Trong các quan hệ được luật laođộng điều chỉnh cũng có thể xảy ra những hành vixâm phạm đến quyền, lợi ích của các bên trong quan hệ đó, bơi vì khi thực hiện quyền và nghĩa vụ củamình, n
Trang 1CHE DO BI THUONG TRONG LUAT LAO DONG
VIET NAM
Trang 256-2006/CXB/153-02/NXBTP
Trang 3TS NGUYỄN HỮU CHÍ (Chủ biên)
Trang 4kinh tế nhiều thành phần có sự quan ly cua Nha nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa Cùng uới sự đa
dang hoa thành phần kinh tế va sự phat trién của nền
binh tế thì nhu cầu sử dụng súc lao động ngày càng tang béo theo sự phong phú va phức tạp trong các môiquan hệ giữa người lao động va người sử dụng laođộng Trong vong xoáy của cơ chế thị trường, vdi mụctiêu loi nhuận, nguy cơ vi vi phạm phap luật, vi phạm
thoa thuận trong hợp đồng, gây thiệt hai cho các bên
trong quan hệ lao động có sự gia tăng Để giữ cho
quan hệ lao động được ổn định lâu dài cần tăng cường
ky luật lao động, ý thức chấp hành phúp luật lao độngcũng như có những chế tài đủ mạnh đôi voi người vi
phạm để bù dap thiệt hai do họ gây ra.
Vấn đề thiệt hai trong khoa học phap lý noi chung
va khoa học luật lao động nói riêng là một uấn đề rấtnhạy cam bởi nó liên quan trực tiếp đến những lợi íchUột chát thiết thân của các bên Do đó, quy định của
Trang 5phúp luật lao động vé uấn dé này có vai trò uô cùng quan trọng trong viéc điều hoà mdu thuận vé lợi ích.
Kể từ khi ban hành Bộ luật lao động cho tới nay,
Nha nước ta đã xây dung được hệ thống quy phạm
phúp luật uê chế độ bôi thường tương đôi phong phú Tuy nhiên, các quy phạm đó còn nhiều điểm bất cập chưa phù hợp uới thực tiễn nên đã gây ra nhiều kho
khan khi áp dụng trong thực tế Mặt khác, còn nhiều uấn đề hiện nay chưa được đề cập tới nhưng thực tế giỏi quyết tranh chấp Toà an đã gặp phai Thực trạng
đó đòi hỏi phỏi có sự điều chỉnh kip thời, đớp ứng doihoi của cuộc sống
Quan tâm nghiên cứu van đề trên, uới mục đích
đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, thực hiện va tạo cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có một cái nhìn đúng đắn uê uấn đê này, Tiến sỹ, giảng uiên chính Nguyễn
Hữu Chí, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu luật laođộng, thương mai va đầu tư thuộc Khoa Pháp luậthinh tế Trường Đại học Luật Hà Nội uà Thạc sỹ Đỗ
Gia Thắng, chuyên uiên Ban xây dựng pháp luật Van
phòng Chính phu đã biên soạn cuốn sách: “Chế độbồi thường trong luật lao động Việt Nam”.
Mặc dù đã hết sức cố gắng song do đây là uấn đề
Trang 6quan ca nhân Vì uậy, chúng tôi rất mong muốn có
được sự góp ý, trao doi cua bạn đọc để cuốn sách này
được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản.
Xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, tháng 10 năm 2006
NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP
Trang 7Chương | Một số vấn dé lý luận về bồi thường thiệt hai
và chế độ bồi thường thiệt hại trong luật lao động
Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG
THIET HAI VA CHE ĐỘ BOI THƯƠNG
THIET HAI TRONG LUAT LAO DONG
| BỒI THƯỜNG THIET HAI TRONG LUAT LAO ĐỘNG
1 Khai niệm về bổi thường thiệt hai trong luật lao động
| Thiệt hại dưới góc độ pháp lý
Xã hội là tổng hoà của các mối quan hệ đa dạng,
phức tạp giữa các cá nhân, tổ chức và ca Nhà nước.
Trong xã hội với nhiều mối ràng buộc đó, các chủ thể không thể thực hiện các quyền của mình mà không
tôn trọng quyền của người khác, quyền của cá nhânnày bị chế ước bởi quyền của cá nhân khác cũng nhưcủa tổ chức và Nhà nước Thực tế cho thấy, nếu việchưởng và thực hiện quyền tự do cá nhân của con người
là nhu cầu khách quan, thì sự tồn tại của khả năngxâm phạm quyền và gây thiệt hại cho người khác
Trang 8cũng luôn là khả năng có tính thực tế Vì thế, vấn đề
thiệt hại và bồi thường thiệt hại tất yếu được đặt ra
trong khoa học pháp lý cũng như trong hệ thống pháp
luật ở từng quốc gia |
Theo từ điển Tiếng Việt thì thiệt hại là “mất mát,
hư hong nặng nề vé người va cua’,
Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ thiệt hại được
hiểu là “tổn thất uê tính mang, sức khoẻ, danh dự, uy tín,
tai san của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo uệ"®,
Khoản 1 Điều 307 Bộ luật đân sự năm 2005 quyđịnh: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồmtrách nhiệm bồi thường thiệt hại vé vat chốt, tráchnhiệm bồi thường bù dap tổn thất vé tinh thần”.
Như vậy, thiệt hại có thể phân làm hai loại làthiệt hai vé vat chất, gồm những tài sản bị mất, bịhuy hoại, bi hư hong, chi phi hợp lý phải bỏ ra để khắc
phục, ngăn chặn thiệt hại cùng hoa lợi, lợi tức không
® Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hoá thông tin Hà Nội, H.1998.
® Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Trường Đại học
Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, H 1999.
Trang 9Chương | Một số vấn dé lý luận về bồi thường thiệt hai
và chế độ bồi thường thiệt hại trong luật lao động
thu được mà đáng lẽ phải thu được và những tổn thất
vé tỉnh thần (như danh dự, uy tín, tên tuổi, nhân
thân là những yếu tố có vai trò trong việc tạo lập,
duy trì và phát triển các mối quan hệ cá nhân và cộng đồng của chủ thể bị xâm hại).
| Boi thường thiệt hại trong luật
Dưới góc độ phap luật, sự ton tại của thiệt hại đặt
ra yêu cầu giải quyết quan hệ phát sinh giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại theo các tiêu chí, khuôn
khổ mà pháp luật quy định Nguyên tắc chung là khi
một chủ thể gây thiệt hại cho một chủ thể khác mà
không phải là ly do bất kha kháng thì có nghĩa vụ
phải khắc phục hậu quả đã gây ra Nghĩa vụ này xuất phát từ lẽ công bằng, từ sự chế ước quyền của một chủ
Trang 10thể bởi những quyền và lợi ích của chủ thể khác, một
mặt loại bỏ sự tuyệt đôi hoá quyền tự do cá nhân, mặtkhác xác định trách nhiệm của chủ thể đối với hoạtđộng của chính mình trước quyền và lợi ích hợp phápcủa mọi người
Về phương diện pháp lý, trong quan hệ lao động,
khi người lao động và người sử dụng lao động xác lập
một quan hệ lao động thì đồng thời giữa họ xuất hiện
một quan hệ nghĩa vụ Nghĩa vụ này có thể do phápluật quy định hay các bên tự thoả thuận với nhau
trong hợp đồng lao động Do đó, khi một bên vi phạm
nghĩa vụ (không thực hiện, thực hiện không đúng,
không đầy đủ) gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe,tài sản cho bên kia thì phải gánh chịu hậu quả pháp
lý bất lợi mà pháp luật đã dự liệu trước, gọi là tráchnhiệm bồi thường thiệt hại Như vậy, để tìm hiểu kháiniệm bồi thường thiệt hạt dưới góc độ pháp lý cần
hiểu được thế nào là trách nhiệm pháp lý.
Thuật ngữ trách nhiệm phap lý có thé được sửdụng theo hai nghĩa khác nhau Nếu hiểu theo nghĩa
là bổn phận, vai trò thì trách nhiệm pháp lý mang
tính tích cực, xuất phát từ sự ý thức của con người về
vị trí, vai trò của mình đối với những tiến bộ của xã
Trang 11Chương | Một sô vấn dé lý luận về bồi thường thiệt hai
và chế độ bồi thường thiệt hại trong luật lao động
hội Còn hiểu theo nghĩa thứ hai thì trách nhiệm pháp lý gắn với sự vi phạm pháp luật, được gọi là
trách nhiệm pháp lý tiêu cực Nhưng trong phạm vì
của cuốn sách này chúng tôi chỉ đề cập đến trách
nhiệm pháp lý ở khía cạnh thứ hai và nghiên cứu nó
trong quan hệ lao động.
Sơ dĩ Nhà nước áp dụng chế độ trách nhiệm pháp
lý tiêu cực để trừng phạt những chủ thể vi phạm
pháp luật gây hậu quả xấu cho xã hội là vì các chủ
thể khi tham gia vào một quan hệ pháp luật luôn
hoạt động có ý thức, có lý trí và ý chí, nghĩa là họ
nhận thức được việc làm của mình và họ có khả năng
tự lựa chọn những cách thức xử sự khác nhau sao cho phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội Tuy nhiên,
họ đã lựa chọn cách xử sự không được pháp luật chophép nên phải gánh chịu trách nhiệm về chính sự lựachọn của mình
Trách nhiệm pháp lý chủ yếu do các cơ quan nhànước có thẩm quyền áp dụng đối với các chủ thể vi
phạm pháp luật Truy cứu trách nhiệm phap ly là
áp dụng các biện pháp cưỡng chế đã được Nhà nướcquy định trong các văn bản quy phạm pháp luật Việc
áp dụng các biện pháp này đem lại những hậu quả
Trang 12bất lợi cho người vi phạm.
Như vậy có thể hiểu “trách nhiệm pháp lý là
một loại quan hệ phúp luật đặc biệt giữa Nhà nước
(thông qua các co quan có thẩm quyền) va chu thể vi
phạm phap luật, trong đó bên vi phạm phap luật phảigúnh chịu những hậu qua phap ly bất lợi, những biện phap cưỡng chế nhà nước được quy định ở chế tài các
q1)
quy phạm phúp luật
Pháp luật các nước đều ghi nhận nguyên tắc Nhà
nước bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
uy tín, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của
cá nhân, pháp nhân và các tổ chức Hiến pháp năm
1992 quy định: “Các cơ sở san xuất, kinh doanh thuộc
mọi thành phần binh tế đêu bình đẳng trước pháp
luật, uốn va tài san hợp pháp được Nhà nước bao hộ”(Điều 22) và “Nhà nước bao hộ quyền sở hữu hợp pháp
va quyền thừa kế của công dân” (Điều 58).
Như vậy, Nhà nước không thừa nhận bất kỳ mộthành vi nào xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, quyền
® Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật - Đại học Luật
Hà Nội.
Trang 13Chương | Một số vấn dé lý luận về bồi thường thiệt hai
và chế độ bổi thường thiệt hai trong luật lao động
sd hữu tài sản hợp pháp của người khác Tuy nhiên,
con người sống trong một xã hội với vô vàn sự phứctạp mà không phải lúc nào người ta cũng điều khiểnđược hành vi của mình theo đúng những chuẩn mực
pháp luật Vì vậy, hành vi vi phạm cố ý hoặc vô ý gây
thiệt hại cho ngươi khác là tất yếu xảy ra và đòi hỏi
can phải được xử lý Trong các quan hệ được luật laođộng điều chỉnh cũng có thể xảy ra những hành vixâm phạm đến quyền, lợi ích của các bên trong quan
hệ đó, bơi vì khi thực hiện quyền và nghĩa vụ củamình, người lao động khó có thể tránh khỏi những sơ
suất, vô ý gây thiệt hại cho người sử dụng lao động
hoặc người sử dụng lao động vì lợi nhuận hoặc donhững hoàn cảnh nào đó mà vi phạm những thoảthuận trong hợp đồng lao động gây thiệt hại cho người
Trang 14Quan hệ bồi thường thiệt hại do luật lao độngđiều chỉnh chỉ phát sinh giữa các chủ thể trong quan
hệ lao động và hành vi gây thiệt hại phải liên quan
đến quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ trong
quan hệ lao động Những hành vi gây thiệt hại của
những chủ thể không phải là chủ thể của quan hệ lao động hoặc dù do những chủ thể trong quan hệ lao
động gây ra nhưng không trong quá trình thực hiện
quyền, nghĩa vụ lao động thì cũng không do luật laođộng điều chỉnh
Là một chế định bảo đảm quyền lợi cho người bị
vi phạm, bồi thường thiệt hai bù đắp những thiệt hạihoặc một phần thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra đối
với người bị vi phạm Những thiệt hại ấy đù là thiệt
hại về vật chất hay về tinh thần, đều được đền bùbằng một lượng vật chất nhất định đo luật định hay
do các bên thoả thuận
Nhu vậy, ta có thể hiểu: bổi thường thiệt hại
trong luật lao động là một loại trách nhiệm phúp ly
phat sinh khi một bên trung quan hệ lao động có hành
vi vi phạm nghĩa vu, gây thiệt bại cho bên kia nhằm khôi phục tình trang tdi sản, bù đắp tổn thốt vé tinh than, súc khoe cho người bị thiệt hai.
Trang 15Chương I Một số vấn đề lý luận về bổi thường thiệt hai
và chế độ bồi thường thiệt hại trong luật lao động
2 Vai trò của chế định bổi thường thiệt hại trong luật
lao động
| Vai tro Bảo đạm và cũng cổ ïkỷ luật
trong quan hệ lao động.
Mỗi chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội,
đều xác lập những quyền và nghĩa vụ cụ thể với nhau,
việc thực hiện các nghĩa vụ của chủ thể này là điều
kiện để bảo đảm quyền của các chủ thể khác Nếu chủ
thể có nghĩa vụ không thực hiện đúng các nghĩa vụ
của mình sẽ xâm phạm tới quyền lợi của các chủ thể
khác gây anh hưởng không tốt tới mối quan hệ giữa
các bên Do đó, để giữ cho mối quan hệ giữa các bên được ổn định, hài hòa đòi hỏi mỗi bên phải thực hiện
nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của nhau Tuy nhiên, trong
thực tế không phải lúc nào ky luật lao động cũng được
tôn trọng mà nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của
các bên tham gia quan hệ còn hạn chế, gây ảnh hưởng
tới hoạt động sản xuất kinh đoanh của đoanh nghiệp.
Do vậy, cần có những biện pháp bao dam-eho kỷ luật
lao động được thực Hiện ngH:B VỆ N
TRƯƠNG ĐAIHQC LUAT HA NỘI
Trang 16Hiểu theo nghĩa rộng, kỷ luật lao động không chỉ là ky luật để dam bảo nghĩa vụ, an toàn, vệ sinh
lao động trong quá trình lao động mà nó còn được hiểu
là sự nghiêm minh va thai độ nghiêm túc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động cũng
như các điều khoản đã cam kết giữa các bên trong hợpđồng lao động Trong nền kinh tế tập trung bao cấp,khi mà Nhà nước đồng nhất người lao động làm việctheo hợp đồng lao động với cán bộ, công chức làm việc
cho Nhà nước và tất ca đều được điều chỉnh chung trong một loại văn bản quy phạm pháp luật thì kỷ luật lao động mang ý nghĩa là ky luật nhà nước, khi
có hành vi vi phạm thì sẽ bị ky luật bằng những biện
pháp hành chính Hiện nay, trong nền kinh tế thị
trưởng, quan hệ lao động đã được tách riêng khỏi
quan hệ hành chính thì Nhà nước cần có một loại chế tài khác áp dụng đôi với những người có hành vi gây
thiệt hại để đảm bảo quyền lợi cho người bị thiệt hại.
Đó chính là chế định bồi thường thiệt hại Chế định
bồi thường thiệt hại thông qua những quy định buộc
bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả vật chất
bất lợi là bồi thường tài sản cho bên bị thiệt hại đã gópphần bảo đảm và củng cố kỷ luật lao động, nâng cao
trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các
Trang 17Chương I Một số vấn dé lý luận về bồi thường thiệt hại
và chế độ bồi thường thiệt hại trong luật lao động
chủ thể trong quan hệ lao động Nhà nước không bắt
buộc các bên phải ký kết hợp đồng lao động phải ký
với a1 và với nội dung công việc là gì nhưng khi đã
tự nguyện giao kết hợp đồng thì các bên sẽ bị ràng
buộc bởi những cam kết đó Quyền tự do hợp đồng
không bao hàm sự tự do không thực hiện hợp đồng Ngay cả khi thực hiện hợp đồng lao động không còn có lợi, các bên vẫn có nghĩa vụ phải thực hiện những
điều khoản hợp đồng đã cam kết Sự từ chối thực hiện
những nghĩa vụ này là căn cứ cho phép áp dụng các
chế tài hợp đồng buộc bên vi phạm phai gánh chịu
những tổn thất vật chất trước bên cùng quan hệ hợp đồng Vì vậy, với tư cách là một loại chế tài thì chế độ bồi thường thiệt hại đóng vai tro quan trong trong
việc hình thành và củng cố thái độ tích cực của các
bên trong quan hệ lao động.
Vai trò dam bảo lợi ích cua các bên |
| tham gia quan hệ lao động
Lợi ích kinh tế là mục tiêu cuối cùng mà các bên
tham gia quan hệ lao động hướng tới Lợi ích của
người sử dụng lao động là giá trị thang du sức lao động của người lao động, còn lợi ích của người lao
Trang 18động là khoan tiền công được trả cho việc bán sức lao động hay còn gọi là tiền lương Hành vi vi phạm không thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng lao động hay những quy định của pháp luật sẽ gây
thiệt hại đến những lợi ích trên, thậm chí làm phát
sinh những nghĩa vụ tài sản của bên bị vi phạm đối
với người thứ ba Do đó, chế định bồi thường thiệt hại
đã mang lại cho người bị thiệt hại một lượng tài sản
nhất định bù đắp một phần hay toàn bộ những giảm
sút về lợi ích mà người đó phải chịu Mặt khác, với bên
vi phạm thì chế định bồi thường thiệt hại cũng là một
phương thức “cứu cánh” giúp họ thoát khỏi những
nghĩa vụ về tài sản bởi nó quy định những khả năng
họ được miễn trách nhiệm hoặc được giảm bớt tráchnhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra, đồng thời
có những quy định giúp cho họ có khả năng thực hiện
được nghĩa vụ bồi thường của mình mà không làm
anh hưởng quá nhiều đến đời sống và hoạt động sảnxuất kinh doanh, đặc biệt là khi người có trách nhiệmbồi thường là người lao động.
3 Phân loại bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động
Căn cứ vao thiệt hai xảy ra có thể chia bồi thường
thiệt hai thành những loại sau:
Trang 19Chương I Một số vấn dé lý luận về boi thường thiệt hai
và chế độ bồi thường thiệt hại trong luật lao động
- Bồi thường thiệt hai vé tài sản: Là trách nhiệm
bồi thường thiệt hại của một bên trong quan hệ lao
động khi hành vi vi phạm của họ đã gây ton thất về
tài sản cho bên kia Thông thường thì trách nhiệm bồithường thiệt hại chỉ áp dụng đối với người lao động,nhưng trong một số trường hợp thì trách nhiệm nàycòn ấp đụng cho cả người sử dụng lao động hoặc ngườithứ ba có liên quan đến quan hệ lao động;
- Bồi thường thiệt hai vé tinh mạng, sức khỏe:
Là trách nhiệm của người su dung lao động đối với
người lao động khi xây ra tai nan lao động, bệnh nghề
nghiệp trong quá trình lao động Đây được xem là quy
định đặc thù của luật lao động, khác hắn so với trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng,sức khỏe của người khác trong quan hệ dân sự;
- Bồi thường thiệt hại do chấn dứt hợp đồng
trái pháp luật: Khi giao kết hợp đồng lao động, các
bên có quyền tự đo thoả thuận theo ý chí của mình
trong khuôn khổ pháp luật cho phép Nhưng sau khi
hợp đồng đã có hiệu lực thì nó trở thành “luật” giữa các bên, do đó bằng hành vi của mình, người lao động
và người sử dụng lao động đã tham gia vào quan hệlao động, do đó, phải tuân theo những quy định của
luật lao động và những thoả thuận trong hợp đồng Vì
Trang 20vậy, người có hành vi vi phạm hợp đồng sẽ phải chịu
trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật
hay theo sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng.Căn cứ uào ý chi cua các bên trong quan hệ lao
động, bồi thường thiệt hại có hai loại:
- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp
luột: Day là trách nhiệm bồi thường thiệt hai phát
sinh trong những trường hợp được pháp luật quy định trước, khi có căn cứ phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại, không cần biết các bên có thoả thuận trước
hay không;
- Bồi thường thiệt hại theo thoả thuận của
hai bên: Đây là trường hợp bồi thường thiệt hại đo
các bên trong quan hệ lao động thoả thuận trước hoặc
sau khi thiệt hại xảy ra Song pháp luật lao động với
đặc thù bảo vệ người lao động thì không phải các bênthoả thuận tuỳ ý mà phải tưân theo giới hạn của pháp
luật vì trong quan hệ này, người lao động là người
luôn ở vị trí bất lợi hơn nên nếu các bên tự đo thoảthuận một cách tuyệt đối thì sẽ không thể đảm bảo sự
công bằng về quyền lợi cho người lao động.
Căn cử quan hệ làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường, có hai loại:
Trang 21Chương | Một số vấn dé lý luận về bồi thường thiệt hại
và chế độ bồi thường thiệt hại trong luật lao động
Bồi thường thiệt hai phát sinh trong quan
hệ lao động: Là trách nhiệm bồi thường do hành vi
vi phạm gây thiệt hại liên quan đến quan hệ lao động
như hành vi chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, hành
vi vi phạm ky luật lao động gây thiệt hại cho người sử
dụng lao động;
Bồi thường thiệt hại phát sinh trong các
quan hệ khác: Là trách nhiệm bồi thường do hành
vi trái pháp luật gây thiệt hại nhưng không phải trong quan hệ lao động mà trong các quan hệ khác có liên quan tới quan hệ lao động, ví dụ như bồi thường
thiệt hại trong quan hệ học nghề.
Căn cứ vao chủ thể chịu trách nhiệm bôi thường, bồi thường thiệt hai có ba loại:
Bồi thường thiệt hại đo người lao động thực
hiện, phát sinh khi người lao động có hành vi vi phạm
nội quy lao động của doanh nghiệp hoặc hợp đồng lao
động, gây thiệt hại cho người sử dụng lao động;
Bồi thường thiệt hai do người sử dụng lao động thực hiện, phát sinh khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc vi phạm hợp
đồng lao động, gây thiệt hại cho người lao động;
Trang 22- Bồi thường thiệt hai do người thứ ba gây ra:
Đây là trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho các chủ
thể trong quan hệ lao động Dù không trực tiếp tham
gia vào các quan hệ lao động nhưng các co quan này
có những hoạt động liên quan đến quan hệ lao động
và khi gây thiệt hại trong một số trường hợp cũng
phải bồi thường theo quy định của luật lao động và
các ngành luật khác.
ll CHẾ ĐỘ BOI THƯỜNG THIET HAI TRONG LUẬT
LAO DONG
1 Khai niệm, đối tượng va phạm vi áp dung
lao động là tổng hợp các quy định vé căn cứ,
mức độ, phạm vi, cách thức, biện pháp thựchiện bôi thường thiệt hại mà căn cứ uào đócác bên có liên quan thực hiện nghĩa uụ bồi
thường khi xay ra những điều biện thoả man
quy định của pháp luật hoặc sự thoả thuận
cua các bên trong hợp đồng lao động”.
Khi đề cập tới một loại chế độ về một vấn đề nào đó
Trang 23Chương | Một số van dé lý luận về bồi thường thiệt hai
và chế độ bồi thường thiệt hại trong luật lao động
nghĩa là nơi đến tổng hợp những quy định về vấn đề đó,
những quy định này có thể do pháp luật quy định hay
do các bên thoa thuận Trong luật lao động, chế độ bồi
thường cũng là tổng hợp những quy định của pháp luật
và thoả thuận của các bên trong hợp đồng lao động, hợpđồng học nghề hay hợp đồng trách nhiệm về tráchnhiệm bồi thường khi có hành vi gây thiệt hại Nếu
như không có những quy định này thì không thể áp
dụng trách nhiệm bồi thường đôi với người vi phạm.
Phạm vi áp dụng của chế độ bồi thường thiệt hại
là áp dụng đối với toàn bộ thiệt hại phát sinh trong quan hệ lao động và các quan hệ có liên quan đến
quan hệ lao động.
Điều đặc biệt là mặc dù quan hệ lao động là quan
hệ song phương giữa người lao động và người sử dụng lao động song chế độ bồi thường thiệt hại trong luật
lao động không chỉ áp dụng đối với những chủ thể của
quan hệ lao động mà còn áp dụng với người thứ ba có
liên quan Đó có thé là co quan nhà nước có thẩm quyền khi họ có hành vi gây thiệt hại cho các chủ thể của quan hệ lao động, có thể là cha mẹ, người đại diện
hợp pháp của người lao động trong những trường hợpngười lao động là người chưa thành niên
Trang 242 Căn cứ xác định trách nhiệm béi thường thiệt hại
Mục đích của uiệc truy cứu trách nhiệm bồi
thường thiệt hai là buộc chủ thể vi phạm phải gánh
chịu hậu quả bất lợi về tài sản, bảo vệ quyền, lợi íchhợp pháp của bên bị vi phạm trong quan hệ lao động
Do đó, việc quy định bồi thường thiệt hại không thể
xác định một cách tùy tiện, vô căn cứ, nhất là trong
quan hệ lao động thì người lao động là đối tượng chủyếu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Vìvậy, chế độ bồi thường trong luật lao động nói riêng
và pháp luật nói chung đã quy định việc giải quyết
vấn đề bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây raphải căn cứ trên các dấu hiệu có tính điều kiện Ví dụ,theo pháp luật Cộng hòa Pháp, để xem xét trách nhiệm
của một người, để cho một nghĩa vụ bồi thường phát
sinh với người đó thì hành vi của người đó phải thoảmãn ba điều kiện là có thiệt hại, xuất hiện một sựkiện (sự kiện cố ý hoặc không cố ý) và quan hệ nhânquả giữa sự kiện và thiệt hại Pháp luật Nhật Bản lạiquy định tương đối cụ thể hơn và nhiều yếu tố hơn Đểxác định trách nhiệm bồi thường, trước tiên phải có lỗi
cố ý hay vô ý khi xây ra thiệt hại Năng lực tráchnhiệm là điều kiện thứ hai, vì người không có năng
lực, trí tuệ bình thường thì không phải chịu trách
Trang 25Chương I Một số vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hai
và chế độ bồi thường thiệt hại trong luật lao động
nhiệm bồi thường đối với hành vi của mình Điều kiện
thứ ba, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
vi phạm đến các quyền về tai san và quyền nhân thân.
Những điều kiện tiếp theo là phải phát sinh thiệt hại
và phải có mối quan hệ nhân quả thực tế giữa hành vi
trái pháp luật của người gây thiệt hại với thiệt hại màngười bị thiệt hại phải chịu.
Theo pháp luật lao động Việt Nam, trách nhiệm
bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có đủ bốn điều
kiện sau:
Từ góc độ pháp lý, pháp luật chính là tiêu chí để
xác định tính hợp pháp của hành vi của chủ thể Một
hành vi không thể thể bị coi là trái pháp luật và chủ
thể thực hiện hành vi đó không phải gánh chịu trách
nhiệm đối với thiệt hại xảy ra khi hành vi đó không bị
pháp luật cấm, cho dù nó có trái đạo đức hay bị dư luận
xã hội lên án Hành vi trái pháp luật thường được biểu
hiện ở hành động vi phạm những quy định của pháp
luật hoặc cũng có thể được biểu hiện dưới đạng không
hành động (không thực hiện nghĩa vu ma phúp luật
Trang 26quy định phối thực hiện hoặc thực hiện không đúng
Uới các yêu cầu của pháp luật) nên gây thiệt hại cho
thiệt hai la hanh vi được người nòo thực
hiện “do lỗi cố ý hoặc lỗi uô ý xâm phạm tínhmang, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy
tin, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của
cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản
của phúp nhân hoặc chủ thể khác ma gâythiệt hai thì phai bồi thường”
Hành vi vi phạm pháp luật lao động là hành
vi trái pháp luật lao động do chủ thể có năng lực trách
nhiệm pháp luật lao động thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý xâm phạm tới quan hệ lao động và các quan hệ
Trang 27Chương I Một số vấn dé lý luận về bồi thường thiệt hai
và chế độ bồi thường thiệt hai trong luật lao động
liên quan đến quan hệ lao động được pháp luật bảo vệ
và phải chịu trách nhiệm pháp lý thích hợp Đối vớingười lao động thì hành vi vi phạm được thể hiện bằng
hành vi vi phạm ky luật lao động, không hoàn thành
nghĩa vụ lao động được giao hoặc thực hiện không
đúng những nghĩa vụ đó, vi phạm hợp đồng lao động.
Đối với người sử dụng lao động là hành vi vi phạm các
quy định về an toàn, vệ sinh lao động, vi phạm hợpđồng lao động
Vị phạm pháp luật lao động được thể hiện ở dạng
không hành động hoặc hành động.
Vi phạm pháp luật lao động có thể chia thành hai
loại là vi phạm trực tiếp và vi phạm gián tiếp
Vị phạm trực tiếp là những hành vi trái với quy
định của Nhà nước về quan hệ lao động, về an toàn,
vệ sinh lao động và những quy định trong lĩnh vực
quản lý lao động
Vi phạm gián tiếp là những hành vi vi phạm
các quy định khác có tính chất thoả thuận trong quan
hệ lao động như vi phạm thoả ước lao động tập thể, viphạm hợp đồng lao động, vi phạm nội quy lao động
Tuy có sự phân biệt này song xét đến cùng thì
Trang 28những vi phạm trên đều là vi phạm quy định của luật
lao động, vì mặc dù vi phạm gián tiếp chỉ là vi phạm
sự thoả thuận nhưng các thoả thuận đó vẫn phải dựa
trên cơ sở các quy định của Bộ luật lao động và các văn
bản hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về các vấn
đề như tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động,
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, kỹ luật lao động
và khi có sự vi phạm sẽ bị xử lý bằng pháp luật.
“Thứ hai, có thiệt hại xảy ra |
Là một yếu tố cấu thành cơ ban của trách nhiệm bồi thường thiệt hại, đây là một điều kiện được coi là
bắt buộc và quyết định việc có phat sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại hay không Thiệt hại xay ra trongquan hệ pháp luật lao động khác với thiệt hại trongquan hệ pháp luật hình sự vì trách nhiệm hình sự
được đặt ra do tính chất nguy hiểm của hành vi gây
ra hoặc có kha năng gây ra hậu qua mà phải chịu
trách nhiệm hình su, còn đối với trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong quan hệ lao động phải phátsinh thiệt hại, đù là thiệt hại không nghiêm trọng thì
người gây thiệt hại mới phải bồi thường.
Trang 29Chương I Một sô vấn đề lý luận về bổi thường thiệt hại
và chế độ bồi thường thiệt hại trong luật lao động
Thông thường, thiệt hại được hiểu là sự suy giảm
lợi ích vật chất hoặc tỉnh thần của một người đo có sự
kiện gây thiệt hại của người khác được xác định bằng
một khoản tiền cụ thể Dưới góc độ xã hội, thiệt hại
động chạm và làm ảnh hưởng đến những quan hệ xãhội được pháp luật bảo vệ Còn dưới góc độ pháp luật
lao động, thì thiệt hại tự nó đã nói lên một điều rằng
hành vi vi phạm đã xâm phạm đến những quyền, lợiích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động
Người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động cần được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, cần được bảo đảm
nguồn thu nhập ổn định tuỳ theo sức lao động Còn
người sử dụng lao động khi bỏ vốn ra đầu tư không những mong muốn bảo toàn tài sản mà còn muốn thu
được lợi nhuận Do đó, thiệt hai trong quan hệ laođộng chính là sự giảm sút về số lượng cũng như chất
lượng của hàng hóa sức lao động, là thiệt hại về tài
san và thu nhập đáng lẽ ra các bên có được hoặc lànhững thiệt hại về danh dự, uy tín của các bên Tuy
nhiên, tính chất của thiệt hại phải như thế nào mới đặt ra vấn đề bồi thường thiệt hại Yêu cầu đối với
những nhà làm luật và những người áp dụng pháp
luật khi đánh giá một thiệt hại làm cơ sở cho việc quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại là phải nhìn nhận
Trang 30thiệt hại một cách khách quan Có thiệt hại xảy ra và
thiệt hại đó phải trị giá được bằng tiền, được thể hiện bằng sự giảm sút thu nhập của người lao động, sự mấtmát về tư liệu sản xuất của người sử dụng lao động (nếu thiệt hại về tài sản) và tính mạng, sức khỏe,
đanh dự bị xâm phạm của người lao động (nếu là
thiệt hại tinh thần) thì mới đặt ra trách nhiệm bồi
thường thiệt hại
Thiệt hại do luật lao động điều chỉnh có thể phân chia thành nhiều loại như thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần, cũng có thể phân thành thiệthại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinhkhi thiệt hại là kết quả trực tiếp tất yếu của hành vi
vi phạm Đó là mối liên hệ của sự vận động nội tại mà
về nguyên tắc, nguyên nhân phải xảy ra trước kết quả
và hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân trực
tiếp, quan trọng có ý nghĩa quyết định với việc xây ra
Trang 31Chương | Một số vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại
và chế độ bồi thường thiệt hại trong luật lao động
thiệt hại Đây là mối quan hệ biểu hiện nội dung của
cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả trong phép duy
vật biện chứng.
Một thiệt hại có thể xảy ra do một hoặc nhiềuhành vi trái pháp luật và ngược lại, một hành vi traipháp luật có thể gây ra nhiều thiệt hại khác nhau.
Điều quan trọng là phải xác định hành vi trái phápluật gây thiệt hại là hành vi độc lập hay ở trong méi
quan hệ tổng hợp và có sự tác động qua lại của nhiều hiện tượng chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh
thiệt hại, phải xem xét trường hợp thiệt hại xảy ra có
thể là do một hành vi trái pháp luật khác xen vào gây
ra chứ không phải do hành vi có chứa đựng kha năngthực tế làm phát sinh thiệt hại Hanh vi trái phápluật (với vai trò là nguyên nhân) có ý nghĩa quyếtđịnh làm phát sinh thiệt hại, nhưng diễn biến của thiệt hại xảy ra theo chiều hướng nào' thì lại phụthuộc vào các yếu tố khách quan khác tác động vào.Hành vi trái pháp luật, tự nó mới chỉ có khả năng gây
thiệt hại chứ chưa được xác định hoàn toàn Thiệt hại
trên thực tế thì tuỳ từng hoàn cảnh, điều kiện khác nhau sẽ có hậu quả khác nhau Xem xét méi quan hệ
này, ngoài ý nghĩa làm căn cứ cho việc 4p dụng trách
nhiệm bồi thường thiệt hại, còn có ý nghĩa xác định
Trang 32mức bồi thường thiệt hại Vì vậy, ta phải đánh giá tất
ca các sự kiện liên quan một cách thận trọng, khách
quan, toàn diện và đầy đủ, từ đó mới có thể rút ra kết
luận đúng đắn Trong thực tế mối quan hệ nhân - quả
có nhiều biếu hiện rất phức tạp Vi dụ, một doanh
nghiệp sử dụng dây chuyển san xuất đã quá cũ khôngdam bao an toàn lao động, người lao động làm việc ởdây chuyền này lại không tuân thủ đúng quy trìnhsan xuất dẫn đến hau qua là xây ra tai nạn lao động.Hành vi vi phạm của người lao động nếu ở dây chuyềnsan xuất đúng tiêu chuân thì chưa xây ra tai nạn laođộng nhưng nếu người lao động không vi phạm quytrình san xuất thì với day chuyền đó cũng không xảy
ra tai nạn Trong trường hợp này ca hai hành vi viphạm của ngươi lao động và người sử dụng lao động
đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại Cũng có trườnghợp thiệt hại xảy ra do hành vi khác dan xen vào gây
ra chứ không phải do hành vi vi phạm có chứa đựngkhả năng thực tế làm phát sinh thiệt hại, hoặc cũng
có thể hành vi vi phạm với vai trò là nguyên nhân
chứa đựng kha năng thực tế gây ra thiệt hại nhưngđiễn biến của thiệt hại xay ra theo chiều hướng nàolại phụ thuộc một phần vào các yếu tế khách quankhác tác động mà với từng điều kiện, hoàn cảnh khác
Trang 33Chương I Một số vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hai
và chế độ bồi thường thiệt hại trong luật lao dong
nhau sẽ có những hậu quả khác nhau Nói tóm lại, dé
đánh giá chính xác mối quan hệ nhân qua giữa hành
vị vi phạm gây thiệt hại và hậu quả thiệt hại cần phải
chú ý đến nhiều vấn dé, trong đó cần xác định chính
xác những vấn đề chủ yếu sau:
- Hành vi vi phạm phải xây ra trước hậu quả thiệt
hại;
- Hành vi vi phạm xảy ra độc lập hoặc trong mỗi
liên hệ với các sự kiện, hiện tượng khác phai chứa đựng kha năng thực tế làm phát sinh hậu qua;
- Đối với hậu quả thiệt hại xảy ra phải là sự hiện
thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh thiệt hại của
hành vi vi phạm
Thứ tư, có lôi của người vi phạm |
Lối là trạng thái tam lý của con ngươi nhận thức
được hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi đó Lỗi được xem là biểu hiện của thái độ tiêu cực chống đối
xã hội của chủ thể vi phạm.
Theo Planol: “Lôi như một sự vi phạm nghĩa vu
đã tôn tai”, còn theo Mazand va Chabas: “Lôi la một
Trang 34sai lam vé ứng xử, ma nếu một người khúc ở uào hoàncảnh đó sẽ không mắc phải”.
Hành vi là biểu hiện bên ngoài, là yếu tố vật chấtthực tế của lỗi Một hành vi gây thiệt hại cho quan hệ
xã hội được pháp luật bảo vệ sẽ bị coi là có lỗi nếu
hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định
của một chủ thể, trong khi chủ thể đó có đủ điều kiện
khách quan và chủ quan để lựa chọn một xử sự khác
phù hợp hơn với yêu cầu của pháp luật Nhưng vì chủ
thể đã lựa chọn và thực hiện hành vi trái pháp luật
gây thiệt hại nên chủ thể đó sẽ bị coi là có lỗi trong
hành vi trái pháp luật gây thiệt hại của mình Lỗi được xem như là thước đo của trách nhiệm pháp lý và suy cho cùng, mọi trách nhiệm pháp lý do lỗi đều gắn
lién với một hành vi, tức là sự biểu lộ ra ngoài ý chícủa một người thông qua cách xử sự cụ thể
Lỗi trong trách nhiệm béi thường thiệt hại của
luật lao động cũng như trong luật dân sự được chia
làm hai loại là lỗi cố ý và lỗi vô ý Lỗi cố ý là trường
hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình là vi
phạm pháp luật lao động, vi phạm hợp đồng lao động
và sẽ gây thiệt hại cho phía bên kia nhưng vẫn thực
hiện đù mong muốn hoặc không mong muốn nhưng có
ý thức để mặc cho thiệt hại xảy ra Lỗi uô ý là trường
Trang 35Chương I Một số vấn dé lý luận về bồi thường thiệt hại
và chế độ bồi thường thiệt hại trong luật lao động
hợp một người không thấy trước được hành vi của
mình có khả năng gây ra thiệt hại cho bên kia dù phảibiết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặcthấy được thiệt hại nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không
xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Tuy nhiên, pháp luật lao động với điểm đặc thù làbảo vệ người lao động nên đương nhiên những quy định
về chế độ bồi thường có nhiều điểm khác biệt so vớicác ngành luật khác Luật lao động quy định có trường
hợp người sử dụng lao động không có lỗi nhưng về nguyên tắc vẫn phải bồi thường cho người lao động,hoặc có trường hợp người lao động vi phạm kỹ luật lao
động gây thiệt hại nhưng người sử dụng lao độngkhông thể áp dụng trách nhiệm vật chất đối với họ.
Tóm lại, bốn căn cứ trên là điều kiện bắt buộc phảichứng minh khi áp đụng trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong quan hệ lao động (trờ một sô trường hợp cụ
thể khác) Ngoài ra để áp dụng trách nhiệm bồi thường
thiệt hại với người lao động thì cần phải xem xét đếncác yếu tố khác như tài sản, hoàn cảnh gia đình, tâm
lý, sức khỏe, khả năng, kinh nghiệm làm việc của họ
để vừa dam bảo cuộc sống cho người lao động vừa đảm
bảo quyền lợi cho người sử dụng lao động
Trang 363 Sự khác biệt giữa chế độ bồi thường thiệt hại trong luậtlao động với chế độ bồi thường thiệt hại trong luật dân sự
và luật thương mại
Luật lao động điều chỉnh các quan hệ giữa ngườilao động làm công ăn lương với người sử đụng laođộng và các quan hệ khác liên quan trực tiếp với quan
hệ lao động, trong đó quan hệ lao động được coi là nềntang, là tiền đề của nhiều quan hệ khác có liên quan.Các quan hệ lao động đó được thiết lập dưới hình thức
hợp đồng lao động Mặc dù đều là các mối quan hệ
được thiết lập trên cơ sở thoa thuận tự nguyện, bình
đẳng nhưng điểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng lao
động với hợp đồng đân sự hay hợp đồng thương mại là
ở chỗ đối tượng của hợp đồng lao động không phải là
hàng hóa, dịch vụ thông thường mà là việc làm, là sứclao động đã được coi là một thứ hàng hóa đặc biệt
trong nền kinh tế thị trường Việc ký kết hợp đồng lao
động gắn liền với tư cách cá nhân, có tính chất đích
đanh nên các chủ thể không thể chuyển giao quyền và
nghĩa vụ của họ cho người khác
Xuất phát từ những đặc trưng đó nên-vấn đề bồi
thường thiệt hại trong quan hệ lao động cũng mang
những nét tương đồng và khác biệt so với bồi thường
Trang 37Chương I Một số vấn dé lý luận về bồi thường thiệt hại
và chế độ bồi thường thiệt hại trong luật lao động
thiệt hại trong quan hệ đân sự hay thương mại Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh trong quan hệ
hợp đồng, gắn liền với hành vi vi phạm và lỗi của người
vì phạm là những đặc điểm chung của bồi thường
thiệt hại trong tất cả các ngành luật Bên cạnh đó, bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động còn có một sé
điểm khác biệt cơ ban so với trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong các quan hệ khác:
Một là, bồi thường thiệt hai trong luật lao động
chỉ phát sinh trên cơ sở tồn tại một quan hệ lao động, dưới hình thức một hợp đồng lao động Trách nhiệm
bồi thường thiệt hai trong luật dan sự hay luật thương
mại không chỉ phát sinh dựa trên quan hệ hợp đồng
dân sự hay hợp đồng thương mại mà có thể phát sinh
dựa trên hành vi gây thiệt hại ngoài hợp đồng có
nghĩa là giữa các bên không cần tồn tại một quan hệ hợp đồng nào cả cũng có thể phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại nếu như hành vi đó trái pháp
luật và gây thiệt hại cho chủ thể khác Mặt khác, chủ
thể tham gia quan hệ bồi thường thiệt hại trong luật
lao động chỉ có thể là người lao động, người sử dụng
lao động, trong khi đó chủ thể tham gia quan hệ bồi
thường thiệt hai trong các ngành luật dan sự, thương
mại có thể là cá nhân, tổ chức bất kỳ thoả mãn điều
Trang 38kiện của luật dân sự hoặc là thương nhân hay người
có hành vi thương mại thực tế theo quy định của luật thương mại.
Hai la, khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ lao động,
chế tài phổ biến được áp dụng là đơn phương chấmdứt hợp đồng lao động và bồi thường thiệt hại Don
phương chấm đứt hợp đồng lao động là biện pháp
mà các bên có thể sử dụng khi những cam kết tronghợp đồng lao động không được thực hiện đúng, đây đủ
hoặc có hành vi vi phạm pháp luật lao động Khi
người lao động không được bố trí công việc, địa điểm
làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm
việc đã thoả thuận trong hợp đồng, không được trả
công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đãthoả thuận trong hợp đồng thì có quyền đơn phươngchấm đứt hợp đồng lao động Người sử đụng lao động
có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi
người lao động thường xuyên không hoàn thành côngviệc theo hợp đồng, bị xử lý ky luật sa thải theo quyđịnh của Bộ luật lao động Nếu hiểu theo một nghĩahẹp trong phạm vi các quy định về chế tài buộc tiếp
tục thực hiện hợp đồng lao động thì luật lao động chỉ
áp đụng với người sử đụng lao động trong một trường hợp đuy nhất là khi họ chấm dứt hợp đồng trái pháp
Trang 39Chương | Một số vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại
và chế độ bồi thường thiệt hai trong luật lao động
luật mà không áp dụng với người lao động Trong khi
đó, chế tài áp đụng với các hành vi vi phạm pháp luật
dân sự và thương mại rất đa đạng như buộc thực hiện
đúng hợp đồng, phạt hợp đồng hay bồi thường thiệthại Nguyên nhân là do trong quan hệ lao động, đốitượng mà cả hai bên hướng tới là sức lao động của
người lao động, nhưng sức lao động lại là một loạihàng hóa đặc biệt không thể mua bán theo kiểu “dit
đoạn” như những hàng hóa thông thưởng khác mà nó
nằm trong bản thân người lao động và được chuyển
hóa dần vào sản phẩm thông qua quá trình lao động.
Quá trình mua bán này đòi hỏi một thời gian lâu dài
và có sự gắn bó giữa người lao động và người sử dụnglao động Người lao động phải làm việc dưới sự chỉ
đạo, tổ chức sản xuất, kinh doanh của người sử dụng
lao động và bằng tư liệu sản xuất của người sử đụng
lao động, nhưng kết quả lao động đạt được có như
mong muốn của người sử dụng lao động hay không lạiphụ thuộc nhiều vào ý thức lao động của người lao động.Mặt khác, với ý nghĩa bảo vệ người lao động, tránh sự
ràng buộc suốt dờ' với người sử dụng lao động, đồng
thời tạo thuận lợi cho người lao động dễ dàng lựa chọncông việc là một trong những yếu tố đảm bảo quyền
tự do tìm kiếm việc làm thì khi người lao động không
Trang 40còn muốn tiếp tục làm thuê cho người sử dụng lao động nữa và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Pháp luật chỉ đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại vớingười lao động nếu hành vi đơn phương chấm dứt quan
hệ lao động đó là trái pháp luật.
Ba la, nguyên tắc bồi thường thiệt hai theo quy định của luật lao động có sự khác biệt cơ bản so với
các quy định của luật dân sự hay luật thương mại
Trong quan hệ thương mại hay dân sự thì chủ thể gây
thiệt hại trái pháp luật phải bồi thường toàn bộ thiệt
hại đo mình gây ra, bao gồm cả những thiệt hại trựctiếp và thiệt hại gián tiếp, trong khi đó Bộ luật lao
động quy định, tuỳ trường hợp cụ thể người gây thiệt hại có thể bồi thường một phần thiệt hại hoặc toàn bộ
thiệt hại Đồng thời, người gây thiệt hại chỉ phải bồi
thường những thiệt hại trực tiếp từ hành vi vi phạmcủa mình chứ không phải bồi thường những thiệt hạigiấn tig
Bốn là, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thườngthiệt hại theo quy định của luật lao động cũng nhưtrong luật dân sự, luật thương mại đều đòi hỏi bốn yếu tố: hành vi vi phạm, thiệt hại về tài sản, quan hệ nhân qua giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra và