1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài thông tin bất đối xứng trong thị trường lao động

21 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thông Tin Bất Đối Xứng Trong Thị Trường Lao Động
Tác giả Phạm Thị Thu Thủy, Hà Thị Mỹ Tiên, Lê Phương Thảo
Người hướng dẫn Lê Trung Hiếu
Trường học Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kinh Tế Công Cộng
Thể loại Báo Cáo Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,96 MB

Nội dung

Và người lao động có thể bị lợi dụnghoặc bóc lột, trong khi người sử dụng lao động có thể bị thất thoát lợi nhuận.Vì vậy, đối mặt với các vấn đề phát sinh do thông tin bất đối xứng trong

Trang 2

Nhóm 5_48K32.1 Kinh tế công cộng

MỤC LỤC

I Lý do chọn đề tài: 3

II Khái niệm liên quan: 3

2.1 Thị trường lao động 3

2.1.1 Khái niệm: 3

2.1.2 Thông tin trên thị trường lao động việc làm là một loại hàng hóa công không thuần túy: 4

2.2 Lý thuyết về thông tin bất cân xứng 4

III Thực trạng thông tin bất đối xứng trong thị trường lao động: 5

3.1 Thực trạng sự bất đối xứng thông tin trên thị trường lao động Việt Nam: 5

3.1.1 Lựa chọn ngược: 5

3.1.1.1 Đối với người lao động 5

3.1.1.2 Đối với doanh nghiệp 6

3.1.2 Rủi ro đạo đức 7

IV Phân tích nguyên nhân dẫn đến thông tin bất đối xứng trong thị trường lao động: 10

4.1 Lương 11

4.2 Giới tính 12

4.3 Giáo dục 13

4.4 Bất cân xứng thông tin giữa người lao động và công ty môi giới 14

4.5 Bất cân xứng thông tin trong việc thực thi chính sách của Nhà nước .15

V Giải pháp giảm thông tin bất đối xứng trong thị trường lao động: 15 5.1 Giải pháp theo chủ thể: 15

5.2 Giải pháp theo quốc gia [1] 17

Trang 3

Nhóm 5_48K32.1 Kinh tế công cộng

I Lý do chọn đề tài:

Thông tin bất đối xứng là một trong hai dạng thất bại của thị trường thông tin,

là tình huống phát sinh khi một bên không nhận biết đầy đủ về đối tác của mình dẫnđến những quyết định sai trong quá trình giao dịch Thông tin bất đối xứng là một vấn

đề phổ biến trong nhiều lĩnh vực, trong đó có thị trường lao động Trên thị trường laođộng, thông tin bất đối xứng thường xảy ra giữa người lao động và người sử dụng laođộng Người lao động thường có thông tin tốt hơn về năng lực và kỹ năng của mình,trong khi người sử dụng lao động thường có thông tin tốt hơn về vị trí tuyển dụng vàđiều kiện làm việc Điều này làm cho người lao động có năng lực cao có thể khôngđược nhận vào làm hoặc được trả lương thấp hơn so với năng lực của họ Ngược lại,người lao động có năng lực thấp có thể được nhận vào làm hoặc được trả lương caohơn so với năng lực của họ Cũng có thể là, người lao động và người sử dụng lao độngphải bỏ ra nhiều chi phí để thu thập và xử lý thông tin, chẳng hạn như chi phí tìm kiếmviệc làm, chi phí tuyển dụng, chi phí đào tạo, Và người lao động có thể bị lợi dụnghoặc bóc lột, trong khi người sử dụng lao động có thể bị thất thoát lợi nhuận

Vì vậy, đối mặt với các vấn đề phát sinh do thông tin bất đối xứng trong thịtrường gây ra, việc lựa chọn đề tài này đầu tiên là tìm hiểu về thực trạng, sau đó phântích nguyên nhân để hiểu rõ hơn về hoạt động của thị trường lao động, từ đó đề xuấtcác giải pháp để giảm thiểu những hậu quả tiêu cực của vấn đề này

II Khái niệm liên quan:

2.1 Thị trường lao động

2.1.1 Khái niệm:

Thị trường lao động, theo nhà kinh tế học Nga Kostin Leonit Alecxeevich là

“Một cơ chế hoạt động tương hỗ giữa những người sử dụng LĐ và người LĐ trongmột không gian kinh tế xác định, thể hiện những quan hệ kinh tế và pháp lý giữa họvới nhau”

3

Trang 4

Nhóm 5_48K32.1 Kinh tế công cộngThị trường lao động (hoặc thị trường sức lao động) là nơi thực hiện các quan

hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người lao động làm thuê) và người mua sức laođộng (người sử dụng sức lao động), thông qua các hình thức thỏa thuận về giá cả (tiềncông, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao độngbằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác.Thị trường lao động được cấu thành bởi ba yếu tố là: cung, cầu và giá cả sức lao động.Thị trường lao động có thể hoạt động có hiệu quả chỉ khi các quyền tự do mua, bánsức lao động được đảm bảo bằng luật pháp và bằng hệ thống các chính sách liên quanđến quyền, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia thị trường

2.1.2 Thông tin trên thị trường lao động việc làm là một loại hàng hóa công không thuần túy:

Theo P Samuelson, hàng hóa công là loại hàng hóa mà chi phi để nhận dịch

vụ từ nó đối với mỗi người sử dụng là bằng không, và không thể cấm mọi người sửdụng

Thông tin mang tính chất của hàng hóa công cộng Việc tiêu dùng thông tinkhông mang tính cạnh tranh, nghĩa là việc sử dụng thông tin của người này không cảntrở lợi ích từ việc sử dụng thông tin của người khác Đồng thời, thông tin cũng khôngmang tính loại trừ vì chi phí để ngăn cản người khác không được tiếp cận thông tin rấttốn kém và không khả thi

Trong thực tế thông tin về việc làm nếu thông qua đơn vị môi giới phải bị thumột khoản lệ phí khi đó thông tin này mang tính loại trừ Như vậy, thông tin trên thịtrường lao động việc làm là một loại hàng hóa công không thuần túy

2.2 Lý thuyết về thông tin bất cân xứng

Khái niệm:

Bất đối xứng thông tin là tình huống phát sinh khi một bên không nhận biếtđầy đủ về đối tác của mình, dẫn đến những quyết định không chính xác trong quá trìnhgiao dịch Nói cách khác, thông tin bất đối xứng là tình trạng trong một giao dịch cómột bên có thông tin đầy đủ hơn và tốt hơn bên còn lại Chênh lệch thông tin bao gồmnhững vấn đề chủ yếu như sau:

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Nhóm 5_48K32.1 Kinh tế công cộng

- Thông tin không đầy đủ, không chính xác

- Thông tin không thể thu thập được, thông tin bị che giấu

Hay giải thích theo một cách khác [1]

Thông tin bất cân xứng trên thị trường lao động:

- Thông tin bất cân xứng trên thị trường lao động đề cập đến tìnhtrạng một bên (người sử dụng lao động hoặc người lao động) cónhiều thông tin hơn bên kia, dẫn đến mất cân bằng về kiến thức vàquyền ra quyết định

- Nó phát sinh khi người sử dụng lao động thiếu thông tin về năngsuất hoặc kỹ năng của nhân viên tiềm năng, đặc biệt khi họ mớitham gia thị trường lao động hoặc khi thị trường lao động khôngchia sẻ thông tin một cách hiệu quả giữa các khu vực hoặc quốcgia

- Việc thiếu thông tin này có thể dẫn đến sự phân biệt đối xử về mặtthống kê, trong đó người sử dụng lao động đưa ra quyết định dựatrên sự khái quát hóa hoặc khuôn mẫu về một số nhóm nhất định,thay vì trình độ chuyên môn của từng cá nhân

- Thông tin bất cân xứng đặc biệt có liên quan trong bối cảnh tươngtác trên thị trường lao động giữa người sử dụng lao động bản địa

và người lao động nhập cư, cũng như sự di cư từ nông thôn rathành thị và di cư từ nam sang nam của những người lao động cótay nghề và không có tay nghề

- Sự phổ biến của thông tin bất cân xứng có thể dẫn đến mô hìnhnghề nghiệp và sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm lao độngbản địa và nhập cư khác nhau

III Thực trạng thông tin bất đối xứng trong thị trường lao động:

5

Trang 6

Nhóm 5_48K32.1 Kinh tế công cộng

3.1 Thực trạng sự bất đối xứng thông tin trên thị trường lao động Việt Nam:

3.1.1 Lựa chọn ngược:

3.1.1.1 Đối với người lao động.

Lựa chọn ngược trên thị trường lao động đều có thể xảy ra với cả người laođộng, doanh nghiệp, và cả các trung tâm môi giới việc làm do hiện tượng bất đối xứngthông tin giữa các cá thể trong quá trình tiến hành giao dịch việc làm Lựa chọn ngượcxảy ra khi giao dịch việc làm này chưa hoàn tất, khả năng lựa chọn sai lầm ngoài mongmuốn của các chủ thể trên thị trường lại rất cao

Lựa chọn ngược xảy ra đối với người lao động khi họ không nắm được nhiềuthông tin về công việc cũng như những chế độ phúc lợi mà đáng lẽ phải được hưởng từdoanh nghiệp Người lao động tìm đến công việc qua những tín hiệu do doanh nghiệpphát ra như: quảng cáo qua các trang web việc làm, báo tìm việc làm, mẫu thông báotuyển dụng ở các trụ sở công ty hay các địa phương Cách tìm kiếm này không mấtnhiều lệ phí như tin ấn những trung tâm giới thiệu việc làm cũng tồn tại những lựachọn ngược Đó là thái độ cố tình che giấu những thông tin cần thiết về quyền lợi cũngnhư trách nhiệm làm việc của người lao động Do doanh nghiệp là người chiếm ưu thếhơn so với người lao động Từ việc nắm những thông tin công việc như công việc cụthể là gì, môi trường như thế nào, chế độ làm việc ra sao, làm bao nhiêugiờ/ngày Nhiều người lao động khi được nhận vào làm rồi mới biết mình đang bị bóclột sức lao động trên cả thể xác lẫn tinh thần, làm việc trên 16 giờ ngày mà khôngđược tăng lương, quan hệ chủ tớ phân biệt rõ rệt qua hành động, lời nói, bị cắt chế độlương thưởng, bảo hiểm với những lý do vô lý Đa số những người lao động nàythuộc lao động phổ thông, trình độ không cao, kém hiểu biết Đến khi nhận biết được

sự việc xảy ra thì một số người cố gắng chịu đựng vì miếng cơm manh áo hằng ngày,một số đứng lên chống lại chế độ làm việc khắc nghiệt, nhưng hầu như tiếng nói của

họ không đủ sức chống lại thế lực của các doanh nghiệp, người lao động bị cô lập vàthiệt thòi vì không có đại diện về luật pháp, do đó họ phải cam chịu những công việckhông mong đợi này

Trang 7

Nhóm 5_48K32.1 Kinh tế công cộng

3.1.1.2 Đối với doanh nghiệp

Lựa chọn ngược đối với DN xảy ra do trong quá trình tuyển dụng, chủ DNkhông biết được thực lực, khả năng, phẩm chất của người mình tuyển có thực sự phùhợp với vị cần tuyển hay không vì đây là những yếu tố mà khi làm việc, người LĐ mớibộc lộ Do đó người chủ DN cũng có những rủi ro nhất định Một khi người LĐ cónguyện vọng muốn được trúng tuyển công việc thì họ sẽ đưa ra những thông tin có lợicho bản thân về bằng cấp, khả năng làm việc, thông tin sức khỏe Hiện nay, tình trạnglàm giấy tờ, bài cấp giả đang khá phổ biến Với chỉ khoảng 1 triệu – 3 triệu là có thể

có được một bắt Anh văn loại B hoặc bằng tin học văn phòng đây là những loại bằngcần thiết và phổ biến trong khi tuyển dụng nên nhu cầu rất lớn Cũng có thể lấy bằngcấp, chứng chỉ học vị chuyên môn giả từ các trường trung cấp, cao đẳng hay tên tuổicủa các trường đại học khác nhau tùy theo từng mức giá Giữa tỉnh trạng thật giả lẫnlộn nhà tuyển dụng rất khó để phát hiện và sàng lọc các đối tượng để đầu tư nhân lựcthật sự hiệu quả

3.1.2 Rủi ro đạo đức

Rủi ro đạo đức xảy ra trong giao dịch việc làm do sự chênh lệch thông tin màbên nắm ưu thế về thông tin sau khi đã thỏa thuận thống nhất về việc làm đã có nhữngđộng cơ vì phạm pháp luật cũng như hợp đồng LĐ, từ đó ảnh hưởng đến lợi ích củabên còn lại

Rủi ro đạo đức biểu hiện dưới nhiều hình thức, có thể xảy ra đối với ngườiL.Đ hay người sử dụng LĐ Sau đây sẽ là một số biểu hiện đáng chú ý:

• Vấn đề an toàn lao động:

Theo thống kê, năm 2010, trên cả nước đã xảy ra 5.307 vụ tai nạn lao động,làm 601 người chết và 1.260 người bị thương nặng Các địa phương có số vụ tai nạnlao động dẫn đến chết người ở mức cao vẫn là những địa phương tập trung nhiều khucông nghiệp, doanh nghiệp khai thác mỏ, xây dựng và sử dụng điện, điển hình như TP

Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương và những ngành nghề

để xảy ra nhiều ai nạn lao động nghiêm trọng trong năm 2010 là khai thác mỏ, xâydựng, lao động giản đơn và thợ gia công kim loại, lắp ráp cơ khí

7

Trang 8

Nhóm 5_48K32.1 Kinh tế công cộng

Từ những nguyên nhân thống kê cho thấy, tai nạn lao động xuất phát từ nhậnthức của vai trò an toàn lao động đối với người lao động và người sử dụng LĐ cònxem nhẹ, phớt lờ, và hậu quả đáng buồn của sự coi thường này thật to lớn, nó khôngchỉ thiệt hại cho sức khỏe, của cải, thu nhập thường xuyên, trở thành gánh nặng đối vớingười thân mà thậm chỉ là tính mạng của người họ

Đối với người sử dụng lao động:

Đối với người lao động:

Trang 9

có yếu tố độc hại Tuy nhiên, do nhận thức của bản thân người lao động và chủ sửdụng lao động còn hạn chế nên nhiều năm về trước công tác phòng ngừa bệnh nghềnghiệp ít được coi trọng

Theo số liệu thống kê của Cục y tế dự phòng và môi trường - Bộ Y tế, hàngnăm có khoảng 60 ngàn công nhân lao động được khám bệnh nghề nghiệp, tỷ lệ côngnhân được phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp khoảng 10,1% Tính đến tháng 6/2008toàn quốc có khoảng 23.491 trường hợp có nguy cơ tích lũy bệnh nghề nghiệp, trong

đó chủ yếu là bệnh phổi silic chiếm tới 76,7%, bệnh điếc chiếm khoảng 19,5% Đây làmột vấn đề rất đáng được quan tâm

Có nhiều lý do trong đó lý do lớn nhất là môi trường Hiện nay, người laođộng đang phải chịu nhiều sức ép: việc làm, môi trường lao động có nhiều tác hại nghềnghiệp như bụi, tiếng ồn, rung chuyển, hơi khí độc, phóng xạ và làm việc trong cácđiều kiện lao động đặc biệt như leo cao, áp suất, các tư thế lao động bất lợi, trang thiết

bị bảo hộ lao động không đủ, chất lượng không bảo đảm tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫnđến bệnh nghề nghiệp và các bệnh liên quan đến lao động

Tuy nhiên, việc này sinh bệnh nghề nghiệp không phải là trường hợp của rủi

ro đạo đức của người lao động mà ở đây chính là thái độ, trách nhiệm của người chủ

DN đối với quyền lợi của người LĐ sau khi căn bệnh xảy ra Thông thường, người LĐđược hưởng chế độ khám bệnh định kỳ mỗi năm, nếu phát hiện dấu hiệu mắc bệnh thì

9

Trang 10

Nhóm 5_48K32.1 Kinh tế công cộngđược hội đồng giám định y khoa kết luận, sau đó người chủ DN sẽ tạm ứng tiền khámchữa bệnh và làm thủ tục để người LĐ nhận chế độ từ BHXH Tuy vậy, nhiều DN vìmuốn giảm tốn kém chi phí đã có tình làm ngơ trước quyền lợi này của người LĐ.

Ở một khía cạnh khác người LĐ chỉ được hưởng chế độ trợ cấp bệnh nghềnghiệp khi chủ DN kẻ khai đóng BHXH cho họ Những người có nguy cơ bị mắc bệnhnghề nghiệp cao lại là những người chủ yếu làm trong những DN nhỏ lẻ, điều kiện làmviệc tồi tàn, môi trường làm việc độc hại

• Vấn đề nghỉ việc, trốn việc, vi phạm kỷ luật làm việc:

Một trong những vấn đề rủi ro đạo đức đối với người chủ DN đó là tình trạngnghỉ việc trốn việc, thường xuyên vi phạm quy định làm việc tại chỗ làm Người LĐkhông tuần heo những quy định của công ty về việc chấp hành thời gian làm việc, thờigiờ nghỉ ngơi, không thực hiện vận hành sản xuất đúng quy chế, tìm cách qua mặt,trốn tránh trách nhiệm gây nên những thiệt hại về năng suất, tiến độ và hiệu quả côngviệc cho DN Chính vì đời sống bấp bênh, công việc không ổn định, trình độ nhận thứckém tạo nên tính thiếu kỷ luật, thiếu trách nhiệm của người LĐ, sự gắn bó của người

LĐ với DN không cao, dễ bị dao động bởi những lời nói bên ngoài Gần đây còn xuấthiện vấn nạn làm giấy tờ đi khám bác sĩ giả một cách chuyên nghiệp của người LĐ đểviện cho lý là nghỉ việc, trốn việc Họ sẵn sàng bỏ ra một, hai trăm ngàn để mua giấy

tờ giả đổi lấy tiền thưởng, trợ cấp như những người LĐ khác Hành vi này đã lôi kéomột số đông những người khác bắt chước theo, bao che, luân phiên vi phạm lẫn nhau.Chủ DN nên thắt chặt quản lý để tình trạng này không còn tiếp diễn, đảm bảo năngsuất hoạt động lâu dài

IV Phân tích nguyên nhân dẫn đến thông tin bất đối xứng trong thị trường lao động:

Bất cân xứng trên thị trường lao động đề cập đến sự không công bằng vàchệch lệch trong các khía cạnh liên quan đến nguồn nhân công, việc làm, thu nhập.Dưới đây là một số yếu tố dẫn đến thông tin bất đối xứng trong thị trường lao động:

Trang 11

Nhóm 5_48K32.1 Kinh tế công cộng

4.1 Lương

Bất đối xứng trên thị trường lao động về tiền lương là một hiện thực mà nhiềuquốc gia đang phải đối mặt Lương là động lực thúc đẩy chính đối với người lao động,bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người lao động, đây cũng là nguyênnhân chủ yếu để họ có quyết định lựa chọn công việc đó hay không Mức lương caotạo cảm giác hài long và tâm lý thoải mái cho người lao động, giúp họ tập trung vàocông việc mà không phải lo toan về gánh nặng tài chính Tuy nhiên không phải ngànhnghề nào mức lương cũng như nhau, thực tế mức lương có thể thay đổi giữa các ngànhnghề khác nhau thậm chí là giữa những ngành nghề đòi hỏi kĩ năng và trình độ tươngđương Sự chênh lệch này là do sự dư thừa hoặc khan hiếm lao động trong từng ngành,giá trị thị trường của ngành nghề cũng như chức năng công việc đối với xã hội

Bên cạnh những công việc có mức lương cao như trên hình thì còn có nhữngcông việc có mức lương khá thấp, không những vậy công nhân còn làm việc trong môitrường độc hại Căn cứ quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, Điều 5 Nghị định90/2019/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác ban hành kèm theo có quy định về việcxây dựng thang bảng lương thì mức lương tối thiểu vùng và khoản trợ cấp thêm chongười lao động làm công việc nặng nhọc độc hại như sau:

Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địabàn thuộc vùng I

11

Ngày đăng: 31/05/2024, 10:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w