- Sách chuyên khảo: “Pháp luật tô tụng dân sự và thực tiễn xét xử” củatác giả Trần Duy Lượng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2009;- Sách chuyên khảo: “Tim hiểu về quyền tự định đoạ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
NGUYEN THỊ TUYẾT
NGUYEN TAC QUYEN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CUA DUONG
SỰ TRONG TO TUNG DAN SỰ - THỰC TIEN THUCHIEN TAI CAC TOA AN TAI TINH BAC NINH
LUAN VAN THAC Si LUAT HOC
Hà Nội - 2019
Trang 2BO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
NGUYÊN THỊ TUYẾT
NGUYEN TAC QUYEN TỰ ĐỊNH BOAT CUA DUONG SỰTRONG TO TUNG DAN SỰ - THUC TIEN THUC HIỆN TẠI
CAC TOA AN TAI TINH BAC NINH
LUẬN VĂN THAC SĨ LUAT HOC
Chuyén nganh: LUAT DAN SU VA TTDS
Mã số: 25UD03073
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Hữu Thư
Hà Nội - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ côngtrình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng, được trích dẫn đúng theo quy định
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận vănnày.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Tuyết
Trang 4MỤC LỤC5798/9527 |
1 Tinh cap thiét clia dé ti n5 1
2 Tình hình nghiên cứu đỂ tài St E111 5 5111111121811 t kg 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của 7 (ia (c| ST E21 E 11 11 115111 csxea 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu AE tài - - SE E1 EEEEEEEEEEErtereco 6
5 Phương pháp nghiên cứu để tài - SE 1E E11 151811 E11 trêu 6
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận VGN - + S23 E233 sss2 7
7 Kết cấu của luận VGN cocccccccccccsccsccsscssccsccssesscssesscsscsscssesssesecstesessteseesscsssesees 8Chuong 1: NHUNG VAN DE CHUNG VE NGUYEN TAC QUYEN TU
ĐỊNH DOAT CUA DUONG SỰ TRONG TÔ TUNG DAN SỰ 9
1.1Những van dé lý luận cơ bản của nguyên tac quyén tự định đoạt của đương
1.1.1Khái niệm nguyên tắc quyên tự định đoạt của đương sự trong tô tụng dân
1.1.2Đặc điểm của quyên tự định đoạt của đương sự trong t6 tụng dan sv 141.1.3Y nghĩa của quyền tự định đoạt của đương sự trong tô tung dân sự1.2 Cơ sở của quyền tự định đoạt của đương sự trong tô tụng dân sự 171.2.1 Cơ sở lý luận của quyền tự định đoạt của đương sự trong to tung dan su
Trang 51.3 Nội dung nguyên tắc quyên tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân
1.3.1 Quyên khởi kiện vụ án dân sự, yêu cau giải quyết việc dân sự 201.3.2 Quyên dua ra yêu cẩu phản tố, yêu cau độc lập có liên quan tới vụ việc
mà Tòa án đang giải qIVẾT tk SE SE E11 rưyu 271.3.3 Quyên tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bồ sung, rút yêu
¬— Ẽ.Ẽ.Ẽ.Ẽ 35
1.3.5 Quyên tự định đoạt của đương sự trong việc kháng cáo, thay đổi, bố
sung và rút yêu câu kháng CAO SE 1E 1111515151511 teE 43KET LUẬN CHUONG l -55ccvvvcctttrrtrrrrtrtttrrrrrtrriiririrrrrrie 51
Chuong 2: THUC TIEN THUC HIEN QUYEN TU DINH DOAT CUA
DUONG SU TRONG TO TUNG DAN SU TAI CAC TOA AN TAI TINH
;.Ye00n 007 522.1 Thực tiễn thực hiện quyên tự định đoạt của đương sự theo quy định của
Bộ luật tổ tụng dân sự năm 2015 tại các Tòa án tỉnh Bắc Ninh 52
2.2 Một số kiến nghị trong việc bảo đảm quyên tự định đoạt của đương sự 62
2.2.2 Tăng cường chất lượng xét xử và đạo đức nghệ nghiệp doi với cán bộTOIT 2110, Ts sa sets ace nine casas ase a ht ear nae a ss MEN tae ae ATS 662.2.3 Đẩy mạnh việc tuyên truyền, pho biến giáo duc nhằm nâng cao ÿ thứcpháp luật cho nhân AGN - c2 St 8893151 E53E9EE9EE5EEEE2E 191111111 E1 1E crvrrg 67KET LUAN CHUONG 2 2 Tố 68KET LUAN woccecccccsccsecsessscssecsecsessessvssscssessessessussusasessessessessusssessessessessesaessessessesseeseeavee 69DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO Qu ceccccccscssessesssessessessesstesessessesseesesseessee 71
Trang 6PHAN MỞ ĐẦU
I Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, ViệtNam cũng chủ động hội nhập vào nền kinh tế quốc tế Cùng song hành với
sự phát triển của kinh tế - xã hội thì các quan hệ dân sự cũng ngày càng
phong phú, đa dạng và phức tạp hơn Tuy nhiên, các quan hệ dân sự phátsinh càng nhiều thì cũng càng nhiều mâu thuẫn, dẫn đến tranh chấp giữa các
chủ thể trong quan hệ Trước tình hình đó thì yêu cầu cấp thiết là việc giảiquyết các tranh chấp dân sự, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ
thé theo đúng quy định của pháp luật, góp phần 6n định các quan hệ trong xãhội Để thực hiện được tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi các chủ thé tiến hành tố
tụng và tham gia tố tụng phải tuân thủ nghiêm minh các quy định của phápluật, đặc biệt đó là việc thực hiện quyền tố tụng và bao đảm thực hiện quyền
tố tụng trước Tòa án Một trong những quyên tô tụng dân sự cơ bản và có vaitrò cực kỳ quan trong trong tô tụng dân sự đó là quyền tự định đoạt của
đương sự Quyền tự định đoạt của đương sự không những thé hiện bản chấtcủa t6 tụng dân sự mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến các quyên té tụng dân sựkhác Quyền tự định đoat của đương sự chính là quyền tự do ý chí của đương
sự, được tự do lựa chọn các biện pháp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình trong quan hệ tranh chấp, bằng các biện pháp mà pháp luật đã quyđịnh Vì vậy, việc nghiên cứu thêm về quyền tự định đoạt của đương sựtrong tố tụng dân sự có vai trò, ý nghĩa rất quan trong cả trong lý luận vàthực tiễn
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016 Sự ra đời của Bộ luật đã quy định khá
Trang 7đầy đủ về các van dé của tổ tụng dân sự và so với Bộ luật tô tụng dân sự năm
2004 (sửa đổi, bố sung năm 2011) thì đã có nhiều quy định mới và hoàn
thiện hơn, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với các quy định của Luật Tổchức Tòa án nhân dân năm 2014 và một số văn bản luật khác, bảo đảm cho
Tòa án giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự, bảo vệ tốt quyên, lợi ích hợp
pháp của đương sự.
Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện Bộ luật tô tụng dân sự năm
2015 thì vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập, trong đó có vấn đề nguyên tắc
quyền tự định đoạt của đương sự trong tô tụng dân sự Việc đi sâu nghiêncứu, làm rõ cơ sở lý luận và những quy định của pháp luật hiện hành vềnguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là việc làm
cần thiết và có ý nghĩa quan trong trong bảo vệ quyên, lợi ich hợp pháp của
các chủ thé trong quan hệ dân sự va góp phần ồn định trật tự xã hội Kết hợp
lý luận với thực tiễn áp dụng pháp luật trong thực tế, để từ đó rút ra đượcnhững bài học, nhận thức được các nội dung còn hạn chế, bất cập trong quátrình triển khai thực hiện và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoànthiện hệ thống các quy định pháp luật về nguyên tắc quyên tự đinh đoạt củađương sự trong tố tụng dân sự tại các Tòa án Với lý do đó, Học viên chọn
đề tài: “Nguyên tắc quyên tự định đoạt của đương sự trong to tung dân sự và
thực tiễn thực hiện tại các Tòa án tại tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn thạc sĩluật học.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Thời điểm trước và sau khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 được banhành đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học pháp lý về van dé quyên tự
định đoạt của đương sự trong tô tụng dân sự và các công trình khác tuykhông nghiên cứu trực tiếp về quyền tự định đoạt của đương sự nhưng nội
Trang 8dung của các công trình đó có đề cập đến nguyên tắc quyền tự định đoạt củađương sự trong tố tụng dân sự Tiêu biểu trong số các công trình nghiên cứukhoa học pháp lý đó là:
- Luận văn thạc sĩ luật học: “Quyên tự định đoạt của đương sự theo quy
định của Bộ luật tổ tụng dân sự Việt Nam năm 2004” của tác giả NguyễnPhương Hạnh, Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011;
- Luận văn thạc sĩ luật học: “Nguyên tắc quyên tự định đoạt của đương
sự trong tô tụng dân sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Tuyết, TrườngĐại học Luật Hà Nội năm 2011;
- Luận văn thạc sĩ luật học: “Hỏa giải vụ án dân sự và thực tiễn thựchiện tại tỉnh Điện Biên” của tắc giả Hà Thị Thanh Thủy, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2016;
- Luận văn thạc sĩ luật học: “Quyền tự định đoạt của đương sự tronggiải quyết vụ án dân sự ở Việt Nam hiện nay” của tac giả Nguyễn Thanh Hải,Khoa Luật trực thuộc Dai hoc Quốc gia Hà Nội, năm 2016;
- Luận văn thạc sĩ luật học: “Báo đảm quyên tự định đoạt của đương sựtrong tô tụng dân sự và thực tiên thực hiện tại các Tòa án trên địa bàn thànhpho Ha Nov’ của tac gia Pham Thi Minh, Truong Đại học Luật Ha Nội năm2017;
- Đề tài nghiên cứu khoa hoc cấp cơ sở: “Nguyên tắc quyên tự định đoạt
của đương sự trong tô tụng dân sv”, chủ nhiệm đề tài TS.Nguyén Bích Thao,chủ tri thực hiện Khoa Luật trực thuộc Dai hoc Quốc gia Hà Nội năm 2014;
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: “Cơ chế bảo đảm quyên tự định
đoạt của đương sự trong tô tụng dân sự đáp ứng tiễn trình cải cách tư pháp
ở Việt Nam”, chủ nhiệm đề tài TS.Nguyễn Triều Dương, chủ trì thực hiệnTrường Đại học Luật Hà Nội năm 2015;
Trang 9- Sách chuyên khảo: “Pháp luật tô tụng dân sự và thực tiễn xét xử” củatác giả Trần Duy Lượng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2009;
- Sách chuyên khảo: “Tim hiểu về quyền tự định đoạt của đương sự theoquy định của Bộ luật tổ tụng dân sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn PhươngHạnh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia — Sự thật, năm 2012;
- Giáo trình Luật Tổ tụng dân sự Việt Nam của Trường đại học Hà Nội,Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2017;
Bên cạnh đó, còn một số bài viết của các tác giả về nguyên tắc quyền
tự định đoạt của đương sự trong tô tụng dân sự được đăng trên các tạp chíchuyên ngành như sau:
- Bài viết: “Nguyên tắc quyên tự định đoạt của đương sự trong tô tụngdan sự” của tac giả Phạm Hữu Nghị, Tạp chi Nhà nước và pháp luật SỐ12/2000;
- Bài viết: “Về nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương
sự trong Bộ luật tô tụng dân sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Khánh,
Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 5/2005;
- Bài viết: “Quyên khởi kiện và xác định tư cách tham gia tố tụng” củatác giả Tran Anh Tuan, Tap chi Toa an nhan dan s6 12/2008;
- Bài viết: “Vé nguyên tac quyên tự định đoạt của đương sự trong to
tung dân sự” của tác giả Lê Minh Hải, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số4/2009
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về quyền tự định đoạt củađương sự trong tô tụng dân sự nhưng kế từ khi Bộ luật tố tụng dân sự năm
2015 ra đời thì các quy định về nguyên tắc này đã có nhiều thay đổi lớn, cáccông trình nghiên cứu khoa học trước đó chưa nghiên cứu về các quy địnhmới này Chính vì vậy, với mong muôn tìm hiêu một cách tông quát vê
Trang 10quyền tự định đoạt của đương sự thì Luận văn thạc sĩ luật học đề tài:
“Nguyên tắc quyên tự định đoạt của đương sự trong tô tụng dân sự và thựctiễn thực hiện tại các Tòa án tại tỉnh Bắc Ninh”, là đầy đủ, toàn diện vềnguyên tắc quyền tư định đoạt của đương sự không trùng lặp với các côngtrình nghiên cứu khoa hoc đã được công bồ liên quan đến dé tài
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ một số vấn đề lýluận về nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong to tung dan su,các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về nội dung quyền tự
định đoạt của đương sự và thực tiễn thực hiện tại các Tòa án trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh Từ việc nghiên cứu, phát hiện những vướng mắc, bất cậptrong các quy định pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về nguyên tắc quyền
tự định đoạt của đương sự trong tô tụng dân sự và thực tiễn thực hiện, từ đó
nhằm đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quảthực hiện các quy định của pháp luật tô tụng dân sự Việt Nam về quyền tựđịnh đoạt.
Đề đạt được mục đích nghiên cứu đề tài nêu trên, việc nghiên cứu đềtài có những nhiệm vụ như sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về nguyên tắc quyền tự định đoạt
của đương sự trong tô tụng dân sự;
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật t6 tụng Việt Nam về nội dungcủa nguyên tắc quyên tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dan sự;
- Khảo sát thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng Việt
Nam về nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tung dân sự;
- Phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện
các quy định của pháp luật tố tụng Việt Nam về nguyên tắc quyền tự định
Trang 11đoạt của đương sự trong tố tụng dân su, đề xuất các giải pháp dé hoàn thiệncác quy định của pháp luật tố tụng Việt Nam về nguyên tắc quyền tự địnhđoạt của đương sự trong tố tụng dân sự để nâng cao hiệu quả thực hiện trênthực tế.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những van dé lý luận về nguyên tắcquyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự, các quy định của phápluật tố tụng dân sự về nội dung của nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương
su trong tô tụng dân sự và thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự tại các Tòaán.
Trong phạm vi đề tài luận văn thạc sĩ ứng dụng, đề tài tập trung nghiêncứu, khảo sát, phân tích và đánh giá, giải quyết những vấn đề đặt ra từ thựctiễn thực hiện các quy định về nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sựtại các Tòa án nhân dân tại tỉnh Bắc Ninh theo thủ tục sơ thâm và phúc thâm,tập trung chủ yếu vào quyên tự định đoạt của đương sự trong vụ án dân sự.Đối với các nội dung khác của đề tài, việc nghiên cứu chỉ tiễn hành cơ bản
nhất, có ý nghĩa bổ sung cho việc nghiên cứu van đề chính Dé tài tập trungnghiên cứu các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về nguyên tắc
quyền tự định đoạt của đương sự trong tô tụng dân sự và có đưa ra một SỐ SOsánh với Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đồi, bố sung năm 2011)
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài đươc tiến hành trên cơ sở phương pháp luận
của Chủ nghĩa Mác — Lénin và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà
nước và pháp luật; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tư
pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Đồngthời, việc nghiên cứu đê tài cũng sử dụng một sô phương pháp nghiên cứu
Trang 12khoa học truyền thống như phương pháp phân tích, phương pháp tông hợp,
phương pháp thống kê, phương pháp so sánh để làm rõ những vấn đề thuộcphạm vi nghiên cứu đề tài
6 — Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu có tính hệ thống, đầy đủ vềnhững vấn dé liên quan đến quyền tự định đoạt của đương sự trong tổ tụngdân sự theo quy định của Bộ luật tổ tụng dân sự năm 2015, có những điểmmới khoa học sau:
- Hoàn thiện và làm rõ những điểm mới, tiến bộ của Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2015 so với Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 về những van đềsau: khái niệm, bản chất, ý nghĩa và cơ sở của quyền tự định đoạt của đương
sự trong tô tụng dân sự;
- Xác định nội dung quyền tự định đoạt của đương sự trong tô tụng dân
sự theo các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
- Đánh giá thực tiễn và thực trạng thực hiện nguyên tắc quyền tự địnhđoạt của đương sự trong tô tụng dân sự tại các Tòa án trên địa bàn tỉnh BắcNinh;
- Đánh giá được những hạn chế, bất cập trong những quy định củapháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về quyền tự định đoạt của
đương sự trong tô tụng dân sự và thực tiễn thực hiện tại các Tòa án trên địabàn tỉnh Bắc Ninh từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nângcao chât lượng thực hiện các quy định vê vân đê nghiên cứu.
Trang 137 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm 3 chương:
Chương 1: Những van dé chung về nguyên tắc quyền tự đỉnh đoạt củađương sự trong tố tụng dân sự
Chương 2: Nội dung nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sựtrong tố tụng dân sự
Chương 3: Thực tiễn thực hiện quyền tự đinh đoạt của đương sự trong
tô tụng dân sự tại các Tòa án tại tỉnh Bắc Ninh
Trang 14Chương 1NHỮNG VAN DE CHUNG VE NGUYEN TÁC QUYEN TỰ ĐỊNH
ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG
TO TUNG DAN SU1.1 Những van đề lý luận co bản của nguyên tắc quyén tự địnhđoạt của đương sự trong tô tụng dân sự
1.1.1 Khái niệm nguyên tắc quyên tự định đoạt của đương sự trong tô
tụng dân sự
Trong tố tụng dân sự, các đương sự có nhiều phương thức để bảo vệ
quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, đó là các quyền mà pháp luật tốtụng dân sự đã quy định Nguyên tắc quyên tự định đoạt của đương sự trong
tố tung dân sự là một trong những nguyên tắc tố tụng quan trọng mà đương
sự sử dụng dé bảo vệ quyên, lợi ích của mình khi tham gia vào quan hệ phápluật tố tụng
Từ điển Tiếng Việt có định nghĩa “nguyên tắc” là “diéu cơ bản đã định
99]
ra can phải tuân theo trong một loạt việc lam”! Nguyên tac là kết quả của
cả một quá trình phát triển và thích ứng với các điều kiện khách quan và
nguyên tắc đó có thê sẽ nhanh chóng bị thay đổi nếu nó không phù hợp vớiquy luật khách quan Vậy nên, nguyên tắc phải là kết quả của quá trình nhậnthức nghiên cứu thực tế khách quan Nguyên tắc của một ngành luật lànhững tư tưởng pháp lý chỉ đạo, định hướng cho hoạt động xây dựng và thựchiện các quy định của nó Tuy vậy, trên thực tế các tư tưởng pháp lý chỉ cógiá trị bắt buộc nếu được thé hiện dưới hình thức quy phạm pháp luật Dovậy, các nguyên tắc của một ngành luật thường được quy định trong các văn
bản pháp luật về ngành luật đó làm cơ sở cho việc thực hiện và được quy
'Hoàng Phê (chủ biên, 2003) Tir điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Da Nẵng.
Trang 15định dưới dạng quy phạm chung Tất cả các quy phạm pháp luật tố tụng dân
sự đều phải thé hiện tinh thần và nội dung các nguyên tắc đã được xác định,tất cả các hành vi, hoạt động của các chủ thé đều phải thực hiện trên cơ sởquán triệt các nguyên tắc đã đề ra, bất kỳ hành vi nào vi phạm một trong sốcác nguyên tắc đều bị coi là trái pháp luật Việc quán triệt các nguyên tắc cótac dụng ngăn chặn mọi hành vi vi phạm pháp luật và những biểu hiện tiêu
cực trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án dân sự
Trong phương diện pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng dân sựnói riêng có quy định: “ Nguyên tắc của luật tô tụng dân sự Việt Nam lànhững tu tưởng pháp lý chỉ đạo, định hướng cho việc xáy dựng và thực hiệnpháp luật tổ tụng dân sự và ghi nhận trong các văn bản pháp luật” Va một
trong những nguyên tắc quan trọng của pháp luật tổ tụng Việt Nam lànguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự
Ở góc độ pháp lý “quyén” là khái niệm dùng dé chỉ những điều mapháp luật công nhận và bảo đảm cho chủ thê thực hiện, mà theo đó, chủ thê
được làm, được hưởng ma không ai được hạn chế, ngăn cản hay tước đoạt
Hoặc cũng có thê hiéu, “quyên” với nghĩa là việc chủ thê được làm một việc
gì hay yêu cầu chủ thê khác phải thực hiện hay không thực hiện việc gì vì lợiích của mình hoặc người khác Nhu vây, “quyén” được pháp luật ghi nhận và
bảo đảm thực hiện, gắn liền với các chủ thê và được biểu hiện ra bên ngoàibằng việc thực hiện hành vi của các chủ thể Còn “dinh đoạt” được hiểu là
“quyết định dứt khoát, dựa vào quyên hành tuyệt đối của mình” Va Từ điển
giải thích thuật ngữ Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội, giải thích
“Quyền tổ tụng dân sự của đương sự tự quyết định việc bảo vệ quyền, lợi íchhợp pháp của họ tại Tòa án Trong TÔ tụng dân sự, đương sự có quyềnquyết định việc khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của
10
Trang 16mình; rút đơn kiện, thay đổi yêu cẩu khi khởi kiện, hòa giải với đương sự
bên kia”.
Có nhiều khái niệm khác nhau của nhiều tác giả về quyền tự định đoạt
của đương sự TS Nguyễn Mạnh Bách cho rang: “Quyên tự định đoạt là cácbên đương sự có quyên điễu khiển vụ kiện và Thẩm phán phải giữ thể trunglập”3 Theo TS Nguyễn Công Bình: “Quyển tự định đoạt của đương sự làquyên của đương sự trong việc tự quyết định về quyên, lợi ích của họ và sựlựa chon các biện pháp pháp lý can thiết dé bảo vệ quyên, lợi ích đó”° TSNguyễn Ngọc Khánh cho rằng quyền tự định đoạt của đương sự trong tốtụng dân sự “ thé hiện ở khả năng của những người tham gia tô tung tự dođịnh đoạt các quyên dân sự của mình và các quyên, phương tiện to tụngnhằm bảo vệ quyên, lợi ích bị xâm hại"° PGS.TS Phạm Hữu Nghị cho rang:
“Quyền tự định đoạt của đương sự trong tô tụng dân sự là sự phản ánh củaquyên tự định đoạt của các chủ thé trong mối quan hệ dân sv’ Còn đỗi với
TS Nguyễn Bích Thảo thì quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụngdân sự có thé hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa hẹp: “đó Ja
quyên tự quyết định về quyên, lợi ích dan sự của các đương sự với tư cách làchủ thé của quan hệ pháp luật nội dung” Theo nghĩa rộng: “Quyên tự địnhđoạt không chi là quyên tự quyết định về quyên, lợi ích dan sự mà còn là
quyên định đoạt về các biện pháp, phương tiện tô tụng mà pháp luât quy
định cho đương sự dé bảo vệ quyền và lợi ich dân sự của mình”".
? Trường Dai học Luật Hà Nội (1999), Tor điền giải thích thuật ngữ Luật học, tr224.
3 Nguyễn Mạnh Bách (1996), Luật Tổ tung dân sự Việt Nam (lược giải), NXB Đồng Nai, 1996, tr74.
4 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, NXN CAND, Hà Nội, tr47.
> Học viện Tư pháp (2007), Giáo trình Luật Tổ tụng dan sự, NXB CAND, Hà Nội, tré6.
5 Phan Hữu Nghị (2000), Nguyên tắc quyên tư định đoạt của đương sự trong to tụng dân sw, Tạp chí Nhà nước
và pháp luật số 12/2000.
7 Nguyễn Bich Thảo (2014), Nguyên tắc quyên tự định đoạt của đương sự trong to tung dân sự, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Khoa Luật — Đại học Quốc gia Hà Nội.
II
Trang 17Mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm quyền tự địnhđoạt của đương sự trong tố tụng dân sự nhưng có thé thấy điểm chung củaquyền tự định đoạt của đương sự trong tô tụng dân sự đó là khả năng củađương sự trong việc tự do quyết định các biện pháp tô tụng nhằm bảo vệquyền và lợi ich hợp pháp của mình khi tham gia tố tụng tại Tòa án Tuynhiên, quan niệm về nội hàm khái niệm quyền tự định đoạt của đương sựtrong tô tụng dân sự còn bao gdm ca viéc duong su duoc tu quyét dinh cacbiện pháp tô tụng nhằm bảo vệ quyên, loi ích hop pháp của mình tai Tòa ánnhư tự quyết định từ bỏ quyền, lợi ích hợp pháp trong việc thay đổi yêu cau,hòa giải trong vụ việc dân sự Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã ghi nhậnquyền tự định đoạt của đương sự trong tô tụng dân sự tại Điều 5 như sau:Điều 5 Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
“1 Đương sự có quyên quyết định việc khởi kiện, yêu cau Tòa án có
thấm quyên giải quyết vụ việc dân sự Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc
dân sự khi có đơn khởi kiện, don yêu cau của đương sự và chỉ giải quyếttrong phạm vi đơn khởi kiện, don yêu cầu đó
2 Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyên chấmdut, thay đổi yêu cau của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tựnguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trai đạo đức xã hoi”
Có thé thấy một trong những điểm khác nhau cơ bản của tố tụng dân sự
và tô tụng hình sự đó chính là quyền tự định đoạt của đương sự Người tham
gia tố tụng hình sự không có quyền được lựa chọn có tham gia hay khôngtham gia vào quan hệ tố tụng Trong khi đó, đương sự trong tô tụng dân sựđược tự do lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp, van đề của mình, có thé
tùy ý tham gia vào quan hệ tô tụng băng cách yêu cầu Tòa án giải quyết việc,
[2
Trang 18tranh chấp của mình hoặc cũng có thé không tham gia — khi đương sự lựachọn cách thức tự giải quyết tranh chấp, việc của mình Tiếp theo đó khi đãyêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc của mình, trong quá trình tố tụng, đương
sự cũng được lựa chọn thỏa thuận giải quyết với chủ thể khác, nhưng trong
tố tụng hình sự, hoàn toàn không được thực hiện van dé nay Vi xuat phat ttr
bản chất của quan hệ dân sự là sự tự nguyện, thỏa thuận và tôn trọng ý chí
của các chủ thể nên họ được quyền tự định đoạt cách thức bảo vệ quyên, lợi
ích hợp pháp của mình Còn đối với quan hệ hình sự, người có hành vi phạm
tội gây nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến khách thé mà luật hình sự
bảo vệ, vậy nên pháp luật buộc họ phải chịu hình phạt nghiêm khắc, buộcphải tham gia vào quan hệ tố tụng hình sự Quyên tự định đoạt của đương sự
là quyền cơ bản và rất quan trọng của đương sự trong tố tung dân sự
Từ những phân tích trên có thé tổng kết quyên tự định đoạt của đương
sự trong tố tụng dân sự là một nhóm các quyền tô tụng được pháp luật tố
tụng dân sự quy định, mang tính đặc trưng nhất trong Tố tụng dân sự vàđược thé hiện xuyên suốt trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự,
theo đó đương sự được tự quyết định về việc bảo vệ quyên, lợi ích của mìnhthông qua thủ tục tô tung dân sự tại Tòa án và quyền tự quyết định về quyền,lợi ích đó thông qua việc thỏa thuận với đương sự khác.
Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tung dân sự có nguồn gốcxuất phát từ các quyền của đương sự trong quan hệ pháp luật nội dung, là sựphản ánh của quyền tự định đoạt của chủ thê trong quan hệ pháp luật dân sự
và luôn tồn tại mối quan hệ chặt chẽ giữa luật tô tụng và luật nội dung
Chính vi thế, quyền tự định đoạt của đương sự cũng bao gồm các quyên tố
tụng của đương sự nhưng không phải là tất cả Pháp luật tô tụng dân sự ghi
nhận quyên tự định đoạt của đương sự nhằm phát huy vai trò tích cực, chủ
13
Trang 19động của đương sự trong việc giải quyết vụ việc và đồng thời đặt ra tráchnhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm cho các đương sự thực hiện quyền tự
định đoạt của họ mà pháp luật đã ghi nhận.
Nếu phân tích theo nghĩa rộng thì nội dung của quyền tự định đoạt củađương sự trong tố tụng dân sự bao gồm: quyền quyết định khởi kiên, yêu cầuTòa án giải quyết vụ việc dân sự; quyền thay đổi, bổ sung, rút các yêu cầucủa mình, thỏa thuận về việc giải quyết các vụ việc dân sự; quyền quyết định
việc kháng cáo hay khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án để bảo vệ quyên,lợi ich hợp pháp của minh và một số quyền khác như: quyền cung cấp chứng
cứ và chứng minh; quyền yêu cầu áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện phápkhẩn cấp tạm thời; quyền yêu cầu Tòa án xét xử vắng mặt mình
Còn nếu xét theo nghĩa hẹp thì quyền tự định đoạt của đương sự trong
tô tụng dân sự chỉ bao gồm: quyền yêu cầu, khởi kiện vụ việc dân sự; quyền
thay đổi, bố sung, rút yêu cầu và quyển thỏa thuận về việc giải quyết Vụ VIỆCdân sự.
1.1.2 Đặc điểm của quyên tự định đoạt của đương sự trong to tụngdán sự
Thứ nhất, quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là
quyền về hình thức và được quyết định bởi các quyền nội dung trong cácquan hệ pháp luật dân sự, luôn gắn liền với các chủ thể có quyền lợi trongcác quan hệ pháp luật dân sự nội dung hoặc các chủ thé được đương sự ủyquyên Tuy nhiên, cũng có những trường hop đặc biệt, khi mà chủ thé làngười không có đủ năng lực hành vi dân sự dé thực hiện quyén của minh thìquyền này sẽ được thực hiện thông qua người đại diện mà pháp luật đã quy
14
Trang 20định Hoặc một số trường hợp, dé bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước
có thé thuộc về một số chủ thé nhất định được Nhà nước trao quyên
Thư hai, quyền tự định đoạt của đương sự trong tô tụng dân sự được
thể hiện thông qua một loạt các quyên tô tụng cu thé, thé hiện xuyên suốt từ
khi chủ thể bắt đầu tham gia vào quá trình tố tụng cho đến khi kết thúc.Những quyền tổ tụng đó là: quyền khởi kiện, đưa ra yêu cầu giải quyết vuviệc dân sự; quyên rút, thay đổi, bố sung yêu cầu; quyền thỏa thuận giảiquyết vụ việc dân sự; quyền kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòaán Đây chính là các công cụ để đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa mình.
Thư ba, quyền tự định đoạt của đương sự trong tô tụng dân sự là sự thêhiện ý chí chủ quan của đương sự và cũng đồng thời là quyền khách quanđược pháp luật quy đinh Duong sự có quyén thực hiện quyền này nhưngphải thực hiện theo đúng trình tự, thu tục mà pháp luât quy định Các quyđinh này của pháp luật nhằm đảm bảo đương sự vẫn được thực hiện quyền
của chính mình mà không xâm phạm đến quyên, lợi ích của chủ thể kháctrong quan hệ dân sự Quyên tự định đoạt của đương sự là quyền tương đốichứ không phải là muốn thực hiện bất kỳ hành vi nào cũng được, việc thựchiện quyền này phải đảm bảo những yêu cầu của pháp luật
Thứ tu, quyền tự định đoạt của đương sự trong tô tụng dân sự phảixuất phát từ ý chí tự nguyện thực sự của đương sự Các đương sự thực hiệnquyền của mình thông qua hành vi cụ thể Nếu việc thực hiện các quyền này
không phải do các chủ thé tự nguyện thi không còn là quyền “ định đoạt”
nữa, quyền của chủ thể không được đảm bảo Trong trường hợp đương sự bị
đe dọa, cưỡng ép thay đổi, bổ sung, rút yêu cau giải quyết vụ việc thì phápluật sẽ không chấp nhận
15
Trang 211.1.3 Y nghĩa của quyên tự định đoạt của đương sự trong tô tụng dân
sự
- Thier nhất, việc Bộ luật tô tụng dân sự năm 2015 quy định quyền tựđịnh đoạt của đương sự đảm bảo một cơ chế dé đương sự có thể tự bảo vệquyên và lợi ich hợp pháp của mình Trên cơ sở các quy định của pháp luật,các đương sự băng hành vi của minh có thé thực hiện các quyền và nghĩa vụ
để bảo vệ quyền lợi của họ Khi tham gia vào các quan hệ dân sự, các chủthé có quyền tự nguyện tham gia, quyết định quyền và nghĩa vu của các bêncũng như phương thức giải quyết tranh chấp Cá nhân, cơ quan, tổ chức khi
bị xâm phạm quyên, lợi ích bởi một chủ thé khác có quyền lựa chọn các
phương thức giải quyết tranh chấp và một trong những phương thức đó là cóthé khởi kiện hoặc không khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của mình Đây là một trong những quy định góp phan tạo sự ổnđịnh khi các chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự Quyén tu dinh doatcủa đương sự có ý nghĩa trong việc 6n định trật tự pháp luật, giữ vững kycương xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể
- Thứ hai, ngoài việc bảo đảm quyền va lợi ích hợp pháp của đương
sự thì quy định về quyền tự định đoạt của đương sự còn xác định rõ trách
nhiệm của Tòa án Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Joa
án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có don khởi kiện, đơn yêu cau củađương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi don khởi kiện, đơn yêu cau đó”.Tòa án có trách nhiệm xem xét và giải quyết các yêu cầu của đương sự khi
có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện,đơn yêu cầu của đương sự - việc giải quyết những nội dung nào hoàn toànphụ thuộc vào ý chí của đương sự Và Tòa án có trách nhiệm giải quyết các
vụ việc đúng pháp luật, kip thời, đầy đủ các yêu cầu của đương sự, khi có
16
Trang 22đơn khởi kiện hay đơn yêu cầu không được bỏ sót, hay giải quyết khôngđúng thâm quyền, buộc Tòa án phải đảm bảo quyền lợi tốt nhất về quyền, lợi
ích của đương sự.
- Thứ ba, quy định về quyền tự định đoạt của đương sự đã tạo điềukiện cho đương sự có thể tìm cho mình một phương thức để giải quyết tranhchấp một cách nhanh chóng và hiệu quả Đương sự có quyền quyết định yêucầu hay rút yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp đề bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình Hoặc ngay cả khi đã yêu cầu Tòa án giải quyết tranh
chấp thì các đương sự hoàn toàn vẫn có thê tự thỏa thuận với nhau về việcgiải quyết vụ việc Qua đó, góp phần làm giảm bớt các công việc của Tòa án,không tốn các chi phí và thời gian tham tổ tụng của cả Tòa án và đương sự
Quyền tự định đoạt của đương sự là một trong những quyền rat tiến bộ
và hiệu quả Không chỉ đem lại các ý nghĩa về mặt pháp lý mà còn có ýnghĩa quan trọng trong việc ồn định trật tự xã hội và giúp nhân dân chủ động
trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
1.2 Cơ sở của quyên tự định đoạt của đương sự trong tổ tung dân sự
1.2.1 Cơ sở lý luận của quyên tự định đoạt của đương sự trong to tungdán sự
Luật Tố tụng dân sự là luật hình thức, quy định về trình tự, thủ tục để
giải quyết những tranh chấp, yêu cầu phát sinh từ quan hệ pháp luật nội dung
để bảo vệ các quyền về dân sự, hôn nhân gia đình mà pháp luật quy định
Quyên tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự có nguồn gốc từquyền của các chủ thể trong giao lưu dân sự Theo đó, các quan hệ dân sự
được xác lập, phát sinh, thay đổi, cham dứt trên nguyên tắc tự nguyện, tựthỏa thuận, tự chịu trách nhiệm và luôn bình đăng giữa các chủ thể tham gia
Vì vậy, quyền tự định đoạt của đương sự trong tô tụng dân sự luôn gắn liền
IZ
Trang 23với quyên tự định đoạt của các chủ thé trong quan hệ pháp luật nội dung Do
đó, cơ sở dé pháp luật tố tụng dân sự quy định đương sự trong tố tụng dân sựđược thực hiện quyền tự định đoạt của mình chính là các quyền được pháp
luật dân sự ghi nhận và bảo vệ Trong pháp luật dân sự cũng đã ghi nhận các
nguyên tắc cơ bản và việc cụ thể hóa các nguyên tắc này góp phần bảo đảmcho các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ dân sự thì có thể băng hành vicủa mình tự quyết định đối với các quan hệ pháp luật mà mình đã tham giavào Quyền tự định đoạt của đương sự trong dân sự được khởi nguồn từ các
nguyên tắc: Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận (Khoản 2, Điều
3 Bộ luật dân sự); nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự (Điều 2 Bộ luật
dân sự); nguyên tắc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của
mình một cách thiện chí, trung thực (Khoản 3, Điều 3 Bộ luật dân sự).Quyên tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là các quyền được quy
định trong các quy phạm pháp luật hình thức, được phát triỀn dựa trên các
nguyên tắc giao lưu dân sự trong pháp luật nội dung
Có thê nói, quyền tự định đoạt của đương sự trong tô tụng dân sự sinh
ra và găn liền với quyền tự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ pháp luậtnội dung Không có quan hệ pháp luật nội dung thì cũng không có quyền tự
định đoạt của đương sự trong tô tụng dân sự Quyên tự định đoạt của đương
sự trong tố tụng dân sự do pháp luật tố tụng dân sự quy định nhưng bị giớihạn bởi quyên tự định đoạt của các chủ thé trong quan hệ pháp luật nội dung.Nhưng nếu không có các quy định về quyền tự định đoạt của đương sự trong
tố tụng dân sự thì đương sự sẽ không thé bảo vệ quyền và lợi ích của minh
trong các giao dịch dân sự Vì vậy, pháp luật tô tụng dân sự đã quy định
nguyên tắc tại Điều 5 và những quy định cụ thê khác để đương sự dùng đểbảo vệ quyên, lợi ích của mình.
18
Trang 241.2.2 Cơ sở thực tiễn của quyên tự định đoạt của đương sự trong tô
ngừng hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc để các
đương sự bảo vệ quyền và lợi ích của mình Viêc ghi nhận và bảo đảm quyền
tự định đoạt của đương sự trong tô tụng dân sự có ý nghĩa rat quan trong, la
sự bao dam dé đương sự có thé thực hiện các quyền dân su mà luật nội dung
quy định.
Bản chất của các quan hệ dân sự luôn luôn là sự bình đăng, tự nguyện,được thể hiện ngay từ khi các bên tham gia vào quan hệ và cả khi giải quyếttranh chấp Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp bằng
đơn khởi kiện, nhưng sau đó có thê lại tự thỏa thuận và rút yêu cầu Khi đó,Tòa án phải tôn trọng sự lựa chọn của đương sự, cham dứt các thủ tục tốtụng Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập trong van dé này: Có nhiều ngườidân do thiếu hiểu biết về pháp luật và thiếu sự hỗ trợ của các tô chức hỗ trợ
tư pháp nên không biết là mình có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết quyền lợi
cho mình mặc dù quyền lợi bị xâm phạm; hoặc có những trường hợp các
đương sự không nhận biết được trình tự, thủ tục tố tụng và các quyền tố tụng
của mình khi tham gia nên gặp khó khăn khi bảo vệ quyền và lợi ích củamình; bên cạnh đó, cũng có nhiều thiếu xót của Tòa án, vi phạm các quyđịnh của pháp luật nên không bảo đảm được các quyền của đương sự: Tòa án
nhận được yêu cầu của đương sự nhưng không giải quyết hoặc giải quyết
19
Trang 25không đúng, vượt quá nội dung yêu cau, không tiến hành hòa giải hay khôngcông nhận sự thỏa thuận của các đương sự
Vì vậy, việc quy định quyền tự định đoạt của đương sự trong tô tụngdân sự là xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn khách quan nhằm bảo vệ quyền
và lợi ích hơp pháp của đương sự, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
1.3 Nội dung nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tổtụng dân sự
1.3.1 Quyên khởi kiện vụ án dân sự, yêu câu giải quyết việc dân sự
Việc khởi kiện là yếu tô đầu tiên thể hiện rõ nhất quyền tự định đoạt
của đương sự trong việc giải quyết vụ án dân sự và cũng là cơ sở cho việc
phát sinh các quyên tiếp theo trong quá trình tố tụng Theo quy định tại Điều
5 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, quyền tự định đoạt của đương sự đượcthé hiện ở cả quyền khởi kiện vụ án dân sự và yêu cau giải quyết việc dân
SỰ.
Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về quyền khởi kiện
vụ án dân sự như sau: "Cơ quan, tô chức, cá nhân có quyển tự mình hoặcthông qua người đại diện họp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung làngười khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyên dé yêu cau bảo vệ quyền và lợiich hợp pháp của mình" Doi với quyền khởi kiện thì điều cơ bản nhất ngườikhởi kiện cần biết đó là khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm
phạm thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có thé tự mình hoặc thông qua ngườikhác dé khởi kiện Về nguyên tắc, chỉ có cá nhân, cơ quan, tô chức có quyền,
lợi ích bị xâm phạm mới có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyềnlợi của mình Nhưng có trường hợp ngoại lệ đó là, để bảo vệ quyền hay lợiích hợp pháp của người khác hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà
20
Trang 26nước thuộc lĩnh vực phụ trách, trong một số trường hợp đặc biệt, pháp luật
quy định quyền khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tô chức gồm: Cơ quan quản
lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hợp
phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền
khởi kiện trong trường hợp cần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngườikhác Một trường hợp ngoại lệ nữa là đối với những cá nhân không có nănglực hành vi tố tụng mà có quyền lợi cần phải được bảo vệ thì họ không thể tự
mình khởi kiện vụ án được mà phải do người đại diện thay mặt dé thực hiệnviệc khởi kiện vụ án.
Thứ nhất, chủ thể khởi kiện có thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân tự mìnhkhởi kiện vụ án dân sự Khi các chủ thé khởi kiện cho rằng quyên và lợi ichhợp pháp của mình bị xâm phạm thì họ bằng cách thông qua con đường khởikiện yêu cầu Tòa án có thắm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyềndân sự phải cham dứt hành vi trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại hoặcphải chịu chế tài phạt vi phạm Họ có thé tự mình trực tiếp viết đơn khởi
kiện hoặc nếu không thể thì pháp luật đã có những quy định để tạo điều kiệnthuận lợi cho các chủ thể trong trường hợp như: không biết chữ, ngườikhuyết tật, mức độ hiểu biết pháp luật còn hạn ché thi pháp luật quy định ho
có thể “nhờ người khác làm hộ đơn kiện” Khi đó, họ có thê thê hiện được
đầy đủ nhất những nội dung mà họ muốn Tòa án giải quyết, đồng thời giúpToa án xác định được rõ ràng phạm vi va van dé ma đương sự khởi kiện, lam
cơ sở cho việc tiếp tục thực hiện các quyên tố tụng sau nay
Thứ hai, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể thông qua người khởi kiệnhợp pháp để khởi kiện vụ án dân sự Đây là một quy định tiễn bộ của pháp
luật tố tụng dân sự, giúp cho đương sự thuận lợi hơn khi tham gia vào quan
hệ tố tụng, họ được thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án
Dl
Trang 27dân sự Trong quan hệ dân sự, tranh chấp của các bên xuất phát từ việc mâu
thuẫn, bất đồng, không thỏa thuận được với nhau về lợi ích Luật pháp đã
quy định các chủ thể có những quyền và lợi ích nhất định Tuy nhiên, nếu
chủ thể này thực hiện quyền mà xâm phạm, ảnh hưởng đến lợi ích của chủ
thê khác, thì sẽ phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp dân sự Như đã phân tích, cónhiều cách dé các chủ thé có thé giải quyết tranh chấp: tự thương lượng, hòagiải, trung gian hoặc yêu cầu cơ quan có thâm quyền hoặc Tòa án giải quyết
Và nếu đương sự lựa chọn yêu cầu khởi kiện đến Tòa án để giải quyết thìcũng phụ thuộc vào ý chí của đương sự Đương sự có quyền quyết định việc
có khởi kiện hay không, khởi kiện yêu cầu giải quyết những vấn dé nao, nội
dung gì, phạm vi khởi kiện đến đâu Duong sự cũng có quyền yêu cầu khởikiện một hay nhiều cá nhân, pháp nhân, cơ quan, tổ chức hoặc một hay nhiềuquan hệ pháp luật Nguyên đơn có quyền khởi kiện và Tòa án chỉ thụ lý giảiquyết khi có đơn khởi kiện và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện củađương sự Đương sự có thé tự mình thực hiện quyén này khi có đủ năng lực
hành vi tố tụng dân sự hoặc nếu không, trong trường hợp cần thiết có thể "#yquyên cho người đại diện hợp pháp của mình" dé thực hiện quyền Đối vớicác chủ thê là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, khi khởi kiện sẽ do ngườiđại diện theo pháp luật của họ thực hiện Tuy nhiên, người đại diện cũng chỉthực hiện thay một số hành vi nhất định cho đương sự, thực chất việc họ thực
hiện là kết quả của ý chí của đương sự, xét đến cùng thì việc thực hiện của
người đại diện cũng vì mục đích bảo vệ quyền, lợi ích cho đương sự Nên
đương sự, vẫn phải là người thể hiện ý chí, quyền tự định đoạt trong việckhởi kiện vụ án dân sự Vậy, hiểu thế nào về quy định "wy guyên" trongtrường hợp này, là "y quyén" trong tham gia tố tụng hay có thé bao gồm cả
"uy quyên" viết đơn và thay mặt nguyên đơn ký vào đơn khởi kiện
De
Trang 28Đối với quy định này, có hai quan điểm khác nhau: Quan điểm thứ nhất,
cá nhân được ủy quyên tham gia tố tụng, chứ không được ủy quyền ký đơn
kiện thay người khởi kiện Quan điểm này cho răng, Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015 chưa cho phép người đại diện theo ủy quyền được quyền ký đơnkhởi kiện Tức là, cá nhân không được quyền ủy quyền khởi kiện mà chỉđược quyền ủy quyên tham gia tố tụng Cụ thé, Điều 5, Điều 189 Bộ luật Tốtụng dân sự năm 2015 quy định: Người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ
ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện Quan điểm thứ hai thì cho rang
“thông qua người đại điện hợp pháp” có nghĩa là người đại điện được uỷ
quyền (của pháp nhân, co quan, tổ chức, cá nhân) có quyền thay mặt ngườikhởi kiện và đương nhiên có quyền viết đơn khởi kiện, ký vào đơn khởi kiệntheo nội dung uỷ quyền
Đối với những người ủng hộ quan điểm thứ nhất, cho rang Điều 189 Bộluật Tố tụng dân sự năm 2015 và hướng dẫn tại Mẫu số 23-DS Đơn khởi
kiện ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017của Hội đồng Tham phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số biểu mẫutrong tố tụng dân sự là: Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký
hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là người
chưa thành niên, người mat năng lực hành vi dan sự, người han chế năng lực
hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thìngười đại điện hợp pháp của họ phải ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp người
khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không
thể tự mình làm đơn khởi kiện, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thìphải có người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng và kýxác nhận vào đơn khởi kiện Tuy nhiên, đây chỉ là hướng dẫn về cách viết
23
Trang 29đơn khởi kiện mà không loại trừ quyền đại diện theo ủy quyền của ngườiđược ủy quyên.
Tuy nhiên, tác giả luận văn đồng ý với quan điểm thứ hai, vì: xét đến
các quy phạm pháp luật về quyền khởi kiện, chủ thé có thé ủy quyền chongười đại diện theo pháp luật khởi kiện vụ án dân sự, đó là quyền tự địnhđoạt của chủ thể, tùy thuộc vào ý chí của họ có muốn thông qua người đạidiện dé thực hiện quyền khởi kiện của mình hay không; xét các quy định củapháp luật tố tụng dân sự thì không có quy định nào của pháp luật cắm ngườiđại diện theo ủy quyền không được đại diện cho người được ủy quyền khởikiện vụ việc tại Tòa án, trong đó bao gồm cả việc ký đơn khởi kiện; xét vềphạm vi đại diện theo ủy quyền thì theo quy định của Bộ luật dân sự năm
2015 thì một trong những căn cứ dé xác định phạm vi đại diện là nội dung ủy
quyền (điểm c khoản 1 Điều 141) Theo đó, một người có tranh chấp, có
quyền khởi kiện nhưng vì lý do nào đó không thực hiện được quyền khởikiện giải quyết tranh chấp mà trao quyền cho một người khác được nhândanh mình khởi kiện ra Tòa án có thâm quyên thì phạm vi ủy quyền bao gồm
từ việc làm đơn khởi kiện, ký nộp đơn là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật Ngoài ra, theo quy định của pháp luật thì "zøgưởi đại điện theo
uy quyền" được quyền làm đơn và ký đơn bổ sung yêu cầu khởi kiện, phantố; được quyền làm đơn và ký đơn kháng cáo theo thủ tục phúc thâm; đượcquyền làm đơn và ký đơn kiến nghị theo thủ tục giám đốc thâm, tái thâm;được quyền làm don va ký đơn yêu cầu thi hành án Như vậy, người được
ủy quyền hoàn toàn có quyền ký vào đơn khởi kiện
Từ những phân tích trên có thé thấy rang, "»øgười đại điện theo ủy
quyền" được quyền ký vào đơn khởi kiện, được quyền tham gia tố tụng trong
phạm vi được ủy quyền Và như vậy, kiến nghị Bộ luật tô tụng dân sự năm
24
Trang 302015 có những sửa đôi đối với quy định tại Điều 189 về việc cá nhân phải kýtên hoặc điểm chỉ vào phan cuối đơn khởi kiện như hiện hành dé đảm bảo sựphù hợp giữa các quy định.
Không chi có cá nhân mới được quyền khởi kiện dé bảo vệ quyền, lợi
ích của chính mình mà một số cơ quan, tô chức, cá nhân có quyền khởi kiện
vụ án dan sự dé bảo vệ quyền va lợi ích hợp pháp của øgưởi khác, lợi ichcông cộng và lợi ích của Nhà nước Điều 187, Bộ luật tố tụng dân sự năm
2015 quy định về quyền khởi kiện vụ án dân sự dé bảo vệ quyên và lợi íchhợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước.
Việc cơ quan, tô chức, cá nhân khác khởi kiện hoàn toàn không vi phạmnguyên tắc tự định đoạt của đương sự Bởi những đối tượng được khởi kiện
để bảo vệ quyền ở đây là nhóm yếu thế trong xã hội, đó là: trẻ em, phụ nữ,người lao động Họ có thể bị xâm hại quyên, lợi ích mà không biết việc
quyền lợi của mình bị xâm hại hoặc không biết khởi kiện để tự bảo vệ quyền
lợi của mình Khi đó, các cơ quan, tổ chức sẽ đứng ra khởi kiện thay họ vàmục đích cuối cùng là để bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của họ Và để bảo
đảm quyên tự định đoạt của các chủ thé này, pháp luật cho phép họ có quyền
yêu cầu Tòa án đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự nếu như xét thấy không
cần thiết phải tiếp tục giải quyết, theo quy định tại Khoản 1 Điều 217 Bộ luật
tố tụng dân sự năm 2015
Trong một số trường hợp nhất định, mặc dù các bên không có tranh
chấp với nhau về quyền và lợi ích thì theo quy định của pháp luật, một trongcác bên đương sự cũng có thể yêu cầu Tòa án xác định một sự kiện pháp lý
nào đó; hoặc công nhận hay không công nhận quyên, nghĩa vụ về dân sự,hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động của họ Khi đương sự yêu câu giải quyết các yêu câu này sẽ phát sinh việc dân sự ở Toa án Trong
Da
Trang 31việc dân sự, do không có tranh chấp trực tiếp về lợi ích giữa các đương sự,không có bên đi kiện và bên bị kiện nên không có nguyên đơn hay bị đơn, vídụ: như trường hợp công nhận thuận tình ly hôn hay yêu cầu Tòa án tuyên bố
một người đã chết hoặc mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự Đối vớiviệc dân sự chỉ có người yêu cầu, người bị yêu cầu và người có quyên lợi,nghĩa vụ liên quan đến giải quyết việc dân sự Người yêu cầu giải quyết việcdân sự là người tham gia tố tụng va đưa ra yêu cầu về việc giải quyết việcdân sự, việc tham gia tố tụng của ho cũng chủ động như nguyên đơn trong vụ
án dân sự Họ cũng có quyền định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu để Tòa án
giải quyết nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi yêu cầu Tòa án xác định một sự
kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ nghĩa vụ nhấtđịnh hoặc công nhận hay không công nhận quyên, nghĩa vụ của họ
Bên cạnh quyền tự định đoạt trong việc khởi kiện hay yêu cầu Tòa ángiải quyết vụ việc dân sự thì đương sự còn được tự định đoạt việc khởi kiện
hay không khởi kiện lại vụ án dân sự đã được giải quyết bằng bản án, quyết
định đã có hiệu lực Đối với một số vụ việc về dân sự, hôn nhân gia đình, do
có tính chất đặc thù về loại việc này thì mặc dù đã được Tòa án giải quyếtbằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự vẫn có quyềnkhởi kiện lại Về nguyên tắc, đối với mỗi vụ việc, các đương sự chỉ có thể
yêu cầu Tòa án giải quyết một lần, nếu Tòa án cấp sơ thâm đã xét xử màđương sự thấy rang không phù hợp thì có thé khang cáo Tuy nhiên, dé bảođảm quyền khởi kiện của đương sự, thì những vụ việc đó, chủ thé có thé yéu
cầu Tòa án giải quyết lại Nhu vậy, quyền khởi kiện lại của đương sự cũng làmột trong những biéu hiện của quyền tự định đoạt của đương sự, tuy nhiên,
quyên này bị giới hạn chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định
mà pháp luật đã quy định.
26
Trang 321.3.2 Quyên đưa ra yêu cau phản tố, yêu câu độc lập có liên quan tới
vụ việc mà Toa an đang giải quyét
- Yêu cẩu phản to:
Nếu như nguyên đơn có quyền đưa ra yêu cầu khởi kiện thì bị đơncũng có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn Có thé hiểu, yêucầu phản tố là vệc bị đơn kiện ngược lại nguyên đơn về một quan hệ pháp
luật khác với quan hệ pháp luật mà nguyên đơn khởi kiện Nếu yêu cầu của
bị đơn hoàn toàn mới, không liên quan đến nội dung yêu cầu khởi kiện của
bị đơn thì bị đơn phải khởi kiện thành một vụ án riêng Cần phân biệt quyềnphản đối và quyền phản tố của bị đơn Bị đơn có quyền phản đối - nhằm
chứng minh mình không xâm phạm đến quyền lợi của nguyên đơn như đơnkhởi kiện của nguyên đơn Còn quyền phản tố là quyền đưa ra yêu cầu ngượclại với nguyên đơn về một quan hệ pháp luật độc lập, có liên quan đến yêu
cầu của nguyên đơn Nói cách khác, yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ được coi
là hợp pháp nếu nó độc lập và không cùng về yêu cầu của nguyên đơn, yêu
cầu của người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan Yêu cầu phản tố của bị đơnchỉ được chấp nhận khi đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 200 Bộ luật tốtụng dân sự năm 2015.
Việc quy định cụ thé các trường hợp yêu cầu phản tổ của bi đơn được
chấp nhận của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 giúp bảo đảm cho bị đơnthực hiện quyền tự định đoạt của mình trong việc đưa ra yêu cầu để bảo vệquyên, lợi ích hợp pháp của mình, bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn
Có thé thấy, yêu cầu phản tố của bị đơn có mối liên hệ với yêu cầu khởikiện của nguyên đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan Pháp luật đã quy định, quyền đưa ra yêu cầu phản t6 chỉ được thực
Dod
Trang 33hiện trong các giai đoạn nhất định Điều 199 Bộ luật tố tụng dân sự năm
2015 quy định, bi đơn chỉ có 15 ngày ké từ khi nhận được thông báo, phảinộp cho Tòa án yêu cầu phản tố (nếu có) Tuy nhiên, căn cứ vào các quy
định tại Điều 244 thì bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tô đối với nguyên
đơn khi đã bắt đầu phiên tòa Nếu trước phiên tòa, nguyên đơn có quyền đưa
ra yêu cầu và có quyền thay đổi, bố sung yêu cầu khởi kiện mà không bị giớihạn bởi phạm vi khởi kiện ban đầu thì bị đơn cũng có quyền đưa ra yêu cầuphản tố đối với các yêu cầu đó của nguyên đơn Nhưng đến phiên tòa sơthấm thì cả nguyên đơn và bị đơn van có thé thay đổi, b6 sung, rút yêu cầu
khởi kiện hay yêu cầu phản tổ nhưng không được vượt quá phạm vi yêu cầu
khởi kiện, yêu cầu phản tố ban đầu
Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 chưa giải thích về thế nào
là "vượt quá" phạm vi khởi kiện, yêu cầu phản tố ban đầu Qua thực tế áp
dụng pháp luật thì mỗi Tòa án lại xác định "wot qua" phạm vi khác nhau,
dẫn đến còn nhiều tranh luận đối với nội dung này Bộ luật Tố tụng dân sựnăm 2015 nên có hướng dẫn chung đối với quy định này dé việc thực hiện
pháp luật được thống nhất trong hệ thống Tòa án
- Quyên tự định đoạt của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
trong việc dua ra yêu cẩu độc lập
Người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người
tham gia tố tụng vào vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn,
việc giải quyết vụ án của nguyên đơn và bị đơn có ảnh hưởng đến quyền và
lợi ích của họ nên họ tham gia vào để bảo vệ quyền, lợi ích của mình hoặc
bác bỏ yêu cầu của người khác Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quankhông đưa ra yêu cầu khởi kiện như nguyên đơn và cũng không bị khởi kiện
28
Trang 34như bị đơn và họ tham gia tố tụng khi đã có nguyên đơn, bị đơn và yêu cầu
khởi kiện rồi Điểm b, Khoản 1, 2 Điều 73 Bộ luật tô tụng dân sự năm 2015quy định, người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan "Co thé yêu cẩu độc lập
hoặc tham gia tô tụng với bên nguyên don và bên bị đơn", "Người có quyênlợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cẩu độc lập và yêu câu độc lập này liên quanđến việc giải quyết vụ án thì có quyên, nghĩa vụ của nguyên don "
Người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan có thể bảo vệ quyên, lợi ích hợppháp của mình băng cách khởi kiện một vụ án riêng biệt, nhưng nếu tham gia
vào vụ án dân sự của nguyên đơn và bị đơn đã xuất hiện thì có thể rút ngắnthời gian tố tụng, đảm bảo hiệu quả nhất cho việc giải quyết vu việc và bảo
vệ quyên, lợi ích của ho Có thé chia người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quanthành hai loại, đó là: thi nhất, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thamgia độc lập va thir hai, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tốtụng đứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn Và khi đã tham gia tô tụng thì
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thé tùy chọn trong hai tư cách
trên, phụ thuộc vào quyền tự định đoạt của họ, phụ thuộc vào ý chí của họ.Nếu người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tổ tụng vớibên nguyên đơn hoặc bị đơn thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có các điều
kiện quy định tại Khoản 1 Điều 201 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015: Việc
giải quyết vụ việc có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ; Yêu cầu độclập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết; yêu cầu độc lập của
họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án đượcnhanh và chính xác hơn Họ tham gia vào vụ việc dân sự độc lập với nguyênđơn và bị đơn, đối tượng tranh chấp mà Tòa án đang xem xét giải quyết có
ảnh hưởng đến quyên và lợi ích của họ nên họ tham gia vào t6 tụng Khi đó,lợi ích pháp lý của người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan độc lập với cả bị
29
Trang 35đơn và nguyên đơn nên yêu cầu của họ có thể chống lại cả nguyên đơn và bị
đơn.
Việc tham gia vào tô tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cóthé do họ chủ động, theo yêu cầu của đương sự khác hoặc cũng có thé theoyêu cầu của Tòa án Trong vụ án có sự tham gia của người có quyên lợi,nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập thì khi đó Tòa án phải giải quyết
cả yêu cầu của nguyên đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan tham gia tổ tụng độc lập Còn nếu người có quyền lợi, nghĩa vu
liên quan không có yêu cầu độc lập hoặc họ tham gia tố tụng phụ thuộc vàonguyên đơn hay bị đơn thì lợi ích của họ gắn liền với lợi ích của nguyên đơn,
bị đơn Khi đó, người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan không độc lập không
có quyền tự mình thỏa thuận với đương sự bên kia, không có quyền thừanhận một phần hay chấp nhận toàn bộ yêu cầu của đương sự bên kia nêu nhưnguyên đơn hoặc bị đơn mà họ phụ thuộc không đồng ý Đây là điểm khácbiệt lớn nhất giữa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụngđộc lập và không độc lập.
1.3.3 Quyên tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung,rut yêu cẩu
Duong sự có quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của mình trong các
giai đoạn chuẩn bị xét xử và tại phiên tòa sơ thâm Để đảm bảo nguyên tắc
quyền tự định đoạt của đương sự thì pháp luật tô tụng không hạn chế việcthay đôi, bố sung, rút yêu cầu của đương sự ở giai đoạn chuẩn bị xét xử, ởgiai đoạn này thì quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện, yêu cầu giảiquyết hay yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập là quyền tuyệt đối của đương sự.Nhưng để đảm bảo việc giải quyết vụ việc được thực hiện nhanh chóng,
30
Trang 36đúng đắn, hạn chế việc các đương sự lạm quyền, gây khó khăn, cản trở hoạt
động xét xử của Toa án và cũng như việc thực hiện quyên tố tụng của cácchủ thé khác thì pháp luật tô tụng có quy định về vấn dé này
Tại phiên tòa sơ thâm thì quyền nay của đương sự là quyén tương đối,
đương sự vẫn được quyền thay đổi, bổ sung nhưng không được vượt quaphạm vi, và tùy từng trường hợp mà Hội đồng xét xử chấp nhận một phầnhay toàn bộ sự thay đồi, bố sung của đương sự Điều 244 Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2015 quy định về việc xem xét thay đổi, bổ sung rút yêu cầu củađương sự như sau:
"7, Hội dong xét xử chấp nhận việc thay đổi, bồ sung yêu cẩu của đương
sự nếu việc thay đổi, bố sung yêu cẩu của họ không vượt quá phạm vi yêucâu khởi kiện, yêu cau phản tô hoặc yêu cẩu độc lập ban đâu
2 Trường hợp có đương sự rút một phân hoặc toàn bộ yêu cau của mình
và việc rút yêu câu của họ là tự nguyện thì Hội đông xét xử chấp nhận vàđình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cau đương sự đã rút"Quy định này là phù hợp với thực tiễn thực hiện, bởi vì, nếu như đương
sự đợi đến khi diễn ra phiên tòa rồi mới thay đồi, bổ sung yêu cầu thì sẽ gâyrất nhiều khó khăn cho Hội đồng xét xử Ngay lập tức sẽ phát sinh thêmnhiều van đề mới, đòi hỏi Hội đồng xét xử phải nghiên cứu chứng cứ, nghiên
cứu pháp luật áp dụng hoặc phải tiến hành một số biện pháp tố tụng đặc biệt.Như vậy, sẽ kéo dài thời hạn tố tụng cũng như ảnh hưởng đến quyền và lợiích hợp pháp của các đương sự Vậy nên, pháp luật tố tụng đã quy định việcthay đổi, bố sung yêu cầu nếu "việc thay đổi, bổ sung yêu cau của họ khôngvượt quả phạm vi yêu câu khởi kiện, yêu cầu phản tô hoặc yêu cau độc lậpban đầu" Tuy nhiên, Bộ luật tô tụng dân sự năm 2015vẫn chưa có hướngdân cụ thê vê quy định này, nên có nhiêu ý kiên, quan diém khác nhau vé thê
a1
Trang 37nào là "yượ quá phạm vi" Quan diém thứ nhất cho răng: "vot gud" là làmphát sinh thêm quan hệ pháp luật mà trước đó chưa xem xét Còn quan điểmthứ hai cho rằng, chỉ cần có sự thay đổi về yêu cầu thì đã được xem là vượtquá phạm vi yêu cầu ban đầu rồi, chứ chưa cần làm phát sinh quan hệ phápluật mới Theo quan điểm của tác giả thì quan điểm thứ nhất là hợp lý hơn,bởi Điều 188 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về phạm vi khởikiện đã quy định về số lượng các quan hệ pháp luật mà các bên đưa ra dé yêucầu Tòa án giải quyết trong vụ việc dân sự Vì vậy, để tránh việc lúng túng
trong thực tiễn thực hiện quy định này, pháp luật nên có hướng dẫn cụ thé
Việc rút đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của nguyên đơn; yêu cầu phản tốcủa bị đơn; yêu cầu độc lập của người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan là docác đương sự tự quyết định, việc rút yêu cầu này thể hiện việc đương sựkhông còn muốn Tòa án giải quyết vụ việc của mình nữa và việc rút yêu cầu,rút đơn của họ sẽ làm chất dứt việc giải quyết vu VIỆC
Đối với việc rút đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự thì pháp luật
tố tụng đã bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự Theo đó, các đương sự
có quyền tự mình quyết định rút đơn khởi kiện, đơn yêu cầu bất kỳ lúc nào,
kế từ khi vụ việc được Tòa án thụ lý cho đến khi ra xét xử tại phiên Tòa
Theo nguyên tắc chung, việc đương sự rút đơn khởi kiện là hành vi mànguyên đơn từ bỏ quyền lợi đối với bị đơn và từ chối việc Tòa án bảo vệquyền lợi của họ Hoặc cũng có thể nguyên đơn rút đơn khởi kiện là vì bịđơn đã tự nguyện thực hiện nghĩa vụ đối với nguyên đơn rồi, không cần thiết
phải yêu cầu Tòa án giải quyết nữa Nếu trước khi mở phiên tòa mà đương
sự rút đơn khởi kiện, đơn yêu cầu thì căn cứ vào Điều 217, Thâm phán đượcphân công giải quyết vụ việc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc hoặcđình chỉ phân yêu câu bị rút Nêu việc rút yêu câu, rút đơn khởi kiện được
kỹ,
Trang 38thực hiện tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử có thể chấp nhận và ra quyết định
đình chỉ Duong sự có quyền tự mình quyết định việc có thay đôi, bố sung,
rút đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hay không: thay đổi, bổ sung, rút một phanyêu cầu hay toàn bộ yêu cau, tùy thuộc vào ý chí của đương sự Trongtrường hợp "nguyén đơn rút toàn bộ yêu cau khởi kiện nhưng bị don vẫn giữnguyên yêu câu phản tô của mình thì bị don chuyển thành nguyên đơn vànguyên đơn trở thành bị don", khi đó địa vị tỗ tụng của đương sự trong vụ ándân sự sẽ thay đổi Còn trường hợp, nếu như nguyên đơn rút yêu cầu khởikiện, bị đơn rút yêu cầu phản tố nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan sẽ trở thành nguyên đơn và người bị khởi kiện sẽ là bị đơn.
Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 chỉ quy định chung về trườnghợp đương sự trong vụ việc dân sự rút yêu cầu, chứ chưa có quy định cụ thê
về trường hợp vụ việc có nhiều nguyên đơn và có nhiều yêu cầu mà họ chỉrút một phần yêu cau thì như thé nào Trên thực tế, các Tòa án sơ thẩm sẽđình chỉ xét xử yêu cầu của đương sự nếu như trong vụ án có nhiều đương sự
đưa ra yêu cau và trong số họ chỉ có một hoặc một số người rút yêu cau, sốcòn lại vẫn giữ nguyên Khi đó, Tòa án sẽ đình chỉ xét xử yêu cầu của những
đương sự đã rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu đó, vẫn tiếp tục giải quyếtyêu cầu của những đương sự còn lại Việc rút yêu cầu của một số đương sự
không làm chấm dứt toàn bộ quan hệ tố tụng và vụ việc vẫn tiếp tục được
giải quyết
Khi đương sự thực hiện quyền tự định đoạt của mình thì họ đều bìnhđăng trong việc thực hiện các quyền đó Các đương sự có địa vị tổ tụng nhưnhau thì có quyền tự định đoạt như nhau, nếu các đương sự có vị trí tổ tụng
khác nhau thì các đương sự vẫn có quyền bình dang như nhau trong việc
33
Trang 39thực hiện các quyền bình đăng như nhau trong việc thực hiện các quyền tựđịnh đoạt để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án Tuy
nhiên, ở giai đoạn phúc thâm, các quy định của pháp luật tố tụng dân sự chưa
thực sự bảo đảm sự bình đăng của các đương sự trong việc thực hiện quyền
tự định đoạt của họ Đến phiên tòa phúc thâm hoặc trước khi mở phiên tòaphúc thâm mà nguyên đơn rút đơn khởi kiện, thì Hội đồng xét xử phúc thâm
phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tùy từng trường hợp mà xử lý như
sau: nếu bị đơn không đồng ý thì nguyên đơn không được rút đơn, nếu bịđơn đồng ý thì chấp nhận cho nguyên đơn rút đơn Có thể thấy, nếu như ởgiai đoạn sơ thâm thì quyền tự định đoạt của đương sự khi muốn rút đơn làrộng hơn khi đến giai đoạn phúc thâm Bộ luật tô tụng dân sự mới chỉ quyđịnh về việc nguyên đơn rút đơn khởi kiện, vậy nếu, bị đơn hoặc người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút lại yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập thì sao.Ngoài ra việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn chỉ phải hỏi ý kiến của bịđơn, vậy còn người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan thì sao? Có cần hỏi ý
kiến của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không, khi mà việc rút đơnkhởi kiện của nguyên đơn cũng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp
của họ Ở đây, pháp luật tố tụng cần có quy định cân bằng được mối quan hệ
giữa việc thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự với việc bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của các đương sự khác, bảo đảm cho các đương sự bìnhđăng với nhau trong việc thực hiện quyên và nghĩa vụ tổ tụng
Một quy định của Bộ luật tô tụng dân sự năm 2015 đã thê hiện rất rõquyền tự định đoạt của đương sự đó là trong trường hợp: nếu như nguyênđơn đã rút đơn khởi kiện rồi và Hội đồng xét xử đã ra quyết định đình chỉ thìnguyên đơn vẫn có quyền khởi kiện lại theo thủ tục mà Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2015 quy định Qua thực tiễn, có những vụ việc nguyên đơn khởi
34
Trang 40kiện, yêu cầu khi họ chưa đủ chứng cứ, tài liệu nên họ tạm thời rút đơn khởi
kiện và đến khi họ có đủ chứng cứ chứng minh, tài liệu cần thiết thì hoàntoàn có thê khởi kiện lại nêu như còn thời hiệu khởi kiện.
1.3.4 Quyên tự định đoạt trong việc hòa giải và tự thỏa thuận của
đương sự
- Quyên tự định đoạt của đương sự trong việc hòa giải
Trong tố tụng dân sự, hòa giải là một thủ tục do Tòa án tiến hành nhằmgiúp đỡ đương sự thỏa thuận với nhau về các vấn đề có tranh chấp, mâu
thuẫn trong vụ việc Như là một phương pháp để giải quyết vụ việc, hòa giải
là một thủ tục bắt buộc phải thực hiện trước phiên tòa sơ thâm "7; rong thờihạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiễn hành hòa giải dé các đương
sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ an không đượchòa giải hoặc không tiễn hành hòa giải được" Trong hầu hết các vụ án dan
sự, đương sự đều có quyền được Tòa án tiễn hành hòa giải trước phiên tòa sơ
thấm Tuy nhiên cũng có các vụ án dân sự không can phải tiến hành hòa giải,
đó là: vụ án yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước vanhững vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội Với hai loại vụ án này, do đương sự đã gây thiệt hại cho tài sản của nhà nước và đương sự đã thực hiện giao dịch trái pháp luật, trái đạo đức xã hộinên họ không được hòa giải, không có quyên thỏa thuận về quyền và lợi íchcủa mình Tuy nhiên, đối với hai trường hợp này thì pháp luật vẫn quy định
đương sự vẫn có quyên tự định đoạt trong thủ tục hòa giải như sau:
Thứ nhát, vụ án yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhànước chỉ có thể được giải quyết bằng phán quyết của Tòa án thông qua phiêntòa xét xử Pháp luật không thừa nhận thỏa thuận của các bên vì tính chất
ao