1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận luật kinh tế quy định về thủ tục đình công và thực trạng đình công ở việt nam hiện nay

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy định về thủ tục đình công và thực trạng đình công ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Phan Thị Hải Yến
Trường học Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Tiểu luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Khái niệm đình công:Theo Điều 198 Bộ luật Lao động 2019 thì đình công là sự ngừng việctạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt đượcyêu cầu trong quá trình giải quyết

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ

CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

TIỂU LUẬN MÔN: LUẬT KINH TẾ

Chủ đề:

QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC ĐÌNH CÔNG

VÀ THỰC TRẠNG ĐÌNH CÔNG Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY

Trang 2

MỞ ĐẦU

Trong mối quan hệ với người sử dụng lao động, người lao động luôn ở vị trị yếu thế hơn, có sự phụ thuộc và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động Do đó, muốn tạo ra quan hệ lao động được bình đẳng hơn, pháp luật lao động đã có những quy định để bảo vệ người lao động, qua đó hạn chế sự lạm quyền của người sử dụng lao động “Bảo vệ người lao động ” là nguyên tắc

cơ bản và quan trọng nhất của luật pháp về lao động.

Từ cơ sở chủ trương của Đảng và Hiến pháp năm 1992, Bộ luật Lao động năm 1994 và sau này là Bộ luật Lao động năm 2012 đều có những quy định, để cụ thể hóa nguyên tắc bảo vệ người lao động như về hợp đồng lao động, tiền lương, sa thải, kỷ luật lao động, Trong số đó vấn đề đình công được người lao động nhận thức và thực hiện không đồng đều Việc tổ chức và lãnh đạo đình công của công đoàn chưa thực sự có hiệu quả, chưa dược người lao động tin tưởng, dẫn đến một thực trạng là hầu hết các cuộc đình công diễn ra trong những năm qua đều chưa tuân thủ các quy định của pháp luật.

Vì vậy nghiên cứu riêng về thủ tục đình công, các quy định về thủ tục đình công là vấn đề cần phải được quan tâm Từ những lí

do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Quy định về thủ tục đình công trong Pháp luật Việt Nam” làm đề tài tiểu luận của mình.

Trang 3

NỘI DUNG I.CƠ SỞ LÍ LUẬN

1 Khái niệm đình công:

Theo Điều 198 Bộ luật Lao động 2019 thì đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo

Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định tại Bộ luật lao động để đình công trong trường hợp sau đây:

- Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản

2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải

- Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động

2 Đình công hợp pháp:

Một cuộc đình công được cho là hợp pháp khi đáp ứng được đủ những yêu cầu sau:

- Phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể, trong phạm vi quan hệ lao động

- Những người lao động phải cùng làm việc cho một người sử dụng lao động

- Vụ việc tranh chấp lao động tập thể đã được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định củaBộ luật Lao động 2019

- Không tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do chính phủ quy định (Phụ lục VI ban hành kèm theoNghị định số 145/2020/NĐ-CP)

- Không vi phạm quy định về cấm, hoãn, ngừng đình công

3 Đình công bất hợp pháp:

Đối với quy định về trường hợp bị coi là đình công không hợp pháp thì tại Điều 204 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau:

- Không thuộc trường hợp được quyền đình công

- Không do tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công

Trang 4

- Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công.

- Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định

- Tiến hành đình công ở những nơi không được đình công

- Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Theo Điều 200 Bộ luật Lao động 2019 thì đình công phải trải qua trình tự

cụ thể như sau:

- Lấy ý kiến về đình công

- Ra quyết định đình công và thông báo đình công

- Tiến hành đình công Nếu không đảm bảo trình tự này, cuộc đình công sẽ

là bất hợp pháp

4 Quy định về thủ tục đình công trong Pháp Luật Việt Nam:

Việc đình công phải do Ban cấp hành công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo Đối với những nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do

tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của người lao động

Trình tự đình công được tiến hành theo 03 bước:

– Lấy ý kiến về đình công theo quy định tại Điều 201 của Bộ luật này – Ra quyết định đình công và thông báo đình công theo quy định tại Điều

2020 của Bộ luật này

– Tiến hành đình công

Bước 1: Lấy ý kiến tập thể lao động

Trước khi tiến hành đình công, tổ chức đại diện người lao động có quyền

tổ chức và lãnh đạo đình công có trách nhiệm lấy ý kiến của toàn thể người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng

Nội dung lấy ý kiến để đình công bao gồm:

Trang 5

– Đồng ý hay không đồng ý đình công;

– Phương án của tổ chức đại diện người lao động về nội dung như thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công; phạm vi tiến hành đình công; Yêu cầu của người lao động được quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 202 của Bộ luật này

– Việc lấy ý kiến được thực hiện trực tiếp bằng hình thức lấy phiếu hoặc chữ ký hoặc hình thức khác

– Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành lấy ý kiến về đình công do tổ chức đại diện người lao động quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày Việc lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của người sử dụng lao động Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tiến hành lấy ý kiến về đình công

Từ nội dung trên cho thấy ngoài hình thức lấy ý kiến bằng phiếu hoặc chữ

ký, Bộ luật Lao động năm 2019 đã bổ sung quy định mới so với Bộ luật lao động năm 2012 là “cho phép việc lấy ý kiến được thực hiện bằng hình thức khác” Với quy định này sẽ giúp việc lấy ý kiến được diễn ra thuận lợi, tùy vào hoàn cảnh, tình hình thực tế mà chọn hình thức lấy ý kiến cho phù hợp

Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành lấy ý kiến về đình công do tổ chức đại diện người lao động quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất một ngày Việc lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của người

sử dụng lao động Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tiến hành lấy ý kiến về đình công

Bước 2: Ra quyết định đình công

Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công theo quy định tại khoản 2 Điều 201 của Bộ luật này thì tổ chức đại diện người lao động ra quyết định đình công bằng văn bản

Quyết định đình công phải có các nội dung sau đây:

– Kết quả lấy ý kiến đình công;

– Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;

Trang 6

– Phạm vi tiến hành đình công;

– Yêu cầu của người lao động;

– Họ tên, địa chỉ liên hệ của người đại diện cho tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công

Thông báo đình công: trong ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải gửi văn bản về việc quyết định đình công cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Bước 3: Tiến hành đình công

Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của người lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công

Bộ luật lao động nước ta chưa có qui định cụ thể nào về hình thức tiến hành đình công mà chỉ qui định những hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công, chúng ta có thể hiểu rằng ngoài những hành vi này thì người lao động có thể tiến hành mọi hành vi mà luật không cấm Theo đó, quyền của các bên trước và trong quá trình đình công được quy định như sau:

– Tiếp tục thỏa thuận để giải quyết nội dung tranh chấp lao động tập thể hoặc cùng đề nghị hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động

– Tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này có quyền sau đây: + Rút quyết định đình công nếu chưa đình công hoặc chấm dứt đình công nếu đang đình công;

+ Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp

– Người sử dụng lao động có quyền sau đây:

+ Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công;

Trang 7

+ Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản; + Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp

Theo đó, trong bộ Luật đã quy định về nơi sử dụng lao động không được đình công đó chính là không được đình công ở nơi sử dụng lao động mà việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người

Ban hành Danh mục nơi sử dụng lao động không được đình công gồm những doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp mà việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe con người theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này

Trong trường hợp người lao động đình công hợp pháp thì theo quy định tại Điều 207 Bộ luật lao động 2019 thì:

– Đối với người lao động không tham gia đình chỉ nhưng vì lý do đình công mà phải ngừng việc thì được trả lương ngừng việc theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;

– Đối với người lao động tham gia đình công thì sẽ không được trả lương

và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật như sau: người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì được trả lương ngừng việc còn đối với người lao động tham gia đình công không được trả lương

Như vậy, để việc đình công được xem là hợp pháp thì cần đáp ứng các điều kiện và trải qua trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật gồm các bước lấy ý kiến của tập thể lao động về việc có đồng ý đình công hay không sau đó sẽ lấy đó làm căn cứ để ra quyết định đình công, cuối cùng

là tiến hành đình công Nếu người lao động tự ý đình công thì có thể sẽ bị

xử lý theo quy định pháp luật Do đó, để thực hiện đình công đúng theo quy định pháp luật, người lao động cần có những cố vấn pháp luật để tư vấn trình tự, thủ tục thực hiện đình công hợp pháp

II THỰC TRẠNG:

1 Một số các cuộc đình công diễn ra ở Việt Nam:

- Theo bản tin báo Lao Ðộng, ngày 13 tháng 4, khoảng 2,000 công nhân của nhà máy giày Sao Vàng thuộc công ty TNHH Ðỉnh Vàng (huyện An Lão, Hải Phòng) đã nhất loạt đình công Theo nguồn tin,

Trang 8

nguyên nhân dẫn đến việc này đã được tập thể công nhân gửi cho ban giám đốc hai ngày trước đó Ngoài đòi tăng lương lên thành 2.2 triệu đồng/tháng, họ đòi chi trả tiền nhà trọ, tiền xăng xe, tiền gửi

xe, tăng tiền thưởng ngày lễ mà phải làm, không được lấy tiền thuốc của công nhân khi đau ốm nằm tại phòng y tế của nhà máy, v.v.Cho đến chiều ngày 14 tháng 4, công nhân vẫn chưa chịu đi làm trở lại Công nhân của công ty này đã đình công rất nhiều lần từ gần chục năm qua

- Đầu giờ chiều 11.2.2022, hàng ngàn công nhân Công ty TNHH Vienergy đồng loạt nghỉ việc tập thể, đưa ra nhiều yêu cầu đối với công ty, gồm: tăng lương cơ bản; tăng chế độ phụ cấp; không được

ép công nhân nghỉ phép; thâm niên của công nhân phải tính rõ ràng; khi nghỉ phép theo chế độ, không được trừ các khoản phụ cấp, tiền thưởng Tết; đi làm ngày chủ nhật phải tính lương gấp đôi; tăng ca phải có giờ nghỉ giao ca…

2 Thực trạng đình công ở Việt Nam hiện nay:

Theo các cấp Công đoàn, trong năm 2022, cả nước xảy ra 157 cuộc ngừng việc tập thể xuất phát từ quan hệ lao động (tăng 50 cuộc so với cùng kỳ năm 2021) với tổng số hơn 102.540 người lao động tham gia Các cuộc ngừng việc tập thể xảy ra chủ yếu tại các doanh nghiệp khu vực FDI, tập trung tại các tỉnh, thành phố lớn, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với 84/157 cuộc, chiếm 53.50 % tổng số cuộc; tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế với 101/157 cuộc, chiếm 64.33% tổng số cuộc

Sang đến năm 2023, Theo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cả nước xảy ra 17 cuộc đình công tại 6 tỉnh thành, giảm khoảng 50% so với cùng

kỳ Tết Nguyên đán 2022 Cơ quan này đánh giá tính chất, quy mô các cuộc đình công không phức tạp so với các năm trước Thực tế, đình công, tranh chấp chủ yếu do doanh nghiệp chậm trả lương, mức thưởng Tết thấp, chất lượng bữa ăn ca, thái độ quản lý…

Để ngăn chặn đình công, công đoàn các cấp đã chủ động phối hợp cùng với các cơ quan chức năng địa phương vận động, thuyết phục người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận để ổn định sản xuất

Theo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, từ tháng 9-2022 đến đầu tháng 1-2023, có 1.300 doanh nghiệp (tại 50 tỉnh, thành phố) gặp khó khăn, bị cắt giảm đơn hàng, kéo theo khoảng 546.000 người lao động bị giảm giờ làm Số mất việc hơn 48.000 người (chiếm 9% tổng số bị ảnh hưởng)

Trang 9

Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành nghị quyết hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng để hỗ trợ ngăn chặn đình công

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của thị trường lao động, việc ghi nhận quyền đình công cho người lao động là hết sức cần thiết Tuy nhiên, việc đình công cũng có những ảnh hưởng tiêu cực và sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, nặng nề Ở mức

độ khác nhau, đình công làm mất ổn định đời sống kinh tế - xã hội của đất nước Ảnh hưởng xấu đến chính sách khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài do tâm lý e ngại của các chủ nhà đầu tư nước ngoài trước tình trạng đình công kéo dài của người lao động Đặc biệt, nếu cuộc đình công được tiến hành bởi người lao động làm việc trong các doanh nghiệp phục vụ công cộng, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm trực tiếp phục vụ an ninh - quốc phòng… thì đời sống sinh hoạt của nhân dân, sự phát triển của nền kinh tế

-xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước càng bị đe dọa Pháp luật lao động Việt Nam đã có những quy định cụ thể về căn cứ, thủ tục và giải quyết đình công Nhìn chung, các quy định này đã đáp ứng được yêu cầu giải quyết đình công, xử lý đình công bất hợp pháp, giảm thiểu các cuộc đình công bất hợp pháp trên thực tế

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều cuộc đình công bất hợp pháp gây ảnh hưởng tới không chỉ riêng người lao động và người sử dụng lao động

mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế, chính trị và xã hội Các cuộc đình công bất hợp pháp ngày càng trở nên phức tạp Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng trước hết có thể kể đến là những vướng mắc, hạn chế của các quy định pháp luật Vì vậy, việc hoàn thiện các quy định pháp luật và đưa ra các giải pháp hạn chế đình công là điều cấp thiết, góp phần thúc đẩy môi trường lao động lành mạnh, an toàn và tiến bộ Khi triển khai các giải pháp hạn chế đình công cần thực hiện một cách đồng bộ mới có thể mang lại những kết quả tích cực nhất, đáp ứng nhu cầu và tình hình thực tiễn của đất nước

Trang 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://lsvn.vn/quy-di-nh-ve-di-nh-cong-theo-bo-lua-t-lao-do-ng-nam-2019-1686067148.html

https://thuvienphapluat.vn/lao-dong-tien-luong/truong-hop-nao-nguoi-lao-dong-bi-coi-la-dinh-cong-bat-hop-phap-1470.html

https://thanhnien.vn/28-cuoc-ngung-viec-tap-the-xay-ra-tren-ca-nuoc-truoc-va-sau-tet-1851429768.htm

Ngày đăng: 20/05/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w