1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của Công ty cổ phần Thiên Phát Logistics Việt Nam

70 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đẩy Mạnh Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics Của Công Ty Cổ Phần Thiên Phát Logistics Việt Nam
Tác giả Đào Đình Tân
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Anh Minh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 17,69 MB

Nội dung

Tuy nhiên, trong một môi trường ngành ngày càng phát triển cùng với đó là sự cạnh tranh găy gắt đến từ các đối thủ cũng như một số nguyên nhân chủ quan xuất phat từ bên trong công ty khi

Trang 1

CHUYEN DE THUC TAP

DE TÀI: BAY MANH HOẠT DONG KINH DOANH DICH

VU LOGISTICS CUA CONG TY CO PHAN THIEN PHAT

LOGISTICS VIET NAM

Sinh vién: Dao Dinh Tan

Nganh: Kinh doanh quéc té

HÀ NOI - thang 4 - 2023

Trang 2

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

VIEN THUONG MAI VA KINH TE QUOC TE

CHUYEN DE THUC TAP

DE TÀI: BAY MANH HOẠT DONG KINH DOANH DICH

Sinh vién : Dao Dinh Tan

Nganh : Kinh doanh quốc tế

Lớp : Kinh doanh quốc tế 61A

Mã số SV : 11196305

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Anh Minh

HÀ NỘI - tháng 4 — 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Đào Đình Tân, sinh viên lớp KDQT 61A, Khoá 61, Hệ Chính quy Tôi

xin cam đoan tự thực hiện chuyên đề thực tập này dưới sự hướng dẫn củaTS.Nguyễn Anh Minh và sự hỗ trợ của các anh chị trong Công ty cô phần Thiên

Phát Logistics Việt Nam.

Chuyên đề thực tập này không sao chép y hệt từ bất cứ luận văn hay chuyên

đề thực tập nào khác Các tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo Nếu có bất cứ

điều gì trái với lời cam đoan nói trên, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trướcViện Thương mại & Kinh tế quốc tế và Nhà trường

Sinh viên

Đào Đình Tân Lớp KDQT 61A

Trang 4

MỤC LỤC

LOT CAM DOAN ă o tdaả

\/1998 000 —— i

DANH MỤC CAC TU VIET TẮTT 22+ Ss+E+E+EEEE+E+ESEE+ESEEEEEE+EeEEEEtEeErsersrsrsez DANH MỤC CÁC BANG, HÌNH VẼ 22t SE SEE3E8EEEESESEEESEEESEtESEEEEEErErersrsrrer i CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE HOAT DONG KINH DOANH DICH VU LOGISTTICS - SG S38 239EEEEE9EEEEEESEEEEEESESEEEEEESEEEEEESEEEEEESEEEEEESEEEEEESEEEEEErrrrerres 1.1 Tổng quan về dịch vu logistics và hoạt động kinh doanh dịch vu logistics

1.1.1 Khái niêm Logistics và dịch vu Ï0g1SfiCS se <S<csse 3 1.1.2 Phân logi dịch vụ logistic Ăn re 3 1.1.3 Vai trò của dịch Vụ ÏOgiSf[CS SG Si, 5 1.2 Nội dung hoạt đông kinh doanh dịch vu logistics của doanh nghiệp

1.2.1 Nghiên cứu thị trường kinh doanh dịch vụ logisfics 6

1.2.2 Xây dựng kế hoạch kinh doanh dich vụ logistics - 7

1.2.3.Tìm kiếm khách hàng, đàm phán và ký kết hop đẳng 8

1.2.4 Huy động và sử dụng các nguon lire, tô chức thực hiện hợp dong kinh doanh dich vụ ÏOgiSfÏCS - 55 khi 9 1.2.5 Danh gia kết qua kinh doanh dịch vụ logisfiS - 11

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt đông logistics của doanh nghiệp

1.3.1 Các nhân tô bên ngoài doanh nghiỆp ò5 Scc<S<c<<s 12 1.3.2 Các yếu tô bên trong doanh nghiỆp - + +55 5sSs£e+£essz 14

CHUONG 2: THUC TRANG HOAT DONG KINH DOANH DỊCH VỤ

LOGISTICS CUA CÔNG TY CO PHAN THIÊN PHÁT LOGISTICS VIET

NAM GIAI DOAN 2020-2022 ccccccccssscsessesscsessesessesessesucsessesessesesseaesesussesessseaeeneaes

2.1 Tổng quan về Côn Cô Phần Thiên Phát Logistics Việt Nam

il

Trang 5

2.1.1 Thông tin chung về CONG UY 0 7017ẼnẼ7- = 172.1.2 Lịch sử hình thành và phát ẨLÏỄH - St EESESEEEEEEEEEEEEEEtEsrsrsrrrsrs 172.1.3 Bộ máy tO chức CONG ÉV - 555k Ek‡EEEEEEkEEEEEEEEkEEkErkrrkrrrke 18

2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt đông kinh doanh dịch vụ

logistics của Công ty Cô Phần Thiên Phát Logistics Việt Nam øsiai đoạn

“2/2217 P

2.2.1 Các nhân tô bên ngoài doanh nghiép 555 <<<Ă<<<+ 22

2.2.2 Các nhân tô bên trong doanh ng HiỆp - 5-55 S« + s+ssees 29

2.3 Phan tích thực trang kinh doanh dịch vụ logistics cua Công ty Cô Phần

Thiên Phat Logistics Việt Nam Q LH TH TH HH ng ng ng Hư

2.3.1 Phân tích hoạt động nghiên cứu thị trường 32

2.3.2 Phân tích hoạt động xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh

doanh dịch VỤ logistics SÁT HH ng ng ng 36

2.3.5 Phân tích hoạt động kiểm tra, tong kết và đánh giá 42

2.4 Kết quả kinh doanh dịch vụ logistics của công ty Thiên Phat Logistics

Gai Coan 2020-2022 ooo ce

2.4.1 Doanh thụ kinh doanh dich vu logistics của công ty Thiên Phat

[;\11116Š-(1:18:():0/2/2Ả022//22 PP 42

2.4.2 Cơ cấu doanh thu kinh doanh dịch vụ logistics của công ty Thiên

Phat Logistics theo dịch vụ giai đoạn 2020-20)22 . 5 5< « «<< <+++ 43

2.4.3 Lợi nhuận kinh doanh dịch vụ logistics của công ty Thiên Phát Logistics giai MOAN 2020-2022 2S 45

1H

Trang 6

2.5 Đánh giá hoạt đông kinh doanh dịch vụ logistics của Công ty Cổ Phan

Thiên Phat Logistics Việt Nam - Q13 HH ng ng ng ng ng

2.5.1 Những thành công đã dat đỢC ĂSSSSssihseieesererse 46

2.5.2 Những mặt tỒH AML 5+2 5< SE EEEEEEEEEEE2111101111 11111 1x ty 48

2.3.3 Nguyên nhân của những mặt hạn ChẾ, 2 5c SE SE EvEtEtEsrsrsrrrrs 49

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HUONG VÀ GIẢI PHÁP DAY MANH HOAT

ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY CÔ PHẢN

THIÊN PHAT LOGISTICS VIỆT NAM -2-2¿©£+2++2zxvrxeerrxrrrseee

3.1 Phương hướng hoạt đông kinh doanh dịch vụ logistics của Công ty Cô

Phần Thiên Phát Logistics Việt Nam đến năm 2025 - 2-2 52 22s:

3.1.1 Xu hướng phát triển của ngành dịch vụ logistics đến năm 2025 52

3.1.2 Phương hướng nâng cao hoạt động kinh doanh dịch vu logistics

của Công ty đến năm 2()2Š5 -+-+©e+©E+EE£+E££EE+EESEEEEEEEEEEEEEErrerrkervee 53

3.2 Các giải pháp day mạnh hoạt động kinh doanh dich vu logistics của

Công ty Cô Phần Thiên Phát Logistics Việt Nam đến năm 2025 +:

3.2.1 Giải pháp về déy mạnh hoạt động marketing -sc- 533.2.2 Giải pháp về hoàn thiện đội ngũ nhân viên -cc-c5e¿ 54

3.2.3 Giải pháp cung cấp dịch vụ hàng lẻ, mo rộng tệp khách hàng 553.2.4 Day mạnh dich vụ kho bãi, dịch vụ vận chuyén da phương thức 553.2.5 Giải pháp mở rộng thị trường, vươn ra thị trường quốc tễ 553.3 Một số kiến nghị 2-2 £ ®+SE+SE£EESEE£EEEEEEEEEEEEEEX7121121111 71.1 txceU

3.3.1 Kiến nghị với nh HưỚC -5:52 St Set Set +t+EvESESESEEEEEErererssrrrsrsree 563.3.2 Kiến nghị với các hiệp hội -2- <+Ss+*ke+ES+EEEEerkerrrrkrrkerkee 57

KET LUAN cccccccccsccssssscscscscscscscscscscscscscscsvsusscscscsessacacacavsvstsssseacssacavacavavavsvsssasseaeaeaesTÀI LIEU THAM KHẢO - 55s SE +E9EESE+ESEEEEEE+EEEEEEEEEEEEEEEvEEEErEeErerkrrrerree

PHU P9

iv

Trang 7

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

Chữ viết tắt Cụm đầy đủ

DN Doanh nghiệp

DVL Dịch vụ logistics

DNL Doanh nghiép logistics

HDKD Hoạt động kinh doanh

TPL Thiên Phat Logistics

VCSH Vốn chủ sở hữu

LPI Logistics Performace Index — Chi số

nang lực của quốc gia về Logistics

Gross Domestic Product — Tổng sản

Trang 8

DANH MỤC CAC BANG, HÌNH VE

Hình 1.1 Các loại hình DVL xét theo mức độ cung cấp dịch vụ - 52 + + £zs+s£zxzszs 5

Hình 2.1: Sơ đồ bô máy t6 chức của công ty Thiên Phát Logistics 555555552 18 Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2018-2022 (%) - - -<<<+ 24

Bang 2.1: Thống kê chiều dài đường cao tốc và quốc lộ theo vùng 2022 5s 26

Bang 2.2 Năng lực hệ thống cảng biển Việt Nam năm 2022 cccccccccccscesscsceessceseeescneeeeees 27

Hình 2.5: Doanh thu và mức tăng trưởng doanh thu của công ty Thiên Phat Logistics

Trang 9

LOI MỞ DAU

1 Ly do chon dé tai

Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và xu thé toàn cầu hóa trong các năm ganđây đang ngày càng đây mạnh hoạt động buôn bán, giao thương giữa các quốcgia Và chính xu thé đó đã là động lực mạnh mẽ góp phần thúc day dịch vụlogistics (DVL) nói chung và các DVL quốc tế nói riêng phát triển DVL đóngvai tro quan trọng trong việc duy trì sự én định của chuỗi cung ứng toàn cầu,giúp sản phẩm có thể từ nhà máy sản xuất đến được tay người tiêu dùng trên

khắp thế giới Việt Nam đã ký kết 17 hiệp định thương mại với nhiều quốc gia và

khu vực trên thé giới, nhu cầu về xuất nhập khâu hàng hóa đang ngày càng giatăng Vì vậy đây chính là một cơ hội thuận lợi để cho các doanh nghiệp (DN)kinh doanh DVL Việt Nam có thé phát triển, gop phần xây dựng nên kinh tế

nước nhà.

Công ty cổ phần Thiên Phát Logistics Việt Nam, được thành lập vào năm

2015, với hoạt động kinh doanh (HDKD) chủ yếu là cung cấp các DVL cho cáccông ty Việt Nam có nhu cau giao thương với thế giới Sau gần 1 thập kỷ hoạt

động, công ty đã đạt được những thành tựu nhất định Tuy nhiên, trong một môi

trường ngành ngày càng phát triển cùng với đó là sự cạnh tranh găy gắt đến từ

các đối thủ cũng như một số nguyên nhân chủ quan xuất phat từ bên trong công

ty khiến cho giá dịch vụ của công ty còn cao, hình ảnh, thương hiệu của công tychưa được khách hàng biết đến, cơ cấu doanh thu của các dịch vụ còn có sựchênh lệch lớn nên công ty cần phải có những phân tích đánh giá về HDKDcủa mình để năm được các hạn chế, khó khăn từ đó đưa ra các biện pháp giúpcông ty ngày càng phát triển, củng có vị thế trên thị trường Do vậy, tôi đã quyết

định lựa chọn dé tài “Day mạnh hoạt động kinh doanh dịch vu logistics của

Công ty cỗ phần Thiên Phat Logistics Việt Nam” cho chuyên đề thực tập của

mình.

2 Mục đích nghiên cứu:

Mục đích của Chuyên đề này là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn vềhoạt động kinh doanh DVL tại Công ty Cé phần Thiên Phát Logistic, và đề xuấtcác giải pháp đến năm 2025

Các nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hệ thống hóa về những van dé lý luận về HDKD DVL của DN

1

Trang 10

- Phân tích và đánh giá thực trạng kinh doanh DVL tại Công ty cỗ phần Thiên

Phát Logistics Việt Nam.

- Dé xuất các phương hướng và các giải pháp dé giúp Công ty cô phần ThiênPhát Logistics Việt Nam day mạnh hơn nữa HDKD DVL của mình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: HĐKD DVL của Công ty cô phần Thiên Phát Logistics

Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề nghiên cứu về nội dung day mạnh HDKD

DVL của Công ty cổ phần Thiên Phat Logistics Việt Nam giai đoạn từ năm 2020đến năm 2022 và kiến nghị đến năm 2025

4 Kêt câu của chuyên đề:

Bên cạnh phần mở đầu, danh mục các từ được viết tắt, danh mục bảng, hình

vẽ, mục lục, tài liệu tham khảo, và kết luận, chuyên có kết cau gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở ly luận về hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics

Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vu logistics của Công ty côphan Thiên Phát Logistics Việt Nam

Chương 3: Phương hướng và giải pháp đây mạnh hoạt động kinh doanh dịch

vu logistics của Công ty cô phần Thiên Phát Logistics Việt Nam đến năm 2025

Trang 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE HOAT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH

VỤ LOGISTICS

1.1 Tổng quan về dịch vụ logistics và hoạt động kinh doanh dịch vu logistics

1.1.1 Khai niệm Logistics và dịch vụ logistics

Điều 233 của bộ luật thương mại đã định nghĩa DVL là: “Dịch vụ logistics là

hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tô chức thực hiện một hoặc nhiều

công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyền, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải

quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mãhiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận

với khách hàng dé hưởng thù lao Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng

Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.”

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về DVL nhưng các định nghĩa này

có thê được chia thành hai nhóm chính:

Theo nghĩa hep: DVL được coi như các hoạt động giao nhận, vận tai hàng

hóa Theo cách hiểu này, bản chất của DVL là tập hợp đủ các yếu tô cần thiết dé

hỗ trợ cho quá trình vận tải sản pham từ người sản xuất đến tay người tiêu thụ Vìthé, theo nghĩa hẹp thì DVL sẽ thiên về yếu tố vận tải, người cung cấp DVL, theocác khái niệm này, sẽ mang nhiều điểm tương đồng với người cung cấp dịch vụvận chuyên hàng hóa đa phương thức

Theo nghĩa rộng: DVL là được hiểu là một quá trình liên tiếp các hoạt động từ

nhập các nguyên liệu đầu vào phục vụ cho việc sản xuất, sau đó là hoạt động sản

xuất hàng hoá, đưa hàng hoá ra lưu thông và cuối cùng là hoạt động phân phối

các hàng hóa này tới được tay người tiêu dùng Cách định nghĩa theo nghĩa rộng làm rõ ràng hơn sự khác nhau của các DN chỉ cung ứng DVL đơn lẻ như kê khai,

kho bãi, vận tải và các DN cung cấp các DVL chuyên nghiệp theo chuỗi bao

gồm cả quản lý hay hỗ trợ tư vấn

1.1.2 Phân loại dịch vụ logistics

Theo điều Điều 233 Luật thương mại, DVL được phân loại như sau:

“Các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm:

a) Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;

b) Dịch vụ kho bãi va lưu giữ hang hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh

kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;

3

Trang 12

c) Dịch vụ đại lý van tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải

quan và lập kế hoạch bốc dé hàng hóa;

d) Dich vụ bé trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho va quan

lý thông tin liên quan đến vận chuyên và lưu kho hàng hóa trong suốt

cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại,

hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa

đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.

Các dich vu logistics liên quan đến vận tải, bao gồm:

a) Dịch vụ vận tải hàng hải;

b) Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;

c) Dich vụ vận tải hàng không;

d) Dịch vụ vận tải đường sat;

đ) Dịch vụ van tai đường bộ.

e) Dịch vụ vận tải đường ống

Các dich vụ 16-gi-stic liên quan khác, bao gồm:

a) Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;

b) Dịch vụ bưu chính;

c) Dịch vụ thương mại bán buôn;

d) Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho,

thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;

đ) Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.”

Xét theo mức độ cung cấp dịch vu, các loại hình kinh doanh DVL có thé được

mô tả như sau:

IPL: Công ty sở hữu hàng hóa tự thực hiện các hoạt động logistics sao cho

phủ hợp nhu cau của bản thân

2PL: Công ty cung cấp các dịch vụ đơn lẻ trong chuỗi hoạt động logistic nhằmđáp ứng nhu cầu của chủ hàng

3PL: Công ty cung cấp các dịch vụ trong chuỗi hoạt động logistics mà có sựkết hợp chặt chẽ giữa các hoạt động luân chuyền, tồn trữ hàng hóa và xử lý thông

tin.

Trang 13

4PL: Công ty quản lý, thực hiện các hoạt động logirtics mang tính phức tạp,

tích hợp các hoạt động logistics.

5PL: Công ty quản lý tất cả các bên liên quan trong chuỗi phân phối trên nền

tảng thương mại điện tử.

Công ty quản lý tất cả các

bên liên quan trong chuỗi phân phổi trên nến tang

thương mai điện tử

Cong ty quan lý va thực hiện

việc luân chuyên, ton trữ hang

hoa, xử lý thông tin

Công ty cung cấp các dich vụ

don lẻ trong chuỗi hoạt động logistics nham đáp ứng nhu cau

của chủ hảng

Công ty sở hữu hang hóa tự

minh tô chức va thực hiện các hoạt động logistics dé dap ứng

Hình 1.1 Các loại hình DVL xét theo mức độ cung cấp dịch vụNguồn: Bài giảng Kinh doanh Logistics - TS Dinh Lê Hải Hà

1.1.3 Vai trò của dịch vu logistics

e DVL giúp tiết kiệm được thời gian, từ đó tối ưu chi phí của chuỗi cung

ứng.

e DVL giúp làm sôi động hơn thị trường thương mại trong nước và quốc

tế Các sản phâm được sản xuất ra mà muốn đưa được ra ngoài thịtrường thì cần có DVL hỗ trợ như là một cầu nối

e DVL giúp tối ưu hóa chi phí, bên cạnh đó còn giúp đơn giản và tiêu

chuẩn hóa các loại chứng từ trong việc kinh doanh trên trường quốc tế

e DVL cũng đem lại các biện pháp cắt giảm chi phí trong quá trình sản

5

Trang 14

xuất của DN nhờ vậy mà tăng khả năng cạnh tranh của DN sản xuất đó

trên thị trường.

e DVL còn đem lại cho các doanh nghiệp logistics (DNL) gia trị gia tăng

cao trong chuỗi cung ứng.

1.2 Nội dung hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của doanh nghiệp

1.2.1 Nghiên cứu thị trường kinh doanh dịch vụ logistics

Theo giáo trình Quản trị DN thương mại của Trường đại học Kinh tế Quốcdân, “thị trường có thể được mô tả là một hay nhiều nhóm khách hàng tiềm năngvới những nhu cầu tương tự nhau và những người bán cụ thé nào đó ma DN vớitiềm năng của mình có thể bán hàng hóa, dịch vụ dé thỏa mãn nhu cầu trên của

khách hàng”.

Như vậy có thê suy ra thị trường DVL là một hay nhiều các nhóm khách hàngtiềm năng mà có nhu cầu về DVL và những người bán, cụ thê ở đây, là các DNkinh doanh DVL, với các nguồn lực của mình có thé bán các DVL để thỏa mãnnhu cầu của khách hàng

Nghiên cứu thị trường được hiểu là quá trình DN thực hiện thu thập, và xử lý

các thông tin về thị trường mà DN đã, đang hoặc sẽ tham gia kinh doanh

Nghiên cứu thị trường luôn luôn là nghiệp vụ quan trọng, đầu tiên cần phảilàm khi tiến hành HDKD Tuy thuộc vào loại hình sản phẩm hay dịch vụ mà DNkinh doanh, hoạt động nghiên cứu thị trường có thể được tô chức nghiên cứu theo

phương pháp và nội dung khác nhau nhưng đều phải làm rõ các yếu tô cau thành

thị trưởng của DN như cung, cầu, giá cả và sự cạnh tranh để tìm ra cách thức

kinh doanh mà đem về hiệu qua cao nhât.

Hoạt động nghiên cứu thị trường thường do các phòng nghiên cứu thị trường,

marketing của DN dam nhận hoặc do các phòng nghiệp vụ kinh doanh tiến hành

Đối với hoạt động nghiên cứu thị trường của DN kinh doanh DVL, các DNcần tìm hiểu và phát hiện được ra nhu cầu về DVL của khách hàng tiềm năngtrong phân đoạn thị trường mà họ nhắm đến và làm thé nao dé có thé thỏa mãn

các nhu câu đó.

Hoạt động nghiên cứu thị trường phải dựa trên cơ sở DN có đủ kinh nghiệm

và hiểu rõ khả năng khai thác của mình trong trong lĩnh vực kinh doanh DVLmới đáp ứng được tốt nhu cầu của khách hàng Các công ty kinh doanh DVL cần

chuân bị các nguôn lực như nhân lực, cơ sở vat chat, va tài chính đê bat dau

6

Trang 15

kinh doanh Hoạt động nghiên cứu thị trường cần phải được thực hiện xuyên suốtquá trình kinh doanh của DN, khi thị trường của các DNL luôn luôn biến động dochịu nhiều ảnh hưởng từ trong nước và quốc tế, nếu DN không có đầy đủ thôngtin về thị trường một cách kịp thời thì sẽ trở nên lỗi thời, không theo kịp đượcnhu cầu của khách hàng và các đối thủ Chính vì vậy các DNL cần chú trọng hoạtđộng nghiên cứu thị trường để nắm bắt được các nhu cầu mới của khách hàng,mức cung trên thị trường, mức độ cạnh tranh thì mới có thé đưa ra các kế hoạch

kinh doanh phù hop, mang lại lợi nhuận cho DN.

1.2.2 Xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ logistics

Một kế hoạch kinh doanh là một bản tài liệu nêu lên chỉ tiết quá trình HĐKDcủa một DN trong một khung thời gian cụ thé Kế hoạch kinh doanh bao gồm

những mục tiêu cụ thể, cùng với đó là các kế hoạch cho từng nghiệp vụ kinh

doanh như kế hoạch bán hàng, tài chính, marketing Kế hoạch kinh doanh sẽ

do các cấp lãnh đạo thực hiện như giám đốc điều hành, giám đốc marketing ,

thể hiện rõ tầm nhìn chiến lược cũng như sự am hiểu của họ về nganh và tinhhình hoạt động cua công ty Nội dung càng chi tiết, cu thé thì tính khả thi của kếhoạch kinh doanh càng cao Nếu năm trong tay, một bản kế hoạch kinh doanh cụthé, chi tiết, các chủ DN có thể thường xuyên, giám sát, theo dõi tiễn độ củaHDKD, kịp thời phát hiện các điểm nghẽn trong HDKD để có thé đưa ra điềuchỉnh sao cho phù hợp với từng thời điểm, và khắc phục những van đề phát sinh

Đối với ngành logistics, là một ngành dịch vụ với giá cả đầu vào liên tục biếnđộng, việc lập một kế hoạch kinh doanh vẫn là cần thiết tuy nhiên không đượcquá cứng nhắc mà phải có sự linh hoạt điều chỉnh sao phù hợp với biến động thị

trường.

Các bước lập một kế hoạch kinh doanh cho DNL:

% Bước 1: Xác định mục tiêu cụ thé

Cần phải đưa ra những mục tiêu cụ thé như doanh số hay lợi nhuận cuối cùng

để có một cái đích mà DN muốn đạt được từ đó có thé thay đổi linh hoạt kếhoạch tùy thời điểm dé có thé đạt được mục tiêu Xác định mục tiêu cụ thể ngay

từ đầu cũng giúp DN có thé so sánh, đánh giá hiệu quả kết quả thực tế dat được

so với mục tiêu đề ra

% Bước 2: Xác định đối tượng khách hang

Xác định tệp khách hàng mục tiêu của DN bao gồm các công ty có nhu cầu sử

7

Trang 16

dụng DVL như các công ty xuất khẩu, nhập khâu.

“+ Bước 3: Xác định DVL

Xác định DVL mà DN cung cấp, có thể bao gồm đóng gói, vận chuyên, lưu

kho, bảo hiểm, kê khai hải quan và các dịch vụ liên quan khác

$% Bước 4: Xây dựng chiến lược marketing

Xây dựng chiến lược marketing để quảng bá DVL của DN Định vị thương

hiệu và tìm cách tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu

%% Bước 5: Lên kế hoạch nhân sự

Cần xác định nhân sự cần thiết để thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn, phảiđảm bảo đáp ứng về cả chất lượng và số lượng

“+ Bước 6: Tinh toán chỉ phí và lợi nhuận

Tính toán chi phí hoạt động của DN, bao gồm chi phí vận chuyền, lưu kho,

khấu hao trang thiết bị và các chi phí liên quan khác Nếu tính toán không canthận thì chi phí có thé vượt quá các khoản thu vào Xác định mức giá cạnh tranh

dé thu hút khách hàng nhưng van đảm bảo phan trăm lợi nhuận mà DN mong

muốn

Bước 7: Lập kế hoạch hoạt động

Lập kế hoạch hoạt động chi tiết cho DN bao gồm quy trình vận hành, trình tự

các nghiệp vụ như xếp dỡ, vận chuyên, quản lý kho, soạn thảo chứng từ, chuẩn bị

giấy tờ khai hải quan, xử lý khiếu nại và giải quyết vấn đề khác

s*_ Bước 8: Thực hiện và giám sat

Thực hiện kế hoạch kinh doanh và giám sát hoạt động của DN để đảm bảoviệc vận hành được diễn ra trơn tru và hiệu quả đồng thời điều chỉnh kế hoạchcần thiết dé đáp ứng các yêu cầu của thị trường và khách hàng Một hệ thốngquản lý cũng cần được xây dựng dé đảm bảo chất lượng, tiến độ cho các hoạt

động.

1.2.3.Tìm kiếm khách hàng, đàm phán và ký kết hợp đồng

% Tìm kiếm khách hàng

Sau khi đã tìm hiểu được các thông tin về thị trường và chuẩn bị các nguồn lực

để kinh doanh thì việc tiếp theo các DNL cần phải làm là tìm kiếm cho mình

8

Trang 17

khách hàng, là những DN có nhu cầu về sử dụng DVL Khách hàng của các DNL

có thể là các công ty sản xuất cần phải nhập khâu nguyên, vật liệu và xuất khẩuthành phẩm, hay các công ty thương mại có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa dékinh doanh mién là một công ty có nhu cầu về DVL thì công ty đó chính làmột khách hàng tiềm năng

Tuy nhiên, các DNL cũng cần phải đánh giá xem khách hàng tiềm năng đó có

phù hợp với các tiêu chí của công ty như quy mô hay khả năng tài chính, vậy nên

việc có một số các chỉ tiêu đánh giá khách hàng là cần thiết

Việc tìm kiếm thông tin để tiếp cận khách hàng trong kỷ nguyên số có thé

được thực hiện một cách dé dàng thông qua mang internet, các website của các

DN, các mạng xã hội, hay có thể được thực hiện trực tiếp thông qua các hội chợ,

triển lãm,

¢ Đàm phán và ký kết hop dong

Khi đã tìm được khách hàng tiềm năng và năm bắt được các thông tin vềkhách hàng đó thì tiếp theo DNL cần phải liên hệ với khách hàng, chào giá vàđàm phán Hoạt động này có thé được thực hiện qua các bước sau:

e Liên hệ, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thông qua số điện thoại, email,

mạng xã hội hoặc hẹn gặp trực tiếp

e Giới thiệu về công ty và khả năng đáp ứng được nhu cầu DVL của khách

hàng

e Soạn báo gia và gửi cho khách hàng

¢ Đợi khách hàng xác nhận hoặc tiếp tục đàm phan báo giá với khách hang

Sau khi đạt được thống nhất về giá dịch vụ, hai bên tiến hành bước ký kết hợpđồng Hợp đồng cần có chỉ tiết đầy đủ các điều khoản về trách nhiệm và quyềnlợi của hai bên để tránh tranh chấp sau này Đặc biệt trong số các điều khoản làđiều khoản về thanh toán Day là điều khoản dé xảy ra tranh chấp sau này Cầnphải nêu rõ số tiền thanh toán, thời hạn được phép nợ, thời hạn cần thanh toán,

thanh toán thông qua một bên thứ ba có được không, và mức phạt khi có bên vi

phạm các điêu khoản này.

1.2.4 Huy động và sử dụng các nguồn lực, tô chức thực hiện hợp đồng kinh

doanh dich vụ logistics

“ Huy động và sử dụng các nguồn lực

9

Trang 18

Mọi HĐKD đều cần phải huy động được các nguồn lực như vốn, tài sản, conngười va công nghệ và HDKD DVL cũng không phải là ngoại lệ DN cần phải

sử dụng hợp lý nguồn lực của mình vào HDKD thì mới cung cấp được DVL thỏa

mãn nhu câu của khách hàng và thu về lợi nhuận cho DN.

Các nguồn lực mà DNL phải huy động dé kinh doanh bao gồm các tài sản hữuhình như tiền, phương tiện vận tải, văn phòng và tài sản vô hình như uy tín của

DN, sự tín nhiệm của khách hàng, mối quan hệ với các đối tác như hàng tàu, đại

lý nước ngoài, đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn

cao Các nguồn lực này luôn luôn là hữu hạn đối với bất cứ loại hình kinh doanh

nào hay DN nao du người quản trị DN có tài huy động đến mức nào Điều nàyđòi hỏi DN sử dụng hợp lý, kết hợp các nguồn lực hữu hình và vô hình của mình

dé có thé tiến hành HDKD một cách nhanh chóng, thuận lợi, phát triển HDKDmột cách sâu rộng Trách nhiệm xây dựng và đưa ra định hướng về cách thức sửdụng tối ưu nguồn lực sẽ thuộc về cấp lãnh đạo trong DN Huy động các nguồnlực là hoạt động không thể thiếu nhưng sử dụng các nguồn lực đó như thế nào

mới quyết định sự thành hay bại của việc kinh doanh

% Tổ chức thực hiện hợp dong kinh doanh DVL

Đối với các DN kinh doanh DVL thì hoạt động nghiệp vụ kinh doanh là chuỗi

các hoạt động để biến đổi các yếu tố đầu vào thành các DVL để cung cấp cho

khách hàng Hoạt động nghiệp vụ kinh doanh tại các DNL sẽ bao gồm tất cả cáchoạt động từ tìm kiếm đối tác là các hàng tàu biển, tàu bay, các đại lý ở nước

ngoài đến cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng như đặt

tàu, xử lý các thủ tục hải quan, và xử lý các phát sinh có thé gặp phải trong quá

trình vận chuyên

Tổ chức tạo nguồn hàng là một là khâu nghiệp vu quan trọng dé bao đảm DN

có hàng để cung ứng cho khách Tuy nhiên, DN kinh doanh DVL kinh doanh cácsản pham không phải là hữu hình nhưng dé có thể cung cấp được sản pham cho

khách hàng thì khâu chuẩn bị trước bán hàng cần được thực hiện rất rất kỹ lưỡng.

DNL không cần phải ký hợp đồng mua hàng hóa thay vào đó các DN này cầnmua các thiết bị như phương tiện vận tải, xây dựng hoặc thuê kho bãi, ký kết hợpđồng đối tác với các hãng vận tải quốc tế hay đào tạo nhân lực chất lượng cao đểthực hiện các thủ tục hải quan hay các nghiệp vụ chuyên môn khác để khi cókhách hàng thì DN có thê đáp ứng nhu cầu của khách ngay lập tức

Hoạt động tổ chức và cung cấp DVL theo đòi hỏi của khách hàng một cách an

10

Trang 19

toàn, hiệu quả và nhanh chóng là một khâu nghiệp vụ vô cùng quan trọng có thểnói là quan trọng bậc nhất trong hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của các DNL,bởi chỉ từ việc cung ứng dịch vụ mà DN mới có thể thu về nguồn lợi nhuận từ đóduy trì hoạt động, tái đầu tư, mở rộng kinh doanh cũng như chỉ trả chỉ phí trong

quá trình kinh doanh.

Và dé có thé thực hiện tốt khâu cung ứng dich vụ, bao gồm nhiều nghiệp vụ cụthê DNL cần phải luôn duy trì hệ thống cơ sở vật chất như hệ thống xe tải, khotrong điều kiện tốt dé đảm bảo việc vận chuyển và bảo quản hàng hóa của kháchdiễn ra một cách thuận lợi, không chỉ thiết lập mà còn duy trì mối quan hệ tốt vớicác hãng vận tải quốc tế, không ngừng mở rộng mạng lưới đối tác đại lý là cáccông ty logistics ở nước ngoài DNL cần phải tổ chức mạng lưới các chi nhánh,văn phòng trên khắp cả nước đặc biệt ở các tỉnh thành lớn, nơi có nhiều khu côngnghiệp và hàng hóa, và các nơi có cảng hoặc cửa khẩu dé có thé không chỉ bánhang cho khách mà còn dé đảm bảo rằng DN có thé phản ứng một cách nhanhchóng và kip thời khi có bat cứ sự cô gì xảy ra Dé giảm thiêu chi phí, đặc biệt là

chi phí vận tải, DNL cần tổ chức hiệu quả nghiệp vụ vận chuyền, giao nhận,

tránh tinh trạng hang bị vận chuyền loanh quanh, không tận dụng triệt để chỗ

trống của các phương tiện vận tải, làm như tăng chỉ phí lưu thông, bốc đỡ hàng

hóa.

Trong quá trình tác nghiệp, DNL cũng cần phải tiến hành các hoạt độngmarketing nhăm mục đích tìm kiếm, thúc day cơ hội cung ứng dich vu của minh,củng cô niềm tin của các khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng trong

tương lai Các DNL có thể sử dụng nhiều phương pháp như quảng cáo thương

mại, hội nghị, gọi điện trực tiếp nhưng do đặc thù của ngành logistics va sự

phát triển của công nghệ thông tin nên việc ứng dụng công nghệ thông tin là vôcùng cần thiết điển hình như việc các DNL cần có một hệ thống lưu trữ, xử lýemail hiện đại, xây dựng một trang web chuyên nghiệp, tiếp xúc khách hàng trên

đa nền tảng mạng xã hội thông qua quảng cáo hay liên hệ trực tiếp qua email

1.2.5 Đánh giá kết quả kinh doanh dich vụ logistics

Kết quả kinh doanh, được biểu hiện bằng số lãi hoặc số lỗ, là kết quả cuối

cùng của HĐKD trong một thời kỳ nhất định

Sau từng chu kỳ kinh doanh, DN cần phải tổ chức tổng kết và đánh giá kết quảHDKD của minh, chỉ ra các thành tựu đã đạt được cũng như các han chế cần phảigiải quyết Từ đó, cải thiện chất lượng dịch vụ của mình dé có thé đáp ứng tốt

11

Trang 20

hơn nhu cầu của khách hàng trong tương lai Việc tổng kết đánh giá có thể được

thực hiện theo từng quý hoặc từng năm, tùy vào khả năng của DN.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động logistics của doanh nghiệp

HDKD logistics của DN chịu tác động của rất nhiều các yếu tố khác nhau Cácyếu tố này có thê được phân loại vào hai nhóm là nhân tố bên ngoài DN và nhân

tố bên trong DN

1.3.1 Các nhân tô bên ngoài doanh nghiệp

Nhóm nhân tô này xuất phát và tác động tới DN từ bên ngoài Các DN khôngthể điều chỉnh các yếu tố này vì vậy DN phải tự điều chỉnh chính minh dé thíchnghi các điều kiện bên ngoài Một số nhân tố bên ngoài tiêu biểu có thé kế đến

như:

1.3.1.1 Điều kiện địa lý và cơ sở hạ tang

Trong kinh doanh DVL, vi trí dia lý có tác động rất lớn đến hoạt động và kếtquả kinh doanh của DN VỊ trí địa lý thuận lợi là điều kiện quan trọng giúp chocác DNL có thé day mạnh HĐKD của mình Một quốc gia nằm ở nơi giaothương giữa các lục địa sẽ có nhiều cơ hội để kinh doanh, trở thành trung tâmtrung chuyên hàng hóa quan trọng trên thế giới Điều kiện địa lý của một quốc

gia sẽ có tác động đến loại dịch vụ mà DN chọn để kinh doanh Ví dụ như cácquốc gia có đường bờ bién dai với nhiều cảng nước sâu có thé đón các tàu chởhàng cỡ lớn sẽ có cơ hội phát triển các DVL đường biên

Bên cạnh các yếu tố về địa lý tự nhiên, thì việc phát triển cơ sở hạ tầng cũng

là rất quan trọng đối với việc phát triển kinh doanh của DN đặc biệt là với DNL

Cơ sở hạ tầng sẽ bao gồm hệ thống đường, mạng lưới điện, mạng lưới viễnthông, các cảng biển và sân bay, kho Các cơ sở hạ tang này sẽ quyết định việcvận chuyên hàng hóa và thông tin có được thuận lợi hay không

1.3.1.2 Môi trường kinh tế

Việc kinh doanh DVL có thé chịu tác động từ nhiều yếu tố trong môi trườngkinh tế như: GDP, tỷ giá hối đoái, các chính sách về lãi suất và tín dụng, tốc độtăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát Các nhân tố này có thê tác động, ảnh hưởngmạnh mẽ và trực tiếp tới ngành kinh doanh DVL Chúng có thé mở ra cơ hội chocác DN trong ngành phát triển nhưng cũng có thé tạo ra thách thức, buộc các DNphải tìm ra được cách giải quyết

12

Trang 21

GDP được xem như một trong những chỉ số tốt nhất dé đánh giá tong quan vềmức độ phát triển của một quốc gia cũng như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tếcủa quốc gia đó Vì thế, nó là yếu tố quan trọng giúp các nhà quản trị đánh giá,

đưa ra quyết định về thị trường tiềm năng cho việc hoạt động xuất nhập khâu

hàng hóa Và chính một quốc gia có hoạt động ngoại thương càng phát triển thì

sẽ là thuận lợi cho ngành logistics phát triển

Tốc độ tăng trưởng GDP của một quốc gia và của các quốc gia lân cận hay

sẽ cho thấy một bức tranh rõ ràng về toàn cảnh xu hướng phát triển kinh tế

chung tại khu vực đó Các DN có thé dùng chỉ số này với mục đính đánh giá

xem có nên mở rộng quy mô kinh doanh của mình tại quốc gia hoặc khu vực

đó hay không.

Tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp lên hoạt động xuất khâu, và nhập khẩu

của các DN ngoại thương Nếu tỷ giá hối đoái ở mức cao, sẽ là điều kiện cho

phát triển hoạt động xuất khẩu, và ngược lại nếu tỷ giá thấp thì sẽ có lợi cho

hoạt động nhập khẩu Ty giá hối đoái biến động liên tục, ảnh hưởng trực tiếp

đến hoạt động ngoại thương của một quốc gia, và hoạt động ngoại thương phát

triển hay không sẽ mang lại cơ hội hoặc thách thức cho ngành kinh doanh

logistics Các DNL thường xuyên phải làm việc với các công ty ở nước ngoài,

các hãng tàu quốc tế và số tiền phải thanh toán hay được thanh toán thì thường

là ngoại tệ vì thế ty giá hồi đoái thay đôi có thể làm tăng giảm lợi nhuận, chi

phí, doanh thu, của các DN này.

1.3.1.3 Môi trường văn hóa - xã hội

Gồm nhiều yếu tố như: nhân khâu học, cơ cau dan số, tôn giáo, giá tri, tiêuchuẩn đạo đức Các yếu tố này liên quan trực tiếp tới thị hiểu và tâm lý tiêu

dùng, thói quen trong kinh doanh của khách hàng Nghiên cứu, tìm hiểu rõ các

yếu tố này giúp các công ty hiểu rõ được khách hàng của mình từ đó điều chỉnh

hành vi sao cho có thể phục vụ khách hàng một cách phù hợp nhất Lay TrungQuốc làm một ví dụ, việc đàm phán với các công ty đến từ quốc gia châu Á nàyrất linh hoạt, có thé mặc cả giá hay đòi hỏi thêm một số quyền lợi nhưng đối vớiHoa Kỳ, một quốc gia rất nguyên tắc trong kinh doanh thì việc mặc cả nhiều cóthể dẫn đến sự thất bại của một cuộc đàm phán Một quốc gia có tỷ lệ dân SỐ trẻ Ở

mức cao, có sự nhiệt huyết, nhanh nhẹn, sáng tạo cùng với khả năng thích ứng

với các biến động của môi trường sẽ trở thành nguồn lực cần thiết để phát triển

ngành logistics.

13

Trang 22

1.3.1.4 Môi trường chính trị, pháp luật

Môi trường chính trị, pháp luật bao gồm: hệ thống luật pháp, và quy định của

mỗi quốc gia, thé chế chính tri, sự 6n định về mặt chính trị Mỗi quốc gia lại có

một hệ thống luật pháp và chính trị khác nhau Và môi trường chính trị, pháp luậtcủa một nước cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới tất cả các DN đang thực hiệnHDKD tai nước đó Sự 6n định hay bat ôn chính trị, pháp luật sẽ lả cơ hội haythách thức Các quốc gia có mong muốn phát triển một ngành kinh doanh nào đó

sẽ có những chính sách thúc đây như giảm thuế, giảm tải các thủ tục hànhchính và ngược lại nếu một quốc gia muốn kiềm chế sự phát triển quá mức của

một ngành thì có thé ban hành các quy định dé hạn chế các DN mới tham gia vàongành đó Ngoài ra, luật pháp cũng quy định trực tiếp đến loại hàng hóa, dịch vụ

mà một DN có thể cung cấp Những bat 6n về chính trị hay sự không minh bạchcủa hệ thống pháp luật sẽ gây tăng chỉ phí, giảm lợi nhuận của DN Vậy nên, việckinh doanh tại một quốc gia có môi trường chính trị én định, ít biến động, hệthống pháp luật rõ ràng, nghiêm minh, hoàn chỉnh, ít biến động sẽ giúp DN yên

tâm tập trung phát trién HDKD của mình

Vi vậy các DN cần phải nghiêm túc tìm hiểu, phân tích, cập nhật thông tin vềchính trị và pháp luật của nước mà mình tham gia kinh doanh để hạn chế rủi ro

trong kinh doanh.

1.3.1.5 Môi trường cạnh tranh

Môi trường cạnh tranh gồm tất cả các đối thủ cạnh tranh của DN cả đối thủcạnh tranh trực tiếp lẫn gián tiếp Đối thủ cạnh tranh chính là các DN khác cùngphục vụ một nhóm khách hàng, cung cấp cùng sản phẩm, trong trường hợp cácDNL là cùng một loại DVL Có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh, quy mô hoạt độnglớn hay nhỏ sẽ quyết định thị phần mà DN có thể có được Với những phân khúc

dịch vụ có nhiều đối thủ, việc tìm kiếm khách hàng, sẽ khó khăn hơn, giá cả cũng

cần phải thấp đi để cạnh tranh ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của DN Vìvậy các DN cần phân tích thật kỹ lưỡng, đầy đủ môi trường cạnh tranh đề tìmcho mình được thị trường tiềm năng, ít cạnh tranh mà vẫn phù hợp với khả năng

và mục tiêu.

1.3.2 Các yếu tô bên trong doanh nghiệp

Đây là các nhân t6 xuất phát từ nội tại chính DN Các nhân tố này DN có

thé thay đổi, quan ly và điều chỉnh tùy mục tiêu và tình hình của môi trường

14

Trang 23

kinh doanh Một số nhân tố bên trong DN là:

1.3.2.1 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực có thể được coi là nguồn lực quan trọng nhất của DN,

quyết định đến sự sống còn của các DN và DNL cũng không phải là ngoại lệ

Nguồn nhân lực sẽ giúp các HDKD được vận hành một cách trơn tru, thu về

được lợi nhuận cho DN và đảm bảo DN phát triển đúng theo mục tiêu đề ra

Hoạt động nào cũng đều cần tới sự tham gia của đội ngũ nhân lực từ nghiên

cứu thi trường, tìm kiếm khách hàng tới đánh giá tong kết các kết quả đã đạt

được Một đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao, được đào tạo bài bản,

đảm bảo về cả số lượng và chất lượng đảm bảo sẽ mang lại nhiều kết quả cho

DN.

1.3.2.2 Năng lực tài chính

Năng lực tài chính là một yếu tổ không kém phan quan trọng, nó cho biết quy

mô, tiềm lực của DN Nguồn vốn của DN được chia làm loại là vốn huy độngđược và vốn kinh doanh tự có Hai loại vốn này có được từ chính chủ sở hữu, hay

cô đông va nhà đầu tư, Và vốn là yếu tố cơ bản cần có dé DN có thé thực hiệnHĐKD của mình Nguồn vốn lớn cũng là một lợi thế cạnh tranh của DN, giúp

DN gia tăng đầu tư day mạnh HDKD Nó cũng cho biết quy mô và tiềm lực của

DN, và quyết định đến các mục tiêu kinh doanh của DN

Tuy nhiên, cũng như tất cả các nguồn lực khác, vốn là nguồn lực hữu hạn, việc

sử dung không hiệu quả có thé gây ra các tôn thất, thiệt hại nghiêm trong cho

DN Vì vậy von là một trong những nguồn lực cần được kiểm soát một cách chặtchẽ nhất, DN cần phải lên trước các kế hoạch phân bổ nguồn vốn sao cho hợp lý

thì mới có thê kinh doanh thành công.

1.3.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất chính là công cụ hỗ trợ, giúp cho DNL cung cấp dịch vụ cho

khách hàng Cơ sở vật chất đối với DNL bao gồm các trang thiết bị, vật tư,

kho bãi, phương tiện vận chuyên, công cụ xếp đỡ hàng hóa, phần mềm quản

lý của DN.

Do vậy, để có thể mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất, thì cơ sở vật

chất kỹ thuật cần được chú trọng, và đầu tư cả về số lượng và chất lượng Đối

với hệ thống kho bãi thì tùy theo khả năng tài chính mà DNL có thể mở rộng

hệ thống kho bãi của mình dé lưu trữ hàng hóa với số lượng lớn nhưng nếu

15

Trang 24

khả năng tài chính có hạn thì phải đảm bảo tối thiểu việc bảo quản được chấtlượng của sản phẩm cho khách hàng Với các phương tiện vận tải thì cần mua

đa dạng các phương tiện phù hợp với nhu cầu của từng mặt hàng Phải đảmbảo rằng các phương tiện vận tải luôn ở trong điều kiện tốt, được đưa đi bảo

trì, bảo dưỡng định kỳ theo đúng quy định để tránh hỏng hóc, gây lãng phínguồn lực cho DN Các trang thiết bị khác như điện thoại, máy tính, phần

mềm phục vụ cho việc quản trị hàng hóa, đơn hàng, khách hàng cũng cần

được đảm bảo về số lượng và được nâng cấp thường xuyên để phục vụ cho

HDKD một cách hiệu qua nhất

16

Trang 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ

LOGISTICS CUA CONG TY CO PHAN THIÊN PHÁT LOGISTICS VIỆT

NAM GIAI DOAN 2020-2022

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ Phan Thiên Phat Logistics Việt Nam

2.1.1 Thông tin chung về công ty

- Tên công ty: CÔNG TY CÔ PHẢN THIÊN PHÁT LOGISTICS VIỆT NAM

- Tên giao dịch: TP LOGISTICS.,JSC

- Địa chỉ: tang 07 — Sông Hồng Building, số 2 Tran Hưng Đạo, Phường PhanChu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

- Điện thoại: 0422206123

- Mã số thuế: 0106928221

- Đại diện pháp nhân: Ông Vũ Bá Khánh Trình

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ Phần Thiên Phat Logistics Việt Nam được thành lập năm 2015, là

một DN chuyên cung cấp dịch vụ vận tải quốc tế bằng đường biển và đường

hàng không cho nhiều loại hàng hóa kế cả hàng hóa đặc biệt như hàng dự án,

hàng quá khổ, quá tải dem đến các giải pháp logistics hiệu quả giúp khách

hàng tiết kiệm chi phí vận chuyển quốc tế Thiên Phat Logistics xây dựng cácdich vụ tiếp nhận, vận tải trọn gói có thé được điều chỉnh linh hoạt dé đáp ứng

các yêu câu đặc biệt của khách hàng.

Sứ mệnh của Thiên Phát Logistics là mang đến trải nghiệm tích cực, đáng tin

cậy cho từng khách hàng; đồng thời tạo ra những giá trị đặc biệt trên thị trường

và thiết lập tiêu chuẩn về tính chuyên nghiệp trong các dịch vụ của công ty

Có trụ sở chính năm ở Hà Nội, tính đến năm 2022 Thiên Phát Logistics đãthành lập 10 chi nhánh và nhiều văn phòng đại diện ở các tỉnh thành trai dai khắp

cả nước Trải qua nhiều năm hoạt động, Thiên Phát Logistics đã xây dựng được

mạng lưới đại lý ở Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ

Một số cột mốc đánh dấu sự hình thành và phát triển của Thiên Phát Logistics:

e 2015: Công ty Cô Phan Thiên Phat Logistics Việt Nam được thành lập

e 2016: Thành lập chi nhánh tại Hai Phòng.

17

Trang 26

e 2017: Lot top 30 công ty chuyên vận chuyền hàng dự án tại Việt Nam.

e 2018: Tham gia các hiệp hội FIATA, VIFFAS, CLC, VITAS.

e 2019: Thanh lập chi nhánh tại Vũng Ang

e 2020: Thanh lập chi nhánh tại Sân bay Nội Bài và chi nhánh tại Hà

Nam và Bắc Ninh Tham gia World Cargo Alliance

e© Là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành HDKD, đưa ra kế hoạch phát

triển và mở rộng của toàn công ty

e_ Phát triển mang lưới giao dịch trên toàn cầu thông qua việc tìm kiếm

đại lý mới tại các quốc gia khác

e Đại diện công ty đàm phán hợp tác với các hãng tàu quốc tế, hoặc các

khách hàng lớn.

% Giám đốc chỉ nhánh:

e Là người trực tiếp chi đạo, điều hành công việc tới trưởng các phòng

ban, đưa ra định hướng mở rộng và phát triển cho chi nhánh của mình ởtầm vĩ mô

e Phát triển mạng lưới giao dịch trên toàn cầu thông qua việc tìm kiếm

18

Trang 27

<4

<4

<4

đại lý mới tai các quốc gia khác

Nếu cần có thể trực tiếp tham gia đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng

và giải quyết các vẫn đề phát sinh với khách hàng

Chấp thuận các đề xuất về nhân sự, giá ban, mua ban các nguồn lực cầnthiết được đề xuất từ các phòng

Phòng hành chính nhân sự

Xử lý các hoạt động có liên quan đến văn bản, văn thư, lưu trữ, quản lý

hồ sơ pháp lý của DN

Tiến hành các công tác hậu cần cho DN như làm lễ tân, tiếp khách,

quản lý điều động xe công tác,

Đảm bảo các thủ tục hành chính, pháp lý, soạn thảo văn bản hành chính, tô chức các cuộc họp, và các sự kiện hàng năm của DN.

Quan lý hô sơ lý lịch và sô bảo hiém xã hội, hợp đông lao động của cán

Thanh toán các khoản phí phải trả cho các bên như hãng tàu, hãng vận

tải nội địa, thanh toán các khoản mua sắm, chỉ phí phát sinh

Xuất hóa đơn tài chính, quản lý công nợ, lập hóa đơn để thu kháchhàng, phản ánh kịp thời với cấp trên về sức khỏe tài chính của công ty

Phong logistics

Làm việc với các hang tau, dich vụ van tải, thực hiện các nghiệp vụ liên

quan đến container, khai báo hải quan, hỗ trợ cơ quan hải quan kiểm

hoá,

Có trách nhiệm đưa các chứng từ từ bộ phận chứng từ, phòng kinh

doanh đến cảng, VCCI, hải quan,

19

Trang 28

<4

Theo dõi tinh hình lô hang tai các cảng, sân bay và tai các kho; xếp lịch

xe đưa hàng đến cảng, lịch xe vận chuyền hàng trả cho khách theo kế

hoạch phòng kinh doanh đã gửi.

Trực tiếp tham gia điều phối hoạt động vận chuyền, giao nhận, tập kết,

xếp đỡ hàng hóa

Phòng trợ lý:

Ghi nhận và triển khai chỉ thị, chỉ đạo của giám đốc cho các phòng ban

Hỗ trợ giám đôc, quản lý lịch làm việc, quan lý các văn ban cân có sự

tham gia trực tiếp của giám đốc

Tham gia quản lý, giám sát theo chỉ đạo của giám đốc

Kêt hợp với các trưởng phòng đê năm chắc tiên độ một sô công việc

được giám đôc giao và báo cáo lại cho giám doc.

Phòng operation: bao gồm bộ phận Customer Service và bộ phận

Lưu trữ, quản lý các chứng từ về các lô hàng trên hệ thống lưu trữ

chung của công ty

Phòng kinh doanh:

Tìm kiêm sau đó tiêp cận các khách hàng tiêm năng cùng lúc đó giữ

mối quan hệ tốt với khách hàng cũ

Lập chỉ tiêu doanh số theo từng tháng, quý, năm

Liên lạc với hãng tàu, hoặc dai ly của các hãng tàu, hoặc don vi van tải

với mục đích tìm hiệu vê giá cước vận tải quôc tê, và nội địa.

Soạn thảo và cung câp báo giá cho khách hàng

20

Trang 29

e Đàm phán giá và ký kết hợp đồng với khách hàng.

e Phối hop với các phòng ban khác để giải quyết thắc mắc của khách

hàng hay các vấn đề phát sinh

2.1.4 Lĩnh vực kinh doanh

Thiên Phat Logistics đã có nhiều năm hoạt động trên thị trường, cung cấp

cho khách hàng nhiều giải pháp, dịch vụ liên quan đến hoạt động vận chuyền,

giao nhận hàng hóa trong nước và quốc tế Một số các dịch vụ kinh doanh

chính của công ty là:

% Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Thiên Phát Logistics tự hào khi là đại lý cấp một của một số hãng hàng khônglớn có thé ké đến như Vietnam Airlines, Turkish Airlines, Korean Air, Do đó,Thiên Phát Logistics (TPL) sẽ có những quyền lợi, ưu đãi riêng về dịch vụ và đặcbiệt là về giá cả Từ đó TPL có thể cung ứng dịch vụ không chỉ đảm bảo về chấtlượng mà giá cả cũng rất ưu đãi cho các chuyên bay đi từ Việt Nam tới nhiều khu

vực trên thê g1ới.

s* Van chuyên đường biên

TPL cung cấp các dịch vụ vận tải đường biển đến tất cả các châu lục trên thégiới TPL mang đến dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng với giá cả cạnh tranh

và ưu tiên xếp hàng trên tàu TPL có dich vụ cung ứng DVL theo cả một chuỗi,

với việc giao hàng từ kho của người bán đến tận tay của người mua để có thể

nâng cao sức cạnh tranh nhưng khách hàng vẫn đa số chỉ sử dụng một hoặc một

vài dịch vụ liên quan đên van tải đường biên cua TPL.

s* Van chuyên hàng dự án

TPL, với nhiều năm kinh nghiệm và sự hiểu biết về hàng dự án (hàng siêu

trường, siêu trọng) luôn mang lại cho khách hàng các giải pháp tiết kiệm, chuyên

nghiệp và toàn diện từ khi dy án khởi động đến khi kết thúc

s* Đại lý hãng tàu

TPL đã có nhiều năm hoạt động trên thị trường, đã xây dựng mối quan hệ kinh

doanh bền vững với các hãng tàu, trở thành đại lý của nhiều hãng tàu quốc tế.TPL sẽ đại diện hãng tau tiến hành dịch vụ liên quan đến hoạt động của tàu biểntại cảng, sẽ có trách nhiệm xử lý tranh chấp hợp đồng hoặc tranh chấp về tai nạn

hàng hải và các dich vụ khác có liên quan đến tàu biển

21

Trang 30

s* Lam thủ tục hải quan.

Đối với dịch vụ liên quan đến hải quan, TPL sẽ giúp khách hàng chuẩn bị bộchứng từ, theo dõi bộ chứng từ xuất nhập khẩu cũng như các chứng từ có liênquan đến các hoạt động mở tờ khai xuất nhập khẩu hàng hóa, thủ tục xin cấpC/O, mở tờ khai cấp phép xuất nhập khẩu hàng hóa, đồng thời theo sát tiến độviệc khai báo hải quan, liên hệ với hãng tau, va cơ quan nhà nước dé tiễn hành

các thủ tục liên quan.

Ngoài ra TPL cũng cung cấp các dịch vụ khác như: vận tải hàng hóa đaphương thức, các dịch vụ liên quan đến các hoạt động tại kho bãi như xếp dỡ

hàng hóa

2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh dịch vụ

logistics của Công ty Cổ Phần Thiên Phat Logistics Việt Nam giai đoạn

2020-2022

2.2.1 Các nhân tô bên ngoài doanh nghiệp

2.2.1.1 Nhân tổ pháp luật

Nhân tổ pháp luật tác động bao trùm mọi HDKD trên lãnh thổ Việt Nam trong

đó bao gồm HĐKD DVL Chính phủ Việt Nam đã xác định ngành Logistics là

“ngành dịch vụ quan trong trong cơ cau tông thé của nền kinh tế quốc dân, có vaitrò hỗ trợ, kết nối và thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nângcao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế” Vì vậy, pháp luật của Việt Nam đangdần được hoàn thiện giúp thúc day ngành logistics ngày càng phát triển, đáp cácnhu cầu của các DN không chỉ ở Việt Nam mà còn của cả các DN nước ngoài,hướng tới tiêu chuẩn DVL trên quốc tế

Ngày 26-3-2019, “Quyết định số 708/QD-BCT” được bộ trưởng Bộ Công

Thương ban hành, chính thức phê duyệt “Kế hoạch cải thiện chỉ số Hiệu quảLogistics của Việt Nam” Kế hoạch này có mục đích là dé giúp Việt Nam nângcao vị trí xếp hạng của mình trong bảng xếp hạng năng lực logistics các quốc gia.Việt Nam đặt ra kế hoạch tăng từ năm đến mười bậc trên bảng xếp hạng tới năm

2025 Kế hoạch bao gồm 49 nhiệm vụ gắn liền với các địa phương, các bộ, cácngành được phân vào các nhóm nhiệm vụ có quan hệ chặt chẽ đến 6 chỉ số thànhphần trong LPI, bao gom: nhiém vu nang cap co so ha tang; nhiém vu cai thiénkhả năng giao nhận hàng hóa; nhiệm vụ nâng cao năng lực cung cap và chất

22

Trang 31

lượng DVL; nhiệm vụ ứng dụng công nghệ; nhiệm vụ tối ưu thời gian và hạ thấp

chi phí; nhiệm vụ nâng cao hiệu quả hoạt động thông quan; nhiệm vụ hỗ trợ Bên

cạnh đó Kế hoạch còn nêu ra rằng cần phải cải thiện môi trường kinh doanh củaDNL, chú trọng giảm thiểu chi phí, thúc đây ngành logistics phát triển vươn rathị trường quốc tế, nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ cho DNL Việt Nam

Ngày 22 tháng 02 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đưa ra quyết định221/QĐTTg, với mục đích sửa đổi, b6 sung quyết định 200/QDTTg ngày 14tháng 2 năm 2017 về phê duyệt “Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh và pháttriển DVL Việt Nam đến năm 2025”

Tuy nhiên, các văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực Logistics vẫn còn gặpnhiều hạn chế, bat cập, các quy định được ban hành rải rac, không tập trung trong

nhiều văn bản quy phạm pháp luật gây khó khăn cho các DN trong ngành trongviệc năm bắt hết các quy định này Khái niệm về E-Logistics (Logistics điện tử)chưa được quy định rõ ràng trong bất cứ văn bản pháp luật nào dù nó đang dần

trở thành một xu hướng mới trong logistics ngành Logistic Việc quản ly các hoạt

động trong kinh doanh logistics đang được thực hiện chồng chéo bởi nhiều cơquan như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương và một số cơ quan có thâmquyền khác Việc quản lý chồng chéo sẽ gây ra bat cập cho DN, kéo dai thời gianhoàn thành các nghiệp vụ logistics, làm phát sinh chi phí, gây lãng phí nguồn lựccho các DNL trong đó bao gồm TPL và cả cơ quan nhà nước

Việt Nam còn cam kết thực hiện chính sách không hạn chế đối với các dịch vụliên quan đến đường biên, đặc biệt là với dịch vụ vận tải, đối xử công bằng đối

với DN trong nước hay DN ngoài nước Chính sách này của Việt Nam đã tạo ra

một môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch tuy nhiên cũng khiến choTPL gặp phải một số khó khăn khi phải cạnh tranh với các đối thủ quốc tế với

quy mô lớn ngay tại thị trường sân nhà.

Có thé thấy chính phủ Việt Nam đang thực hiện nhiều biện pháp dé giúp chocác DN kinh doanh logistics trong đó có TPL thé day mạnh HDKD của mình,

Tuy nhiên sự chưa hoàn thiện trong pháp luật, sự trong quản lý, và sự cạnh tranh

gay gắt khiến cho các DNL vẫn cần sự hỗ trợ từ các quy định, chính sách của

chính phủ và nhà nước.

2.2.1.2 Nhân to kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 22018 đến năm 2022 được thê

23

Trang 32

hiện ở Hình 2.2 Năm 2019 là một năm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Khi không có sự ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch, năm 2019 ghi nhận tốc độ tăngtrưởng GDP ở mức cao là 7.36% Tổng kim ngạch xuất khâu và nhập khẩu củanăm 2019 đạt trên 516 tỷ USD, kim ngạch xuất khâu hàng hóa đạt mức 263,45 tỷ

USD, với mức tăng ấn tượng 8.1% so với năm 2018 Với tổng kim ngạch xuất

nhập khẩu lần đầu vượt mốc 500 tỷ USD, quy mô hoạt động xuất nhập khâu củaViệt Nam đã lớn hơn tất cả các nước châu Phi cộng lại

Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2018-2022 (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Cũng trong năm 2019 một sỐ hiệp định thương mại như CPTPP và AHKFTA

chính thức đi vào hiệu lực Đây là cơ hội để các các DN xuất nhập khẩu mở rộng

các HĐKD của mình Hoạt động xuất nhập khâu phát triển thuận lợi trực tiếp dẫn

đến sự tăng trưởng trong nhu cầu sử dụng DVL quốc tế Điều này cũng giúp cácDNL gia tăng doanh thu lợi nhuận tiếp tục phát triển và kéo theo đó là sự pháttriển chung của cả ngành logistics của Việt Nam Lượng hàng xuất khâu và nhậpkhâu lớn trên thị trường tao ra cơ hội kinh doanh DVL với quy mô lớn cho TPLnhưng cũng đồng thời tạo cơ cơ hội cho các DN khác cạnh tranh Vì vay, TPL đãnắm bắt được cơ hội nên đã đây mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị

trong đó có phần mềm quản lý hiện đại, đồng thời TPL mở rộng, nâng tầm các

mối quan hệ với khách hàng, mở rộng thị trường kinh doanh và đã ký kết được

hợp đồng với nhiều DN lớn trong và ngoài nước như Vinfast, TH True Milk,

Yamaha những khách hàng này đến hiện tại (2023) vẫn đang tiếp tục làm việc

với TPL.

24

Trang 33

Năm 2019 day thuận lợi kết thúc và tiếp đó là thời kỳ đầy biến động vớikhủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu vì các quốc gia đóng cửa biên giới đểphòng tránh dịch covid 19 Dịch covid 19 bùng phát ảnh hưởng không chỉ đếnnên kinh tế của thé giới mà nền kinh tế Việt Nam cũng chịu anh hưởng nặng nề.Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 giảm mạnh xuống chỉ còn2.87% Và tiếp tục giảm xuống mức 2.56% vào năm 2021 Tuy nhiên, kim ngạchxuất nhập khâu của Việt Nam vẫn tăng trưởng đều đặn, năm 2020 đạt 544 tỷ

USD và vào năm 2021 con số này là 668.5 tỷ USD Năm 2020 và 2021 cũng

chứng kiến hai Hiệp định Thương mại tự do quan trọng đi vào hiệu lực như:UKVE TA và EVFTA Giai đoạn từ năm 2020 đến 2021 được đánh giá là giai

đoạn có nhiều biến động và thách thức đối với hầu hết tat cả các ngành nghề Đốivới ngành logistics, dịch covid 19 khiến cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên khắp

thế giới sụt giảm, cùng với đó là các chính sách giãn cách xã hội không chỉ ởViệt Nam mà còn nhiều quốc gia khác trên thế giới dẫn đến việc sản xuất bị gián

đoạn dẫn đến lượng hàng hóa cần được xuất hoặc nhập khâu giảm mạnh Việc

nhu cầu sử dụng DVL quốc tế giảm đã gây ra không ít khó khăn cho các công ty

Logistics Tuy nhiên, trong khó khăn vẫn có cơ hội, 2020-2021 cũng là thời kỳ

mà chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy dẫn đến việc giá cước vận tải quốc tế tăng

chóng mặt, điều này mang lại cơ hội thu lợi nhuận lớn cho các DNL như TPL và

tựu chung lại thì TPL vẫn có doanh thu và lợi nhuận ở mức tốt, đạt kế hoạch đề

Ta.

Năm 2022, hai năm sau khi đại dich covid 19 bùng phát, nền kinh tế Việt Namcũng như thế giới đã dan có sự ổn định khi dich dần được kiểm soát GDP củaViệt Nam năm 2022 có mức tăng lớn nhất trong suốt thời kỳ nghiên cứu, ở mức

8.02% Sự phục hồi của nền kinh tế lại càng thúc đây hoạt động xuất nhập khẩu ở

Việt Nam phát triển 52022 ghi nhận tông kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu cảnăm là 732.5 tỷ USD, một con số kỷ lục, tăng đến 9.5% so với năm 2021 Tuynhiên thì sự phục hồi của nền kinh tế đã đưa giá cước vận tải quốc tế về mứctrước đại dịch Cuối năm 2022 giá cước vận tải biển đã giảm 60% so với thời kỳđầu năm Lúc này việc cạnh tranh đối với TPL càng trở nên gay gắt, với việc phảicung cấp giá cả ở mức thị trường dé cạnh tranh nhưng cũng phải đảm bảo bài

toán lợi nhuận.

2.2.1.3 Nhân tố cơ sở hạ tang

Các cơ sở hạ tầng phục vụ cho dịch vụ kinh doanh logistics bao gồm các hệ

25

Trang 34

thống đường bộ, đường sắt, đường biển, hệ thống cảng biển, cùng với cảng hangkhông, các hệ thống kho bãi để lưu trữ, bảo quản hàng hóa, các trung tâm

logistics

Về hệ thống giao thông đường bộ, Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2022 đãnêu rõ tông chiều dài đường bộ trên cả nước là 595.201 km, với 25.560 kmđường là bộ quốc gia Mạng lưới đường cao tốc đưa vào sử dụng, tính đến tháng

6 năm 2022, rơi vào khoảng 23 đoạn tuyến, tương ứng với 1.239 km, 14 tuyến

đang được đang triên khai xây dựng

Bảng 2.1: Thống kê chiều dài đường cao tốc và quốc lộ theo vùng

2022

Chieu dai quốc lộ

Đông bang sông Hong

Bắc trung Bộ và Duyên hải miễn Trung | 95.653

Nguồn: Báo cáo Logistics Việt Nam 2022

Bảng 2.1 bao gồm các số liệu về chiều dài đường cao tốc và quốc lộ theo vùng

2022 Từ Bảng 2.1 có thể thấy mạng lưới đường cao tốc chưa đáp ứng được nhucầu của DN, đặc biệt là trên các trục đường có lưu lượng vận tải lớn Độ bao phủ

của mạng lưới đường quốc lộ ở mức khá tốt, tuy nhiên, do đặc thù địa hình nên

có tận 39% mạng lưới quốc lộ ở trong khu vực đôi núi với nhiều tuyến được quyhoạch là quốc lộ nhưng lại chưa được nâng cấp, chưa đạt được yêu cầu quy

26

Trang 35

Việt Nam tính đến năm 2022 có tông chiều dài mạng lưới đường sắt là 3.143

km với 277 ga Mật độ đường sắt ở mức khoảng 9,5 km/1000 km2 Đây là mức

trung bình đối với khối ASEAN và thế giới Các tuyến đường sắt ở Việt Namđược xây dựng từ nhiều thập kỷ trước nên có tiêu chuân kỹ thuật thấp, chứa đựngnhiều bất cập nên tốc độ tàu chạy thấp, khiến vận tải đường sắt không hấp dẫn so

với các phương thức vận tải khác.

Về hệ thống cảng biển, Bảng 2.2 cho thấy hệ thống cảng biển Việt Nam baogồm 286 bến cảng Giai đoạn vừa qua, hệ thống cảng biển Việt Nam đã nhậnđược sự chú trọng đầu tư cả về quy mô, lẫn công nghệ hiện tại dé vươn tam quốc

tế Hệ thống cảng container được đầu tư và Việt Nam có cảng Hải Phòng và cảngTP.Hồ Chi Minh nằm lọt vào top 50 cảng container lớn nhất thế giới Tuy nhiên

đa số các cảng còn lại đều chưa mang tính cạnh tranh cao, chỉ có 9,2% cảng biểnnước sâu đủ khả năng tiếp nhận tàu trên 30.000 DWT tải trọng Điều này gây ratắc nghẽn tàu chờ tại các cảng lớn bởi khoảng 90% hàng hóa nước ta được xuất

nhập khẩu thông qua các cảng biển

Bảng 2.2 Năng lực hệ thống cảng biển Việt Nam năm

Nguồn: Tổng cục hàng hải Việt Nam (6/2022)

Việt Nam có 22 cảng hàng không, trong số đó, 9 cảng là cảng quốc tế và 13cảng quốc nội được chia theo ba khu vực: Bắc, Trung, Nam Nhưng chỉ sân bay

27

Ngày đăng: 30/05/2024, 14:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN