1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam

80 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chế Độ Giam Giữ Phạm Nhân Là Người Dưới 18 Tuổi Nghiên Cứu So Sánh Và Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 624,75 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết (6)
  • 2. Tình hình nghiên cứu (7)
    • 2.1. Trong nước (8)
    • 2.2. Nước ngoài (9)
  • 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (9)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (9)
    • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (9)
  • 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu (9)
    • 4.1. Mục đích nghiên cứu (9)
    • 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (10)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (10)
  • 6. Kết cấu đề tài (10)
  • CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ GIAM GIỮ PHẠM NHÂN LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI (11)
    • 1.1. Khái niệm về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi (11)
      • 1.1.1. Phạm nhân (11)
      • 1.1.2. Người dưới 18 tuổi (12)
      • 1.1.3. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi (14)
      • 1.1.4. Chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi (16)
    • 1.2. Đặc điểm của chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi (16)
    • 1.3. Ý nghĩa việc quy định chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi (19)
    • 1.4. Lược sử về quy định chế độ thi hành giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi của pháp luật Việt Nam (23)
      • 1.4.1. Quy định của pháp luật giai đoạn 1945 đến 1975 (24)
      • 1.4.2. Quy định của pháp luật giai đoạn 1975 đến nay (24)
  • CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ, PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CHẾ ĐỘ (28)
    • 2.1. Pháp luật quốc tế về việc quy định chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi (28)
      • 2.1.1. Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (1989) (CRC) (28)
      • 2.1.2. Các Quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do, (30)
      • 2.1.3. Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về hoạt động tư pháp đối với người chưa thành niên năm 1985 (Quy tắc Bắc Kinh) (34)
      • 2.1.4. Bình luận chung số 24 (2019) về quyền trẻ em trong hệ thống tư pháp trẻ em (37)
      • 2.1.5. Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân, 1955 (37)
    • 2.2. Pháp luật một số quốc gia trong quy định chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới (38)
      • 2.2.1. Pháp luật nước Áo về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi (39)
      • 2.2.2. Pháp luật nước Ba Lan về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi 35 2.2.3. Pháp luật nước Nhật Bản về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi (40)
    • 2.3. Pháp luật Thi hành án hình sự Việt Nam quy định chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi (45)
    • 2.4. Quy định về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 của pháp luật Việt Nam với Pháp luật quốc tế và pháp luật một số nước trên thế giới (50)
      • 2.4.1. So sánh với các chuẩn mực quốc tế (50)
      • 2.4.2. Đánh giá so sánh với pháp luật của các nước (52)
    • 3.1. Thực trạng áp dụng thi hành giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi (55)
    • 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật Hình sự về vấn đề thi hành giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi (58)
      • 3.2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi (58)
      • 3.2.2. Một số kiến nghị khác (63)
    • A. VĂN BẢN PHÁP LUẬT (68)
    • B. TÀI LIỆU THAM KHẢO (69)
  • PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 67 (72)

Nội dung

Ba là: So sánh quy định của pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam với các quy tắc, tiêu chuẩn của Quốc tế và pháp luật các quốc gia về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi; B

Tính cấp thiết

“Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” câu mà Chủ tịch

Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã từng nói, Người dặn trẻ em là thế chủ nhân tương lai của đất nước cần phải được phát triển đầy đủ về thể chất và trí tuệ, rất dễ bị tổn thương cần được chăm sóc bảo vệ Thế nhưng hiện nay tình trạng xâm phạm trẻ em đang diễn ra hàng ngày hàng giờ gia tăng về cả số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và là quốc gia thứ hai trên thế giới ký kết và phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em Trong những năm gần đây công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm được Đảng và Nhà nước quan tâm xác định là một trong những công tác hết sức quan trọng có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống chính trị xã hội Trong cuộc đấu tranh đó Nhà nước đã đưa ra nhiều cách thức, biện pháp, một trong những biện pháp được áp dụng hiện nay đó là các biện pháp ngăn chặn Trong các biện pháp xử phạt giam giữ được xem là biện pháp hết sức nghiêm khắc vì đã hạn chế các quyền tự do cơ bản của công dân đã được Hiến pháp, pháp luật quy định và bảo vệ Đặc biệt vấn đề phòng ngừa, ngăn chặn người dưới 18 tuổi là một việc làm không chỉ có ở Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều đặc biệt quan tâm, nghiên cứu và thực hiện Bởi thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc vì một tương lai tươi sáng “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”

Trong khi xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của con người ngày càng trở nên dư dả dẫn đến cuộc sống dư thừa của các vật chất sẽ rất phát sinh các tệ nạn xã hội Mà những đối tượng phạm tội chủ yếu phát sinh nhiều ở giai đoạn này là những người chưa đủ tuổi thành niên hay còn được biết đến là những người chưa đủ 18 tuổi Đối với những đối tượng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hình sự sẽ bị giam giữ theo quyết định thi hành án và được quy định trong một thời gian nhất định của pháp luật Tố tụng hình sự hiện hành Tuy nhiên, theo như quy định của pháp luật này thì đối với những đối tượng phạm tội khác nhau như phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người dưới 18 tuổi,… thì sẽ có các chế độ giam giữ khác nhau

Biện pháp giam giữ được quy định trong Luật Thi hành án Hình sự năm 2019 Đây là kết quả của sự kế thừa, bổ sung và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử kể từ sau Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công cho đến nay Trải qua thực tiễn áp dụng, biện pháp giam giữ đã đạt được nhiều kết quả khả quan, thể hiện được những mặt tích cực, góp phần không nhỏ trong việc phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm, buộc người vi phạm phải chấp hành sự phán quyết từ hành vi vi phạm do mình gây ra Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, biện pháp giam giữ nói chung và biện pháp giam giữ đối với người dưới 18 tuổi nói riêng vẫn còn tồn tại hạn chế nhất định về căn cứ, trình tự thủ tục, thẩm quyền hay chế độ đối với người bị giam giữ là người dưới 18 tuổi Một trong những nguyên nhân hiện nay dẫn đến sự bất cập hạn chế do quy định của pháp luật vẫn còn chồng chéo, chưa hoàn chỉnh, gây cho cơ quan người có thẩm quyền tố tụng trong quá trình áp dụng gặp khó khăn Với những tồn tại và hạn chế nêu trên đã gây không ít khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan, người có thẩm quyền trong quá trình áp dụng các biện pháp giam giữ đối với người dưới

18 tuổi Mặc khác trong quá trình áp dụng các biện pháp giam giữ một số cán bộ của cơ quan tố tụng vẫn còn chủ quan, chưa thật sự nêu cao tinh thần, trách nhiệm, còn sai sót không nhỏ ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị giam giữ, làm giảm hiệu quả của quá trình thi hành án hình sự Để công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đạt được kết quả và yêu cầu đặt ra, Nhà nước đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình, chiến lược quốc gia phòng chống tội phạm nhằm thúc đẩy việc phòng ngừa, xử lý đối với người phạm tội dưới

Vì vậy việc nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định đó về giam giữ người dưới 18 tuổi có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần làm sáng tỏa về mặt khoa học cũng như thực tiễn Vì vậy nhóm tác giả chọn đề tài: “Chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi: Nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam” với mục đích học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển, từ đó kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này.

Tình hình nghiên cứu

Trong nước

Luận án của Nguyễn Quang Vũ (2019) tập trung phân tích lý luận về thi hành án phạt tù cho phạm nhân chưa thành niên và các kinh nghiệm quốc tế Nghiên cứu cũng khảo sát các quy định pháp luật Việt Nam về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân dưới 18 tuổi và thực trạng áp dụng Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành án phạt tù cho phạm nhân chưa thành niên.

- Trần Thị Thanh Nhàn (2019), “Quản lý, giam giữ phạm nhân theo luật thi hành án hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh

Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát công tác quản lý, giam giữ phạm nhân tại

02 trại giam Thủ Đức và Huy Khiêm trong thời gian 5 năm (từ năm 2014 đến năm

- Nguyễn Thị Ngọc Hân, “Chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi

- So sánh quy định của pháp luật Việt Nam với các quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế”,

Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh Khóa luận đi vào những vấn đề lý luận, tập trung chủ yếu vào các vấn đề của pháp luật quốc tế và pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam về quản lý, giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi, đồng thời nghiên cứu thực trạng áp dụng các quy định nói trên trong thực tế Tuy nhiên đề tài này chủ yếu tập trung vào các văn bản pháp luật quốc tế, chưa đi vào pháp luật của các quốc gia trên thế giới như đề tài nhóm tác giả đang thực hiện nghiên cứu

- Nguyễn Quang Vũ (2018), “Cơ sở khoa học của việc thành lập trại giam dành riêng cho phạm nhân chưa thành niên”, Tạp chí Khoa học pháp lý, 01(113)/2018 Trong bài viết này tác giả đề xuất việc thành lập trại giam dành riêng cho phạm nhân là người chưa thành niên và khẳng định đây là điều kiện cần thiết, lý tưởng nhất cho việc đảm bảo yêu cầu đặc thù của hoạt động thi hành án hình sự đối với phạm nhân là người chưa thành niên.

Nước ngoài

- Liên minh châu Âu (2013), Những hướng dẫn pháp lý về thủ tục TTHS và quyền bào chữa ở Đức (Legal guidance notes about Criminal proceedings and defence rights in Germany)

- Walden University (2020), Walden Dissertations and Doctoral Studies, “Factors

Associated With Incarceration of Adolescents With Learning Disabilities”, [dịch: Đại học Walden (2020), Luận án Walden và nghiên cứu tiến sĩ, “Các yếu tố liên quan đến việc giam giữ thanh thiếu niên với khuyết tật học tập”]

- Rachelle Marie Giguere, Master of Arts, (2005) “How incarceration affects juveniles: A focus on the changes in frequency and frequency and prevalence ò criminal activity”, [dịch: Rachelle Marie Giguere, Thạc sĩ Nghệ thuật, (2005), “Việc tạm giam ảnh hưởng đến vị thành niên như thế nào: Tập trung vào những thay đổi về tần suất và sự phổ biến của hoạt động hình sự”.]

- Kristy N Matsuda (2009) “The Impact of Incarceration on Young Offenders”, [dich:

Kristy N Matsuda (2009), “Tác động của việc giam giữ đối với người phạm tội trẻ tuổi”.].

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Đề tài “Chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi: Nghiên cứu so sánh kinh nghiệm cho Việt Nam” được thực hiện với mục tiêu chính đó là nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi Phát hiện ưu, nhược điểm của pháp luật các quốc gia và Việt Nam từ đó kiến nghị hoàn thiện pháp luật cho Việt Nam.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung vào những nhiệm vụ sau:

Một là: Tập trung làm rõ lý luận cơ bản và quy định của pháp luật về chế độ giam giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi

Hai là: Nghiên cứu pháp pháp luật thế giới, trên cơ sở đó khảo sát đánh giá thực trạng các biện pháp giam giữ người được quy định trong Luật Thi hành án Hình sự Việt Nam cũng như trong các văn bản pháp luật có liên quan

Ba là: So sánh quy định của pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam với các quy tắc, tiêu chuẩn của Quốc tế và pháp luật các quốc gia về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi;

Tổng kết quá trình thi hành chế độ giam giữ phạm nhân dưới 18 tuổi, rút kinh nghiệm, khắc phục hạn chế, giải quyết tồn tại và đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành chế độ giam giữ đối tượng này.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận của đề tài dựa trên quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích của phạm nhân dưới 18 tuổi theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và quy trình giam giữ phạm nhân này Các phương pháp cụ thể gồm: phương pháp diễn giải, quy nạp, phân tích, tổng hợp, thống kê, đối chiếu để làm rõ bản chất các quy định về giam giữ phạm nhân dưới 18 tuổi, từ đó chỉ ra các bất cập trong thực tiễn.

Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các chữ viết tắt và các phụ lục, tiểu luận được kết cấu thành 3 chương:

Chương I Những vấn đề lý luận về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi Chương II Quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật một số quốc gia và pháp luật Thi hành án Hình sự về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi

Chương III Thực trạng áp dụng và giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ GIAM GIỮ PHẠM NHÂN LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI

Khái niệm về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi

Phạt tù là tước quyền tự do của người bị kết án, buộc họ phải cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định (tù có thời hạn) hoặc không có thời hạn (tù chung thân) Tù có thời hạn là hình phạt buộc người bị kết án phải bị giam trong thời gian từ ba tháng đến hai mươi năm Tòa án chỉ được tuyên hình phạt tù trong giới hạn tối thiểu và tối đa mà điều luật về tội phạm quy định Nhưng khi xét thấy có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất mà điều luật đã quy định hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn Tù chung thân là hình phạt không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình Tù chung thân không áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội Về nguyên tắc, tù chung thân là tù suốt đời, nhưng theo Điều 49 - Bộ luật hình sự nếu người bị kết án tù chung thân, trong quá trình thụ hình đã chứng tỏ được quyết tâm cải tạo thì có thể được xét để giảm thời hạn chấp hành án và có thể được giảm nhiều lần, lần đầu được giảm xuống

20 năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải đảm bảo thời gian thực sự chấp hành hình phạt là 15 năm

Thuật ngữ phạm nhân lần đầu xuất hiện ở Luật Thi hành án hình sự 2010, Luật Thi hành án hình sự 2019 đã kế thừa quy định về phạm nhân cụ thể, phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân

Thi hành án hình sự là việc đưa quyết định, bản án đã có hiệu lực của tòa án vào áp dụng trên thực tế thông qua các hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật và các cá nhân , tổ chức có liên quan, còn thi hành án phạt tù là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người bị kết án hình phạt tù chấp hành theo quyết định của bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực Người chấp hành hình phạt tù là người chấp hành án phạt tù có thời hạn hoặc là phạt tù chung thân hay còn có một tên gọi khác là phạm nhân

Theo đó, phạm nhân là: “Phạm nhân là người đã bị Tòa án tuyên án có tội phải chịu hình phạt tù và đang chấp hành bản án đó”

Theo các giai đoạn phát triển và theo lứa tuổi của con người được hiểu dưới góc độ thuật ngữ pháp lý thì chia thành người chưa thành niên (trong đó có trẻ em) và người đã thành niên Người thành niên có thể hiểu là người thuộc về lứa tuổi trưởng thành cả về thể chất và tinh thần, về tâm lý lẫn sinh lý Theo từ điển tiếng Việt khái niệm người chưa thành niên là: “Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần cũng như chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân”

Công ước về quyền trẻ em (được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20-11- 1989); Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về áp dụng pháp luật với trẻ em (gọi là Quy tắc Bắc Kinh ngày 29-11-1985); Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp ở trẻ em (Hướng dẫn Ri-át ngày 14-12-1990) thì trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi Còn các văn kiện của một số tổ chức thuộc Liên hợp quốc như: Quỹ dân số thế giới (UNFPA) Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) quy định trẻ em là người dưới 15 tuổi Như vậy, theo pháp luật quốc tế người dưới 18 tuổi được coi là trẻ em

Pháp luật ở mỗi quốc gia quy định độ tuổi cụ thể của người chưa thành niên Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989 có ghi: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn”

Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật quốc tế liên quan đến người chưa thành niên như: Công ước về Quyền trẻ em (United Nations Convention on the Rights of the Child) được Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989; Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về áp dụng pháp luật với người chưa thành niên (United Nations Standard Minimum Rules for the Administration of Juvenile Justice /Beijing Rules) ngày 29/11/1985; Hướng dẫn của Liên Hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (United Nations Guidelines for the Prevention of Juvenile delinquency/ Riyadh Guidelines) ngày 14/12/1990 Theo quan niệm quốc tế thì trẻ em (Child) là người dưới 18 tuổi, người chưa thành niên (Juvenile) là người từ 15 đến 18 tuổi, thanh niên (Youth) là người từ 15 đến 24 tuổi, người trẻ tuổi (Young persons) bao gồm trẻ em, người chưa thành niên và thanh niên 1

Để phân biệt giữa các nhóm tuổi, người ta sử dụng các cụm từ như "người chưa thành niên" so với "người thành niên", "người lớn" so với "trẻ em", "người dưới 18 tuổi" so với "người trên 18 tuổi" để làm rõ ranh giới giữa các nhóm này.

“người trên 18 tuổi” Như vậy, để phân biệt người chưa thành niên và người thành niên cần lấy một ranh giới độ tuổi để xác định và độ tuổi đó là 18 tuổi

“Người dưới 18 tuổi” xuất hiện lần đầu tiên tại Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với vai trò thay thế cho “Người chưa thành niên phạm tội” của Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999.Theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật dân sự

2015, người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám

Pháp luật Việt Nam quy định chưa có sự thống nhất với nhau một cách cụ thể để xác định lứa tuổi nào là trẻ em, lứa tuổi nào là người chưa thành niên, cũng như phân biệt một cách rõ ràng khái niệm trẻ em, trẻ vị thành niên và Người chưa thành niên Cụ thể, Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 quy định: "Trẻ em là người dưới 16 tuổi Tại Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi” Ở độ tuổi này họ chưa phát triển đầy đủ về nhân cách, về tâm sinh lí, mức độ nhận thức cũng như kinh nghiệm sống của họ còn hạn chế, thiếu những điều kiện về bản lĩnh và tính tự lập, khả năng tự kiềm chế chưa cao nên thường dễ bị kích động, dễ bị lôi kéo vào những hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm

Hiện nay, theo thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, tại Việt Nam, đã có khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỉ lệ trầm cảm chiếm 25% Đặc biệt, số lượng học sinh, sinh viên nói riêng và người trẻ nói chung rơi vào tình trạng

1 Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), “Quyền của người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” [https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID$20], (truy cập ngày 07/04/20230) trầm cảm chiếm đại đa số Lứa tuổi học sinh thường gặp những áp lực mang tính đặc trưng cho giai đoạn lứa tuổi đó như học tập, quan hệ bạn bè, tình yêu nam nữ, khẳng định giá trị bản thân hoặc định hướng nghề nghiệp… Đa phần, cá nhân nào khi trải qua giai đoạn tuổi này cũng đều gặp những vấn đề liên quan (có thể tạo áp lực) và có cách giải quyết khác nhau Một số em dễ dàng vượt qua, một số em khó vượt qua, thậm chí một số em không thể vượt qua nên dẫn tới những hậu quả đáng tiếc như chúng ta từng chứng kiến 2 Đặc biệt hơn, đối với học sinh, nhiều lúc các em lại chưa có kinh nghiệm hoặc chưa được chuẩn bị để vượt qua các áp lực cuộc sống đó, dẫn tới có cách giải quyết không phù hợp, sai hoặc có thể dẫn tới hệ quả tiêu cực Sự phát triển của học sinh đều có sự đồng hành từ tuổi thơ đến khi trưởng thành của cha mẹ, người lớn Vậy nên, để có thể tự giải quyết được các bài toán, áp lực của cuộc đời mình, các em một mặt phải tự trang bị và mặt khác cần được người lớn trang bị những kiến thức, năng lực để giải quyết các áp lực

Nhận thấy rằng, chưa có quy định về rõ thế nào là người dưới 18 tuổi, nhưng thông qua pháp luật hiện tại, ta có thể hiểu rằng: “Người dưới 18 tuổi là định danh chung cho những người có độ tuổi từ dưới 18 tuổi trở xuống đến 0 tuổi”

1.1.3 Phạm nhân là người dưới 18 tuổi

Dưới góc độ của pháp luật Tố tụng Hình sự theo Điều 61 BLTTHS 2015 quy định bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử tại phiên tòa, Căn cứ vào quy định này và quy định tại Điều 12 của BLHS về tuổi chịu TNHS, thì bị cáo dưới 18 tuổi là người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi ở thời điểm phạm tội, đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử Có thể nhận thấy sự khác biệt trong việc xác định thời điểm tính tuổi của người phạm tội trong lĩnh vực hình sự với cách tính tuổi của bị cáo trong TTHS

Đặc điểm của chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi

Chính sách thi hành án hình sự đối với phạm nhân dưới 18 tuổi tập trung vào giáo dục và hỗ trợ để giúp họ cải tạo sai lầm, phát triển lành mạnh và tái hòa nhập xã hội Do đó, chế độ giam giữ đối với phạm nhân dưới 18 tuổi có những đặc điểm riêng, bao gồm việc chú trọng chăm sóc, giáo dục và hỗ trợ đặc biệt để giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn này và trở thành người có ích cho xã hội.

Thứ nhất, việc quản lý, giam giữ người dưới 18 trong quá trình thi hành án phải thỏa mãn các điều kiện về việc quản lý, giam giữ phạm nhân nói chung

Việc quản lý giam giữ phạm nhân là hoạt động nhằm đảm bảo thực hiện mục đích của hoạt động thi hành án Làm sao để phạm nhân không có hành động chống phá, trốn trại, phạm tội mới, vi phạm nội quy, quy chế cơ sở giam giữ; đồng thời đảm bảo cho việc giáo dục, cải tạo phạm nhân được thực hiện dễ dàng Để đảm bảo thực hiện mục đích đó, có khá nhiều các quy định quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề này, Cụ thể Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử tù nhân năm 1955 được thông qua tại Cuộc họp lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc về Ngăn ngừa Tội phạm và Đối xử với Người phạm tội, tổ chức tại Geneva năm 1955 3 , và được Hội đồng Kinh tế - Xã hội phê chuẩn bằng các Nghị quyết 663C (XXIV) ngày 31/7/1957 và 2076 (LXII) ngày 13/5/1977 đã đặt ra những vấn đề đã được chấp nhận chung là nguyên tắc và thực tiễn tốt trong việc đối xử với tù nhân và quản lý các nhà tù

Phạm nhân là người dưới 18 tuổi cũng là phạm nhân, là những người cần được quản lý, cải tạo để đảm bảo những mục tiêu của thi hành án hình sự Do đó chế độ giam giữ dành cho phạm nhân là người dưới 18 tuổi cũng cần phải đảm bảo những yêu cầu cũng như quy định dành cho phạm nhân nói chung

Thứ hai, việc quản lý, giam giữ người dưới 18 có những đặc điểm riêng so với phạm nhân nói chung

Người dưới 18 tuổi là những đối tượng chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm sinh lý và trình độ nhận thức cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm sống, do vậy hay xốc nổi, thiếu kiềm chế, dễ bị dụ dỗ, kích động bằng tư duy của người dưới 18 tuổi chưa phát triển hoàn thiện, vì thế họ chưa hiểu biết đầy đủ những hiện tượng diễn ra trong đời sống thường nhật, tính làm chủ bản thân và khả năng tự kiềm chế hành vi còn có sự hạn chế Phần lớn những người bị kết án là người dưới 18 thường sống phụ thuộc vào gia đình và ở độ tuổi đi học, vì nhiều hoàn cảnh khác nhau mà dẫn đến phạm tội Do vậy những phạm nhân dưới 18 tuổi sẽ càng nhạy cảm hơn so với những phạm nhân khác

Khác biệt giữa phạm nhân dưới 18 tuổi và phạm nhân khác thể hiện rất rõ ràng trong các khía cạnh cụ thể như: giam giữ riêng biệt, điều kiện vật chất, công tác quản lý trong sinh hoạt học tập và lao động Cùng mang tư cách phạm nhân nhưng phạm nhân là người dưới 18 tuổi phải được thực hiện giam giữ riêng biệt so với phạm nhân trưởng thành Mục đích của hình phạt trong pháp luật hình sự không chỉ để trừng trị, răn đe, ngăn ngừa tội phạm, mà còn có tác dụng giáo dục đến họ có ý thức tuân thủ pháp luật và các giá trị đạo đức tốt đẹp Chính sách của Đảng và Nhà nước giúp họ nhận thức của họ về tính

3 Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử tù nhân năm 1955 chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm Luật THAHS năm 2019 đã cụ thể hóa các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013 và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; khắc phục những vướng mắc trong thực tiễn công tác thi hành án Đặc biệt, Luật THAHS năm 2019 đã cụ thể hóa chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước ta trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội và ngày càng tương thích với pháp luật quốc tế về quyền con người, trong đó có phạm nhân là người dưới 18 tuổi

Thứ ba, cán bộ thực hiện việc giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi cần thoả mãn một số yêu cầu đặc biệt Trong quá trình thi hành án chúng ta không thể phủ nhận vai trò cực kỳ quan trọng của cán bộ quản lý, đặc biệt đối với việc quản lý, giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi luôn đặt ra các yêu cầu cao hơn, khó khăn hơn Công tác thi hành án không chỉ đơn giản là việc để người bị kết án chấp hành bản án, mà quan trọng hơn thông qua hoạt động thi hành án có tác động để thay đổi nhận thức, thái độ, định hướng giá trị tích cực cho người bị kết án, tạo tiền đề nhận thức, tâm lý, điều chỉnh, hoàn thiện, phục hồi nhân cách để họ trở thành người tốt khi tái hòa nhập cộng đồng Thi hành án không chỉ nhằm trừng trị mà cao hơn đó là quá trình “giáo dục, cải tạo” người bị kết án để họ trở thành những công dân có ích cho xã hội Do đó có thể khẳng định, chất lượng, hiệu quả của công tác thi hành án hình sự sẽ quyết định để người phạm tội sau khi có bản án hình sự phải thi hành sẽ có hay không sự “ăn năn hối cải”, thay đổi, điều chỉnh để hoàn lương Từ đó, đã đặt ra một số yêu cầu đối với cán bộ quản lý người chưa thành niên là phải có những am hiểu nhất định về tâm lý của người dưới 18 tuổi và trình độ chuyên môn và nghiệp vụ tốt Đầu tiên, cán bộ quản lý, giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi cần có sự thấu cảm với lứa tuổi này Trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, thể hiện quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước ta đối với công tác cải tạo, giáo dục những người lầm lỗi Do đó, công việc của người quản giáo không chỉ đơn thuần là trông giữ phạm nhân mà còn có nhiệm vụ giáo dục, cảm hóa làm thức tỉnh lương tâm trong con người của họ vì lứa tuổi này cực kỳ khó lường vì tâm lý đang nhiều xáo trộn, có những vấn đề của bản thân họ nếu không được giải quyết ổn thỏa có thể ảnh hưởng đến tâm lý dẫn tới suy nghĩ và hành động sau này dễ dẫn tới lầm lỗi

Ngoài sự thấu cảm thì cán bộ quản lý phạm nhân là người dưới 18 tuổi cũng cần phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt Quy định về thi hành án phạt tù đối với người chưa thành niên không nằm trong cơ sở giam giữ với người đã thành niên và thiếu cơ chế thân thiện mà mới chỉ quy định bố trí khu vực giam giữ riêng Thế nên đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi thì nhận thức của họ còn nhiều hạn chế, dễ bị tác động, ảnh hưởng và cũng dễ có những hành động quá khích, gây rối, nếu cán bộ quản lý trình độ chuyên môn thấp thì khó có thể ứng phó được với những tình huống bất ngờ Vậy nên, cán bộ quản lý phải có chuyên môn cao để khắc phục, giải quyết được những tình huống bất ngờ, đồng thời biết ứng xử phù hợp và luôn đề cao tinh thần cảnh giác.

Ý nghĩa việc quy định chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà”, non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em Chính vì vậy toàn Đảng, toàn dân và tất cả mọi lực lượng cần phải quan tâm, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng Người viết; “chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ” Ý nghĩa việc quy định chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi được thể hiện như sau:

- Thứ nhất, quy định về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi là sự đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế và xu hướng chung của nhân loại về việc thi hành án phạt tù đối với người dưới 18 tuổi

Công ước quốc tế về quyền trẻ em định nghĩa "trẻ em là những người dưới 18 tuổi" Trẻ em có đầy đủ quyền cơ bản của con người, song cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt về thể chất và trí tuệ Pháp luật quốc tế gồm hơn 80 văn kiện liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em Các văn kiện quốc tế hướng dẫn giải quyết vấn đề tư pháp liên quan đến trẻ em, nổi bật là Công ước về Quyền trẻ em (1989), Quy tắc Beijing về áp dụng pháp luật với người chưa thành niên (1985) và Hướng dẫn Riyadh về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (1990).

Nhận rõ tầm quan trọng của điều này nên Việt Nam là quốc gia đi đầu về thực hiện quyền trẻ em trong 25 năm qua Không chỉ cơ quan tư pháp, tất cả các hành động của cơ quan lập pháp, hành pháp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến trẻ em cần tính đến đầy đủ lợi ích tốt nhất của trẻ em nói chung và người dưới 18 tuổi nói riêng Việc thông qua và thực hiện Luật Trẻ em trong thời gian vừa qua là một bước tiến quan trọng Luật Trẻ em tăng cường quyền trẻ em thông qua việc tập trung vào những lợi ích tốt nhất và bảo vệ trẻ em Việc xây dựng các quy định trong tư pháp hình sự nói chung và pháp luật THAHS Việt Nam nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất của trẻ em theo đúng hướng dẫn của quốc tế

- Thứ hai, quy định các chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi đã thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ các quyền con người của người dưới 18 tuổi

Nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng vai trò tiền đề bảo vệ quyền con người của người dưới 18 tuổi trong quá trình thi hành án hình sự Việc tôn trọng Hiến pháp và pháp luật tạo khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các cá nhân, tổ chức liên quan Đồng thời, nguyên tắc này cũng đảm bảo lợi ích của Nhà nước, góp phần duy trì trật tự xã hội, đảm bảo an toàn và sự ổn định trong quá trình thi hành án.

Người dưới 18 tuổi do đặc trưng về tâm sinh lý lứa tuổi nên nhận thức còn hạn chế, trình độ học vấn chưa hoàn thiện, vốn kinh nghiệm, hiểu biết xã hội còn ít, sự thông hiểu và chấp hành các chuẩn mực hành vi, chuẩn mực xã hội và pháp luật chưa cao, năng lực trách nhiệm hình sự chưa đầy đủ, dễ bị kích động, dễ phạm sai lầm, dễ bị thúc đẩy vào việc thực hiện tội phạm nhưng cũng dễ uốn nắn, cải tạo, giáo dục thành người có ích cho xã hội.Từ nguyên tắc “việc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội” của Luật THAHS 2019, cùng với các quy định pháp luật khác có liên quan, từ đó đưa ra những giải pháp, khuyến nghị cụ thể để bảo đảm quyền trẻ em cũng như quyền tiếp cận các vấn đề pháp lý của đối tượng này được nâng cao Điều 37 Hiến pháp 2013 quy định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em” Không chỉ có những định chế bảo vệ quyền trẻ em trong quan hệ lao động, quan hệ hôn nhân - gia đình, Hiến pháp 2013 còn xác lập cơ chế bảo hộ và bảo đảm hầu hết các quan hệ xã hội là các quyền của trẻ em phải được toàn thể xã hội chăm lo, bảo vệ; được sống trong môi trường phù hợp để phát triển, được học tập, rèn luyện Có thể thấy rằng Việt Nam đã tích cực nội luật hóa các quy định của pháp luật quốc tế vào hệ thống pháp luật quốc gia, tạo hành lang pháp lý và định hướng cho công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, đảm bảo thực thi các quyền của trẻ em, giúp trẻ phát triển toàn diện Trẻ em luôn là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết quốc gia trên thế giới Làm thế nào để trẻ em được phát triển trong điều kiện phù hợp nhất, được khuyến khích phát triển thể lực, trí lực, năng khiếu, tài năng một cách tự do, đầy đủ nhất; thậm chí, kể cả khi họ đã vi phạm pháp luật và vi phạm nghiêm trọng ở mức nào chăng nữa thì họ vẫn cần được hưởng chế độ thi hành án phù hợp với đặc điểm riêng có của họ

- Thứ ba, việc đặt ra các quy định về chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi góp phần đảm bảo nguyên tắc của THAHS : nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa và nguyên tắc cá thể hóa

Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa không chỉ là nguyên tắc trọng tâm, chỉ có trong THAHS mà là nguyên tắc nòng cốt của pháp luật nước ta, thể hiện bản chất của một nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân.Mục đích hoạt động thi hành án hình sự là việc thực thi công lý, bảo đảm sự công bằng cho mọi người trong xã hội trước quy định của pháp luật và bảo vệ có hiệu quả các loại lợi ích trong xã hội Chính vì vậy nguyên tắc nhân đạo đòi hỏi trước hết, hoạt động thi hành án hình sự phải bảo đảm bảo vệ có hiệu quả, hài hòa các lợi ích khác nhau, tôn trọng nhân phẩm và danh dự của cá nhân Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi nhân đạo dần trở thành xu hướng chung của thế giới và Việt Nam cũng không thể trở nên “lỗi thời”, pháp luật Việt Nam luôn xây dựng các quy định riêng biệt trong lĩnh vực tư pháp hình sự, từ luật Hình sự - Tố tụng Hình sự và Thi hành án Hình sự Bác từng nói: “Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài Nhưng ngắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác Nhưng thế này thế khác đều là dòng dõi của tổ tiên ta Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ” 4 Có thể thấy, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại nhưng rất đỗi chân phương, bình dị ai cũng có thể học tập và có thể làm theo để hoàn thiện mình và trở thành người tốt, hướng tới “chân, thiện, mỹ” Mà người dưới 18 tuổi phát triển chưa toàn diện, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật còn hạn chế Do đó, để giúp người chưa thành niên sớm được giáo dục, hiểu ra sai lầm của bản thân, nên pháp luật cũng đã có những quy định chuyên biệt, nhân đạo quản lý, giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi Bên cạnh nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa thì việc đặt ra các quy định về quản lý, giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi còn thể hiện trực tiếp nguyên tắc cá thể hóa trong Luật THAHS 2019 Cụ thể khoản 4 Điều 4 Luật THAHS 2019 quy định: “áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo phải trên cơ sở tính chất, mức độ phạm tội, độ tuổi, sức khỏe, giới tính, trình độ học vấn và các đặc điểm nhân thân khác của người thi chấp hành án” Trong quá trình THA PT thì việc đối xử với các phạm nhân phải trên cơ sở công bằng, bình đẳng nhưng công bằng ở đây không có nghĩa là cào bằng Công bằng trong quá trình thi hành án là tùy từng đối tượng cụ thể sẽ có những quy định, chế định riêng biệt phù hợp với đặc điểm nhân thân của họ, thực hiện tốt điều này sẽ đảm bảo được hiệu quả của THA PT nói riêng và THAHS nói chung

- Thứ tư, các quy định về chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi đã góp phần đảm bảo hiệu quả của quá trình thi hành án hình sự

Thực tế, có những đối tượng chỉ có 12-13 tuổi nhưng đã thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội như giết người, cướp tài sản, mua bán trái phép chất ma tuý nhưng không thể xử lý tội phạm vì theo độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự do Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì các đối tượng này chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Nhiều đối tượng trong độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi) nhưng hành vi phạm tội có tính chất của hành vi rất côn đồ, có tổ chức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tính chất manh động, Lý do vi phạm chủ yếu vì nhận thức còn hạn chế của thanh thiếu niên về các quy định pháp luật, một phần do định hướng của gia đình, nhà trường, xã hội đối với lứa tuổi thanh, thiếu niên chưa đạt được hiệu quả Nên pháp luật thi hành án phạt tù nói chung và thi hành án phạt tù đối với phạm nhân dưới 18 tuổi cần cải tạo, giáo dục họ trở

4 Mai Khôi (2019), “ Học Bác về lòng vị tha đối với những người “lầm đường lạc lối””

[https://www.baosoctrang.org.vn/1029/hoc-bac-ve-long-vi-tha-doi-voi-nhung-nguoi-lam-duong-lac-loi-29651.html] (truy cập 20/07/2023) thành người có ích cho xã hội Nhiệm vụ này được đảm bảo thông qua các chế độ về quản lý, giam giữ, giáo dục, sinh hoạt dành cho phạm nhân

Trong quá trình xét xử vụ án thì tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án mà Tòa án ra bản án, quyết định tố tụng Bản án, quyết định của Tòa án khi đã có hiệu lực của pháp luật thì phải được nghiêm chỉnh chấp hành Việc chấp hành nghiêm chỉnh trong nguyên tắc này mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như giáo dục xã hội Trong quá trình thi hành án phạt tù, phạm nhân bị tước tự do, cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định để nhìn nhận lại hành vi, hành động của bản thân Điều này không đồng nghĩa với việc phạm nhân bị xã hội hoàn toàn bỏ mặc mà đây cũng có thể được xem là một cơ hội để họ được cải tạo, giáo dục và sau quá trình chấp hành án, khi được tái hòa nhập cộng đồng sẽ trở thành những công dân tốt cho xã hội Xây dựng các quy định về quản lý, giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi sẽ góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo hiệu quả của quá trình THAHS

Chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi là sự kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo người dưới 18 tuổi, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ An ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của tổ chức, cá nhân

Trong quá trình giam giữ, phạm nhân dưới 18 tuổi được chú trọng trang bị kiến thức văn hóa, nhận thức pháp luật, tâm lý, kỹ năng nghề nghiệp được bắt đầu từ khi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù cho đến khi họ đã thật sự trở về với cuộc sống xã hội nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để sớm ổn định cuộc sống, hòa nhập với gia đình, cộng đồng và phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội dưới sự tác động, giúp đỡ tích cực của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân người đã phạm tội.

Lược sử về quy định chế độ thi hành giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi của pháp luật Việt Nam

Nhìn chung, pháp luật ở giai đoạn trước năm 1975 vẫn chưa có quy định gì về giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi Từ 1975 trở về sau, cùng với sự phát triển của pháp luật quốc tế về trẻ em, chế độ giam giữ phạm nhân là người chưa thành niên cũng như quy định về bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên ngày càng phát triển

1.4.1 Quy định của pháp luật giai đoạn 1945 đến 1975

Trong giai đoạn này, do đặc điểm của tình hình chính trị - xã hội mà các biện pháp giáo dục, cảm hóa trong công tác thi hành án cũng chưa thực sự được đề cao (giai đoạn

1945 - 1960) nhưng từ phương diện nhận thức thì hoạt động thi hành án dưới chế độ mới luôn mang mục đích cơ bản là giáo dục, cải tạo người phạm tội

Từ những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trong điều kiện cực kỳ khó khăn, gian khổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên quan tâm đến công tác trại giam, quan tâm đến công tác giáo dục người lầm lỗi Ngày 07/11/1950, Người đã ký Sắc lệnh số 150/SL quy định về “Tổ chức các trại giam”, đây là văn bản pháp lý đầu tiên của Nhà nước ta về công tác trại giam Trên cơ sở thi hành, hướng dẫn Sắc lệnh, Liên bộ Nội vụ - Tư pháp đã ban hành Nghị định số 181/NĐ/06 quy định về sự thiết lập, tổ chức và kiểm soát trại giam, tại thời điểm này với sự quan tâm về đối tượng là người chưa thành niên của Đảng và Nhà nước thì Điều 9 Nghị định này hướng dẫn việc phân loại phạm nhân trong quá trình thi hành án phạt tù thì phạm nhân là người chưa thành niên nên được phân loại và giam riêng Như vậy, có thể thấy rằng tư tưởng về quản lý, giam giữ phạm nhân là người dưới l8 tuổi không phải một vấn đề mới được nhắc đến trong những năm gần đây mà đã có bề dày lịch sử lâu dài, từ những tháng ngày Việt Nam mới giành được độc lập, tự chủ Tuy nhiên, trong giai đoạn này có nhiều hạn chế do bối cảnh lịch sử nên các văn bản chưa đảm bảo về quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên như Thông tư liên bộ Số: 73-TT/LB 5 quy định về điều kiện và thủ tục tha tù trước kỳ hạn chỉ có phụ nữ, người già, người bệnh còn người chưa thành niên không được quy định

1.4.2 Quy định của pháp luật giai đoạn 1975 đến nay

Ngày 27/4/1989, Chỉ thị 123- BNV/C24 được Bộ Nội vụ ban hành nhằm tăng cường cải tạo phạm nhân trong bối cảnh mới, cải thiện công tác tại các trại giam Những nỗ lực đổi mới trong quản lý, giáo dục phạm nhân đạt nhiều thành tựu đáng kể Đặc biệt, trong phạm vi thi hành án phạt tù, đối tượng dưới 18 tuổi cũng được chú trọng, cụ thể là "người chấp hành hình phạt tù là người chưa thành niên hoặc là".

Thông tư Liên bộ số 73/TT-LB năm 1959 quy định điều kiện xử tha tù trước kỳ hạn Theo đó, phạm nhân nữ được giam giữ riêng theo chế độ phù hợp với giới tính Pháp lệnh 10-L/CTN năm 1993 quy định về trại giam riêng cho phạm nhân chưa thành niên tại Điều 10.

Thấy rằng, quy định “cùm một chân” là phù hợp và không trái với Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác và các công ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên Dù phạm nhân hành vi chống phá quyết liệt cơ sở giam giữ, có biểu hiện tự sát, gây thương tích cho bản thân hoặc xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác thì việc cùm một chân để ngăn ngừa là cần thiết Tuy nhiên, lại có nhiều chưa cho rằng việc cùm chân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý mà người chưa thành niên chưa phát triển đầy đủ về nhân cách và đạo đức nên dễ bị khủng hoảng tâm lý nên việc quy định không cùm chân đối với người dưới 18 tuổi là hợp lý

Luật thi hành án hình sự (Luật số 53/2010/QH12) được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 17/6/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011 Ngày 29/6/2010, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh số 11/2010/L-CTN công bố Luật thi hành án hình sự Luật thi hành án hình sự được ban hành đánh dấu bước phát triển quan trọng trong hoạt động lập pháp của Nhà nước ta nói chung, trong lĩnh vực thi hành án hình sự nói riêng, thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước ta đối với người chấp hành án, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách hành chính cũng như bảo đảm tốt hơn quyền tự do, dân chủ của công dân Đối với giam giữ phạm nhân thì Luật thi hành án hình sự 2010 quy định khá cụ thể, riêng với phạm nhân là người dưới 18 tuổi Điều 27 Luật Thi hành án Hình sự 2010 quy định người chưa thành niên là một trong những đối tượng được bố trí giam giữ riêng Tuy nhiên, Luật thi hành án hình sự 2010 chỉ đặt ra một số quy định riêng để bảo vệ phạm nhân là người dưới 18 tuổi mà không đặt ra quy chế riêng cho đối tượng này, theo đó các chế độ, quy chế áp dụng đối với phạm nhân trưởng thành vẫn có thể được áp dụng đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi miễn là không trái với quy định riêng Bất cập cụ thể của Luật

Nhằm kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (1950-2020), Hội đồng Đội Trung ương, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 70 năm thực hiện phong trào đội và công tác thiếu nhi trong lực lượng Công an nhân dân và ngành giáo dục.

10361], (truy cập ngày 20/04/2023) thi hành án hình sự 2010 là chưa quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân nói chung và phạm nhân dưới 18 tuổi nói riêng, gây lúng túng trong công tác áp dụng như quyền được hưởng các chế độ, chính sách đối với những phạm nhân được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hoặc những quyền khác có liên quan

Luật Thi hành án hình sự năm 2010 được Quốc hội Khóa XII thông qua ngày 17/6/2010 tại Kỳ họp thứ 7, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011 Qua hơn 08 năm thi hành Luật Thi hành án hình sự năm 2010, công tác thi hành án hình sự đã được tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật và thực hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong giáo dục, cải tạo người phạm tội Bên cạnh kết quả đạt được, Luật Thi hành án hình sự năm 2010 đã bộc lộ những bất cập, hạn chế, một số quy định đã không còn phù hợp với tình hình thực tiễn; đặc biệt, từ năm 2013 đến nay, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp mới và nhiều bộ luật, luật có nội dung liên quan đến thi hành án hình sự nên các quy định của Luật Thi hành án hình sự hiện hành không đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan 7 Trước thực trạng trên:

Luật Thi hành án hình sự năm 2019 đã được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua với tỷ lệ 91,53% số Đại biểu Quốc hội tán thành và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 Cùng với đó, những vấn đề về quản lý, giam giữ phạm nhân là người chưa thành niên cũng được quy định cụ thể, giải thích, hướng dẫn rõ ràng hơn so với Luật thi hành án hình sự năm 2010 nói riêng và những văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về vấn đề này từ trước tới nay Điều này đã và đang thể hiện bước phát triển của nền tư pháp Việt Nam cũng như sự quan tâm của Đảng và Nhà nước dành cho các vấn đề liên quan đến người chưa thành niên ngày càng lớn, phù hợp với xu hướng của thế giới, các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đồng thời phần nào thể hiện được tinh thần nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong thi hành án phạt tù đối với người chấp hành án là người dưới 18 tuổi nói riêng và chính sách nhân đạo đối với người chưa thành niên phạm tội nói chung

7 Tài liệu giới thiệu luật Thi hành án (2020), [https://sotuphap.backan.gov.vn/Pages/thong-tin-tuyen-truyen-490/pho- bien-huong-dan-phap-luat-499/tai-lieu-gioi-thieu-luat-thi-hanh-an aadfdd5173ff4b17.aspx], (truy cập ngày

Chương I Những vấn đề lý luận về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi, nhóm tác giả đã thực hiện làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi Phạm nhân là người chưa thành niên phạm tội là người có độ tuổi từ 14 đến dưới 18 tuổi, hay nói cách khác, là một dạng chủ thể thực hiện phạm tội đặc biệt Các quốc gia trên thế giới và ngay cả hệ thống pháp luật Việt Nam cũng chưa có khái niệm thống nhất Do vậy, việc xác định khái niệm người chưa thành niên và vị thành niên là hai khái niệm với cách gọi khác nhưng cũng thống nhất xác định là người có độ tuổi từ 14 đến dưới

18 tuổi Trên tinh thần đó để thống nhất cách gọi, dễ dàng trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế và xử lý các chủ thể đặc biệt này BLTTHS năm 2015 đã đối cách gọi "người chưa thành niên” thành “người dưới 18 tuổi" Việc thay đổi này có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động áp dụng chế độ giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội Những nội dung quy định của pháp luật thế giới và Việt Nam về vấn đề này sẽ phân tích làm rõ ở Chương II.

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ, PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CHẾ ĐỘ

Pháp luật quốc tế về việc quy định chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi

2.1.1 Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (1989) (CRC)

Một trong những nguyên tắc chung của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em được quy định tại Điều 3 là: “trong tất cả mọi hành động liên quan đến trẻ em, dù do các cơ quan phúc lợi xã hội công cộng hay tư nhân, tòa án, các nhà chức trách hành chính hay cơ quan lập pháp tiến hành thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu” Mặc dù, Công ước không đưa ra khái niệm chính xác như thế nào là “lợi ích tốt nhất của trẻ em” cũng như không đưa ra cách thức mà các Chính phủ và các cơ quan nhà nước nên áp dụng quy định này song từ thực tiễn và tại Đoạn 12 Bình luận chung số 24 về Các quyền của trẻ em trong tư pháp người chưa thành niên của Ủy ban Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em có nêu như sau:“Trong tất cả các quyết định được đưa ra khi áp dụng tư pháp với người chưa thành niên, lợi ích tốt nhất của trẻ em cần được quan tâm hàng đầu Trẻ em khác với người trưởng thành về mức độ phát triển thể chất và tâm lý cũng như những nhu cầu cảm xúc và giáo dục Những sự khác biệt đó là lý do khiến trẻ em có năng lực pháp luật hình sự thấp hơn Những điều này và những sự khác biệt khác là lý do vì sao cần có một hệ thống tư pháp riêng cho người chưa thành niên và cần xử lý trẻ em theo cách thức khác với người lớn Chẳng hạn, bảo vệ những lợi ích tốt nhất của trẻ em đồng nghĩa với việc phải thay thế những mục tiêu truyền thống của tư pháp hình sự, như trấn áp trừng phạt, bằng các mục tiêu phục hồi và tư pháp phục hồi khi xử lý trẻ em vi phạm pháp luật Điều này có thể thực hiện trên cơ sở kết hợp với việc đảm bảo an toàn cho cộng đồng một cách có hiệu quả.”

Theo các văn bản pháp lý, lợi ích tốt nhất của trẻ em là nguyên tắc hàng đầu trong hệ thống tư pháp dành cho người chưa thành niên Tuy nhiên, thuật ngữ này vẫn còn ít được đề cập trong các văn bản pháp lý của nhiều quốc gia.

Các chuẩn mực quốc tế và Ủy ban Liên hợp quốc về quyền trẻ em khuyến nghị việc xây dựng một đạo luật riêng về tư pháp người chưa thành niên nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn và quy tắc quốc tế được phản ánh một cách đầy đủ, toàn diện trong các quy định về hệ thống tư pháp người chưa thành niên, đồng thời đảm bảo rằng các trình tự, thủ tục, các quy định liên quan đến người chưa thành niên được xây dựng dựa trên nguyên tắc phù hợp với các nhu cầu và lợi ích cụ thể của người chưa thành niên

Theo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (Điều 37), trẻ em không được tra tấn, tử hình hoặc đối xử tàn tệ, vô nhân đạo Giam giữ trẻ em chỉ được xem là biện pháp cuối cùng trong thời gian ngắn nhất có thể Trẻ em bị tước tự do phải được đối xử nhân đạo và tôn trọng, cũng như được liên lạc với gia đình Đặc biệt, trẻ em bị vào tù phải được cách ly với người lớn.

Theo như quy định của Công ước thì khi phạm nhân là người dưới 18 tuổi vi phạm hình sự thì biện pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ưu tiên các biện pháp nhằm giáo dục, tư pháp tạo điều kiện cho người dưới 18 tuổi phạm tuổi có cơ hội tái hòa nhập với cộng đồng cũng như có cuộc sống lành mạnh hơn Và việc giam giữ trẻ em là phạm nhân dưới

18 tuổi chỉ được áp dụng như một biện pháp cuối cùng trong thời hạn ngắn nhất có thể Sở dỉ, trẻ em là những đối tượng chưa có đủ nhận thức, hành động thiếu chín chắn cũng như chưa phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần

8 Đạo luật Tư pháp Vị thành niên (Ghana) 2003, Phần 2

Thông qua các quy định pháp lý về thi hành án hình sự đối với phạm nhân dưới 18 tuổi, Luật đã đặt ra yêu cầu đặc biệt về việc tách biệt giữa phạm nhân dưới 18 tuổi và phạm nhân trưởng thành trong quá trình thi hành án.

2.1.2 Các Quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do,

Công ước này được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng Nghị quyết 45/113 ngày 14/12/1990, là một những văn kiện chuyên biệt để bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do Phạm nhân là người dưới 18 tuổi là những phạm nhân đặc biệt, họ chưa là người trưởng thành, chưa nhận thức đầy đủ về mặt tâm sinh lý, thể chất; do đó, để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người dưới 18 tuổi thì Liên hợp quốc đã xây dựng hệ thống các quy tắc, đồng thời ghi nhận các nguyên tắc về việc đối xử cũng như các điều kiện cần thiết, tốt nhất cần phải làm khi giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi

Người chưa thành niên là người 18 tuổi Giam giữ là một trong những biện pháp tước đi tự do của người đó Mặc khác, tước tự do nghĩa là bất kỳ hình thức giam giữ hoặc cầm tù nào, hay đưa một người vào nơi giam giữ chung hoặc riêng, mà người đó không được tự ý rời bỏ nơi giam giữ trừ khi có quyết định của cơ quan tư pháp, hành chính hoặc cơ quan công quyền khác 9 Theo công ước Havana hay Các quy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do, 1990 thì việc tước tự do này nhằm đảm bảo tôn trọng quyền con người trong điều kiện và hoàn cảnh phù hợp và mang tính nhân đạo Phạm nhân là người dưới 18 tuổi bị giam giữ trong những cơ sở giam giữ cần được bảo đảm hưởng những quyền lợi của các hoạt động và các hoạt động, chương trình này nhằm phục vụ cho việc giúp họ tái hòa nhập cộng động, làm mới cuộc đời, cũng như rèn luyện cho họ tinh thần trách nhiệm, thái độ và những kỹ năng để họ có thể quay trở lại với cộng động và cống hiến hết những tiềm năng của mình với tư cách là thành viên của xã hội

Công ước Havana quy định người chưa thành niên bị giam giữ khi bị bắt hoặc chờ xét xử phải được coi là vô tội và được đối xử như vậy Tuy nhiên, vì đây là một biện pháp trừng phạt mang tính pháp lý cao cũng như mức xử lý nặng đối với phạm tội là người dưới 18 tuổi, một người còn quá trẻ, phát triển về thể chất lẫn tinh thần chưa hoàn thiện Do vậy, cần phải nỗ lực áp dụng các biện pháp thay thế Tuy nhiên, khi Tòa án giải quyết các vụ việc hình sự liên quan đến trẻ em thì Tòa án thường dành cho người chưa thành niên biện

9 Quy tắc số 11, Các Quy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do, 1990 pháp giam giữ phòng ngừa và cơ quan điều tra dành sự ưu tiên tuyệt đối cho việc giải quyết nhanh nhất các vụ án này, để bảo đảm rằng thời gian giam giữ ở mức thấp nhất có thể Những người bị tạm giam chưa xét xử cần được tách biệt ra khỏi những người chưa thành niên đã bị kết án

Công ước đã dành một mục lớn để nói về quản lý các cơ sở giam giữ người chưa thành niên Liên quan đến hồ sơ tài liệu thì mọi báo cáo, kể cả lý lịch tư pháp, hồ sơ sức khỏe, hồ sơ kỷ luật và mọi tài liệu liên quan tới hình thức, nội dung và chi tiết cụ thể của việc xử lý cần được lưu giữ thành tập hồ sơ cá nhân bảo mật, được cập nhật thường xuyên, chỉ những người có thẩm quyền mới được xem, và được phân loại sao cho dễ hiểu Nếu có thể, mọi người chưa thành niên cần có quyền phủ nhận những sự kiện hay ý kiến ghi trong hồ sơ của mình để cho phép đính chính những tuyên bố không chính xác, không có cơ sở hoặc không công bằng Để thực hiện quyền này, cần phải có các thủ tục cho phép bên thứ ba thích hợp được tiếp cận và tra cứu các hồ sơ đó theo yêu cầu Khi người chưa thành niên được trả tự do thì những hồ sơ tài liệu liên quan tới người đó phải được niêm phong và hủy bỏ vào một thời điểm thích hợp 10 Bên cạnh đó, không được giam giữ những người chưa thành niên vào cơ sở giam giữ khi chưa có lệnh giam giữ của cơ quan tư pháp, cơ quan hành chính hoặc cơ quan công quyền khác khi lệnh đó chưa có hiệu lực

Khi người chưa thành niên bị tạm giam, bố mẹ hoặc người giám hộ của họ phải được thông báo chi tiết về việc tiếp nhận, chuyển giao hoặc trả tự do của người chưa thành niên đó Những người chưa thành niên bị tạm giam cần được giúp đỡ toàn diện về các mục tiêu và phương pháp chăm sóc, quy định kỷ luật, biện pháp tìm kiếm thông tin, khiếu nại và các vấn đề cần thiết để họ hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong thời gian bị giam giữ.

Người chưa thành niên được tạm giam riêng tách ra khỏi người thành niên, trừ khi họ là thành viên trong cùng một gia đình Vì người chưa thành niên là đối tượng đặc biệt nên cần thiết phải thành lập cơ sở giam giữ riêng Các cơ sở giam giữ người chưa thành niên cần phi tập trung hóa và có quy mô phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi một nhất để tạo môi trường gặp gỡ thuận lợi giữ người chưa thành niên và gia đình họ Vì tạm giam riêng một

10 Quy tắc số 19, Các Quy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do, 1990

11 Quy tắc số 27, Các Quy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do, 1990 mình, tách biệt ra khỏi người thành niên nên được thiết lập và hòa nhập vào môi trường xã hội, kinh tế và văn hóa của cộng đồng

Pháp luật một số quốc gia trong quy định chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới

Trong tiến trình phát triển của xã hội loài người trên thế giới, trẻ em là một trong những đối tượng cần được quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng trong độ tuổi phát triển; mặc khác, chúng ta cũng có những biện pháp áp dụng đối với trẻ em khi chúng vi phạm liên quan đến pháp luật Chính vì vậy, một số nước đã ban hành cho mình một số đạo luật phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế và hoàn cảnh quốc gia nhằm điều chỉnh phạm nhân là người dưới 18 tuổi Qua đó, xuất hiện một số quốc gia bên cạnh sẽ có những điểm tương đồng về quy định đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi, đồng thời sẽ có những điểm khác biệt ở các quốc gia, điểm hình là các nước Áo, Ba Lan và Nhật Bản Ở các quốc gia này, có quy định khá tương đồng với pháp luật quốc tế về giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi và quy định của pháp luật Việt Nam, tuy nhiên ở họ cũng sẽ có những quy định khác để phù hợp với hoàn cảnh quy định của đất nước mình, và đâu đó ở họ cũng có những điểm mới chúng ta cần học hỏi thêm ở hoàn thiện pháp luật quốc gia Truyền thống,

20 Quy tắc số 8, Các Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân, 1955

Quy tắc 85 là một trong 21 Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân, được Liên hợp quốc thông qua năm 1955 Quy tắc này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ bản sắc văn hóa và tôn giáo của tù nhân, phù hợp với thuần phong mỹ tục và chuẩn mực đạo đức xã hội của từng quốc gia cụ thể.

2.2.1 Pháp luật nước Áo về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi Áo là một trong những quốc gia có quy định chung về thi hành án tù đối với người chưa thành niên sẽ được áp dụng cho việc thi hành án tù đối với người chưa thành niên Điều đó được xây dựng nên thành một Đạo luật Tòa án Vị thành niên 1988 - JGG

Theo đó, trong trại giam vị thành niên, tù nhân cần được giáo dục để cư xử phù hợp với pháp luật và yêu cầu của đời sống cộng đồng Nếu thời hạn của bản án cho phép, họ nên được đào tạo trong một nghề tương ứng với kiến thức, kỹ năng của họ và, nếu có thể, với hoạt động và khuynh hướng trước đây của họ 22

Tù nhân vị thành niên phải được tách ra khỏi tù nhân đã trưởng thành không bị giam giữ ở người chưa thành niên Tuy nhiên, việc tách biệt có được miễn trừ nếu, trong hoàn cảnh, không có lý do gì để sợ rằng các tù nhân vị thành niên sẽ bị ảnh hưởng có hại hoặc thiệt thòi

Việc xử tử tù nhân vị thành niên trong các cơ sở đặc biệt được chỉ định cho mục đích này hoặc các bộ phận đặc biệt của các cơ sở khác để thi hành án giam giữ có thể, trong chừng mực không có lý do gì để sợ rằng điều này sẽ có ảnh hưởng có hại hoặc bất lợi nào khác đối với tù nhân vị thành niên: 1 Tù nhân trưởng thành dưới hai mươi tuổi, và; 2 Các tù nhân sẽ bị giam giữ trong trại giam vị thành niên là cấp dưới cho đến khi họ đến hai mươi bốn Nếu, tại thời điểm đến hai mươi bốn tuổi, có khả năng chỉ còn lại một bản án không quá một năm sẽ được thi hành, hoặc nếu việc chuyển đến một tổ chức dành cho việc thi hành án giam giữ cho người lớn sẽ liên quan đến những bất lợi đặc biệt cho tù nhân, tù nhân có thể vẫn thuộc hệ thống hình sự vị thành niên để thi hành phần còn lại của bản án Trong mọi trường hợp, một tù nhân đã đến hai mươi bảy tuổi sẽ không bị giam giữ ở tuổi vị thành niên 23

Trong trường hợp không có cơ sở đặc biệt hoặc bộ phận đặc biệt dành cho tù nhân vị thành niên thuộc giới tính nữ, các bản án giam giữ sẽ được thực hiện đối với những người chưa thành niên đó trong các cơ sở hình sự và nhà tù tư pháp nói chung Việc phóng thích

22 Điều 53, Đạo luật Tòa án Vị thành niên 1988 - JGG

23 Điều 55, Đạo luật Tòa án Vị thành niên 1988 - JGG người chưa thành niên và tù nhân đã thành niên bị giam giữ vị thành niên cũng có thể diễn ra trong các nhà tù tư pháp

Việc thi hành các biện pháp phòng ngừa đối với người chưa thành niên liên quan đến tước quyền tự do phải được thực hiện trong các cơ sở được chỉ định để thực hiện các biện pháp này đối với người thành niên theo Điều 58 và Điều 59 của Đạo Luật Nhà tù hoặc trong các cơ sở hoặc bộ phận dành cho việc xử tử người chưa thành niên trong tù Bộ Tư pháp Liên bang chịu trách nhiệm xác định tổ chức sẽ áp dụng những sửa đổi thích đáng liên quan đến việc tách người chưa thành niên được cung cấp để thi hành một biện pháp phòng ngừa khỏi người lớn và tù nhân vị thành niên 24

Ngược lại, trong trường hợp xử tử và trao trả, phải cẩn thận để đảm bảo rằng các tù nhân không tiếp xúc với công chúng càng nhiều càng tốt Nếu không có mối quan tâm nào trong trường hợp cá nhân, việc xử tử và trao trả sẽ được tiến hành bởi các quan chức mặc thường phục Tù nhân nữ phải được các nữ sĩ quan đi cùng nếu có thể.

2.2.2 Pháp luật nước Ba Lan về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi

Theo quy định của pháp luật Ba Lan thì “vị thành niên là một người chưa được coi là người lớn trong luật hình sự (trước khi bước sang tuổi 17); trẻ vị thành niên là một người trước khi tròn 21 tuổi (trong bản án sơ thẩm trước khi tròn 24 tuổi)” Nếu như phạm nhân trẻ tuổi chưa thành niên phạm tội hình sự thì sẽ có các cơ sở giam giữ (tạm thời) khác dành cho chưa thành niên: nhà tạm trú cho người chưa thành niên, nhà trọ, sở cảnh sát cơ sở dành cho trẻ em, trung tâm giáo dục vị thành niên, cơ sở tâm thần (khu dành cho vị thành niên) hoặc cơ sở nhà chăm sóc xã hội chuyên biệt - đây là những trung tâm tạm trú dành cho họ, có cơ sở, đơn vị hoặc buồng giam riêng dành cho phạm nhân chưa thành niên

Theo quy định, những tù nhân trẻ tuổi như vậy được giữ riêng biệt với những người lớn tuổi hơn Tuy nhiên, nếu có lý do giáo dục, Bộ luật Hình sự hành pháp cho phép sắp xếp một thanh niên tù nhân với một người lớn Phạm nhân trẻ tuổi không thể bị giam giữ trong các phòng giam riêng lẻ

Phạm nhân chưa thành niên được giáo dục ở hầu hết các cơ sở Theo điều 66 của Đạo luật Tư pháp Vị thành niên, việc đào tạo chung và dạy nghề phải được cung cấp cho tất cả

24 Điều 57, Đạo luật Tòa án Vị thành niên 1988 - JGG trẻ vị thành niên trong các trung tâm giam giữ và cải tạo Giáo dục là bắt buộc cho đến khi

18 tuổi, kể cả đối với trẻ vị thành niên bị giam giữ Các địa điểm giam giữ được thiết lập bởi “Đạo luật về thủ tục tố tụng trong các vụ án vị thành niên” như cải huấn cơ sở vật chất, nhà tạm trú và trung tâm giáo dục thanh thiếu niên thường được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của trẻ vị thành niên Các bản án thay thế tồn tại để tránh bỏ tù những tội phạm trẻ tuổi - Hạn chế quyền tự do được ưa thích hơn một bản án tù, chỉ nên được sử dụng như là phương sách cuối cùng Những người phạm tội trẻ tuổi cũng có thể được đưa vào các trung tâm chuyên về tái hòa nhập cuộc sống thành phố Phạm nhân chưa thành niên được thăm gặp thêm mỗi tháng một lần ở mỗi loại trại giam

Pháp luật Thi hành án hình sự Việt Nam quy định chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi

Luật Thi hành án hình sự quy định toàn diện về tổ chức, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thi hành án hình sự, bao gồm các hình phạt: tù, tử hình, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, trục xuất, tước quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, án treo, tha tù trước thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn, vĩnh viễn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn, biện pháp tư pháp Ngoài ra, luật còn quy định về quyền, nghĩa vụ của người thi hành án, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan So với Luật Thi hành án hình sự năm 2003, luật mới có nhiều thay đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tiễn, góp phần đảm bảo tính răn đe, nghiêm minh của pháp luật.

2010, Luật mở rộng thêm phạm vi điều chỉnh về thi hành quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện; về thi hành bản án, quyết định về đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn và các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội; về quyền, nghĩa vụ của pháp nhân thương mại chấp hành án hình sự, biện pháp tư pháp Bố cục của Luật có 207 điều, được quy định thành 16 chương Một trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật thi hành án hình sự là nhân đạo, bình đẳng trước pháp luật và trước cơ quan thi hành án, kết hợp giáo dục, cải tạo và cưỡng chế, tôn trọng, bảo đảm quyền và tự do cơ bản của con người và của công dân, đặc biệt là người dưới 18 tuổi phạm tội hình sự Luật thi hành án hình sự đã quy định thành một mục riêng dành cho phạm nhân là người dưới 18 tuổi phạm tội, cụ thể tại mục 4 Chương III quy định đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi từ điều 73 đến điều 76 của Luật này

Phạm nhân là người dưới 18 tuổi, thực hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hình sự thì sẽ bị áp dụng một số chế tài phù hợp với người dưới 18 tuổi Sở dì vì điều này thể hiện ở tính nhân đạo của pháp luật, nhà nước, chính phủ trong việc áp dụng các biện pháp giam giữ dành cho phạm nhân là người dưới 18 tuổi Hoạt động giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động thi hành án phạt tù Tuy nhiên, biện pháp giam giữ tại cơ sở trại giam sẽ là biện pháp áp dụng cuối cùng trong chế tài xử phạt đối với người phạm nhân là người dưới 18 tuổi Việc đảm bảo lợi ích hợp pháp có đúng đắn hay không thì hoạt động giam giữ góp phần quan trong việc thể hiện điều này Do đó, pháp luật THAHS Việt Nam xây dựng nhiều quy định riêng về giam giữ đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi

Thứ nhất, điều kiện vật chất tại cơ sở giam giữ Tại Luật THAHS, cụ thể mục 4

Chương III không có quy định riêng biệt, cụ thể về điều kiện vật chất giam giữ, các điều kiện cơ sở buồng giam dành cho phạm nhân là người dưới 18 tuổi, do vậy việc thiết kế giam giữ sẽ được thực hiện theo quy định chung đối với phạm nhân Theo khoản 3 Điều 48 quy định về chế độ ở đối với phạm nhân thì phạm nhân được ở theo buồng giam tập thể, trừ phạm nhân đang bị giam riêng theo quy định của các điểm d, đ, e, g khoản 2 và khoản

3 Điều 30 của Luật này Chỗ nằm tối thiểu của mỗi phạm nhân là 2m 2 31 Những quy định này được áp dụng chung cho các phạm nhân phạm tội nói chung Mặc khác, có thể nhìn ra được điểm khác biệt so với pháp luật, quy định quốc tế thì quy định của pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam chưa có sự đầy đủ, cụ thể chi tiết Theo đó, tại nguyên tắc số 10 Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân đã đặt ra các điều kiện: mọi nơi ăn chốn ở cho tù nhân và đặc biệt là nơi ngủ phải đáp ứng được các yêu cầu về y tế, có chú ý đúng mức đến các điều kiện khí hậu và đặc biệt là các điều kiện về dung tích không khí, diện tích sàn tối thiểu, ánh sáng, sưởi ấm và thông hơi 32 Qua đó, cho thấy được quy định của pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam quy định còn quá hạn hẹp, chỉ quy định diện tích tối thiểu dành cho phạm nhân phạm tội, điều này khác xa đối với các quy định của công ước quốc tế về việc quan tâm đến chỗ ở dành cho phạm nhân Hơn thế, Quy tắc Havana cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng các quy tắc tối thiểu về đối xử với tù nhân do Liên hợp quốc thông qua, cùng với đó việc áp dụng các quy tắc này cần quan tâm đến những

32 Quy tắc số 10, Các Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân, 1955 nhu cầu khác nhau, đặc trưng cho lứa tuổi, giới tính và cá tính của các em 33 Không những không đảm bảo cơ bản nhu cầu tối thiểu dành cho phạm nhân mà pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam còn thiếu sót trong việc xây dựng chế định đặc biệt dành cho phạm nhân là người dưới 18 tuổi Sở dỉ, phạm nhân là người dưới 18 tuổi còn chưa hoàn thiện đầy đủ về mặt tinh thần lẫn thể chất, không thể giam chung với người trưởng thành, cần phải tách riêng giam ở cơ sở buồng giam riêng Do đó, đây là một điểm bất cập to lớn là pháp luật Việt nam cần phải khắc phục nhằm bảo đảm quyền lợi của phạm nhân là người dưới 18 tuổi cũng như là phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế, với những hướng dẫn của Liên hợp Quốc về vấn đề này 34

Thứ hai, phạm nhân là người dưới 18 tuổi được bố trí giam giữ riêng Như đã được đề cập trước đó, vì phạm phân là người dưới 18 tuổi là đối tượng đặc biệt nên được pháp luật quy định riêng sẽ được giam giữ riêng 35 Đối với đối tượng phạm nhân là người dưới

18 tuổi chưa hoàn thiện đầy đủ cả về mặt tinh thần lẫn thể chất, chưa kiểm soát được hành vi, suy nghĩ của mình, họ là những đối tượng dễ bị đối tượng xấu tác động và dễ sa ngã vào cạm bẫy của xã hội, dễ làm vào con đường tù tội vì những hành động, suy nghĩ thiếu chín chắn Do đó, cần phải được áp dụng, bố trí cơ sở giam giữ riêng, tách bạch với cơ sở giam giữ của người trưởng thành để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của phạm nhân trưởng thành, đảm bảo môi trường phát triển lành mạnh cho đối tượng này Chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi được quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật THAHS 2019, theo đó phạm nhân là người dưới 18 tuổi được giam giữ theo chế độ riêng phù hợp với sức khỏe, giới tính và đặc điểm nhân thân của họ 36 Luật THAHS 2019 đã có sự kế thừa, tiếp nối Luật THAHS 2010 thông qua việc phạm nhân là người dưới 18 tuổi sẽ được bố trí giam giữ riêng tại một trong hai khu sau: Một, khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm Hai, khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và thời hạn chấp hành án còn lại dưới 15 năm; phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã chấp hành một phần hai thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được giảm thời hạn chấp hành án 37 Theo tinh

33 Quy tắc số 27, Các Quy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do, 1990

34 Nguyễn Thị Ngọc Hân (2022), Chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi - So sánh quy định của pháp luật Việt Nam với các quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, tr 57

35 Điểm b, khoản 2 Điều 30 Luật Thi hành án Hình Sự 2019

36 Khoản 1 Điều 75 Luật Thi hành án Hình sự 2019

37 Điều 30 Luật Thi hành án Hình sự 2019 thần bảo vệ quyền lợi của trẻ em, tại Điều 37 Công ước quốc tế về quyền trẻ em nhấn mạnh rằng “mọi trẻ em bị tước quyền tự do phải được cách ly với người lớn” 38 , Quy tắc Havana tại quy tắc số 26 cũng khẳng định “người chưa thành niên bị giam giữ phải được tách khỏi người lớn và được giam giữ ở một cơ sở riêng hay một khu riêng trong một cơ sở giam giữ có cả người lớn” 39 Việc tổ chức giam giữ riêng sẽ “hạn chế phần nào sự tiếp xúc với phạm nhân đã thành niên, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thăm gặp nhân thân” 40 Như vậy, với các quy định trên đã cho thấy được các quy định giam giữ riêng của phạm nhân là người dưới 18 tuổi phù hợp với hướng dẫn của quốc tế trong lĩnh vực hình sự đối với người chưa thành niên nói chung 41

Thứ ba, khi đủ 18 tuổi thì chuyển sang thực hiện chế độ quản lý giam giữ đối với phạm nhân từ đủ 18 tuổi trở lên Trong quá trình giam giữ đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi, họ đạt đến độ tuổi từ đủ 18 tuổi thì không còn áp dụng chế độ dành riêng cho người dưới 18 tuổi mà chuyển sang hình thức giam giữ được áp dụng đối với người thành niên phạm tội Sự chuyển giao phạm nhân là người dưới 18 tuổi sang chế độ giam giữ đối với phạm nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, đạt được khả năng trưởng thành về mặt tâm lý và hành động của mình cần được quan sát, quan tâm cũng như có cái nhìn bao quát về mặt tâm sinh lý, trưởng thành của phạm nhân dưới 18 tuổi Chuyển sang cơ sở giam giữ mới, phạm nhân phải làm quen với môi trường mới, không còn những đãi ngộ đặc biệt dành cho phạm nhân là người dưới 18 tuổi nữa mà giờ đây họ là những người đã trưởng thành về mặt ý thức, tâm lý và hành động thì áp dụng biện phạm giam giữ giống với người thành niên phạm tội Tuy nhiên, chưa có một cơ sở, quy tắc nào nói rằng, bảo đảm rằng từ thời điểm bước sang tuổi 18 tuổi thì phạm nhân họ sẽ đủ khả năng nhận thức cũng như tâm lý vững vàng để không chịu những ảnh hưởng, tác động từ những phạm nhân là người trưởng thành Do đó, trong quá trình hoàn thiện cũng như cải cách tư pháp các quy định về thi hành án hình sự ngày nay cần sửa đổi, bổ sung quy định là các trường hợp đặc biệt khi người phạm nhân là người dưới 18 tuổi đã đến tuổi nhưng không cần thiết phải chuyển sang cơ sở giam giữ dành cho người trưởng thành Tuy nhiên, pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam lại có

38 Công ước quốc tế về quyền trẻ em

39 Các quy tắc của Liên hiệp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do, 1990 (Quy tắc Havana)

40 Lê Huỳnh Tấn Duy, “Đánh giá một số quy định của pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam đối với phạm nhân là người chưa thành niên trên cơ sở so sánh với các quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế”, Hội thảo quốc tế về “Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên” do Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 13/10/2021

41 Nguyễn Thị Ngọc Hân (2022), Chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi - So sánh quy định của pháp luật Việt Nam với các quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, tr 53 những hạn chế trong các quy định liên quan đến việc xác định độ tuổi Độ tuổi không phải là căn cứ để khẳng định họ có đủ khả năng nhận thức, hoàn thiện đầy đủ, thích ứng với môi trường mới, không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những tác động từ thế giới bên ngoài Giai đoạn 18 tuổi là một giai đoạn đầy rẫy sự thử thách, là khoảng thời gian bức phá, phá vỡ những ràng buộc, thắt chặt trong giới hạn bản thân, thiệt lập nên những kỷ lục mới Đó là một chặng đường khó khăn, thay đổi sâu sắc trong não bộ, tâm lý, những thay đổi đó có thể ảnh hưởng đến hành vi và sức khỏe tâm thần 42 Nhiều nghiên cứu về tâm lý học, chỉ ra rằng

“tiêu chí xác định một người trưởng thành là khi cá nhân đó khả năng chịu trách nhiệm với bản thân tư suy nghĩ, hành vi và cảm xúc” 43 Trái lại với điều này, pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam quy định khi đủ 18 tuổi thì phạm nhân sẽ được thực hiện chuyển sang nơi giam giữ dành cho phạm nhân trưởng thành, có thể thấy quy định này không trái với các hướng dẫn của quốc tế nói chung về giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi Tuy nhiên, các hướng dẫn của quốc tế đặt ra một số ngoại lệ nhất định nhằm đảm bảo lợi ích tối đa của chủ thể này Tiêu biểu là Bình luận chung số 24 (2019) nhấn mạnh việc không có nghĩa là trẻ em phải chuyển đến cơ sở dành cho người lớn ngay khi trẻ đủ 18 tuổi Việc tiếp tục ở lại cơ sở dành cho trẻ em phải được chấp thuận, nếu điều đó vì lợi ích tốt nhất của họ và không trái với lợi ích tốt nhất của trẻ em trong cơ sở giam giữ đó 44 Do đó, việc chúng ta đặt ra dấu hỏi to lớn cho vấn đề này là nếu không được đảm bảo thì tạo sức ép to lớn về tâm lý cho phạm nhân khi đạt độ tuổi từ đủ 18 tuổi, cần thiết kế thêm những trường hợp đặc biệt nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi họ 45

Thứ tư, giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi trong buồng kỷ luật Hướng dẫn tại Nghị định 133/2020/NĐ-CP ngày 09/11/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự trong quá trình chấp hành hình thức kỷ luật này phạm nhân chỉ được mang theo các đồ dùng phục vụ sinh hoạt cá nhân theo quy định Buồng kỷ luật phạm nhân phải đảm bảo chặt chẽ về an ninh an toàn, bảo đảm ánh sáng, thông thoáng và theo mẫu thiết kế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng 46 Trong thời gian bị

Quy định về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 của pháp luật Việt Nam với Pháp luật quốc tế và pháp luật một số nước trên thế giới

2.4.1 So sánh với các chuẩn mực quốc tế

Luật THAHS Việt Nam, Công ước quốc tế, Quy tắc Havana cho thấy việc phạm nhân là người dưới 18 tuổi sẽ được bố trí giam giữ riêng tại một trong hai khu sau: một, khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm Hai, khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và thời hạn chấp hành án còn lại dưới 15 năm; phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã chấp hành một phần hai thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được giảm thời hạn chấp hành án Theo tinh thần bảo vệ quyền lợi của trẻ em, tại Điều 37 Công ước quốc tế về quyền trẻ em nhấn mạnh rằng “mọi trẻ em bị tước quyền tự do phải được cách ly với người lớn” Quy tắc Havana tại quy tắc số 26 cũng khẳng định “người chưa thành niên bị giam giữ phải được tách khỏi người lớn và được giam giữ ở một cơ sở riêng hay một khu riêng trong một cơ sở giam giữ có cả người lớn” Như vậy, qua những

47 Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (1989) (CRC)

48 Nguyễn Thị Ngọc Hân (2022), Chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi - So sánh quy định của pháp luật Việt Nam với các quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, tr 58 quy định trên, cho thấy được điểm tương đồng này là đúng đắn và phù hợp các quy tắc được đặt ra

Pháp luật THAHS Việt Nam hiện nay chưa quan tâm đến việc đảm bảo nhu cầu và các vấn đề cá nhân của nữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi, mặc khác Quy tắc Bắc Kinh nhấn mạnh việc cần quan tâm đặc biệt đến đối tượng này trong quá trình thi hành án án phạt tù Cùng với đó, Quy tắc Bắc Kinh tiếp tục khẳng định sự cần thiết của việc đối xử công bằng với phạm nhân nam, nữ trong quá trình thi hành án phạt tù, cụ thể “quyền được đối xử công bằng của các em phải được bảo đảm” 49 Đây được xem là một nguyên tắc thể hiện tính nhân đạo phù hợp với quy tắc quốc tế Xét về mặt thực tế xã hội hiện nay, chúng ta vẫn đang ra sức tạo môi trường bình đẳng, công bằng về giới tính Ở xã hội ngày càng phát triển, thời đại 4.0 chuyển đổi số, ý thức của mọi người đang dần hiện đại, cởi mở hơn trong bình đẳng giới Hơn thế, “bình đẳng giới là một trong những mục tiêu phấn đấu của các quốc gia trên thế giới nhằm hướng đến một xã hội tiến bộ, bình đẳng và phát triển bền vững Thực tế cho thấy, cả nam giới và nữ giới đều chịu những tác động từ bất bình đẳng giới, nhưng phụ nữ và trẻ em gái vẫn là nhóm đối tượng chịu nhiều thiệt thòi hơn” 50 Tuy nhiên, chúng ta thường đấu tranh cho bình đẳng giới trong lao động, học tập, gia đình và xã hội nhưng lại bỏ qua vấn đề bình đẳng giới trong thi hành án phạt tù, đây là một trong những thiếu sót trong pháp luật THAHS Việt Nam và chúng ta cần nhìn nhận, xây dựng những quy định để đảm bảo sự bình đẳng giới một cách toàn diện nhất có thể, dù nữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi là người phạm tội và phải chấp hành bản án theo quy định của pháp luật nhưng họ vẫn được đảm bảo đối xử bình đẳng nhất có thể trong môi trường cải tạo 51

Pháp luật THAHS Việt Nam hiện nay chưa có các quy định về bán giam giữ như “nhà mở” trong khi điều này được đề cập tại quy tắc số 29 của Quy tắc Bắc Kinh và quy tắc 30 của Quy tắc Havana Pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam lại thiếu sót trong việc ban hành các biện pháp an ninh, số lượng phạm nhân trong các cơ sở càng ít, càng tốt nhằm đảm bảo khả năng điều trị cho từng cá nhân Điều trị ở đây là giúp họ loại bỏ đi những suy

50 Bình đẳng giới - cốt lõi của sự phát triển bền vững, [http://hdll.vn/vi/nghien-cuu -trao-doi/binh-dang-gioi -cot-loi- cua-su-phat-trien-ben-vung.html] (truy cập ngày 13/06/2022)

51 Nguyễn Thị Ngọc Hân (2022), Chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi - So sánh quy định của pháp luật Việt Nam với các quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, tr 54 nghĩ tiêu cực, lệch lạc, sai trái, mở ra con đường mới giúp họ tái hòa nhập với cộng đồng, trở thành một công dân có ích cho xã hội Mặc khác, cơ sở giam giữ phạm nhân ở Việt Nam nói chung không hoàn toàn là các nhà từ “kín”, tách biệt hoàn toàn phạm nhân với môi trường xã hội 52

2.4.2 Đánh giá so sánh với pháp luật của các nước

Điểm tương đồng giữa Luật Thi hành án hình sự Việt Nam và các quốc gia khác là việc phân tách phạm nhân dưới 18 tuổi (trẻ vị thành niên) với người trưởng thành Việc phân tách này nhằm bảo vệ trẻ vị thành niên tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực từ phạm nhân trưởng thành, tạo môi trường phát triển lành mạnh cho các em.

● Điểm khác biệt: Ở Nhật Bản, chúng ta có thể thấy được rằng ở Đạo luật này cũng tách phạm nhân phạm tội dựa trên giới tính, tù nhân đang được theo dõi và bảo vệ (trừ những người có tư cách là tù nhân đang chờ xét xử hoặc tuyên án), tù nhân đang chờ xét xử hoặc tuyên án (trừ những người có tư cách là tù nhân đang được theo dõi và bảo vệ), tù nhân đang được theo dõi và bảo vệ với tư cách là tù nhân đang chờ xét xử hoặc tuyên án, tù nhân từ các trường đào tạo vị thành niên và tù nhân phi truyền thống Có nghĩa là, ở đây có sự tách biệt giam đối với phạm nhân là nữ giới Điều này có thể thấy sự khác biệt với pháp luật THAHS Việt Nam, cụ thể ở pháp luật THAHS Việt Nam vẫn chưa có sự quy định cụ thể đối với vấn đề về giới tính này, đặc biệt là nữ giới Chúng ta vẫn chưa có sự chăm sóc đặc biệt, quan tâm

52 Nguyễn Thị Ngọc Hân (2022), Chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi - So sánh quy định của pháp luật Việt Nam với các quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, tr 56 đối với vấn đề này Xu thế ngày nay hội nhập quốc tế, bình đẳng giới tính, sắc tộc, tôn giáo, những vấn đề liên quan đến nhu cầu đối với cá nhân nữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi còn chưa được chú trọng hóa Đây là điều mà chúng ta nên học hỏi nhiều hơn ở vấn đề này để phù hợp với quy tắc chuẩn mực quốc tế

Do sự khác nhau về điều kiện địa lý, nền kinh tế và những vấn đề khác, nên giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc gia về điều kiện cơ sở vật chất tại các cơ sở giam giữ cũng có những khác biệt đáng kể Tại Áo phòng giam tối thiểu đối với mỗi người là 4m 2 , Ba Lan quy định tối thiểu 3m 2 53 , Nhật Bản là 5m 2 đối với mỗi phạm nhân theo những phỏng vấn và báo cáo thực tế 54 Theo Ủy ban châu Âu về phòng chống tra tấn và Đối xử hoặc trừng phạt vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm quy định về không gian sinh hoạt cho mỗi phạm nhân trong cơ sở giam giữ: tiêu chuẩn CPT 6m 2 không gian sống cho một phòng đơn và quy định khá chi tiết về quy chuẩn của không gian sinh hoạt cá nhân trong cơ sở trại giam như: Thiết bị vệ sinh 4m² không gian sống cho mỗi tù nhân trong phòng giam nhiều người ở; Thiết bị vệ sinh có vách ngăn đầy đủ, ít nhất 2m giữa các bức tường của tế bào, ít nhất 2,5m giữa sàn và trần buồng giam 55 Tuy nhiên ở Việt Nam mỗi phạm nhân được giam giữ riêng ở phòng giam với diện tích chổ nằm tối thiểu 2m 2 quy định tại Khoản 4 Điều 48 LTHAHS

2019, đây là diện tích còn khá hạn hẹp so với tiêu chuẩn của các quốc gia khác trên thế giới Hơn thế nữa điều kiện sinh hoạt trong các phòng giam của các quốc gia khác với chế độ nghỉ ngơi, vệ sinh, giải trí…hiện đại phù hợp tạo cho phạm nhân nhất là người dưới 18 tuổi tránh khỏi những suy nghĩ tiêu cực Đây là những vấn đề rất tích cực mà chúng ta cần ta cần tiếp thu và chọn lọc phù hợp với sự phát triển của đất nước

53 Điều 110.2 Bộ luật Hình sự Ba Lan

54 Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Điều kiện Nhà tù ở Nhật Bản , ngày 1 tháng 3 năm 1995, có tại:

[https://www.refworld.org/docid/3ae6a7ee4.html], (truy cập ngày 03/08/2023)

55 Không gian sinh hoạt cho mỗi phạm nhân trong cơ sở giam giữ: tiêu chuẩn CPT ngày 15 tháng 12 năm 2015

Chương II Quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật một số quốc gia và pháp luật Thi hành án Hình sự về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi, trên cơ sở những lý luận thực tiễn nghiên cứu ở Chương 1 thì Chương 2 của đề tài đi sâu vào nghiên cứu các quy định của công ước quốc tế, pháp luật một số quốc gia trên thế giới và pháp luật Việt Nam về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi Việc tìm hiểu, phân tích các quy định được chia làm 4 phần: Một là, quy định của pháp luật quốc tế về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi Hai là, pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về chế độ giam giữ phạm nhân là người 18 tuổi Ba là, pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi Bốn là, đánh giá - so sánh quy định về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi Từ đó, trên cơ sở tìm hiểu các quy định, tác giả thực hiện so sánh pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam có những điểm tương đồng, khác biệt so với các quy tắc, chuẩn mực của pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia, đồng thời đưa ra những nhận xét về các quy định của pháp luật THAHS Việt Nam trong vấn đề nghiên cứu Cách phân tích như thế sẽ giúp cho bài nghiên cứu trở nên chặt chẽ, thể hiện đúng và đầy đủ những nội dung quan trọng để làm nổi bật vấn đề nghiên cứu Trên thực tế nghiên cứu, qua đó cho thấy được các quy định của pháp luật THAHS Việt Nam đã xây dựng một số quy định liên quan đến chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi phù hợp với các quy tắc chuẩn mực của quốc tế Tuy nhiên, song với việc đó, chúng ta vẫn không tránh khỏi những bất cập, khó khăn, trong việc quy định các chế tài phù hợp và một số điểm chưa đáp ứng được các hướng dẫn của quốc tế trong vấn đề tư pháp hình sự của người chưa thành niên Do đó, chúng ta cần có những biện pháp khắc phục, từng bước chỉnh sửa, hoàn thiện pháp luật Việt nam, từ đó tạo hành lang pháp lý chặt chẽ để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân là người dưới 18 tuổi trong quá trình chấp hành án phạt tù

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ GIAM GIỮ PHẠM NHÂN LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI

Kết thúc quá trình thực hiện nghiên cứu ở Chương I sản phẩm nghiên cứu của tác giả đã thực hiện phân tích những vấn đề lý luận về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới

18 tuổi Tiếp theo tiến trình nghiên cứu, Chương II tác giả đã tìm hiểu quy định của pháp luật quốc gia và quy định của pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi, trên cơ sở nghiên cứu thực hiện so sánh, tìm ra những quy định mà pháp luật Việt Nam đã xây dựng phù hợp với các hướng dẫn quy tắc, tiêu chuẩn Quốc tế và pháp luật các quốc gia trên thế giới trong tư pháp hình sự người chưa thành niên Trên cơ sở những nội dung đã nghiên cứu ở các chương trước, Chương III, tác giả muốn đưa ra thực trạng áp dụng quy định pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi, nhìn nhận những bất cập, hạn chế và nguyên nhân gây ra Từ đó, đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện về phương diện quy định của pháp luật và những giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi.

Thực trạng áp dụng thi hành giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi

Bởi lẽ người bị giam giữ sẽ bị cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định, bị một số quyền công dân Đây là một quy định của pháp luật có ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khi thực hiện nó Tuy nhiên việc giải quyết yêu cầu cách bách này đang từng bước được khắc phục Việc áp dụng các biện pháp này sẽ tác động đến chế độ chính sách đối với người bị áp dụng, tình hình quá tải ở các trại giam, đến cách nhìn nhận của xã hội về vấn đề giam giữ và những nhân tố về quyền con người nói chung, quyền trẻ em nói riêng trong đó có người dưới 18 tuổi theo quan điểm chính trị xã hội-vấn đề nhạy cảm hiện nay

- Cơ sở giam giữ vẫn chưa đáp ứng các tội phạm tội quả tang

Quá trình giam giữ và giáo dục, cải tạo phạm nhân ấy cũng đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế và bất cập, thực tiễn vẫn còn những vi phạm như áp dụng chưa chính xác, giam cả người dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng có mức hình phạt dưới 2 năm, giam chung cả người chưa thành niên và người thành niên Công tác giáo dục phạm nhân dưới 18 tuổi mới chủ yếu chỉ thực hiện được ở việc phổ biến quy chế, giáo dục chung, chưa thực hiện được việc giáo dục riêng, giáo dục với những thành phần cá biệt; việc tổ chức dạy nghề để tái hòa nhập cộng đồng, xóa mù chữ cho phạm nhân còn hạn chế, có trại giam chưa tổ chức thực hiện

Mỹ, quốc gia duy nhất trên thế giới có trẻ em 13 tuổi bị kết án tù chung thân mà không có khả năng được ân xá đang tồn tại loại cơ sở nơi trẻ bị giam giữ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn, khả năng tiếp cận các dịch vụ và kết quả của trẻ khi quay trở lại cộng đồng Không còn nghi ngờ gì nữa, nhà tù dành cho người lớn và nhà tù là nơi tồi tệ nhất đối với thanh thiếu niên Chúng không được thiết kế để cung cấp các dịch vụ phù hợp với lứa tuổi cho trẻ em và thanh thiếu niên, và theo Chiến dịch vì Công lý cho Thanh niên, thanh niên trong các cơ sở dành cho người lớn có thể bị biệt giam để tuân thủ tiêu chuẩn an toàn PREA về cách ly “âm thanh và thị giác” khỏi nơi giam giữ người lớn Thanh thiếu niên trong các cơ sở dành cho người lớn cũng có khả năng tự tử cao gấp 5 lần so với thanh thiếu niên trong các cơ sở dành cho trẻ vị thành niên

- Luật thi hành án chưa có quy định về nhân sự cán bộ quản lý người dưới 18

Mặc dù chưa có quy định cụ thể về vai trò của cán bộ công tác xã hội trong quá trình xử lý vi phạm đối với trẻ vị thành niên, việc xem xét áp dụng các biện pháp giam giữ chủ yếu dựa vào đánh giá của cơ quan Công an, Viện kiểm sát và Tòa án, nhưng vẫn thiếu sự đánh giá dựa trên báo cáo lý lịch xã hội do cán bộ công tác xã hội chuẩn bị Ngoài ra, chưa có quy định về thi hành án tù đối với trẻ vị thành niên không nằm trong cơ sở giam giữ với người đã thành niên, đồng thời thiếu cơ chế thân thiện dành cho đối tượng này, chỉ mới có quy định về khu vực giam giữ riêng.

Hệ thống pháp luật và quy phạm pháp luật liên quan đến giam giữ và giáo dục, cải tạo phạm nhân dưới 18 tuổi còn nhiều chồng chéo, không phù hợp thực tế, dẫn đến tính thực tiễn thấp, đặc biệt về chế độ, chính sách và quản lý Đội ngũ quản giáo còn thiếu về số lượng và trình độ chuyên môn, bị phân công trái ngành, trái nghề, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác, trong khi phạm nhân là người chưa thành niên thường hành động bốc đồng Thiếu hiểu biết và trình độ chuyên môn kém của cán bộ đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, xâm phạm quyền lợi phạm nhân Cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật còn thiếu đồng bộ và bất cập, công tác y tế chưa được triển khai đầy đủ.

Với tình trạng gia tăng tội phạm vị thành niên như hiện nay, cơ sở vật chất tại các cơ sở giam giữ hiện vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu và tính phù hợp.

Hầu hết các trại giam hiện nay các trại giam riêng, đồng thời được tổ chức giam dàn trải tại các khu giam giữ phạm nhân mô hình chung đã tạo áp lực về tâm lý giam cầm cho phạm nhân là người dưới 18 tuổi Bởi lẽ “các mô hình giam giữ sân chơi, cảnh quan tại các trại giam đều được thiết kế và xây dựng theo mô hình kiến trúc chung, khá giống nhau, phục vụ mục đích, tổ chức giam giữ phạm nhân là người trưởng thành” 57 Điều này thể hiện cho việc khi thực hiện cải tạo tại trại giam thì dù được giam giữ tách biệt nhưng môi trường sống, điều kiện sinh hoạt của phạm nhân là người dưới 18 tuổi không có khác biệt đáng kể so với phạm nhân là người trưởng thành và đặc biệt vẫn mang nặng tính giam cầm Trong

56 Lê Đức, Dùng nhục hình, 3 cựu công an lãnh 5 đến 7 năm tù,“Tiêu biểu là vụ án dùng nhục hình khiến phạm nhân tử vong diễn ra tại Trại giam Long Hòa, thuộc Bộ Công an (xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) Cụ thể, Nguyễn Phước Thuận được lãnh đạo Trại giam Long Hòa phân công phụ trách đội 9, đội 10 gồm những phạm nhân là người dưới 18 tuổi Do các phạm nhân có thái độ chống đối lao động, không tiếp thu sự giáo dục nên sáng 20/7/2017, Nguyễn Phước Thuận lần lượt gọi các phạm nhân Lê Minh Long, Lê Đức Anh, Châu Gia Huy, Điểu Linh và Lại Quốc Huy vào phòng làm việc trong xưởng đan ghế Tại đây, Thuận cùng với Nguyễn Minh Huân (cán bộ quản giáo) và Châu Minh Nhựt (chiến sĩ nghĩa vụ) bắt phạm nhân nằm sấp xuống sàn, dùng gậy cao su đánh vào mông, đùi rồi sau đó cho về Riêng đối với phạm nhân Lại Gia Huy, được Nguyễn Phước Thuận gọi vào phòng và hỏi tại sao trốn lao động nhưng phạm nhân này không thừa nhận nên bị Thuận đè nằm xuống sàn (trong phòng có mặt cả Huân và Nhựt) Lúc này có hai phạm nhân khác tự giác dùng còng số 8 còng hai tay Huy ra phía trước Thuận dùng gậy cao su đánh liên tiếp vào mông, đùi Huy sau đó đưa gậy cho Huân và Nhựt đánh liên tiếp vào mông, đùi và chân Huy Sau đó, các đối tượng còng hai tay Huy vào vách lưới B40 ở tư thế dựa lưng vào lưới B40, giơ hai tay cao hơn đầu, mỗi tay một còng, chân đứng đất Đến khoảng 13h25 phút, Thuận phát hiện Huy ngất xỉu nên cùng mọi người tháo còng và đưa đi bệnh viện cấp cứu Tuy nhiên, Lại Quốc Huy tử vong trên đường đến bệnh viện.[1] Các hành vi trên của ba bị cáo được xác định phạm vào tội dùng nhục hình quy định tại Điều 373, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm

Vụ án về tội dùng nhục hình của ba cựu công an tại Long An được đưa ra xét xử sơ thẩm vào tháng 8/2018, với mức án lần lượt là 3 năm 6 tháng tù, 2 năm 6 tháng tù và 2 năm tù Tuy nhiên, sau khi bản án sơ thẩm bị tuyên bố vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Long An đã hủy toàn bộ bản án này trong phiên phúc thẩm diễn ra vào tháng 12/2018.

57 Nguyễn Quang Vũ (2018), “Cơ sở khoa học của việc thành lập trại giam dành riêng cho phạm nhân chưa thành niên”, Tạp chí Khoa học pháp lý, 01(113)/2018 -2018, tr 47-52. khi đó mục đích của hình phạt tù áp dụng đối với người dưới 18 tuổi không nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trừng trị mà chú trọng vào việc tạo môi trường cải tạo, giáo dục, giúp họ nhận ra được sai lầm, từ đó cải hóa họ từ người phạm tội trở thành công dân tốt cho xã hội Mặt khác, dù tách biệt giam giữ những phạm nhân là người dưới 18 tuổi vẫn tiếp xúc với phạm nhân là người trưởng thành, trong khi đó mục đích của việc giam giữ riêng là đảm bảo phạm nhân là người dưới 18 tuổi không bị ảnh hưởng tiêu cực từ phạm nhân là người trưởng thành Đây là một trong những bất cập rõ ràng nhất làm giảm hiệu quả hoạt động của việc giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi

Các vấn đề pháp lý về người dưới 18 tuổi, đặc biệt là về tư pháp hình sự được quy định ở nhiều văn bản luật khác nhau (Bộ luật Hình sự; Luật THAHS; Luật đặc xá; BLTTHS; Luật trẻ em; Luật xử lý vi phạm hành chính; Luật thi hành tạm giữ, tạm giam; Luật trợ giúp pháp lý) mà chưa có một đạo luật chuyên biệt cho nên các cơ quan thực thi pháp luật còn gặp khó khăn khi áp dụng quy phạm pháp luật đối với người chưa thành niên Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm quyền cho người dưới 18 tuổi phạm tội nói chung, người chấp hành án phạt tù nói riêng.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật Hình sự về vấn đề thi hành giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi

Phạm nhân dưới 18 tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương, nên cần có sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt của gia đình và xã hội Vì vậy, chính sách hình sự và chính sách thi hành án hình sự đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh để hoàn lương Từ việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi của các nước trên thế giới, và thực tiễn các quy định của pháp luật hiện hành Việt Nam, từ đó rút ra những kinh nghiệm đưa ra giải pháp góp phần làm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi

3.2.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam về chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi

Đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ gặp và liên lạc điện thoại với người thân đã nêu tại Điều 76 Luật thi hành án hình sự theo hướng bỏ hạn chế số lần gặp, tăng thời gian gặp, đồng thời mở rộng đối tượng được gặp bao gồm thầy cô giáo và bạn học Điều này tạo cơ hội cho những cá nhân này hỗ trợ, động viên phạm nhân là người chưa thành niên, giúp họ yên tâm cải tạo và sớm hòa nhập cộng đồng Bên cạnh đó, quy định này còn tạo điều kiện cho người thân ở xa trại giam có thể thăm gặp dễ dàng hơn, cũng như tạo sự linh hoạt cho những trường hợp có thể thăm gặp thường xuyên.

Thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên là hoạt động phức tạp, có tính đặc thù, là hoạt động “lưỡng tính”, vừa có yếu tố của hoạt động tư pháp, vừa có yếu tố của hoạt động hành chính Mặc dù hoạt động thi hành án đối với phạm nhân là người chưa thành niên đã được quy định khá đầy đủ, đặc biệt là từ khi Luật thi hành án hình sự năm 2019 có hiệu lực nhưng thực tiễn cho thấy vẫn có những bất cập cần được khắc phục để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và tạo điều kiện, giúp đỡ, đảm bảo cho phạm nhân là người chưa thành niên trở thành công dân có ích cho xã hội

Các vấn đề pháp lý về người dưới 18 tuổi, đặc biệt là về tư pháp hình sự được quy định ở nhiều văn bản luật khác nhau (Bộ luật Hình sự; Luật THAHS; Luật đặc xá; BLTTHS; Luật trẻ em; Luật xử lý vi phạm hành chính; Luật thi hành tạm giữ, tạm giam; Luật trợ giúp pháp lý) mà chưa có một đạo luật chuyên biệt cho nên các cơ quan thực thi pháp luật còn gặp khó khăn khi áp dụng quy phạm pháp luật đối với người chưa thành niên Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm quyền cho người dưới 18 tuổi phạm tội nói chung, người chấp hành án phạt tù nói riêng Trong tương lai cần ban hành một đạo luật riêng về tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên, điều chỉnh trên diện rộng các vấn đề pháp lý và phải có các nội dung (giá trị cơ bản) đối với người chưa thành niên Cần ban hành các quy định về sự tham gia của nhân viên công tác xã hội trong quá trình xử lý phạm nhân bị giam giữ là người chưa thành niên, quy định rõ hơn các quy chế thân thiện đối với người dưới 18 tuổi bị giam giữ chứ không nằm ở mức độ quy định bố trí khu giam giữ riêng

Bỏ quy định giam giữ phạm nhân dưới 18 tuổi trong buồng kỷ luật xuất phát từ đặc điểm chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần, khả năng nhận thức và kiểm soát hành vi của họ Trong thời gian thụ án, họ dễ bị kích động và vi phạm nội quy trại giam Mặc dù cần xử lý kỷ luật để răn đe nhưng việc lựa chọn hình thức kỷ luật phù hợp là điều đáng quan tâm Giam giữ trong buồng kỷ luật đối với phạm nhân dưới 18 tuổi không phù hợp vì có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của họ.

18 tuổi không bị cùm chân trong thời gian chấp hành kỷ luật nhưng việc giam giữ tại buồng kỷ luật và những tác động tiêu cực của nó đến với phạm nhân là người dưới 18 tuổi thì không thể phủ nhận được Qua đó, nhận thấy được rằng đối với quy định này thì quyền của phạm nhân là người dưới 18 tuổi được bảo vệ một cách tốt hơn

Thực tế đã chứng minh việc bị giam trong ngục tối tuy không có những hành vi bạo lực trực tiếp vào thân thể của phạm nhân nhưng dễ khiến mệt mỏi và dẫn đến ức chế thần kinh Cảm xúc của người bị giam sẽ nhanh chóng chuyển sang cô đơn lạnh lẽo, dần dẫn tới trầm cảm nặng nề và phát sinh các suy nghĩ tiêu cực Cách thức tiến hành biệt giam dã man ở chỗ, nhà ngục bị cách âm hoàn toàn làm phạm nhân không cảm nhận được cuộc sống bên ngoài như thế nào Việc bị cắt đứt liên lạc với thế giới trong một thời gian ngắn nhưng sẽ làm phạm nhân cảm tưởng như kéo dài như hàng năm trời Hầu hết các phạm nhân từng chịu hình thức giam vào ngục tối đều gánh chịu những vết thương tinh thần ám ảnh kéo dài, thậm chí tới hết đời Họ thường mắc thêm chứng sợ bóng tối và sợ không gian kín, đồng thời mắc phải bệnh mất ngủ kinh niên Trong khi đó phạm nhân là người dưới 18 tuổi phát triển tâm sinh lý chưa đầy đủ nên không chịu được áp lực quá lớn Từ những phân tích trên, tác giả kiến nghị bỏ quy định về giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi trong buồng kỷ luật

THA PT đối với phạm nhân chưa thành niên đòi hỏi phải đáp ứng những đặc thù xuất phát từ tính chất đặc biệt của đối tượng phạm nhân là người dưới 18 tuổi Cơ chế tốt nhất để đáp ứng những đặc thù đó là thiết lập cơ sở giam giữ dành riêng đối với phạm nhân chưa thành niên Ở Việt Nam hiện nay đã hội đủ nhiều cơ sở, điều kiện cho sự ra đời trại giam dành riêng đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi, nâng hiệu quả THA PT lên một tầm cao mới Đầu tư cho THA PT đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi chính là đầu tư cho việc bảo đảm người là người dưới 18 tuổi được nuôi dưỡng và phát triển thể chất, tâm sinh lý một cách bình thường và lành mạnh, giáo hóa người hư hỏng thành người có ích cho xã hội Mặc dù còn những khó khăn, thách thức nhất định, nhưng vì những lợi ích to lớn mà nó mang lại, thiết lập trại giam dành riêng đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi là điều nên làm

Tiếp theo là nâng cao nhận thức về công tác quản lý, áp dụng pháp luật về giam giữ và giáo dục, cải tạo phạm nhân là người dưới 18 tuổi cho cán bộ, chiến sĩ tại các Trại giam giữ, cần phải: Tăng cường công tác nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện hệ thống lý luận về quản lý giam giữ và giáo dục cải tạo phạm nhân là người dưới 18 tuổi; coi trọng công tác tổng kết thực tiễn, hội thảo khoa học và tổ chức nghiên cứu lý luận, nghiên cứu khoa học trong các trường Công an Nhân dân, các đơn vị chuyên trách được phân công đảm nhận về nhiệm vụ khoa học hoặc chỉ đạo, quản lý nhà nước về hoạt động giam giữ và giáo dục cải tạo phạm nhân là người dưới 18 tuổi trong phạm vi toàn quốc, để kịp thời ứng dụng trong hoạt động thực tiễn đã và đang đặt ra đối với công tác này trong thời gian tới Tăng cường nguồn lực và cơ sở vật chất đầu tư cho nghiên cứu về công tác quản lý giam giữ và giáo dục cải tạo phạm nhân là người dưới 18 tuổi; nâng cao vai trò trách nhiệm đối với công tác nghiên cứu khoa học, cần có những cán bộ riêng biệt có tâm huyết về nghề nghiệp, có trình độ lý luận và chuyên môn nhất định, có kinh nghiệm, trải nghiệm chuyên sâu về thực tế trong lĩnh vực này để quản lý giáo dục người phạm tội dưới 18 tuổi Coi trọng công tác tham mưu đề xuất và chủ động việc đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, trang cấp phương tiện kỹ thuật và kinh phí hoạt động cho công tác quản lý giam giữ và cải tạo phạm nhân là người dưới 18 tuổi Tăng cường tham mưu đề xuất mở các hội nghị, hội thảo cấp bộ và chủ động cử những cán bộ có chức năng, nhiệm vụ tham gia các hội nghị quốc tế nhằm trao đổi về lý luận và kinh nghiệm thực tế, cũng như tiếp thu được những kinh nghiệm hay, việc làm tốt, để kịp thời bổ sung cho phần lý luận và vận dụng, áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh điều kiện ở nước ta nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất Các cán bộ trại giam trực tiếp quản lý phạm nhân là người dưới 18 tuổi cần được lựa chọn kỹ càng dựa trên kinh nghiệm và kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành liên quan đến người dưới 18 tuổi; và phải đặt ra các tiêu chuẩn, chỉ tiêu cụ thể, rõ ràng khi tuyển chọn Các cán bộ trại giam được phân công này phải được huấn luyện, đào tạo và cập nhật định kỳ các kiến thức kiến thức về người dưới 18 tuổi và cách đối xử phù hợp với nhóm phạm nhân này Cán bộ trại giam cũng cần hiểu rõ các quyền lợi chính đáng của phạm nhân là người dưới 18 tuổi theo quy định của pháp luật, đặc biệt là về chế độ giam giữ

Quy định về chuyển nơi giam giữ khi phạm nhân đủ 18 tuổi cần quan tâm đến việc đánh giá sự trưởng thành của phạm nhân là người dưới 18 tuổi Ở Úc Trẻ em thường thụ án trong các trung tâm giam giữ vị thành niên cho đến khi đủ 18 tuổi Tuy nhiên, những tội phạm trẻ tuổi dưới 18 tuổi có thể bị chuyển đến nhà tù nếu hành vi của chúng được cho là dẫn đến hành động đó 58 hoặc, ở Lãnh thổ phía Bắc, sau khi một thanh niên bị kết án khi 'tái phạm' lên tới 17 tuổi 59 Một số khu vực pháp lý, chẳng hạn như Queensland, quy định rằng những người 17 tuổi có thể được chuyển đến nhà tù dành cho người lớn trong một số trường hợp nhất định 60 Những nơi khác, chẳng hạn như NSW, Victoria và Tây Úc, quy định rằng trẻ em từ 16 tuổi có thể được đưa vào nhà tù dành cho người lớn trong một số trường hợp nhất định 61

Với tình hình hiện nay, khi chúng ta chưa có cơ sở giam giữ riêng dành cho phạm nhân là người dưới 18 tuổi thì cần quan tâm đến việc chuyển nơi giam giữ khi phạm nhân đủ 18 tuổi Theo quy định luật thi hành án hình sự Việt Nam khi phạm nhân vừa đủ 18 tuổi thì thực hiện chuyển họ sang khu giam giữ dành cho phạm nhân đã thành niên Quy định này của chúng ta quá cứng nhắc, cào bằng và chưa cân nhắc đến việc đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của họ Cần khẳng định, việc thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi nhằm cải tạo họ, giúp họ nhận ra những sai lầm của bản thân trong quá khứ, để sau quá trình chấp hành án họ trở thành công dân tốt cho xã hội Chưa có một cơ sở chắc chắn để khẳng định rằng khi vừa đủ 18 tuổi thì đối tượng này trưởng thành, có khả năng thích ứng ngay với môi trường mới mà không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi phạm nhân là người trưởng thành Mỗi cá nhân sẽ có mức độ trưởng thành về tâm sinh lý khác nhau, vì vậy tác giả đưa ra kiến nghị rằng việc chuyển phạm nhân là người dưới 18 tuổi sang khu giam giữ dành cho người trưởng thành cần cân nhắc đến từng đặc điểm nhân thân, khả năng nhận thức, độ trưởng thành của từng cá nhân riêng biệt Chúng ta không thể chỉ lấy tuổi là thước đo duy nhất làm cơ sở cho việc chuyển cơ sở giam giữ này

58 Đạo luật về Tội phạm Thanh niên 1993(SA) s 36

59 Đạo luật sửa đổi tư pháp vị thành niên (Số 2) 1996(NT) s 53AG Đối với những phạm nhân trẻ tuổi khác, Đạo luật

Tư pháp Vị thành niên năm 1992(NT) s 53 quy định rằng họ có thể tiếp tục ở trong trại tạm giam sau 17 tuổi, nhưng không được quá 18 tuổi

60 Đạo luật Tư pháp Vị thành niên 1992(Qld) s 211: người chưa thành niên từ 17 tuổi trở lên có thể được chuyển đến nhà tù dành cho người lớn nếu trước đó họ đã bị giam giữ trong tù vì bản án, tạm giam hoặc 'nếu không' hoặc đã bị kết án thi hành án một thời hạn tù

61 Đạo luật Trẻ em (Trung tâm Giam giữ) 1987(NSW) s 28B; Đạo luật Trẻ em và Thanh thiếu niên 1989(Vic) s 240;

7 Đạo luật về Tội phạm Thanh niên 1994(WA) s 7 Luật pháp WA quy định điều này bằng cách quy định rằng những người từ 16 tuổi trở lên không được ở chung khu vực sinh sống với tù nhân trưởng thành: Đạo luật Tội phạm Trẻ tuổi(WA) s 7

3.2.2 Một số kiến nghị khác

Thành lập trại giam riêng biệt giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi và phạm nhân là người thành niên Các quốc gia trên giới rất quan tâm đến việc tách riêng người lớn và người chưa thành niên trong các trại giam và được ghi nhận từ rất sớm, ở Úc tại Điều 37(c) của CROC yêu cầu rằng:

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

I Danh mục pháp luật Việt Nam

1 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

2 Bộ luật Hình sự (Số 100/2015/QH13) ngày 27 tháng 11 năm 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH14 (Số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017)

3 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 ngày 27 tháng 11 năm 2015 (Luật số 101/2015/QH13)

4 Luật Thi hành án Hình sự 2019 ngày 14 tháng 6 năm 2019 (Luật số 41/2019/QH14)

5 Pháp lệnh số 10/L/CTN của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Pháp lệnh Thi hành án phạt tù ngày 20/03/1993

6 Lệnh 11/2010/L-CTN của Chủ tịch nước về việc công bố Luật Thi hành án hình sự ngày 29 tháng 6 năm 2010

7 Nghị định số 133/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự ngày 09 tháng 11 năm 2020

8 Thông tư liên bộ Số: 73-TT/LB quy định Về việc quy định điều kiện và thủ tục xử tha tù trước kỳ hạn ngày 11 tháng 8 năm 1959

9 Chỉ thị số 123-BNV/C24 ngày 27/4/1989 về tăng cường công tác cải tạo phạm nhân, trong đó cho phép các địa phương, đơn vị thực hiện chế độ hợp đồng với trại giam sử dụng phạm nhân để sản xuất xây dựng

II Danh mục pháp luật Quốc tế

1 Convention on the Rights of the Child, opened it for signature on 20

November 1989, CRC or UNCRC, (came into force on 2 September 1990)

2 United Nations Standard Minimum Rules for the Administration of Juvenile Justice, adopted on 29 November 1985, Beijing Rules

3 General comment No 24 (2019) on children’s rights in the child justice system, adopted on 18 September 2019, CRC/C/GC/24

4 United Nations Standard Minimum Rules for the Treatment of Prisoners, adopted on 30 August 1955, Mandela Rules, (resolutions of 31 July 1957 and 13 May 1977)

5 United Nations Rules for the Protection of Juveniles Deprived of their Liberty, adopted on 14 December 1990, Havana Rules

6 The Juvenile Court Act 1988- JGG

7 Juvenile Classification Home Act 2014, Act No 59

8 Penal Code The Act Of 6 June 1997

9 Juvenile Justice Act 1992, As of July 1, 2023 - Act 44 of 1992

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bình đẳng giới – cốt lõi của sự phát triển bền vững, [http://hdll.vn/vi/nghien- cuu -trao-doi/binh-dang-gioi -cot-loi-cua-su-phat-trien-ben-vung.html], (truy cập ngày 13/6/2022)

2 Bộ Tư pháp - Viện khoa học pháp lý (2005), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa – NXB Tư pháp, HN

3 Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), “Quyền của người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”

[https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID$20], (truy cập ngày 07/04/20230)

4 Hoàng Biên – Thùy Linh (2021) “Bệnh tâm thần liên quan đến stress, trầm cảm đáng báo động”, [https://laodong.vn/y-te/benh-tam-than-lien-quan-den-stress- tram-cam-dang-bao-dong-897233.ldo], (truy cập ngày 20/05/2023)

5 Hoàng Thị Minh Sơn (2015), “Thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên”, Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2015, Số 9 (184), tr 37 – 44

6 Human Rights Watch, Prison Conditions in Japan, 1 March 1995, [dịch: Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Điều kiện Nhà tù ở Nhật Bản, ngày 1 tháng 3 năm 1995], [https://www.refworld.org/docid/3ae6a7ee4.html], (accessed 3 August 2023)

7 Khoa học vừa định nghĩa lại: 30 mới là tuổi trưởng thành, không phải 18, [https://genk.vn/khoa-hoc-vua-dinh-nghia-lai-30-moi-la-tuoi-truong-thanh-khong- phai-18-20190321165348886.chn] (truy cập ngày 23/6/2022)

8 Lê Huỳnh Tấn Duy, “Đánh giá một số quy định của pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam đối với phạm nhân là người chưa thành niên trên cơ sở so sánh với các quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế”, Hội thảo quốc tế về “Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên” do Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 13/10/2021

9 Living space per prisoner in prison establishments:CPT standards 15

December 2015, [dịch: Không gian sinh hoạt cho mỗi phạm nhân trong cơ sở giam giữ: tiêu chuẩn CPT ngày 15 tháng 12 năm 2015], (accessed 1 August 2023)

10 Mai Khôi (2019), “ Học Bác về lòng vị tha đối với những người “lầm đường lạc lối”” [https://www.baosoctrang.org.vn/1029/hoc-bac-ve-long-vi-tha-doi-voi- nhung-nguoi-lam-duong-lac-loi-29651.html], (truy cập 20/07/2023)

11 Nguyễn Quang Vũ (2018), “Cơ sở khoa học của việc thành lập trại giam dành riêng cho phạm nhân chưa thành niên”, Tạp chí Khoa học pháp lý, 01(113)/2018 -

12 Nguyễn Thị Ngọc Hân (2022), Chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi - So sánh quy định của pháp luật Việt Nam với các quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật

13 Separation of adults and juveniles in detention (2010), [dịch: Tách người lớn và người chưa thành niên trong trại giam (2010)],

[https://www.alrc.gov.au/publication/seen-and-heard-priority-for-children-in-the- legal-process-alrc-report-84/20-detention/separation-of-adults-and-juveniles-in- detention/], (accessed 3 August 2023)

14 Tài liệu giới thiệu luật Thi hành án (2020),

[https://sotuphap.backan.gov.vn/Pages/thong-tin-tuyen-truyen-490/pho-bien- huong-dan-phap-luat-499/tai-lieu-gioi-thieu-luat-thi-hanh-an aadfdd5173ff4b17.aspx], (truy cập ngày 20/04/2023)

15 Tấn Khôi, “Khi con bước vào tuổi trưởng thành”, [https://tuoitre.vn/khi-con- buoc-vao-tuoi-truong-thanh-20200818090559472.htm] (truy cập ngày 23/6/2022)

16 Thu Trang (2020), “Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng”

[https://congan.hanoi.gov.vn/tin-tuc-khac/huong-toi-ky-niem-70-nam-ngay-thanh- lap-10361], (truy cập ngày 20/04/2023)

17 Trịnh Ngọc Mai (2022), Phạm nhân là người dưới 18 tuổi và chế độ gặp, liên lạc điện thoại với thân nhân, [https://vksbacninh.gov.vn/kiem-sat-vien-viet/nghien- cuu-trao-doi/pham-nhan-la-nguoi-duoi-18-tuoi-va-che-do-gap-lien-lac-dien-thoai- voi-than-nhan-21494.html], (truy cập ngày 19/4/2023)

18 [https://prawo.uni.wroc.pl/sites/default/files/students- resources/Probation%2C%20Parole%20and%20Penitentiary%20Law%20-

%20Introduction%20into%20polish%20penitentiary%20system.pdf ], (accessed 3 August 2023).

Ngày đăng: 29/05/2024, 14:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Convention on the Rights of the Child, opened it for signature on 20 November 1989, CRC or UNCRC, (came into force on 2 September 1990) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Convention on the Rights of the Child
2. United Nations Standard Minimum Rules for the Administration of Juvenile Justice, adopted on 29 November 1985, Beijing Rules Sách, tạp chí
Tiêu đề: United Nations Standard Minimum Rules for the Administration of Juvenile Justice
3. General comment No. 24 (2019) on children’s rights in the child justice system, adopted on 18 September 2019, CRC/C/GC/24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: General comment No. 24 (2019) on children’s rights in the child justice system
4. United Nations Standard Minimum Rules for the Treatment of Prisoners, adopted on 30 August 1955, Mandela Rules, (resolutions of 31 July 1957 and 13 May 1977) Sách, tạp chí
Tiêu đề: United Nations Standard Minimum Rules for the Treatment of Prisoners
5. United Nations Rules for the Protection of Juveniles Deprived of their Liberty, adopted on 14 December 1990, Havana Rules Sách, tạp chí
Tiêu đề: United Nations Rules for the Protection of Juveniles Deprived of their Liberty
7. Juvenile Classification Home Act 2014, Act No. 59 8. Penal Code The Act Of 6 June 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Juvenile Classification Home Act" 2014, Act No. 59 8. "Penal Code
3. Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), “Quyền của người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”[https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2420], (truy cập ngày 07/04/20230) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền của người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
Tác giả: Đoàn Thị Ngọc Hải
Năm: 2019
4. Hoàng Biên – Thùy Linh (2021). “Bệnh tâm thần liên quan đến stress, trầm cảm đáng báo động”, [https://laodong.vn/y-te/benh-tam-than-lien-quan-den-stress-tram-cam-dang-bao-dong-897233.ldo], (truy cập ngày 20/05/2023) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh tâm thần liên quan đến stress, trầm cảm đáng báo động
Tác giả: Hoàng Biên – Thùy Linh
Năm: 2021
5. Hoàng Thị Minh Sơn (2015), “Thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên”, Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2015, Số 9 (184), tr. 37 – 44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên”
Tác giả: Hoàng Thị Minh Sơn
Năm: 2015
1. Bình đẳng giới – cốt lõi của sự phát triển bền vững, [http://hdll.vn/vi/nghien- cuu---trao-doi/binh-dang-gioi---cot-loi-cua-su-phat-trien-ben-vung.html], (truy cập ngày 13/6/2022) Link
2. Bộ luật Hình sự (Số 100/2015/QH13) ngày 27 tháng 11 năm 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH14 (Số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017) Khác
3. Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 ngày 27 tháng 11 năm 2015 (Luật số 101/2015/QH13) Khác
4. Luật Thi hành án Hình sự 2019 ngày 14 tháng 6 năm 2019 (Luật số 41/2019/QH14) Khác
5. Pháp lệnh số 10/L/CTN của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Pháp lệnh Thi hành án phạt tù ngày 20/03/1993 Khác
6. Lệnh 11/2010/L-CTN của Chủ tịch nước về việc công bố Luật Thi hành án hình sự ngày 29 tháng 6 năm 2010 Khác
7. Nghị định số 133/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự ngày 09 tháng 11 năm 2020 Khác
8. Thông tư liên bộ Số: 73-TT/LB quy định Về việc quy định điều kiện và thủ tục xử tha tù trước kỳ hạn ngày 11 tháng 8 năm 1959 Khác
9. Chỉ thị số 123-BNV/C24 ngày 27/4/1989 về tăng cường công tác cải tạo phạm nhân, trong đó cho phép các địa phương, đơn vị thực hiện chế độ hợp đồng với trại giam sử dụng phạm nhân để sản xuất xây dựng.II. Danh mục pháp luật Quốc tế Khác
2. Bộ Tư pháp - Viện khoa học pháp lý (2005), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa – NXB Tư pháp, HN Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG GIẢI THÍCH TỪ VIẾT TẮT - chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam
BẢNG GIẢI THÍCH TỪ VIẾT TẮT (Trang 4)
Bảng 1. Người chưa thành niên trong trại giam theo giới tính (2006-2010) - chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam
Bảng 1. Người chưa thành niên trong trại giam theo giới tính (2006-2010) (Trang 79)
Bảng 2. Người chưa thành niên trong trại giam theo giới tính (2016-2018) - chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam
Bảng 2. Người chưa thành niên trong trại giam theo giới tính (2016-2018) (Trang 79)
Bảng 3. Người chưa thành niên trong trại giam theo loại tội (2016-2018) - chế độ giam giữ phạm nhân là người dưới 18 tuổi nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam
Bảng 3. Người chưa thành niên trong trại giam theo loại tội (2016-2018) (Trang 80)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w