1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về đình công và giải quyết đình công ở Việt Nam - Đỗ Ngân Bình

308 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Đình Công Và Giải Quyết Đình Công Ở Việt Nam
Tác giả TS. Đỗ Ngân Bình
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2006
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 308
Dung lượng 66,33 MB

Nội dung

Các cuộc đình công của giai cấp công nhân trong lịch sử đã chứng minh vai trò quan trọng của đình công trong việc đảm bảo các giá trị nhân văn, tạo điều kiện cho sự phát triển của cá nhâ

Trang 1

Ở VIET NAM

Trang 2

VÀ GIẢI QUYẾT DINH CONG

Ở VIỆT NAM

Trang 4

PHAP LUẬT VỀ DINH CONG

VÀ GIẢI QUYẾT BINH CONG

Trang 5

được quy định trong Công ước quốc tế về các quyền kinh tế,

xã hội và văn hoá của Đại hội đồng Liên hợp quốc đượcthông qua ngày 16/12/1966 Việt Nam đã tham gia Công ước này vào năm 1982 Sau đó, Nhà nước Việt Nam đã cụ

thể hoá các quy định về đình công trong Bộ luật lao động

năm 1994, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp laođộng và một số nghị định hướng dẫn Trong thực tế, đình

công thường được những người lao động coi như “va khữ

đấu tranh với người sử dụng lao động để đạt những yêu sách gắn với quan hệ lao động.

Đình công là vấn đề nhạy cảm Sự xuất hiện của đình

công có thể gây ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế, trật tự an

toàn xã hội, môi trường đầu tư, kinh doanh Do tính chất

phức tạp của đình công nên ngay khi hiện tượng đình công

xuất hiện ở Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi từ nền

kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường, việc nghiên cứu,

ban hành các quy định cụ thể về đình công và giải quyết đình công để kịp thời điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong quá trình đình công đã được chủ động triển khai.

Trang 6

thủ các quy định về đình công Điều đó đã làm ảnh hưởng

xấu tới quan hệ lao động, ảnh hưởng tới môi trường đầu tư,

gây thiệt hại cho người sử dụng lao động và người lao động

Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng sửa đổi,

bổ sung các quy phạm pháp luật về đình công và giải quyết đình công để pháp luật có thể đi vào cuộc sống, được các chủ thể tự giác chấp hành và tăng cường pháp chế.

Ngày 15/6/2004, Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ V đã

thông qua Bộ luật tố tụng dân sự Kể từ ngày 01/01/2005,

việc giải quyết các tranh chấp lao động sẽ được tiến hành

theo trình tự tố tung được quy định trong Bộ luật tố tụngdân sự.

Nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về đình công và

giải quyết đình công ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Tư

pháp xuất bản cuốn sách: “Pháp luật vé đình công va

giải quyết đình công ở Việt Nam” của TS Đỗ Ngân

Bình - giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội Cuốn sách

cung cấp cho bạn đọc cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp

luật đình công và giải quyết đình công, một số quan điểm

mới trong việc đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp

luật về đình công và giải quyết đình công, đáp ứng yêu cầu

Trang 7

Tháng 8 năm 2006

NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP

Trang 8

Chương í

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÌNH CÔNG

VÀ GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Nhận định về kinh tế thị trường, Mác và Anghen cho

rằng: “Sự phân chia các lao động sản xuất khiến cho sản

phẩm của từng loại lao động chuyển thành hàng hoá đối uới nhau, buộc chúng làm thị trường lan cho nhau”9'.

V.I Lê nin cũng nhận định: “Thi trường la một phạm trù

của binh tế hang hod”; “Hé ở đâu va khi nào có phân công

xa hội va san xuất hang hoá thì ở đó va khi ấy, có “thị

9, 66

trường”; “quy mô cua thị trường gắn chặt voi trình độ

C Mác va Ph Anghen toàn tập, tập 3, Nxb Tiến bộ Matxcova,

1976, tr 275.

VI, Lê nin, tap 1, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1974, tr 21.

Trang 9

chuyên môn hoá cua lao động xã hội” Nhu vậy, theo quan

điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, kinh tế thị trường luôn gắn với kinh tế hang hoá Không thể tổn tại kinh tế hàng

hoá mà không có kinh tế thị trường, và ngược lại cũngkhông có kinh tế thị trường nếu không có kinh tế hàng hoá

Trong nền kinh tế thị trường tổn tại hệ thống thị trường

là nơi diễn ra các hoạt động lưu thông hàng hoá Căn cứ vào

thuộc tính của các hàng hoá, có thể phân chia thành những

loại thị trường khác nhau Trong số đó có thị trường muabán một loại hàng hoá đặc biệt là hàng hoá sức lao động - thịtrường lao động Thi trường lao động là nơi diễn ra sự trao

đổi sức lao động, thông qua quan hệ mua bán giữa người lao

động (người bán) và người sử dụng lao động (người mua) Vềvấn đề này, C Mác từng nhận định: “Tai sao người lao động

tự do ấy lai đứng đối diện uới người chủ tiên trong lĩnh uực

lưu thông, van dé ấy không lam bận tâm người chủ tiên langười đã tìm thấy thị trường lao động uới tính cách là một

chỉ nhánh đặc biệt cua thị trường hang hoá”®

Kinh tế học phương Tây cho rằng thị trường lao động có

một số nét đặc trưng so với thị trường hàng hoá thôngthường, đó là: 1) Trong thị trường lao động, người sở hữu

© VJ Lê nin, tập 3, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1976, tr 114.

® Œ, Mác va Ph Ănghen toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia,

H 1993, tr 253.

Trang 10

sức lao động (người bán) ở vào địa vị không thuận lợi,

không thể đàm phán bình đẳng với chủ thuê mướn (người

mua); ii) Giá cả (tiền công) của sức lao động không chỉ là

thù lao của việc cung cấp sức lao động hiện thời, mà còn

bao gồm cả thù lao của thời kỳ dài bồi dưỡng và đào tạo

kỹ thuật cho người lao động; iii) Điều kiện thuê mướn sứclao động không chỉ là bao nhiêu tiền công, mà còn phụthuộc vào nhiều yếu tố khác: thời gian công tác dài hay

ngắn, hoàn cảnh công tác tốt hay xấu; 1v) Hoạt động thuê

mướn lao động không chỉ do chủ sử dụng lao động và côngnhân tự do quyết định, mà còn chịu ảnh hưởng chi phốicủa các yếu tố khác như: pháp luật lao động, ảnh hưởng

của các nghiệp đoàn công nhân và đoàn thể của chủ sử

dụng lao động?'

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của mỗi thành

viên trong xã hội không tách rời nhau do mối liên hệ tự

nhiên về sản xuất, trao đối, phân phối, tiêu dùng Các mối

quan hệ này làm nảy sinh những lợi ích chung, những

quan hệ phụ thuộc gắn chặt với nhau trong hệ thống phân công lao động xã hội, ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi

bởi các quy định của pháp luật Xã hội càng phát triển thì

sự phân công lao động càng rõ nét, mối quan hệ phụ thuộc

® Triệu Thạch Bảo va Dương Mãn, Ban uề kinh tế thị trường Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, H 1998, tr 368-369.

Trang 11

giữa các cá nhân càng chặt chẽ Khi lợi ích của người lao

động tăng lên thì lợi nhuận của người chủ tư liệu sản xuất

bị giảm xuống và ngược lại” Người lao động do những nhu

cầu vật chất và tinh thần thiết thân hàng ngày đã tham

gia quan hệ lao động để có thu nhập thoả mãn các nhu cầu

đó Trong quan hệ lao động, lợi ích của người lao động chủ

yếu biểu hiện dưới dạng tiền lương, tiền thưởng và một số lợi ích khác Những lợi ích này là động lực cơ bản thúc đẩy

hoạt động của người lao động Trong quan hệ lao động còn

tồn tại lợi ích của người sử dụng lao động Việc thu lợi

nhuận của người sử dụng lao động gắn liền với việc chiếm

hữu giá trị thặng dư thu được sau quá trình sử dụng lao

động Để tăng lợi nhuận, người sử dụng lao động thường tìm cách giảm tiền lương, tăng thời gian làm việc hay cắt

giam các chi phí cho việc dam bao an toàn - vệ sinh lao

động, bảo hiểm xã hội Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến

lợi ích của người lao động và là một trong các nguyên nhân

cơ bản tạo nên mâu thuẫn trong quan hệ lao động bởi quan

hệ lao động cũng giống như “các quan hệ binh tế cua một

xã hội nhất định nào đó, biểu hiện trước hết dưới hình thức

loi ích”),

® Phạm Thi Xuân Hương, Vấn đề đình công của công nhân ở nước

ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, H 2001, tr 41.

® © Mác va Ph Ănghen toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị quốc gia,

H 1995, tr 376.

Trang 12

Khi xác lập quan hệ lao động, các bên phải thoa thuậnvới nhau về tiền lương, thời giờ làm việc và các điều kiện

sử dụng lao động khác Sự thoả thuận có thể diễn ra nhiều

lần trong suốt quá trình tồn tại quan hệ lao động, khi một

trong hai bên cam thấy cần phải sửa đối, bổ sung hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể thì sự thoả thuận lại diễn ra” Trong quá trình thoả thuận, do vị trí yếu thế hơn

của người lao động, do ảnh hưởng của tương quan cung cầusức lao động, do sức ép của vấn đề việc làm và thu nhập,

người lao động thường phải chấp nhận những điều khoản

không có lợi cho chính mình Sau khi hợp đồng lao động đã

được thoa thuận, sức lao động của người lao động sẽ được

kết hợp với tư liệu sản xuất của người sử dụng lao động để

tạo ra giá trị và giá trị thang dư Xét về mặt ban chất, quan

hệ lao động là quan hệ mua bán sức lao động, 6 đó người

lao động muốn bán sức lao động với giá cao, ngược lại, người

sử dụng lao động muốn mua sức lao động với giá thấp

Chính vì vậy, quan hệ lao động vita là quan hệ đối lập (sự

đối lập có thể dẫn tới xung đột), nhưng đông thời lại là

quan hệ hợp tác (xung đột, đấu tranh, nhưng hai bên rất

cần nhau, đình công, tranh chấp nhưng không làm cho bên

kia phải đóng cửa, phá sản)”

° Bộ Lao động - Thương bình va Xã hội, Các yếu tố nay sinh đình

công va biện phap giai quyết, H 1996, tr 3.

® Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sdd, tr 8-9.

Trang 13

Trong quan hệ lao động, giữa người mua sức lao động

(người sử dụng lao động) với người bán sức lao động (người

lao động) vừa có sự hợp tác lâu dài, vừa có sự đối lập cục bộ

về mặt lợi ích Chính vì hướng tới sự hợp tác bền vữngtrong quan hệ lao động nên khi không đạt được các thoathuận về lợi ích như mong muốn, người lao động mới sử

dụng cách thức đình công mà không chấm dứt quan hệ laođộng của minh”

Trong quan hệ lao động, người lao động bán sức lao

động để có thu nhập nhằm thoả mãn những nhu cầu cá

nhân Khi các lợi ích trong quan hệ lao động bị người sửdụng lao động vi phạm, người lao động sẽ tiến hành các

cách thức để bảo vệ lợi ich của minh, vì xét đến cùng, “tat

ca những gì ma con người đấu tranh để giành dat lấy đều

gan liên voi lợi ích cua họ”® Dé bảo vệ lợi ích của mình,

người lao động có thể thành lập và tham gia các tổ chức đại

diện thương lượng với người sử dụng lao động để ký kết các

thoả ước tập thể Khi các biện pháp có tính chất ôn hoà nói trên không thể đem lại lợi ích cho người lao động, họ có thể sẽ tiến hành ngừng việc nhằm gây sức ép để đạt được

® Nguyễn Thị Kim Phụng, “Mấy ý biến vé đình công va giải quyết

đình công ở Việt Nam”, Tạp chí Toà án nhân dân tháng 9/2004 (số

17), tt 2004, tr, 18.

@ C Mac va Ph Anghen toan tập, tập 1, Nxb Chính tri quốc gia,

H 1995, tr 109.

Trang 14

những yêu sách nhất định Việc những người lao động

thông qua hành vi đồng loạt nghỉ việc đấu tranh với chủ sử

dụng lao động được xem như biện pháp cuối cùng mà người

lao động buộc phải sử dụng để tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình Căn cứ vào biểu hiện của hành vi ngừng việc

trong từng trường hợp cụ thể, hiện tượng này có thể được gọi là đình công, lãn công hay phản ứng tập thể.

2 Khái niệm đình công

Để đưa ra cách nhìn thống nhất và tương đối toàn diện về đình công, trước hết cần xem xét đình công dưới những góc

độ khác nhau Cụ thể là đình công cần được xem xét dưới các

góc độ kinh tế, xã hội, chính trị và pháp lý với tư cách là một

hiện tượng ton tại khách quan trong nền kinh tế thị trường.

Dưới góc độ hinh tế, đình công là biện pháp đấu tranh

kinh tế được thực hiện bởi những người lao động, nhằm gây sức ép để đạt những yêu sách nhất định gắn với lợi ích kinh

tế hoặc lợi ích nghề nghiệp Thực tế đình công của nhiều

nước trên thế giới cho thấy chủ thể bị gây sức ép có thể là

người sử dụng lao động trực tiếp tham gia quan hệ lao động,

cũng có thể là một chủ sử dụng lao động ở nơi khác trong

trưởng hợp đình công hưởng ứng, hoặc có thể là nhà nude”,

® Dai từ điển bách khoa toàn thư Xô uiết, tập 9, Nxb Từ điển báchkhoa Xô viết, Mátxcơva, 1972, tr 259-271.

Trang 15

Đình công là biện pháp đấu tranh mang tính tập thể nên thường có những biểu hiện quá khích, nếu không kiểm soát

kịp thời sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng Chính khảnăng gây thiệt hại về kinh tế hay đe doa gây thiệt hại về

kinh tế mà đình công là phương thức có thể gây được áp lực với chủ thể đối diện, giúp tập thể lao động đạt được các yêu

sách về quyền và lợi ích Đình công không phải là biện

pháp duy nhất để những người lao động đạt được mục đích

của mình, nhưng với sức ép mà đình công có khả năng tạo

ra, đình công thương được những người lao động coi là cách

thức có hiệu quả nhất để bảo vệ các quyền và lợi ích của họ.

Để giải quyết những mâu thuẫn về quyền và lợi ích trong quan hệ lao động, tập thể lao động có thể sử dụng các

giải pháp mang tính ôn hoà như thương lượng trực tiếp vớichủ sử dụng lao động, hoặc thông qua vai trò của ngườitrung gian giải quyết tranh chấp theo phương thức hoàgiải Trong những trường hợp mâu thuẫn đã trở nên quá

bức xúc và tập thể lao động cho rằng họ có nhiều lợi thế hơn trong tương quan lao động, tập thể lao động có thể tiến

hành đình công Đình công trở thành “va khi lợi hại” mà

tập thể lao động sử dụng trong cuộc đấu tranh kinh tế với

người sử dung lao động và nhà nước (trong những trường

hợp chủ thể bị gây sức ép là nhà nước), nhằm mục đích gây sức ép để giải quyết những bất đồng về quyền và lợi ích theo hướng có lợi cho tập thể lao động.

Trang 16

Đình công cũng để lại nhiều hậu quả cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến lợi ích của tập thể và cá nhân người lao

động ở một mức độ nhất định, hoặc gây thiệt hại cho kinh

tế xã hội nói chung Do vậy, đã có ý kiến cho rằng đình công

có thể ví như mặt trái của kinh tế thị trường Đối với người

sử dụng lao động, khi đình công xảy ra sẽ làm ngưng trésan xuất, dao lộn trật tự quan lý doanh nghiệp, làm giảm

năng suất và chất lượng sản phẩm Đây được coi là những thiệt hại trực tiếp do đình công gây ra và có thể dễ dàng

xác định trong thực tế Ngoài ra, sự ngừng trệ sản xuất

trong đình công còn ảnh hưởng đến việc hoàn thành cáchợp đồng kinh tế, làm mất uy tín của doanh nghiệp trongkinh doanh - đây là những thiệt hại khó xác định và gâyhậu quả không nhỏ trong thực tiễn Vì vậy, đình công đượccoi là biện pháp đấu tranh kinh tế mà người lao động áp

dụng trong “cuộc đọ sức” với người sử dụng lao động

Đình công có thể để lại những hậu qua lâu dài trong quan hệ lao động Nếu không được giải quyết triệt để, đình

công sẽ làm xấu di tình trạng của quan hệ lao động Đối với

các cuộc đình công không trực tiếp nhằm vào chủ sử dụng

lao động và có yêu sách vượt khỏi phạm vi quan hệ lao

động, nhằm gây áp lực với một chủ thể khác hay nhà nước,

đình công vẫn gây hậu quả xấu cho doanh nghiệp đangdiễn ra đình công Đình công làm cho tiến độ sản xuất bị

giảm sút, bản thân người lao động (kể cả người tham gia và

THU VIEN

Trang 17

không tham gia đình công) bị thiệt hại về thu nhập và ảnhhưởng đến công việc.

Như vậy, đình công mặc dù được nhìn nhận như một

biện pháp đấu tranh kinh tế của tập thể lao động nhằm đạt

những yêu sách có lợi cho chính họ, nhưng lại gây những

thiệt hại về vật chất đối với các chủ thể khác, có thể gây

anh hưởng tiêu cực đến kinh tế xã hội Điều đó đòi hỏi các

quốc gia cần có những giải pháp nhằm kiềm chế các ảnh

hưởng tiêu cực của đình công, hạn chế tình trạng đình công

vô tổ chức và những cuộc đình công không có mục đích

chính đáng.

Dưới góc độ xa hột, đình công là hành vi ngừng việc

được thực hiện bởi ý chí tự nguyện của nhiều người lao

động Thực tế có những cuộc đình công diễn ra ở quy mônhỏ, chỉ thu hút sự tham gia của một số lượng rất ít ngườilao động, nhưng cũng có những cuộc đình công diễn ra trênquy mô toàn quốc, thu hút sự tham gia của hàng vạn ngườilao động Ví dụ, ngày 08/7/2003, gần 1 triệu công nhân, viên

chức tại Brazil đã tiến hành cuộc tổng đình công trên toàn

quốc để phản đối chính sách cắt giảm trợ cấp xã hội của tổng thống Lula Da Silva.

Khả năng liên kết và tập hợp sự tham gia đông đảo củanhững người lao động là một trong những nhân tế quyết

định thắng lợi của một cuộc đình công Trong nhiều cuộc

Trang 18

đình công, những người lao động thường tụ tập trước cổng

xí nghiệp để ngăn cản hay kích động những công nhân khác không vào làm việc, kêu gọi sự giúp đỡ để ủng hộ

những người lao động đang tham gia đình công, hay chiếm

xưởng ngăn can không cho người lao động khác vào làm

việc Những hành vi nhằm thu hút sự tham gia đông đảo

và lôi kéo sự ủng hộ của những người lao động khác đối vớicuộc đình công không phải lúc nào cũng được coi là hợp

pháp Tuy nhiên, nó đã chứng tỏ tính quần chúng của đình

công và là sự thể hiện rõ nét bản chất xã hội của đình công.

Đình công xét dưới góc độ xã hột còn la hiện tượng có

kha năng gây mất ổn định đối uới trật tự xã hội Với các

cuộc đình công diễn ra ở quy mô nhỏ, hành vi ngừng việc

diễn ra một cách hoà bình, mức độ ảnh hưởng đến trật tự

xã hội sẽ không lớn Nhưng với các cuộc đình công diễn ra

ở phạm vi rộng, thu hút sự tham gia đông đảo của hàng

nghìn người lao động, kèm theo hành vi ngừng việc là

những biểu hiện quá khích như la hét phản đối, đập phá

máy móc hay xô xát với người của chủ sử dụng lao động

thường gây ra những bất ổn lớn về mặt xã hội Nếu không

giải quyết kịp thời, hậu quả của đình công sẽ không dừnglại ở những thiệt hại đơn thuần về vật chất, mà sẽ kéo theonhững hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội Sự mất

ổn định uề xã hội do đình công gây ra có thể là việc

tạm thời ngừng trệ hoạt động của một số ngành kinh tế có

Trang 19

vai trò thiết yếu trong đời sống cộng đồng, gây bất ổn đến

sinh hoạt của dân cư, hoặc gây tâm lý hoang mang cho

những người dân bởi lo ngại một cuộc khủng hoảng kinh tế

có thể sẽ xảy ra nếu đình công kéo dài.

Xét ở một mức độ nhất định, đình công cũng góp phần

bảo vệ những giá trị tiến bộ xã hội như quyền dân chủtrong lĩnh vực lao động, quyền tự do định đoạt và một số

quyền khác Để có được quyền đình công như hiện nay, giai

cấp công nhân đã phải trải qua quá trình đấu tranh lâu dài

để giành những giá trị dân chủ trong đời sống chính trị xã

hội nói chung và trong lĩnh vực lao động nói riêng Nếu dân

chủ được hiểu là “sự thống trị cua da số”, thì dân chủ trong lao động được hiểu là sự thực hiện quyền lực của số

đông (những người lao động) trong quá trình lao động

Ban chất của quan hệ lao động là quan hệ mua bán

sức lao động, do đó, về mặt nguyên tắc cần đảm bảo sự thoả

thuận bình đẳng của người lao động và người sử dụng lao

động Nhưng các yếu tố khách quan tồn tại trong nền kinh

tế thị trường đã hạn chế sự thương lượng bình đẳng của

người lao động Với việc tiến hành đình công, người lao

động có thể giành lại những lợi ích hợp pháp và chính đáng

mà họ có quyền được hưởng Các yêu sách trong đình công

® V,]I Lê nin toan tập, tap 8, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1979, tr 66.

Trang 20

thường có xu hướng kết hợp giữa lợi ích kinh tế với lợi ích

văn hoá, xã hội, giữa những mục tiêu trước mắt với những

vấn dé lâu dài như bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện

an sinh xã hội Như vậy, đình công đã góp phần tạo nênkhông khí dân chủ hoá trong lao động, mang lại lợi ích

thiết thực, dễ thấy cho mỗi người và góp phần tạo thêm

động lực thúc day người lao động hoạt động”,

Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực do đình công gây

ra đối với trật tự ổn định xã hội, ở một mức độ nhất định,

đình công đã góp phần đem lại những giá trị dân chủ trong

lĩnh vực lao động xã hội Các cuộc đình công của giai cấp

công nhân trong lịch sử đã chứng minh vai trò quan trọng

của đình công trong việc đảm bảo các giá trị nhân văn, tạo

điều kiện cho sự phát triển của cá nhân người lao động, kết

hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân của người lao động với lợi

ích chung của tập thể, xoá đi khoảng cách giữa lợi ích của

ông chủ với lợi ích của những người lao déng”’

Dưới góc độ chính trị, đình công là hiện tượng có thể gây bất ổn đến tình hình chính trị của quốc gia Đình công

” Nguyễn Trọng Chuan, “Vai trò, động lực cua dân chủ đối uới hoạt động va sáng tao của con người”, Tap chí Triết học số 5/1993, H.

1996, tr 5.

® Đỗ Nguyên Phương, Những uấn đề chính trị xã hội của cơ cấu xã hội giai cấp ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, H 1993, tr 92 - 93.

Trang 21

có mục đích chủ yếu là bảo vệ các quyền và lợi ích nghềnghiệp của những người lao động trong quan hệ lao động.

Nhưng đình công có thể bị lợi dụng để đưa thêm các yêu

sách chính trị Trong trường hợp đó, hình thức đình công

kinh tế sẽ biến tướng thành các hình thức đình công chính

trị (thuần tuý có yêu sách chính tri) hay đình công hỗn hợp

(kết hợp những yêu sách kinh tế và những yêu sách chínhtri) Những cuộc đình công này được coi như một loại công

cụ chính tri mà giai cấp công nhân có thé sử dụng để phản

đối một quyết định của Chính phủ trong chính sách đối nội

hay đối ngoại mà sự thực thi chính sách đó có thể ảnh

hưởng đến đời sống của người lao động

Việc có thừa nhận các hiện tượng ngừng việc mang màu

sắc chính trị là hợp pháp hay không còn tuỳ thuộc vào quan điểm của từng quốc gia Nhung sự tổn tai của các

cuộc đình công chính trị trong thực tiễn đã cho thấy tính

chất nhạy cảm của vấn đề đình công Dinh công là một hiện

tượng phan khang thường có khuynh hướng mo rộng phạm

vi va luôn biến đổi hình thái, nó có kha năng trở thành mối

de doa, hoặc trực tiếp gây anh hưởng đến sự ổn định chính trị của một quốc gia Để gây được sức ép, đình công có thể được thực hiện bất ngờ trong những thời điểm cần thiết, nhằm chớp thời cơ Đây là một trong các yếu tố góp phần

tạo nên thắng lợi của mỗi cuộc đình công Nhưng nếu

không được báo trước, chính quyền sở tại rất khó có thể

Trang 22

biết trước về khả năng xay ra đình công, cũng như dự liệutrước hậu quả của đình công.

Dưới góc độ pháp ly, đình công là một quyền của người lao động được pháp luật thừa nhận (theo Điều 8 Công ước quốc tế uề các quyền kinh tế, xã hội va van hoá của Liên

hợp quốc)° Quyền đình công được hiểu là quyền ngừng

việc tạm thời của những người lao động, nhằm buộc người

sử dụng lao động hoặc các chủ thể khác phải thoả mãn

những yêu sách về quyền và lợi ích và được người lao động

tự nguyện tiến hành trong khuôn khổ pháp luật Việc thừa

nhận quyền đình công của người lao động có thể được quy

định trong Hiến pháp (như ở Cộng hoà liên bang Đức,

Pháp) hoặc được quy định trong Bộ luật lao động (như ở Liên bang Nga, Philippin, Thdi Lan) Vì là một loại quyền

của người lao động nên đình công phải được thực hiệnthông qua hành vi ngừng việc của chính những người lao

động, nhằm hướng tới những lợi ích nghề nghiệp và xuất phát từ quan hệ lao động Quyền đình công chi được thừa nhận là quyền của những người lao động Những người sử

dụng lao động, những cá nhân không có việc làm, thành

viên của các tổ chức chính trị xã hội không được quyền đình công Tuy nhiên, cách hiểu khái niệm người lao động

® Đại hội đồng Liên hợp quốc, Công ước quốc tế vé các quyền kinh

tế, xa hội va van hoá, 1966.

Trang 23

hiện cũng rất khác nhau, dẫn đến việc xác định đối tượng cóquyền đình công ở các quốc gia cũng rất khác nhau.

Quan điểm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và da số các quốc gia đều cho rằng, các cuộc đình công kinh tế được thực hiện vì những lợi ích gắn với quan hệ lao động mới

thuộc phạm vi cho phép của quyền đình công Những cuộcđình công chính trị đều không thuộc phạm vi quan hệ lao

động và vượt ra ngoài khuôn khổ của quyền đình công Không như các loại quyền khác có thể được thực hiện

thông qua hành vi cá nhân của người lao động (như quyền

được hưởng lương, quyền được bảo hiểm xã hội hay quyền

khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp ), quyền đình

công không thể được thực hiện thông qua hành vi ngừng

việc của cá nhân một cách đơn lẻ Đừnh công chỉ được thừa

nhận là quyền của người lao động khi đó là hành vi đông loạt nghi viéc của tập thể lao động một cách có tổ chức, nhằm hướng tới những mục tiêu chung Nét đặc trưng của quyền đình công là quyền của cá nhân người lao

động nhưng phải được thực hiện thông qua hành vi mang

tính tập thể Dinh công vi thế là một hiện tượng tập thể.

Trong thực tế, quyền đình công thường được thực hiệnthông qua hành vi ngừng việc của nhiều người lao động.Các cuộc đình công thường có xu hướng tìm cách thu hút

sự tham gia và ủng hộ của đông đảo người lao động vì đó làmột trong các yếu tố tăng thêm sức ép của đình công Do

Trang 24

vậy, đã có nhà nghiên cứu cho rằng: “Quyền đình công la

một quyền tap thé’ Quan điểm nay dựa trên cơ sở đánh giá các biểu hiện bên ngoài của hiện tượng đình công,

nhưng chưa phản ánh chính xác bản chất của loại quyền

đặc biệt này Xét về bản chất pháp lý, đình công là một loạiquyền của cá nhân người lao động Theo đó, người lao động

có quyền tự quyết định tham gia hay không tham gia đìnhcông, tự do ý chí trong việc đưa yêu sách Nhưng việc thực

hiện quyền đình công của người lao động lại không thể

thông qua hành vi cá nhân, mà phải được thực hiện thông

qua hành động đồng loạt ngừng việc của tập thể lao động.

Việc một cá nhân người lao động ngừng việc nhằm nêu yêu

sách mang tính cá nhân, không được sự ủng hộ của nhữngngười lao động khác thông qua hành vi cùng ngừng việc

không được coi là biểu hiện của quyền đình công và nằm

ngoài phạm vi được phép thực hiện của quyền đình công.Như vậy, đình công là một loại quyền cho phép người lao

động được tự do lựa chọn cách xử sự trong khuôn khổ pháp

luật, nhưng việc thực hiện quyền này phải thông qua hành

vi mang tinh tập thé là sự tự nguyện ngừng việc của những

người lao động

Trên cơ sở những vấn đề nêu trên, có thể thấy bản chất

Nguyễn Quang Quynh, Luật lao động va an ninh xã hội, Hội

nghiên cứu hành chánh xuất bản, Sài Gòn, 1969, tr 151.

Trang 25

chung nhất của đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế

của những người lao động, được thực hiện bằng cách ngừng việc tập thể và có tổ chức, nhằm gây sức ép buộc người sử

dụng lao động hoặc một chủ thể khác phải chấp nhận các

yêu sách gắn với lợi ích nghề nghiệp.

Tham khảo pháp luật về đình công của một số nước, có

thể thấy không phải quốc gia nào khi thừa nhận quyền

đình công cũng đưa ra khái niệm đình công ILO cũng chỉ đưa ra nhận định như sau uê đình công:

Đình công là một trong những biện pháp thiết

yếu ma người lao động va các tổ chức của họ có thể

sử dụng để xúc tiến va bảo uệ các lợi ích hinh tế va

xã hội của minh, không chỉ nhằm dat tới những điêu biện làm uiệc tốt hơn hoặc có những yêu cầu tập thé mang tính nghề nghiệp, ma còn nhằm tim

ra những giải pháp cho các uấn dé chính sách

kinh tế - xã hội uà các uấn đề lao động bất bỳ loại

nào ma người lao động trực tiếp quan tam”

Với quan điểm nay, ILO bước đầu chỉ rõ đình công là

một trong các biện pháp để bảo vệ người lao động, đình

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Công đoàn bao uệ quyền, lợiích chính đáng của người lao động trước Toa an, H 1997, tr 31.

Trang 26

công phải nhằm đạt các mục đích kinh tế - xã hội vì quyền

đình công thuộc loại quyền kinh tế xã hội Tuy nhiên, nhận

định này chưa chỉ ra được các dấu hiệu để nhận dạng đình

công, cũng như phân biệt đình công với các hiện tượng xã hội

gần giống nó, do đó chưa thể coi là định nghĩa về đình công.

Tại Cộng hoà Pháp, mặc dù đã thừa nhận quyền đình côngcủa người lao động từ năm 1946, song trong Bộ luật lao độnghiện hành có hiệu lực từ ngày 23/11/1973” và các văn ban

hướng dẫn thi hành vẫn chưa có khái niệm chính thức, đầy

đủ và thống nhất về đình công Tác giả của một số học thuyết

pháp lý, cũng như các Thẩm phán trong quá trình giải quyết đình công đã nêu lên quan điểm riêng về đình công Cuốn

Bách khoa toàn thư của Cộng hoà Pháp nhận định:

“Đình công là ngừng uiệc có bàn tính, nhằm nhấn

mạnh những yêu sách ma người sử dung lao động khôngmuốn làm thoa man”

Còn theo quan điểm của Helene Siney:

“Đình công là sự từ chối công uiệc tập thể uà cóbàn tính, thể hiện ý định của người lao động tự đặt

mình tạm thời ra ngoài hợp đồng lao động, để đảm

bao thành công cho các yêu sách cua ho”.

® Cộng hoà Pháp, Đạo luật số 79-634 ngày 26/7/1979.

® Lenouveau Memo, Presses larousse, 1999, tr 4060.

® Helene Siney, Que sais-je Presses Universitaire de France, 1981, tr 35.

Trang 27

Nhìn chung, các quan điểm khoa học pháp lý ở Cộng

hoà Pháp đã nêu được các dấu hiệu cơ bản của đình công

là sự ngừng việc có tính tập thể và nhằm gây sức ép với người sử dụng lao động Có thể các khái niệm này chưa day đủ và chi tiết, song chúng ta cũng có thể tham khảo

khi đưa ra khái niệm chính thức về đình công trong phápluật Việt Nam.

Việc đưa ra một khái niệm tương đối chuẩn về đình

công trong pháp luật thực định là vấn đề cần thiết để nhận

dạng đình công, cũng như xác định các quy chế pháp lý cho

việc giải quyết đình công Ngoài ra, do đình công là mộthiện tượng mang tính khách quan trong kinh tế thị trường,

nên trong quá trình nhận thức về đình công, không thể bỏ qua việc xem xét đặc điểm của đình công gắn với bối cảnh

kinh tế xã hội nơi đình công phát sinh và ton tại

Trên cơ sở những vấn đề nêu trên, có thể đưa ra khái

niệm đình công như sau:

Đình công là hiện tượng ngừng uiệc hoàn toàn

(ngừng uiệc triệt dé), có tổ chức của tập thé laođộng nhằm gây thiệt hại hoặc de doa gây thiệt hai

vé binh tế đểbuộc người sử dụng lao động hay mộtchủ thể khác phai thoả mãn những yêu sách ganvdi lợi ích cua tập thể lao động

Khái niệm này bao quát đầy đủ những thuộc tính phổ

Trang 28

biến nhất của mọi trường hợp đình công phát sinh và tôn

tại trong kinh tế thị trường, có thể vận dụng để nhận dạng

đình công trong thực tiễn, cũng như phân biệt đình công

vớ các hiện tượng tương tự khác Tuy nhiên, việc vận dụng

khái niệm này trong quá trình ban hành pháp luật cần rất

thận trọng bởi việc giữ nguyên khái niệm trên hay thu hẹpkhái niệm đình công dưới góc độ pháp lý khi quy định trong

văn bản pháp luật còn phụ thuộc vào quan điểm lập pháp

và sự định hướng của nhà nước

Trên cơ sở khái niệm nêu trên, có thể thấy việc nhận

dạng đình công phải dựa vào những dấu hiệu cơ bản sau đây:Thứ nhất, đình công là sự phan ứng của những người

lao động thông qua hành vi ngừng uiệc hoàn toàn (ngừng

viéc triệt dé).

Trong điều kiện bình thường, người lao động có nghĩa

vụ phải làm việc theo thoả thuận trong hợp đồng lao động

hoặc theo sự phân công của người sử dụng lao động Khimuốn nghỉ việc, người lao động phải được sự đồng ý củangười sử dụng lao động Trường hợp người lao động tự ý

nghỉ việc mà không được sự đồng ý của người sử dụng và

không có lý do chính đáng, họ có thể phải chịu các hình

thức ky luật, thậm chí bị sa thải do sự tự ý nghỉ việc của

người lao động không những vi phạm trật tự quản lý laođộng trong doanh nghiệp, mà còn làm xáo trộn nề nếp kỹ

Trang 29

luật và có thể kéo theo những thiệt hại về vật chất Trong

trường hợp xảy ra bất đồng giữa tập thể lao động với người

sử dụng lao động hay một chủ thể khác, tập thể lao động

có thể ngừng việc nhằm gây áp lực buộc chủ thể kia phải

chấp nhận các yêu sách Sự ngừng việc này được coi là hợp

pháp hay bất hợp pháp tuỳ vào quy định của pháp luật,

nhưng đây luôn được coi là dấu hiệu đầu tiên, là thuộc tính

cơ bản phản ánh bản chất của đình công

Sự ngừng viéc trong đình công được hiểu là việc

những người lao động phản ứng bằng cách không thực hiện nghĩa vụ lao động mà không được sự đồng ý của chủ sử dụng Trong thực tế xay ra hai kha năng: một la, người sử dụng đã biết về ý định ngừng việc và không đồng ý, nhưng

người lao động vẫn ngừng việc; hai la, người sử dụng laođộng không được biết về quyết định ngừng việc, những

người lao động ngừng việc bất ngờ, không thông báo trước

cho phía bên kia Trong cả hai trường hợp, sự ngừng việc

của những người lao động đều được hiểu là tự ý ngừng việc

khi chưa có sự chấp thuận của chủ sử dụng lao động Sựngừng việc trong đình công được thực hiện xuất phát từ ý

chí chủ quan của phía tập thể lao động, là sự cố ý không

thực hiện công việc nhằm tạo nên áp lực với một chủ thể

khác Sự ngừng việc trong đình công khác với các trưởng

hợp ngừng việc thông thường do những nguyên nhân nằm

ngoài ý chí chủ quan của người lao động (như ngừng việc

Trang 30

do nguyên nhân bất khả kháng, ngừng việc do lỗi của

người sử dụng lao động, hay ngừng việc do lỗi của người lao

động mà bản thân họ không muốn điều đó xảy ra) Điểm

khac biệt quan trọng nhất của ngừng viéc trong đình công

Uới ngừng uiệc thông thường là ý chi chủ quan cua ngườilao động khi ngừng uiệc Một trường hợp là cố ý thực hiệnhành vi ngừng việc, còn ở trường hợp kia là không muốnngừng việc nhưng buộc phải ngừng việc do tác động của các

yếu tố khác

Trên thực tế, sự ngừng việc thường biểu hiện ở những

mức độ khác nhau như ngừng việc lẻ té hay đồng loạt, làm việc cầm chừng hay ngừng việc hoàn toàn Hiện tôn tai nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về mức độ ngừng việc trong đình công Có ý kiến cho rằng chỉ cần có sự tự ý không làm việc nhằm phản kháng lại chủ thể

khác của những người lao động là đã thoả mãn dấu hiệu

thứ nhất của đình công Lại có ý kiến cho rằng chỉ khi có

sự tự ý ngừng việc một cách triệt để (ngừng việc hoàn toàn) mới được coi là đình công, còn sự ngừng việc cầm chừng chỉ

là biểu hiện của hiện tượng lãn công.

Đa số pháp luật các nước theo xu hướng thừa nhận

ngừng việc hoàn toàn là dấu hiệu đầu tiên để nhận dạng

và phân biệt đình công trong thực tiễn Ngwng viéchoàn toàn là việc những người lao động sau khi chính

thức tuyên bố đình công đã đồng loạt không làm việc

Trang 31

(buông dụng cụ), từ chối thực hiện bất kỳ nghĩa vụ lao

động nào theo yêu cầu của chủ sử dụng lao động cho đến

khi yêu sách của họ được dap ứng hay khi có lệnh quay

trở lại làm việc của nghiệp đoàn lãnh đạo đình công hoặc

lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Khi những

người lao động tiến hành ngừng việc hoàn toàn, các côngviệc do họ đảm nhiệm sẽ bị ngừng trệ, hoạt động sản xuất,kinh doanh của đơn vị sử dụng lao động bị rơi vào tình

trạng tê liệt (mức độ nghiêm trọng của tình trạng này

phụ thuộc vào phạm vi đình công và thời gian đình công

trong từng trường hợp cu thé).

Ngừng uiệc trong đình công khdc uới uiệc chấm dứtquan hệ lao động Dinh công chỉ là việc những người laođộng tam thoi không thực hiện nghĩa vụ lao động với mục

đích gây thiệt hại với chủ thể cần thiết để tạo ra sức ép về

kinh tế Những người lao động khi đình công không nhằmmục đích chấm dứt quan hệ lao động và luôn sẵn sàng trở

lại làm việc nếu được chấp nhận các yêu sách về quyền và

lợi ích Vì vậy, đình công biểu hiện ra bên ngoài là hành vi

ngừng việc tạm thời (tạm ngưng quan hệ lao động), không

phải là hành vi đơn phương chấm dứt quan hệ lao động (bỏ

việc vĩnh viễn)

Thứ hai, đình công là hiện tượng phan ứng có tính tập

thể được tiến hành bởi những người lao động.

Đình công là biện pháp phản ứng của tập thể lao động

Trang 32

Sự tham gia của tập thể lao động vừa là một trong các biểu

hiện bên ngoài của đình công, vừa là một dấu hiệu không

thể thiếu của đình công được gọi là tính tập thể Dấu hiệu này là căn cứ cơ bản để phân biệt đình công với sự ngừng

việc của cá nhân người lao động Thông thường, nếu cá

nhân người lao động tự ý ngừng việc nhằm gây sức ép với

người sử dung lao động sẽ bị coi là vi phạm ky luật lao

động, cá nhân đó có thể phải chịu chế tài kỷ luật hoặc phải

bồi thường thiệt hại (nếu có) cho chủ sử dụng lao động

Nhưng nếu hành vi ngừng việc được thực hiện bởi tập thể

lao động, là nhóm người có cùng động cơ và mục đích hoạt

động, phối hợp với nhau một cách chặt chẽ, đồng bộ và có

hiệu qua trong quá trình đình công" nhằm mục đích gây

sức ép thì lại được coi là đình công.

Trong thực tế, để tỏ thái độ phản ứng với người sử dụng lao động hay một chủ thể khác, người lao động có thể

ngừng việc dưới nhiều hình thức khác nhau Nhưng nếu

hành vi ngừng việc chỉ được thực hiện bởi một cá nhân,

hoặc nhiều cá nhân ngừng việc nhưng giữa họ không có sự

liên kết với nhau và không vì mục đích chung thì sự phanứng đó chỉ mang tính cá nhân va không được coi là đình

công Như vậy, số lượng người lao động tham gia ngừng

®° Vũ Dũng, Tâm ly xã hội va quan ly, Nxb Chính trị quốc gia, H.

1995, tr 46

Trang 33

việc chỉ là một trong các dấu hiệu phản ánh tính tập thể

của đình công Quan niệm phiến diện và đơn giản khi cho

rằng chỉ cần sự tham gia ngừng việc của nhiều người lao

động là đã thoả mãn tinh chất này của đình công không

được nhiều quốc gia chấp nhận Đa số pháp luật các nước

(Nga, Đức, Pháp ) đều cho rằng tính tập thể của một cuộc đình công phải đồng thời thể hiện ở hai dấu hiệu là có sự

tham gia của nhiều người lao động và giữa họ có sự liên kết

mật thiết, cùng ngừng việc vì mục tiêu chung

Trong hai dấu hiệu nói trên, dấu hiệu thứ hai được coi

là phản ánh rõ nét hơn thuộc tính tập thể của một cuộc

đình công Pháp luật Cộng hoà Pháp còn thừa nhận sự

ngừng việc của một cá nhân người lao động vì những mục

đích mang tính tập thể là đình công Ví dụ, phán quyết

ngày 29/3/1995 của Toà án ghi nhận: “Việc thực hiện

quyền đình công bhông bị coi lò mang tính cú nhân nếu

người lao động tuân theo một lệnh tổng đình công toàn

quốc”, Hay phán quyết ngày 13/11/1996 cho rằng: “Trong

trường hợp doanh nghiệp chủ có một lao động thì người này

la đại diện duy nhất bao vé các yêu sách nghề nghiệp của

mình, có thể thực hiện một cách hợp pháp quyền đình công

đã được công nhận”)

” Cộng hoà Pháp, Dao luật số 79-634 ngày 26/7/1979, tr 760.

* Cộng hoà Pháp, Tai liệu đã dẫn, tr 760

Trang 34

Nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận dấu hiệu thứ nhât

của tính tập thể trong đình công (sự tham gia ngừng việc

của nhiều lao động), bởi những ví dụ nêu trên chỉ là nhữngtrường hợp đặc biệt phát sinh trong thực tế Như vậy, hai

dấu hiệu được coi là điều kiện để xác định tính tập thể của

một cuộc đình công là: sự ngừng việc của nhiều người laođộng và giữa họ có có sự liên kết vì mục tiêu chung

Tinh tập thể la một trong những dấu hiệu co ban cua đình công Đình công là sự phản ứng nhằm gây sức ép với

người sử dụng lao động nên thường có xu hướng thu hút và

kêu gọi sự tham gia đông đảo của người lao động nhằm làm

tăng sức mạnh của cuộc đình công, những người tham giađình công thường tìm cách vận động hoặc thậm chí ép buộcnhững người lao động khác tham gia đình công Hành vì épbuộc người lao động khác ngừng việc hoặc ngăn cản ngườilao động khác vào làm việc thực chất đã vi phạm nguyên

tắc tự do ý chí trong việc thực hiện quyền đình công Do đó,

pháp luật cua đa số các nước (Thái Lan, Philippin, Pháp

Nga ) đều quy định cấm thực hiện hành vi de doa, lừa dốihay ép buộc trong quá trình đình công Với mục đích hạnchế ảnh hưởng tiêu cực của đình công do khả năng mở rộng

phạm vi và gây mất ổn định trật tự xã hội, một số quốc gia

(Thai Lan, Philippin ) còn có những quy định hạn chế quy

mô đình công Quy định này thực tế rất ít tính kha thi, bởi

đình công có thể ví như “con ngựa bất kham” mà để hạn

Trang 35

chế nó không thé chỉ dùng “dây cương” pháp luật.

Thứ ba, đình công được thực hiện một cách có tổ chức.

Tính tổ chức của cuộc đình công được hiểu là có

người lãnh đạo đình công, đình công có yêu sách rõ ràng và

đã được chuẩn bị trước Thành phần lãnh đạo đình công có thể là tổ chức đại diện của những người lao động như công đoàn hay nghiệp đoàn, có thể chỉ là một người

hay một nhóm người được tập thể lao động bầu ra tại thời

điểm chuẩn bị đình công Tư cách lãnh đạo của những

người này có được pháp luật thừa nhận hay không phụ

thuộc vào quan điểm của từng nhà nước Nhưng trong thực

tiễn, thành phần lãnh đạo đình công rất đa dạng và khôngphụ thuộc vào quy định của pháp luật mà phụ thuộc vào

yêu cầu của thực tế khách quan trong từng hoàn cảnh cụ thể Trong một số trường hợp, các cuộc đình công nổ ra bất ngờ có thể chưa có sự chuẩn bị yêu sách từ trước, nhưng vẫn có nguyên nhân rõ ràng và không thể thiếu vai trò của một số người đứng ra tổ chức và kêu gọi đình công.

Đình công là phan ứng mang tính tập thể của nhiều người lao động Dé đạt được mục đích của cuộc đình công,

không thể thiếu vai trò của người lãnh đạo Có thể ví người

lãnh đạo đình công như chất keo gắn kết các cá nhân trong một tập thể, tạo nên sức mạnh chung của những người lao động, nhằm gây sức ép với phía bên kia Mỗi người lao động

Trang 36

khi tham gia đình công có những cách hành động và suynghĩ khác nhau, nếu không có sự thống nhất hành động

thông qua vai trò của tổ chức (hoặc cá nhân) lãnh đạo đình

công, những người lao động sẽ không có những cách thức

hành động chung để tạo nên sức mạnh tập thể Do đó, tính tập thể va tính tổ chức là hai dấu hiệu hông thể tách rời

của một cuộc đình công

Trong thực tế, tính tổ chức của cuộc đình công thường thể hiện như sau: i) Có một cá nhân hoặc một nhóm người

đóng vai trò lãnh đạo đình công, những người này là đại

diện cho ý chí của tập thể lao động và tập thể sẽ tuân thủ

sự chi dao của họ trong quá trình đình công; ii) Có phương

án hành động cụ thể được xác định rõ ràng trong từng thời

điểm, phương án này thường được chuẩn bị trước khi tiến

hành đình công; iii) Có phương châm hành động chung với

những nguyên tắc và thể lệ rõ ràng được mọi người tôn

trọng; iv) Được sự giúp đỡ về vật chất hoặc ủng hộ về tinh

thần của các cá nhân hoặc tổ chức khác đối với những người tham gia đình công thông qua vai trò của một tổ chức

lãnh đạo chung

Thứ tư, mục đích của đình công là nhằm gây thiệt hại hoặc đe doa gây thiệt hại uê kính tế để đạt những yêu sách gan uới lợi ích của tập thể lao động.

Mục đích của những người lao động khi ngừng việc là

Trang 37

nhằm gây thiệt hại hoặc đe doa gây thiệt hại với người sử

dụng lao động hay một chủ thể khác để đạt được những yêu sách nhất định Lợi ích của người lao động trong nền kinh

tế thị trường, trong các mối quan hệ mà họ tham gia với tư

cách là người lao động thuần tuý cũng bị chi phối bởi các yếu tố khác nhau Cụ thể là, trong quan hệ lao động với

người sử dụng lao động trực tiếp, lợi ích của họ có thể bị chi

phối bởi ý chí chủ quan của người sử dụng lao động, hoặc

chịu ảnh hướng của các yếu tế khách quan trong nền kinh

tế như sự mất cân đối về cung cầu lao động, nạn lạm phát

hay thất nghiệp gia tăng Trong quan hệ với nhà nước, do

bản chất khác nhau của các nhà nước, lợi ích của nhà nước

sẽ chi phối và ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân của người lao

động theo hướng mở rộng hay thu hẹp các quyền lợi của

người lao động Khi nhà nước và giới chủ không có các biện

pháp phù hợp nhằm điều hoà, hạn chế những mâu thuẫn

về lợi ích trong quan hệ với người lao động, khi người lao

động cho rằng không còn biện pháp ôn hoà nào có thể báo

vệ quyền lợi của chính mình, họ sẽ phản ứng bằng cách ngừng việc tập thể nhằm gây sức ép với nhà nước hoặc chủ

sử dụng lao động - đó chính là hiện tượng đình công

Như vậy, hiện tượng ngừng việc tập thể của những

người lao động chỉ là biểu hiện bên ngoài của ý chí phản

kháng khi họ cần bảo vệ những quyền và lợi ích nhất định

Thông qua hành động ngừng việc, tập thể lao động muốn

Trang 38

gây sức ép với chủ thể đối diện nhằm đạt được những yêu sách về kinh tế Chủ thé bị gây sức ép thông thường là

người sử dụng lao động hoặc giới sử dụng lao động trực tiếp

tham gia quan hệ lao động với những người lao động Khi

người sử dụng lao động hoặc giới sử dụng lao động khôngthực hiện đúng những nghĩa vụ theo quy định của phápluật lao động hay không chấp nhận những yêu sách về lợi

ích của tập thể lao động, thì tranh chấp lao động phát sinh.

Nếu không được giải quyết, tranh chấp lao động là nguyênnhân cơ bản dẫn đến đình công gây sức ép với chủ sử dụng

lao động (chúng tôi tạm gọi là đình công lao động) Chủ thể

bị gây sức ép trong đình công cũng có thể là người sử dụng

lao động ở một đơn vị sử dụng lao động khác như thườngthấy trong các cuộc đình công ủng hộ (hay còn gọi là đìnhcông liên đới) Đình công ung hộ là cuộc đình công củanhững người công nhân không có yêu sách đối với chủ nhân

của họ, nhưng đã nghỉ việc để hỗ trợ tinh thần của những

công nhân đang đình công ở xí nghiệp hay ngành khác”',

Chủ thể bị gây sức ép cũng có thể là nhà nước nếu đưa ra

những chính sách hoặc pháp luật gây ảnh hưởng đến

quyền lợi của người lao động hoặc giới lao động Việc có cho

phép các cuộc đình công như vậy xay ra hay không còn tuỳ

thuộc vào quan điểm của từng quốc gia Nhưng thực tiễn

® Nguyễn Quang Quynh, Luật lao động va an nình xã hội, Hội

nghiên cứu hành chánh xuất bản, Sài Gòn, 1969, tr 153.

Trang 39

đã chứng minh, nhà nước cũng có thể trở thành đối tượng

bị gây sức ép trong một số cuộc đình công Những hình

thức đấu tranh bằng cách ngừng việc nhằm phản ứng lại

với nhà nước tuy không phát sinh từ tranh chấp lao động,

nhưng theo quan niệm của ILO” và một số nước khác (nhưĐức, Pháp) vẫn được coi là đình công

Trên đây là khái niệm đình công được hiểu một cách

chung nhất Tuy nhiên, khi sử dụng khái niệm đình công

trong thực tiễn và trong việc nghiên cứu khoa học, cần có

sự vận dụng linh hoạt trong từng hoàn cảnh cụ thế, từng

góc độ nghiên cứu, phù hợp với những mục đích khác nhau.

Ví dụ, dưới góc độ kinh tế xã hội, để nhận dạng đình công,

có thể vận dụng khái niệm nói trên một cách đầy đủ, nhưng dưới góc độ pháp lý, để thu hẹp phạm vi của quyền đình công, gắn đình công với các quyền kinh tế xã hội thuần tuý của người lao động, đình công có thể chỉ được định nghĩa là hành vi ngừng việc nhằm phan ứng với người

sử dụng lao động trực tiếp, nhằm đạt các lợi ích có tính

nghề nghiệp Tuy theo ý chí của nhà nước, khi chính thức

quy định khái niệm đình công trong các văn bản pháp luật

cần hết sức thận trọng Mục đích phản ánh chính xác bản

chất khách quan của hiện tượng đình công không phải là

® Văn phòng Ban dự thảo Bộ luật lao động, Phdp luật lao động

nước ngodi, H 1995, tr 179

Trang 40

vấn đề quan trọng nhất, mà quan điểm và định hướng của nhà nước về vấn đề điều chỉnh pháp luật đối với đình công

mớ: là yếu tố cơ bản quyết định khái niệm đình công trong

các văn bản pháp luật thực định Do đó, có thể có sự khác

biệt giữa khái niệm đình công xét dưới góc độ lý luận và

khái niệm đình công trong pháp luật thực định

Những dấu hiệu cơ bản của đình công không chỉ giúp

nhận dạng đình công, mà còn là căn cứ để phân biệt đình

công với một số hiện tượng tương tự như lan công, phan

ứng tập thể của người lao động Hiện có hai quan điểm

khúc nhau vé uấn dé phân biệt đình công uới lan công:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, lãn công là một dạng

đình công, trong lãn công, người công nhân không rời khỏi

nơi làm việc, nhưng không làm việc hay làm việc cầm

chừng Theo quan điểm này, có thể hiểu lãn công là một

trong các hình thức biểu hiện của đình công, bởi lãn công

cũng biểu hiện ra bên ngoài dưới hình thức ngừng việc tập

thể Pháp luật một số nước, trong đó có Philippin, cũng ghi nhận như sau: “Dinh công bhông chỉ bao gồm sự ngừng viéc có phối hợp, mà gồm ca lan công, nghỉ uiệc hàng logt, bãi công ngồi, có ý đồ huy hoại hoặc tiêu huy, pha hoại thiết

bi, cơ sở san xuất va các hoạt động tương tự” (Điều 226a Bộ

luật lao động Philipin)"

® Philippin, Bộ luật lao động, 1989.

Ngày đăng: 27/05/2024, 13:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w