1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận hãy sưu tầm một quyết định sơ thẩm của tòa án liên quan đến việc tuyên bố một cánhân bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

22 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hãy Sưu Tầm Một Quyết Định Sơ Thẩm Của Tòa Án Liên Quan Đến Việc Tuyên Bố Một Cá Nhân Bị Mất Năng Lực Hành Vi Dân Sự Hoặc Bị Hạn Chế Năng Lực Hành Vi Dân Sự
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân Sự Việt Nam
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 3,19 MB

Nội dung

Nhận thấy sự cần thiết của vấn đề, nhóm chúng em xin lựa chọn Quyết định số: 05/2022/QĐST-DS về việc yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự để làm rõ.II.. Về khả năng nhậ

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Hà Nội, tháng 6 năm 2022

BÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Nhóm 2

Trang 2

ĐÁNH GIÁ CỦAGIÁO VIÊN

ĐIỂMCHỮ

CHỮKÝ

Trang 3

Đề bài:

Hãy sưu tầm một quyết định sơ thẩm của tòa án liên quan đến việc tuyên bố một cánhân bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự màtheo quan điểm của nhóm quyết định đó là chưa phù hợp và giải quyết các yêu cầu:

1 Từ bản án, quyết định đã sưu tầm được, hãy tóm tắt nội dung vụ việc dướidạng tình huống dài tối đa 1 trang A4 (giãn dòng 1,5 cỡ chữ 14, không giãnđoạn, không giãn chữ)

2 Hãy chỉ ra những điểm chưa phù hợp trong quyết định hoặc bản án sơ thẩm

mà nhóm đã sưu tầm và giải thích vì sao nhóm lại cho rằng chưa phù hợp?

3 Hãy đưa ra quan điểm của nhóm về việc giải quyết vụ việc phù hợp với quyđịnh của pháp luật

4 Từ việc phân tích vụ án, nhóm hãy đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy địnhpháp luật hiện hành

Trang 4

MỤC LỤC

I Mở đầu 1

II Nội dung 1

1 Tóm tắt nội dung vụ việc dưới dạng tình huống 1

2 Những điểm chưa phù hợp với quy định của pháp luật trong Quyết định số 05/2022/QĐST-DS 2

3 Giải quyết vụ việc phù hợp với quy định của pháp luật 4

4 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật 7

III Kết luận 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

PHỤ LỤC 12

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

I Mở đầu

Cá nhân là chủ thể tham gia đầu tiên vào quan hệ xã hội và luật dân sự ra đời

để đáp ứng nhu cầu giao dịch giữa các cá nhân với nhau khi tham gia vào các quan

hệ xã hội Tuy nhiên, để tham gia vào các giao dịch ấy, cá nhân phải có đầy đủ tưcách chủ thể bao gồm năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự Nếunhư năng lực pháp luật dân sự có từ khi cá nhân được sinh ra, thì năng lực hành vidân sự hình thành bằng chính khả năng của cá nhân đó Trong thực tế, có nhiềutrường hợp bị “mất năng lực hành vi dân sự” Một người chỉ bị coi là mất năng lựchành vi dân sự nếu có sự tuyên bố của Tòa án, theo đó quyền và nghĩa vụ của họ bịảnh hưởng rất lớn trong quan hệ dân sự Bởi vậy, việc tuyên bố một người là mấtnăng lực hành vi dân sự yêu cầu sự thận trọng, chính xác để đảm bảo được cácquyền và nghĩa vụ của họ Nhận thấy sự cần thiết của vấn đề, nhóm chúng em xinlựa chọn Quyết định số: 05/2022/QĐST-DS về việc yêu cầu tuyên bố một ngườimất năng lực hành vi dân sự để làm rõ

II Nội dung

1 Tóm tắt nội dung vụ việc dưới dạng tình huống

Ngày 10 tháng 05 năm 2022, tại trụ sở Tòa án nhân dân thị xã Tân Uyên,tỉnh Bình Dương mở phiên họp sơ thẩm công khai giải quyết việc dân sự thụ lý số:02/2022/TLST-VDS ngày 29 tháng 3 năm 2022 về việc “Yêu cầu tuyên bố mộtngười mất năng lực hành vi dân sự” theo Quyết định mở phiên họp sơ thẩm giảiquyết việc dân sự số: 04/2022/QĐST-DS ngày 25 tháng 4 năm 2022 Tại đơn yêucầu và phiên họp, bà Lê Thị Kim L trình bày: Ông Lê Quốc T sinh năm 1978; địachỉ: Số 50/1, tổ 2, khu phố K, phường K, thị xã T, tỉnh B là con của ông Lê Ngọc

A, bà Võ Thị N và là em ruột của bà Lê Thị Kim L Năm ông T được 13 tuổi, ông

T xuất hiện triệu chứng của người bị bệnh tâm thần, không thể nhận thức và làmchủ được hành vi của mình Mọi sinh hoạt hàng ngày của ông T đều cần đến sự

Trang 6

giúp đỡ và hỗ trợ của các anh chị em trong gia đình Để thuận lợi trong các giaodịch dân sự, bà Lê Thị Kim L yêu cầu Tòa án tuyên bố ông Lê Quốc T bị mất nănglực hành vi dân sự Những người có quyền và nghĩa vụ liên quan có văn bản trìnhbày ý kiến thống nhất tình trạng của ông Lê Quốc T như bà Lê Thị Kim L trìnhbày, thống nhất yêu cầu Tòa án tuyên bố ông Lê Quốc T là người mất năng lựchành vi dân sự Tại Quyết định số: 05/2022/QĐST-DS ngày 10 tháng 5 năm 2022,Tòa án nhân dân thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương quyết định: Chấp nhận yêu cầugiải quyết dân sự của bà Lê Thị Kim L; tuyên bố ông Lê Quốc T, sinh năm 1978,địa chỉ: Số 50/1, tổ 2, khu phố K, phường K, thị xã T, tỉnh B bị mất năng lực hành

Giải thích:

Tại bản Kết luận giám định pháp y tâm thần số 181/KL-VPYTW ngày18/4/2022 của Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hòa kết luận: “Về y học:Hiện nay đương sự bị bệnh tâm thần phân liệt thể di chứng (F20.5 – ICD.10) Vềkhả năng nhận thức và điều khiển hành vi: Hiện nay đương sự mất khả năng nhậnthức và điều khiển hành vi”

Sau khi Tòa án tiến hành thụ lý giải quyết theo trình tự thủ tục và thẩmquyền, trong quá trình tố tụng Thẩm phán tuân thủ đúng theo quy định của Bộ luật

Tố tụng dân sự; người yêu cầu trong vụ việc đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ

Trang 7

theo quy định pháp luật Về nội dung: Đề nghị Thẩm phán căn cứ vào các Khoản 1Điều 27, Điểm a Khoản 2 Điều 35, Điểm a Khoản 2 Điều 39; các Điều 149, 361,

367, 370, 371, 372, 376 và 378 Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 22 Bộ luật Dân sựchấp nhận yêu cầu của bà Lê Thị Kim L, tuyên bố ông Lê Quốc T bị mất khả năngnhận thức và điều khiển hành vi

Quyết định đã được tuyên bố sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ cótrong hồ sơ việc dân sự được thẩm tra tại phiên họp; ý kiến của các đương sự vàđại diện Viện kiểm sát tại phiên họp Căn cứ theo Điều 22 của Bộ luật dân sự, Tòa

án tuyên bố ông Lê Quốc T, sinh năm 1978; địa chỉ: Số 50/1, tổ 2, khu phố K,phường K, thị xã T, tỉnh B bị mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi dân sự.Điều 22 Bộ luật Dân sự quy định về mất năng lực hành vi dân sự:

“1 Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

2 Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.”

Trong khi đó, F20.5 Tâm thần phân liệt thể di chứng là một thể của bệnhtâm thần Thể này là một giai đoạn mạn tính trong tiến triển của bệnh tâm thầnphân liệt Các triệu chứng dương tính ở giai đoạn toàn phát, gồm một hay nhiều

Trang 8

thời kỳ, thường mất đi hay mờ nhạt đi, không ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vicủa người bệnh nữa Những triệu chứng âm tính nổi bật: hoạt động kém, cảm xúccùn mòn, bị động trong cuộc sống, thiếu sáng kiến, ngôn ngữ nghèo nàn, kémchăm sóc bản thân và hoạt động xã hội, nhưng không có trạng thái mất trí 1

Trong khi đó, theo gia đình, năm ông T được 13 tuổi, ông T xuất hiện triệuchứng của người bị bệnh tâm thần, mọi sinh hoạt hàng ngày của ông T chỉ là cầnđến sự giúp đỡ và hỗ trợ của các anh chị em trong gia đình chứ không phải là hoàntoàn phụ thuộc vào người khác Hơn nữa, với kết quả giám định pháp y thì chứngbệnh của ông T là F20.5: ở triệu chứng dương tính, bệnh có khả năng mờ nhạt đi,không làm ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi người bệnh; còn ở triệu chứng âmtính không có trạng thái mất trí tức vẫn có khả năng nhận thức

Xét thấy tình trạng thực tế và kết quả giám định pháp y tâm thần của ông LêQuốc T không phù hợp với pháp luật về điều kiện yêu cầu tuyên bố một người bịmất năng lực nhận thức và điều khiển hành vi: “một người do bị bệnh tâm thầnhoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi” Do đó, Tòakhông thể tuyên là ông mất năng lực hành vi dân sự theo Điều 22 BLDS 2015

3 Giải quyết vụ việc phù hợp với quy định của pháp luật

Qua Quyết định Số 05/2022/QĐST-DS của Tòa án nhân dân thị xã TânUyên, tỉnh Bình Dương, nhóm chúng em đồng quan điểm với Tòa án trong việc:Giải quyết các thủ tục tố tụng theo đúng quy định pháp luật; áp dụng mức lệ phí sơthẩm chính xác Tuy nhiên, nhóm chúng em không đồng quan điểm với Tòa ántrong việc áp dụng pháp luật với nội dung chưa phù hợp với vụ việc Cụ thể:

Bộ luật dân sự hiện hành ghi nhận sự tồn tại của bốn chủ thể là cá nhân,pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác Đối với chủ thể là cá nhân có đặc thù là được

Theo PGS.TS Cao Tiến Đức, Những tiếp cận hiện thời về chuẩn đoán và điều trị tâm thần phân liệt, Bệnh viện

Trang 9

bộ luật dân sự ghi nhận có “năng lực hành vi dân sự” và năng lực này được hiểu làkhả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụdân sự trừ một số trường hợp đã được quy định tại Điều 22, 23, 24 Bộ luật dân sự.

Từ quy định của Khoản 1 Điều 22, chúng ta thấy một người chỉ bị tuyên bố mấtnăng lực hành vi dân sự khi thỏa mãn hai nhóm điều kiện về nội dung và tố tụng tưpháp

Theo nhận định của Tòa án nhân dân thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương:Căn cứ vào Điều 22 Bộ Luật Dân sự và điều 378 Bộ luật Tố tụng dân sự, yêu cầucủa bà Lê Thị Kim L là tuyên bố ông Lê Quốc T mất năng lực hành vi dân sự cócăn cứ chấp nhận Theo đó, Tòa án đã ra quyết định: Căn cứ Khoản 1 Điều 27,Điểm a Khoản 2 Điều 35, Điểm a Khoản 2 Điều 39; các Điều 149, 361, 367, 370,

371, 372, 376 và 378 Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 22 Bộ luật Dân sự; Khoản 1Điều 37 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy banThường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sửdụng án phí và lệ phí của Tòa án: Chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự của bà

Lê Thị Kim L; tuyên bố ông Lê Quốc T bị mất năng lực hành vi dân sự…Trên thực tế, với Kết luận giám định pháp y tâm thần số 181/KL- VPYTWngày 18/4/2022 của Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hòa kết luận: “Về yhọc: Hiện nay đương sự bị bệnh tâm thần phân liệt thể di chứng (F20.5 – ICD.10)”thì tình trạng thể chất và tinh thần của ông Lê Quốc T như đã phân tích ở trênthuộc trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 23 Bộ luật Dân sự về người có

khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: “Người thành niên do tình trạng thể

chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có

Trang 10

khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.” Theo đó, người có khó khăn trong nhận thức,

làm chủ hành vi là người gặp những khuyết tật nhất định về mặt thể chất hoặc cónhững vấn đề về mặt tinh thần tác động trực tiếp đến việc biểu đạt ý chí chính xáccủa họ ra bên ngoài Những người này không rơi vào tình trạng mất hoàn toàn khảnăng nhận thức, làm chủ hành vi nên không thể xếp họ vào nhóm chủ thể mất nănglực hành vi dân sự Với căn cứ trên, quan điểm của nhóm chúng em về việc giảiquyết vụ việc này phù hợp với quy định pháp luật: Trường hợp của ông Lê Quốc Tcần phải căn cứ vào Khoản 1 Điều 23 Bộ luật Dân sự để ra quyết định ông T thuộctrường hợp người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi chứ không phảingười mất năng lực hành vi dân sự theo Điều 22 Bộ luật Dân sự

4 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật

Điều 23 BLDS 2015 ra đời trong bối cảnh thực tiễn đòi hỏi việc bảo vệngười yếu thế khi mà bản thân người này có những khó khăn trong nhận thức dẫnđến thiếu minh mẫn khi tự mình thực hiện các giao dịch dân sự, nhưng về mặt yhọc, chưa thực sự rơi vào trường hợp mất hoàn toàn khả năng nhận thức, làm chủhành vi Theo quan điểm nhóm chúng em, khi đưa ra quyết định tuyên bố mộtngười có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cần thiết phải đảm bảo cácyếu tố:

Thứ nhất, cá nhân do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả

năng nhận thức và làm chủ hành vi Thế nào là không đủ khả năng nhận thức vàlàm chủ hành vi? Mức độ như thế nào thì được xem là không đủ Từ “không đủ”khác so với quy định “mất năng lực hành vi dân sự” “Mất” nghĩa là cá nhân đókhông còn khả năng nhận thức, làm chủ hành vi được nữa, “không đủ” được xem

là vẫn có khả năng nhận thức nhưng cấp độ không đầy đủ Như vậy, người có khókhăn trong nhận thức, làm chủ hành vi vẫn còn một phần khả năng nhận thức, làm

Trang 11

chủ hành vi của mình Thế nên, ranh giới phân biệt giữa quy định tại Điều 22 vàĐiều 23 BLDS năm 2015 được quyết định bởi yếu tố “không đủ” Tuy nhiên, thựctiễn vận dụng quy định này vẫn chưa thực sự hiệu quả khi giải quyết các yêu cầu

về vấn đề này Đồng thời các quy định về người đại diện, những người có quyền vànghĩa vụ liên quan cũng chưa được quy định rõ ràng Chưa có bất kỳ quy định nàođưa ra phạm vi đại diện cũng như về khả năng tự mình thực hiện giao dịch dân sựhay tham gia tố tụng khi tính “không đủ” mất năng lực hành vi dân sự tồn tại

Thứ hai, là quyền đưa ra các yêu cầu của người bị tuyên bố, trên cơ sở kết

luận giám định pháp y tâm thần Người yêu cầu có thể là chính người bị tuyên bố.Bởi lẽ, tuy không đủ khả năng nhận thức và làm chủ hành vi nhưng họ vẫn có phầnnào khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình Do đó, họ cũng có khả năngnhận thức, yêu cầu Tòa án để chỉ định người đại diện phù hợp với một phạm vi đạidiện rõ ràng

Thứ ba, là việc xác lập các cơ chế rõ ràng trong y khoa bởi việc tuyên bố của

Tòa án trong các vụ việc không chỉ trong dân sự mà trong các ngành luật khác nữacần căn cứ rất lớn vào kết quả giám định y khoa Việc đưa ra kết quả giám định cầnchi tiết hơn, về các giai đoạn, tiến trình của bệnh nhân để có căn cứ xác đáng nhấtcho Tòa án Đối với vụ việc dân sự nêu trên, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyềnhướng dẫn, có quy định cụ thể trong các trường hợp thế nào là người có tình trạngthể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưngchưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự

Quy định người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi lần đầu tiênđược ghi nhận trong BLDS năm 2015 và Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 Tuynhiên, quy định này vẫn còn khá mới mẻ nên vẫn còn một số vướng mắc và nhầmlẫn dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc tuyên bố một người có khó khăntrong nhận thức, làm chủ hành vi Điều này kéo theo những hệ quả nhất định trong

Trang 12

việc bảo vệ nhóm người này trong hoạt động tố tụng Vì vậy, nhóm chúng em xinđưa ra một số quan điểm:

Một là, cần có văn bản hướng dẫn giải thích chi tiết về điều kiện người có

khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi Cơ sở để Tòa án tuyên bố một ngườimất năng lực hành vi dân sự hay có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi đều

là kết quả giám định pháp y tâm thần Do đó, dẫn đến những lúng túng cho nhữngngười liên quan yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là thuộc trường hợp nào vàTòa án cho chấp nhận yêu cầu đó hay không Việc này dễ dẫn đến tuyên bố nhầm,tuyên bố một cách tùy nghi, phụ thuộc vào ý chí của người yêu cầu Vậy nên,những hướng dẫn, tiêu chí phân loại, đánh giá thế nào là “không đủ khả năng nhậnthức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự” là cầnthiết

Hai là, quy định về điều kiện của kết luận giám định pháp y tâm thần cũng

cần phải rõ ràng, cụ thể hơn Kết luận phải yêu cầu thể hiện đầy đủ nội dung vềnguyên nhân tình trạng thể chất, tình trạng tinh thần là gì, không đủ khả năng nhậnthức, làm chủ hành vi đến đâu, ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ trong quan hệpháp luật dân sự ra sao, nếu rơi vào trường hợp không bị mất hoàn toàn khả năngnhận thức, làm chủ hành vi thì người đó còn có thể nhận thức được trong phạm vinào,… để tạo cơ sở cho Tòa án trong việc ra quyết định tuyên bố một người có khókhăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, chỉ định người đại diện cho họ trong tốtụng và phạm vi đại diện của họ (nếu có)

Ba là, xây dựng một hệ thống quy định về phạm vi tham gia tố tụng, quy

trình tố tụng đặc biệt dành cho đối tượng là người có khó khăn trong nhận thức,làm chủ hành vi Nhận thấy, phạm vi quyền hạn của người giám hộ khi tham gia tốtụng đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị mấtnăng lực hành vi dân sự là không hoàn toàn giống nhau Điều này có thể dẫn đến

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w