1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Quyền tự định đoạt của đương sự trong giai đoạt xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

88 15 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền tự định đoạt của đương sự trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
Tác giả Khà Thị Yêu
Người hướng dẫn PGS.TS. Bùi Thị Huyền
Trường học Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân sự và Tổ tụng dân sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 21,18 MB

Cấu trúc

  • 1.1.3. Ý nghĩa của quyền tự định đoạt của đương sự trong giai đoạn xét xử sơ thấm vu án dân SU..ceccccscececcsscsececsececsesesececsesesecscsesucecsvsnsecscsesusacsesusacstsveasareveeeeeees 21 1.2. Cơ sở của quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dan sự (29)
  • 1.2.1. Cơ sở lý luận của quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự.23 1.2.2. Cơ sở thực tiễn của quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự (31)
  • 2.1. Quyén tu định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện vu án dân sv (0)
  • 2.2. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập trong quá trình xét xử sơ thâm.......................---¿- 2 ©2++++++£x+Exzrxerxerrxerreee 32 1. Quyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn (40)
  • 2.3. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đôi, bố sung, rút yêu cầu (0)
    • 2.4.2. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc tự thỏa thuận giải quyết vụ án (53)
  • 2.5. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khiếu nại quyết định của Tòa án (54)

Nội dung

Ý nghĩa của quyền tự định đoạt của đương sự trong giai đoạn xét xử sơ thấm vu án dân SU ceccccscececcsscsececsececsesesececsesesecscsesucecsvsnsecscsesusacsesusacstsveasareveeeeeees 21 1.2 Cơ sở của quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dan sự

Quyền tự định đoạt của đương sự là một nhóm quyền đặc biệt quan trọng và cốt lõi của đương sự, vi vậy, việc ghi nhận quyền tự định đoạt của đương sự trong các quy định của pháp luật có ý nghĩa lớn thê hiện qua các phương diện sau đây:

Thứ nhất, quyền tự định đoạt của đương sự với vai trò là một trong những phương thức mà chủ thể có thể lựa chọn khi phát sinh tranh chấp có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi xuất hiện hành vi xâm phạm của chủ thé khác Việc Nhà nước thé chế hóa quyền tự định đoạt của đương sự trong các văn bản quy phạm pháp luật như Hiến pháp năm

2013, BLTTDS năm 2015 và các văn bản pháp luật hướng dan thi hành là cơ sở pháp lý vững chắc bảo đảm cho các đương sự có điều kiện, bằng hành vi của minh tự thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng, có điều kiện thuận lợi để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân Khi tham gia vào các quan hệ dân sự và xảy ra tranh chấp, các cá nhân, cơ quan, tô chức cho rằng mình bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp bởi chủ thé khác có quyền lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau như hòa giải, đối thoại, thỏa thuận, trọng tai, và khởi kiện yêu câu Tòa án giải quyét vụ việc là một trong những

21 phương thức đó Chủ thé thực hiện quyền tự định đoạt của mình thông qua việc quyết định khởi kiện hay không khởi kiện yêu cầu Tòa án hay lựa chọn một phương thức khác để bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình Việc quy định quyền tự định đoạt có ý nghĩa quan trọng trong việc dam bảo một cơ chế dé đương sự có thé tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời, tạo điều kiện cho các chủ thể có quyền và lợi ích bị xâm phạm tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp nhất.

Thứ hai, bên cạnh việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì việc quy định quyền về quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự nói chung và quyên tự định đoạt của đương sự trong giai đoạn xét xử sơ thâm nói riêng còn có ý nghĩa trong việc xác định phạm vi trách nhiệm của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc và đảm bảo tôn trọng quyền định đoạt của đương sự Trong giai đoạn xét xử sơ thâm, chỉ khi đương sự có yêu cầu khởi kiện thì Tòa án mới xem xét, thụ lý và chỉ giải quyết trong phạm vi yêu cầu đó của đương sự Điều đó đồng nghĩa với việc Tòa án không được xem xét và giải quyết vụ việc, một số nội dung trong vụ việc dân sự ma không có yêu cầu của đương sự Tòa án có trách nhiệm phải giải quyết các vụ việc đúng pháp luật, kịp thời và đầy đủ các yêu cầu của đương sự, không bỏ sót hoặc giải quyết vượt quá yêu cầu của đương sự Ngoài ra, pháp luật cho phép đương sự được tự định đoạt trong việc rút đơn không yêu cầu Tòa án giải quyết nữa hoặc tự thỏa thuận, thương lượng với nhau về việc giải quyết tranh chấp đã góp phần làm giảm áp lực giải quyết tranh chấp của Tòa án, giúp cho việc giải quyết tranh chấp được nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí của Tòa án và đương sự Đồng thời, việc quy định về quyền tự định đoạt của đương sự cũng đặt ra yêu cầu của Tòa án phải đảm bảo một cách tốt nhất quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự khi giải quyết vụ việc dân sự trong giai đoạn xét xử sơ thâm.

Thứ ba, quyền tự định đoạt của đương sự còn có ý nghĩa trong việc ổn định trật tự xã hội, giúp nhân dân chủ động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Việc quy định quyền tự định đoạt của đương sự trong tố

22 tụng dân sự nói chung và trong giai đoạn xét xử sơ thâm nói riêng góp phần tạo giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả Đồng thời, đảm bảo các hoạt động xét được thực hiện một cách đúng đắn, khách quan và phát huy được vai trò của hoạt động này đối với việc ôn định trật tự kỉ cương xã hội.

Với những ý nghĩa như trên, có thể thấy việc tìm hiểu và nghiên cứu nội dung của quyên tự định đoạt của đương sự không chi quan trọng đối với các cơ quan và các cán bộ làm công tác thực thi pháp luật mà còn rất cần thiết đối với các đương sự Bởi lẽ, quyền tự định đoạt là một trong những nhóm quyên tố tụng quan trọng của đương sự, đương sự chính là người quyết định việc khởi kiện, phạm vi khởi kiện, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu của mình cho phù hợp dé bảo bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình Đây là nền tảng để Tòa án giải quyết vụ việc, cũng là cơ sở để đương sự thực hiện các quyền tiếp theo của mình trong quá suốt trình tố tụng nói chung và giai đoạn xét xử sơ thâm nói riêng Còn đối với Tòa án thì việc tìm hiểu và nghiên cứu về nhóm quyền nay giúp họ nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mình trong quá trình xét xử sơ thâm, từ đó, tạo điều kiện thuận lợi dé đương sự được thực hiện quyền của mình theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời, hạn chế được những sai lầm cũng như những vi phạm pháp luật trong giải quyết vụ việc.1.2 Cơ sở của quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự

Cơ sở lý luận của quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự.23 1.2.2 Cơ sở thực tiễn của quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự

Trong khoa học pháp lý, luật tố tụng dân sự là luật hình thức, quy định về trình tự, thủ tục để giải quyết tranh chấp, yêu cầu phát sinh từ quan hệ pháp luật nội dung để bảo vệ các quyền về dân sự, hôn nhân, lao động mà pháp luật quy định Theo đó, quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự cũng có nguồn gốc phát sinh từ quyền của quyền tự định đoạt của các chủ thé trong quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng; là sự phản ánh của quyền tự định đoạt của chủ thé trong mối quan hệ dân sự Các bên chủ thể được tự do định đoạt trong việc lựa chọn trong việc xác lập quan hệ dân sự cụ thé, tự nguyện, không bị de

23 dọa, cưỡng ép trong việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Do đó, quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự cũng được thể hiện ở khả năng các chủ thể được tự đo định đoạt các quyền dân sự của mình, phương tiện tố tụng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại.

Cơ sở dé pháp luật tố tụng dân sự quy định đương sự trong tố tụng dân sự được thực hiện quyền tự định đoạt của mình chính là các quyền của các bên trong quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng, được pháp luật dân sự ghi nhận và bảo vệ Pháp luật dân sự đã ghi nhận những nguyên tắc cơ bản và cụ thé hóa các nguyên tắc này nhằm bảo đảm khi các chủ thê tham gia vào các mối quan hệ dân sự thì bản thân chủ thể bằng hành vi của mình tự quyết định đối với các quan hệ pháp luật mà mình tham gia Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận là cốt lõi để các bên trong quan hệ dân sự có khả năng lựa chọn, thỏa thuận về quyên lợi của minh và chỉ trong trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật dân sự mới có quy định nhằm “dự phòng” dé có cơ sở pháp lý xác định quyền va nghĩa vụ dân sự của các bên Từ những phân tích trên, có thé thay rằng quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự chính là các quyền được quy định trong các quy phạm pháp luật hình thức, được phái sinh bởi quyền của chủ thể trong giao lưu dân sự do pháp luật nội dung quy định [42]

Ngoài ra, quyền tự định đoạt của đương sự được đặt ra do yêu cầu đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự khi tham gia vào tố tụng dân sự Pháp luật tố tụng dân sự cho phép đương sự có quyền tự do bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời, Tòa án có trách nhiệm đảm bảo cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ của họ (Điều 9 BLTTDS năm 2015) Điều này tạo hành lang pháp lý giúp đượng sự dé đương sự có thé bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án, nếu không có những quy định này sẽ không thé bao đảm được nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của

24 đương sự Vì vậy, việc pháp luật tố tụng dân sự đưa ra quy định về nguyên tắc tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự được ghi nhận tại Điều 5 BLTTDS năm 2015 và những quy định khác cụ thể hóa nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là thực sự cần thiết.

Từ những phân tích trên có thể thấy: Quyền tự định đoạt của đương sự luôn gắn liền và có nguồn gốc xuất phát từ quyền tự định đoạt của các chủ thê trong quan hệ pháp luật nội dung Do đó, cơ sở để pháp luật quy định đương sự trong tố tụng dân sự được thực hiện quyền tự định đoạt của mình cũng được xây dựng trên cơ sở các quy định của pháp luật nội dung.

1.2.2 Cơ sở thực tiễn của quyền tự định đoạt của đương sự trong tô tụng dân sự

Khi đời sống kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, các quan hệ dân sự phát sinh ngày càng nhiều và phức tạp, kéo theo việc xảy ra những tranh chấp, mâu thuẫn xung đột giữa các chủ thê trong quan hệ pháp luật dân sự là không thể tránh khỏi Từ đó dẫn đến nhu cầu thiết yếu là phải có phương thức giải quyết các tranh chấp này và đưa vụ việc ra Tòa án, yêu cầu Tòa án giải quyết là một trong những phương án phổ biến được các chủ thé lựa chọn Điều đó đòi hỏi pháp luật phải không ngừng hoàn thiện dé bảo vệ, bảo đảm quyên và lợi ich của đương sự một cách tốt nhất Việc ghi nhận và đảm bảo quyền tự đinh đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự có ý nghĩa rất quan trong, là sự đảm bảo dé đương sự có thể thực hiện các quyền dân sự mà luật nội dung quy định.

Khác với các hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính thì bản chất hành vi đó không chỉ xâm hại đến quyền lợi của người bị hại, mà hành vi đó còn xâm hại đến trật tự pháp lý, đến lợi ích chung của xã hội Việc xử lý trong lĩnh vực hình sự có đặc thù khi có hành vi phạm tội, các co quan Nhà nước sẽ khởi tố, điều tra, truy tổ và xét xử mà có thê không cần phải có yêu cầu của người bị hại Còn đối với quan hệ dân sự về bản chất luôn luôn là sự bình đăng, tự nguyện được thê hiện ngay từ khi các bên tham gia vào quan hệ và cả khi giải quyết tranh chấp Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp bằng đơn

25 khởi kiện, nhưng sau đó có thể lại tự thỏa thuận và rút yêu cầu Khi đó, Tòa án phải tôn trọng sự lựa chọn của đương sự, chấm dứt các thủ tục tố tụng Bởi lẽ, trong lĩnh vực dân sự khi quyên và lợi ích tranh chấp hoặc xâm phạm thì bản chất chỉ làm ảnh hưởng đến quyên và loi ích của chủ thé tham gia quan hệ đó. Đương sự với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự có quyền định đoạt khi tham gia quan hệ pháp luật tô tụng dân sự và với tư cách là chủ thé của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ pháp luật ghi nhận Quyền của chủ thể mà pháp luật tố tụng dân sự quy định tạo ra một khả năng nhất định dé đương sự thực hiện quyền tự định đoạt của họ.

Vì vậy, việc quy định quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự trong các quy định của pháp luật là cần thiết, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn khách quan nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự, tăng cường pháp chê xã hội chủ nghĩa.

Trong Chương I của luận văn, tác giả đã tập trung làm rõ một số van dé lý luận cơ bản về quyền tự định đoạt của đương sự trong giai đoạn xét xử sơ thâm từ các khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của quyền này Đồng thời, tác giả cũng đã đề cập qua lịch sử hình thành và phát triển của quyền tự định đoạt của đương sự trong pháp luật tố tụng dân sự ở nước ta qua từng thời kỳ.

Quyên tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự nói chung và trong giai đoạn xét xử vụ án dân sự nói riêng có thể được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau và có những quan điểm, khái niệm khác nhau, tuy nhiên có thé tổng kết một cách chung nhất: Quyền tự định đoạt của đương sự trong giai đoạn xét xử sơ thấm vụ án dân sự là quyền tố tụng của đương sự, được pháp luật tố tụng dân sự ghi nhận mang tính chất đặc trưng và được thể hiện xuyên suốt trong quá trình toà án giải quyết vụ án dân sự Theo đó, đương sự có quyền tự quyết định lợi ích của mình thông qua việc khởi kiện hay không khởi kiện tranh chấp dân sự đến Toà án, có quyền thay đổi, bé sung, rút yêu cầu; quyền thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự, khiếu nại các quyết định của toà án cấp sơ thâm theo quy định của pháp luật.

Quyền tự định đoạt của đương sự trong giai đoạn xét xử sơ thâm là quyền về hình thức được thé hiện trong tố tụng dân sự, được xây dựng dựa trên các quyền nội dung trong các quan hệ pháp luật về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và được pháp luật hoàn thiện dựa trên nhu cầu thực tiễn của trong quá trình giải quyết tranh chấp Quyền tự định đoạt được quy định khá sớm trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam và ngày càng được quy định cụ thể, mở rộng hơn Đặc biệt với sự ra đời của BLTTDS năm 2015, các quy định về quyền tự định đoạt của đương sự ngày càng đầy đủ góp phần đảm bảo cho các đương sự được bảo vệ một cách tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của mình, bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước.

THUC TRANG PHÁP LUẬT TO TUNG DAN SỰ VIỆT NAM HIỆN

HANH VE QUYEN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CUA DUONG SỰ TRONG GIAI

DOAN XÉT XU SƠ THAM VU ÁN DAN SỰ

2.1 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện vu án dân sự

Quyền tự định đoạt của đương sự trước hết thé hiện ở việc đương sự có quyền tự định đoạt về việc khởi kiện tại Tòa án, yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự và đây cũng là cơ sở cho việc phát sinh các quyền tiếp theo của đương sự trong quá trình giải quyết vụ việc tại Tòa án nói chung và quá trình xét xử sơ thẩm nói riêng Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện của đương sự và cũng chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện (Điều 5

Như đã phân tích, có nhiều cách dé các chủ thé giải quyết tranh chấp: tự thương lượng, hòa giải, trung gian hoặc yêu cầu khởi kiện đến Tòa án để giải quyết Và nếu đương sự lựa chọn yêu cầu khởi kiện đến Tòa án để giải quyết thì cũng phụ thuộc vào ý chí của đương sự Duong sự có quyền quyết định việc có khởi kiện hay không, khởi kiện yêu cầu giải quyết những vấn đề nào, nội dung gì, phạm vi khởi kiện đến đâu, khởi kiện một hay nhiều cá nhân, pháp nhân, cơ quan, tổ chức hoặc một hay nhiều quan hệ pháp luật Trên cơ sở đó, Tòa án sẽ tiếp nhận, thụ lý, giải quyết vụ án dân sự và cũng chỉ giải quyết trong phạm vi khởi kiện của đương sự Đương sự cũng có thể tự mình thực hiện quyền này khi có đủ năng lực hành vi tố tung dân sự hoặc nếu không, trong trường hop cần thiết có thé “ủy quyên cho người đại diện hợp pháp của mình” dé thực hiện quyền.

Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập trong quá trình xét xử sơ thâm . -¿- 2 ©2++++++£x+Exzrxerxerrxerreee 32 1 Quyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn

2.2.1 Quyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu phản tô của bị don

Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, nếu nguyên đơn có quyền quyết định khởi kiện và nội dung khởi kiện thì bị đơn cũng có quyền quyết định đưa ra yêu cầu phản tố để chấp nhận hoặc bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn và người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền quyết định đưa ra yêu cau độc lập “Phan tố” hiểu theo nghĩa chung nhất là việc người bị kiện hay chính là bị đơn kiện ngược lại người khởi kiện.

Khi nghiên cứu về pháp luật TTDS, nhiều nhà nguyên cứu đã đưa ra một số các quan điểm về quyền phản tố như sau: Theo tác giả Nguyễn Khánh Toàn thì “Phản” ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, có tinh đối lập với yêu cau khởi kiện nhưng sự đối lập đó không chỉ bao gom việc loại trừ trục tiếp yêu cầu của nguyên don mà có thé theo hướng bù trừ nghĩa vụ được nêu trong yêu cầu của nguyên don” [30, tr.641] Theo tác giả Nguyễn Huy Đầu thì bắt đầu vụ kiện là việc nguyên đơn “sử dung tố quyên để thỉnh cầu Tòa án công nhận quyên lợi Nhưng còn có những thỉnh cầu khác trong lúc giao đấu đang tiếp diễn, đó là

32 những lời thỉnh cầu phụ đới Nếu lời thỉnh câu là của bị đơn, nghĩa là bị đơn không muốn giữ thé thủ nữa mà chuyển qua giai đoạn tan công trở lại, thì là don phản tố Về nội dung don phản to phải có liên thuộc với đơn chính (đơn khởi kiện), chứ không thể hoàn toàn tự do, không ăn nhập với nội vu” [29, tr.59 — 61] Có thể thấy các quan niệm trên còn một số hạn chế như việc chỉ tập trung vào người đã khởi kiện mà chưa làm rõ được người đã khởi kiện bi đơn là ai và yêu cầu khởi kiện lại có liên quan là yêu cầu gì, có bao gồm hay không yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Thuật ngữ “phản tố” lần đầu tiên xuất hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam là trong Điều 60 BLTTDS năm 2004 quy định về quyền và nghĩa vụ của bị đơn bao gồm: Đưa ra yêu cdu phản tổ đối với nguyên đơn nếu có liên quan đến yêu câu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ mà nguyên don yêu cau [4].

Tiếp đó, BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 đã bổ sung quy định về phản tố để hoàn thiện hơn so với BLTTDS năm 2004 Theo đó, bị đơn không chỉ có quyền yêu cầu phản tố đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn mà còn có quyền yêu cau phản tổ đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (khoản 1 Điều 176 BLTTDS sửa đổi, b6 sung năm 2011) Điều này cũng đã được Hội đồng thâm phán Tòa án tối cao huớng dẫn tại Điều 12 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP cụ thé như sau: Quyên phản to của bị đơn được coi là yêu cau phản t6 của bị đơn đối với nguyên đơn, đối với người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cẩu độc lập nếu yêu cầu đó độc lập, không cùng với yêu cầu mà nguyên don, người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cau độc lập yêu cau toà án giải quyết [17].

Trên cơ sở kế thừa Điều 176 BLTTDS năm 2004 (BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011) và quan điểm của Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP, Điều 200 BLTTDS năm 2015 đã quy định về quyền phản tổ của bị đơn cụ thé như sau: bi đơn có quyên yêu câu phản tô doi với nguyên don, người có quyên lợi, nghĩa vu

33 liên quan có yêu cầu doc lập [5] Tuy nhiên, cho đến nay, BLTTDS năm 2015 va các văn bản pháp luật có liên quan vẫn chưa đưa ra bất kỳ định nghĩa nào về phản tố, mà chỉ liệt kê các trường hợp phản tố được chấp nhận tại khoản 2 Điều 200 BLTTDS năm 2015 Theo đó, các trường hợp phản tố được chấp thuận bao gồm:

- Thứ nhất, Tòa án có thé chấp nhận yêu cầu phản tố trong trường hợp bị đơn có yêu cau phản tố dé bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập [5] Đây là trường hợp các bên đương sự đều có nghĩa vụ với nhau: bị đơn có nghĩa vụ đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, đồng thời, những chủ thể nảy cũng có nghĩa vụ đối với bị đơn trong cùng một loại nghĩa vụ có thể bù trừ cho nhau Khi đó,bị đơn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết những yêu cầu của minh trong cùng một vụ việc dé bù trừ nghĩa vụ mà họ phải thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

- Thứ hai, Tòa án có thê chấp nhận yêu cầu phản tố trong trường hợp yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập: đây là trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tổ lại đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và nếu yêu cầu đó được chấp nhận, thì loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vì không có căn cứ

- Thứ ba, Tòa án có thé chấp nhận yêu cầu phản tố trong trường hợp giữa yêu cầu phản tô và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn: đây là trường hợp có sự liên quan giữa yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu câu độc lập là

34 trường hợp hai yêu cầu này có mối quan hệ với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án, thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh chóng hơn.

Với việc quy định cụ thể các trường hợp được xác định là yêu cầu phản tố, BLTTDS năm 2015 đã đảm bảo hành lang pháp lý cho bị đơn thực hiện quyền tự định đoạt của mình trong việc đưa ra các yêu cầu dé bảo vệ quyền lợi của mình, bù trừ hoặc bác bỏ các yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Điều 199 BLTTDS năm 2015 quy định bị đơn chỉ có 15 ngày ké từ khi nhận được thông báo thụ ly vụ án dé nộp cho Tòa án yêu cầu phản tổ (nếu có). Đồng thời để khắc phục hạn chế này so với BLTTDS năm 2004, khoản 3 điều

200 BLTTDS năm năm 2015 đã bổ sung quy định về thời điểm thực hiện yêu cầu phản tô của bị đơn: Bi đơn có quyền dua ra yêu câu phản to trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải [5] Khi bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố đối với đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đưa ra yêu cầu độc lập, thì Tòa án sẽ phải xem xét các điều kiện về nội dung, thời hạn đưa ra yêu cầu phản tô dé chấp thuận hoặc từ chối giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn cùng với yêu cầu khởi kiện, yêu cầu độc lập của đương sự khác.

Trong giai đoạn xét xử sơ thâm, việc quy định giới hạn những trường hợp phản tố hay thời hạn xem xét có hiệu lực của yêu cầu phản tố của bị đơn nhằm mục đích giới hạn phạm vi xét xử và thuận tiện cho việc giải quyết tranh chấp của Tòa án Điều này không làm hạn chế quyền tự định đoạt của bị đơn, bởi lẽ trong trường hợp yêu cầu của bị đơn là một việc hoàn toàn mới, không liên quan đến yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn hoặc bị đơn không đưa ra yêu cầu phản tố trong thời hạn luật định thì bị đơn vẫn có quyền tự định đoạt việc khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết thành vụ án riêng để đảm bảo cho vụ án đang được giải quyết nhanh chóng, triệt dé

2.2.2 Quyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cau độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Định nghĩa người có quyền lợi nghĩa, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự được quy định tại khoản 4 Điều 68 BLTTDS năm 2015 như sau: Người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyển lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận dua họ vào tham gia to tụng với tư cách là người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyên lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai dé nghị dua họ vào tham gia to tụng với tư cách là người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tô tụng với tư cách là người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan 5].

Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đôi, bố sung, rút yêu cầu

Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc tự thỏa thuận giải quyết vụ án

Quyền tự định đoạt của đương sự còn được thể hiện ở quyền tự thỏa thuận, dàn xếp, thương lượng với nhau về các van đề tranh chấp, mâu thuẫn trong vụ việc dân sự sau khi Tòa án đã thụ lý Trong trường hợp này, Tòa án không phải là chủ thé trung gian đưa vụ việc ra hòa giải mà là các bên tự mình chủ động thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc Việc đương sự thực hiện thương lượng với nhau ở giai đoạn nao của quá trình xét xử sơ thầm thầm hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của họ.

Trước phiên tòa sơ thâm, nếu đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ việc và không cần yêu cầu Tòa án giải quyết tiếp vụ việc nữa thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc pháp luật Khi đó, vụ việc được xác định là đã được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thâm quyền, do đó, các đương sự sẽ không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó nếu việc khởi kiện lại vụ án không có gì khác biệt với vụ án trước (về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật tranh chấp) Ngoài ra, ở giai đoạn này, sau dat được sự thỏa thuận về việc giải quyết vụ việc, các bên đương sự cũng có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự Về thủ tục và hậu quả pháp lý tương tự như trong quá trình hòa giải đã nêu tại mục trên.

Tại phiên tòa xét xử sơ thâm, theo quy định tại Điều 246 Bộ luật dân sự năm 2015, Hội đồng xét xử sơ thâm phải hỏi đương sự xem họ có thỏa thuận với nhau hay không Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về toàn bộ nội dung giải quyết vụ việc thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa

45 thuận của các bên đương sự Tuy nhiên, trên thực tế xét xử, có những trường hợp sau khi Hội đồng xét xử đã vào nghị án thì đương sự lại thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và khi Hội đồng xét xử quay trở lại phòng xét xử để tuyên án thì các đương sự lại yêu cầu công nhận sự thỏa thuận của họ Đối với những trường hợp này, BLTTDS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn hiện hành vẫn chưa có quy định cụ thể Vậy nên, thông thường, trong các trường hợp này, Hội đồng xét xử vẫn phải tuyên án và các bên đương sự phải kháng cáo lên cấp phúc thấm dé ban án cấp phúc thâm sửa đổi nội dung bản án sơ thâm.

Thêm một vấn đề còn tồn đọng nữa là trong các quy định về pháp luật tố tụng dân sự, chưa có quy định về vấn đề hoãn hay tạm dừng phiên tòa sơ thâm dé các bên đương sự có thêm thời gian dé thương lượng, thỏa thuận, hòa giải với nhau giải quyết vụ việc Tại phiên tòa sơ thâm, cho đù các bên đương sự cùng có yêu cầu Tòa án cho ho thời gian dé thương lượng, thì dé thuận theo các quy định của pháp luật, Tòa án vẫn phải tiếp tục xét xử, bởi lẽ, đây không phải là một căn cứ dé hoãn hay tạm dừng phiên tòa.

Như vậy, BLTTDS năm 2015 đã quy định tương đối đầy đủ các vấn đề liên quan đến hòa giải vụ án dân sự đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong thỏa thuận giải quyết vụ án dân sự Tuy vậy, vẫn còn một số quy định cần khắc phục hoặc bố sung dé tạo điều kiện cho các bên đương sự được thực hiện quyền tự định đoạt của mình về thương lượng, hòa giải giải quyết vụ việc.

Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khiếu nại quyết định của Tòa án

Trong quá trình giải quyết các tranh chấp tại Tòa án nếu thấy việc giải giải quyết chậm ché kéo dai thời hạn xét xử, không khách quan đương sự có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của của người tiến hành tố tung, đây cũng là một nội dung cơ bản của quyền tự định đoạt của đương sự Trong giai đoạn xét xử sơ thâm, đương sự có quyên khiếu nại dé đề nghị cơ quan, người có thẩm quyên xem xét lại các quyêt định, hành vi tô tụng cua minh khi có căn cứ cho

46 rằng hành vi, quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Quyên khiếu nai trong tố tung dân sự được xây dựng trên cơ sở là quyền cơ bản của công dân được ghi nhận tại Điều 30 Hiến pháp năm 2013 và nguyên tac bảo đảm quyền khiếu nại tố cáo trong tô tụng dân sự được quy định tại Điều

25 BLTTDS năm 2015, đồng thời là cơ sở pháp ly dé đương sự thực hiện quyền tự định đoạt của mình trong việc khiếu nại tố cáo được quy định tại Chương XLI BLTTDS năm 2015 về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự . Đề đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khiếu nại, pháp luật đã có quy định khá cụ thé và chỉ tiết về cơ chế thực hiện quyền này Duong sự có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện dé thực hiện quyên khiếu nại và có thể thực hiện ở bat kỳ giai đoạn tố tụng nao, đồng thời cũng có thé rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại.

Khi nhận được đơn khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thâm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, phải chịu trách nhiệm về những quyết định của mình; đồng thời, thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết cho người đã khiếu nại, tố cáo Theo quy định tại Điều

505 BLTTDS năm 2015, thời hiệu khiếu nại chung là 15 ngày kế từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được về hành vi, quyết định tố tụng xâm phạm đến quyền, lợi ích của họ [5] Khi đương sự nhận được kết quả giải quyết khiếu nại mà cho răng kết quả giải quyết khiếu nại này không đúng hoặc không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại, thì đương sự có quyên tiếp tục khiếu nại lên cơ quan cấp trên trực tiếp để giải quyết trong thời hạn 15 ngày hoặc khởi kiện bằng một vụ án hành chính khác.

Ngoài ra, BLTTDS năm 2015 còn có quy định riêng về việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án trong trường hợp đương sự có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết nhưng không được chấp nhận. Bời lẽ, hành vi khởi kiện là hành vi bắt đầu cho mối quan hệ tố tụng, là cơ sở

47 làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tố tụng, là cơ sở dé đương sự yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại của mình Vậy nên nếu việc trả lại đơn khởi kiện không phù hợp với quy định của pháp luật có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, do đó, việc rút ngắn thời hạn giải quyết khiếu nại trong trường hợp trả lại đơn khởi kiện có ý nghĩa rất quan trọng trong việc vệ quyên và lợi ich hợp pháp của đương sự.

Người khởi kiện có quyền khiếu nại Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện trong thời hạn 10 ngày (Điều 194 BLTTDS năm 2015) Ngay sau khi nhận được khiếu nại của đương sự về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phải phân công một Tham phán khác xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị Trong thời hạn 05 ngày làm việc, ké từ ngày được phân công, Thâm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị dé ra một trong hai quyết định: Giữa nguyên việc trả lại đơn khởi kiện hoặc Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đề tiến hành thụ lý vụ án (khoản 4 Điều 194 BLTTDS năm 2015) [5].

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trả lời khiếu nại, người khởi kiện không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyên tiếp tục khiếu nại với Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp xem xét, giải quyết Trong thời hạn 10 ngày, ké từ ngày nhận được khiếu nại của đương sự về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp phải ra một trong hai quyết định sau: Git nguyên việc trả lại đơn khởi kiện hoặc Yêu cau Tòa án cấp sơ thấm nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo dé tiến hành việc thụ ly vụ án(Khoản 6 Điều 194 BLTTDS năm 2015) [5].

Trường hop, đương sự vẫn tiếp tục không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn của Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, đương sự vẫn có quyền khiếu lại lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao theo quy định của pháp luật dé yêu cầu giải quyết Quyết định của Chánh án trong trường hợp này sẽ là quyết định cuối cùng (khoản 7 Điều 194 BLTTDS năm 2015).

Việc pháp luật quy định một cách chặt chẽ với hành vi trả lại đơn khởi kiện góp phần hạn chế việc tùy tiện trả lại đơn khởi kiện của Tòa án, đồng thời dam bảo tốt quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện.

Với việc quy định cho đương sự được thực hiện quyền nảy trong tô tụng dân sự đã giúp đương sự có điều kiện thuận lợi bảo vệ quyền, lợi ich hợp pháp của mình trước Tòa án cũng như khắc phục, sửa chữa được những sai lầm, vi phạm pháp luật của Tòa án trong việc giải quyết vụ án.

Quyên tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án là một nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt trong quá trình tố tụng nói chung và quá trình xét xử sơ thâm nói riêng Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là một hệ thống quyền tố tụng cho phép đương sự được lựa chọn các phương thức bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp một cách phù hợp và phải được các chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng tôn trọng và bảo đảm thực hiện, đặc biệt là đối với Tòa án Những quyền này cũng đặt ra trách nhiệm cho Tòa án phải đảm bảo để đương sự được thực hiện quyền tự định đoạt trên thực tế Quyền tự định đoạt của đương sự trong tô tụng dân sự đã được BLTTDS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật này quy định tương đối đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý bảo đảm thực hiện quyền này của đương sự trên thực tế Theo đó, quyền tự định đoạt của đương trong giai đoạn xét xử sơ thấm được biểu hiện bởi việc đương sự có quyền khởi kiện vụ án dân sự, , đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; có quyền thay đôi, bé sung, rút một phần hoặc toản bộ yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; có quyền thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự; có quyền khiếu nại quyết định của Tòa án Với việc ghi nhận quyền tư định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự bằng việc quy định một hệ thống các quyên tố tụng như đã nêu trên, pháp luật tố tung dân sự đã góp phan tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự thực hiện tốt việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

THUC TIEN THỰC HIEN PHAP LUAT VE QUYEN TỰ ĐỊNH ĐOẠT

CUA DUONG SU TRONG GIAI DOAN XET XU SO THAM VU AN

DAN SU VA MOT SO KIEN NGHI

3.1 Thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền tự định đoạt của đương sự trong giai đoạn xét xử sơ thâm ở Việt Nam

3.1.1 Những kết quả đạt được

Tòa án với chức năng là cơ quan xét xử của Nhà nước Việt Nam thực hiện quyền tư pháp, Tòa án đang nỗ lực từng ngày trong việc bảo vệ công lý,bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ich hợp pháp của tô chức, cá nhân bằng hoạt động của mình Trong hoạt động tố tụng dân sự nói chung và quá trình xét xử sơ thẩm nói riêng, các Tòa án trên phạm vi cả nước về cơ bản đã các phán quyết trên cơ sở xem xét khách quan, toàn diện các tình tiết, sự kiện có liên quan, tuân thủ đúng quy định của pháp luật, kịp thời bảo đảm và bảo vệ quyền tự định đoạt của các đương sự, bảo vệ các lợi ích dân sự của Nhà nước và của cộng dong Trong báo cáo tổng kết công tac, ngành Tòa án luôn đặt việc nâng cao chất lượng xét xử là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu cần phải thực hiện. Đồng thời, việc BLTTDS năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25/11/2015 và có hiệu lực từ ngày

01/07/2016 đã khắc phục những bat cập, hạn chế của những quy định trước đó; mở rộng va tao điều kiện cho đương sự thực hiện tốt hơn quyền tự định đoạt của mình trong quá trình giải quyết vụ án dan sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của mình Trong những năm qua, những quy định về quyền tự định đoạt trong tố tụng dân sự nói chung và giai đoạn xét xử sơ thâm nói riêng về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn và đảm bảo được thực thi trên thực tế.

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp số lượng vụ án đã thụ lý, giải quyết và hòa giải thành trên phạm vi cả nước từ năm 2018 đến năm 2022 [44] - Luận văn thạc sĩ luật học: Quyền tự định đoạt của đương sự trong giai đoạt xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp số lượng vụ án đã thụ lý, giải quyết và hòa giải thành trên phạm vi cả nước từ năm 2018 đến năm 2022 [44] (Trang 60)
Bảng 3.2. Bang tổng hop số lượng vu án dân sự sơ thẩm đã thụ lý, giải quyết và hòa giải thành trên phạm vi tỉnh Hoa Bình từ năm 2018 đến năm 2022 [42] - Luận văn thạc sĩ luật học: Quyền tự định đoạt của đương sự trong giai đoạt xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
Bảng 3.2. Bang tổng hop số lượng vu án dân sự sơ thẩm đã thụ lý, giải quyết và hòa giải thành trên phạm vi tỉnh Hoa Bình từ năm 2018 đến năm 2022 [42] (Trang 62)
Bảng 3.3. Bang tổng hợp số lượng vụ án bị hủy, sửa do nguyên đơn rút yêu cau khởi kiện hoặc do các bên đương sự tự nguyện thỏa thuận trên phạm vi - Luận văn thạc sĩ luật học: Quyền tự định đoạt của đương sự trong giai đoạt xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
Bảng 3.3. Bang tổng hợp số lượng vụ án bị hủy, sửa do nguyên đơn rút yêu cau khởi kiện hoặc do các bên đương sự tự nguyện thỏa thuận trên phạm vi (Trang 63)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w