1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

65 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa
Tác giả Nguyễn Minh Hương
Người hướng dẫn ThS Nguyễn Quang Hồng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Lý Tài Nguyên Và Môi Trường
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 14,47 MB

Nội dung

Khái niệm chat thải rắn Theo Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính Phủ về quản lý chất thải và phế liệu thì: “ Chat thải rắn là chất thai ở thé rắn hoặc sệt còn gọi làbùn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN KHOA MOI TRUONG, BIEN DOI KHÍ HẬU VA ĐÔ THỊ

NGANH: QUAN LY TAI NGUYEN VA MOI TRUONG

Dé tai: Thực trang và giải pháp quản ly chất thải ran sinh hoạt

trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Hương

Trang 2

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không saochép, cắt ghép các báo cáo hoặc chuyên đề của người khác; nếu sai phạm tôi xin chịu

kỷ luật với Nhà trường.

Hà Nội, ngày tháng năm 2021

Sinh viên

Nguyễn Minh Hương

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đối với các thầy cô giáo trongtrường Đại học kinh tế quốc dân, đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Môi trường,Biến đồi khí hậu và Đô thị đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức chuyên ngành, kinhnghiệm quí báu mà một sinh viên chuẩn bị ra trường như em rất cần thiết Và emcũng xin chân thành cảm ơn đến Ths Nguyễn Quang Hồng đã tận tình hướng dẫn,giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Em xin cảm ơn phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Định, tỉnh Thanh

Hóa, anh Hoàng Văn Tiến - trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường, chị Lê ThịOanh — Chuyên viên môi trường đã cung cấp số liệu, giúp đỡ và tạo điều kiện thuậnlợi nhất trong suốt quá trình thực tập tại địa phương

Trong quá trình thực tập cũng như là trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp,khó tránh khỏi những sai sót, em mong các thầy cô bỏ qua Đồng thời do bản thâncòn những hạn chế về chuyên môn, trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tế nên khôngtránh khỏi những thiếu xót Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy côgiáo để học hỏi thêm kinh nghiệm và hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ DAU s5 se HE EU EETEAAAESTrAretrtitrtotratrretrrrdee 1

1 Lý do chọn đề tài -2¿-s5+c+++EE2EEE2121127121121171121111 2111121 xe 1

2 Mục đích nghiÊn CỨU - óc 2c 321223135113 3811111111111 1k rrey 2

3 Câu hỏi nghiÊn CỨU 6 6 s11 9v 9 9 ng nh nh ngưng 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên Cứu - 2-2 5£ + E££E+£E++EzEzEzzzezxez 2

5 Phương pháp nghiÊn CỨU - - - 55 2S + £++EE+2E#sEEeeEEreEereesrkrerkrrerree 3

6 BO cục của để tài 2xx nh ng 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LY CHAT THAI RAN SINH HOẠT

KHU VUC NONG THÔN << << << 199 10903080 9944.8000049 50 4

1.1 Khái niệm chất thải rắn - << s<s<ssssssessessessessessessess 4 1.2 Phân loại chất thải rắn << s<s<sessssssessessesseseessessese 6

1.3 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và sức khée

CON ØƯỜÌÏ 5-5 5 6 2 9É 5 5999898090 0000.080.010.01900980900980.010.04 000 8

1.3.1 Tác động của chat thải ran sinh hoạt đến môi trường 8 1.3.2 Tác động của chat thải rắn sinh hoạt đến sức khỏe con người 10 1.4 Quản lý chất thải rắn - << s<ssssssSssessessessessessessesse 10

1.4.1 Nguyên tắc quản ly và nội dung quản lý về chat thải rắn 11 1.4.2 Các công cu trong quan ly môi trường va quan ly Chat thải ran 11

1.4.3 Các quy định pháp lý trong quản lý chat thải rắn 12

1.5 Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn khu vực nông thôn tại một số

quốc gia và Việt Nam - - - - co S9 S09 S1 9S 1 VY 0 0 9959 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG QUAN LY CHAT THAI RAN SINH HOẠT TẠI

HUYỆN YEN ĐỊNH, TINH THANH HÓA . s<s©ss5ssss 24

2.1 Giới thiệu chung về huyện Yên Định - - - 24

2.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Yên Định - -s- 5 << 24 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Yên Định - 30

2.2 Thực trạng công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa

bàn huyện Yên TĐịnh do ó0 5G 5% 99 99 99.9800.0804 0 0400800608094 06 34

2.2.1 Nguồn gốc phát sinh và thành phan, tinh chat rác thải sinh hoạt 34

Trang 5

2.2.2 Khối lượng phát sinh và tỉ lệ thu gom chất thải răn sinh hoạt trên

Gia ban HUYEN 00 35

2.2.3 Tình hình phân loại chat thải ran sinh hoạt 5-5: 37 2.2.4 Tình hình công tác thu gom chat thải ran sinh hoạt 38 2.2.5 Tình hình công tác tái chế chất thải ran sinh hoạt 39 2.2.6 Tình hình công tác xử lý chat thải rắn sinh hoạt 41 2.3 Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn

huyện VEN TĐỊnh œ- 5< < 9 9 00.09.0010 050090806806 080 43

2.3.1 Công tác tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường 43

2.3.2 Công tác kiêm tra, giám sat công tac bảo vệ môi trường tại các cơ

Sở sản xuât, kinh doanh, dịch vụ, xử lý và kiên nghị xử lý các sở sở gây ô

nhiễm môi trường theo thâm quyềhn ¿- 2 5¿©52+x2x£+zx+zxz+zed 44 2.4 Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn

huyện Yên DiMh << << 9 9 9 0 nọ 9H 006004008000 896 45

"Noo 0n ố 45 2.4.2 Điểm yếu ¿2 ¿+22 2 12E1211211211211211111211111111 111111 xe 45

QA3 CO ôn ng o 46

" ŠUN Ji “an 46CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP QUAN LY CHAT THAI RAN SINH HOAT

TẠI HUYỆN YEN ĐỊNH, TINH THANH HOA u cssscsssssccsssscssssecssssccssseccssnecees 48

3.1 Giải pháp từ phía người dam oo ccc eeeeeteeeteeeeeneeeseeeeenaes 48 3.2 Giải pháp từ phía đơn vị thu gom, Xử: lý - s- sssesseses 48

3.2.1 Cải thiện phương thức thu ØOm -.- 5 55552 + ++sserseess 48

3.2.2 Cải thiện phương thức vận chuyên . 2 2 2+52+s<+zz2s+2 49

3.2.3 Cải thiện phương thức XU LY 5 5 5+ svEsvssesersrse 49

3.3 Giải pháp từ phía chính quy@n -s s- << se se=se=secsee 50

3.3.1 Xây dựng và triển khai mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại

nguôn và xử lý chat thải ran sinh hoạt hữu co tại hộ gia đình 50

3.3.2 Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, phân loại, xử lý chất

thai ran sinh hoạt tai nguÔn - 5 22+ +2 ++sE+*kEsseExeeresrrrrreerree 52

Trang 6

3.3.3 Tăng cường quản lý việc thu gom, vận chuyên và xử lý chất thải rắn sinh hOạt -¿:+c + SESE+E+EEEEEESEEEEEEEEEESESEEEEEEEEEEEEEEETESEEEEEEEErkrrrrrree 53 3.3.4 Giải pháp về quy hoạch — kế hoạch - 2-5 5 s2 sz=sz>sd 53

3.3.5 Xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyên, xử ly chất thải ran sinh

HO Ăc TQ Q Q2 HT HT HT ng 54

3.3.6 Giải pháp về nguồn lực tài chính và cơ chế chính sách 54

KET LUAN 07575 — ,ÔỎ 55

19 TN ( 0) s | 56

TÀI LIEU THAM KHAO - 2-2 s°sess£Evss€ESseevxsevrsservsservasers 57

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Phân loại CTR theo nguỗn ¿+ ¿- 2221222222222 ssss2 6

Hình 1.2: Phân loại CTR theo thành phần hóa học « 7

Hình 1.3: Phân loại CTR theo mức độ nguy hại - 7

Hình 2.1: Nguồn phát sinh CTR trên địa bàn huyện Yên Định 34Hình 2.2: Dòng tái chế CTRSH -L 22 0112222111112 255 111111 15511 ens 40

DANH MỤC BANGBảng 1.1: Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác 9

Bang 2.1: Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm 25Bang 2.2: Độ âm không khí trung bình các tháng trong năm - 26

Bang 2.3: Tổng lượng mưa các tháng trong năm - c c2 eens 27Bang 2.4: Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm - 28Bang 2.5: Thành phan CTRSH trên địa bàn huyện Yên Định : 35

Bảng 2.6: Tổng hợp kết quả thu gom và xử lý CTRSH năm 2021 trên địa bàn huyện

Yên Định HH SH KT nh Ki Ki nh nh Ki KH nh nh nà cà 36

Bảng 2.7: Tổng hợp kết quả xử ly CTRSH năm 2021 trên địa bàn huyện Yên Dinh.41

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

BVMT : Bảo vệ môi trường

CTR : Chất thải rắn

CTRSH : Chất thải răn sinh hoạt

KH : Kế hoạch

Phòng TN&MT : Phòng tài nguyên và môi trường

UBND : Ủy ban nhân dân

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân khu vựcnông thôn và đô thị được nâng lên đã làm gia tăng việc phát sinh chất thải từ hoạtđộng sinh hoạt và các sản phẩm từ hoạt động sản xuất do không có nhu cầu tái chế,tái sử dụng Tất cả lượng rác thải này được thải ra các khu xử lý rác thải Tại bãi xử

ly rác đặc biệt là các bãi chôn lấp hầu hết đang vận hành không đúng quy trình kỹthuật theo quy định và quá tải do lượng rác phát sinh ngày một lớn Lượng chất thảiran sinh hoạt ngày càng tăng, nếu không được quản lý tốt sẽ gây mat mỹ quan, gây 6nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người dân

Yên Định là một trong những huyện có tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa

cao của tỉnh Thanh Hóa Năm 2020, nền kinh tế của huyện tiếp tục phát triển và tăng trưởng đạt kết quả khá, có nhiều chỉ tiêu cơ bản đạt trên 75% kế hoạch (KH), nhất là

nhóm chỉ tiêu chính như: Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất: 16,67%, đạt 75,06% KH

năm, trong đó: Nông- lâm- thuỷ sản tăng 5,14%, đạt 81,18% KH năm; Công nghiệp

— xây dựng tăng 18,98%, đạt 72,01% KH năm; Dịch vụ tăng 22,19%, đạt 74,31% KH

năm Co cấu giá trị sản suất chuyên dịch theo hướng tích cực; ngành nông, lâm, thủysản chiếm 30,56%, công nghiệp — xây dựng chiếm 34,85%, Dịch vụ chiếm 34,59%.Thu nhập bình quân đầu người 36,12 triệu đồng, đạt 75,49% KH Sự phát triển kinh

tế - xã hội đã kéo theo đó là vấn đề phát sinh nhiều chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH).

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Yên Định nói riêng,

công tác thu gom chat thải đã và đang diễn ra theo cách làm truyền thống: toàn bộ rácthải được thu gom rồi đưa về nơi chôn lấp hoặc xử lý theo từng thành phần của rácthải Việc quản lý rác thải ở các địa phương chỉ đơn thuần theo hình thức : thu gom —vận chuyện — xử lý chôn lấp tại các bãi chôn lấp rác Vài năm gần đây, một số địaphương đã bước đầu thực hiện thí điểm việc phân loại rác tại nguồn nhằm mục dichhạn chế tới mức tối thiêu lượng rác thải đem chôn lấp và tăng tới mức tối đa lượngrác thải đem tái chế, tái sử dụng

Trong xu hướng kinh tế tuần hoàn, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt nôngthôn tại nguồn sẽ tạo cơ hội cho việc tái chế, tái sử dụng chất thải, vừa góp phần giảmthiểu lượng rác thải phải mang chôn lắp, vừa góp phần tận dụng các chất thải hữu cơ

Trang 9

làm phân bón Điều này, đặc biệt quan trọng đối với một địa phương mà ngành nôngnghiệp chiếm tỉ trọng cao như huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Từ những van đề trên, em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải phápquản lý chat thải ran sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa ” Nếuthực hiện tốt việc phân loại chất thải rắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cả về kinh tế lẫnmôi trường Điều đó sẽ góp phần làm giảm chi phí trong công tác thu gom, vậnchuyền, xử lý rác, giảm diện tích đất chôn lấp; giảm thiêu ô nhiễm môi trường và tiết

kiệm cho ngân sách của huyện.

2 Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát:

Đánh giá được thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đây quá trình

thu gom, vận chuyên, xử lí CTRSH nông thôn tại Yên Dinh theo hướng tuần hoàn,

tái sử dụng chất thải.

Mục tiêu cụ thể:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của quản lí CTRSH nông thôn ở Việt

Nam.

- Đánh giá thực trạng phát sinh chất thải , thực trạng thu gom và xử lí CTRSH

nông thôn tại huyện Yên Định.

- Phân tích những tồn tại, bất cập của mô hình quản lí CTRSH nông thôn tại

huyện Yên Dinh hiện nay.

- Đề xuất các giải pháp nhằm tạo ra những bước chuyền đổi trong mô hình thugom, vận chuyền và xử lí CTR theo hướng tuần hoàn, tái sử dụng chất thải

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng và nguồn gốc phát sinh CTRSH như thế nào?

- CTRSH trên dia bàn huyện Yên Dinh, tỉnh Thanh Hóa đang được quan lý

như thế nào?

- Những bắt cập, tồn tại của việc quản lý CTRSH tại địa điểm nghiên cứu?

- Cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH tại huyện Yên Định?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào các hộ gia đình và cá nhân; các cơ sởsản xuất, kinh doanh, dịch vụ; các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn huyện Yên Định

Trang 10

Phạm vì nghiên cứu: Quản lý CTRSH trên địa bàn toàn huyện Yên Định, tỉnh

Thanh Hóa.

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin: Nguồn đữ liệu chủ yếu được lấy từ trên cáctrang báo mạng, một số dé tài nghiên cứu về quản lý CTRSH, tài liệu về điều kiện tựnhiên và kinh tế xã hội được cung cấp bởi phòng tài nguyên và môi trường huyện

Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

- Phương pháp kế thừa (tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu thựchiện trước đây, kế thừa những kết quả điều tra, đánh giá, nghiên cứu): Đề tài này cũng

kế thừa có chọn lọc một số kết quả, tài liệu từ các công trình nghiên cứu, dự án đãthực hiện liên quan đến quản lý CTRSH, kế thừa các văn bản pháp luật về môi trường,quản lý rác thải sinh hoạt làm căn cứ dé dé ra các giải pháp quản lý

- Phương pháp tổng quan tài liệu: Tiến hành thu thập và phân tích thông tin,

dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như các nghiên cứu, bài báo và các tài liệu có liênquan đến chủ đề nghiên cứu

- Phương pháp so sánh, phân tích, tông hợp hệ thống: Các tài liệu sau khi thuthập, được phân tích, đánh giá, tổng hợp làm cơ sở cho việc xây dựng Chuyên đề

6 Bố cục của đề tài

Chương 1: Co sở lý luận về quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn Chương 2: Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Yên Định, tỉnhThanh Hóa.

Chương 3: Các giải pháp quản lý chất thải ran sinh hoạt tại huyện Yên Dinh,

tỉnh Thanh Hóa.

Trang 11

CHUONG I: CO SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LY CHAT THAI RAN SINH

HOAT KHU VUC NONG THON

1.1 Khai niém chat thai ran

1.1.1 Khái niệm chat thải rắn

Theo Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính Phủ về quản

lý chất thải và phế liệu thì: “ Chat thải rắn là chất thai ở thé rắn hoặc sệt (còn gọi làbùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động

khác.”

Theo Điều 3, Chương I trong 1 Luật BVMT 2020 thì “ Chất thải rắn là chất

thải ở thé ran hoặc bùn thải.”

Có thé hiểu rang CTR là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người va động vật ton tại ở dạng ran, được thai bỏ khi không còn hữu dụng hay

khi không muốn dùng nữa

1.1.2 Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt

Theo Khoản 3, Điều 3, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính Phủ về quản

lý chất thải và phế liệu thì: “Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chấtthải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người”

CTRSH là những chất thải liên quan đến hoạt động của con người, nguồn tạo

thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ,

thương mại, CTR có chứa những thành phần vô cơ hoặc hữu cơ, có thể tái chế

nhưng cũng có thê rất khó phân hủy

1.1.3 Khái niệm quản lý chất thải

Theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về Quản lý chat thải rắn thì: “Hoat độngquản lý chất thải rắn bao gỗm các hoạt động quy hoạch quản lý, dau tư cơ sở quản

lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng,

tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối

với môi trường và sức khỏe con người ”.

Hay theo định nghĩa của luật Bảo vệ môi trường 2014 thì: “Quản lý chất thải

là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái

sử dụng, tái chế và xử lý chất thải ”

“Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộngđược gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt

Trang 12

Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữtạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quannhà nước có thâm quyên chấp thuận.

Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhấtđịnh ở nơi được cơ quan có thâm quyền chấp thuận trước khi vận chuyên đến cơ sở

xử lý.

Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải răn từ nơi phát sinh,thu gom, lưu giữ, trung chuyên đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấpcuối cùng

Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm

giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn;

thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn.

Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là hoạt động chôn lắp phù hợp với các yêu

cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lắp chat thải ran hợp vệ sinh

Chỉ phí xử lý chất thải rắn bao gồm chỉ phí giải phóng mặt bằng, chỉ phí đầu

tư xây dựng, mua sắm phương tiện, trang thiết bị, đào tạo lao động, chi phí quản lý

và vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn tính theo thời gian hoàn vốn và quy về một đơn

vị khối lượng chất thải rắn được xử lý

Chi phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn bao gồm chỉ phí đầu tư phương tiện, trang thiết bị, đào tạo lao động, chi phí quản lý và vận hành cơ sở thu gom, vận chuyền

chat thải ran tính theo thời gian hoàn vốn và quy về một đơn vị khối lượng chat thảirắn được thu gom, vận chuyền.”

1.1.4 Khái niệm tuần hoàn chất thải

Theo Viện nghiên cứu phát triển kinh tế tuần toàn (ICED) , “Kinh tế tuần

hoàn (tiếng Anh: circular economy) là một mô hình kinh tế trong đó các hoạt độngthiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, và loại bỏtác động tiêu cực đến môi trường Các hệ thống tuần hoàn áp dụng các quy trình tái

sử dụng (Reuse) thông qua chia sẻ (Sharing), sửa chữa (Reparr), tân trang

(Refurbishment), tái sản xuất (Remanufacturing) và tái chế (Recycling) nhằm tạo racác vòng lặp kín (close-loops) cho tài nguyên sử dụng trong hệ thống kinh tế nhămgiảm đến mức tối thiêu số lượng tài nguyên sử dụng đầu vào và số lượng phế thai tạo

ra, cũng như mức độ ô nhiễm môi trường và khí thải”.

Trang 13

Tuần hoàn chất thải là một phần của kinh tế tuần hoàn nhằm tạo ra một nềnsản xuất và tiêu dùng ít phát sinh chất thải bằng cách tái chế, tái sử dụng, tái sản xuất

và tạo ra một vòng tuần hoàn trong có điểm đầu và điểm cuối đối với chat thải

1.2 Phân loại chất thải rắn

Nguồn gốc phát sinh CTR là do hoạt động của con người, do đó CTR rất đadạng Có rất nhiều cách để phân loại CTR, thông thường, người ta phân loại CTRtheo: nguồn gốc phát sinh, thành phần hóa học, theo tính chất độc hại, theo khả năngcông nghệ xử lý và tái chế v.v

1.2.1 Phân loại dựa trên nguồn gốc phát sinh chat thải

Sơ đồ 1.1: Phân loại CTR theo nguồn

CTR nông CTR công CTR sinh hoạt „ :

Nguồn: Tác giả Vũ Hữu Tập, 2015, Chất thải rắn và phân loại chất thải rắn

Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động củacon người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, trungtâm dịch vụ, thương mại, CTRSH gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất,

đá, cao su, chất đẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre,

gỗ, lông gà vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v

Chất thải rắn nông nghiệp: được thải ra trong quá trình sản xuất nông nghiệp

như rơm ra, trau, lõi ngô, bao bì thuốc bảo vệ thực vật v.v

Chat thải rắn công nghiệp: là CTR thải ra trong quá trình sản xuất công nghiệp

từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp Ví dụ: nhựa, cao su, giấy, thủy tinh v.v

Chat thai rắn y tế Phát sinh từ các bệnh viện và cơ sở y tế ví dụ như: bông,gac, kim tiêm sau khi đã sử dụng, phế thải từ quá trình phẫu thuật, chai lọ, chất thải

từ quá trình sinh hoạt của người bệnh v.v

Trang 14

1.2.2 Phân loại theo thành phần hóa học

Sơ đồ 1.2: Phân loại CTR theo thành phần hóa học

CTR hữu cơ

Nguồn: Tác giả Vũ Hữu Tập, 2015, Chất thải rắn và phân loại chất thải rắn

Chất thải rắn hữu cơ: Chất thải chủ yéu từ thực phẩm, rau củ quả , phế thải

nông nghiệp, chất thải chế biến thức ăn v.v có nguồn gốc từ tự nhiên và có thành

phần chính C,H,O nên rất dễ phân hủy Rác thải hữu cơ khi xử lý có thể dùng làm

phân bón cho cây trồng hoặc thức ăn cho động vật

Chat thai rắn vô cơ: Chủ yêu là chất thải từ vật liệu xây dựng như đá, sỏi, ximăng, thủy tinh v.v thường không thé tái chế và không thé sử dung được nữa nênkhi xử lý chỉ có thể dùng biện pháp chôn lap

1.2.3 Phân loại dựa vào mức độ nguy hại

CTR vô cơ

Sơ đồ 1.3: Phân loại CTR theo mức độ nguy hại

Phân loại theo tính

chât

a

CTR thông thường

Nguon: Tác giả Vũ Hữu Tập, 2015, Chat thải rắn và phân loại chất thải rắn

Chat thải rắn thông thường: là các loại CTR đô thị, CTR công nghiệp khôngchứa hoặc có chứa lượng rất nhỏ các chất hoặc hợp chất chưa đến mức có thé gây

oS

CTR nguy hai

nguy hai tới môi trường va sức khỏe con người như giấy, vai, thủy tinh v.v

Trang 15

Chat thải rắn nguy hại: là chat thải có chứa các chất hoặc các hợp chất có mộttrong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dé cháy, dé nổ, làm ngộ độc, dé ăn mòn, délây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác) hoặc tương tác với các chất khác gâynguy hại tới môi trường và sức khỏe con người Gồm có CTR công nghiệp nguy hại,chất thải nông nghiệp nguy hại, chất thải y tế nguy hại v.v

1.2.4 Phân loại theo công nghệ xử lý hoặc khả năng tái chế

Chất thải phân hủy sinh học, phân thải khó phân hủy sinh họcChất thải cháy được, chất thải không cháy được

Chất thải tái chế được: kim loại, cao su, giấy, gỗ v.v

Mỗi cách phân loại đều có mục đích nhất định nhằm phục vụ cho việc nghiên

cứu, sử dụng, tái chế hay kiểm soát và quản lý chất thải có hiệu quả.

1.3 Tác động của chat thải rắn sinh hoạt đến môi trường va sức khỏe con người

Ô nhiễm môi trường từ CTRSH trong quá trình phân hủy cũng trở thành vấn

dé đáng lo ngại, nhất là đối với các nước nghèo va các nước đang phát trién Bởi lẽ,các hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyên và xử lý đang còn yếu kém, các bãichôn lap rác thải cũng không đáp ứng đủ các yêu cầu về kỹ thuật môi trường do thiếunguôn tài chính Các chat thải tăng lên mỗi ngày và tiếp tục tồn tại trong môi trườnggây ra các tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe của con người

1.3.1 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường

1.3.1.1 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường không khí

Thanh phần CTRSH thường chứa một lượng chất hữu cơ dé phân hủy, khi quátrình thu gom, phân loại yêu kém vận chuyên đến các bãi rác sẽ gây tình trạng ứ đọng,

rỉ rác gây mùi hôi thối, khó chịu Bên cạnh đó, tại các trạm trung chuyển rác cũng lànguồn gây ô nhiễm không khí khi mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi khói,

tiếng ồn và các khí độc hại từ các xe thu gom, vận chuyên rác Ngoài ra, tại các bãichôn lấp chất thải rắn, nếu chỉ chôn lắp thông thường mà không có sự can thiệp củacác biện pháp kỹ thuật thì đây chính là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là việcđốt rác ở các bãi rác không có sự kiểm soát không chỉ gây ô nhiễm không khí mà còngây ảnh hưởng đến những sinh vật sống xung quanh

Mặt khác, do đặc thù tạo khí của bãi chôn lấp, trên đỉnh và gần bãi thường ít

có mùi, nhưng ở khoảng cách xa hơn ngoài phạm vi bãi thì mùi có độ đậm đặc hơn.

Trang 16

Ngoài mùi có thể cảm nhận dễ dàng bằng khứu giác, CTRSH trong điều kiện

ky khí còn phát sinh nhiều loại khí nhà kính và khí gây ô nhiễm môi trường, như khímetan, khí CO2, phosphin (PH3 ), khí amoniac (NH3) Khí thải từ các lò đốt CTRSH

(như CO, khí axit, kim loại, dioxin/furan) cũng có khả năng gây ô nhiễm môi trường

không khí nếu không có biện pháp kiêm soát, xử lý khí thải đảm bảo quy định

Thành phan khí thải chủ yếu được tìm thấy ở các bãi chôn lấp rác được thé

hiện ở bảng sau:

Bảng 1.1: Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác

Thành phân khí % thể tích

CH¿ 45-60 CO; 40-60

Na 2-5 O2 0,1-1 NH3 0,1-1 SOx, H2S, Mercaptan 0-1

Hp 0-0,2

CO 0-0,2

Chất hữu cơ bay hơi vi lượng | 0,01-0,6

Nguôn: Handbook of Solid waste Management1.3.1.2 Tác động của chat thai rắn sinh hoạt đến môi trường nước

Lượng CTRSH rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mưa rác rơi vãi sẽ theodòng nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua công rãnh, ra ao hồ, sông ngòi,

gây ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận.

CTRSH không thu gom hết ứ đọng trong các ao hồ là nguyên nhân gây mắt vệ

sinh và ô nhiễm các thủy vực Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều CTRSHthì có nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lượng oxy hóa tan trongnước giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nước cũng giảm, dẫn đến ảnh hưởngtới khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và giảm sinh khối của các thủy vực

Ở các bãi chôn lắp CTRSH chat ô nhiễm trong nước CTRSH là tác nhân gây

ô nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực va các nguồn nước ao hồ, sông suối lâncận Tại các bãi rác, nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa nước mưathấm qua thì cũng có thé gây ô nhiễm nguồn nước mặt

Trang 17

1.3.1.3 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường đất, cảnh quan

Đặc điểm chung của các tỉnh thành trên đất nước ta đó là khâu phân loại, thugom, vận chuyền và xử lý đang còn yếu kém, khiến các lượng rác hữu cơ khó phânhủy làm thay đồi độ pH của đất Ngoài ra, trong rác thải tai các bãi rác còn chứa nhiềuchất độc hại, có thời gian phân hủy rất lâu, các chất ô nhiễm này nếu tồn tại trong đất

sẽ làm kém chất lượng đất, bạc màu và năng suất canh tác cũng giảm hiệu quả.”

Bên cạnh đó, khi CTRSH đồ thải trực tiếp trên mặt đất như tại các bãi rác tựphát, sự phân hủy hữu cơ trong điều kiện ky khí và dưới tác dụng của vi sinh vật sẽtạo ra các axit hữu cơ làm axit hóa chua đất Ngoài ra, sự tích tụ các kim loại nặng và

chất nguy hại trong đất do thấm từ nước ri rác vào đất cũng góp phan gây ô nhiễm

môi trường đất

Do đặc tính về kích thước thô và bao gồm cả các thành phần phân hủy theo

thời gian (bền vững trong môi trường tự nhiên) như nhựa, cao su, vải v.v tác động

dễ nhận biết nhất của CTRSH là ảnh hưởng đến cảnh quan Có thê thấy dễ dàng tìmthay rất nhiều hình ảnh về các bãi rác lộ thiên gây mat mỹ quan tại các đô thị, khu

dân cư, khu vực công cộng.

1.3.2 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến sức khỏe con người

Tác hại của CTRSH lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của chúng

lên các thành phần môi trường Môi trường bi 6 nhiễm tat yếu sẽ tác động đến con

người thông qua chuỗi thức ăn,

Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích hợp,

cứ đô đồn rồi san ủi, chôn lap thông thường, không có lớp lót, lớp phủ thì bãi rác sẽ

trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mong lan truyén dịch bệnh, chưa ké đến

chất thải độc hại tại các bãi rác có nguy cơ gây các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thểngười khi tiếp xúc, đe doa đến sức khỏe cộng đồng xung quanh

CTRSH còn tôn đọng ở các khu vực, ở các bãi rác không hợp vệ sinh là nguyênnhân dẫn đến phát sinh các ô dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người.Theo nghiên cứu của tô chức y tế thé giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ởcác khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25% dân số Ngoài ra, tỷ lệ mắcbệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25%.1.4 Quản lý chất thải rắn

Trang 18

1.4.1 Nguyên tắc quản ly và nội dung quản lý về chat thải ran

Căn cứ theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP đối với công tác quản lý CTR phảitheo nguyên tắc và nội dung sau:

1.4.1.1 Nguyên tắc quản lý và nội dung quản lý về chất thải rắn

“Tổ chức, cá nhân xả thải hoặc có hoạt động làm phát sinh chat thai ran phảinộp phí cho việc thu gom, vận chuyên và xử lý chất thải rắn

Chất thải phải được phân loại tại nguồn phát sinh, được tái chế, tái sử dụng,

xử lý và thu hồi các thành phan có ích làm nguyên liệu và sản xuất năng lượng

Ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý chat thải rắn khó phân huỷ, có khả nănggiảm thiêu khối lượng chat thải được chôn lap nhằm tiết kiệm tài nguyên dat đai

Nhà nước khuyến khích việc xã hội hoá công tác thu gom, phân loại, vận

chuyên và xử lý chat thai ran.”

1.4.1.2 Nội dung quản lý nhà nước về chất thải rắn

“Ban hành các chính sách, văn bản pháp luật về hoạt động quản lý chất thảirắn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quan lý chất thải ran và hướng dan

thực hiện các văn bản này.

Ban hành quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho hoạt động quản lýchất thải rắn

Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch quan lý chat thai

Quản lý quá trình đầu tư cho thu gom, vận chuyên, xây dựng công trình xử lýchat thải rắn

Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động quản

lý chat thải ran.”

1.4.2 Các công cụ trong quản lý môi trường và quản lý chất thải rắn

Công cụ pháp lý:

Hiện nay, tại Việt Nam và trên thế giới sử dụng một số công cụ pháp lý sau

trong công tác quản ly môi trường nói chung va CTR nói riêng.

- Luật quốc tế về môi trường : Là tong thé các nguyên tắc, quy phạm quốc tếđiều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia với tổ chức quốc tế trongviệc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi

trường ngoài phạm vi sử dung của quôc gia.

Trang 19

- Luật môi trường quốc gia là tổng hợp các quy phạm pháp luật, các nguyêntắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình các chủthé sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên cơ sở kếthợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau, nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môitrường sống của con người

- Quy định là những văn bản đưới luật nhằm cụ thé hóa hoặc hướng dẫn việcthực hiện các nội dung của luật Quy định có thé do Chính phủ trung ương hay địa

phương, do cơ quan hành pháp hay lập pháp ban hành.

- Quy chế là các quy định về chế độ, thé lệ tổ chức quản lý CTR chang hannhư quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, Bộ, Sở khoa học,

công nghệ va môi trường

- Chính sách về CTR giải quyết những vấn đề chung nhất về quan điểm quản

lý CTR, về các mục tiêu bảo vệ môi trường cơ bản cần giải quyết trong một giai đoạn

đài 10 - 15 năm và các định hướng lớn thực hiện mục tiêu, chú trọng việc huy động

các nguồn lực cân đối với các mục tiêu về BVMT.”

- Chiến lược trong quan ly CTR là sự cụ thé hóa chính sách ở một mức độ nhấtđịnh Chiến lược xem xét chỉ tiết hơn mối quan hệ giữa các mục tiêu do chính sáchxác định và các nguồn lực dé thực hiện chúng; trên cơ sở đó lựa chọn các mục tiêu

khả thi, xác định phương hướng, biện pháp thực hiện mục tiêu.

Các công cụ pháp lý là các công cụ quản lý trực tiếp Đây là loại công cụ được

sử dụng phô biến từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới và là công cụ được nhiều nhà

quản lý hành chính ủng hộ.

Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường:

- Thuế 6 nhiễm (thuế pigou)

- Chuẩn mức thải (standard)

- Các lệ phí

- Giây phép được thải (Tradable Pollution Permit — TPP)1.4.3 Các quy định pháp lý trong quản lý chất thải rắn

Phân loại, lưu giữ CTRSH

- Điều 15, Chương III Nghị định 38/2015/NĐ-CP quy định về phân loại, lưu

giữ CTRSH:

Trang 20

“1, Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích

quản lý, xử lý thành các nhóm như sau:

a) Nhóm hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác

động vat),

b) Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su,

ni lông, thủy tinh);

c) Nhóm còn lại.

2 Chất thải rắn sinh hoạt sau khi được phân loại được lưu giữ trong các bao

bì hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp.

3 Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt phải được quản lý, giám sát, tuyên

truyền và vận động tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chấp hành theo quy định, bảo đảm

yêu cầu thuận lợi cho thu gom, vận chuyền và xử lý.

4 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn và tô chức thực hiện phân loại chất

thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thé của mỗi địa

c) Chất thải rắn sinh hoạt khác

2 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân loại cụ thé chất thải rắn sinhhoạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trên địa bản theo hướng dẫn của Bộ Tàinguyên và Môi trường; có chính sách khuyến khích việc phân loại riêng chất thải

nguy hại trong chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân

3 Hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng chất thải ran sinh hoạt sau khithực hiện phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều này vào các bao bì để chuyền giao

như sau:

a) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyền giao cho tô chức,

cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyên chất thải

răn sinh hoạt;

Trang 21

b) Chat thai thực phâm và chat thải ran sinh hoạt khác phải được chứa, đựngtrong bao bì theo quy định và chuyền giao cho co sở có chức năng thu gom, vậnchuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân

bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

4 Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải ran sinh hoạt sau khithực hiện phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện quản lý như sau:

a) Khuyến khích tận dụng tối đa chat thải thực phâm dé làm phân bón hữu co,

làm thức ăn chăn nuôi;

b) Chat thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyên giao cho tô chức,

cá nhân tái sử dụng; tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyền chất thải

rắn sinh hoạt;

c) Chất thải thực phẩm không thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này

phải được chuyền giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyền chất thải rắn

Nhân xét:

Trong luật BVMT 2020 đã quy định cụ thé, chỉ tiết về việc phân loại CTR tạinguồn trong đó đáng chú ý là: CTR sau khi phân loại phải được chứa đựng trong cácbao bì đã quy định đề đem đi thu gom, xử lý Luật cũng quy định nguyên tắc về việcvận chuyền và xử lý đối với từng loại chất thải sau khi đã được phân loại Điều nàymột mặt dé làm căn cứ cho việc thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyền và xử lý chấtthải rắn sinh hoạt theo khối lượng, chủng loại phát sinh; những tô chức, cá nhân khôngthực hiện phân loại sẽ phải trả chị phí cao hơn so với những tô chức, cá nhân thực

hiện việc phân loại theo quy định.

Thu gom, vận chuyển CTRSH

- Điều 18, Chương III Nghị định 38/2015/NĐ-CP quy định về trách nhiệmcủa chủ thu gom, vận chuyển CTRSH:

Trang 22

quy trình quản lý theo quy định.

4 Trường hợp phân loại được chất thải nguy hại từ chất thải rắn sinh hoạt tạicác điểm tập kết, trạm trung chuyền thì phải chuyên sang quan lý theo quy định vềquản lý chất thải nguy hại tại Chương II Nghị định này

5 Chịu trách nhiệm về tình trạng rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, gây phát tán

bụi, mùi hoặc nước rò rỉ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyền.

6 Đào tạo nghiệp vụ, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân thu gom, vận

chuyền chất thải rắn sinh hoạt

7 Tổ chức khám bệnh định kỳ, bảo đảm các chế độ cho người lao động thamgia thu gom, vận chuyên chất thải rắn sinh hoạt theo quy định

8 Dinh kỳ hàng năm báo cáo về tình hình thu gom, vận chuyền chat thải rắn

sinh hoạt theo quy định.”

- Điều 77, Mục 2, Chương VI, Luật BVMT 2020 quy định về thu gom, vậnchuyển CTRSH:

“1 Ủy ban nhân dân các cấp lựa chọn cơ sở thu gom, vận chuyên chất thải rắnsinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;trường hợp không thé lựa chọn thông qua hình thức dau thầu thì thực hiện theo hình

thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

2 Cơ sở thu gom, vận chuyên chất thải răn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom,vận chuyền chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không

sử dung bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thâm quyền đề kiểm tra,

xử lý theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao

bì của chất thải răn sinh hoạt khác theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 75 của Luật

này.

Trang 23

3 Cơ sở thu gom, vận chuyền chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm phối hợpvới Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xácđịnh thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt và công bố

rộng rai.

4 Cơ sở thu gom, vận chuyền chất thải rắn sinh hoạt phải sử dụng thiết bị,phương tiện được thiết kế phù hợp đối với từng loại chất thải rắn sinh hoạt đã đượcphân loại, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tàinguyên và Môi trường: việc vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện theo

tuyến đường, thời gian theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5 Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chuyền chất thải rắn sinh hoạt đã đượcphân loại đến điểm tập kết theo quy định hoặc chuyên giao cho cơ sở thu gom, vận

chuyên chất thải rắn sinh hoạt.

6 Chủ dự án đầu tư, chủ sở hữu, ban quản lý khu đô thị mới, chung cư cao

tang, tòa nhà văn phòng phải bố trí thiết bi, công trình lưu giữ chat thải rắn sinh hoạtphù hợp với các loại chất thải theo quy định tại khoản 1 Điều 75 của Luật này; tôchức thu gom chất thải từ hộ gia đình, cá nhân và chuyền giao cho cơ sở thu gom,

vận chuyền chất thải rắn sinh hoạt.”

Nhân xét :

Điểm mới trong Luật BVMT 2020 là : Đơn vị thu gom, vận chuyền CTRSH

có quyên từ chối thu gom, vận chuyên CTRSH của hộ gia đình, cá nhân không phân

loại và không sử dụng bao bì đúng quy định Đồng thời, có trách nhiệm phối hợp vớiUBND cấp xã, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trongviệc xác định thời gian,địa điểm, tần suất và tuyến thu gom CTRSH và công bố rộng rãi Phải sử dụng thiết

bị, phương tiện được thiết kế phù hợp đối với từng loại CTRSH đã được phân loại,đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường

Điểm tập kết, trạm trung chuyển CTRSHĐiều 76, Mục 2, Chương VI, Luật BVMT 2020 quy định diém tập kết, trạmtrung chuyển CTRSH:

“1 Điểm tập kết, trạm trung chuyên chất thải răn sinh hoạt phải có các khuvực khác nhau dé lưu giữ các loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại, bảo đảmkhông dé lẫn các loại chất thải đã được phân loại với nhau

Trang 24

Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lí CTRSH

- Điều 25, Chương II Nghị định 38/2015/NĐ-CP quy định về chi phí thu

gom, vận chuyển, xử ly CTRSH:

“1, Chi phí thu gom, vận chuyên, lưu giữ chat thải rắn sinh hoạt phát sinh từ

các cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được bù đắp thông qua ngân sách địa phương.

2 Chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt là cơ sở đề xác định giá dịch vụ và làcăn cứ dé ký hợp đồng dịch vụ xử lý chat thải rắn sinh hoạt Chi phí xử lý chat thairắn sinh hoạt được tính đúng, tính đủ cho một đơn vị khối lượng chất thải răn sinh

hoạt đề thực hiện xử lý bao gồm:

a) Chi phi vận hành, duy tri;

b) Chi phí khấu hao, máy móc, nhà xưởng, công trình được đầu tư cho xử lýchất thải ran sinh hoạt (bao gồm nước rỉ rác và khí thải nếu có) đạt tiêu chuẩn, quy

chuẩn kỹ thuật theo quy định;

c) Các chi phí, thuế và phí khác theo quy định của pháp luật

3 Nguồn thu dé chi tra cho việc thu gom, vận chuyền và xử lý chất thai rắn

sinh hoạt bao gồm phí vệ sinh và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.”

- Điều 79, Mục 2, Chương VI, Luật BVMT 2020 quy định về Chỉ phí thugom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt:

“1 Giá dịch vụ thu gom, vận chuyền và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia

đình, cá nhân được tính toán theo căn cứ sau đây:

a) Phù hợp với quy định của pháp luật về giá;

b) Dựa trên khối lượng hoặc thẻ tích chất thải đã được phân loại;

c) Chat thải rắn có khả năng tái sử dung, tái chế, chất thải nguy hai phát sinh

từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng thì không phải chi trả giá dịch vụ thu

gom, vận chuyền và xử lý

Trang 25

2 Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không phân loại hoặc phân loại không

đúng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 75 của Luật này thì phải chỉ trả giádịch vụ thu gom, vận chuyền và xử lý như đối với chất thải rắn sinh hoạt khác

3 Cơ quan, tô chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ tập trung; cụm công nghiệp có phát sinh chất thải từ hoạt động sinh

hoạt, văn phòng có khối lượng nhỏ theo quy định của Chính phủ được lựa chọn hình

thức quản lý chất thải rắn sinh hoạt như hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điều 75 củaLuật này hoặc quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều này

4 Cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải từ hoạt động sinhhoạt, văn phòng có khối lượng lớn theo quy định của Chính phủ phải chuyển giao

cho cơ sở tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải có chức năng phù hợp hoặc chuyền giao cho cơ sở thu gom, vận chuyền có phương tiện, thiết bị phù hợp dé vận chuyền đến

cơ sở tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải rắn có chức năng phù hợp.”

Nhân xét :

Điểm mới trong luật BVMT 2020 là áp dụng tính phí CTRSH dựa trên lượng

thải Theo đó, CTRSH phải được phân loại thành: CTR có khả năng tai sử dung, tái

chế; chất thải thực phẩm; CTRSH khác Chúng phải được chứa đựng trong các bao

bì dé được thu gom, xử lý Đối với các loại CTR khác thì phải được chứa đựng trong

bao bì do UBND quy định dé được thu gom, tai ché Nhu vay có thé thay, Luật đã có

quy định cụ thé rõ ràng cho phép chính quyền địa phương thu chi phi dé chi trả giá

xử lý CTRSH thông qua việc bán túi ni lông (có thể hiểu là túi này do chính quyềnđịa phương độc quyền phát hành trên địa bàn, giá được tính toán phù hợp), người dân

sẽ bỏ rác vao đó, túi cảng to, gia càng cao Don vi thu gom chỉ thu gom rac thai được

đựng trong túi ni lông này Người dân muốn bỏ ra ít tiền thì phải tìm cách hạn chếrác thải; phân loại rác (loại có khả năng tái chế thì dé riêng ra dé bán hoặc chuyêngiao không mất tiền chi tra cho dich vụ thu gom), chỉ chứa đựng rác không thé tái chếvào túi ni lông do chính chính quyền địa phương phát hành; sắp xếp rác gọn gàng,giảm thiểu thé tích dé chứa trong túi ni lông Như vậy, các quy định mang tính độtphá nêu trên, nếu được áp dụng một cách bài bản, có hệ thống VỚI SỰ quyết tâm cao

của các câp chính quyên, đặc biệt là chính quyên địa phương và sự ủng hộ của người

Trang 26

1.5.1 Hiện trạng quản lý rác thải trên thế giới.

Trên thế giới, ở các nước phát triển lượng phát thải là rất lớn nhưng hệ thốngquản lý môi trường của họ rất tốt, còn ở các nước kém phát triển lượng phát thải nhỏhơn rất nhiều nhưng do hệ thống quản lý môi trường kém phát triển nên môi trường

ở nhiều nước có xu hướng suy thoái nghiêm trọng.

Theo Ngân hàng Thế giới, các khu vực Châu Á mỗi ngày phát sinh khoảng

760.000 tan CTR đô thị Đến năm 2025, con số này sẽ tăng tới 1,8 triệu tan/ngay ( World Bank, 1999) Ở các nước Chau A, phương pháp phô biến nhất vẫn là chôn lấp

CTR vì chi phí rẻ Ty lệ chôn lắp ở Trung Quốc và An Độ lê tới 90% Tỷ lệ thiêu đốtchat thải ở Nhật Bản và Dai Loan ( Trung Quốc ) vào loại cao nhất, khoảng 60-80%.Còn Hàn Quốc chiếm ty lệ tái chế chat thải cao nhất khoảng trên 40%

Đối với chất thải hữu cơ, ủ phân compost là phương pháp tiêu hủy chủ yếu

Ấn Độ và Philippin ủ phân compost tới 10% lượng chất thải phát sinh Tại hầu hếtcác nước, tái chế chất thải đang ngày càng được coi trọng

Tai Thái Lan

Ở Thái Lan, phân loại chất thải được thực hiện ngay tại nguồn Họ chia thành

ba loại chat thải và bỏ vào từng thùng riêng: những chat có thé tái sinh, thực phẩm vàcác chất độc hại Các loại chất thải này được thu gom và chở bằng các xe ép chất thải

có màu sơn khác nhau

Chất thải tái sinh sau khi được phân loại sơ bộ ở nguồn phát sinh được chuyênđến nhà máy phân loại chat thai dé tách ra các loại vật liệu khác nhau sử dụng trongtái chế Chất thải thực phẩm được chuyên đến nhà máy chế biến phân vi sinh Nhữngchất còn lại sau khi tái sinh hay chế biến phân vi sinh được xử lý băng chôn lap Chatthải độc hại được xử lý bằng phương pháp thiêu đốt

Việc thu gom chất thải ở Thái Lan được tô chức rất chặt chẽ Ngoài nhữngphương tiện cơ giới lớn như xe ép chất thải được sử dụng trên các đường phố chính,các loại xe thô sơ cũng được dùng dé vận chuyền chat thải đến các điểm tập kết Chatthải trên sông, rạch được vớt bằng các thuyền nhỏ của cơ quan quản lý môi trường

Trang 27

theo địa phương và mục đích Về xử lý, rác hữu co nhà bếp một phan được sử dung

làm giá thể nuôi trồng nam thực phẩm, phan lớn hơn được chôn lấp theo công nghệhiện đại, liên hoàn khép kin dé thu hồi khí bioga cung cấp cho phát điện Sau khi ráctại hỗ chôn phân huỷ hết sẽ tiến hành khai thác min ở bãi chôn làm phân bón Biệnpháp này đã giúp đem lại lợi ích kinh tế cho Hàn Quốc từ việc tái sử dụng chất thảiphục vụ phát điện, giảm khí nhà kính và tăng nguồn thu ngân sách từ việc bán hạnngạch khí thải do tiết kiệm được Không chỉ dừng lại đó, Chính phủ Hàn Quốc còntiếp tục xây dựng công viên với chủ đề môi trường trên chính bãi rác này nhằm sử

dụng hiệu quả quỹ dat trống bằng cách xây dựng khu vực vui chơi giải trí, thé thao,

khu sinh thái, khu hoạt động môi trường phục vụ sinh hoạt cho cộng đồng.

Từ kinh nghiệm xử lý CTR của các quốc gia nêu trên có thê thấy, hiệu quả của

các biện pháp xử lý CTR đều bắt nguồn từ việc tuân thủ một cách nghiêm ngặt cácquy định về phân loại rác Đó là điều mà Việt Nam, nhất là ở khu vực nông thôn hiệnnay đang khá yếu do chưa có các quy định cụ thể, nghiêm ngặt dành cho việc phânloại từ các hộ gia đình đến các cơ sở, doanh nghiệp ở tất cả các ngành kinh tế Thêmnữa, dé đạt được thành công trong việc quan lý, xử lý rác thải như các quốc gia nêutrên, yêu cầu rất lớn về nguồn lực và công nghệ Do vậy, cần đây mạnh hơn nữa cácchính sách hỗ trợ kêu gọi các nguồn vốn xã hội hóa, tập trung đầu tư vào lĩnh vựcquản lý, xử lý CTR, nhằm giải quyết dứt điểm vấn đề CTR với những tác động xấu

đên môi trường vôn tôn tại lâu nay.

Trang 28

1.5.2 Hiện trang quản lý chat thai ran khu vực nông thôn tai Việt Nam

CTRSH đang gia tăng cả về khối lượng và chủng loại Ở Việt Nam, công tácquản lý CTRSH còn nhiều bat cập như tỷ lệ thu gom CTRSH nông thôn còn chưacao; CTRSH chưa được phân loại tại nguồn; tỷ lệ tái chế còn thấp; phương thức xử

lý chủ yếu là chôn lấp không hợp vệ sinh Những bat cập này đã trở thành van dénổi com, bức xúc ở nhiều địa phương thời gian qua

CTRSH nông thôn phát sinh từ các hộ gia đình, chợ, nhà kho, trường học, bệnh

viện, cơ quan hành chính CTRSH nông thôn chủ yếu bao gồm thành phần hữu cơ

dễ phân hủy (thực pham thai, chất thải vườn) với độ 4m thường trên 60%; tuy nhiên,

chất hữu cơ khó phân hủy, chất vô cơ (chủ yếu là các loại phế thải thủy tinh, sành sứ,

kim loại, giấy, nhựa, đồ điện gia dụng hỏng ) và đặc biệt là túi ni lông xuất hiệnngày càng nhiều Hầu hết CTRSH không được phân loại tại nguồn; vì vậy, tỷ lệ thu

hồi chất thải có khả năng tái chế và tái sử dụng như giấy vụn, kim loại, nhựa còn

thấp và chủ yếu là tự phát

Tại khu vực nông thôn, việc thu gom, vận chuyên CTRSH phan lớn là do cáchợp tác xã, tô đội thu gom đảm nhiệm với chi phí thu gom thỏa thuận với người dânđồng thời có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương Mức thu và cách thu tùy thuộcvào từng địa phương do thành viên hợp tác xã, tô đội thu gom trực tiếp đi thu Hiện

có khoảng 40% số thôn, xã hình thành các tổ, đội thu gom chat thải rắn sinh hoạt tự quản, công cụ phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển hầu hết do tổ đội tự trang

bị Tuy nhiên, trên thực tế tại khu vực nông thôn không thuận tiện về giao thông, dân

cư không tập trung còn tôn tại hiện tượng người dân vứt bừa bãi chat thải ra sông suốihoặc đồ thải tại khu vực đất trống mà không có sự quản lý của chính quyền địa

phương.

Ở Việt Nam đặc biệt là tại khu vực nông thôn, CTR được thu hồi, tái chế, tái

sử dung còn hạn chế, việc xử lý chất thải chủ yếu là chôn lấp Hau hết các bãi chônlấp CTR ở các địa phương, ké cả các đô thị lớn, được xây dựng chưa hợp vệ sinh Sựtồn tại các bãi chôn lắp CTR tạo nên bức xúc về môi trường không chỉ cho cộng đồngdân cư gần bãi chôn lắp mà còn cả cư dan ở các địa bàn thu gom rác thải

Trước sức ép và thách thức gia tăng CTR, một số công nghệ xử lý CTR đãđược triển khai nghiên cứu, áp dụng thí điểm tại một số tỉnh thành ở nước ta, bướcdau mang lại hiệu quả đáng ké trong công tác xử lý CTR, như:

Trang 29

Công nghệ Serafin:

Công nghệ Serafin thuộc Công ty TNHH Thủy lực máy (tại Hà Nội) có khả

năng tái chế tới 90% lượng CTR gồm rác vô cơ và hữu co, có thé vận hành song songgiữa hai dây chuyền sản xuất rác thải tươi (rác trong ngày) và rác thải khô (rác đãchôn lắp) dé tạo ra những sản phâm khác nhau

Công nghệ Serafin hiện được đầu tư xây dựng tại một số địa phương như: Nhà

máy xử lý rác Đông Vĩnh - xã Hưng Đông, huyện Nghi Lộc - Nghệ An; Nhà máy xử

lý CTR sinh hoạt Xuân Sơn - thành phố Sơn Tây với công suất 20 tắn/ngày Hiệnnay, Công ty cô phần công nghệ môi trường xanh đang xây dựng và chuyên giao, lắpđặt công nghệ này dé xử lý CTR sinh hoạt ở nhiều đô thị lớn như Hà nội, Hải phòng

và các tỉnh, thanh,

Công nghệ An Sinh - ASC:

Công nghệ này xử lý rác đô thị cho 3 dòng sản pham: phân hữu cơ từ rác hữu

cơ, nguyên liệu hỗn hợp nhựa dẻo và gạch bloch

Hiện nhiều địa phương cũng đang tiến hành xây dựng nhà máy xử lý CTR theocông nghệ An Sinh - ASC như: huyện Củ Chi (TP.HCM) với công suất 2.000tan/ngay, Long An 200 tắn/ ngày, Kiên Giang 400 tan/ngay

Nhìn chung, trong những năm vừa qua, cùng với sự tiến bộ của kinh tế xã hội,

sự quan tâm và nhận thức đúng đắn về quản lý CTR, hiệu quả của công tác quản lý

CTR tại khu vực nông thôn ở Việt Nam đã có những tiến bộ rõ rệt Tuy nhiên, cũng

còn nhiều hạn chế:

Tỷ lệ thu gom, vận chuyền CTR tuy tăng song van ở mức thấp, xã hội hóacông tác thu gom, vận chuyên CTR tuy đã được phát triển nhưng chưa rộng và chưasâu Năng lực trang thiết bị thu gom, vận chuyền còn yếu và thiếu

Tình trạng đồ CTR không đúng nơi quy định còn xảy ra thường xuyên, gây ônhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng và cảnh quan khu dân cư Phươngpháp xử lý chủ yếu vẫn là chôn lấp, yêu cầu quỹ đất, chi phí quản lý lớn bên cạnh rủi

ro cao Các giải pháp xử lý công nghệ cao như: đốt, chôn lấp thu hồi năng lượng, xử

lý rác thu dầu DO, chưa được quan tâm đầu tư đúng mức

Bên cạnh đó, Nhà nước đã có khung pháp lý phù hợp cho hoạt động bảo vệ

môi trường, trong đó quản lý CTR còn thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thé về tiêuchuẩn thu gom, xử lý đặc biệt là với các vùng nông thôn Sự phân bổ, sử dụng vốn

Trang 30

ngân sách cho hoạt động quản lý còn chưa thực sự hiệu quả, một phần do nhận thứcchưa đúng đăn về CTR, sự thiếu quan tâm của chính quyền địa phương cũng như độingũ cán bộ cho công tác quản lý CTR còn yếu và thiếu đặc biệt là vùng nông thôn vàvùng có điều kiện kinh tế khó khăn, dẫn tới hậu quả quản lý CTR còn chưa cao

Trang 31

CHUONG 2: THỰC TRANG QUAN LY CHAT THAI RAN SINH HOAT TẠI

HUYEN YEN DINH, TINH THANH HOA.

2.1 Giới thiệu chung về huyện Yên Dinh

2.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Yên Định

2.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Theo yendinh.thanh hoa.gov.vn: “Yên Dinh là một huyện ban sơn địa nằm dọctheo sông Mã, cách thành phó Thanh Hóa 28 km về phía tây bắc, có vị trí địa ly:

° Phía đông giáp huyện Vĩnh Lộc với ranh giới là sông Mã

° Phía tây giáp huyện Ngọc Lặc và huyện Thọ Xuân

° Phía nam giáp huyện Thiệu Hóa với ranh giới là sông Cầu Chày

° Phía bắc giáp huyện Cam Thủy

Yên Định năm ở phía tây bắc thành phố Thanh Hóa, thuộc vùng đồng bằngtrung du — bán sơn địa, kẹp giữa lưu vực sông Mã và sông Cầu Chày

Đồng bằng Yên Định được cấu tạo bởi phù sa trải ra trên một bề rộng hơi nghiêng vềphía đông nam, còn rìa tây bắc là các dải đất cao từ 2,8m đến 15m, được cấu tao banglớp phủ sa cổ của sông Mã và sông Cau Chay Những đồi núi sót lại có độ cao trungbình 200m-300m, hợp nên từ các đá phún trào, đá vôi, cát kết và đá phiến

Xa xưa, Yên Định được bao phủ bởi những cánh rừng rậm rạp, với lim ở Định

Tăng, đỉnh ở Định Tường, rù rì ở Yên Phong cùng nhiều cánh rừng khác trải khắp

vùng Yên Thọ, Yên Lạc, Định Hòa, Định Bình, Định Thành

Ngày nay, rừng tự nhiên hầu như không còn, thay vào đó là những vùng đấttrồng tre, luồng, đất trồng cây lâm nghiệp theo dự án 327, tập trung ở các xã YênLâm, Yên Giang, Nông trường Thống Nhất, Yên Tâm, Yên Thịnh, Yên Hưng, ĐịnhTiến với diện tích 836 ha, chủ yếu trên đất đốc, cồn, bãi ven sông, hồ, đầm, hón, sông

»

cụt.

2.1.1.2 Khí hậu

Yên Dinh là một huyện thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gid mùa có mùa đông lạnh,

mùa hè nang nóng Khí hậu khu vực này được ghi nhận tại tram khí tượng thủy vanĐịnh Tường được thống kê như sau:

a Nhiệt độ

Thanh Hoá có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23°C - 24°C, tổng

nhiệt độ năm vào khoảng 8.500°C - 8.700°C Nhiệt độ cao nhất trong năm tập trung từ táng

Trang 32

5 đến tháng 9, nhiệt độ thấp nhất là từ 12 đến thang 1 năm sau Thống kê nhiệt độ trung

bình trong vòng 6 năm từ năm 2014 - 2019 tại khu vực trạm khí tượng thủy văn Định

Tường như sau:

Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm (0C)

Nhiệt độ không khí các tháng trong năm

n

EBình quân

' 24,5 22,8 24,2 24 24,1 25

nam

Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Thanh Hóa các năm 2014 đến 2019

Nhiệt độ của Thanh Hóa có sự tăng nhẹ trong giai đoạn 2014-2015 Nhiệt độ

không khí trung bình năm là 22 — 25°C, song phân hóa rất khác nhau theo từng tháng

và giữa các vùng Nhiệt hè nhiệt độ cao trải dài từ tháng 5 đến tháng 9, mùa đôngnhiệt độ hạ xuống thấp đặc biệt từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau

b Độ am

Độ am không khí là một trong những yếu tô ảnh hưởng đến quá trình lan truyền vàchuyên hóa các chất ô nhiễm Độ âm không khí trong khu vực được thể hiện ở bảng sau:

Ngày đăng: 22/07/2024, 22:01

w