,6 thông tư 152/ 2015/TT-BTC, còn mức thuế suất áp dụng với nước ngầm trong trường hợp này là 8%.

Chủ dự án có trách nhiệm thường xuyên bảo vệ nguồn nước do mình khai thác, sử dụng, đồng thời có quyền giám sát những hành vi, hiện tượng gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước của tổ chức, cá nhân khác Hoạt động khai thác, sử dụng nước ngầm phải tuân thủ quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nếu làm suy giảm chức năng của nguồn nước, gây sụt, lún đất, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật Sử dụng nước đúng mục đích, tiết kiệm, an toàn và hiệu quả Không gây cản trở hoặc làm thiệt hại đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác Cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước, tạo điều kiện thuận lợi cho

Trang 8

các hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép Khi bổ sung, thay đổi mục đích, quy mô thì phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

2 Nghĩa vụ đối với việc nhập khẩu sắt, thép phế liệu:

Như ta đã biết, Việt Nam được thế giới ví như “bãi phế liệu” của thế giới bởi mỗi năm có hàng chục, hàng trăm xe container trở phế liệu qua biên giới đường bộ, đường thủy Cơ quan hải quan phát hiện ra rất nhiều bãi xe container bỏ không với toàn phế liệu trên xe Việc nhập khẩu phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất một phần để giảm thiểu sự khai thác khoáng sản ở nước ta, tuy nhiên cũng gây ra nhiều lỗ hổng để cá nhân, tổ chức nước ngoài lợi dụng để “tuồn” rác phế liệu vào nước ta Do đó, để quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu, Nhà nước đã đưa ra các tiêu chuẩn về các loại phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu phục vụ sản xuất Sắt thép phế liệu nhập khẩu từ Australia vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (QCVN 66:2018/BTNMT) và thuộc danh mục phế liệu sắt thép được phép nhập khẩu do Chính phủ ban hành Ngoài ra, chủ dự án phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có kho bãi dành riêng cho việc tập kết sắt thép phế liệu bảo đảm điều kiện về bảo vệ môi trường.

- Có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu, xử lí tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường Do phế liệu phục vụ cho sản xuất rất lớn, việc tái chế thủ công bằng sức người là bất khả thi nên cần phải có máy móc thực hiện.

Do chủ dự án trực tiếp nhập khẩu phế liệu sắt thép làm nguyên liệu sản xuất, tránh tình trạng phế liệu dư thừa thành đồ không có giá trị nên phải tuân thủ trách nhiệm nêu tại khoản 1 điều 12 thông tư 41/2015/TT-BTNMT, phải đảm bảo:

Trang 9

- Chỉ được nhập khẩu phế liệu được ghi trong giấy xác nhận làm nguyên liệu sản xuất.

- Toàn bộ phế liệu nhập khẩu phải được làm nguyên liệu sản xuất.

- Phải báo cáo thường xuyên về việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu trong năm cho cơ quan có thẩm quyền để họ có thể quản lý được việc nhập khẩu.

Hơn nữa, sắt thép phế liệu là hỗn hợp nhiều tạp chất khác nhau nên chủ dự án cần phải xử lí tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường; không được cho, bán tạp chất đi kèm phế liệu; phải tái xuất phế liệu không đáp ứng quy chuẩn kĩ thuật môi trường; trường hợp không tái xuất được thì phải xử lí theo quy định của pháp luật về quản lí chất thải Trong thực tế việc tái xuất phế liệu khá là gặp nhiều khó khăn vì không có quốc gia nào muốn phế liệu quay trở lại quốc gia mình, nó giống như nhận lại “rác phế liệu”

Giống như việc phải kí quỹ để khai thác tài nguyên nước, chủ dự án cũng phải thực hiện kí quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu Tránh cho việc chủ dự án nhập phế liệu xong rồi bỏ trốn.

3 Nghĩa vụ đối với việc xử lý chất thải phát sinh do hoạt động của dự án:

Chất thải được phân loại thành rất nhiều loại khác nhau Tuy nhiên, các tổ chức, cá nhân trong quá trình tiến hành các hoạt động của mình mà có liên quan đến bất kỳ một loại chất thải nào cũng phải tuân theo các quy định tại điều 86, điều 87 Luật Bảo vệ môi trường 2014:

Thứ nhất, xác định rõ nguồn thải, khối lượng, tính chất chất thải Việc xác

định nguồn thải, khối lượng và tính chất của chất thải là yếu tố hết sức quan trọng để áp dụng các phương pháp và quy trình xử lý thích hợp với từng loại chất thải

Thứ hai, phân loại chất thải tại nguồn Chất thải có thể phát sinh từ nhiều

nguồn thải khác nhau trong từng khâu hoạt động như: từ hoạt động xử lý phế

Trang 10

liệu thải ra khí, bụi; hệ thống làm mát bằng nước thải ra nước chứa dầu mỡ và các chất kim loại nặng,… Việc phân loại chất thải tại nguồn không chỉ tránh được những tác động cộng hưởng của các chất gây ô nhiễm tồn tại trong các loại chất thải khác nhau mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các công đoạn tiếp theo của quá trình quản lý chất thải Hoạt động thu gom, vận chuyển hay tái chế, tái sử dụng chất thải sẽ dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí hơn khi từng loại chất thải đã được phân loại rõ ràng ngay từ nguồn phát sinh ra nó Quy định này chủ yếu áp dụng với các loại chất thải rắn.

Thứ ba, xử lý và giảm thiểu chất thải trong quá trình hoạt động Chủ dự án

làm phát sinh chất thải trong quá trình hoạt động của mình phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để loại bỏ bớt các chất gây ô nhiễm trong chất thải và chỉ xả thải khi lượng chất thải ở mức thấp nhất Chủ dự án có thể áp dụng các biện pháp thường được áp dụng trên thực tế là: áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và xử lý chất thải, sản xuất sạch hơn, sử dụng tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, …

Thứ tư, thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ Các sản phẩm

đã hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ không chỉ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường mà còn có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người Vì thế, để phòng ngừa những tác động những tác động bất lợi đó, chủ dự án cần có trách nhiệm thu hồi sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ của mình, bao gồm: nguồn phóng xạ sử dụng trong sản xuất; bao bì khó phân hủy trong tự nhiên; sản phẩm thuốc, hóa chất sử dụng trong công nghiệp; …

Thứ năm, tái chế, tái sử dụng chất thải Đây là hoạt động đang được Nhà

nước khuyến khích Hoạt động này không chỉ góp phần giải quyết được nguy cơ ô nhiễm môi trường bởi các loại chất thải mà còn giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên Thay vì sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên, chủ dự án sẽ sử dụng chất thải được tái chế để làm nguyên liệu sản xuất, qua đó giảm được tình trạng suy thoái tài nguyên thiên nhiên do sự khai thác quá mức của con người để phục vụ

Ngày đăng: 29/03/2024, 15:41