1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Pháp luật về đình công và giải quyết đình công ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

198 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về đình công và giải quyết đình công ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
Tác giả Đồng Ngân Bình
Người hướng dẫn TS. Đào Thị Hàng, TS. Phan Chí Hiếu
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Luận án tiến sĩ luật học
Năm xuất bản 2005
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 198
Dung lượng 46,92 MB

Nội dung

Quyền đình công được hiểu là quyển ngừng việc tạm thời của những người lao động, nhằm buộc người sử dụng lao động hoặc các chủ thể khác phải thoả mãn những yêu sách về quyền và lợi ích v

Trang 1

ĐỒ NGÂN BÌNH

PHAP LUẬT VE BINH CONG VÀ BIẢI QUYET ĐÌNH CONG

0 VIET NAM TRONG DIEU KIỆN KINH TE THỊ TRƯỜNG

VA HỘI NHẬP QUOC TE

Chuyên ngành _ : Luật Kinh tế

Mã số : 60 38 50 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dân khoa học: 1 TS Dao Thị Hàng

2 TS Phan Chí Hiếu

(47

HÀ NỘI - 2005

Trang 2

lôi xin cam đoan đây là công trình

nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết qua

nêu trong luận án là trung thực và chưa từng

được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Do Ngan Bình

Trang 3

Chương 1: NHUNG VAN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÌNH CONG VÀ GIẢI

QUYẾT ĐÌNH CÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VA HỘI NHẬP QUOC TE Ở VIỆT NAM

Đình công trong điều kiện kinh tế thị trường

Giải quyết đình công trong điều kiện kinh tế thị trường

Điều chỉnh pháp luật đối với đình công và giải quyết đình công

Những tác động của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc

tế đến pháp luật về đình công và giải quyết đình công ở Việt Nam

Chương 2: THUC TRANG PHÁP LUẬT VỀ ĐÌNH CONG VÀ GIẢI

QUYẾT ĐÌNH CÔNG Ở VIỆT NAM

Thực trạng pháp luật về đình công

Thực trạng pháp luật về giải quyết đình công

Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐÌNH CÔNG VÀ GIẢI

QUYẾT ĐÌNH CÔNG Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về đình công và giải

quyết đình công ở Việt Nam

Những yêu cầu cơ bản đối với việc hoàn thiện pháp luật về đình

công và giải quyết đình công ở Việt Nam

Những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về đình công và

giải quyết đình công ở Việt Nam

KẾT LUẬN

NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

8

34 47

Trang 4

1.Tính cấp thiết của đề tài

Đình công là một trong những quyền cơ bản của người lao động trong

nền kinh tế thị trường Quyền đình công được quy định trong Công ước quốc

tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá (thông qua ngày 16/12/1966) củaĐại hội đồng Liên hợp quốc Việt Nam đã tham gia Công ước này vào năm

1982 Sau đó, Nhà nước Việt Nam đã cụ thé hoá các quy định về đình côngtrong Bộ luật Lao động 1994, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao

động và một số Nghị định hướng dẫn Trong thực tế, đình công thường đượcnhững người lao động coi như “vũ khf” đấu tranh với người sử dụng lao động

để đạt những yêu sách gắn với quan hệ lao động

Đình công là vấn đề nhạy cảm Sự xuất hiện của đình công có thể gây

ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế, trật tự an toàn xã hội, môi trường đầu tư,kinh doanh Do tính chất phức tạp của đình công nên ngay khi hiện tượng đình

công xuất hiện ở Việt Nam khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang kinh

tế thị trường, Nhà nước đã giao cho các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu

việc ban hành các quy định cụ thể về đình công và giải quyết đình công để kịp thời điều chỉnh hành vi của các chủ thé trong quá trình đình công.

Sau gần 10 năm thực hiện, các quy định về đình công và giải quyết đình

công đã bộc lộ một số vướng mắc Thực tế cho thấy những người lao động khi

đình công chưa tuân thủ các quy định về đình công Vì vậy, 100% các cuộcđình công xảy ra từ trước đến nay đều bất hợp pháp Điều đó đã làm ảnh

hưởng xấu tới quan hệ lao động, ảnh hưởng tới môi trường đầu tư, gây thiệt

hại cho người sử dụng lao động và người lao động Thực trạng này đặt ra yêu

cầu phải nhanh chóng sửa đổi bổ sung các quy phạm pháp luật về đình công

và giải quyết đình công để pháp luật có thể đi vào cuộc sống, được các chủ thể

tự giác chấp hành và tăng cường pháp chế

Trang 5

sẽ được tiến hành theo trình tự tố tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụngdân sự Như vậy, các quy định tại Phan một Pháp lệnh thủ tục giải quyết các

tranh chấp lao động đã hết hiệu lực Nhưng Phần hai của Pháp lệnh quy định

về thủ tục giải quyết các cuộc đình công (từ Điều 79 đến Điều 102) hiện vẫn

còn hiệu lực Trong thực tế, 100% các cuộc đình công đều không tuân thủ các

điều kiện đình công hợp pháp quy định trong Bộ luật Lao động và Pháp lệnhthủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, chưa có cuộc đình công nào được

đưa ra Toà án giải quyết theo thủ tục luật định Điều này cho thấy tính kém

khả thi của các quy định hiện hành về đình công và giải quyết đình công Đây

là những lý do cơ bản cho thấy sự cần thiết khách quan của việc ban hành văn

bản pháp luật mới về đình công và giải quyết đình công

Bên cạnh những khó khăn do có ít kinh nghiệm trong việc điều chỉnhpháp luật đối với đình công, chúng ta còn gặp phải những khó khăn khác như:

sự hạn chế trong ý thức và nhận thức pháp luật về đình công của các bên trong quan hệ lao động, sự không thống nhất quan điểm về những vấn đề lý luận của pháp luật đình công Nhưng nhờ tư duy đổi mới của các nhà lập pháp, nhờ

những thuận lợi do quá trình hội nhập quốc tế mang lại, pháp luật về đình

công và giải quyết đình công đã và đang có điều kiện thay đổi một cách toàn

diện và phát huy hiệu quả trong quá trình thực thi

Vì những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài “Phápluật về đình công và giải quyết đình công ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế

thị trường và hội nhập quốc tế” làm luận án tiến sĩ với mục đích làm rõ một sốvấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật đình công và giải quyết đình công ở Việt

Nam

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trang 6

nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật đình công và giải quyết

đình công Trong thực tế, chỉ có một số bài viết trên các tạp chí nghiên cứu,

đề xuất một số vấn đề liên quan đến đình công và giải quyết đình công như

thủ tục tiến hành đình công, nội dung của việc giải quyết đình công tại Toàán Trong các giáo trình giảng dạy Luật lao động của các trường đại học

chuyên ngành luật ở nước ta cũng chỉ đề cập đến những kiến thức cơ bản vàkhái quát về đình công và giải quyết đình công theo pháp luật hiện hành

Trong số các công trình nghiên cứu có thể kể đến luận văn thạc sĩ của

tác giả Định Văn Sơn với đề tài: “Đình công và giải quyết đình công theopháp luật lao động Việt Nam hiện hành”, viết năm 2002 Luận văn này đãbước đầu luận giải những vấn đề lý luận về đình công và giải quyết đìnhcông, đánh giá và nêu một số bất cập của pháp luật Việt Nam về đình công vàgiải quyết đình công Trên cơ sở những bất cập đã nêu, luận văn cũng đã đề

xuất một số giải pháp có tính định hướng nhằm hoàn thiện các quy định hiện

hành về đình công và giải quyết đình công ở Việt Nam

Ngoài ra, còn có một số bài viết có liên quan đến vấn đề đình công và

giải quyết đình công được đăng trên một số tạp chí như bài "Dinh công- vấn

đề nổi cộm trong quan hệ lao động" của tác giả Ngô Thị Mén (đăng trên tạp

chí Lao động và Công đoàn tháng 1/2003) đề cập những nguyên nhân cơ bảndẫn đến đình công ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp hạn chế đìnhcông; hay bài "Mấy ý kiến về đình công và giải quyết đình công ở Việt Nam”của tác giả Nguyễn Thị Kim Phụng (đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân

9/2004) nêu lên những quan điểm lý luận về giải quyết đình công và chỉ ramột số điểm bất cập của các quy định hiện hành về giải quyết đình công

Nhìn chung, các bài viết và luận văn nêu trên đã đề cập đến một số

khía cạnh khác nhau về đình công và giải quyết đình công Tuy nhiên, chưa

Trang 7

và giải quyết đình công, cũng như những giải pháp tổng thể để hoàn thiện

pháp luật đình công và giải quyết đình công ở Việt Nam

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận án là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn

của pháp luật đình công và giải quyết đình công, trên cơ sở đó đề xuất những

giải pháp hoàn thiện pháp luật về đình công và giải quyết đình công nhằm đáp

ứng yêu cầu của thực tiễn khách quan trong điều kiện kinh tế thị trường và xuthế hội nhập quốc tế hiện nay

Với mục đích nêu trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

+ Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về đình công và giải quyết đình

công như: khái niệm đình công, các dấu hiệu cơ bản để nhận dạng đình công,

phân biệt đình công với lãn công, phản ứng tập thể.

+ Nghiên cứu một số vấn lý luận về pháp luật đình công và giải quyết

đình công để làm cơ sở đánh giá tính khoa học, hợp lý của pháp luật hiện hành

về đình công và giải quyết đình công ở Việt Nam

+ Nghiên cứu thực trạng ban hành và thực hiện pháp luật về đình công

và giải quyết đình công ở Việt Nam nhằm tìm ra những điểm bất cập, chưa

hợp lý của các quy định hiện hành về đình công và giải quyết đình công, tạotiền đề cho việc đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đình công và giải

Trang 8

đánh giá thực trạng pháp luật về đình công và giải quyết đình công ở Việt

Nam, từ đó nêu những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đình công và giảiquyết đình công trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

Vấn đề đình công và giải quyết đình công chủ yếu gắn với điều kiện

kinh tế thị trường và là hiện tượng khách quan phát sinh trong quá trình lao

động, do đó luận án tập trung nghiên cứu vấn đề điều chỉnh pháp luật đối với

đình công và giải quyết đình công trong điều kiện kinh tế thị trường Đồng

thời, đo quan điểm lập pháp và điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của các quốc gia có thể không giống nhau nên tác giả chỉ nghiên cứu pháp luật về đình

công và giải quyết đình công trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam Việc

viện dẫn pháp luật các nước chỉ có tính chất tham khảo

Đình công là hiện tượng phức tạp, để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cựccủa đình công, đôi khi phải sử dụng đến những biện pháp cứng rắn và áp dụng

một số quy phạm pháp luật của các ngành luật khác (nếu cần) như Luật hình

sự, Luật hành chính [rong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả chưa có

điều kiện nghiên cứu việc điều chỉnh pháp luật đối với đình công của các

ngành luật khác mà chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật về đình công và giảiquyết đình công với tư cách là một bộ phận (một chế định) của pháp luật lao

động

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện trên cơ sở quan điểm Mác- Lê Nin và tư tưởng

Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng vàNhà nước ta về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp

luật lao động nói riêng

Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã sử các phương pháp phân tích,

phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê để làm

Trang 9

6 Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án

Luận án là công trình đầu tiên phân tích một cách tương đối đầy đủ và

có hệ thống về pháp luật đình công và giải quyết đình công trong điều kiệnkinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam Luận án đã nêu được

những điểm mới sau đây:

+ Chi rõ sự tồn tại khách quan của đình công trong điều kiện kinh tế thịtrường thông qua việc phân tích những nguyên nhân cơ bản dẫn đến đình công

và mục đích của người lao động khi tiến hành đình công

+ Phân tích khái niệm đình công và nêu các dấu hiệu cơ bản để nhận

dạng đình công trong thực tiễn

+ Nêu rõ tầm quan trọng của hoạt động giải quyết đình công và những

nội dung cần được thực hiện trong quá trình giải quyết đình công

+ Phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật đình công vàgiải quyết đình công như: các đặc điểm của việc điều chính pháp luật đối với

đình công và giải quyết đình công, các bộ phận cấu thành pháp luật về đình

công và giải quyết đình công

+ Đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về đình công và giải quyết

đình công để tìm ra những điểm hợp lý và chưa hợp lý, xác định tính khả thi

của các quy phạm pháp luật về đình công và giải quyết đình công

+ Nêu một số kiến nghị cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về đình công

và giải quyết đình công trong bối cảnh kinh tế thị trường và xu thế hội nhập

quốc tế ở Việt Nam

7 Kết cấu của luận án

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận ángồm 3 chương:

Chương 1 Những vấn đề lý luận về đình công, giải quyết đình công

Trang 10

Việt Nam.

Chương 3 Hoàn thiện pháp luật về đình công và giải quyết đình công ở

Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

Trang 11

CÔNG TRONG DIEU KIEN KINH TE THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP

QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

1.1 BINH CONG TRONG DIEU KIÊN KINH TE THỊ TRƯỜNG

1.1.1 Đình công - hiện tượng khách quan trong nền kinh tế thị

trường

Nhận định về kinh tế thị trường, Mác và Anghen cho rằng: “Sự phân chia các lao động sản xuất khiến cho sản phẩm của từng loại lao động chuyển

thành hàng hoá đối với nhau, buộc chúng làm thị trường lẫn cho nhau” [39,

tr.275] V.I Lê nin cũng nhận định: “Thi trường là một phạm trù của kinh tếhàng hoá” [36, tr.21]; “Hé ở đâu và khi nào có phân công xã hội và sản xuất

hàng hoá thì ở đó và khi ấy, có “thị trường”; “quy mô của thị trường gắn chặtvới trình độ chuyên môn hoá của lao động xã hội” [37, tr.I 14] Như vậy, theoquan điểm của chủ nghĩa Mác Lê nin, kinh tế thị trường luôn gắn với kinh tế

hàng hoá Không thể tồn tại kinh tế hàng hoá mà không có kinh tế thị trường,

và ngược lại cũng không có kinh tế thị trường nếu không có kinh tế hàng hoá

Trong nền kinh tế thị trường tồn tại hệ thống thị trường là nơi diễn ra

các hoạt động lưu thông hàng hoá Căn cứ vào thuộc tính của các hàng hoá, có

thể phân chia thành những loại thị trường khác nhau Trong số đó có thị

trường mua bán một loại hàng hoá đặc biệt là hàng hoá sức lao động - thị

trường lao động Thị trường lao động là nơi diễn ra sự trao đổi sức lao động,

thông qua quan hệ mua bán giữa người lao động (người bán) và người sử dụng

lao động (người mua) Về vấn đề này, C.Mác từng nhận định: “Tai sao ngườilao động tự do ấy lại đứng đối diện với người chủ tiên trong lĩnh vực lưu

thông, vấn đề ấy không làm bận tâm người chủ tiền là người đã tìm thấy thị

Trang 12

Kinh tế học phương Tây cho rằng thị trường lao động có một số nét đặc

trưng so với thị trường hàng hoá thông thường, đó là: 1) Trong thị trường lao

động, người sở hữu sức lao động (người bán) ở vào địa vị không thuận lợi,

không thể đàm phán bình dang với chủ thuê mướn (người mua); ii) Giá cả

(tiền công) của sức lao động không chỉ là thù lao của việc cung cấp sức laođộng hiện thời, mà còn bao gồm cả thù lao của thời kỳ dài bồi dưỡng và đàotạo kỹ thuật cho người lao động; iii) Điều kiện thuê mướn sức lao động khôngchỉ là bao nhiêu tiền công, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác: thời gian

công tác đài hay ngắn, hoàn cảnh công tác tốt hay xấu; iv) Hoạt động thuê

mướn lao động không chỉ do chủ sử dụng lao động và công nhân tự do quyếtđịnh, mà còn chịu ảnh hưởng chi phối của các yếu tố khác như: pháp luật lao

động, ảnh hưởng của các nghiệp đoàn công nhân và đoàn thể của chủ sử dụnglao động [2, tr.368-369]

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của mỗi thành viên trong xã hội không tách rời nhau do mối liên hệ tự nhiên về sản xuất, trao đổi, phân phối,

tiêu dùng Các mối quan hệ này làm nảy sinh những lợi ích chung, những

quan hệ phụ thuộc gắn chặt với nhau trong hệ thống phân công lao động xã

hội, ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi bởi các quy định của pháp luật Xã

hội càng phát triển thì sự phân công lao động càng rõ nét, mối quan hệ phụthuộc giữa các cá nhân càng chặt chẽ Khi lợi ích của người lao động tang lên

thì lợi nhuận của người chủ tư liệu sản xuất bị giảm xuống và ngược lại [31,tr.41] Người lao động do những nhu cầu vật chất và tinh thần thiết thân hàng

ngày đã tham gia quan hệ lao động để có thu nhập thoả mãn các nhu cầu đó.Trong quan hệ lao động, lợi ích của người lao động chủ yếu biểu hiện dướidạng tiền lương, tiền thưởng và một số lợi ích khác Những lợi ích này là động

lực cơ bản thúc đẩy hoạt động của người lao động Trong quan hệ lao động

Trang 13

quá trình sử dụng la› động Để tăng lợi nhuận người sử dụng lao động thường

tìm cách giảm tiền lương, tăng thời gian làm việc hay cắt giảm các chi phí cho

việc đảm bảo an tcàn- vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội Điều này ảnh

hưởng trực tiếp đến lợi ích của người lao động và là một trong các nguyên

nhân cơ bản tạo nên mâu thuan trong quan hệ lao động bởi quan hệ lao động

cũng giống như “cá: quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định nào đó, biểu

hiện trước hết dưới tình thức lợi ích” [42, tr.376]

Khi xác lập quan hệ lao động, các bên phải thoả thuận với nhau về tiềnlương, thời giờ làm việc và các điều kiện sử dụng lao động khác Sự thoả thuận

có thể diễn ra nhiều lần trong suốt quá trình tồn tại quan hệ lao động, khi một

trong hai bên cảm thấy cần phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, thoả ước

lao động tập thé thì sự thoả thuận lại dién ra [4, tr.3] Trong quá trình thoả

thuận, do vị trí yếu thế hơn của người lao động, do ảnh hưởng của tương quan

cung cầu sức lao động, do sức ép của vấn dé việc làm và thu nhập, người laođộng thường phải chấp nhận những điều khoản không có lợi cho chính mình.Sau khi hợp đồng leo động đã được thoả thuận, sức lao động của người lao

động sẽ được kết hod với tư liệu sản xuất của người sử dụng lao động để tạo ragiá tri và giá trị thang dư Xét về mặt ban chất, quan hệ lao động là quan hệ

mua bán sức lao động, ở đó người lao động muốn bán sức lao động với giácao, ngược lại ngườ sử dụng lao động muốn mua sức lao động với giá thấp

Chính vì vậy quan hè lao động vừa là quan hệ đối lập (sự đối lập có thể dẫn tới

xung đột), nhưng đồng thời lại là quan hệ hợp tác (xung đột, đấu tranh, nhưnghai bên rất cần nhau đình công, tranh chấp nhưng không làm cho bên kia phảiđóng cửa, phá sản) 4, tr 8-9] Trong quan hệ lao động, giữa người mua sứclao động (người sử dụng lao động) với người bán sức lao động (người laođộng) vừa có sự hợptác lâu dài, vừa có sự đối lập cục bộ về mặt lợi ích Chính

Trang 14

vì hướng tới su hợp tac bền vững trong quan hệ lao động nên khi không dat

được các thoả thuận về lợi ích như mong muốn, người lao động mới sử dụng

cách thức đình công mà không chấm dứt quan hệ lao động của mình [53,

tr.l 8]

Trong quan hệ lao động, người lao động bán sức lao động để có thu

nhập nhằm thoả mãn những nhu cầu cá nhân Khi các lợi ích trong quan hệ lao

động bị người sử dụng lao động vi phạm, người lao động sẽ tiến hành các cách

thức để bảo vệ lợi ích của mình, vì xét đến cùng, “tất cả những gì mà con

người đấu tranh để giành dat lấy đều gắn liền với lợi ích của họ” [41, tr L09].

Để bảo vệ lợi ích của mình, người lao động có thể thành lập và tham gia các

tổ chức đại diện thương lượng với người sử dụng lao động để ký kết các thoả ước tập thể Khi các biện pháp có tính chất ôn hoà nói trên không thể đem lại lợi ích cho người lao động, họ có thể sẽ tiến hành ngừng việc nhằm gây sức ép

để đạt được những yêu sách nhất định Việc những người lao động thông qua

hành vi đồng loạt nghỉ việc đấu tranh với chủ sử dụng lao động được xem như

biện pháp cuối cùng mà người lao động buộc phải sử dụng dé tự bảo vệ quyền

và lợi ích Căn cứ vào biểu hiện của hành vi ngừng việc trong từng trường hợp

cụ thể, hiện tượng này có thể được gọi là đình công, lãn công hay phản ứng tập thể.

1.1.2 Khái niệm đình công

Để đưa ra cách nhìn thống nhất và tương đối toàn diện về đình công, trước hết cần xem xét đình công dưới những góc độ khác nhau Cụ thể là đình

công cần được xem xét dưới các góc độ kinh tế, xã hội, chính trị và pháp lý

với tư cách là một hiện tượng tồn tại khách quan trong nền kinh tế thị trường

Dưới góc độ kinh tế, đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế được thực

hiện bởi những người lao động, nhằm gây sức ép để đạt những yêu sách nhất định gắn với lợi ích kinh tế hoặc lợi ích nghề nghiệp Thực tế đình công của nhiều nước trên thế giới cho thấy chủ thể bị gây sức ép có thể là người sử dụng

Trang 15

lao động trực tiếp tham gia quan hệ lao động, cũng có thể là một chủ sử dụnglao động ở nơi khác trong trường hợp đình công hưởng ứng, hoặc có thể là

Nhà nước [16, tr.259- 271] Dinh công là biện pháp đấu tranh mang tính tậpthể nên thường có những biểu hiện quá khích, nếu không kiểm soát kịp thời sẽ

gây những hậu quả nghiêm trọng Chính khả năng gây thiệt hại về kinh tế hay

de doa gây thiệt hại về kinh tế mà đình công là phương thức có thể gây được

áp lực với chủ thể đối diện, giúp tập thể lao động đạt được các yêu sách vềquyền và lợi ích Đình công không phải là biện pháp duy nhất để những người

lao động đạt được mục đích của mình, nhưng với sức ép mà đình công có khảnăng tạo ra, đình công thường được những người lao động coi là cách thức cóhiệu quả để bảo vệ các quyền và lợi ích của họ.

Để giải quyết những mâu thuẫn về quyền và lợi ích trong quan hệ lao

động, tập thể lao động có thể sử dụng các giải pháp mang tính ôn hoà nhưthương lượng trực tiếp với chủ sử dụng lao động, hoặc thông qua vai trò của

người trung gian giải quyết tranh chấp theo phương thức hoà giải Trong

những trường hợp mâu thuẫn đã trở nên quá bức xúc và tập thể lao động cho

rằng họ có nhiều lợi thế hơn trong tương quan lao động, tập thể lao động cóthể tiến hành đình công Đình công trở thành “vũ khí lợi hại” mà tập thể lao

động sử dụng trong cuộc đấu tranh kinh tế với người sử dụng lao động và Nhà

nước (trong những trường hợp chủ thể bị gây sức ép là Nhà nước), nhằm mụcđích gây sức ép để giải quyết những bất đồng về quyền và lợi ích theo hướng

có lợi cho tập thể lao động

Đình công cũng để lại nhiều hậu quả cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến

lợi ích của tập thể và cá nhân người lao động ở một mức độ nhất định, hoặc

gây thiệt hại cho kinh tế xã hội nói chung Do vậy, đã có ý kiến cho rằng đình

công có thể ví như mặt trái của kinh tế thị trường Đối với người sử dụng lao

động, khi đình công xảy ra sẽ làm ngưng trệ sản xuất, đảo lộn trật tự quản lýdoanh nghiệp, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm Đây được coi là

Trang 16

việc hoàn thành các hợp đồng kinh tế, làm mất uy tín của doanh nghiệp trongkinh doanh- đây là những thiệt hại khó xác định và gây hậu quả không nhỏ

trong thực tiễn Vì vậy, đình công được coi là biện pháp đấu tranh kinh tế mà

người lao động áp dụng trong cuộc đọ sức với người sử dụng lao động

Đình công có thể để lại những hậu quả lâu dài trong quan hệ lao động Nếu không được giải quyết triệt để, đình công sẽ làm xấu đi tình trạng của

quan hệ lao động Đối với các cuộc đình công không trực tiếp nhằm vào chủ

sử dụng lao động và có yêu sách vượt khỏi phạm vi quan hệ lao động, nhằm

gây áp lực với một chủ thể khác hay Nhà nước, đình công vẫn gây hậu quả

xấu cho doanh nghiệp đang diễn ra đình công Đình công làm cho tiến độ sản

xuất bị giảm sút, bản thân người lao động (kể cả người tham gia và không

tham gia đình công) bị thiệt hại về thu nhập và ảnh hưởng đến công việc

Như vậy, đình công mặc dù được nhìn nhận như một biện pháp đấu

tranh kinh tế của tập thể lao động nhằm đạt những yêu sách có lợi cho chính

họ, nhưng lại gây những thiệt hại về vật chất đối với các chủ thể khác, có thể

gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế xã hội Điều đó đòi hỏi các quốc gia cần

có những giải pháp nhằm kiểm chế các ảnh hưởng tiêu cực của đình công, hạn

chế tình trạng đình công vô tổ chức và những cuộc đình công không có mụcđích chính đáng

Dưới góc độ xã hội, đình công là hành vi ngừng việc được thực hiện bởi

ý chí tự nguyện của nhiều người lao động Thực tế có những cuộc đình côngdiễn ra ở quy mô nhỏ, chi thu hút sự tham gia của một số lượng rất ít người laođộng, nhưng cũng có những cuộc đình công diễn ra trên quy mô toàn quốc,thu hút sự tham gia của hàng vạn người lao động Ví dụ, ngày 8/7/2003, gần |

triệu công nhân viên chức tại Brazil đã tiến hành cuộc tổng đình công trên

Trang 17

Kha năng liên kết va tập hop đông dao su tham gia của những người lao

động là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của một cuộc đìnhcông Trong nhiều cuộc đình công, những người lao động thường tụ tập trước

cổng xí nghiệp để ngăn can hay kích động những công nhân khác không vào làm việc, kêu gọi sự giúp đỡ để ủng hộ những người lao động đang tham gia

đình công, hay chiếm xưởng ngăn không cho người lao động khác vào làmviệc Những hành vi nhằm thu hút sự tham gia đông đảo và lôi kéo sự ủng hộcủa những người lao động khác đối với cuộc đình công không phải lúc nàocũng được coi là hợp pháp Tuy nhiên, nó đã chứng tỏ tính quần chúng của

đình công và là sự thể hiện rõ nét bản chất xã hội của đình công.

Đình công xét dưới góc độ xã hội còn là hiện tượng có khả năng gâymất ổn định đối với trật tự xã hội Với các cuộc đình công diễn ra ở quy mô

nhỏ, hành vi ngừng việc diễn ra một cách hoà bình, mức độ ảnh hưởng đến trật

tự xã hội sé không lớn Nhưng với các cuộc đình công diễn ra ở phạm vi rộng,thu hút sự tham gia đông đảo của hàng nghìn người lao động, hoặc những

cuộc đình công mà kèm theo hành vi ngừng việc là những biểu hiện quá khích

như la hét phản đối, đập phá máy móc hay xô xát với người của chủ sử dụnglao động thường gây ra những bất ổn lớn về mặt xã hội Nếu không giải quyết

kịp thời, hậu quả của đình công sẽ không dừng lại ở những thiệt hại đơn thuần

về vật chất, mà sẽ kéo theo những hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội

Sự mất ổn định về xã hội do đình công gây ra có thể là việc tạm thời ngừng trệ

hoạt động của một số ngành kinh tế có vai trò thiết yếu trong đời sống cộng

đồng, gay bất ổn đến sinh hoạt của dân cư, hoặc gây tâm lý hoang mang chonhững người dân bởi lo ngại một cuộc khủng hoảng kinh tế có thể sẽ xảy ra

nếu đình công kéo dai

Trang 18

định đoạt và một số quyền khác Để có được quyền đình công như hiện nay,giai cấp công nhân đã phải trải qua quá trình đấu tranh lâu dài để giành những

giá trị dân chủ trong đời sống chính trị xã hội nói chung và trong lĩnh vực lao

động nói riêng Nếu dân chủ được hiểu là “sự thống trị của đa số” [38, tr.66],

thì dân chủ trong lao động được hiểu là sự thực hiện quyền lực của số đông

(những người lao động) trong quá trình lao động

Bản chất của quan hệ lao động là quan hệ mua bán sức lao động, do đó

về mặt nguyên tắc cần đảm bảo sự thoả thuận bình đẳng của người lao động

và người sử dụng lao động Nhưng các yếu tố khách quan tồn tại trong nền

kinh tế thị trường đã hạn chế sự thương lượng bình đẳng của người lao động.

Với việc tiến hành đình công, người lao động có thể giành lại những lợi ích

hợp pháp và chính đáng mà họ có quyền được hưởng Các yêu sách trong đìnhcông thường có xu hướng kết hợp giữa lợi ích kinh tế với lợi ích văn hoá, xã

hội, giữa những mục tiêu trước mắt với những vấn đề lâu dài như bảo vệ môi

trường sinh thái, cải thiện an sinh xã hội Như vậy, đình công đã góp phần tạonên không khí dân chủ hoá trong lao động, mang lại lợi ích thiết thực, dễ thấy

cho mỗi người và góp phần tạo thêm động lực thúc đẩy người lao động hoạt

động [12, tr.5]

Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực do đình công gây ra đối với trật tự

ổn định xã hội, ở một mức độ nhất định, đình công đã góp phần đem lại những

giá trị dân chủ trong lĩnh vực lao động xã hội Các cuộc đình công của giaicấp công nhân trong lịch sử đã chứng minh vai trò quan trọng của đình công

trong việc đảm bảo các giá trị nhân văn, tạo điều kiện cho sự phát triển của cá

nhân người lao động, kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân của người lao động

với lợi ích chung của tập thể, xoá đi khoảng cách giữa lợi ích của ông chủ với

lợi ích của những người lao động [54, tr.92.93]

Trang 19

Dưới góc độ chính trị, đình công là hiện tượng có thể gay bat ổn đến

tình hình chính tri của quốc gia Dinh công có mục dích chủ yếu là bảo vệ cácquyén và lợi ích nghề nghiệp của những người lao động trong quan hệ lao

động Nhưng đình công có thể bị lợi dụng để đưa thêm các yêu sách chính trị

Trong trường hợp đó, hình thức đình công kinh tế sẽ biến tướng thành cáchình thức đình công chính trị (thuần tuý có yêu sách chính trị) hay đình cônghỗn hợp (kết hợp những yêu sách kinh tế và những yêu sách chính trị) Những

cuộc đình công này được coi như một loại công cụ chính tri mà giai cấp côngnhân có thể sử dụng để phản đối một quyết định của Chính phủ trong chính

sách đối nội hay đối ngoại mà sự thực thi chính sách đó có thể ảnh hưởng đến

đời sống của người lao động

Việc có thừa nhận các hiện tượng ngừng việc mang màu sắc chính trị là

hợp pháp hay không còn tuỳ thuộc vào quan điểm của từng quốc gia Nhưng

sự tồn tại của các cuộc đình công chính tri trong thực tiễn đã cho thấy tínhchất nhạy cảm của vấn đề đình công Đình công là một hiện tượng phản kháng

thường có khuynh hướng mở rộng phạm vi và luôn biến đổi hình thái, nó có khả năng trở thành mối de doa, hoặc trực tiếp gây ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị của một quốc gia Để gây được sức ép, đình công có thể được thực hiện bất ngờ trong những thời điểm cần thiết, nhằm chớp thời cơ Đây là một

trong các yếu tố góp phần tạo nên thắng lợi của mỗi cuộc đình công Nhưngnếu không được bác trước, chính quyền sở tại rất khó có thể biết trước về khả

năng xảy ra đình công, cũng như dự liệu trước hậu quả của đình công

Dưới góc độ rháp lý, đình công là một quyền của người lao động đượcpháp luật thừa nhận (theo Điều 8 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã

hội và văn hoá của Liên hiệp quốc) [15] Quyền đình công được hiểu là quyển

ngừng việc tạm thời của những người lao động, nhằm buộc người sử dụng lao

động hoặc các chủ thể khác phải thoả mãn những yêu sách về quyền và lợi ích

và được người lao đòng tự nguyện tiến hành trong khuôn khổ pháp luật Việc

Trang 20

Bộ luật Lao động (như ở Liên bang Nga, Philippin, Thái lan) Vì là một loạiquyền của người lao động nên đình công phải được thực hiện thông qua hành

vi ngừng việc của chính những người lao động, nhằm hướng tới những lợi ích

nghề nghiệp và xuất phát từ quan hệ lao động Quyền đình công chỉ được thừa

nhận là quyền của những người lao động Những người sử dụng lao động,

những cá nhân không có việc làm, thành viên của các tổ chức chính trị xã hội

không được quyền đình công Tuy nhiên, cách hiểu khái niệm người lao động

hiện cũng rất khác nhau, dẫn đến việc xác định đối tượng có quyền đình công

ở các quốc gia cũng rất khác nhau

Quan điểm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và đa số các quốc giađều cho rằng các cuộc đình công kinh tế, được thực hiện vì những lợi ích gắn

với quan hệ lao động mới thuộc phạm vi cho phép của quyền đình công.Những cuộc đình công chính trị đều không thuộc phạm vi quan hệ lao động và

vượt ra ngoài khuôn khổ của quyền đình công.

Không như các loại quyền khác có thể được thực hiện thông qua hành

vi cá nhân của người lao động (như quyền được hưởng lương, quyền được bao

hiểm xã hội hay quyền khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp ), quyền đình công không thể được thực hiện thông qua hành vi ngừng việc của cá nhân một

cách đơn lẻ Đình công chỉ được thừa nhận là quyền của người lao động khi

đó là hành vi đồng loạt nghỉ việc của tập thể lao động một cách có tổ chức,

nhằm hướng tới những mục tiêu chung Nét đặc trưng của quyền đình công là

quyền của cá nhân người lao động nhưng phải được thực hiện thông qua hành

vi mang tính tập thể Đình công vì thế là một hiện tượng tập thể Trong thực

tế, quyền đình công thường được thực hiện thông qua hành vi ngừng việc của

nhiều người lao động Các cuộc đình công thường có xu hướng tìm cách thu

hut sự tham gia và ủng hộ của đông đảo người lao động vì đó là một trong các

629

Trang 21

yếu tố tăng thêm sức ép của đình công Do vậy, đã có nhà nghiên cứu cho

rằng: “Quyền đình công là một quyền tập thể” [63, tr.151] Quan điểm này dựa trên cơ sở đánh giá các biểu hiện bên ngoài của hiện tượng đình công,

nhưng chưa phản ánh chính xác bản chất của loại quyền đặc biệt này Xét vềbản chất pháp lý, đình công là một loại quyền của cá nhân người lao động

Theo đó, người lao động có quyền tự quyết định tham gia hay không tham giađình công, tự do ý chí trong việc đưa yêu sách Nhưng việc thực hiện quyềnđình công của người lao động lại không thể thông qua hành vi cá nhân, mà

phải được thực hiện thông qua hành động đồng loạt ngừng việc của tập thể lao

động Việc một cá nhân người lao động ngừng việc nhằm nêu yêu sách mang

tính cá nhân, không được sự ủng hộ của những người lao động khác thông qua

hành vi cùng ngừng việc không được coi là biểu hiện của quyền đình công và

nằm ngoài phạm vi được phép thực hiện của quyền đình công Như vậy, đình

công là một loại quyền cho phép người lao động được tự do lựa chọn cách xử

sự trong khuôn khổ pháp luật, nhưng việc thực hiện quyền này phải thông qua

hành vị mang tính tập thể là sự tự nguyện ngừng việc của những người lao

động.

Trên cơ sở những vấn đề nêu trên, có thể thấy bản chất chung nhất của

đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế của những người lao động, được thực

hiện bằng cách ngừng việc tập thể và có tổ chức, nhằm gây sức ép buộc người

sử dụng lao động hoặc một chủ thể khác phải chấp nhận các yêu sách gắn với

lợi ích nghề nghiệp

Tham khảo pháp luật về đình công của một số nước, có thể thấy không

phải quốc gia nào khi thừa nhận quyền đình công cũng đưa ra khái niệm đìnhcông ILO cũng chỉ đưa ra nhận định như sau về đình công:

Đình công là một trong những biện pháp thiết yếu mà người lao động vàcác tổ chức của họ có thể sử dụng để xúc tiến và bảo vệ các lợi ích kinh

tế và xã hội của mình, không chỉ nhằm đạt tới những điều kiện làm việc

Trang 22

và các vấn đề lao động bất kỳ loại nào mà người lao động trực tiếp quan

tâm [75, tr.31]

Với quan điểm nay, ILO bước đầu chỉ rõ đình công là một trong các

biện pháp để bảo vệ người lao động, đình công phải nhằm đạt các mục đích

kinh tế- xã hội vì quyền đình công thuộc loại quyền kinh tế xã hội Tuy nhiên

nhận định này chưa chỉ ra được các dấu hiệu để nhận dạng đình công, cũng

như phân biệt đình công với các hiện tượng xã hội gần giống nó, do đó chưa

thể coi là định nghĩa về đình công Tại Cộng hoà Pháp, mặc dù đã thừa nhận

quyền đình công của người lao động từ năm 1946, song trong Bộ luật Laođộng hiện hành có hiệu lực từ ngày 23/11/1973 [48] và các văn bản hướng dẫnthi hành vẫn chưa có khái niệm chính thức, đầy đủ và thống nhất về đình

công Tác giả của một số học thuyết pháp lý, cũng như các Thẩm phán trongquá trình giải quyết đình công đã nêu lên quan điểm riêng về đình công CuốnBách khoa toàn thư của Cộng hoà Pháp nhận định: “Đình công là ngừng việc

có bàn tính, nhằm nhấn mạnh những yêu sách mà người sử dụng lao động

không muốn làm thoả mãn” [93, tr.4060] Còn theo quan điểm của Helene Siney: “Đình công là sự từ chối công việc tập thể và có bàn tính, thể hiện ý định của người lao động tự đặt mình tạm thời ra ngoài hợp đồng lao động, đểdam bảo thành công cho các yêu sách của họ” [94, tr.35] Nhìn chung, cácquan điểm khoa học pháp lý ở Cộng hoà Pháp đã nêu được các dấu hiệu cơ

bản của đình công là sự ngừng việc có tính tập thể và nhằm gây sức ép với

người sử dụng lao động Có thé các khái niệm này chưa đầy đủ và chi tiết,

song chúng ta cũng có thể tham khảo khi đưa ra khái niệm chính thức về đình

công trong pháp luật Việt Nam

Việc đưa ra một khái niệm tương đối chuẩn về đình công trong phápluật thực định là vấn đề cần thiết để nhận dạng đình công, cũng như xác định

Trang 23

trình nhận thức về đình công, không thể bỏ qua việc xem xét đặc điểm của

đình công gắn với bối cảnh kinh tế xã hội nơi đình công phát sinh và tồn tại

Trên cơ sở những vấn đề nêu trên, có thể đưa ra khái niệm đình công

như sau: Dinh công là hiện tượng ngừng việc hoàn toàn (ngừng việc triệt để),

có tổ chức của tập thể lao động nhằm buộc người sử dụng lao động hay một

chủ thể khác phải thoả mãn những yêu sách gắn với lợi ích của tập thể lao động Khái niệm này bao quát đầy đủ những thuộc tính phổ biến nhất của mọi trường hợp đình công phát sinh và tồn tại trong kinh tế thị trường, có thể vận

dụng để nhận dạng đình công trong thực tiễn, cũng như phân biệt đình công

với các hiện tượng tương tự khác Tuy nhiên, việc vận dụng khái niệm này

trong quá trình ban hành pháp luật cần rất thận trọng bởi việc giữ nguyên khái

niệm trên hay thu hẹp khái niệm đình công dưới góc độ pháp lý khi quy định

trong văn bản pháp luật còn phụ thuộc vào quan điểm lập pháp và sự địnhhướng của Nhà nước

Trên cơ sở khái niệm nêu trên, có thể thấy việc nhận dạng đình công

phải dựa vào những dấu hiệu cơ bản sau đây:

Thứ nhất, đình công là sự phản ứng của những người lao động thông

qua hành vi ngừng việc hoàn toàn (ngừng việc triệt dé).

Trong điều kiện bình thường, người lao động có nghĩa vụ phải làm việc

theo thoả thuận trong hợp đồng lao động hoặc theo sự phân công của người sửdụng lao động Khi muốn nghỉ việc, người lao động phải được sự đồng ý củangười sử dụng lao động Trường hợp người lao động tự ý nghỉ việc mà không

được sự đồng ý của người sử dụng và không có lý do chính đáng, họ có thể

phải chịu các hình thức kỷ luật, thậm chí đến mức sa thải do sự tự ý nghỉ việccủa người lao động không những vị phạm trật tự quản lý lao động trong doanh

nghiệp, mà còn làm xáo trộn nề nếp kỷ luật và có thể kéo theo những thiệt hại

Trang 24

về vật chất Trong trường hợp xảy ra bất đồng giữa tập thể lao động với người

sử dụng lao động hay một chủ thể khác, tập thể lao động có thể ngừng việc nhằm gây áp lực buộc chủ thể kia phải chấp nhận các yêu sách Sự ngừng việc

này được coi là hợp pháp hay bất hợp pháp tuỳ vào quy định của pháp luật,nhưng đây luôn được coi là dấu hiệu đầu tiên, là thuộc tính cơ bản phản ánh

bản chất của đình công

Sự ngừng việc trong đình công được hiểu là việc những người lao động

phản ứng bằng cách không thực hiện nghĩa vụ lao động mà không được sự

đồng ý của chủ sử dụng Trong thực tế xây ra hai khả năng: người sử dụng đãbiết về ý định ngừng việc và không đồng ý, nhưng người lao động vẫn ngừngviệc; người sử dụng lao động không được biết về quyết định ngừng việc,

những người lao động ngừng việc bất ngờ, không thông báo trước cho phía

bên kia Trong cả hai trường hợp, sự ngừng việc của những người lao động đều

được hiểu là tự ý ngừng việc khi chưa có sự chấp thuận của chủ sử dụng lao

động Sự ngừng việc trong đình công được thực hiện xuất phát từ ý chí chủ

quan của phía tập thể lao động, là sự cố ý không thực hiện công việc nhằm tạo

nên áp lực với một chủ thể khác Sự ngừng việc trong đình công khác với cáctrường hợp ngừng việc thông thường do những nguyên nhân nằm ngoài ý chí

chủ quan của người lao động (như ngừng việc do nguyên nhân bất khả kháng,

ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động, hay ngừng việc do lỗi của

người lao động mà bản thân họ không muốn điều đó xảy ra) Điểm khác biệt

quan trọng nhất của ngừng việc trong đình công với ngừng việc thông thường

là ý chí chủ quan của người lao động khi ngừng việc Một trường hợp là cố ýthực hiện hành vi ngừng việc, còn ở trường hợp kia là không muốn ngừng việcnhưng buộc phải ngừng việc do tác động của các yếu tố khác

Trên thực tế, sự ngừng việc thường biểu hiện ở những mức độ khác

nhau như ngừng việc lẻ tẻ hay đồng loạt, làm việc cầm chừng hay ngừng việc

hoàn toàn Hiện tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau

Trang 25

về mức độ ngừng việc trong đình công Có ý kiến cho rằng chỉ cần có sự tự ý

không làm việc nhằm phản kháng lại chủ thể khác của những người lao động

là đã thoả mãn dấu hiệu thứ nhất của đình công Lại có ý kiến cho rằng chỉ khi

có sự tự ý ngừng việc một cách triệt để (ngừng việc hoàn toàn) mới được coi là đình công, còn sự ngừng việc cầm chừng chỉ là biểu hiện của hiện tượng lãncông.

Đa số pháp luật các nước theo xu hướng thừa nhận ngừng việc hoàn

toàn là dấu hiệu đầu tiên để nhận dạng và phân biệt đình công trong thực tiễn.Ngừng việc hoàn toàn là việc những người lao động sau khi chính thức tuyên

bố đình công đã đồng loạt không làm việc (buông dụng cụ), từ chối thực hiệnbất kỳ nghĩa vụ lao động nào theo yêu cầu của chủ sử dụng lao động cho đếnkhi yêu sách của họ được đáp ứng hay khi có lệnh quay trở lại làm việc của

nghiệp đoàn lãnh đạo đình công hoặc lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền Khi những người lao động tiến hành ngừng việc hoàn toàn, các công

việc do họ đảm nhiệm sẽ bị ngừng trệ, hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn

vị sử dụng lao động bị rơi vào tình trạng tê liệt (mức độ nghiêm trọng của tình

trạng này phụ thuộc vào phạm vi đình công và thời gian đình công trong từng

trường hợp cụ thể)

Ngừng việc trong đình công khác với việc chấm dứt quan hệ lao động

Đình công chỉ là việc những người lao động tạm thời không thực hiện nghĩa

vụ lao động với mục đích gây thiệt hại với chủ thể cần thiết để tạo ra sức ép vềkinh tế Những người lao động khi đình công không nhằm mục đích chấm dứt

quan hệ lao động và luôn sản sàng trở lại làm việc nếu được chấp nhận các

yêu sách về quyền và lợi ích Vì vậy, đình công biểu hiện ra bên ngoài là hành

vi ngừng việc tam thời (tạm ngưng quan hệ lao động), không phải là hành viđơn phương chấm dứt quan hệ lao động (bỏ việc vĩnh viễn)

Thứ hai, đình công là hiện tượng phản ứng có tính tập thể được tiến

hành bởi những người lao động

Trang 26

Đình công là biện pháp phản ứng của tập thể lao động Sự tham gia của

tập thể lao động vừa là một trong các biểu hiện bên ngoài của đình công, vừa

là một dấu hiệu không thể thiếu của đình công được gọi là tính tập thể Dấu

hiệu này là căn cứ cơ bản để phân biệt đình công với sự ngừng việc của cánhân người lao động Thông thường, nếu cá nhân người lao động tự ý ngừng

việc nhằm gây sức ép với người sử dụng lao động sẽ bị coi là vi phạm kỷ luật

lao động, cá nhân đó có thể phải chịu chế tài kỷ luật hoặc phải bồi thường

thiệt hai (nếu có) cho chu sử dụng lao động Nhưng nếu hành vi ngừng việc

được thực hiện bởi tập thể lao động, là nhóm người có cùng động cơ và mục

đích hoạt động, phối hợp với nhau một cách chặt chế, đồng bộ và có hiệu quảtrong quá trình đình công [13, tr.46] nhằm mục đích gây sức ép thì lại được

coi là đình công

Trong thực tế, để tỏ thái độ phản ứng với người sử dụng lao động hay một chủ thể khác, người lao động có thể ngừng việc dưới nhiều hình thức khác

nhau Nhưng nếu hành vi ngừng việc chỉ được thực hiện bởi một cá nhân, hoặc

nhiều cá nhân ngừng việc nhưng giữa họ không có sự liên kết với nhau và

không vì mục đích chung thì sự phản ứng đó chỉ mang tính cá nhân và không

được coi là đình công Như vậy, số lượng người lao động tham gia ngừng việc

chỉ là một trong các dấu hiệu phản ánh tính tập thể của đình công Quan niệm

phiến diện và đơn giản khi cho rằng chỉ cần sự tham gia ngừng việc của nhiềungười lao động là đã thoả mãn tính chất này của đình công không được nhiều

quốc gia chấp nhận Đa số pháp luật các nước (Nga, Đức, Pháp ) đều cho

rằng tính tập thé của một cuộc đình công phải đồng thời thể hiện ở hai dau

hiệu là có sự tham gia của nhiều người lao động và giữa họ có sự liên kết mậtthiết, cùng ngừng việc vì mục tiêu chung

Trong hai dấu hiệu nói trên, dấu hiệu thứ hai được coi là phản ánh rõ

nét hơn thuộc tính tập thể của một cuộc đình công Pháp luật Cộng hoà Pháp

còn thừa nhận sự ngừng việc của một cá nhân người lao động vì những mục

Trang 27

đích mang tính tập thể là đình công Ví dụ, phán quyết ngày 29/3/1995 củaToà án ghi nhận: “Việc thực hiện quyền đình công không bị coi là mang tính

cá nhân nếu người lao động tuân theo một lệnh tổng đình công toàn quốc”

[48, tr.760] Hay phán quyết ngày 13/11/1996 cho rằng: “Trong trường hopdoanh nghiệp chỉ có một lao động thì người này là đại diện duy nhất bảo vệ

các yêu sách nghề nghiệp của mình, có thể thực hiện một cách hợp pháp

quyền đình công đã được công nhận” [48, tr.760] Nói như vậy không có

nghĩa là phủ nhận dấu hiệu thứ nhất của tính tập thể trong đình công (sự tham

gia ngừng việc của nhiều lao động), bởi những ví dụ nêu trên chỉ là nhữngtrường hợp đặc biệt phát sinh trong thực tế Như vậy, hai dấu hiệu được coi là

điều kiện để xác định tính tập thể của một cuộc đình công là: sự ngừng việc

của nhiều người lao động và giữa họ có có sự liên kết vì mục tiêu chung

Tính tập thể là một trong những dấu hiệu cơ bản của đình công Đình

công là sự phản ứng nhằm gây sức ép với người sử dụng lao động nên thường

có xu hướng thu hút và kêu gọi sự tham gia đông đảo của người lao động

nhằm làm tăng sức mạnh của cuộc đình công, những người tham gia đìnhcông thường tìm cách vận động hoặc thậm chí ép buộc những người lao độngkhác tham gia đình công Hành vi ép buộc người lao động khác ngừng việc

hoặc ngăn can người lao động khác vào làm việc thực chat đã vi phạm nguyên

tac tự do ý chí trong việc thực hiện quyền đình công Do đó, pháp luật của da

số các nước (Thái Lan, Philippin, Pháp, Nga ) đều quy định cấm thực hiệnhành vi de doa, lừa dối hay ép buộc trong quá trình đình công Với mục đíchhạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đình công do khả năng mở rộng phạm vi va

gây mất ổn định trật tự xã hội, một số quốc gia (Thái Lan, Philippin ) còn có

những quy định hạn chế quy mô đình công Quy định này thực tế rất ít tính

khả thi, bởi đình công có thể ví như “con ngựa bất kham” mà để hạn chế nó không thể chỉ dùng “dây cương” pháp luật.

Thứ ba, đình công được thực hiện một cách có tổ chức

Trang 28

Tính tổ chức của cuộc đình công được hiểu là có người lãnh đạo đình

công, đình công có yêu sách rõ ràng và đã được chuẩn bị trước Thành phần

lãnh đạo đình công có thể là tổ chức đại diện của những người lao động nhưcông đoàn hay nghiệp đoàn, có thể chỉ là một người hay một nhóm người

được tập thể lao động bầu ra tại thời điểm chuẩn bị đình công Tư cách lãnh

đạo của những người này có được pháp luật thừa nhận hay không phụ thuộc

vào quan điểm của từng Nhà nước Nhưng trong thực tiễn, thành phần lãnh

đạo đình công rất đa dạng và không phụ thuộc vào quy định của pháp luật mà

phụ thuộc vào yêu cầu của thực tế khách quan trong từng hoàn cảnh cụ thể Trong một số trường hợp, các cuộc đình công nổ ra bất ngờ có thể chưa có sự chuẩn bị yêu sách từ trước, nhưng vẫn có nguyên nhân rõ ràng và không thể thiếu vai trò của một số người đứng ra tổ chức và kêu gọi đình công.

Đình công là phản ứng mang tính tập thể của nhiều người lao động Đểđạt được mục đích của cuộc đình công, không thể thiếu vai trò của người lãnh

đạo Có thể ví người lãnh đạo đình công như chất keo gắn kết các cá nhân

trong một tập thé, tạo nên sức mạnh chung của những người lao động, nhằm

gây sức ép với phía bên kia Mỗi người lao động khi tham gia đình công có

những cách hành động và suy nghĩ khác nhau, nếu không có sự thống nhất

hành động thông qua vai trò của tổ chức (hoặc cá nhân) lãnh đạo đình công,

những người lao động sẽ không có những cách thức hành động chung để tạo nên sức mạnh tập thể Do đó, tính tập thể và tính tổ chức là hai dấu hiệu không thể tách rời của một cuộc đình công.

Trong thực tế, tính tổ chức của đình công thường thể hiện như sau: ¡) Cómột cá nhân hoặc một nhóm người đóng vai trò lãnh đạo đình công, nhữngngười này là đại diện cho ý chí của tập thể lao động và tập thể sẽ tuân thủ sự

chỉ đạo của họ trong quá trình đình công; ii) Có phương án hành động cu thể

được xác định rõ ràng trong từng thời điểm, phương án này thường được chuẩn bị trước khi tiến hành đình công; iii) Có phương châm hành động chung

Trang 29

với những nguyên tac va thể lệ rõ ràng được mọi người tôn trong; iv) Được sự

giúp đỡ về vật chất hoặc ủng hộ về tinh thần của các cá nhân hoặc tổ chức

khác đối với những người tham gia đình công thông qua vai trò của một tổ

chức lãnh đạo chung

Thứ tư, mục đích của đình công là nhằm đạt những yêu sách gắn với lợi

ích của tập thể lao động.

Khi tiến hành đình công, những người lao động nhằm gây thiệt hại hoặc

đe doa gây thiệt hại với người sử dụng lao động hay một chủ thể khác để dat

được những yêu sách nhất định Lợi ích của người lao động trong nền kinh tếthị trường, trong các mối quan hệ mà họ tham gia với tư cách là người lao

động thuần tuý cũng bị chi phối bởi các yếu tố khác nhau Cụ thể là, trongquan hệ lao động với người sử dụng lao động trực tiếp, lợi ích của họ có thể bị

chi phối bởi ý chí chủ quan của người sử dung lao động, hoặc chịu ảnh hưởngcủa các yếu tố khách quan trong nền kinh tế như sự mất cân đối về cung cầu

lao động, nạn lạm phát hay thất nghiệp gia tăng Trong quan hệ với Nhà

nước, do bản chất khác nhau của các Nhà nước, lợi ích của Nhà nước sẽ chi

phối và ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân của người lao động theo hướng mở rộnghay thu hẹp các quyền lợi của người lao động Khi Nhà nước và giới chủ

không có các biện pháp phù hợp nhằm điều hoà, hạn chế những mâu thuẫn vềlợi ích trong quan hệ với người lao động, khi người lao động cho rằng khôngcòn biện pháp ôn hoà nào có thể bảo vệ quyền lợi của chính mình, họ sẽ phảnứng bằng cách ngừng việc tập thể nhằm gây sức ép với Nhà nước hoặc chủ sử

dụng lao động- đó chính là hiện tượng đình công

Như vậy, hiện tượng ngừng việc tập thể của những người lao động chỉ là

biểu hiện bên ngoài của ý chí phản kháng khi họ cần bảo vệ những quyền và

lợi ích nhất định Thông qua hành động ngừng việc, tập thể lao động muốn

gây sức ép với chủ thể đối điện nhằm đạt được những yêu sách về kinh tế Chủ

thể bị gây sức ép thông thường là người sử dụng lao động hoặc giới sử dụng

Trang 30

lao động trực tiếp tham gia quan hệ lao động với những người lao động Khingười sử dụng lao động hoặc giới sử dụng lao động không thực hiện đúngnhững nghĩa vụ theo quy định của pháp luật lao động hay không chấp nhận

những yêu sách về lợi ích của tập thể lao động, tranh chấp lao động phát sinh.

Nếu không được giải quyết, tranh chấp lao động là nguyên nhân cơ bản dẫnđến đình công gây sức ép với chủ sử dụng lao động (chúng tôi tạm gọi là đình

công lao động) Chủ thể bị gây sức ép trong đình công cũng có thể là người sử

dụng lao động ở một đơn vị sử dụng lao động khác như thường thấy trong cáccuộc đình công ủng hộ (hay còn gọi là đình công liên đới) Đình công ủng hộ

là cuộc đình công của những người công nhân không có yêu sách đối với chủ

nhân của họ, nhưng đã nghỉ việc để hỗ trợ tỉnh thần của những công nhân

đang đình công ở xí nghiệp hay ngành khác [63, tr.153] Chủ thể bi gây sức ép

cũng có thể là Nhà nước nếu đưa ra những chính sách hoặc pháp luật gây ảnh

hưởng đến quyền lợi của người lao động hoặc giới lao động Việc có cho phép

các cuộc đình công như vậy xảy ra hay không còn tuỳ thuộc vào quan điểm

của từng quốc gia Nhưng thực tiễn đã chứng minh Nhà nước cũng có thể trở

thành đối tượng bị gây sức ép trong một số cuộc đình công Những hình thức

đấu tranh bằng cách ngừng việc nhằm phản ứng lại với Nhà nước tuy không

phát sinh từ tranh chấp lao động, nhưng theo quan niệm của ILO [86, tr.179]

và một số nước khác (như Đức, Pháp) vẫn được coi là đình công

Trên đây là khái niệm đình công được hiểu một cách chung nhất Tuy

nhiên, khi sử dụng khái niệm đình công trong thực tiên và trong việc nghiên

cứu khoa học, cần có sự vận dụng linh hoạt trong từng hoàn cảnh cụ thể, từnggóc độ nghiên cứu, phù hợp với những mục đích khác nhau Ví dụ: dưới góc

độ kinh tế xã hội, để nhận dạng đình công, có thể vận dụng khái niệm nói trên

một cách đầy đủ, nhưng dưới góc độ pháp lý, để thu hẹp phạm vi của quyềnđình công, gán đình công với các quyền kinh tế xã hội thuần tuý của người laođộng, đình công có thể chỉ được định nghĩa là hành vi ngừng việc nhằm phản

Trang 31

ứng với người sử dụng lao động trực tiếp, nham dat các lợi ích có tính nghề

nghiệp Tuy theo ý chí cua Nhà nước, khi chính thức quy định khái niệm đìnhcông trong các văn bản pháp luật cần hết sức thận trọng Mục đích phản ánhchính xác bản chất khách quan của hiện tượng đình công không phải là vấn đề

quan trọng nhất, mà quan điểm và định hướng của Nhà nước cầm quyền về

vấn đề điều chỉnh pháp luật đối với đình công mới là yếu tố cơ bản quyết định

khái niệm đình công trong các văn bản pháp luật thực định Do đó, có thể có

sự khác biệt giữa khái niệm đình công xét dưới góc độ lý luận và khái niệmđình công trong pháp luật thực định

Những dấu hiệu cơ bản của đình công không chỉ giúp nhận dạng đình

công, mà còn là căn cứ để phân biệt đình công với một số hiện tượng tương tự như lãn công, phản ứng tập thể của người lao động Hiện có hai quan điểm

khác nhau về vấn đề phân biệt đình công với lan công:

Quan điểm thứ nhất cho rang lan công là một dạng đình công, trong lan

công, người công nhân không rời khỏi nơi làm việc, nhưng không làm việc

hay làm việc cầm chừng Theo quan điểm này, có thể hiểu lan công là một

trong các hình thức biểu hiện của đình công, bởi lãn công cũng biểu hiện ra bên ngoài dưới hình thức ngừng việc tập thể Pháp luật một số nước, trong đó

có Philipin, cũng ghi nhận như sau: “Đình công không chỉ bao gồm sự ngừngviệc có phối hợp, mà gồm cả lan công, nghỉ việc hàng loạt, bãi công ngồi, có ý

đồ huỷ hoại hoặc tiêu huỷ, phá hoại thiết bi, cơ sở sản xuất va các hoạt động

tương tự” (Điều 226a Bộ luật lao động Philipin) [52]

Quan điểm thứ hai lại cho rằng lấn công không phải đình công vi lan công là “sự ngừng việc không triệt để (không ngừng việc hoàn toàn) của một

số người lao động nhằm phản đối người sử dụng lao động về các vấn đề lao

động và tiền lương” [83, tr.122] Lan công không làm ngừng han quan hệ lao

động, mà chỉ là sự không tuân thủ nghĩa vu lao động, là hành vi vi phạm ky

luật lao động Trong thực tế lan công được thể hiện dưới hình thức người lao

Trang 32

động vẫn đến nơi làm việc nhưng làm việc với thái độ lơ là, cầm chừng, không

tuân thủ kỷ luật lao động Quan điểm này được nhiều quốc gia (Nga, Pháp,Thái Lan ) tán thành thông qua việc phân biệt rõ ràng hiện tượng đình công

với hiện tượng lãn công, trong đó đình công được coi là quyền đương nhiên

của người lao động, còn lãn công bị cấm, tập thể lao động nếu tiến hành lãn

công có thể phải chịu một số hình thức chế tài theo quy định tương ứng củapháp luật Ví dụ, theo pháp luật của Cộng hoà Pháp, người lao động có hành vilan công còn có thể bi xử lý kỷ luật lao động hay phải bồi thường thiệt hại

theo luật dân sự (nếu có thiệt hại thực tế xảy ra) Phán quyết ngày 18/2/1960

của Toà án khẳng định: “Lãn công là kéo dài hoạt động hay giảm sản xuất màkhông có sự ngừng việc hoàn toàn và đó không được coi là đang thực hiện

quyền đình công một cách bình thường” [5 1, tr.759]

Quan niệm coi lan công không phải là một dạng biểu hiện của đình công là quan điểm đúng đắn, bởi một trong các dấu hiệu cơ bản để nhận dạng

đình công trong thực tiễn là phải có sự ngừng việc hoàn toàn của những người

lao động trong thời gian đình công Căn cứ vào dấu hiệu này của đình công,

có thể thấy biểu hiện của hiện tượng lãn công (làm việc cầm chừng) không thể

coi là đình công, do không thoả mãn dấu hiệu đầu tiên của đình công là phải

có sự ngừng việc hoàn toàn Lan công thực chất là việc những người lao động

thực hiện nghĩa vụ lao động một cách thiếu sót, không đầy đủ và như vậy là cólỗi trong việc thực hiện hợp đồng lao động Xét trên phương diện lý luận,

không thể đồng nhất đình công với lãn công Đình công là quyền của ngườilao động, nhưng lan công không phải là quyền của người lao động Người lao

động có thể bị xử lý kỷ luật nếu có hành vi lan công.

Đình công còn có mối liên quan mật thiết với các tranh chấp lao động.Tranh chấp lao động là hiện tượng kinh tế-xã hội xảy ra trong lĩnh vực laođộng ở mọi quốc gia Điều này xuất phát từ sự khác nhau (thậm chí đối lập

nhau) về lợi ích của hai bên chủ thể tham gia quan hệ lao động [28, tr.20] Bất

Trang 33

đồng hoặc xung đột về lợi ích giữa người lao động và người sử dung lao động

thể hiện ra bên ngoài thông qua việc một bên hoặc các bên đưa bất đồng ra dé

tự giải quyết với nhau hoặc nhờ chủ thể thứ ba giải quyết được gọi là tranhchấp lao động [28, tr.37] Dinh công là sự phản ứng có tính tập thể của người

lao động, nhằm đạt những yêu sách về quyền và lợi ích chung gắn với tập thể

lao động Đình công chủ yếu xuất phát từ tranh chấp lao động tập thể Trongthực tiễn đình công ở nhiều quốc gia, đình công có thể không phát sinh từtranh chấp lao động tập thể, như đình công gây sức ép với Nhà nước, đình

công ủng hộ Nhưng từ trước đến nay ở Việt Nam vẫn tồn tại quan điểm

đồng nhất đình công với tranh chấp lao động tập thể, cho rằng đình công làbiểu hiện ở mức độ cao của tranh chấp lao động tap thể [66, tr.13] hay “đìnhcông là đỉnh cao của tranh chấp lao động tập thể” [73]

Đình công và tranh chấp lao động tập thể là hai hiện tượng khác nhau,

nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đình công là biện pháp đấu

tranh bằng cách gây sức ép về kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình giải quyết

tranh chấp lao động nhanh hơn, theo hướng có lợi hơn cho tập thể lao động.

Khi tranh chấp lao động đã trở nên quá căng thẳng, xung đột về lợi ích giữa

các bên không thể giải quyết bằng các biện pháp thương lượng hoặc hoà giải,người lao động thường có xu hướng tiến hành ngừng việc tập thể, nhằm sử

dụng lợi thế của đình công, gây sức ép về kinh tế, buộc chủ sử dụng lao động

phải chấp nhận các yêu sách Như vậy, đình công là một hiện tượng tập thể,

gắn liền với hành vi của số đông người lao động va chủ yếu bat nguồn từ các

tranh chấp lao động tập thể Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng phânchia tranh chấp lao động thành hai loại là tranh chấp lao động cá nhân vàtranh chấp lao động tập thể, vì vậy sẽ chính xác hơn khi nhận định: đình công

chủ yếu xuất phát từ tranh chấp giữa các bên trong quan hệ lao động

Khi đình công xảy ra (mà nguyên nhân chủ yếu là do tranh chấp lao

động không được giải quyết trước đó), để dàn xếp đình công và tranh chap lao

Trang 34

động tập thé, có thể sử dung các phương thức như thương lượng trực tiếp, hoa

giải thông qua trung gian hay giải quyết theo thủ tục tư pháp thông qua hoạtđộng của Toà án Do đó, không nên coi đình công là biện pháp giải quyết

tranh chấp lao động, cũng không nên coi đình công là một dạng tranh chấp lao

động Khi nảy sinh bất đồng về quyền và lợi ích giữa các bên trong quan hệ

lao động, nếu tập thể lao động cho rằng không thể giải quyết bất đồng bằngcác biện pháp có tính ôn hoà hoặc khi họ không tin tưởng vào hiệu quả giải

quyết của các phương thức này, nghi ngờ tinh đúng dan và khách quan trong

phán quyết của các cơ quan có thẩm quyền, họ có thể sử dụng vũ khí mà pháp

luật cho phép là đình công nhằm giải quyết tranh chấp lao động theo hướng có

lợi cho mình Khi đó sẽ có hai tình huống xảy ra: 1) Người sử dụng lao động

do sức ép của đình công buộc phải chấp nhận các yêu sách do tập thể lao động

đề xuất Khi đó hai bên sẽ thương lượng để giải quyết những mâu thuẫn trong

quan hệ lao động (là nguyên nhân dẫn đến đình công) theo hướng có lợi cho

những người lao động nhờ sức ép của cuộc đình công; ii) Trong trường hợp

người sử dụng lao động không chấp nhận yêu cầu của tập thể lao động (đình

công không gây được sức ép với người lao động) cũng có hai khả năng xây ra:người lao động phải chấm dứt đình công, tranh chấp giữa những người lao

động và người sử dụng lao động cũng chấm dứt; hoặc đình công sẽ tạo sự chú

ý của công luận, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải nhanh chóng canthiệp nhằm giải quyết đình công Trong cả hai trường hợp, đình công thực chất

chính là biện pháp thúc đẩy quá trình giải quyết tranh chấp lao động Vì vậy,

có thể coi đình công là biện pháp mà Nhà nước cho phép tập thể lao động tiến hành nhằm thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp lao động một cách nhanh

chóng, theo hướng có lợi cho tập thể lao động

Trong thực tế hiện nay còn rất nhiều ý kiến tranh luận về sự khác nhau

giữa đình công và phản ứng tập thể của những người lao động Có ý kiến còn

cho rằng ở Việt Nam chưa có đình công thực sự mà chỉ có các trường hợp

Trang 35

phản ứng đưới dạng ngừng việc tập thể được gọi là đình công Vậy thực chất

của vấn đề này là gì?

Theo Từ điển tiếng Việt: “Phản ứng là hoạt động, trạng thái, quá trìnhnảy sinh ra để đáp lại một tác động, một sự việc nào đó” [82] Hiểu theo nghĩa

rộng, phản ứng tập thể trong lao động có thể hiểu là thái độ của một tập thể

người lao động phản ứng lại với người sử dụng lao động hay một chủ thể nào

đó về một hay nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình lao động Phản ứng tập

thể có nhiều mức độ khác nhau, ở mức độ nhẹ là thái độ phản kháng tại chỗ,

ở mức độ nặng phản ứng tập thể có thể phát triển thành tranh chấp lao động.

Hình thức phản ứng cũng rất đa dạng, có khi chỉ là lời nói, ứng xử có tính chấtphan kháng, nhưng có khi lại xảy ra xung đột với những hành vi xúc phạm

đến danh dự, thân thể của chủ thể đối diện, hay đập phá máy móc Ngừng

việc tập thể chỉ là một trong các cách tỏ thái độ phản ứng của những người lao

động, nhưng là cách mà họ thường sử dụng nếu muốn gây sức ép về kinh tế

với chủ sử dụng lao động Như vậy, nếu hiểu phản ứng tập thể theo nghĩa

rộng, đình công chính là một dang của phản ứng tập thể.

Theo nghĩa hẹp, phản ứng tập thể được hiểu là thái độ phản kháng tứcthời, có tính chất bất ngờ của những người lao động đối với người sử dụng lao

động khi người này có hành vi vi phạm pháp luật đối với tập thể lao động.Nhìn dưới góc độ này, phản ứng tập thể khác với đình công ở những điểm sau:1) Không nhất thiết biểu hiện dưới dạng ngừng việc tập thể (ngừng việc tập thểchỉ là một dang phản ứng); ii) Phản ứng tập thể là hành vi tức thời, có tính bột

phát, không có sự chuẩn bị từ trước, do đó không có tính tổ chức như trong

đình công; iii) Phản ứng tập thể chủ yếu có nguyên nhân do hành vi vi phạm

pháp luật hay không thực hiện thoả thuận trước đó của người sử dụng lao động

gây nên Đình công có thể còn nhằm mục đích yêu cầu người sử dụng lao

động chấp nhận những lợi ích cao hơn thoả thuận ban đầu

Trang 36

Tuy nhiên, trong thực tế, việc phan biệt đình công và phan ứng tap thé

nhiều khi không rõ ràng, dẫn đến cách hiểu không nhất quán Do đó, rất cần

có sự chuẩn hoá một số khái niệm cơ bản trong pháp luật để vận dụng thống

nhất trong thực tế

Về vấn đề này, có thể tham khảo thêm quan điểm lập pháp của một số

quốc gia như Cộng hoà liên bang Đức Tại Đức, trong trường hợp người sửdụng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đã được quy

định trong hợp đồng lao động hay thoả ước tập thể, người lao động có quyền

không thực hiện nghĩa vụ lao động theo nguyên tắc “Các cam kết phải được

thực hiện” [96] Theo đó, người lao động có quyền ngừng việc cho đến khingười sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của họ Hiện tượng

ngừng việc này là một dạng phản ứng của tập thể lao động được gọi là ngừng

việc tập thể và không phải là đình công Đình công tại Đức được hiểu là sự

ngừng việc của tập thể lao động được thực hiện một cách có tổ chức, dưới sựlãnh đạo của công đoàn, nhằm ký kết thoả ước tập thể mới hay thay đổi thoả

ước tập thể theo hướng đảm bảo lợi ích của người lao động ở mức cao hơn.

Như vậy, đình công ở Đức được hiểu là một phương thức được thực hiện nhằmthúc đẩy tiến trình thương lượng tập thể theo hướng có lợi hơn cho người laođộng Cách hiểu này cho phép dễ dàng phân biệt đình công với phản ứng tậpthể dưới dạng ngừng việc (ngừng việc tập thể) Tuy nhiên, việc vận dụng quanđiểm này ở Việt Nam cần rất thận trọng bởi điều kiện kinh tế xã hội của Việt

Nam và Đức không giống nhau

Dù còn nhiều quan điểm khác nhau về việc nhận dạng và phân biệt đìnhcông với các hiện tượng tương tự, nhưng việc tìm hiểu đầy đủ và chính xác

bản chất của đình công sẽ giúp các nhà lập pháp thống nhất về phương phápluan khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đình công và giải quyết đình

công.

Trang 37

1.2 GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG TRONG ĐIỂỀU KIEN KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG

1.2.1 Quan niệm về giải quyết đình công

Giải quyết đình công được hiểu là những hoạt động được tiến hành

nhằm dàn xếp những bất ổn do đình công gây ra, tiến tới chấm dứt đình công,

tiếp tục thực hiện quan hệ lao động Sự dàn xếp này có thể do các bên tự

thương lượng hay có sự can thiệp của một chủ thể khác đóng vai trò trung gian

hoà giải hay ra phán quyết về tính hợp pháp của cuộc đình công

Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về việc giải quyết đình công Có ýkiến cho rằng giải quyết đình công thực chất là xét tính hợp pháp của cuộc

đình công Do đó, chỉ Toà án khi nhân danh quyền lực nhà nước, căn cứ vào

các quy định về điều kiện đình công hợp pháp, mới có thể ra phán quyết về

tính hợp pháp của cuộc đình công Những người theo quan điểm này cho rằng

Toà án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết đình công, “khi có đơn

yêu cầu tuyên bố tính hợp pháp của cuộc đình công, Toà án nên nhanh chóng

xét và tuyên bố tính hợp pháp của cuộc đình công đó, không giải quyết tranh

chấp lao động dẫn đến đình công” [53, tr.21] Việc dàn xếp nội dung tranhchấp trong đình công sẽ được giải quyết theo một trình tự khác như thương

lượng, hoà giải hay trọng tài Như vậy, vụ đình công sẽ được tách thành hai

phần để giải quyết: vấn dé tính hợp pháp của đình công do Toà án xem xét và

ra phán quyết, vấn đề dàn xếp nội dung xung đột được tiến hành theo trình tựgiải quyết tranh chấp lao động thông thường

Quan điểm này có một số điểm bất cập như sau: ¡) Thời gian giải quyết

đình công sẽ kéo dài, không đáp ứng yêu cầu của thực tiễn khách quan Đình

công là hiện tượng phức tạp, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của

các bên và lợi ích chung của xã hội nên can được nhanh chóng giải quyết; ii)Nếu cơ quan có thẩm quyển trong quá trình giải quyết đình công chỉ đơn

thuần xét tính hợp pháp của cuộc đình công, những mâu thuẫn trong quan hệ

Trang 38

giữa các bên không được giải quyết và các bên không khởi kiện theo thủ tục tố

tụng lao động để giải quyết các mâu thuẫn đó thì mâu thuẫn càng kéo dai va

đình công lại có nguy cơ tái diễn

Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng vấn đề cốt lõi của hoạt động giải

quyết đình công là phải giải quyết nội dung của cuộc đình công, có như vậy

mới giải quyết triệt để và toàn điện cuộc đình công Quan điểm này đặc biệt

nhấn mạnh việc giải quyết nội dung của cuộc đình công, việc xét tính hợppháp của cuộc đình công chỉ được tiến hành khi có yêu cầu của các đương sự

Vấn đề giải quyết nội dung của cuộc đình công có thể được thực hiện bằng

các phương thức khác nhau như thương lượng, hoà giải, trọng tài Toà án chỉđưa ra phán quyết khi có đơn yêu cầu kết luận về tính hợp pháp của đình công

Như vậy, theo quan điểm này, việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công

không nhất thiết phải xem xét trong quá trình giải quyết đình công (quan điểm của đại diện Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trong hội thảo bàn về việc ban hành Pháp lệnh về đình công và giải quyết đình công, tổ chức tại Thanh Hoá

tháng 7/2003)

Quan điểm này cũng có một số hạn chế như sau: ¡) Việc không xét tínhhợp pháp của cuộc đình công sẽ gây khó khăn rất lớn cho các tổ chức, cơ quan

có thẩm quyền khi giải quyết đình công, bởi tính hợp pháp của cuộc đình công

là vấn đề quan trọng làm cơ sở giải quyết các vấn đề khác trong đình công; ii)

Trách nhiệm của tập thể lao động khi tiến hành đình công phải được xem xéttrên cơ sở tính hợp pháp của hành vi đình công, không thể chỉ dựa vào nguyên

nhân đình công Ví dụ, nguyên nhân đình công có thể hợp pháp và chính đáng, nhưng hành vi ngừng việc lại thực hiện trái pháp luật, khi đó tập thể lao

động và công đoàn lãnh đạo đình công sẽ phải chịu trách nhiệm về vấn đềnay; iil) Việc giải quyết đình công còn có mục đích ngăn ngừa những hành vingừng việc bất hợp pháp tương tự tái diễn Dưới góc độ điều chỉnh pháp luật,đình công là một loại quyền của người lao động, nhưng việc sử dụng quyền đó

Trang 39

phải được dat trong khuôn khổ pháp luật Do đó, khi giải quyết đình công

không thể chỉ đơn thuần giải quyết nội dung của cuộc đình công, mà còn phải

xét tính hợp pháp của hành vi ngừng việc

Do đó, nếu hiểu theo nghĩa rộng, giải quyết đình công bao gồm toàn bộ

các hoạt động được tiến hành nhằm mục đích chấm dứt đình công, bình ổnquan hệ lao động Các hoạt động này có thể được thực hiện theo những

phương thức khác nhau như thương lượng, hoà giải hay giải quyết tại Toà án

Với mỗi phương thức giải quyết đình công, nội dung của hoạt động giải quyết

đình công cũng có thể khác nhau Theo nghĩa hẹp, giải quyết đình công được

hiểu là các hoạt động được tiến hành bởi cơ quan có thẩm quyền nhằm thực

hiện yêu cầu điều chỉnh pháp luật đối với đình công của Nhà nước và đảm bảoquyền tự định đoạt của các đương sự Nhìn một cách khái quát, giải quyết

đình công bao gồm các hoạt động cụ thể sau:

Thứ nhất, xét tính hợp pháp của cuộc đình công

Xét tính hợp pháp của cuộc đình công là vấn đề được tất cả các quốc gia

(có thừa nhận đình công) quan tâm vì đó là mục đích quan trọng nhất của việc

Nhà nước điều chỉnh pháp luật đối với đình công, phản ánh tình hình thực hiệncác quy định về đình công trong thực tiễn và hiệu quả của việc Nhà nước quản

lý các vấn đề xã hội (trong đó có đình công) Thực chất của việc xét tính hợp

pháp của cuộc đình công là xem xét trình tự, thủ tục, mục đích đình công có

đúng theo quy định của pháp luật hay không Cơ quan có thẩm quyền nhân

danh Nhà nước tuyên bố tính hợp pháp của cuộc đình công là Toà án

Thứ hai, giải quyết nguyên nhân của cuộc đình công

Khi xảy ra đình công, việc giải quyết nguyên nhân của cuộc đình côngthường được tiến hành bằng cách thương lượng trực tiếp hoặc hoà giải thôngqua vai trò của người trung gian Việc giải quyết nguyên nhân của cuộc đìnhcông chủ yếu do các bên tự quyết định nhằm đảm bảo ở mức cao nhất sự tựđịnh đoạt của các bên, phù hợp với bản chất của đình công là cuộc đấu tranh

Trang 40

kinh tế do người lao động tiến hành nhằm gây sức ép với chủ thé đối diện Toa

án khi giải quyết đình công thường chỉ xét tính hợp pháp của cuộc đình công,

việc giải quyết nguyên nhân của cuộc đình công chỉ được tiến hành khi có don

khởi kiện theo thủ tục giải quyết tranh chấp lao động

Như vậy, nếu hiểu giải quyết đình công theo nghĩa rộng, bao gồm các

phương thức giải quyết đình công tự phát hoặc theo luật định nhằm chấm dứt

đình công thì việc giải quyết tranh chấp lao động (là nguyên nhân chủ yếu dẫnđến đình công) cũng là một nội dung của hoạt động giải quyết đình công Tại

nhiều quốc gia (Đức, Pháp ), việc giải quyết nguyên nhân của cuộc đình

công thường được tiến hành theo phương thức thương lượng, hoà giải Các

phương thức này được áp dụng khá phổ biến trong thực tế nhưng không được

quy định trong các văn bản pháp luật và chỉ phát huy tác dụng trong giai đoạn

chưa có sự can thiệp của Toà án để giải quyết đình công theo yêu cầu của các

đình công vì đình công là một quyền được thực hiện trong khuôn khổ pháp

luật, còn việc giải quyết nguyên nhân đình công do các bên tự định đoạt

Ngoài ra, trong thực tế có nhiều cuộc đình công không xuất phát từ tranh chấplao động Việc giải quyết nguyên nhân đình công trong những trường hợp này

không thuộc thẩm quyền của Toà án.

Thứ ba, giải quyết hậu quả của cuộc đình công

Việc giải quyết hậu quả của đình công thường gắn với trách nhiệm haychế tài (nếu có) của các bên trong quá trình đình công Nếu đình công bất hợp

pháp, ngoài việc phải đừng cuộc đình công, người lao động có thể phải bồi

thường theo quy định của pháp luật

Ngày đăng: 27/05/2024, 16:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w