1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Quyền tự định đoạt của đương sự trong Tố tụng dân sự

105 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền Tự Định Đoạt Của Đương Sự Trong Tố Tụng Dân Sự
Tác giả Nguyễn Tiến Trưng
Người hướng dẫn P.T.S Dinh Ngge-His
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Dân sự và Tố tụng dân sự
Thể loại luận án thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 1997
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 69,45 MB

Nội dung

Thực tế những năm qua việc giải quyết các vụ án dân sự của Toà án nhân dâncác cấp gặp nhiều khó khăn và cũng nhiều vướng mắc trong việc áp dụng cácquy định của pháp luật về quyền tự định

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN TIẾN TRƯNG

QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ

TRONG TO TUNG DAN SỰ

Chuyên ngành : Dân sự và Tố tụng dân sự

Trang 2

PHAN MỞ ĐẦU Trong

Tính cấp thiết của đề tài 1-2

Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2-3

Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

Điểm mới của đề tài 3-4

Cơ cấu của luận án 4-5

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

KHÁI NIỆM "QUYỀN TỰĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ

TRONG TO TUNG DÂN SỰ" VA VAI NET GIỚI THIỆU

VỀ SỰPHÁT TRIEN CUA NHUNG QUY ĐỊNH VE

QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CUA DUONG SỰ,

Khái niệm quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng

dân sự J 6-8

Vài nét so sánh các quy định về quyền tự định đoạt của

đương sự trong tố tụng dân sự với quyền tự định đoạt của

đương sự trong tố tụng kinh tế, lao động 9-12Vài nét so sánh các quy định về quyền tự định đoạt của

đương sự trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam với những

quy định về quyền tự định đoạt của đương sự trong pháp luật

tố tụng dân sự của một số nước ngoài 12-17

Sơ lược về sự phát triển của các quy định về quyền tự định ,

đoạt của đương sự trong pháp luật tố tụng dân sự nước ta

Giai đoạn từ 1945 đến 1954 17-19

Giai đoạn từ 1954 đến 1975 19-22Giai đoạn từ 1975 đến 1989 và đến nay 22-25

Trang 3

DUONG SỰ TRONG TO TUNG DAN SỰ

Co sở xã hội của các quy định về quyền tu định đoạt của

đương sự trong tố tụng dân sự

Cơ sở pháp lý của các quy định về quyền tự định đoạt của

đương sự trong tố tụng dân sự

Nội dung quyền tự định đoạt của đương trong tố tụng dân

sự.

Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện vụ án

dan sự

Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc đưa ra yêu cầu,

thay đổi yêu cầu, bổ sung yêu cầu, rút yêu cầu.

Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc hoà giải

Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc đưa ra chứng

cứ, bổ sung chứng cứ, quyền cử người đại diện, nhờ luật sư

hoặc người khác được Toà án chấp nhận để bảo vệ quyền lợi

của đương sự :-¿

Quyền tự định đoạt của đương sự tại phiên toà

Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc kháng cáo bản

án, quyết định của Toà án

Quyền tự định đoạt của đương sự trong giai đoạn thi hành

Trang 4

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CUA DUONG SUTRONG THỰC TIEN XÉT XUCUA TOA AN; NGUYÊN NHÂN VÀ KIEN NGHỊ.

3.1 Một số vấn đề tồn tại trong việc áp dụng các quy định của

pháp luật về quyền tự định đoạt của đương sự trong thực tiễn

xét xử 76-84

3.2 Một số nguyên nhân của những tồn tại trong việc áp dụng

các quy định của pháp luật về quyền tự định đoạt của đương

sự trong tố tụng dân sự 84-89

3.3 Một số kiến nghị 893.3.1 Về xây dựng và hoàn thiện pháp luật 89-95

3.3.2 Nang cao trình độ xét xử của thẩm phán và đẩy mạnh việc

tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp

luật trong nhân dân 95-96

PHẦN KẾT LUẬN 97-99

TAI LIEU THAM KHAO 100-101

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp Sự đa

dạng và phức tạp đó, một mặt là yếu tố tích cực thúc đẩy các giao lưu dân sự, mặt khác cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thì những tranh chấp

dân sự, các yêu cầu của công dân trong việc bảo vệ những quyền và lợi ích hợppháp của họ cũng ngày càng có chiều hướng gia tăng về số lượng, và độ phứctạp về nội dung tranh chấp Vấn đề đặt ra là, việc giải quyết các tranh chấp đó

như thế nào để vừa bảo vệ được những quyền và lợi ích chính đáng của công dân, vừa bảo vệ tính đúng đắn và nghiêm minh của pháp luật Ngoài ra, trong

quá trình giải quyết tranh chấp, thì các quy định của pháp luật liên quan đếnquyền tự định đoạt của đương sự phải được bảo đảm ra sao, để Toà án giải

quyết tốt các tranh chấp, góp phần vào việc ổn định trật tự xã hội.

Quyền tự định đoạt của đương sự được ghi nhận trong Pháp lệnh thủ tục

giải quyết các vụ án dân sự,” đó là một quyền tố tụng quan trọng của đương sự.

Thực tế những năm qua việc giải quyết các vụ án dân sự của Toà án nhân dâncác cấp gặp nhiều khó khăn và cũng nhiều vướng mắc trong việc áp dụng cácquy định của pháp luật về quyền tự định đoạt của đương sự Một mặt do những

quy định của pháp luật chưa theo kịp với sự phát triển trên nhiều lĩnh vực của

đời sống xã hội, trong đó có pháp luật về tố tụng dân sự, mặt khác sự nhận thứccủa nhân dân nói chung và của đương sự trong tố tụng dân sự nói riêng vềquyền và nghĩa vụ của họ còn thấp Do đó, nghiên cứu quyền tự định đoạt củađương sự trong tố tụng dân sự chính là một việc làm cần thiết nhằm nâng cao

nhận thức về quyền tố tụng quan trọng này của các cơ quan nhà nước, tổ chức

xã hội và mọi công dân Chính vì thế việc chọn và nghiên cứu đề tài “Quyền tự

C Xin gọi tắt là Pháp lệnh 29/11/1989.

Trang 6

pháp luật tố tụng dân sự.

2 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài “Quyển tự định đoạt của đương sựtrong tố tung dân sự” là nhằm làm sáng tỏ những quy định của pháp luật hiệnhành về quyền tự định đoạt của đương sự, đồng thời góp phần nghiên cứu, xâydựng được hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về quyền tự định đoạt củađương sự, đảm bảo cho các quy phạm pháp luật đó phù hợp với thực tiễn, phù

hợp với bản chất dân chủ của Nhà nước ta, phù hợp với chủ trương của Đảng ta

là: Xây dựng một Nhà nước pháp quyền, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.Nghiên cứu "Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự”, nhằm

góp phần vào việc nâng cao ý thức pháp luật, sự hiểu biết pháp luật trong nội bộ nhân đân, để giúp họ tự ý thức được những quyền và nghĩa vụ của họ, mà trên

cơ sở đó họ tự giác tuân thủ và thực hiện

Nghiên cứu "Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân su" trên

cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành, còn nhằm mục đích làm sáng tỏ

cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến việc thực hiện quyền tự định đoạt củađương sự trên thực tế Qua đó đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần nhỏ vàoviệc hoàn thiện những quy định của pháp luật tố tụng dân sự liên quan đếnquyền tự định đoạt của đương sự

Trên cơ sở mục đích của việc nghiên cứu đề tài mà đối tượng và phạm vi

nghiên cứu đề tài được xác định là:

Tập trung nghiên cứu quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân

sự theo quy định của pháp luật hiện hành, trong đó chủ yếu tập trung nghiên

cứu vấn đề trên phương diện lý luận về những quy định của pháp luật thực định đối với quyền tự định đoạt của đương sự, qua đó phát hiện một số những thiếu

sót của các quy định của pháp luật hiện hành, những thiếu sót trong việc áp

Trang 7

Quyền tự định đoạt của đương sự nói chung là một quyền tố tụng đượcghi nhận trong nhiều ngành luật Trong khuôn khổ ban luận án này, ngườinghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu quyền tự định đoạt của đương sự trong tố

tụng dân sự (dân sự, hôn nhân và gia đình)

3 Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên phép duy vật biện chứng của triết học Mác - Lê Nin để tìm ra cơ

sở của việc pháp luật quy định quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụngdân sự nhằm nghiên cứu, đánh giá vấn đề một cách khoa học

Mặt khác trên cơ sở của phương pháp lịch sử, nghiên cứu sơ lược hệ thốngnhững quy định của pháp luật tố tụng dân sự trước khi có Pháp lệnh thủ tục giải

quyết các vụ án dân sự ngày 29/11/1989, qua đó phân tích để làm nổi bật những

quy định của pháp luật hiện hành về quyền tự định đoạt của đương sự

Nghiên cứu quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự, ngườithực hiện còn dùng phương pháp so sánh những quy định của pháp luật vềquyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự với những quy định vềquyền tự định đoạt trong pháp luật tố tụng kinh tế và lao động, trong Luật tố

tụng dân sự của một số nước ngoài

Ngoài ra, nghiên cứu quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sựngười thực hiện còn nêu ra một số thiếu sót trong việc xây dựng pháp luật, áp

dụng pháp luật, qua đó tìm ra một số nguyên nhân của những thiếu sót đó và đề xuất biện pháp khắc phục.

4 Điểm mới của đề tài.

Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là một vấn đề đã được quy định từ lâu trong pháp luật tố tụng dân sự Tuy nhiên, những quy định

của pháp luật về vấn dé này luôn là những quy định mới phù hợp với sự phát

triển của các quan hệ xã hội Việc nghiên cứu “Quyền tự định đoạt của đương

Trang 8

Ngoài ra, điểm mới của việc nghiên cứu đề tài còn thể hiện ở chỗ, ngườinghiên cứu không chỉ dừng lại ở những quy định của pháp luật về quyền tự địnhđoạt của đương sự, mà thông qua đó còn thấy được quyền tự định đoạt củađương sự có liên quan chặt chẽ đến việc bảo đảm cho đương sự thực hiện đầy

đủ các quyền của họ trong việc giải quyết vụ án dân sự tại Toà án, và thấy đượchậu quả pháp lý của việc vi phạm quyền tự định đoạt của đương sự

Hy vọng, những kết quả đạt được sẽ là tài liệu phục vụ cho việc nghiêncứu, giảng dạy và học tập ở các Trường Đại học chuyên ngành Luật tố tụng dân

sự, là tài liệu tham khảo giúp cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong

việc giải quyết các vụ án dân sự Đây cũng sẽ là một phần đóng góp nhỏ của tác

giả vào việc nghiên cứu, tuyên truyền và nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức

pháp luật trong cán bộ và nhân dân Nhân đây tôi cũng xin chân thành cảmThầy Định Ngọc Hiện Phó tiến sỹ Luật học, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứukhoa học xét xử - Toà án nhân dân tối cao đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôihoàn thành bản luận án này

5 Cơ cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận nội dung bản luận án được chia rathành 3 chương với những vấn đề chính như sau

Chương 1 Khái niệm" Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân

sự” và vài nét giới thiệu về sự phát triển của những quy định của pháp luật về

Trang 9

trong tố tụng dân sự; so sánh sơ bộ quyền tự định đoạt của đương sự trong tốtụng dân sự với quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng lao động và tốtụng kinh tế, và một số các quy định của luật nước ngoài về quyền tự định đoạt

của đương sự; sơ lược giới thiệu vài nét về sự phát triển của nguyên tắc theo các giai đoạn của sự phát triển (giai đoạn 1 từ 1945 đến 1954; giai đoạn 2 từ 1954

đến 1975; giai đoạn 3 từ 1975 đến 1989 và đến nay)

Chương 2 Nội dung quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân

sự, đây là chương trọng tâm của luận án Trong chương này trước hết chúng tôitrình bầy về cơ sở xã hội và cơ sở pháp lý của việc pháp luật quy định quyền tựđịnh đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự Tập trung nghiên cứu sự thể hiệnnội dung của quyền này, như quyền khởi kiện; quyền đưa ra yêu cầu, thay đổi

yêu cầu, bổ sung yêu cầu; quyền hoà giải; quyền đưa ra chứng cứ, bổ sung

chứng cứ; quyền cử người đại diện nghiên cứu quyền tự định đoạt của đương

sự tại phiên toà, trong đó nghiên cứu quyền tham gia phiên toà, quyền yêu cầu

thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân quyền kháng cáo bản án, quyết định

của Toà án Đồng thời nghiên cứu quyền tự định đoạt của đương sự trong giai

đoạt của đương sự Trên cơ sở đó, mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm góp

phần vào việc hoàn thiện pháp luật tố tụng

Trang 10

Chương I

KHÁI NIỆM "QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CUA DUONG SỰTRONG TỐ TUNG

DÂN SU" VA VAI NET GIỚI THIỆU VỀ SỰ PHÁT TRIEN CUA NHỮNG QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CUA DUONG SU.

1.1 Khái niệm "Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân

sự”

Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là một trong nhữngquyền tố tung quan trọng được quy định trong pháp luật Luật tố tụng dân sự

quy định các đương sự có quyền tự định đoạt để bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của họ trước Toà án Điều 2 Pháp lệnh 29/11/1989 quy định về quyền tự

định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự như sau:

"Người khởi kiện vụ án dân sự có quyền rút đơn khởi kiện; thay đổi nộidung khởi kiện Các đương sự có quyền tự hoà giải với nhau”

Quyền tự định đoạt của đương sự đó chính là quyền tự do ý chí của đương

sự, trong đó đương sự hoàn toàn có quyền chủ động trong việc giải quyết cácmâu thuẫn, các tranh chấp và các việc khác có liên quan đến quyền lợi hợppháp của họ Quyền tự định đoạt của đương sự có liên quan chặt chẽ đến nhữngquy định của pháp luật nội dung, và như vậy quyền tự định đoạt của đương sự

không những thể hiện ý chí, sự chủ động của đương sự trong việc giải quyết các tranh chấp trước khi khởi kiện vụ án mà còn thể hiện ở các giai đoạn tiếp theo của tố tụng như quyền đưa ra yêu cầu, quyền đưa ra chứng cứ khi mà đương

sự đã khởi kiện và được Toà án có thẩm quyền thụ lý Toà án nhân dân với tư

cách là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải bảođảm cho đương sự thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của họ theo quyđịnh của pháp luật Như vậy, quyền tự định đoạt của các đương sự có mối liên

Trang 11

Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là một quyền tố

tụng rất quan trọng, nó được thể hiện bởi một số đặc điểm sau:

Quyền tự định đoạt của đương sự là một quyền tố tụng được pháp luật quy

định Là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung, đương sự có quyền tự mình

giải quyết các mâu thuẫn, các tranh chấp trong quan hệ pháp luật nội dung đó.Các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh từ các giao dịch dân sự không phải là

những hành vi nguy hiểm cho xã hội và không được coi là tội phạm như trong luật hình sự Trong Luật hình sự ta thấy, các hành vi nguy hiểm cho xã hội được

thực hiện bằng hành vi cố ý hoặc vô ý xâm phạm không những đến lợi ích củangười bị hại, mà còn đồng thời xâm hại đến lợi ích và trật tự xã hội, mối quan

hệ ở đây là mối quan hệ giữa người bị thiệt hại với người đã gây ra thiệt hại vàcũng là mối quan hệ giữa người gây thiệt hại với Nhà nước, xã hội, do đó nhữnghành vi của người vi phạm pháp luật hình sự phải bị nghiêm trị Còn các mâu

thuẫn, tranh chấp giữa các đương sự trong đời sống dàn sự không phải là những

hành vi nguy hiểm cho xã hội, không phải là tội phạm, nên pháp luật quy định

và bảo đảm cho đương sự có quyền tự định đoạt trong việc giải quyết các mâuthuẫn, các tranh chấp đó

Quyền tự định đoạt của đương sự là một quyền tố tụng, tuy nhiên mọihành vi định đoạt của đương sự phải tuân theo các quy định của pháp luật

Điều 12 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nướcquản lý xã hội bằngpháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ", do đó pháp

luật đòi hỏi tất cả các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị

vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và

pháp luật, tất cả các chủ thể xã hội đều phải hoạt động trong khuôn khổ pháp

luật Như vậy, trong quá trình giải quyết vụ án của Toà án, đương sự có quyềnthực hiện quyền tự định đoạt của mình Tuy nhiên, quyền tự định đoạt đó phải

Trang 12

hiện tính giai cấp sâu sắc Giáo sư Nguyễn Duy Thông viết “Trong xã hội cógiai cấp các quan hệ xã hội được hình thành chủ yếu là phù hợp với lợi ích củagiai cấp thống trị, trên cơ sở các quy phạm và quy tắc hành vi do pháp luật của

giai cấp thống trị quy dinh" Do đó, việc thực hiện quyền tự định đoạt của

đương sự trong tố tụng dân sự không những phải phù hợp với pháp luật mà còn

phải phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị Điều 4 Hiến pháp năm 1992

khẳng định rõ: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành cho quyên lợi của giai cấp công nhân và

nhân dân lao động và cua các dân tộc, theo chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tu tưởng

Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội "

Quyền tự định đoạt là một quyền tố tụng của đương sự nhưng việc thựchiện quyền này phải là ý chí tự nguyện thực sự của đương sự Đây là một đặcđiểm quan trọng của quyền tự định đoạt của đương sự, bởi vì quyền tự địnhđoạt của đương sự là sự thể hiện ý chí của đương sự, mà ý chí đó được thực hiện

bằng những hành vi cụ thể, ý chí đó phải xuất phát từ quá trình suy nghĩ, tính toán, cân nhắc cẩn thận của chính đương sự Pháp luật tố tụng dân sự không chấp nhận sự ép buộc của bất kỳ chủ thể nào đối với đương sự, buộc họ thực

hiện quyền tự định đoạt ngoài ý chí của họ

Từ những phân tích trên đây, có thể đưa ra khái niệm về quyền tự định

đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự như sau: Quyền tự định đoạt của đương

sự trong tố tụng dân sự là một quyền tố tụng được quy định trong pháp luật tốtụng dân sự, theo đó đương sự có quyền bằng chính hành vi và ý chí của mìnhthực hiện những hành vi tố tụng nhằm bdo vệ những quyền và lợi ích hợp pháptại Toà án theo quy định của pháp luật

th Giáo sư Nguyễn Duy Thông, thuyết "Tam quyền phan lập" và bộ máy Nhà nước Tư sản

hiện đại, Viện thông tin khoa học xd hội, Trang 2.

Trang 13

tê, lao động.

Trong tố tụng kinh tế Điều 2 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh

tế (được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

khoá IX thông qua ngày 16/3/1994) quy định:

"Người khởi kiện có quyền rút đơn khởi kiện, thay doi nội dung khởi kiện,các đương sự có quyền hoà giải với nhau" Như vậy, cũng giống như việc giảiquyết vu án dan sự, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế cũng quy

định đương sự có quyền tự định đoạt Tuy nhiên, liên quan đến quyền này giữa

tố tụng kinh tế và tố tụng dân sự cũng có những sự khác nhau, đó là:

Tố tụng kinh tế ghi nhận quyền này một cách triệt để hơn, phạm vi quyền

tự định đoạt của đương sự trong tố tụng kinh tế rộng hơn

Trong Luật tố tụng dân sự ngoài các chủ thể là cá nhân, pháp nhân có

quyền lợi bị vi phạm hay tranh chấp có quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ

những quyền và lợi ích hợp pháp đó Ngoài ra, các chủ thể khác như Viện kiểm sát nhân dân, tổ chức xã hội cũng có quyền khởi kiện, khởi tố vụ án dân sự vì lợi ích chung Như vậy, trong tố tụng dân sự chủ thể của quyền khởi kiện, khởi

tố là rất rộng, nhưng đối với tố tụng kinh tế luật chỉ quy định cá nhân, pháp

nhân mới có quyền khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Viện kiểm sát nhân dân, tổ chức xã hội không có quyền khởi kiện, khởi

tố vì lợi ích chung như trong tố tụng dân sự Như vậy, ta thấy quy định của luật

về quyền tự định đoạt của đương sự mà cụ thể ở đây là quyền khởi kiện trong tố

tụng kinh tế có tính chặt chẽ, tuyệt đối hơn so với tố tụng dân sự

Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường có nhiều hình thức giải quyết tranh

chấp kinh tế khác nhau như hoạt động tư vấn hoà giải của luật sư; của những

người có kinh nghiệm trong kinh doanh; giải quyết tranh chấp thông qua các cơ

quan trọng tài; giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng trước Toà án Đối với

Trang 14

việc giải quyết vụ án kinh tế của Toà án, thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấptrên cơ sở có đơn khởi kiện của đương sự với điều kiện là: nếu sự việc khôngđược các bên thoả thuận trước là phải giải quyết theo thủ tục trọng tài và nếu

các bên không thể hoà giải, thương lượng được với nhau.

Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự còn bị hạn chế bởiphạm vi các loại việc mà pháp luật quy định không được hoà giải (Điều 43Pháp lệnh 29/11/1989), còn trong tố tụng kinh tế thì không bị hạn chế bởi các

loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án, do đó phạm vi hoà giải trong

tố tụng kinh tế rộng hơn, bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền này một cách

triệt để hơn.

Ngoài những điểm khác biệt trên, chúng ta thấy rằng nội dung quyền tự

định đoạt của đương sự trong tố tụng kinh tế và tố tụng dân sự có nhiều điểmtương đồng voi nhau, như đều quy định nguyên đơn có quyền thay đổi yêu cầu,các đương sự có quyền đưa ra chứng cứ, có quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện

pháp khẩn cấp tạm thời

Đối với tố tụng giải quyết các tranh chấp lao động; Khoản 2 Điều | Pháplệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động quy định: "Nguoi khởi kiện vụ

án lao động có quyền rút đơn kiện, thay đổi nội dung đơn kiện Các đương sự

có quyền hoà giải” Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng lao động

được thể hiện ở một số điểm sau:

Về chủ thể của quyền khởi kiện: Nếu như trong tố tụng kinh tế pháp luật

chỉ quy định cá nhân, pháp nhân có quyền, lợi ích bị vi phạm có quyền khởikiện; trong tố tụng dân sự pháp luật quy định cá nhân, pháp nhân có quyền khởi

kiện nhưng trong những trường hợp do luật quy định thì Viện kiểm sát nhân

dân, tổ chức xã hội có quyền khởi tố, khởi kiện vụ án vì lợi ích chung Trong tố

tụng giải quyết các tranh chấp lao động, phạm vi chủ thể quyền khởi kiện được

quy định một cách tương đối rộng rãi đó là: người lao động, tập thể lao động,người sử dụng lao động có quyền khởi kiện Ngoài ra, công đoàn cấp trên của

Trang 15

công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của tập thể lao động; Viện kiểm sát nhân dân có quyền khởi tố vụ

án lao động nếu không có ai khởi kiện đối với những vi phạm pháp luật liênquan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động là người chưa thànhniên, người tàn tật và các vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác Như vậy, trong

tố tụng lao động chủ thể có quyền khởi kiện cũng giống chủ thể của quyền khởi

kiện vụ án dân sự, đó là những người có quyền và lợi ích bị xâm phạm, tranh

chấp có quyền khởi kiện vụ án, trong hai loại tố tụng này thì Viện kiểm sát

nhân dân cũng có quyền khởi tố Trong tố tụng lao động, luật quy định côngđoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện trong trường hợp cần bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể lao động, còn các tổ chức xã hội luật

không quy định có quyền khởi kiện vụ án lao động

Về trình tự giải quyết tranh chấp lao động; theo quy định tại Điều 162 Bộluật lao động được Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23/6/1994

thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân gồm

Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động của cơ quan laođộng cấp huyện và Toà án nhân dân Như vậy, việc giải quyết tranh chấp về laođộng cá nhân trước hết phải thông qua Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặchoà giải viên Nếu hoà giải không thành thì đương sự mới có quyền yêu cầu Toà

án giải quyết (trừ một số trường hợp nhất định mà đương sự có thể yêu cầu Toà

án giải quyết mà không nhất thiết phải qua hoà giải cơ sở (Điều 166 Bộ luật lao

động) Còn đối với việc giải quyết vụ án dân sự, pháp luật không quy định việc

hoà giải giữa các đương sự là một yêu cầu bắt buộc trước khi khởi kiện yêu cầu

Toà án giải quyết

Ngoài ra đối với quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng lao động

cũng như trong tố tụng dân sự, pháp luật đều quy định; người khởi kiện có

quyền thay đổi yêu cầu đã nêu ra trong đơn khởi kiện, quy định việc Toà án tiến

Trang 16

hành hoà giải giữa các đương sự trước khi mở phiên toà, quy định quyền hoàgiải giữa các đương sự với nhau, quyền đưa ra chứng cứ

Tóm lại: Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự, tố tụngkinh tế, tố tụng lao động đều là những quyền mà pháp luật quy định cho đương

sự Về cơ bản các quy định của pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng kinh tế, tố tụng

lao động đều có những quy định nhằm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền

tự định đoạt của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trướcToà án Tuy nhiên, xuất phát từ quy định của những quan hệ pháp luật nội dungkhác nhau, quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự, tố tụng kinh

tế, tố tụng lao động cũng có sự khác nhau

1.1.2 Vài nét so sánh các quy định về quyền tự định đoạt của đương sựtrong Luật tố tụng dân sự Việt Nam với quy định về quyền tự định đoạt củađương sự trong một số Luật tố tung dân sự của nước ngoài

Trong Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô

Viết Nga, có quy định quyền của cá nhân, tổ chức yêu cầu Toà án bảo vệ những

quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Toà án (Điều 3) Cùng với quyền yêucầu Toà án bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, Bộ luật cũng

quy định quyền thay đổi yêu cầu của việc kiện, thôi kiện, thừa nhận việc kiện, đối với bị đơn trong vụ kiện Bộ luật cũng quy định, bị đơn có quyền thừa nhận

việc kiện của nguyên đơn

Trong quá trình giải quyết vụ án của Toà án, quyền tự định đoạt của đương

sự cũng được thể hiện ở quyền hoà giải Bộ luật quy định các đương sự có thể

kết thúc vụ kiện bằng việc hoà giải Điều 293 của Bộ luật trên cũng quy định vềviệc nguyên đơn rút đơn khởi kiện về việc hoà giải của các đương sự Theo tinhthần quy định của điều luật này thì sau khi các đương sự chống án lên Toà án

phúc thẩm, nguyên đơn có quyền rút đơn khởi kiện và các đương sự có quyền

hoà giải với nhau Bộ luật cũng quy định trước khi công nhận việc nguyên đơn

Trang 17

rút đơn kiện hoặc phê chuẩn việc hoà giải, Toà án phải giải thích cho nguyên

đơn hoặc cho các đương sự về hành vi tố tụng của họ

Bộ luật cũng quy định về quyền và nghĩa vụ của người tham gia vụ kiện

(Điều 30), theo đó người tham gia vụ kiện có quyền tìm hiểu hồ sơ vụ kiện,

trích hồ sơ vụ kiện, cáo ty, dé xuất chứng cứ, tham gia sưu tầm chứng cứ, đặt racác câu hỏi, đưa ra các lời thỉnh cầu, đưa ra các điều giải thích miệng và viếtcho Toà án, đưa ra những ý kiến kết luận và ý kiến nhận xét của mình đối vớitất cả mọi vấn đề phát sinh trong quá trình xét xử, đưa ra các ý kiến chống lạicác điều thính cầu, kết luận và những nhận xét của những người tham gia vu

kiện, kháng cáo đối với bản án, quyết định của Toà án và sử dụng những quyền

tố tụng khác được quy định trong Bộ luật Cùng với những quy định về quyền

tố tụng của những người tham gia vụ án, Bộ luật cũng quy định nghĩa vụ của

họ, theo đó thì người tham gia vụ kiện có nghĩa vụ sử dụng một cách có thiện

chí tất cả những quyền tố tụng mà họ được hưởng (Điều 34).

Đối với trách nhiệm chứng minh và đề xuất chứng cứ của đương sự, Bộ luật này cũng quy định: Mỗi đương sự phải chứng minh tình tiết mà mình đã đưa ra để làm cơ sở cho các yêu cầu và ý kiến phản đối của mình Chứng cứ

được đề xuất bởi các đương sự và những người tham gia vụ kiện Nếu chứng cứ

dé xuất là không day đủ, Toà án sẽ dé nghị các đương sự và những người tham gia tố tụng đề xuất chứng cứ bổ sung hoặc sẽ tự mình sưu tầm chứng cứ (Điều

50)

Đương sự có quyền tham gia tố tụng tại phiên toà Tuy nhiên, Bộ luật cũng quy định về hậu quả của việc các đương sự vắng mặt tại phiên toà không có lý

do chính đáng Trong đó quy định rõ trường hợp nguyên đơn và bị đơn vắng

mặt tại phiên toà mà không có lý do chính đáng, nếu không có người nào trong

số họ yêu cầu xét xử vắng mặt họ, thì Toà án hoãn xử vụ kiện Nếu đã được triệu tập lần thứ hai mà đương sự vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì

Trang 18

Toa án xếp đơn kiện nếu Toà án cho rằng không thể giải quyết vụ kiện trên cơ

sở tài liệu có trong hồ sơ (Điều 158)

Đối với quyền kháng cáo của đương sự Điều 282 của Bộ luật cũng quyđịnh đương sự có quyền kháng cáo bản án của Toà án Trong đó quy định rõ:

Các đương sự có quyền kháng cáo lên cấp phúc thẩm bản án của tất cả các Toà

án Cộng hoà liên bang Nga Ngoài ra, Bộ luật cũng quy định Viện kiểm sát có

quyền kháng nghị đối với bản án không hợp pháp hoặc vô căn cứ của Toà án,mặc dù có tham gia hay không vào vụ án đó

Nghiên cứu Bộ luật tố tụng dân sự Cộng hoà dân chủ Đức, trong đó cũng

có những quy định về quyền tự định đoạt của đương sự Điều 3 của Bộ luật tố

tụng dân sự Cộng hoà dân chủ Đức quy định về các quyền và nghĩa vụ củađương sự Theo tinh thần của điều luật này thì nếu có những quyền lợi bị xâmphạm hay có nguy cơ bị xâm phạm hoặc có điều không rõ ràng về các quan hệ

pháp luật thì các bên liên quan có thể yêu cầu Toà án giúp đỡ trong phạm vi thẩm quyền của Toà án, Toà án sẽ tiến hành thủ tục tố tụng để xem xét Các bên

đương sự có quyền và nghĩa vụ tham gia vào quá trình tố tụng, đặc biệt trongviệc xác định các tình tiết của vụ án Họ phải có nghĩa vụ khai báo rõ và giảithích đầy đủ, đúng sự thật những điều họ biết

Cùng với việc Bộ luật quy định đương sự có quyền khởi kiện yêu cầu Toà

án bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thì Bộ luật cũng quy định

đương sự có quyền sửa đổi nội dung khởi kiện, rút đơn khởi kiện.

Về sự thoả thuận của đương sự trước Toà án, Bộ luật tố tụng dân sự Cộnghoà dân chủ Đức quy định: Sự thoả thuận giữa hai bên đương sự phù hợp với

các nguyên tắc cơ bản của luật pháp xã hội chủ nghĩa sẽ được ghi vào biên bản

theo cách diễn đạt của họ Biên bản ghi nhận những sự thoả thuận phải nêu rõnhững tình tiết, hoàn cảnh liên quan đối với việc thoả thuận giữa hai bên đương

sự Đối với quyền rút thoả thuận của đương sự, Bộ luật cũng quy định: Tronghai tuần sau ngày ghi nhận biên bản, các bên đương sự có quyền rút thoả thuận

Trang 19

của mình (khoản 2 Điều 46) Ngoài ra liên quan đến sự thoả thuận của các

đương sự, Bộ luật cũng quy định: Nếu sự thoả thuận không được ghi nhận vào

biên bản, không phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ

nghĩa, hoặc đã được ghi nhận vào biên bản mà bị rút lại trong thời hạn hai tuần

sau ngày ghi nhận biên bản, Toà án sẽ tiếp tục tiến hành thủ tục tố tụng chung

Đối với sự vắng mặt của các đương sự tại phiên toà Bộ luật tố tụng dân sự

Cộng hoà dân chủ Đức quy định: Nếu Toà án đã triệu tập nguyên đơn đúng

theo quy định, mà nguyên đơn không tới và không cử người đại diện tham gia

phiên toà, thì Toà án ấn định thời hạn mới cho phiên toà, nếu Toà án không thểtiến hành xét xử và quyết định vụ án vắng mặt nguyên đơn Đối với các vụ án ly

hôn bat buộc Toà án phải định thời hạn để mở phiên toà mới Bộ luật cũng quy

định nếu nguyên đơn đã được Toà án triệu tập lại theo đúng quy định mànguyên đơn không tới hay cử người đại diện đến phiên toà thì Toà án quyếtđịnh đình chỉ tố tụng Quyết định đình chỉ bị huỷ bỏ nếu nguyên đơn trong haituần, sau ngày nhận được tống đạt có đơn yêu cầu tiếp tục tố tụng

Đối với quyền kháng cáo của đương sự Luật tố tụng dân sự của Cộng hoàdân chủ Đức cũng quy định: Các đương sự có quyền kháng cáo, có thể khángcáo một quyết định hoặc đồng thời nhiều quyết định trong bản án Về thời hạn

kháng cáo của đương sự, Bộ luật quy định thời hạn kháng cáo là hai tuần đối

với mỗi đương sự, thời hạn kháng cáo này bắt đầu kể từ ngày tống đạt bản án

cho đương sự Về quyền rút kháng cáo của đương sự Bộ luật quy định người

kháng cáo có thể rút kháng cáo.

Nghiên cứu Bộ luật tố tụng dân sự Cộng hoà Pháp, chúng ta cũng thấy

quyền tự định đoạt của đương sự, mà trước hết là quyền khởi kiện của đương sựcũng được quy định trong Bộ luật Điều 1 của Bộ luật tố tung dân sự Cộng hoaPháp quy định: Chỉ các đương sự mới có quyền khởi kiện trừ các trường hợpLuật có quy định khác Các đương sự được tự do chấm dứt tố tụng trước khi tố

tụng bị tiêu diệt theo hiệu lực của bản án hoặc theo quy định của pháp luật Như

Trang 20

vay theo quy định của Bộ luật, đương sự có quyền khởi kiện vụ án dan sự dé

yêu cầu Toà án bảo vệ các quyền và lơi ích hợp pháp của họ Cùng với việc quyđịnh quyền khởi kiện của đương sự, Bộ luật cũng quy định đương sự có quyềnrút đơn khởi kiện hoặc sửa đổi yêu cầu khởi kiện Đương sự có quyền đưa rayêu cầu khi khởi kiện Bộ luật quy định Thẩm phán, phán xử về tất cả các yêucầu và chỉ phán xử trên cơ sở các yêu cầu đó (Điều 5)

Bộ luật quy định đương sự có quyền đưa ra yêu cầu nhưng các đương sự cónghĩa vụ viện dẫn các tình tiết nhằm mục đích làm căn cứ cho các yêu cầu đó,

Thẩm phán có thể yêu cầu các đương sự xuất trình những văn bản giải thích về tình tiết mà Thẩm phán thấy cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp.

Bộ luật quy định không đương sự nào bị xét xử nếu trước đó họ không

được trình bày ý kiến hoặc không được triệu tập, Bộ luật cũng quy định cácđương sự có thể tự bào chữa cho mình, trừ trường hợp Luật quy định phải có đạidiện bắt buộc, các đương sự có quyền tự do lựa chọn người đại diện cho mình

hoặc giúp đỡ mình tuỳ từng trường hợp mà Luật quy định

Về hoà giải; Bộ luật tố tụng dân sự Cộng hoà Pháp cũng quy định cácđương sự có quyền tự hoà giải với nhau, quyền tự hoà giải này được áp dụngtrong suốt quá trình giải quyết vụ án Ngoài ra, việc hoà giải giữa các đương sựđược tiến hành theo sáng kiến của Thẩm phán, các đương sự bất cứ lúc nào

cũng có thể yêu cầu Thẩm phán ghi nhận sự hoà giải của họ (Điều 129).

Đối với sự vắng mặt của đương sự tại phiên toà Bộ luật tố tụng dân sựCộng hoà Pháp quy định: Việc xét xử được tiến hành với sự có mặt của cả haibên hoặc đại diện của đương sự Tuy nhiên, trong trường hợp nguyên đơn vắngmặt không có lý do chính đáng, thì bị đơn có thể yêu cầu cứ xét xử về nội dung

coi như có mặt cả hai bên, trừ khi Thẩm phán quyết định xử vào một phiên toà sau Trường hợp bị đơn vắng mặt có thể được triệu tập lại theo yêu cầu của

nguyên đơn, hoặc theo quyết định của Thẩm phán nếu giấy triệu tập lần trước

của Toà án mà đương sự không nhận được giấy triệu tập đó

Trang 21

Tóm lại: Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Xô viết Nga, Bộ luật tố tụng dân sự của Cộng hoà dân chủ Đức,

Bộ luật tố tụng dân sự của Cộng hoà Pháp, thì nhìn chung cũng như các quyđịnh của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam các quyền tố tụng của đương sự

cũng được quy định một cách tương đối cụ thể Đó là các quyền của đương sự

trong việc khởi kiện vụ án; quyền đưa ra yêu cầu; quyền đưa ra chứng cứ;quyền hoà giải; quyền cử người đại diện; quyền tham gia phiên toà đều được

quy định ở các Bộ luật nêu trên Tuy nhiên mức độ cụ thể của các quy định về

quyền tự định đoạt của đương sự trong mỗi Bộ luật cũng có sự khác nhau.Nhưng như trên đã đề cập, những quyền chủ yếu, cơ bản của đương sự trong tốtụng dân sự đều được Luật quy định Nghiên cứu quyền tự định đoạt của đương

sự trong một số quy định của các Bộ luật nước ngoài nêu trên, tạo điều kiện cho

chúng ta tiếp cận với những quy định của pháp luật nước ngoài, qua đó có thể

rút ra được những kinh nghiệm cần thiết trong việc xây dựng pháp luật và áp

dụng pháp luật

1.2 Sơ lược về sự phát triển của các quy định về quyền tự định đoạt

của đương sự trong tố tụng dân sự

Để giúp cho việc nghiên cứu “Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân su" một cách có hệ thống, việc nghiên cứu sự phát triển của các quy định này là một điều cần thiết Sự phát triển của các quy định về quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự có thể được chia ra ở từng giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển, đó là:

Trang 22

quyền của Toà án "trong toàn cối Việt Nam các Toà án Việt Nam có thẩmquyền đối với mọi người về bất cứ quốc tịch nào” Theo sắc lệnh này Toà án có

thẩm quyền giải quyết các vụ kiện về “đán sự và thương sự, về động sản, bất động sản " Về tổ chức Toà án và các ngạch Thẩm phán được quy định trong

sắc lệnh số 13/SL ngày 24/1/1946 Điều 50 Sắc lệnh 13 quy định: "Mỗi thẩmphán xử án quyết định theo pháp luật và lương tâm của mình Không quyền lựcnào được can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào công việc xử dn" Điều 83 cũngquy định: “Các thẩm phán phải làm đầy đủ bổn phận, dự déu các phiên toà, xét

xử thật nhanh chóng và thật công minh Thanh liêm là một đức tính thiêng liêng

của các thẩm phán Việt Nam ngày nay”.

Sắc lệnh số 112/SL ngày 28/6/1946 bổ sung Sắc lệnh 51/SL ngày

17/4/1946 và Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/1/1946 quy định về tổ chức các Toà án

và các ngạch Thẩm phán Theo Sắc lệnh này thì các tổ chức Toà án và các

ngạch Thẩm phán trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được ấn định cụ thể nhằm đảm bảo cho việc xét xử ở Toà án cấp sơ thẩm.

Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dânchủ cộng hoà trong đó tại chương II, mục B quy định về quyền lợi của công dântrong đó tại các Điều 6, 7, 12 quy định các quyền về tài sản, quyền bình đẳng

trước pháp luật của công dân được bảo đảm

Điều 10 Sắc lệnh 85/SL ngày 22/5/1950 cũng quy định hiệu lực của biên

bản hoà giải thành, quy định quyền tự định đoạt của đương sự đối với việc hoàgiải như sau: “Biên bản hoà giải thành là một công chính chứng thư, có thể đemchấp hành ngay Tuy nhiên, cho đến lúc biên bản hoà giải được chấp hànhxong, nếu biện lý xét biên bản ấy phạm đến trật tự chung, thì có quyền yêu cầu

toà án có thẩm quyền sửa đổi lại hoặc bác bỏ những điều mà hai bên đã thoả

thuận Han kháng cáo là 15 ngày tròn kể từ ngày phòng biện lý nhận được biênbản hoà giải thành”

Trang 23

Trong lĩnh vực về hôn nhân va gia đình Sac lệnh số 159/SL ngày17/1/1950 quy định về vấn dé ly hôn Trong đó quy định về duyên cớ ly hônkhi người vợ hoặc chồng xin ly hôn; đồng thời Sắc lệnh cũng quy định đôi bên

vợ chồng có thể xin thuận tình ly hôn (Điều 3 Sắc lệnh 159/SL) Về thủ tục lyhôn Sắc lệnh 159 cũng quy định rõ: khi xử việc ly hôn Toà án áp dụng thủ tục

tố tụng thường như việc xét xử các việc hộ khác Tuy nhiên, trong trường hợphai vợ chồng thuận tình ly hôn nếu Toà án nhân dân huyện hay thị xã hoà giảikhông thành, và nếu sau đó một tháng hai vợ chồng vẫn giữ ý kiến xin ly hôn,

thì Toà án nhân dân huyện hay thị xã sẽ chính thức công nhận sự ly hôn

Tóm lại, trong thời kỳ từ 1945 đến 1954, chúng ta thấy rằng: Ngoài nhữngsắc lệnh nói trên, hầu như không có văn bản nào quy định và hướng dẫn cụ thểcác thủ tục tố tụng dân sự, quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân

sự Tuy nhiên, bằng các quy định trong sắc lệnh đó, khi mà trong bối cảnh lịch

sử của Nhà nước, của dân tộc ta vừa mới giành được độc lập lại phải vừa chốngthù trong, giặc ngoài, tình thế đất nước mà như Bác Hồ nói “ngàn cân treo trên

sợi tóc” Thì những quy định đó (thẩm quyển của các Toà án, tổ chức các Toà

án và các ngạch Thẩm phán, cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng, giải quyết

các việc ly hôn ) là một sự cố gắng lớn và rất tiến bộ của những quy định củapháp luật liên quan đến quyền của đương sự trong việc giải quyết các vụ án đânsự; hôn nhân và gia đình Chính những quy định đó là cơ sở để Nhà nước taban hành những văn bản pháp luật liên quan đến quyền tự định đoạt của đương

sự ngày càng đầy đủ, bao dam cho các đương sự thực hiện quyền tự định đoạtcủa họ trong việc giải quyết các vụ án dân sự tại Toà án

1.2.2 Giai đoạn 1954 đên 1975

Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Miền Bắc được giải

phóng, Miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến để giành độc lập thống nhất đất

nước Các văn bản pháp luật được ban hành trong thời kỳ này nhằm phục vụ

Trang 24

nhiệm vụ chiến lược là: Xây dựng, phát triển kinh tế ở miền Bắc, tiếp tục đấu

tranh để thống nhất đất nước.

Để chấm dứt việc áp dụng các luật lệ cũ ban hành trước năm 1945 còn

được giữ lại theo Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 Bộ Tư pháp đã ra thông tư

số 19/VHH ngày 30/6/1955 và thông tư số 2140/TT-VHH/HS ngày 6/12/1955;

Toà án nhân dân tối cao ra chỉ thị số 772/NC ngày 10/7/1959 đình chỉ việc ápdụng luật pháp cũ của đế quốc, phong kiến Để bảo đảm cho việc xét xử tốt,

chính xác, nhanh chóng các vụ án hình sự, dân sự, bảo đảm quyền tố tụng của

đương sự trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hệ thống Toà án nhân dânbước đầu được củng cố, tăng cường Quốc hội ra Nghị quyết thành lập Toà ánnhân dân tối cao (ngày 29/4/1958), và hệ thống Toà án nhân dân tách ra khỏi

Bộ Tư pháp Các văn bản này đã bước đầu xác định rõ hơn thẩm quyền xét xửcủa Toà án nhân dân nói chung và thẩm quyền xét xử về dân sự của Toà án

nhân dân nói riêng

Bên cạnh những quy định về thẩm quyền của Toà án, các văn bản pháp

luật cũng dần dần quy định một cách cụ thể về thủ tục tố tụng trong việc xét xửcác vụ án dân sự Thông tư Liên Bộ số 60-TC ngày 31/12/1958 sửa đổi thẩmquyền của các Toà án nhân dân và thủ tục về ly hôn (Bộ Tư pháp - Toà án nhân

dân tối cao) trong đó có quy định: “Trong trường hop hai vợ chồng xin thuận

tình ly hôn không thoả thuận với nhau về con cái và tài sản chung thì Toà ánnhân dân huyện cứ công nhận việc thuận tình ly hôn, còn về con cái và tài sản

chung thì Toà án nhân dân huyện sẽ chuyển hồ sơ lên Toà án nhân dân tỉnh để

giải quyết”

Trong giai đoạn mới của cách mạng, Quốc hội nước ta đã sửa đổi Hiến

pháp 1946 cho thích hợp với tình hình và nhiệm vụ mới, Hiến pháp 1959 đã ra

đời Hiến pháp 1959 khẳng định Nhà nước ta là nhà nước dân chủ nhân dân dựa

trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo Hiến pháp

mới quy định chế độ chính tri, kinh tế và xã hội của Nhà nước ta Chương III

Trang 25

của Hiến pháp 1959 quy định quyền lợi và nghĩa vụ cơ ban của công dân, Điều

22 quy định: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà déu bình đẳng trướcpháp luật” Luật tổ chức Toà án nhân dân 1960 (Điều 1) quy định: “Các Toà án

nhân dân là những cơ quan xét xu của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Toà

án nhân dân xét xử và giải quyết những việc tranh chấp về dân sự trong nhân

dan" Ngoài ra Điều 9 Luật tổ chức Toà án nhân dân cũng quy định: “ Đương

sự có quyền chống bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân xét xử sơ thẩm

lên Toà án nhân dân trên một cấp " Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân

1960 (Điều 1) quy định: “Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm sát việc tuân

theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đông Chính phủ, cơ quan nhà nước

địa phương, các nhân viên cơ quan nhà nước và công dán ” Luật hôn nhân va

gia đình năm 1959 cũng quy định về việc ly hôn do thuận tình, ly hôn do mộtbên yêu cầu (Điều 25, Điều 26) quy định về việc chia tài sản (Điều 29), quyền

và nghĩa vụ của vợ chồng đối với con chung sau khi ly hôn (Điều 31)

Cùng với việc ban hành Hiến pháp năm 1959, Luật Tổ chức Toà án nhân dân 1960, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1960, Luật hôn nhân và gia đình 1959, Toà án nhân dân tối cao đã ban hành một khối lượng đáng kể các

thông tư hướng dẫn thi hành, như thông tư số 1080-TC ngày 25/9/1961 của Toà

án nhân dân tối cao hướng dẫn việc thực hiện thẩm quyền mới của Toà án nhân

dân tỉnh, thị xã, huyện, khu phố, thông tư số 39-NCPL ngày 21/1/1972 của Toà

án nhân dân tối cao hướng dẫn việc thụ lý, di lý, xếp và tạm xếp những việckiện về hôn nhân và gia đình và tranh chấp dân sự Thông tư số 06-TATC ngày

25/12/1974 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn về công tác điều tra trong tố

tụng dân sự Thông tư số 25-TATC ngày 30/11/1974 của Toà án nhân dân tốicao hướng dẫn việc hoà giải trong tố tụng dân sự, trong đó có những quy định

rất cụ thể về quyền tự định đoạt của đương sự trong việc hoà giải.

Như vậy, trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Toà án nhân

dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật hôn nhân và gia đình, các thông

Trang 26

tư hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao đã làm rõ các chế định co ban củaluật tố tụng dân sự, từng bước xác định rõ thẩm quyền xét xử về dân sự, về điềutra, hoà giải, các thủ tục xét xử sơ thẩm, phúc thẩm Các quy định này nhằmđảm bảo cho việc xét xử của Toà án nhân dân các cấp ngày càng đạt được chấtlượng cao, các quyền và nghĩa vụ của đương sự dần được quy định cụ thể bảo

đảm cho họ có thể thực hiện được quyền tự định đoạt của mình trước Toà án

trong việc giải quyết các vụ án dân sự

1.2.3 Giai đoạn từ 1975 đến 1989 và đến nay

Năm 1975 đất nước hoàn toàn thống nhất cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Trong điều kiện (năm

1975) đất nước đã thống nhất nhưng về mặt Nhà nước ở miền Nam vẫn còn tồntại Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà Miền Nam Việt Nam Để bảo đảmcho việc xét xử của Toà án nhân dân ở Miền Nam ngày 15/3/1976 Hội đồngChính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam đã ra Sắc luật số

01-SL/76 quy định về tổ chức Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

Điều 8 của Sắc luật trên quy định rõ: “Các Toà án nhân dân thực hành chế độhai cấp xét xử Bi cáo hoặc các đương sự có quyền chống bản án hoặc quyếtđịnh của Toà án nhân dân cấp sơ thẩm lên toà án trên một cấp"

Năm 1977 Toà án nhân dân tối cao ra bản hướng dẫn về trình tự xét xử sơthẩm về dân sự kèm theo Thông tư số 96-NCPL ngày 8/2/1977, trong đó quyđịnh quyền yêu cầu bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trướcToà án, các đương sự khác trong vụ kiện cũng có quyền bảo vệ những lợi ích

hợp pháp của họ, quyền thay đổi yêu cầu, bổ sung yêu cầu, quyền đưa ra chứng

cứ Tiếp đó, Toà án nhân dân tối cao ra Thông tư số 82/TATC ngày 7/1/1982

hướng dẫn thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm về dân sự, lao động, hôn nhân

và gia đình của Toà án nhân dân địa phương

Trang 27

Ngoài ra quyền tự định đoạt của đương sự còn liên quan đến những quy

định của Hiến pháp 1980, Luật tổ chức Toà án nhân dân 1981, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1981 Những quy định của Hiến pháp, của Luật tổ chức Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân là cơ sở pháp lý để Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ của mình, đồng thời nó cũng là cơ sở pháp lý để Nhà nước ta ban hành các văn bản pháp luật

quy định về quyền và nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng dân sự

Ngày 29/11/1989 Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh Thủ tục giảiquyết các vụ án dân sự, đây là một văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất

từ trước đến nay quy định trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án dân sự một cách

có hệ thống

Điều 2 Pháp lệnh 29/11/1989 quy định: “Người khởi kiện vụ án dân sự cóquyền rút đơn khởi kiện, thay đổi nội dung khởi kiện Các đương sự có quyền tự

hoà giải với nhau" Pháp lệnh 29/11/1989 cũng quy định rõ thẩm quyền xét xử

về dân sự của Toà án nhân dân các cấp, thẩm quyền của Toà án nhân dân theo lãnh thổ, thẩm quyền chung của Toà án, quy định việc khởi kiện, thụ lý, điều

tra, tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự, hoà giải vụ án dân sự Ngoài ra sau khi có Pháp lệnh 29/11/1989 Toà án nhân dân tối cao đã ra Nghịquyết số 03 ngày 19/10/1990 hướng dẫn việc áp dụng Pháp lệnh Thủ tục giảiquyết các vụ án dân sự, và một số công văn khác như Công văn số 309/NCPL,Công văn số 310/NCPL ngày 22/12/1990 giải thích một số vấn đề về tố tụng

dân sự Hiến pháp năm 1992, tiếp tục khẳng định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định tại chương V “quyển và nghĩa vu cơ bản của công dân", Luật tổ chức Toà án nhân dân 1992, Luật tổ chức Viện kiểm sát

nhân dân 1992 tiếp tục quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Toà án nhân dân

và Viện kiểm sát nhân dân Những quy định của Hiến pháp của Luật tổ chức Toà án nhân dân và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đã tạo điều kiện cho

công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, trong đó có quyền tự định

Trang 28

đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự, nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợppháp của mình trước Toà án.

Nghiên cứu sự phát triển của các quy định về “quyền tu định đoạt của

đương sự trong tố tụng dân su" từ năm 1945 đến nay chúng ta có thé thấy rằng:Các quy định liên quan đến quyền tự định đoạt của đương sự ngày càng được cụthể và mở rộng hơn, ngày càng hoàn thiện hơn Nếu như từ tháng 8 năm 1945đến năm 1954, trong điều kiện của cuộc kháng chiến chống Pháp các Toà ánchỉ tập chung vào việc xét xử các vụ án hình sự, do đó ngoài các quy định củacác sắc lệnh (đã nêu ở phần trên), chúng ta thấy hầu như không có những văn

bản hướng dẫn, quy định cụ thể về các thủ tục tố tụng dan sự Sau khi miền Bac

được giải phóng và đến trước năm 1960, (trước khi ban hành Hiến pháp 1959,

Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật tổ chức Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân 1960) thì nhìn chung các văn bản quy định về thủ tục tố tụng

vẫn còn ít, chủ yếu tập trung vào việc hướng dẫn các thủ tục giải quyết việc lyhôn Sau những năm 1960 đến năm 1975 và cho đến nay chúng ta thấy, các vănbản pháp luật quy định về thủ tục tố tụng, về quyền tự định đoạt của đương sự

ngày càng được mở rộng hơn, cụ thể hơn Trong số các văn bản đó phải kể đến

Thông tư số 1080-TC ngày 25/9/1961 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn

việc thực hiện thẩm quyền mới của Toà án nhân dân thuộc tỉnh, thị xã, huyện, khu phố; Thông tư số 39/NCPL ngày 21/1/1972 của Toà án nhân dân tối cao về

việc thụ lý, di lý, xếp và tạm xếp những việc kiện về hôn nhân gia đình; Thông

tư số 25/TATC ngày 30/11/1974 về hoà giải; Thông tư số 96/NCPL ngày8/2/1977 của Toa án nhân dân tối cao; Thông tư số 82/TATC ngày 7/1/1982của Toà án nhân dân tối cao và đặc biệt là Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ

án dân sự ngày 29/11/1989 và sau đó là Nghị quyết số 03 ngày 19/10/1990 của

Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao và một số hướng dẫn khác của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp về việc áp

dụng các quy định của pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự Hiện nay,

Trang 29

Nhà nước ta đang khẩn trương xúc tiến việc ban hành Bộ luật tố tụng dân sựtrong đó tiếp tục quy định quyền tự định đoạt của đương sự Các quyền, nghĩa

vụ của đương sự sẽ được quy định trong Bộ luật một cách cụ thể và đầy đủ hơn,tạo điều kiện cho đương sự thực hiện tốt những quyền và nghĩa vụ tố tụng của

mình

Chương 2

NỘI DUNG" QUYỀN TỰ ĐỊNH DOAT

CUA ĐƯƠNG SỰ TRONG TO TUNG DAN SU"

2.1 Cơ sở xã hội của các quy định về quyên tự dinh đoạt đương sựtrong tố tụng dân sự

Để tạo cơ sở cho việc nghiên cứu vấn đề này, trước hết chúng ta nghiên

cứu cơ sở xã hội của các quy định về quyền tự định đoạt của đương sự, trên cơ

sở sự hình thành giai cấp, nhà nước, chế độ kinh tế từ những vấn đề đó màxác định những đòi hỏi của pháp luật trong việc xây dựng các quy phạm phápluật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội

Xã hội loài người đã trải qua 5 hình thái kinh tế, trước hết cùng với chế độcộng sản nguyên thủy là hình thái xã hội cộng sản nguyên thuỷ, đó là hình thái

kinh tế đầu tiên trong lịch sử phát triển của xã hội loài người Xã hội cộng sản

nguyên thuỷ là một xã hội không có giai cấp, không có nhà nước Cơ sở kinh tếcủa xã hội đó là chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất Con người trong xãhội đó do lực lượng sản xuất thấp kém, năng xuất lao động không cao, đời sống

chủ yếu dựa vào sản phẩm thiên nhiên (họ chưa có nhận thức đúng đắn về tự nhiên, về bản thân mình, lo sợ trước thiên nhiên ) Trong điều kiện, hoàn cảnh

đó buộc con người phải cùng sống chung, lao động chung, hưởng thụ chung Cơ

sở kinh tế đặc trưng bằng chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất về sản phẩm

Trang 30

đã quyết định mối quan hệ giữa người và người trong tổ chức thị tộc Tất cả các thành viên trong thị tộc đều tự do bình đẳng, không một ai có đặc quyền đặc lợi

nào đối với người khác

Về quyền lực xã hội: Trong xã hội nguyên thuỷ đã tồn tại quyền lực và hệthống quản lý các công việc thị tộc Nhưng quyền lực này chỉ mang tính xã hội,chứ chưa mang tính giai cấp, hệ thống quản lý thì rất đơn giản Quyền lực xã

hội được tổ chức và thực hiện dựa trên nguyên tắc dân chủ thực sự, quyền lực

xã hội đó phục vụ lợi ích của cả cộng đồng Cũng chính bởi vậy mà trong xãhội cộng sản nguyên thuỷ chưa có pháp luật nhưng cũng đã tồn tại những quytắc xử sự chung của cộng đồng Xã hội Cộng sản nguyên thuỷ chưa phân chiagiai cấp, chưa có đấu tranh giai cấp và cũng chính vì vậy chưa có Nhà nước,Pháp luật, Toà án, không có tranh chấp, kiện tụng nhau về của cải vật chất Xã

hội chỉ tồn tại những quy tắc xử sự chung, đó là những quy phạm xã hội được

mọi người tự giác tuân theo hoặc chịu áp lực của xã hội mà phải tuân theo

Trong lao động và cùng với lao động, lực lượng sản xuất ngày càng phát

triển không ngừng, công cụ lao động được cải tiến, con người ngày càng phát triển về thể chất và trí lực, ngày càng nhận thức đúng đắn về thế giới tự nhiên

và xã hội loài người Lịch sử loài người đã trải qua ba lần phân công lao động

lớn và cứ mỗi lần như vậy, xã hội lại có những bước phát triển mới làm sâu sắc

thêm quá trình tan rã của chế độ cộng sản nguyên thuỷ Nếu như ở hai lần phâncông lao động trước (chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt, thủ công nghiệp tách ra

khỏi nông nghiệp) thì lần phân công lao động thứ ba trên cơ sở nền sản xuất hàng hoá phát triển, như cầu trao đổi hàng hoá được đặt ra và như vậy đã nảy

sinh ra một ngành mới “/hương nghiệp” Chính bởi có lần phân công lao động

thứ ba mà Mác đã nhận xét như sau: “lần đầu tiên xuất hiện một giai cấp tuy không tham gia sản vuất một tí nào, nhưng lại chiếm toàn bộ quyền lãnh đạo

Trang 31

sản xuất và bắt người sản xuất phụ thuộc vào mình về mặt kinh tế và bóc lột

cả hai" "Một giai cấp mà lịch sử loài người trước đó chưa hé biết dén"

Đồng tiền xuất hiện, nạn cho vay nặng lãi, sở hữu tư nhân phát triển xã

hội hình thành kẻ giàu, người nghèo, xuất hiện mầm mống giai cấp, xuất hiện

giai cấp và đấu tranh giai cấp Tổ chức thị tộc không còn phù hợp, xã hội đòi hỏi phải có một tổ chức mới đủ sức dập tắt các xung đột, điều hành xã hội, tổ

chức đó là Nhà nước và như vậy Nhà nước đã xuất hiện

Những nguyên nhân làm xuất hiện Nhà nước, cũng là những nguyên

nhân làm xuất hiện pháp luật Như trên đã phân tích trong xã hội thị tộc tồn tạinhững quy phạm xã hội, những quy phạm xã hội đó đủ sức đề điều chỉnh xã

hội, nhưng trong hoàn cảnh mới, tình hình mới khi chế độ tư hữu xuất hiện, vìlợi ích của những giai cấp nhất định, xung đột về lợi ích giữa các giai cấp diễn

ra ngày càng ác liệt, đấu tranh giai cấp tất yếu xây ra Các quy phạm xã hội

không còn tác dụng điều chỉnh xã hội, xã hội đòi hỏi phải có một loại quy

phạm mới để điều chỉnh, thiết lập trật tự xã hội mới, các quy phạm đó thể hiện

ý chí của giai cấp thống trị đó là những quy phạm pháp luật, quy phạm pháp

luật đó do Nhà nước đặt ra hoặc được phê chuẩn và được bảo đảm thực hiện

bằng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước

Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, xã hội là một hệ thống các quan

hệ phức tạp, đa dạng nảy sinh giữa cá nhân với nhau, giữa các cá nhân với tổchức Giai cấp, nhà nước, pháp luật xuất hiện, sự hình thành giai cấp, nhà nước,

pháp luật luôn gắn liền đến con người, đến quyền của con người trong xã hội

đó Theo Mác, con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, như vậy nói đến

quan hệ xã hội là nói đến một phạm trù rất rộng, nó chứa đựng các quan hệ giữa

con người với con người trong xã hội như: quan hệ chính trị, đạo đức, tôn giáo,

văn hoá, kinh tế trong đó có quan hệ pháp luật Con người là tổng hoà các mối

quan hệ xã hội, do đó trong đời sống hàng ngày con người luôn thực hiện

Mac - Ang ghen, tuyển tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, 1984, trang 264.

Trang 32

những giao lưu về văn hoá, kinh tế sự giao lưu đó như là một đòi hỏi cần thiết

để con người sống, tồn tại và phát triển Như vậy, có quan hệ, có giao lưu tất

yếu sẽ không tránh khỏi những mâu thuẫn, tranh chấp và những yêu cầu khác

nhau của các chủ thể Mâu thuẫn, tranh chấp, yếu tố khác nhau đó luôn gắn liền

đến quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thé khi tham gia quan hệ.

Là tổng hoà các mối quan hệ xã hội giữa con người với con người, do đó

các tranh chấp dân sự xảy ra trong đời sống hàng ngày là một tất yếu khách

quan Việc bảo vệ quyền và các lợi ích chính đáng của con người cũng là một

tất yếu khách quan Do đó, trong xã hội có giai cấp, có nhà nước, có pháp luật

thì Nhà nước đó, pháp luật đó không thể né tránh Vấn đề đặt ra là việc nắm bắt tính tất yếu đó như thế nào, để có biện pháp, cách thức giải quyết mâu thuẫn,

các tranh chấp, bảo vệ các quyền và lợi ích của con người, nhằm bảo đảm sự ổnđịnh của một trật tự xã hội một cách hữu hiệu nhất là một vấn đề lớn đặt ra cho

nhà nước đó, pháp luật đó

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chủ trương: “Nhà nướcquản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ

nghĩa" Để bảo đâm trật tự xã hội được ổn định, bảo đảm cho việc giải quyết

tranh chấp, mâu thuẫn dân sự được nhanh chóng, bảo vệ được quyền và lợi íchhợp pháp của đương sự, Nhà nước phải ban hành một hệ thống pháp luật đủ sức

để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội Luật, hệ thống luật đó (trong đó có Luật

tố tụng dân sự) phải đảm bảo được một trong các yêu cầu cơ bản là tôn trọngquyền của công dân đã được Hiến pháp, Luật ghi nhận, bảo đảm cho đượng sựtrong tố tụng dân sự thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ dân mà luật đã

quy định

Như vậy, về cơ sở xã hội của các quy định về quyền tự định đoạt của

đương sự được thể hiện trong một số nội dung sau đây:

Như trên đã phân tích, các mâu thuẫn, tranh chấp dân sự trong đời sống xãhội là một tất yếu khách quan, nhưng xét về nội dung thì các tranh chấp dân sự

Trang 33

không phải là những hành vi vi phạm pháp luật hình sự, không phải là hành vi

nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm.

Đương sự với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, quyền tự

định đoạt của đương sự là một biểu hiện của quyền chủ thể khi tham gia quan

hệ pháp luật tố tụng dân sự Với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật tố

tụng dân sự khi tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, đương sự có

quyền và nghĩa vụ mà pháp luật đã ghi nhận Quyền của chủ thể mà pháp luật

tố tụng dân sự quy định tạo ra một khả năng nhất định (trong khuôn khổ pháp

luật) để đương sự thực hiện quyền tự định đoạt của họ.

Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, do đó về cơ sở xã hội thì

quyền tự định đoạt của đương sự cũng là một yếu tố của quyền con người Bởi

vì, quyền của con người là quyền được sống, được lao động, được học tập, đượchưởng thụ, được tự do sáng tạo, quyền được tự mình quyết định những vấn đề

có liên quan đến mình Như vậy, quyền tự định đoạt của đương sự luôn gắnliền với quyền của con người

2.2 Cơ sở pháp lý của các quy định về quyền tự định đoạt của đương

sự trong tố tụng dân sự

Trong khoa học pháp lý, Luật tố tụng dân sự là luật hình thức, là cơ chếbảo đảm của luật nội dung (Luật dân sự và Luật hôn nhân và gia đình) Luật tố

tụng dân sự quy định cách thức, trình tự tố tụng để giải quyết những quan hệ

pháp luật về nội dung đang bị tranh chấp hay vi phạm hoặc giải quyết các yêu

cầu của đương sự theo quy định của pháp luật, để bảo vệ những quyền về dân

sự, về hôn nhân và gia đình mà luật nội dung đã quy định Như vậy, quyền tựđịnh đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự có cơ sở về nội dung của nó là

những quy phạm pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình

Trong lời nói đầu của Bộ luật dân sự được Quốc hội khoá IX kỳ hop thứ 8

thông qua ngày 28/11/1995 đã nêu rõ: “Pháp luật dân sự Việt Nam là công cụ

pháp lý thúc đẩy giao lưu dân sự, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển

Trang 34

kinh tế -xã hội cua đất nước" "Bộ luật dân sự có vị trí quan trọng trong hệthống pháp luật nước nhà, tạo cơ sở pháp lý nhằm tiếp tục giải phóng mọi năngluc sản xuất, phát huy dân chủ, bao đảm công bằng xã hội, quyền con người về

dan su" Duong sự là chủ thể của các quan hệ pháp luật nội dung Các chủ thể

theo quy định của pháp luật có quyền tham gia vào các quan hệ pháp luật dân

sự, hôn nhân và gia đình, những quan hệ pháp luật đó được ghi nhận và bảođảm thực hiện

Luật nội dung (Luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình) có nhiệm vụ bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong các quan hệ pháp

luật dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần

của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội Luật nội dung quy định địa

vị pháp lý của các chủ thể, khi tham gia vào các quan hệ xã hội do luật diéu chỉnh, luật quy định quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong các quan hệ về tài

sản, quan hệ nhân thân, trong các giao lưu dân sự Luật cũng quy định các

chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các chủ thể khi tham gia quan hệ dân

sự Các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình là những quan hệ rất đa dạng, rấtphong phú nó tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, vì vậy việc ứng xử của

các chủ thể trong những quan hệ đó cũng vô cùng phức tạp và rất đa dạng Các quy phạm của pháp luật nội dung tạo ra một khả năng cho phép các chủ thể

tham gia quan hệ pháp luật được hưởng những quyền mà luật quy định, Điều 9

Bộ luật dân sự quy định: “Trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trungthực, không chi quan tâm, chăm lo đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình mà

còn phải tôn trọng, quan tâm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau thực

hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên nào duoc lừa dối bên nào; nếu một bêncho rằng bên kia không trung thực, thì phải có căn cứ” Như vậy, trong quan hệdân sự đòi hỏi của pháp luật là các bên khi tham gia quan hệ phải dam bảo sự

Trang 35

thiện chí, trung thực chăm lo đến lợi ích của minh nhưng đồng thời phải chăm

lo đến quyền và lợi ích của người khác Đó là một trong những nguyên tắc mà

Luật dân sự quy định, đó là sự đòi hỏi của pháp luật đối với các chủ thể khi

tham gia quan hệ pháp luật dân sự.

Các quy phạm pháp luật dân sự còn tạo ra cho các chủ thể một khả năng tựđịnh đoạt Khi các chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự thì bản thân chủ thểbằng hành vi của mình tự quyết định đối với những quan hệ pháp luật mà mình

đã tham gia Các quy phạm pháp luật tuỳ nghi thoả thuận tạo ra cho các chủ thểmột khả năng tự lựa chọn, thoả thuận và chỉ trong trường hợp không có thoả

thuận thì nghĩa vụ dân sự được xác định bởi quy định của pháp luật Ví dụ Điều

426 Bộ luật dân sự quy định về địa điểm giao tài sản như sau: "Các bên thoả thuận về địa điển giao tài sản; nếu không có thoả thuận, thì áp dụng quy định,

tại Điều 289 của Bộ luật này” í

Quyền tự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, còn

liên quan chặt chẽ với các quy phạm pháp luật bảo đảm quyền tự do lựa chọn

mà các chủ thể tham gia quan hệ được sử dụng trong cách ứng xử của mình Thí

dụ, khoản 1 Điều 312 quy định: “Trong trường hợp người có nghĩa vụ khôngthực hiện một công việc phải làm, thì người có quyền có thể tự mình làm hoặcgiao người khác làm công việc đó và yêu cầu người có nghĩa vụ thanh toán mọi

chỉ phí và bôi thường thiệt hại" Như vây, theo quy định trên bản thân chủ thể

quan hệ pháp luật dân sự trong trường hợp này được tuỳ ý lựa chọn cách ứng xửcủa mình, họ có thể “ mình lam" hay cũng có thể "giao người khác làm côngviệc đó” và có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ thanh toán moi chi phí và bồi

thường thiệt hại

Quyền tự định đoạt của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, cũng còn

bị chi phối bởi những quy phạm pháp luật mang tính mệnh lệnh Quy phạmpháp luật mệnh lệnh là những quy định buộc các chủ thể trong quan hệ phải

thực hiện một cách ứng xử nhất định hoặc cấm không được thực hiện những

Trang 36

cách ứng xử nhất định, những quy định này chi phối quyền tự định đoạt của các

chủ thể trong các quan hệ pháp luật nội dung Thí dụ: Khoản 3 Điều 287 Bộ luật dân sự quy định “chi có những tài sản có thể đem giao dịch được và những công việc có thể thực hiện được mà pháp luật không cấm, không trái đạo đức

xã hội mới là đối tượng của nghĩa vụ dan sự” hoặc Điều 522 Bộ luật dân sự quy

định về đối tượng của hợp đồng dich vụ phải là công việc có thể thực hiện được

không bị pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội

Quyền tự định đoạt của đương sự trong các quan hệ dân sự gắn bó chặt chẽvới những quy định của các quy phạm pháp luật bảo đảm quyền tự do lựa chọn

và những quy phạm pháp luật mệnh lệnh Như vậy, các quy phạm pháp luật nội dung đã mở ra những khả năng nhất định để các chủ thể tham gia vào các quan

hệ pháp luật, khi tham gia vào các quan hệ pháp luật đó, các chủ thể có những

quyền và phải gánh chịu những nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật,

những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đều liên quan đến quyền tự định đoạt

của họ

Điều 264 Bộ luật dân sự quy định quyền đòi lại tài sản trong đó quy địnhchủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu,người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đốivới tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền chiếm hữu hợp pháp của mìnhphải trả lại tài sản đó Điều 265 Bộ luật dân sự cũng quy định về quyền yêu cầungăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiệnquyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp Luật dân sự cũng quy định về quyềnyêu cầu bồi thường thiệt hại, theo đó thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp

có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu

của mình bồi thường thiệt hại

Đối với các quan hệ về hôn nhân và gia đình thì các quy phạm pháp luậtcủa ngành luật này chủ yếu là những quy phạm pháp luật mang tính chất hướng

dẫn, khuyến khích Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình mà yếu tố đặc thù

Trang 37

của nó là yếu tố tình cảm, đây cũng chính là cơ sở làm phát sinh những mốiquan hệ tiếp theo và như vậy, trong những trường nhất định các quy phạm phápluật hôn nhân và gia đình cũng bao gồm cả các quy phạm pháp luật mang tính

mệnh lệnh, các quy phạm cấm hoặc buộc các chủ thể trong quan hệ phải tuân

theo.

Các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình cũng tạo ra những khả năng

để các chủ thể trong quan hệ thực hiện quyên tự định đoạt của mình Như trên

đã phân tích, quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình chủ yếu là những quy

phạm mang tính hướng dẫn Trong quan hệ hôn nhân và gia đình mà cơ sở đểthiết lập nên quan hệ đó là yếu tố tình cảm, gắn liền với tình cảm là những quan

hệ về tài sản, về nuôi dưỡng quyền tự định đoạt của chủ thể về tài sản trongtrường hợp hôn nhân đang tồn tại vẫn có thể được thực hiện Điều 18 Luật hôn

nhân và gia đình năm 1986 quy định: “Khi hôn nhân dang ton tại, nếu một bên

yêu cầu và có lý do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng theoquy định ở Điều 42 của luật này" Quyền tự định đoạt của các chủ thể trong

quan hệ hôn nhân và gia đình, còn được thể hiện ở các quy phạm pháp luật

trong chế định ly hôn, theo đó thì người vợ hoặc người chồng hoặc cả hai vợchồng đều có quyền yêu cầu xin ly hôn

Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự luôn gắn liền vớiquyền tự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ pháp luật nội dung Cơ sởpháp lý để pháp luật quy định đương sự trong tố tụng dân sự được thực hiệnquyền tự định đoạt của mình là trên cơ sở các quy định của pháp luật nội dung.Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự còn phụ thuộc bởi những

quy định của pháp luật về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể,

và về thầm quyền xét xử của Toà án

Tóm lại, để giúp cho việc nghiên cứ sâu nội dung “Quyền tự định đoạt của

đương sự trong tố tụng đân sự” trước hết ta nghiên cứu cơ sở xã hội và cơ sở

Trang 38

pháp lý của các quy định về quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân

sự mà nội dung chủ yếu của nó là:

Xã hội có giai cấp thì có nhà nước;

Nhà nước đặt ra pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội;

Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia quan

hệ đồng thời cũng quy định các biện pháp cưỡng chế khi cần thiết;

Để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của mình trên, cơ sở quy định của pháp luật,

các chủ thể có quyền và nghĩa vụ khi tham gia quan hệ, đồng thời cũng cóquyền bảo vệ quyền và những lợi ích hợp pháp của mình trước pháp luật;

Toà án nhân dân, theo quy định của pháp luật, là cơ quan xét xử, có nhiệm

vụ bảo đảm cho các đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quyđịnh của pháp luật Trong đó việc bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự

trong tố tụng dân sự là một nhiệm vụ quan trọng

2.3 Nội dung quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự.

Nội dung “ Qyển tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dan su" đượcquy định trong những điều luật khác nhau của pháp luật tố tụng dân sự Trong

luận án này, nội dung đó được trình bày theo một trình tự sau đây:

2.3.1 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện vụ án dân

sự.

Điều 1 Pháp lệnh 29/11/1989 quy định: “Công dán, pháp nhân theo thủ tục do pháp luật quy định, có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án

nhân dân bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình” Như vậy, theo quy định của

pháp luật, công dân, pháp nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà

án bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Toà án, hành vi khởi

kiện của công dân, pháp nhân là cơ sở để làm phát sinh vụ án dân sự tại Toà án

nhân dân Điều 50 Hiến pháp 1992 quy định: "Ở nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và

xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong

Trang 39

Hiến pháp và luật” Điều | Bộ luật dân sự cũng quy định về nhiệm vụ và phạm

vị điều chỉnh của Bộ luật dân sự Trong đó Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo về

quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của nhà nước, lợi ích công

cộng, bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần

tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dân, thúcđẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Bộ luật đân sự cũng quy định địa vị pháp lý

của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, quyển và nghĩa vu vủa các chủ thể

trong quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự, xây dựng chuẩn

mục pháp lý cho cách ứng xử của các chủ thể khi tham gia quan hệ dan sự.

Điều 6 Bộ luật dân sự quy định nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền sở hữu, các

quyền khác đối với tài sản của các chủ thể thuộc các hình thức sở hữu được tôn

trọng và được pháp luật bảo vệ Điều 12 Bộ luật dân sự cũng quy định việc bảo

vệ quyền dân sự, theo đó thì tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân vàcác chủ thể khác được tôn trọng và được bảo vệ, khi quyền dân sự của một chủthể bị xâm phạm thì chủ thể có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có

thẩm quyền khác công nhận quyền dân sự của mình, buộc chấm dứt hành vi vi

phạm, buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, buộcbồi thường thiệt hại, phat vi phạm Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 cũng

có các quy định về ly hôn, chia tài sản khi ly hôn, chia tài sản khi hôn nhân

đang tồn tại, quyền xin xác nhận cha, mẹ kể cả trong trường hợp cha mẹ đã chết Điều 1 Luật tổ chức Toà án nhân dân quy định: Toà án nhân dân tối cao,

Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật

định là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Pháp

lệnh 29/11/1989 cũng quy định thẩm quyền của Toà án nhân dân đối với việc

xét xử các vụ án dân sự được quy định tại các Điều 10,11,12,13 Như vậy, theoquy định của Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác khi công dân, pháp nhân

có quyền lợi bị vi phạm, tranh chấp, hoặc yêu cầu Toà án công nhận một quyềndân sự thì công dân, pháp nhân có quyền khởi kiện vụ án để yêu cầu Toà án bảo

Trang 40

vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình Để thực hiện quyền khởi kiện củamình (công dân, pháp nhân) phải đáp ứng được các điều kiện:

Công dân muốn khởi kiện phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi

tố tụng dân sự

Luật tố tụng dân sự là hình thức của luật nội dung (dân sự, hôn nhân và gia

đình) Khả năng tự định đoạt của các đương sự trong tố tụng dân sự, gắn bó mật

thiết với khả năng tự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ pháp luật nội

dung Do vậy, khi nghiên cứu năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng

dân sự, trước hết ta nghiên cứu năng lực pháp luật và năng lực hành vi của các

chủ thể trong quan hệ pháp luật nội dung.

Năng lực pháp luật dân sự là khả năng của công dân, pháp nhân đượchưởng quyền và gánh vác các nghĩa vụ dân sự Đối với công dân, Điều 16 BộLuật dân sự quy định: Năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng của cá nhân

có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luậtdân sự như nhau Năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi người đó sinh ra vàchấm dứt khi người đó chết Năng lực pháp luật là thuộc tính nhân thân của chủ

thể, do đó nó không thể chuyển dịch Năng lực pháp luật của công dân cũng có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật, tuy nhiên việc hạn chế năng lực pháp luật không được hiểu như là việc tước bỏ một quyền dân sự cụ thể Nội dung năng lực pháp luật của công dân được ghi nhận trong rất nhiều các văn

bản pháp luật, nhưng quan trọng nhất đó là những quyền và nghĩa vụ được ghinhận trong Hiến pháp năm 1992

Năng lực hành vi dân sự của công dân: Khác với năng lực pháp luật dân sự

của công dân, năng lực hành vi của công dân là khả năng của công dân bằng

hành vi của mình tạo ra và thực hiện những quyền và gánh chịu nghĩa vụ dân

sự Năng lực hành vi dân sự của công dân không những chỉ bao gồm khả năng tạo ra quyền và gánh chịu các nghĩa vụ mà còn bằng chính hành vi của mình

thực hiện các quyền đó, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm do hành vi của mình

Ngày đăng: 29/05/2024, 00:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w