1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp phát triển chế biến thức ăn chăn nuôi tại địa bàn tỉnh yên bái

57 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂNSs TẾ S¿

CHUYEN DE TOT NGHIEP

DE TAI: THUC TRANG VA GIAI PHAP PHAT TRIEN CHE

BIEN THUC AN CHAN NUOI TAI DIA BAN TINH YEN BAI

Sinh vién: Nguyén Tién Dat

Mã sinh viên: 11191003

Lớp: Kinh tế nông nghiệp 61

Khoa: Bat động sản và kinh tế tài nguyên

Giảng viên hướng dẫn: TS Hoàng Mạnh Hùng

Trang 2

LOI CAM ON

Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc đến TS Hoàng Mạnh Hùng Giảngviên hướng dẫn chuyên đề thực tập của em, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp

đỡ em trong suốt thời gian em nghiên cứu đề tài Và cũng là người đưa ra những ý tưởng,

kiểm tra sự phù hợp của luận văn.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thé các thầy cô trường Dai học Kinh tế Quốc dânđã giảng dạy, và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.Những kiến thức mà chúng em nhận được sẽ là hành trang giúp chúng em vững bước

trong tương lai.

Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người than đã luôn ở bên dé động viên và lànguồn cô vũ lớn lao, là động lực giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

Mặc dù đã có gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả năng có thể Tuy nhiên sẽkhông tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự cảm thông và tận tình chỉ

bảo của quý thầy cô.

Trang 3

MỤC LỤC

098007102277 ::::::ạa 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE PHÁT TRIEN CHE BIEN THUC AN

CHAN NUÔI oo esccssscesssessssesssssssseesssscssucsssecsssscssscsssscssussssecssssessesssssessuscssesssssessussssecssseessesssseesseseaseceseeessecs 4

1.1 Cơ sở lý luận về phát triển chế biến thức ăn chăn nuôi . 2 2 5+ >czczzccxez 4111 Khái niệm liên quan: Thức ăn chăn nuôi, Chế biến thức ăn chăn nuôi, Thị trường thức

784/12/8171 80800n0n08nẼẺn8e8.e 4

1.12 Đặc điển ngành chế biến thức ăn chăn NUOL cececcsccsccsssessessesssessessssssssssssssssssssssesseseessessees 6113 Vai trò của ngành chế biến thức ăn chắn HHÔI -.s- 25c ©5ecSeScxcEecteerteerkeerkrrreerreee 81.1.4 Các nhân tổ ảnh hưởng tới chế biến thức ăn chăn nuôi csccccccccccccccsecrerrceee 91.2 Cơ sớ thực tiễn về phát triển chế biến thức ăn chăn nuôi -5+- 14

121 Phát triển chế biến thức ăn chăn nuôi ở một số nước trên thế giới - 14

1.2.2 Kinh nghiệm phát triển chế biến thức ăn chăn nuôi ở một số tinh thành Việt Nam 151.2.3 Bài học rút ra cho phát triển chế bién thức ăn chăn nuôi tại địa bàn tỉnh Yên Bái 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHE BIEN THUC AN CHAN NUÔI TAI DIA BAN TINH YEN

BAL , 55c 5c 2212 2T ng HT ng He Hàn TH HH Hàn ngờ 17

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại tinh Yên Bái 5-55cScccccerkeerxeerkerrrrree 172.1.1 Diéu [2.08111280008080 n8.ẦẦ.ẦẮ - 17

2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội -cs- cSc e2 HE TT HE g1 1e 20

2.1.3 Đánh giá chung: Thuận lợi, Khó khăn trong chế biến thức ăn chăn nuôi 222.3 Thực trạng chế biến thức ăn chăn nuôi tại tinh Yên Bái À -2-22-55eccseccxecrecree 232.3.1 Tình hình chế biến thức ăn chăn nuôi tại tỉnh Yên Bái -5- 25c 5ccccseccxevrxecrerres 23

2.3.2 Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến sự chế biến thức ăn chăn nuôi tại tỉnh Yên Bái 262.3.2.1 Nguyên liệu AGU VàO - 55c SE TT T111 1e 26

2.3.2.2 Thị trường và cơ cầu khách NANG seessesssesssesssessessessvesssessssssssssusssssssssssecssessssssssssesasecsseesseeses 272.3.2.3 Thiết bị và dây chuyển công nghệ -©ccsc cktecxrSrrETrhErr re 282.3.2.4 (131,011 108nnnn8nẽnnẽẽe.e.e.< 292.3.2.5 Quản lý nhà nước đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi c5c 55c 55cccccccsrerterrerreee 30

2.4 Damh gid CHUNG ẦồỐẦẦẦỐẦỐẦẦẦẦana 32

2.4.1 Cơ hội phát trÏỂn 5s SE SE HE TH Tờ 32

Trang 4

2.4.2 Hạn CHE vescceseessessessessesseessesscssecsussuessessessussuvssesasssussussstsatssssesseesutsasssesseesavsuesaessessesassaeeseesvesees 33

2.4.3 22g 7n he ố.ố.ố.Ốố.Ố.Ố 34

CHUONG 3: GIẢI PHAP PHÁT TRIEN CHE BIEN THỨC AN CHAN NUÔI TẠI DIA BANIï);:84)027 907157 .` x K DH.H HH

3.1 Quan điểm phát triển

3.2 Muc ti@u phat 6.8 nh .ắ , 373.3 Các giải pháp phát triển chế biến thức ăn chăn nuôi tinh Yên Bái 373.3.1 Phát triển nguồn NQUYEN ÏIỆNH G1 SH KH HH Hy 373.3.2 Xây dựng và cải tiễn cơ sở hạ tng, máy móc thiết Đị ccccccccccccccerkrrecrreses 40

3.3.3 Đào tạo và phát triển nguôn nhân lực s- <5 EkEEtE 2E E111 rrrey 41

3.3.4 Day mạnh công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiễn bộ khoa học kỹ thuật vào sản

88h ẦỐ.Ốằằằằaằa c.sss aiaadẢ 42

3.3.5 Thâm nhập và mở rộng thị trwOng ecccecccescccesecesceesceeeecenneceseeeseeeseecnaeeeaeeeeeessaeeeeessaeseaeesneeeee 43

3.3.6 Nâng cao vai trò của quản lý nhà nước đổi với thức ăn chăn NUGI - :©cs+©5c55c+ 44k9) 0, 8n 6 ẽ ẽ -ẽ5.1+ HDHĂHH , 46$0 09.0 Ô 48

TÀI LIEU THAM KHẢO - 2: ©52-S2<EStSEEEEEEEEEE2152715211211711711211.211TTET1E.1E.TEE11E 1x1 ree 49

Trang 5

LOI MỞ DAU1 Tính cấp thiết của đề tài

Chăn nuôi là ngành sản xuất nông nghiệp mang tính truyền thống và tồn tại rất lâu đời ở

nước ta Tuy nhiên so với mặt bằng phát triển các nước trong khu vực, ngành sản xuấtchăn nuôi Việt Nam đang có sự tụt hậu rõ rệt Sản phẩm chăn nuôi về căn bản chỉ đủ ápứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, chưa thê hiện được sức cạnh tranh trên thị trườngthé giới Đánh giá về tiềm năng phát triển, có thé khang định rằng Việt Nam là một quốcgia có điều kiện tự nhiên và địa lý rất thuận lợi cho sản xuất chăn nuôi, như vậy sự tụt

hậu của ngành suy cho cùng là do hình thức và phương pháp chăn nuôi chưa được cảitiên, chưa khai thác hét tiêm năng và lợi thê von có cho nhu câu phát triên.

Điều đó đòi hỏi ngành sản xuất chăn nuôi trong nước phải có bước phát triển nhảy vọt.

Trong đó chuyền đổi hình thức chăn nuôi quảng canh, bán thâm canh truyền thống sanghình thức chăn nuôi công nghiệp được coi trọng hàng đầu và là một bước thay đổi tất

yếu Với xu hướng trên, sự phát triển đồng bộ của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi làmột điều kiện không thể thiếu đối với tiêu chí phát triển ngành nông nghiệp nói chungvà ngành sản xuất chăn nuôi nói riêng Bởi sản phẩm thức ăn công nghiệp là nguyên liệusản xuất chính của ngành chăn nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phâm chăn

nuôi và hiệu quả kinh tê của người sản xuât chăn nuôi.

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện nay, Việt Nam có

khoảng 265 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó có 85 nhà máy thuộc doanh

nghiệp nước ngoài (chiếm tỷ lệ 32%), 180 nhà máy thuộc doanh nghiệp trong nước(chiếm 68%) Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước đang yếu thé về năng

lực cạnh tranh so với doanh nghiệp nước ngoài Theo đó, các doanh nghiệp nước ngoài

chiếm 65% thị phần, 35% thị phần còn lại do doanh nghiệp trong nước nắm giữ.

Ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam hiện nay dang phát trién mộtcách tự phát và thiếu tính đồng bộ.Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, đặc biệt ứngtrước thềm gia nhập Tô Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đòi hỏi sản phẩm chăn nuôiViệt Nam phải đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ

sinh thái môi trường theo tiêu chuân Quoc tê Do vậy ngoài nỗ lực của ngành chăn nuôi,

Trang 6

ngay từ bây giờ ngành chế biến thức ăn chăn nuôi phải có định hướng phát triển một

cách đồng bộ, bền vững và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Dựa trên tình hình và những van dé mà ngành ché biến thức ăn chăn nuôi đang gặp phải.Địa bàn tỉnh Yên Bái là một tỉnh thành ví dụ điển hình có những điều kiện thuận lợi vàđược các doanh nghiệp ưu ái hơn trong khâu đầu tư Tuy nhiên thì ngành chế biến thứcăn chăn nuôi ở đây gặp rất nhiều van đề như thiếu hụt nguồn nguyên liệu mặc dù có tiềmnăng lớn trong trồng trọt xây dựng nguồn nguyên liệu, tình trạng thiết bị công nghệ còn

lạc hậu, quản lý của nhà nước còn lỏng lẻo,

Nhận thấy những vấn đề tại địa địa bàn tỉnh Yên Bái và thấy được sự tiềm năng trongngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, em xin lựa chọn đề tải: “THUC TRANG

VA GIAI PHAP PHAT TRIEN CHE BIEN THUC AN CHAN NUOI TAI DIABAN TINH YEN BAI” với mong muốn được cho mọi người thấy được một viễn cảnh,thực trạng tại địa bàn tỉnh Yên Bái tuy bất ôn nhưng day tiềm năng này va đề xuất mộtsố giải pháp giúp cho phát triển chế biến thức ăn chăn nuôi tại địa bàn Tỉnh Yên Bái.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng chế biến thức ăn chăn nuôi tại địa bàn tỉnh YênBái và một số nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của chế biến thức ăn

chăn nuôi Trên cơ sở các thông tin đã ược phân tích, đánh giá đưa ra các giải pháp

phát triển phù hợp với tiêu chí phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành sản xuất

chăn nuôi tại địa bàn tỉnh Yên Bái nói riêng.

3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

3.1 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu ngành sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi trên phạm vi địa bàn tỉnhYên Bái Tuy nhiên chỉ giới hạn nghiên cứu trong phạm vi các yếu tố ảnh hưởng đếnhai loại sản phẩm chính, có tính đặc trưng và ảnh hưởng đáng kê đến sự phát triển củachế biến thức ăn chăn nuôi là thức ăn đậm đặc và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh sử dụng

cho gia súc, gia cam.

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Trang 7

Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi địa bàn tỉnh Yên Bái.

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp duy vật biện chứng và phân tích thống kê

nhằm đưa ra các thông tin phục vụ cho việc xây dựng giải pháp phát triển, cụ thé:

Đánh giá, phân tích thực trạng ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trên cơ sở số liệu thống

kê và sô liệu điêu tra, quan sát.5 Cau trúc của đê tài

Đề tài gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận cùng phần tài liệu tham khảo vàphần phụ lục.

Phần nội dung gồm 3 chương chính là:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIÊN VỀ PHÁT TRIEN CHE BIEN THỨC

ĂN CHĂN NUÔI

CHU[ON G 2: THUC TRANG CHE BIEN THUC AN CHAN NUOI TAI DIA BANTINH YEN BAI

CHUFƠN G 3: GIẢI PHÁP PHAT TRIEN CHE BIEN THỨC AN CHAN NUOI TẠIDIA BAN TINH YEN BAI

Trang 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE

PHAT TRIEN CHE BIEN THỨC AN CHAN NUÔI

1.1 Cơ sở lý luận về phát triển chế biến thức ăn chăn nuôi

1.1.1 Khái niệm liên quan: Thức ăn chăn nuôi; Chế biến thức ăn chăn nuôi; Thị trường

thức ăn chăn nuôi.

Thức ăn chăn nuôi là thức ăn mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chếbiến, bảo quản, bao gồm: nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay thức ăn đơn, thức ăn hỗnhợp hoàn chỉnh và những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật, khoángvật, những sản phẩm hóa học, công nghệ sinh học , những sản phẩm này cung cấp cácchất dinh dưỡng cần thiết cho con vật theo đường miệng, đảm bảo cho con vật khỏemạnh, sinh trưởng, sinh sản và sản xuất bình thường trong một thời gian dài.

Bao gồm 4 loại:

- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh- Thức ăn đậm đặc

- Thức ăn bổ sung

- Thức ăn truyền thống

Do bài nghiên cứu chủ yếu đề cập về 2 loại thức ăn chính là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh

và thức ăn đậm đặc, nên sẽ chỉ đi sâu vào đặc điêm 2 loại thức ăn này.

Thứ nhất, Thức ăn đậm đặc là thức ăn giàu đạm, có hàm lượng cao về protein, khoáng,vitamin, axit amin nhăm b6 sung vào khẩu phan ăn cho phủ hợp với từng loại vật nuôi

qua từng giai đoạn sinh trưởng Quá trình sử dụng thức ăn đậm đặc thường được pha

trộn với thức ăn thô như bắp, tắm, cám hoặc các loại thức ăn tận dụng khác sẵn có tại địa

phương nên rất phù hợp với mô hình chăn nuôi bán công nghiệp ở nông thôn Việt Nam.Tuy nhiên dé sử dụng thức ăn đậm đặc một cách hiệu quả và hợp lý đòi hỏi người chếbiến thức ăn, đặc biệt là người sử dụng thức ăn cần phải nắm rõ một số đặc điểm cũng

như ưu khuyết điểm khi sử dụng thức ăn đậm đặc, cụ thê:

Trang 9

- Thức ăn thô chủ yếu là từ sản phẩm hoặc phụ phẩm từ nông nghiệp nên có giá thànhkhá thấp, nêu người chăn nuôi biết sử dụng và kết hợp các nguồn thức ăn hợp lý có thé

mang lại hiệu quả kinh tế khá cao mà giá thành lại không quá đắt đỏ.

- Do trình độ hiểu biết của người chăn nuôi chưa cao nên việc pha trộn thường không

hợp lý dẫn đến tình trạng chất lượng thức ăn sau khi pha trộn bất 6n định, không phùhợp với nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi qua từng giai đoạn sinh trưởng Mặt khác,thức ăn thô dùng dé pha trộn thường bị phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết, cách bảoquản nên khi pha trộn sẽ cho thức ăn với chất lượng khác nhau, khác biệt từ địa phương,thậm chí là đến từ từng hộ gia đình.

- Vì thức ăn đậm đặc thường được sử dụng với sé luong it nén chi phi van chuyén vabao quản được han ché Vi vay, tập khách hang mục tiêu của san phẩm thức ăn đậmđặc phần lớn là các hộ gia đình chăn nuôi theo hình thức bán thâm canh, phân bồ một

cách phân tán và nằm chủ yếu ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa với điều kiện vận

chuyền khó khăn.

Thứ hai, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp nhiều nguyên liệu ơn ược phối chếtheo công thức, am bảo chứa ay ủ các chất dinh đưỡng cần thiết cho từng loại vật nuôi

qua từng giai oạn tăng trưởng Khác với thức ăn ậm ặc, thức ăn hỗn hợp dùng cho vật

nuôi thường không cần pha trộn bất cứ một loại thức ăn hay nguyên liệu nào khác

ngoai nước uông.

Ngày nay thức ăn hỗn hợp ược sử dụng một cách phô biến, đặc biệt rất thuận lợi vớihình thức chăn nuôi công nghiệp bởi chúng có những đặc điểm sau:

- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh được sản xuất bằng dây chuyền công nghệ hiện đại,trong quá trình sử dụng thì không cần phải pha trộn như thức ăn đậm đặc nên có thểđảm bảo, đo lường được chất lượng thức ăn ồn định Trên bao bì có ghi rõ hàm lượngdinh dưỡng nên hoàn toàn có thé chủ động lựa chọn tủy theo nhu câu đinh dưỡng của

vật nuôi.

- Ở những nơi không thé tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, hoặc các trang trại chăn

nuôi theo hình thức công nghiệp, sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh sẽ mang lại hiệu

quả kinh tế cao hơn sử dụng thức ăn đậm đặc bởi bản thân thức ăn hỗn hợp chứa đựng

Trang 10

day đủ chất dinh dưỡng giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh và ổn định, rút ngắn được chukỳ chăn nuôi.

- Nhà sản xuất, cơ quan quản lý Nhà nước hoàn toàn có thể chủ động điều chỉnh cácchỉ tiêu chất lượng đảm bảo sản pham chăn nuôi đạt chất lượng dinh dưỡng cao, đảmbảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái do tính không cần pha

trộn như thức ăn đậm đặc của thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.

- Nhược điểm lớn của thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là do thường được sử dụng với sỐlượng lớn, nên chi phí vận chuyên và lưu trữ cao nên không phù hợp với vùng xa hoặckhu vực có điều kiện vận chuyên khó khăn Tập khách hang của loại thức ăn nay chủ

yếu là những trang trại chăn nuôi lớn nên thường rất nhạy cảm về giá sản phẩm.

Từ những đặc điêm của 2 loại thức ăn trên, ta có thê thây các loại thức ăn đêu có lợi

thê riêng và tùy vào điêu kiện chăn nuôi khác nhau, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp cóthê lựa chọn các sản phâm tương ứng, phù hợp với điêu kiện của mình sao cho giúp

đạt hiệu quả kinh tế cao nhất có thê.

Chế biến thức ăn chăn nuôi là quá trình sử dụng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ở dạngthô chưa qua chế biến dé nhằm mục đích tông hợp cung cấp day đủ chất dinh dưỡng cho

vật nuôi qua đường miệng, đảm bảo cho con vật khỏe mạnh, sinh trưởng, sinh sản và sản

xuất bình thường trong một thời gian dài Ngoài ra chế biến thức ăn chăn nuôi còn là

một hình thức bảo quản thức ăn chăn nuôi ở dạng thô trong thời gian dai hon.

Thị trường là nơi mà người mua và người bán gặp nhau dé tạo điều kiện thuận lợi choviệc trao đổi hoặc giao dich hàng hóa, dich vụ Hiểu theo nghĩa mở rộng thi thị trườnglà tổng thể của tất cả các mối quan hệ về cung cầu, giá cả, cạnh tranh mà trong đó xác

định được giá cả và sản lượng hàng hóa tiêu thụ Do đó thị trường thức ăn chăn nuôi có

thê hiểu đơn giản là thị trường mà người bán trao đôi hàng hóa thức ăn chăn nuôi đã quachế biến và nguồn thức ăn thô nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chăm sóc vậtnuôi khỏe mạnh và phát triển, từ đó thỏa mãn người mua bằng cách mang lại lợi ích kinhtế do năng suất cao cho họ trong tương lai.

1.1L2_ Đặc điểm ngành chế biến thức ăn chăn nuôi

Trang 11

-Ngành chê biên thức ăn chăn nuôi có các đặc diém đặc trưng sau đây:

Sản pham của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi bao gồm các loại thức ăn công nghiệpphục vụ cho ngành chăn nuôi Đây là nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp ến sức khoẻvật nuôi, giá thành sản phẩm chăn nuôi, và chất lượng dinh dưỡng của sản phẩm chănnuôi Và cũng chính là nhân tô ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng sản phẩm chăn

nuôi, vệ sinh an toàn thực phâm và môi trường sinh thái.

- Các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi phải chịu trách nhiệm quản lý Nhànước đối với sản phẩm hàng hóa do mình sản xuất, trong đó Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn là cơ quan Nhà nước trực tiếp quản lý toàn bộ hoạt động của ngành từkhâu cấp phép sản xuất kinh doanh đến khâu quản lý chất lượng, phân phối và tiêu thụ

sản phâm.

- Ngành chế biến thức chăn nuôi là ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành chăn nuôi,nguồn nguyên liệu chủ yếu là sản phâm từ ngành sản xuất nông nghiệp, ngành thủysản, ngành dược phẩm, do vậy nó tác động và chịu sự tác động rất lớn từ các ngànhsản xuất khác Chính vì thế mà ngành chế biến thức chăn nuôi phát triển găn liền vớiviệc phát triển công nghệ và kỹ thuật của ngành sản xuất khác.

- Công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất luôn được cácdoanh nghiệp và Nhà nước thực hiện một cách đồng bộ trong mối quan hệ tương hỗ.Đối với các doanh nghiệp, quá trình nghiên cứu khoa học, nghiên cứu các công thứcpha trộn và sản xuất thức ăn nhằm tạo ra các bí quyết riêng trong việc đổi mới sảnphẩm, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh sovới các đối thủ cùng ngành Đối với nhà nước, quá trình nghiên cứu khoa học về dinh

dưỡng và công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi nhằm giúp các doanh nghiệp trong

nước bắt kịp với xu hướng thế giới, tiếp cận với khoa học hiện đại Đưa ra các giảipháp khoa học phát triển chăn nuôi trong mối quan hệ phát triển bền vững với cácngành khác nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên một các hiệu quả, đảm bảo vệ sinhan toàn thực phẩm, giảm bớt các di hại do nguồn thức ăn chăn nuôi gây nên Từ đónghiên cứu các cơ chế chính sách phát triển chăn nuôi phù hợp với xu thế hội nhập và

toàn câu hóa nên kinh tê.

Trang 12

1.1.3 Vai tro của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi

Việt Nam nói chung và địa bàn tỉnh Yên Bái nói riêng là một nước nông nghiệp (với hơn

70 % dân số sản xuất nông nghiệp) có nguồn nhân lực dồi đào, nguồn nguyên liệu phongphú, thời tiết khí hậu thuận lợi là một lợi thế phát triển cho ngành chăn nuôi Và xuấtphát từ tầm quan trọng ngành Nông Nghiệp là trụ cột của nền kinh tế từ bao lâu nay, vai

trò của ngành chê biên thức ăn chăn nuôi được thê hiện qua như sau:

Thứ nhất: Sản phẩm thức ăn chăn nuôi là nhân tô chính quyết định đến hiệu quảsản xuất chăn nuôi.

Trong cơ cau giá thành sản phâm chăn nuôi, chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng 65%-70%giá thành sản phẩm và được xem là nhân tố quyết định đến hiệu quả sản xuất kinhdoanh và sự phát triển của ngành chăn nuôi Thức ăn chăn nuôi đầy đủ dinh dưỡng sẽđảm bảo vật nuôi phát triển sinh trưởng khỏe mạnh, sản phẩm từ chăn nuôi cũng sẽ cóchất lượng tốt và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Trên thực tế cũng cho thấy, cùngmột điều kiện như nhau, vật nuôi được sử dụng thức ăn chăn nuôi có đầy đủ dinhdưỡng sẽ giúp tăng được tốc độ sinh trưởng do đó sẽ rút ngăn được thời gian thu hoạch

tăng năn suât chăn nuôi.

Thứ hai: Sự phát triển ngành chế bién thức ăn chăn nuôi góp phan thúc day sự

chuyển dich cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đưa tỷ trọng chăn nuôi từ 25.2% lên 30% vào năm 2030, cụ thể từ nay đến 2030,ngành chăn nuôi dự kiến nâng mức sản xuất thịt hơi từ 35 kg /người năm 2020 tăng

lên 45 kg/người năm 2030, 70 quả trứng /người năm 2020 tăng lên 100 quả/người năm

2030 và sản lương thịt hơi xuất khâu dự kiến vào khoảng 50.000-100.000 tấn Đó làmột nhiệm vụ đòi hỏi ngành chăn nuôi phải không ngừng gia tăng năng suất, nâng caomức ộ sử dụng tỷ lệ thức ăn công nghiệp trong sản xuất chăn nuôi Như vậy ngoài nỗlực của ngành chăn nuôi, sự phát triển ột phát và mang tính đồng bộ của ngành côngnghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi là một đòi hỏi không thể thiếu trong mục tiêu phát

triển ngành chăn nuôi.

Thứ ba: Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi là ngành công nghiệp có khả năng thu

hút von dau tư trong và ngoài nước với so lượng lớn.

Trang 13

Ở nước ta hiện nay, nhu cầu thức ăn tỉnh cần thiết cho ngành chăn nuôi khoảng 10

triệu tắn/năm, nhưng công suất của tat cả các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi chikhoảng 5,5 triệu tan, phan còn lại do các cơ sở sản xuất thủ công cung cấp hoặc tận

dung nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có Như vậy thị trường tiềm năng thức ăn chăn nuôi

công nghiệp là rất lớn và sẽ phát triển nhanh cùng với phương pháp chăn nuôi côngnghiệp ngày càng phố biến Điều đó cho thấy ngành chế biến thức chăn nuôi đang là

ngành công nghiệp day tiềm năng và ang có sức hút rat lớn đối với các nhà dau tư trong

và ngoài nước Đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách quản lý vĩ mô phù hợp, áp ứng

nhu cầu phát triển ngành và đồng bộ với tiến trình phát triển tổng thé nền kinh tế quốc

Thứ tư: Sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi còn ảnh hưởng đến môi

trường sinh thái và sức khoẻ cộng dong.

Đi đôi với mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi từ nay đến năm 2030, ngành côngnghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi óng một vai trò quan trọng trong quá trình dịchchuyền cơ cau nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hoá Ngoài ảnh hưởngtrực tiếp đến lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi và ngườichăn nuôi, chất lượng thức ăn chăn nuôi còn là nhân tố ảnh hưởng đến môi trường sinhthái, vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe người sử dụng sản phẩm chăn nuôi Chínhvì thế đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách đầu tư hợp lý cho công tác nghiên

cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất Phải có cơ chế quản lý vĩ mô phi hợp

ảm bảo ngành chế biến thức ăn chăn nuôi phát triển một cách bền vững, phù hợp với

mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

1.1.4 Các nhân tô ảnh hưởng tới chế biến thức ăn chăn nuôiThứ nhất là nguyên liệu đầu vào

Nguyên liệu dau vào ảnh hưởng trực tiép tới đên chat lượng của thức ăn chăn nuôi, nguônnguyên liệu phải đáp ứng đủ nhu câu chât dinh dưỡng cho quá trình chê biên thức ănchăn nuôi Tùy theo các loại thức ăn chăn nuôi và nhu câu của vật nuôi mà sử dụng loại

nguyên liệu và cơ câu sao cho phù hợp, các nguyên liệu chính bao gôm:

Trang 14

- Nhóm cung cấp nguồn năng lượng: gồm các nguyên liệu chủ yếu từ ngành sản xuấtnông nghiệp và phụ phẩm nông nghiệp như bắp, sắn, tắm gạo, khoai Đây là nguyên

liệu chủ yếu cung cấp năng lượng trao ôi cho vật nuôi và khối lượng sử dụng chiếm ty

trọng rất lớn trong cơ cau thành phần nguyên liệu au vào chế biến thức ăn chăn nuôi(thông thường bắp chiếm từ 35-40%, cám lụa 20-25%, bột sắn khoảng 20%).

- Nhóm nguyên liệu cung cấp đạm và protein: gồm các nguyên liệu chủ yếu cung cấpđạm và protein trong thành phần dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi Thuộc nhóm này chủyếu là các nguyên liệu chứa nhiều đạm động vật (bột cá, bột xương-thịt, bột mau ) vàcác nguyên liệu chứa nhiều đạm thực vật (khô dầu đậu tương, khô đậu phộng, khô

dừa ) Trong đó khô đỗ tương và bột cá là hai nguyên liệu phổ biến thường được sử

dụng và chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các nguyên liệu cùng loại (khô đỗ tương chiếm

10%, bột cá chiếm 5% trên trọng lượng nguyên liệu đầu vào).

- Nhóm nguyên liệu cung cấp khoáng chất và vitamin: gồm các nguyên liệu cung cấp

chủ yếu khoáng chất trong trong thức ăn gồm khoáng đa lượng (canxi, photpho ),

khoáng vi lượng và một số vitamin A, B,C Các chất này thường chứa nhiều trong bột

xương, bột vỏ sò, mai mực có thê giúp bô sung vào thành phan thức ăn gia súc.

- Nhóm cung cap axit amin: gôm các chat giàu axit amin bô sung vào khâu phân ăn vật

nuôi như lyzin, methionin O Việt Nam và các nước đang phát triên, hai loại axít nay

thường rât hiêm và đăt tiên nên thường người ta có thê sử dụng một sô thức ăn giàu

protein từ động vật dé b6 sung vào khâu phan ăn vật nuôi.Thứ hai là các nhân té thị trường

Nhân tổ thị trường tác động đến chế biến thức ăn chăn nuôi bao gồm: khách hang và cácnhân tô khác ảnh hưởng đến quyết định mua hàng như giá cả sản pham, hệ thống kênhphân phối,

Việc xác định được đối tượng, nam bắt được khách hàng mục tiêu sẽ giúp cho nhà sảnxuất năm được những đặc tính thị trường chăn nuôi yêu cầu Nhà sản xuất không chỉquan tâm đến thông số kĩ thuật, thành phần của thức ăn chăn nuôi mà còn phải quan tâmđến hành vi tiêu dùng, quyết định mua của khách hàng.

10

Trang 15

Khách hàng gồm:

- Khách hàng là các trang trại chăn nuôi mang tính công nghiệp: đây là nhóm khách hàng

có số lượng vật nuôi tương đối lớn, có đầy đủ cán bộ kỹ thuật được trang bị đầy đủ kiến

thức về khoa học dinh dưỡng và kỹ thuật chăn nuôi, có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật

chất nên việc lựa chọn sản phẩm thức ăn chăn nuôi được thực hiện một cách chủ độngvà có cơ sở khoa học Sản phâm sử dụng cho đối tượng này chủ yếu là thức ăn hỗn hợp

hoàn chỉnh và được cung cấp trực tiếp từ các doanh nghiệp sản xuất.

- Khách hàng là các hộ chăn nuôi cá thé: Đây là nhóm thường có kiến thức hiểu biết vềchăn nuôi là rất hạn chế chính vì thế việc lựa chọn sản phẩm thức ăn chăn nuôi đa số làdựa vào cảm tính và kinh nghiệm, việc chăn nuôi chủ yếu là tạo thêm nguồn thu nhập vàtận dụng thức ăn từ phụ phâm ngành nông nghiệp nên họ có xu thế sử dụng thức ăn đậm

đặc Chính vì thế mà việc cung cấp thông tin về sản phẩm, hướng dẫn cách sử dụng và

kỹ thuật chăn nuôi là một vấn đề cần quan tâm đối với các doanh nghiệp chế biến thức

ăn chăn nuôi.

- Khách hàng là các đại lý kinh doanh thức ăn gia súc: đây là nhóm khách hàng bao gồmcác tô chức, cá nhân kinh doanh thức ăn gia súc dé bán lại cho người chăn nuôi trực tiếp.Họ là những người có nguồn vốn lớn, có đầy đủ cơ sở hạ tầng dé lưu trữ thức ăn với khối

lượng lớn Thông thường những ai lý thức ăn chăn nuôi chỉ kinh doanh một vài loại thức

ăn mà thị trường ưa chuộng Lợi nhuận thu được có thé thông qua chính sách chiết khấu,hoa hồng của doanh nghiệp sản xuất hoặc bán chênh lệch giá sản phẩm cho khách hàng.

Đối tượng khách hàng chủ yếu là người chăn nuôi có qui mô vừa và nhỏ (hoặc các dai

lý cấp dưới) không có điều kiện về tài chính và công cụ lưu trữ dé mua với khối lượng

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng, gồm:

- Dựa trên sự phát triển của vật nuôi, do người ra quyết định không phải là người sử dụngtrực tiếp sản phâm mà là các vật nuôi vậy nên chất lượng sản phẩm thường được đánhgiá thông qua sự phát triển của vật nuôi hay là hiệu quả kinh doanh sau một chu kì sảnxuất Nếu hiệu quả thì khách hàng sẽ tự động trở thành khách hàng trung thành nhưng

11

Trang 16

nếu chỉ có dấu hiệu gì ảnh hương đến vật nuôi hay có thể gọi là tài sản sống của họ thìsản phầm này có thé bị tay chay ngay lập tức.

- Giá thành của sản phẩm, do mục đích cudi cùng của các hộ chăn nuôi vẫn là tối ưu hóa

lợi nhuận vậy nên giá thành của thức ăn chăn nuôi sẽ quyết định trực tiép đên việc cómua hàng hay không.

- Hệ thống phân phối khâu lưu thông cũng được khách hàng rất chú ý, do các hộ chănnuôi thường không đảm bao được cơ sở vật chất dé lưu trữ thức ăn hay van đề tài chínhkhông cho phép nên họ chỉ có thể lưu trữ một số lượng vừa đủ Vậy nên các doanh nghiệpsản xuất cần phải có nguồn hàng 6n định và đảm bảo trong mọi thời điểm, đồng thời chất

lượng cũng phải đảm bảo trong quá trình lưu thông và lưu trữ.

Thứ ba là thiết bị dây chuyền công nghệ và chuỗi cung ứng

Do tính chất phức tạp mức độ ứng dụng khoa học cao và luôn được cải tiễn Sản phẩmchăn nuôi thì đỏi hỏi đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật, tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinhan toàn thực phâm nên các thiết bị phải đáp ứng đủ các yêu cầu về kĩ thuật chuyên ngànhquy định Hiện nay có hai loại dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi chính là dạng bộtvà dạng viên Vậy nên các quá trình chế biến 2 loại này cũng khác nhau do đó thiết bịdây chuyên công nghệ cũng khác nhau.

Chuỗi cung ứng đối với ngành chế biến thức ăn chăn nuôi cũng như đối với các ngànhkhác bao gồm: nhà cung cấp nguyên liệu thô => nhà sản xuất => nhà phân phối => đạilý bán lẻ => khách hàng Tuy nhiên do tính chất sản phâm là cho vật nuôi sử dụng nênvề hình thức không cần quá cầu kì mà tập trung nhiều hơn vào chất lượng sản phẩm vàhàm lượng dinh dưỡng mang lại cho vật nuôi Ngoài ra với nhiều mắt xích như vậy thìđây cũng là một nguyên nhân khiến cho giá cả của thức ăn chăn nuôi tăng hơn.

Thứ tư là nguồn nhân lực

Lực lượng lao động không thé thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh Tuy nhiên mỗingành khác nhau đều có nguồn nhân lực khác nhau tương ứng với tính đặc thù của mỗi

ngành Đôi với ngành chê biên thức chăn nuôi, nguôn nhân lực có những đặc trưng sau:

12

Trang 17

- Lực lượng lao động là công nhân sản xuất trực tiếp: đây là lực lượng lao động đông

nhất trong cơ cau nhân lực tại các doanh nghiệp, được công ty trực tiếp tuyển dụng phục

vụ cho các công đoạn sản xuất trực tiếp Hầu hết đội ngũ lao động trực tiếp là công nhân

lao động phô thông và chưa được đào tạo chính qui Do vậy tuỳ thuộc vào vị trí công

việc mà mỗi doanh nghiệp có hình thức tuyển dụng và đào tạo tay nghề phù hợp với yêu

câu sản xuât tại đơn vi.

- Lực lượng lao động là đội ngũ nhân viên lao động gián tiếp: đây chủ yếu là cán bộ côngnhân viên thuộc các phòng ban chức năng phục vụ cho công tác quản lý điều hành doanhnghiệp, đội ngũ nhân viên bán hàng và marketing Lực lượng này được công ty trực tiếptuyên dụng cho từng vị trí công tác theo ting chuyên môn nghiệp vụ đã được đào tạo.

- Lực lượng lao động là các chuyên viên kỹ thuật, kỹ sư nông nghiệp, kỹ sư chăn nuôi:

đây là lực lượng lao động được đào tạo chuyên ngành về chăn nuôi hoặc dinh dưỡng.

Doi hỏi phải có đủ năng lực tiếp thu về khoa học dinh dưỡng, có năng lực thực hiện công

việc thí nghiệm và kiểm tra các qui trình sản xuất đảm bảo nguyên vật liệu mua vào đạt

chất lượng Lập khẩu phan và công thức ăn dam bảo sản phâm Ay đủ dinh dưỡng và giá

thành thấp nhất.

- Lực lượng lao động là các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu dinh dưỡng: đây là nguồnnhân lực không thể thiếu đối với ngành chế biến thức chăn nuôi Hiện nay nguồn nhânlực nghiên cứu về dinh dưỡng hầu hết thuộc các viện nghiên cứu và trường đại học Họlà các chuyên gia nguyên cứu về nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi qua các giai đoạn pháttriển sinh lý Đồng thời nghiên cứu khẩu phần cân bằng các chất dinh đưỡng để sản phẩm

chăn nuôi đạt chât lượng cao, vệ sinh an toàn thực phâm và bảo vệ môi trường sinh thái.

Thứ năm là vai trò của quan lý nhà nước tác động dén chế biên thức ăn chăn nuôi

Chính sách của Nhà nước về thức ăn chăn nuôi đã được quy định cụ thê tại Điều 4 Nghịđịnh 08/2010/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi.

Theo đó, chính sách của Nhà nước về thức ăn chăn nuôi như sau:

- Đầu tư nghiên cứu, đào tạo, khuyến công, khuyến nông và chuyền giao tiến bộ khoa

học kỹ thuật về đinh dưỡng, chế biến thức ăn chăn nuôi.

13

Trang 18

- Quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; khuyến khích khai thác vàchế biến các loại thức ăn bé sung từ nguồn nguyên liệu trong nước nhằm giảm tỷ lệ nhậpkhẩu.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực các phòng phân tích phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra,

giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi; hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động kiểm tra, thanh

tra, giám sát chât lượng và vệ sinh an toàn thực phâm đôi với thức ăn chăn nuôi.

- Hỗ trợ công nghệ sau thu hoạch dé sơ chế và bảo quản nguồn nguyên liệu thức ăn chăn

nuôi sản xuât trong nước.

- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng dé đầu tư thiết bị phòng phântích kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi và mặt bằng dé xây dựng hệ thống kho cảngchuyên dùng phục vụ xuất, nhập khâu thức ăn chăn nuôi.

1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển chế biến thức ăn chăn nuôi

1.2.1 Phát triên chê biên thức ăn chăn nuôi ở một số nước trên thê giới

- Tại Trung Quốc

Theo báo cáo trên từ Alltech cho biết, Trung Quốc đã tăng trở lại bảng xếp hạng, vượtqua Mỹ, khi đạt mức tăng trưởng 5% về sản lượng thức ăn hỗn hợp vào năm 2020 Ngành

chăn nuôi lợn của Trung Quốc tiếp tục trên con đường phục hồi khi mối đe doa của bệnh

Dịch tả Châu Phi (ASF) bùng phát vào năm ngoái và ngành chăn nuôi gia cầm của nước

này đã mở rộng đề đáp ứng nhu cầu protein động vật.

An ban năm 2021 của đánh giá toàn cầu Alltech ước tính rang trọng tải thức ăn chănnuôi quốc tế tăng 1%, đạt 1.187,7 triệu tan (MMT) vào năm ngoái.

SCMP đưa tin, các nhà khoa học Trung Quốc cho biết họ đã tìm ra cách sản xuất thứcăn chăn nuôi từ khí carbon monoxide (được tạo ra từ quá trình đốt cháy không hoàn toàncarbon trong các nhiên liệu hóa thạch như gỗ, propan, than củi, dầu, khí đốt, than đá hoặcnhiên liệu khác) Day là một bước đột phá có thé giảm sự phụ thuộc của quốc gia này

vào đậu tương nhập khẩu.

14

Trang 19

Theo nhóm nghiên cứu của công ty Beijing Shoulang Biological Technology và Bộ phận

nghiên cứu thức ăn chăn nuôi của Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, quy trình

nay sử dụng khí thải có chứa carbon monoxide va dioxide dé tạo ra một loạt protein tế

bào tổng hợp có tên Clostridium Nhóm nghiên cứu cho biết, các loại khí này trải qua

nhiều quá trình bao gồm lên men, oxy hóa, chưng cất và khử nước để chuyền hóa nitơ

và carbon thành vật chất hữu cơ.

Quá trình tông hợp tự nhiên của protein thường diễn ra ở thực vật hoặc một số vi sinhvật cụ thé của thực vật, đòi hỏi quá trình quang hợp tự nhiên và nhiều quá trình sinh học

phức tạp Tuy nhiên, quá trình diễn ra chậm và ít hiệu quả, do đó hàm lượng protein thấp.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết quy trình mà họ thực hiện có thể khắc phục nhữngrào cản này và tạo ra một thành phẩm giàu protein chỉ trong 22 giây.

Trước đó, giới khoa học đều chứng minh được răng protein có thể được sản xuất theo

cách này Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của Trung Quốc cho biết tốc độ và quy trình mà

họ thực hiện có thé áp dụng ở quy mô công nghiệp Trên bài đăng của Science and

Technology Daily và Agri.cn, họ nói rằng sản lượng có thé đạt hàng chục nghìn tắn/năm.Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nông sản do thiếu đất canh tác để sảnxuất và nhu cầu từ nhóm dân cư giàu có ngày càng tăng Ngoài ra, quốc gia này phải nỗ

lực tăng sản lượng và giảm tải sự lãng phí lương thực Tờ Science and Technology Daily

cho biết 80% nhu cầu nguyên liệu thô của Trung Quốc được dùng dé tạo protein thức ănchăn nuôi là từ nhập khẩu.

1.2.2 Kinh nghiệm phát triển chế biến thức ăn chăn nuôi ở một số tỉnh thành Việt Nam

- Tạt Tây Nguyên

Ông Thái Hồng Lam - chuyên gia tư van kinh doanh cao cấp của Agriterra - Tổ chức hỗtrợ phát triển nông nghiệp hiện diện toàn cầu, cho biết Agriterra đã tiến hành nghiên cứuvề sản xuất và thị trường ngô, sắn tại khu vực Tây Nguyên Các tỉnh được khảo sát cóthế mạnh về diện tích sản xuất lớn, điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết thích hợp cho sản xuấtngô và sắn, đặc biệt là Gia Lai và Đăk Lắk.

15

Trang 20

Tuy nhiên cho đến nay, các dịch vụ hỗ trợ của Chính phủ chủ yếu tập trung vào cây công

nghiệp và cây ăn quả mà chưa quan tâm nhiều đến lĩnh vực ngô và sắn Nhiều công nghệ

tiên tiến về giống, kỹ thuật canh tác, bảo quản, chế biến sắn chậm phát triển hoặc đưa

vào sản xuât ở mức độ khiêm tôn.

Nhiều vùng trồng sắn, ngô còn độc canh, kỹ thuật không bền vững dẫn đến cạn kiệt chấtdinh dưỡng của đất và suy thoái môi trường Cơ giới hóa trong sản xuất sẵn và ngô còn

hạn chê.

=> "Năng suất trồng ngô ở Tây Nguyên cao so với các vùng khác của cả nước (năng

suất bình quân năm 2021 đạt 5,99 so với 4,93 tan/ha của cả nước) So sánh hiệuquả kinh tế cho thấy cây ngô và cây sắn có khả năng cạnh tranh khá cao với cáccây hàng năm khác ở Tây Nguyên Giá ngô, sắn không quá cao, có khả năng cạnhtranh với ngô nhập khâu (ngô: 5500 - 8000đ/kg; sắn: 4400 - 5500đ/kg)".

1.2.3 Bài học rút ra cho phát triển chế biến thức ăn chăn nuôi tại địa bàn tỉnh Yên Bái

Dựa trên hai kinh nghiệm ở trên đó là tại một đất nước cận sát và phát triển như TrungQuốc với tiềm lực về công nghệ của mình họ đã ứng dụng sản xuất thức ăn chăn nuôikhi sử dụng khí thải có chứa carbon monoxide va dioxide để tạo ra một loạt protein tébào tổng hợp có tên Clostridium Day là một bước ngoặt lớn và cho thay bài hoc mà tinhYên Bái nói riêng và Việt Nam nói chung khi mà với công nghệ tiên tiến và tính sángtạo trong nghiên cứu, họ đã tìm ra được cái tưởng chừng như không thê Và cũng dựatrên kinh nghiệm từ các chuyên gia nhận định đối với thị trường Tây Nguyên, các sảnphẩm nguyên liệu thô trong nước như sắn và ngô hoàn toàn có khả năng cạnh tranh caovới hàng nhập khâu Đối với tỉnh Yên Bái những tiềm năng, thuận lợi về tự nhiên hoàn

toàn có thể giúp cho tỉnh có một bước ngoặt lớn nếu địa bàn Tỉnh biết tận dụng chúng.

16

Trang 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG CHE BIEN THUC ANCHAN NUOI TAI DIA BAN TINH YEN BAI

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại tinh Yên Bái2.1.1 Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùngnúi phía Bắc, năm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía

Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Ha Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp

tỉnh Sơn La Yên Bái có 9 đơn vi hành chính (1 thành phó, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng

số 180 xã, phường, thị tran (159 xã và 21 phường, thị tran); trong đó có 70 xã vùng caovà 62 xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh tế - xã hộicủa Nhà nước, có 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải (đồng bào Mông chiếmtrên 80%) nằm trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước Yên Bái là đầumối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ từ Hải Phong,Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai, là một lợi thế trong việc giao lưu với các tỉnh bạn, với các

thị trường lớn trong và ngoài nước.

- Đặc điểm địa hình: Yên Bái năm ở vùng núi phía Bắc, có đặc điểm địa hình cao dần từĐông Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng chạy Tây Bắc— Đông Nam: phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn — Pú Luông nam kẹp giữa sông Hồng và

sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi năm kẹp giữa sông Hồng và sông Chay, phíaĐông có dãy núi đá vôi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông Lô Địa hình khá phức tạpnhưng có thé chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng thấp Vùng cao có độ cao trungbình 600 m trở lên, chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh Vùng nay dân cư thưa thot, cótiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, có khả năng huy động vào phát triển kinh tế- xã hội Vùng thấp có độ cao dưới 600 m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũngbồn địa, chiếm 32,44 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

- Khí hậu: Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 22- 230C; lượng mưa trung bình 1.500 — 2.200 mm/năm; độ ầm trung bình 83 — 87%, thuậnlợi cho việc phát triển nông — lâm nghiệp Dựa trên yếu tố địa hình khí hậu, có thé chiaYên Bái thành 5 tiểu vùng khí hậu Tiêu vùng Mù Cang Chải với độ cao trung bình 900

17

Trang 22

m, nhiệt độ trung bình 18 — 20 độ C, có khi xuống dưới 0 độ C về mùa đông, thích hợpphát triển các loại động, thực vật vùng ôn đới Tiểu vùng Văn Chấn — nam Văn Chan,độ cao trung bình 800 m, nhiệt độ trung bình 18 — 20 độ C, phía Bắc là tiéu vùng muanhiều, phía Nam là vùng mua it nhất tỉnh, thích hợp phát triển các loại động, thực vật ánhiệt đới, ôn đới Tiểu vùng Văn Chan — Tú Lệ, độ cao trung bình 200 — 400 m, nhiệt độ

trung bình 21 — 32 độ C, thích hop phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm, chè

vùng thấp, vùng cao, cây ăn quả và cây lâm nghiệp Tiêu vùng nam Trấn Yên, Văn Yên,

thành phố Yên Bái, Ba Khe, độ cao trung bình 70 m, nhiệt độ trung bình 23 — 24 độ C,là vùng mưa phùn nhiều nhất tỉnh, có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm,cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả Tiêu vùng Lục Yên — Yên Bình độ cao trungbình dưới 300 m, nhiệt độ trung bình 20 — 23 độ C, là vùng có mặt nước nhiều nhất tỉnh,

có hồ Thác Bà rộng 19.050 ha, có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, lâmnghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, có tiềm năng du lịch.

- Tài nguyên thiên thiên:

+ Tài nguyên đất: Yên Bái có tổng diện tích dat tự nhiên là 6.886,28 km2 Trong đó diện

tích nhóm đất nông nghiệp là 5.850,9 km2, chiếm 84,96% diện tích đất tự nhiên, diện

tích nhóm đất phi nông nghiệp 537,11 km2 chiếm 7,80%, diện tích đất chưa sử dụng là

498,28 km2 chiếm 7,24% Tỷ lệ che phủ của rừng đạt khoảng trên 62%, đứng thứ 2 trong

cả nước.

Tinh Yên Bái có nhiều loại đất thích hợp cho trồng lúa nước, cây mau, cây công nghiệphàng năm và cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng phòng hộ và trồng rừng kinh tế tậptrung vào các loại đất dién hình sau: Dat phù sa, chiếm 1,33% diện tích tự nhiên của tỉnh;

dat xám, chiếm 82,57%; dat đỏ, chiếm 1,76%; đất min alít, chiếm 8,1%.

Với trên 2.000 ha đồng cỏ và có thé tan dụng cỏ dưới tán rừng, vườn rừng là lợi thế lớn

trong phát triên chăn nuôi các loại trâu, bò, dê và các loại gia cam.

+ Tài nguyên nước: Yên Bái có 3 hệ thống sông suối lớn: sông Hồng, sông Chảy và suốiNậm Kim với tổng chiều dài 320 km có diện tích lưu vực trên 3.400 km2 Hệ thống chỉlưu phân bố tương đối đồng đều trên toàn tỉnh Do đặc điểm sông, suối đều bắt nguồn từ

18

Trang 23

núi cao, có độ dôc lớn nên dôi dào vê tiêm năng thuỷ điện và cung câp nước cho sản xuât

và sinh hoạt của nhân dân.

Hệ thống ao hồ với diện tích 20.913 ha, trong đó hồ Thác Bà có diện tích trên 19.000 halà tiềm năng dé phát triển các ngành du lịch và nuôi trồng thuỷ sản.

+ Tài nguyên rừng: Rừng và đất rừng là tài nguyên và tiềm năng của tỉnh Với hệ thongthực vật rất phong phú và đa dạng, gồm nhiều loại, nhiều họ khác nnhau, có đủ các lâmsản quý hiếm; các cây được liệu quý, các cây lâm sản khác như tre, nứa, vầu Theo sốliệu thống kê đất đai đến năm 2015, điện tích đất lâm nghiệp của tỉnh có 466.858,69 ha,chiếm 68,78% diện tích tự nhiên, trong đó:

Đất rừng sản xuất có 291.732,03 ha, chiếm 42,36% diện tích tự nhiên;tập trung ở vùngsản xuất nguyên liệu giấy (gồm các huyện Yên Bình, Trấn Yên, Lục Yên, vùng thấp VănYên, vùng ngoài Văn Chan) va vùng trồng cây đặc sản quế (gồm các huyện Văn Yên,Tran Yên và phân bó rải rác ở các huyện khác: Văn Chan, thị xã Yên Bái, Yên Bình, Lục

Đất rừng phòng hộ có 138.949,34 ha, chiếm 20,17% diện tích tự nhiên; phân bố chủ yếuở 3 khu vực: khu vực rừng phòng hộ sông Đà (gồm các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấuvà một phần Văn Chan), khu vực rừng phòng hộ sông Hồng (gồm các huyện Trấn Yên,Văn Yên, Văn Chan và thành phó Yên Bái) và khu vực rừng phòng hộ sông Chay (gồm

các huyện Yên Bình, Lục Yên).

Đất rừng đặc dụng có 36.147,32 ha, chiếm 5,25% diện tích tự nhiên phân bồ tại huyện

Mù Cang Chải và huyện Văn Yên.

+ Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Yên Bái tương đối đa dạng,

phong phú về chủng loại với 257 mỏ và điểm mỏ thuộc các nhóm năng lượng, vật liệuxây dựng, khoáng chất công nghiệp, kim loại và nước khoáng Tỉnh Yên Bái có trữlượng đá vôi trắng trên 2,4 tỷ m3; kim loại có quặng sắt trữ lượng khoảng 200 triệu tấn,quặng grafit, quặng chì kẽm, quặng vàng góc, thạch anh Khoáng sản vật liệu xâydựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn dé sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát cácloại và sản xuất vật liệu xây dựng với trữ lượng vật liệu xây dựng thông thường trên 450triệu tấn; trữ lượng Kaolin, Felspat trên 15 triệu tan.

19

Trang 24

2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội

- Kinh tế: Theo số liệu công bố, năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã phục

hồi rõ nét và đạt được kết quả quan trọng Nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng so với năm 2021,

như: tông sản phâm trong tỉnh (GRDP) theo giá so sánh đạt 21.322,7 tỷ đồng, tăng8,62%, năm 2022 là năm có tốc độ tăng GRDP cao nhất trong 5 năm trở lại đây và là

mức phục hồi khá mạnh sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 4.915,9 tỷ đồng, tăng

5,95%, đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GRDP chung toàn tỉnh 1,41 điểm phan trăm.Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp đạt 4.188 tỷ đồng, tăng 16,66%, đóng góp vào tốcđộ tăng trưởng GRDP chung toàn tỉnh 3,05 điểm phần trăm.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 23.825,0 tỷ đồng,vượt 1,38 % kế hoạch Kim ngạch xuất khâu ước đạt 297,3 triệu USD, vượt 6,17% kế

hoạch; kim ngạch nhập khẩu đạt 92 triệu USD.

Thu ngân sách Nhà nước đạt 4.685,8 tỷ đồng, vượt 81,1% so dự toán trung ương, vượt1,9% dự toán tinh giao Tông chỉ ngân sách địa phương đạt 10 I 18,0 ty đồng, bang 99,0%dự toán trung ương, bằng 84,2% dự toán tỉnh giao, tăng 10,9% so với năm trước Vốnđầu tư thực hiện trên địa bàn đạt 19.249 tỷ đồng, vượt 1,31% kế hoạch

Bảng tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Yên Bái trong 5 năm (2018-2022)

2018 2019 2020 2021 2022

Tốc độ tăng 6,3% 7,03% 5,45% 7,11% 8,62%

trưởng GRDP

*Gia so sánh với 2010

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái từ 2018- 2022

+ Nông nghiệp: Dat nông nghiệp chiếm gần 10% diện tích tự nhiên, trong đó có cánhđồng Mường Lò rộng 2.300 ha nồi tiếng vùng Tây Bắc với nhiều sản vật có giá trị như:chè, quế, gạo nếp Tú Lệ, cam Lục Yên, nhãn Văn Chấn Dân số Yên Bái phần lớn lànông dân, chiếm 85% tổng số dân trong huyện Các sản phâm nông nghiệp chính gồm

có: lúa, cam, quê, ngô, khoai

20

Trang 25

+ Công nghiệp: Vì là tỉnh miền núi, nên công nghiệp Yên Bái kém phát triển hơn so vớicác tỉnh miền xuôi Sản phẩm công nghiệp chính gồm: chè khô, xi măng, gỗ

+ Dịch vụ: Dịch vụ ở Yên Bái phát triển tầm trung bình Các ngành ngân hàng, buôn bán

lớn, bất động sản đều tập trung ở các nơi đông dân cư, đô thị lớn như: thành phố Yên

Bái, thị xã Nghĩa Lộ, các thị tran đông đúc, còn những vùng cao, miền núi thì dịch vụ

là những phiên chợ vùng cao dé trao đổi hàng hoá

Tổng quát kinh tế Yên Bái: Nhìn chung Yên Bái có nền kinh tế khá đa dạng, nhưng Yên

Bái vẫn là tỉnh nghèo Yên Bái có tỷ lệ hộ nghèo là 20,2% Trong đó hai huyện Mù Căng

Chải và Trạm Tấu rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo hai huyện này lần lượt là 58% và 53%,đây cũng là 2 huyện nam trong danh sách những huyện nghèo nhất nước Các khu vựcmiền núi nhiều nơi có tỉ lệ nghèo vượt ngưỡng 80% đặc biệt là các xã vùng cao Riêng

miền xuôi những nơi như tp Yên Bai, tx.Nghĩa Lộ, các huyện Lục Yên, Văn Yên, thikinh tế khá hơn, tỉ lệ nghèo ở những nơi này khoảng 9-16%.

- Dân số: Theo số liệu năm 2021, dân số trung bình của tỉnh Yên Bái là 842.671 người,tăng 11.085 người, tăng 1,33% so với năm 2020, trong đó dân số thành thị 174.729người, chiếm 20,74%; dân số nông thôn 667.942 người, chiếm 79,26% Trong đó dân sốnam 424.661 người, chiếm 50,39%; dân số nữ 418.000 người, chiếm 49,61% Mật độdân số toàn tỉnh năm 2021 là 122 người/km2, cao nhất là thành phố Yên Bái 1.012người/km2, thấp nhất là huyện Tram Tau 48 người/km2.

Sự phân bố dân tộc có các đặc trưng sau:

+ Vùng thung lũng sông Hồng chiếm 41% dân số toàn tỉnh, trong đó người Kinh 43%,

người tày 33%, người Dao chiếm 10%, người Hmông chiếm 1,3% so với toàn vùng.

+ Vùng thung lũng sông Chảy chiếm 28% dân số toàn tỉnh, trong đó người Kinh 43%.

Người Tay 11%, người Dao chiếm 13%, người Nùng 7% so với dân số toàn vùng.

+ Vùng ba huyện phía Tây (Tram Tau, Mù Cang Chai, Văn Chan) chiếm 31% dân số

toàn tỉnh Trong đó người Kinh 33%, người Thái 19,2%, Tày 11,8%, Hmông 24,1%,Mường 5,2% và Dao chiêm 5,1% so với dân sô toàn vùng.

- Giao thông: Giao thông ở Yên Bái có hệ thống đường sắt, đường bộ, đường thủy, quốclộ 32, 37 và 70 chạy qua tỉnh Thông thương từ Yên Bái đến các tỉnh lân cận của miền

21

Trang 26

Tây Bắc và Việt Bắc ngày càng phát triển nhất là khi hệ thống đường bộ đang tiếp tụcđược hoàn thiện, tuyến đường sắt Hà Nội - Yên Bái - Lao Cai nói liền tới Côn Minh,Trung Quốc được nâng cấp Từ Yên Bái đi đến các tỉnh trung du, đồng bằng Bắc Bộ có

hệ thống giao thông đường bộ phát triển, tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai hoàn thành

làm cầu nối giao thông của Tây Bắc Bộ với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

- Du lịch: Địa hình của tỉnh Yên Bái được kiến tạo bởi ba dãy núi lớn Hoàng Liên Sơn,

núi con Voi và núi Đá Vôi cùng phan địa hình thấp gồm thung lũng và đôi núi thấp Vớisự đa dang của địa hình, thời tiết và cảnh quan nơi đây cũng có sự phân hóa rõ rệt Chínhsự khác biệt này đã hình thành nên các địa điểm du lịch Yên Bái nổi tiếng độc đáo

e Cánh đồng Mường Lò lớn thứ hai Tây Bắc

e Di tích ruộng bậc thang Quốc gia Mù Cang Chai

e “Sung trời” đèo Khau Pha

se Hồ Thác Bàe Suối Giang

e Tà Xùa - thiên đường mây

2.1.3 Đánh giá chung: Thuận lợi, Khó khăn trong chế biến thức ăn chăn nuôi

- Thuận lợi: Nhìn chung thì Yên Bái có điệu kiện tự nhiên rất ủng hộ nên có thé phattrién được nguồn nguyên liệu cho chế biến chăn nuôi, dân số đông và phan lớn phát triểnnông nghiệp chăn nuôi nên có nguồn cầu rất tiém năng, ngoài ra với hệ thống giao thôngkhá thuận lợi, nguồn nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi có thé dé dang đến các nơi tiêu

thu trong và ngoài dia bàn tỉnh.

- Khó khăn: Nhìn chung địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn được đánh giá còn nghèo, vẫn chưa

tự chủ được nguồn nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi nên vẫn còn phải nhậpkhẩu, đặc biệt trong dai dịch Covid19 vừa qua khiến hoạt động nhập khẩu và vận chuyênbị trì trệ do đó tỉnh Yên Bái nói riêng và Việt Nam nói chung thiếu nguồn cung trong

chê biên thức ăn chăn nuôi

22

Trang 27

2.3 Thực trạng chế biến thức ăn chăn nuôi tại tỉnh Yên Bái

2.3.1 Tình hình chế biến thức ăn chăn nuôi tại tỉnh Yên Bái

Kết thúc năm 2020, nông nghiệp Yên Bái vẫn tiếp tục có những đóng góp quan trọng

vào tăng trưởng GRDP của toàn tỉnh Tốc độ tăng trưởng ngành nông lâm nghiệp, thủy

sản năm 2020 đạt 4,62% Cơ cầu tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2020

chiếm 24,43% trong cơ câu GRDP của tỉnh Tổng diện tích cây lương thực có hạt cả năm

là 72.217 ha, sản lượng đạt 319.771 tấn Trong đó diện tích lúa 42.862 ha, năng suất bình

quân dat 50 - 55 ta/ha, sản lượng 217.434 tan, tăng gần 3.000 tan so với năm 2019 Nhiềugiống lúa có năng suất, chất lượng cao được người dân tập trung gieo trồng như ChiêmHương, Séng Cu Tống đàn gia súc chính đạt 655.181 con Sản lượng thịt hơi xuấtchuồng đạt 65.610 tan, vượt 17,6% kế hoạch Trong năm, tỉnh cũng triển khai thực hiệnhiệu quả Đề án phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản Nhờ đó góp phần tăng

nhanh cơ sở chăn nuôi quy mô lớn nhất là đàn gia súc chính, đàn lợn Sản lượng thủy

sản ngày một tăng, tổng sản lượng đạt trên 11.640 tấn, đạt 101,2% kế hoạch năm Chănnuôi không chỉ chiếm ty trọng ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp màcòn góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảmnghèo và ôn định đời sống khu vực nông thôn.

Theo thống kê, lượng nguyên liệu cung cấp cho sản xuất thức ăn chăn nuôi chỉ bằngkhoảng 40% lượng cần sử dụng, còn lại là phải nhập khâu Ngay tại tỉnh Yên Bái, vốncó nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, thời gian qua thực hiện tái cơ cấu nền nôngnghiệp với nhiều chính sách hỗ trợ hợp lý đến nay đã hình thành rõ nét các vùng sản xuấttập trung chuyên canh, thâm canh cao sản có quy mô lớn như: vùng lúa đặc sản chất

lượng cao 3.000 ha, ngô 15.000 ha

Tính riêng vụ đông xuân 2021 - 2022, toàn tỉnh đưa vào gieo trồng đạt hơn 20.186 ha

ngô với năng suất 33,62 tạ/ha; sản lượng ngô ước dat 71.976 tan Tuy nhiên, người nôngdân vẫn không tự chủ được nguồn thức ăn chăn nuôi.

Năm 2022, sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp tiêu thụ tại địa bàn tỉnh ước tỉnh

khoảng gần nửa triệu tắn, trong khi đó lượng cung ứng thức ăn chăn nuôi chế biến được

từ thị trường thức ăn chăn nuôi tại tỉnh Yên Bái lại chỉ bằng khoảng 40% nhu cầu lượng

23

Trang 28

sử dụng tức khoảng hơn 200 nghìn tấn nên dẫn đến tình trạng thiếu hụt lương thực, do

đó phải nhập khâu thêm nguồn nguyên liệu.

Dưới đây là bảng giá thành trung bình một số nguyên liệu nhập từ 2019 đến năm 2022(4 năm)

Methionine HCl 49,947 53,929 64,951 69,858

Lysine HCl 28,668 28,182 35,053 40,031

Ba ngô lên men (DDGS) 5,364 6,306 8,848 10,187

Nguồn: Tổng hợp từ các doanh nghiệp sản xuất TACN trong nước.

Từ đầu năm 2021 đến nay, giá các loại vật tư nông nghiệp liên tục tăng cao, nhất là giáthức ăn chăn nuôi đã ảnh hưởng lớn đến người chăn nuôi Điều này đã tác động lớn đếnnguồn cung và giá lương thực toàn cau, ảnh hưởng trực tiếp đến giá ngô, khô đậu tương- nguồn nguyên liệu chính sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Dưới đây là tình hình nhập khẩu nguyên liệu của nước ta nói chung trong năm 2022.

Trong năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 39 chủng loại thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu,

giảm 2 chủng loại so với năm 2021 Lượng nhập khẩu một số chủng loại chính tăng

mạnh so với năm 2021 như: Bột thịt xương, bột gia cầm, bột huyết tương, bột tôm, cám

ngô, khô dầu dừa Trong khi đó, lượng nhập khâu một số chủng loại chính giảm so vớinăm 2021 như khô đậu tương, khô dầu cọ, bột cá, cám gạo, cám mỳ

24

Ngày đăng: 30/05/2024, 15:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w