Tranhchấp về quyền là những tranh chấp có liên quan đến việc công nhậncác Công đoàn, hoặc quyền của một Công đoàn nào đó được đại diện cho một lớp hay một loại công nhân riêng biệt nào đ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TRẤN HỒNG HÀ
ĐÌNH CONG VÀ VIỆC GIẢI QUYET ĐÌNH CÔNG
NHỮNG VÂN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰU TIỀN
Chuyén ngành : PHÁP LUẬT KIK: ï
Maso : 50515
LUẬN ÁN THẠC SỸ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PTS Pham Céng Trt
Ha Vội - 1996
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chương | NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÌNH CÔNG
I.1 QUAN HỆ LAO ĐỘNG VÀ TRANH CHAP LAO ĐỘNG
1.1.1- Quan hệ lao động, cơ sở phát sinh tranh chấp lao động
1.1.2- Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp lao động
1.2 ĐÌNH CÔNG - ĐỈNH CAO CỦA TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ
1.2.1- Khái niệm đình công, những dấu hiệu co ban của đình công,
phân loại đình công
fe? Đình công hợp pháp va đình công bất hop pháp
1.2.3 Tính tất yếu khách quan của việc thừa nhận quyền đình công
và giải quyết các cuộc đình công
1.2.4 Ý nghĩa của việc quy định vấn dé đình công
và việc giải quyết đình công
1.3 ĐÌNH CÔNG Ở NƯỚC NGOÀI VÀ TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
1.3.1 Về quyền đình công
1.3.2 Về vấn đề cấm đình công
1.3.3 Về những hạn chế cụ thể đối với quyền đình công
Chương II NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ ĐÌNH CÔNG
VÀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG
2.1 NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ ĐÌNH CÔNG
2.1.1 Thời điểm có quyền đình công
2.1.2 Những căn cứ để công nhận cuộc đình công hợp pháp
hoặc tuyên bố cuộc đình công bất hợp pháp
a2
27 29
29 31
32
39 39
39
40
4I 45
46
Trang 32.2 THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC CUỘC ĐÌNH CÔNG
2.2.1 Mục đích, ý nghĩa và nguyên tắc giải quyết các cuộc đình công
2.2.2 Quyền yêu cầu Toà án giải quyết các cuộc đình công
2.2.3 Chuẩn bị giải quyết cuộc đình công
2.2.4 Hội nghị hoà giải
2.2.5 Xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Chương 3 THỰC TRẠNG ĐÌNH CÔNG Ở NƯỚC TA VÀ MỘT SỐ
KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ ĐÌNH CÔNG VÀ GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG
3.1 THUC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CÁC CUỘC ĐÌNH CONG
Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA
3.1.1 Khái quát chung về tình hình đình công
3.1.2 Những yêu sách chủ yếu của người lao động
trong các cuộc đình công
3.1.3 Nguyên nhân dẫn đến các cuộc đình công
3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ ĐÌNH CÔNG VÀ GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
47 47
49
32 54 57
61
61 61
65
72
81 85
88
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Cơ chế kinh tế thị trường tạo ra những thuận lợi cơ bản cho sự
phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nhưng đồng thời cơ chế thị
trường cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp Trong nền kinh tế
thị trường, sức lao động là hàng hoá đặc biệt, giữa các chủ thể của
các quan hệ lao động vừa hợp tác với nhau trên cơ sở mục đích
chung, lại vừa theo đuổi những mục đích riêng, tìm kiếm những lợi
ích riêng, nhiều khi trái ngược nhau Nền kinh tế càng phát triển, cácmối quan hệ lao động càng phong phú đa dạng, thì các thủ thể của
quan hệ lao động càng rễ ràng xảy ra ahitng bất đồng Do vậy, việc phát sinh tranh chấp lao động giữa người lao động và người sử dụng
lao động trong quan hệ lao động là điều khó tránh khỏi
Tương ứng với hai quan hệ lao động chủ yếu trong luật lao động
(quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể) là hai loại
tranh chấp lao động: Tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao
động tập thể Những tranh chấp như vậy, có thể do hai bên tự thương
lượng, nhân nhượng và thoả thuận được với nhau, nhưng cũng có
những tranh chấp - nhất là tranh chấp lao động tập thể nếu không
được giải quyết kịp thời thì trong những hoàn cảnh điều kiện nào đó
có thể bùng nổ thành đình công
Với những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, đình công
đã trở thành vấn đề quen thuộc Song, ở Việt Nam hiện nay, đình
công đang còn là một vấn đề hết sức mới mẻ và phức tạp Sự mới mẻ
và phức tap này xuất phát chủ yếu ở chỗ.
Thứ nhất: Trong thời gian dài do tính đặc thù của cơ chế quản lý
kinh tế hành chính tập trung bao cấp nên quyền đình công không
được đặt ra và trên thực thế người lao động chưa lần nào phải sử
dụng tới loại "vũ khí” bất đắc dĩ này
Thứ hai: Sự mới mẻ và phức tạp còn thể hiện ở chỗ do nhận thức,quan điểm về đình công, nhất là dưới góc độ pháp lý chưa phải đã
thực sự thống nhất, khách quan và khoa học, cho dù pháp luật đã ghi
nhận quyền đình công của người lao động và trong Bộ luật lao động
Trang 5(1994) đã có một số điều quy định về đình công, gần đây (ngày
20/4/1996) Nhà nước đã công bố Pháp lệnh thủ tục giải quyết các
tranh chấp lao động, trong đó có phần quy định về việc giải quyết
các cuộc đình công Nói một cách khác, dưới góc độ kinh tế - xã hội,
nhất là góc độ pháp lý, xung quanh vấn đề đình công còn nhiều điềucần phải làm sáng tỏ thêm cả trên bình diện lý luận cũng như trênbình diện thực tiễn
Với những lý do trên, chúng tôi chọn vấn dé "Đình công và việcgiải quyết đình công - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề
tài cho bản luận án tốt nghiệp Cao học luật của mình, với mục đích
nghiên cứu nhằm:
Một mặt: Lam sáng to những vấn đề về mặt lý luận của đình côngdưới góc độ kinh tế - xã hội cũng như góc độ pháp lý Mat khác, vậndụng những vấn đề lý luận và kinh nghiệm trong nước cũng như Thếgiới vào việc xem xét những quy định về đình công và thực tiễn giải
quyết đình công ở nước ta hiện nay, trên cơ sở đó rút ra những nhận
xét và đề xuất những khuyến nghị có tính chất giải pháp vào việc
hoàn thiện pháp luật về đình công nói riêng và tranh chấp lao động
- Xem xét những quy định về đình công và thủ tục giải quyết
đình công theo pháp luật lao động Việt Nam.
- Xem xét thực tiễn tình hình đình công và giải quyết đình công ở
nước ta hiện nay, rút ra những nguyên nhân đình công, đối tượng
tranh chấp, trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị có tính chất giảipháp, để góp phần vào việc hoàn thiện các quy định pháp luật về đình
công và giải quyết đình công
Trang 6Phù hợp với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nói trên, ngoài lời nói đầu và kết luận, chúng tôi kết cấu bản luận án làm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về đình công
Chương 2: Những quy định về đình công và thủ tục
giải quyết đình công
Chương 3: Thực trạng đình công ở nước ta và một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về đình công
và giải quyết đình công
Trong quá trình tiếp cận và nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã lấy
chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận cho việc nghiên cứu Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể có tính chất chuyên ngành như
phương pháp thống kê, phân tích so sánh Kết hợp giữa kiến thức lý
luận và thực tiễn để làm rõ những vấn đề nghiên cứu
Để hoàn thành bản luận án chúng tôi đã tham khảo những sách
báo pháp lý cần thiết xuất bản chủ yếu ở trong nước và một số tư liệu
có tính chất kinh nghiệm nước ngoài Chúng tôi đã sử dụng tư liệu
của các cơ quan hữu quan như Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội, Tổng liên đoàn lao động Việt nam, Toà án nhân dân tối cao Nhân dịp này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn những cơ quan,
những tác giả , những đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình nghiên cứu, thực tập và sử dụng tư liệu, góp phầnquý báu vào kết quả và thành công của luận án này
Cũng cần nói thêm rằng, đình công là một vấn đề hết sức mới
mẻ và phức tạp mà trình độ người viết không khỏi những hạn chế, vì
vậy bản luận án này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót
Rất mong nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo của các Thầy, Cô giáo,cũng như tất cả các bạn đọc quan tâm đến đề tài của bản luận án
Trang 7Chương 1
NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VỀ DÌNH CÔNG
1.1- QUAN HỆ LAO ĐỘNG VÀ TRANH CHAP LAO ĐỘNG:
1.1.1- Quan hệ lao động, cơ sở phát sinh tranh chấp lao động:
Vào khoảng từ giữa những năm 80 trở về trước, Nhà nước điều
hành nền kinh tế bằng cơ chế kế hoạch hoá tập trung với hai thànhphần kinh tế chủ yếu là quốc doanh và hợp tác xã Đặc điểm của cơ
chế này trong sản xuất kinh doanh là chế độ cấp phát theo kế hoạch.
Các doanh nghiệp quốc doanh chỉ được xem như là những đơn vịkinh tế phụ thuộc, không thực sự đi vào hạch toán kinh tế, tự chịu lỗ
lãi Về mặt lao động, Nhà nước như một người sử dụng lao động lớn
nhất, trực tiếp đưa ra hệ thống phân phối điều hành đến từng cá nhân
người lao động Với mục đích khuyến khích, động viên người lao
động thực hiện bằng được các chỉ tiêu theo kế hoạch Nhà nước giao
Quan hệ lao động trong thời kỳ này chủ yếu được hình thành theo
các thủ tục hành chính "Tuyển dụng vào biên chế Nhà nước" theoNghị định 24/CP ngày 13/3/1963 của Chính Phủ, do lợi ích chungcủa toàn xã hội chi phối, đó là phục vụ cho mục tiêu "Độc lập dântộc thống nhất đất nước” Mục tiêu này vào thời kỳ đó được người
lao động thừa nhận một cách tự nguyện Với quan hệ lao động như
vậy, tranh chấp lao động hiểu theo đúng nghĩa của từ này chưa được
thừa nhận Mọi bất đồng phát sinh trong quan hệ lao động chỉ được
giải quyết theo thủ tục hành chính, chưa có một hệ thống quản lý
quan hệ lao động và giải quyết riêng về tranh chấp lao động
Cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu đã bộc lộ những nhược
điểm lớn, do vậy từ giữa những năm 80, Nhà nước đã từng bước đổimới cơ chế quan lý kinh tế Đặc biệt với các Nghị quyết Đại hội VI,VII của Dang và Hiến pháp 1992 đã khẳng định:"Phát triển nên kinh
tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sựquản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa" (Điều 15)
Trang 8Phù hợp với cơ chế mới, thị trường lao động đã hình thành và
phát triển khi có môi trường pháp lý thuận lợi Nhìn chung thị trường
lao động được hình thành với các yếu tố cơ bản sau:
- Giới thợ được hình thành do có nhu cầu bán sức lao động.
- Người sử dụng lao động cả trong và ngoài quốc doanh tăng
nhanh và có nhu cầu thuê mướn lao động
- Môi trường pháp lý, hệ thống pháp luật bảo đảm các quyển,
lợi ích và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động từng bước
được thiết lập và hoàn thiện.
Trong cơ chế thị trường, lợi ích là yếu tố hạt nhân chi phối nội dung và tính chất các mối quan hệ lao động Quan hệ lao động giữa
cá nhân người lao động với người sử dụng lao động (hình thành chủ
yếu thông qua hợp đồng lao động) và quan hệ giữa tập thể người lao
động với người sử dụng lao động (chủ yếu hình thành thông qua
thoả ước lao động tập thể) là sự thay đổi cơ bản trong quan hệ laođộng Lợi ích cá nhân của người lao động được thể hiện, bảo đảmthông qua hợp đồng lao động và có sức mạnh hơn thông qua đại diện
của họ (Ban chấp hành Công đoàn cơ sở) trong thoả ước lao động tập
thể Đồng thời, các quyền va lợi ích của người sử dụng lao độngcũng được pháp luật bảo hộ Bằng các đạo luật: Luật công đoàn, Luật
doanh nghiệp tư nhân, Luật công ty, Luật doanh nghiệp Nhà nước,
Bộ luật lao động và Qui chế lao động trong các xí nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài, các Nghị định của Chính Phủ về thoả ước lao động tập
thể, về hợp đồng lao động, về bảo hiểm xã hội, về việc làm Nhanước đã từng bước tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi để các bênthiết lập và duy trì sự ổn định của quan hệ lao động, như là biện phápbảo đảm lợi ích của các bên và làm cho các lợi ích đó hài hoà với lợi
ích xã hội.
Tuy nhiên, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, khi các
quan hệ lao động trở nên sống động, đa dạng và phức tạp, mục đích
nhằm dat lợi ích tối đa trong việc mua bán và sử dụng sức lao động
Trang 9đã trở thành động lực trực tiếp của các bên khi tham gia quan hệ lao động, thì tranh chấp lao động trở thành vấn đề khó tránh khỏi Tranh
chấp lao động là những biểu hiện thực tế sinh động nhất thực trạng
các mối quan hệ lao động, trong đó người lao động thì quan tâm đến lợi ích cá nhân theo sự tiêu hao sức lao động và hiệu quả, năng xuất lao động tạo ra, còn người sử dụng lao động thì quan tâm đến lợi
nhuận, nghĩa là làm sao để chi phí tối thiểu nhưng thu lợi nhuận tối
đa Trong quá trình diễn ra quan hệ lao động, không phải bất cứ lúc
nào người lao động và người sử dụng lao động cũng dung hoà được
với nhau về tất cả các vấn đề Giữa họ, lúc này hay lúc khác, đều có
thể xuất hiện những bất đồng về quyền và lợi ích trong quan hệ lao
động Trong đó, có những bất đồng hai bên tự thương lượng và thoả thuận được với nhau, nhưng cũng có những bất đồng giải quyết bằng
tự thương lượng giữa các bên sẽ không đạt được kết quả Trong trường hợp đó, các bên sẽ phải nhờ đến người thứ ba, hoặc cơ quan
có thẩm quyền giải quyết
Trên thực tế, không phải tất cả những bất đồng về quyền và lợiích trong quan hệ lao động đều dẫn đến tranh chấp lao động Nhữngbất đồng giữa các bên trong quan hệ lao động chỉ được coi là tranh
chấp lao động khi các bên từ chối thương lượng hoặc đã thương
lượng mà không giải quyết được và một trong hai bên yêu cầu cơquan có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi của mình
Như vậy, tranh chấp lao động có nguồn gốc phát sinh từ những
mâu thuẫn cần phải giải quyết trong phạm vi quan hệ lao động Nếunhững bất đồng giữa hai bên không phải từ trong quá trình thuê
mướn sử dụng lao động thì không được coi là tranh chấp lao động,
1.1.2- Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp lao động
Cho đến nay, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà mỗi nước cónhững quan niệm không hẳn giống nhau về tranh chấp lao động Từ đó
dẫn đến mỗi nước có những cơ chế giải quyết tranh chấp lao động cũng
không han giống nhau Pháp luật lao động của Inđônêxia định nghĩa
tranh chấplao động là: "Sự tranh chấp giữa công đoàn với Ban quản lý
Trang 10hoặc người sử dụng lao động” Còn Malaixia trong đạo luật về quan
hệ công nghiệp 1967 thì định nghĩa tranh chấp lao động là "bất kỳ trong một sự tranh chấp nào giữa người sử dụng lao động với công
nhân của người đó mà có liên quan đến sử dụng lao động hay những
điều kiện làm việc của bất kỳ một công nhân nào kể trên" Từ quan
niệm như vậy, Malaxia phân biệt tranh chấp lao động về hai loại vấn
đề: Loại tranh chấp về quyền và loại tranh chấp về lợi ích Tranhchấp về quyền là những tranh chấp có liên quan đến việc công nhậncác Công đoàn, hoặc quyền của một Công đoàn nào đó được đại diện
cho một lớp hay một loại công nhân riêng biệt nào đó; những tranh
chấp về việc không chấp hành đúng thoả ước lao động tập thể vànhững tranh chấp nẩy sinh từ việc vi phạm luật lệ bảo hộ lao động.Tranh chấp về lợi ích là những tranh chấp nảy sinh từ những bấtđồng bế tắc trong khi thương lượng về ký kết thoả ước tập thể và cả
những khiếu nại hàng ngày của người lao động
Ở nước ta, tại khoản 1 Điều 157 của Bộ luật lao động quy định
“Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích có liênquan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động
khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước tập thể và trong quá
trình học nghề "
Tranh chấp lao động có những nét riêng biệt làm cho nó khác
với loại tranh chấp thể hiện một số độc điểm đặc thù như sau:
- Tranh chấp lao động luôn phát sinh từ quan hệ lao động, gắn
liền với việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi
tham gia quan hệ lao động.
Như vậy, những tranh chấp mà không phát sinh trực tiếp từ việc
thực hiện quyền, nghĩa vụ và từ lợi ích của các bên thì không phải là
tranh chấp lao động.
- Tranh chấp lao động không chỉ bao gồm những tranh chấp và
quyển và nghĩa vụ chủ thể mà còn gồm cả những tranh chấp về lợiích giữa hai bên chủ thể của quan hệ lao động
Trang 11Tức là tranh chấp lao động vẫn có thể phát sinh trong những
trường hợp có hoặc không có sự vi phạm pháp luật Đặc điểm này
phát sinh từ bản chất của quan hệ lao động là tự do thương lượng và thoả thuận Trên cơ sở đó, các bên tự thương lượng và thoả thuận với
nhau nhằm mục đích thiết lập quyền và nghĩa vụ, lợi ích của mỗi bên
trong quá trình thực hiện lao động.
- Tranh chấp lao động là loại tranh chấp mà tuỳ theo quy mô và
mức độ tham gia của các chủ thể có thể làm thay đổi cơ bản tính chất
và mức độ tranh chấp.
Tuy theo mức độ tham gia của một bên tranh chấp là người lao
động mà có thể phân thành tranh chấp lao động cá nhân hoặc tranhchấp lao động tập thể Tranh chấp lao động nếu chỉ phát sinh một
người lao động và người sử dụng lao động hoặc đối tượng tranh chấp
chỉ liên quan đến quyền lợi của một người - cá nhân người lao động
thì tranh chấp đó chỉ đơn thuần là tranh chấp lao động cá nhân Sựảnh hưởng của tranh chấp này đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
dẫu sao cũng chỉ ở mức độ hạn chế Nhưng nếu tranh chấp xảy ra
giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động thì đó làtranh chấp lao động tập thể và có thể tác động tiêu cực đến sản xuất
và nhiều khi ảnh hưởng đến cả trật tự công cộng và lợi ích xã hội
- Tranh chấp lao động là loại tranh chấp có tác động trực tiếp vàrất lớn đối với người lao động, nhiều khi còn có thể tác động đến anninh Quốc gia, trật tự an toàn công cộng và kinh tế quốc dân
Thu nhập ổn định từ quá trình lao động của người lao động, sự
ổn định và phát triển của nền kinh tế, quyền và lợi ích của người sử
dụng lao động và lợi ích chung của toàn xã hội phụ thuộc rất nhiềuvào sự ổn định phát triển của nền sản xuất và sự ổn định chung trong
đời sống của mọi người lao động Tranh chấp lao động, nhất là tranhchấp lao động tập thể một khi xảy ra sé là yếu tố có khả năng phá vỡnhững ổn định và sự phát triển đó
1]
Trang 12Tranh chấp lao động tập thể có thể xảy ra trong phạm vi một bộ
phận của doanh nghiệp hoặc toàn bộ doanh nghiệp, thậm chí trong
phạm vi rộng hơn như trong một ngành Nội dung của tranh chấp lao
động tập thể thường liên quan đến lợi ích của một tập thể lao động
Nó có thể phát sinh trong việc thực hiện các điều khoản đã thoả
thuận giữa các bên về điều kiện sử dụng lao động, điều kiện lao động hoặc trong việc thiết lập các quyền và nghĩa vụ của các bên mà trước
đó họ chưa thoả thuận hoặc do những yếu tố thực tế phát sinh tại thời
điểm tranh chấp lao động
Trong những năm gần đây, khi hoạt động kinh tế đã chuyểnsang vận hành theo cơ chế thị trường thì vấn đề tranh chấp lao độngtập thể nói chung và các cuộc đình công nói riêng có xu hướng xuất
hiện ngày một nhiều, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, các khu
công nghiệp tập trung, nhất là các đơn vị kinh tế có yếu tố nước ngoài.
Nhìn chung, các vụ tranh chấp lao động tập thể đã xảy ra trongnhững năm qua đều có nội dung tranh chấp tương đối giống nhau, đó
là các vấn đề tiền lương, tiền thưởng, các điều kiện lao động, thời giờ
làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, và cả thái độ, cách xử sự của người sử dụng lao động đối với người lao động.
1.2- DINH CÔNG - ĐỈNH CAO CUA TRANH CHAP LAO DONGTAP THE
Lần đầu tiên, kể từ sau Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947, Pháp
luật nước ta đã thừa nhận quyền đình công của người lao động trongmột văn kiện quan trọng: Bộ luật lao động của nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam Có thể nói đây là một trong những vấn đề hệ
trọng và là một trong những điểm mới nhất của Bộ luật lao động Nó
thể hiện một quan điểm, một cách nhìn, một tư duy mới về quan hệlao động trong nền kinh tế thị trường, vì là vấn đề mới, phức tạp nênđòi hỏi một sự xem xét một cách khoa học cả trên bình diện lý luậncũng như bình diện thực tiễn
Trang 131.2.1- Khái niệm đình công, những dấu hiệu cơ bản của đình
công, phán loại đình công
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một tài liệu lý luận hay một văn
bản pháp luật nào đề cập một cách toàn diện và rõ nét về đình công
Bộ luật lao động được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994 có 8
điều quy định về đình công (từ Điều 172 đến Điều 179) và Pháp lệnhthủ tục giải quyết các tranh chấp lao động có riêng một phần (Phầnthứ hai) với 24 điều quy định về đình công và giải quyết đình công
Tuy nhiên, trong đó vẫn chưa đưa ra khái niệm đình công Còn theo
Từ điển tiếng Việt (1994) thì đình công được hiểu là "Đấu tranh có
tổ chức bằng cách cùng nhau nghỉ việc trong các xí nghiệp, Công
sở"””, Định nghĩa này là rất gọn, nhưng chưa rõ và thiếu tính xác
định về mặt pháp lý
Thực tế cho thấy, việc hiểu đình công của người lao động hiện
nay theo nhiều chiều hướng khác nhau Một số quan điểm cho rằng,
đình công là sự chống đối của người lao động đối với người sử dụng
lao động Một số khác lại cho rằng, đình công là biểu hiện sự chống
đối của người lao động đối với Nhà nước Nhìn chung, các quan
điểm trên là hết sức phiến diện, thiếu tính khách quan
Tuy nhiên, có thể thấy rằng, dưới góc độ kinh tế - xã hội, đình
công là một hiện tượng, một biện pháp có tính kinh tế - xã hội trong
nền kinh tế thị trường, là một biện pháp phản ứng tập thể của người
lao động nhằm gây sức ép buộc người sử dụng lao động phải giảiquyết và đáp ứng các vấn dé thuộc quyền lợi của người lao động
pháp sinh trực tiếp từ quan hệ lao động như: Tiền lương, tiền thưởng,
phụ cấp, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chế độ bảo hộ laođộng, bảo hiểm xã hội Do vậy, mỗi cuộc đình công đều ít nhiều
mang lại những hậu quả kinh tế- xã hội nhất định
(1)- Từ điển tiếng Việt - 1994 - Tr 313
13
Trang 14Như vậy, đình công được hiểu là đỉnh cao của tranh chấp laođộng tập thể, mà biểu hién rố nhất là sự ngừng việc có tổ chức củatập thể người lao động nhằm gây:áp lực buộc người sử dụng lao
động phải thoả man một hoặc một số yêu sách nào đó của tập thể
lao động.
Còn dưới góc độ pháp lý có thể hiểu đình công là một quyền tậpthể do pháp luật qui định, theo đó những người lao động có quyềnđược nghỉ việc tập thể nhằm buộc người sử dụng lao động phải thoả
man những yêu sách của mình.
Về bản chất, đình công vừa là biểu hiện ở mức độ cao nhất củatranh chấp lao động tập thể giữa một bên là tập thể lao động và một
bên là người sử dụng lao động, vừa là hậu quả của một quá trình
quyết không thành tranh chấp này Đồng thời, vừa là biện pháp mà
pháp luật cho phép tập thể lao động tiến hành nhằm thúc đẩy việc
giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng theo hướng có lợi chophía tập thể lao động
Đi sâu vào tìm hiểu vấn đề đình công, cho thấy đình công có
một số đấu hiệu cơ bản sau:
- Đình công là sự ngừng việc của người lao động:
Sự ngừng việc này có thể xảy ra dưới nhiều dạng, nhiều mức độ
khác nhau nhưng thông thường, đình công được hiểu là sự ngừng
việc triệt để của bản thân người lao động khi mà lẽ ra họ phải thực
_ hiện một, hoặc một số công việc nhất định nào đó theo hợp đồng lao
động, thoả ước tập thể, theo qui chế của nơi làm việc
Ở một số nước như: Hoa Kỳ- cả những sự ngừng việc không
triệt để (ví dụ: lãn công, làm việc cầm chừng nhằm đối phó lại người
sử dụng lao động), cũng được coi là đình công Ở một số nước khác,
như Pháp còn quy định những trường hợp người lao động ngừng việckhi đang tiến hành công việc ngoài giờ làm việc tiêu chuẩn (tức làlàm thêm giờ) mà không phải bắt buộc, thì cũng không được coi là
đình công.
Trang 15Ở Việt Nam, pháp luật hiện hành chỉ thừa nhận đình công là sự
ngừng việc có tính triệt để, còn những hình thức ngừng việc khôngtriệt để thì không được chấp nhận là đình công Việc lãn công bị coi
là hành vi vi phạm ky luật lao động và phải chịu sự phán quyết của
người sử dụng lao động, theo quy định về chế độ kỷ luật lao động
- Đình công phát sinh trực tiếp từ tranh chấp lao động tập thể:
Trong quan hệ lao động, không phải lúc nào người lao động và
người sử dụng lao động cũng đồng ý hoặc tự thương lượng được vớinhau tất cả các vấn dé phát sinh Nhất là từ khi thực hiện cơ chế thịtrường, những bất đồng giữa giới chủ và giới thợ làm phát sinh tranh
chấp lao động (cá nhân và tập thể) ngày càng nhiều về số lượng, lớn
về quy mô và phức tạp về tính chất việc giải quyết các tranh chấp lao
động luôn được đặt ra như một vấn đề bức xúc, đặc biệt là những
tranh chấp tập thể
Theo quy định của pháp luật lao động, tranh chấp lao động tập
thể chính là những là những tranh chấp giữa tập thể người lao độngvới người sử dụng lao động về quyền và lợi ích liên quan đến việclàm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về việcthực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và trong quá
trình học nghề Pháp luật đã quy định cơ chế giải quyết tranh chấplao động tập thể một cách cụ thể, theo trình tự sau: Hoà giải - Trọng
tài - Toà án nhân dân Tuy nhiên, trên thực tế nhiều vụ tranh chấp đã
không được giải quyết hoặc không triệt để Đó chính là xuất phátđiểm của tình trạng người lao động không còn cách nào khác là phảidùng tới "vũ khí” cuối cùng là đình công để tự bảo vệ mình
Đình công phát sinh trực tiếp từ tranh chấp lao động tập thể,
nhưng không phải cứ có tranh chấp xảy ra là người lao động đương
nhiên có quyền đình công mà chỉ tại một thời điểm nhất định do luật
định thì quyền đình công mới có thể được thừa nhận
Theo Điều 172 bộ luật lao động "Trong trường hợp tập thể laođộng không đồng ý với quyết định của hội đồng trọng tài lao động,thì có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết hoặc đình công”
15
Trang 16Như vậy, cũng có thể hiểu đình công là sự tiếp tục của tranhchấp lao động tập thể ở mức độ cao, là một trong những hình thức
góp phần giải quyết tranh chấp đó Không có tranh chấp lao động tập
thể thì không có đình công Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý nhiều vụtranh chấp hai bên đã tự dàn xếp được, hoặc họ cùng đồng ý với
quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, hay vì một lý do
nào đó mà người lao động không dám đình công hoặc tranh chấp xảy
ra trong một số doanh nghiệp không được đình công Vì thế, sẽ là
lầm lẫn nếu chỉ đơn thuần khẳng định rằng: đình công là tất yếu nếu
có tranh chấp lao động tập thể
- Đình công phải có tính tổ chức:
Đình công là sự ngừng việc của người lao động, sự ngừng việc
này phải là kết quả của sự phối hợp về mặt ý chí và tổ chức của
những người lao động Nghĩa là sự ngừng việc này phải chỉ đạo, sự
tổ chức lãnh đạo, điều hành chung của một cá nhân, một nhóm người
hay sự phối hợp của cả tập thể người lao động đó.Thực tế ở các nước,
việc khởi xướng, tổ chức lãnh đạo đình công thường do các công
đoàn của người lao động thực hiện.
Theo qui định của pháp luật hiện hành, ở Việt Nam chỉ thừa
nhận công đoàn là tổ chức duy nhất có quyền khởi xướng và lãnh
đạo đình công Ngoài ra không thừa nhận bất cứ cá nhân, tổ chức nào
có quyền hạn đó Và như vậy, sự ngừng việc có tính chất cá nhân,
mặc dù là của số đông người lao động mà thiếu yếu tố này, vẫnkhông thể được thừa nhận là đình công Điều đó sẽ loại trừ đượcnhững cuộc đình công tự phát, nếu cứ có tranh chấp xảy ra là mộtnhóm người tự quyết định đình công và không theo một trình tự, thủ
tục nào.
- Đình công phải do tập thể người lao động tiến hành
Sự ngừng việc làm khi tiến hành đình công phải là của nhiềungười lao động Một vài người ngừng việc, mặc dù có tổ chức vẫn
không được coi là đình công Hầu hết các nước đều có quy định cụ
Trang 17thể:số lượng người tham gia đình công, dựa trên tổng số người lao
động của nơi sử dụng lao động diễn ra đình công Số xác định này có
thể là một tỷ lệ hoặc có thể là một số tuyệt đối hoặc cả hai, tuỳ theo
cách xác định của mỗi nước, nhưng hầu hết đều quy định một tỷ lệ
hoặc một số tuyệt đối cao so với tổng số lao động của cơ sở diễn ra
đình công (ví dụ:Philipin, Xingapor quy định phải là đa số; Êtiôpia
quy định phải là 2/3; Pháp chia ra nhiều trường hợp, có thể theo tỷ lệ,
có thể là số tuyệt đối, hoặc có thể vừa theo tỷ lệ vừa đòi hỏi số tuyệt
đối).
Pháp luật lao động Việt Nam quy định chỉ được tiến hành đình
công khi có quá nửa tập thể lao động tán thành bằng cách bỏ phiếu
kín lấy hoặc lấy chữ ký của người lao động.
Về việc phân loại đình công: Việc phân loại đình công cũng làmột vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn Bởi vì, tuy có thể có cùng
những dấu hiệu như đã nghiên cứu ở trên, đình công có thể diễn ra
với nhiều loại hình khác nhau với những tính chất rất khác nhau, đòihỏi có những quy định và biện pháp xử lý rất khác nhau
Ở Việt Nam, thực ra vấn đề phân loại đình công hiện chưa được
đặt ra do nhiều nguyên nhân, mà trước hết do đình công vẫn còn là
một lĩnh vực quá mới mẻ đối với các nhà lý luận và lập pháp
Qua quá trình nghiên cứu, tham khảo thấy rằng có thể phân loại
đình công theo các căn cứ sau:
Nếu căn cứ vào phạm vi đình công: Có đình công doanh nghiệp,đình công bộ phận, đình công ngành, đình công toàn quốc (Tổng
đình công).
Nếu căn cứ vào tính chất đình công: Có đình công vì mục đích
chính tri (đình công chính tri), đình công vì mục đích kinh tế (đìnhcông kinh tế), đình công vì mục đích xã hội (đình công xã hội)
- Nếu căn cứ vào tính tổ chức của đình công: có đình công tự
phát, đình công có tổ chức SETHE
17
Trang 18Nếu căn cứ vào tính hợp pháp của đình công: Có đình công hợp
Nếu căn cứ vào cách thức tiến hành đình công: Có đình công
đơn nhất, đình công quay vòng (đình công luân phiên), đình công từng đợt, đình công chớp nhoáng, đình công có tính chất lãn công,
đình công ngồi, đình công đứng, đình công đi ra đi vào, đình công
tuần hành, đình công tại nhà , đình công tập trung tại cổng Doanhnghiệp, cơ quan tổ chức
Như vậy, đình công là hết sức đa dạng và mỗi loại hình có một
nét đặc thù riêng, mà về mặt lý luận cũng như lập pháp cần chú ý
Từ những dấu hiệu cơ bản và cách phân loại đình công như trên
ta có thể phân biệt đình công theo Bộ luật lao động với biểu tình theo
Hiến pháp 1992 Quyền biểu tình của công dân Việt Nam được ghi
nhận tại Điều 69 Hiến pháp 1992, còn quyền đình công của ngườilao động được ghi nhận tại khoản 4 Điều 7 của Bộ lao động Không
ít người quan niệm biểu tình và đình công chỉ là một Thực ra, đây làhai vấn dé hoàn toàn khác nhau Biểu tình được thể hiện ở một phạm
vi rộng, còn đình công ở phạm vi hẹp hơn Biểu tình là một trong
những quyền chính trị cơ bản và quan trọng của mọi công dân, còn
đình công là quyền kinh tế - xã hội của riêng người lao động Nghĩa
là, chủ thể của quyền biểu tình rất rộng, có thể bao gồm cả người lao
động, người sử dụng lao động và mọi công dân khác Trong khi đó,
tất cả những ai không phải là người lao động thì không thể có quyềnđình công Đây là điểm phân biệt quan trọng nhất, quy định hàngloạt các điểm khác nhau tiếp theo
Về mục đích và tính chất, người lao động sử dụng quyền đìnhcông nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích (kinh tế xã hội) hợp pháp của
Trang 19mình trong phạm vi quan hệ đã được thiết lập với người sử dụng lao
động Còn với quyền biểu tình, công dân có thể đòi quyền lợi về mọi
mặt mà chủ yếu và nổi bật là vấn đề chính trị như: đòi quyển tự do
lập hội, tự do ngôn luận, đảm bảo các chính sách chính trị, kinh
tế-xã hội
VỀ vai trò lãnh dao, tập thể lao động tiến hành đình công dưới
sự lãnh đạo của Ban chấp hành công đoàn cơ sở Trái lại lãnh đạo
cuộc biểu tình có thể là bất kỳ ai, tổ chức nào được đoàn biểu tình tín
nhiệm cử ra làm đại diện.
Về cách thức giải quyết, việc giải quyết đình công phải tuân
theo một trình tự, thủ tục nhất định do pháp luật qui định, kết quả giải quyết phải thực hiện trong một quyết định của cơ quan tài phán
có thẩm quyền
Còn việc giải quyết các cuộc biểu tình thì không nhất thiết phải
tuân theo một trình tự cụ thể nào Tuỳ từng vụ biểu tình, có thể có
các biện pháp giải quyết khác nhau Ví dụ: Người đại diện chính
quyền trực tiếp thương lượng với đoàn biểu tình hoặc người đại diệncủa họ, nhiều vụ phải yêu cầu lực lượng cảnh sát can thiệp, giải tán
1.2.2- Đình công hợp pháp và đình công bất hợp pháp:
Pháp luật của hầu hết các nước đều ghi nhận quyền đình công
của người lao động và tập thể lao động Tuy nhiên, pháp luật các
nước cũng quy định các điều kiện, thủ tục, cách thức tiến hành đìnhcông mà tập thé lao động và người đại điện của họ phải tuân theo
Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để xem xét một cuộc đình công làhợp pháp hay bất hợp pháp Nhìn chung để phân biệt một cuộc đình
công là hợp pháp hay bất hợp pháp, Pháp luật các nước thường dựa vào những dấu hiệu cơ bản sau:
- Việc tham gia đình công của người lao động phải là tự nguyện,
sự ngừng việc để tham gia đình công phải xuất phát từ ý thức tự giác
và tự nguyện của mỗi người lao động Mọi sự cưỡng ép, lừa dối
người lao động tham gia đình công đều bị coi là những hành vi bấthợp pháp và đều bị nghiêm cấm Những cuộc đình công nào được
19
Trang 20thực hiện bang những hành vi này đều bị coi là hành động bất hoppháp Tất nhiên, loại trừ những cuộc đình công mặc dù có thể có
những hành vi kể trên như là cá biệt, không nghiêm trọng vẫn được
gọi là đình công hợp pháp.
- Đình công chỉ nhằm mục đích buộc người sử dụng lao động
phải đáp ứng những yêu sách về quyền và lợi ích của người lao động
trong quá trình lao động và trong quan hệ lao động.
Đình công là biện pháp người lao động thông qua nghỉ việc tập
thể, trực tiếp làm ngừng trệ hoạt động tại cơ sở làm việc, trái với lợiích và ý chí của người sử dụng lao động để buộc người đó phải đápứng những yêu sách của mình về quyền và lợi ích trong quá trình lao
động va trong quan hệ lao động (Vi dụ: Về tiền công, về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi, về quyền tham gia hoạt động Công đoàn, về
các điều kiện làm việc ) Việc đình công lại nhằm mục đích gây áplực trực tiếp hoặc thông qua người sử dụng lao động mà gây áp lựcgián tiếp với một chủ thể khác (Ví dụ: như Nhà nước, cộng đồng,
người sử dụng khác ) hay nhằm những mục đích khác ngoài quan
hệ lao động đều không được thừa nhận, nhất là đình công mang màu
sắc chính trị đều bị các quốc gia nghiêm cấm
Như vậy, đình công hợp pháp là cuộc đình công chỉ nhằm đạt
những mục đích kinh tế- xã hội liên quan mật thiết đến đời sốngngười lao động Bộ luật lao động ở nước ta cũng đã thể hiện rất rõquan điểm này Và điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quan điểm
chung của Liên hợp quốc khi xếp quyền đình công vào nhóm cácquyền kinh tế xã hội (theo Công ước qưốc tế về các quyền Kinh tế,
Xã hội và Văn hoá được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua
ngày 16/12/1996, nước ta đã tham gia phê chuẩn ngày 24/9/1982)
- Đình công phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và
cách thức do pháp luật quy định.
Về trình tu: Nhìn chung, pháp luật các nước đều thừa nhận
người lao động có quyền đình công ở thời điểm nào mà họ xét thấy
Trang 21thuận tiện và có hiệu quả nhất Nhưng cũng phải tuân theo những
quy định chặt chẽ về trình tự và thủ tục tiến hành như: Về thươnglượng để giải quyết tranh chấp giữa tập thể lao động và người sử
dụng lao động, việc tiến hành hoà giải và trọng tài lao động, việc tổ
chức lấy ý kiến tập thể lao động Nếu vi phạm trình tự và thủ tục
này sẽ bị coi là đình công bất hợp pháp.
Về cách thức: Có nước quy định chi tiết cách thức tiến hành một
cuộc đình công như thế nào, như: Có được tập hợp hay không? Tập
hợp ở điểm nào? Có được biểu thị ý chí bằng lời nói (như: Hô khẩu
hiệu, diễn thuyết ) hay không? Nhưng, đa phần ở các nước, nhất lànhững nước mà quyền đình công của người lao động đã được thừanhận và thực hiện có truyền thống thì không phải có những quy định
này Cách thức tiến hành một cuộc đình công có nền nếp, tuân thủ
đúng những quy tắc của đời sống công cộng đã đi vào tiểm thức mỗi
người lao động và nhìn chung là được chấp hành nghiêm chỉnh.
Thông thường pháp luật các nước này chỉ quy định một số hành vi bị
coi là bất hợp pháp và bị cấm trong khi đình công (như: Cấm không được chiếm xưởng, cấm không được ngăn trở những người lao động
khác vẫn đang làm việc, cấm không được phá hoại máy móc, nhà
xưởng ).
Ngoài ra, đình công chỉ được tiến hành trong phạm vi những
doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và người lao động mà pháp luật quy
định cho phép đình công: Thông thường, các nước đều có những giớihạn nhất định phạm vi các doanh nghiệp cơ quan, tổ chức và những
loại người lao động không được đình công Đó là những doanh
nghiệp, cơ quan,tổ chức và những người lao động mà nếu ngừng hoạt
động sẽ có ảnh hướng nghiêm trọng đối với an ninh, quốc phòng,kinh tế đất nước và đời sống công cộng Ở những doanh nghiệp, cơquan, tổ chức khi có tranh chấp lao động xảy ra giữa tập thể lao động
và người sử dụng lao động sẽ được giải quyết chủ yếu bằng biệnpháp thương lượng, hoà giải, xét xử của Toà án và bằng những nỗ lực
2l
Trang 22đặc biệt của các cơ quan hành chính hữu trách của Nhà nước Mà quan trọng hơn là những cơ sở này, Nhà nước phải đặc biệt chú trọng các biện pháp mang tính chất phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất xung đột xảy ra giữa người lao động và người sử dụng lao động,
điều giải ổn thoả quan hệ lao động, đảm bảo được quyền lợi chính
đáng của cả hai bên
Trên đây là những dấu hiệu cơ bản của một cuộc đình công nói chung và cuộc đình công hợp pháp nói riêng Ngoài ra, còn nhiều những dấu hiệu xác định khác mà khi xem xét từng trường hợp đình
công, cũng cần phải lưu ý tới, như: Về người tổ chức, lãnh đạo đình
công, về bối cảnh diễn ra đình công, về nguyên nhân, nguyên cớ của
cuộc đình công
1.2.3- Tính tát yếu khách quan của việc thừa nhận quyền đình
công và giải quyết các cuộc đình công:
Quy định về đình công và việc giải quyết các cuộc đình côngmột vấn đề có tính tất yếu khách quan vì những lý do sau đây:
Về mặt kinh tế“xã hội: Công cuộc đổi mới ở nước ta được Dang
cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo bắt đầu từ Đại hôi đảng
toàn quốc lần thứ VỊ (1986) và tiếp tục được hoàn chỉnh tại các Đại
hội lần thứ VII (1991), thứ VIII (1996) là một bước ngoặt về mọi
mặt, có ý nghĩa to lớn trong tiến trình thực hiện mục tiêu dân giàu
nước mạnh, xã hội công bằng văn minh
Nước ta đang chuyển nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập
trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa Từ đường lối, chủ trương đó chúng ta phải
tổ chức lại nên kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý cho phù hợp với
điều kiện mới
Thay cho nền kinh tế chủ yếu có hai thành phần: Kinh tế quốcdoanh và kinh tế tập thể, Nhà nước đã thừa nhận và phát triển nền
Trang 23kinh tế hàng hoá nhiều thành phần Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế
độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó kinh tếquốc doanh được tổ chức, sắp xếp một cách phù hợp, giữ vai trò chủ
đạo, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh được tự do phát triển
trong khuôn khổ pháp luật
Với cơ chế mới, quyền tự do - dân chủ trong sản xuất kinh
doanh, trong quản lý doanh nghiệp cũng như việc xác lập các mối quan hệ kinh tế, quan hệ lao động mới ngày càng được chú trọng và phát huy.
Nếu cơ chế quản lý kinh tế cũ không thừa nhận có thị trường
sức lao động và sức lao động không phải là hàng hoá, thì trong cơ chế mới, sức lao động thực sự trở thành một thứ hàng hoá đặc biệt,
người lao động tự do đem ra trao đổi trên thị trường lao động Chúng
ta chủ "Hình thành thị trường sức lao động có tổ chức Trên thịtrường sức lao động được thực hiện, giải quyết tốt mối quan hệ giữangười lao động và người sử dụng lao động theo pháp luật, bảo vệ lợiích chính đáng của người lao động" “”.
Người sử dụng lao động cũng hoàn toàn được tự do tuyển dụng
lao động phù hợp với quy mô và nhu cầu hoạt động sản xuất kinh
doanh Mối quan hệ lao động thực chất là mối quan hệ giữa một bên
là giới chủ và một bên là giới thợ Do đó, lợi nhuận tối đa sẽ là mục
tiêu của chủ doanh nghiệp Để đạt được lợi nhuận tối đa, người sử
dụng lao động không từ bỏ một cơ hội nào để giảm bớt chi phí sản
xuất, kinh doanh, còn người lao động lại quan tâm đến hàng đầu đếnthu nhập, dẫn đến tình trạng lợi ích của hai bên bất đồng mâu thuẫn
nhau.
(1)- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII- Đảng công sản Việt NXB chính trị quốc gia- Hà Nội - 1996 Trang 99
Nam-23
Trang 24Trong khi đó, chúng ta dang ở trong bước đầu thiết lập các mối
quan hệ lao động theo cơ chế thị trường, vấn dé dân chủ và bình dang’
giữa giới chủ và giới thợ vẫn đang còn là vấn đề nhức nhối, đòi hỏi
phải giải quyết kịp thời Và một khi, tình trạng đó diễn ra mà việc giải
quyết không kịp thời hoặc triệt để thì tranh chấp lao động sẽ xảy ra,
mà đỉnh cao của nó là tập thể lao động sẽ phải sử dụng tới biện pháp
đình công Đây là một vấn đề có tính tất yếu, cho dù pháp luật khôngcho phép thì trên thực tế nó vẫn diễn ra, những năm vừa qua đã chứngminh điều đó
Tuy nhiên, việc khẳng định và thừa nhận quyền đình công củangười lao động không phải là đơn giản Đã có nhiều quan điểm khác
nhau về vấn đề này, nổi bật hơn cả là hai loại quan điểm đối lập nhau:Quan điển thứ nhất cho rằng: Không nên thừa nhận quyền đình
công của người lao động với lý do: Nói đến đình công là nói đến vấn
đề chính trị Vì vậy, nếu cho phép đình công cũng có nghĩa là cho
phép nhân dân lao động chống lại Nhà nước Nền chính trị Việt Nam
sẽ nhanh chóng mất đi tính ổn định vốn có của nó, các mối quan hệ
xã hội nói chung và quan hệ lao động nói riêng sẽ bị ảnh hưởng, triệt tiêu Hơn nữa, từ trước tới nay người lao động đã quen với cơ chế
lao động không có đình công Vì thế, không nên làm đảo lộn các trật
tự bấy lâu nay đã xây dựng và duy trì.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Việc qui định đình công là tất yếu,
bởi lẽ đình công mà chúng ta thừa nhận không phải là đình công
chính tri Va lại, việc sử dụng quyền đình công đúng pháp luật sẽ đemlại một ý nghĩa to lớn, tác động tích cực tới đời sống kinh tế - xã hội,
tới người lao động và người sử dụng lao động, tới lợi ích của Nhà nước và xã hội Hơn nữa tuy một thời gian dài người lao đã quen với
cơ chế lao động không có đình công, nhưng hiện nay với cơ chế mới,
chỉ những người sử dụng lao động mới là chủ những tư liệu sản xuấtchủ yếu của xã hội, người lao động thực chất chỉ là người làm thuê.Như vậy, bản chất của quan hệ lao động thực đã thay đổi, nên quyền
Trang 25đình công của người lao động là một đòi hỏi bức xúc không thể
không đáp ứng Do vậy, việc thừa nhận quyền đình công và đưa vấn
đề đình công vào trong khuôn khổ pháp luật là hoàn toàn phù hợp với
thực tế khách quan.
Về mặt cơ sở pháp lý: Hiến pháp nước cộng hoà XHCN Việt
Nam năm 1992 qui định và bảo hộ quyền của công dân trong mọi lĩnh
vực Điều 50 Hiến pháp 1992 qui định " Ở nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế,
văn hoá và xã hội được tôn trong " Con Điều 55 và Điều 56 Hiến
pháp đề cập tới những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất liên quan tới
quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực lao động
Trên cơ sở đó, pháp luật lao động Việt Nam cụ thể hoá quyền vànghĩa vụ của người lao động về: học nghề, việc làm, điều kiện làm
việc, thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội
Đặc biệt, Nhà nước cho phép người lao động có quyền lập tổ chứccông đoàn - tổ chức đại diện cho người lao động trong mọi lĩnh vực,mọi vấn dé phát sinh từ đời sống lao động Luật công đoàn 1990
khẳng định: "Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai
cấp công nhân và người lao động Việt Nam tự nguyện lập ra dưới sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam" (Điều 1), và "Công đoàn dai
diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao
động đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan,
đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế - xã hội , quản lý Nhà nước " (Điều
2).
Với mục đích thiết thực bảo vệ quyền con người, Việt Nam đãtham gia phê chuẩn Công ước về các quyền Kinh tế, Xã hội và Vănhoá của Liên hợp quốc (Phê chuẩn ngày 24 - 9 - 1982) Tại Điều 8điểm d của công ước ghi nhận quyền đình công, miễn là quyền nàyđược tiến hành phù hợp với Pháp luật của từng nước Đình công là
quyền cơ bản của người lao động cần được tôn trọng và bảo vệ Tất cảnhững điều nói trên đã tạo thành cơ sở pháp lý vững chắc cho việc quiđịnh vấn đề đình công trong Bộ luật lao động Việt Nam Điều này
25
Trang 26chẳng những bảo đảm quyền và lợi ích của cả hai bên trong quan hệpháp luật lao động, đảm bảo để công đoàn có trong tay một phương
tiện pháp lý để làm trọn nhiệm vụ của mình, mà còn biểu hiện sự tôn
trọng các cam kết Quốc tế mà Việt Nam tham gia với tư cách là một
nước thành viên.
Việc thừa nhận quyền đình công còn là đòi hỏi xu thế Quốc tế
hoá đời sống lao động: Quốc tế hoá trên các lĩnh vực của đời sống xã
hội đang là xu thế chung của thời đại Sự hội nhập đã trở thành một
điều kiện không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hộicủa bất kỳ Quốc gia nào Để tiến tới một xã hội văn minh, thịnh
vượng tất ca các quốc gia phải sát cánh bên nhau, hợp tác cùng phát
triển Với nhận thức như vậy, Nhà nước ta chủ trương Việt Nam muốn
làm bạn với tất cả các nước, nhanh chóng hoà nhập vào đời sống Quốc tế trong mọi lính vực Từ đó, người lao động Việt Nam cũng
phải được hoà nhập vào đời sống lao động quốc tế, được tự do, bìnhđẳng với nhau để cùng phát triển
Luật pháp lao động của hầu hết các nước phát triển kinh tế thị
trường đều trao cho người lao động quyền đình công với những điều
kiện và pham vi khác nhau Việt Nam đã chính thức ra nhập tổ chức
lao động Quốc tế (ILO) năm 1980, do đó Việt Nam cần phải cónhững qui định để người lao động của ta phải thực sự bình đẳng như
người lao động của các thành viên ILO Đồng thời, phải có nhữngđiều kiện cần thiết cho người lao động và tổ chức đại diện của họ bảo
vệ quyền lợi của mình trong mọi hoàn cảnh như tất cả các nước đã và
đang phát triển nền kinh tế thị trường Tôn trọng các cam kết Quốc tế
và thông lệ Quốc tế, phù hợp với xu thế chung của thời đại sẽ là điềukiện thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển các mối quan hệ trong nước,
cùng với sự duy trì lâu dài và ổn định các mối quan hệ lao động Quốc
tế Điều này lại càng quan trọng hơn, khi quá trình hợp tác lao động
của nước ta đang diễn ra khẩn trương, sâu rộng Một trong những giảipháp tốt cho vấn đề này là ghi nhận quyền đình công cho người laođộng |
Trang 27Như vậy, việc qui định một vấn đề đình công trong luật lao độngViệt Nam là một tất yếu khách quan Điều đó không thể chỉ dựa trênnhững cơ sở pháp lý, kinh tế - xã hội nhất định, mà còn là đòi hỏi cấpthiết từ thực tế đời sống của nền kinh tế thị trường Khi quyền đình
công được thừa nhận thì tất yếu phải qui định một cơ chế giải quyết vấn đề này Chỉ có như vậy thì quyền đình công của người lao động mới được đảm bảo trong thực tế, mục đích của đình công mới đạt
được, đồng thời đảm bảo trật tự xã hội Đình công sẽ thể hiện đúng
bản chất phù hợp với hoàn cảnh chính trị, kinh tế - xã hội nước ta và
mang bản sắc riêng của Việt Nam
1.2.4- Ý nghĩa của việc qui định vấn đề đình công và việc giải
chính trị và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước Trong lĩnh vực
quản lý lao động, muốn đạt được mục đích và hiệu quả cao, cần phải
có một hệ thống các qui phạm pháp luật hoàn chỉnh để điều chỉnh các
mối quan hệ phát sinh trong đời sống lao động Do vậy, qui định vấn
đề đình công và giải quyết đình công là một bước hoàn thiện pháp
luật lao động nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung.
Khi thực hiện điều chỉnh pháp luật một mối quan hệ nào đó, Nhànước đều nhằm những mục đích và đặt ra những yêu cầu nhất định, kể
cả khi thiết lập các quan hệ pháp luật lao động Vì hai bên chủ thể
trong mối quan hệ lao động là hai lực lượng quan trọng sản xuất ra
của cải vật chất, trực tiếp quyết định sự phát triển của xã hội
Trong nền kinh tế thị trường, một điều không thể tránh khỏi là
trong nhiều lĩnh vực người lao động ở thế yếu và bị động so với người
MỸ
Trang 28sử dụng lao động Đình công do đó sẽ là một trong những biện pháp
cần thiết để giải quyết tình trạng nói trên Người lao động sẽ sử dụngquyền đình công như là "vũ khí” cuối cùng bất đắc dĩ để tự bảo vệmình khi quyền và lợi ích bị người sử dụng lao động xâm phạm tớimức không thể hoà giải và thương lượng được Nếu không được sử
dụng quyền đình công thì người lao động luôn ở vào thế yếu và quan
hệ lao động rất có thể trở thành quan hệ tự do chèn ép, tự do bóc lột
sức lao động theo đúng nghĩa của từ này.
Được sử dụng quyền đình công, người lao động không những đạt
tới những điều kiện làm việc tốt hơn, hoặc có yêu cầu tập thể mang
tính chất nghề nghiệp, mà còn nhằm tìm ra những giải pháp cho bất
kỳ vấn đề kinh tế - xã hội nào mà người lao động trực tiếp quan tâm
Đình công cũng có ý nghĩa đối với người sử dụng lao động ở
chỗ: từ đình công, người sử dụng lao động có thể nhìn nhận lại mộtcách đúng đắn tính hợp pháp và hợp lý của công tác quản lý lao động,
của việc thực hiện các chế độ đối với người lao động, qua đó điều
chỉnh chúng theo hướng phù hợp hơn, hiệu quả hơn Đặc biệt là trong
trường hợp phía người sử dụng lao động là Nhà nước, thì đình công
không chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực điều chỉnh, hoàn thiện các chế
độ, chính sách và ổn định lao động trong phạm vi doanh nghiệp, mà
còn có ý nghĩa trong lĩnh vực hoàn thiện cả hệ thống pháp luật về laođộng của Quốc gia Từ đó tạo điều kiện ổn định và phát triển các mối
quan hệ lao động, quan hệ kinh tế trong phạm vi toàn xã hội.
Như vậy, việc thừa nhận và điều chỉnh quyền đình công là vấn đề
có ý nghĩa to lớn cả về mặt kinh tế - xã hội cũng như về mặt pháp lý
Nếu quyền đình công được tôn trọng và bảo đảm thực thi trong cuộcsống, không có bất cứ những điều hạn chế nào về quyền đình công
mà không xuất phát từ những cơ sở hợp pháp và hợp lý, thì đình công
thực sự có ý nghĩa trong việc bảo đảm quyền lợi của cả người lao
động và người sử dụng lao động, bảo đảm được sự quản lý Nhà nước
về lao động, duy trì sự ổn định và phát triển của quan hệ lao động vàbao đảm được trật tự ky cương xã hội
Trang 291.3- ĐÌNH CÔNG Ở NƯỚC NGOÀI VÀ TRONG PHAP LUAT
QUỐC TẾ
1.3.1- Về quyền đình công:
Đình công là một vấn đề phức tạp, cho đến nay trên thế giới vẫn
tồn tại những quan điểm khác nhau về vấn đề này Trong khi một số
nước công nhiên chấp nhận quyền đình công, thì nhiều nước khác
bằng cách này hay cách khác lại hạn chế quyền này Trong pháp luật
của các nước xã hội chủ nghĩa cũ không có điều khoản nào coi đình
công là hợp pháp hay bất hợp pháp Do tính chất đặc thù của các hệ thống kinh tế và chính trị đặc biệt, Chính phủ các nước này cho rằng
những người lao động và tổ chức đại diện của họ không cần thiết phải
sử dụng tới hình thức đình công để bảo vệ quyền lợi của mình
Các nước công nhận quyền đình công của người lao động thì đều
coi đình công là phương tiện đấu tranh tự bảo vệ của người lao động khi cần thiết, mặc dù việc áp dụng chỉ trong những trường hợp luật định.
Tuy nhiên cho đến nay mỗi nước có những định nghĩa ở góc độ
và mức độ khác nhau về đình công Chẳng hạn, theo luật lao động của
Philippin thì "Đình công không chỉ bao gồm sự ngừng việc có phốihợp, mà gồm cả lãn công, nghỉ việc hàng loạt, bãi công ngồi, có ý đồhuỷ hoại tiêu huỷ hoặc phá hoại thiết bi, cơ sở sản xuất và những hoạt
động tương tu" (Điều 226 điểm A Bộ luật lao động Philippin)
Với qui định trên, quyền đình công của những người lao độngPhilippin được công nhận ở phạm vi rất rộng, song ở đây mới chỉdừng lại ở việc chỉ ra các hình thức được công nhận là đình công
Còn Điều 5 Đạo luật quan hệ lao động của Vương quốc Thái Lan
(1975) định nghĩa: " Dinh công là việc những người lao động ngừng
công việc hàng loạt với tính chất tạm thời, do có tranh chấp lao động”.
29
Trang 30Cộng hoà Liên bang Đức - vốn là một nước tư bản chủ nghĩa lâu đời, nên đình công ở nước này là một vấn đề rất quen thuộc, rất thông thường, thậm chí không cần phải có luật Liên bang (cũng như Anh,
Úc thậm chí chỉ là luật "bất thành văn") Việc xét đoán vấn dé đình
công ở Cộng hoà Liên bang Đức chỉ theo án lệ Tiêu chuẩn để xét tínhhợp pháp của đình công chỉ theo một nguyên tắc tối cao là nguyên tắc
ứng hợp, nghĩa là phải tính tới các khả nathg vé kinh té trong muc dich
và công việc tiến hành va không được trắng tron vi phạm lợi ích công
cộng Đình công phải thích đáng để đạt được mục tiêu chính đáng và
đạt tới hoà bình trong quan hệ lao động sau đó và nó phải rõ rệt là cần
thiết thực sự Đình công chỉ có thể được sử dụng như là biện pháp
cuối cùng, khi đã hết mọi khả năng đạt tới sự thoả thuận.
O Đức, đình công phải được tiến hành theo qui tắc đấu tranh that
thà và không có mục đích tiêu diệt đối phương Tuy nhiên, diéu đó
không có nghĩa là chi được dùng những thứ vũ khí đấu tranh êm dịu
nhất Sau khi đình công xong, hai bên phải góp phần khôi phục hoà bình trong công nghiệp (Tức trong quan hệ lao động) một cách mau
chóng và càng rộng càng tốt
Tổ chức lao động Quốc tê (ILO) cho rằng các tổ chức của ngườilao động có một số biện pháp để xúc tiến và bảo vệ các lợi ích kinh tế
và xã hội của mình, đại thể gồm hai loại:
- Các hành động mang tính chất phản ứng như: Hội họp phảnứng, nêu yêu sách, không gây thiệt hại trực tiếp gì cho người sử dụng
lao động.
- Một số biện pháp nhằm gây sức ép có gây thiệt hại cho người
sử dụng lao động, ví dụ như bãi công, làm việc "lấy lệ” (cầm chừng),hoặc sử dụng tới hành động đình công
ILO cho rằng, quyền đình công là một trong những biện pháp
thiết yếu mà người lao động và các tổ chức của họ có thể sử dụng đểxúc tiến và bảo vệ các lợi ích kinh tế và xã hội của mình, không chỉnhằm đạt tới những điều kiện làm việc tốt hơn hoặc có những yêu cầu
Trang 31tập thể mang tính chất nghề nghiệp, mà còn nhằm tìm ra những giải
pháp cho các vấn đề chính sách kinh tế - xã hội và các vấn dé laođộng bất kỳ loại nào mà người lao động trực tiếp quan tâm Về mặtcông pháp quốc tế, quyền đình công đã được thừa nhận rõ ràng trongĐiều 8 của Công ước Quốc tế về các quyển Kinh tế, Xã hội và Van
hoá.
1.3.2 - Về vấn đề cấm đình công:
Về nguyên tắc, đình công được thừa nhận là quyền cơ bản của
người lao động, song trong thực tế có những nhóm người lao động
không được thực hiện quyền này Việc giới hạn phạm vi thực hiệnquyền đình công tuỳ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi
nước Việc cấm đình công nói chung và việc "treo" quyền đình công
ở một số nước đã hình thành trong các trường hợp cụ thể là:
Do có một số điều khoản đặc biệt trong luật (ví dụ: Achentina,
Bănglađét, Célombia, Libéria, Nicaragoa, Pakixtan, Xyri, Thái lan ).
Do tác dung tổng hợp của những điều khoản về cơ chế giải quyếttranh chấp lao động mà theo đó các tranh chấp lao động đều phải trảiqua các thủ tục hoà giải và trọng tài bắt buộc, dẫn tới chỗ có phán
quyết hoặc có quyết định cuối cùng ràng buộc các bên; hoặc khi hai
bên không đi đến thoả thuận được thì giải quyết bằng trọng tài bắtbuộc hoặc bằng quyết định của nhà cầm quyền (như: Angiêri, Bolivia,
Côlômblia, Đôminica, Ecuador, Etidpia, Gama, An Độ, Giamaica,
Kénia, Lêsôtô, Malaisia, Manta, Gabông, Môritama, Nigiéria, Paragoay, Xingapor, Xrilankar, Xudan, Tanranica, Turidi, Rambia).
Theo qui định của các nước nay thì có thể cấm hoặc chặn đứng hầu
hết mọi cuộc đình công.
ILO cho rang, việc cấm chung như vậy sẽ hạn chế nghiêm trọngcác biện pháp của công đoàn để bảo vệ quyền lợi cho các đoàn viên,hạn chế quyền được tổ chức của họ và như vậy là không phù hợp vớinguyên tắc tự do liên kết của người lao động
31
Trang 32Đối với những điều khoản mà các cơ quan quyền lực ban bố
trong tình trạng khẩn cấp hoặc giao cho Chính phủ ban bố khi có tìnhhình khủng hoảng ILO cho rằng, các biện pháp như vậy chỉ có thể
biện minh được trong tình hình có khủng hoảng gay gắt của Quốc gia
và chỉ trong một thời hạn nhất định mà thôi.
1.3.3-Về những hạn chế cụ thể đối với quyền đình công:
Một số nước trong khi chấp nhận quyền đình công về nguyên tắcthì pháp luật lại đưa ra một số hạn chế nhiều hay ít đối với quyền đó,
đại thể là:
Những hạn chế đối với một số loại người lao động, cụ thể là đối
với công chức và đối với người lao động trong các ngành thiết yếu:Luật pháp các nước qui định rất khác nhau trong vấn đề quyền
đình công của công chức Có những nước pháp luật thừa nhận rõ rệt
quyền đình công của công chức (như Bênanh, Canada, Comor, PhầnLan, Pháp, Hilạp, Bờ Biển Ngà, Lucxămbua, Mêhicô, Nigiêria, Nauy,
Bồ Đào Nha, Thuy Điển ) nếu tranh chấp không thể giải quyết đượcbằng cơ chế hiện có hoặc bằng cách tham khảo ý kiến hay thương
lượng, thì công chức có thể có hành động đình công một cách hợppháp Tuy nhiên, pháp luật và pháp qui hiện hành có thể hạn chế việc
thực thi quyền đó đối với một số người có một chức vụ nào đó Một
số nước không phân biệt đình công trong khu vực Nhà nước và các
khu vực khác trong nền kinh tế, các công chức chỉ việc thực hiện theo
đúng trình tự bình thường ghi trong luật pháp chung (vi dụ ở Italia và
Thuy Điển) Một số nước khác thì lại không có pháp luật hoặc pháp
qui về tính hợp pháp của đình công của công thức, do luật pháp khôngnói gì và có thể giải thích bằng nhiều cách khác nhau
Ngoài ra, ở một số nước, luật pháp qui định rõ rệt công thứckhông được quyền đình công (vi du: Bôlivia, Braxin, Chilê, Cô Óet,Libang, Marốc, Philipin, Ruanda, Thuy Si, Xyri, Thái Lan, Hoa Kỳ, Urugoay, Dimbabué )
Trang 33Ngay cả khi quyền đình công được thừa nhận công nhiên hoặcmặc nhiên trong công vụ, điều đó cũng không có nghĩa là các công
chức đều có quyền tự do tha hồ đình công Trái lại, nhiều nước tuy
cho phép đình công trong công vụ vẫn kèm theo những giới hạn hạn
chế khác nhau, dựa trên nhiều loại tiêu chuẩn khác nhau, vị trí trong
thang bậc hành chính, tính chất công việc và điều kiện tiến hành đình công (ví dụ ở Canada, Phần Lan, Nhật Bản, Lucxămbua, Madagaxcar, Méhicé, Nauy).
Rất nhiều nước có các điều khoản cấm hoặc giới hạn đình công
trong các ngành thiết yếu Nhưng khái niệm “ngành thiết yếu" ở mỗi nước cũng khác nhau Một số nước liệt kê một danh sách dai ngay
trong luật (như: Braxin, Camorun, Canada, Côlômbia, Ấn Độ,
Pakixtan, Balan, Hoa Ky, Dambia ) Đôi khi, định nghĩa "ngành
thiết yếu” bao gồm những hoạt động mà Chính phủ cho là cần thiết,hoặc bao gồm mọi loại đình công được coi là trái với trật tự công
cộng, trái với lợi ích chung hoặc trái với phát triển kinh tế (ví dụ Síp,
Philippin, Torinidat, Tobagô, Tuynidi ).
Theo quan điểm của ILO, nếu luật pháp qui định phạm vi công
vụ hoặc các ngành thiết yếu, dù là Nhà nước, nửa Nhà nước hay tư
nhân cũng đều trở nên vô nghĩa Việc cấm đình công chỉ nên giới hạn
đối với những loại công chức nào đó đang hoạt động với tư cách đại
diện của công quyền hoặc đối với những ngành hoạt động nào mà nếu
bị đình lại sẽ gây nguy cơ cho đời sống an toàn cá nhân hoặc sức
khoẻ của toàn thé hay một bộ phận dân chúng.Uỷ ban về quyền tự doliên kết của Hội đồng quản trị ILO cho rằng khu vực bệnh viện vaviệc kiểm soát không lưu là các ngành thiết yếu và cho rằng cácngành như ngân hàng, nông nghiệp, cảng, kim khí, dầu lửa, thuốc lá
ấn loát, dạy học, đài phát thanh và vô tuyến truyền hình chẳng hạnđều không phải là ngành thiết yếu theo nghĩa chặt chế của từ đó Hơn
nữa, nếu hạn chế hoặc cấm đình công trong công vụ hay trong các
ngành thiết yếu, thì phải có những đảm bảo thích đáng để bảo vệ cho
những người lao động ở đó, vì như vậy là họ bị mất đi một trong
$3
Trang 34những phương tiện thiết yếu để bảo vệ cho các lợi ích nghề nghiệp
của mình Việc hạn chế phải được cân bằng lại bằng các trình tự hoà
giải và trọng tài vô tư, nhanh chóng thích đáng, các bên hữu quan có
thể tham gia vào bất cứ giai đoạn nào Trong mọi trường hợp các phán
quyết phải ràng buộc cả hai bên, và khi đã có phán quyết thì phải thi hành nhanh chóng và đầy đủ.
Những hạn chế dưới hình thức trưng tập và bảo đảm công việc
tối thiểu:
Theo pháp luật một số nước, những người lao động đình công có
thể bị trưng tập (ví du: Sip, Bồ đào nha, Tuynidi ) Theo quan điểm
của ILO, việc trưng tập người lao động có thể bị lạm dụng thành mộtbiện pháp để giải quyết tranh chấp lao động, và điều đó nên tránh trừ
khi phải duy trì những công việc thiết yếu nào đó trong những tình hình đặc biệt nghiêm trọng và phải theo nghĩa chặt chẽ của từ đó Còn trong những lĩnh vực kinh tế khác, thì theo ILO cho rằng nếu ngừng
công việc toàn bộ và kéo dai trong một khu vực công nghiệp quan
trọng sẽ gây nguy cơ cho đời sống, an toàn hoặc sức khoẻ của dân
chúng và tạo ra một tình trạng khẩn cấp gay gắt cho Quốc gia, thì việcphải duy trì công việc tối thiểu bằng một loại người lao động nhất
định nào đó có thể là chấp nhận được nếu chỉ hạn chế trong những
hoạt động nào hết sức cần thiết để tránh nguy hiểm cho đời sống, antoàn cá nhân hoặc sức khoẻ của toàn thể hay một bộ phận dân chúng
Đồng thời, các tổ chức của người lao động, nếu có nguyện vọng phải
được quyền tham gia vào việc xác định thế nào là "công việc tối
thiểu" cùng với những người sử dụng lao động và các nhà chức trách
(ví dụ như Hylạp) Một chế độ như vậy cũng phải được áp dụng đối
với các ngành thiết yếu để tránh tình trạng hoàn toàn cấm đình công
trong các ngành đó.
Những hạn chế căn cứ vào muc đích của đình công:
Trong nhiều nước, đình công chính trị công nhiên hoặc mặc
nhiên bị coi là bất hợp pháp Có nước coi bất cứ cuộc đình công nao
Trang 35cũng có nguy cơ de doa an ninh Quốc gia ILO cho rang, các tổ chức
công đoàn phải có khả năng sử dụng hình thức đình công phản kháng, nhất là khi cần phải phê phán chính sách kinh tế và xã hội của Chính
phủ Tuy nhiên, đình công có tính chất thuần tuý chính trị thì sẽ
không nằm trong phạm vi của nguyên tắc tự do liên kết
Đình công để tỏ cảm tình (để ủng hộ hoặc hưởng ứng một cuộc
đình công khác) được coi là hợp pháp trong một số nước (như Pháp,CHLB Đức, Ấn Độ, Italia, Tây ban nha, Thuy Điển, Anh) Hiện nay
người lao động hay sử dụng đến hình thức đình công này do nhiều nơi trên thế giới có cấu trúc công nghiệp tập trung hoặc có các trung
tâm tập trung lao động ILO cho rằng, nếu cấm chung mọi cuộc đình
công tỏ cảm tình thì sẽ dẫn đến chỗ lạm dụng, người lao động phải có khả năng được thực thi việc này,miễn sao chính bản thân cuộc đình công mà họ tỏ cảm tình cũng phải là hợp pháp.
Những hạn chế căn cứ vào phương pháp sử dụng trong đình
công: Nơi nào quyền đình công được đảm bảo bằng pháp luật thì vấn
dé quan tâm đầu tiên là hành động đó có đúng là đình công như luật
định hay không Thông thường , ngừng việc có thể được mô tả là đình
công, dù ngắn hẹp đến đâu Nhưng vấn dé phức tạp hơn là trong tinh
hình không có ngưng việc, mà chỉ có lan công hoặc làm việc chiếu lệ
(cầm chừng) Các hình thức đình công từng đợt, đình công ngồi, đình
công chớp nhoáng, đình công đi ra vào và đứng tập trung tại cổng Xí
nghiệp cũng có vấn đề ILO cho rằng, về phương pháp sử dụng quyền
đình công mà nói chỉ nên hạn chế kiểu làm việc chiếu lệ chiếm
xưởng, đình công ngồi và đứng tập trung tại cổng Xí nghiệp nếu
những hành động này không còn mang tính chất hoà bình nữa.
Những qui định buộc phải qua một thời gian chờ đợi rồi mới
được đình công: ở rất nhiều nước, luật pháp đòi hỏi phải báo trước về
ý định đình công, quy định một thời kỳ làm dịu tình hình, hoặc qui
định rằng đa số người lao động có liên quan, hay đại đội công đoàn
trước hết phải biểu hiện sự tán đồng một lệnh đình công (ví dụ:
Burumdi, Dan Mach., Hodurat, Philippin, Balan, Thuy sỹ, Anh, Hồng
35
Trang 36Kông, Hoa Kỳ) Những thủ tục này rườm rà đến nỗi nhiều khi khiến cho đình công hợp pháp cũng không sao tiến hành được trên thực tế Luật pháp ở một số nước còn đòi hỏi người lao động phải báo trước cho các nhà chức trách về ý định đình công và phải sử dựng các
trình tự hoà giải và trọng tài trước khi được phép bắt đầu đình công
Về điểm này, đối với những nước cho phép hoà giải và trọng tài tựnguyện, ILO nhắc lưu ý tới khuyến nghị hoà giải và trọng tài tự
nguyện 1951 (số 92) để tránh sử dụng việc hoà giải và trọng tài làm
một thủ đoạn hạn chế đình công, đặc biệt là không nên dùng hoà giải
và trọng tài bắt buộc để cấm đoán đình công
Ngoài ra, một vài nước có chế độ đặc biệt là sau khi công đoàn
đã tự nguyện đăng ký với các nhà chức trách (mà nhà chức trách buộc
họ phải sử dụng cơ chế chính thức để giải quyết tranh chấp lao động
bằng các trình tự hoà giải và trọng tài có phán quyết ràng buộc), lại
không được phép đình công nếu như phán quyết của trọng tài qui định không được đình công hoặc buộc họ phải theo những điều kiện
do phán quyết qui định.
Về chế tài đối với đình công: Ö phần lớn các nước mà luật pháp
hạn chế quyền đình công đều có những điều khoản qui định chế tài
đối với những người lao động nào vi phạm các điều khoản đó Ở một
số nước, nếu đình công bất hợp pháp thì sẽ là phạm tội và có thể bịphạt tiền hoặc phạt tù (ví dụ Bahama, Bănglađet, Philippin, Balan) ỞNhật Bản, Toà án tối cao áp dụng chế tài hình sự đối với những người
lao động nào tổ chức hoặc vận động đình công trong các ngành công
cộng Có nước coi đó là việc diéu hành lao động không đúng đắn và
sẽ xử lý bằng con đường dân sự và con đường kỷ luật lao động
ILO cho rằng, chỉ áp dụng chế tài hình sự đối với việc vi phạmnhững qui định cấm đình công nào mà phù hợp với nguyên tắc tự do
liên kết và cả trong trường hợp đó, chế tài cũng phải tương xứng vớitội phạm, không thể phạt tù đối với trường hợp đình công hoà bình
ILO cũng lưu ý rằng, nếu áp đặt những chế tài hình sự không tương
Trang 37xứng thì sẽ không phát triển được những mối quan hệ lao động hài
hoà.
Tóm lại, đình công là một vấn đề phức tạp, vì ngoài mục tiêu
kinh tế nó còn liên quan đến cả an ninh trật tự xã hội Cho đến nay,
trên thế giới vẫn có những quan điểm khác nhau về đình công, cũngnhư quyền đình công Tuy nhiên, nhìn chung có thể hiểu đình công làđỉnh cao của tranh chấp lao động tập thể, biểu hiện của sự ngừng việctập thể có tổ chức của ngudi lao động nhằm gây áp lực đối với người
sử dụng lao động phải thoả mãn một số yêu sách nào đó của tập thểngười lao động Còn quyền đình công được hiểu là quyền do pháp
luat qui định cho người lao động trong những trường hợp, điều kiệnnhất định có thể được ngừng việc tập thể nhằm buộc người sử dụnglao động phải đáp ứng một hoặc một số yêu sách chính đáng của
mình.
Xét trên phương diện rộng, đình công là một trong những nội
dung của quyền con người Trong Điều 8 Công ước quốc tế về các
quyền Kinh tế - Xã hội và Văn hoá của Liên hiệp quốc (ngày
16-12-1966 đã ghi nhận: "Các quốc gia tham gia Công ước này cam kết bao
đảm quyền đình công, miễn là quyền này được thực hiện theo đúngpháp luật của mỗi nước" Ngày 24-9-1982 nước ta đã tham gia phê
chuẩn Công ước này Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) đã có hai công
ước đề cập đến quyền đình công của người lao động Đó là Công ước
số 87 (năm 1948) về quyền tự do liên kết và Công ước số 98 (1949)
về quyền tổ chức và thương lượng tập thể Theo quan điểm của tổ
chức này, đình công là một trong những biện pháp thiết yếu mà
37
Trang 38người lao động và tổ chức đại diện của họ có thể sử dụng nhằm đạt
giải pháp cho các vấn đề kinh tế xã hội liên quan trực tiếp tới mình.Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều ghi nhận quyền
đình công của người lao động ở những mức độ và phạm vi khác nhau.
Mỗi nước có định nghĩa khác nhau về đình công, nhưng nhìn chung
đều có cách hiểu gần nhau
Ở nước ta, Sắc lệnh số 29/SL năm 1947 cũng đã ghi nhận quyền
"tự do liên kết và bãi công "của người lao động Tuy nhiên, trong
một thời gian dài do đặc thù của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trungbao cấp và nhiều lý do khác nhau, người lao động chưa lần nào phải
sử dụng tới hình thức đình công để bảo vệ quyển và lợi ích chínhđáng của mình Hiện nay, quyền đình công đã được qui định ở khoản
4 Điều 7 của Bộ luật lao déng:" Người lao động có quyền đình công
theo qui định của pháp luật" Bộ luật lao động cũng đã dành 8 điều ở
chương XIV để qui định những vấn dé có tính chất chung nhất về
mức cho phép ma đã trải qua các cuộc hoà giải không thành Còn đối
với Nhà nước, công nhận quyền đình công của người lao động là côngnhận quyền tự bảo vệ của họ, đồng thời còn là biểu hiện sự tôn trọng
luật pháp Quốc tế.
Trang 39Chương 2
NHỮNG OUI ĐỊNH VỀ ĐÌNH CÔNG VÀ THỦ TỤC
GIẢI QUYẾT DINH CÔNG
2.1- NHỮNG QUI ĐỊNH VỀ ĐÌNH CÔNG:
2.1.1- Thời điển có quyền đình công:
Khoản 1 Điều 172 Bộ luật lao động qui định "Trong trường hợp
tập thể lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài
lao động, thì có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết hoặc đìnhcông" Như vậy, thời điểm có quyển đình công là sau khi có quyếtđịnh của Hội đồng trọng tài lao động cấp Tỉnh về việc giải quyếttranh chấp lao động tập thể, mà tập thể lao động không đồng ý vàcũng không yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết thì có quyền đìnhcông.
Đình công phát sinh trực tiếp từ tranh chấp lao động tập thể, song
không có nghĩa cứ có tranh chấp là người lao động có quyền đình
công Trước khi tiến hành đình công, tranh chấp này nhất thiết phải
qua các bước thương lượng trực tiếp giữa hai bên (tập thể lao động và
người sử dụng lao động); đưa ra giải quyết tại Hội đồng hoà giải laođộng cơ sở (hoặc hoà giải viên nơi chưa có Hội đồng hoà giải cơ sở)
và tại Hội đồng trọng tài lao động cấp Tỉnh Chỉ khi tập thể lao độngkhông đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài mà không yêucầu Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết thì mới có quyền tiến
hành đình công dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành công đoàn cơ sd,
khi đã thoả mãn đầy đủ các điều kiện theo qui định của pháp luật.Nếu tập thể lao động đã nộp đơn yêu cầu toà án nhân dân giải
quyết vụ việc tranh chấp lao động đó thì đương nhiên họ không có
quyền tiến hành đình công Để bảo đảm quyền đình công của ngườilao động, khoản 2 Điều 172 Bộ luật lao động qui định việc người sử
dụng lao động có yêu cầu Toà án nhân dân xem xét lại quyết định của
KỆ,
Trang 40Hội đồng trọng tài lao động hay không cũng không cản trở quyển
đình công của người lao động.
2.1.2- Căn cứ để công nhận cuộc đình công hợp pháp hoặc
tuyên bố cuộc đình công bất hợp pháp:
Mặc dù quyền đình công của tập thể lao động đã được pháp luật
thừa nhận, nhưng do nhiều nguyên nhân và lý do khác nhau nên vẫn
có những cuộc đình công vi phạm các qui định của pháp luật Tức là các cuộc đình công này là bất hợp pháp và phải chịu những hình thức
chế tài nhất định Theo Điều 180 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các
tranh chấp lao động (20-4-1996) cuộc đình công hợp pháp được thừa
nhận khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Phải phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể và trong phạm vi
quan hệ lao động.
- Được những người lao động làm việc tại doanh nghiệp tiến hành trong phạm vi doanh nghiệp đó.
- Tập thể lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng
trọng tài lao động cấp tỉnh mà không khởi kiện để yêu cầu Toà án giải
quyết.
- Tuân theo các quy định tại khoản 12 Điều 173 của Bộ luật laođộng (Được tiến hành sau khi Hội đồng hoà giải lao động, Hội đồng
trọng tài lao động đã tiến hành giải quyết tranh chấp lao động; do Ban
chấp hành công đoàn cơ sở quyết định sau khi được quá nửa tập thểlao động tán thành và phải tuân theo những qui định về trao bản yêu
cầu, gửi bản thông báo đến các cơ quan có thẩm quyền)
- Doanh nghiệp nơi tập thể lao động tiến hành đình công không
thuộc danh mục doanh nghiệp phục vụ công cộng và doanh nghiệp
thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân hoặc an ninh, quốc phòng do
Chính phủ qui định