1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn học môi trường trong xây dựng quản lý môi trường là gì

24 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Môi Trường Là Gì?
Tác giả Phan Nguyễn Nhan Kim Thành, Nguyễn Ngọc Hiếu, Cao Đỡnh Khải, Trương Xuõn Lõm, Phạm Cụng Minh, Nguyễn Ngọc Hiếu
Người hướng dẫn GVHD: Ngễ Thị Phương Nam
Trường học Trường Đại Học Kiến Trúc Tp.Hcm
Chuyên ngành Môi Trường Trong Xây Dựng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TPHCM
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 658,32 KB

Nội dung

quản lý môi trường là gì ?Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp; luật pháp; chính sách kinh tế; kỹ thuật; xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM

KHOA XÂY DỰNG

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG

GVHD: NGÔ THỊ PHƯƠNG NAM

Nhan Kim Thành Nguyễn Ngọc Hiếu Cao Đình Khải Trương Xuân Lâm Phạm Công Minh Nguyễn Ngọc Hiếu LỚP: 232050004001

TPHCM, Tháng 4 năm 2023

Trang 2

I quản lý môi trường là gì ?

Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp; luật pháp; chính sách kinh tế; kỹ thuật; xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia

kinh tế quản lý môi trường là gì ?

Các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử của nhà sản xuất

có lợi cho môi trường Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường gồm:

- Ký quỹ môi trường

· Thuế và phí môi trường

· Giấy phép môi trường

· Trợ cấp môi trường

· Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường

vai trò của kinh tế quản lý môi trường

Vai trò của kinh tế trong quản lý môi trường là một khía cạnh quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường

1.Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường:

_Các giải pháp kinh tế có vai trò điều chỉnh kinh tế vĩ mô theo hướng tích cực Chúng buộc người gây ô nhiễm phải thực hiện các mục tiêu về môi trường bằng các phương tiện và chi phí hiệu quả nhất

_Kinh tế cung cấp các công cụ để đánh giá tác động của hoạt động kinh doanh và sản xuất lên môi trường Điều này giúp xác định các giải pháp kinh tế để giảm thiểu tác động này

2.Khuyến khích sự phát triển công nghệ mới:

_Các biện pháp kinh tế khuyến khích việc nghiên cứu và triển khai kỹ thuật, công nghệ có lợi cho bảo vệ môi trường

Trang 3

_Chúng tạo động lực cho các doanh nghiệp và tổ chức đầu tư vào nghiên cứu và phát triển “sản xuất sạch” để giảm tác động ô nhiễm2.

3 Tăng cường kiểm soát ô nhiễm trong khu vực tư nhân:

_Kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường chuyên sâu về kiểm soát ô nhiễm trong các hoạt động kinh doanh và sản xuất của các tổ chức tư nhân

_Các biện pháp kinh tế khuyến khích sự tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động xấu lên môi trường

Mục đích của việc môi trường

Mục đích của kinh tế trong quản lý môi trường là đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội và bảo vệ môi trường Hướng tới phát triển bền vững kinh tế xã hội:

_Kinh tế trong quản lý môi trường đóng vai trò quan trọng để đảm bảo sự phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia

_Mục tiêu là tạo ra một môi trường kinh doanh và sản xuất bền vững, không gây hại cho môi trường và con người1

2 Kết hợp các mục tiêu quốc tế và quốc gia:

_Quản lý môi trường cần phải kết hợp các mục tiêu quốc tế, quốc gia và cộng đồng dân cư

_Điều này giúp đảm bảo rằng các biện pháp và công cụ quản lý môi trường phù hợp với từng ngành, địa phương và cộng đồng

Mục đích của kinh tế môi trường

3 Phòng chống ô nhiễm và suy thoái môi trường:

Kinh tế trong quản lý môi trường ưu tiên việc ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môitrường hơn là phải xử lý và hồi phục sau khi đã gây hại

Người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm trả tiền cho tổn thất do ô nhiễm gây ra vàchi phí xử lý, hồi phục môi trường

4 Triết học của quản lý môi trường:

Trang 4

Quản lý môi trường dựa trên triết học về tính thống nhất của vật chất thế giới, con người và xã hội.

Sự thống nhất này được thực hiện qua chu trình sinh địa hoá của các thành phần

cơ bản như sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân huỷ

Như vậy, kinh tế trong quản lý môi trường không chỉ là công cụ tài chính mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường

Ký quỹ bảo vệ môi trường

1 Các trường hợp phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường:

- Theo khoản 1 Điều 137 Luật Bảo vệ môi trường 2020, ký quỹ bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm phục hồi môi trường, xử lý rủi ro, nguy cơ ô nhiễm môi trường phát sinh từ hoạt động quy định tại khoản 2 Điều 137 Luật Bảo vệ môi trường 2020

- Theo đó, tổ chức, cá nhân có hoạt động sau phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường:

(1) Khai thác khoáng sản;

(2) Chôn lấp chất thải;

(3) Nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

2 Ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản:

Điều 37 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và hoàn trả tiền ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản như sau:

* Số tiền ký quỹ:

- Số tiền ký quỹ phải được tính toán bảo đảm đủ kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường căn cứ vào các nội dung cải tạo, phục hồi môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

- Việc tính toán số tiền ký quỹ phải áp dụng định mức, đơn giá của địa phương tại thời điểm lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Trang 5

+ Trường hợp địa phương không có định mức, đơn giá thì áp dụng theo định mức, đơn giá của bộ, ngành tương ứng.

+ Trong trường hợp bộ, ngành không có đơn giá thì áp dụng theo giá thị trường

- Tính toán số tiền ký quỹ:

+ Tổng số tiền ký quỹ (chưa bao gồm yếu tố trượt giá) bằng tổng kinh phí của các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường

Phương pháp tính và dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Số tiền ký quỹ hằng năm (chưa bao gồm yếu tố trượt giá) được tính bằng tổng số tiền ký quỹ trừ đi số tiền ký quỹ lần đầu sau đó chia đều cho các năm còn lại theo thời gian trong dự án đầu tư hoặc giấy phép khai thác khoáng sản;

+ Tổ chức, cá nhân nộp số tiền ký quỹ hằng năm phải tính đến yếu tố trượt giá và được xác định bằng số tiền ký quỹ hằng năm nêu trên nhân với chỉ số giá tiêu dùng của các năm trước đó tính từ thời điểm phương án, phương án bổ sung được phê duyệt

Chỉ số giá tiêu dùng hằng năm áp dụng theo công bố của Tổng cục Thống kê cho địa phương nơi khai thác khoáng sản hoặc cơ quan có thẩm quyền

* Thời gian ký quỹ

- Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép khai thác khoángsản mới, thời gian ký quỹ được xác định theo dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền thẩm định nhưng tối đa không được quá 30 năm;

- Trường hợp tổ chức, cá nhân đã có giấy phép khai thác khoáng sản: thời gian ký quỹ xác định theo thời hạn còn lại trong giấy phép khai thác khoáng sản tính từ thời điểm phê duyệt phương án;

- Trường hợp giấy phép khai thác có thời hạn khai thác khác với thời gian đã tính trong phương án đã phê duyệt thì tổ chức, cá nhân điều chỉnh nội dung và tính toán số tiền ký quỹ theo thời gian trong giấy phép khai thác

Trang 6

khoáng sản đã cấp và gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án để xem xét, điều chỉnh.

+ Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 20 năm trở lên: mức

ký quỹ lần đầu bằng 15% tổng số tiền ký quỹ;

Số tiền ký quỹ lần đầu phải tính tới yếu tố trượt giá tại thời điểm ký quỹ và được xác định như sau:

+ Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn dưới 10 năm: mức ký quỹ lần đầu bằng 25% tổng số tiền ký quỹ

+ Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 10 năm đến dưới 20 năm: mức ký quỹ lần đầu bằng 20% tổng số tiền ký quỹ + Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 20 năm trở lên: mức ký quỹ lần đầu bằng 15% tổng số tiền ký quỹ

* Thời điểm ký quỹ và tiếp nhận tiền ký quỹ

Trang 7

- Tổ chức, cá nhân đang khai thác khoáng sản thực hiện ký quỹ lần đầu trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày được phê duyệt phương

- Nơi nhận tiền ký quỹ là Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh;

- Nơi tiếp nhận tiền ký quỹ có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác củakhoản tiền ký quỹ và cấp giấy xác nhận đã ký quỹ cho tổ chức, cá nhân

3 Ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

Ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất được quy định tại Điều 46 Nghị định 08/2022/NĐ-

CP như sau:

* Mục đích và phương thức ký quỹ

- Ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất nhằm bảo đảm tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệuchịu trách nhiệm xử lý rủi ro, nguy cơ ô nhiễm môi trường có thể phát sinh

từ lô hàng phế liệu nhập khẩu;

- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thực hiện ký quỹ tại Quỹ bảo

vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc tổ chức tín dụng nơi tổ chức, cá nhân mở tài khoản giao dịch (sau đây gọi tắt là tổ chức nhận ký quỹ)

Việc ký quỹ thực hiện theo từng lô hàng hoặc theo từng hợp đồng có thông tin và giá trị của lô hàng phế liệu nhập khẩu;

- Tiền ký quỹ được nộp, hoàn trả bằng tiền đồng Việt Nam và được hưởng lãi suất đã thỏa thuận theo quy định của pháp luật

Trang 8

* Số tiền ký quỹ

- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu sắt, thép phế liệu phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất với số tiền được quy định như sau:

+ Khối lượng nhập khẩu dưới 500 tấn phải thực hiện ký quỹ 10% tổnggiá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;

+ Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn đến dưới 1.000 tấn phải thực hiện

ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;

+ Khối lượng nhập khẩu từ 1.000 tấn trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;

- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giấy phế liệu và nhựa phế liệu phải thựchiện ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất với số tiền được quy định như sau:

+ Khối lượng nhập khẩu dưới 100 tấn phải thực hiện ký quỹ 15% tổnggiá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;

+ Khối lượng nhập khẩu từ 100 tấn đến dưới 500 tấn phải thực hiện

ký quỹ 18% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;

+ Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;

- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu không thuộc các trường hợp nêu trên thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất với số tiền được quy định là 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu

* Quy trình ký quỹ

- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải thực hiện ký quỹ trước thời điểm phế liệu dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam đối với các trường hợp khác;

Trang 9

- Ngay sau khi nhận ký quỹ, tổ chức nhận ký quỹ xác nhận việc ký quỹ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu vào văn bản đề nghị ký quỹ của

+ Thời hạn phong tỏa tài khoản (nếu có);

- Tổ chức nhận ký quỹ gửi tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu 02 bảnchính văn bản xác nhận đã ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu gửi 01 bản chính văn bản xác nhận đã ký quỹ cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục thông quan

4 Ký quỹ bảo vệ môi trường cho hoạt động chôn lấp chất thải

Căn cứ Điều 76 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, việc ký quỹ bảo vệ môi trường cho hoạt động chôn lấp chất thải được thực hiện như sau:

Ký quỹ bảo vệ môi trường cho hoạt động chôn lấp chất thải là việc tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng mới bãi chôn lấp chất thải gửi một khoản tiền

để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường sau khi đóng bãi theo phương án cải tạo môi trường trong báo cáo đánh giá tác độngmôi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định

* Số tiền ký quỹ

- Số tiền ký quỹ phải được tính toán bảo đảm đủ kinh phí để cải tạo môi trường tại bãi chôn lấp chất thải, căn cứ vào các nội dung cải tạo môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

Trang 10

- Việc tính toán số tiền ký quỹ phải áp dụng định mức, đơn giá của địaphương tại thời điểm lập phương án cải tạo môi trường.

Trường hợp địa phương không có định mức, đơn giá thì áp dụng theo định mức, đơn giá của bộ, ngành tương ứng Trong trường hợp bộ, ngành không có đơn giá thì áp dụng theo giá thị trường;

- Tổng số tiền ký quỹ (chưa bao gồm yếu tố trượt giá) bằng tổng kinh phí của các hạng mục công trình cải tạo, đóng cửa đối với bãi chôn lấp chất thải, chi phí xử lý ô nhiễm, quan trắc môi trường và vận hành các công trình

- Tổ chức, cá nhân nộp số tiền ký quỹ hằng năm phải tính đến yếu tố trượt giá và được xác định bằng số tiền ký quỹ hằng năm nhân với chỉ số giátiêu dùng của các năm trước đó tính từ thời điểm phương án được phê duyệt

Chỉ số giá tiêu dùng hằng năm áp dụng theo công bố của Tổng cục Thống kê cho địa phương nơi triển khai dự án hoặc cơ quan có thẩm quyền;

- Tiền ký quỹ bảo vệ môi trường được nộp, hoàn trả bằng tiền đồng Việt Nam tại Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh và được hưởng lãi suất theo quy định của pháp luật kể từ ngày ký quỹ

* Thời gian ký quỹ, xác nhận ký quỹ

- Thời gian ký quỹ được tính từ ngày dự án đầu tư xử lý chất thải có hoạt động chôn lấp được cấp giấy phép môi trường đến khi kết thúc hoạt động chôn lấp;

- Ngay sau khi nhận ký quỹ, Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh xác nhận việc ký quỹ của tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải vào văn bản đề nghị ký quỹ của tổ chức, cá nhân

Trang 11

Nội dung xác nhận ký quỹ bảo vệ môi trường phải thể hiện đầy đủ cácthông tin sau:

+ Tổng số tiền ký quỹ được tính toán;

+ Thời hạn hoàn trả tiền ký quỹ thực hiện ngay sau khi bàn giao các công trình bảo vệ môi trường được cải tạo;

+ Thời hạn phong tỏa tài khoản (nếu có)

1 Giới thiệu :

 Khái niệm về trợ cấp môi trường :

Là công cụ kinh tế quan trọng được sử dụng ở rất nhiều nước ở châu âu thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế ( OECD)

 Tầm quan trọng của trợ cấp môi trường trong quản lý môi trường :

Trợ cấp có thể tạo ra một sự khuyến khích đối với doanh nghiệp trong việc giảm bớt chất thải Song nó không kiềm chế được sự hoạt động của các doanh nghiệp ô nhiễm cao , cũng không khuyến khích sự thay đổi trong các quá trình sản xuất hoặctrong nguyên vật liệu đầu vào gây ô nhiễm

2 Trợ cấp môi trường

 Định nghĩa và mục đích của trợ cấp môi trường:

Chức năng chính của trợ cấp môi trường là giúp đỡ các ngành công – nông nghiệp

và các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trường trong điều kiện khi tình trạng ô nhiễm môi trường quá nặng nề hoặc khả năng tài chính của doanh nghiệp không chịu đựng được đối với việc xử lý ô nhiễm Trợ cấp cũng còn nhằm khuyến khích các cơ quan nghiên cứu và triển khai các công nghệ sản xuất có lợi cho môi trườnghoặc các công nghệ xử lý ô nhiễm

 Cách thức thực hiện trợ cấp môi trường :

Ở Việt Nam, chính sách trợ cấp về môi trường được thực hiện thông qua hình thức cho vay ưu đãi, ưu đãi thuế được quy định trong chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu Hiện nay, có nhiều ý kiến đề nghị xây dựng quy định

về cho phép khấu hao nhanh trong thuế thu nhập doanh nghiệp

3 Các loại trợ cấp môi trường

 Các khoản trợ cấp bao gồm các khoản tiền không hoàn lại , các khoản vay

ưu đãi với lãi suất thấp cho phép khấu hao nhanh , khuyến khích về thuế , để

Trang 12

khuyến khích những người gây ô nhiễm thay đổi hành vi hoặc giảm bớt chi phí trong việc giảm ô nhiễm Ví dụ : Chính phủ trợ cấp cho các doanh nghiệp chủ yếu giúp tài trợ cho việc mua các thiết bị để làm giảm ô nhiễm, hoặc để trợ cấp cho việc đào tạo cán bộ , ở một số nước người ta trợ cấp cho chính quyền địa phương tiến hành các chương trình nghiên cứu và triển khia công nghệ , hoặc để trợ giúp cho việc áp dụng những kỹ thuật mới mà luật pháp và các quy định yêu cầu Trợ cấp cũng được áp dụng để kiểm soát ô nhiễm , tái chế và tái sử dụng các loại phế thải , và để khôi phục nguồn lực

 Trợ cấp cho các dự án bảo vệ môi trường

 Trợ cấp cho việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo

 Trợ cấp cho việc giảm khí nhà kính

4 Hiệu quả và thách thức của trợ cấp môi trường

 Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng trợ cấp môi trường :

Chính sách trợ cấp sẽ là công cụ giúp đỡ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trường trong những điều kiện như: tình trạng ô nhiễm môi trường quá nặng nề hoặc khả năng tài chính của doanh nghiệp không chịu đựng được đối với việc bắt buộc phải xử lý ô nhiễm môi trường

 Các khó khăn và hạn chế trong việc trợ cấp môi trường :

Tuy nhiên, trợ cấp có thể gây ra sự không hiệu quả Các nhà sản xuất có thể đầu tư quá mức vào kiểm soát và xử lý ô nhiễm (làm giảm ô nhiễm nhiều hơn so với mức tối ưu cũng là không hiệu quả)

Trường hợp ngược lại, trợ cấp không được hạch toán toàn bộ vào chi phí giảm ô nhiễm mà một phần được dùng để hạ thấp chi phí sản xuất cá nhân, làm tăng lợi nhuận

Trợ cấp môi trường chỉ là biện pháp tạm thời, nếu vận dụng không thích hợp hoặc kéo dài sẽ dẫn đến phi hiệu quả kinh tế vì trợ cấp đi ngược với nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, nó tạo ra sự thay đổi số công ty (vào – ra tự do đối với ngành công nghiệp), thay đổi mức hoạt động của ngành công nghiệp mà mục đích giảm ô nhiễm lại không đạt được

5 Kết luận:

 Tầm quan trọng của trợ cấp môi trường trong việc thúc đẩy sự bền vững và bảo vệ môi trường:

Ngày đăng: 29/05/2024, 17:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w