LỜI MỞ ĐẦUTrong hơn hai thế kỷ qua, thế giới đã diễn ra ba cuộc cách mạng công nghiệp vàhiện nay chúng ta đang trong giai đoạn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.Các cuộc cách mạng
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
- -
BÁO CÁO
Đề tài: Phân tích các làn sóng cách mạng công nghiệp
trong lịch sử
MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN
Nhóm thực hiện: Nhóm 16
Trang 2Thông tin thành viên nhóm 16 và phân công nhiệm vụ
viên Phân công nhiệm vụ
1 Đặng Ngọc Đức 21000617 Tìm và tổng hợp nội dung đề tài
2 Khương Công Cường 21000669 Tìm và tổng hợp nội dung đề tài
3 Bùi Đức Hiếu 21002144 Tìm và tổng hợp nội dung đề tài
4 Đàm Hải Đăng 21000676 Viết báo cáo đề tài
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
I Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất 5
1 Hoàn c nh ả 5
2 N i dung ộ 6
3 Thành t u n i b t ự ổ ậ 7
II Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai 8
1 Hoàn c nh ả 8
2 Đ c tr ng ặ ư 9
3 Thành t u n i b t ự ổ ậ 10
III Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba 12
1 Khái ni m ệ 12
2 Hoàn c nh ả 12
3 N i dung ộ 13
4 Thành t u ự 13
IV Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 14
1 Khái ni m ệ 14
2 Đ c tr ng ặ ư 15
3 Xu h ướ 16 ng Kết luận 17
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong hơn hai thế kỷ qua, thế giới đã diễn ra ba cuộc cách mạng công nghiệp và hiện nay chúng ta đang trong giai đoạn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Các cuộc cách mạng này đã thay đổi phương thức sản xuất, mở ra cho nhân loại những bước tiến mới, nâng cac sức mạnh, mở rộng phạm vi hoạt động, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động,tạo ra những sản phẩm mới không có sẵn trong tự nhiên
Lịch sử nhân loại là một quá trình phát triển đi lên không ngừng, nền tảng của sự phát triển đó là sự phát triển kinh tế Nhu cầu của con người, lợi ích và cạnh tranh
là những động lực phát triển kinh tế Những kinh nghiệm đúc kết được trong quá trình lao động và khoa học công nghệ đã giúp con người không ngừng cải tiến công cụ lao động, sáng tạo ra những công cụ lao động,mới, vượt qua những giới hạn về thể lực để nâng lên sức mạnh, mở rộng phạm vi hoạt động, nâng cao năng suất,…
Một nhà kinh tế học nổi tiếng đã từng nói các thời đại khác nhau không phải ở chỗ sản xuất cái gì mà sản xuất bằng cái gì, sản xuất như thế nào Nếu không kể tới những cuộc cách mạng diễn ra trong thời kì cổ đại thì thấy rằng nhân tổ quan trọng nhất thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển là cách mạng công nghiệp
Trang 5I Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
1 Hoàn cảnh
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên xảy ra ở Anh và bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XVIII và kết thúc vào những năm 40 của thế kỷ XIX
Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp vì nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất, dân số tăng đã giúp cung cấp công nhân cho các nhà máy
và hầm mỏ, rất quan trọng đối với cách mạng công nghiệp Dân số lớn hơn đã tạo ra một thị trường để bán hàng hóa, giúp chủ sở hữu của các nhà máy kiếm được lợi nhuận từ việc bán hàng hóa
Thứ hai, nguồn cung than lớn và vô cùng dồi dào là điều kiện to lớn cho cách mạng công nghiệp Than là một thành phần cần thiết trong quy trình công nghiệp vì nó cung cấp nhiên liệu cho động cơ hơi nước, được sử dụng trong tàu hỏa, tàu thủy và tất cả các loại máy móc khác Vương quốc Anh không chỉ có nguồn cung cấp tài nguyên lớn mà còn
có thể dễ dàng khai thác được Không giống như các quốc gia châu Âu khác, than đá ở vương quốc Anh tương đối gần bề mặt và do đó tương đối dễ dàng cho các nhà khai thác tìm và khai thác nó Việc khai thác than càng trở nên dễ dàng hơn sau khi Thomas Newcomen phát minh ra động cơ hơi nước, vốn ban đầu được sử dụng để bơm nước ra khỏi các
mỏ than
Lý do chính thứ ba cho sự công nghiệp hóa của Anh là vị trí địa lý của đất nước Một khía cạnh quan trọng của công nghiệp hóa sớm là khả năng vận chuyển hàng hóa nguyên và tài dễ dàng trên cả nước Vào thời điểm đó, vương quốc Anh có những con sông “thích hợp” để vận chuyển hàng hóa và tài nguyên dễ dàng
Thứ tư chính là bầu không khí chính trị thời bấy giờ Vào những năm
1700, vương quốc Anh có một chính phủ ổn định sau khi trải qua cuộc nội chiến và cách mạng trong những thập kỷ trước đó Đồng thời, chính phủ vương quốc Anh cũng cởi mở với những ý tưởng của chủ nghĩa tư bản Điều đó là cần thiết cho công nghiệp hóa xảy ra Chính phủ vương quốc Anh đã thúc đẩy các chính sách thương mại tự do với các nước láng giềng giúp tạo ra thị trường cho hàng hóa sản xuất của vương quốc Anh Thúc đẩy tài sản tư nhân và cho phép chủ sở hữu đất đai mở rộng trang trại của họ Điều này sau đó dẫn đến sự di chuyển hàng loạt của nông dân nhỏ lẻ đến các thị trấn và thành phố để tìm kiếm việc làm
Trang 6 Lý do cuối cùng cho lý do tại sao vương Anh là quốc gia đầu tiên công nghiệp hóa có một phần lớn là do sự phát triển của đế chế thực dân Anh lúc bấy giời Khi cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu, vương quốc Anh đang ở giữa kỷ nguyên của chủ nghĩa đế quốc Thời điểm này, các quốc gia châu Âu khám phá và thống trị những vùng đất rộng lớn trên khắp thế giới Vương quốc Anh có đế chế lớn nhất trong tất cả các đế quốc
2 Nội dung
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa bằng việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước Đồng thời, chuyển từ lao động thủ công sang lao động máy móc
Năm 1776, Watt đã hợp tác với Matthew Boulton, một doanh nhân người Anh, để sản xuất hàng loạt động cơ mới của mình với tên gọi là
“động cơ hơi nước Boulton-Watt” Động cơ Boulton-Watt cũng là loại động cơ đầu tiên cho phép người vận hành máy điều khiển tốc độ của thiết bị bằng bộ điều tốc ly tâm Những cải tiến của Watt đối với động
cơ hơi nước, kết hợp với tầm nhìn của Boulton đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng rộng rãi máy móc vào các dây chuyền sản xuất trên khắp nước Anh, sau đó là Mỹ và toàn thế giới Ứng dụng của máy hơi nước nhanh chóng vượt ra ngoài phạm vi khai thác mỏ, chuyển sang các lĩnh vực công nghiệp khác từ gia công kim loại cho đến dệt may, nơi nó được điều chỉnh để phù hợp với guồng quay tơ phổ biến ở các nhà máy dệt châu Âu Đây là tiền đề quan trọng cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Trước khi có động cơ hơi nước, các nhà máy dựa vào năng lượng gió hoặc dòng chảy của nước để vận hành đã bị giới hạn tại một số khu vực địa lý nhất định Động cơ hơi nước ra đời giúp các nhà máy sản xuất có thể được xây dựng ở bất kỳ đâu, không chỉ dọc theo các dòng sông chảy xiết Trước khi có máy hơi nước, mặc dù một số địa phương nào đó đã biết sử dụng sức gió và sức nước nhưng động lực chủ yếu vẫn là sức lực của con người Từ khi có máy hơi nước thì loài người đã thoát ra khỏi sự hạn chế đó
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế hệ thống
kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông nghiệp (kéo dài 17 thế kỷ), chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao động thủ công), sức nước, sức gió và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật mới với
Trang 7nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá Nó khiến lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên tình thế phát triển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế
Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ giới trên cơ sở khoa học Tiền đề kinh tế chính của bước quá độ này là sự chiến thắng của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, còn tiền đề khoa học là việc tạo ra nền khoa học mới, có tính thực nghiệm nhờ cuộc cách mạng trong khoa học vào thế kỷ XVII
3 Thành tựu nổi bật
Năm 1733, John Kay đã phát minh ra tàu con thoi - một cải tiến của khung dệt và là một đóng góp quan trọng cho Cách mạng Công nghiệp Phát minh này không những giúp cho người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay mà còn tăng gấp đôi năng suất lao động Đây là tiền đề mở đường cho các công cụ dệt cơ khí khác sau này
Năm 1764, James Hargreaves đã chế tạo được chiếc xe kéo sợi Jenny, đặt theo tên con gái mình Chiếc xe kéo có thể kéo được 16–18 cọc sợi một lúc, giúp tăng năng suất gấp 8 lần Phát minh của Hargreaves không chỉ làm giảm nhu cầu lao động mà còn tiết kiệm tiền vận chuyển nguyên liệu thô và sản phẩm hoàn chỉnh
Năm 1784, James Watt đã phát minh ra máy hơi nước Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào Không những thế phát minh này còn có thể coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hóa Những cải tiến của Watt đối với động cơ hơi nước, kết hợp với tầm nhìn của Boulton
đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng rộng rãi máу móc vào các dâу chuуền ѕản хuất trên khắp nước Anh, ѕau đó là Mỹ và toàn thế giới Ứng dụng của máу hơi nước nhanh chóng vượt ra ngoài phạm vi khai thác mỏ, huуển ѕang các lĩnh vực công nghiệp khác từ gia công kim loại cho đến dệt maу, nơi nó được điều hỉnh để phù hợp với guồng quaу
tơ phổ biến ở các nhà máу dệt Châu Âu Đâу là tiền đề quan trọng cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Năm 1785, nhờ có động cơ hơi nước, máy dệt của Edmud Cartwright ra đời Máy dệt điện của Cartwright đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của sản xuất hàng dệt may Phát minh này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần Mặc dù phát minh này còn có nhiều sai sót, nhưng đó thiết bị đầu tiên thuộc loại này làm được điều này, thúc đẩy quá trình sản xuất tất cả các loại vải
Trang 8 Trong thời gian này, ngành luyện kim cũng có những bước tiến lớn Năm 1784, Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt “puddling” Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc Năm
1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép, khắc phục được những nhược điểm của chiếc máy trước đó Bước tiến của ngành giao thông vận tải đánh dấu bằng sự ra đời của chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước vào năm
1804 Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở Châu Âu và Mỹ Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm
II Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai
1 Hoàn cảnh
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 bắt đầu từ năm 1870 và kết thúc khi bắt đầu xảy ra chiến tranh thế giới thứ I Đức và Mỹ là hai quốc gia thiên đường cho sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp lần thứ hai
Sau chiến tranh Pháp- Phổ (1870 – 1871), nước Đức thực sự trở thành một cường quốc hùng mạnh không chỉ ở Châu Âu mà còn trên tầm thế giới Đế chế Đức thay thế Anh quốc trở thành quốc gia dẫn đầu Châu
Âu về công nghiệp Có được vị trí này là nhờ ba yếu tố: Đức tiến hành công nghiệp hóa sau Anh, nên đúc rút những kinh nghiệm của nước Anh, tiết kiệm rất nhiều thời gian, tiền của và công sức Cũng nhờ đi sau, Đức sử dụng những công nghệ mới nhất, trong khi đó, người Anh vẫn sử dụng những công nghệ đắt đỏ và lạc hậu, họ không thể (có thể
cả không muốn) áp dụng những thành quả từ chính quá trình phát triển của họ Trong lĩnh vực nghiên cứu và khoa học, người Đức đầu tư lớn hơn Anh Hệ thống cartel kiểu Đức – liên minh độc quyền tập trung ở mức độ rất cao cho phép sử dụng hiệu quả nguồn tư bản linh động Một
số tin rằng bồi thường chiến phí từ Pháp sau khi đánh bại nước này trong Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871 đã cung cấp vốn đầu tư cần thiết để cho phép đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng như đường xe lửa Điều này cung cấp một thị trường rộng lớn cho các cải tiến sản phẩm thép và giao thông vận tải ngay khi hoàn thành Sự sáp nhập vùng Alsace-Lorraine cũng mang lại cho nước Đức một số nhà máy lớn
Trang 9 Về Hoa Kỳ, từ năm 1820 đến năm 1860, bản đồ Hoa Kỳ đã bắt đầu có những sự thay đổi rõ rệt bởi quá trình đô thị hóa và mở rộng lãnh thổ nhanh chóng chưa từng có Trong bối cảnh giữa việc sáp nhập bang Texas (1845), sự rút lui của người Anh khỏi đất nước Oregon và Hiệp ước Guadalupe-Hidalgo (1848) đã khiến cho Mexico phải nhường phần lãnh thổ ở phía Tây Nam dành cho Hoa Kỳ Sự mở rộng lãnh thổ theo cấp số nhân đó đã khiến cho những người sống tự do, những người nhập cư châu Âu, các nhà tư bản công nghiệp và người Mỹ bản địa phải nhìn nhận lại những tầm nhìn cạnh tranh để nắm trong tay và vẽ nên cho tương lai của Đế quốc Mỹ Đây là yếu tố thúc đẩy cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai đạt tới đỉnh cao
2 Đặc trưng
Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai khác với những cuộc cách mạng khác là việc sử dụng năng lượng điện và động cơ điện,
để tạo ra các dây chuyền sản xuất có tính chuyên môn hóa cao, chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện – cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ sản xuất
Năm 1881, tại Công ty Thép Midvale ở Hoa Kỳ, Frederick W Taylor
đã bắt đầu các nghiên cứu về tổ chức hoạt động sản xuất mà sau đó đã hình thành nền tảng của kế hoạch sản xuất hiện đại Đồng thời, Frank
B Gilbreth và vợ, Lillian Gilbreth, kỹ sư công nghiệp Hoa Kỳ, đã bắt đầu những nghiên cứu tiên phong của họ về các chuyển động mà con người thực hiện các nhiệm vụ Sử dụng công nghệ mới về hình ảnh chuyển động, Gilbreths đã phân tích thiết kế các mẫu chuyển động và khu vực làm việc nhằm đạt được mức tiết kiệm tối đa công sức Các nghiên cứu “thời gian và chuyển động” của Taylor và Gilbreths đã cung cấp những công cụ quan trọng cho việc thiết kế các hệ thống sản xuất đương đại
Sự ra đời của dây chuyền lắp ráp đã thay đổi mạnh mẽ cách thức sản xuất hàng hóa Credit Henry Ford là người đã thiết lập một dây chuyền lắp ráp vào năm 1908 để sản xuất những chiếc xe Model T của mình Trước đây, nhiều công nhân sẽ lắp ráp cho một sản phẩm (hoặc một bộ phận lớn của nó), nhưng khi có dây chuyền sản xuất thì một công nhân
có thể hoàn thành tất cả các nhiệm vụ liên quan đến việc tạo ra sản phẩm Mặt khác, dây chuyền lắp ráp có các công nhân (hoặc máy móc) hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể để tạo ra sản phẩm khi tiếp tục làm việc với dây chuyền sản xuất thay vì hoàn thành một loạt các nhiệm vụ
Trang 10khác nhau Điều này làm tăng hiệu quả bằng cách tối đa hóa lượng hàng hóa mà một công nhân có thể tạo ra so với chi phí lao động
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 đã tạo nên những tiền đề mới và
cơ sở vững chắc để phát triển nền công nghiệp ở mức cao hơn nữa Cuộc cách mạng này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển 100 năm của các lực lượng sản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của khoa học trên cơ sở kỹ thuật Cuộc cách mạng này là một cuộc cách mạng về khoa học và kỹ thuật Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện - cơ khí và sang giai đoạn tự động hoá cục bộ trong sản xuất, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần tuý, biến khoa học thành một ngành lao động đặc biệt Bên cạnh đó còn có sự phát triển của các ngành vận tải, sản xuất thép, điên, hóa học và đặc biệt nhất là sản xuất
và tiêu dùng Cuộc cách mạng này đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp
3 Thành tựu nổi bật
a)Điện
Năm 1876, Paul N Jablochkoff, một nhà phát minh người Nga, đã phát minh ra đèn hồ quang cải tiến sử dụng dòng điện xoay chiều Từ
đó, ánh sáng hồ quang bắt thay thế ánh sáng gas thời bấy giờ trong các các nhà máy, đường phố, nhà ga và những nơi công cộng
Năm 1878, Charles F Brush ở Ohio đã phát minh ra bóng đèn dòng điện một chiều có độ căng cao, ra đời thay thế cho sự thống trị của ánh sáng hồ quang Việc sử dụng điện được mở rộng nhanh chóng vào những năm 1870 Một đường sắt điện thu nhỏ đã được trưng bày tại triển lãm Berlin năm 1879; Chăn điện và bếp điện xuất hiện tại triển lãm công nghiệp Vienna năm 1883; và xe điện chạy trên đường phố ở Frankfurt và Glasgow vào năm 1884 Đầu những năm 1880, bóng đèn điện, một trong những phát minh vĩ đại thế giới của Joseph Swan ở Anh và Thomas A Edison ở Hoa Kỳ ra đời Năm 1889, Nikola Tesla người Mỹ đã chế tạo ra dòng điện xoay chiều, sau đó được cải tiến bởi Westinghouse Cũng vào thời điểm đó, máy biến áp
ra đời dưới sự phát minh của Lucien Gaulard và cộng sự người Anh John D Gibbs và sau đó được cải tiến bởi William Stanley người
Mỹ Máy biến áp đã giải quyết các vấn đề kỹ thuật của dòng điện xoay chiều và làm cho nó trở nên thích hợp hơn rõ ràng so với dòng điện một chiều Tiếp theo là một chuỗi các phát minh vi mô tăng độ