BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG ------ PHẠM MINH HẰNG Mã sinh viên: A33436 KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH PHÒNG NGỪA BỆNH COVID - 1
TỔNG QUAN
Khái niệm bệnh COVID-19
COVID - 19 (viết tắt là nCoV) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nhóm A, gây dịch và đại dịch Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng, từ không có triệu chứng, triệu chứng tương tự như cảm lạnh thông thường đến một số trường hợp có bệnh lý viêm phổi nặng, dễ gây tử vong Hiện nay đại dịch COVID - 19 đang là vấn đề y tế cấp bách trên toàn thế giới [3].
Đặc điểm dịch tễ học của đại dịch COVID -19
1.2.1 Bối cảnh xuất hiện đại dịch COVID - 19 trên thế giới Đại dịch COVID - 19 bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019 với ca bệnh nghi ngờ được báo cáo lần đầu tiên vào ngày 31/12/2019 [20] Sau đó, dịch nhanh chóng lan ra ở một số nước khác trên thế giới như Việt Nam, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ, Nhật… Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là tâm dịch với hàng ngàn ca mới mỗi ngày Khoảng gần 2 tháng sau theo báo cáo hàng ngày của WHO, dịch COVID - 19 đã ghi nhận gần 80.000 trường hợp mắc bệnh và gần 3000 trường hợp tử vong ở Trung Quốc [3] Đầu năm 2020, WHO đã cảnh báo dịch COVID - 19 ở tình trạng khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế (PHEIC) do tính chất dịch đã hội tủ đầy đủ các tiêu chí dịch ở giai đoạn 6 Sau một tháng, WHO đã nâng mức cảnh báo lây nhiễm toàn cầu đối với dịch COVID - 19 lên mức
"rất cao" sau khi ghi nhận dịch bệnh tại gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới với gần 84.000 ca bệnh Đến ngày 11/03/2020, WHO chính thức tuyên bố dịch bệnh hô hấp cấp do virus Corona chủng mới gây ra (COVID - 19) là đại dịch toàn cầu [10], [15]
1.2.2 Bối cảnh xuất hiện đại dịch COVID - 19 tại Việt Nam
Ngay khi trường hợp đầu tiên nhiễm COVID - 19 được phát hiện trong nước vào đầu tháng 03/2020, Việt Nam đã kiên trì thực hiện chiến lược ngăn chặn, phát hiện, truy vết, khoanh vùng, cách ly và dập dịch để có thể hạn chế thấp nhất nguy cơ đại dịch lây lan ra cộng đồng Bộ Y tế tận dụng tối đa thời gian “vàng” khi thực hiện giãn cách xã hội để tăng tốc làm sạch các ổ dịch nhanh nhất có thể [25] Những
Thư viện ĐH Thăng Long
4 thành công của Việt Nam trong kiểm soát dịch bệnh đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao Với tốc độ lây lan rất nhanh của biến chủng Delta, mỗi ngày cả nước có hơn chục nghìn ca mắc mới và hàng nghìn người phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch Hàng loạt khó khăn, thách thức đặt ra trong công tác chống dịch như việc tổ chức tiêm vắc-xin tại không ít địa phương còn chậm, người di cư trở về từ các vùng có dịch với số lượng lớn, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng trong khi việc quản lý, kiểm soát dịch bệnh chưa thực hiện nghiêm [9]
1.2.3 Bối cảnh dịch COVID - 19 tại các bệnh viện Đại dịch COVID - 19 đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống y tế tại Việt Nam Đặc biệt, Bệnh viện Bạch Mai đã trải qua 14 ngày cách ly toàn bộ bệnh viện do xuất hiện ca COVID - 19 phát hiện từ 02 điều dưỡng Trong thời gian này bệnh viện tạm dừng tiếp đón bệnh nhân trừ các trường hợp bất khả kháng đề nghị phải liên hệ trước Bệnh viện hoạt động trong trạng thái cách ly, huy động các y bác sĩ vừa điều trị vừa chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân, không để người nhà vào buồng bệnh chăm sóc trực tiếp, tránh nguy cơ lây nhiễm chéo giữa bệnh nhân và người nhà [19]
Bên cạnh đó, tháng 09/2021 tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức xuất hiện ca COVID - 19 từ bệnh nhân nam điều trị tại Khoa Ung Bướu Bệnh viện đã tạm thời phong tỏa nhà D lấy mẫu toàn bộ người nhà, người bệnh, nhân viên y tế trong tòa với số lượng khoảng 1400 người Dỡ bỏ phong tỏa Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức sau 14 ngày phòng, chống dịch COVID – 19 [19].
Đặc điểm của bệnh COVID-19
Virus Corona 2019 là beta coronavirus cùng nhóm với SARS-CoV phân họ Coronavirinae trong họ Coronaviridae, của bộ Nidovirales Coronavirus là virus có hệ gen ARN dương sợi đơn kèm nucleocapsid đối xứng xoắn ốc Virus có hình cầu với đường kính khoảng 125nm Đặc điểm nổi bật nhất của coronavirus các protein bề mặt lồi ra thành các gai Cấu trúc: Các hạt Coronavirus chứa bốn protein cấu trúc chính: protein spike (S), màng (M), vỏ (E), nucleocapsid [3]
Virus có trong đường hô hấp khoảng 96h và cần 6 ngày để phân lập và nuôi cấy trong tế bào dòng Vero E6 và Huh-7 [3]
Nguồn bệnh ban đầu của COVID - 19 vẫn chưa được biết Các ca bệnh đầu tiên đều có liên quan tới một chợ hải sản ở Vũ Hán, Trung Quốc - nơi buôn bán động vật sống Điều này gợi ý ổ chứa từ động vật có thể lây truyền virus từ động vật sang người Các xét nghiệm môi trường thu được từ chợ hải sản này đã được phát hiện dương tính với COVID - 19 nhưng chưa phát hiện được loài động vật là nguồn lây [3] Một số tác giả cho rằng dơi là nguồn bệnh vì tương đồng của COVID - 19 với chủng coronavirus phân lập từ dơi là 96% [3], [28], [31]
1.3.3 Đường lây của virus SARS-CoV-2
SARS-CoV-2 có thể lây truyền qua các con đường như [3], [10]:
− Từ người sang người: là đường lây chủ yếu
+ Giữa những người tiếp xúc gần gũi với nhau (trong khoảng 2m)
+ Thông qua các giọt hô hấp được tạo ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi Những giọt này có thể rơi vào miệng hoặc mũi của người ở gần hoặc có thể trực tiếp hít vào phổi
+ Virus rất dễ lây truyền ở người và gây ra các vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là ở người cao tuổi và những người mắc các bệnh mãn tính tiềm ẩn [29]
− Tiếp xúc với các bề mặt hoặc đồ vật bị nhiễm mầm bệnh: Có thể nhiễm COVID
- 19 bằng cách chạm vào bề mặt hoặc đồ vật có virus và sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt Tuy nhiên đây không phải là đường lây chính của virus
− Ngoài ra một số tác giả đưa ra con đường lây truyền qua phân [29] Đối với hầu hết các loại virus đường hô hấp, dễ lây nhất trong giai đoạn bệnh nhân có triệu chứng nặng nhất Tuy nhiên, COVID - 19 có hiện tượng lây nhiễm từ bệnh nhân bị nhiễm bệnh không có triệu chứng với người tiếp xúc gần
Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính, tình trạng nặng hay gặp hơn ở người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính đặc biệt có mắc bệnh tim mạch Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao là [3]:
− Sinh sống tại khu vực có dịch lưu hành
− Thành viên gia đình hoặc những người có tiếp xúc gần với người bệnh
− Nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc điều trị cho bệnh nhân hoặc nhân viên xét nghiệm nuôi cấy, nghiên cứu COVID-19
− Du lịch qua vùng dịch lưu hành
Thư viện ĐH Thăng Long
Virus xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc đường hô hấp, tiếp xúc Bước đầu các protein S của virus gắn với thụ thể ACE2 trên bề mặt tế bào biểu mô giúp chúng xâm nhập vào cơ thể vật chủ Do thụ thể ACE2 có mặt ở nhiều loại tế bào: phế nang, thận, ruột,… nên virus còn có thể gây tổn thương nhiều tạng khác Xâm nhập vào các đại thực bào và bạch cầu đơn nhân, kích thích lympho bào giải phóng các cytokin và chemokine khởi phát quá trình viêm và gây tổn thương các phủ tạng Ngoài ra, còn có sự gia tăng của chemotatic protein – 1 (MCP - 1) và interferon - gamma - cảm ứng protein - 10 (IP - 10) làm ức chế tăng sinh của các tế bào dòng tủy, dẫn đến giảm bạch cầu [3]
Thời gian ủ bệnh từ 2 - 14 ngày, trung bình từ 5 - 7 ngày, chủng Delta có thời gian ủ bệnh ngắn hơn [18].
Triệu chứng lâm sàng
Khởi phát: Triệu chứng hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ Một số trường hợp đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy [16], [17] Diễn biến: Hầu hết người bệnh (khoảng hơn 80%) chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng 1 tuần Tuy nhiên một số trường hợp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào [16], [17]
Khoảng gần 14% số bệnh nhân diễn biến nặng, thời gian trung bình từ khi có triệu chứng ban đầu tới khi diễn biến nặng thường khoảng 7- 8 ngày Các biểu hiện nặng bao gồm: viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện…Trong đó khoảng 5% cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biểu hiện hô hấp cấp (thở nhanh, khó thở, tím tái,…), hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), sốc nhiễm trùng, suy chức năng các cơ quan bao gồm tổn thương thận và tổn thương cơ tim, dẫn đến tử vong Tử vong xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính kèm theo Ở người lớn, các yếu tố tiên lượng tăng nguy cơ tử vong là tuổi cao, điểm suy đa tạng SOFA cao khi nhập viện và nồng độ D-dimer > 1 μg/L [17] Thời kỳ hồi phục: Sau giai đoạn toàn phát 7-10 ngày, nếu không có ARDS bệnh nhân sẽ hết sốt các dấu hiệu lâm sàng dần trở lại bình thường và khỏi bệnh [16], [17]
Tử vong xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mãn tính kèm theo [3]
Hình 1.1 Một số triệu chứng nhiễm COVID-19
Hậu quả, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19
Đại dịch COVID - 19 đã gây ra những tổn thất to lớn về mọi mặt trên toàn thế giới và đặt ra những thách thức đặc biệt đối với sức khỏe con người, hệ thống y tế, kinh tế và giáo dục
Những tổn thương về tâm lý, về tinh thần mà dịch bệnh gây ra cho con người là những tác động ngầm gây ảnh hưởng đến tư duy và nhận thức của nhiều bộ phận xã hội Đại dịch COVID - 19 đã phá vỡ thói quen sinh hoạt, làm việc, học tập, vui chơi, thư giãn, tận hưởng cuộc sống của người dân Để kiềm chế sự bùng phát, lây lan của dịch bệnh, phải thực hiện giãn cách xã hội, cách ly, phong tỏa….Sự mệt mỏi, lo lắng, bất an khi chứng kiến dịch bệnh kéo dài Nỗi buồn, lo đối với những người mất người thân do dịch bệnh Sự chán chường của những người bị mất việc làm, mất thu nhập, bị phá sản do dịch bệnh Đã nhiều nước trên thế giới có những khảo sát, nghiên cứu ảnh hưởng của đại dịch đến tổn thương tâm lý và sức khỏe tinh thần Một đánh giá tổng quan tài liệu về tác động tiêu cực của đại dịch COVID - 19 đến sức khỏe tinh thần ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Tây Ban Nha, Ý, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Nepal, Đan Mạch, Hoa Kỳ của tác giả Xiong và cộng sự (2020) cho thấy tỷ lệ dân số có các triệu chứng tâm lý tương đối cao tuy dao động tùy theo các quốc gia Cụ thể như lo âu (từ 6,33% đến 50,9%), trầm cảm (từ 14,6% đến 48,3%), rối loạn cảm xúc (từ 7% đến 53,8%), đau khổ (từ 34,43% đến 38%), và căng thẳng (từ 8,1% đến 81,9%) [9] Một trong số rất ít các nghiên cứu về tác động tâm lý liên quan đến dịch bệnh COVID- 19 ở Việt Nam do Lê Thị Thanh Xuân và đồng nghiệp
Thư viện ĐH Thăng Long
(2020) thực hiện vào tháng 4/2020 khi dịch bệnh lần đầu tiên bùng phát Nghiên cứu nhằm đo lường tác động tâm lý của COVID - 19 đối với các nhóm dân cư và các yếu tố ảnh hưởng Kết quả cho thấy trong tổng số 1.423 người tham gia khảo sát, có 233 người (16,4%) bị tổn thương tâm lý ở cấp độ thấp; 76 người (5,3%) ở cấp độ trung bình và 77 người (5,4%) ở cấp độ cao [9] Có thể thấy, COVID - 19 đã tác động đến những nhu cầu cơ bản của con người để đạt được một cuộc sống chất lượng bao gồm nhu cầu an toàn về sức khỏe, nhu cầu giao lưu xã hội, nhu cầu sinh hoạt cộng đồng Sự thiếu hụt những nhu cầu này có tác động tiêu cực sâu sắc đến tâm lý, tình cảm, suy nghĩ, lối sống của con người Đại dịch COVID - 19 đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hầu hết các hệ thống y tế trên toàn cầu Tính đến ngày 10 tháng 03 năm 2022, dữ liệu từ WHO trên thế giới ghi nhận 448.313.293 ca mắc COVID - 19, trong đó 6.011.482 ca tử vong
[30] Tại Việt Nam, theo thông tin từ trang web chính thức của Bộ Y Tế, số ca mắc COVD - 19 tính đến ngày 10 tháng 03 năm 2022 là 4.776.873 ca và tử vong 40.977 ca [30] Đến thời điểm hiện tại, hệ thống y tế vẫn phải đang nỗ lực rất nhiều bởi dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm, biến thể Omicron vừa xuất hiện, các nhà khoa học đến nay vẫn chưa thể đưa ra những kết luận chính xác về biến thể này Khi đại dịch COVID – 19 bùng phát, các bệnh viện phải đối phó với thực trạng luôn trong nguy cơ tiếp nhận và điều trị cho những bệnh nhân đã tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 có diễn biến nặng Để giảm thiểu phơi nhiễm và tối đa hóa năng lực của lực lượng y tế, nhiều bệnh viện đã hoãn các thủ thuật và phẫu thuật theo chương trình, các dịch vụ không thiết yếu Sự sụt giảm khối lượng các dịch vụ bệnh viện trong những tháng đầu tiên của đại dịch là đáng kể, như ở Ý cho thấy số lượt khám tại khoa cấp cứu Nhi giảm 73 - 83%, trong khi ở Tây Ban Nha thủ thuật chẩn đoán tim mạch giảm 56% và can thiệp tim mạch giảm 81% [22] Đặc biệt, các quốc gia sau đây có những thay đổi rõ rệt đối với các hoạt động cung ứng dịch vụ tại các bệnh viện: (1) Tại Hà Lan và Đức, tạo ra danh sách các thủ thuật/phẫu thuật ưu tiên,
(2) Tại Anh, tạo ra các buồng bệnh có màu đỏ, vàng, xanh tương ứng tình trạng xác định, chờ hay không bị mắc COVID-19, (3) Tại Pháp, triển khai chi trả BHYT cho hoạt động khám, chữa bệnh cho đến tháng 12/2020, (4) Tại Tây Ban Nha và Ý, bố trí những toà nhà và khoa phòng tách biệt để chuyên tiếp nhận và điều trị bệnh nhân COVID - 19 [22]
Một số biện pháp phòng chống lây nhiễm COVID - 19
COVID - 19 chủ yếu lây truyền từ người sang người hoặc tiếp xúc với bề mặt, đồ vật bị nhiễm bệnh Để chủ động phòng chống dịch COVID - 19, Bộ Y tế đã ra thông điệp khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm túc quy tắc 5K bao gồm “Khẩu trang - Khử khuẩn
- Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế” Cụ thể là:
1 Khẩu trang: Đeo khẩu trang thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly
2 Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…) Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng
3 Khoảng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác
4 Không tụ tập đông người
5 Khai báo y tế: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vn để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID - 19
Hình 1.2 Thông điệp 5K của Bộ Y Tế
Thư viện ĐH Thăng Long
Một số nghiên cứu liên quan đến kiến thức, thực hành sinh viên y khoa đối với dịch COVID - 19
1.7.1 Nghiên cứu trên thế giới
Theo nghiên cứu của Emara, H.E và cộng sự (2020) trên tổng số 5340 sinh viên y khoa (từ năm học thứ nhất đến năm thứ sáu) được đánh giá bằng bảng câu hỏi trực tuyến với mục tiêu là “Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành phòng ngừa liên quan đến bệnh coronavirus 2019 (COVID-19) của các sinh viên y khoa Ai Cập” Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trả lời đúng của toàn bộ câu hỏi kiến thức là 74,3% Trong đó có 98,6% sinh viên có kiến thức về lây nhiễm vi rút COVID - 19 qua giọt bắn từ người bệnh; dự phòng lây nhiễm COVID - 19 yêu cầu tránh đến những nơi quá đông đúc và tránh sử dụng các phương tiện giao thông công cộng là 97,5% Đa số những người tham gia có nhận thức về các triệu chứng lâm sàng chính của COVID
- 19 là 76,6% Chỉ 47,2% người tham gia trả lời đúng khi được hỏi liệu ăn hoặc tiếp xúc với động vật hoang dã có thể bị nhiễm COVID - 19 hay không Trong số những người tham gia có 11,8% cho rằng trẻ em và thanh niên không cần thiết phải tuân theo các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy kết quả thực hành phòng ngừa của sinh viên, cụ thể 76,8% sinh viên đã không đến bất kỳ địa điểm đông đúc nào gần đây Đa số người tham gia cho biết họ muốn đeo khẩu trang bất cứ khi nào ở nơi công cộng là 56,7% Phần lớn những người tham gia cho biết họ đã dọn dẹp nhà cửa bằng chất khử trùng [23]
Nghiên cứu của Khasawneh AI và cộng sự (2020) đã tiến hành nghiên cứu khảo sát trực tuyến với chủ đề “Đánh giá kiến thức, thái độ, nhận thức và các biện pháp phòng ngừa đối với COVID – 19 của một số sinh viên y khoa ở Jordan” Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ ngày 16/03/2020 đến ngày 19/03/2020 trên 1.404 sinh viên y khoa ở Jordan Kết quả chỉ ra có 42,5% sinh viên cho rằng động vật có thể là nguồn lây truyền bệnh Một nửa số sinh viên cho rằng virus có thể lây truyền qua thực phẩm bị ô nhiễm (53,3%), chỉ có 38,6% cho rằng đường phân - miệng không có khả năng là nguồn lây truyền Virus có khả năng lây truyền qua các tương tác vật lý trực tiếp như bắt tay (93,7%), hôn (94,7%), tiếp xúc da (73,8%) hoặc tiếp xúc với bề mặt bị ô nhiễm (97,4%) Ngoài ra kết quả thực hành phòng ngừa thực hành của sinh viên cũng cho thấy trên 80% sinh viên rửa tay
11 thường xuyên, chú ý hơn đến vệ sinh cá nhân và ở nhà được học sinh áp dụng nhiều nhất để bảo vệ bản thân không bị nhiễm bệnh Hơn 70% sinh viên đã tránh tham gia các buổi tụ tập công cộng và sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đi lại Đáng ngạc nhiên là chỉ có 9,7% học sinh cho rằng đeo khẩu trang là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa nhiễm coronavirus [21]
Nghiên cứu của Ronald Olum và cộng sự (2020) tiến hành trên tổng số 741 sinh viên y khoa (từ năm nhất đến năm thứ năm) với mục tiêu là “Xác định kiến thức, thái độ và thực hành của sinh viên y khoa ở Uganda về đại dịch COVID-19” Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ ngày 13 tháng 04 năm
2020 đến 19 tháng 04 năm 2020 Kết quả nghiên cứu cho thấy có 671 sinh viên (91%) có kiến thức tốt, đa số sinh viên y khoa xác định sốt, ho và khó thở là các triệu chứng lâm sàng chính của COVID - 19 (lần lượt là 95%, 85% và 88%) Đa số sinh viên năm cuối có kiến thức tốt hơn so với các sinh viên năm nhất Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy kết quả thực hành của sinh viên, cụ thể: có 57% (n = 426) có thực hành tốt về phòng ngừa COVID-19; đa số sinh viên giữ khoảng cách an toàn (61% thực hiện tốt, 35% ở mức độ thỉnh thoảng); đeo khẩu trang khi đi ra ngoài chiếm 23% mức độ luôn luôn, 38% mức độ thỉnh thoảng và 39% không thực hiện; sinh viên rửa tay đúng cách (48% luôn luôn, 48% thỉnh thoảng) Sinh viên y khoa các năm cuối đều có kết quả thực hành tốt hơn đáng kể so với các sinh viên còn lại Ngoài ra, có đến 80% ( n = 592) sinh viên y khoa sẵn sàng tham gia điều trị, chăm sóc bệnh nhân COVID - 19 khi được kêu gọi [27]
Theo nghiên cứu của tác giả Kamali.HF và cộng sự (2020) đã tiến hành nghiên cứu chủ đề “Kiến thức, thái độ và thực hành về COVID - 19 của nhân viên y tế ở
Shiraz,Iran” Nghiên cứu mô tả cắt ngang đã tiến hành khảo sát trong thời gian từ
25/02/2020 đến 15/03/2020 trên 495 nhân viên y tế tại (NVYT) các bệnh viên đa khoa ở Shiraz, Iran Kết quả nghiên cứu chỉ ra có 95,6% (n = 473) NVYT đạt điểm cao nhất về kiến thức liên quan đến các triệu chứng của bệnh Tiếp đó, tỉ lệ trả lời đúng kiến thức về đường lây truyền là 74,5% (n = 369) và 65,92% (n = 326) kiến thức đúng về phòng ngừa Điều thú vị là chỉ có 14% (n = 69) NVYT biết rằng chlorhexidine không có tác dụng chống lại virus [24]
Thư viện ĐH Thăng Long
Theo nghiên cứu tác giả Pranav D Modi và cộng sự (2020) trên tổng số 1562 đối tượng nghiên cứu với mục tiêu đánh giá về kiến thức về COVID - 19 của các sinh viên y khoa và nhân viên y tế tại vùng đô thị Mumbai Kết quả nghiên cứu cho thấy có 71,2% số đối tượng trả lời đúng trong tổng số câu hỏi Phương thức lây truyền chính của virus là qua đường giọt bắn có 62% người trả lời đúng Có 75% số người được hỏi biết rằng đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn Bên cạnh đó, 83% biết vệ sinh tay là phương pháp phòng chống lây nhiễm, tuy nhiên chỉ có 52,5% số người được hỏi biết về phương pháp vệ sinh tay đúng cách [26]
Nghiên cứu của Bùi Huy Tùng và cộng sự (2020) đã thực hiện nghiên cứu
“Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống dịch COVID - 19 của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hà Nội năm 2020” Nghiên cứu mô tả cắt ngang đã tiến hành khảo sát trong thời gian từ 08/11/2020 đến 21/11/2020 trên 434 sinh viên Điều Dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nội Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có 74,9% sinh viên có kiến thức tốt, vẫn còn 25,1% chưa tốt Tỷ lệ sinh viên có kiến thức đúng về vaccine phòng chống và cách xác định người nghi nhiễm lần lượt là 24.9% và 44.2% Tiếp theo là kiến thức đúng về khoảng cách cho phép tiếp xúc chiếm 54.2% Tiếp đó là kiến thức về đeo khẩu trang và vệ sinh tay là 63.4% và 25.6% Các kiến thức chung về biện pháp phòng tránh có 19.6% sinh viên có kiến thức tốt Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ rằng, tỷ lệ sinh viên thực hành chưa đúng theo khuyến cáo còn khá cao 56,3%, chỉ 43,7% sinh viên có thực hành tốt Về thực hành vệ sinh tay sinh viên có thực hành tốt ở nội dung “hình thức rửa tay” chiếm 77,9% Tuy nhiên, “thời điểm rửa tay” của sinh viên tốt chiếm tỷ lệ thấp (47,0%) Trong thực hành đeo khẩu trang, tần suất đeo khẩu trang của sinh viên tốt cao 96,1%, tuy nhiên thời điểm đeo khẩu trang tốt lại thấp (41,0%) Đặc biệt, việc thực hành tốt trong “Hạn chế tiếp xúc với người có dấu hiệu sốt ho” và “Xử trí khi xuất hiện các triệu chứng sốt ho” của sinh viên đạt tỷ lệ cao (82,7% và 90,3% tương ứng) [11]
Nghiên cứu của Lê Minh Đạt và cộng sự (2020) nghiên cứu với chủ đề:“Kiến thức, thái độ của sinh viên đại học y hà nội đối với Covid-19, năm 2020: Một khảo sát nhanh trực tuyến” Đây cũng là một nghiên cứu với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành thu thập số liệu là 01 tháng từ ngày 25 tháng 03 năm 2020 đến
13 ngày 25 tháng 4 năm 2020 Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp trên 354 sinh viên hệ bác sĩ đang học tập tại trường Đại học Y Hà Nội nhằm mô tả kiến thức thái độ của sinh viên đối với đại dịch COVID - 19 Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn sinh viên Đại học Y Hà Nội đều có kiến thức đúng về dịch bệnh COVID - 19 tuy nhiên số sinh viên trả lời đúng tất cả câu hỏi chiếm tỷ lệ 13,84% Có 71,19% sinh viên trả lời đúng về cách vệ sinh tay đúng cách và 99,72% sinh viên trả lời đúng về đường lây qua giọt bắn Có 94,92% sinh viên sẵn sàng rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để có thể ngăn ngừa sự lây nhiễm và hơn 97,18% tin tưởng vào vai trò của cán bộ, nhân viên y tế trong kiểm soát lây lan COVID - 19 Bên cạnh đó có 73,16% sinh viên hệ bác sĩ trường Y Hà Nội tình nguyện tham gia vào công tác phòng chống dịch trong cộng đồng và 96,05% sẵn sàng đăng ký tiêm ngay lập tức nếu có vắc-xin phòng bệnh COVID - 19 [4]
Nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Ánh và cộng sự (2020) đã tiến hành khảo sát thu thập thông tin của 653 sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ sáu của tất cả các chuyên ngành Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội Tiến hành trong thời gian từ 10/2020 đến hết tháng 12/2020 với mục tiêu mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của sinh viên Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội về phòng chống dịch bệnh COVID - 19 Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hiểu biết chung, tỉ lệ sinh viên được đánh giá ở mức độ hiểu biết tốt, khá, trung bình lần lượt là 71,82%, 22,21% và 5,97% Kiến thức về triệu chứng có 83,77% - 84,53% sinh viên biết 3 triệu chứng chính của COVID-19 là sốt, ho, khó thở Kiến thức về đường lây nhiễm có 96,48% sinh viên biết đường giọt bắn là đường lây truyền chính của COVID-19; 15,01% sinh viên cho rằng có thể lây nhiễm do ăn những thực phẩm mang mầm bệnh và 11,03% sinh viên cho rằng có thể lây qua đường máu Về biện pháp phòng ngừa: 99%-100% biết 3 biện pháp chính để phòng ngừa COVID - 19 là rửa tay sát khuẩn đúng cách, đeo khẩu trang đúng cách và giữ khoảng cách an toàn Chẩn đoán xác định: 98,93% sinh viên biết xét nghiệm chẩn đoán xác định COVID - 19 là RT-PCR Có 89,89% sinh viên nắm chắc quy tắc 5K; 10,11% trả lời sai Có 52,99% sinh viên trả lời đúng 6 bước rửa tay; 47,01% trả lời sai Ngoài ra kết quả cho thấy về mức độ thực hành chung các biện pháp phòng chống dịch COVID -19 tỉ lệ sinh viên được đánh giá ở mức độ thực hành tốt, khá, trung bình lần lượt là: 89,74%; 9,04% và 1,23% Trên 90% sinh viên thực hiện đảm
Thư viện ĐH Thăng Long
14 bảo thực hiện biện pháp rửa tay sát khuẩn và đeo khẩu trang khi ra ngoài ở mức độ
> 50% thời gian Biện pháp giữ khoảng cách an toàn 2m có mức độ thực hành thấp nhất: 33,7% sinh viên thực hiện > 90% thời gian, 47,93% sinh viên thực hiện 50% - 90% thời gian, có 18,38% sinh viên thực hiện ở mức < 50% thời gian [2]
Nghiên cứu của tác giả Đào Thị Ngọc Huyền, Phạm Kim Oanh khảo sát trên
589 sinh viên y đa khoa năm thứ năm và năm thứ sáu tại Đại học Y dược Thành phố
Hồ Chí Minh từ tháng 5 đến tháng 8/2020 Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên có kiến thức đúng là 43,1% Có mối liên quan giữa năm học với kiến thức chung về COVID - 19 Theo đó, sinh viên y đa khoa năm thứ sáu có kiến thức chung đúng nhiều hơn 1,29 lần sinh viên y đa khoa năm thứ năm Kết quả cho thấy sự khác biệt giữa giới tính với kiến thức chung đúng không có ý nghĩa thống kê 75,6% sinh viên trả lời đúng về đường lây truyền COVID - 19, có 99-100% sinh viên biết các biện pháp phòng tránh là đeo khẩu trang đúng cách, vệ sinh tay đúng cách và tránh đi đến nơi đông người Về các tiêu chuẩn chẩn đoán xác định nhiễm bệnh: chỉ 223 sinh viên (37,9%) biết xét nghiệm chẩn đoán xác định COVID - 19 là Realtime RT-PCR Bên cạnh đó, có 83,2% sinh viên cho biết họ cập nhật thông tin về COVID - 19 Ngoài ra, khi được hỏi về việc có tham gia vào công tác chống dịch nếu được kêu gọi, có 66,7% sinh viên cho biết rằng đồng ý sẵn sàng tham gia [6] Nghiên cứu “Kiến thức, thái độ và thực hành phòng ngừa COVID - 19 của người bệnh tại bệnh viện Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Huỳnh Giao và các cộng sự (2020) đã tiến hành nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 351 người bệnh tại bệnh viện Quận 2 thực hiện từ tháng 02/2020 đến tháng 04/2020, số liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn dựa vào bộ câu hỏi soạn sẵn và quan sát rửa tay Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức, thái độ, thực hành đúng là 79,2%, 70,7% và 76,1%, trong đó thời gian rửa tay ≥ 20 giây chỉ đạt 36,8% Thực hành có mối liên quan với kiến thức (OR 1,5; 95% CI: 1,2-1,8) và thái độ (OR 1,3; 95% CI: 1,1-1,6) Hầu hết người bệnh biết đại dịch COVID - 19 (91,7%), chủ yếu từ tivi và mạng xã hội (60,5% ) Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người bệnh có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về phòng ngừa COVID - 19 còn thấp Chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe cần tiếp tục thực hiện thông qua ti vi và mạng xã hội trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo thời gian rửa tay tối thiểu
Thông tin chung của sinh viên Điều dưỡng học thực hành lâm sàng Trường Đại học Thăng Long
1.8.1 Vài nét về ngành Điều dưỡng - Trường Đại học Thăng Long
Trường đại học Thăng Long là cơ sở ngoài công lập đầu tiên trên cả nước đào tạo khối ngành Cử nhân Điều dưỡng từ năm học 2006 - 2007 Với đội ngũ giảng viên chất lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, các đơn vị thực tập uy tín, sinh viên sau khi tốt nghiệp đã được xã hội đánh giá cao Đặc thù là một ngành khoa học sức khỏe nên chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng có một số điểm khác biệt như: Chương trình đào tạo kết hợp cả tín chỉ và niên chế Các môn cơ sở ngành và các môn chuyên ngành sinh viên học theo hệ niên chế Các môn đại cương sinh viên học theo hệ tín chỉ Đặc biệt, thời gian sinh viên đi học thực hành lâm sàng tại bệnh viện chiếm đa số chương trình đào tạo Điều dưỡng
1.8.2 Thông tin chung của sinh viên Điều dưỡng khi đi học lâm sàng, Trường Đại học Thăng Long
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID - 19, năm học 2021 - 2022 sinh viên năm thứ ba và năm thứ tư bị thay đổi kế hoạch học lâm sàng nhiều lần Tổng số lượng sinh viên năm ba và năm tư lần lượt là 56 và 51 sinh viên Để đạt hiệu quả cao và bảo đảm chất lượng dạy - học trong bối cảnh dịch COVID - 19 sinh viên phải nâng cao kỹ năng phòng ngừa dịch bệnh cho bản thân, cũng như thực hiện nghiêm túc quy định chung về phòng ngừa dịch bệnh của bệnh viện, sinh viên được chia nhỏ 5-
6 người thường cố định cho một khoa thực tập Hàng tuần sinh viên được kiểm tra Test COVID - 19 trước khi đi đến học Bên cạnh đó để phát hiện những dấu hiệu dịch tễ bất thường, hàng ngày sinh viên khai báo dịch tễ học COVID - 19 cho Khoa và giảng viên của nhà trường Trong thời gian thực hành lâm sàng tại bệnh viện sinh viên thường được nhắc nhở khi đi và về cùng một cung đường, hạn chế đi lại tiếp xúc ngoài cộng đồng khi không cần thiết
Học tập lâm sàng tại bệnh viện trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp đã gây không ít khó khăn cho sinh viên Với các giai đoạn giãn cách xã hội liên tục, bệnh viện xuất hiện các ca dương tính COVID - 19 đồng thời lịch học lâm sàng thay đổi liên tục đã tác động rất lớn tới sinh viên Sinh viên lo lắng khi trong môi trường bệnh viện đông người luôn tiềm ẩn nguy cơ mắc COVID - 19 hay về việc hoàn thành chương trình học không đúng hạn khi lịch lâm sàng bị lùi lại Do vậy, trước
Thư viện ĐH Thăng Long
16 tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID – 19, sinh viên cần được trang bị và cập nhật thường xuyên kiến thức cũng như kỹ năng thực hành phòng ngừa dịch bệnh COVID – 19 để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, đặc biệt bảo vệ cho người bệnh trong khi đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện
1.9 Khung lý thuyết nghiên cứu
Hình1.3 Khung lý thuyết kiến thức, thực hành phòng ngừa dịch bệnh COVID-19
Kiến thức đúng 5K: Khẩu trang; Khử khuẩn; Không tập trung; Khoảng cách an toàn;
Thực hành đúng 5K: Khẩu trang; Khử khuẩn; Không tập trung; Khoảng cách an toàn;
Kiến thức về phòng ngừa bệnh COVID-
Thực hành về phòng ngừa bệnh COVID-19
Kiến thức khác về phòng ngừa
COVID-19 tại bệnh viện: triệu chứng COVID-19, điều trị, triệu chứng hậu covid
-Xác định yếu tố F0, các bước cần làm tự bảo vệ bản thân, thời gian ủ bệnh, đường lây nhiễm, các biến thể, vacxin, thời gian cách li …
- Thực hành khác về phòng ngừa
COVID-19 tại bệnh viện : phân loại rác thải khi tiếp xúc với ca nghi ngờ F0, đeo kính chống giọt bắn, nâng cao sức khỏe thể trạng, cập nhật thông tin dịch bệnh, tham gia phòng chống dịch bệnh
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên Điều dưỡng năm thứ ba (SN32) và năm thứ tư (SN31) đang đi học thực hành lâm sàng trong năm học 2021-2022
− Sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu
− Sinh viên Điều dưỡng đang đi học thực hành lâm sàng tại bệnh viện trong năm học 2021 - 2022
Sinh viên khóa 31 và khóa 32 bảo lưu học tập trong năm học 2021-2022.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
− Địa điểm thực nghiên cứu: tại các Khoa/phòng nơi sinh viên thực hành lâm sàng
− Thời gian nghiên cứu: tháng 10/2021 - 05/2022.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu toàn bộ số lượng sinh viên khóa SN31 và khóa SN32 đang đi học thực hành lâm sàng tại bệnh viện trong năm học 2021 - 2022 Nghiên cứu đã thu thập được 106 sinh viên.
Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu
Bộ câu hỏi (Phụ lục 1) được xây dựng các câu hỏi về kiến thức và phòng ngừa Covid phù hợp với chủ đề nghiên cứu, dựa tham khảo bộ công cụ của tác giả Vũ Thị Ánh và cộng sự (2020) [2] Bộ câu hỏi đã được chúng tôi đã thử nghiệm, tính giá trị và chất lượng bộ câu hỏi được đảm bảo với chỉ số Cronbach Alpha là 0,79 bao gồm phần:
Phần A Thông tin chung bao gồm các câu hỏi liên quan đến: thông tin nhân khẩu học, tình hình kinh tế, tình trạng sử dụng phần mềm và tiêm vắc xin phòng
Thư viện ĐH Thăng Long
18 ngừa COVID - 19, nguồn cập nhật kiến thức phòng ngừa COVID - 19, đặc điểm dịch tễ học, ảnh hưởng đến định hướng
Phần B Kiến thức về phòng ngừa bệnh COVID - 19
Phần C Thực hành về phòng ngừa bệnh COVID - 19
2.5.2 Kỹ thuật thu thập số liệu
Thu thập thông tin bằng phương pháp phát vấn Đối tượng nghiên cứu tự điền vào bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn
2.5.3 Quy trình thu thập thông tin
Bước 1 Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện bộ công cụ nghiên cứu
Bước 2 Tiến hành điều tra:
− Liên hệ, xin hỗ trợ, cho phép từ ban lãnh đạo Khoa
− Chọn sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu
− Sinh viên đủ tiêu chuẩn tự trả lời theo nội dung câu hỏi trong phiếu điều tra Bước 3 Thu thập phiếu, kiểm tra số lượng, chất lượng nội dung trả lời, chuẩn bị làm sạch số liệu, nhập liệu và phân tích số liệu
− Xin phép thầy/cô tại trường, các anh/chị điều dưỡng nơi sinh viên học lâm sàng, sau mời các bạn sinh viên ngồi tại giảng đường và phòng giao ban của bệnh viện Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình thu thập số liệu chúng tôi sắp xếp khoảng cách phù hợp, đồng thời có hướng dẫn giải đáp câu hỏi cho các bạn sinh viên
− Kiểm tra số lượng, chất lượng nội dung trả lời phiếu ngay sau khi thu thập phiếu
− Chuẩn bị làm sạch số liệu, nhập liệu bằng Epi.Data 3.1 và phân tích số liệu bằng SPSS 20.0.
Các biến số nghiên cứu
− Nhóm biến số thông tin chung: giới tính, dân tộc, sống cùng với gia đình, thu nhập của gia đình bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID - 19, tình trạng làm thêm của sinh viên, sự hỗ trợ của gia đình, tình trạng tiêm vacxin, nguồn cập nhật kiến thức, đặc điểm dịch tễ học của bản thân và gia đình, nguồn nhận thông tin từ thầy cô, tham gia các khóa học/tập huấn về phòng ngừa COVID - 19
− Nhóm biến số về kiến thức, thực hành phòng ngừa COVID - 19 khi đi học lâm sàng:
+ Nhóm biến số về kiến thức: kiến thức đúng về triệu chứng liên quan đến COVID - 19, kiến thức đúng về các bước cần làm để tự bảo vệ bản thân, kiến thức đúng về thời gian ủ bệnh, kiến thức đúng về phòng ngừa bảo vệ từ những bệnh nhân có khả năng nhiễm bệnh, kiến thức đúng về các yếu tố xác định F0, kiến thức đúng về triệu chứng hậu COVID - 19, kiến thức đúng về phương án điều trị, kiến thức đúng về COVID - 19, kiến thức đúng về xử lý phát hiện F0 tại cơ sở khám, chữa bệnh, kiến thức đúng về đường lây của COVID - 19, kiến thức đúng về các loại vaccine cấp phép tại Việt Nam, kiến thức đúng về những biến thể của SARS-
CoV-2, kiến thức đúng về thời gian cách ly trường hợp nghi ngờ nhiễm + Nhóm biến số thực hành: thực hành chung về phòng ngừa Covid, thực hành về phân loại rác thải khi tiếp xúc với ca nghi ngờ F0, mức độ thực hành về các biện pháp chống dịch COVID - 19
− Nhóm biến số các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng ngừa COVID - 19.
Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thực hành
Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá của tác giả Vũ Thị Ánh (2020) [2] và một số nghiên cứu khác chúng tôi quy ước như sau: Đánh giá kiến thức: mỗi đáp án đúng cho mỗi câu hỏi được 1 điểm (những câu hỏi quan trọng có trọng số điểm cao) Tổng điểm cao nhất là 19 điểm; ≥ 12 điểm được coi là kiến thức đạt; < 12 điểm được coi là kiến thức không đạt Đánh giá mức độ thực hành các biện pháp phòng chống COVID - 19: mỗi câu hỏi được 1 điểm Đặc biệt thực hành đeo kính chắn giọt bắn; rửa tay sát khuẩn; tụ tập nói chuyện với bạn và cập nhật thông tin về COVID - 19 là 2 điểm Tổng điểm cao nhất là 19 điểm; ≥ 12 điểm được coi là thực hành đạt, < 12 điểm được coi là thực hành không đạt.
Sai số và biện pháp khắc phục
− Sai số trong thiết kế phiếu điều tra
− Sai số trong nội dung câu hỏi, số lượng câu hỏi nhiều, khó, không hiểu câu hỏi
Thư viện ĐH Thăng Long
− Sai số trong quá trình nhập và xử lý số liệu
− Kiểm tra bộ câu hỏi và chuẩn hóa nội dung trước khi tiến hành khảo sát
− Tránh sử dụng nhiều các câu hỏi gợi nhớ và điều tra thông tin gần với thời điểm nghiên cứu
− Giải thích và hướng dẫn đối tượng nghiên cứu trả lời thông tin Sau khi thu thập bộ câu hỏi kiểm tra lại các phiếu trả lời
− Trước khi nhập số liệu vào phần mềm cần xem xét và loại bỏ các phiếu thu thập không đạt yêu cầu.
Xử lý số liệu
Bước 1: Chuẩn bị: Kiểm tra lại toàn bộ các phiếu điều tra thu thập được, loại bỏ các phiếu điền không đầy đủ
Bước 2: Nhập liệu trên phần mềm EpiData 3.1
Bước 3: Làm sạch số liệu: số liệu được làm sạch bằng cách xem xét lại toàn bộ số liệu, hiệu chỉnh lại các sai sót trong quá trình nhập liệu
Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 sử dụng thống kê mô tả để xác định số lượng, tỷ lệ % của các thông tin nhân khẩu học, tình hình kinh tế, tình trạng sử dụng phần mềm và tiêm vắc xin phòng ngừa COVID - 19,… Sử dụng kiểm định chi bình phương để xác định mối liên quan giữa kiến thức, thực hành phòng ngừa COVID – 19 và một số yếu tố liên quan thông qua tỷ suất chênh OR, khoảng tin cậy 95% CI Giá trị p < 0,05 được xem xét để đánh giá mối liên quan có ý nghĩa thống kê.
Đạo đức nghiên cứu
− Nghiên cứu đã xin phép và thông qua Ban lãnh đạo Khoa Khoa học sức khỏe Trường Đại học Thăng Long
− Các đối tượng tham gia nghiên cứu được giải thích rõ ràng về mục đích của nghiên cứu và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu
− Kết quả chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu không sử dụng cho các mục đích khác Mọi thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu đều được bảo mật
Hạn chế nghiên cứu
− Trong nghiên cứu này, với cỡ mẫu nhỏ chỉ trong phạm vi nghiên cứu sinh viên Điều dưỡng năm thứ ba và năm thứ tư - Trường Đại học Thăng Long nên kết quả chưa thể đại diện cho kiến thức, thực hành về phòng ngừa bệnh COVID - 19 chung của sinh viên Điều dưỡng nói chung
− Nghiên cứu với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang nên không xác định định được mối quan hệ nhân quả giữa yếu tố nguy cơ và kiến thức và thực hành của đối tượng nghiên cứu
Thư viện ĐH Thăng Long
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của sinh viên Điều dưỡng - Trường Đại học Thăng Long
Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của ĐTNC (n = 106)
Thông tin chung ĐTNC Tần số
Khác 0 0 Địa điểm thực hành lâm sàng
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức 92 86,8
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô 46 43,4
Trong nghiên cứu của chúng tôi đa phần là sinh viên nữ chiếm 82,1% và sinh viên năm thứ ba chiếm 51,9% Phần lớn đối tượng tham gia nghiên cứu là dân tộc Kinh (97,2%) Số lượng sinh viên năm thứ ba và thứ tư lần lượt là 51,9% và 48,1% Sinh viên chủ yếu đi thực hành lâm sàng tại Bệnh viện (BV) Bạch Mai là nhiều nhất (99,1%); tiếp đến là BV Hữu Nghị Việt Đức chiếm 86,8% Bên cạnh đó, chủ yếu
23 sinh viên sống cùng gia đình 52,8%, sống cùng bạn bè chiếm 26,4% và số ít sinh viên sống một mình (11,3%) (bảng 3.1)
Bảng 3.2 Tình hình kinh tế (n6) Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Thu nhập của gia đình ảnh hưởng bởi đại dịch
Không có nguồn thu nhập 8 7,5
Tình trạng làm thêm của sinh viên
Kết quả nghiên cứu bảng 3.2 cho thấy phần lớn thu nhập của gia đình sinh viên đều giảm chiếm 74,5% và có một tỷ lệ nhỏ 7,5% gia đình không có nguồn thu nhập do ảnh hưởng hoàn toàn bởi đại dịch COVID - 19 Đa số sinh viên không đi làm thêm chiếm 67% Bên cạnh đó, số đông sinh viên đều được gia đình hỗ trợ toàn bộ (68,9%) về tài chính, sinh viên được gia đình hỗ trợ một phần chiếm 28,3% và một phần nhỏ (2,8%) sinh viên tự túc các chi phí, không nhờ vào sự hỗ trợ của gia đình
Bảng 3.3 Tình trạng tiêm vaccine phòng ngừa COVID - 19 (n6) Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Tình trạng tiêm vaccine COVID-19
Thư viện ĐH Thăng Long
Hầu hết sinh viên đã được tiêm vaccine COVID - 19 Sinh viên đã được tiêm vaccine mũi thứ 03 chiếm tỉ lệ lớn (75,5%), tỉ lệ mũi thứ 02 là 22,6% và 1,9% được tiêm 01 mũi (bảng 3.3)
Bảng 3.4 Nguồn cập nhật kiến thức phòng ngừa đại dịch COVID – 19 (n6) Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Trước học lâm sàng thầy/cô nhắc nhở về phòng ngừa COVID - 19
Tham gia tập huấn từ Khoa/địa phường/đơn vị tổ chức tập huấn
Cập nhật kiến thức, kỹ năng phòng ngừa COVID - 19
Nguồn cập nhật thông tin
Thầy cô/nhân viên y tế 87 82,1
Bạn bè/gia đình/hàng xóm 64 60,4
Kết quả bảng 3.4 cho thấy phần lớn sinh viên đều được thầy cô nhắc nhở về phòng ngừa COVID - 19 trước khi đi học lâm sàng (98,1%) Bên cạnh đó, sinh viên tham gia các buổi tập huấn từ các tổ chức, các buổi hội thảo để nâng cao thêm kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa dịch COVID – 19 chiếm 71,7% Ngoài ra, đa số sinh viên đều có ý thức cập nhật kiến thức, kỹ năng phòng ngừa COVID-19 (96,2%) qua một số nguồn như: Internet, mạng xã hội (95,3%); thầy cô/nhân viên y tế (82,1%); báo chí, truyền hình (72,6%)
Bảng 3.5 Đặc điểm dịch dễ học COVID - 19 của sinh viên Điều dưỡng (n6) Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Tình trạng cách ly vì nghi ngờ nhiễm COVID - 19 Đã từng bị cách ly 70 66,0
Tình trạng nhiễm COVID - 19 Đã mắc 68 64,2
Ngoài cộng đồng không rõ nguồn lây 36 34,0 Ngoài cộng đồng xác định rõ nguồn lây 19 17,9
Khi thực tập tại bệnh viện 10 9,4
66,0% sinh viên đã từng cách ly (tập trung hoặc tại nhà) và tỉ lệ nhiễm COVID
- 19 là 64,2% Bên cạnh đó có 35,8% sinh viên chưa nhiễm COVID - 19 (bảng 3.5)
Có đến 34,0% sinh viên nhiễm COVID - 19 ngoài cộng đồng không xác định rõ nguồn lây; ngoài cộng đồng có xác định rõ nguồn lây là 17,9%; khi thực hành tại bệnh viện là 9,4%; số khác chiếm 5,7% (bảng 3.5)
Bảng 3.6 Ảnh hưởng đến định hướng công việc và tham gia hỗ trợ dịch (n 6) Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%) Đại dịch COVID - 19 ảnh hưởng đến định hướng công việc
Tham gia hỗ trợ chống dịch
Kết quả bảng 3.6 cho thấy 61,3% sinh viên cho rằng đại dịch COVID - 19 làm ảnh hưởng tới định hướng công việc của các bạn sinh viên trong tương lai Phần lớn sinh viên không tham gia hỗ trợ chống dịch (82,1%) và chỉ có 17,9% sinh viên tham gia hỗ trợ trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Thư viện ĐH Thăng Long
Kiến thức và thực hành về phòng ngừa bệnh COVID - 19 của sinh viên Điều dưỡng
3.2.1 Kiến thức về phòng ngừa bệnh COVID - 19 của sinh viên Điều dưỡng
Bảng 3.7 Đánh giá kiến thức chung về COVID - 19 của sinh viên (n 6)
Kiến thức biết đúng về triệu chứng liên quan đến
Kiến thức đúng về các bước cần làm để tự bảo vệ bản thân 102 96,2
Kiến thức đúng về phòng ngừa bảo vệ từ những bệnh nhân có khả năng nhiễm bệnh 99 93,4
Kiến thức biết đúng về thời gian ủ bệnh 100 94,3
Kiến thức biết đúng về các yếu tố xác định F0 96 90,6 Kiến thức biết đúng về triệu chứng hậu COVID - 19 93 87,7 Kiến thức biết đúng về phương án điều trị 89 84,0
Kiến thức đúng về bệnh COVID - 19 82 77,4
Kiến thức đúng về xử lý phát hiện F0 tại cơ sở khám, chữa bệnh 72 67,9
Kiến thức đúng về đường lây của COVID - 19 71 67,0
Kiến thức đúng về các loại vaccine cấp phép tại
Kiến thức biết đúng về những biến thể của
Kiến thức biết đúng về thời gian cách ly trường hợp nghi ngờ nhiễm 41 38,7
Kết quả bảng 3.7 cho thấy kiến thức đúng về phòng ngừa bệnh COVID - 19 của sinh viên khá cao, trong đó: tỷ lệ sinh viên có kiến thức đúng về triệu chứng liên quan đến COVID - 19 là 99,1%; kiến thức đúng về các bước cần làm để tự bảo vệ bản thân là 96,2%; kiến thức đúng về xử lý phát hiện F0 tại cơ sở khám, chữa bệnh là 67,9% Ngoài ra, tỷ lệ sinh viên có kiến thức đúng về thời gian cách ly trường hợp nghi ngờ nhiễm chiếm tỷ lệ thấp nhất (38,7%)
Bảng 3.8 Kiến thức đúng về quy tắc 5K và 6 bước rửa tay theo ban hành của Bộ Y Tế
Kiến thức đúng Tần số
Kiến thức đúng về 5K phòng ngừa COVID - 19 103 97,2
Kiến thức đúng về 6 bước rửa tay khi thực hành tại bệnh viện 44 41,5
Kết quả bảng 3.8 cho thấy có 103 sinh viên (97,2%) có kiến thức đúng về quy tắc 5K phòng ngừa COVID - 19 Bên cạnh đó, kiến thức đúng về 6 bước rửa thực hành tại bệnh viện thấp chiếm 41,5%
Biểu đồ 3.1 Đánh giá kiến thức chung về phòng ngừa COVID - 19 của sinh viên
Kết quả đánh giá kiến thức chung về phòng ngừa COVID - 19 của sinh viên ở biểu đồ 1 cho thấy: tỷ lệ sinh viên được đánh giá ở mức độ kiến thức đạt và kiến thức chưa đạt lần lượt là 43% và 57%
Thư viện ĐH Thăng Long
3.2.2 Thực hành về phòng ngừa bệnh COVID - 19 của sinh viên
Bảng 3.9 Thực hành về phòng chống COVID - 19 (n 6)
Thực hành Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Khẩu trang thường dùng Đeo khẩu trang theo khuyến cáo khi đi thực hành lâm sàng (N95)
Khẩu trang khác (khẩu 3 lớp trở lên, vải…) 35 33,0 Đeo kính chống giọt bắn
Thời gian đeo kính chống giọt bắn Đeo đến ra nhà gửi xe 50 47,2 Đeo đến lúc tan học tại khoa 18 17,0
Chỉ đeo khi tiếp xúc người bệnh, người nhà 09 8,5
Thực hành rửa tay theo khuyến cáo Bộ Y Tế
Thời điểm sát khuẩn tay/rửa tay
Trước khi tiếp xúc người bệnh 97 91,5
Sau khi tiếp xúc người bệnh 98 92,5
Bất cứ lúc nào cần thiết 87 82,1
Trước và sau khi thực hiện công việc 77 72,6
Sau khi thay blouse và khẩu trang 61 57,5
Tụ tập nói chuyện dưới 2m
Khai báo y tế hàng ngày theo qui định bệnh viện
29 Đã từng tiếp xúc gần với ca F0/nghi ngờ F0 khi thực hành lâm sàng
Xử lý khi tiếp xúc gần với ca F0/nghi ngờ F0 thực hành lâm sàng (nr)
Tự cách ly tại nhà và khai báo y tế 55 76,4
Tiếp tục đi học theo hướng dẫn của khoa phòng/bệnh viện
Tự cách ly tại nhà và không khai báo y tế 04 7,3
Xử lý trong ca trực phát hiện có ca F0/nghi ngờ F0
Phối hợp với nhân viên y tế cách ly người bệnh 105 99,1
Khử khuẩn, thay khẩu trang 99 93,4
Sợ hãi, không muốn làm việc 03 2,8
Nâng cao sức khỏe thể trạng
Dinh dưỡng và bổ sung thực phẩm nâng cao thể trạng (vitamin C…)
Súc họng nước muối hàng ngày 95 89,6
Tập thể dục theo khuyến cáo hàng ngày 78 73,6
Thường xuyên cập nhật thông tin về COVID-19
Tham gia chống dịch khi được kêu gọi Đồng ý 99 93,4
Thư viện ĐH Thăng Long
Kết quả bảng 3.9 cho thấy sinh viên chủ yếu sử dụng khẩu trang N95 theo khuyến cáo khi đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện chiếm 67,0% Phần lớn sinh viên có đeo kính chắn giọt bắn ở bệnh viện (72,6%), chỉ có 27,4% sinh viên không đeo kính chắn giọt bắn Cùng đó, thời gian đeo kính chắn giọt bắn trong thời gian thực hành tại bệnh viện đeo từ lúc thực hành đến lúc ra nhà gửi xe là 47,2%; chỉ có 8,5% sinh viên đeo kính chống giọt bắn khi chăm sóc trực tiếp/tiếp xúc với người bệnh 100% sinh viên thực hành rửa tay theo khuyến cáo Bộ Y Tế Trong nghiên cứu của chúng tôi có 58,5% tỷ lệ sinh viên chưa tuân thủ quy định của bệnh viện là tụ tập nói chuyện với bạn dưới khoảng cách pho phép Bên cạnh đó đa phần sinh viên tuân thủ khai báo y tế theo quy định của bệnh viện là 89,6%
Tỷ lệ sinh viên khi đi học lâm sàng đã từng tiếp xúc với ca F0/nghi ngờ F0 chiếm tỷ lệ 67,9% Bên cạnh đó, xử lý của sinh viên khi tiếp xúc F0/nghi ngờ F0 việc tự cách ly tại nhà và khai báo y tế 76,4% Có 7,3% sinh viên tự cách ly tại nhà và không khai báo y tế, ngoài ra có 18,1% sinh viên tiếp tục được đi học bình thường dưới sự hướng dẫn của khoa phòng bệnh viện Hầu hết sinh viên phối hợp với nhân viên y tế cách ly người bệnh khi phát hiện F0/nghi ngờ trong ca trực (99,1%) và 2,8% sinh viên cảm thấy sợ hãi, không muốn làm việc tiếp
Trong đợt học lâm sàng, sinh viên cũng đã thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao sức khỏe thể trạng như bổ sung dinh dưỡng và thực phẩm chức năng, súc họng nước muối, uống đủ nước ,tập thể dục hàng ngày lần lượt là 93,4%; 89,6%; 87,7% và 73,6%
Phần lớn sinh viên đều cập nhật thông tin thường xuyên 95,3% Đa số sinh viên sẵn sàng tham gia chống dịch khi được kêu gọi (93,4%)
Bảng 3.10 Thực hành đúng về phân loại rác thải khi tiếp xúc với F0/nghi ngờ F0
Thực hành phân loại rác thải Tần số (n) Tỷ lệ (%) Đúng 68 64,2
Kết quả bảng 3.10 cho thấy tỷ lệ sinh viên thực hành đúng về phân loại rác thải khi tiếp xúc với ca F0/nghi ngờ F0 là 64,2% và thực hành phân loại rác thải sai chiếm 35,8%
Biểu đồ 3.2 Mức độ về thực hành các biện pháp phòng chống dịch COVID - 19
Kết quả biểu đồ 3.2 cho thấy 100% sinh viên thường xuyên đeo khẩu trang đúng cách và luôn luôn thực hiện rửa tay sát khuẩn theo khuyến cáo Bộ Y Tế Bên cạnh đó, tỷ lệ sinh viên thường xuyên cập nhật thông tin về công tác phòng ngừa COVID - 19 là 89,6% cao hơn so với sinh viên không thường xuyên cập nhật thông tin Tỷ lệ sinh viên thường xuyên giữ khoảng cách an toàn với mọi người là 67% Sinh viên thường xuyên hạn chế sử dụng thang máy chung khi ở bệnh viện chiếm 54,7%
0% 20% 40% 60% 80% 100% Đeo khẩu trang đúng cách
Rửa tay sát khuẩn theo khuyến cáo
Cập nhật thông tin về công tác phòng ngừa COVID-19
Giữ khoảng cách an toàn
Hạn chế sử dụng thang máy chung khi ở bệnh viện
Thường xuyên Không thường xuyên
Thư viện ĐH Thăng Long
Biểu đồ 3.3 Đánh giá thực hành chung về phòng chống COVID - 19 của sinh viên
Kết quả biểu đồ 3.3 cho thấy tỷ lệ thực hành đạt về phòng chống COVID - 19 của sinh viên chiếm 62,0% cao hơn tỷ lệ thực hành chưa đạt (38%).
Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng, chống dịch
- 19 của sinh viên Điều dưỡng khi học thực hành lâm sàng
3.3.1 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng, chống dịch COVID - 19 của sinh viên Điều dưỡng
Bảng 3.11 Mối liên quan giữa kiến thức về COVID - 19 của sinh viên và một số yếu tố
Cập nhật kiến thức, kỹ năng phòng ngừa COVID-19
Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức về COVID - 19 của sinh viên và giới tính Kiến thức không đạt ở sinh viên nam cao hơn so với sinh viên nữ Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Trong nghiên cứu này chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mối liên quan giữa kiến thức về COVID - 19 của sinh viên và năm học (năm thứ ba, năm thứ tư) và mối liên quan giữa kiến thức về COVID - 19 của sinh viên và cập nhật kiến thức, kỹ năng phòng ngừa COVID – 19 (bảng 3.11)
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa kiến thức về COVID - 19 của sinh viên và tình trạng nhiễm COVID - 19 (n6) Kiến thức
Tình trạng cách ly Đã từng 39 55,7 31 44,3
Tình trạng nhiễm COVID-19 Đã mắc 38 55,9 30 44,1
Tình trạng nhiễm của gia đình Đã có người mắc 54 61,4 34 38,6
Thư viện ĐH Thăng Long
Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy trong nghiên cứu này chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mối liên quan giữa kiến thức về COVID - 19 của sinh viên và tình trạng cách ly, tình trạng nhiễm COVID - 19 của bản thân
Kết quả mối liên quan giữa kiến thức về COVID - 19 của sinh viên và tình trạng nhiễm của gia đình cho thấy kiến thức không đạt của sinh viên ở gia đình đã có người mắc cao hơn ( 95% CI: 1,09 - 9,26) so với nhóm sinh viên ở gia đình chưa có người mắc Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (bảng 3.12)
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa kiến thức về COVID - 19 của sinh viên và tham gia hỗ trợ chống dịch (n6)
Kết quả ở bảng 3.13 chỉ ra rằng nhóm sinh viên chưa tham gia hỗ trợ chống dịch có kiến thức không đạt cao hơn (95% CI: 1,59 - 14,6) so với nhóm sinh viên đã tham gia hỗ trợ chống dịch Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
3.3.2 Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng, chống dịch COVID - 19 của sinh viên Điều dưỡng
Bảng 3.14 Mối liên quan giữa mức độ thực hành phòng, chống dịch COVD - 19 của sinh viên với giới tính (n6) Thực hành
Kết quả ở bảng 3.14 cho thấy trong nghiên cứu này chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ thực hành phòng, chống dịch COVD - 19 của sinh viên với giới tính (nam, nữ)
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa mức độ thực hành phòng, chống dịch COVD - 19 của sinh viên với năm học (n6) Thực hành
Kết quả bảng 3.15 cho thấy trong nghiên cứu này nhóm sinh viên năm thứ tư thực hành không đạt cao hơn so với nhóm sinh viên năm ba Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Bảng 3.16 Mối liên quan giữa mức độ thực hành phòng, chống dịch COVD - 19 của sinh viên và cập nhật kiến thức, kỹ năng phòng ngừa COVID-19 (n6) Thực hành
Thư viện ĐH Thăng Long
Kết quả bảng 3.16 cho thấy trong nghiên cứu này chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ thực hành phòng, chống dịch COVD - 19 của sinh viên và cập nhật kiến thức, kỹ năng phòng ngừa COVID - 19
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa mức độ thực hành phòng, chống dịch COVD - 19 của sinh viên và tình trạng nhiễm COVID – 19 (n6) Thực hành
Tình trạng cách ly Đã từng 25 35,7 45 64,3
Tình trạng nhiễm COVID-19 Đã mắc 26 38,2 42 61,8
Tình trạng nhiễm của gia đình Đã có người mắc 38 43,2 50 56,8
Không có gì đặc biệt 37 42,5 50 57,5
Sống gần nhà người mắc 03 15,8 16 84,2
Nghiên cứu này kết quả chỉ ra mức độ thực hành không đạt về phòng, chống dịch COVD - 19 của gia đình sinh viên đã có người mắc COVID - 19 cao hơn (95% CI: 1,32 - 28,06) so với gia đình sinh viên chưa ai mắc Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (bảng 3.17)
Cùng với đó, tình trạng dịch tễ của sinh viên khi không có yếu tố dịch tễ học thì thực hành không đạt về phòng, chống dịch COVID - 19 cao hơn (95%CI: 1,07 - 14,54) so với nhóm sinh viên có yếu tố dịch tễ học sống gần nhà có người mắc COVID
- 19 Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (bảng 3.17)
Bảng 3.18 Mối liên quan mức độ thực hành phòng, chống dịch COVD - 19 của sinh viên và tham gia hỗ trợ chống dịch (n6) Thực hành
Kết quả bảng 3.18 cho thấy trong nghiên cứu này, nhóm sinh viên chưa từng tham gia hỗ trợ chống dịch có mức độ thực hành không đạt cao hơn (95% CI: 1,43 - 30,30) so với nhóm sinh viên đã từng tham gia Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng, chống dịch COVD - 19 của sinh viên (n6) Kiến thức
Kết quả bảng 3.19 cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng, chống dịch COVD-19 của sinh viên (95% CI: 1,08 – 5,69; OR: 2,48) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Thư viện ĐH Thăng Long
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Về giới tính: kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đối tượng tham gia nghiên cứu ở giới tính nữ cao gấp 4,5 lần giới tính nam, tỷ lệ ĐTNC nam và nữ lần lượt là 17,9% và 82,1% (bảng 3.1) Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Vũ
Thị Ánh, đa số ĐTNC là nữ chiếm 66,62%, nam chiếm 33,38% [2] Điều này là phù hợp do đặc thù ngành Điều dưỡng hiện nay nữ giới thường nhiều hơn nam giới Công việc này đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, chăm chỉ mà nhân tố này thường có ở nữ giới Tuy nhiên, với lòng yêu nghề và tích cực học hỏi thì ngành Điều dưỡng có thể phù hợp với bất cứ ai, không phân biệt nam nữ
Về năm học: dựa vào kết quả nghiên cứu ta thấy phần lớn chiếm 51,9% đối tượng tham gia nghiên cứu là sinh viên năm thứ ba Tỷ lệ sinh viên năm thứ tư chiếm 48,1% (bảng 3.1) Đây là hai đối tượng đi thực hành lâm sàng liên tục tại bệnh viện, có nhiều nguy cơ mắc COVID-19 nếu không trang bị kiến thức, thực hành về phòng ngừa bệnh COVID – 19 đầy đủ trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp Như vậy, để chủ động trong việc phòng ngừa COVID-19 cũng như có kết quả học tập tốt trong thời gian này thì sinh viên cần có kiến thức, thực hành về phòng ngừa bệnh COVID – 19
Về khu vực sống: Trong tổng số 106 ĐTNC, có đến 52,8% sinh viên sống cùng gia đình, sống cùng bạn bè 26,4%, sống một mình là 11,3% và số ít sống cùng người thân (9,4%) (bảng 3.1) Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có 66% sinh viên đã từng bị cách ly khi nghi ngờ nhiễm COVID - 19 Bên cạnh đó, trong tổng số 106 đối tượng tham gia nghiên cứu có 64,2% sinh viên đã mắc COVID - 19 và chủ yếu không rõ nguồn lây từ ngoài cộng đồng (34%), có 17,9% xác định rõ nguồn lây ngoài cộng đồng Bệnh viện cũng là một trong số những nguồn lây khi có 9,4% sinh viên bị mắc khi đi thực hành lâm sàng Ngoài ra, có 5,7% sinh viên bị nhiễm COVID
- 19 từ gia đình, người thân,…(bảng 3.5).Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, sinh viên đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây bệnh khi sống cùng gia đình, bạn bè hay người thân Ngược lại, nếu có thành viên gia đình sống cùng bị nhiễm bệnh thì sinh viên bị gián đoạn khi đi thực hành lâm sàng là điều
39 không tránh khỏi Như vậy, ta thấy đa phần sinh viên sống cùng gia đình nên ít nhiều cũng tác động đến tới sinh viên trong việc phòng ngừa COVID - 19
Về tình trạng kinh tế: phần lớn thu nhập của gia đình ĐTNC đều giảm
(74,5%), 7,5% không có nguồn thu nhập và chỉ có 17,9% có thu nhập ổn định Bên cạnh đó, có đến 67% sinh viên không đi làm thêm và 68,9% sinh viên được gia đình hỗ trợ toàn bộ (bảng 3.2) Trong bối cảnh đại dịch COVID - 19 khi giãn cách xã hội liên tục, các cơ sở kinh doanh/công ty đều đóng cửa hoặc làm việc trực tuyến nên việc sinh viên hạn chế đi làm thêm là điều dễ hiểu Có thể thấy dịch COVID - 19 đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế của gia đình và sinh viên
Về tình trạng tiêm vaccine phòng ngừa: Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn 75,5% sinh viên được tiêm 3 mũi vaccine COVID - 19 Bên cạnh đó, chỉ có số lượng nhỏ sinh viên mới tiêm 1 mũi (1,9%) (bảng 3.3) Như vậy, có thể thấy phần lớn sinh viên tin tưởng vaccine bảo vệ được bản thân và tiêm đầy đủ Ngoài ra, tỷ lệ được tiêm vaccine cao cũng phần nào giúp sinh viên yên tâm khi đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện
Về nguồn cập nhật kiến thức: Kết quả nghiên cứu cho thấy 98,1% sinh viên được thầy/cô nhắc nhở về phòng ngừa COVID - 19 trước khi học lâm sàng và 71,7% sinh viên tham gia tập huấn từ Khoa/Trường/đơn vị tổ chức tập huấn Các nguồn thông tin cập nhật phổ biến tại Internet, mạng xã hội (95,3%), từ thầy/cô/nhân viên y tế là 82,1%; báo chí - truyền hình 72,6%, 60,4% từ bạn bè/gia đình/hàng xóm (bảng 3.4) Kết quả trong nghiên cứu của tác giả Đào Văn Phương chỉ ra rằng tỷ lệ số sinh viên sử dụng Internet tìm kiếm thông tin sức khỏe về COVID - 19 cao (94,8%) [8] Có thể thấy việc cập nhật từ các nguồn thông tin khác nhau đều có tác động đến kiến thức và thực hành của sinh viên trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID - 19
Về định hướng tương lai: Kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 61,3% sinh viên thấy đại dịch COVID - 19 ảnh hưởng tới công việc gần gấp 1,6 lần so với không ảnh hưởng tới định hướng của sinh viên Bên cạnh đó, phần lớn sinh viên không tham gia hỗ trợ chống dịch (82,1%) và chỉ có 17,9% sinh viên tham gia
(bảng 3.6) Như vậy, tỉ lệ sinh viên ít tham gia hỗ trợ chống dịch cũng có thể là một trong những nguyên nhân thiếu kiến thức, thực hành phòng ngừa bệnh COVID - 19
Thư viện ĐH Thăng Long
4.2 Kiến thức và thực hành về phòng ngừa bệnh COVID - 19 của sinh viên về phòng, chống dịch COVID - 19 của sinh viên Điều dưỡng Đại học Thăng Long khi đi học lâm sàng
4.2.1 Kiến thức về phòng ngừa bệnh COVID - 19 của sinh viên về phòng, chống dịch COVID - 19 của sinh viên Điều dưỡng - Trường Đại học Thăng Long khi đi học lâm sàng
Về kiến thức đúng triệu chứng liên quan đến COVID - 19: Bảng 3.7 trong nghiên cứu cho thấy có 99,1 % sinh viên trả lời đúng Tác giả Emara và cộng sự khảo sát các sinh viên y khoa từ năm nhất đến năm thứ sáu tại Ai Cập cho kết quả thấp hơn là 76,6% [23] Sự khác biệt này có thể do thời gian khảo sát trên đối tượng sinh viên của tác giả Emara tại thời điểm đó các triệu chứng lâm sàng chưa được truyền thông nhiều, phổ cập kiến thức chưa rộng rãi so với sinh viên trong nghiên cứu của chúng tôi tại thời điểm năm 2021 - 2022 Tỉ lệ này cũng tương đồng với nghiên cứu của tác giả Kamali.HF khi đánh giá kiến thức của nhân viên y tế ở Shiraz, Iran có tới 95,6% NVYT trả lời đúng về các triệu chứng của bệnh [24]
Về kiến thức đúng các bước cần làm để tự bảo vệ bản thân: Bảng 3.7 trong nghiên cứu chỉ ra rằng có 96,2% sinh viên trả lời đúng Như vậy đa phần sinh viên đều biết cách tự bảo vệ mình với những biện pháp đơn giản (rửa tay, giữ khoảng cách, đeo khẩu trang) khi thực hành lâm sàng tại bệnh viện trong đại dịch COVID -
19 Ngoài ra, phần lớn sinh viên có kiến thức đúng về thời gian ủ bệnh của COVID
Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng, chống dịch
- 19 của sinh viên Điều dưỡng khi thực hành lâm sàng
Kết quả nghiên cứu trong bảng 3.11 cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức về COVID - 19 của sinh viên và giới tính (p 0,05 cho thấy sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê
Vì vậy, kết quả nghiên cứu lần này chưa chỉ ra được mối liên quan giữa mức độ thực hành phòng chống dịch COVID - 19 của sinh viên với giới tính
Kết quả nghiên cứu trong bảng 3.11 cho thấy kiến thức đạt về phòng chống COVID - 19 ở sinh viên năm ba là 43,6% và sinh viên năm tư là 43,1% Kết quả của nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức về COVID - 19 của sinh viên và năm học (p > 0,05) mà lý do có thể cỡ mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn
Thư viện ĐH Thăng Long
Kết quả nghiên cứu bảng 3.15 cho thấy sinh viên năm thứ tư có mức độ thực hành không đạt cao hơn sinh viên năm thứ ba Trong nghiên cứu này, p < 0,05 cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Vũ Thị Ánh chỉ ra rằng sinh viên năm thứ sáu có tỷ lệ thực hành ở mức tốt cao nhất [2] Đồng thời nghiên cứu Ronald Olum cũng cho thấy kết quả sinh viên năm cuối có mức độ thực hành tốt hơn sinh viên các năm còn lại [27] Sự khác biệt này có thể thấy sinh viên năm tư chủ quan hơn trong cách phòng ngừa dịch bệnh COVID - 19 khi thực hành lâm sàng tại bệnh viện hơn so với sinh viên năm ba
Tình trạng nhiễm COVID - 19 của gia đình
Kết quả nghiên cứu bảng 3.12 cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức về COVID - 19 và tình trạng nhiễm COVID - 19 của gia đình (p < 0,05) Kiến thức không đạt của sinh viên ở gia đình đã có người mắc cao hơn so với nhóm sinh viên ở gia đình chưa có người mắc
Kết quả phân tích ở bảng 3.17 cho thấy có mối liên quan giữa mức độ thực hành phòng, chống dịch COVID - 19 của sinh viên và tình trạng nhiễm của gia đình (p < 0,05) Mức độ thực hành không đạt về phòng, chống dịch COVD - 19 của gia đình sinh viên đã có người mắc COVID - 19 cao hơn so với gia đình sinh viên chưa ai mắc Có thể thấy, ở những gia đình đã từng có người mắc thì sinh viên có kiến thức, thực hành không đạt cao hơn Sinh viên không chỉ cần trang bị kiến thức cho bản thân mà còn phải trang bị cho cả gia đình về kiến thức cũng như thực hành phòng chống COVID-19 tốt hơn nữa để bảo vệ bản thân và cộng đồng, đặc biệt không nên chủ quan, lơ là khi đã bị nhiễm bệnh rồi
Khi đi học thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì yếu tố dịch tễ của sinh viên được quan tâm hàng đầu Những sinh viên sống gần nhà người mắc/tiếp xúc gần F0/ở khu vực có dịch COVID - 19 phải được cân nhắc khi trở lại bệnh viện thực hành lâm sàng Tuy nhiên kết quả nghiên cứu lần này chưa chỉ ra được mối liên quan giữa kiến thức phòng ngừa về dịch COVID - 19 của sinh viên và dịch tễ (p > 0,05)
Bảng 3.17 trong nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa mức độ thực hành phòng, chống COVID - 19 của sinh viên và tình trạng dịch tễ (p < 0,05) Tỷ lệ ĐTNC có mức độ thực hành đạt ở sinh viên sống gần nhà người mắc chiếm 84,2%
49 và tình trạng dịch tễ của sinh viên không có gì đặc biệt là 57,7% Như vậy, có thể thấy sinh viên sống gần nhà có người mắc biết cách bảo vệ bản thân, thực hành tốt hơn trước những nguy cơ lây nhiễm trong bối cảnh dịch bệnh COVID - 19
Tham gia hỗ trợ chống dịch
Kết quả nghiên cứu bảng 3.13 cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức về COVID - 19 của sinh viên và tham gia hỗ trợ chống dịch (p < 0,05) Nhóm sinh viên chưa từng tham gia hỗ trợ chống dịch có kiến thức không đạt cao hơn so với nhóm sinh viên đã từng tham gia hỗ trợ chống dịch
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan giữa mức độ thực hành, phòng chống dịch COVID - 19 của sinh viên và tham gia hỗ trợ chống dịch (p < 0,05) Nhóm sinh viên chưa từng tham gia hỗ trợ chống dịch có mức độ thực hành không đạt cao hơn so với nhóm sinh viên đã từng tham gia (bảng 3.18)
Có thể thấy, việc tham gia hỗ trợ chống dịch là một nguồn kiến thức về COVID - 19 phần nào đã giúp sinh viên có kiến thức tốt hơn về dịch bệnh COVID - 19 từ đó sinh viên áp dụng vào thực hành sẽ có kết quả tốt hơn tại cộng đồng cũng như khi đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện
Tuy nhiên, ở nghiên cứu này chưa tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức, thực hành phòng, chống dịch COVID - 19 của sinh viên với cập nhật kiến thức - kỹ năng phòng ngừa COVID - 19, tình trạng cách ly của sinh viên và tình trạng nhiễm COVID - 19 của sinh viên
Thư viện ĐH Thăng Long