ATTP là đảm bảo để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.1 Nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo ATTP mà Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật quy định
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Cơ sở lý luận của xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
1.1.1 Khái quát về an toàn thực phẩm
Dưới góc độ thực tiễn, “thực phẩm” được hiểu là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm Thực phẩm được chia thành ba nhóm chính là tinh bột (carbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein); đây là những dưỡng chất nhằm để duy trì hoạt động của cơ thể con người Chúng ta có thể phân loại thực phẩm theo hai nguồn gốc: nguồn gốc từ động vật ví dụ như heo, bò, gà, vịt, cừu, cá, và nguồn gốc từ thực vật ví dụ như ngô, đậu, khoai tây, khoai lang, mì, Ngoài ra, thực phẩm còn được chia ra thành các loại thực phẩm: đông lạnh, tươi sống, chế biến sẵn, cắm trại, ăn kiêng và bổ dưỡng Chúng ta có được thực phẩm thông qua quá trình trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, chế biến và nhiều phương pháp tiên tiến khác
Dưới góc độ pháp luật, tại khoản 1 Điều 3 Quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 4196/1999/QĐ-BYT ngày 29 tháng 12 năm
1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế, “thực phẩm” được xác định“là những đồ ăn, uống của con người ở dạng tươi, sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến bao gồm cả đồ uống, nhai, ngậm và các chất được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm” Sau đó, khái niệm này tiếp tục được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XI điều chỉnh thành: “Thực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản” (khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội) Như vậy, khái niệm “thực phẩm” đã được hiểu một cách ngắn gọn, mang tính khái quát hơn so với trước đây Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà trên thực tế khái niệm này đôi lúc lại gây ra sự nhầm lẫn giữa thực phẩm với dược phẩm, mỹ phẩm Đánh giá 6 năm thực hiện Pháp lệnh Vệ sinh An toàn thực phẩm năm 2003 cho thấy bất cập này tạo ra nhiều vướng mắc trong quá trình áp dụng luật, gây khó khăn trong việc phân định chức năng quản lý giữa các bộ, ngành 2
Chính vì vậy, Luật ATTP 2010 đã có quy định mới, theo đó:“Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm”
(khoản 20 Điều 2) So với các văn bản trước đây, khái niệm này đã thể hiện sự khác biệt
2 “Đề cương giới thiệu Luật ATTP”, https://pbgdpl.moj.gov.vn/qt/tl-pbgdpl/Pages/de-cuong.aspx?ItemId, tr 3, truy cập ngày 04/03/2023 giữa thực phẩm với mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm, điều này giúp cho các cơ quan chức năng dễ dàng hơn trong việc xác định phạm vi quản lý, khắc phục được những bất cập trước đó
1.1.1.2 Khái niệm an toàn thực phẩm
Dưới góc độ khoa học, ATTP được hiểu là khả năng không gây ngộ độc của thực phẩm đối với con người khi được chế biến và đem đi sử dụng đúng mục đích dự kiến ATTP bảo đảm cho thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép theo quy định của pháp luật
Dưới góc độ pháp luật, trước Luật ATTP năm 2010, khái niệm “an toàn thực phẩm” chưa được sử dụng mà thay vào đó các văn bản quy phạm pháp luật sử dụng chủ yếu là khái niệm “vệ sinh an toàn thực phẩm”
Quyết định số 4196/1999/QĐ-BYT ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ
Y tế về việc ban hành “Quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm”, tại khoản
10 Điều 3 giải thích cụ thể khái niệm: “Vệ sinh an toàn thực phẩm” là việc thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng; không bị hỏng, biến chất, bị giảm chất lượng hoặc chất lượng kém; không chứa các tác nhân hóa học, sinh học hoặc vật lý quá giới hạn cho phép; không phải là sản phẩm của động vật bị bệnh có thể gây hại cho người sử dụng
Tương tự, Pháp lệnh Vệ sinh ATTP 2003 tại khoản 2 Điều 3 quy định có phần ngắn gọn hơn nhưng vẫn đầy đủ: “Vệ sinh an toàn thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người” Đến văn bản pháp luật hiện hành, Luật ATTP 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) đã sử dụng thuật ngữ “an toàn thực phẩm” và quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 2 Luật này như sau: “An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người”
Việc các nhà làm luật đã lược bỏ bớt từ “vệ sinh” trong “vệ sinh an toàn thực phẩm”, theo nhóm tác giả việc làm trên khá hợp lý vì “vệ sinh” đóng vai trò là một khâu xuyên suốt trong chuỗi các biện pháp đảm bảo cho thực phẩm được an toàn, sạch sẽ đến tay người tiêu dùng; thực phẩm không thể coi là an toàn nếu không đảm bảo vệ sinh Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm Thực phẩm được coi là vệ sinh là những thực phẩm được xử lý và bảo quản sạch sẽ trong quá trình sản xuất, chế biến, đóng gói, và bảo quản Vì vậy vấn đề vệ sinh đã được bao hàm, ẩn chứa trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm, việc sử dụng thuật ngữ
“vệ sinh an toàn thực phẩm” là dư thừa
Tóm lại, “an toàn thực phẩm” không chỉ là một khái niệm trừu tượng, nó là một chuỗi các biện pháp cần thiết đi liền với nhau từ khâu sản xuất, chế biến, phân phối, vận chuyển, bảo quản cũng như là sử dụng nhằm đảm bảo giữ cho thực phẩm được sạch sẽ, an toàn, không gây hại đến tay người tiêu dùng
1.1.1.3 Tầm quan trọng của an toàn thực phẩm
Một là, an toàn thực phẩm giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo sức khỏe, tính mạng con người
Thực phẩm là nguồn sống thiết yếu của con người, mỗi bữa ăn hằng ngày đều trở thành một phần quan trọng đối với sức khỏe mỗi chúng ta Đây là nguồn cung cấp chính các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, giúp con người khỏe mạnh, chống lại được các yếu tố gây bệnh trong môi trường sống Tuy nhiên, nếu như con người sử dụng thực phẩm không đảm bảo chất lượng thì ngược lại nó sẽ chính là nguyên nhân gây bệnh, đe doạ sức khoẻ và tính mạng của con người Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên nhiều hậu quả khác nhau, từ bệnh cấp tính, mãn tính thậm chí khiến con người tử vong Ví dụ: Theo báo cáo của Bộ Y tế tháng 1/2023 có 30 người bị ngộ độc thực phẩm và 1 người tử vong do ngộ độc methanol (cồn công nghiệp) vì sử dụng rượu không đảm bảo an toàn, không rõ nguồn gốc, có hàm lượng methanol cao nên Cục ATTP đã đề nghị Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BQL An toàn thực phẩm TP HCM, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ ngộ độc rượu, ngộ độc methanol, đặc biệt là với các đối tượng có tiền sử nghiện rượu; đồng thời cấp cứu, điều trị kịp thời để tránh các diễn biến xấu đối với sức khỏe bệnh nhân Vì vậy một người tiêu dùng thông minh cần sáng suốt trong việc lựa chọn thực phẩm để đảm bảo an toàn cho mình và gia đình
Hai là, an toàn thực phẩm là điều kiện quan trọng đối với nhà sản xuất
Người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm phải cập nhật kiến thức về vệ sinh ATTP, được kiểm tra sức khỏe định kỳ và đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm liên quan đến chế biến thực phẩm Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong chế biến, máy móc, Người thực hiện phải mang khẩu trang, bảo hộ đúng cách; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi đi vệ sinh hay tiếp xúc với vật bẩn, trước và sau khi chế biến thức ăn Cơ sở sản xuất, chế biến phải đảm bảo môi trường luôn sạch và khô ráo Rác, thức ăn thừa, nước thải phải được xử lý triệt để, cống rãnh sạch thoáng Thiết bị, dụng cụ chế biến thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, không để ruồi, kiến, gián, bụi tiếp xúc… Nếu có vấn đề gì xảy ra đối với sản phẩm mình sản xuất thì nhà sản xuất phải tự chịu toàn bộ trách nhiệm và thiệt hại
Ba là, an toàn thực phẩm đối với kinh tế - xã hội
Thực phẩm là ngành công nghiệp mũi nhọn có tiềm năng to lớn ở nước ta được do Chính phủ lựa chọn, ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2025, tầm nhìn 2035; giúp tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế và cũng là ngành đang dần phục hồi sau đại dịch COVID-19, được Nhà nước ta thúc đẩy và phát triển thông qua các hợp tác quốc tế Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam ít chịu áp lực bởi tình trạng lạm phát đang diễn ra trên toàn thế giới Doanh thu ngành dịch vụ thực phẩm năm 2022 ước tính đạt 21,6 tỷ USD, tăng trưởng 55% so với cùng kỳ năm ngoái Những hệ quả nghiêm trọng của việc không đảm bảo chất lượng ATTP sẽ gây thiệt hại lớn đến người dân, ảnh hưởng đến kinh tế, có thể kéo nền kinh tế nước ta đi xuống bên cạnh đó còn có thể làm mất lòng tin của người tiêu dùng trong nước và ngoài nước, làm giảm uy tín của nước ta trên thị trường quốc tế
1.1.2 Khái niệm vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
1.1.2.1 Khái niệm vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
Năm 2012, Luật XLVPHC năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính” 3 Định nghĩa này đã bao gồm các dấu hiệu cần thiết của VPHC, đủ căn cứ để phân biệt VPHC với các vi phạm pháp luật khác 4 Luật ATTP 2010 và Nghị định 115 (đã được sửa đổi, bổ sung) không đưa ra được định nghĩa chính thức VPHC về ATTP là gì mà chỉ có thể hiểu thông qua gián tiếp định nghĩa về ATTP và VPHC Chính vì vậy từ định nghĩa ATTP 5 của Luật ATTP 2010 (sửa đổi, bổ sung 2018) và định nghĩa VPHC của Luật XLVPHC năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), nhóm tác giả đề xuất định nghĩa VPHC về ATTP là: “Vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là những hành vi do cá nhân, tổ chức vi phạm một cách cố ý hoặc vô ý các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực phẩm mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”
Quy định pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
1.2.1.1 Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
Theo khoản 2 Điều 2 Luật XLVPHC 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020): “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”
Theo Từ điển Luật học thì xử phạt hành chính là “hoạt động cưỡng chế hành chính cụ thể mang tính quyền lực nhà nước phát sinh khi có vi phạm hành chính, biểu hiện ở
13 Tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 115 (đã được sửa đổi bổ sung) việc áp dụng các chế tài hành chính do các chủ thể có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật” 14
Các VBQPPL quy định về xử phạt vi phạm hành chính về ATTP gồm: Nghị định số 178 và văn bản hiện nay đang có hiệu lực là Nghị định 115 (đã được sửa đổi, bổ sung) Tuy nhiên, các văn bản trên đều không quy định rõ ràng, cụ thể khái niệm như thế nào là XPVPHC về ATTP Từ khái niệm XPVPHC nêu trên, nhóm tác giả đưa ra cách hiểu XPVPHC về ATTP như sau: “Xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng các hình thức xử phạt hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật”
1.2.1.2 Đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
Xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có những đặc điểm như sau:
+ Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Có nghĩa là vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là cơ sở để tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính, nếu không có hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm thì không đặt ra vấn đề xử phạt, điều này được thể hiện thông qua quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020): “Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định”
+ Thứ hai, xử phạt hành chính được tiến hành bởi chủ thể có thẩm quyền theo quy định pháp luật xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm nói riêng Theo pháp luật hiện nay, những chủ thể có thẩm quyền
XPVPHC về ATTP được quy định rất mở, tùy thuộc vào từng chủ thể khác nhau sẽ có những thẩm quyền nhất định trong việc áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm Những chủ thể có thẩm quyền bao gồm: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, Thanh tra chuyên ngành, Cảnh sát nhân dân, Cảnh sát biển và các chủ thể khác theo quy định của luật 15 Việc quy định mở các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về ATTP này là do các hành vi vi phạm hành chính về ATTP thường diễn ra với quy mô lớn, phạm vi rộng, nên yêu cầu cần phải có lực lượng chủ thể có thẩm quyền lớn có khả năng xử lý, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm trên phạm vi cả nước
+ Thứ ba, xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục nhất định Những nguyên tắc, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020) và các văn bản hướng dẫn thi hành
14 Bộ Tư pháp - Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa, Nxb Tư pháp, tr 875
15 Điều 35 Nghị định số 115 (đã được sửa đổi, bổ sung) Đây là căn cứ để xác định các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm ở điều khoản nào, hình thức xử lý vi phạm ra sao, chủ thể nào có thẩm quyền ra quyết định xử phạt và quyết định xử phạt được đưa ra có thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục luật định hay chưa; dựa vào các trình tự, thủ tục đã được quy định thống nhất làm căn cứ thực thi vừa tạo tính đồng bộ từ cơ quan cấp trên xuống cơ quan cấp dưới, vừa đảm bảo tính hiệu quả trong công tác thực thi xử phạt các hành vi VPHC về an toàn thực phẩm
+ Thứ tư, kết quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính thể hiện ở quyết định xử phạt hành chính Các quyết định xử phạt hành chính đều được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản, các văn bản này ghi nhận các hình thức, biện pháp xử phạt được áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nói chung, vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm nói riêng
1.2.2 Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
Hiện nay, các Nghị định về XPVPHC về ATTP không quy định cụ thể về nguyên tắc XPVPHC về an toàn thực phẩm Do đó, việc XPVPHC về ATTP được căn cứ nguyên tắc xử phạt quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020), cụ thể:
Thứ nhất, mọi VPHC phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do VPHC gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật Nguyên tắc này có ý nghĩa nhằm đảm bảo đạt hiệu quả trong các hoạt động đấu tranh phòng chống hành vi VPHC về ATTP Khi xảy ra vi phạm yêu cầu các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải nhanh chóng phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh, triệt để Ngoài ra, việc khắc phục hậu quả từ hành vi vi phạm cần được đảm bảo, tránh tình trạng đùn đẩy, thiếu trách nhiệm từ các đối tượng có trách nhiệm phải sửa chữa, khắc phục sai phạm đã gây ra
Thứ hai, việc XPVPHC được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật Nguyên tắc đảm bảo cho hoạt động xử phạt hành chính về ATTP diễn ra xuyên suốt nhanh chóng, kịp thời, không mất quá nhiều thời gian mà vẫn đảm bảo về độ chính xác, đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của người bị hại, xử đúng người, đúng vi phạm cũng như thể hiện được vai trò của pháp luật, của Nhà nước trong việc đối xử công bằng, bình đẳng giữa mọi người với nhau Bên cạnh đó, việc xử phạt công khai, khách quan sẽ nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, tránh sự lạm quyền, xâm phạm lợi ích của người khác và là căn cứ để tiến hành tố cáo, khiếu nại cơ quan hành chính nếu vượt quá thẩm quyền Ngoài ra, xử phạt phải đúng thẩm quyền bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật Việc này sẽ tạo nên sự hài hòa, tránh tình trạng chồng chéo đồng thời hạn chế việc bỏ sót hành vi vi phạm về ATTP đảm bảo các đối tượng vi phạm đều bị xử phạt thích đáng theo đúng với quy định của pháp luật
Thứ ba, việc XPVPHC phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng Việc căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng sẽ bảo đảm hình thức, mức xử phạt hoàn toàn tương xứng với mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm về ATTP Đồng thời, việc quy định nguyên tắc này còn thể hiện được tính linh hoạt, nhân đạo, giáo dục con người trong XPVPHC về ATTP của Nhà nước nếu như chủ thể vi phạm có ý định sửa chữa lỗi lầm cũng như có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn
Thứ tư, chỉ XPVPHC khi có hành vi VPHC do pháp luật quy định Một hành vi VPHC chỉ bị xử phạt một lần Nhiều người cùng thực hiện một hành vi VPHC thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi VPHC đó Một người thực hiện nhiều hành vi VPHC hoặc VPHC nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi VPHC nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng Nguyên tắc này đảm bảo việc cơ quan có thẩm quyền XPVPHC về ATTP xử đúng người, đúng tội, đúng thẩm quyền, công bằng, khách quan Trong trường hợp pháp luật quy định một hành vi là VPHC thì mỗi lần cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi đó sẽ chỉ bị xử phạt một lần về hành vi VPHC đã thực hiện được Trường hợp người có thẩm quyền phát hiện cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều VPHC hay nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một vi phạm thì việc xử phạt mỗi cá nhân, tổ chức về từng hành vi họ vi phạm trong một lần xử phạt cũng vẫn là một VPHC chỉ bị xử phạt một lần 16
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thực trạng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp hoàn thiện
2.1.1 Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Công tác xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm luôn được Nhà nước quan tâm Điều này được thể hiện thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành tương đối toàn diện để đảm bảo ATTP ở Việt Nam nói chung, ở TP HCM nói riêng Như đã phân tích ở Chương 1, hiện nay các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đã được pháp luật quy định cụ thể Tuy nhiên, thực tế áp dụng pháp luật cho thấy vẫn còn tồn tại một vài bất cập trong quy định về thẩm quyền XPVPHC về ATTP như sau:
Thứ nhất, về thẩm quyền phạt tiền của Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ chuyên ngành trong lĩnh vực an toàn thực phẩm đang thi hành công vụ hay Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ chỉ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức Mức phạt trên là không phù hợp khi mà mức tiền phạt đối với VPHC về ATTP của đa phần các chủ thể khác cao hơn mức phạt thuộc thẩm quyền của các chủ thể nêu trên Trong khi phần lớn các VPHC về ATTP được các lực lượng này thường xuyên phát hiện, nhất là xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam Hiện nay, mức phạt của các hành vi vi phạm này là chưa tương xứng tính chất, mức độ hậu quả vi phạm, chưa đủ sức răn đe so với số lợi nhuận mà hành vi vi phạm này mang lại Theo Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban quản lý an toàn thực phẩm TP HCM nhận định: “Chưa kể, khi xảy ra vụ việc, cơ quan chức năng bắt được quả tang thì phải chứng minh thiệt hại với người dân để xác định khung xử phạt hành chính Nếu xử phạt vài triệu đồng thì chưa có ý nghĩa gì nhiều” 58 Bên cạnh đó, khi phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia, bà Mai Thị Lâm (công tác tại Trường Đại học Luật TP HCM) cũng cho rằng: “Đối với 1 số quy định của pháp luật trong nội dung XPVPHC trong lĩnh vực ATTP có tình tiết tăng nặng hình thức phạt, mức phạt chưa tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm Vì vậy, pháp luật cần phải được hoàn thiện hơn, nâng mức phạt đối với một số
58 Sỹ Đông, Thực phẩm độc hại bủa vây người dùng: Nhiều lỗ hổng quản lý, https://thanhnien.vn/thuc-pham-doc- hai-bua-vay-nguoi-dung-nhieu-lo-hong-quan-ly-185230715235520408.htm, truy cập ngày 27/07/2023 hành vi có mức độ nghiêm trọng và bổ sung thêm các biện pháp khắc phục hậu quả cần thiết, phù hợp với hành vi vi phạm nhằm đảm bảo tính răn đe của pháp luật” 59
Vì vậy, nhóm tác giả kiến nghị cần tăng thêm mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm về ATTP để đảm bảo tính răn đe; đồng thời hạn chế các hành vi vi phạm tốt hơn, hỗ trợ hoàn thiện hơn trong công tác quản lý Nhà nước về ATTP Bên cạnh đó, để có thể hoàn thiện hơn trong vấn đề xử phạt đòi hỏi phải có sự quyết liệt, mạnh tay hơn của các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định pháp luật về ATTP do Nhà nước ban hành Chặt chẽ, kiên quyết, triệt để, công khai trong quá trình xử phạt nhằm làm tăng mức độ tin tưởng của người dân đối với cơ quan Nhà nước trong công tác quản lý về ATTP, từ đó có thể làm giảm dần số lượng hành vi trái pháp luật về ATTP trên cả nước
Thứ hai, hiện không ít vi phạm hành chính về ATTP được phát hiện bởi các chủ thể ở cấp cơ sở như Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ; Trưởng trạm, Đội trưởng của Công an nhân dân; Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ; Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ Bộ đội biên phòng; Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ,… nhưng chỉ có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền, cũng vì không có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung nên các chủ thể này không thể tiến hành xử phạt một cách trọn vẹn, dẫn đến tình trạng “lãng phí thẩm quyền” khi xử phạt vi phạm hành chính Luật nên quy định đồng thời vừa có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt chính vừa có thẩm quyền trong việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, cụ thể là tịch thu tang vật, phương tiện VPHC về ATTP Ngoài ý nghĩa là một hình thức xử phạt, việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính còn nhằm mục đích ngăn chặn khả năng tiếp tục sử dụng tang vật, phương tiện đó để vi phạm hành chính trong tương lai Vì nếu chỉ xử phạt tiền mà không áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu hay tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC thì chưa được coi là đã ngăn chặn và việc bổ sung quy định này ngoài ý nghĩa hoàn thiện hơn hệ thống hình thức xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn nhằm mục đích ngăn chặn khả năng người vi phạm tiếp tục sử dụng tang vật, phương tiện đó để vi phạm hành chính trong tương lai Nhóm tác giả kiến nghị, tăng thêm thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho các chủ thể có thẩm quyền xử phạt tiền để tránh lọt lưới những hành vi vi phạm đã được phát hiện và xử phạt nhưng không tịch thu tang vật dẫn đến hành vi ấy tiếp tục tái diễn
59 Xem thêm Phụ lục 1 (Kết quả phỏng vấn chuyên gia)
2.1.2 Về hành vi và mức xử phạt vi phạm hành chính
Nghị định 115 (đã được sửa đổi, bổ sung) được ban hành đã khắc phục được nhiều hạn chế của Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm của Chính phủ 60 Tuy nhiên, có một số quy định vẫn chưa được làm rõ, những hành vi chưa được giải thích gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật, cụ thể:
+ Tại điểm b khoản 1 Điều 15 quy định xử phạt đối với hành vi “Không có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến” Vậy thế nào là “không đủ” và thế nào là “đủ dụng cụ”
+ Tại điểm c khoản 1 Điều 16 quy định xử phạt đối với hành vi “Không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay” Nhưng lại không có quy định rõ hay văn bản hướng dẫn nào có quy định sử dụng găng tay nào là phù hợp ATTP 61
+ Tại điểm đ khoản 4 Điều 22 quy định xử phạt đối với hành vi “Bày bán phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong cơ sở kinh doanh hóa chất dùng cho mục đích khác” Nhưng luật lại không quy định mục đích khác trong trường hợp này là các mục đích khác nào 62
+ Tại điểm b khoản 4 Điều 24 quy định xử phạt đối với hành vi “Cố ý làm sai kết quả kiểm nghiệm, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu” “Cố ý” trong Điều Luật này là những hành động gì, Luật không quy định cụ thể 63
+ Tại khoản 5 Điều 26 quy định xử phạt đối với hành vi “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện thu hồi theo quy định của pháp luật đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn.” Quy định này vẫn còn một số bất cập chưa giải quyết trong tình hình thực tế Trong trường hợp lô hàng đó đã được bán, lan truyền rộng rãi trên thị trường thì sử dụng cách nào để thu hồi lô hàng sản xuất “lỗi” đó đồng thời trong trường hợp đó “hình phạt” đối với trường hợp đó thì sẽ là bao nhiêu 64
60 Có thể truy cập Nghị định số 178
61 Tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 9 năm 2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
62 Tại khoản 4 Điều 22 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 9 năm 2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
63 Tại khoản 4 Điều 24 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 9 năm 2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
64 Tại khoản 5 Điều 26 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 9 năm 2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
Chính vì vậy, chúng ta cần nhanh chóng hoàn thiện những quy định pháp luật trên để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác áp dụng pháp luật Bên cạnh đó Nhà nước cần thiết phải xác định rõ hơn về mức phạt dựa trên cơ sở phân loại các chủ thể sản xuất, kinh doanh và xác định mức phạt cụ thể cho từng trường hợp vi phạm Điều này sẽ đảm bảo công bằng cho tất cả các chủ thể sản xuất, kinh doanh và khuyến khích các chủ thể vi phạm nhanh chóng khắc phục và tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, tạo nên điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho các cơ quan thẩm quyền khi ban hành mức xử phạt các chủ thể có hành vi vi phạm Ngoài ra, cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và các chủ thể sản xuất, kinh doanh về tầm quan trọng của ATTP để giảm thiểu các trường hợp vi phạm
2.1.3 Về thời hiệu, thời hạn để xử phạt vi phạm hành chính
2.1.3.1 Thời hiệu để xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử lý phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 6 Luật XLVPHC năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) Cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 6 thì thời hiệu để XPVPHC về an toàn thực phẩm là 01 năm:
+ Đối với VPHC đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm
+ Đối với VPHC đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm 65
Việc tính thời hiệu như trên gây nhiều vướng mắc, khó khăn và tranh cãi trên thực tế bởi có rất nhiều hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm xảy ra trong khoảng thời gian dài, không phải chỉ trong chốc lát nên để xác định hành vi đó đã kết thúc hay đang được thực hiện là rất khó khăn Chẳng hạn, ngày 15/10/2018, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra các cơ sở buôn bán hàng tạp hóa đã phát hiện chủ cơ sở N bán rất nhiều rượu các loại cho người tiêu dùng, nhưng không có giấy phép kinh doanh rượu theo quy định Do vậy, cơ quan có thẩm quyền đã lập biên bản vi phạm của chủ cơ sở N để về tiến hành củng cố hồ sơ, ra quyết định xử phạt Đến ngày 21/10/2018, cơ quan có thẩm quyền đến cơ sở N làm việc lần cuối để có cơ sở ra quyết định xử phạt thì mới biết cơ sở N vừa mới bán toàn bộ rượu đó cho một chủ thể khác Như vậy, hành vi bán lẻ rượu không có giấy phép đã được phát hiện vào ngày 15/10/2018 nhưng đã kết thúc vào ngày 21/10/2018 thì theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật XLVPHC năm 2012 thì thời hiệu phải được tính từ thời điểm “chấm dứt vi phạm” tức là từ ngày 21/10/2018 Tuy nhiên, không thể vận dụng được trường hợp này, bởi lẽ thực ra biên bản đã được lập vào 06 ngày trước đó, tức là ngày vi phạm (15/10/2018) vậy nên thời hiệu xử phạt buộc phải lệ thuộc vào biên bản vi phạm Trong trường hợp này, thời hiệu có thể được áp dụng trong thực tế sẽ
65 Điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020) ít hơn thời hiệu luật định là 6 ngày, nghĩa là thời hiệu thực tế bị ít đi một phần so với thời hiệu luật định Do vậy, quy định về cách tính thời hiệu như trên gây ra nhiều lúng túng cho các cơ quan có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ XLVPHC về an toàn thực phẩm
Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp hoàn thiện
2.2.1 Về hoạt động của Ban quản lý An toàn thực phẩm
Ban Quản lý ATTP thành lập dựa trên cơ sở của Luật ATTP 2010 nhằm giám sát, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, phân phối và sử dụng thực phẩm, nước uống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để đưa ra các giải pháp kịp thời và phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện các hoạt động liên quan đến ATTP đảm bảo bảo an toàn, vệ sinh từ đó đảm bảo sức khỏe cộng đồng, Tuyên truyền, giáo dục cho người dân về an toàn, vệ sinh thực phẩm và nước uống, từ đó nâng cao nhận thức và ý thức của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng chống các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm
Cơ cấu Ban quản lý ATTP TP HCM:
Trong 6 năm hoạt động thí điểm (từ năm 2017 đến tháng 6 năm 2022) BQL ATTP
TP HCM đã đạt được nhiều kết quả, kết quả cho thấy có nhiều điểm tích cực Ban quản lý ATTP TP HCM đã tiến hành thẩm định: 586 cơ sở thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản Cụ thể: xếp loại A 23 cơ sở, loại B 334 cơ sở, loại C 09 cơ sở Không thực hiện đánh giá định kì 220 cơ sở Đã hậu kiểm 153.987 hồ sơ tự công bố sản phẩm, cụ thể: số hồ sơ đạt 67.405 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 43.77%), số hồ sơ có dấu hiệu vi phạm: 86.582 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 56,23%) Đã tiến hành kiểm tra về ATTP hơn 327.500 cơ sở Trong đó, có khoảng 36.900 cơ sở vi phạm, chiếm 11,3% tổng cơ sở; xử phạt hơn 7.200 cơ sở vi phạm với tổng số tiền phạt là hơn 153 tỉ đồng 78
Sơ đồ: Công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính qua các năm
Từ quý IV/2017 đến tháng 5/2022, BQL ATTP thành phố đã tiến hành thanh, kiểm tra 28.694 cơ sở, phát hiện 2.258 cơ sở vi phạm (tỷ lệ 7,87%), xử phạt vi phạm hành chính 2.232 cơ sở, với số tiền phạt hơn 31,3 tỷ đồng Số vụ vi phạm liên quan đến ATTP đã giảm kể cả về số lượng và chất lượng, các vụ ngộ độc thực phẩm giảm (trước khi thành lập BQL ATTP (2014-2016) có 18 vụ ngộ độc thực phẩm thì su 6 năm hoạt động thí điểm mô hình BQL ATTP (2017-2022) chỉ còn 12 vụ), tỷ lệ thực phẩm sạch tăng lên, việc lấy mẫu kiểm nghiệm giám sát chất lượng nhiều hơn và tỉ lệ mẫu đạt chất lượng tốt cũng tăng lên so với trước Cho thấy công tác giáo dục, truyền thông và thanh kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm bước đầu đã đạt hiệu quả, ý thức chấp hành của các cơ sở ngày được nâng lên Việc thực hiện nhiều biện pháp để giám sát, kiểm soát chất lượng thực phẩm, hạn chế sử dụng trái phép các chất bảo vệ thực vật bị cấm đã đem lại những cải thiện đáng kể về chất lượng thực phẩm và đạt tiêu chuẩn an toàn cho người tiêu dùng Sự tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính về ATTP đã phần nào giúp đảm bảo các doanh nghiệp kinh doanh tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng Ngoài ra, việc triển khai các chương trình thông tin tuyên truyền về ATTP đã nâng cao nhận thức của người dân, giúp họ có khả năng bảo vệ và chọn lựa sản phẩm an toàn nhằm bảo đảm sức khỏe cho gia đình mình
Thành phần của Ban quản lý ATTP TP HCM bao gồm đại diện của 3 Sở: Sở Y tế,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương Việc có sự tham gia của các đại diện từ các bộ ngành liên quan trong BQL ATTP mang lại nhiều lợi ích cho hoạt
78 Ủy ban nhân Thành phố Hồ Chí Minh (2022), Báo cáo Tổng kết 6 năm thí điểm thành lập BQL An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr 48-50 động của Ban: Đảm bảo được tính chuyên môn và đa chiều trong quản lý ATTP đồng thời đảm bảo tính hợp pháp và minh bạch cho các quyết định của cơ quan nhà nước; tăng cường sự phối hợp, hợp tác giữa các bộ ngành liên quan từ đó đảm bảo tính liên ngành và tính toàn diện trong quản lý; việc tập trung vào một đầu mối đã không còn gây chồng chéo, không còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa 3 Sở: Y tế, Công thương và Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, không làm phát sinh thêm biên chế, tiết kiệm nguồn nhân lực
Một số bất cập và hạn chế trong hoạt động thực tiễn của Ban quản lý ATTP:
Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng với nhau dẫn đến tình trạng chậm trễ trong xử lý các vấn đề ATTP
Các cơ chế và quy định pháp luật trong một số trường hợp không có hướng dẫn cụ thể của các bộ ngành có liên quan cho mô hình thí điểm là BQL ATTP, nên còn nhiều lúng túng trong thực tế Đặc biệt là các quy định về xử phạt vi phạm hành chính về ATTP
Nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm đặt ngoài tầm kiểm sát của BQL, dẫn đến việc gây khó khăn trong việc đảm bảo ATTP cho người dân Các cơ sở này có thể tồn tại với sự không chấp hành quy định và kiểm soát của cơ quan chức năng, từ đó gây nguy hiểm cho sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng Thái độ không hợp tác của người kinh doanh trong lĩnh vực thức ăn đường phố khi có đoàn kiểm tra cũng là một vấn đề quan trọng Họ có thể gian lận bằng cách thay đổi địa điểm kinh doanh khi có đoàn kiểm tra đến, và sau đó lại quay về địa điểm cũ khi không có sự kiểm tra Điều này gây trở ngại cho quá trình kiểm tra và xử lý hàng rong, và chưa có biện pháp chế tài nào để hạn chế tình trạng này
Một số người tiêu dùng cũng không nắm bắt được thông tin chính xác về sản phẩm, và thường ưu tiên mua những sản phẩm rẻ mà không quan tâm đến nguồn gốc và chất lượng của chúng Điều này có nghĩa là họ chưa có nhận thức đúng đắn về vấn đề ATTP và chưa đủ kiến thức để phân biệt được những sản phẩm kém chất lượng và giả mạo
Số lượng biên chế giảm dần theo từng năm do bị chuyển công tác, nghỉ hưu, thôi việc nhưng lại không được bổ sung kịp thời dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nhân lực đủ sức giám sát và kiểm tra đầy đủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong khu vực
Từ những bất cập trên cho thấy việc hoạt động của BQL ATTP còn nhiều vướng mắc, gây khó khăn lúng túng trong thực tế thực thi pháp luật Theo bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban Ban quản lý ATTP TP HCM: “Trong thời gian thí điểm, Ban quản lý được giao nhiệm vụ của một cơ quan tương đương cấp sở, có chức năng giúp UBND thành phố tổ chức thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố nhưng các cơ chế và quy định pháp luật trong một số trường hợp không có hướng dẫn cụ thể của các bộ ngành có liên quan cho mô hình thí điểm là Ban quản lý ATTP, nên còn nhiều lúng túng trong thực tế Đặc biệt là các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp tại thành phố chỉ đáp ứng được khoảng 20 - 30% nhu cầu thực phẩm của người dân, phần còn lại chủ yếu có xuất xứ từ các tỉnh hoặc nhập khẩu Việc thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn hạn chế, cần có sự phối hợp kiểm soát chất lượng thực phẩm từ tỉnh trước khi đưa về thành phố tiêu thụ Cần có quy định hướng dẫn chung từ các bộ chuyên ngành, theo đó nông sản, thực phẩm khi đưa vào tiêu thụ trên thị trường phải được kiểm tra và chứng nhận từ gốc Thêm vào đó, một bộ phận người tiêu dùng rất chủ quan với sức khỏe, còn dễ dãi trong sử dụng thực phẩm Có nhiều trường hợp biết sản phẩm không đảm bảo an toàn có thể nguy hại cho sức khỏe mà vẫn sử dụng Bên cạnh đó, do thu nhập thấp nên một số người tiêu dùng thường chấp nhận chọn sử dụng thực phẩm giá rẻ, nguy cơ không đảm bảo an toàn thực phẩm, ngộ độc cao” 79
Vì vậy, để nhanh chóng ngăn chặn, giải quyết tình trạng không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố, nên thành lập Sở An toàn thực phẩm là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân TP HCM, có chức năng hỗ trợ quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn thành phố Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm
2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với TP HCM cho phép Hội đồng nhân dân Thành phố thành lập Sở ATTP là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Đây được xem là bước tiếp nối của mô hình thí điểm, giải quyết những khó khăn vướng mắc cũng như phát huy tối đa hiệu quả đạt được trong 6 năm thí điểm của BQL ATTP
2.2.2 Về công tác thông tin, giáo dục, truyền thông
Hàng năm, TP HCM triển khai quyết liệt có trọng tâm trọng điểm các hoạt động tuyên truyền, giáo dục như Tháng hành động vì ATTP 80 , phối hợp với các cơ quan truyền thông trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp xây dựng kịch bản và phát sóng các chương trình về ATTP kết hợp với phòng, chống dịch bệnh COVID-19 81 Trước đây, BQL đã xây dựng các ấn phẩm truyền thông với nội dung và hình thức đa dạng nhằm tuyên truyền về đảm bảo ATTP kết hợp với phòng, chống dịch COVID-19
79 Mai Ca, Vì sao TP Hồ Chí Minh đề xuất thành lập Sở An toàn thực phẩm?, https://congthuong.vn/vi-sao-tp-ho- chi-minh-de-xuat-thanh-lap-so-an-toan-thuc-pham-183045.html, truy cập ngày 27/7/2023
80 Năm 2022, BQL đã thực hiện treo 140 băng rôn tuyên truyền Tháng hành động vì ATTP, thực hiện 06 xe loa tuyên truyền, 8.800 poster tuyên truyền và phát 30.000 tờ gấp tuyên truyền Ngoài ra, Thành phố đã tổ chức hơn
10 lớp tập huấn ATTP cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm