BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN
VIEN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TE QUOC TE
CHUYEN DE THUC TAP
DE TÀI : NÂNG CAO HIEU QUA KINH DOANH NHAP KHẨU TAI CONG TY CO PHAN SAN XUAT GO CONG NGHIEP VIET NAM
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thi Huong Ly
Mã sinh viên: 11193228
SSO} hl i<< ===—=—=m Lớp: Kinh doanh quốc tế 61A Ngành: Kinh doanh quốc tế
Giáo viên hướng dẫn: T.S Nguyễn Bích Ngọc A
Hà Nội — thang 3/2023
Trang 2LOI CAM ON
Trong quá trình hoc tập va rèn luyện dưới mái trường Dai học Kinh tế quốc dân, em đã có những cơ hội quý báu đề trau đồi, phát triển bản thân, lĩnh hội những kiến thức bổ ích, những ki năng cần thiết nhất dé phục vụ cho nghề nghiệp tương lai của bản thân Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy cô đã giảng dạy em trong 4 năm học vừa qua, nhất là các quý thầy giáo, cô giáo tại Viện thương
mại và Kinh tê quôc tê.
Đặc biệt, với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời tri ân tới T.S Nguyễn Bich Ngọc A — người đã trực tiếp hướng dan, tận tâm giúp đỡ, chỉ bảo cho em
nghiên cứu đề tài và hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Không chỉ vậy, em cũng xin chân thành cám ơn Công ty cổ phan sản xuất gỗ nông nghiệp Việt Nam đã tạo cơ hội cho em thực tập tại đây Đối với em, đây thực sự là một cơ hội để em được vận dụng kiến thức chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm thực tế, và có cái nhìn chân thực, rõ nét nhất về nghề nghiệp và định hướng công việc bản thân trong tương lai.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám đốc, anh chị trong công ty đã
tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em, giúp em hiểu sâu hơn quy trình kinh doanh xuất nhập
khẩu thực tế của doanh nghiệp Đồng thời, em cũng xin gửi lời tri ân nhất tới Ban lãnh đạo cùng các phòng ban của công ty đã tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tai công ty.
Do có sự giới hạn về thời gian thực tập tại công ty, kiến thức thực tiễn và kỹ
năng công việc của bản thân còn hạn chế, nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình viết báo cáo chuyên đề Do vậy, em rất mong có thé nhận được sự góp ý cũng như sửa chữa từ phía các thầy cô giáo trong trường cũng như từ TS.
Nguyễn Bích Ngoc A dé em có thé hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp của mình một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty cô phần sản xuất gỗ công nghiệp Việt Nam” là sản phẩm nghiên cứu độc lập của em dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Bích Ngọc A Đề tài và nội dung bài báo cáo là sản phẩm minh chứng cho sự cô gắng, nỗ lực hoàn thiện của bản thân
em trong quá trình học tập tại trường và tham gia thực tập tại công ty.
Các số liệu, trích dẫn và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực, đã được công bô, lưu hàng theo quy định và hoàn toàn không có sự sao chép kết quả nghiên cứu của đề tài khác.
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2023
Sinh viên
Nguyễn Thị Hương Ly
Trang 4MỤC LỤC
0.9 /:810/9:79 19257" ‹‹‹-:1 6
0001/98) ` |
CHUONG I: LÝ LUẬN CHUNG VE NANG CAO HIỆU QUA KINH DOANH NHAP KHAU TẠI DOANH NGHITẸP 5c S- 4 1.1 Lý luận về hoạt động nhập khẩu tại các doanh nghiệp 4
1.1.1 Khái niệm về hoạt động nhập khẩu 5 s55: 4 1.1.2.Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu -5-55e552 5 1.1.3 Các hình thức nhập khẩu - 5-55 ©5e+cccccccerxereercee 6 1.1.4.Các bước tiễn hành nhập khẩu tại các doanh nghiệp 8
1.1.5 Vai trò và ý nghĩa của hoạt động nhập khẩu 14
1.2 Lý luận về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 15
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 15
1 2.2 Hệ thong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập FG ANEEEESESEEnhhh Ả 16
1.3 Lý luận về nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 19
1.3.1 Khái niệm về nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩm 19
1.3.2 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tới
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CO PHAN SAN XUAT GO CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI DOAN 2019-2022 30
2.1 Khái quát về Công ty Cô phan sản xuất gỗ nông nghiệp Việt 0 30
2.1.1 Thông tin chung về Công ty Cổ phan sản xuất gỗ nông nghiệp 721/7, — 30
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty - 30
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty - 31
2.1.4.Chức năng và nhiệm vụ của CONG Íy - ««-<«+ 34
Trang 52.1.5.Ngành nghề kinh doanh, đặc điểm về thị trường và khách
hàng của CONG ÉV - LH HH Hư, 34
2.1.6 Đặc điểm về sản phẩm của Công ty -: 36 2.2 Kết quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty cỗ phần sản xuất gỗ
công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2019-20022 - 55c c+s++ss2 36
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả hoạt động nhập
khẩu tại công ty cổ phần sản xuất gỗ công nghiệp 43
2.4 Các nội dung và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập
371001 48
2.5 Phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khau 51
2.6.Đánh giá về công tác nâng cao hiệu qua kinh doanh nhập khẩu
hàng hóa của Công ty trong những năm gần đây 56
VN L7 8 0n na ốe.ố 56
2.6.2.Mặt hạn chi - 5S cs ETtET E2 121211211 2111121111 e 58
CHUONG 3: GIẢI PHÁP NHAM NANG CAO HIEU QUA KINH
DOANH NHAP KHẨU CUA CÔNG TY CO PHAN SAN XUẤT GO
CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM DEN NAM 2025 -+- 59
3.1.Phương hướng và mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập
khâu của Công ty đên năm 2025 - - 3c S + sevseeerssersres 59
KTNN, 16 ánh cai 59
3.2 Một số kiến nghị thúc day công tác nâng cao hiệu quả kinh
doanh nhập khâu gõ của công ty - ¿5S seiserersrererses 60
3.2.1.Kiến nghị đối với doanh nghiệp 55-55cccccccca 603.2.2 Kiến nghị đối với nhà HưỚC - 5+ S5 Scecccccrererkerkervee 63KẾT LUẬN 2-52-5222 EEEE211211211211211 1111211211111 cre, 66TÀI LIEU THAM KHAO0.00 ccccccccssssssssesssesssesssesssesssecssesesesssessseesseesseees 67
Trang 6DANH MỤC BANG
Bảng 2.1 Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Công ty giai đoạn
“ˆ)L 272 80ẺẺ8n8Ẻ8n8Ẻ8Ẻ8hhe 15- 37
Bảng 2.2 Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng - 5+: 38
Bảng 2.3 Kim ngạch nhập khẩu các mặt hang theo thị trường 39
Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty
Bang 2.7 Phân loại lao động dựa trên trình độ học vấn 45 Bang 2.8 Tình hình nguồn vốn của công ty cỗ phan sản xuất gỗ công
nghiệp Việt Nam giai đoạn năm 2019-2(22 - 55c +s<s+xcsess 46
Bảng 2.12 Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu của Công ty giai đoạn
2019-27 54
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay kết hợp với sự phát trién nhanh chóng của công nghệ thông tin, ta nhận thấy tầm quan trọng của việc
thúc đây hoạt động xuất nhập khẩu Nó được xem như một chiến lược hoàn toàn đúng dan dé phát triển nền kinh tế đất nước ngày càng vững mạnh, tránh tụt hậu
về kinh tế Bên cạnh đó, đất nước có thê tham gia vào nền kinh tế quốc tế một cách toàn diện Kinh tế đối ngoại có vai trò ngày càng quan trọng trong nén kinh tế quốc dân Vì vậy Dang và nhà nước luôn coi trọng lĩnh vực này va nhấn mạnh “nhiệm vụ ôn định và phát triển kinh tế cũng như sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghiệp hoá của nước ta tiễn hành nhanh hay chậm, điều đó phụ thuộc một phần vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại” Đảm bảo không
ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế nhập khâu là mối quan tâm hang đầu của bat kỳ nên kinh tê nói chung và cuả môi doanh nghiệp nói riêng.
Do đó, Công ty Cô phan sản xuất gỗ công nghiệp Việt Nam ra đời là doanh
nghiệp thương mại chuyên cung cấp gỗ và các sản phâm làm từ gỗ cho các doanh nghiệp sản xuất, các đối tác không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài Công ty đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp trong nước được đưa sản phẩm chất lượng của mình tiếp cận với toàn thế giới Với phương châm nỗ lực phát triển sản phẩm, mở rộng và duy trì mạng lưới đối tác lớn, Công ty luôn đặt mục tiêu phát triển toàn điện, nhìn nhận đánh giá những ưu điểm, hạn chế Bên
cạnh đó, sự ảnh hưởng của công ty đến môi trường ngoài cũng là một vẫn đề mà
công ty luôn cân nhắc giải quyết dé có những chiến lược, phương hướng giải quyết kịp thời Tuy nhiên, không thê phủ nhận rằng công ty vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề trong các khâu làm việc khiến cho hoạt động nhập khẩu gỗ còn nhiều bất cập khiến lợi nhuận mang lại chưa được cao.
Dé có thé phát triển trong môi trường cạnh tranh như hiện tại, công ty cần chú trọng cải thiện các hoạt động kinh doanh của mình, qua đó góp phan tác động đến việc nâng cao hiệu quả kinh doannh nhập khẩu Đề tài chuyên đề “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty cỗ phần sản xuất gỗ công nghiệp Việt Nam” là bản báo cáo nghiên cứu về các vấn đề thực tiễn liên quan tới công tác nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu gỗ và các mặt hàng làm từ gỗ trong bối cảnh nền kinh tế mở của Việt Nam hiện nay Dựa trên cơ sở phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ ra được các mặt đạt được và hạn chế của hoạt
Trang 8động nhập khẩu gỗ trong những năm gan đây dé từ đó đưa ra những đề xuất mới nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của công ty trong thời gian tới.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích chính của chuyên đề là hệ thống các cơ sở lý luận chung về nâng
cao hiệu quả kinh doanh nhập khâu, thông qua đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khâu của Công ty cé phan sản xuất gỗ công nghiệp Việt Nam đến năm 2025.
- Trên cơ sở các lý luận khái quát liên quan đến chuyên ngành Kinh doanh quốc tế, đồng thời làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao hiệu quả kinh
doanh nhập khâu, chuyên đề tập trung đưa ra các nhân tố tác động đến công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khâu hàng hóa và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khâu hàng hóa của một doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khâu go của Công ty cô phan sản xuất gỗ công nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa
qua, từ đó đưa ra kết luận về những thành tựu mà công ty đã đạt được và tìm ra
những hạn chế còn tôn tại, hiểu rõ được nguyên nhân của hạn chế đó Kết hợp với những định hướng phát triển tương lai của Công ty cô phần sản xuất gỗ công nghiệp Việt Nam dé đưa ra những kiến nghị, giải pháp dé hoàn thiện công tác nâng
cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty trong thời gian tới 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: chuyên đề tập trung vào việc nêu ra các lý luận và thực tiễn nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khâu hàng hóa của công ty thông qua các
số liệu về kết quả hoạt động trong thời gian qua -Phạm vi nghiên cứu:
e Về không gian: nghiên cứu công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của công ty.
e_ Về thời gian: Giai đoạn nghiên cứu từ 2019-2022, giải pháp đề xuất đến
năm 2025.
4 Kết cầu của chuyên đề
Chuyên đề được chia thành 3 chương gồm:
- Chương 1: Lý luận chung về nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại doanh nghiệp.
Trang 9- Chương 2: Thực trang nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Cổ
phần sản xuất gỗ công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2019-2022
- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại công ty cổ phần sản xuất gỗ công nghiệp Việt Nam đến 2025.
Trang 10CHUONG I: LÝ LUẬN CHUNG VE NÂNG CAO HIỆU QUÁ KINH
DOANH NHAP KHẨU TẠI DOANH NGHIỆP
1.1 Lý luận về hoạt động nhập khẩu tại các doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về hoạt động nhập khẩu
“Nhập khẩu được hiểu là việc nhập hàng hóa, nguyên vật liệu từ các quốc gia khác trên thế giới về Việt Nam để tiêu thụ hoặc đáp ứng nhu cầu sản xuất, nhu cầu tiêu dùng trong nước hoặc tái xuất khẩu nhằm thu lợi nhuận Hoạt động nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, trao đôi hàng hóa giữa các
quốc gia trên nguyên tắc thực hiện trao đổi ngang giá trong một khoảng thời gian
nhất định.
Nhập khẩu không phải hoạt động buôn bán riêng lẻ mà là hệ thống có tổ chức, việc nhập khẩu của quốc gia phụ thuộc vào thu nhập và tỷ giá hối đoái Thu nhập bình quân của người dân nước đó tăng thì nhu cầu nhập khẩu lớn, tỷ giá hối đoái
cao thì giá hàng nhập khẩu cao hơn.
Theo quy định của Khoản 1 Điều 28 Luật thương mại 2005 định nghĩa nhập
khẩu hàng hóa có thé hiểu là hàng hóa được đưa vào lãnh thé Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm ở khu vực hải quan riêng theo quy định của
pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam.
Một số khái niệm về nhập khẩu có liên quan khác:
— Nhập khẩu song song (arallet import) là hình thức nhập khâu không thông qua đại lý có liên quan về công việc thương mại Vì vậy, lai lịch hàng hường không rõ
ràng, có nguy cơ về hàng giả, hàng nhái.
— Nhập khẩu phi mau dịch (Non-commercial) là hình thức nhập hàng mà không nhằm mục đích kinh doanh Chăng hạn các hàng do các quốc gia bên ngoài tài trợ không hoàn lại, học sinh sinh viên, người công tác nước ngoài mang về, hàng do Việt Kiều, hoặc đồ do khách du lịch nước ngoài mang đến
— Nhập khâu chính ngạch là hình thức nhập khâu từ các nước liền kề có quy mô lớn, hàng được kiểm duyệt kỹ lưỡng về chất lượng khi nhập qua các cửa khâu,
mức thuế phí của hàng nhập chính ngạch cao hơn nhiều so với tiểu ngạch và phải
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về phí, lệ phí trước khi thông quan.
— Nhập khẩu tiêu ngạch là hoạt động trao đổi mua bán của những người dân sinh sống gần đường biên giới giữa hai nước có biên giới liền kề nhau Chăng hạn người
dân nước ta ở các vùng như Mộc Bai, Lào Cai, Lạng Sơn, thường xuyên nhập
Trang 11khẩu tiểu ngạch từ nông sản, quan áo, từ Trung Quốc.” (Nguyễn Cảnh Hiệp,
1.1.2.Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu
“Nhập khẩu là hoạt động buôn bán diễn ra trên phạm vi ngoài quốc gia Hoạt động nhập khẩu phức tạp hơn rất nhiều so với kinh doanh trong nước Điều này được thể hiện ở chỗ: Thị trường rộng lớn, khó kiểm soát Chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu t6 khác nhau như môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp của các quốc
gia khác nhau Thanh toán bằng đồng tiền ngoại tệ, hàng hoá được vận chuyên qua
biên giới quốc gia, phải tuân theo những tập quán buôn bán quốc tế.
Nhập khâu là hoạt động lưu thông hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia, nó rất phong phú và đa dạng, thường xuyên bị chi phối bởi các yếu tố như chính sách, luật pháp, văn hoá, chính trị, của các quốc gia khác nhau Nhà nước quản lý hoạt động nhập khẩu thông qua các công cụ chính sách như: Chính sách thuế, hạn ngạch, các văn bản pháp luật khác, qui định các mặt hàng xuất-nhập khẩu,
Hoạt động nhập khâu có những đặc điềm sau:
- Hoạt động nhập khâu chịu sự điêu chỉnh của nhiêu nguôn luật như điêu ước quôc
tê và Ngoại thương, luật quôc gia của các nước hữu quan, tập quan Thuong mại
quôc tê.
- Các phương thức giao dịch mua bán trên thị trường quốc tế rất phong phú: Giao dịch thông thường, giao dịch qua trung gian, giao dịch tại hội chợ triển lãm.
- Các phương thức thanh toán rất da dạng: nhờ thu, hàng đổi hàng, L/C
- Tiền tệ dùng trong thanh toán thường là ngoại tệ mạnh có sức chuyền đổi cao như : USD, bảng Anh
- Điều kiện cơ sở giao hàng: có nhiều hình thức nhưng phổ biến là nhập khâu theo điều kiện CIF, FOB
- Kinh doanh nhập khẩu là kinh doanh trên phạm vi quốc tế nên địa bàn rộng, thủ tục phức tạp, thời gian thực hiện lâu.
- Kinh doanh nhập khâu phụ thuộc vào kiến thức kinh doanh, trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ Ngoại thương, sự nhanh nhạy năm bắt thông tin.
- Trong hoạt động nhập khâu có thé xảy ra những rủi ro thuộc về hàng hoá Dé đề phong rủi ro, có thể mua bảo hiểm tương ứng.
Trang 12- Hoạt động nhập khẩu là cơ hội dé các doanh nghiệp có quốc tịch khác nhau hợp tác lâu dài Thương mại quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ kinh tế - chính
trị của các nước xuất khâu, góp phần phát triển kinh tế đối ngoại.” (Nguyễn Cảnh
Hiệp, 2013)
1.1.3 Các hình thức nhập khẩu
Trong thực tiễn, các doanh nghiệp chủ yéu chọn một trong hai hình thức nhập
khẩu trực tiếp, nhập khẩu gián tiếp khi họ thực hiện hoạt động nhập khẩu các sản
phẩm được sản xuất tại nước ngoài.
a.Hình thức nhập khẩu trực tiếp (nhập khẩu tự doanh)
“Nhập khẩu trực tiếp được tiến hành khá đơn giản, là hình thức mà một doanh nghiệp trong nước trực tiếp đứng ra thỏa thuận ký kết hợp đồng thương mại nhập
khẩu hàng hóa với doanh nghiệp nước ngoai ma không bị ràng buộc từ bên thứ batrung gian nào Hình thức nhập khẩu này thì bên mua sẽ tự đi tìm hiểu, nghiên cứu
thị trường, tự tìm đối tác, ký hợp đồng và toàn quyền ký kết và thực hiện hợp đồng,
tự bỏ von, chịu mọi rủi ro va chi phí trong giao dịch
Với loại hình nhập khẩu này công ty có thể nhanh chóng tìm hướng đi kinh
doanh trong tương lai, chủ động được nguồn hàng, doanh nghiệp cũng dễ dàng
nam được tình hình giao dich, tiết kiệm được nhiều chi phí, Bên cạnh đó còn
tạo được uy tín trên thị trường quốc tế Doanh nghiệp cũng cần có tiềm lực tài
chính tốt, cán bộ nhân viên tham gia giao dịch cần vững về nghiệp vụ, kinh nghiệm,
hiểu biết về thị trường dé hạn chế rủi ro phát sinh b Nhập khẩu ủy thác (Nhập khau gián tiếp):
Nhập khẩu ủy thác được hiểu là băng hợp đồng ủy thác thì bên nhập khẩu
hàng hóa thực hiện hoạt động dịch vụ thương mại thông qua việc thuê một đơn vi
trung gian thay mặt và đứng tên nhập khâu hàng hóa Các đơn vị mới thành lập thường ít kinh nghiệm, tiềm lực kinh tế hạn hẹp, không có đủ kinh nghiệm, có vốn
những lại không có chức năng nhập khẩu hoặc nhập khẩu mới thì thường ủy thác
cho một đơn vị trung gian làm cầu nối giữa đơn vị mua hàng với đối tác nước
Bên nhận ủy thác sẽ đứng ra đại điện cho bên mua hang trong nước dé ký hợp đồng kinh doanh nhập khẩu với danh nghĩa của mình (đơn vị được ủy thác nhập khâu) Moi chi phí phát sinh liên quan đến việc nhập khẩu do bên mua hàng
chỉ trả (bên ủy thác) Bên nhận ủy thác có trách nhiệm phải cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, khách hàng, những điều kiện có liên quan đến đơn hàng được
6
Trang 13ủy thác, ký kết hợp đồng và thực hiện các thủ tục liên quan đến nhập khâu đề nhập hàng về đúng thời hạn và đúng yêu cầu trong hợp đồng đã ký với bên ủy thác nhập khẩu Bên ủy thác sẽ trả phí dịch vụ cho bên nhận ủy thác nhập khẩu Chi phí về
việc ủy thác tùy thuộc vào môi quan hệ cua hai bên va sự thỏa thuận giá.
c Buôn bán doi lưu:
Đây là hình thức trao đôi giữa các mặt hàng được định đồng giá với nhau, được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch mua bán với chính phủ những nước đang
phát triển Có thé hiểu rằng khi nhập khẩu một sản phẩm từ nước ngoài, thì doanh
nghiệp trong nước xuất khẩu cho họ một lượng hàng hóa có giá trị trong đương thay vì phải trả phí tiền tệ sẽ thanh toán Ví dụ: Caterpillar xuất khâu máy xúc sang Venezuela, bù lại, chính phủ Venezuala sẽ thực hiện trả cho Caterpillar 350.000 tan quặng sắt có giá trị trong đương.
Trong phương thức này, doanh nghiệp có thể tiến hành đồng thời cả hai hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu trong cùng một hợp đồng với giá tri hàng xuất và giá trị hàng nhập tương đương nhau Do đó, doanh nghiép xuất khẩu được tính doanh
thu sẽ được tính trên cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khâu.
d Tạm nhập tái xuất:
Tạm nhập tái xuất là hình thức mà thương nhân Việt Nam nhập khẩu tạm
thời hàng hóa vào Việt Nam, nhưng không được đưa vào nước tiêu thụ, sau đó lại
xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam sang một nước thứ 3 dé thu lợi nhuận.
Hình thức tạm nhập tái xuất bao gồm cả nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu lại lượng ngoại tệ lớn hơn số vốn ban đầu đã bỏ ra Khi tiến hành tạm nhập tái xuất, hợp đồng bán hàng gồm hai hợp đồng được ký kết với doanh nghiệp xuất khẩu và hợp đồng được ký kết với doanh nghiệp nơi sẽ nhập khâu.
Lưu ý, có trường hợp chuyên khẩu hàng hóa được chuyên thăng từ nước bán hàng
sang nước mua hàng, mà không làm thủ tục nhập khâu vào Việt Nam và không
làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
e Nhập khấu gia công:
Đây là hình thức mà bên nước ta nhập khâu nguyên vật liệu, máy móc và công nghệ từ nước ngoài về, sử dụng hàng hóa nhập khẩu để gia công hàng hóa theo đúng yêu cầu nhà nước thuê gia công yêu cầu theo hợp đồng gia công đã ký kết Sau khi hàng hóa hoàn thiện thì chuyền giao cho nước thứ 3 theo yêu cầu của
Trang 14bên thuê gia công Chăng hạn như doanh nghiệp dệt may, giầy da của Việt Nam
nhập nguyên phụ liệu từ Trung Quốc dé sản xuất hang gia công cho đối tác Trung
Quốc.” (Hiệp,2018)
1.1.4.Các bước tiễn hành nhập khẩu tại các doanh nghiệp
“Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp chính là hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế Nó diễn ra phức tạp và phải trải qua nhiều công đoạn Hiện nay, dé thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam, các
doanh nghiệp cần thực hiện quy trình sau:
a Nghiên cứu thị trường và lập phương án kinh doanh
Các doanh nghiệp có hoạt động mua bán hàng hóa trên thị trường sẽ chịu sự tác động trực tiếp của thị trường Qua việc nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp
sẽ biết được lượng cung, lượng cầu từ đó đưa ra kế hoạch sản xuất, kinh doanh
thích hợp Thông thường, các công ty cần phải nghiên cứu cả thị trường trong nước
và ngoài nước.
- Nghiên cứu thị trường trong nước:
+ Tông câu: nghiên cứu tông câu sẽ xem xét nhu câu của người tiêu dùng về loạimặt hàng, cụ thê về sô lượng, mau mã, chủng loại, yêu câu của người tiêu dùng về
sản phâm đó.
+ Tổng cung: nghiên cứu khả năng cung ứng hàng hóa trong nước cũng như khảnăng của các doanh nghiệp nhập khâu trong ngành Việc nghiên cứu tông cung sẽ
giúp doanh nghiệp lựa chọn nhà xuất khẩu phù hợp.
+ Giá cả: doanh nghiệp cần nghiên cứu giá bán của hang hóa trong nước dé có sự điều chỉnh hợp lý về mặt hàng nhập khẩu Trên cơ sở phân tích đúng đắn ảnh hưởng của nhân tố tới giá cả, doanh nghiệp có thé nam được xu hướng biến động của giá cả, từ đó xác định mức giá cho mặt hàng mà doanh nghiệp cần nhập khẩu + Nghiên cứu dung lượng thị trường: dung lượng thị trường là tổng số doanh số bán hàng, tổng lượng hàng hóa bán ra hoặc tong số lượng khách hàng tiềm năng có nhu cau về sản pham, hàng hóa mà doanh nghiệp có thé đo lường được Nghiên cứu dung lượng thị trường sẽ giúp doanh nghiệp có thé định hướng được chiến lược kinh doanh, nhập khẩu hàng hóa của mình.
- Nghiên cứu thị trường nước ngoài:
Lợi thế của doanh nghiệp khi nhập khẩu hàng hóa đó là tham gia vào sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng hàng hóa Do đó, khi nghiên cứu thị trường
Trang 15quốc tế, Doanh nghiệp phải xác định được đối tác nhập khẩu tiềm năng với những điều kiện tốt nhất về giá cả và chat lượng nhằm giảm chi phí nhập khẩu, tăng năng
lực cạnh tranh ở thị trường trong nước Hơn nữa, dé thuận lợi trong quá trình thực hiện nghiệp vụ nhập khâu, doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu tình hình kinh tế,
chính tri, văn hóa, phong tục tập quán của mỗi quốc gia đó.
b.Xây dựng chiến lược, lập phương án kinh doanh
Sau khi nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp sẽ đưa ra bản báo cáo bao gồm: thông tin chung về thị trường nhập khâu, về các nhà cung cấp trong và ngoài nước; xác định mặt hàng nhập khẩu, làm cơ sở cho doanh nghiệp dé xay dung chiến lược,
kế hoạch và phương án nhập khâu hàng hóa tránh tình trạng nhập khẩu quá nhiều một loạt hàng hóa cùng mẫu, kiểu dáng trùng lặp, gây lãng phí nguồn lực Khi tiến
hành xác định mục tiêu, doanh nghiệp cũng cần tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo tính hợp lý, tính khả thi trong tiêu thụ loại hàng hóa đó.
Phuong án kinh doanh là một báo cáo tông hợp phân tích chỉ tiết nhất về những dữ liệu, thông tin về đối tác, đối thủ cạnh tranh, đặc điểm hàng hóa cần nhập khẩu, nguồn lực doanh nghiệp từ đó đưa ra các kế hoạch, chỉ tiêu đánh giá cụ thé về một hợp đồng mua bán kinh doanh Lập phương án kinh doanh cần được
xác định dựa trên mục tiêu chiến lược của công ty và kết quả từ hoạt động nghiên cứu thị trường Việc xây dựng các kế hoạch này sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế
những rủi ro, từ đó mang lại hiệu quả cao trong hoạt động nhập khâu.
c Đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu *Đàm phán về hợp đồng
Định nghĩa về đàm phán như sau: “Đàm phán là quá trình trao đổi giữa người mua và người bán nhằm đạt được những thỏa thuận nhất trí về những nội
dung của hợp đồng ngoại thương, đề sau quá trình đàm phán, người mua và người
bán có thể đi đến ký kết hợp đồng.”
Đàm phán hợp đồng ngoại thương có thể phân chia tùy theo những cách tiếp cận khác nhau:
- Theo số lần đàm phán: có thể phân chia đàm phán hợp đồng ngoại thương thành
đàm phán một lần và đàm phán nhiều lần Cách thức triển khai các cuộc đàm phán
một lần thường diễn ra sơm và trước đó thường đã có cùng quan điểm Đàm phán
nhiều lần thường diễn ra lâu hơn và có nhiều van dé đặt ra dé các bên nghiên cứu
xem xét.
Trang 16- Theo phương thức đàm phán: có thé phân chia đàm phán hợp đồng ngoại
thương thành đàm phán gián tiếp và trực tiếp Đàm phán gián tiếp có thể qua thư tín, điện thoại, internet còn nếu hai bên gặp gỡ nhau trực tiếp dé trao đổi thì gọi
là đàm phán trực tiếp.
- Theo nội dung đàm phán: có thể phân chia thành đàm phán hàng hóa và giá
cả, đàm phán thuê phương tiện vận tải, đàm phán về mở thư tín dụng, đàm phán về bảo lãnh của ngân hàng
- Phân loại theo thái độ của người đàm phán: có thể phân chia đàm phán hợp
đồng ngoại thương thành đàm phán kiểu mềm, đàm phán kiểu cứng, đàm phán kiểu nguyên tắc.
d.Ký kết hợp đồng nhập khẩu
Sau khi dam phán, thỏa thuận dé đạt được lợi ích tốt nhất cho các bên tham gia, các bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương Tuy nhiên, việc ký kết
hợp đồng ngoại thương thường gặp khó khăn hơn so với ký kết hợp đồng trong nước do các chủ thé tham gia ký kết có sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán Do đó, dé tránh sự tranh chấp có thê xảy ra cần chú ý những vấn dé sau:
- Kiểm tra kỹ lưỡng các nội dung chủ yếu cần có trong hợp đồng: + Số hợp đồng ngoại thương
+ Ngày, địa điểm thực hiện ký kết và thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán + Thông tin cơ bản của các bên tham gia ký kết hợp đồng: tên doanh nghiệp,
người đại diện, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, ngân hàng mở tài khoản.
+ Các điều khoản hợp đồng như tên hàng, số lượng, chất lượng, quy cách đóng
gói; phương thức, địa điểm và thời gian giao hàng; thủ tục thanh toán, phương thức và đồng tiền sử dụng thanh toán; điều khoản về giải quyết tranh chấp, khiếu nại theo điều luật và các điều khoản đặc biệt khác theo yêu cầu của hai bên chủ thể tham gia ký kết hợp đồng.
- Trước khi ký kết hợp đồng, cần có sự thống nhất về tất cả những điều khoản
quan trọng, về cơ sở pháp lý dé áp dụng khi xảy ra tranh chấp, tránh việc phải áp dụng tập quán đề giải quyết những điều khoản hai bên không đề cập đến Những
10
Trang 17điều khoản trong hợp đồng không được vi phạm quy định của pháp luật hiện hành ở cả nước người bán vả nước người mua.
- Khi soạn thảo hợp đồng cần trình bày rõ ràng, phản ánh chính xác nội dung
đã thỏa thuận, tránh sử dụng từ ngữ đa nghĩa dẫn tới hiểu lầm không đáng có đối
với các bên tham gia.
- Hợp đồng có thể được soạn thảo bởi người mua hoặc người bán Do đó,
trước khi ký kết bên đối tác cần kiểm tra thật kĩ lưỡng, cân thận, điều khoản phải
đúng với những thỏa thuận đã đạt được trong quá trình đàm phán.
- Hợp đồng phải do người có thâm quyền của hai bên đứng ra ký kết.
- Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng phải là ngôn ngữ các bên đều thông thạo e Tổ chức thực hiện hoạt động nhập khẩu
Bước 1: Xin giây phép nhập khâu
Nếu mặt hàng nhập khẩu năm trong danh mục những mặt hàng phải có giấy phép nhập khẩu thì doanh nghiệp cần tiến hành xin giấy phép nhập khẩu Sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp cần phải xin giấy phép nhập khẩu dé tiễn hành các nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa.
Bước 2: Thực hiện những công việc ở giai đoạn đầu của khâu thanh toán
Phương thức thanh toán thường tuân theo những thỏa thuận đã kí trong hợp đồng, người mua sẽ thực hiện những công việc khác nhau:
- Phương thức chuyên tiền trả trước (T/T trả trước): người nhập khẩu phải tới ngân hàng dé làm thủ tục chuyền tiền trước khi người bán giao hàng.
- Phương thức thanh toán thư tín dụng (L/C): Khi nhận được yêu cầu mở L/C từ phía người bán, người mua cần chuẩn bị những chứng từ cần thiết mà ngân hàng yêu cầu dé mở L/C.
- Phương thức giao chứng từ trả tiền ngay (CAD): người nhập khẩu phải đến ngân hàng, yêu cầu mở tài khoản kí thác thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu.
- Bên cạnh đó còn nhiều phương thức thanh toán khác như: T/T trả sau, nhờ thu phiếu trơn, nhờ thu kèm chứng từ trả chậm (D/A), giao chứng từ khi giao tiền hàng (D/P) thì người bán phải giao hàng rồi mới có thé thực hiện các công việc của khâu thanh toán.
Bước 3: Đôn đốc người bán hàng giao hàng
11
Trang 18Người mua có trách nhiệm yêu câu người xuât khâu chuân bị hàng hóa đây đủ, đôn đốc người bán giao hàng đúng thời hạn quy định trong hợp đồng nhập khâu.
Bước 4: Thuê tàu
- Điều kiện thuê tàu: Doanh nghiệp nhập khâu sẽ có trách nhiệm thuê phương tiện vận tải đồng thời chi trả những chi phí liên quan nếu tuân theo điều kiện nhóm E
(EXW), nhóm F (FAS, FCA, FOB) và nhóm C (CPT, CFR).
-Các phương thức thuê tau:
+ Thuê tàu chợ: Chủ tàu đồng thời là người chuyên chở Quan hệ giữa người chuyên chở với chủ hàng được điều chỉnh bằng vận đơn đường biển.
+ Thuê tàu chuyến: Phương thức thuê tàu chuyến là việc mà chủ hàng sẽ liên hệ với chủ tàu hoặc người đại diện chủ tàu dé thuê lại toàn bộ con tàu chuyên chở
hàng hóa theo yêu câu của mình.
+ Thuê tàu định hạn: Là phương thức mà chủ tàu cho người thuê tàu thuê để chở
hàng hóa hoặc có thể cho người khác thuê lại trong một thời gian nhất định Trách nhiệm của chủ tàu là ban giao con tàu có đủ kha năng đi biển trong suốt quá trình
thuê Và sau thời gian đó sẽ giao trả lại tàu theo đúng quy định Còn trách nhiệm
của người đi thuê là chịu trách nhiệm trả tiền chi phí hoạt động tau trong khoảng
thời gian thuê Và giao trả tàu có tình trạng kỹ thuật tốt tại cảng trong thời gian đã quy định.
Bước 5: Mua bảo hiểm
Các doanh nghiệp nhập khẩu nên mua bảo hiểm cho hàng hóa khi hợp đồng
ký kết theo các điều kiện: EXW, FCA, FAS, FOB, CFR, CPT nhằm hạn chế rủi ro, tôn thất hàng hóa trong quá trình vận chuyên Tùy theo phương thức vận
chuyền, tính chất và giá trị hàng hóa mà doanh nghiệp cần xem xét nên lựa chọn
điều kiện bảo hiểm loại nào Dé tiến hành mua bảo hiểm hàng hóa, doanh nghiệp
cần thực hiện các bước sau:
- Lam giấy yêu cầu bảo hiểm
- Căn cứ vào hợp đồng và L/C (nếu có) cần có đầy đủ các nội dung sau:
+ Tên người được bảo hiểm
+ Tên hàng hóa cần bảo hiểm
+ Tên bao bi, cách đóng gói và ký mã hiệu cua hàng hóa được bảo hiểm + Trọng lượng hay số lượng hàng hóa cần bảo hiểm
12
Trang 19+ Tên tàu biển hoặc phương tiện vận chuyên
+ Cách thức xếp hàng được bảo hiểm xuống tàu (Xếp trên boong, đưới ham
tau, chở rời)
+ Nơi bắt đầu vận chuyên, chuyền tải và nơi nhận hàng hóa được bảo hiểm + Ngày, tháng phương tiện chở hàng được bão hiểm bắt đầu rời bến + Giá trị hàng hóa được bảo hiém về sô tiên bảo hiém
+ Điêu kiện bảo hiêm
+ Nơi thanh toán bồi thường.
- Người có nhu câu bảo hiém cân báo cho người bảo hiém những tình huông quan
trọng khác mà họ biết dé giúp cho người bảo hiểm phán đoán rủi ro - Đóng phí và lay chứng từ bảo hiểm.
Bước 6: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu
Theo điều 18 Luật Hải quan 2014 nêu rõ quyên và nghĩa vụ của người khai hải quan Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải:
“a) Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp, xuất trình chứng từ thuộc hé sơ hải quan; trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan được khai
và gửi hồ sơ hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan;
b) Đưa hàng hoá, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việc kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải;
c) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.” Bước 7: Nhận hàng
Thông thường, các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ ủy thác việc nhận hàng từ tàu
về đất liền cho các cơ quan vận tải Cơ quan này sẽ thay mặt doanh nghiệp nhập
khẩu nhận hàng từ phương tiện giao thông quốc tế, bảo quản lô hàng đó trong toàn
bộ quá trình xếp đỡ, lưu kho, lưu bãi và giao cho các bên đặt hàng theo lệnh giao
hàng của doanh nghiệp nhập khâu Doanh nghiệp nhập khâu sẽ cung cấp bộ chứng từ vận tải và thanh toán các chi phí liên quan dé nhận hàng về kho của minh.
Bước 8: Kiểm tra hàng hóa
Khi hàng về đến cửa khẩu nước nhập khâu, người mua cần phối hợp với cơ quan chức năng và người vận tải để kiểm tra khối lượng và chất lượng hàng hóa.
Trước khi tiến hành dỡ hàng hóa khỏi phương tiện vận tải, cơ quan chức năng cần
13
Trang 20kiểm tra niêm phong, kẹp chì hàng hóa, nếu phát hiện hàng hóa có dấu hiệu không bình thường sẽ tiễn hành kiểm tra giám định hàng hóa Nếu bên nhập khẩu phát hiện hàng hóa đóng gói sai quy cách, bị tôn thất, thiếu hụt hoặc không đảm bảo chất lượng, số lượng theo hợp đồng thì cần thông báo cho bên xuất khẩu dé kịp thời giải quyết.
Bước 9: Thanh toán và nhận bộ chứng từ
Căn cứ vào quy định trong hợp đồng đã ký kết, bên mua thực hiện thanh toán
cho bên bán Khi thực hiện thanh toán hợp đồng thương mại quốc tế, cần thận trọng trong lựa chọn phương thức thanh toán dé tránh xảy ra ton thất Nhà nhập khâu
phải tiến hành thanh toán theo đúng điều kiện quy định của hợp đồng đề tránh phải bồi thường giá trị hợp đồng do thanh toán trễ tiền hàng.
Bước 10: Xử lý tranh chấp nêu có
Khi phát hiện hàng hóa có sai sót so với hợp đồng hoặc hỏng hóc trong quá
trình vận tải, người mua thực hiện khiếu nại đối với người bán hoặc người vận
chuyền, hoặc công ty bảo hiểm tùy vào mức độ tốn thất, hư hỏng của hàng hóa Bên nhập khẩu cần lập hồ sơ khiếu nại và gửi cho bên bị khiếu nại theo điều kiện
và thời gian quy định trong hợp đồng Đơn khiếu nại phải kèm theo những chứng cứ về VIỆC tồn thất hàng hóa như: hồ sơ giám định hàng hóa, hóa đơn, vận đơn, chứng từ bảo hiểm (nếu khiếu nại Công ty bảo hiểm) Các bên tham gia có thé tự tiến hành đàm phán dé đưa ra cách giải quyết cuối cùng Nếu không thé tự giải quyết hoặc xảy ra tranh chấp căng thăng, thì làm đơn kiện gửi trọng tài kinh tế hoặc tòa án kinh tế dé giải quyết.” (Log energy,2018)
1.1.5 Vai trò và ý nghĩa của hoạt động nhập khẩu
Ngày nay, trước sự hội nhập nền kinh tế giữa các nước trên thế giới, thị trường thương mại mở cửa, các quốc gia nhận thấy khó có thể đơn phương hoạt động trước sự giao thoa đó Với sự phát triển ngày càng cao, nhu cầu tiêu dùng ngày
càng lớn Với lượng sản xuất trong nước lớn sẽ không có quốc gia nào có thể tự sản xuất đồng thời tự tiêu dùng hoàn toàn Hơn nữa, bản thân các nước cũng không thé đáp ứng day đủ tất ca thì việc nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia bên ngoài là rất cần thiết Với những quốc gia phát triển, nguồn tài nguyên của quốc gia đó được khai thác tốt, kim ngạch xuất khâu cao hơn, còn với những quốc gia kém phát triển hơn thì hàng hóa thiếu thốn hơn, kim ngạch nhập khẩu sẽ cao hơn Hoạt động nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng thé hiện qua các vai trò sau đây:
14
Trang 21— Việc nhập khâu hang hóa nước ngoài kết hợp hàng hóa có sẵn trong nước giúp thị trường tiêu dùng trở nên đa dạng hóa và nhộn nhịp hơn Khả năng tiêu dùng và
mức sống của người dân khi người dân tăng lên dẫn đến mọi người có nhiều sự
lựa chọn từ chủng loại hóa, nguôn gôc xuât xứ, giá cả lẫn chất lượng.
— Nhập khâu đóng vai trò giúp phát triển doanh nghiệp trong nước Bởi khi có hang ngoại nhập cùng với các mặt hàng trong nước, người dân có thêm nhiều chọn lựa, tạo nên sự cạnh tranh lớn, thì buộc các doanh nghiệp phải thay đổi với tình hình thực tế, cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ dé thu hút khách hàng.
— Tránh tình trạng khan hiếm bat 6n, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Quốc gia cần nhập khẩu từ những nguồn bên ngoài nhăm đảm bảo cân đối kinh tế,
phát triển ồn định bền vững khi mà tự quốc gia đó không thể sản xuất hoặc san xuất không đủ để cung cấp.
— Thông qua việc nhập khẩu, quá trình chuyền giao công nghệ sẽ giúp kinh tế quốc gia không ngừng cải thiện Việc nhập khâu giúp các nước khác kế thừa nhanh chóng những cải tiễn mới, tại cơ hội học hỏi lẫn nhau tạo nên sự cân bằng về trình độ sản xuất giữa các quốc gia, không phải mat giá nhiều chi phí và thời gian.
— Tình trạng độc quyền, tự cung tự cấp sẽ bị xóa bỏ, đảm bảo quyền lợi cho người dân Nhập khẩu hàng hóa tại nên một thị trường năng động, tiến tới hợp tác rộng rãi giữa các quốc gia, là cơ hội dé phát huy lợi thế so sánh công bằng.
— Với hình thức nhập khẩu sẽ góp phần thúc đây xuất khẩu, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm cũng như uy tín của quốc gia.
1.2 Lý luận về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
“Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp là một phạm trù phản ảnh chất lượng của hoạt động kinh doanh nhập khâu trong phạm vi doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh nhập khâu là phạm trù phản ánh mối quan hệ giữa sự vận động của kết quả của hoạt động kinh doanh nhập khâu với chỉ phí tạo ra kết quả đó.
Kết quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu là toàn bộ những thành quả mà doanh nghiệp thu được sau một quá trình kinh doanh như: sản lượng, giá trị hàng hóa, doanh thu tiêu thụ hàng nhập khau,
Chỉ phí của hoạt động kinh doanh nhập khẩu là biểu hiện băng tiền của tất cả
các khoản chi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí tiền lương,
thuê mặt bằng kinh doanh, chi phí bán hàng, chi phí giao dịch.
15
Trang 22Do đó, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao
nhất khi kết quả đạt được là tối đa với chi phí bỏ ra là tối thiêu.” (Phương, 2015) 1.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
a Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu
“Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hop, phan ánh kết quả cuối
cùng của hoạt động sản xuât kinh doanh Nó là tiên dé duy trì và tái sản xuât mở
rộng của doanh nghiệp.
Về mặt lượng, lợi nhuận là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí cần thiết cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
Công thức chung:
Trong đó: P: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu
R: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu C : Tổng chi phí kinh doanh nhập khâu
C = Tổng chi phí nhập khẩu hàng hóa + Chi phí lưu thông bán hàng + Thuế b Tỷ suất lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh
Dy =>
Trong đó: Dy: tỷ suất lợi nhuận theo vốn
P _: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu V : vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh mức doanh lợi của vốn kinh doanh, nghĩa là số tiền lãi hay
thu nhập thuân túy trên một đông vôn. -Ty suất lợi nhuận theo doanh thu:
Trong đó: Dạ: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu.
P: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
R : Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khâu
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu cho biết lượng lợi nhuận thu được từ một đồng doanh thu trong kỳ.
16
Trang 23-Ty suất lợi nhuận theo chi phí:
Trong đó: De: Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
P: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu
C : Tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh nhập khâu
Ty suất lợi nhuận theo chi phí cho biết một đồng chi phí đưa vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu thì thu được bao nhiêu lợi nhuận thuần.
c Doanh lợi nhập khẩu
Dạ= Cr x 100 Trong đó: Dạ: Doanh lợi nhập khâu
R : Doanh thu bán hàng nhập khẩu
Cy: Tông chi phí ngoại tệ nhập khâu chuyền ra tiền Việt Nam theo tỷ
giá của ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng Việt Nam bỏ ra cho hoạt động kinh doanh nhập khâu, doanh nghiệp nhận lại được bao nhiêu.
Nếu D„ > 100%: doanh nghiệp thu được lợi nhuận.
d Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu
Dyx= CuK
Trong đó: Dyx: ty suất ngoại tệ nhập khẩu
Ryx: Tổng doanh thu bán hàng nhập khâu tinh bằng bản tệ (VND) Cyr: Tổng chi phí nhập khâu hàng hóa tính bằng ngoại tệ nhập.
Chỉ tiêu này cho biết số lượng bản tệ mà doanh ngiệp thu được khi bỏ ra một
đông ngoại tệ.
Nếu tỷ suất ngoại tệ > tỷ giá hối đoái (do ngân hàng Nhà nước quy định), việc sử
dụng ngoại tệ vào hoạt động kinh doanh nhập khâu của doanh nghiệp được coi làcó hiệu quả.
e Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
- Hiệu quả sinh lợi của vôn:
17
Trang 24Doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu suât vôn kinh doanh = —
Von kinh doanh
Chi tiêu này cho biết một đồng vốn đem lại bao nhiêu đồng doanh thu -Tốc độ quay vòng vốn kinh doanh nhập khẩu:
ko k R Tổng doanh thu thuần
Sô vong quay von luu động “= ——————— OFT
Von lưu động bình quan sử dụng trong ky
Số vòng quay vốn lưu động cho biết vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng
trong ky Nêu sô vòng quay càng nhiêu càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng von caovà ngược lại.
-Kỳ luân chuyền bình quân vốn lưu động:
X1 A A La ^ k R Số ngày trong ky
Kỳ luân chuyên bình quan von luu động —“——— na
Số vong quay của von lưu động
(Số ngày trong kỳ: nếu tính 1 năm là 360 ngày)
Kỳ luân chuyên bình quân của vốn lưu động là số ngày bình quân cần thiết dé vốn
lưu động thực hiện được một vòng quay trong kỳ Thời gian một vòng quay càng
nhỏ thì tốc độ luân chuyên vốn lưu động càng lớn.
f Hiệu quả sử dụng lao động
-Múc sinh lời của một lao động:
rs Le R R Lợi nhuận trong ky
Mức sinh lời của một lao động =————————————
Sô lao động tham gia
Ty lệ cho thay một lao động có thể mang lại cho doanh nghiệp lợi nhuận là bao nhiêu Chỉ tiêu càng lớn thì hiệu quả sử dụng lao động càng lớn và ngược lại.
-Doanh thu bình quân trên một lao động
Doanh thu trong ky
Doanh thu bình quân = — =
Số lao động trong ky
Chỉ tiêu cho biết một lao động mang lại bao nhiêu doanh thu cho doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng cao thì cho thấy hiệu quả sử dụng lao động càng cao và ngược lại.” (Phương,2015)
18
Trang 251.3 Lý luận về nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
1.3.1 Khái niệm về nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
“Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu trong doanh nghiệp là một trong những biện pháp cực kỳ quan trọng nhằm thúc đây doanh thu từ hoạt động nhập khẩu của công ty phát triển mạnh Đề đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu năng của
các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí.” (Thu Thúy, 2017)
1.3.2 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tới doanh
Hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động nhập khâu nói riêng đều có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình duy trì sự phát triển
doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh xuất phát trên yêu cầu của thực tế hoạt
động kinh doanh luôn là nhân tố đảm bảo sự sống còn bền vững của các doanh
nghiệp Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tăng lên chứng
minh các doanh nghiệp ngày càng hoạt động hiệu quả thì tính cạnh tranh
trên thươngtrường và chiếm thị phần càng cao Đồng thời các doanh nghiệp tranh
thủ những cơ hội kinh doanh nhằm phát triển uy tín thương hiệu và tiếp
xúc nhiều hơn nữa với các đối tác Với các lý do trên, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh có ảnh hưởng mạnh đối với mỗi doanh nghiệp và đòi hỏi công
ty phải luôn đây mạnh cải tiến nhằm duy trì sự phát triển hoạt động kinh
doanh ngày càng lớn mạnh Ngày nay, khi cạnh tranh thị trường ngày càng gay
gắt và khốc liệt hơn bên cạnh việc có nhiều đối thủ cạnh tranh mới thì các doanh nghiệp dé duy trì sự phát triển được buộc nó phải luôn không ngừng cải
tiến và thay đổi mọi phương thức kinh doanh Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp ngoài quan tâm về khả năng đạt doanh số mỗi năm cao còn suy nghĩ về việc làm thế nào mà lợi nhuận đạt được năm nay phải cao hơn năm
trước kề cả về quy mô và chất lượng Chúng ta có thé hiểu rõ ràng hơn các yếu tố thúc day sự phát triển trên như sau:
Lợi nhuận là yếu tố đầu tiên được các doanh nghiệp và thương nhân quan tâm Mà doanh nghiệp cũng mong muốn nâng cao mức độ lợi nhuận đạt
được do hoạt động kinh doanh đang tạo ra Từ lợi nhuận, doanh nghiệp có
thể tăng hiệu quả kinh tế và phúc lợi xã hội cho không những chính doanh nghiệp
mà còn cho cả cộng đồng Dé đạt những lợi ích trên, mỗi doanh
nghiệp cần phải chú trọng nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua hiệu quả nhập khẩu hang hoá như là nền tang có thé đạt đến các lợi ích to lớn trong tương lai.
19
Trang 26Các doanh nghiệp đều có khát vọng và mong muốn doanh nghiệp của
mình ngày một được lớn mạnh và phát triển để ngày một có vị thế cao và uy tín trên thị trường nhằm đối phó với điều kiện kinh doanh khó khăn theo thị
trường hiện tại Đề đạt những mục tiêu trên doanh nghiệp cần thiết phải nâng
cao những chỉ số về: Doanh thu, sự luân chuyên nguồn hang, lợi nhuận va tông kim ngạch nhập khẩu Mới thực sự là các chỉ số hiệu quả thì doanh nghiệp
mới đạt mục tiêu mong muốn của doanh nghiệp trong kế hoạch phát triển doanh
Kinh doanh theo thị trường, doanh nghiệp phải chịu cạnh tranh khốc liệt và sẽ dành chiến thang nếu doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả vượt
trội đối thủ cạnh tranh Do đó, muốn vươn lên trên được đối thủ thì phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhìn chung, nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là
việc cần làm nhằm giúp các doanh nghiệp duy trì sự phát triển và củng cé vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.
1.3.3 Các nhân tổ tác động tới nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
Đề nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đòi hỏi các nhà kinh doanh phải năm bắt và phân tích được ảnh hưởng của từng nhân tố cá biệt tác động tới hoạt
động kinh doanh nhập khâu của doanh nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể.
a.Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
* Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu là loại thuế đánh trên từng loại hàng hóa nhập khâu Thuế quan nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đối với sức sản xuất của các công ty nhập khẩu Chính sách thuế quan đó sẽ làm tăng khoản thu cho ngân sách nhà nước tuy nhiên lại làm cho giá cả thé giới của hàng hóa bị tính thuế cao hơn mức giá cả nội địa.
Thuế quan nhập khẩu tạo cơ hội giúp những công ty nội địa phát triển thị
trường va da dang hóa sản phâm khiến hàng nhập khâu bị giảm đi và tạo ra việc làm đồng thời nâng cao mức sống người dân Thuế nhập khâu làm tăng số tiền thu
vào ngân sách nhà nước Thuế nhập khẩu tạo cơ hội giúp các nền sản xuất đang phát triển và có sức cạnh tranh rất thấp trên thị trường thế giới phục hồi.
Tuy nhiên, thuế nhập khâu làm tăng giá trị hàng hoá trong nước cao vượt hon mức thuế nhập khẩu và bản thânh người tiêu dùng nội địa sẽ chi trả cho gánh nặng
20
Trang 27thuế nhập khâu Qua việc dẫn đến tình trạng giảm mức cầu của người tiêu dùng
với hàng nhập khẩu và làm giảm mức nhập khẩu vì quyền lợi người tiêu dùng Từ thực tế, thuế nhập khâu đi lên có thê làm các hoạt động kinh doanh nhập khẩu trở nên phức tạp hơn và việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng khó khăn hơn Ngược lại, thuế nhập khẩu giảm sẽ kéo giá nhập khẩu hàng hóa giảm theo và tác động tích cực đối với việc kinh doanh nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước Vì vậy, chính sách ưu đãi thuế có tác động đặc biệt lớn đối với hoạt động kinh doanh nhập
khẩu của công ty.
*Hạn ngạch nhập khẩu
Hạn ngạch nhập khẩu là quyết định của nhà nước đối với số lượng hoặc giá
trị của một mặt hàng hoặc loại mặt hàng nhất định nhập khẩu tại một thị trường nao cụ thé Hạn ngạch sẽ là một biện pháp giới hạn số lượng hoặc giá trị hàng hóa
do thị trường nhất định nhập khẩu trong một thời điểm cụ thể và từ đây sẽ ảnh
hưởng đến giá cả trong nước của hàng hóa Hạn ngạch sẽ làm giá trong nước của
các mặt hàng nhập khẩu tăng thêm.
Sự tác động của hạn ngạch nhập khẩu đối với hoạt động kinh doanh nhập
khẩu gần tương tự với thuế nhập khẩu Trong thực tế, hạn ngạch thuế suất cho
nhập khâu một số lượng hàng hóa nhất định với mức thuế giảm theo thời gian thực hiện hạn ngạch và số lượng nhập khẩu nằm ngoài phạm vi hạn ngạch sẽ bị mức
thuế suất cao hơn Bởi vậy, hạn ngạch nhập khẩu sẽ mang lại lợi ích cao đối với
doanh nghiệp.
*T$ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là quan hệ cung cầu của nội tệ và ngoại tệ, vừa phải thé hiện sức mua nội tệ, vừa phải theer hiện tương quan cung cầu ngoại tệ có tác động mạnh
đối với hoạt động xuất nhập khẩu Nếu tỷ giá hối đoái thấp sẽ tạo nhiều bat lợi cho nhập khẩu Nhân tố trên có tính quan trọng đối với việc lựa chọn mặt hàng, đối tác, phương thức kinh doanh, quan hệ kinh doanh của không những một doanh nghiệp xuất nhập khâu mà với cả những doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu khác.
Sự biến chuyên của nhân tổ tỷ giá hối đoái sẽ tạo ra sự thay đổi đáng kể về cơ cau của xuất khẩu và nhập khẩu Sự thay đổi tỷ giá hối đoái của đồng thanh toán có lợi
đến việc nhập khẩu thì lại hại đến xuất khâu và ngược lại.
Hiện nay có khá nhiều loại tỷ giá hối đoái như tỷ giá hối đoái cố định, tỷ giá hối đoái thả nỗi, ty giá hối đoái thả nổi tự do và tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý Hiện nay dé triển khai bat kỳ một hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nào, doanh
21
Trang 28nghiệp cũng phải biết chắc rằng hiện tại đất nước nơi doanh nghiệp dự định hoạt
động đang sử dụng loại tỷ giá hối đoái như thé nào, vì việc xác định ty giá hối đoái sẽ có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đối với lĩnh vực sản xuất hàng xuất khâu và
kinh doanh hàng nhập khẩu *Nhân tố công nghệ
Ngày nay, khoa học kỹ thuật tác động vào hầu hết những lĩnh vực đời sống xã hội đã mang lại nhiều tiện ích, việc nhập khẩu hàng hóa cũng mang lại hiệu quả cao Nhờ việc phát triển của mạng lưới bưu chính viễn thông đã giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khâu có thé liên lạc được với nhau thông qua telex, fax, email giảm được các cước phí vận chuyển và thúc đây hoạt động nhập khẩu Nhờ đó khiến cho các nhà kinh doanh nắm đucợ rõ hơn tình hình thị trường một cách nhanh chóng Bên cạnh đó, do có nhập khẩu nên các công ty Việt Nam đã tiếp cận với những tinh hoa công nghệ hiện đại trên toàn cầu đề ứng dụng và phát triển công nghệ tại doanh nghiệp sản xuất Khoa học công nghệ cũng tác động vào những lĩnh vực như giao thông vận chuyền hàng hay các kỹ thuật nghiệp vụ trong ngân hàng
Đó cũng đều là những nhân tố tác động đối với hoạt động nhập khâu Công nghệ
phát triển, nhiều thiết bị công nghệ mới cũng góp phần nâng cao hiệu quả làm việc trong công ty.
*Cơ sở hạ tang
Cơ sở hạ tang phát triển là một nhân tố thật sự cần thiết nhằm góp phan phát triển hoạt động xuất nhập khẩu Cơ sở hạ tầng có thể kế đến như đường xá, bến bãi, hệ thống vận tải, hệ thống thông tin, hệ thống ngân hàng có tác động mạnh mẽ đến hoạt động nhập khẩu Nếu cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ thúc đây hiệu quả kinh
doanh nhập khẩu, tạo sự thuận tiện hơn trong quá trình vận chuyên hàng hóa, tiết
kiệm thời gian chi phí hơn cho doanh nghiệp Qua việc tiết kiệm chi phí vận chuyên phần nào giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh
doanh nhập khẩu Ngược lại, khi cơ sở hạ tầng thấp, nhiều vấn đề như hệ thống
vận tải hư hỏng nặng sẽ làm kéo dài thời gian vận chuyên hàng cũng như gia tăng mức chi phí, thời gian, rủi ro cho doanh nghiệp Qua đó, việc nâng cao hiệu quả
kinh doanh của công ty cũng sẽ gặp trở ngại to lớn.
b Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
* Vốn
Nguồn vốn ảnh hưởng rất lớn tới việc kinh doanh của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có nguồn vốn déi dào sẽ có khả năng nhập khâu hàng hóa một cách
22
Trang 29nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hơn Ngược lại, công ty luôn
trong tình trạng thiếu vốn, khả năng tài chính hạn hẹp sẽ làm thiếu hụt đi nguồn hàng, khó có khả năng đáp ứng cho người tiêu dùng.
* Kinh nghiệm
Kinh nghiệm của một doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhập khau ảnh hưởng rat nhiều tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Cụ thé, một doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm nhập khẩu gỗ sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc thực hiện các biện pháp để gia tăng hiệu quả kinh doanh Công ty sẽ có khả năng thực hiện huy động vốn cũng như quản lý nguồn nhân lực
hiệu quả hơn Bên cạnh đó, công ty cũng sẽ có nhiều mối quan hệ dé cùng hop tác
phát triển kinh doanh, góp phần thúc đây việc kinh doanh hiệu quả hơn trong tương
*Nhân tố bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính
Là sự ảnh hưởng một cách trực tiếp từ bộ máy lãnh đạo xuống các bộ phận, cán bộ nhân viên nhăm mục tiêu buộc phải hoàn thành mọt nhiệm vụ Đề điều hành tập trung thống nhất phải sử dụng phương pháp hành chính Việc tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của công ty cũng như cách thức điều hành mà các cấp lãnh đạo sử dụng là yếu tố tác động quan trọng tới tính hiệu quả trong kinh doanh Nếu một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức quản lý thông minh, cách điều hành nhanh nhẹn linh hoạt sẽ góp phần thúc đây hiệu quả hoạt động kinh doanh, ngược lại nếu cơ
cấu tổ chức yếu kém, cách điều hành hời hợt sẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả
trong hoạt động kinh doanh.
*Nhân tố con người.
Nhân lực luôn được đặt ở yếu tố quan trọng nhất của mọi hoạt động Hoạt động nhập khẩu hàng hoá chắc chắn phải chú trọng tới nhân tố con người bởi vì đây là chủ thé sáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động Tác động của nhân tố nay thê hiện qua hai chỉ tiêu quan trọng nhất Do là tinh thần làm việc và năng lực công tác Tinh thần làm việc được biểu hiện bởi bầu không khí trong doanh nghiệp, tính chất đoàn kết và ý chí phan dau cho mục tiêu chung Năng lực của nhân viên lại biểu hiện qua kỹ năng điều hành, công tác nghiệp vụ cụ thé và qua kết qua của hoạt động Tác động của nhân tố con người tới nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khâu chúng ta có thé thấy rõ Như chúng ta thay, tinh thần của cán bộ nhân viên
tích cực thì sẽ luôn nhiệt huyết trong mọi hoạt động, bởi vậy mà hiệu quả làm việc
cao Bên cạnh đó, năng lực tác động rất quan trọng tới hiệu quả làm việc Một
23
Trang 30người cán bộ nhân viên năng lực kém, thiếu kiến thức chuyên môn thì khó hoàn thành tốt công việc được giao Bởi thế sẽ tốn thời gian cho công ty sửa chữa lỗi
lầm và làm giảm hiệu quả kinh doanh Dé nâng cao vai trò của nhân tố con người, các doanh nghiệp một mặt phải chú trọng đào tạo cán bộ, công nhân viên, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ của họ, mặt khác, phải quan tâm thích đáng đến lợi ích cá nhân, bao gồm cả lợi ích vật chất lẫn lợi ích tinh thần.
*Mang lưới kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngoại thương phụ thuộc rất lớn
vào hệ thống mạng lưới kinh doanh của nó Một mạng lưới kinh doanh rộng lớn, với các điểm kinh doanh được bé trí hợp ly là điều kiện dé doanh nghiệp thực hiện
các hoạt động kinh doanh như tạo nguồn hàng, vận chuyên, làm đại lý xuất nhập
khâu một cách thuận tiện hơn và do đó góp phan nâng cao hơn hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Nếu mạng lưới kinh doanh là quá thiếu, hoặc bồ trí ở các điểm
không hợp lý sẽ gây cản trở cho hoạt động kinh doanh làm giảm tính năng động
và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. *Khả năng cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp
Cơ sở vật chat kỹ thuật của doanh nghiệp như vốn có định bao gồm các máy
móc, thiết bị chế biến, hệ thống kho hàng, hệ thống phương tiện vận tải, các điểm
thu mua hàng, các dai lý, chi nhánh và trang thiết bị của nó cùng với vốn lưu động là cơ sở cho hoạt động kinh doanh Các khả năng này quy định quy mô, tính chất của lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu, và vì vậy cũng góp phần quyết định đến hiệu quả kinh doanh Cơ sở vật chất hiện đại sẽ giảm thời gian, chi phí kinh doanh, qua đó tác động tích cực tới việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Tuy nhiên, cơ sở vật chất yếu kém sẽ dẫn tới nhiều rủi ro cũng như khó khăn trong việc
tổ chức các hoạt động giao nhận, vận chuyền hàng hóa, giám sát hàng
1.3.4 Các nội dung và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
* Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực
a Nội dung nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực
Sự hiệu quả của hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp phụ thuộc đến việc bộ máy tô chức quản lý được tô chức hợp lý, gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả, cùng với sự hợp tác chặt chẽ giữa các phòng ban và cán bộ của doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh Nhờ việc này, doanh nghiệp có thé giảm chi phí không
24
Trang 31cần thiết, tăng tính nhịp nhàng trong hoạt động kinh doanh và đảm bảo hiệu quả trong công việc kinh doanh Đề hoàn thiện bộ máy quản lý, ccaanfgiair quyết tốt
các vân đê bao gôm nguôn tài nguyên nhân sự.
Trong quá trình sản xuất-kinh doanh, nguồn tài nguyên nhân sự đóng một vai trò quan trọng Doanh nghiệp cần nhận thức rõ về tác động của môi trường đầy cạnh tranh và thách thức hiện nay, và đề ra chiến lược quản trị tài nguyên nhân sự hiệu quả Việc tuyển dụng nhân lực đòi hỏi các công nhân viên phải có phẩm chất tốt, trình độ chuyên môn cao, tâm huyết với công việc và biết tạo bầu không khí văn hóa lành mạnh cho doanh nghiệp Những yếu tổ nay sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành công của doanh nghiệp.
Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc
tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trong đó bộ phận
quản lý kinh doanh XNK là một yếu tố quan trọng không thể thiếu, có nhiệm vụ định hướng chiến lược, kế hoạch kinh doanh và điều hành toàn bộ hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Để đảm bảo hoạt động kinh doanh XNK hiệu quả, cần phải xây dựng một bộ máy quản lý gọn nhẹ, linh hoạt và tránh tình trạng quản lý chồng chéo, gây ảnh hưởng đến cấp dưới và làm chậm tiến độ sản xuất — kinh doanh, tăng chỉ phí và lãng phí thời gian Các phòng ban và bộ phận cần phối hợp chặt chẽ và hiệu quả trong công việc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành
nhiệm vụ của mình Đặc biệt các phòng ban và bộ phận như: phòng kinh doanh
XNK, phòng kinh doanh vật tư, phòng kế toán cần phối hợp chặt chẽ dé đảm bao
tiến độ công việc được tiến hành một cách hiệu quả Việc phối hợp tốt giữa các phòng ban này sẽ đóng góp tích cực cho hoạt động giao nhận hàng hóa, tiêu thụ
hàng nhập khẩu, giúp đảm bảo chỉ phí và thu hồi nhanh chóng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu và hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
Mỗi một bộ phận chịu trách nhiệm những công việc cụ thể và có quyền hạn
riêng của bộ phận đó Tiến hành thực hiện công việc thông qua sự phối hợp giữa
các bộ phận đó với nhau Như vậy, việc này sẽ tác động tới chất lượng nội dung
của các hợp đồng như: Giá chào, gia mua, chi phi giao dịch, các thiệt hại do cham trễ, lưu kho, bến bãi, khiếu nại Do đó quyết định hiệu quả của từng hợp đồng.
Ngoài ra, các CBCNV trong phòng kinh doanh XNK phải nam vững nghiệp vụ ngoại thương, giao tiếp ứng xử tốt, biết vận dụng nghệ thuật đối nhân xử thế trong đàm phán ký kết hợp đồng, có đầu óc kinh tế và nhạy cảm với thị trường b Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực
25
Trang 32Trong một doanh nghiệp, việc tuyên dụng và bố trí nhân viên vào chức vụ hoặc công việc thích hợp là rất quan trọng Nhà quản tri cần phải biết chọn lựa đúng người có kỹ năng và trình độ phù hợp và tuyên dụng đúng thời điểm cần thiết để tránh lãng phí chi phí va lao động Bên cạnh đó, kế hoạch tuyển dụng nên kết hợp với chính sách về lương, động viên và thưởng dé tăng năng suất và nâng cao tinh thần của nhân viên Dé tăng khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải cung
cấp các khóa dao tao và bồi dưỡng dé nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.
Ngoài ra, nâng cao kiến thức về kinh tế, thương mại, thị trường, luật pháp cũng rất quan trọng Những cải tiến này giúp doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu
của công việc ngảy cảng phức tạp và nâng cao hiệu quả kinh doanh Ngoài ra,
doanh nghiệp cần phải đưa ra chiến lược kinh doanh cùng với chiến lược phát triển nguồn nhân lực dé đáp ứng nhu cầu tuyên dụng và phát triển của doanh nghiệp.
Các chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp đạt được sự bền vững trong phát triển và sử dụng tải năng nhân lực một cách hiệu quả.
*Nang cao hiệu quả sử dung von.
a Nội dung nâng cao hiệu quả sử dụng vôn
Nâng cao hiệu quả sử dung vốn là một yêu cau tất yếu dé đáp ứng môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, từ đó giúp tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vốn là nguồn lực quan trọng đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh, tác động trực tiếp đến đầu ra và giá thành sản phẩm Các doanh nghiệp thương mại, kinh doanh xuất nhập khẩu thường có đặc điểm vốn cô định chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn kinh doanh, trong đó vốn lưu động quan trọng đến hiệu quả kinh doanh tổng thê của doanh nghiệp Do đó, các doanh nghiệp cần giảm thiểu số lượng các tài sản cố định không cần thiết dé duy trì ty lệ vốn cô định thấp và tập trung quản lý, sử dụng tốt vốn lưu động Đồng thời, cần tăng tốc độ luân chuyền vốn bang cách day mạnh tiến độ tiêu thụ hàng hoá khi xuất khẩu, kí kết các hợp đồng tiêu thụ và lập kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, tránh tình trạng hàng ứ đọng Cần cân đối giữa khả năng tiêu thụ và lượng hàng nhập để giảm chi phí tồn kho, dự trữ và áp dụng biện pháp giải quyết thích hợp đối với
hàng tồn kho Dé đáp ứng nhu cau vốn của hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện của từng
doanh nghiệp Đôi với các doanh nghiệp nhà nước, ngoài nguôn vôn từ ngân sách
26
Trang 33nhà nước, các nguồn khác bé sung có thé là: Quỹ đầu tư phát triển doanh nghiệp
trích từ lợi nhuận, vốn từ liên doanh liên kết và vay tín dụng.
Khi hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại thường phải đối mặt với nhu cầu vốn lưu động không ồn định trong năm Tùy thuộc vào
nhu cầu nhập khâu hàng hoá, vật tư trong từng thời kỳ, tháng nào nhu cầu vốn cao
thì tháng khác lại thấp Vì vậy, để tối ưu hoá việc sử dụng nguồn vốn, các doanh
nghiệp cần lập kế hoạch chi tiết để biết rõ nhu cầu vốn trong từng thời kỳ và xác định kỳ hạn đối với từng loại vốn vay Bên cạnh đó, cần cé gắng rút ngắn kỳ han
các khoản vay dé giảm lãi suất phải trả.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khâu, việc huy động nguồn vốn là điều vô cùng quan trọng Điều này giúp tận dụng được các cơ hội kinh
doanh tốt như nhận được hạn ngạch xuất khẩu, hợp đồng kinh tế hoặc khi thị trường
có nhiều biến động về giá cả Dự kiến các nguồn vốn có thé huy động trong trường
hợp cần thiết sẽ giúp tránh trường hợp bỏ lỡ cơ hội kinh doanh vì thiếu vốn.
Với việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn, các doanh nghiệp có thé tối thiểu hoá
được lãi suất tiền vay của ngân hang hay các tổ chức tài chính khác, giúp đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu vật tư, thiết bị Điều này cũng
góp phan phát triển hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
Như vậy, sử dụng hiệu quả nguồn vốn của doanh nghiệp và tối thiểu hoá được lãi suất tiền vay của ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác sẽ cho phép doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu vật tư, thiết bị, nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
b Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Việc nghiên cứu nhu cầu của từng loại hàng hoá, dịch vụ là rất cần thiết đối với doanh nghiệp dé xác định đầu tư vốn cho phù hợp với thị trường hiện nay Do đó, việc phải xác định chính xác nhu cầu vốn cần thiết tối thiểu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp đưa ra kế hoạch huy động và tô chức sử dụng vốn một cách có hiệu quả để đáp ứng yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên, cần lập kế hoạch huy động, sử dụng và bồ trí cơ cau vốn một cách hợp lý Tô chức khai thác triệt để nguồn vốn bên trong của doanh nghiệp như: nguồn lợi nhuận để lại tái đầu tư, nguồn vốn khấu hao, quỹ phát triển sản xuất kinh doanh đều sẽ giúp việc đáp ứng kiếm thời vốn sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả hơn Với việc tăng cường công tác quản lý vốn lưu động, doanh nghiệp
27
Trang 34cần phải có kế hoạch dự trữ tiền một cách hợp lý dé tăng cường hiệu qua sử dụng vốn lao động của doanh nghiệp Xác định đúng đắn nhu cầu dự trữ cần thiết, tối thiêu dé đảm bảo công tác sản xuất kinh doanh tiến hành được thường xuyên liên
tục sẽ giúp tránh tình trạng dự tư sản xuất gây ức động vốn hoặc dự trữ thấp ảnh hưởng đến khâu tiêu thụ Tất cả những việc nêu trên đều sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao mức lợi nhuận của doanh nghiệp.
* Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị
a Nội dung nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị
Máy móc thiết bị là thành phần quan trọng và chủ yếu trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp Băng việc tác động vào nguyên vật liệu sản xuất, máy móc thiết bị được coi là yếu tố quyết định chất lượng của sản phẩm Vì vậy, việc quản lý va sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị là điều cần thiết dé đảm bảo rút ngắn chu kỳ sản xuất, sử dụng nguyên vật liệu, lao động sống và lao động vật hoá một cách hợp lý Nếu được quản lý và sử dụng một cách chuyên nghiệp, máy móc thiết
bị sẽ hoạt động tốt, đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật và kinh tế, từ đó cải thiện
chất lượng sản phẩm và năng suất lao động Việc tối ưu hóa sự kết hợp giữa ba
yếu tô lao động, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu sẽ đạt được hiệu quả cao và
tiết kiệm tối đa Điều này không chỉ giúp tạo ra sản phẩm có chất lượng cao mà còn hạn chế sản phâm kém chất lượng, đồng thời tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Do đó, quản lý và sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị là yêu tố quan trọng trong quá trình sản xuất.
b Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị
Các doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao tay nghề sử dụng máy móc thiết bị của người lao động Đặc biệt, công ty cần tô chức các buổi huấn luyện, dao tạo kỹ năng sử dụng các loại máy móc tinh vi, khó sử dụng Bên cạnh đó, công tác kiểm
tra, giám sát việc sử dụng máy móc là điều rất cần thiết nhăm bảo dưỡng kịp thời các máy móc có dâu hiệu hư hỏng.
Doanh nghiệp cân thường xuyên cập nhật, đôi mới các thiệt bi máy móc hiện
đại đê có thê đáp ứng nhu câu công việc Máy móc tác động rât lớn tới việc chêtạo ra sản phâm chát lượng Máy móc cảng hiện đại thì sản phâm được tạo ra càng
dễ dàng, được sự đón nhận của người tiêu dùng.
28
Trang 35Các doanh nghiệp nên thanh lý một số máy móc, thiết bị không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh hiện nay của công ty Thay vào đó, công ty nên tăng cường đầu tư cho các máy móc thiết bị có tính năng cao đáp ứng được các đòi
hòi về chất lượng.
29
Trang 36CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUA KINH DOANH
NHAP KHẨU TAI CÔNG TY CO PHAN SAN XUẤT GO CÔNG NGHIỆP
VIET NAM GIAI DOAN 2019-2022
2.1 Khái quát về Công ty Cé phan sản xuất gỗ nông nghiệp Việt Nam
2.1.1 Thông tin chung về Công ty Cé phan sản xuất gỗ nông nghiệp Việt Nam Công ty Cé phan sản xuất gỗ nông nghiệp Việt Nam được thành lập vào năm 2014 theo Giấy phép kinh doanh số 2500669434 với nội dung sơ lược như sau:
Tên công ty: Công ty Cổ phan sản xuất gỗ công nghiệp Việt Nam
Tên quốc tế của công ty: VIETNAM INDUSTRIAL WOOD
PRODUCTION JOINT STOCK COMPANY
Tên giao dich: VIETNAM INDUSTRIAL WOOD ,JSC Mã số thuế: 2500669434
Trụ sở chính: Tổ dân phố Hợp Thành, Thị trấn Hợp Châu, Huyện Tam Đảo, Tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam
Đại diện pháp luật: Thái Minh Tâm Ngày bắt đầu hoạt động: 17/08/2014 Điện thoại: 0965231796
Công ty Cô phan sản xuất gỗ nông nghiệp Việt Nam được thành lập vào ngày
17 thang 8 năm 2014, trụ sở chính tại tô dan phố Hợp Thành, Thị trần Hợp
Châu, Huyện Tam Đảo, Tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam với hoạt động chính trong
lĩnh vực sản xuât các sản phâm từ go.
Trong bối cảnh đất nước tập trung day mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, công ty đã luôn kiên trì tập trung phát triển kinh doanh trong lĩnh vực nội thất gỗ
nhập khẩu từ các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Với cam kết cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao, chuyên dụng, dich vụ hậu mãi tốt nhất, chuyên nghiệp nhất công ty đã không ngừng cố gang học hỏi phát triển, liên tục đáp ứng nhu cầu của khách hang, tăng nguồn thu
cho thuế cho Chính phủ, qua đó góp phần phát triển kinh tế xã hội 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
30
Trang 37Năm 2014 Thành lập nhà xưởng đầu tiên tại Vĩnh Phúc, với chỉ 30 công nhân Nam 2015: Chuyén từ công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cô phan.
Nam 2016: Công ty tiếp tục thu hút vốn từ các nguồn cổ đông trong và ngoài nước,
tăng vốn điều lệ lên thành 50 tỷ đồng.
Năm 2017: Lần đầu tiên bị sụt giảm doanh số trong quá trình hình thành và phát triển, cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hợp nhất đã bị lỗ khoảng
2,9 tỷ đồng.
Năm 2018: Công ty đã gặp nhiều khó khăn, nhất là khó khăn về tài chính Công ty đã có nhiều giải pháp tháo gỡ và chính thức bước vào giai đoạn tái cơ cấu tài
chính với nhiều bước thực hiện trong vòng 18 tháng ké từ tháng 11/2018.
Nam 2019: Trong năm 2019, công ty thực hiện tái cau trúc tài chính mạnh mẽ và đã đạt được 80% kế hoạch đề ra và bắt đầu dồn lực mạnh hơn cho việc phát triển
kinh doanh, xây dựng thương hiệu dé trở về lại vị trí ban đầu của ngành chế biến
gỗ không chỉ về doanh số mà cả về quy mô, công nghệ và hệ thống phân phối.
Nam 2022: Công ty chính thức công bố tái cơ cấu tài chính thành công, doanh số tăng mạnh trở lại và lợi nhuận thu về lớn nhất kề từ trước đến nay.
2.1.3 Cơ cầu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Bộ máy điều hành Công ty là ban Giám đốc Công ty có một vai trò đặc biệt quan trọng, là người điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty Trên thực tẾ, Công ty cô phan sản xuất gỗ công nghiệp Việt Nam có cơ cấu tô chức bộ máy điều
hành khá gọn nhẹ và đơn giản.
Giám đốc công ty: Giám đốc công ty: Giám đốc công ty là người điều hành cao nhất mọi hoạt động của công ty và là người đại diện pháp luật cho công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật Giám đốc có trách nhiệm điều hành và quản lý việc hoạt động của công ty theo đúng mục tiêu đã đặt ra Ngoài ra, giám đốc
công ty cũng là chủ tài khoản giao dịch của công ty và đại diện công ty đi ký các
hợp đông kinh tê với đôi tác trong và ngoải nước.
Phòng kế toán có nhiệm vụ quản lý và báo cáo tài chính cho công ty cũng như báo cáo các chỉ tiêu tài chính theo quy định của nhà nước Bộ phận kế toán trực tiếp quản lý các khoản thu của công ty, có nhiệm vụ tổng hợp và báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh và nộp ngân sách theo quy định của Pháp luật Ngoài ra,
cần phải quản lý, giám sát và theo dõi tình hình thực thi chính sách tài chính, quản
lý và theo dõi tính hiệu quả sử dụng nguôn tiên và tài sản của công ty.
31