tiểu luận những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vi dân sự và mất năng lực hành vi dân sự

24 1 0
tiểu luận những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vi dân sự và mất năng lực hành vi dân sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Năng lực hành vi dân sự cá nhân * Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vi dân sự và mất năng lực hành vi dân sự:Giống nhau: - Đều được quy định tại Bộ luật Dân s

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH Hoàng Ngọc Trâm Anh 2353801015007 Nguyễn Thị Trâm Anh 2353801015016

Trang 2

Họ và tên Mssv Phân công Đánh giá (%) Vũ Mỹ Dương 2353801015044 Trưởng nhóm, tổng hợp

thông tin, chỉnh sửa và trình bày nội dung, in tài liệu

100% Trương Thị Ánh Dương 2353801015043 Tìm kiếm thông tin, tham

gia thảo luận đóng góp ý kiến xây dựng bài

100% Lê Ngọc Mỹ Duyên 2353801015047 Tìm kiếm thông tin, tham

gia thảo luận đóng góp ý

Nguyễn Thị Cẩm Bằng 2353801015020 Tìm kiếm thông tin, tham gia thảo luận đóng góp ý

Nguyễn Ngọc Hồng Diễm 2353801015034 Tìm kiếm thông tin, tham gia thảo luận đóng góp ý

Huỳnh Tấn Đạt 2353801015033 Tổng hợp nội dung, thuyết trình, tham gia tìm

Nguyễn Mai Hà 2353801015055 Tìm kiếm thông tin, tham gia thảo luận đóng góp ý

Nguyễn Phương Anh 2353801015014 Tìm kiếm thông tin, tham gia thảo luận đóng góp ý

Võ Thị Phương Hoa 2353801015062 Tìm kiếm thông tin, tham gia thảo luận đóng góp ý

Hoàng Ngọc Trâm Anh 2353801015007 Tìm kiếm thông tin, tham gia thảo luận đóng góp ý

Nguyễn Thị Trâm Anh 2353801015016 Tìm kiếm thông tin, tham gia thảo luận đóng góp ý

Trang 3

Mục lục

I Năng lực hành vi dân sự cá nhân 5

* Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vi dân sự và mất năng lực hành vi dân sự: 5* Những điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi: 51 Về người mất năng lực hành vi dân sự: 6

a) Trong quyết định số 52, Toà án nhân dân tối cao đã xác định năng lực hành vi dân sự của ông Chảng như thế nào? 6b) Hướng của Toà án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên có thuyết phục không? Vì sao? 6c) Theo Toà án nhân dân tối cao, ai không thể là người giám hộ và ai mới có thể là người giám hộ của ông Chảng? Hướng của Toà án nhân dân tối cao như vậy có thuyết phục không, vì sao? 7d) Cho biết các quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ (nêu rõ cơ sở pháp lý ) 8e) Theo quy định và Toà án nhân dân tối cao trong vụ án trên, người giám hộ của ông Chảng có được tham gia vào việc chia di sản thừa kế (mà ông Chảng được hưởng) không? Vì sao? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Toà án nhân dân tối cao về vấn đề vừa nêu 92 Về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ nhận thức: 10a) Cho biết điều kiện để Tòa án có thể tuyên một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hànhvi? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 10b) Trong quyết định số 15, Toà án tuyên bà E có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 10d) Trong quyết định số 15, Toà án xác định bà A có quyền đối với tài sản của bà E (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) theo Điều 59 BLDS năm 2015 có thuyết phục không? Vì sao? 12

II Tư cách pháp nhân và hệ quả pháp lý: 13

1 Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân (nêu rõ từng điều kiện) 132 Trong Bản án số 1117, theo Bộ tài nguyên và môi trường, Cơ quan đại diện của Bộ tài nguyên và môi trường có tư cách pháp nhân không? Đoạn nào của Bản án có câu trả lời? 143 Trong Bản án số 1117, vì sao Tòa án xác định Cơ quan đại diện của Bộ tài nguyên và môi trường không có tư cách pháp nhân? 154 Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết trên của tòa án? 165 Pháp nhân và cá nhân có gì khác nhau về năng lực pháp luật dân sự? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời (nhất là trên cơ sở quy định của BLDS 2005 và BLDS 2015) 166 Giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp nhân có ràng buộc pháp nhân không? Nêu cơ sở pháp lý 17

Trang 4

7 Trong tình huống trên, hợp đồng ký kết với Công ty Nam Hà có ràng buộc Công ty Bắc Sơn không?

Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý 17

III Trách nhiệm dân sự của pháp nhân: 18

1 Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của các thành viên và trách nhiệm của các thành viên đối với nghĩa vụ của pháp nhân 18

2 Trong Bản án được bình luận, bà Hiền có là thành viên của Công ty Xuyên Á không? Vì sao? 18

3 Nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Công ty Xuyên Á hay của bà Hiền? Vì sao? 19

4 Làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của Công ty Ngọc Bích khi Công ty Xuyên Á đã bị giải thể ? 19

5 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa cấp sơ thẩm và Tòa cấp phúc thẩm liên quan đến nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích? 20

Trang 5

I Năng lực hành vi dân sự cá nhân

* Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vi dân sự và mất năng lực hành vi dân sự:

Giống nhau:

- Đều được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015: mất năng lực hành vi dân sự ở Điều 22 và hạn chế năng lực hành vi dân sự ở Điều 24.

- Một người chỉ bị coi là mất hay hạn chế năng lực hành vi dân sự khi có tuyên bố của Tòa án.

- Khi không còn căn cứ cho việc mất hay hạn chế năng lực hành vi dân sự, Tòa án phải ra quyết định tuyên bố hủy bỏ.

- Người bị tuyên bố mất hay hạn chế năng lực hành vi dân sự đều không được tự mình thực hiện các giao dịch dân sự mà phải do người đại diện hợp pháp thực hiện.

Yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần

Yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan

Giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện

Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.

Trang 6

* Những điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi:

Tiêu chí Người bị hạn chế năng lực

Yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan

Yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần

Giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.

Không có

Người đại diện

Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện

Tòa án chỉ chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ

* Tóm tắt quyết định số 52/2020/DS-GĐT ngày 11/9/2020 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; quyết định số 15/2020/QĐST-DS của Tòa án nhân dân Quận S, TP Đà Nẵng:

- Nguyên đơn: ông Lê Văn Tiếu - Bị đơn: ông Lê Văn Chỉnh

- Nội dung: Ông Lê Văn Tiếu khởi kiện ông Lê Văn Chỉnh về việc phân chia thừa kế và chia tài sản thuộc sở hữu chung Tài sản có được từ thời các cụ cố và khi mất thì họ không để lại di chúc Ông Chảng là một trong những người có quyền và nghĩa vụ liên quan chủ yếu, tuy nhiên ông là người không đủ năng lực hành vi lập di chúc và có tỉ lệ mất khả năng lao động là đến tận 91% Ông Lê Văn Chảng có 2 người vợ,1 người vợ hợp

Trang 7

pháp là bà Nguyễn Thị Chung và một người vợ không hợp pháp là bà Nguyễn Thị Bích và tự cho mình là người giám hộ của ông Bà Chung là người vợ hợp pháp nhưng lại không được tòa xác định là người đại diện hợp pháp nên không có quyền kháng cáo

- Hướng giải quyết của tòa là bỏ Bản án sơ thẩm và phúc thẩm trước đó và quyết định giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục sơ thẩm theo đúng quy định của pháp luật.

1 Về người mất năng lực hành vi dân sự:

a) Trong quyết định số 52, Toà án nhân dân tối cao đã xác định năng lực hành vi dân sự của ông Chảng như thế nào?

Trong quyết định số 52, tại “ Biên bản giám định khả năng lao động” số 84/G ĐYK-KNL Đ ngày 18/12/2007, Hội đồng giám định y khoa trung ương- Bộ Y tế đã xác định ông Chảng: “ Không tự đi lại được Tiếp xúc khó, thất vận ngôn nặng, liệt hoàn toàn ½ người phải Rối loạn cơ tròn kiểu trung ương, tai biến mạch máu não lần 2 Tâm thần: Sa sút trí tuệ Hiện tại không đủ năng lực hành vi lập di chúc Được xác định tỷ lệ mất khả năng lao động do bệnh tật là: 91% ”

- Về tình trạng thể chất : ông Chảng không thể tự đi lại được, tiếp xúc khó, thất vận ngôn nặng, liệt hoàn toàn ½ người phải, rối loạn cơ tròn kiểu trung ương, tai biến mạch máu não lần 2

- Về tình trạng tâm thần : bị sa sút trì trệ, hiện tại không có khả năng lập di chúc Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm đã căn cứ vào “Biên bản giám định khả năng lao động” nêu trên và “Giấy chứng nhận kết hôn – Đăng ký lại” ngày 15/10/2001 do bà Bích xuất trình để xác định bà Bích là vợ ông Chảng, đồng thời là người giám hộ của ông Chảng là không đúng theo quy định tại khoản 1 Điều 22, Điều 58, Điều 62 Bộ luật dân sự năm 2005 Vì vậy, Tòa án không đưa ra quyết định tuyên bố ông Chảng là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

b) Hướng của Toà án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên có thuyết phục không? Vì sao?

Hướng của Tòa án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên thuyết phục

Vì căn cứ theo khoản 1 Điều 22 BLDS 2015: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Trang 8

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.’’

Trong tình huống này, vì chỉ có “Biên bản giám định khả năng lao động” của Hội đồng giám định nhưng lại không có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cụ thể ở đây là bà Chung (vợ hợp pháp của ông Chảng), nên Toà án sơ thẩm không đủ điều kiện ra quyết định tuyên bố ông Chảng là người mất năng lực hành vi dân sự

Sai sót khi chia tài sản cho ông Chỉnh và ông Chảng vậy nên đã gây thiệt hại cho ông Chỉnh về vấn đề chia tài sản Việc xác định không đúng người đại diện hợp pháp của ông Chảng đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của ông Chảng trong vụ chia tài sản chung và chia thừa kế Bà Chung là vợ hợp pháp của ông Chảng nhưng Tòa án sơ thẩm không xác định bà Chung là vợ hợp pháp của ông nên không xem xét công sức đóng góp của bà Chung trong việc trông nom, bảo quản nhà đất là không đảm bảo quyền lợi của bà Chung Tòa án phúc thẩm nhận định công sức đóng góp của bà Chung có thể được giải quyết bằng một vụ án khác trong phạm vi giá trị tài sản mà ông Chảng được sở hữu và được chia thừa kế là không giải quyết triệt để vụ án Vậy nên, các quyết định được đưa ra là hoàn toàn thuyết phục.

c) Theo Toà án nhân dân tối cao, ai không thể là người giám hộ và ai mới có thể là người giám hộ của ông Chảng? Hướng của Toà án nhân dân tối cao như vậy có thuyết phục không, vì sao?

Theo Toà án nhân dân tối cao, bà Bích không thể là người giám hộ hợp pháp của ông Chảng và bà Chung mới là người giám hộ hợp pháp của ông Chảng.

Hướng giải quyết này của tòa án là thuyết phục vì xét theo quy định tại khoản 1, Điều 22, Điều 58, Điều 62 Bộ luật dân sự 2015 và căn cứ theo công văn số 31/UBND-TP ngày 08/03/2019 xác nhận:’’ không có trường hợp đăng ký kết hôn nào có tên ông Lê Văn Chảng và bà Nguyễn Thị Bích” – đây là một tình tiết mới và quan trọng nhưng lại không có trong bản án sơ thẩm và phúc thẩm Vì thế, tại thời điểm giải quyết vụ án, bà Bích không là bà vợ hợp pháp của ông Chảng vậy nên không có đủ điều kiện để làm người giám hộ hợp pháp của ông Chảng theo quy định của BLDS 2015 Ông Chỉnh ( anh của ông Chảng) đã xác nhận bà Chung và ông Chảng có chung sống với nhau và thực hiện tốt bổn phận làm dâu, làm vợ Ngoài ra, tài liệu có trong hồ sơ vụ án thể hiện bà Chung chung sống với ông Chảng từ năm 1975, có tổ chức đám cưới và có con chung Do đó, có căn cứ xác định bà Chung và ông Chảng chung sống với nhau như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987, trường hợp này bà Chung và ông Chảng được công nhận là vợ chồng hợp pháp theo quy định tại điểm a mục 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình Tòa án cấp sơ thẩm xác định bà Bích là vợ hợp pháp của ông Chảng, từ đó cử bà Bích làm người giám hộ cho

Trang 9

ông Chảng là không đúng Tòa án nhân dân tối cao đã ra quyết định đúng đắn vì theo quy định bà Chung là vợ hợp pháp của ông Chung và có công sức đóng góp trong việc trông nom, bảo quản nhà đất nên có quyền sở hữu và được chia thừa kế của ông Chảng Quyết định này đã đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của những người liên quan và giải quyết triệt để vụ án.

d) Cho biết các quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ (nêu rõ cơ sở pháp lý ).

- Căn cứ theo khoản 3 điều 55 BLDS 2015 đã quy định nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ 15 tuổi: "Quản lý tài sản của người được giám hộ".

- Tại khoản 2 Điều 56 BLDS 2015 đã quy định nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: "Quản lý tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".

- Tại khoản 3 điều 57 BLDS 2015 quy định nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: "Quản lý tài sản của người được giám hộ".

- Theo mục a, mục b khoản 1 Điều 58 BLDS 2015 đã quy định quyền của người giám hộ đối với tài sản như sau:

"Đối với người giám hộ của người thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây:

a) Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chỉ dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ

b) Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý của người được giám hộ"

- Căn cứ theo Điều 59 BLDS 2015 đã quy định quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với quản lý tài sản của người được giám hộ như sau:

1 Người giám hộ của người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ

Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đòng ý của người giám sát việc giám hộ.

Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến

Trang 10

tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

2 Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều này.

e) Theo quy định và Toà án nhân dân tối cao trong vụ án trên, người giám hộ của ông Chảng có được tham gia vào việc chia di sản thừa kế (mà ông Chảng được hưởng)

không? Vì sao? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Toà án nhân dân tối cao về vấn đề vừa nêu.

-Theo quy định của Tòa án nhân dân tối cao, người giám hộ hợp pháp (đồng thời là vợ hợp pháp) của ông Lê Văn Chảng là bà Nguyễn Thị Chung (mất năm 2010) được tham gia vào công việc chia di sản kế kế mà ông Chảng được hưởng bởi vì:

Bà Chung là vợ hợp pháp của ông Chảng theo quyết định của Tòa án cấp Phúc thẩm (vì thế, theo điểm a khoản 1 điều 651 BLDS 2015 đã quy định người kế hoạch: “Hàng kế kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;” Tuy nhiên do bà Chung đã qua đời nên thừa kế đã được trao lại cho người thừa kế là bà Lê Thị Bích Thuỷ (con của bà Chung và ông Chảng).

Bà Chung có đóng góp công sức vào việc trông nom, bảo quản nhà đất, bảo vệ lợi ích của ông Chảng và bà Chung Ông Chỉnh (anh trai ruột của ông Chảng) cũng xác nhận bà Chung và ông Chảng có chung sống với nhau, bà Chung thực hiện tốt bổn phận làm dâu, làm vợ.

-Theo nhóm em, hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao là hợp lý vì vẫn còn rất nhiều khuất tất trong vụ án, cần phải đưa vụ án ra Tòa án nhân dân TP Hà Nội xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm đúng quy định của pháp luật.

Vì tại bản án phúc thẩm số 07/2009/DSPT ngày 14/1/2009, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đã khẳng định, việc ông Lê Văn Chảng kết hôn với bà Nguyễn Thị Bích ngày 15/10/2001 là vi phạm điều cấm của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, vì giữa ông Chảng và bà Chung chưa ly hôn Giữa bà Chung và bà Bích chưa thực hiện khởi kiện tại Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật, nhưng trong quá trình giải quyết việc thừa kế này, Tòa án cấp sơ thẩm kết luận bà Chung không phải là vợ chính thức của ông Chảng Từ việc xác định không đúng người đại diện hợp pháp của ông Chảng, đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của ông Chảng và bà Chung, trong vụ án chia tài sản chung và chia thừa kế.

Trang 11

2 Về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ nhận thức:

a) Cho biết điều kiện để Tòa án có thể tuyên một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Theo khoản 1 Điều 23 Bộ luật dân sự 2015 định nghĩa về người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, cụ thể như sau: “Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ” Như vậy, quyết định của Tòa án là căn cứ, cơ sở để xác định một người có phải là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, để Tòa án có thể tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, cần có những điều kiện sau:

- Điều kiện về chủ thể: Người được đề nghị tuyên bố là người từ đủ 18 tuổi trở lên Người này do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự.

- Điều kiện về yêu cầu: Có quyết định của Tòa án (Tòa án ra quyết định tuyên bố khi: Có đơn yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan).

- Điều kiện về kết luận giám định pháp y tâm thần: Có kết luận giám định pháp y tâm thần xác định người này không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự.

Quy trình tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: - Yêu cầu: Người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan gửi yêu cầu đến Tòa án.

- Giám định pháp y tâm thần: Tòa án ra quyết định cử người giám định pháp y tâm thần để đánh giá khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của người được đề nghị tuyên bố - Xét xử: Tòa án căn cứ vào yêu cầu, kết luận giám định pháp y tâm thần và các tài liệu, chứng cứ liên quan để đưa ra quyết định tuyên bố người này có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hay không.

b) Trong quyết định số 15, Toà án tuyên bà E có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Trong quyết định số 15, Tòa án tuyên bà E có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi có thuyết phục.

Trang 12

- Căn cứ khoản 1 Điều 23 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ”

- Căn cứ quyết định số 15/2020/QĐST-DS của Tòa án nhân dân Quận S, TP Đà Nẵng:

+ Phần nội dung việc dân sự có viết: Khoảng 01 năm trờ lại đây, bà E bắt đầu có biểu hiện lúc nhớ lúc quên, thỉnh thoảng để quên đồ vật, tiền bạc Tuy đã đi khám ở Bệnh viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Đà Nẵng từ ngày 19/7/2020 đến ngày 20/7/2020 nhưng bệnh hông thuyên giảm nhưng bà E có thể tự mặc quần áo, tắm rửa được nhưng hơi chậm, còn đi chợ và làm được một số công việc đơn giản trong gia đình.

+ Phần nhận định của Toà án đã căn cứ vào Kết luận giám định pháp y tâm thần số: 1032/KLGĐTC ngày 08/12/2020 của Trung Tâm pháp y tâm thần khu vực Miền Trung đối với trường hợp bà Nguyễn Thị E thì tại thời điểm hiện tại kết luận về y học: Mất trí không biệt định (F03).

c) Trong quyết định số 15, Toà án xác định bà A là người giám hộ cho bà E (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Trong quyết định số 15, Toà án xác định bà A là người giám hộ cho bà E (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) có thuyết phục.

- Căn cứ khoản 1 Điều 23 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ”.

- Căn cứ khoản 2 Điều 46 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu”.

- Căn cứ khoản 1 Điều 48 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật này được làm người giám hộ”.

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:02

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan