1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam

95 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thủ Tục Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự Pháp Nhân: Nghiên Cứu So Sánh Và Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Tác giả Trần Quốc Huỳnh, Nguyễn Mai Hương, Phan Thanh Tuyền
Người hướng dẫn ThS. Trần Quốc Minh
Trường học Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Hình Sự
Thể loại công trình dự thi nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường
Năm xuất bản 2022-2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 0,95 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ PHÁP NHÂN (12)
    • 1.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp nhân (12)
      • 1.1.1. Khái niệm pháp nhân (12)
      • 1.1.2. Đặc điểm của pháp nhân (15)
    • 1.2. Khái quát quy định về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân phạm tội (18)
      • 1.2.1. Khái niệm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân phạm tội (18)
      • 1.2.2. Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân phạm tội (19)
      • 1.2.3. Ý nghĩa của các quy định về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân phạm tội (23)
    • 1.3. Khái quát quy định về thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân (24)
      • 1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển chế định thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân (24)
      • 1.3.2. Khái niệm thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân (25)
      • 1.3.3. Việc tham gia tố tụng của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân (26)
      • 1.3.4. Cơ sở của việc quy định thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân (29)
      • 1.3.5. Ý nghĩa của việc quy định thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân (31)
  • Chương 2: PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ PHÁP NHÂN TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA (34)
    • 2.1. Cơ sở cho việc chọn pháp luật Cộng Hòa Pháp và Cộng hòa Nhân dân (34)
      • 2.1.1. Cộng hòa Pháp (34)
      • 2.1.2. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (35)
    • 2.2. Pháp luật Cộng hòa Pháp (37)
      • 2.2.1. Tổng quan về pháp luật Tố tụng hình sự Cộng hòa Pháp (37)
      • 2.2.2. Thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân (38)
      • 2.2.3. Kết luận và gợi mở cho Việt Nam (47)
    • 2.3. Pháp luật của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (48)
      • 2.3.2. Pháp luật về thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với đơn vị phạm tội (49)
  • Chương 3: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỦ TỤC TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ PHÁP NHÂN, THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN (60)
    • 3.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân (60)
      • 3.1.1. Giai đoạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can pháp nhân phạm tội (60)
      • 3.1.2. Giai đoạn điều tra đối với pháp nhân phạm tội (65)
      • 3.1.3. Giai đoạn truy tố đối với bị can là pháp nhân (69)
      • 3.1.4. Giai đoạn xét xử vụ án đối với bị cáo là pháp nhân (69)
    • 3.2. Thực trạng pháp luật về thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân (72)
      • 3.2.1. Tính đồng bộ giữa nội dung so với các quy định khác của pháp luật trong việc quy định chế định thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân (72)
      • 3.2.2. Vấn đề quy định người đại diện của pháp nhân thương mại tham gia tố tụng (74)
      • 3.2.3. Biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân bị buộc tội (75)
      • 3.3.4. Những vấn đề cần phải chứng minh và nghĩa vụ khi tiến hành tố tụng đối với pháp nhân bị buộc tội (79)
      • 3.2.5. Thẩm quyền và thủ tục xét xử đối với pháp nhân (82)
      • 3.2.6. Thực tiễn giải quyết vụ án hình sự liên quan đến pháp nhân thương mại phạm tội (83)
    • 3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân (84)
      • 3.3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật (84)
      • 3.3.2. Kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật (87)

Nội dung

Trong mối tương quan pháp luật hình thức và pháp luật nội dung giữa BLTTHS và BLHS thì BLTTHS đóng vai trò là luật hình thức có nhiệm vụ công cụ nhằm mục đích triển khai, thực hiện, cụ t

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ PHÁP NHÂN

Khái niệm, đặc điểm của pháp nhân

Pháp nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, hình sự, thương mại với những đặc thù về tổ chức hoạt động kinh tế được thể hiện ở sự tách bạch tài sản tạo nên một chủ thể riêng độc lập Điều này góp phần tạo cho các chủ thể kinh doanh sự năng động, đa dạng, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh

Hiện tại tại Việt Nam, chưa có định nghĩa chung về pháp nhân Luật pháp chỉ quy định các dấu hiệu của pháp nhân với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự Theo đó, pháp nhân tồn tại độc lập với các thành viên của mình Trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, pháp nhân được Nhà nước trao cho năng lực chủ thể và có những thuộc tính đặc biệt.

Theo từ điển Luật học, “Pháp nhân là tổ chức hội tụ đủ các điều kiện cần và điều kiện đủ do pháp luật quy định,… là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự; khác với thể nhân (cá nhân) là một con người, một cá nhân riêng biệt; pháp nhân là một tổ chức nhưng không phải là một tổ chức bất kỳ mà chỉ những tổ chức có đủ điều kiện do pháp luật quy định” 1 Theo đó, pháp nhân là một tổ chức, nhưng không phải tổ chức nào cũng là pháp nhân Chỉ những tổ chức có đủ điều kiện luật định, thì mới có thể trở thành pháp nhân, có tư cách chủ thể độc lập để tham gia vào các quan hệ pháp luật, tức là có địa vị pháp lý gần giống như cá nhân con người và bình đẳng với con người 2

PGS TS Ngô Huy Cương lập luận về pháp nhân với quan điểm cho rằng các tổ chức của con người là phương tiện giúp thỏa mãn nhu cầu sống Sự tồn tại và phát triển của các tổ chức này trong mối quan hệ tương tác với xã hội là cần thiết để đáp ứng nhu cầu của con người.

1 Viện Khoa học pháp lý – Bộ tư pháp (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển bách khoa và NXB Tư pháp liên kết xuất bản, tr 606

2 Trường Đại học Luật TP HCM (2020), Giáo trình Những quy định chung về Luật Dân sự, Tái bản lần 1, có sửa đổi, bổ sung, NXB Hồng Đức – Hội Luật Gia Việt Nam, tr 147 thuộc, con người thông qua pháp luật ban tặng cho một số loại tổ chức nhất định một đời sống pháp lý thích ứng, có nghĩa là biến chứng thành chủ thể của một số quyền thích ứng, và, trong mối quan hệ tương thuộc, gánh vác những nghĩa vụ nhất định Cách thức này đã được mở rộng tới lợi ích (không chỉ là các tổ chức), có nghĩa là một hoặc một tập hợp lợi ích nào đó cũng được xem là chủ thể của quyền Chủ thể của quyền có nghĩa là chủ thể của pháp luật bởi pháp luật bao gồm các qui tắc xử sự bắt buộc chỉ ra quyền và nghĩa vụ thích ứng của các bên tham gia các quan hệ (nói một cách đơn giản) Phương thức ban tặng này đã mô phỏng đời sống pháp lý của thể nhân gán cho chủ thể khác (tổ chức hoặc lợi ích) để xem nó cũng là người (dưới giác độ pháp lý), nhưng đồng thời gán cho nó một tính từ để phân biệt với thể nhân (con người tự nhiên có thể chất – chủ nhân đích thực của thế giới) và gọi nó là pháp nhân (con người pháp định)” 3 Theo lập luận này, PGS TS Ngô Huy Cương cho rằng pháp nhân không có nghĩa hoàn toàn là một tổ chức (một tập hợp người) hoặc không có nghĩa là bắt buộc phải có thành viên Pháp nhân theo đó có thể là một tổ chức hoặc có thể là một tập hợp lợi ích nào đó đã được nhân cách hóa

Theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015, Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN và Bộ luật Dân sự Liên bang Nga, khái niệm pháp nhân được xác định trong luật.

Theo quy định của pháp luật dân sự, pháp nhân có thể được hiểu thông qua các dấu hiệu mà quy phạm pháp luật thể hiện Những dấu hiệu của một tổ chức có tư cách pháp nhân được xác định bởi các nhân tố như: sự tồn tại độc lập của pháp nhân mà không phụ thuộc vào các thành viên trong pháp nhân đó; sở hữu tài sản riêng, độc lập với tài sản của các thành viên; có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản và thực hiện những hành vi pháp lý nhân danh mình; có quyền tham gia hoạt động tố tụng bằng địa vị pháp lý của mình; chịu trách nhiệm độc lập về tài sản 4 Theo đó BLDS Việt Nam

2015 quy định:“Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: 5 i) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; ii) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; iii) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; iv) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập”

3 Ngô Huy Cương (2015), Bình luận các quy định về pháp nhân trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (Số chuyên đề sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự), NXB Tư pháp, Hà Nội, tr 38-39

4 Hoàng Thị Tuệ Phương (2006), Trách nhiệm hình sự của pháp nhân, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP HCM, tr 14

BLDS 2015 cũng chia pháp nhân thành hai loại chính: Pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại Theo đó, pháp nhân thương mại là pháp nhân hoạt động vì mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận Việc thành lập, hoạt động, tổ chức lại và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của các luật có liên quan 6 Như vậy, có thể hiểu pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác Cụ thể, “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.” 7 Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận 8 Các tổ chức kinh tế khác trong trường hợp này được hiểu là các tổ chức không phải là doanh nghiệp, cũng có hoạt động kinh tế nhằm tìm kiếm lợi nhuận Đồng thời, để tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận thì doanh nghiệp có các quyền như: Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm; Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh

Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân hoạt động không vì mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và không phân chia lợi nhuận cho các thành viên Bởi loại hình pháp nhân này không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác 9 Việc thành lập, hoạt động, tổ chức lại và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của các luật có liên quan

Như vậy, nhìn chung, điểm khác biệt giữa pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại đó là:

Thứ nhất, về mục đích thành lập Đối với pháp nhân thương mại thì khi thành lập mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên, còn đối với pháp nhân phi thương mại thì không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận bởi vì mục đích không phải kinh doanh mà mục đích chính là mang lợi ích cho một nhóm đối tượng nhất định Trong trường hợp, pháp nhân phi thương mại tạo ra được lợi nhuận thì

7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung 2022)

8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung 2022)

Theo Điều 76 BLDS 2015, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp không được phân chia cho các thành viên mà phải sử dụng vào mục đích hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn như trại trẻ mồ côi, các tổ chức hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn…

Thứ hai, về thành viên của pháp nhân Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác; còn đối với pháp nhân phi thương mại thì bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác

Thứ ba, về Luật áp dụng Theo đó, đối với pháp nhân thương mại, thì Luật áp dụng sẽ là Bộ luật Dân sự, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan; Còn đối với pháp nhân phi thương mại thì Luật áp dụng sẽ là Bộ luật Dân sự, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan

Khái quát quy định về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân phạm tội

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân là hậu quả pháp lý bất lợi phải gánh chịu nếu có hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định là tội phạm Trách nhiệm này chỉ yêu cầu có tội phạm mà không phụ thuộc vào việc chủ thể có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không Trong một số trường hợp, nếu một trong hai chủ thể (pháp nhân, cá nhân) được miễn trách nhiệm, thì trách nhiệm hình sự có thể không áp dụng cho cả hai.

19 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), gtđd (13), tr 112

20 Nguyễn Ngọc Hòa (2020), Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại – Nhận thức cần thống nhất?, NXB

Do đó, dưới góc độ khoa học luật hình sự, khái niệm đang đề cập được định nghĩa như sau: pháp nhân thương mại phạm tội là pháp nhân thương mại thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến khách thể được BLHS ghi nhận, bảo vệ mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự 21

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân phạm tội là buộc pháp nhân phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội mà pháp nhân đó đã thực hiện Hay nói cách khác là áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự qua các giai đoạn từ khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đến điều tra, truy tố và xét xử để buộc pháp nhân đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà BLHS quy định là tội phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi ấy, tức là phải chịu hình phạt

1.2.2 Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân phạm tội Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự là một trong những nội dung cơ bản của chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân, nó không những chỉ thể hiện bản chất của việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân mà còn là cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng, không phải với mọi pháp nhân đều là chủ thể phạm tội mà chỉ có pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội mới phải chịu trách nhiệm hình sự Pháp nhân không phải là con người mà là một tổ chức hoạt động vì mục đích lợi nhuận, cần có nguyên tắc xử lý riêng mang tính đặc thù cũng như áp dụng chế tài tương xứng, có tính khả thi

Theo quy định tại Điều 75, Điều 76 BLHS 2015 thì pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây: 22

(i) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;

(ii) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

(iii) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;

(iv) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản

(v) Pháp nhân thương mại chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc một trong trong các tội được liệt kê ở Điều 76 của BLHS

Như vậy, có thể thấy có 05 điều kiện phải chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

21 Bạch Ngọc Du (Chủ tịch HĐQT CIENCO5), “Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội” – Nghiên cứu – Xây dựng pháp luật, Tạp chí điện tử của TANN Tối cao, https://tapchitoaan.vn/bai- viet/phap-luat/truy-cuu-trach-nhiem-hinh-su-doi-voi-phap-nhan-thuong-mai-pham-toi, truy cập ngày 11/10/2022

22 Khoản 1 Điều 75 BLHS năm 2015 Điều kiện thứ nhất, đòi hỏi hành vi phạm tội được thực hiện phải nhân danh pháp nhân thương mại

Có thể hiểu hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại là hành vi của một hoặc một số cá nhân thuộc tổ chức kinh tế mà theo quy định của pháp luật thì tổ chức kinh tế đó là pháp nhân thương mại Nếu một tổ chức kinh tế không được pháp luật công nhận là pháp nhân thương mại thì hành vi phạm tội của chủ thể đó không phải là hành vi của pháp nhân thương mại

Pháp nhân là chủ thể pháp luật độc lập, bình đẳng, trong đó có pháp nhân thương mại Để tham gia quan hệ pháp luật, pháp nhân thương mại phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi Hai năng lực này đồng thời phát sinh từ thời điểm pháp nhân được cấp phép hoạt động Pháp nhân thương mại hoạt động thông qua các cá nhân Chỉ khi hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại thì mới truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân Người thực hiện hoạt động thay mặt pháp nhân thương mại có thể là người đại diện theo pháp luật, người quản lý, điều hành hoặc người được ủy quyền, phân công nhiệm vụ.

Ngược lại, nếu cá nhân được pháp nhân thương mại ký hợp đồng hay uỷ quyền để thực hiện nhiệm vụ mà khi thực hiện nhiệm vụ được giao lại phạm tội thì hành vi đó vẫn được xem là hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại Tuy nhiên, hành vi không nhằm nhân danh pháp nhân mà chỉ mang danh nghĩa cá nhân thì cho dù của bất kì ai cũng không thỏa mãn điều kiện này 23 Điều kiện thứ hai, hành vi phạm tội phải được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại

Theo đó, khi cá nhân thuộc pháp nhân thực hiện hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại giao hoặc uỷ quyền đều phải là vì lợi ích của pháp nhân thương mại, không phải vì lợi ích cá nhân Mặc dù, pháp nhân thương mại hoạt động thông qua hành vi của cá nhân nhưng những hành vi đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho pháp nhân Đồng thời, hành vi của những cá nhân đó được coi là hành vi và ý chí của pháp nhân thương mại, thông qua sự hoạt động của pháp nhân thương mại đã xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến các quan hệ xã hội này trong một chừng mực nhất định Tức là khi này, mục đích của hành vi phạm tội là phải đem lại lợi ích cho chung cho pháp nhân, lợi ích này có thể biểu hiện là lợi ích vật chất hoặc tinh thần hoặc cả vật chất lẫn tinh thần

23 Nguyễn Ngọc Hòa (2020), sđd (20), tr 163

Ngược lại, nếu trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội cá nhân đó lại lợi dụng pháp nhân thương mại để thực hiện thêm hành vi vì lợi ích cá nhân thì chỉ hành vi nào vì lợi ích của pháp nhân thương mại mới là hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại, còn hành vi nào vượt ra ngoài lợi ích của pháp nhân thương mại, được thực hiện vì lợi ích của chính cá nhân người thực hiện hành vi thì cá nhân đó phải tự gánh chịu Điều kiện thứ ba, đòi hỏi hành vi phạm tội được thực hiện phải có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại

Tội phạm của pháp nhân thương mại là thông qua hành động phạm tội của cá nhân trong pháp nhân đó Cá nhân thực hiện hành vi phạm tội có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại, cụ thể là những cá nhân giữ chức vụ như Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc Sự chấp thuận của pháp nhân thương mại có thể xảy ra ngay cả khi không có sự chỉ đạo, điều hành nếu những cá nhân đứng đầu pháp nhân thương mại nhận thức được hành vi phạm tội và cố ý chấp thuận.

Cho nên, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì pháp nhân thương mại phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật định, nhưng trong nhiều trường hợp hành vi phạm tội đó lại không có sự chỉ đạo, điều hành, phân công hay đồng ý của pháp nhân thương mại thì cũng không đặt ra trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại Điều kiện thứ tư, dựa trên cơ sở quy định của BLHS về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, đòi hỏi phải chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của BLHS

Theo đó, tuỳ thuộc vào tội phạm mà pháp nhân thương mại thực hiện thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự có sự thay đổi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tội phạm mà pháp nhân thực hiện Cụ thể là 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng và 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Quy định này được áp dụng chung đối với trách nhiệm hình sự của cá nhân phạm tội Điều kiện thứ năm, về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại Điều 76 BLHS 2015 quy định 33 tội danh mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể: “Điều 188 (tội buôn lậu); Điều 189 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều

191 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196 (tội đầu cơ); Điều 200 (tội trốn thuế); Điều 203 (tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước); Điều 209 (tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán); Điều 210 (tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán); Điều 211 (tội thao túng thị trường chứng khoán); Điều 213 (tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm); Điều 216 (tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động); Điều 217 (tội vi phạm quy định về cạnh tranh); Điều 225 (tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan); Điều

226 (tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp); Điều 227 (tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên); Điều 232 (tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản); Điều 234 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã); Điều 235 (tội gây ô nhiễm môi trường); Điều 237 (tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường); Điều 238 (tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông); Điều 239 (tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam); Điều 242 (tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản); Điều 243 (tội hủy hoại rừng); Điều 244 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm); Điều 245 (tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên); Điều 246 (tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại); Điều 300 (tội tài trợ khủng bố); Điều 324 (tội rửa tiền)”

Khái quát quy định về thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân

Luật Tố tụng Hình sự với tư cách là lĩnh vực hình thức, đảm bảo cho quá trình quy kết các tội danh được Luật Hình sự quy định được thực hiện một cách đúng đắng, có thể nói quy định của Luật Tố tụng Hình sự luôn gắn liền với quy định của Luật Hình sự Không ngoại lệ, quá trình ra đời của chế định thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân gắn liền với sự ra đời của việc nhìn nhận pháp nhân là chủ thể của tội phạm, làm phát sinh nhu cầu cần phải quy định trình tự, thủ tục tiến hành tố tụng nhằm mục đích quy kết tội danh đối với pháp nhân Nên lịch sử ra đời của chế định thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân luôn song hành với lịch sử ra đời của chế định truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân Ở phạm vi thế giới, lịch sử ra đời của việc truy cứu trách nhiệm hình sự ở hai hệ thống pháp luật lớn là Common law và Civil, dẫn đến lịch sử ra đời thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân ở hai hệ thống pháp lý nào cũng có sự khác biệt Đối với hệ thống Common law, vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân gắn liền với sự hình thành, phát triển của các công ty thương mại Vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỉ XVII các công ty thương mại ngày một phát triển về quy mô, lẫn số lượng, sự phát triển này dẫn đến nhu cầu công ty thương mại cần được công nhận như một thực thể pháp lý, khi này xuất hiện một câu hỏi là khi nhìn nhận các công ty thương mại như một thực thể pháp lý thì có hay không sự quy kết cách trách nhiệm pháp lý như trách nhiệm dân sự, hình sự, hành chính lên chủ thể mới này Câu hỏi này đưa đến nhiều quan điểm trái chiều khách nhau, có quan điểm nhìn nhận rằng các công ty do đã là thực thể pháp lý độc lập nên nó cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý với các hành vi mà mình gây ra, ngược lại cũng tồn tại quan điểm cho rằng các công ty không thể tự mình hành động mà các hành vi được hành động thông qua cá nhân nên không phải chịu sự truy cứu trách nhiệm pháp lý Đến đầu thế kỷ XVIII, trách nhiệm hình sự pháp nhân có những nét biến triển, điển hình nhất là ở Hoa Kỳ, khi mà các công ty được thuê để thực hiện các công trình dân sinh công cộng như cống rạch, đèn đường, … Khi các công ty không thực hiện bảo trì theo đúng trách nhiệm của mình, các công ty đã bị tòa án buộc phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi không bảo trì đúng trách nhiệm của mình, đây là trường hợp đầu tiên mà công ty thương mại tư nhân phải chịu trách nhiệm hình sự

Từ thời điểm này trở đi cùng với sự liên tục phát triển của việc truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân, dần dần đặc ra nhu cầu cần phải có công cụ pháp lý ghi nhận trình tự thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân

So với hệ thống Common Law, trong hệ thống Civil Law việc truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân ra đời khá muộn, điều này ảnh hướng đến sự ra đời của thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong hệ thống pháp luật Civil Law Trong hệ thống Civil Law có thể nói Nhật Bản là nước đi tiên phong đối với vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân, trước năm 1932 ở Nhật Bản, Bộ luật Hình sự loại trừ hoàn toàn trách nhiệm hình sự đối với chủ thể là pháp nhân, tuy nhiên với việc ra đời của Đạo luật chống thoát vốn ra nước ngoài, với việc đạo luật này ghi nhận nguyên tắc “một cá nhân phạm tội thì pháp nhân cũng phải chịu hình phạt 27 ” đây là bước chuyển cho việc ra đời của chế định truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân trong hệ thống pháp luật Civil Law, sau Nhật Bản vào năm Bộ luật Hình sự năm 1976 của Hà Lan đã ghi nhận ghi nhận trách nhiệm hình sự của pháp nhân như là một nguyên tắc chung của pháp luật hình sự, tiếp đến là Cộng Hòa Pháp bắt đầu ghi nhận pháp nhân trong Bộ luật Hình sự năm 1994, kể từ đó về sau có ngày càng nhiều quốc gia phi Common Law bắt đầu nhìn nhận lại và truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân chẳng hạn Đan Mạch năm 1996, Trung Quốc 1997, Bỉ năm 1999, Italia năm 2001, Việt Nam năm 2015, … Với sự phát triển của việc truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân, đã đặc ra vấn đề cần phải có thủ tục đặc thù để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với chủ thể tội phạm là pháp nhân, chính nhu cầu đó đã thôi thúc các quốc gia xây dựng nên thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân, điển hình có thể nói về Bộ luật Tố tụng hình sự của Pháp đã giành hẳng một chương để ghi nhận thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân Ở phạm vi Việt Nam, thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân ở Việt Nam ra đời gắn liền với sự ra đời của việc Bộ luật Hình sự năm 2015 ghi nhận trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, kể từ Bộ luật Hình sự năm 2015 pháp nhân thương mại đã trở thành một chủ thể của tội phạm, phải gánh chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi được xem là tội phạm ghi nhận trong bộ luật hình sự Vì phải chịu trách nhiệm hình sự, nên đòi hỏi cần có một trình tự, thủ tục tố tụng hình sự để quy kết trách nhiệm hình sự pháp nhân, nhằm đảm bảo quá trình tố tụng được đúng đắng, bảo đảm được quyền, lợi ích của pháp nhân bị buộc tội Nên Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 đã dành riêng một chương để ghi nhận trình tự thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân, kể từ đây ở Việt Nam mới hình thành thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân

1.3.2 Khái niệm thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân Điểm mới quan trọng và khác biệt nhất được quy định trong BLTTHS năm 2015 so với các bộ BLTTHS về trước là các nhà lập pháp đã xây dựng một chương riêng là

27 Đỗ Nhật Ánh (2022), “Trách nhiêm hình sự của pháp nhân theo hệ thống pháp luật Civil Law”, link: https://tapchitoaan.vn/trach-nhiem-hinh-su-cua-phap-nhan-theo-he-thong-phap-luat-civil-law7674.html (Truy cập ngày tháng … năm 2023)

Chương XXIX “Thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân” (các Điều từ Điều 431 đến Điều 446) với nhiều quy định về thủ tục, việc tham gia tố tụng, các biện pháp cưỡng chế, những vấn đề cần phải chứng minh khi tiến hành tố tụng đối với pháp nhân bị buộc tội, thẩm quyền và thủ tục xét xử, thi hành án đối với pháp nhân cũng như trình tự điều tra, truy tố, xét xử… đối với đối tượng là pháp nhân

Quá trình tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân là trình tự, cách thức thực hiện hành vi và hoạt động tố tụng hình sự Các quy định pháp luật TTHS và những quy định liên quan phải được tuân thủ để đảm bảo xử lý vụ án đúng đắn, đồng thời góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm.

Là một phần của thủ tục tố tụng hình sự, thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân cũng phải trải qua các giai đoạn theo một trình tự nhất định từ khởi tố hình sự đến điều tra vụ án hình sự, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự và các giai đoạn xét xử theo thủ tục đặc biệt

1.3.3 Việc tham gia tố tụng của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân

Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là người do pháp luật hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định để đại diện cho pháp nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của pháp nhân, đại diện cho pháp nhân với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Điều 137 BLDS năm 2015 quy định người đại diện theo pháp luật của pháp nhân gồm có:

(i) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;

(ii) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;

(iii) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật” 28 Cùng với đó thì Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam Và khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật

28 Khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền 29 Điều 431 BLTTHS quy định phạm vi áp dụng của BLTTHS đối với pháp nhân: Theo đó, “Thủ tục tố tụng đối với pháp nhân bị tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bị điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được tiến hành theo quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này”

Với tư cách là chủ thể của pháp luật tố tụng hình sự, pháp nhân thông qua người đại diện theo pháp luật có quyền và nghĩa vụ tham gia đầy đủ vào các giai đoạn tố tụng hình sự được quy định tại Điều 434 BLTTHS:

Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại có mối quan hệ rất chặt chẽ đối với pháp nhân, họ là người nhân danh pháp nhân tham gia các hoạt động Do đó, khi BLTTHS năm 2015 quy định pháp nhân với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự thì mọi hoạt động tố tụng của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự được thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân Pháp nhân phải cử và bảo đảm cho người đại diện theo pháp luật của mình tham gia đầy đủ các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại thực hiện tội phạm nhân danh pháp nhân, vì lợi ích của pháp nhân, thực hiện tội phạm theo sự lãnh đạo, điều hành hay có sự chấp thuận của pháp nhân và tội phạm được thực hiện chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì không chỉ có pháp nhân thương mại đó mà cả người đại diện theo pháp luật của pháp nhân này cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về cùng một tội

Có thể thấy rằng, pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự cũng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng như cá nhân bị buộc tội Khác với cá nhân phạm tội là các quyền và nghĩa vụ tố tụng của pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện Như vậy, pháp nhân thương mại có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật BLTTHS năm 2015 đã quy định trường hợp pháp nhân có nhiều người cùng là đại diện theo pháp luật thì “cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định một người đại diện cho pháp nhân tham gia tố tụng” 30 Để tránh bỏ lọt tội phạm, khoản 2 Điều 75 BLHS năm 2015 quy định: “Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá

29 Khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020

30 Khoản 1 Điều 434 BLTTHS năm 2015 nhân” Theo quy định này thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội không loại trừ trách nhiệm của cá nhân – người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại Do đó, trong trường hợp chứng minh được việc phạm tội của pháp nhân có sự tham gia của các cá nhân cụ thể thì các cá nhân này cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà cá nhân đó đã thực hiện

PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ PHÁP NHÂN TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA

Cơ sở cho việc chọn pháp luật Cộng Hòa Pháp và Cộng hòa Nhân dân

Pháp tên chính thức là nước Cộng hòa Pháp, được biết đến là quốc gia điển hình của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa – hệ thống pháp luật thành văn (Civil law) Civil law là một hệ thống pháp luật trên thế giới có nguồn gốc từ châu Âu và được áp dụng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới Hệ thống dân luật được phát triển từ bộ khung là luật La Mã, trong đó đã luật hóa các nguyên tắc chủ đạo để trở thành một hệ thống mà con người có thể viện dẫn được, đóng vai trò là nguồn luật cơ bản Hệ thống Civil law thông thường trái ngược hoàn toàn với hệ thống common law có nguồn gốc từ nước Anh vào thời kỳ Trung cổ Khác biệt chủ yếu thường được đưa ra giữa hai hệ thống này là ở chỗ common law đề ra các quy tắc trừu tượng từ các vụ việc cụ thể, trong khi Civil law bắt đầu từ các quy tắc trừu tượng để sau đó các quan tòa hay trọng tài phải áp dụng các quy tắc đó cho các vụ việc cụ thể 36

Thứ nhất, xét về nét tương đồng trong kỹ thuật lập pháp

Có thể thấy rằng, Cộng hòa Pháp tuy không phải là quốc gia đầu tiên đưa vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân trở thành một quy định trong BLHS nhưng Pháp lại là một trong những nước hiếm hoi trên thế giới quy định cụ thể chế định thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân trong BLTTHS Cụ thể, chế định này được quy định tại Thiên XVIII, từ Điều 706-41 đến Điều 706-46 của BLTTHS năm

1954 Tương tự với Pháp, BLTTHS năm 2015 của Việt Nam cũng giành một chương riêng, Chương XXIX – Thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân từ Điều

36 Tô Thị Phương Dung (2021), “Một số vấn đề pháp lý về nước Pháp (Bộ máy nhà nước, hệ thống pháp luật)”, https://luatminhkhue.vn/mot-so-van-de-phap-ly-ve-nuoc-phap-bo-may-nha-nuoc-he-thong-phap-luat.aspx, truy cập ngày 12/12/2022

Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới áp dụng hệ thống pháp luật Civil Law, bắt nguồn từ nước Pháp Hệ thống pháp luật Civil Law này đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.

Thứ hai, xét về kinh nghiệm lập pháp

Cộng hòa Pháp là một trong những nước có truyền thống pháp điển hóa các quy định thành Bộ luật thống nhất Bên cạnh đó, Pháp cũng là nước có trình độ lập pháp rất cao, rất nhiều luật, bộ luật ở các quốc gia trên thế giới được xây dựng dựa trên các quy định của pháp luật Cộng hòa Pháp Điển hình nhất cho việc này là BLDS năm 2015 của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở của rất nhiều quy định từ BLDS Pháp

Thứ ba, xét về khía cạnh lịch sử Ở giai đoạn Pháp thuộc (1884 -1954), nước ta bị thực dân Pháp xâm lược và là thuộc địa của Pháp Sau khi xâm lược Nam kỳ, thực dân Pháp đã ban hành sắc lệnh áp dụng Bộ luật Napoleon của Pháp, thừa nhận chế định luật sư của Pháp tại Đông Dương được thực hiện thống nhất theo Sắc lệnh ngày 25/7/1864 của Hoàng Đế Napoleon III Giai đoạn trước năm 1930, hoạt động luật sư của Việt Nam do người Pháp giữ độc quyền Theo đó, trước khi vào tập sự và trở thành luật sư thực thụ, người luật sư phải tuyên thệ trước Tòa án thực dân không được làm điều gì trái với pháp luật và triệt để trung thành với chế độ thực dân 37 Chính chính sách thống trị của thực dân Pháp đã làm cho xã hội – kinh tế - chính Việt Nam có nhiều thay đổi, đặt biệt là đã gây không ít ảnh hưởng đến tư duy lập pháp của Việt Nam

2.1.2 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là tên gọi chính thức của Trung Quốc, là một quốc gia có lãnh thổ rộng lớn với diện tích chiếm phần lớn khu vực Đông Á, lớn thứ tư trên thế giới

Xây dựng một quốc gia pháp trị hiện đại luôn là chủ trương và nguyên tắc mà nhân dân Trung Quốc theo đuổi, và cũng là phương hướng thực tiễn mà người dân Trung Quốc chọn lựa Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trung Quốc dần đi lên con đường xây dựng nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa

Khác với Pháp, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuy có quy định trách nhiệm pháp lý hình sự đối với đơn vị (bao gồm cả pháp nhân và tổ chức) phạm tội nhưng trong BLTTHS năm 1976 (sửa đổi, bổ sung năm 1996) không có bất kỳ chương hay chế định cụ thể nào quy định riêng về trình tự, thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân

Thứ nhất, xét về thể chế chính trị

Giai đoạn thuộc địa Pháp và chế độ Ngụy Sài Gòn là những giai đoạn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật của nước ta Thời kỳ Pháp thuộc chứng kiến sự áp đặt hệ thống luật lệ của Pháp lên Việt Nam, dẫn đến sự tồn tại song song của hai hệ thống pháp luật khác biệt Sau đó, chế độ Ngụy Sài Gòn tiếp tục duy trì hệ thống luật lệ của Pháp, nhưng cũng đưa ra các sửa đổi và bổ sung theo mục đích chính trị của mình.

Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia cùng theo con đường chủ nghĩa xã hội, chịu ảnh hưởng của học thuyết về xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa và pháp luật xã hội chủ nghĩa Do đó, hệ thống pháp luật của hai nước có nhiều nét tương đồng Cả hai đều lấy chủ nghĩa Mác làm cơ sở lý luận, nền tảng để xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, xét về nét tương đồng trong kỹ thuật lập pháp

Tương tự với Cộng hòa Pháp, pháp luật của Công hòa Nhân dân Trung Hoa cũng thuộc hệ thống pháp luật Civil law và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư duy lập pháp kiểu Liên Xô Sau khi giành được độc lập, với sự giao lưu, hợp tác, học hỏi từ các nhà khoa học pháp lý của Liên Xô, pháp luật hình sự của hai nước Việt – Trung được xây dựng dựa trên những lý luận cơ bản của hệ thống pháp luật hình sự Xô Viết nên có nhiều điểm tương đồng 38

Tuy nhiên, BLTTHS Trung Quốc không đưa ra các quy định riêng đối với quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với đơn vị phạm tội mà quy định nó song song với quy định về thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử với cá nhân trong cùng một quy định Tại Điều 432, 433, 443 BLTTHS năm 2015 của Việt Nam cũng quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố đối với pháp nhân cũng được dẫn chiếu đến các quy định áp dụng cho cá nhân

Thứ ba, xét trên phương diện kinh tế

Việt Nam và Trung Quốc đều trải qua quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, hành chính, bao cấp sang cải cách mở cửa và nền kinh tế thị trường Quan hệ Việt - Trung liên tục phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, trên nhiều lĩnh vực Đã hình thành khuôn khổ quan hệ mới với nhiều Hiệp định, thỏa thuận làm cơ sở pháp lý cho hợp tác sâu rộng, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai nước.

Pháp luật Cộng hòa Pháp

2.2.1 Tổng quan về pháp luật Tố tụng hình sự Cộng hòa Pháp

Cộng hòa Pháp là một trong những nước có độ pháp điển hóa pháp luật rất cao, khi Napoleon trở thành tổng tài của nước Pháp, đã cho pháp điển hóa, biên tập 5 Bộ luật rất đồ sộ Đối với pháp luật Tố tụng hình sự, Napoleon bằng cách pháp điển hóa các quy tắc, thủ tục tố tụng được ban hành trong thời đại “chế độ cũ - Ancien Régime” và các nguyên tắc của cách mạng tư sản Pháp 39 đã cho ra đời BLTTHS năm 1808 (Code d’Instruction Criminelle)

BLTTHS năm 1808 của Pháp, bao gồm 643 điều khoản được chia thành hai quyển Quyển thứ nhất (De la police judiciaire, et des officiers de police qui l’exercent) quy định về các trình tự, thủ tục tiền truy tố đối với tội phạm và quy kết tội phạm; Quyển thứ hai (De la Justice) quy định về thủ tục tố tụng để ra phán quyết và các vấn đề liên quan đến việc thi hành bản án hình sự sau khi có bản án 40 BLTTHS năm 1808 được xem là đỉnh cao của sự pháp điển hóa trình tự thủ tục tố tụng mà cốt lõi dẫn đến sự hình thành bộ luật này đó là Sắc lệnh năm 1670 của vua Louis XIV và Luật năm 1791 BLTTHS năm 1808 chia tố tụng hình sự thành hai giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị xét xử và giai đoạn xét xử tại phiên tòa Ở giai đoạn chuẩn bị xét xử, bao gồm các hoạt động phát hiện, tiếp nhận hành vi phạm tội; điều tra, thu thập thông tin xác định tội phạm, nhìn chung các hoạt động ở giai đoạn này nhằm mục đích phục vụ cho giai đoạn xét xử Ở giai đoạn xét xử tại phiên tòa, giai đoạn này các thẩm phán có thẩm quyền sẽ phân tích các chứng cứ, đối đáp, hỏi với người người bị xét xử nhằm xem xét có hay không có hành vi phạm tội 41 Bộ luật tố tụng 1808 được áp dụng trong một thời gian rất dài khoản 150 năm từ năm 1808 cho đến năm 1958

Năm 1958, Cộng hòa Pháp ban hành BLTTHS năm 1958 (Code de Procédure Pénal) thay thế cho BLTTHS năm 1808 sau 150 năm sử dụng Từ khi được ban hành cho đến nay, BLTTHS 1958 đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần với nhiều nội dung khác nhau để hoàn thiện thêm quy định của bộ luật

Về nội dung, bộ luật này được chia thành năm quyển và một tiêu đề sơ bộ, bao gồm 934 điều khoản Chế định thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân là một chế định được thêm vào trong BLTTHS năm 1958 sau khi bộ luật này được bổ sung bởi đạo luật số 92-1336 vào năm 1992 42 Chế định này được quy định thành một chương riêng, từ Điều 706-41 đến Điều 706-46

39 Zacharie Clémence, The code d’instruction criminelle 1808

40 R Garraud, Code d’ instruction criminelle de 1808 Présentation

42 Créé par Loi n°92-1336 du 16 décembre 1992 – art

2.2.2 Thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân

2.2.2.1 Khái quát về chế định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân

Luật của Pháp, về trách nhiệm hình sự của pháp nhân, có tính bảo vệ cao hơn các luật khác, đặc biệt là của Hoa Kỳ, với các điều kiện áp dụng nghiêm ngặt Do đó, thể có xu hướng các cơ quan tư pháp cố gắng mở rộng phạm vi áp dụng bằng cách tập trung vào các quyết định của các cơ quan tập thể để thiết lập trách nhiệm pháp lý của pháp nhân 43

Theo đó, BLHS Pháp năm 1992 lại có những giai đoạn khác nhau với những quan điểm lập pháp về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân khác nhau Có thể nói, đó là giai đoạn trước và sau khi sửa đổi bổ sung BLHS năm 1992 vào năm 2004 44 Trước thời điểm sửa đổi, bổ sung BLHS 1992, theo quy định tại Điều 121-2 BLHS 1992 45 thì vấn đề trách nhiệm hình sự chỉ được đặc ra đối với các pháp nhân thuộc lĩnh vực tư mà loại trừ những pháp nhân thuộc lĩnh vực công là các cơ quan nhà nước 46

Khác với cách quy định của BLHS Việt Nam, BLHS Cộng hòa Pháp không có một điều luật nào định nghĩa khái niệm tội phạm hay một số khái niệm liên quan như khái niệm lỗi cố ý, lỗi vô ý Khái niệm tội phạm thực sự chỉ tồn tại trong khoa học pháp lý Điều 121- 4 BLHS Pháp quy định: “Được coi là chủ thể của tội phạm nếu thuộc một trong hai trường hợp sau đây:

(1) Đã thực hiện một tội phạm;

(2) Có âm mưu thực hiện một trọng tội hoặc một thường tội trong những trường hợp do pháp luật quy định”

Khái niệm “âm mưu phạm tội” trong BLHS Pháp được quan niệm là trường hợp người phạm tội đó “bắt đầu thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội” 47 Trong cách hiểu tương ứng của luật Việt Nam, đây là trường hợp phạm tội chưa đạt Người phạm tội chưa đạt, theo quy định của luật hình sự Pháp chỉ phải chịu trách nhiệm về trong tội hoặc một thường tội trong những trường hợp đó được luật xác định trước

43 Benjamin Grundler, Xem thêm tại địa chỉ: https://www.lja.fr/lja-mag/les-debats/table-ronde-de-la- responsabilite-penale-des-personnes-morales-a-celle-des-dirigeants-vers-une-mutation-du-droit-penal-

44 Nguyễn Ngọc Hòa (2020), sđd (20), tr 200

“Pháp nhân, ngoại trừ nhà nước, phải chịu trách nhiệm hình sự, theo quy định từ các điều 121-4 đến 121-7 và trong những trường hợp quy định trong các luật hoặc trong các nghị định Chính phủ, về các tội phạm thực hiện, vì lợi ích của pháp nhân và được thực hiện bởi cá nhân người đại diện hoặc tập thể lãnh đạo của pháp nhân đó”

46 Vũ Hằng (2014), “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo quy định của pháp luật Cộng Hòa Pháp”, trang thông tin điện tử tổng hợp Ban Nội chính trung ương Xem thêm tại địa chỉ: https://noichinh.vn/ho-so-tu- lieu/201410/trach-nhiem-hinh-su-cua-phap-nhan-theo-quy-dinh-cua-luat-hinh-su-cong-hoa-phap-295899/, truy cập ngày 14/12/2022

47 Điều 121-5 BLHS Cộng hòa Pháp

Theo Bộ luật Hình sự Pháp, chủ thể phạm tội không chỉ bao gồm cá nhân mà còn mở rộng đến pháp nhân Điều 131-39 của Bộ luật quy định rằng, ngoại trừ Nhà nước Pháp, mọi pháp nhân hoạt động kinh tế - xã hội, pháp nhân công quyền, đảng phái chính trị, công đoàn đều có khả năng chịu trách nhiệm hình sự nếu phạm tội.

Những loại pháp nhân là chủ thể của trách nhiệm hình sự theo BLTTHS Cộng hòa Pháp:

Thứ nhất, pháp nhân theo luật tư

Về nguyên tắc, tất cả các pháp nhân theo luật tư có mục đích sinh lợi đều có đủ tư cách chịu trách nhiệm hình sự như: các pháp nhân dân sự, các pháp nhân thương mại bao gồm cả các pháp nhân có điều lệ hợp tác hoặc nông nghiệp, các pháp nhân một thành viên cũng như các nhóm có lợi ích kinh tế… Đối với các pháp nhân không có mục đích sinh lợi có nghĩa là khi hoạt động không vì mục đích thu lợi nhuận, trách nhiệm hình sự cũng được đặt ra đối với các pháp nhân này - đó là các hiệp hội đã đăng kí hợp lệ, các giáo đoàn, các công đoàn, các đảng phái và các nhóm chính trị, 49 …

Thứ hai, pháp nhân theo luật công

BLHS Cộng hòa Pháp quy định một số ngoại lệ, đó là:

Một, Nhà nước không phải chịu trách nhiệm hình sự vì Nhà nước bảo vệ lợi ích chung, có chủ quyền, đặc quyền về pháp luật hình sự và do vậy, Nhà nước không thể tự mình trừng trị mình

Hai, các tập thể lãnh thổ và các tổ chức của nó như: các công xã, các tỉnh và các vùng lãnh thổ cũng như các tổ chức của nó chỉ có thể bị buộc phải chịu trách nhiệm hình sự đối với những tội phạm được thực hiện trong khi tiến hành những hoạt động có thể là đối tượng của sự thỏa thuận ủy quyền công vụ 50

Pháp luật của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

2.3.1 Tổng quan về về Pháp luật Tố tụng hình sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Cuối những năm 70 của thế kỷ XX, pháp luật Trung Quốc nói chung và pháp luật

Tố tụng hình sự của Trung Quốc nói riêng, đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống pháp luật Xô Viết 68 Thậm chí từ năm 1949 đến 1953, nhiều văn bản pháp luật của Trung Quốc được dịch hoàn toàn từ văn bản pháp luật của Liên Xô sang tiếng Trung và được chỉnh sửa lại cho phù hợp với tình hình thực tiễn của Trung Quốc lúc bấy giờ Đến kỳ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn Quốc lần thứ V 69 , thông qua Hiến pháp năm 1978 làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống pháp luật của Trung Quốc thì đến năm 1979, Trung Quốc mới có Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) chính thức

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1979 (BLTTHS 79) gồm 149 Điều khoản, có hiệu lực từ ngày 01/01/1980, bao gồm 04 phần Nội dung chủ yếu quy định về các vấn đề chung của thủ tục tố tụng hình sự, gồm quá trình và thủ tục phát hiện, khai báo, tiếp nhận thông tin; xác định thẩm quyền xét xử; trình tự, thủ tục tiến hành xét xử vụ án hình sự Ngoài ra, BLTTHS 79 còn quy định về giám sát xét xử hình sự của tòa án nhân dân.

1979 đã được tiến hành sửa đổi, bổ sung vào năm 1996 bởi quyết định của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ VIII và chính thức có hiệu lực vào năm 1997 Ở lần sửa đổi này, về mặt nội dung, BLTTHS đã bổ sung thêm quy định về vấn đề truy nã (Phần 07), thủ tục xem xét lại bản án tử hình (Chương IV) Ngoài ra, ở lần sửa đổi này BLTTHS đã bổ sung thêm các quy định về trách nhiệm, thẩm quyền của cơ quan tiến

68 Luật Hình sự Trung Quốc và những Luật liên quan, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, tr 64-65

69 Commentary and Legislation, “Criminal law and Procedure Criminal Law in People’s Republic of China”, p 55-56

70 Xem thêm: http://english.mofcom.gov.cn/, truy cập ngày 03/01/2023 hành tố tụng 71 như Cảnh sát, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong tố tụng hình sự tại Chương II phần thứ nhất của BLTTHS

Sau gần một thế kỷ, BLTTHS đã có nhiều sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tiễn xã hội, kinh tế lúc bấy giờ Trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, BLTTHS năm

2018 về mặt nội dung lẫn hình thức, đã có nhiều thay đổi lớn Trong đó, điển hình là nội dung về trách nhiệm hình sự của cơ quan, tổ chức và đơn vị được quy định cụ thể hơn qua các lần sửa đổi, bổ sung của BLTTHS

2.3.2 Pháp luật về thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với đơn vị phạm tội theo BLTTHS năm 1979 (sửa đổi, bổ sung 1996, 2013, 2018)

Luật tố tụng hình sự (BLTTHS) có sự liên kết chặt chẽ với Bộ luật hình sự (BLHS), đảm bảo truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi phạm tội theo quy định của BLHS Vì vậy, việc nghiên cứu khái niệm "đơn vị phạm tội" trong BLHS là nền tảng lý luận cần thiết để nghiên cứu chế định thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với đơn vị phạm tội trong BLTTHS.

2.3.2.1 Quy định của pháp luật hình sự về đơn vị phạm tội

Mặc dù BLHS của Trung Quốc là một trong những Bộ luật mà nước này ban hành sớm nhất kể từ khi có Hiến pháp 1978, năm 1979 BLHS được Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc thông qua, tuy nhiên trong BLHS năm 1979 vẫn chưa có quy định nào làm cơ sở cho việc xác định đơn vị có thể phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện một trong tội phạm được quy định trong Bộ luật này, bởi vì khi xem xét bối cảnh lịch sử thì giai đoạn mà Bộ luật này ra đời mới chỉ là giai đoạn Trung Quốc bước vào thời kỳ mở cửa sau thời gian dài thực hiện kinh tế công xã tự cung tự cấp, các quan hệ tư và quan hệ kinh doanh 72 , vì vậy chưa có nhiều đơn vị được thành lập Do đó BLHS giai đoạn này không có quy định cơ sở về vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự đối với đơn vị

Quy định tạo tiền đề cho vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự đối với đơn vị là quy định của Bộ luật Hải quan năm 1987 73 của Trung Quốc, quy định về tội phạm buôn lậu của tổ chức, đơn vị Quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với đơn vị chính thức được đưa vào quy định của BLHS năm 1997, cụ thể theo quy định tại Điều 31 BLHS năm 1997, đơn vị phạm tội có thể hiểu một cách đơn giản là hành vi do các xí nghiệp, công ty, cơ quan, tổ chức thực hiện gây nguy hiểm cho xã hội và cần trừng phạt theo

71 Criminal Procedure Law of People’s Republic of China (1996) tại http://www.npc.gov.cn/, truy cập ngày 03/01/2023

72 Xem: Criminal Justice in China: A History – Klaus Muhlhahn

73 Trương Khải Tuấn, “Nắm bắt chính xác và ứng dụng của quy định đơn vị phạm tội” –Khoa luật Đại học Kinh tế Thượng Hải quy định của BLHS 74 Qua quy định trên, đánh giá một cách khách quan, có thể thấy chủ thể chịu TNHS của đơn vị phạm tội rất rộng, bao gồm: các pháp nhân, các cơ quan của Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các hội, hiệp hội, các thiết chế không vì mục đích sinh lợi, các nhóm lợi ích khác nhau,… hay có thể suy ra, khái niệm chủ thể chịu trách nhiệm TNHS của đơn vị phạm tội bao gồm các thực thể có tư cách pháp nhân và các thực thể không có tư cách pháp nhân

Theo cách hiểu về quy định của Điều 31 BLHS 1997 như trên thì phạm vi điều chỉnh, truy cứu trách nhiệm đối với đơn vị phạm tội sẽ rất rộng Quy định này trong BLHS Trung Quốc tương tự như quy định trong BLHS của các nước theo hệ thống common law (), nhưng lại khác so với những nội dung được quy định trong BLHS của Pháp Các nhà lập pháp chỉ giới hạn chủ thể của tội phạm cần phải có tư cách pháp nhân, nếu thiếu điều kiện tư cách pháp nhân thì đương nhiên sẽ không bị truy cứu TNHS Song, để bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với đơn vị, cần phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định: 75

Thứ nhất, tội phạm cần phải được thực hiện bởi cơ quan, công ty, xí nghiệp, tổ chức hoặc người lãnh đạo của cơ quan, công ty, xí nghiệp, tổ chức

Cơ quan, tổ chức, công ty, xí nghiệp được hiểu là tổ chức được hình thành theo các quy định của pháp luật hoặc theo các quy chế của đơn vị, của pháp nhân, tổ chức và hoạt động trên danh nghĩa các thực thể này

Người lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, công ty, xí nghiệp là những cán bộ chủ quản, phụ trách trực tiếp, tức là người đại diện của đơn vị hay người đại diện của pháp nhân

Để truy cứu trách nhiệm hình sự của đơn vị, pháp nhân, cần xác định hành vi vi phạm do người lãnh đạo hay chính cơ quan, tổ chức gây ra Những hành vi phạm tội của cá nhân trong đơn vị không cấu thành tội đối với đơn vị Đơn vị chỉ chịu trách nhiệm khi người phạm tội là người lãnh đạo, người đại diện pháp lý hoặc người được giao trách nhiệm quản lý hoạt động cụ thể gây ra vi phạm Nếu người đại diện pháp luật hoặc ủy quyền phạm tội do vượt thẩm quyền, chỉ cá nhân đó chịu trách nhiệm, đơn vị không bị truy cứu.

Thứ hai, tội phạm được thực hiện vì lợi ích của đơn vị

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỦ TỤC TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ PHÁP NHÂN, THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

Quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân

3.1.1 Giai đoạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can pháp nhân phạm tội

Khởi tố vụ án hình sự là việc các cơ quan có thẩm quyền được quy định trong BLTTHS bắt đầu triển khai các hoạt động thực hành quyền truy cứu trách nhiệm hình sự dựa trên các nguồn thông tin về tội phạm như: tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố hoặc chính các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm Trong thời hạn và theo trình tự pháp luật quy định về giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan điều tra kiểm tra, xác minh, làm rõ thông tin và ra một trong ba quyết định: quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định không khởi tố vụ án hình sự; quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

Khi xác định có dấu hiệu tội phạm do pháp nhân thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo quy định về căn cứ khởi tố vụ án hình sự, thẩm quyền khởi tố vụ và quyết định khởi tố vụ án hình sự Việc khởi tố vụ án, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với pháp nhân phạm tội được thực hiện theo quy định như đối với cá nhân phạm tội, cụ thể được quy định tại Điều 432 BLTTHS năm 2015 Bên cạnh đó, thẩm quyền, trình tự, thủ tục khởi tố bị can, thay đổi bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân được thực hiện theo quy định đối với cá nhân phạm tội tại Điều 433 BLTTHS năm 2015

Pháp nhân hay cá nhân đều là các chủ thể của tội phạm, thực hiện hành vi phạm tội và đều phải chịu trách nhiệm hình sự, bình đẳng trước pháp luật TTHS Chính vì vậy, về nguyên tắc, không có một thủ tục TTHS riêng nào được quy định cho pháp nhân

86 Điều 431 BLTTHS năm 2015 phạm tội Thủ tục tố tụng hình sự đối với pháp nhân phạm tội được tiến hành theo thủ tục chung, trừ một số quy định đặc thù được áp dụng cho pháp nhân phạm tội được quy định tại Chương XXIX của BLTTHS năm 2015 cũng như một số quy định về thủ tục chung chỉ có thể áp dụng đối với người bị buộc tội Điều đó có nghĩa là những quy định về tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bị điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được áp dụng chung cho tất cả các vụ án hình sự, nhưng nếu vụ án liên quan đến pháp nhân phạm tội là người tham gia tố tụng thì phải thực hiện theo quy định về thủ tục TTHS đối với pháp nhân ở một số nội dung liên quan đến pháp nhân được quy định tại Chương XXIX của BLTTHS năm 2015

Tuy thủ tục tố tụng hành chính đối với pháp nhân phạm tội được thực hiện theo thủ tục chung như đối với cá nhân phạm tội, nhưng tại giai đoạn khởi tố, pháp luật còn hạn chế trong việc áp dụng thủ tục tố tụng đối với pháp nhân phạm tội Cụ thể, đối với cá nhân là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, ngay từ thời điểm có tin tố giác, kiến nghị khởi tố, người đó đã có quyền được thông báo về hành vi bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố.

2015 thì người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố được trình bày lời khai, ý kiến, đưa chứng cứ, tài liệu, đồ vật yêu cầu, tự bào chữa hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình BLTTHS năm 2015 đã có những quy định về quyền của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố, nhưng về quyền của pháp nhân bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố thì không được Bộ luật ghi nhận Các nhà làm luật chỉ quy định pháp nhân được biết kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm và lý do pháp nhân bị khởi tố thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó Pháp nhân không có quyền được thông báo như cá nhân khi bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố sẽ làm giảm khả năng chủ động của pháp nhân trong việc chuẩn bị tham gia vào các hoạt động tố tụng trước và trong quá trình giải quyết vụ án Với quy định như vậy, pháp nhân sẽ tiếp nhận thông tin chậm hơn, tạo ra nhiều khó khăn, rào cản hơn cho chính pháp nhân và người đại diện theo pháp luật để đưa ra chứng cứ, lời khai, yêu cầu hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình trong giai đoạn khởi tố Bên cạnh đó, pháp nhân là một chủ thể pháp luật, có tư cách pháp lý độc lập, do đó có tên, địa chỉ, trụ sở cụ thể, rõ ràng Chính vì vậy, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể trực tiếp thông báo các thông tin mà pháp luật quy định là quyền của pháp nhân được biết mà không cần phải thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân

Ngoài ra, việc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia ngay từ giai đoạn khởi tố có thể sẽ gây ra khó khăn cho pháp nhân, bởi mục tiêu chính yếu của pháp nhân thương mại hướng tới là lợi ích, lợi nhuận nên không phải lúc nào người đại diện theo pháp luật của pháp nhân cũng dành thời gian, có mặt để tham gia tố tụng kịp thời và đầy đủ các hoạt động tố tụng

Người đại diện theo pháp luật (NĐDTPL) của pháp nhân được hiểu là người do pháp luật hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định để đại diện cho pháp nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của pháp nhân, đại diện cho pháp nhân với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan 87 Theo Điều 137 BLDS năm 2015, NĐDTPL của pháp nhân gồm có: i) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; ii) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; iii) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án

BLTTHS năm 2015 đã quy định rằng “mọi hoạt động tố tụng của pháp nhân bị truy cứu TNHS được thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân” 88 Có nghĩa là, pháp nhân phải cử và đảm bảo cho NĐDTPL của mình tham gia đầy đủ các hoạt động tố tụng theo yêu cầu của cơ quan, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền Tuy nhiên, trong trường hợp NĐDPL của pháp nhân không thể tham gia tố tụng thì pháp nhân phải cử “người khác” làm NĐDTPL của mình để tham gia tố tụng 89 Các nhà lập pháp không quy định rõ điều kiện của “người khác” hoặc liệt kê các cá nhân nào có thể đại diện pháp nhân tham gia tố tụng “Người khác” ở đây có thể hiểu là một cá nhân được xác lập tư cách cách người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bằng văn bản hoặc có thể hiểu là người đại diện theo pháp luật khác của pháp nhân khi pháp nhân có nhiều người đại diện theo pháp luật Cá nhân được xác lập tư cách người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể là người làm công tác quản lý, điều hành hoặc có thể là cá nhân có quan hệ mật thiết với những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ảnh hưởng đến tính công bằng trong quá trình giải quyết vụ án mà pháp nhân là bị can, bị cáo

Sau khi phát hiện hoặc được tố giác về hành vi phạm tội được quy định là tội phạm theo pháp luật hình sự của pháp nhân, nhằm phát hiện, xử lý kịp thời, công minh mọi hành vi phạm tội và đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được diễn ra khách quan, toàn diện, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế tương tự như đối với cá nhân Tuy nhiên, đối với cá nhân, các nhà lập pháp đã quy định một hệ thống các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế có thể áp dụng khi có căn cứ được quy định tại Chương VII BLTTHS năm 2015 90 Đối với pháp nhân, với những điểm đặc thù khác biệt của chủ thể tội phạm này so với cá nhân, chỉ có các biện pháp cưỡng chế được quy định tại

90 Các biện pháp ngăn chặn bao gồm: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh Các biện pháp cưỡng chế bao gồm: Áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản

Chương XXIX bao gồm: kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân, buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án 91

Theo quy định tại Điều 437 BLTTHS năm 2015 thì kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo mà theo quy định của BLHS có thể bị phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại do những chủ thể có thẩm quyền 92 tiến hành Nhưng trên thực tế, còn tồn tại những vụ việc pháp nhân không bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nhưng có tài sản liên quan đến vụ án và có nghĩa vụ bồi thường như trường hợp trường hợp pháp nhân là bị đơn dân sự trong vụ án thì có áp dụng biện pháp kê biên tài sản hay không luật không có quy định 93 Ví dụ như vụ án của bà Châu Thị Thu Nga bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử năm 2017 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Hội đồng xét xử phán quyết Housing Group phải bồi thường 187 tỷ đồng, bị cáo Châu Thị Thu Nga bồi thường 55 tỷ đồng Tòa tuyên tiếp tục kê biên tài sản của Housing Group và vợ chồng bà Nga để bảo đảm thi hành án Tuy nhiên, trong vụ án này Housing không bị khởi tố về hình sự 94

Về tài sản bị kê biên, BLTTHS năm 2015 quy định chỉ kê biên tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại 95 cho thấy còn nhiều thiếu sót trong quá trình làm luật Tài sản bị kê biên của pháp nhân ở đây có thể rơi vào nhiều trường hợp như tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều người; tài sản là bất động sản nhưng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc về chủ thể khác; tài sản bị kê biên đang cho bên thứ ba thuê hoặc giữ; Các nhà lập pháp đã không quy định cụ thể về tài sản kê biên của pháp nhân, từ đó gây ra nhiều vướng mắc trong quá trình thi hành BLTTHS năm 2015

Biện pháp phong tỏa tài khoản được xem là biện pháp cưỡng chế được thực hiện nhằm kịp thời ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản của pháp nhân, được quy định tại Điều 438 BLTTHS năm 2015 96 Ngoài ra, pháp luật tố tụng hình sự cũng quy định các điều kiện để các chủ thể có thẩm quyền xem xét áp dụng biện pháp này như sau: (i) Phong tỏa tài khoản áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại;

Thực trạng pháp luật về thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân

Do thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân là một trong những thủ tục mới được quy định trong BLTTHS 2015 khi mà BLHS 2015 bắt đầu có sự ghi nhận khả năng chịu trách nhiệm hình sự đối với một hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện, vì lý do đó BLTTHS 2015 đã giành ra một chương riêng để quy định về thủ tục truy cứu trách hình sự đối với pháp nhân Tuy nhiên, do đây là quy định mới nên có những điểm được quy định trong BLTTHS mà nhóm tác giả thấy rằng là chưa có sự hợp lý Vì vậy, ở phần này nhóm tác giả xin tập trung phân tích những điểm mà nhóm tác giả cho rằng là chưa hợp lý

3.2.1 Tính đồng bộ giữa nội dung so với các quy định khác của pháp luật trong việc quy định chế định thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân

3.2.1.1 Sự khác biệt trong quy định với Bộ Luật Hình sự

Giữa pháp luật Hình sự và Tố tụng Hình sự luôn tồn tại một mối quan hệ đặc biệt Quan hệ này là quan hệ giữa luật hình thức và luật nội dung Trong đó luật hình sự luôn đó vai trò là luật nội dung đưa ra khung pháp lý về định danh các hành vi bị nhà nước xem tội phạm, là nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại cho xã hội, hình phạt đối với từng tội phạm và các chính sách hình sự của nhà nước đối với tội phạm Ngược lại, luật tố tụng hình sự không quy định về tội phạm, hình phạt, chính sách hình sự tuy nhiên luật tố tụng hình sự lại là công cụ để đảm bảo thực thi một cách có hiệu quả luật hình sự, ở chỗ thông qua các quy định một cách chặt chẽ về trình tự, thủ tục từ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử Luật tố tụng hình sự đảm bảo các các hành vi có dấu là tội phạm được xác định một cách chính xác, đúng người, đúng tội và đảm bảo được quyền con người trong quá trình định danh, quy kết tội phạm Như vậy, ta có thể thấy tuy là hai văn bản luật độc lập với nhau, song BLTTHS và BLHS luôn có một mối quan hệ mật thiết, ở đó BLTTHS vì chức năng vai trò của mình nên luôn phải có sự tương thích, đồng bộ với quy định của BLHS

114 Trần Bá Quang (2016), tlđt (57), tr 30 Đối với thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự nói riêng và cả BLTTHS nói chung, như đã phân tích ở trên, thì cần phải có sự đồng bộ, tương thích nhất định với BLHS, tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu nhóm tác giả nhận thấy giữa chương XI BLHS và chương XXIX BLTTHS có những vấn đề còn chưa có sự tương thích với nhau:

Thứ nhất, về phạm vi áp dụng thủ tục, xem xét về mặc cấu trúc ngôn ngữ lập pháp và câu từ nằm trong chương XXIX BLTTHS năm 2015, thì chế định thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân áp dụng cho pháp nhân nói chung, mà không có sự phân biệt giữa pháp nhân thương mại hay pháp nhân phi thương mại Tuy nhiên, BLHS lại khác, theo quy định của BLHS chủ thể pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 01 Điều 08 chỉ có thể là Pháp nhân thương mại Vậy, nghĩa là giữa BLTTHS và BLHS đã có sự vênh nhất định Vấn đề đặc ra ở đây là do BLHS là đạo luật duy nhất được quyền quy định về tội phạm, mà BLHS chỉ giới hạn chủ thể phạm tội xác định là Pháp nhân thương mại, tuy nhiên trong quy định tai Điều

441 nói riêng và cả chương XXIX của BLTTS nói chung hoàn toàn không nhắc đến việc phải chứng minh chủ thể pháp nhân phải là pháp nhân thương mại 115 , theo quan điểm của nhóm tác giả có hai cách khắc phục trường hợp không đồng nhất quy định của hai đạo luật, (1) sửa lại câu từ lập pháp từ “Thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân” thành “Thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân thương mại” hoặc (2) bổ sung việc chứng minh tính thương mại là một trong những vấn đề cần phải chứng minh khi tiến hành tố tụng buộc tối đối với pháp nhân

Thứ hai, căn cứ quy định tại khoản 01 Điều 75 BLHS, có đưa ra vấn đề là muốn tủy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thì nhất thiết phải thỏa mãn đủ các điều kiện quy định tại khoản 01 Điều 75 BLHS, tuy nhiên khi đến BLTTHS thì những điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân lại không phải là một trong những yếu tố cần chứng minh theo quy định tại Điều 441 BLTTHS Theo nhóm tác giả đây cũng là một điểm chưa có sự đồng bộ giữa quy định của BLHS và BLTTHS

3.2.1.2 Sự khác biệt với các quy định nằm ở phần chung của Bộ luật Tố tụng hình sự

Tuy cùng năm trong một đạo luật, song trong quá trình nghiên cứu nhóm tác giả nhận thấy giữa quy định của chương XXIX BLTTHS và phần các quy định chung của BLTTHS có điểm chưa có sự thống nhất với nhau Cụ thể, theo quy định tại các khoản

01 Điều 248 và khoản 1 Điều 282 và khoản 07 Điều 157 BLTTHS, nhóm tác giả nhận thấy việc chấm dứt sự tồn tại của chủ thể phạm tội chính là cơ sở, căn cứ để không khởi tố bắt đầu thủ tục tố tụng hình sự, cũng đồng thời cũng có thể làm căn cứ cho việc đình chỉ hoạt động tố tụng hình sự Pháp nhân là một thực thể pháp lý, có thể được thành lập

115 Bạch Ngọc Du (2019), tldd nhưng đồng thời cũng có thể bị chấm dứt sự tồn tại thông qua thủ tục phá sản theo quy định của Luật Phá sản năm 2014 hoặc giải thể theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm

Theo quy định tại khoản 2 Điều 443 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015, đối với pháp nhân đang trong quá trình bị điều tra, truy tố về tội phạm, nếu bị chấm dứt sự tồn tại thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án sẽ căn cứ vào kết quả điều tra, truy tố đã tiến hành để giải quyết vụ án theo quy định.

2015 lại không phải là một trong những căn cứ để chấm đình chỉ vụ án, trong khi đó theo quy định ở Điều 431 thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân cũng có thể áp dụng quy định chung và không được trái với quy định của chương XXIX Vậy trường hợp này có thể áp dụng quy định ở các Điều 282, 248, 157 nêu trên để làm căn cứ đình chỉ vụ án hay không, việc áp dụng các quy định trên liệu có phải là trái với quy định của chương XXIX hay không? Nếu việc áp dụng quy định trên là trái với chương XXIX thì trường hợp này cần giải quyết thế nào? Nên nhóm tác giả cho đây là một vấn đề đáng lưu ý, cần có sự sửa đổi cho phù hợp giữa quy định chung và quy định của chương XXIX để tạo sự nhất quán, hoàn thiện quy định của thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân

3.2.2 Vấn đề quy định người đại diện của pháp nhân thương mại tham gia tố tụng

Theo quy định của BLTTHS năm 2015 116 , mọi hoạt động tố tụng của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật, pháp nhân phải có trách nhiệm cử và bảo đảm cho người đại diện của mình tham gia đầy đủ các hoạt động trong các giai đoạn của thủ tục tố tụng hình sự theo yêu cầu của chủ thể có thẩm quyền Một điều đáng lưu ý đó là trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân chỉ tham gia tố tụng với tư cách là người thay mặt pháp nhân chứ không phải vì người này đã tham gia vào hành vi phạm tội 117

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự 2015 quy định, trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân Do đó, nếu người đại diện duy nhất của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự, pháp nhân đó phải cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của mình tham gia tố tụng nếu người đại diện theo pháp luật bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử không thể tham gia tố tụng (theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015).

116 Khoản 1 Điều 434 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

117 Bùi Xuân Hải (2007), “Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề của pháp luật công ty Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4(41), tr 21-27

118 Khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp năm 2020 gia tố tụng, đối với trường hợp do chỉ có duy nhất một người đại diện theo pháp luật và người nay cũng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự nên lúc này để bảo đảm quyền, lợi ích cho pháp nhân thương mại trong quá trình tố tụng hình sự, Luật Tố tụng hình sự cho phép cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định một người đại diện cho pháp nhân tham gia tố tụng

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân

3.3.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Những quy định của BLTTHS năm 2015 về thủ tục tố tụng hình sự đối với pháp nhân là những quy định tạo ra hành lang pháp lý cơ bản để các cơ quan có thẩm quyền

TTHS khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử Tuy nhiên, ta có thể nhận thấy rằng vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần sửa đổi, bổ sung và hoàn hiện trong thời gian tới

Thứ nhất, các nhà làm luật cần sửa đổi quy định về phạm vi áp dụng tại Điều 431

BLTTHS năm 2015 để tránh nhầm lẫn về việc áp dụng trình tự thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự giữa pháp nhân và cá nhân

Như đã phân tích ở trên, không có một thủ tục TTHS riêng nào được quy định cho pháp nhân phạm tội và thủ tục TTHS đối với pháp nhân được tiến hành theo thủ tục chung cho cả pháp nhân và cá nhân Tức có nghĩa là, những quy định về trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với cả cá nhân và pháp nhân Vấn đề này đã dẫn đến khó khăn trong công tác thực hiện quy định pháp luật bởi vì pháp nhân có những đặc điểm riêng biệt khác với cá nhân Phạm vi chịu TNHS, biện pháp tư pháp, hình phạt, phương thức thi hành án,… áp dụng cho pháp nhân thì không thể áp dụng được cho cá nhân Chính vì vậy, cần sửa đổi Điều 431 BLTTHS năm 2015 để tương thích với thủ tục truy cứu TNHS pháp nhân, cụ thể như sau: “Trình tự, thủ tục tố tụng đối với pháp nhân bị tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bị điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được tiến hành theo các quy định chung của Bộ luật này, trừ những quy định chỉ có thể áp dụng đối với cá nhân người bị buộc tội và đồng thời không trái với các quy định của Chương này”

Thứ hai, cần bổ sung quy định về “người khác” trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân không thể tham gia tố tụng

Pháp nhân không thể tự mình tham gia tố tụng mà phải cử NĐDTPL của mình tham gia đầy đủ các hoạt động tố tụng theo yêu cầu của cơ quan, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền Tuy nhiên, trong trường hợp pháp nhân không thể cử người khác làm NĐDTPL vì nhiều nguyên nhân như: pháp nhân và NĐDTPL của pháp nhân đều bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về cùng một tội hoặc phạm hai tội khác nhau; hoặc NĐDTPL không thể tham gia tố tụng được vì bị chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự,… thì pháp nhân có thể chỉ định người khác Chính vì vậy, nhà làm luật cần quy định cụ thể người khác chính là người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân để tham gia vào thủ tục tố tụng Do đó, để tránh xảy ra bất cập trong thực tiễn tham gia tố tụng của pháp nhân, khoản 1 Điều 434 BLTTHS năm 2015 nên được bổ sung quy định

“Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc không thể tham gia tố tụng được thì pháp nhân phải cử người khác làm người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của mình tham gia tố tụng”

Thứ ba, bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của pháp nhân khi bị tố giác, kiến nghị khởi tố

Theo Điều 57 BLTTHS 2015, quyền và nghĩa vụ của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố cần được áp dụng bình đẳng cho cả pháp nhân Để đảm bảo sự công bằng, Điều 57 cần sửa đổi để bao gồm cả "pháp nhân bị tố giác" và "pháp nhân bị kiến nghị khởi tố", không chỉ giới hạn ở "người bị tố giác" và "người bị kiến nghị khởi tố" Điều này sẽ đảm bảo rằng cả cá nhân và pháp nhân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong quá trình tố tụng, phù hợp với nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật hình sự.

Mặt khác, quyền và nghĩa vụ của pháp nhân bị buộc tội cũng gần tương tự như là đối với cá nhân bị buộc tội Vì vậy, nhà làm luật nên xem xét việc bỏ Điều 435, bổ sung mới khoản 3 vào Điều 434 BLTTHS năm 2015 với quy định như sau: “Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được thực hiện theo quy định tại các điều 57, 60, 61 của Bộ luật này, trừ những quy định chỉ áp dụng riêng cho cá nhân bị buộc tội”

Thứ tư, bổ sung đối tượng có thể bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản

Nhà làm luật cần bổ sung đối tượng có thể bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản không chỉ là bị can, bị cao mà có thể là pháp nhân tham gia vụ án với tư cách là bị đơn dân sự hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án Bên cạnh đó, theo quy định của BLTTHS năm 2015, thủ tục tiến hành kê biên tài sản quy định tại Điều 128 chỉ phù hợp với kê biên tài sản của cá nhân, không phù hợp với kê biên tài sản của pháp nhân như đã phân tích ở trên Vì vậy, để việc áp dụng pháp luật thống nhất và khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn tiến hành kê biên tài sản đối với các pháp nhân theo Điều 437 BLTTHS năm 2015, cần có quy định bổ sung quy định về thủ tục kê biên tài sản của pháp nhân

Thứ năm, sửa đổi quy định về căn cứ áp dụng biện pháp cưỡng chế tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân

Như đã phân tích ở trên, quy định căn cứ áp dụng tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân chưa phù hợp, gây khó khăn cho quá trình thực thi pháp luật trong các giai đoạn của quá trình tố tụng đối với pháp nhân phạm tội Chính vì vậy, các nhà lập pháp cần sửa đổi quy định tại Điều 439 BLTTHS năm 2015 về căn cứ áp dụng biện pháp này Quy định tại Điều 439 “tạm đình chỉ có hời hạn hoạt động của pháp nhân chỉ áp dụng khi có căn cứ xác định hành vi phạm tội của pháp nhân…” cần phải sửa đổi thành “…khi có căn cứ xác định hành vi có dấu hiệu tội phạm của pháp nhân…”

Thứ sáu, bổ sung các quy định về các vấn đề cần phải chứng minh tại Điều 441

Nghiên cứu quy định tại Điều 441 BLTTHS năm 2015 về những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự, có thể thấy rằng, Bộ luật đã những vấn đề cần chứng minh có tính riêng biệt trong vụ án hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội Tuy nhiên, một số vấn đề quan trọng khác thuộc về bản chất vụ án hình sự đối với pháp nhân cần phải chứng minh thì Điều luật này lại chưa quy định, như: Ai là thành viên của pháp nhân thực hiện hành vi phạm tội; Pháp nhân nào thực hiện hành vi phạm tội; các điều kiện quy kết hành vi phạm tội cho pháp nhân; mục đích phạm tội, động cơ phạm tội của thành viên pháp nhân và của pháp nhân Đây đều là những vấn đề quan trọng cần phải chứng minh vì thuộc về bản chất vụ án hình sự đối với pháp nhân Bên cạnh đó, Điều luật cũng không quy định những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ TNHS, miễn TNHS đối với pháp nhân

Chính vì vậy, các nhà lập pháp cần phải sửa đổi, bổ sung các quy định tại Điều

Tại khoản 2, cần bổ sung quy định về thành viên của pháp nhân, làm rõ thành viên nào của pháp nhân thực hiện hành vi phạm tội

Tại khoản 4, bổ sung quy định về những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng và tình tiết khác như sau “những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự và tình tiết khác liên quan loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt”

3.3.2 Kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật

Thứ nhất, về việc thực thi các biện pháp cưỡng chế

Về biện pháp kê biên tài sản, “người đứng đầu” pháp nhân là cá nhân duy nhất được pháp luật tố tụng hình sự quy định có trách nhiệm quản lý tài sản bị kê biên Cần phải có văn bản hướng dẫn liệt kê những cá nhân nào hoặc quy định điều kiện, tiêu chí để thỏa mãn tư cách “người đứng đầu” pháp nhân Đối với tài sản bị kê biên, khoản 2 Điều 437 BLTTHS năm 2015 quy định “chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại” Phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại chưa được pháp luật làm rõ Chính vì vậy, cần phải có văn bản hướng dẫn xác định tài sản thuộc đối tượng bị kê biên theo quy định để tránh những trường hợp vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật

Để đảm bảo áp dụng thống nhất quy định phong tỏa tài khoản theo Điều 129 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, cần ban hành văn bản hướng dẫn thống nhất xác định chủ thể có thẩm quyền lập biên bản phong tỏa tài khoản Ngoài ra, cần ban hành hướng dẫn quy định thời gian tối thiểu mà các cơ quan, tổ chức phải đáp ứng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền khi thực hiện lệnh phong tỏa.

Thứ hai, về việc thay đổi hình thức tổ chức hoặc chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, khác với cá nhân, pháp nhân sẽ có những hoạt động chia, tách, sáp nhập, hợp nhất Về bản chất theo BLTTHS năm 2015, tuy pháp nhân có thực hiện các hoạt động chia, tách, sáp nhập, hợp nhất nhưng không thay đổi khác biệt giữa pháp nhân phạm tội và pháp nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ của pháp nhân đó Chính vì vậy, các nhà lập pháp cần xem xét đặt trách nhiệm thi hành án với pháp nhân kế thừa khi có sự thay đổi về mặt pháp lý rõ ràng, hoặc pháp nhân phạm tội chấm dứt sự tồn tại khi sáp nhập với một pháp nhân khác

Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm cần có văn bản hướng dẫn thi hành quy định về việc tham gia tố tụng của người đại diện pháp nhân khi pháp nhân thực hiện hoạt động chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử Ngoài ra cũng cần có văn bản hướng dẫn thi hành việc đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án cũng như xác định bị can, bị cáo là pháp nhân trong vụ án để áp dụng các thủ tục giải quyết

Thứ ba, mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo lãnh thổ

Ngày đăng: 29/05/2024, 14:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN