1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Kiến An Thành phố Hải Phòng

73 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHOA MOI TRƯỜNG, BIEN DOI KHÍ HẬU VA ĐÔ THỊ

CHUYEN DE TOT NGHIEP

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Họ và tên sinh viên : Phạm Tuấn Huy

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không saochép, cắt ghép các báo cáo hoặc chuyên đề của người khác, nếu sai phạm em xin chịu

kỷ luật với Nhà trường.

Hà Nội, ngày | tháng 12 năm 2021

Ký tênHuy

Phạm Tuấn Huy

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình hoàn thành Chuyên đề thực tập, em đã nhận được nhiềusự giúp đỡ các các cá nhân trong trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng như đơn vịthực tập — Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Kiến An Thành phó Hải Phòng.

Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo chuyên ngành Kinh tế- Quản lý Tài nguyên va Môi trường, đặc biệt là ThS Nguyễn Quang Hồng đã nhiệttình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện Chuyên đề tốt nghiệp này Ngoài raem xin cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn đã giúp đỡ em hoàn thiện kiến thức lý thuyếtvề chuyên ngành của mình Cuối cùng em xin cảm ơn chị Phạm Thị Hòa và các cánbộ của Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Kiến An đã giúp đỡ em trong thời gian

thực tập.

Và trên hết, em xin chúc các thầy cô giáo và các cá nhân trong Phòng Tàinguyên và Môi trường Quận Kiến An luôn hạnh phúc và đạt được nhiều thành tích

hơn nữa trong sự nghiệp của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày | tháng 12 năm 2021

Ký tênHuy

Phạm Tuấn Huy

Trang 4

710075 ÔỎ 1L LY do Chom d6 0 1

2 Mục tiêu nghiÊn CỨU - co << 5 9 %4 59 9965.99.9004 04 00.0004 009.0095005 0 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU s-s-s- se se ssssssss+ssess£ssesseEseessesssssssee 3

4 Phương pháp nghién CỨU d- o5 << 5< 9 9.996.999.990 900100 000809684 686 3

5 Ý nghĩa thực tiỄn - << << SsSs£SsEseEs E9 E2E29E35E29E3525E25E252529759 99 ss2e 4CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN QUAN LY CHAT THAI

RAN SINH HOAT ĐÔ THI s s°s£+s£+++©++££Exee+xeerxserxeersserrserrseorse 5

1.1 Các khái niệm . se ss<sss©s£++seEseevseEseerseEsseererkeererkserserrserssrrserse 5

1.1.1 Khái niệm chất thải rắn -2¿- 2£ 52 E2S+2EE£EEESEEeEEEerxrrxrerxrrrecrkd 51.1.2 Khái niệm chat thải rắn sinh hoạt 2-22 2 ©5£2x+2Ez+£xezEerxrrrerred 61.1.3 Khái niệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt 2-2 25s s+cs£xecsez 61.2 Phân loại, thành phan tính của chat chất thải rắn đô thị 61.2.1 Phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo nguồn gốc phát sinh 61.2.2 Phân loại chat thải rắn theo thành phan và tính chất . - 81.2.2.1 Thành phan của chất thải rắn -« sesss<ssesssessevssessezseessesse 81.2.2.2 Tính chất của chất thải rắn ses«s<see+s©ssevseesexseesserseessesse 81.3 Quản lý chất thai rắn sinh hoạt đô thị - s2 << ssessessessess 11.3.1 Quy trình quản lý chất thải ran sinh hoạt đô thị - 5: s25: 111.3.2 Các công cụ quan lí chất thải rắn đô thị - ¿2 2 2+sz+++zs+zx+cxee 131.3.3 Các phương pháp xử ly chất thải rắn sinh hoạt - ¿5 5555: 14

1.3.3.1 Phương pháp xử lý chat thải ran bằng chôn lắp hợp vệ sinh 141.3.3.2 Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt (nhiệt) .s s s¿ 141.3.3.3 Xử lý chat thải rắn bằng công nghệ sinh học .s s-sssess2 151.3.3.4 Phương pháp xử lý chất thải ran bằng khí hóa Plasma 151.4 Kinh nghiệm quan lý chất thai rắn đô thị ở Việt nam và trên thế giới 151.4.1 Kinh nghiệm quản lý chat thải rắn đô thị ở một số nước trên thé giới 15L.A.1.1 cho 15

1.4.1.2 Nhat Ban ae 16

Trang 5

1.4.1.3 ro 16

1.4.1.4 Singapore << 5< cọ TT 000000099088 890 17

1.4.2 Quản lý chất thải rắn đô thị ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm 17CHƯƠNG II HIỆN TRẠNG QUAN LY CHAT THAI RAN TREN DIA BAN

QUAN KIEN AN THÀNH PHO HAI PHONG s<©cs<©ss<essee 21

2.1 Khai quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội quận Kiến An 212.1.1 Đặc điểm tự nhiên của quận Kiến An -©2¿©52+c2+c+£+zsersered 21

2.3.1 Tình hình phân loại, thu gom, vận chuyên chat thải rắn - 33

2.3.1.1 Hệ thống thu gOm s-s-s<ss<ss©ssss+s££vs£EseevseEssevserssesseesee 33

2.3.1.2 Phương thức thu ØOI œ- << < se %8 99.919 81.958.95858 m8” 35

2.3.1.3 Trạm trung chuyỀN -esssessssssss+SseEsEssEsEssEssessesseseessessesse 362.3.1.4 Vận chuyền chat thai rắn sinh hoạt s ses<ssssssesssssessessesse 372.3.2 Các phương pháp xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận 382.4 Đánh giá thực trang quản lý chat thải rắn tại quận Kiến An 432.4.1 Các chủ thể tham gia quan lý 2-2-2 s+2E+E+£E££EzEzEzEerxersered 43

2.4.2 Tình hình thu phí vệ sinh trên địa bàn - - 6+ ssrsesrseeee 45

2.4.3 Đánh giá ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khỏe cộng

GOI oo eccccscsssesssessecssessusssecsssssecsusesecsusssecsusssessusesessssssessuecsusssessusssessusssecsueesessneesesees 46

Trang 6

2.4.4 Đánh giá những tôn tại trong công tác quản lý chat thai ran sinh hoạt 47CHUONG III CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUA QUAN LÝ CHAT

THAI RAN, BẢO VE MOI TRUONG TREN DIA BAN QUAN KIEN AN 513.1 Giải pháp phân loại chất thai rắn tại nguén ccsessessessessessescessessseeeees 513.2 Giải pháp cải thiện công tác thu gom, vận chuyến và xử ly chất thải rắn

— Ô 52

3.2.1 Giải pháp cải thiện thu gom và vận chuyên 2-2 2+2 523.2.2 Giải pháp cải thiện công tác xử lý chất thải rắn . 5- 533.3 Giải pháp thu hồi tái chế, tái sử dung chất thải rắn -. -.- 543.4 Giải pháp về kinh tẾ - se s<s<ss©ssevseEseerserseersersserserssrrssrsserssrke 553.4.1 Giải pháp về thu phí vệ sinh môi trường ¿2 2+z+£s+z++zs+zed 55

3.4.2 Giải pháp tăng cường nguồn lực tài chính - ¿5+ ©5z+sz+s<+s+2 56

3.5 Giải pháp huy động cộng đồng - «se sessesvseexseerseerseesse 573.6 Giải pháp về cơ chế chính sách -s-s<sssscssevseessesseessersscse 59KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 2 s<sss©SsEssEsseEssexsersseersersseerserssee 61

ca ae 61"9.0001 62TÀI LIEU THAM KHAO s- 5° 2° 5£ s22 Es2ESs£EseESseEseexserssersersser 63

Trang 7

DANH MỤC BANG

Bang 1.1: Nguồn phát sinh chat thải răn cc c2 722 222222 cersrkre2 7Bang 2.1: Nhiệt độ trung bình tại quận Kiến An — Tp Hải Phòng giai đoạn 2016-

Bảng 2.6: So sánh lượng CTR phát sinh của quận Kiến An và Lê Chân qua 5 năm

2016-2020 0 cece cence cece erect eee e eee SH n ST ST TT TT KT TT TT ki tr hết 31

Bang 2.7: Công tác thu gom, vận chuyền va xử ly CTR của quan Kiến An giai đoạn

2016-2020 cọ KT nọ nh HH nh no tk nh 38

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Chat thải rắn đô thị quận Kiến An giai đoạn 2016-2020 3ÖHình 2.2: Thành phần CTRSH trên dia bàn quận Kiến An - - - 32

Hình 2.3: Hình thức thu gom CTRSH từ các nguồn phát sinh có khối lượng nhỏ: thu

gom một bên đường ‹ - c2 22 2n S1 S9 ones teat it 35

Hình 2.4: Hình thức thu gom CTRSH từ các nguồn phát sinh có khối lượng nhỏ: thu

gom hai bên đường -. c2 SH nh na 36

Hình 2.5: Quy trình sản xuất phân hữu cơ Compost ‹ + : 39

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIET TAT

BCL: Bãi chôn lấp

BVMT: Bảo vệ môi trường

CN: Công nghiệp

CTCN: Chất thải công nghiệp

CTNH: Chất thải nguy hại

CTR: Chat thải ran

CTRSH: Chat thai ran sinh hoat

CTRSHĐT: Chất thai rắn sinh hoạt đô thi

QLCTRSH: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt

STNMT: Sở Tài nguyên và Môi trường

TNHH: Trách nhiệm hữu han

TN&MT: Tài nguyên và Môi trường

Tp: Thành phố

UBND: Ủy ban nhân dân

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời đại hiện nay, cùng với sự phát triển về KT-XH của quốc gia, các

khu đô thị đang càng ngày được mở rộng và phát triển triển một cách nhanh chóng.Điều này vừa góp phan cho sự tăng trưởng kinh tế, vừa tạo ra một lượng lớn CTRsinh hoạt làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và đời sống của con người Môitrường tự nhiên đã bị khai thác và tác động rất nhiều bởi con người kéo theo thựctrạng các nguồn tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt và suy thoái mạnh Vấn dé về 6nhiễm và suy thoái môi trường đang ngày càng trở nên đáng quan ngại hơn ở nhiều

nơi Và CTR là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm vô cùng nghiêm

trọng đến môi trường, đồng thời gây ra những hệ quả nghiêm trọng đến sức khỏe cộngđồng và sự phát triển bền vững của quốc gia Tổng khối lượng CTR được thải ra trêncả nước mỗi năm rơi vào 29 triệu tấn và theo dự báo thì con số này sẽ còn tăng cao

trong thập kỷ tới Lượng CTR phát thai ra từ các hoạt động, sinh hoạt thường nhật của

con người ngày một da dang hơn về thành phần cũng như độc hại hơn về tính chat.

Hiện nay, tại những khu đô thị lớn của Việt Nam, vấn đề CTR vẫn đang rấtnhức nhối và là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ô nhiễm môitrường nghiêm trọng Hải Phòng là một trong những thành phó lớn của Việt Nam, vàdé vươn lên trở thành khu vực đô thị hàng đầu của quốc gia, Tp Hải Phòng vẫn đangnỗ lực từng ngày để phát triển kinh tế, tăng cường xây dựng, mở rộng mối quan hệhợp tác kinh tế trong và ngoài nước Song song với sự phát triển toàn diện, Tp HảiPhòng vẫn đang phải đương đầu với những tình trạng phô biến như tệ nạn xã hội,bùng nổ dân số, và đặc biệt là vấn đề môi trường bị 6 nhiễm Trước tình hình này,

việc xử lý CTR đang được thành phó đặc biệt quan tâm đến và được xem là vấn đề

cấp thiết nhất hiện nay.

Để đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững của đô thị, van déQLCTRSH cần được xem xét trên phương diện tổng quát, không chỉ đơn thuần làcông tác tô chức, xây dựng các BCL hợp vệ sinh mà còn cần phải nhìn nhận trên nhiềukhía cạnh khác nhau Mặt khác việc QLCTRSH muốn có được hiệu quả một cách tốt

Trang 11

nhất thì việc đón đầu được sự phát triển là vô cùng quan trọng, chứ không nên chạyđua theo xu thế phát triển đô thị như thời gian hiện nay.

Quận Kiến An hiện đang thuộc môt trong bảy quận lớn nhất ở Tp Hải Phòng,và đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Vì vậy, điều này đã tạo điều

kiện tăng thêm nhiều việc làm thiết thực và chất lượng cuộc sống của người dân cũngđược nâng cao Mặt khác, đi cùng sự phát triển đó, quận Kiến An cũng đang phải đốimặt với những thách thức lớn về vấn đề bảo vệ môi trường, nhất là công tác

QLCTRSH Tuy vậy, việc phòng ngừa và làm giảm, phát sinh và phân loại rác thải,

tái chế, tái sử dụng cùng với việc giảm thiểu khối lượng CTRSH chôn lấp đề đảm bảocho sự an toàn về xã hội cũng như sự tối ưu về kinh tế - kĩ thuật, và đặc biệt là vấn đề

liên quan đên môi trường chưa thực sự được quan tâm.

Đây thực sự là vấn đề rất đau đầu ở các đô thị Việt Nam, đặc biệt là khi lượngCTR ngày một tăng cao trong khi đó các mô hình thu gom, xử lí rác thải chưa có nhiềucải thiện đáng ké Luật BVMT 2020 có nhiều quy định mới về trách nhiệm của cácbên trong việc thu gom, phân loại và xử lí CTR sinh hoạt Vì thế, quận Kiến An cầnphải đưa ra những chính sách hợp lý theo từng địa bàn cụ thé dé dần chuyền sang mô

hình mới, đáp ứng yêu cầu của luật khi đưa vào áp dụng trong thực tiễn.

Để nâng cao sự phát triển bền vững của đô thị, QLCTRSH một cách có hiệuquả và tiết kiệm tối ưu hóa nguồn tài nguyên và thực hiện mục tiêu phát triển bềnvững, gắn phát triển KT-XH với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, việc chọn đề tài “Thựctrạng quản lý chất thải răn sinh hoạt trên địa bàn quận Kiến An Thành phó Hải Phòng”là vô cùng cần thiết và cấp bách trong thời gian hiện nay Đề thực hiện tốt “Chiếnlược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050”,

Chính phủ đã ban hành “Nghị định số 59/2007/NĐ-CP” ngày 09 tháng 04 năm 2007

của về QLCTR dé đóng góp vào sự cải thiện hiệu qua van đề QLCTRSH tại địa

2 Mục tiêu nghiên cứu

e_ Mục tiêu tông quát

Mục tiêu nghiên cứu tông quát là tìm hiểu thực trạng QLCTRSH ở thành phốHải Phòng cụ thé là trên địa bàn quận Kiến An dé từ đó, đưa ra các kiến nghị và đề

Trang 12

xuất quản lý CTRSH nhăm xây dựng hệ thống QLCTRSH một cách hiện đại và đồng

thời nâng cao hiệu quả QLCTRSH trên địa bàn quận Kiến An.e_ Mục tiêu tổng thé

Thứ nhất, đánh giá thực trạng công tác QLCTRSH và điều tra về khối lượng,

thành phần, mức độ phát sinh và tác động của CTRSH ở quận Kiến An Đồng thờitìm hiểu những thuận lợi, khó khăn và thách thức về công tác QLCTRSH và việc thugom, xử lý và vận chuyển CTRSH trên địa bàn quận Kiến An.

Thứ hai, nâng cao vấn đề nhận thức trong cộng đồng về tổng hợp và quản lýCTRSH, hình thành lối sống thân thiện với môi trường Đánh giá tác động của CTRSH

dén sức khỏe của dân cu va tới môi trường xung quanh.

Thứ ba, nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn kết hợp với kinh nghiệm vềQLCTRSH ở Việt Nam và các nước trên thế giới hiện nay Từ đó, đưa ra các giải

pháp kiến nghị trong ngắn hạn và lâu dài dé giải quyết các van dé còn tồn tại trong

công tác QLCTRSH trên địa bàn Quận Kiến An, đồng thời đóng góp vào sự phát triểnbền vững của quận Kiến An cũng như của Hải Phòng.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Về đối tượng nghiên cứu, chuyên đề hướng đến đối tượng Quản lý và xử lýCTRSH trên địa bàn quận Kiến An - Hải Phòng.

Về phạm vi nghiên cứu, chuyên đề tập trung nghiên cứu trên địa bàn quận KiếnAn, thành phố Hải Phòng (với toàn bộ diện tích tự nhiên 29,6 km2, gồm 10 phường

trực thuộc).

4 Phương pháp nghiên cứu

Một là, phương pháp điều tra và khảo sát thực địa: Điều tra, khảo sát bổ sungcập nhật thông tin về hiện trạng môi trường quận.

Hai là, phương pháp tổng hợp, dự báo, đánh giá: Phương pháp xử lý số liệuđược sử dụng để tính toán giá tri trung bình năm trên cơ sở số liệu thu thập được từchương trình quan trắc định kỳ do Trung tâm Quan trắc môi trường thực hiện, số liệuthu thập được từ các trạm quan trắc môi trường quốc gia, số liệu quan trắc trongchương trình quan trắc tuân thủ định kỳ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ

Trang 13

trên địa bàn thành phố Sử dụng phép toán trung bình cộng hoặc trung bình nhân đốivới các kết quả quan trắc thu thập được có biến động lớn.

Ba là, phương pháp thống kê, so sánh: Thống kê, phân loại, đánh giá các thôngtin thu thập được Loại bỏ những thông tin số liệu bất thường Thực hiện việc phânloại và thong kê các số liệu thu thập được theo chuỗi các năm nhăm mục đích đánhgiá diễn biến của vấn đề theo thời gian Chia nhóm, thống kê theo khu vực nhằm thựchiện việc phân tích, đánh giá và so sánh các vấn đề theo không gian (các vùng, khu

Bốn là, phương pháp phân tích và tong hợp hệ thống: Sử dụng phương phápnày sẽ giúp đánh giá các thông tin một cách toàn diện trên cùng một chuẩn mực Quátrình liên kết, ngoại suy và phân tích nhận thức từ các môn khoa học khác như tựnhiên, xã hội, nghiên cứu, tìm hiểu mối quan hệ nhân quả bên trong và giữa các hệthong Cách tiếp cận của phương pháp đánh giá này bao gồm mô hình hóa, phân tíchcác kịch bản, mô phỏng hoạt động, đánh giá chất lượng và tích hợp các thành phần

dựa trên những kinh nghiệm va von hiệu biệt sẵn có.

Năm là, phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp này được sử dụng để tínhtoán giá trị trung bình năm trên cơ sở số liệu thu thập được từ chương trình quan trắcđịnh kỳ do Trung tâm Quan trắc môi trường thực hiện, số liệu quan trắc trong chươngtrình quan trắc tuân thủ định kỳ của các đơn vi sản xuất, kinh doanh, thương mại và

dịch vụ trên địa bàn quận Sử dụng phép toán trung bình cộng hoặc trung bình nhân

đối với các kết quả quan trắc thu thập được có biến động lớn.5 Ý nghĩa thực tiễn

Việc nghiên cứu về thực trạng QLCTRSH trên địa bàn quận Kiến An - Thànhphó Hải Phòng không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý như phân loại, thugom, vận chuyên, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTRSH 6 quận Kiến An mà còn gópphần bảo vệ môi trường và đóng góp vào sự phát triển bền vững của đô thị.

Từ đó, một số giải pháp được đề ra dựa trên cơ sở khoa học để công tácQLCTRSH có hiệu quả, sao cho phù hợp với điều kiện và tình hình KT-XH tại quậnKiến An và cũng là những bài học kinh nghiệm dé có thể phổ biến cho các quận,

huyện khác trong thành phố tham khảo, học tập.

Trang 14

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN QUAN LÝ

CHAT THAI RAN SINH HOẠT ĐÔ THỊ

1.1 Các khái niệm

1.1.1 Khái niệm chất thải rắn

Theo UNEP (2005), “chất thải là một nguyên liệu nào đó đã bị loại bỏ, sắp bịloại bỏ hoặc có yêu cầu bị loại bỏ”.

Theo Nguyễn Đình Hương (2006), “chất thải được hiểu là bất kỳ loại vật liệu

nào mà cá nhân không còn dùng nữa, chúng không còn có tác dụng gi với cá nhân đóvà được loại thải ra môi trường”.

Theo Luật Bảo vệ Môi trường (2015) cho rằng “chất thải là vật chất được thảira từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”.

Theo Pfeffer (1992) “chat thải ran là bat cứ vật liệu nào ở thé rắn nằm trong

dòng chảy nguyên liệu bị xã hội loại bỏ”.

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Hoa Kỳ (EPA, 2015) “chất thải rắn làrác thải, bùn từ nhà máy xử lý chất thải, nhà máy xử lý nước, hoặc cơ sở kiểm soát ônhiễm không khí và các vật liệu phế thải khác, được bắt nguồn từ các hoạt độngcông nghiệp, thương mại, khai thác mỏ, nông nghiệp và từ các hoạt động cộng đồng”.Theo Nghị định 38/2015/ND — CP của Chính phủ thì “chat thải rắn là chat thảiở thé rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thai), được thải ra từ san xuất, kinh doanh, dịch vụ,

sinh hoạt hoặc các hoạt động khác”.

Pháp luật Môi trường quy định về việc phân loại và xử lý CTR chia thành 2nhóm như sau: chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.

CTR thông thường “1a chat thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặcthuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yêu tố nguy hại dưới ngưỡng chat thải

Trang 15

1.1.2 Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải răn sinh hoạt (CTRSH) hay còn được gọi là “những chất thải liênquan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư,

hộ gia đình, chợ, các trường học, các cơ quan xí nghiệp, các trung tâm dịch vụ, xây

dựng, thương mại Chất thải răn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ,chất thải vật liệu xây dựng như đá, sỏi, xi măng, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, cao su,chất dẻo, thực phâm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, g6, lông gàlông vịt, vải, giấy, xác động vat, chất thải thực phẩm, rau củ quả, phế thải nông nghiệp,chat thải chế biến thức ăn, ”.

Chất thải dạng rắn phát sinh từ khu vực đô thị, còn được gọi là “chất thải rắnđô thị bao gồm các loại chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khuthương mại, các công trình xây dựng, khu xử lý chất thải, trong đó CTRSH chiếm tỷlệ cao nhất”.

1.1.3 Khái niệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Quản lý CTRSH là “các hoạt động kiểm soát chất thải trong suốt quá trình từphát sinh đến thu gom, vận chuyền, lưu trữ, xử lý, thải bỏ, tiêu hủy chất thải Do vậy

quản lý CTRSH cũng bao gồm toàn bộ các hoạt động quản lý chất thải đã nêu trên.Mục đích của quản lý CTRSH là bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, giảmthiêu CTRSH, tận dụng tối đa vật liệu, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng, tái chết vàsử dụng tối đa các thành phần còn hữu ích (hữu cơ, vô cơ có thê tái chế) nhằm bảo vệsức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường”.

1.2 Phân loại, thành phan tính của chất chất thai rắn đô thị1.2.1 Phân loại chat thải rắn sinh hoạt theo nguồn gốc phát sinh

CTRSH đô thị có nguồn gốc phát sinh đa dạng, thành phần không đồng nhất,có nhiều độc tố trong chat thải, khác với chất thải ran từ nông thôn CTRSH được

phân loại thành các nhóm sau:

- Nhóm chất thải hữu co dé phân hủy (nhóm thức ăn thừa, quả, rau củ, xác động

- Nhóm chất thải có khả năng tái chế (nhựa, cao su, thủy tinh, nilon, kim loại, giấy, c.Ồ:

- Nhóm các chât còn lại.

Trang 16

Việc phân loại CTRSH cần phải có sự giám sát và quản lý, hơn thế nữa cần

phải vận động và tuyên truyền cộng đồng, cá nhân, hộ gia đình và các tô chức thựchiện theo đúng quy định để đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom, xử lý và

vận chuyển Việc phân loại CTRĐT vừa có tiềm năng, do người dân đô thị có nhận

thức về vần đề môi trường khá tốt, nhưng cũng khó do diện tích không gian chất hẹp,nếu không có cách thức thu gom tốt sẽ rất khó hướng dẫn người dân thực hiện và tuânthủ theo đúng các quy định về phân loại.

Bảng 1.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn

Nguồn phát sinh Nơi phát sinh Các dạng chất thải rắn

„ l Giấy, nhựa, nhôm, thủy

` Các khu chung cư và ; 2

Khu dan cu tinh, thuc pham duthừa,

Khu thương mại

Khách sạn, nhà hàng, cáckhu thương mại, chợ, các

khu sửa chữa, dịch vụ

Các chất thải nguy hại,kim loại, thực phẩm dư

thừa, nhựa, giấy, thủy

Dịch vụ đô thị và côngBãi tăm, khu vui chơi văn Các loại chất thải ở khu

vui chơi văn hóa giải

chê tạo, lọc dâu, nhiệt

điện, hóa chât

cộng hóa giải trí, „

Công nghiệp nặng-nhẹ, | Phế liệu phát thải ra trong " công nghiệp xây dựng quá trình chế biến thủ

Khu công nghiệp

công nghiệp, các chất thải

sinh hoạt khác,

Trang 17

aoa Các san phân nông

` ` Trang trại, đông lúa, " , FNông nghiệp ` ` ăn nghiệp du thừa, các chât

ruộng vườn, vườn cây, hóa hoc độc hai

x v va anh

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Tp Hải Phòng1.2.2 Phân loại chất thải rắn theo thành phần và tính chất

1.2.2.1 Thành phần của chất thải rắn

Thành phần của CTR thể hiện sự hợp nhất và phân phối của các bộ phận khác

nhau tạo nên dòng chất thải, thường được biểu thị bằng phan trăm khối lượng Việccó đầy đủ thông tin về thành phần CTR có một vai trò rất quan trọng trong việc lựachọn và đánh giá thích hợp các thiết bị và quy trình xử lý, hoạch định hệ thống, kế

hoạch cũng như chương trình QLCTR.

Thông thường trong CTRĐT, chất thải phát ra từ các khu dân cư và khu thươngmại chiếm tỉ lệ cao nhất trong khoảng từ 50 -70% Thành phần riêng biệt của CTR sẽthay đổi theo thời gian và các mùa trong năm, chúng còn thay đổi tùy theo vị trí địalý Về thành phần của CTRSH, tùy thuộc vào mỗi điều kiện kinh tế khác nhau sẽ cónhững thành phần khác nhau, phụ thuộc theo mỗi địa phương và ảnh hưởng bởi nhiềuyếu tố khác.

1.2.2.2 Tính chất của chất thai ran

Các tính chất vật lý quan trọng nhất của chất thải rắn đô thị là: khối lượng

riêng, kích thước, sự cấp phối hạt, độ âm, khả năng giữ 4m thực tế và độ xốp.

e©_ Khối lượng riêng

Khối lượng riêng của CTR được hiểu là “trọng lượng của một đôn vi vật chất

tính trên 1 đơn vị thể tích chat thải (kg/m?) Bởi vì Khối lượng riêng của chất thải rắnthay đổi tuỳ thuộc vào những trạng thái của chúng như: xốp, chứa trong các thùngchứa container, không nén, nén, nên khi báo cáo dữ liệu về khối lượng hay thể tích

chat thải ran, giá trị khối lượng riêng phải chú thích trang thái (khối lượng riêng) của

các mẫu rác một cách rõ ràng vi dit liệu khối lượng riêng rat cần thiết được sử dụngdé ước lượng tông khối lượng và thé tích rác cần phải quản lý”.

Sự thay đổi của khối lượng riêng bị ảnh hưởng bởi các yéu tố sau: vị trí địa lý,các mùa trong năm, thời gian lưu giữ chất thải, Do đó, khi lựa chọn giá trị thiết kế

Trang 18

cần phải thận trọng Khối lượng riêng của CTRĐT thường dao động trong khoảng từ

180-400 kg/m3, trung bình hay rơi vào khoảng 300 kg/m3.

Theo phương pháp khối lượng khô: “độ âm tính theo khối lượng khô của vật

liệu là phân trăm khôi lượng khô của vật liệu”.

Độ 4m của CTR được biểu thị bằng tỷ lệ hơi nước (%) có trong một đơn vikhối lượng chất thải Đô âm được tính toán theo công thức:

Xy = 100%

Trong đó: Xy (%) là độ 4m

m, (kg ) là khối lượng CTR trước khi sấy

m,, (kg) là khối lượng CTR sau khi sấy

e Nhiệt tri

Nhiệt trị cua CTR được định nghĩa là “nhiệt lượng sinh ra khi đốt cháy một đơn

vị khối lượng chat thải Don vị tính là kJ/kg hoặc kCal/kg Giá trị này càng lớn thìphương pháp nhiệt phân chất thải càng có hiệu quả”.

Nhiệt trị của CTR được xác định theo công thức Mendeleev:

Q= 81.C + 300.H — 26.(O — S) - 6.(9H +W) kCal/kg

Trong đó: C (%) là thành phần nguyên tổ carbon

H (% )là thành phần nguyên tố hydro

O (%) là thành phần nguyên tô oxy

S (%) là thành phan nguyên tố lưu huỳnhW (%) là độ am của chat thải

Trang 19

Nhiệt trị của CTR phụ thuộc lớn vào thành phần của chất thải Bên cạnh đó,nhiệt trị còn bị tác động nhiều bởi độ âm của chất thải, độ âm càng lớn thì khả năngcháy càng thấp, nhiệt trị càng thấp và ngược lại.

e Độtro

Độ tro là “tỷ lệ (%) lượng vật chất còn lại sau quá trình thiêu đốt chất thải Độ

tro càng nhỏ thì quá trình cháy chất thải càng tốt Khi áp dụng phương pháp nhiệtphân người ta thường lựa chọn loại chất thải có độ âm và độ tro thấp Tro, xỉ của quátrình thiêu đốt không độc hại thường được sử dụng làm vật liệu xây dựng hoặc sanlap mặt đường, nếu như khối lượng đủ lớn Trong trường hợp khối lượng nhỏ, hoặcthành phần và kích thước không phù hợp đề làm vật liệu xây dựng người ta đem chônlấp Độ tro có thé tính toán theo công thức như sau:

Trong đó: Xa - độ tro, %

m, - khối lượng xỉ tro sau khi đốt, kgm, - khối lượng chất thải ban dau, kg

e Kha năng giữ nước

Kha năng giữ nước của CTR là “toàn bộ lượng nước mà nó có thé giữ lại trongmẫu chất thải dưới tác dụng cùa trọng lục Khả năng giữ nước của chất thải răn là một

chỉ tiêu quan trọng trong việc tính toán xác định lượng nước rò rỉ từ bãi rác Nước đi

vào mau chất thải ran vượt quá khả năng giữ nước sẽ thoát ra tạo thành nước rò ri.Khả năng giữ nước thực tế thay đổi phụ thuộc vào áp lực nén và trạng thái phân hủycủa chất thải Khả năng giữ nước của hỗn hợp chất thải rắn (không nén) từ các khu

dân cư và thương mai dao động trong khoảng 50-60%”.

Trang 20

1.3 Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị

1.3.1 Quy trình quản lý chat thải ran sinh hoạt đô thị(1) Tân trữ (lưu trữ) tại nguồn:

- CTR phát sinh được ton trữ trong nhiều loại thùng chứa phụ thuộc vào đặc điểm

nguôn của khôi lượng rác cân lưu trữ, nguôn phát sinh rác thải, vi trí nơi đặt thùngchứa, phương tiện và chu kỳ thu gom.

- Các phương tiện lưu trữ rác được lựa chọn và thiết kế một cách phù hợp nhằm bảođảm các tiêu chuẩn sau: chống côn trùng xâm nhập, đẹp, bền, không bị tác động bởithời tiết và vệ sinh dé dàng.

- Rac thải cũng có thé được chuyền thăng đến các BCL.

- Rac thải cũng có thé được đưa đến các khu xử lý và khu tái chế nhằm thu hồi những

thành phân có giá tri và phân còn sót lại, rôi sau đó mới được vận chuyên dén BCL.

Trang 21

(3) Trung chuyển và vận chuyển:

e Trạm trung chuyên được sử dụng khi:

- Vị trí rác thải bỏ quá xa so với tuyến đường thu gom

- Xe thu gom được sử dụng có dung tích nhỏ- Khu vực phục vụ có cư dân thưa thót

- Sử dụng thùng chứa nhỏ để thu gom chất thải từ khu thương mại.

e Hoat động của trạm trung chuyên bao gồm:

- Tiếp nhận các xe thu gom rác

- Nhiều thành phần trong CTR có khả năng tái chế như: bìa carton, túi nylon, gỗ, da,

thủy tinh, cao su, nhựa, kim loại,

- Các thành phần còn lại có thê được xử lý bằng nhiều cách khác như: đem ra BCL,đốt thu hồi năng lượng, sản xuất phân hữu cơ Compost, sản xuất khí bio-gas,

- Bãi chôn lap hợp vệ sinh là phương pháp xử lý và tiêu hủy chat thải rắn đơn giảnnhất và chấp nhận được về mặt môi trường Bãi chôn lấp chat thải ran được gọi là hợpvệ sinh khi thiết kế và vận hành giảm đến mức thấp nhất các tác động đến sức khỏecộng đồng và môi trường Bãi chôn lắp hợp vệ sinh có lớp lót đáy, các lớp che phủhàng ngày, có hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác, thu gom và xử lý khí thải, đượcche phủ cuối cùng và duy tu, bảo trì sau khi đóng bãi chôn lấp.

Trong giai đoạn hiện nay, công tác xử lý CTRSH cụ thê như sau:- Đối voi CTR hữu cơ: xử lý băng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh

- Đối với CTR vô cơ: loại rác không đốt được thì xử lý bằng phương pháp chôn laphợp vệ sinh tại nơi quy định, loại đốt được thì xử lý bằng phương pháp lò đốt

Trang 22

1.3.2 Các công cụ quản lí chất thải rắn đô thị

Các nước trên thế giới khi thực hiện QLCTRSH đã áp dụng nhiều công cụ khác

nhau như: công cụ kinh té, công cu giáo duc, công cu truyén thông, công cu mệnh

lệnh kiểm soát Trong số các nhóm công cụ kể trên, các quốc gia hầu hết đều sử dụng

công cụ kinh tế trong QLCTR với các hình thức khác nhau QLCTR thường chiếmtrung bình 20% trong tông chi phí vận hành của chính quyền đô thị tại các quốc giacó thu nhập thấp Với các quốc gia có thu nhập trung bình, con số này là 10% và đốivới các quốc gia có thu nhập cao là 40% Các hệ thống QLCTR hiện đại hơn thì chỉphí rơi vào khoảng từ 55-100 USD/tan hoặc có thé lớn hơn Chi phí này còn phụ thuộctương đối vào thu nhập, dao động từ 38-170 USD/năm với HGD và với CTR thươngmại thì con số này là từ 160-317 USD/năm Ở các quốc gia có thu nhập cao, chỉ phítừ nguồn thu chất thải đủ để vận hành hệ thống QLCTR Hầu hết ở các nước và khu

vực có thu nhập thấp và một số ít quốc gia thu nhập cao như Nhật Bản và Hàn Quốc,

hoạt động QLCTR được hỗ trợ từ nguồn ngân sách Bên cạnh đó, một số quốc gia đãsử dụng công cu tài chính trong QLCTR, điển hình là các công cụ nồi bật như sau:

Phi sản phẩm là “các khoản phi được tính trên các sản phẩm có tác động bấtlợi đến môi trường khi được sử dụng trong sản xuất/tiêu thụ hoặc trong quá trình xửlý Tại Hàn Quốc, các loại các sản phẩm, bao bì và nguyên liệu: chứa các chất độchại; khó tái chế; có thể gây ra các vấn đề quản lý sau này khi chúng trở thành chất

thải; không thích hợp cho việc thu gom hoặc tái chế riêng biệt sẽ phải chịu loại phí

Hệ thống thu phí rác thải “dựa trên khỗi lượng được nghiên cứu và áp dungở Seoul (Hàn Quốc) là một giải pháp dé giảm khối lượng rác thải phát sinh Hệ thống

tính phí này dựa trên nguyên tắc kinh tế là người gây ô nhiễm phải trả tiền Theo đó

người dân sẽ phải trả phí thu gom chất thải dựa trên khối lượng chất thải phát sinh,càng thải nhiều rác sẽ phải đóng phí càng nhiều”.

Trang 23

Hệ thống hoàn trả tiền gửi “với hệ thông này, khoản tiền gửi được thanh toáncho các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm Khi người sử dụng tránh được ô nhiễm

băng cách trả lại sản phâm hoặc sô dư, khoản tiên này sẽ được hoàn lại”.

Hệ thống trách nhiệm của nhà sản xuất mở rộng “đây là hệ thông được xâydựng từ năm 2003 nham mục tiêu tăng tỷ lệ tái chế đối với các sản pham dién, diéntử, lốp xe, chất bôi tron, pin, đèn huỳnh quang, phao xốp và các vật liệu đóng gói Cácdoanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm trong việc thu gom và tái chế các sản phẩm ở cuốivòng đời theo quy định Bộ Môi trường thiết lập tỷ lệ tái chế bắt buộc hàng năm của

các sản phâm thuộc nhóm nhóm”.

1.3.3 Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt

1.3.3.1 Phương pháp xử lý chất thải rắn băng chôn lấp hợp vệ sinh

Đây là cach dé dàng nhất nên được nhiều nơi và các thành phố lớn ưu tiên chọnlựa Các hố chôn lấp phải được xây dựng một cách kiên có, vị trí xa khu dan cư vàkhông được dé tình trạng sụt lún xảy ra Day và miệng hồ cần có trang bị một lớpchống thấm cao cấp dé giảm thiểu được tình trang ô nhiễm không khí, nguồn nước,đồng thời hạn chế sâu bệnh và các loại côn trùng gây hại Phương pháp chôn lấp hợpvệ sinh là phương pháp xử lý sự phân hủy của chất thải băng cách chôn phủ lấp bềmặt và nén chặt CTR sau khi được chôn lấp sẽ tan rữa ra (về mặt sinh học và hóa

học) rôi tạo ra các dạng chât răn, lỏng, khí.

Do chí phí vận hành BCL hợp vệ sinh là tương đối thấp so với phương pháp

khác cho nên phương pháp này đang được áp dụng khá rộng rãi ở những nước đang

phát triển, điển hình là ở Việt Nam Tuy nhiên, công tác vận hành các BCL cần phảiđược xử lý thường xuyên về mức độ gây nguy hại của CTR, khí và nước tạo ra từ quátrình xử lý nhằm dam bảo an toàn dé tránh gây nguy hại cho con người và môi trường

xung quanh.

1.3.3.2 Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt (nhiệt)

Ở phương pháp này, các lò đốt chuyên dụng sẽ được dung dé đốt các chất thải.Quá trình phân hủy bằng nhiệt sẽ phá bỏ cấu trúc mang độc tính của CTR, khiến chúngkhông còn hoặc ít gây hại hơn CTR sau qua trình đốt bang nhiét sé bién thanh thanxi va đem di chôn lấp, đồng thời khí thải ra sẽ được làm sạch Nhiệt phát sinh từ quátrinh này sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Trang 24

Phương pháp đốt có đặc điểm là ít gây ô nhiễm cho nguồn nước ngầm Quátrình đốt CTR sẽ góp phan làm giảm đi đáng kê khối lượng CTR chôn lấp Tuy nhiên,

chi phí cho phương pháp này khá lớn và cần phải có vốn đầu tư ban dau Đối với các

nước đang phát triển như Việt Nam thì phương pháp đốt rác này chủ yếu áp dụng với

các CTYT và CTCN độc hại.

1.3.3.3 Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ sinh học

Phương pháp này được sử dụng dé xử lý các loại chất thải sinh hoạt, rác thải ytế và các chất thải hữu cơ không độc hại Cơ chế hoạt động của nó là khử nước, chuyênhóa chất thải đến khi biến thành trạng thái âm, xốp Phương pháp này mang lại hiệuquả tối ưu là khi được đặt trong môi trường yếm khí và hiếu khí:

- Môi trường hiếu khí (ky khí) “tức là sử dụng các vi sinh vật trong điều kiện có oxidé chuyén đồi chất hữu co thành chat vô co, đồng thời sản sinh CO2, H20”.

- Môi trường yếm khí “tức là môi trường không có oxi, cau trúc rác thải rắn sẽ được

phá hủy, tạo ra các loại khí như CH4, CO¿, NH3, Na, H:S, ”.

1.3.3.4 Phương pháp xử lý chất thải rắn bằng khí hóa Plasma

Đây được xem như là phương pháp tối ưu và hiện đại nhất hiện nay Phươngpháp này có ưu điểm là xử lý được CTR một cách triệt để, tiết kiệm diện tích và đồngthời có thé tái sinh chat thải thành năng lượng an toàn dé cung cấp năng lượng điện.Vì vậy, thay vì phải sử dụng nhiệt thì sẽ dùng hệ thống đèn Plasma để đốt chất thải

trong nền nhiệt độ trong khoảng từ 3.000-7.000 °C trong môi trường không có oxy.

Từ đó, chất thải sẽ nhanh chóng bị tiêu hủy và sẽ không phát sinh them chất thải nào

loại thùng rác phân loại trong nhà dé đáp ứng hiệu quả cho nhu câu về rác của các nhà

Trang 25

máy điện Thậm chí, do nguyên liệu rác không đủ, Thụy Điển còn nhập khẩu rác từ các

quốc gia lân cận, vừa tận dụng được nguồn tài nguyên rác, vừa thu được một khoản phíthu gom chất thải rắn từ các quốc gia đó Xử lý CTR được coi là một ngành kinh tế củaThụy Điển với khoảng 100 doanh nghiệp nhà nước và tư nhân tham gia Cùng với đó,chính sách về tái sử dụng toàn quốc được tiến hành rất đồng bộ, chặt chẽ, đồng thời ýthức bảo vệ môi trường của người dân Thụy Điền được đánh giá rat cao.

1.4.1.2 Nhật Bản

Từ một nước đã từng phải đối mặt với những vấn đề môi trường, nguồn nước

nghiêm trong do CTR gây ra trong nhiều thập ki của thé ki XX, đến nay, Nhật Bản đã

trở thành một trong những đất nước sạch sẽ nhất thế giới Theo thống kê những nămgần đây, bình quân mỗi năm nước Nhat xả ra trên 45 tỷ tan rác, xếp thứ 8 thế giới.Không có nhiều diện tích đất đai dé chôn lap như nhiều nước cùng khu vực châu A,

Nhật Bản lựa chọn giải pháp đốt CTR bằng công nghệ CFB (công nghệ đốt hóa long

tầng sôi) có thé đốt cả những vật liệu khó cháy dé lấy năng lượng và giảm lượng khíthải NO và NO Đến nay, hơn 70% CTR của Nhật Ban được đốt dé sản xuất điện,

phần còn lại dé tái chế và chi một lượng nhỏ CTR ở đô thị được đưa đến các bãi rác.

Nhật Bản cũng tìm cách tận dụng các bãi rác một cách hiệu quả bằng cách tập kếtCTR vào những bãi rác khép kín trên vịnh Tokyo, dần dần, các bãi rác này biến thành

các cụm đảo nhân tạo Các cụm dao nay được phủ xanh và trở thành cánh rừng có tên

gọi Sea Forest, có tác dụng như máy điều hòa nhiệt độ thiên nhiên không lồ làm mátkhông khí biển thổi vào Tokyo Đóng góp vào thành công trong hệ thống quản lý, xửly CTR của Nhật Bản phải kê đến chính sách của các công ty thu gom CTR và ý thứccủa người dân trong việc phân loại rác theo nhiều nhóm khác nhau Nhật Bản cũng lànước có nhiều đăng kí sáng chế liên quan đến công nghệ biến chất thải thành nănglượng nhất trên thế giới Đứng đầu nộp đơn đăng ký sáng chế trong lĩnh vực này là

các Công ty Mitsubishi Heavy Industries, Ebara Corporation, NKK Corporation,Kubota, Kawasaki Heavy Industries va Hitachi.

1.4.1.3 Han Quéc

Cũng giống như Nhật Ban, Hàn Quốc là một trong những nước phát triển hàngđầu châu Á Chính phủ Hàn Quốc có một hệ thống quản lý CTR rất khoa học và tiêntiến, yêu cầu khắt khe với van đề phân loại CTR tái chế, đồng thời ý thức đồ rác củangười dân rất cao Thêm vào đó, một mức biểu giá cụ thé được áp dụng đối với nhữngloại CTR có kích cỡ lớn Theo đó, người dân Hàn Quốc phải trả phí cho việc xử lý

Trang 26

những loại CTR công kênh như: Đồ nội thất, đồ dùng thiết bị điện, những thứ không

đựng vừa túi nylon, các loại túi nylon dùng để đựng CTR cũng được phân loại theođịa phương và mục đích Về xử lý, rác hữu cơ nhà bếp một phần được sử dụng làmgiá thé nuôi trồng nam thực phẩm, phan lớn hơn được chôn lấp theo công nghệ hiện

đại, liên hoàn khép kín dé thu hồi khí bioga cung cấp cho phát điện Sau khi rác tại hồ

chôn phân huỷ hết sẽ tiến hành khai thác min ở bãi chôn làm phân bón Biện phápnày đã giúp đem lại lợi ích kinh tế cho Hàn Quốc từ việc tái sử dụng chất thải phụcvụ phát điện, giảm khí nhà kính và tăng nguồn thu ngân sách từ việc bán hạn ngạchkhí thải do tiết kiệm được Không chỉ dừng lại đó, Chính phủ Hàn Quốc còn tiếp tụcxây dựng công viên với chủ đề môi trường trên chính bãi rác này nhằm sử dụng hiệuquả quỹ đất trống bằng cách xây dựng khu vực vui chơi giải trí, thể thao, khu sinh

thái, khu hoạt động môi trường phục vụ sinh hoạt cho cộng đồng.

1.4.1.4 Singapore

Hiện nay, môi trường của Singapore được coi là sạch và xanh nhất thế giới dù

đã được đô thị hóa 100% và đã từng trải qua giai đoạn bị ô nhiễm nghiêm trọng khi

quốc gia mới thành lập Chính phủ nước này đã áp dụng một cách cứng rắn những

hình phạt nghiêm khắc để nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường và thu

gom, phân loại, xử lý CTR đúng nơi quy định Singapore cũng sử dụng công nghệ đốtrac CFB dé đốt được số lượng CTR nhiều nhất nhằm thu năng lượng chạy các tuabinđiện Các chất thải như bụi, khói của quá trình đốt được xử lý băng hệ thống lọc, trướckhi ra ống khói, không khí đã được làm sạch; tro có máy tách kim loại theo nguyênly nam châm điện trước khi chở đem chôn Ngoài ra, các bãi chôn lấp CTR củaSingapore được lựa chọn là nơi có tầng sét tự nhiên, hoặc xử lý nhân tạo dé có tầngsét nhằm tránh nước ri từ bãi chôn thắm ra gây ô nhiễm nguồn nước ngầm Một hệthống ống dẫn nước từ bãi rác được bồ trí dưới đáy hồ rác dé dẫn nước tiết ra về nhàmáy dé xử lý Tại đây, một hệ thống công nghệ của Đức xử lý tổng hợp bằng cácphương pháp hóa - lý - cơ học với năng suất 700m3/h dé có được nước sạch tuyệt đối

trước khi thải ra môi trường tự nhiên.

1.4.2 Quản lý chất thải răn đô thị ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm

CTRSHở các đô thị Việt Nam hiện nay chủ yếu do các Công ty MT&DT được

nhà nước thành lập và những công ty này đảm nhiệm công tác xử lý rác thải Các đô

thị ngày này đều có ít nhất một công ty tùy thuộc vào quy mô và dân số của từng địa

Trang 27

phương Tuy nhiên, việc phân loại CTR tại nguồn ở Việt Nam hiện chưa được thực

hiện và áp dụng rộng rãi, chỉ có một vải đô thị lớn tiến hành việc phân loại CTR tạingu6n và tiếp tục phát triển và mở rộng dé giảm thiêu tối đa áp lực trong việc xử lý

CTRSH trong tương lai.

Ở Việt Nam, công tác thu hi, tái chế và tái sử dụng CTRSH van còn gặp nhiềuhạn chế và thách thức Công tác xử lý rác chủ yêu được thực chủ yếu bằng phươngpháp chôn lap hợp vệ sinh Hau như các đô thị có các BCL được xây dựng chưa thựcsự hợp vệ sinh Điều này không chỉ gây ra nhiều bức xúc cho cộng đồng cư dân vềvấn đề vệ sinh và môi trường ở gần BCL mà còn tất cả người dân ở những nơi thu

gom CTR.

Tại Việt Nam, quá trình vận chuyên và thu gom CTRSH bằng các phương tiệnvận chuyên còn khá thô sơ, chưa hiện đại Các điểm tập trung rác thải có chức nănggiống như trạm trung chuyền chưa được đầu tư xây dựng và sự bố trí các điểm tậptrung này vẫn chưa được thực sự hợp lý, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trườngsống xung quanh và cư dan sinh sống tai dia bàn đó Vì vậy, việc cải tiến và thay đổiquy trình vận chuyên và thu gom cùng với cơ cấu tính giá cho dịch vụ này là điều tấtyếu Trước hết, việc thay đổi dé tăng hiệu quả cho quy trình thu gom và vận chuyênCTRSH góp phan giúp giải quyết van dé tại các đô thị lớn Mặt khác, bổ sung và thayđổi trong cơ cau tính chi phí cho hoạt động này, trong đó có chi phí môi trường sẽtăng trách nhiệm của các đơn vị đảm nhận trách nhiệm thực hiện vận chuyền và thu

gom CTRSH trong thời gian tới.

Trước những thách thức và khó khăn về việc CTRSH ngày càng tăng, hiện naymột số địa phương đã nghiên cứu và triển khai một số công nghệ xử lý CTR và đangđược áp dụng thí điểm tại một số tỉnh thành ở nước ta và bước đầu mang lại hiệu quảđáng ké trong van dé xử lý CTR:

- Công nghệ Serafin: Công nghệ Serafin thuộc Công ty TNHH Thủy lực máy (tại Hà

Nội) có khả năng tái chế tới 90% lượng CTR gồm rác vô co và hữu cơ, có thé vậnhành song song giữa hai dây chuyền sản xuất rác thải tươi (rác trong ngày) và rác thảikhô (rác đã chôn lấp) đề tạo ra những sản phẩm khác nhau Công nghệ Serafin hiệnđược đầu tư xây dựng tại một số địa phương như: Nhà máy xử lý rác Đông Vĩnh - xã

Hưng Đông, huyện Nghi Lộc Nghệ An; Nhà máy xử lý CTR sinh hoạt Xuân Sơn

-thành phố Sơn Tây với công suất 20 tan/ngay Hiện nay, Công ty cô phan công nghệ

Trang 28

môi trường xanh đang xây dựng và chuyền giao, lắp đặt công nghệ này đề xử lý CTR

sinh hoạt ở nhiều đô thị lớn như Hà Nội, Hải phòng và các tỉnh thành.

- Công nghệ An Sinh — ASC: Công nghệ An Sinh của Công ty Cổ phan Đầu tư - Phát

triển Tâm Sinh Nghĩa (tại TP.HCM) bao gồm 4 dây chuyền chính được kết nối liên

hoàn, đồng bộ Công nghệ này xử lý rác đô thị cho 3 dòng sản phẩm: phân hữu cơ từ

rác hữu cơ, nguyên liệu hỗn hợp nhựa dẻo và gạch bloch Công nghệ An Sinh - ASC

đã được lắp đặt tại nhà máy xử lý rác Thủy Phương (Thừa Thiên Huế), bắt đầu đi vàohoạt động từ tháng 4 - 2007, đến nay đã xử lý 90.000 tan rác sinh hoạt của TP Hué va

huyện Hương Thủy Hiện nhiều địa phương cũng đang tiến hành xây dựng nhà máy

xử lý CTR theo công nghệ An Sinh - ASC như: huyện Củ Chi (TP.HCM) với công

suất 2.000 tan/ngay, Long An 200 tan/ ngày, Kiên Giang 400 tắn/ngày.

- Công nghệ MBT-CD.08: Công nghệ MBT - CD.08 do Công ty TNHH Thủy lực

nghiên cứu và chế tạo Xử lý CTR sinh hoạt chưa qua phân loại tại nguồn, hạn chếchôn lap MBT-CD.08 có tính linh hoạt khá cao, tạo ra sản phẩm tái chế từ các nguyênliệu trong rác thải Các sản pham có thé dùng sản xuất phân bón hữu cơ, sản xuấtnhiên liệu từ các CTR hữu cơ và nhiên liệu CN Hiện nay, Công ty đã lắp đặt một nhàmáy có công suất 50 tân/ngày tại KCN Đồng Văn - Hà Nam dé xử lý, tái chế rác vàphát điện thử nghiệm Thời gian tới công ty sẽ lắp đặt dây chuyền MBT - CD.08 tại

nhà máy xử ly rác Sơn Tây va tai BCL CTR Sông Công - Thái Nguyên.

- Công nghệ đốt không dùng nhiên liệu: CTR gồm CTR sinh hoạt và CTR công nghiệpkhông nguy hại được xử lý bằng công nghệ này qua các giai đoạn: xử lý sơ bộ, sấyrác và đốt rác, trong đó đốt rác là công nghệ chính Ưu điểm của công nghệ này làtách được rác thải xây dựng, đốt 80% rác thải hữu cơ và vô cơ, chôn lắp 4% chủ yếulà tro lò đốt, bùn xử lý khói, bùn xử lý nước Công nghệ này hiện được lắp đặt tại mộtsố địa phương như: lò đốt rác thải tại Thái Bình, giai đoạn 1 có công suất 0,5 tan/h,lắp đặt và vận hành năm 2003, giai đoạn 2 có công suất 1 tan/h, lắp đặt và vận hànhnăm 2006; lò đốt rác thải tại Việt Trì có công suất 1,5 tắn/h, lắp đặt và vận hành năm2005; lò đốt rác thải tại Nam Định có công suất 4 tắn/h, lắp đặt và vận hành tháng

- Công nghệ Patel của Việt Nam: Theo công nghệ này, CTR thu gom và được đồ trựctiếp tại nhà máy để phân loại và đưa vào dây chuyền sản xuất Mỗi dây chuyền cócông suất 150 tan/ca sản phâm sau xử lý gồm: gạch xi măng cát từ rác thải vô cơ, hạt

Trang 30

CHƯƠNG II HIỆN TRANG QUAN LY CHAT THAI RAN

TREN DIA BAN QUAN KIEN AN THANH PHO HAI PHONG

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội quận Kiến An2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của quận Kiến An

2.1.1.1 VỊ trí địa lý

Quận Kiến An nằm ở vị trí cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 10km, ở cửa ngõ hướng Tây Nam của thành phó Hải Phòng, được bao quanh bởi dòng

chảy của hai con sông Da Độ và Lach Tray cùng hai dãy núi Cột Co, Thiên Văn Quận

Kiến An là vùng đô thị hội tụ nhiều đặc điểm nỗi bật về vị thé núi sông, là nơi giaothoa của các vùng miền văn hóa và là nơi có rất nhiều tiềm năng trọng điểm của thành

Vị trí địa lý của quận có ranh giới tiếp giáp như sau:

- Phía Đông giáp với hai quận Dương Kinh và Lê Chân

- Phía Tây giáp huyện An Lão và với thị tran Trường Son

- Phía Nam giáp với huyện An Lão, quận Kiến Thụy và sông Da Độ

- Phía Bắc giáp với huyện An Dương, quận Lê Chân và sông Lạch Tray

Quận Kiến An có tất cả mười phường: Quán Trữ, Bắc Sơn, Đồng Hòa, LãmHà, Nam Sơn, Văn Đầu, Tràng Minh, Trần Thành Ngọ, Ngọc Sơn và cuối cùng làPhù Liễn Tổng diện tích của quận là 2962,73 ha với quỹ đất rộng lớn Vị thế đô thịlà đầu mối giao thông và cửa ngõ của thành phố.

2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên

Quận Kiến An năm trong vùng khí hậu nhiệt đới, mang tính chất đặc trưng củathời tiết miền bắc Có gió Đông Nam vào mùa hè và gió Đông Bắc vào mùa đông.Đặc điềm dễ dàng nhận biết về khí hậu đó là sự thay đổi của hai mùa nóng và mùa

lạnh Khí hậu mưa nhiều, nóng âm, có 4 mùa ro rệt.

Nhiệt độ: Ché độ nhiệt chịu tác động mạnh mẽ từ chế độ nhiệt đới gió mùa,nhiệt độ biến thiên mạnh trong năm và được chia ra thành hai mùa rõ rệt: mùa nóngvà mùa lạnh Do sự luân phiên tranh chấp của các khối không khí có bản chất khácnhau nên thời tiết khí hậu của khu vực Kiến An — Tp Hải Phòng thường xuyên có

Trang 31

biến động Sự biến động này được thể hiện qua sự dao động của nhiệt độ không khí.

Theo bảng 2.1, trong giai đoạn 2016-2020, nhiệt độ trung bình tháng của quận dao

động từ 15,3 — 30,1°C Giá tri nhiệt độ trung bình được ghi nhận thấp nhất là vàotháng 2/2016, cao nhất là vào tháng 7/2020.

Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình tại quận Kiến An — Tp Hải Phòng giai đoạn

Năm Trung | Nhỏ Cao

a 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 bình | nhất | nhất

1 16,4 | 19,2 | 17,2 | 17,5 19,0 17,9 16,4 19,22 15,3 18,8 | 16,5 | 21,3 19,2 18,2 15,3 21,3

3 19,2 | 20,8 | 21,2 | 21,7 | 22,0 | 21,0 19,2 22,0

4 24,6 | 23,9 | 23,3 | 26,2 | 21,4 | 23,9 21,4 26,25 27,6 | 26,8 | 28,7 | 27,3 | 28,1 27,7 26,8 28,76 298 | 29,1 | 29,4 | 29,9 | 29,9 | 29,6 29,1 29,97 29,0 | 28,2 | 28,6 | 29,7 | 30,1 29,1 28,2 30,1

8 28,4 | 28,4 | 28,0 | 28,6 | 27,7 | 28,2 27,7 28,69 28,1 | 28,3 | 27,5 | 28,2 | 27,9 | 28,0 27,5 28,310 26,9 | 25,0 | 25,5 | 26,0 | 23,8 | 25,4 23,8 26,011 224 | 21,5 | 23,5 | 22,7 | 225 | 22,5 21,5 23,512 20,3 17,6 | 19,0 | 19,1 17,5 18,7 17,5 19,1

Trang 32

(trung bình khoảng 89%) Với ba tháng cuối năm 10-11-12, độ 4m thấp thường thấp

hơn so với các tháng khác (trung bình khoảng 72%).

Bảng 2.2 Độ 4m không khí trung bình tại quận Kiến An — Tp Hải Phòng giai

4 89 82 84 87 91 86,6 82 915 84 81 83 85 88 84,2 81 88

6 82 84 82 84 85 83,4 82 85

7 86 86 85 84 85 85,2 84 868 86 87 88 86 91 87,6 86 91

9 82 86 84 76 90 83,6 76 9010 78 81 77 80 84 80,0 77 8411 80 79 81 77 84 80,2 77 8412 72 73 85 73 83 77,2 72 85Trung

` 823 | 82,0 | 82,3 | 82,8 | 87,9binh

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Thành pho Hải Phong giai đoạn 2016-2020Lượng mưa: Tông lượng mua hàng năm dao động từ 1343,9mm (năm 2020)đến 2.043,8mm (năm 2017) Nhìn chung trong các năm, mưa phân thành hai mùa rõrệt Vì mưa bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động mạnh nên mùa mưa thường bắt đầu từtháng 5 và kết thúc vào tháng 10 với tổng lượng mưa trung bình đạt khoảng 1518,4mm

Trang 33

(chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa của năm) Mùa khô, tổng lượng mưa đạt trung

bình khoảng 273mm (chỉ chiếm khoảng 15% tông lượng mưa năm), từ tháng 11 đếnthắng 4 năm sau.

Bang 2.3 Lượng mưa trung bình tại quận Kiến An — Tp Hải Phòng giai đoạn

5 1253 | 169,9 | 194.4 | 105,5 113,99 | 141,8 | 105,5 | 194.4

6 344.9 | 281,6 77,0 204,8 1843 | 2185 | 77,0 | 344.97 383,0 | 262,2 | 7478 | 217/2 60,3 334.1 | 60,3 | 747,88 374,7 | 4124 | 476,9 | 365,9 | 544,7 | 434,9 | 365,9 | 544,79 334,2 | 305,5 | 258,1 70,7 158,3 | 225,4 | 70,7 | 334,210 45,4 353,6 62,4 98,3 259,0 | 163,7 | 45,4 | 353,611 43,6 12,6 50,4 64,6 33,3 40,9 12,6 | 64,6

12 1,4 28,8 44,5 1,6 4,1 16,1 1,4 44,5

Tổng | 2.038,2 | 1.963,8 | 2.043,8 | 1.343,9 | 1.567,4 | 1.791,4

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Thành pho Hải Phong giai đoạn 2016-2020Nang: Trong những năm gan đây, tổng giờ nắng/năm biến động trong khoảngtừ 1307,7 giờ đến 1547 giờ, tổng giờ nắng trung bình của các tháng trong năm là1484,6 giờ Những tháng từ tháng 5 đến tháng 10 có số giờ nắng đo được đều cao, từtháng 12 của năm trước đến tháng 4 của năm sau là thời kỳ ít năng.

Trang 34

1 48,7 78,3 37,7 35,4 67,4 53,5 35,4 | 78,3

2 99,9 101,4 37,0 65,2 74,1 75,5 37,0 | 101,43 29,2 28,6 95,8 33,7 43,6 46,2 28,6 | 95,84 55,1 94,1 81,7 96,2 57,4 76,9 55,1 | 96,25 1523 | 174,1 | 247,0 | 133,9 183,8 178,2 | 133,9 | 247,06 231/7 | 147/7 | 186,3 187/1 253,5 | 2013 | 147/7 | 253,57 185,6 | 128,1 1429 | 174/0 | 252/6 | 176,6 | 128,1 | 252,6

8 144,2 127,9 | 135,3 142/1 150,3 140,0 | 127,9 | 150,3

9 143,3 159,6 | 158,4 | 21241 137,7 162/22 | 127/7 | 212,110 1742 | 126,1 165,5 | 153,3 105,3 144.99 | 105,3 | 174,2

đến cấp 10, mạnh nhất là đến cấp 12, nhưng xác suất rất thấp Bão thường theo hướng

Tây hoặc Tây Bắc và kèm theo mưa, lớn nhất là khi triều cường.

Những điều kiện thời tiết khí hậu tác động lớn đến quy hoạch xử lý chất thải:

Trang 35

- Điều kiện khí hậu quận Kiến An có tác động lớn đến quá trình phân hủy của CTR

đô thị, chủ yếu là các chất hữu cơ đễ phân hủy (chiếm khoảng 60-85%) Trong điều

kiện khí hậu nhiệt đới, những loại chất thải hữu cơ này rất dễ phân hủy ngay tại nguồn

phát thải hay trong quá trình thu gom, tập kết tại các bãi rác, trong quá trình vậnchuyền và phát thải mạnh tại các bãi rác tập trung.

- Trong mùa năng từ tháng 5 đến tháng 10, quá trình phân hủy CTR gây ra tình trạngô nhiễm không khí Những nơi chúng tôn tại bốc mùi hôi thối, gây ảnh hưởng tiêu cực

đên chât lượng sông dân cư.

- Trong mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, phát thải nước có nguy cơ rỉ ra tại các bãichôn lap rác tập trung gây mat vệ sinh Bên cạnh đó, hàm lượng các chất 6 nhiễm rat

cao (H2S, COD, BOD, NH¿†, các kim loại nặng khác, ) Nước bi rỉ ra từ các bãi rác

không chỉ làm ô nhiễm nguồn nước mặt, môi trường không khí và môi trường đất màcòn gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nước ngầm.

- Vào các tháng từ tháng 3 đến thang 9, độ 4m không khí thường cao Độ âm khôngkhí càng cao thì càng làm tăng khả năng phát sinh các loại nắm mốc độc hại và côntrùng ở các khu xử lý CTR Đây cũng có thé là nguồn làm lan truyền các loại bệnhtruyền nhiễm ra khu vực xung quanh, nhất là khu đông dân cư.

2.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội2.1.2.1 Dân số, lao động

Quận Kiến An - Tp Hải Phòng có tat cả 10 phường Tổng dân số toàn quan

năm 2019 là hơn 120 nghìn người Mật độ dân số là 4,054 người/km? Quận có nguồnnhân lực chất lượng khá, dồi dào Số lượng người trong độ tuổi lao động rơi vàokhoảng 54% tong dân số Trong đó có khoảng 49,7% người có chuyên môn môn về

ki thuật, còn lại là nhũng người chưa qua đào tạo.

2.1.2.2 Kinh tế

Theo thời gian, quận Kiến An đã và dang tạo dựng nên những bước tiễn nhanhvà toàn diện trên mọi lĩnh vực với sự phát triển cơ cấu kinh tế được theo hướng Công

nghiệp, Tiêu thủ công nghiệp, Du lịch, Thương mại, Dịch vụ và Nông nghiệp Quán

Trữ là khu công nghiệp lớn và tiêu biểu ở Kiến An với nhiều nhà máy, xí nghiệp côngnghiệp nhẹ Bên cạnh đó, quận cũng đang có những bước chuyền mình mạnh mẽ nhờnhững kế hoạch, chiến lược hợp lý và các chính sách ưu đãi về đầu tư Trong tương

Trang 36

lai gan, quan Kiến An sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành khu vực mũi nhọnvề tăng trưởng của thành phố Hải Phòng Ngoài ra, Kiến An còn là nơi đào tạo ra

những nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố nói riêng và vùng Duyên Hải

Bac Bộ nói chung.

Trong những năm gần đây, kinh tế của quận Kiến An luôn đạt mức tăng trưởngén định, các nguồn lực được phát huy hiệu quả, lĩnh vực kinh tế được định hướngchuyền dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng trong nông nghiệp, đồng thời tăng tỷ trọngthương mại — dịch vụ Đến thời điểm hiện nay, công nghiệp — tiêu thủ công nghiệpđang dẫn đầu chiếm 53%; Thương mại — Dịch vụ chiếm đến 46% và Nông nghiệp chỉchiếm 1% Hàng năm, giá trị sản xuất công nghiệp — tiểu thủ công nghiệp tăng trungbình gần 20% Số lượng doanh nghiệp cũng tăng rất mạnh: từ 105 doanh nghiệp (năm2016) lên gần 980 doanh nghiệp (năm 2020) Về nông nghiệp, sản xuất có bước tiếnbộ mới Quận có chủ trương tập trung phát trién nông nghiệp đô thị sinh thái, khu vựckinh tế trang trại và gia trại sản xuất dé mang lại hiệu quả kinh tế cao So với hai mươinăm trước đây, diện mạo của đô thị hiện nay đã có nhiều thay đổi tích cực và kết cầuhạ tầng cơ sở đang ngày một hoàn thiện.

Kiến An hiện đang có hơn 100 doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, tập trung vàocác ngành nghề trọng điểm như: sửa chữa ô tô tải (hạng nhẹ và hạng trung), đóng tàuthuyền, sửa chữa cơ khí nông nghiệp, cơ khí tiêu dùng, chế biến thực phẩm, trang trínội thất, hàng may mặc, dệt kim, giày da và ngành mộc dân dụng với làng nghề truyềnthống như Kha Lâm Trong đó, có nhiều sản phẩm đã xuất khẩu sang nhiều nước trongkhu vực và thế giới trong ngành hàng may mặc, giày da,

2.1.2.3 Giáo dục — đào tạo

Kiến An được biết đến là nơi dao tạo ra những nguồn nhân lực có kiến thức,

tay nghề cao, gồm hệ thống 10 trường Đại học, Cao đăng, Trung cấp và Trung tâm

Dạy nghề trong các lĩnh vực Kinh tế, Ngân hàng, Cơ khí, Giao thông, Xây dựng, Sưphạm, Thuỷ hải sản, có Bộ tư lệnh Quân khu 3 và nhiều đơn vị quân đội đóng quân.Những ưu thế này đã tạo cho Kiến An một thế chân kiềng vững chắc trong công cuộcxây dựng và phát triển toàn diện về kinh tế - chính trị - xã hội.

2.1.2.4 Y tế

Việc phát triển chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn là điều luôn được ưu tiênquan trọng, thực hiện tốt Kế hoạch Y tế Quốc gia Thường xuyên tô chức công khai

Ngày đăng: 12/06/2024, 02:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w