1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Quyền tự định đoạt của đương sự trong giai đoạn phúc thẩm vụ án dân sự

114 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền tự định đoạt của đương sự trong giai đoạn phúc thẩm vụ án dân sự
Tác giả Đồng Văn Vương
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hồng Nam
Trường học Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 26,17 MB

Nội dung

Chính vì những bat cập trên, tác giả đã chon đề tai" Quyên tự định đoạt của đương sự trong giai đoạn phúc thẩm vụ án dân sự” làm luận văn Thạc sĩ luật học của mình với mong muốn góp phần

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

DONG VĂN VƯƠNG

QUYEN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CUA DUONG SỰ

TRONG GIAI DOAN PHÚC THAM VỤ ÁN DÂN SỰ

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

ĐÔNG VĂN VƯƠNG

QUYEN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CUA DUONG SỰ

TRONG GIAI DOAN PHÚC THAM VU AN DAN SỰ

Chuyên ngành : Luật Dan sự va Tố tụng dân sự

Mã số : 8380101.04

NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌC: TS NGUYEN HONG NAM

HÀ NOI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ nay do chính tôi thực hiện Luận vănnày được chính tôi tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn HồngNam Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, theoyêu cầu của một luận văn khoa học Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tínhchính xác và trung thực của luận văn thạc sĩ này.

Tác giả luận văn

Đồng Văn Vương

Trang 4

LOI CAM ON

Luận van này được hoản thành với sự giúp đỡ quý báu của Ban Giám

Hiệu, Phong dao tạo sau Dai học va các thầy, các cô Giảng viên Trường Đại

học Luật — Dai Hoc Quéc Gia Ha Nội trong quãng thời gian em hoc tap tai

trường, va đặc biệt là sự hướng dan trực tiếp, tận tình của Giảng viên hướng dẫn, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Nam Nếu không có sự giúp đỡ trên, tác giả không thé hoàn thành luận văn này đạt theo yêu cầu của một luận văn thạc sĩ.

Mặc dù vậy, bản thân tác giả đã cé gắng và nỗ lực, nhưng do nhận thứccủa bản thân còn hạn chế cho nên luận văn này không thể tránh khỏi việc cónhiều thiếu sót Tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp thêm ý kiến hoàn

thiện trong tương lai, luận văn nay được viết ra để hướng đến một mục đích duy nhất, đó là góp phần nhỏ về lĩnh vực luật pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền nói chung và hệ thống pháp luật nói riêng ngày thiết thực và hoàn thiện

hon Mọi trao đôi và ý kiến góp ý có thé được gửi về cho tác giả theo địa chỉ

email: namvuong @ gmail.com.

Em xin chan thanh cam on !

Ha Nội, ngày tháng 12 năm 2023

Tác giả luận văn

DONG VĂN VƯƠNG

ii

Trang 5

LOI CAM DOAN - óc: 22vt 222 tt HE tre i LOI CAM ON o eececssssessssssesessnsecessnsceessnseecsnnscessnnseessnsseesunseeesnnseessuneeesnnesesnnneeesnnneeee ii DANH MỤC TU VIET TAT ccccccccsssscsesscsececsececsececsecsesecseseceesucsesecsesacstsasaneacaneaeaees V

ÿ090210007 |

1 Tinh cấp thiết nghiên cứu dé tài - |

2 Tình hình nghiên cứu - 4

3 Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu dé tải - 6

5 Pham vi nghiên cwtu. - 8

6 Tính mới và những đóng góp của dé tài - 9

CHUONG €5iiiaiầầẳẳđiaẳđaiẳiđaiẳdđdẢẢảÚ 11

NHUNG VAN DE LY LUAN CHUNG VE QUYEN TU DINH DOAT CUA DUONG SU TRONG GIAI DOAN PHÚC THÂM VU ÁN DAN SỰ 11

1.1 Cac van dé ly luận cơ ban của quyền tự định đoạt của đương sự trong việc giải quyết vụ án dan sự - II 1.1.1 Khải niệm quyên tự định đoạt của AWONY Sự .- s«cSSccSSssseesseeese Il 1.1.2 Dac diém quyén tự định đoạt của AWONY SUL vescesccescssceeereceseceneeeseeeneeeseeeeees 17 1.1.3 Ý nghĩa quyền tự định đoạt của đương sự - 20

1.2 Cơ sở của việc ghi nhận quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự tại giai đoạn phúc thấm -~ -~ =-~===================================~===>==~~ 23 IJZN sang nan nốốẦ 23

50211 an ốn 27

.430009/.909:1019)c0011 35

9:i09)60 5 38

QUY ĐỊNH PHÁP LUAT TO TUNG DAN SỰ HIỆN HANH VÀ THỰC TE ÁP DỤNG QUYEN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CUA DUONG SỰ TRONG GIẢI QUYET VU ÁN DAN SỰ CUA TOA ÁN TẠI GIAI DOAN PHÚC THÂM 38

11

Trang 6

2.1 Trước khi mở phiên tòa phúc thâm -~ ~~ =~~===========================~=r 38

2.1.1 Giai đoạn khang cáo, kháng nghị DAN GN s55 5S ‡+svssexsexs 382.1.2 Giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc 7E 58

2.2 Tại phiên tòa phúc thâm - 59

KET LUẬN CHƯNG 2 - ¿St +tSEt+EEEESEEEESEEEESEEEESEEEESEEEESEEEEEEEEESELEkrrkrkrrr 68

CHUONG 6E 1 71

THUC TIEN THUC HIỆN QUYEN TỰ ĐỊNH DOAT TRONG GIẢI QUYẾT

VU AN DAN SU VA MOT SO KIEN NGHI NHAM HOAN THIEN PHAP

LUAT TAI GIAI DOAN PHÚC THAM ccssssssssssessesssescessneecessneecessnieeesneeeesnnsees 71 3.1 Thực tiễn thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án

dân sự ở Việt Nam -~ ===~~=============~=======z=======~===============~=====~r 71

3.1.1 Những kết quả dat đẪWỢC 5-5-5 5< SE E2 EEEEE1E1121121121 1111111 71 3.1.2 Những vướng mắc ton tại, hạn CHE ceececccccscsscsscesvesseseesessessesseseesesseesesssseeseeses 77 3.2 Xây dựng va hoàn thiện pháp luật quyền tự định đoạt của đương sự trong

giải quyết VADS tại giai đoạn phúc thâm - 80KET LUAN 19›i0/9)/e 1a 88KET LUAN na 91

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO w ccsssesssesssesssesssessssesssssssesssesssessseesseesseen 95

iv

Trang 7

DANH MỤC TU VIET TAT

TU VIET TAT TEN DAY DU

BLDS Bộ luật dân sự

BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự

TANDTC Tòa án nhân dân tối caoTANDCC Tòa án nhân dân cấp caoTTDS Tố tụng dân sự

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, nền kinh tếngày càng phát triển, sự biến động của xã hội cũng thường xuyên thay đổi,

việc xây dựng hệ thống pháp luật còn tiếp tục phải hoàn thiện dé điều chỉnh

các quan hệ xã hội Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đặt ra nhiệm vụ trọng

tâm là: xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa, trong đó vấn đề cải cách tư pháp luôn được quan tâm đặc biệt Đề thực hiện thành công Nghị quyết của Đảng, đòi hỏi phải đây mạnh cải cách tư pháp, phát huy

những thành quả đạt được, khắc phục những hạn chế, khó khăn, bất cap, xây

dựng nền tư pháp nước nhà, tương đồng với trình độ chung của thế giới Đây

là con đường tất yếu để đạt được các mục tiêu, yêu cầu của Đảng và đáp ứng

sự mong đợi của nhân dân, hướng tới xây dựng nén tư pháp ngày càng chuyên

nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc,

phục vụ nhân dân.

Van đề quyền con người cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta đãnhấn mạnh trong tuyên ngôn độc lập về quyền bình dang là quyền tự nhiên

của xã hội loài người “Tat cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đăng” Một

xã hội được coi là dân chủ, tốt đẹp ở đó đương nhiên phải có quyền bình

đăng, Bác Hồ đã trích dẫn một câu trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ dé

mở đầu cho Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa nay lànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để khăng định một cách đanhthép quyền bình đăng là quyền tự nhiên và do đó không có bất cứ thế lực nào

có quyền xâm phạm Nói rộng là các dân tộc có quyền tự quyết, tự quyết định

Trang 9

vận mệnh dân tộc, quyền tự định đoạt, nói hẹp hơn là mỗi cá nhân đều có

quyên tự định đoạt quyền cá nhân mình

Với tình hình thế giới hiện nay có nhiều biến động, từ khi Việt Nam gia nhập tô chức Thương mại thế giới WTO, đi cùng với nó cũng có rất nhiều

hiệp ước song phương và đa phương được ký kết, Đảng ta với nỗ lực của nhà

nước pháp quyền, nhà nước " do dân và vì dân" đã một lần nữa khăng định quyền quyết thuộc về nhân dân Tại Điều 3 Hiến pháp nhà nước Việt Nam hiện hành cũng nêu rõ “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyên làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyển con người, quyên công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công

bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều

kiện phát triển toàn diện ”

Ngay từ tuyên ngôn độc lập năm 1945, nhà nước ta đã xây dựng thể

chế, cơ chế bảo đảm quyền con người là một trong những mục tiêu hàng đầucủa xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bảo đảmquyên con người mà trước hết là các quyền cơ ban cho mọi người dân phảiđược thé hiện ngay trong đời sống dân sự hằng ngày và trong các hoạt độngcủa Nhà nước, trong đó có hoạt động tư pháp Nhà nước ta đã giao nhiệm vụ

cho Tòa án, nhiệm vụ này được quy định tại khoản 3 Điều 102 Hiến pháp 2013 “Hoat động tu pháp phải có trọng trách bảo vệ công lý, bảo

VỆ quyển con người, quyền công dân bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệlợi ích của Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá

nhân ” Đây cũng là quan điểm của Dang và nhà nước ta.

Có thể nói, theo Luật tố tụng dân sự, quyền tự định đoạt của đương sự

là nguyên tắc quan trọng nhất, nó xuyên suốt từ thời kỳ Luật La Mã cô đại, datồn tại va phát triển qua nhiều cấp độ cho đến ngày nay, nó chi phối toàn bộ

Trang 10

các quy định về tố tụng dân sự của các quốc gia Day là những nhóm quyềnđặc biệt quan trọng và không thể thiếu được của của các đương sự khi bảo vệquyền va lợi ích hợp pháp của mình Dé bảo đảm quyền tự định đoạt củađương sự trong tố tụng dân sự đòi hỏi phải có hệ thống các cách thức, biệnpháp từ phía đương sự và từ phía các chủ thé tố tụng khác như: Tòa án, Viện

kiểm sát và các cá nhân, cơ quan, tô chức khác tham gia tố tụng là người làm

chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá Người tham gia

tố tụng và người tiến hành tố tụng, phải luôn tôn trọng quyền cá nhân, quyềnđịnh đoạt của đương sự, khi đương sự thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụcủa mình và luôn phải bảo vệ quyền định đoạt theo pháp luật TTDS quy định

Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam qua các thời kỳ đều có kế thừa và

chỉnh lý, khắc phục những điểm yếu, những thiếu sót của bộ luật cũ nhằm hoàn thiện về nội dung lẫn hình thức, Bộ luật mới nhất là Bộ luật tố tụng dân

sự 2015, đã kế thừa và lap các khoảng trống của bộ luật tố tụng dân sự thời kỳtrước Đảm bảo quyền định đoạt của đương sự luôn được pháp luật bảo vệ

một cách 6n định và xuyên suốt quá trình xây dựng luật Bộ luật nay đã quy định tương đối day đủ các van đề TTDS như các nguyên tắc của luật TTDS, chứng cứ và chứng minh, thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân, thủ tục

giải quyết vụ việc dân sự, BLTTDS 2015 là công cụ pháp lý quan trọng chocác cá nhân, cơ quan, tô chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án,bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được đúng đắn, tuy nhiên, cónhiều vấn đề xét xử tại phiên tòa sơ thâm vẫn chưa giải quyết triệt để dẫn đến

nhiều vụ án bị kháng cáo, kháng nghị, là tiền đề để giải quyết tại giai đoạn

phúc thâm vụ án.

Khi Bộ luật TTDS được hoàn thiện sửa đổi để đáp ứng theo tình hình

mới của dat nước, nhưng van khó tránh khỏi những hạn chê nhât định, một sô

Trang 11

quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành quyền tự định đoạt củađương sự đã bộc lộ những bất cập, hạn chế như: quy định một số quyền tựđịnh đoạt của đương sự vẫn còn chưa phù hợp với điều kiện thực tế, còn thiếu

các quy định dé các cơ quan, tô chức tham gia hoạt động hỗ trợ thực hiện

quyền tự định đoạt; chưa cụ thê hóa các quy định dé xác định trách nhiệm va

xử lý trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tô chức không bảo đảm quyền tự

định đoạt của đương sự Do đó, cần phải nghiên cứu toàn diện dé có thé

hoàn thiện pháp luật về van dé này.

Chính vì những bat cập trên, tác giả đã chon đề tai" Quyên tự định đoạt của đương sự trong giai đoạn phúc thẩm vụ án dân sự” làm luận văn Thạc sĩ

luật học của mình với mong muốn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luậncũng như thực tiễn quyền tự định đoạt của đương sự tại giai đoạn phúc thầm.Tác giả nghiên cứu lý thuyết cũng như thực tiễn áp dụng, trên cơ sở đó làm rõ

cơ sở lý luận và những quy định của pháp luật TTDS Việt Nam hiện hànhquyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự tại giai đoạn phúc thâm,

đây là việc làm cần thiết và thực tiễn và có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của các đương sự, các chủ thé trong quan hệ dân sự

và góp phần ồn định trật tự xã hội Đồng thời đưa ra các ý kiến đề xuất nhằm

hoàn thiện quyền tự định đoạt của đương sự nhằm hoàn thiện Bộ luật tố tụng

dân sự Việt Nam hiện nay.

2 Tình hình nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu" Quyển tự định đoạt của đương sự trong giai đoạn

phúc thẩm vu án dân sự " Từ khi BLTTDS năm 2015 ra đời và kế thừa bổsung BLTTDS 2004 và các văn ban thời kỳ trước, cho đến thời điểm hiện tại

thì chưa có một công trình nghiên cứu "Quyển tự định đoạt của đương sự

trong giai đoạn phúc thâm vụ án dân sự” mà chỉ có một sô công trình nghiên

Trang 12

cứu Nguyên tắc quyền tự định đoạt và Cơ chế bảo đảm quyền tự định đoạtcủa đương sự trong tổ tụng dân sự tập trung ở giai đoạn sơ thẩm vụ án dân sự.

- Luận văn thạc sĩ luật học “ Quyền tự định đoạt của đương sự theo quy

định của BLTTDS Việt Nam năm 2004" tác giả Nguyễn Phương Hạnh, Khoa

Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011 nay là ĐH Luật

-ĐHQGHN

- Luận văn thạc sĩ luật học: “Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương

sự trong TTDS Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Tuyết, Trường Đại họcLuật Hà Nội năm 2011, nay là ĐH Luật - DHQGHN

- Luận văn thạc sĩ luật học “Hòa giải vụ án dân sự và thực tiễn thực

hiện tại tỉnh Điện Biên” của tác giả Hà Thị Thanh Thủy, Trường Đại học Luật

Trang 13

- Dé tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Cơ chế bảo đảm quyền tự địnhđoạt của đương sự trong tố tụng dân sự đáp ứng tiến trình cải cách tư pháp ởViệt Nam”, chủ nhiệm đề tài TS.Nguyễn Triều Dương, chủ trì thực hiệnTrường Đại học Luật Hà Nội năm 2015.

Các tài liệu, bài viết liệt kê trên có đề cập đến những vấn đề khác nhau

có liên quan đến nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS.

Tuy nhiên, hầu hết các bài viết chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá các quy

định của BLTTDS 2004 và chưa đánh giá sâu BLTTDS 2015, thông tin chi

tập trung quyền của đương sự tại giai đoạn sơ thẩm vụ án dân sự

Bằng sự nỗ lực của tác giả và tìm kiếm qua các phương tiện thông tin

đại chúng cũng như cơ sở dữ liệu thư viện điện tử Dai học Quốc Gia Hà Nội,cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học pháp lý, luận văn Thạc sĩ nàonghiên cứu một cách tập trung, đầy đủ "Quyên tự định đoạt của đương sựtrong giai đoạn phúc thẩm vu án dan sự" theo quy định của BLTTDS 2015

Tác giả đã lựa chọn đề tài này là công trình có tính lý luận cao và tính cấp thiết, đề này là công trình nghiên cứu mang tính chất chuyên sâu ở cấp độ thạc sĩ, nội dung này ké từ khi có BLTTDS ra đời.

3 Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài luận văn này là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về nội dung "Quyển tự định đoạt của đương sự trong giai đoạn phúc thẩm vụ án dân su" Với mục tiêu đó đó nhằm phát hiện những vướng mắc, những khó khăn

và bat cập trong các quy định pháp luật tố tung dân sự Việt Nam trong quá

trình nghiên cứu cũng thực tiễn thực hiện, dé từ đó nhằm đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định của

Trang 14

pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam "Quyền tự định đoạt cua đương sự trong

giai đoạn phúc thâm vụ án dân sự”.

Dé việc nghiên cứu đạt được theo mục đích đã đê ra thì việc nghiên cứu

này phải hoàn thành những nhiệm vụ như sau:

- Thứ nhất: Nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về Quyền tự định đoạt

của đương sự, trọng tâm nghiên cứu chuyên sâu tại giai đoạn xét xử phúcthâm vụ án dân sự theo Bộ luật tố tung dân sự 2015

- Thứ hai: Nêu ra các vấn đề thực trạng hiện nay và phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện quyền định đoạt của

đương sự tại giai đoạn phúc thẩm theo các quy định của pháp luật tố tụng dân

sự Việt Nam hiện nay.

- Thứ ba: Kiến nghị nhằm hoàn thiện việc thực hiện quyền tự định đoạt

của đương sự tại giai đoạn phúc thầm trong vụ án dân sự

4 Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu là " Quyền mm Quyền tự định đoạt" trên cơ sở

làm rõ các vấn đề " Quyền tự định đoạt của đương sự trong giai đoạn phúc

thâm vụ án dân sự " băng phương pháp nghiên cứu toàn diện có tính hệ thong

quyén tự định đoạt của đương sự trong giai đoạn phúc thẩm vụ án dân sự

trong xu thế hoạt động cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.

Phát hiện và làm rõ được các vấn đề lý luận cơ bản quyền tự định đoạt

của đương sự trong giai đoạn phúc thâm vụ án dân sự theo BLTTDS, qua đó

đánh giá được thực tiễn áp dụng các quy định BLTTDS 2015 khi vận dụng

thực hiện Quyền tự định đoạt của đương sự tại cấp phúc thẩm vụ án dân sự.

Trang 15

5 Phạm vi nghiên cứu.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài " quyền tự định đoạt của đương su", tác

gia tập trung sâu vào giai đoạn phúc thầm vụ án dân sự theo các quy định củaBLTTDS 2015 và đưa ra một số so sánh với Bộ luật Tố tụng dân sự thời kỳ

trước Theo quy định tại Điều 293 [20] "Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phân của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị” Tòa án nhân dân cấp phúc thâm không xem xét các nội dung không có kháng cáo, kháng nghị Điều này nhằm tôn trọng quyền định đoạt của các bên

đương sự.

Phạm vi nghiên cứu bằng những vấn dé lý luận cơ ban của quyền tự

định đoạt của đương sự tại giai đoạn phúc thâm vụ án dân sự với những chủ

thé liên quan, Tòa án sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm, vai trò của VKS, các

đơn vị tô chức và cá nhân liên quan theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sựnăm 2015, các nội dung cụ thể như quyền tự định đoạt của đương sự trongviệc kháng cáo, kháng nghị, thay đổi, bố sung, khiếu nại, rút yêu cầu khởikiện, các quyền định đoạt khác của đương sự theo BUTTDS 2015

Có thé nói, quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là

nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình tố tung ở giai đoạn khác nhau của tố tụng dân sự Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ luật học, tác giả tập trung nghiên cứu phạm vi của đề tài là các vẫn đề lý luận và thực tiễn áp dụng thực hiện " Quyên tự định đoạt của đương sự trong giai đoạn phúc thẩm vụ

án dân sự" tại Tòa án ở cấp phúc thấm theo quy định của pháp luật TTDS

Việt Nam hiện hành.

Trang 16

6 Tính mới và những đóng góp của đề tài.

Luận văn là công trình nghiên cứu có tính hệ thống đầy đủ và chuyên

sâu những vấn đề liên quan đến Quyền tự định đoạt của đương sự trong giaiđoạn phúc thẩm vụ án dân sự theo quy định của pháp luật TTDS Việt Nam

hiện hành là tài liệu tham khảo hữu ích trong các trường đào tạo chuyên

ngành luật, cung cấp thêm thông tin cho học sinh, sinh viên, người nghiên cứu khoa học, người đang công tác, hoạt động trong lĩnh vực tư pháp Những đề xuất, kiến nghị của luận văn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình lập pháp và áp dụng Quyền tự định đoạt của đương sự trong giai đoạn phúc

thầm vụ án dân sự trên thực tiễn.

Từ những nghiên cứu này, luận văn làm sáng rõ những hạn chế, bat cập của các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành quyền tự định đoạt của đương

sự trong giai đoạn phúc thâm vụ án dân sự, qua đó đề xuất giải quyết những vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định Quyền tự định đoạt của đương sự trong giai đoạn phúc tham vụ án dân sự trong thực tiễn xét xử.

Đồng thời, luận văn đưa ra những luận giải cụ thể nguyên nhân của nhữngvướng mặc, bât cập đó.

Thực tế nhìn nhận, đây là đề tài mới, đề tài này đã áp dụng các những quy định mới phù hợp với sự phát triển của các quan hệ xã hội ở nước ta

we

trong giai đoạn hiện nay Qua đó việc nghiên cứu ""Quyén ứ định đoạt của đương sự trong giai đoạn phúc thẩm vụ án dân sự " một cách đây đủ, có hệ thống, từ lý luận đến thực tiễn Có thé nói đây công trình đầu tiên của cả nước

nói chung và Khoa Luật dân sự, Trường Dai học Luật — Dai học Quốc Gia Hà

Nội nói riêng.

Hy vọng, những kết quả đạt được sẽ là tài liệu phục vụ cho việc nghiên

cứu, giảng dạy và học tập ở các Trường Đại học có ngành luật, chuyên ngành

Trang 17

Luật dân sự và tố tụng dân sự, là tài liệu tham khảo giúp cho các cơ quan Nhànước có thâm quyên trong việc giải quyết các vụ án dân sự tại giai đoạn phúcthâm Tác giả luôn hi vọng Luận văn này cũng sẽ là một phần đóng góp nhỏcủa tác giả vào việc nghiên cứu, tuyên truyền và nâng cao hiểu biết pháp luật,

ý thức áp dụng pháp luật trong cán bộ và nhân dân.

10

Trang 18

CHƯƠNG 1

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE QUYEN TỰ ĐỊNH ĐOẠT

CUA DUONG SU TRONG GIAI DOAN PHUC THAM VU AN DAN SU

1.1 Các van đề lý luận co ban của quyền tự định đoạt của đương sự

trong việc giải quyết vụ án dân sự.

1.1.1 Khái niệm quyền tự định đoạt của đương sự

Theo pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành, quyền tự định đoạt của đương sự là nhóm quyên tố tụng của đương sự trong việc tự quyết định việc bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của mình thông qua thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa án và quyên tự quyết định về quyên, lợi ích đó thông qua việc thỏa thuận

với các đương sự khác Xã hội là một hệ thông với các mối quan hệ đa dạng

và phức tạp, các chủ thé trong xã hội luôn có các quyền và nghĩa vụ đi kèm

đó là lợi ích của chủ thể đan xen Khi các chủ thê tham gia vào các quan hệ xã

hội phải thực hiện đúng các và nghĩa vụ theo pháp luật Các chủ thể có quyền,

lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định dé bảo vệ quyên, lợi ích đó như yêu cầu người có hành vi trái pháp luật cham dứt hành vi trái pháp luật, yêu cầu Tòa án hoặc co quan nha nước

có thâm quyền khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ Các vụ việc phát

sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thươngmại và lao động do Tòa án giải quyết được gọi là vụ việc dân sự Trong đó,đối với những việc có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên được gọi

là vụ án dân sự; đối với những việc không có tranh chấp về quyền và nghĩa

vụ giữa các bên được gọi là việc dân sự.

Đương sự trong vụ án dân sự có những quyên định đoạt như sau: Quyên tựđịnh đoạt, quyền tự quyết, quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án

và cơ quan chức năng có có thâm quyên giải quyét vụ việc dân sự, quyên thay

11

Trang 19

đôi, bô sung, yêu câu châm dut, thỏa thuận về việc giải quyết vụ việc dân sự, quyên quyết định việc kháng cáo hay khiêu nại bản án quyêt định cua Tòa án

để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Quyền tự định đoạt được thể hiện xuyên suốt quá trình tố tụng, từ khicác chủ thể thực hiện việc khởi kiện vụ án dân sự cho đến các giai đoạn tiếp

theo của quá trình tố tụng, khi các đương sự thực hiện việc thay đôi, sửa đối,

bồ sung, rút yêu cầu nội dung kháng cáo, thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, tự

thỏa thuận, thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự Hơn nữa, Tòa án với tư

cách là cơ quan xét xử phải đảm bảo cho các đương sự được thực hiện các

quyền tổ tụng của họ.

Sở dĩ cần thiết phải quy định nguyên tắc này, bởi lẽ dựa trên bản chất của quan hệ pháp luật dân sự là tự do, tự nguyện cam kết và thỏa thuận hay cham dứt các quyền Các mối quan hệ dân sự là các quan hệ tư, quan hệ tư

nhân, tư hữu, tự quyết định các nội dung là những quyên, nghĩa vụ quyềnnhân thân và quyền tài san Do đó, ý chí của các chủ thé luôn phải được tôntrọng và dam bảo quyền và nghĩa vụ thực hiện, các chủ thé có quyền tự địnhđoạt, quyền tự quyết định quyền, lợi ích hợp pháp của mình Hơn nữa, việcquy định nguyên tắc này sẽ bảo đảm sự tương thích giữa pháp luật tố tụng dân

sự và pháp luật dân sự Có thê thấy răng, giữa pháp luật nội dung và pháp luật hình thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, các

nguyên tắc cơ bản của tô tung dân sự phải tương thích với các nguyên tắc cơ

bản của pháp luật dân sự Pháp luật dân sự đã ghi nhận nội dung các quyền

định đoạt của chủ thé, đây là cơ sở pháp lý quan trong dé các chủ thể có thểthực hiện được quyền của mình cũng như là cơ sở dé bảo vệ khi các quyền đó

bị xâm phạm, chống lại các quyền khác xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp

pháp của mình Tuy nhiên, nếu không có một trình tự, thủ tục cụ thé dé bảo vệ

12

Trang 20

quyên lợi hợp pháp đó thì rất khó có thé đảm bảo thực hiện các quyền đó trên

thực tế Chính vì vậy, pháp luật tố tụng dân sự với tư cách là pháp luật hìnhthức, ghi nhận trình tự thủ tục dé các chủ thể có thé bảo vệ được quyền lợi

hợp pháp của mình.

Trong các chế độ xã hội cô đại, khái niệm quyền con người chưa được nghiên cứu sâu, còn sơ khai [93] Trong tài liệu về Cyrus vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, Cyrus Đại đế đã tuyên bố trả tự do cho tất cả những người Do Thái bị bắt làm phu tù ở Babylon dé họ có thé trở về quê hương của mình Những ý tưởng quyền cá nhân nhanh chóng lan sang các nước láng giềng của Lưỡng Hà ở châu Âu, bao gồm cả Hy Lạp và La Mã Có tài liệu

cho rằng quyền tự nhiên, nó bắt nguồn từ học thuyết quy luật tự nhiên ra đờisau sự kết hợp giữa văn hóa triết học Hy Lạp cô đại với văn hóa phươngĐông, tức là được truyền lại từ châu A vào trong tư tưởng pháp lý và chính trịphương Tây Vào thé kỷ 17 và 18, Grotius và Spinoza ở Ha Lan, Hobbes và

John Locke ở Anh, Voltaire, Diderot và Montesquieu ở Pháp, va Rousseau ở

Thuy Si, đã kế thừa va thúc day quyền, xây dựng những bước phát triển quan trọng về tư tưởng quyền cá nhân của con người Hiện nay quyền tự nhiên thường được hiểu là quyền sống, quyền bình đăng, những quyền mà

con người sinh ra được hưởng, tại nhiều quốc gia vai trò của Hiến pháp chỉ làphương tiện bảo vệ và thực hiện quyền con người Trong lịch sử, cũng đã cónhững tiền lệ về việc phủ nhận quyền Con người bằng luật xác thực, chănghạn như chế độ phát xít, tiêu biểu Đức Quốc Xã cung cấp các biện pháp pháp

lý cho tội ác diệt chủng của chúng, tước bỏ quyền tự do, hạnh phúc và quyền

sở hữu tài sản Với ngôn ngữ pháp lý "quyén” là khái niệm khoa học pháp lý

có thê được hiểu dùng đề chỉ những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo

13

Trang 21

quyên và nghĩa vụ thực hiện đôi với cá nhân, tô chức đê theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi không bị bị tước đoạt.

Ngay từ thời La Mã và Athens cô dai, do sự phát triển của kinh tế hànghóa Luật La Mã cô đại đã quy định các nguyên tắc tự chủ của tư nhân cácquyền tự chủ [94] “ Quyền định đoạt ” đã xuất hiện trong tố tụng dân sự Sự

nảy mam của Luật Athens đã từng quy định " vụ kiện tư có thể do mình trực tiếp khởi kiện " đương sự có quyền đình chỉ vụ kiện tư, quy định nguyên đơn khởi kiện riêng, trong quá trình xét xử các bên có thể tranh luận và bảo vệ

quyên lợi của mình đây đủ tại Tòa án

Năm 1806, Bộ luật tố tụng dân sự Pháp lần đầu tiên xác lập nguyên tắc

quyền định đoạt trong hệ thống tố tụng dân sự hiện dai [95], nguyên nghĩa của nguyên tắc định đoạt là quy trình tố tụng của vụ kiện phải do các bên tức là đương sự kiểm soát, có quyền khởi kiện, thúc đây vụ kiện, từ bỏ vụ kiện và

đồng ý với các yêu sách của bên kia Do khẩu hiệu “ nhà nước can thiệp tốithiểu ” trong luật tô tụng dân sự, một câu ngạn ngữ Pháp có nói về quyền tựđịnh đoạt, " Ở đất nước này, đương sự là người làm chủ tổ tụng” với câu nóitrên đã thể hiện rõ tư cách của các bên trong tố tụng dân sự lúc bấy giờ Bộluật tố tụng dân sự của Pháp đủ để đại diện cho hệ thống luật dân sự viết "

Trừ khi luật có quy định khác, chỉ bên liên quan mới có thê khởi kiện Các

bên có quyền tự do dừng vụ kiện trước khi Tòa án xét xử" vụ án có thể chấmdứt theo quy định của pháp luật Do đó, quyền chủ động khởi kiện thuộc vềcác bên.

Trong thế kỷ 20, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đã được ra đời, đây

là văn kiện quốc tế đặt ra các quyền con người được Đại Hội đồng Liên HợpQuốc thông qua vào ngày 10 tháng 12 năm 1948 ở Cung Chaillot tai Paris,

Pháp " Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 đã khang định các

14

Trang 22

quyên con người là các quyên tự nhiên, vôn có và không thê chuyên nhượng

"

của các cá nhân" Theo Điều 17 của bản tuyên ngôn " Ai cũng có quyền sởhữu, hoặc riêng tư hoặc hin hiệp với người khác; không ai có thé bị tước đoạttài sản một cách độc đoán” Quyền định đoạt được đầy đủ nó phải gan liénvới quyền sở hữu tư nhân, có thé thấy sở hữu tư nhân hay quyền tư hữu là

thiêng liêng, rat đơn giản: đó là một trong những điều kiện cơ bản dé một cá nhân làm chủ mình và làm chủ cộng đồng Theo tuyên ngôn độc lập Hợp

chủng quốc gia Hoa Kỳ ( My) va Hiến pháp của hợp chủng quốc gia Hoa Kỳ

(1877) cũng thé hiện quyền của con người, quyền tự định đoạt “ Tat cả mọi

người déu sinh ra có quyền bình đăng Tạo hóa cho họ những quyên không ai

có thể xâm phạm được, trong những quyên ấy có quyên được sống, quyên tự

do và quyên mưu cau hạnh phúc ” Hién pháp nước Mỹ cũng đã ghi nhận rõ ràng, quyền của con người khi được sinh ra được quyền bình đăng, quyền được tự do, quyền được mưu cau hạnh phúc, nói rộng ra là quyền tự quyết,

quyền tự định đoạt của mình

Ngày nay có nhiều khái niệm của nhiều tác giả quyền tự định đoạt của đương sự Theo Tiến sĩ Nguyễn Bích Thảo, Đại học Luật - Đại học Quốc Gia

Hà Nội có đưa ra quan điểm [70] "quyền tự định đoạt của đương sự trong tố

tụng dân sự có thé hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa hẹp: “đó

là quyền tự quyết định quyền, lợi ích dân sự của các đương sự với tư cách làchủ thể của quan hệ pháp luật nội dung”

Theo PGS.TS Phạm Hữu Nghị lại có quan điểm [92] “Quyền tự định

đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là sự phản ảnh của quyền tự định đoạt

của các chủ thé trong mối quan hệ dân sự”.

Theo TS Nguyễn Công Bình - Đại học Luật Hà Nội có quan điểm [32]

“Quyền tự định đoạt của đương sự là quyền của đương sự trong việc tự quyết

15

Trang 23

định quyền, lợi ích của họ và sự lựa chọn các biện pháp pháp lý cần thiết để

bảo vệ quyên, lợi ích đó”.

Tra cứu từ điển tiếng việt từ Soha " định đoạt" là động từ, tra cứu Từ

điển Tiếng Việt có giải thích “định đoạt” được hiểu là “quyết định dứt khoát,

dựa vào quyền hành tuyệt đối của mình” [47] Theo Từ dién giải thích thuật

ngữ luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội, thì quyền tự định đoạt của

đương sự là “Quyền tố tụng dân sự của đương sự tự quyết định việc bảo vệ

quyên, lợi ích hợp pháp của họ tại Tòa án Trong t6 tụng dân sự, đương sự

có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án dân sự dé bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình; rút đơn khởi kiện, thay đôi yêu cầu khi khởi kiện; hòa giải với

đương sự phía bên kia” [48, tr.224] Khi nói đến khái niệm “quyền” thì nộihàm của nó đã bao hàm cả tính “tự định đoạt” của chủ thé có quyền, nhưng

không phải trong mọi trường hợp thuộc tính “ tự định đoạt ” cũng được phản

ánh đầy đủ trong phạm vi quyền tự định đoạt

Trên góc nhìn của các nhà nghiên cứu luật khác nhau, sẽ có nhiều quanđiểm khác nhau về khái niệm quyên tự định đoạt của đương sự trong tố tungdân sự nhưng có thé thấy điểm chung của quyền tự định đoạt của đương sựtrong tố tung dân sự đó là quyền chấm dứt, thay đối, thỏa thuận về quyền của

đương sự, tuy nhiên, quan niệm nội hàm khái niệm quyền tự định đoạt của

đương sự trong tố tụng dân sự còn bao gồm cả việc đương sự được tự quyếtđịnh các biện pháp tô tụng nhằm bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của mình tại

Tòa án như tự quyết định từ bỏ quyền, lợi ích hợp pháp trong việc thay đổi

yêu cau, hòa giải trong vụ việc dân sự Theo Điều 5 [20] đưa ra Quyền quyếtđịnh và tự định đoạt của đương sự

"1 Duong sự có quyên quyết định việc khởi kiện, yêu câu Tòa án cóthẩm quyển giải quyết vụ việc dân sự Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ

16

Trang 24

việc dan sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu câu của đương sự và chỉ giải

quyét trong pham vi don khoi kién, don yéu cau do.

2 Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyên cham

dứt, thay đổi yêu cầu cua mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự

nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã

hội "

1.1.2 Đặc điểm quyền tự định đoạt của đương sự.

Với những quan điểm khác nhau, tùy thuộc với các góc nhìn về luật củacác nhà nghiên cứu luật và từng quan niệm tố tụng dân sự khác nhau màphạm vi của quyền tự định đoạt của đương sự cũng được xác định khác nhau.Nếu tiếp cận việc nghiên cứu quyền tự định đoạt với quan niệm tổ tụng dân sự

chỉ là quá trình giải quyết vụ việc dân sự thì phạm vi quyền tự định đoạt của đương sự là các quyền tổ tụng thé hiện quyền tự quyết của đương sự trong vu

án dân sự và trong việc dân sự.

Bản chất của Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự được thê hiện ở những mặt sau:

Thứ nhất, quyền tự định đoạt của đương sự là các quyền được quy địnhtrong các quy phạm pháp luật hình thức, có nguồn sốc từ các quyền dân sự

(theo nghĩa rộng) được pháp luật tôn trọng và thừa nhận và được quyết định

bởi các quyền nội dung trong các quan hệ pháp luật dân sự, luôn gắn liền vớicác chủ thể có quyền lợi trong các quan hệ pháp luật dân sự nội dung hoặc cácchủ thé được đương sự ủy quyên Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặcbiệt, khi mà chủ thể là người không có đủ năng lực hành vi dân sự dé thực

hiện quyền của mình thì quyền này sẽ được thực hiện thông qua người đại

diện mà pháp luật đã quy định Pháp luật có quy định trong một số trường

17

Trang 25

hợp, đê bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước thì quyên

định đoạt có thể thuộc về một số chủ thể nhất định được Nhà nước trao quyên.

Thứ hai, quyền tự định đoạt của đương sự là một trong những nguyêntac cơ ban và xuyên suốt trong các giai đoạn của hoạt động tô tụng dân sự,được các chủ thể tham gia trong quá trình tố tụng dân sự và các chủ thể có

thâm quyền tôn trọng và bảo vệ, được thé hiện thông qua một loạt các quyền

tố tụng cụ thé, thé hiện xuyên suốt từ khi chủ thé bắt đầu tham gia vào quá trình tố tụng cho đến khi kết thúc, qua cả giai đoạn thi hành án Những quyền

tố tụng đó là: quyền khởi kiện, đưa ra yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự; quyền rút, thay đổi, bỗ sung yêu cầu; quyên thỏa thuận giải quyết vụ việc dân

sự, quyền kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án và các quyềnkhác có liên quan Căn cứ vào các quyền được quy định, đương sự sử dụngcoi đây là công cụ, vũ khí đê bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình.

Thứ ba, quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự, nó biểuhiện qua hành vi và ý chí chủ quan của đương sự và cũng được bảo vệ quyềnkhách quan theo pháp luật quy định Quy trình và các bước cũng như thủ tụcthực hiện quyền của đương sự phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục màpháp luật quy định Các quy định này của pháp luật nhằm đảm bảo đương sự

vẫn được thực hiện quyền của chính mình mà không xâm phạm đến quyền, lợi ích của chủ thê khác trong quan hệ dân sự Quyền tự định đoạt của đương

sự là quyền tương đối chứ không phải là quyền tuyệt đối, việc thực hiện

quyền này phải đảm bảo những yêu cầu của pháp luật hiện tại quy định.

Thứ tư, Quyền tự định đoạt xuất phát từ nội tâm của các chủ thể, sự tự

nguyện của đương sự Các đương sự thực hiện quyền của mình, xác lập hành

vi thông qua các hoạt động cụ thể Bởi vì, quyền tự định đoạt của đương sự làthể hiện ý chí của đương sự, mà ý chí đó được thể hiện bằng những hành vi cụ

18

Trang 26

thé của chính đương sự Nếu việc thực hiện các quyền này không phải do cácchủ thê tự nguyện thì không còn là quyền “tự định đoạt” nữa, quyền của chủthê không được đảm bảo Trong trường hợp đương sự bị đe dọa, cưỡng épthay đổi, bổ sung, rút yêu cầu giải quyết vụ việc thì pháp luật sẽ không chapnhận Ban chất hành vi quyền định đoạt trong thực tế được xác lập trên quyền

tự do, tự do ý chí, cam kết, tự nguyện, quyên tự thỏa thuận, bình đăng quyền

định đoạt, quyền lựa chọn công bằng, theo ý chí của đương sự

Như vậy, theo BLTTDS quyên tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự là quyền tự quyết định của đương sự về phương tiện tố tụng trước Tòa án có thầm quyền, với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm Đương sự có quyền lựa chọn các phương

pháp công cụ pháp lý, hoặc qua các hành vi cụ thê dựa trên quyền tự quyết, ýchí cá nhân, ý chí tự nguyện của chính bản thân đương sự.

Trong quan hệ tố tụng dân sự, mọi người đều bình dang trước pháp

luật, không phân biệt giới tính, địa vị, tầng lớp, thành phần xã hội, tôn giáo,tất cả đều bình đăng khi thực hiện quyền tố tụng, quyền định đoạt của mìnhtrước Tòa án Duong sự được bình đăng quyền và nghĩa vụ là cơ sở dé đương

sự thực hiện quyền tự định đoạt của mình, đương sự có quyền được tự quyết

định mọi vấn đề trong TTDS đồng thời cũng có trách nhiệm tôn trọng quyền

tự định đoạt của các đương sự khác, các đương sự đều bình đăng với nhau vềviệc hưởng các quyền và nghĩa vụ tố tụng Khi đương sự bình dang quyền vànghĩa vụ là cơ sở bảo đảm các đương sự đều được thực hiện quyền tự địnhđoạt của mình thì quyền tự định đoạt của đương sự đóng vai trò bồ trợ làm rõcho đương sự biết trong TTDS họ bình đăng với nhau quyền và nghĩa vụ và

có mối liên hệ mật thiết bé trợ qua lại lẫn nhau Cơ quan nhân danh nhà nước

ở đây là Tòa án, Tòa án có trách nhiệm bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của

19

Trang 27

các đương sự, và tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự, đảm bảo cho các

quyền này được thực thi và áp dụng trong cuộc sống.

1.1.3 Ý nghĩa quyền tự định đoạt của đương sự.

Xây dựng quyền định đoạt của đương sự với quyền nội dung của các bên được pháp luật quy định và là một quyền hợp pháp, chủ yếu bao gồm các

Thứ ba, thừa nhận một số yêu cầu thực tế hoặc yêu cầu kiện tụng của

bên kia, và do đó phải chịu trách nhiệm tương ứng;

Thứ tư, bi đơn hoặc người liên quan có quyền có yêu cầu phản tô hoặcyêu cầu độc lập

Thứ năm, trước khi thi hành án, các bên có thé đối chiếu được quyền va

nghĩa vụ cơ bản của mình;

Thứ sáu, trong quá trình thi hành án, hai bên có thé thỏa thuận hòa giải

dé thay đổi nội dung thi hành án

Tạo hành lang cơ sở pháp lý cho đương sự được toàn quyền xây dựng

những phương thức, các hành vi, các thủ tục, trình tự bảo vệ quyền hợp pháp

của mình theo luật định chống lại các hành vi xâm phạm của chủ thé khác.

20

Trang 28

Nâng cao cơ sở pháp ly cho đương sự có quyền định đoạt quyền tốtụng Dưới góc độ thủ tục tố tụng, quyền định đoạt là quyền của các bên trongquá trình tố tụng lựa chon thủ tục cụ thé theo quy định của pháp luật, chủ yếubao gồm một số khía cạnh sau: các bên có quyền lựa chọn phương thức giảiquyết tranh chấp: Hòa giải, trọng tài, v.v., các bên cũng có thé chọn phương

thức kiện tụng, rút đơn kiện sau khi khởi kiện, giải quyết với bên kia bất cứ

lúc nào trước khi có phán quyết của tòa án, đồng ý hoặc từ chối hòa giải củaTòa án, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố, các bên có quyền kháng cáo, yêucâu xét xử lại,, quyên yêu câu thi hành phán quyêt, bản án.

Tạo môi trường pháp lý cho các bên tự do thê hiện ý chí của mình Việc

thực hiện quyền định đoạt của bên được thực hiện thông qua sự thể hiện ý chícủa bên đó và phải có các điều kiện về hình thức do pháp luật quy định Chỉkhi các bên hoàn toàn độc lập và tự nguyện, thì mới có thể thực sự thé hiện ýđịnh và quyền tự quyết của các bên theo đuổi quyền định đoạt mới có thé thực

sự được thực hiện Dé đảm bảo quyền tự do thé hiện ý chí của các bên trong

tố tụng, một mặt cần đảm bảo các bên không bị lừa dối, ép buộc, lừa dối bởi bên kia, luật sư, thậm chí cá nhân thâm phán khi bày tỏ ý kiến, theo ý chí của

họ, mặt khác, cần đảm bảo các bên hiểu rõ các quy định pháp luật có liên

quan đồng thời đưa ra ý chí thé hiện nhằm ngăn chặn sự bóp méo ý nghĩa biểuđạt, nghĩa là ý nghĩa được biểu đạt không phù hợp với ý nghĩa thực tế

Việc nghiên cứu quyền tự định đoạt của đương sự, qua đó nhìn nhận

sâu, rộng, quyền con người nói chung và quyền tự định đoạt nói riêng, tạo cơ

sở đánh giá, tạo dữ liệu cho Nhà nước ta thể chế hóa quyền tự định đoạt củađương sự, tạo nền tang lập pháp vững chắc về luật tư, xây dựng quyền địnhđoạt là nguyên tắc quan trọng trong luật tư, pháp luật tố tụng dân sự ghi nhận

và đảm bảo cho các đương sự thực hiện quyền tự quyết của mình với lợi ích

21

Trang 29

hợp pháp của đương sự, việc thực hiện các quyên, nghĩa vụ tố tụng dé bảo vệ

quyên và lợi ích hợp pháp của của chính đương sự

Ngoài ra, quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự luôn

gan liền với Tòa án, Tòa án ghi nhận quyền tự định đoạt và với chức năng nhiệm vụ của Tòa án, thì cũng cần làm rõ trách nhiệm của Tòa án trong việc đảm bảo quyền định đoạt của đương sự Yêu cầu Tòa án ghi nhận bảo đảm quyền khởi kiện và quyền yêu cầu của đương sự, Tòa án chỉ thụ lý giải quyết

vụ việc dân sự khi nhận được đơn của đương sự có đơn yêu cầu hợp lệ, sau khi Tòa án nhận được đơn yêu cầu của đương sự, Tòa án có trách nhiệm xem xét và giải quyết các yêu cầu của đương sự Tòa án có trách nhiệm phải giải

quyết đúng và đầy đủ các yêu cầu của đương sự, không được bỏ sót, bỏ lọtcác ý kiến hoặc giải quyết vượt quá yêu cầu của đương sự Việc pháp luật quy

định như vậy đã xác định rõ trách nhiệm của Tòa án là chỉ được giải quyết vụ

việc dân sự khi có yêu cầu của đương sự, không được xem xét, giải quyết cácvân đê vượt ngoài yêu câu của đương sự hoặc đương sự không có yêu câu.

Việc quy định quyền tự định đoạt của đương sự trong bộ luật tố tụngdân sự Việt Nam thông qua các quy định Điều luật, nghị định, thông tư, nghịquyết hội đồng Thâm phán tối cao càng khang định quan điểm nhất quáncủa nhà nước ta đó là đương sự được quyền tự do thể hiện ý chí của mình

băng việc tự mình lựa chọn các hành vi tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của mình Nhờ đó mà các hoạt động xét xử đảm bảo được tính đúng

dan, khách quan và phát huy được vai trò của hoạt động này đối với việc ônđịnh trật tự kỉ cương xã hội.

Như vậy, việc tìm hiêu và nghiên cứu nội dung của quyên tự định đoạt của đương su, di sâu vào giai đoạn phúc thâm vụ án dân sự, nó có ý nghĩa

quan trọng trong việc thực thi pháp luật, tạo hành lang pháp lý và các công cụ

22

Trang 30

pháp lý cho các cán bộ làm công tác pháp luật, và hơn hết là hành lang pháp

ly cho đương sự, bởi vì quyền tự định đoạt là một nhóm quyên tổ tụng đặcbiệt quan trọng của đương sự Trao cho đương sự quyền tự quyết, tự định đoạt

về tô tụng trước Tòa án, là cơ sở để đương sự thực hiện các quyền khác củamình trong quá trình tố tụng Đối với Tòa án thì việc tìm hiểu, nghiên cứu

nhóm quyền này giúp đương sự nhận thức đúng đắn nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mình trong quá trình xét xử từ đó hạn chế sai sót trong quá trình thụ lý và giải quyết vụ án dân sự.

1.2 Cơ sở của việc ghi nhận quyền tự định đoạt của đương sự trong

tố tung dân sự tại giai đoạn phúc thẩm

Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự được xác định như sau: “Quyền tự định đoạt của đương sự là nhóm quyên tổ tụng của đương

sự trong việc tự quyết định về việc bảo vệ quyền, lợi ích của mình thông quathủ tục tố tung dân sự tại Toà án và quyền tự quyết định về quyền, lợi ích đóthông qua việc thoả thuận với đương sự khác Nội dung của quyên tự địnhđoạt của đương sự bao gôm quyền quyết định việc khởi kiện, yêu câu Toà án

23

Trang 31

có thâm quyên giải quyét vụ việc dân sự; quyên thay đôi, châm dứt các yêu

câu của mình hoặc thoả thuận vé việc giải quyết vụ việc dân sự; quyên quyét

định việc kháng cáo hay khiêu nại bản án, quyét định cua Toa án dé bảo vệquyên, lợi ích hợp pháp của mình”

Không phải tất cả các vụ án dân sự đều xử đúng và đạt được sự đồng

thuận từ các bên tham gia tố tung, sẽ có trường hợp Tòa án cấp xét xử đầu tiên không đánh giá hết hồ sơ vụ án, hoặc xét xử không đúng pháp luật, không phù hợp với các chứng cứ trong hồ sơ vụ án Thâm phán cũng là con người, vì

vậy sẽ có góc nhìn khác nhau, sẽ có những góc nhìn và những ý chí chủ quan

và khách quan khác nhau.

Sau khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định, quyền kháng cáo củađương sự không phụ thuộc vào kết qua đúng hay sai tại ban án cấp sơ thẩm,đương sự có toàn quyền định đoạt về việc kháng cáo, nội dung kháng cáo.Tòa án cấp phúc thâm không có quyên từ chối các nội dung kháng cáo củađương sự theo đúng quy định, cho di nội dung đó Tòa án cấp sơ thâm đã xemxét một cách khách quan, đúng quy định pháp luật, nhưng khi đương sự

kháng cáo nội dung đó thì Tòa án cấp phúc thâm vẫn phải xem xét lại theo

quy định Nếu có căn cứ Tòa án cấp sơ thâm xét xử đúng thì Tòa án cấp phúc

thâm phải nhận định, đánh giá nội dung vào bản án là đồng ý, chấp nhận nội

dung kháng cáo của đương sự Nội dung không đồng ý kháng cáo là gì, căn

cứ nào dé Tòa án cấp phúc thâm không đồng ý nội dung kháng cáo của đương

sự và giữ nguyên nội dung theo ban án cấp sơ thấm đã xét xử

Trường hợp VKS kháng nghị một phần hay toàn bộ nội dung bản án sơthâm, Tòa án cấp phúc thâm sau khi nhận được kháng nghị của VKS cấp sơthâm hoặc cùng cấp phải đánh giá nội dung kháng nghị của VKS là có căn cứ

để xem xét hay không Nếu Tòa án cho rằng nội dung kháng nghị của VKS đã

24

Trang 32

được Tòa án cấp sơ thâm giải quyết đúng theo quy định pháp luật thì Tòa áncấp phúc thâm phải tuyên bác kháng nghị của Viện kiểm sát và giữ nguyênbản án sơ thâm và phải ghi rõ lý do nội dung bác kháng nghị của VKS vàobản án sơ thâm.

Tòa án phúc thẩm mở ra nhằm khắc phục những thiếu sót ở cấp xét xử đầu tiên, các hệ thống Tòa án phúc thâm và các hệ thống tố tụng sửa sai khác

đã tồn tại trong hàng ngàn năm Vào triều đại Babylon đầu tiên vào năm

1793-1750 trước Công Nguyên, Vua Hammurabi và các quan tri vì của ông ta

đã giữ vai trò quan tòa phúc thâm tối cao trong lãnh thổ của mình, vụ án sẽ

được xét xử hai cấp Ý nghĩa của xét xử phúc thâm là thủ tục của Tòa án cấptrên xem xét lại bản án bị kháng cáo của Tòa án cấp dưới trong thời hạn

kháng cáo cho phép hoặc khi nó chưa có hiệu lực pháp luật Đưa ra xét xử

phúc thâm có hai mục đích, một là sửa sai bản án cấp dưới, nhận định và làm

rõ và lý giải luật cap dưới áp dụng có đúng không?

Sau khi Tòa án sơ thâm tuyên án, trong thời gian cho phép, đương sự

có quyền kháng cáo, lợi ích của kháng cáo tức là đương sự không hài lòng vớikết quả phán quyết của Tòa án cấp sơ thâm thì cần phải sử dụng thủ tục phúcthâm Dé loại bỏ các kết qua bat lợi và cung cấp thêm các biện pháp khắc

phục tại tòa sơ thầm Nói một cách ngắn gon, cần phải bat đầu thủ tục phúc

thâm thông qua kháng cáo của đương sự, kháng nghị của VKS Lợi ích khángcáo còn được gọi là lợi ích của sự không hài lòng, khi yêu cầu của đương sự

trong sơ thâm bị bác bỏ hoàn toàn hoặc một phan, thì đương sự có quyền

kháng cáo Về mặt lý thuyết, BLTTDS cũng quy định về quy định phúc thâm,mục đích của việc đề xuất "quyền phúc thâm" chủ yếu là dé điều chỉnh việcthực hiện quyền kháng cáo của các bên, ngăn cam các bên lam dụng quyền tố

tụng của mình, tránh việc kháng cáo vô nghĩa và tiêu tốn tài nguyên tư pháp

25

Trang 33

không cần thiết, giảm gánh nặng kiện tụng cho bên kia, từ đó thúc day việc

giải quyết tranh chấp càng sớm càng tốt, nhăm giải quyết các vấn đề tranhchấp và thực hiện cân bằng lợi ích giữa nhà nước (Tòa án) giữa nguyên đơn

va bi đơn.

Việc xét xử phúc thâm vụ án dân sự, xem xét lại ban án, ban án của

Tòa án sơ thâm đã tuyên nhưng chưa có hiệu lực pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc khắc phục những sai lầm có thé có trong những bản án xét xử đầu tiên, quyết định của tòa cấp đưới, việc xem xét lại bảo đảm bảo vệ tối đa các quyên và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cũng như các lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước Sau khi Tòa án cấp trên nhận được đơn kháng

cáo hợp lệ, Tòa án cấp trên thực hiện việc kiểm tra và đánh giá hoạt động xét

xử của Tòa án cấp dưới, qua đó sửa chữa những sai sót của Tòa án cấp dưới,

có thê rút kinh nghiệm, hướng dẫn công tác xét xử, bảo đảm việc áp dụng pháp luật thống nhất trong hoạt động xét xử tại các Tòa án.

Khi bản án sơ thâm đã có hiệu lực pháp luật, đương sự vẫn có quyềnyêu cầu xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thâm, tái thâm, quyền tự địnhđoạt của các đương sự vẫn được tôn trọng Các đương sự vẫn có quyền rútyêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với đương sự phía bên kia về việc giải

quyết tranh chấp Tuy nhiên, các quyền tự định đoạt này chỉ được Tòa án chấp nhận nếu xuất phát tự ý chí tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức

26

Trang 34

đương sự kháng cáo thì VKS kháng nghị, bản án cũng phải xem xét theo thủ

tục phúc thẩm Còn những bản án không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời

gian luật định thì có hiệu lực pháp luật Các bên phải tuân thủ chấp hành theonội bản án sơ thâm Nguyên tắc thực hiện hai cấp xét xử được ghi nhận trong

Luật tổ chức Tòa án nhân dân và được quy định trong BLTTDS 2015

1.2.2 Cơ sở thực tiễn

Trong cuộc sống ngày nay, con người luôn có mối quan hệ phức tạp

qua lại trong xã hội, các mối quan hệ thường được ràng buộc với nhau, pháp

luật sinh ra nhằm đảm bảo mối quan hệ đó được ồn định và đúng chuẩn mựccuộc sông Các hành vi vi phạm, các tranh chấp xung đột xảy ra là một tất yếu

khách quan Đối với các hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính thì bản chất các hành vi đó không chỉ xâm hại đến quyền lợi của người bị hại mà hành vi đó còn xâm hại đến trật tự pháp ý, đến lợi ích chung của xã hội Các hành vi có liên quan đến hình sự, nhà nước sẽ tiến hành các biện pháp khởi tố,

điều tra, truy tố và xét xử, nhà nước với những công cụ to lớn, đủ quyền lực

để trừng phạt các hành vi của con người vi phạm đến vấn đề hình sự Việctruy tố có thé có theo yêu cầu của bị hại hoặc không theo yêu cầu của bị hại.Tuy nhiên, trong lĩnh vực dân sự khi các quyên và lợi ích bị tranh chấp hoặc

xâm phạm thì bản chất chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của

chủ thé tham gia quan hệ đó Đương sự với tư cách là chủ thể của quan hệpháp luật dân sự có quyền tự định đoạt khi tham gia quan hệ pháp luật tô tụng

dân sự Trong TTDS pháp luật không ngăn cam đương sự thé hiện ý chí,

quyên tự định đoạt của họ trong việc thỏa thuận giải quyết tranh chấp ở bat kỳmột giai đoạn tố tụng nào Việc đương sự tự nguyện thỏa thuận được với nhau

về phương thức giải quyết vụ án là biểu hiện rõ nhất của quyền tự định đoạt

trong TTDS Đương sự mong muốn hòa giải vừa là thể hiện được vai trò

27

Trang 35

quyền tự định đoạt của đương sự vừa thể hiện thiện chí của các bên muốn tựmình giải quyết vụ án mà không cần đến sự tham gia của chủ thể thứ ba làTòa án Việc Tòa án làm tốt vai trò của mình trong thủ tục hòa giải sẽ giúpđương sự có cơ hội thực hiện được quyền tự định đoạt trong việc đưa ra ýkiến, đáp ứng được nguyện vọng, phương án giải quyết tranh chấp tốt nhất.

Trong thời gian qua, thực tiễn quá trình áp dụng pháp luật TTDS ghi

nhận cho đương sự có tương đối đầy đủ các quyên tự định đoạt ở giai đoạn phúc thâm, trong đó quyền tự định đoạt và cơ chế bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự được thực hiện đã cho thay bước đầu đã phát huy được hiệu quả trong việc bảo đảm quyên tự định đoạt của đương sự BLTTDS đã quy định

các quyền và nghĩa vụ của đương sự Duong sự có quyền tự quyết định việc

khởi kiện, việc kháng cáo hay không kháng cáo, quyền định đoạt thực hiện

các nội dung kháng cáo, quyền khiếu nại, quyền yêu cầu Tòa án có thâmquyên giải quyết vụ án, vụ việc dân sự Trong quá trình giải quyết vụ án, các

đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với các đương sự khác, chủ thể khác, có thé là nguyên don, bi đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan Một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội Quyền tự định đoạt của đương sự là quyền tự do quyết định

bảo vệ quan điểm quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án Trướctiên, khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc có tranh chấpthì đương sự có quyền tự quyết định phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của mình, việc lựa chọn Tòa án cũng cũng là một trong cách bảo vệ

quyền của đương sự, khi đương sự gửi đơn đến Tòa án Sau khi Tòa án sơ thâm tuyên án, đương sự có quyền kháng cáo, Tòa án cấp trên nhận được kháng cáo hợp lệ, thì các đương sự có quyên tự quyết định về việc có rút yêu

cầu, thay đôi, bố sung yêu cầu hay không hoặc quyết định việc thỏa thuận với

28

Trang 36

đương sự phía bên kia Hơn nữa, quyền tự định đoạt của đương sự còn được thê hiện rõ nét khi kháng cáo được rút đơn kháng cáo hay nội dung kháng cáo

ở giai đoạn phúc thâm

Theo Điều 70 [20] cũng đã quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ của đương sự:khi tham gia tố tụng các đương sự có quyền ngang nhau, đều phải chấp hành

nội quy phiên tòa, được phép rút yêu cầu của mình, hoặc giữ nguyên, thay đối, bồ sung các yêu cầu của mình trước Tòa án, có quyền đưa ra các tai liệu, chứng cứ để bảo vệ và chứng minh quyền lợi của đương sự Để đảm bảo quyền định đoạt của mình và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp thì đương

sự có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nam giữ tài liệu chứng

cứ liên quan đến vụ việc của đương sự, cung cấp cho đương sự, nếu nhữngchứng cứ tài liệu, thông tin mà đương sự không thu thập được hoặc không thêthu thập được có quyền đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ thay cho mình, cóquyền yêu cầu Tòa án định giá tài sản, trưng cầu giám định, triệu tập người

làm chứng, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình; được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ, đương sự khác xuất trình cho tòa án, hoặc tòa án

thu thập được, trừ những tài liệu không được phép sao chụp theo quy định, họ

có quyền có thê nhờ tòa sao chụp, gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ, nếu như họ có lý do chính đáng không thê thực hiện các quyền định đoạt trên, gặp

các trường hợp khẩn cấp tạm thời có thể yêu cầu tòa án áp dụng biện phápkhan cấp tạm thời, yêu cầu tòa án thay đôi hoặc hủy quyết định khan cấp tạmthời đó, quyền định đoạt của đương sự còn được tôn trọng là cho phép các

đương sự tự thỏa thuận với nhau về nội dung vụ án, có thể tự mình có quyền tham gia hòa giải hoặc ủy quyền cho người khác tham gia hoạt động tố tụng,

nếu có lý do chính đáng có thể yêu cầu thay đổi người tham gia tố tụng, thay

đôi người tiến hành tố tụng như Tham phán, Hội thầm nhân dân, Thư ký,

29

Trang 37

Kiểm sát vién néu cho rang họ tham gia là không khách quan; đương sự có

quyền đề nghị Tòa án đưa thêm người có quyên và nghĩa vụ liên quan thamgia tổ tụng, có quyền thay đối người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

mình, trước khi phiên tòa diễn ra hoặc tại phiên tòa, thay đổi người đại diện

bat cứ lúc nao, trường hợp các đương sự khác vắng mặt quá số lần quy định

có quyền yêu cau tòa án xét xử nếu đương sự vắng mặt Quyền định đoạt của

đương sự còn thé hiện quyền yêu cau tòa án đình chi vụ án; tại phiên tòa xét

xử được phép tranh luận và đưa ra các lập luận, chứng cứ nhằm bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của mình, có quyền hỏi người khác liên quan đến vụ án, tranh luận, đối chất, nhăm làm sáng tỏ yêu cầu của đương sự là có căn cứ hợp

pháp Được quyền đề nghị VKS, Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Tòa án nhân

dân tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, các quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật Ngoài quyền của định đoạt của đương sự, tại Điều 71 [20] quy định quyền của nguyên đơn, nguyên đơn là đương sự

trong vụ án dân sự, nên trước hết nguyên đơn phải có đầy đủ các quyền, nghĩa

vụ của đương sự nói chung Bên cạnh các quyên, nghĩa vụ chung đó, nguyênđơn còn có quyền, nghĩa vụ riêng mà các đương sự khác không có như quyềnthay đồi nội dung yêu cầu khởi kiện, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi

kiện, chấp nhận hoặc bác bỏ một phần phản tố yêu cầu của bị đơn, hoặc người quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án Quyền của Bị don cũng quy định chi tiết tại Điều 72 [20], ngoài quyền chung của đương sự thì bị đơn có quyền

riêng của mình vì bị đơn là người bị kiện, là người bị động hơn các đương sựkhác trong việc tham gia tố tụng dân sự nên pháp luật tố tụng dân sự đã cónhững quy định nhằm bảo vệ bi đơn, đảm bao vị thế bình dang cho bị đơn vớicác đương sự khác bằng tương đối nhiều quyền, và nghĩa vụ chỉ bị đơn mới

có như được Tòa thông báo về việc bị khởi kiện, được quyền chấp nhận mộtphân hoặc toàn bộ yêu câu của nguyên đơn, người có quyên lợi va nghĩa vụ

30

Trang 38

liên quan có yêu cầu độc lập, quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyênđơn, có quyền đưa ra yêu cầu độc lập với người có quyền và nghĩa vụ liênquan, việc đưa yêu cầu này là có liên quan đến vụ án, nếu không được giảiquyết thì có thể khởi kiện giải quyết tại vụ án khác Quyền của người cóquyền và nghĩa vụ liên quan được quy định tại Điều 73 [20] tuy họ không

phải là chủ thé đầu tiên, chủ thể chính trong vụ án dân sự nhưng họ cũng có vi

trí khá quan trọng bởi nếu bỏ sót người này tham gia tố tụng thì việc giải

quyết vụ án sẽ không triệt dé, có thé ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ đương

sự khác, họ có quyền định đoạt về yêu cầu của họ và những yêu cầu ảnhhưởng đến họ Họ có quyền đưa ra yêu cầu độc hoặc tham gia tố tụng với bênnguyên đơn và bị đơn Đảm bảo quyền định đoạt của đương sự, quyền tự

quyết, quyền tự lựa chọn, quyền yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm chỉ giải quyết phan của bản án, quyết định sơ thẩm bi kháng cáo hoặc có liên quan đến nội

mở phiên tòa hoặc tại phiên Tòa phúc thâm theo Điều 299 [20]

Dẫn chiếu theo Khoản 2 Điều 284 [20] thì trước khi phiên tòa phúc

thâm bắt đầu hoặc tại phiên tòa, quyền định đoạt vẫn dành cho đương sự.Phiên tòa phúc thâm có thể thay đổi các kết luận được nêu trong bản án sơthâm dựa trên kết quả tranh tụng công khai Người kháng cáo có quyền thay

31

Trang 39

đổi, bé sung kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổsung kháng nghị.

Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam quy định, nguyênđơn, bị đơn hay còn gọi chung là đương sự đều có quyền bình đăng thực hiệnquyền định đoạt của mình trong giai đoạn xét xử phúc thâm hay còn gọi là

quyền phúc thâm.

“Quyền phúc thâm” vốn bắt nguồn từ khái niệm lý luận và thực tiễn xét

xử của các hệ thống luật lục địa như Đức, Pháp, Nhật Bản Về tiêu chuẩn xét

xử “quyền lợi phúc thâm”, trong hệ thống pháp luật dân sự tồn tại ba lý thuyết

là “Một là bat tuân hình thức”, “ hai là bat tuân thực chat và thỏa hiệp "ba là

sự bat tuân chính thức", có thé hiểu bat tuân là sự việc không theo quy chuan

đã được xác định trước đó, quyền định đoạt của đương sự theo ý thức của

đương sự chứ không phải là theo ý chí của các cơ quan tố tụng, nó đồng thời

cho phép một số trường hợp ngoại lệ “Chính thức bất tuân” lẫy thời điểm bênkháng cáo nộp đơn kháng cáo làm mốc đánh giá có “lợi ích kháng cáo” haykhông, đồng thời so sánh nội dung kháng cáo của bên đó với kết quả bản án

sơ thâm về hình thức để xác định và phán đoán Người kháng cáo có quyềnkháng cáo hay không, khi kết quả ban án sơ thẩm không có lợi cho nội dung

trình bày của đương sự thì người kháng cáo có quyền kháng cáo "Không hài

lòng đáng kê", cơ sở dé đánh giá liệu có "lợi ích kháng cáo" hay không là thờiđiểm kết thúc phần tranh luận bằng lời nói của cấp thứ hai và liệu bên có lợiích kháng cáo hay không được xác định và đánh giá từ các quy phạm phápluật nội dung và tình huống của phan tranh luận Khi kết thúc phan tranh luận,người kháng cáo có quyền kháng cáo khi người kháng cáo có thể nhận đượcbản án phúc thâm có lợi hơn bản án sơ thẩm Về cơ bản "Thuyết thỏa hiệp",

đối với nguyên đơn và bị đơn, các phương pháp và tiêu chuẩn khác nhau được

32

Trang 40

sử dụng để đánh giá liệu có lợi ích kháng cáo hay không Yêu cầu của nguyên

đơn là một tuyên bố trong vụ kiện, không phải là đối tượng của phán quyết, vìvậy không thê đánh giá liệu đương sự có quan tâm đến kháng cáo hay không;

vì vậy "phản đối đáng kể" được thông qua cho bị đơn Việc xem xét toàndiện, sử dụng "su bất tuân chính thức" có lợi cho việc sử dụng lợi ích của

kháng cáo làm điều kiện dé đánh giá tính hợp pháp của kháng cáo của các

bên, không cần xét xử kháng cáo Dé làm rõ các quyền tự định đoạt chính vàcác ngoại lệ áp dụng của quyền tự định đoạt không gi khác hơn là giải thíchvăn bản pháp luật, các nghị quyết, nghị định và các văn bản hướng dẫn luật

Về nguyên tắc, việc người kháng cáo có quyền kháng cáo nên được đánh giádựa trên việc người kháng cáo không quan tâm đên kết quả bản án sơ thâm.

Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy co quan tố tụng thực hiện việc bảo

đảm quyền tự định đoạt vẫn còn nhiều hạn chế và tồn tại những bất cập sau

đây: Về cơ cấu, tổ chức của hệ thống các cơ quan tư pháp như Tòa án, Viện

kiểm sát chưa được hoàn thiện kịp thời, còn thiếu một số chức danh và thiếu các thành phan tham gia, các tô chức bổ trợ tư pháp còn thiếu hoặc hoạt động kém hiệu quả Một số đội ngũ cán bộ tư pháp, cán bộ bồ trợ tư pháp còn thiếu, yếu về chuyên môn và trình độ nghiệp vụ, phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm

nghề nghiệp vẫn chưa đảm bảo yêu cầu của cải cách tư pháp Cơ sở hạ tầng,vật chất, còn thiếu thốn, lạc hậu, sự kết nối thông tin của các cơ quan tiếnhành tố tụng còn chậm Việc này ảnh hưởng nhất định đến hoạt động xét xử

Các chủ thể tham gia các hoạt động kinh tế luôn có sự qua lại, trao đôi,

ràng buộc lẫn nhau và kèm theo đó sẽ có các tranh chấp phát sinh, giải quyếttranh chấp tại cơ quan Tòa án luôn đi kèm quyền tố tụng nói chung và quyền

tự định đoạt của các đương sự nói riêng các quyền này luôn đứng trước nguy

cơ bị xâm phạm từ nhiều phía Có thê là các thành viên trong xã hội mà cũng

33

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w