QUYỀN GIAM SAT TOI CAO CUA QUOC HỘI ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ 19 1.2.1 Quyền giám sát tối cao của Quốc hội: Quan niệm, đặc trưng, đối tượng, nội dung và phương thức thực hiện theo Hiến pháp 1992
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TU PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Lia
TRAN TUYET MAI
NANG CAO HIEU LUC VA HIEU QUA
HOAT DONG GIAM SAT TOI CAO
CUA QUOC HỘI ĐỐI VỚI CHÍNH PHUCHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Mã số: 5-0501
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Cao học Luật Việt-Pháp, khoá |)Người hướng dan khoa học: PGS TS TRẦN NGỌC ĐƯỜNG
Hà Nội - 2001
Trang 2Trong qua trình làm Luận uăn, người uiết luôn
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của giáo
uiên hướng dẫn PGS.TS Trần Ngọc Đường, của các
thầy cô giáo uà cán bộ Khoa sau dai học (Trường Đại
học luật Hà Nội) uà sự ủng hộ của bạn bè, đồng
nghiệp tại Trung tâm Thông tin - Thư uiện uà Nghiên
cứu khoa học (Văn phòng Quốc hội).
Nhân dip nay, tôi xin chân thành cảm ơn những người đã giúp đỡ tôi hoàn thành bản Luận uăn navy.
Trang 31.1 QUYỀN GIÁM SÁT TỐI CAO CUA QUỐC HỘI
TRONG CƠ CHE QUYEN LUC NHÀ NƯỚC
1.2 QUYỀN GIAM SAT TOI CAO CUA QUOC HỘI ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ 19
1.2.1 Quyền giám sát tối cao của Quốc hội: Quan niệm, đặc trưng,
đối tượng, nội dung và phương thức thực hiện theo Hiến pháp 1992 19 1.2.2.Quyén giám sát tối cao của Quốc hội đối với Chính phủ:
Nội dung, phạm vi, phương thức thực hiện theo pháp luật Việt Nam
(có so sánh minh họa với một số nước) 26
Chương IITHỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ
(từ khi có Hiến pháp 1992 đến nay)2.1 NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ 40
2.1.1 Về nội dung giám sát 4I
VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAM SÁT TÔI CAO CỦA QUÔC HỘI
ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ
3.1 PHƯƠNG HUONG NÂNG CAO HIỆU LỰC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỐI CAO
CỦA QUỐC HỘI ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ 58
Trang 4DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA CÁ NHÂN
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAO
80 81
Trang 5DHẦN MO DẦU
1 Tính cấp thiết của Đề tài
Đất nước ta đã và đang bước vào thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công
nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp
hành Trung ương Dang khoá VII trình Dai hội đại biểu toàn quốc lần thứ IXcủa Đảng đề ra nhiệm vụ: “Xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam thực sự là trụ cột của hệ thống chính trị và công cụ chủ yếu để thựchiện quyền làm chủ của nhân dân” Việc nâng cao vai trò của Quốc hội như
một cơ quan đại diện của nhân dân, thay mặt nhân dân quản lý các công việc
của Nhà nước là một mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta hang theo đuổi nhằmxây dựng một Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của bộ máy nhà nước, Quốc
hội và các cơ quan của Quốc hội thường xuyên được đổi mới và hoàn thiện về
tổ chức và hoạt động, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới của đấtnước Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốc hội
có chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, thực
hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước Quyền
giám sát tối cao của Quốc hội được hình thành, kế thừa và phát triển qua 4
Hiến pháp của nước ta Trong điều kiện hiện nay, việc nghiên cứu và hoàn
thiện chức năng giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của
bộ máy nhà nước có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, góp phần tích cực
quan trọng vào việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trang 6hội, đặc biệt là chức năng giám sát Trong đó, hoạt động giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ là nhu cầu tất yếu trong cơ chế vận hành và quản lý bộ máy Nhà nước.
Do vậy, việc nghiên cứu hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội đốivới Chính phủ, tổng hợp và so sánh với kinh nghiệm trong lĩnh vực này củacác nước là một việc cần thiết và hữu ích
2 Tình hình nghiên cứu
Chức năng giám sát của Quốc hội đã là đối tượng nghiên cứu từ nhiềunăm nay ở nhiều nước trên thế giới Tuy nhiên, hầu hết các tài liệu nghiên cứu
về chức năng giám sát của Quốc hội mới chỉ đặt trong phạm vi nghiên cứu
tổng thể về Quốc hội chứ chưa có nhiều công trình nghiên cứu riêng biệt về
vấn đề này
Ở Việt Nam, trong một thời gian dài, chưa có công trình nghiên cứu
quy mô về hoạt động giám sát của Quốc hội Chỉ gần đây mới có một số công
trình nghiên cứu về quyền giám sát của Quốc hội như: Luận án Tiến sĩ năm
1995 và “Quyền giám sát tối cao của Quốc hội” của ông Phạm Trọng Kỳ Văn phòng Chủ tịch nước, một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành,
-các báo cáo tại -các cuộc hội thảo về hoạt động giám sát của Quốc hội đã được công bố (Hội thảo về hoạt động giám sát của Quốc hội do Văn phòng Quốc
hội tổ chức năm 1999)
Thực tế cho thấy rằng: quy định pháp luật về phạm vi, thẩm quyển cũng như hình thức, quy trình và hiệu quả giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, của Đại biểu Quốc hội đối với Chính phủ hiện nay còn nhiều vấn đề
cần xem xét và đổi mới để nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát
Trang 7của Quốc hội.
3 Mục đích nghiên cứu của Luận văn
Trong phạm vi hạn chế của Luận văn này, người viết muốn di sâu tim
hiểu, phân tích thêm những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn trong hoạt độnggiám sát của Quốc hội đối với Chính phủ (có tham khảo, so sánh với kinhnghiệm nước ngoài) để làm rõ thêm tầm quan trọng của quyền giám sát củaQuốc hội trong đời sống xã hội Đồng thời đề xuất một số giải pháp góp phầnnâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội nóichung và hoạt động giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ nói riêng
4 Phạm vi nghiên cứu
Gidm sát tối cao của Quốc hội nói chung có đối tượng rất rộng, trong
khuôn khổ có hạn Luận van chi tập trung vào nghiên cứu quyền giám sát tối
cao của Quốc hội đối với Chính phủ
Với phạm vi đó, Luận văn có nhiệm vu làm sáng to những vấn đề sau:
- Nội dung quyền giám sát tối cao của Quốc hội đối với Chính phủ;
- Các quan niệm về quyền giám sát và các hình thức giám sát của Quốc
hội
đối với Chính phủ ở Việt Nam và các nước;
- Thực trạng thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội đối với
Chính phủ và các vấn để nảy sinh trong quá trình thực hiện quyền hoạt động
này trong những năm gần đây
- Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động
giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trang 8phân tích, so sánh và điều tra xã hội học để thể hiện mục đích và những nộidung cần nghiên cứu nói trên.
6 Những đóng góp mới của luận văn
- Cơ sở lý luận của việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sáttối cao của Quốc hội đối với Chính phủ có ý nghĩa nâng cao nhận thức, chỉ
đạo các hoạt động giám sát của Quốc hội trong thời gian tới.
- Thực trạng hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội đối với Chính phủtrong thời gian qua là những cơ sở thực tiễn dé dé xuất phương hướng và giảipháp nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động này
- Từ cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện quyền giám sát tối cao củaQuốc hội đối với Chính phủ, Luận văn đã đề xuất một số phương hướng vàgiải pháp khả thi nhằm tăng cường chất lượng hoạt động giám sát của Quốchội hiện nay ở nước ta
Với mục đích và nội dung như đã nêu trên, người viết hy vọng Luận văn
này có thể đáp ứng một phần nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu và sẽ được coi như
một tài liệu tham khảo hữu ích đối với những người hoạt động thực tiễn
7 Bo cục
Luận văn bao gồm các phần như sau:
PHAN MỞ ĐẦU
Chương I - CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA VIỆC NANG CAO HIEU LỰC VÀ HIỆU QUA
HOẠT ĐỘNG GIAM SAT TOI CAO CUA QUỐC HỘI ĐỔI VỚI CHÍNH PHỦ
Nội dung chương này khái quát một số cơ sở lý luận về quyền giám sát tối cao trong cơ chế quyền lực Nhà nước và những quy định pháp luật về
Trang 9quyền giám tối cao của Quốc hội đối với Chính phủ trong pháp luật Việt Namtrên cơ sở Hiến pháp 1992 (có so sánh minh hoa với một số nước trên thế
g101).
Chương II - THUC TRANG HOAT DONG GIAM SAT CUA QUỐC HỘI ĐỐI VỚI
CHÍNH PHU (từ khi có Hiến pháp 1992 đến nay)
Chương này tổng kết những đổi mới trong hoạt động giám sát của Quốc
hội đối với Chính phủ; nêu ra những tồn tại và nguyên nhân hạn chế hiệu lực
và hiệu quả của hoạt động này; đánh giá tác động của hoạt động giám sát củaQuốc hội đối với Chính phủ trong đời sống chính trị-xã hội của đất nước
Chương III - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC VÀ HIỆU QUA HOẠT ĐỘNG GIAM SÁT TOI CAO CUA QUOC HỘI ĐỔI VỚI CHÍNH PHỦ
Dựa trên việc tổng kết lý luận và thực tiễn, phần này nêu lên một sốphương hướng chung và đề ra một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu lực và
hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ
KẾT LUẬN
Trang 10HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ
1.1 QUYỀN GIAM SAT CUA QUỐC HỘI TRONG CƠ CHẾ QUYỀN LUC NHÀ NƯỚC
Quyền giám sát tối cao của Quốc hội nói chung và quyền giám sát tốicao của Quốc hội đối với Chính phủ nói riêng là một phạm trù thuộc quyềnlực Nhà nước Do vậy khi nghiên cứu chế định pháp lý về quyền giám sát tốicao của Quốc hội chúng ta không thể tách rời việc nghiên cứu nguyên tắc tổchức quyền lực Nhà nước bởi vì phạm vi, đối tượng, hiệu lực, hình thức,phương thức và cơ chế thực hiện quyền giám sát phụ thuộc rất nhiều vào vấn
đề này Nói cách khác, trước khi đi sâu vào nghiên cứu khái niệm quyền giámsát tối cao của Quốc hội chúng ta cần xem xét mối tương quan giữa quyền lậppháp và quyền hành pháp
Trong lịch sử các học thuyết về Nhà nước và pháp luật thế giới từ thời
cố đại đến nay đã có nhiều quan niệm khác nhau về tổ chức quyền lực Nhànước Tuy nhiên, có hai quan niệm được áp dụng phổ biến cho đến ngày naytrong việc tổ chức quyền lực Nhà nước, đó là thuyết phân chia quyền lực vàthuyết thống nhất quyền lực
Nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà nước trên phương diệnluật pháp và đặc biệt trên thực tế đã được biết đến từ lâu, thậm chí trướckhi học thuyết phân chia quyền lực xuất hiện Trong các di tích từ thờicác triều đại cổ xưa, quyền lực chính trị cũng như quyền lực tinh thần
tập trung vào tay một người đã được khẳng định Các bạo chúa Hy Lạp,
Trang 11La Mã cổ dai, các vị vua chúa Dao Hồi, các hoàng đế - thiên tử ở TrungQuốc, Nhật Bản, những vị quân chủ chuyên chế ở Châu Âu, các Sa
hoàng đã tập trung trong tay mình toàn bộ quyên lực Hiện nay,
những phương thức áp dụng mới nhằm tập trung quyền lực được ápdụng ở một số nước hậu XHCN phương Đông và ở một số nước Châu
Phi [32]
Ngoài quan điểm cá nhân chủ nghĩa về tập trung quyền lực còn có cáchnhìn nhận khác - trên phương diện tập thể
Khi nói về khái niệm thống nhất quyền lực như một học thuyết, chúng
ta không thể không nhắc tới J.J.Roussau - chính trị gia người Pháp Roussau
đã trình bày một cách đầy đủ nhất học thuyết xã hội - chính trị của mình trongcác tác phẩm : "Về khế ước xã hội, hay những nguyên tắc của pháp luật chính
trị" và "Bàn về nguồn gốc và cơ sở của sự bất bình đẳng giữa con người với
nhau” Trung tâm của học thuyết là các khái niệm khế ước xã hội và chủ
quyền nhân dân
Khang định tính bất phân của chủ quyền nhân dân, Roussau
chống lại thuyết phân chia quyền lực Chủ quyền nhân dân loại trừ sự
phân chia quyền lực như sự bảo đảm cho tự do chính trị Để tránh tình trạng chuyên quyền và vô pháp luật, chỉ cần giới hạn thẩm quyền của
các cơ quan lập pháp và hành pháp; sự phục tùng của chính quyền hành
pháp đối với chủ quyển nhân dân Roussau đặt nguyên tắc phân chia quyền lực đối lập với tư tưởng giới hạn thẩm quyền của các cơ quan nhà
nước.
Biện pháp để ngăn chặn sự tiếm quyền từ phía giới quan chức
Rousseau nhận thấy trong việc triệu tập những cuộc đại hội nhân dân
thường kỳ để bàn về vấn đề tín nhiệm Chính phủ và các thành viên
Trang 12Chính phủ Những cuộc dai hội như vậy có mục đích "bao vệ khế ước
xã hội” [8]
Học thuyết về thống nhất quyền lực đã được các nhà mácxit nghiên cứu
va áp dụng trong việc tìm kiếm một dang cơ quan để có thể trao toàn bộ quyểnluc nhà nước Cơ quan như vậy K.Marx nhận thấy trong Công xã Pari 1871 vatrên nền tảng đó V.I.Lênin hình thành nên quan điểm về nền Cộng hoà Xôviết, tuyên bố "Tat ca chính quyền về tay các Xô Viét!", trong đó Lénin nói vềchính quyền của giai cấp vô sản và nông dân (đặc biệt là bần cố nông) dưới sựlãnh đạo của giai cấp vô sản
Tư tưởng tập trung quyền lực được thể hiện trên ba phương diện:
Một là, sự thống nhất quyền lực về mặt xã hội và chỉ một số cơ quanđược công nhận là cơ quan quyền lực nhà nước; Hai là, su /hống nhấtcác mục đích và phương hướng hoạt động của mọi cơ quan Nhà nước;
Ba là, rổ chức pháp lý của nguyên tac tập trung quyền lực nhà nước
được Hiến pháp các nước XHCN qui định cụ thể nhất và được trình bàytrong lý luận pháp ly Mác -Lénin [32]
Học thuyết phân chia quyền lực hình thành gắn liên với cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản mới ra đời chống lại chế độ phong kiến chuyên chế với luận điểm về sự cần thiết phân chia quyền lực nhà nước thành quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp Quan điểm trên đây về phân chia quyền lực gắn
với những nhà tư tưởng lớn của nhân loại là J.Locke (1632 - 1704) và
Montesquieu (1689 - 1755)
Theo quan niệm của J Locke trong cuốn “ Hai chuyên luận về chính
quyền” cho rằng điều chủ yếu trong tổ chức quyền lực nhà nước là làm sao dé
bản thân hoạt động đó đảm bảo được một cách chắc chắn nhất các quyền tự do
của con người được bảo vệ khỏi sự chuyên chế độc tài Từ đây ông đưa ra lý
luận về phân chia quyền lực thành lập pháp, hành pháp và quyền liên bang,
Trang 13hay nói cách khác “Nét đặc trưng trong học thuyết của Locke là việc khởi thảo
học thuyết về “sự phân chia quyền lực” Locke cho rằng quyền lập pháp làquyền lực cao nhất trong Nhà nước” [8]
Học thuyết về phân chia quyền lực của Locke đã được S Montesquieutiếp thu và hoàn thiện trong tác phẩm "Tinh thần pháp luật" Trong tác phẩmnày, phát triển học thuyết của Locke, Montesquieu xác định một cách cu thểcác dang quyền lực, tổ chức, mối tương quan của chúng
Theo quan niệm của Montesquieu quyền lực Nhà nước được chia thànhquyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp Nguyên tắc phân chiaquyền lực theo ông trước hết thể hiện ở chỗ chúng thuộc về các cơ quan nhànước khác nhau Sự tập trung toàn bộ quyền lực trong tay một cá nhân, tổ chức
hay đẳng cấp đều dẫn đến sự lạm dụng quyền lực và chuyên chế Ngoài ra,
nguyên tắc phân chia quyền lực theo Montesquieu còn đòi hỏi phải trao chomỗi nhánh quyền lực những thẩm quyền riêng biệt để chúng có thể kiềm chế
lẫn nhau, đảm bảo sự cân bằng giữa các nhánh quyền lực Cần phải có một
trình tự mà theo đó "quyền lực này có thể ngăn chặn quyền lực khác" [10]
Do đó, để dam bảo sự cân bằng giữa các nhánh quyền lực cần phải có
một cơ chế giám sát gắt gao giữa các cơ quan để tránh sự lạm quyền Đó
chính là cơ chế kìm chế đối trọng - dùng quyền lực hạn chế quyền lực [8]
Học thuyết phân chia quyền lực được áp dụng một cách "cứng rắn” trong
thể chế Nhà nước của Mỹ và một số nước khác Hiện nay, ở một số nước hậu
XHCN, thuật ngữ “phân chia quyền lực” này được đưa vào Hiến pháp (Điều 3Hiến pháp Kazakhstan 1994) Dĩ nhiên, nó được áp dụng trong những điều
kiện phân quyền "mềm dẻo” hơn [32]
Sau khi phân tích bộ máy nhà nước được xây dựng trên cơ sở của
nguyên tắc phân chia quyền lực, có thể rút ra những điểm sau đây của bộ máy
đó:
Trang 14- Sự độc lập của các nhánh quyền lực nhà nước và các cơ quan nhà nước
có tính chất tương đối;
- Hệ thống kiềm chế và đối trọng giới hạn quyền lực của mỗi cơ quannhà nước và cản trở sự tập trung quyền lực trong tay một nhánh quyền lực nào
đó gây tổn hai cho những nhánh khác [34]
Trên nền tảng của hai học thuyết đã nêu, các quốc gia trên thế giới đã
áp dụng những yếu tố phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình để hìnhthành các mô hình chính thể Trong đó, đấu hiệu đặc trưng để phân biệt chúngvới nhau chính là mối tương quan giữa quyền lực của cơ quan lập pháp và cơquan hành pháp Chúng ta sẽ xem xét mối tương quan này trong 3 mô hìnhchính thể phổ biến trên thế giới
Mô hình thứ nhất gồm các nước thuộc chính thể đại nghị Dấu hiệuchính của hình thức chính thể này là chế định trách nhiệm chính trị của Chính
phủ và ngược lại là chế định giải thể nghị viện Nghị viện ở những nước này
đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành Chính phủ Chính phủ cần nhận
được sự tín nhiệm của Nghị viện Trong chính thể cộng hoà đại nghị, “sự bất tín nhiệm để lật đổ chính phủ là một chế tài rất gay gắt, nó sẽ là đầu mối cho
việc bất ổn định chính trị trong xã hội và nảy sinh mâu thuẫn chính trị giữa lậppháp và hành pháp, sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng chính trị, có nguy cơ
đe doa an ninh quốc gia nên việc sử dụng chế định này cần phải thận trong ”
[1] Do đó, luật pháp các nước cũng quy định một loạt các phương pháp nhằmhạn chế việc sử dụng chế tài này
Mô hình thứ hai bao gồm các nước theo chính thể Cộng hoà Tổng thống lấy nguyên tắc phân chia quyền lực "cứng rắn" làm cơ sở cho việc tổ chức
Trang 15quyền lực nhà nước Ở những nước này, vì người đứng đầu bộ máy hành pháp
(Tổng thống) cũng do cử tri bầu ra nên không có trách nhiệm tập thể củaChính phủ trước Nghị viện, bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ và sự giải tán
Nghị viện Điển hình cho mô hình này là Quốc hội Mỹ Ở nước này hệ thống
kiểm chế và đối trong phản ánh khá chính xác tương quan giữa ba nhánhquyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp Như trên đã nói, ở Mỹ không cóchế định giải thể Quốc hội, nhưng Tổng thống có quyền phủ quyết tương đốicác đạo luật của Quốc hội Quốc hội không thể bắt buộc Tổng thống từ chức,nhưng lại có quyền đưa ra quyết định truất quyền Tổng thống qua hình thức
đàn hạch (impeachment) [27], [34]
Tóm lai, ở chính thé cộng hoà tổng thống “su kiểm tra, giám sát
không những chỉ được thể hiện giữa quốc hội lập pháp đối với chính
phủ hành pháp, mà còn bằng sự giám sát ngược lại của hành pháp đốivới lập pháp Sự kiểm tra, giám sát này được hiến pháp thể hiện bằng hệ
thống “kìm chế và đối trọng”, không có cành quyền lực nào cao hơn
cành quyền lực nào Mỗi cành quyền lực đều có phương tiện riêng
biệt, một quyền hạn đặc biệt để tự vệ khi có xung đột với các cành
quyền lực khác ” [1]
Xu hướng chung trong quá trình phát triển theo hiến pháp ở nhiều nước
là cố gắng hạn chế những điểm yếu của hai mô hình trên và kết hợp những nét
tích cực, làm cho bộ máy nhà nước trở nên linh động và ổn định hơn [35]
Mô hình thứ ba gồm các nước theo hình thức chính thể hỗn hợp Mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp và hành pháp ở đây có những đặc điểm của hai
mô hình kể trên Trách nhiệm tập thể của Chính phủ trước Nghị viện được
khang định, nhưng Tổng thống cũng có những quyền hạn quan trọng gắn liền
với hoạt động của Nghị viện Ví dụ điển hình cho mô hình này là nước Pháp.
Ngoài ra, thuộc nhóm này còn có các nước trước đây là thuộc địa của Pháp ở
Trang 16Châu Phi Nước Nga hiện nay, một số nước thuộc Liên Xô cũ, Bồ Đào Nha,
Phần Lan cũng có thể xếp vào nhóm này [34]
+
Thời gian gần đây thuật ngữ “quyền lực giám sát” được nhắc đến nhiềutrong học thuyết Hiến pháp một số nước nhắc đến hệ thống giám sát quốcgia; những hiến pháp khác qui định rằng trong quá trình thực hiện những chứcnăng của mình, các cơ quan giám sát không phục tùng một cơ quan nào khác,
"một nhánh quyền lực nào khác" Có những Hiến pháp sử dụng thuật ngữ
"quyền giám sat" Một số nhà nghiên cứu cho rang đang diễn ra quá trình tách
rẽ của quyền lực giám sát; quyền lực này có được những đặc thù từ góc độ cơcấu các cơ quan cũng như phương thức hoạt động của chúng
Qua nghiên cứu một số tài liệu chúng tôi thấy thuật ngữ “ giám sát” đượchiểu theo nhiều cách từ các góc độ khác nhau:
- Giám sát là "sự theo dõi, xem xét làm đúng hoặc sai những điều đã
- Giám sát là "sự theo đối, quan sát hoạt động mang tính chủ động
thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để
buộc và hướng hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát đi đúng quỹ đạo,
quy chế nhằm đạt được những mục đích, hiệu quả xác định từ trước, bảo đảm
cho pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh" [5]
* *%
Trang 17Từ việc xem xét nguyên tắc tổ chức quyền lực Nhà nước, mối tươngquan giữa hai nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp, chúng ta có thể thấygiám sát là một phương thức hữu hiệu để cân bằng quyền lực và bảo đảm choquyền lực Nhà nước thực thi có hiệu quả Tuy theo mô hình tổ chức chính thé
mà mỗi nước có quan niệm và phương thức tổ chức hoạt động giám sát củaQuốc hội khác nhau
Tuy nhiên như trên đã trình bày, khẳng định tính tất yếu của hoạt động
giám sát Nhà nước không có nghĩa là hoạt động giám sát của Nhà nước nàocũng được tổ chức và tiến hành thực hiện giống nhau Không có quốc gia nàotrên thế giới lại không nỗ lực trong việc giữ gìn, duy trì và bảo vệ pháp chế
(được hiểu là sự đòi hỏi các cơ quan Nhà nước, nhân viên Nhà nước, các tổ
chức và mọi công dân phải thực hiện đúng, thực hiện nghiêm chính pháp luật
trong hoạt động của mình), bởi nếu pháp chế bị vi phạm thì tất yếu trật tự, an
ninh xã hội bị rối loạn và bi de doa Do đó, bất kỳ Nhà nước nào cũng tìm
cách thiết lập một cơ chế giám sát hữu hiệu nhất để ngăn chặn sự vi phạm
pháp luật, đặc biệt là chống lại sự lạm quyền từ phía các cơ quan công quyền.
Song, không có nghĩa là Nhà nước nào cũng áp dụng một cơ chế giám sát nhưnhau, mà chúng ta thấy, cơ chế giám sát của các Nhà nước rất đa dạng, rất
khác nhau, phù hợp với truyền thống, diéu kiện cụ thể vé mọi mặt cũng như các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ở mỗi quốc gia.
Trên thực tế ở các nước đã thành lập các cơ quan nhà nước chuyên môn để
tiến hành hoặc hỗ trợ hoạt động giám sát của Quốc hội (các Toà án hiến pháp
và Hội đồng hiến pháp để giám sát việc tuân thủ Hiến pháp; Thanh tra Quốc hội, những nhà chức trách khác của Quốc hội để giám sát việc thực hiện nhân quyền; cơ quan kiểm toán để giám sát hoạt động hành chính- tài chính của
các cơ quan nhà nước ) Các nhà nước tư sản, mặc dù có những nét riêng
Trang 18khác nhau, nhưng cơ chế giám sát được thực hiện về cơ bản là giống nhau.
Trên cơ sở nguyên tắc phân quyền, các Nhà nước tư sản áp dụng cơ chế kìmchế đối trọng, dùng quyền lực hạn chế quyền lực Với cơ chế như vậy, các cơ
quan trong Nhà nước thực hiện sự giám sát lẫn nhau một cách mạnh mẽ quyết
liệt và cũng rất hiệu quả Mặt khác, do thực hiện chế độ đa nguyên chính trị và
đa dang, các dang phái chính trị ở các nước tư bản chủ nghĩa cũng giữ vai tròrất lớn trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước và nhân viênNhà nước Cũng bởi vậy, cách thức tổ chức hoạt động giám sát cũng như cơchế giám sát ở các Nhà nước tư sản không giống như mô hình và cơ chế giámsát của ta
Mỗi Nhà nước tuỳ theo điều kiện truyền thống, lịch sử, văn hoá, trình
độ phát triển kinh tế-xã hội, thể chế chính trị của mình mà đặt vị trí của chức
năng giám sát cho phù hợp Ví dụ như ở các nước xây dựng mô hình Nhà nướctrên cơ sở nguyên tắc phân quyền - cơ chế kìm chế đối trọng, dùng quyền lựchạn chế quyền lực- thì 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tách biệt khá
rõ ràng nhằm ngăn chặn sự “lấn sân” lẫn nhau Do đó các cơ quan công quyềnthực hiện sự giám sát lẫn nhau rất quyết liệt và hiệu quả mà không cần đến
một cơ quan hay tổ chức giám sát tối cao hay chuyên trách Mặt khác, yếu tố
đa đảng ở các nước này cũng giữ vai trò quan trọng trong quá trình triển khai
cũng như hiệu quả của hoạt động giám sát, đặc biệt là giám sát các cơ quan và
công chức Nhà nước Còn đối với các nước thiết kế Nhà nước theo nguyên tắc tập quyền thì quyền luc Nhà nước được coi là thống nhất thuộc về nhân dân.
Nhân dân thực hiện quyền lực này thông qua cơ quan đại biểu cao nhất đồng
thời cũng là cơ quan quyền luc Nhà nước cao nhất (Xô viết, Quốc hội) Chỉ có
cơ quan này mới có chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của
Nhà nước Đáy là điểm khác biệt cơ bẩn trong cơ chế giám sát giữa các
nước theo nguyên tắc phân quyền và tập quyền trong tổ chức Nhà nước.
patie gd
Trang 19* Tóm lại, có thể nhìn nhận một cách khái quát về quyền giám sát
tốicao của Quốc hội trong cơ chê quyền lực Nhà nước như sau:
Hoạt động giám sát là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước
Có thể khẳng định, hoạt động giám sát là hoạt động mang tính tất yếu
khách quan của tất cả các Nhà nước, ở mọi thời đại lịch sử Bất kỳ mộtNhà nước nào, khi đã xuất hiện, đều phải ban hành pháp luật để quản lýNhà nước, quản lý xã hội và tiến hành hoạt hoạt động giám sát đối vớitoàn bộ xã hội trong việc tuân thủ pháp luật của mình Giám sát việctuân theo pháp luật là hoạt động có tính đặc trưng của tất cả các nhànước trên thế giới Không có bất luận một Nhà nước nào tồn tại và pháttriển mà không tiến hành hoạt động giám sát Song, nói như vậy không
có nghĩa là hoạt động giám sát của mọi Nhà nước, mọi thời đại đều
giống nhau, mà nó khác nhau rất nhiều, phụ thuộc vào kiểu Nhà nước,
vào cách thức tổ chức và hoạt động của từng bộ máy Nhà nước Người
ta không thé và không được phép đánh đồng hoạt động giám sát củanhà nước phi dân chủ (chiếm hữu nô lệ ) và các Nhà nước dân chủ (tư
sản và xã hội chủ nghĩa) Người ta cũng không thể đánh đồng hoạt động
giám sát của các Nhà nước dân chủ với nhau, bởi có những Nhà nước
được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc phân quyền, nhưng cũng có
những Nhà nước lại được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập
quyền Điểm giống nhau cơ bản trong hoạt động giám sát của tất cả các Nhà nước, theo chúng tôi, được thể hiện hai vấn đề : Thứ nhất, hoạt động giám sát của tất cả các Nhà nước đều là hoạt động mang tính
quyền lực chính trị (thực hiện quyền lực Nhà nước) Thi hai, hoạt độnggiám sát của tất cả các Nhà nước đều nhằm mục đích đảm bảo cho pháp
luật của mình được chấp hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất [18]
Trang 201.2 QUYEN GIAM SAT TOI CAO CUA QUOC HOI DOI VOI CHINH PHU
1.2.1 Quyền giám sát tối cao của Quốc hội: Quan niệm, đặc
trưng, đôi tượng, nội dung và phương thức thực hiện theo Hiến pháp 1992
Ở Việt Nam, áp dụng nguyên tắc tập quyền và những nhân tố hợp lý
của nguyên tắc phân quyền, mô hình tổ chức Nhà nước được thiết kế vớinhững nét đặc thù riêng biệt Trên cơ sở nền tảng của tư tưởng xây dựng mộtNhà nước “của dân, do dân và vì dan", Hiến pháp 1992 đã quy định: Quốc hội
là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước caonhất , Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp Quốc hộithực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động nhà nước (Điều83) Điều đó có nghĩa là Quốc hội giám sát tất cả các lĩnh vực hoạt động Nhànước (các cơ quan Nhà nước ở Trung ương, các cơ quan Nhà nước ở địaphương, các ngành, các cấp) và mọi công dân Quốc hội thực hiện chức năng
giám sát tối cao với mục đích là kiểm sát hệ thống các cơ quan hành pháp và
tư pháp trong việc thực hiện chức năng, quyền hạn của bộ máy hành chính, bộmáy tư pháp, việc thực thi pháp luật và các quyết định của Quốc hội ViệcQuốc hội thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của các cơ quan hànhpháp và tư pháp, đặc biệt là các cơ quan hành pháp, xuất phát từ một vấn đề có
tính nguyên tắc: cơ quan quyền lực Nhà nước cần phải kiểm soát các hoạt
động của bộ máy Nhà nước nhằm duy trì sự vận hành của bộ máy Nhà nướctheo hướng đáp ứng tốt nhất ý chí và nguyện vọng của nhân dân Với tư cách
là cơ quan đại diện của dân, Quốc hội giám sát hoạt động của bộ máy Nhànước ta là nhằm bảo vệ quyền lợi của nhân dân, đặc biệt là thực hiện dân chủ
xã hội chủ nghĩa
Các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, đặc biệt là Hiến pháp năm 1992
và Luật tổ chức Quốc hội đã khẳng định Quốc hội thực hiện quyền giám sát
Trang 21nghĩa Việt Nam là không chịu sự giám sát của Quốc hội.
Với tư cách là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp, Quốc hộiphải có quyền theo dõi, xem xét (giám sát) việc thực hiện chúng trong đờisống thực tiễn Chính vì vậy, hoạt động lập hiến, lập pháp và hoạt động giámsát của Quốc hội là hai hoạt động có nội dung khác với nhau Quyền giám sátcủa Quốc hội là tối cao vì không thể có một cơ quan nào đứng trên Quốc hộitrong việc xem xét thi hành Hiến pháp, luật là những văn bản mà chỉ có Quốchội mới có quyền ban hành Lập hiến, lập pháp và giám sát của Quốc hội là
những hình thức thực hiện quyền lực Nhà nước cao nhất Bản chất của những
hoạt động này là thực hiện quyền lực Nhà nước
Theo Điều 84 khoản 2 Hiến pháp 1992, Điều 2 khoản 2 Luật tổ chức
Quốc hội, thì thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật
và nghị quyết của Quốc hội là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn củaQuốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.2.1.1 Các đặc trưng cơ bản của quyển giám sát tối cao của Quốc hội
® Giám sát tối cao của Quốc hội là giám sát mang tính quyền lực Nha
nước [3], hay nói cách khác: giám sát tối cao là một bộ phận không thể tách
rời của quyền lực Nhà nước Đây là một biểu hiện của quyền lực Nhà nước,
“là một khâu không thể thiếu được trong hoạt động quản lý Nhà nước” [6],
một yếu tố cấu thành quyền lực Nhà nước Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam “Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhán dân” (Điều 2 - Hiến
Trang 22pháp 1992) và “Nhân dân sử dung quyền luc Nhà nước thông qua Quốc hội vaHội đồng nhân dân là những cơ quan đại điện cho ý chí và nguyện vọng củanhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân” (Điều 6 -Hiến pháp 1992) Vì thế, thực hiện quyền giám sát tối cao chính là Quốc hộithay mặt nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước do chính nhân dân giao cho.
® “Quyền giám sát của Quốc hội là guyén giám sát tối cao Hay nóicách khác, Quốc hội là cơ quan Nhà nước duy nhất được nhân dân giao chothực hiện quyền giám sát tối cao Tính chất tối cao quyền giám sát của Quốchội bắt nguồn từ vị trí pháp lý tối cao của Quốc hội trong bộ máy Nhà nước”
[3].
“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan
quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam” (Điều 83 - Hiến pháp 1992) Nhà nước ta được tổ chức theo
nguyên tắc tập trung dân chủ nhưng có sự phân công, phân nhiệm rành
mạch cho các cơ quan Nhà nước khác “Quốc hội ta là cơ quan đại biểu
cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất Thaymặt nhân dân cả nước thực thi quyền lực mà nhân dân giao cho Với tưcách là cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao, Quốc hội vừa quyết định
luật, vừa giám sát các cơ quan Nhà nước thi hành luật, nhưng không lẫn
lộn với quyền hành pháp của Chính phủ cũng như quyền độc lập xét xửcủa Toà án” [11]
1.2.1.2 Chủ thể
Chủ thể của hoạt động giám sát của Quốc hội theo quy định của Hiến pháp
và pháp luật gồm có:
° Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: La co quan thường trực của Quốc hội, Uy
ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thi hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết
của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; giám
Trang 23sát hoạt động của Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân (Điều
91 Hiến pháp 1992),
* Đại biểu Quốc hội: Là người đại diện cho cử tri đã bầu ra mình nói riêng,
cử tri cả nước nói chung, đại biểu Quốc hội thực hiện quyền giám sát qua hoạt
động chất vấn đối với Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính
phủ, Bộ trưởng va các thành viên khác của Chính phủ, Toà án nhân dan tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Điều 89 Hiến pháp 1992)
* Hội đồng Dân tộc và các Uy ban của Quốc hội:
Điều 94 của Hiến pháp quy định : “Hội đồng Dân tộc thực hiện quyền
giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, các chương trình, kế hoạch phat
triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số” Điều 95
của Hiến pháp quy định : “Các Uỷ ban của Quốc hội thực hiện quyền giám sát
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật định” Luật tổ chức Quốc hội đã cụ thể hoá các Điều 94, 95 của Hiến pháp bằng những quy định cụ thể về nhiệm
vụ, quyền hạn, giám sát của Hội đồng dân tộc và từng Uy ban của Quốc hội(các Điều từ 20 đến 29 của Luật Tổ chức Quốc hội) Xét về giác độ pháp lý thì
thẩm quyền giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội đã được
Hiến pháp và các đạo luật quy định Tuỳ thuộc vào chức năng đảm trách và
lĩnh vực được phân công, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban tự tổ chức hoạt
động giám sát và báo cáo kết quả giám sát với Uy ban thường vụ Quốc hội (có
thể báo cáo với Quốc hội) Cũng có những vấn đề, Hội đồng dân tộc và các
Uỷ ban thực hiện quyền giám sát theo sự phân công, uỷ quyền của Uỷ ban
thường vụ Quốc hội
Các cơ quan này thực hiện quyền giám sát trong phạm vi quyền hạn do luật định Khi cần thiết, các chủ thể này có quyền cử các thành viên của mình đến các cơ quan, tổ chức hữu quan để điều tra, xem xét về vấn dé mà Hội
Trang 24đồng và các Uỷ ban quan tâm (Điều 94, Điều 95, Điều 96 Hiến pháp 1992;Điều 32 Luật Tổ chức Quốc hội).
1.2.1.3 Đối tượng
Để phân biệt hoạt động giám sát của Quốc hội với các cơ quan có chứcnăng giám sát hiến định khác như Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn , đối tượnggiám sát là một yếu tố quan trọng Cụ thể, hoạt động giám sát của Quốc hộitác động lên các đối tượng: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Uy ban Thường
vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Đây đều là các cơ quan và các chứcdanh cấp cao của bộ máy nhà nước; các chức danh (Chủ tịch nước, Chủ tịchQuốc hội) và người đứng đầu các cơ quan Nhà nước cấp cao (Uy ban Thường
vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tốicao) đều do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội và Quốc hội cóquyền :bãi miễn; khi xét thấy cần thiết hoặc khi Quốc hội đề nghị, các chức
danh này phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác của cơ quan mình trước
Quốc hội, phải trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội; các văn bản do các
cơ quan nhà nước nói trên ban hành đều phải hợp hiến, hợp pháp và Quốc hội
có quyền sửa đổi, huỷ bỏ hoặc đình chỉ việc thực hiện các văn bản đó khi xétthấy có sự vi phạm Hiến pháp, luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh của
Uy ban Thường vụ Quốc hội Bởi thế, nhiều nhà khoa học cho rằng tính tối
cao của hoạt động giám sát của Quốc hội ngoài những yếu tố quyết định khác,còn bắt nguồn từ yếu tố đối tượng chịu giám sát
1.2.1.4 Nội dung cua hoạt động giám sát
Căn cứ vào Điều 84 Hiến pháp 1992 chúng ta thấy, hoạt động giám sát của
Quốc hội gồm 2 nội dung chính:
- Theo đõi, kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp đối với hoạt động của các đốitượng chịu giám sát và các văn bản do các đối tượng này ban hành
Trang 25Thứ nhất, xét báo cáo của Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội,
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Điều 67
- Luật tổ chức Quốc hội)
Thứ hai, chất vấn của đại biểu Quốc hội trong hoặc ngoài kỳ họp (Điều 98
- Hiến pháp 1992)
Thứ ba, khi xét thấy cần thiết thì tiến hành kiểm tra thực tế việc tuân theo
Hiến pháp, luật của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uy ban Thường vụQuốc hội
Thứ tư, xem xét việc khiếu nại, tố cáo của công dân (Điều 44 Luật tổ chức
Quốc hội)
Như vậy, căn cứ vào những quy định của Hiến pháp 1992, Luật tổ chức Quốc hội nội dung quyền giám sát tối cao của Quốc hội có thể được khái
quát như sau:
“Quyên giám sát tối cao là quyền giám sát mang tính quyền lực Nhà nước cao nhất do Quốc hội thực hiện bằng việc theo dõi, xem xét, kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp đối với việc ban hành các văn bản và các hoạt động của Chủ tịch nước, Chính phú, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dan tối
cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; xử lý những vi phạm Hiến pháp, luật, nghi quyết của Quốc hội do các cơ quan nói trên gây ra nhằm dam bảo cho
Trang 26Hiến pháp, luật và các nghị quyết của Quốc hội được nghiêm chỉnh chấp
hàn” [3], [6]
Trên thế giới, chức năng giám sát và những quyền hạn về giám sát điểnhình cho mọi mô hình Nghị viện, không phụ thuộc vào hình thức chính thể
Chức năng này được guy định trong hiển pháp, các đạo luật, quy chế Vi dụ
như điều 11 Hiến pháp Thuy Si 1874 trao cho Quốc hội chức năng giám sát tốicao đối với hành chính liên bang và tư pháp liên bang Điều 62 Hiến phápBungary qui định Quốc hội thực hiện quyền lực lập pháp và giám sát TrongĐạo luật chính của Đức không có những điều khoản tương tự, nhưng một sốquyền hạn hiến định (ví dụ: như quyền thành lập các uỷ ban điều tra theo điều
44 Đạo luật chính) và đặc biệt là các quyền hạn do qui chế của Bundestag,cũng như của đại biểu cho phép kiểm soát có hiệu quả hoạt động chính trị củaChính phủ liên bang và các thành viên Chính phủ
Việc quy định Quốc hội có quyền giám sát tối cao cũng là điểm khác biệtgiữa giám sát của Quốc hội nước ta và Quốc hội các nước tư bản có mô hình
tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc phân quyền Ở các nước này, Quốchội tuy do dân cử nhưng không phải là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất,
do đó, Quốc hội dù có quyền giám sát hoạt động của Chính phủ nhưng lạikhông phải là quyền giám sát tối cao và chức năng giám sát của Quốc hội
không được thể chế hoá bằng Hiến pháp hoặc những văn bản pháp luật cụ thể
về công tác giám sát Ví dụ: ở Mỹ, quyền điều tra của Quốc hội chủ yếu thực
hiện trong việc hỗ trợ chức năng lập pháp và hoạt động giám sát là biểu hiện
của cơ chế kìm chế, đối trọng quyền lập pháp và quyền hành pháp, với mục
đích gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của Chính phủ; ở Anh, Nghị việnchủ yếu giám sát các hoạt động của bộ máy hành pháp
Trang 271.2.2 Quyền giám sát tối cao của Quốc hội đối với Chính
phủ: Nội dung, phạm vi, phương thức thực hiệntheo pháp luật Việt Nam (có
so sánh minh họa với một số nước)
Khi di sâu nghiên cứu phạm vi, đối tượng của quyền giám sát tối cao
của Quốc hội thì hiện nay trong giới khoa học pháp lý nước ta có nhiều quanniệm khác nhau Có thể khái quát hai quan niệm cơ bản:
a- Quốc hội giám sát hoạt động của tất cả các cơ quan Nhà nước, các tổ
chức xã hội , don vi vũ trang va mọi công dan.
b Quốc hội chỉ giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở cấptrung ương ( hoặc cua các cơ quan Nhà nước do Quốc hội trực tiếp bầu ra)
Với tư cách là cơ quan có quyền giám sát tối cao, Quốc hội có quyền
giám sát hoạt động của bất kỳ cơ quan nhà nước, tổ chức, công dân nào có
liên quan đến thực thi Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội Nhưng ở góc
độ thực tiễn, Quốc hội không thể và không cần thiết tự mình trực tiếp thực
hiện quyền đó Khi thực hiện quyền chủ thể của mình, Quốc hội có thể giao
một phần quyền hạn của mình cho một số cơ quan, cá nhân hoạt động giámsát hoặc Quốc hội trực tiếp thực hiện hoạt động đó ở những lĩnh vực, nhữngtrường hợp thấy cần thiết Do đó, khi đã phân định cho nhiều cơ quan chức
năng của Nhà nước làm công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm sát thì
Quốc hội chỉ giữ cho mình quyền giám sát đối với các cơ quan Nhà nước cấp
cao ở Trung ương, cụ thể là giám sát hoạt động của Chủ tịch nước, của Chính
phủ, của Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, tức là
các cơ quan do Quốc hội bầu ra hoặc phê chuẩn
Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội là cơ quan đạibiểu cao nhất của nhân dân, đồng thời là cơ quan quyền lực Nhà nước cao
nhất Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của
Nhà nước (Điều 83, Hiến pháp 1992; Điều 1, Luật tổ chức Quốc hội) Như
Trang 28vậy, ngoài việc thực hiện chức năng lập pháp và quyết định những vấn đề quan
trọng của đất nước, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền giám sát tối cao
đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước, trong đó giám sát hoạt động của
Chính phủ là một lĩnh vực quan trọng trong việc thực hiện chức năng giám sátcủa Quốc hội
Vì phạm vi luận văn này tập trung nghiên cứu hoạt động giám sát của
Quốc hội đối với Chính phủ nên chúng tôi nhấn mạnh những quy định phápluật có liên quan đến vấn đề này
Hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có một đạo luậtriêng quy định về hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hộihay một cơ quan nào khác trong bộ máy Nhà nước ở nước ta Ngoài các quyđịnh về hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại
biểu Quốc hội trong Hiến pháp năm 1992 thì những quy định về các hình thức
giám sát nằm rải rác trong các luật quy định về tổ chức bộ máy nhà nước như: Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uy ban nhân dan, Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân Ngoài ra,
vấn dé này còn được thể hiện trong một số văn bản khác như: Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật, Pháp lệnh về giám và hướng dẫn của Uỷ ban
thường vụ Quốc hội, hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ đối với Hội đồng
nhân dân, Quy chế hoạt động của Uy ban thường vụ Quốc hội, Quy chế hoạt
động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, Quy chế hoạt động
của Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội.
Chính phủ - cơ quan thực hiện quyền hành pháp - là cơ quan Nhà nướcchịu sự giám sát tối cao của Quốc hội một cách trực tiếp và mạnh mẽ nhất
Hoạt động giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ được bảo đảm bởi việc
quy định bằng Hiến pháp và pháp luật về quyền và cơ chế thực hiện quyền, thông qua các hình thức hoạt động của các phiên họp toàn thể của Quốc hội,
Trang 29hoạt động của các uy ban, của từng đại biểu Quốc hội hoặc của tổ chức được
Quốc hội giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động này.
Theo các quy định của Hiến pháp 1992, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổchức Chính phủ có thể hệ thống một cách khái quát nội dung quyền giám sáttối cao của Quốc hội đối với Chính phủ như sau:
¢ Vệ đối tượng chịu sự giám sát: Đó là Chính phủ, bao gồm cả Thủ
tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ
((Diéu 84 - Hiến pháp 1992)
Ở nhiều nước, đối tượng của hoạt động giám sát thường là nhánh quyền
lực hành pháp, nhưng giám sát trong những trường hợp riêng biệt có thể lan
rộng ra nguyên thủ quốc gia, nhánh quyền lực tư pháp, chính quyền tự quảnđịa phương, lực lượng vũ trang Sự giám sát đối với chính quyền hành phápthường mang tính chất chính tri, có nghĩa là tập trung vào hoạt động chính tri
của Chính phủ và các thành viên, mặc dù di nhiên là được thực hiện bằng các
hình thức pháp lý Trong khi đó, đối với các đối tượng khác giám sát hoàntoàn mang tính chất pháp lý: nếu không tìm thấy sự vi phạm các qui phạm
pháp luật thì đối với các cơ quan, tổ chức, các nhà chức trách sẽ không nảy
sinh hậu quả pháp lý tiêu cực nào cả
° Về phạm vỉ giám sát: Quốc hội có quyền giám sát tinh hợp hiến,hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và Thủ tướngChính phủ Nếu qua giám sát phát hiện thấy các văn bản này trái với Hiến
pháp, luật, pháp lệnh và nghị quyết của Quốc hội thì ra quyết định bãi bỏ hoặc
đình chỉ
Đồng thời, Quốc hội còn có thẩm quyền giám sát hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và có thể ra quyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm nếu
Trang 30thấy có hành vi vi phạm pháp luật hoặc phê chuẩn dé nghị của người có thẩmquyền về việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc cách chức các chức vụ.
¢ Về chủ thể: Chủ thể thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội
đối với Chính phủ bao gồm:
- Quốc hội: Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theoHiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của
Chính phủ (Điều 84, Hiến pháp 1992; Điều 2, Luật tổ chức Quốc hội) Quốc
hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với văn bản quy phạm pháp luật củacác cơ quan nhà nước có thẩm quyền Theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ
Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, đại biểu Quốc hội,
Quốc hội xem xét, quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quyphạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với Hiến pháp,luật, nghị quyết của Quốc hội (Điều 81 Luật ban hành van bản quy phạmpháp luật)
Uỷ ban thường vụ Quốc hội cơ quan Thường trực của Quốc hội giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,
-nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, giám sát hoạt động của Chính phủ (Điều 91 - Hiến pháp 1992), đình chỉ việc thi hành các văn bản của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc huỷ bỏ văn bản đó; huỷ bỏ các
văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội (Điều 91, Hiến pháp 1992 và Điều 6 Luật tổ
chức Quốc hội)
+ Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội thực hiện quyền giám
sát trong phạm vi quyền hạn nhiệm vụ do luật định (Điều 94, 95, 96 - Hiến pháp 1992) Khi cần thiết, Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội cử
Trang 31các thành viên của mình đến cơ quan tổ chức hữu quan để điều tra, xem xétcác vấn dé mà Hội đồng và các Uy ban quan tâm (Điều 32 - Luật tổ chứcQuốc hội)
+ Đại biểu Quốc hội: có quyên chất vấn Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng và các thành viên khác của Chính phủ (Điều 98 - Hiến pháp 1992)
¢ Về nội dung: Nội dung của quyền giám sát tối cao của Quốc hội đốivới Chính phủ bao gồm:
+ Một là, theo đõi và kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp đối với các văn
bản quy phạm pháp luật và các hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ, các thành viên của Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ
+ Hai là, xử lý các hành vi vi phạm Hiến pháp và luật bằng các chế tàinhư bãi nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ cao nhất trong bộ máy Nhà nước;đình chỉ và bãi bỏ các văn bản trái với Hiến pháp, luật và ra các nghị quyết khixét thấy cần thiết (Điều 84 - Hiến pháp 1992).‹
Trên thế giới, nội dung của hoạt động giám sát ở mỗi nước có những
đặc điểm khác nhau, phụ thuộc vào hình thức chính thể ở nước đó Từ góc độ
này có thể nói về những mô hình giám sát sau đây:
Ở các nước theo mô hình chính thể đại nghị: nội dung giám sát ở đây
trước hết bao hàm chế định trách nhiệm tập thể của Chính phủ trước Nghị
viện Việc bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ trong Nghị viện kéo theo hoặc có
thể kéo theo sự từ chức tập thể của Chính phủ (nhưng có thể có sự giải tán
Nghị viện và ấn định cuộc bầu cử mới)
Ở các nước theo mô hình chính thể cộng hoà tổng thống: hệ thống
kiềm chế và đối trong ở các nước cộng hoà tổng thống đã đưa lại cho nhánh lập pháp những khả năng thực tế để kiểm soát quyền lực hành pháp thông qua những phương thức giám sát như hoạt động điều tra của các uỷ ban hay
Trang 32phương thức mạnh nhất của quyền lực lập pháp để tác động lên quyền lựchành pháp ở các nước như Mỹ, Braxin, Venesuela là luận tội Tổng thống(impeachment), mặc dù ít được dùng đến.
Còn ở các nước theo mô hình chính thể hỗn hợp thì nội dung giám sátbao gồm cả chế định trách nhiệm của Chính phủ trước Nghị viện lẫn chế địnhgiải tán Chính phủ, cũng như việc tổ chức các cuộc điều tra của Nghị viện Hệthống các mối tương quan đó dường như kết hợp các hình thức giám sát tiêubiểu cho mô hình thứ nhất và thứ hai
¢ Về hậu quả pháp lý của quyền giám sát tối cao của Quốc hội đốivới Chính phủ:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động giám sát tối cao của
Quốc hội có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý sau:
- Đình chỉ, huỷ bỏ những văn bản do các cơ quan nói trên ban hành tráiHiến pháp, luật, pháp lệnh và nghị quyết của Quốc hội hay Uỷ ban thường vụQuốc hội
- Bãi nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ Thủ tướng Chính phủ; phê chuẩn
đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành
viên khác của Chính phủ
Hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát của Quốc hội tại kỳ họp là việc
thể hiện thái độ của Quốc hội đối với các cơ quan Nhà nước và các chức danh Nhà nước do Quốc hội trực tiếp bầu ra như: yêu cầu các cơ quan Nhà nước
báo cáo việc thi hành luật, nghị quyết, pháp lệnh của Quốc hội va Uy ban
thường vụ Quốc hội; ra nghị quyết về vấn đề các cơ quan Nhà nước báo cáo; bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần các văn bản quy phạm pháp luật sai trái; bãi
nhiệm, miễn nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu ra, nếu thấy cần thiết.
Trang 33Ở các nước, hoạt động giám sát có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý, hậu quả xã hội và hậu quả chính trị Ở một số nước, việc chất vấn có thể dẫn
đến việc Quốc hội biểu quyết thông qua kiến nghị (motion) đưa ra thảo luận
tại Quốc hội về trách nhiệm của một quan chức nào đó Và cao hơn nữa, một
số nước còn quy định khi kiến nghị thu được một số lượng chữ ký nhất địnhthì vị quan chức này phải diéu trần trước Quốc hội và có thể bị cách chức,
thậm chí Quốc hội có thể bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với một chính sách của
Chính phủ Trách nhiệm của Chính phủ trước Nghị viện được thực hiện chủyếu bang hai hình thức: bỏ phiếu bất tín nhiệm va bỏ phiếu tín nhiệm Chínhphủ Ở Pháp, thủ tục đề xuất và thông qua kiến nghị bất tín nhiệm Chính phủđược quy định tại Điều 49, khoản 3 của Hiến pháp Cộng hoà Pháp [24]
Trách nhiệm của Chính phủ trước Nghị viện tạo ra nền tảng cho hệ
thống giám sát của Nghị viện Ví dụ điển hình ở đây là nước Anh Hệ thống
trách nhiệm của Chính phủ trước Nghị viện Anh bao hàm việc Chính phủ được
thành lập từ các thành viên Nghị viện và có trách nhiệm tập thể trước Nghị viện Trong trường hợp bỏ phiếu bất tín nhiệm toàn thể Chính phủ phải từ
chức.
e Về phương thức: Phương thức thực hiện quyền giám sát tối cao của
Quốc hội đối với Chính phủ bao gồm:
Theo quy định của pháp luật, để thực hiện quyền giám sát của mình đối
với các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội áp dụng các hình thức giám sát như
Trang 34+ Tổ chức đoàn kiểm tra thực tế việc tuân theo Hiến pháp, luật, pháp
lệnh, nghị quyết khi xét thấy cần thiết;
Dưới đây chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể hơn từng phương pháp nói trên
* Xem xét báo cáo công tác của Chính phú và các cơ quan của Chính
Điều 67 của Luật tổ chức Quốc hôi quy định: " Quốc hội xem xét, thảoluận báo cáo công tác của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ,
Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại kỳ họp
cuối năm Tại kỳ họp giữa năm, các cơ quan này gửi báo cáo công tác đến các
đại biểu Quốc hội; khi cần thiết, Quốc hội có thể xem xét, thảo luận.
Quốc hội có thể ra Nghị quyết về công tác của các cơ quan đã báo cáo”
Đây là hình thức thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội với tính
chất là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất Thông qua việc xem xét, thảo
luận các báo cáo của các cơ quan này, Quốc hội nắm được thông tin đầy đủ,
chính xác và toàn diện về các mặt hoạt động của các cơ quan Nhà nước Trên
cơ sở đó, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này
theo Hiến pháp, pháp luật và Nghị quyết của Quốc hội Chính vì vậy, để việc
xem xét đánh giá của Quốc hội có chất lượng yêu cầu các báo cáo của các cơquan trình Quốc hội phải đầy đủ, khách quan, nêu đúng thực trạng của tình
Trang 35hình, những kết quả đã đạt được, những khó khăn, yếu kém còn tồn tại, từ đó
đề ra được những biện pháp giải quyết
* Chất vấn các thành viên của Chính phủ
Điều 42 của Luật tổ chức Quốc hội quy định: Đại biểu Quốc hội cóquyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ vàcác thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người bị chất vấn phải trả lời trướcQuốc hội tại kỳ họp đó Trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội quyết địnhcho trả lời trước Uy ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ hop sau của Quốc hộihoặc cho trả lời bằng văn bản Trong thời gian giữa hai kỳ họp của Quốc hội,chất vấn được gửi đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội để chuyển đến cơ quan
hoặc người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời chất vấn Nếu đại biểu
không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Chủ tịch Quốc hội đưa
ra thảo luận trước Quốc hội hoặc Uy ban thường vụ Quốc hội Khi cần thiết,
Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết việc trả lời chất vấn
và trách nhiệm của người bị chất vấn
Theo quy định của pháp luật hiện hành, đại biểu Quốc hội thực hiện
quyền chất vấn của mình tại kỳ họp Quốc hội và trong thời gian giữa hai kỳhọp Quốc hội thông qua hình thức câu hỏi miệng và câu hỏi viết
* Xem xét việc ban hành văn bản của các cơ quan thuộc Chính phú
Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội theo dõi và kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp đối với các văn bản quy phạm pháp luật và các hoạt động của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên của Chính phủ và các cơ
quan của Chính phủ Trên cơ sở đó có quyết định xử lý thích hợp như đình chỉ
và bãi bỏ một phần hay toàn bộ các văn bản trái với Hiến pháp, luật và ra các
nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội
Trang 36* Thanh lập các đoàn di giám sát
Quốc hội, Uy ban thường vụ Quốc hội có thể cử đoàn đi kiểm tra về cácvấn đề thuộc phạm vi giám sát của mình Khi phát hiện có hành vi vi phạmpháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổchức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang hoặc của công dân, Đoàn kiểmtra có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan và những người cótrách nhiệm thi hành những biện pháp để kịp thời chấm đứt hành vi trái phápluật đó Cơ quan Nhà nước, tổ chức và cá nhân có liên quan có trách nhiệmthực hiện yêu cầu và trả lời kiến nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội (Điều
19 - Quy chế hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội)
Theo Quy chế hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Uy ban thì Hộiđồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội có quyền tiến hành giám sát thực tếtheo nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân công của Uỷ ban thường
vụ Quốc hội Nội dung và kế hoạch giám sát phải được thông báo cho các cơ
quan hữu quan Các cơ quan, tổ chức và cá nhân được giám sát có trách nhiệm
cung cấp tài liệu, báo cáo về nội dung giám sát Trong quá trình thực hiện
giám sát nếu phát hiện thấy có hành vi vi phạm pháp luật, Hội đồng Dân tộc
và các Uỷ ban có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức và cá nhân vi phạmchấm đứt hành vi vi phạm đó, đồng thời kiến nghị cơ quan có trách nhiệm giải
quyết và báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội
Hình thức tổ chức thực hiện hoạt động giám sát ở các nước trên thế giớicũng khá đa dạng phụ thuộc vào quan niệm về vai trò của hoạt động giám sátcủa từng nước Tuy nhiên có thể khái quát các hình thức chính như sau:
- Chất vấn Chính phủ và các thành viên của Chính phủ:
` "KR ` ^ Z 4 “A Z x ⁄ Hộ Z + `
Đây là diễn đàn để các đại biểu có thể phát biểu chính kiến của mình hoặc phản ánh ý kiến của cử tri đánh giá những hoạt động của Chính phủ.
Trang 37Thông qua việc trả lời của các quan chức Chính phủ, Quốc hội có thể giám sát
được kết quả thực hiện chính sách cũng như năng lực quản lý, điều hành của
các Bộ trưởng để từ đó có thể xác định trách nhiệm của từng Bộ trong từng vụviệc cụ thể [25]
- Hoạt động điêu tra của Nghị viện:
O một số nước, các uỷ ban điều tra có vai trò rất lớn trong việc thựchiện chức năng giám sát của Nghị viện Đặc điểm của hoạt động này là điềutra sự lạm dụng công quyền, trong đó không chỉ trong các cơ quan hành pháp
Hoạt động điều tra của các uy ban và tiểu uy ban trong Quốc hội Mỹ
được biết đến rộng rãi trên thế giới Hoạt động này thậm chí có thể dẫn đến sự
từ chức bất đắc đĩ của Nguyên thủ quốc gia như đã từng xảy ra vào năm 1974,khi hoạt động điều tra của Uỷ ban pháp luật Hạ viện Mỹ dẫn đến sự từ chức
của Tổng thống Nixon [26]
- Hình thức luận tội (impeachment)
Trong trường hợp này nói đến trách nhiệm pháp lý trước Nghị viện củacác nhà chức trách thuộc nhánh hành pháp cũng như tư pháp Cơ sở quy trách
nhiệm là sự vi phạm pháp luật Tuy vậy hình thức chế tài ở đây cũng chỉ là sự
truất quyền nhân vật bị luận tội, kéo theo việc mất quyền bất khả xâm phạm
và tạo điều kiện cho việc truy tố hình sự theo thủ tục bình thường nếu nhân vật
đó bị buộc tội vi phạm các qui phạm pháp luật kéo theo trách nhiệm hình sự
[29]
- Xét báo cáo của Chính phủ:
Hình thức giám sát này ở các mức độ khác nhau tiêu biểu cho mọi Nghị
viện không phụ thuộc vào hình thức chính thể Hầu hết , Chính phủ các nước đều phải báo cáo định kỳ trước Quốc hội về hoạt động của mình, đặc biệt là kế hoạch ngân sách Ngoài ra, một số nước còn có qui chế điều chỉnh chi tiết mối
Trang 38quan hệ giữa Nghị viện và Chính phủ liên quan đến việc báo cáo của Chính
phủ [24]
- Các đoàn giám sát:
Quốc hội các nước cũng có thể tổ chức các đoàn giám sát Trong nhữngtrường hợp cụ thể, một số đoàn đại biểu Quốc hội, thành viên uỷ ban hoặc
đoàn kiểm tra phối hợp được thành lập để đi thị sát tình hình, điều tra những
vấn đề được nêu trong chương trình nghị sự Bản thân thanh tra Quốc hội, đểthực hiện nhiệm vụ của mình cũng có quyền thành lập các đoàn điều tra đểlàm cơ sở cho các kiến nghị của mình
Quốc hội Pháp thường áp dụng các hình thức giám sát chủ yếu là chatvấn Chính phủ và các thành viên Chính phủ và thành lập Uỷ ban điều tra
[25]
Quốc hội các nước trên thế giới nhìn chung được lập ra để đảm nhiệm những chức năng đặc thù: làm luật; quyết định các vấn đề quan trọng của đất
nước như ngân sách, thuế, chiến tranh và hoà bình, chính sách đối ngoại, lựa
chọn bộ máy hành pháp; kiểm tra hoạt động của Chính phủ trong việc quyết
định và thực hiện chính sách.
Qua nghiên cứu ở nhiều nước cho thấy: giám sát cũng không được coi
là một chức năng độc lập của Quốc hội mà được thể hiện thông qua các hoạt
động và cơ chế tổ chức cụ thể nhằm kiểm soát Chính phủ trong việc thực hiện
các quy định của pháp luật Khái niệm kiểm soát được hiểu theo nghĩa: hạn chế việc Chính phủ và các thành viên của Chính phủ lạm quyền do luật quy
định; bảo vệ quyền của công dân và các tổ chức khác Tuy nhiên so sánh hoạt động kiểm soát Chính phủ của Quốc hội các nước với chức nang giám sát của Quốc hội Việt Nam chúng ta vẫn nhận thấy ít nhiều có những điểm tươngđồng
Trang 39Nhìn chung, kết quả cuối cùng của hoạt động giám sát thể hiện quyềnlực tập trung của Quốc hội thông qua các quyết định tập thể nhằm thay đổi,huỷ bỏ hoặc kiến nghị sửa đổi, huỷ bỏ các quyết định trái pháp luật của cơquan hành pháp hay của nhân viên cơ quan hành pháp Cao hơn nữa, thôngqua kết quả giám sát Quốc hội có thể ra quyết định bãi miễn, bãi nhiệm cácchức vụ trong Chính phủ; thậm chí đưa ra quyết định bất tín nhiệm đối vớiChính phủ
Nói cách khác, trong khái niệm giám sát hoạt động Chính phủ ởcác nước, nhìn chung cũng giống như ở Việt Nam, hai yếu tố chính là
nhiệm vụ và quyền hạn luôn đi song song với nhau Đó là: quyền kiểm
tra việc thi hành Hiến pháp, pháp luật của Chính phủ, quyền sửa đổi hay
huỷ bỏ các văn bản trái pháp luật, quyền miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm,quyền kiến nghị hoặc chất vấn [7]
* Tom lai:
Quyền giám sát tối cao của Quốc hội là một bộ phan cấu thành củaquyền lực Nhà nước và là một chức năng quan trọng của Quốc hội
Những cơ sở lý luận về quyền giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ
là nền tảng để Quốc hội thực hiện quyền giám sát và triển khai các hoạt động thực hiện quyền này trên thực tế Pháp luật Việt Nam kể từ Hiên pháp 1946 đến nay không ngừng hoàn thiện các quy định về quyền giám sát tối cao của
Quốc hội đối với Chính phủ
Trong xu hướng đổi mới hoạt động của bộ máy Nhà nước thì việc tăng cường hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ là một khâu quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước do mối quan hệ
đặc thù giữa hai cơ quan này - hai nhánh của quyền lực Nhà nước
Trang 40Quốc hội Việt Nam trong những năm qua đã không ngừng đổi mới hoạiđộng giám sát và đã đạt được những bước tiến đáng kể Thực trang hoạt độnggiám sát của Quốc hội đối với Chính phủ kể từ sau Hiến pháp 1992 đến nay sẽ
được xem xét ở phần sau.