1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Hoàn thiện khung pháp luật về xã hội hoá cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam

218 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 218
Dung lượng 46,02 MB

Nội dung

- Dịch vụ hành chính công cung cấp các dịch vụ hành chính, tư pháp phục vụ chung cho mọi người dân, gắn liền với công việc quản lý nhà nước, với thâm quyền hành chính pháp lý của các cơ

Trang 1

BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KKK

HOAN THIEN KHUNG PHAP LUAT VE XA HOI HOA

CUNG UNG DICH VU CONG O VIET NAM

Trang 2

© mm

DANH MỤC CÁC CHUYEN DE TRONG DE TÀI

Một sô vân dé lý luận về dịch vụ công và xã hội hóa cung ứng dịch vụ công.

Pháp luật về quản lý nhà nước đối với xã hội hóa cung ứng dịch vụ công

Các nguyên tắc xây dựng khung pháp luật điều chỉnh việc xã hội cungứng dịch vụ công.

Một số vấn đề lý luận về các phương thức pháp lý chuyển giao cung

ứng dịch vụ công.

Pháp luật điều chỉnh xã hội hóa cung ứng dịch vụ công ở một SỐ nước

và bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam

Xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo.

Xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực y tế

Xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa, thé duc, thé thao

Xã hội hóa cung ứng dich vu công thuộc kết cấu ha tang kỹ thuật (giao

thông vận tải, bưu chính viễn thông, điện, nước, vệ sinh môi trường).

Trang 3

DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN THAM GIA DE TÀI

STT Họ và Tên Đơn vị Chuyên đề tham gia

1 ThS Nguyễn Ngọc Bích Đại học Luật Hà Nội 1, 2 và 3

2 TS Bùi Thị Đào Đại học Luật Hà Nội 6

3 ThS Nguyễn Mạnh Hùng Đại học Luật Hà Nội 7

4 TS Nguyễn Văn Quang Đại học Luật Hà Nội 4, 5 và 8

5 | TS Lê Hồng Sơn Viện Nhà nước và Pháp Luật 1,4

6 ThS Trần Thị Hương Trang | TTNC Pháp luật và Chính sách Phat | 9

triên Bên Vững

Trang 4

12 Danh mục tài liệu tham khảo

MỤC LỤC

Phần mở đầu

Báo cáo tổng thuật

Một số vẫn đề lý luận về dịch vụ công và xã hội hóa cung

ứng dịch vụ công

Pháp luật vê quản lý nhà nước đôi với xã hội hóa cung ứng

dịch VỤ CONG, c c1 122111111 111111111111 111 x1 xa

Các nguyên tắc xây dựng khung pháp luật điều chỉnh việc xã

hội cung ứng dịch vụ công

Một số van dé lý luận về các phương thức pháp lý chuyển

giao BUN Trrg (Ích VỤ BON, ‹:::: các mennnkkii bá caammemacaaca 5 c2 4 8H08 332 Pháp luật điều chỉnh xã hội hóa cung ứng dịch vụ công ở

một số nước và bài học kinh nghiệm có thê áp dụng cho

Việt Nam . c0 2021 H HH TH TH nh nh nh nu ch hy

Xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục

-đào tạo

9 Xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực y tế

10 Xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn hóa,

thé dục, thé thao ¿+ St 2xx EEEExE tkprrrrid

11 Xã hội hóa cung ứng dịch vụ công thuộc kết cấu hạ tầng kỹ

thuật (giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, điện, nước,

NỆ REEL, TOL, [ƯỜN HH]: cach 124 ania 11 A RRMA 8 g4jchăugHãd2a.âg

91

115

194

Trang 5

PHAN THỨ NHAT

MO DAU

I Tính cấp thiết của dé tài

Cung cấp dịch vụ công là một trong những chức năng cơ bản của bất kỳnha nước nào Về đại thé, dich vụ công (public service) được hiểu là “nhữngdịch vụ đáp ứng các nhu cầu cơ bản, thiết yêu chung của người dân và cộng

đồng, bảo đảm ổn định và công băng xã hội do nhà nước chịu trách nhiệm,

hoạt động không vì mục đích lợi nhuận”.' Dịch vụ công bao gồm các loại

hình sau:

- Dịch vụ sự nghiệp công (dịch vụ phúc lợi công cộng) cung cấp các

hàng hóa dịch vụ về giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thé duc, thé thao;

- Dich vụ công ích cung cấp các các hang hóa dịch vụ có tính chất kinh

tế đáp ứng nhu cau vật chất thiết yêu cho sinh hoạt của người dân, gắn liềnvới việc cung ứng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật cơ bản như cung cấp điện, nước,kết cầu hạ tang, vệ sinh môi trường, vận tải công cộng

- Dịch vụ hành chính công cung cấp các dịch vụ hành chính, tư pháp

phục vụ chung cho mọi người dân, gắn liền với công việc quản lý nhà nước,

với thâm quyền hành chính pháp lý của các cơ quan thực hiện như hoạt động

cấp phép, công chức, hộ khẩu, hộ tịch ”

về nguyên tắc, Nhà nước là người chịu trách nhiệm bảo đảm dịch vụcông cho xã hội và điều này thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, Nhà nước là người trực tiếp thực hiện một số dịch vụ công;

'' TS Chu Văn Thành, Dich vụ công — Đổi mới quản lý và tổ chức cung ứng ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính

tị Quốc gia 2007, trang 49.

? Cần lưu ý là hiện còn có những ý kiến không đồng tình với quan điểm coi các hoạt động này là dịch vụ

công vì cho rằng các việc thực hiện các hoạt động này thuộc vê chức năng, nhiệm vụ vôn có của quản ly nhà

nước, không được xem là việc cung cấp dịch vụ Xem Xã hội hóa các dịch vụ công kết quả ban dau và những

thách thức, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam

<http:/www.cpv.org.vn/tiengviet/chuyende/caicachhanhchinh/details.asp?topic=192&subtopic=391&leader _

Trang 6

Thứ hai, Nhà nước xây dựng và không ngừng hoàn thiện cơ chế, chính

sách, pháp luật chung cũng như đặc thù cho từng loại hình dịch vụ công;

Thứ ba, Nhà nước dau tư tài chính và xây dựng hệ thông cung cấp dịch

vụ công;

Tứ tr, Nhà nước chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá chất lượng việc cung cấpdịch vụ công và không ngừng cải tiến việc cung cấp dịch vụ công nhằm đápứng nhu cầu chung của toàn xã hội

Với ý nghĩa như vậy, hiện nay, xã hội hóa việc cung cấp dịch vụ công

đã trở thành một xu hướng phổ biến của các nhà nước trong một thé giới

chuyên đổi nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội Yêu cầu căn bancủa việc xã hội hóa cung ứng dịch vụ công là nhà nước chỉ trực tiếp thực hiện

một số loại dịch vụ công quan trọng và thông qua các cơ chế cu thé dần

chuyên giao việc cung ứng các dich vụ công còn lại cho các chủ thé khácđồng thời có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ chất lượng của việc cung ứng các

loại dịch vụ công này.

Ở nước ta, từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến việc

xã hội hóa việc cung ứng các dịch vụ công Xã hội hóa cung ứng dịch vụ công

bắt đầu được đề cập trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII), theo đó cácdịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cần được đa dạng hóa về mặt hìnhthức tổ chức với sự tham gia của nhiều thành phần khác nhau mà y tế nhànước đóng vai trò chủ đạo Khái niệm xã hội hóa chính thức được đề cậptrong Nghị quyết Đại hội VIII và tiếp tục được khang định trong Nghị quyết

Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam Ngày 21 tháng 9 năm 1997 Chính

phủ đã ban hành Nghị quyết 90/CP về phương hướng và chủ trương xã hộihóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa Đề thực hiện Nghị quyết này,Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm

1999 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh

Trang 7

vực giáo dục, y tế, văn hóa, thé thao Sau một thời gian thực hiện, ngày 18tháng 4 năm 2005 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 05/2005/NQ về day

mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thaokhang định một lần nữa ý nghĩa quan trọng của việc xã hội hóa cung ứng dich

vụ công ở Việt Nam Cùng với Nghị quyết này, Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 về chính sách khuyếnkhích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập, Nghị định số69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách

khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy

nghé, y tế, văn hóa, thé dục, thé thao, môi trường Đồng thời, trong những văn

bản pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về giáo dục, y tế, văn hóa, thédục thể thao, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông và một số lĩnh vực hạtầng kỹ thuật khác đều đã có những quy định làm căn cứ và cơ sở cho việc xã

hội hóa cung ưng ứng dich vụ công trong các lĩnh vực này Trên thực tế, việc

xã hội hóa cung ứng dịch vụ công, đặc biệt là các dịch vụ sự nghiệp công đã

diễn ra khá mạnh mẽ ở nước ta và bước đầu có những thành công nhất định,đáp ứng một phần yêu cầu của xã hội

Nhắn mạnh vai trò quan trọng của xã hội hóa cung ứng dich vụ công

cũng có nghĩa là phải chú trọng đến vai trò của nhà nước trong việc quản lý

công tác xã hội hóa dịch vụ công, nhằm đảm bảo việc cung ứng dịch vụ công

của các tô chức, cá nhân thuộc các khu vực phi nhà nước theo đúng đường lỗi,chủ trương, chính sách của nhà nước, phù hợp với lợi ích của toàn xã hội Gắnvới việc quản lý của nhà nước về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công là việcxây dựng và hoàn thiện khung pháp luật liên quan đến vấn đề này

Phân tích những nguyên nhân dẫn đến hạn chế, bất cập của việc quản

lý, tổ chức cung ứng và xã hội hóa cung ứng dịch vụ công ở nước ta trong

những năm vừa qua, nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nghiên

cứu, ban hành thê chế quản lý dịch vụ công trong đó có quản lý nhà nước đối

Với việc cung ứng dịch vụ công của các cơ sở ngoài nhà nước còn chưa được

Trang 8

quan tâm đúng mức; môi trường pháp lý cho việc chuyên giao và quản lý các

hoạt động cung ứng dịch vụ công ngoài nhà nước còn nhiều bất cập, chưa

hoàn thiện Vì vậy, việc nghiên cứu dé làm sáng tỏ cơ sở lý luận xác định nội

dung của khung pháp luật về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công, đánh giá thựctrạng của pháp luật về xã hội hóa dịch vụ công ở nước ta trong đó chỉ rõ

những điểm hạn chế, bất cập của pháp luật trong lĩnh vực này và đưa ra

những đề xuất cụ thé góp phan hoàn thiện khung pháp luật về xã hội hóa cungứng dịch vụ công của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng cả về phương diện lý

luận lẫn thực tiễn Đây cũng chính là lý do mà nhóm nghiên cứu đã quyết

định lựa chọn đề tài này cho chương trình nghiên cứu khoa học năm 2008

I Tình hình nghiên cứu

Ngày nay, xã hội hóa việc cung ứng dịch vụ công đang diễn ra một

cách sâu rộng ở nhiều quốc gia trên thé giới và vì vậy van dé này thu hút được

sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Vấn đề này cũng thu hút được sự quantâm của nhiều tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàngPhát triển châu Á (ADB) hay Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc(UNDP) Trong số các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài về

van đề xã hội hóa cung ứng dịch vụ công phải kế đến các cuốn sách như

Contracting Out Government Services (Privatizing Government: An

Interdisciplinary Series), International Handbook on Privatization.© Tuynhiên, các công trình nghiên cứu nay phan lớn tập trung khai thác van dé từgóc độ của khoa học quản lý và kinh tế học mà ít có những chuyên sâu về

khía cạnh luật pháp của vấn đề xã hội hóa cung ứng dịch vụ công, đặc biệt là

ở các nước dang trong giai đoạn chuyên đổi như Việt Nam

Ở trong nước, trong vài năm gần đây, vấn đề xã hội hóa việc cung ứng

dịch vụ công đã trở thành chủ đê nghiên cứu của nhiêu tác giả Đã có nhiêu

* Xem TS Lê Chi Mai, Chuyển giao dịch vụ công cho các cơ sở ngoài nhà nước — Vấn dé và giải pháp, NXB

Trang 9

bài báo, sách chuyên khảo, đề tài khoa học, các báo cáo khảo sát kinh nghiệm

thực tiễn của nước ngoài về van dé này Trong số này phải kế đến hai cuốnsách chuyên khảo của Viện nghiên cứu hành chính Học viện Hành chính

Quốc gia do TS Lê Chi Mai chủ biên” và Viện nghiên cứu khoa học tô chứcnhà nước do TS Chu Van Thành chủ biên.Š Hai cuốn sách chuyên khảo nay

đã tập trung phân tích khá chi tiết những van dé lý luận và thực tiễn của việc

xã hội hóa cung ứng dịch vụ công hiện nay ở nước ta từ góc độ quản lý nhà

nước Ở một mức độ nhất định hai công trình nghiên cứu này cũng đã đánh

giá thực trạng các quy định pháp luật liên quan đến công tác xã hội hóa cung

ứng dịch vụ công ở Việt Nam và bước đầu đã đưa ra một số kiến giải chung

về hoàn thiện pháp luật liên quan đến xã hội hóa việc cung ứng dịch vụ côngcủa nước ta Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này:

- Chưa làm sáng tỏ về mặt lý luận những cơ sở dé xác định nội dungcủa một khung pháp luật điều chỉnh hiệu quả việc xã hội hóa cung ứng dịch

vụ công trong điều kiện xây dựng nên kinh tế thị trường theo định hướng xãhội chủ nghĩa ở nước ta;

- Chưa tông kết, đánh giá một cách đầy đủ, chuyên sâu, có hệ thốngthực trạng pháp luật về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công dựa trên những tiêu

chí khoa học của một khung pháp lý cần thiết điều chỉnh việc xã hội hóa cung

ứng dịch vụ công; do đó, còn thiếu những kiến giải xác đáng để hoàn thiện

khung pháp luật về xã hội hóa việc cung ứng dịch vụ công ở nước ta

HH Phương pháp nghiên cứu

Đề thực hiện đề tài này, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp

truyền thống trong nghiên cứu khoa học pháp lý như phương pháp tổng hợp,

phân tích, so sánh, thống kê (các chính sách, quy định pháp luật, báo cáo, cáccông trình nghiên cứu khoa học có liên quan đã được đăng tải dưới các hình

thức khác nhau) dé đạt được các mục tiêu nghiên cứu

„ Chuyên giao dich vụ công các cơ sở ngoài nhà nước- Vấn đề và giải pháp, NXB Lao động — Xã hội 2002

Trang 10

IV Mục đích nghiên cứu, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Đề tài

Xã hội hóa cung ứng dịch vụ công là một hoạt động còn rất mới mẻ đối

với thực tiễn quản lý hành chính nước ở nước ta Vì vậy, việc nghiên cứu pháp

luật về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công cả về phương diện lý luận lẫn thựctiễn có ý nghĩa quan trọng Về phương diện lý luận, kết quả nghiên cứu của Đề

tài góp phần làm sáng rõ những căn cứ, cơ sở cần thiết dé xây dựng và hoàn

thiện khung pháp luật điều chỉnh hiệu quả hoạt động xã hội hóa cung ứng dịch

vụ công trong điều kiện xây dựng nén kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa ở nước ta Một số vấn đề lý luận mới trong khoa học luật hành chính như

van đề ký kết hợp đồng hành chính với tính chất là phương thức pháp ly déchuyển giao cung ứng dich vu công từ Nha nước cho các tô chức, cá nhân

thuộc mọi thành phần kinh tế đã bước đầu được bàn luận trong Đề tài Trên cơ

sở lý luận này Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần đánh giá một cách toàn diện, có

căn cứ và hệ thống thực trạng hệ thống các quy định pháp luật về xã hội hóacung ứng dịch vụ công và từ đó đưa ra các kiến giải cần thiết cho việc hoànthiện khung pháp luật quy định về vấn đề này ở nước ta

Kết quả nghiên cứu của Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch

định chính sách, các chuyên gia xây dựng pháp luật, các nhà quản lý - những

người quan tâm đến vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xã hội hóa cungứng dịch vụ công ở Việt Nam Kết quả đề tài cũng sẽ là tài liệu tham khảo cho

sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh luật - những người quan tâm nghiên

cứu đến một vấn đề khá mới mẻ của pháp luật hành chính Việt Nam

V Phạm vi nghiên cứu

Vấn đề xã hội hóa cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam được quan tâmnghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau: kinh tế học, quản lý hành chính công,chính sách xã hội Trong Đề tài này nhóm nghiên cứu sẽ chỉ tập trung

nghiên cứu khía cạnh pháp lý của vấn đề xã hội hóa cung ứng dịch vụ công,

cụ thê là:

Trang 11

- Nghiên cứu một số van đề lý luận về dịch vụ công, xã hội hóa cungứng dịch vụ công; cơ sở lý luận của việc xây dựng và hoàn thiện khung phápluật điều chỉnh hiệu quả việc xã hội hóa cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam;

- Đánh giá sơ bộ thực tiễn xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong một

số lĩnh vực tiêu biéu ở Việt Nam; tìm hiểu những hạn chế trong đó có hạn chế

về chính sách, pháp luật ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả xã hội hóacung ứng dịch vụ công ở Việt Nam;

- Đưa ra những kiến giải góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luậtđiều chỉnh việc xã hội hóa cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam trong giai đoạn

hiện nay.

VỊ Nội dung nghiên cứu

Các chuyên đề nghiên cứu cụ thể của đề tài bao gồm:

" Chuyên đề 1: Một số van dé lý luận về dịch vụ công và xã hội hóa cung

ứng dịch vụ công

= Chuyên đề 2: Pháp luật về quản ly nhà nước đối với việc xã hội hóa

cung ứng dịch vụ công

= Chuyên dé 3: Các nguyên tắc xây dựng khung pháp luật điều chỉnh việc

xã hội hóa cung ứng dịch vụ công

= Chuyên dé 4: Một số van đề lý luận về các phương thức pháp lý chuyên

giao cung ứng dich vụ công

= Chuyén đề 5: Pháp luật điều chỉnh xã hội hóa cung ứng dịch vụ công ở

một số nước và bài học kinh nghiệm có thê áp dụng cho Việt Nam

= Chuyên đề 6: Xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực giáo

dục - đào tạo

= Chuyên dé 7: Xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực y tế

= Chuyên dé 8: Xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực văn

hóa, thê dục, thê thao

"Chuyên dé 9: Xã hội hóa cung ứng dịch vụ công thuộc kết cấu ha tang

kỹ thuật (giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, điện, nước, vệ sinh

môi trường)

Trang 12

PHẢN THỨ HAI

BAO CAO TONG THUAT DE TÀI:

“Hoan thiện khung pháp luật về xã hội hóa cung ứng dich vụ công ở Việt Nam”

A MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE XÃ HỘI HÓA CUNG UNGDICH VU CONG VA KHUNG PHAP LUAT VE XA HOI HOA CUNGUNG DICH VU CONG

Do xã hội hóa cung ứng dich vu công va pháp luật về xã hội hóa cungứng dịch vụ công còn là van đề khá mới mẻ đối với thực tiễn của Việt Nam

nên trong Dé tài này Nhóm nghiên cứu dành một phan đáng ké dé tập trung

làm sáng tỏ những vấn đề lý luận có liên quan đến dịch vụ công, xã hội hóacung ứng dịch vụ công cũng như các nội dung lý luận có liên quan đến khungpháp luật về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công Nội dung này đặt nền tảng lý

luận cho việc phân tích đánh giá về tình hình xã hội hóa cung ứng dịch vụ

công và đưa những kiến giải để hoàn thiện pháp luật về xã hội hóa cung ứngdịch vụ công nhằm thúc đây việc thực hiện hiệu quả hoạt động này ở Việt

Nam hiện nay.

I Nhận thức chung về dịch vụ công và xã hội hóa cung ứng dịch vụ công

1 Khái niệm dịch vụ công

Lý luận về nhà nước và pháp luật đã chỉ ra rằng nhà nước ra đời và tồn

tại gắn với hai chức năng cơ bản là chức năng quản lý và chức năng phục vụ

xuất phát từ hai thuộc tính của nhà nước là tính giai cấp và tính xã hội Mỗiquốc gia, tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn lịch sử cu thé

thì hai chức năng này được thực hiện khác nhau Trong các nhà nước hiện đại

có sự thay đôi mạnh mẽ trong nhận thức về vị trí, vai trò của nhà nước Nếu

trước kia nhà nước là bộ máy cai tri thì nay được coi là bộ máy phục vụ nhândân; đội ngũ quan lại là người quản lý chuyển sang là những cán bộ, côngchức phục vụ nhân dân Đồng thời, các hoạt động phục vụ ngày càng được

Trang 13

nay là người có quyền đưa ra yêu cầu, kiến nghị và được thỏa mãn yêu cầu,

kiến nghị từ nhà nước Trên những cơ sở đó, dịch vụ công, dịch vụ thể hiện

chức năng phục vụ của Nhà nước, được nhận diện như là một dang "dich vu

đặc biệt" từ những năm đầu của thế kỷ hai mươi tại các nước tư sản pháttriển Dịch vụ công chỉ thực sự được thừa nhận rộng rãi tại nhiều nước và có

bước phát triển mạnh mẽ khi nền kinh tế thế giới phát triển với xu thế toàn

cầu hóa và tiến trình dan chủ mạnh mẽ trong đời song chính tri, xã hội ở mỗi

nước.

Một cách tổng quát nhất, địch vụ công được hiểu là những hoạt động

phục vụ nhu câu, lợi ích chung thiết yếu của dân chúng, gắn liền với chứcnăng phục vụ của Nhà nước, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và chỉxuất hiện khi có yêu cầu từ dân cư và xã hội

Do gắn với “yếu tố công” nên so với những loại hình dịch vụ thôngthường khác trong xã hội, dịch vụ công có những điểm đặc trưng dưới đây:

Thứ nhát, dịch vụ công là những hoạt động phục vụ nhằm thỏa mãnnhu cầu, lợi ích chung, thiết yếu của xã hội, các quyền và nghĩa vụ của cánhân, t6 chức

Thứ hai, dịch vụ công do các cơ quan, tô chức của Nha nước hoặc cánhân, tô chức được nhà nước uy quyén thuc hién

Thứ ba, dịch vụ công được cung cấp cho tất cả mọi cá nhân, tô chứctrên cơ sở đảm bảo các điều kiện công băng và thuận lợi như nhau cho mọiđối tượng

Thư tu, VIỆC cung ứng dịch vụ công không thông qua quan hệ thị

trường day đủ

Thứ năm, dịch vụ công gắn với trách nhiệm của Nhà nước trong việc

bảo dảm dịch vụ công cho xã hội và dân cư.

Ở Việt Nam, dịch vụ công ra đời trên những cơ sở lý luận và thực tiễnchung quyết định sự ra đời và tồn tại của dịch vụ công vừa phản ánh những

điểm đặc thù trong điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam Có thé khăng định

Trang 14

rằng quá trình hình thành và phát triển dịch vụ công ở Việt Nam là quá trình

chuyên giao việc thực hiện các hoạt động đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đa sốngười dân từ nhà nước sang cho các cá nhân, tô chức; đồng thời là quá trìnhchuyển đổi của nhà nước từ vị trí là người trực tiếp thực hiện sang vị trí làngười khuyến khích, trợ giúp, quan lý dé cá nhân, tô chức thực hiện dich vu

công phục vụ tốt nhất nhu cầu của xã hội; vị trí, vai trò của nhà nước cũng

chuyên từ quản lý thuần túy sang phục vụ lợi ích của dân chúng và xã hội

vụ công cộng và dịch vụ hành chính công.

Dịch vụ công cộng là những dịch vụ công được thừa nhận rộng rãi tại

hầu khắp các nước Dịch vụ công cộng trực tiếp phục vụ các nhu cầu chung,

phổ biến của tất cả các cá nhân, tổ chức trong xã hội Dịch vụ công cộng đượcchia thành hai bộ phận nhỏ hơn là:

Dịch vụ sự nghiệp công: Là các hoạt động cung cấp phúc lợi xã hộithiết yếu cho người dân như giáo dục, văn hóa, khoa học, chăm sóc sức khoẻ,thé dục thé thao, bảo hiểm, an sinh xã hội Xu hướng chung hiện nay trên thé

giới là nhà nước chỉ thực hiện những dịch vụ công nào mà xã hội không thể

làm được hoặc không muốn làm, nên nhà nước đã chuyền giao một phần việccung ứng loại dich vụ công nay cho các cá nhân, tổ chức phi nhà nước

Dịch vụ công ich: Là các hoạt động cung cấp các hàng hoá, dich vụ cơbản, thiết yêu cho người dân và cộng đồng như: vệ sinh môi trường, xử lý rácthải, cấp nước sạch, vận tải công cộng đô thị, phòng chống thiên tai Ở Việt

Trang 15

hiện, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác cũng bắt đầu tham gia

cung cấp các dịch vụ công ích nhưng mức độ còn hạn chế và không đồng đều

giữa các lĩnh vực.

Dịch vụ hành chính công là các dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính

như là công chứng, chứng thực, cấp giấy chứng nhận, văn bằng, chứng chỉ,

lập và cấp bản sao Về tính chất dịch vụ hành chính công là loại dịch vụ ganliền với hoạt động quan ly của nhà nước nhằm tạo ra các bảo đảm pháp ly cho

các giao dịch của cá nhân, tổ chức Do tính chất như vậy nên các dịch vụ hành

chính công được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước (trước hết và chủ yếu là

các cơ quan hành chính), các đơn vị sự nghiệp của nhà nước và các tô chứcdich vụ công của cá nhân, t6 chức được nhà nước trao quyền và duy trì chế độ

biệt này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ được bản chất của các loại hình dịch vụ công

trên cơ sở đó có các chính sách và quy định pháp luật về xã hội hóa phù hợp

3 Van đề xã hội hóa cung ứng dich vụ công

3.1 Các hình thức tổ chức cung ứng dich vụ công và van đề chuyển

giao cung ứng dịch vụ công cho các tổ chức, cá nhân

Do sự khác biệt về thể chế chính trị, cơ cấu kinh tế - xã hội, tổ chức bộmáy nhà nước mà việc chuyên giao thực hiện dịch vụ công ở các nước khác

nhau là rất khác nhau và sự tham gia cung ứng dịch vụ công của các nhà nước

cũng rất khác nhau Tuy nhiên, nhìn chung việc cung ứng dịch vụ công được

tổ chức dưới các hình thức chính sau đây:

- Nhà nước trực tiếp cung ứng dịch vụ công:

Trang 16

- Nhà nước chuyển một phần hoạt động cung ứng dịch vụ công cho

cá nhân, tổ chức khác thực hiện Chuyển giao được hiểu là việc Nhà nướccho phép các cá nhân, tổ chức tham gia vào việc cung ứng những dich vụ

công nào mà họ có khả năng đảm nhận Việc chuyển giao thực hiện dịch vụ

công không làm mắt đi vai trò của nhà nước trong cung cấp dich vụ công vi

có những loại dịch vụ công phục vụ nhu cầu chung của cả cộng đồngnhưng cá nhân, tô chức không muốn tham gia thực hiện hoặc chưa đủ điều

kiện tham gia như không đủ vốn, khả năng tổ chức việc cung ứng Đối vớinhững loại dịch vụ này, Nhà nước phải chịu trách nhiệm trực tiếp cung ứngcho nhân dân.

Trên thế giới, việc chuyên giao cung ứng dịch vụ công cho cá tô chức,

cá nhân được thực hiện dưới các hình thức sau:

+ Uỷ quyền cho các cá nhân, tổ chức phi nhà nước thành lập các tổchức dịch vụ công cung ứng một số dịch vụ công mà nhà nước có trách nhiệmbảo đảm và thường có nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước như vệ sinh môi

trường, thu gom và xử lý rác thải công cộng, thoát nước

+ Liên doanh cung ứng dịch vụ công giữa nhà nước và các cá nhân, tổ chức;+ Cho phép các tô chức thực hiện một số dịch vụ công phù hợp vớihoạt động của các tô chức này như cho phép các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ

chức xã hội có điều kiện thực hiện việc đào tạo, dạy nghề, khám chữa bệnh,

tư van, giám định ;

+ Tư nhân hoá dịch vụ công là nhà nước chuyên toàn bộ việc cung ứngmột dịch vụ công cụ thé cho cá nhân, tô chức thực hiện;

+ Mua dịch vụ công: đối với những dịch vụ mà nhà nước phải bảo đảmcung cấp cho xã hội như dịch vụ vệ sinh, thoát nước, chiếu sang công cộngnếu không có tô chức của nhà nước thực hiện thì nhà nước sử dụng ngân sáchnhà nước để "mua" các dịch vụ này từ tô chức dịch vụ công của cá nhân, tổ

chức phi nhà nước.

Trang 17

3.2 Xã hội hóa cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam

Ở Việt Nam, quá trình chuyển giao cung ứng dich vụ công cho các tô

chức, cá nhân gan với khái niệm xã hội hóa cung ứng dịch vụ công Xã hội

hóa cung ứng dich vụ công, theo quan niệm được chấp nhận phổ biến hiệnnay ở Việt Nam là gud trình huy động, tổ chức sự tham gia rộng rãi, chủđộng của nhân dân và các tổ chức vào hoạt động cung ứng dịch vụ công trên

cơ sở phát huy tính sáng tạo và khả năng đóng góp của mỗi người Trongđiều kiện phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ, xã hội hóa cung ứng dịch vụcông là một giải pháp quan trọng để cải tiến việc cung ứng dịch vụ công Tuy

nhiên, trong điều kiện ở Việt Nam, xã hội hóa không đồng nhất với quá trình

tư nhân hóa dang được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới Sự khác biệt giữahai khái niệm này thể hiện ở những đặc trưng sau:

- Tư nhân hóa được tiến hành đối với mọi lĩnh vực: sản xuất kinh

doanh, dịch vụ; khái niệm xã hội hóa chỉ được dùng với lĩnh vực cung ứng dịch vụ công

- Tư nhân hóa là quá trình chuyên giao hoạt động từ khu vực công sangkhu vực ngoài nhà nước; xã hội hóa không chỉ là quá trình chuyên giao hoạt

động như trên, mà còn bao hàm cả việc huy động sự đóng góp của các tổ chức

và công dân vào các hoạt động cung ứng dịch vụ công của Nhà nước.

- Xã hội hóa cung ứng dịch công bao hàm cả việc cho phép tư nhân

tham gia cung ứng dịch vụ công nhưng việc tham gia này luôn được đặt trong

việc tăng cường trách nhiệm của nhà nước đối với việc thực hiện các công

việc liên quan đến lợi ích chung của cộng đồng

Về phương diện lý luận, xã hội hóa cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam

được thé hiện ở những nội dung cơ bản sau đây:

- Thứ nhất, chuyên đôi các cơ sở công lập cung ứng dich vụ công

đang hoạt động theo cơ chế sự nghiệp mang nặng tính hành chính bao cấp

sang cơ chế tự chủ cung ứng dịch vụ công không bao cấp tràn lan và không

nhăm lợi nhuận.

Trang 18

- Thứ hai, chuyên các cơ sở công lập cung ứng dịch vụ công sang hìnhthức dân lập, tư nhân hoặc sang doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế phi lợi

nhuận hoặc cơ chế lợi nhuận

- Thứ ba, khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ côngngoài công lập với các loại hình dân lập, tư nhân và doanh nghiệp Các cơ sởnày có thê hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận hoặc cơ chế lợi nhuận Theo

cơ chế phi lợi nhuận thì ngoài phần được dùng dé đảm bảo lợi ích hop lý của

nhà đầu tư, phần dé tham gia thực hiện các chính sách xã hội của Đảng vàNhà nước, trợ giúp người nghèo, còn lại phần lớn lợi nhuận được dùng đề đầu

tư phát triển Theo cơ chế lợi nhuận thì lợi nhuận có thể được chia cho các cá

nhân và phải chịu thuế

- Thứ tw, huy động mọi nguồn lực sẵn có trong xã hội để tổ chức thựchiện cung ứng dịch vụ công đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong xã hội

- Tu năm, vai trò chủ đạo của Nhà nước được thực hiện thông quaviệc tiếp tục tăng đầu tư từ ngân sách đi đôi với phát huy các khả năng đầu tư,

đóng góp kinh phí trong xã hội, hoàn thiện thể chế và đổi mới quản lý vĩ mô,tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, phát huy vai trò của các đoàn thể, tổchức quần chúng, đặc biệt là các hội nghề nghiệp trong việc giám sát hoạt

động của các cơ sở cung ứng dịch vụ công được xã hội hóa.

Với những nội dung cơ bản như đã nêu trên, xã hội hóa cung ứng dịch

vụ công ở nước ta mang ý nghĩa xã hội hết sức quan trọng:

- Việc chuyền giao một số dịch vụ công cho các cơ sở ngoài Nhà nước

sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các tổ chức này và tạo cơ hội cho ngườitiêu dùng lựa chọn và sử dụng những dịch vụ tốt nhất

- Việc xã hội hóa các dịch vụ công cộng tạo điều kiện cho mọi người

tham gia tích cực vào các hoạt động này, phát huy được khả năng và năng lựctiềm tàng trong xã hội, khơi dậy tính sáng tạo và chủ động tích cực của người

dân, nhờ đó đa dạng hóa và tăng nguồn cung ứng các dịch vụ công cộng cho

Trang 19

- Xã hội hóa các dịch vụ công cũng bao hàm ý nghĩa động viên sự

đóng góp kinh phí của mỗi người cho hoạt động cung ứng dịch vụ công của

Nhà nước.

- Xã hội hóa dịch vụ công cộng trong điều kiện phân hóa giàu nghèo

ngày càng tăng trong cơ chế thị trường ở nước ta là một giải pháp cần thiết dé

góp phan tạo ra sự công bằng trong tiêu dùng các dịch vụ công

Bối cảnh kinh tế - xã hội, chính trị, tổ chức nhà nước và hệ thống phápluật của nước ta hiện nay có nhiều thuận lợi dé tiễn hành việc xã hội hóa cungứng dịch vụ công mà tiêu biểu là: nền kinh tế thị trường đã dần được hìnhthành tạo cơ hội cho đầu tư của cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài

vào thực hiện các dịch vụ công; tình hình chính trị ôn định, bộ máy nhà nước

đã có những cải cách cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo

định hướng xã hội chủ nghĩa; hệ thống pháp luật được xây dựng và sửa đổi,

bỏ sung cho phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, cơ sở pháp lý trựctiếp cho xã hội hóa các dịch vụ công đã được ban hành và bước đầu đáp ứng

được với đòi hỏi của thực tiễn Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, xã hội hóa

cung ứng dịch vụ công ở nước ta cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn,

thách thức đòi hỏi phải được từng bước tháo gỡ, trong đó có những nội dung

liên quan đến vấn dé chính sách và pháp luật Trong quá trình tìm kiếm, xâydựng và tô chức thực hiện các giải pháp tháo gỡ những kho khăn, thách thức

đó, cần quán triệt các định hướng cơ bản của xã hội hóa cung ứng dịch vụ

công ở nước ta dưới đây:

- Thứ nhất, xã hội hóa dịch vụ công ở Việt Nam không đồng nhất với

quá trình tư nhân hóa;

- Thir hai, xã hội hóa dịch vụ công phải được thực hiện đồng bộ từ xãhội hóa đầu tư cho dịch vụ công, xã hội hóa thực hiện và xã hội hóa hưởng

thụ dịch vụ công;

- Thr ba, xã hội hóa dich vụ công phải được tiễn hành thận trọng hợp

quy luật.

Trang 20

II Một số vấn đề lý luận liên quan đến khung pháp luật về xã hội

hóa cung ứng dịch vụ công

Như đã đề cập ở phần đầu, do xã hội hóa cung ứng dịch vụ công và

pháp luật về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công còn là những vấn đề mới mẻ ở

nước ta nên việc nghiên cứu, xem xét các vấn đề mang tính lý luận liên quan

đến nội dung này có ý nghĩa quan trọng Kết quả nghiên cứu ở phần này sẽ

làm nền tảng cho việc xem xét, đánh giá chinh sách, pháp luật hiện hành về xãhội hóa cung ứng dịch vụ công và đề xuất hướng hoàn thiện chính sách, pháp

luật về lĩnh vực này ở nước ta trong thời gian tới Với nhận thức như vậy,

Nhóm nghiên cứu đã cố gắng làm sáng tỏ một số van dé lý luận cơ bản liên

quan đến khung pháp luật về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công theo cách tiếp

cận như sau:

- Khung pháp luật về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công liên quan đến rất

nhiều nội dung khác nhau nhưng do điều kiện không cho phép nên Nhóm

nghiên cứu trước hết tập trung làm sáng tỏ một số vẫn đề cơ bản, có tính định

hướng cho khung pháp luật chung về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công Nhómnghiên cứu quan niệm rằng, pháp luật về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công bao

gom hai mang nội dung lớn: các quy định về quản lý nhà nước đối với việc xã

hội hóa cung ứng dịch vụ công và các quy định pháp luật điều chỉnh các hoạtđộng xã hội hóa cung ứng dịch vụ công Vì vậy, một số van đề cơ bản, có tinh

định hướng tập trung vào hai mảng nội dung này;

- Trong phan nghiên cứu lý luận, Nhóm nghiên cứu cũng cô gắng tìmhiểu sâu nội dung lý luận về phương thức pháp lý chuyên giao cung ứng dịch

vụ công vì nội dung này có liên quan đến một số vẫn đề khá mới của lý luận

luật hành chính và thực tiễn xây dựng, hoàn thiện pháp luật điều chỉnh xã hội

hóa cung ứng dịch vụ công ở nước ta đang đòi hỏi giải quyết;

- Để góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận, Nhóm nghiên

cứu cũng đã cô găng nghiên cứu, xem xét và tông kêt những vân đê có liên

Trang 21

quan từ thực tiễn pháp luật của nước ngoài và đưa ra bài học kinh nghiệm choviệc xây dựng và hoàn thiện pháp luật của Việt Nam.

1 Pháp luật về quản lý nhà nước đối với xã hội hóa cung ứng dịch

- Nhà nước quản lý dịch vụ công để hoàn thành trách nhiệm của nhà

nước trước xã hội và dân cư;

- Quan ly nhà nước với dich vụ công dé bao đảm quyên, lợi ích của

nhân dân, những người hưởng thụ dịch vụ;

- Quản lý nhà nước với dịch vụ công để bảo vệ các cá nhân, tô chứcthực hiện, cung cấp dịch vụ công;

- Quản lý của nhà nước để hạn chế những tiêu cực từ quá trình xã hội

hóa các dịch vụ công.

Do có vai trò quan trọng như vậy, việc xây dựng và hoàn thiện phápluật về quản lý nhà nước đối với xã hội hóa cung ứng dịch vụ công được đặc

biệt nhắn mạnh Về phương diện lý luận, pháp luật liên quan đến vấn đề này

phải phản ánh đầy đủ những nguyên tắc quản lý nhà nước đối với xã hội hóa

cung ứng dịch vụ công, bao gồm:

- Thứ nhất, huy động mọi nguồn lực cho thực hiện dịch vụ công theo

đó quản lý nhà nước phải là một đảm bảo cho việc thu hút và bảo vệ nhà đầu

tư khi thực hiện đầu tư vào dich vụ công, tạo thuận lợi cho cá nhân, tô chứcđầu tư, thực hiện dịch vụ công, đảm bảo cho nhà đầu tư có lợi nhuận khi thựchiện dịch vụ công và đảm bảo trách nhiệm của nhà đầu tư với xã hội và với

nhà nước;

- Thứ hai, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào việc cung ứng dịch

vụ công đã được xã hội hóa;

Trang 22

- Th ba, bảo đảm bình đăng của moi cá nhân, tổ chức trong dịch vụcông trước pháp luật bao gồm bình dang giữa các cá nhân, tô chức dau tư

thực hiện dịch vụ công với nhau và bình đăng giữa các cá nhân, tô chức cungcấp và hưởng thụ dịch vụ công

Là phương tiện, công cụ để Nhà nước quản lý đối với các dịch vụ công

và xã hội hóa dịch vụ công, pháp luật về quản lý nhà nước đối với xã hội hóacung ứng dịch vụ công phải được bao quát được những nội dung dưới đây:

- Xác lập các quy định pháp luật về nhân sự cơ cấu tô chức của bộ máy

quan ly nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công;

- Xác lập những quy định pháp luật về việc xây dựng và chỉ đạo thực

hiện chiến lược, quy hoạch phát triển dịch vụ công;

- Xác lập các quy đinh pháp luật về ban hành và tỏ chức thực hiện pháp

luật về dich vu công;

- Xác lập các quy đinh pháp luật về quản lý việc thành lập các tổ chức

- Xác lập các quy đinh pháp luật về tổ chức hoạt động thanh tra, kiếm

tra, xử lý vi phạm trong cung ứng dịch vụ công.

2 Nguyên tắc xây dựng khung pháp luật điều chỉnh xã hội hóa

cung ứng dịch vụ công

Xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật điều chỉnh xã hội hóa cungứng dich vụ công là đòi hỏi tất yêu dé đáp ứng nhu cau tổ chức thực hiện cóhiệu quả hoạt động này trong thực tiễn của đời sống xã hội Khung pháp luật

nay tạo ra hành lang, khuôn khổ pháp ly dé bản thân cơ quan nhà nước, các tô

chức, cá nhân trong xã hội tô chức thực hiện những hoạt động cụ thể trong

Trang 23

Về phương diện lý luận, một khung pháp luật điều chỉnh hiệu quả việc

xã hội hóa cung ứng dịch vụ công cần được xây dựng trên cơ sở các nguyên

tắc dưới đây:

* Bảo đảm các hoạt động dịch vụ công được điều chỉnh bằng pháp luậtNguyên tắc này đặt ra nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện hệ thống phápluật đồng bộ dé chuyển giao các dich vụ công từ Nhà nước sang cho các tổ

chức, cá nhân thực hiện Trong đó, pháp luật phải chỉ rõ phạm vi các dịch vụ

công được chuyên giao, tức là giới hạn những hoạt động, loại hình, quy mô,mức độ các dịch vụ công mà cá nhân, tổ chức được tham gia cung cấp Phápluật phải là cơ sở để hình thành mô hình cung cấp dịch vụ công phù hợp với

sự tham gia của các cá nhân, tổ chức phi nhà nước vào cung cấp dịch vụ công.Pháp luật cũng quy định cách thức chuyên giao các dịch vụ công theo hướng

hoặc nhà nước cho phép cá nhân tổ chức bằng những hình thức phù hợp thựchiện việc cung cấp dich vụ công hoặc nhà nước tiến hành tư nhân hóa ngay

những tô chức của nhà nước đang cung cấp dịch vụ

Dé bảo đảm mọi dịch vụ công đều được điều chỉnh bằng pháp luật thìtất cả các dịch vụ công dù được cung cấp bởi bất kỳ tổ chức, cá nhân nàocũng phải được pháp luật quy định Đối với những dịch vụ mà xã hội có nhucầu nhưng chưa có các quy định pháp luật điều chỉnh thì cơ quan nhà nước có

thâm quyền phải ban hành ngay những văn bản quy phạm pháp luật trước khi

cho phép các tô chức, cá nhân thực hiện những hoạt động đó

* Mọi cá nhân, tổ chức đều bình đắng trong việc yêu cầu, sử dụng

kiện kinh tế, phân hóa trong hưởng thụ dịch vụ công là tất yếu Vì vậy, xã hội

Trang 24

hóa dịch vụ công phải gắn liền với nguyên tắc bình đăng của mọi cá nhân, tổ

chức trong hưởng thụ dịch vụ công và việc xây dựng khung pháp luật điều

chỉnh xã hội hóa cung ứng dịch vụ công luôn phải chú trọng đến nguyên tắcnày, cụ thể là:

- Hình thức cung cấp dịch vụ công, chất lượng và giá cả các dịch vụ

công chung phải được xây dựng phù hợp với đa số dân chúng và phù hợp với

điều kiện kinh tế - xã hội đất nước;

- Mọi tô chức dịch vụ công đều có quyền và phải có trách nhiệm tiếpnhận yêu cầu về sử dụng dich vụ công của bat kỳ cá nhân, tổ chức nào phù

hợp với các quy định của pháp luật;

- Nhà nước có những chính sách hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho các

cá nhân, tổ chức mà điều kiện khách quan hoặc chủ quan có thể bị hạn chế

trong việc yêu cầu và hưởng thụ dịch vụ công;

- Tổ chức những dịch vụ công với chất lượng cao, thuận tiện phù hợp

với những cá nhân, tổ chức có điều kiện kinh tế va có nhu cầu đặc biệt về dịch

vụ công.

* Bảo đảm cho mọi tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định

của pháp luật được tham gia cung ứng dich vu công

Tổ chức, cá nhân phi nhà nước tham gia cung ứng dịch vụ công như

một hình thức kinh doanh, dịch vụ tìm kiếm lợi nhuận Tuy nhiên do dịch vụ

công liên quan đến lợi ích của đông đảo dân chúng, lợi ích nhà nước và của

xã hội nên pháp luật đặt ra các quy định chặt chẽ về điều kiện tài chính, khả

năng chuyên môn nghiệp vụ, cơ sở vật chất và nhân sự khi tham gia cung ứng

dịch vụ công Các quy định này là những đảm bảo cho chất lượng dịch vụcông được cung ứng mà không phải là điều kiện dé loại trừ quyền tham giacung ứng dich vụ công của bat kỳ cá nhân, tô chức nao

* Bảo đảm vai trò quản lý của nhà nước đối với các dịch vụ công

Xã hội hóa dịch vụ công làm thay đôi vai trò của nhà nước trong dịch

Trang 25

dịch vụ mà khu vực phi nhà nước có khả năng thực hiện tốt Song vai trò quản

ly của nhà nước không mất đi khi xã hội hóa mà chỉ thay đổi về cách thức thé

hiện Thay vì chủ yêu ra các mệnh lệnh hành chính dé điều hành việc cungứng dịch vụ công thì nhà nước ban hành hệ thống pháp luật đầy đủ, thống

nhất làm cơ sở cho xử sự của các bên liên quan trong dịch vụ công, tổ chức

thực hiện những văn bản quy phạm pháp luật ay va thực hiện việc kiểm tra

với cá nhân, tổ chức trong dịch vụ công

3 Một số van đề lý luận về các phương thức pháp lý chuyển giao

cung ứng dịch vụ công

Như đã phân tích ở Mục 3.1 của Phần I Báo cáo tổng thuật này, với

những loại hình dịch vụ có thé được chuyền giao cho các đơn vị, cá nhânthuộc mọi thành phần kinh tế tham gia cung ứng, việc chuyển giao cho thịtrường có thể thực hiện theo rất nhiều hình thức khác nhau Dù việc chuyên

giao cung ứng dịch vụ công cho thị trường có đa dạng như thế nào thì vềphương diện pháp lý, cơ bản chúng được thể hiện dưới hai hình thức:

- Nhà nước thành lập và cấp phép hoạt động cho các đơn vị cung ứng

dịch vụ công ngoài công lập trực triép thực hiện việc cung ứng dich vụ công;

- Ký kết các hợp đồng với tổ chức, cá nhân dé tổ chức việc cung ứngdịch vụ công.

* Thành lập và cho phép hoạt động các đơn vị cung ứng dịch vụ

công ngoài công lập

Phương thức pháp lý này được áp dụng phổ biến đối với các loại hìnhdịch vụ công mà Nhà nước có thể cho phép các đơn vị cung ứng dịch vụngoài công lập trực tiếp tổ chức việc cung ứng trong khuôn khổ các quy địnhpháp luật dưới sự kiểm soát của Nhà nước Về căn bản, dé tô chức thực hiệnphương thức pháp lý này, các quy định pháp luật cần phải xác định rõ:

- Thứ nhất, các loại hình dịch vụ công có thê được chuyên giao cho cácđơn vị cung ứng dịch vụ ngoài công lập trực tiếp tô chức thực hiện

Trang 26

- Thứ hai, các điều kiện cụ thê liên quan đến việc tô chức thực hiện các

loại hình dịch vụ công tương ứng.

- Thứ ba, cơ quan nhà nước có thâm quyền trong việc thành lập và cho

phép hoạt động của các đơn vị cung ứng dịch công ngoài công lập.

- Thứ tw, các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thành lập vacấp phép hoạt động cho các đơn vị cung ứng dịch vụ công ngoài công lập

- Thứ năm, các quy định về mặt hình thức pháp lý của việc thành lập vacho phép hoạt động đối với các đơn vị cung ứng dịch vụ công ngoài công lập

(Quyết định thành lập, Giấy phép hoạt động, việc phê chuẩn điều lệ tổ chức

và hoạt động của các đơn vi cung ứng dịch công ngoài công lập)

- Thứ sau, các quy định liên quan đến việc khiếu nại, khởi kiện trong

trường hợp bị từ chối hoặc trì hoãn việc thành lập và cấp phép hoạt động đốivới các đơn vị cung ứng dịch công ngoài công lập.

* Ký kết hợp đồng để tổ chức cung ứng dịch vụ công

Hình thức này được Nhà nước sử dụng để liên kết, hợp tác với các tổ

chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tổ chức cung ứng dịch vụ công,đặc biệt là các loại dịch vụ công mà tư nhân không có khả năng đầu tư độc lập

dé tự mình tổ chức cung ứng dịch vụ hoặc chưa sẵn sảng cho việc đầu tư đó

Về phương diện pháp lý, phương thức này có một số đặc trưng sau:Thứ nhất, cũng giỗng như các hình thức hợp đồng khác, việc ký kết vàthực hiện các hợp đồng này phải bảo đảm nguyên tắc tự nguyện

Thứ hai, do hợp đồng trong lĩnh vực này liên quan đến việc tổ chứccung ứng dich vụ công nên ching bị chi phối bởi một số yếu tố “công”, theo

đó bên đại diện cho Nhà nước trong các dạng hợp đồng này có quyền chỉ đạo

và kiểm tra việc thực hiện hợp đồng bảo đảm cho hợp đồng này được thực

hiện đúng va day đủ theo yêu cầu mà pháp luật dé ra và có quyền đơn phươngsửa đổi hoặc đình chỉ hợp đồng trên cơ sở phục vụ lợi ích chung của xã hội

Thứ ba, cũng xuất phát từ những đặc thù của dạng hợp đồng này, các

Trang 27

hành chính và cần được giải quyết theo những trình tự, thủ tục có những khác

biệt với trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp phát sinh từ những hợp

đồng dân sự, thương mại thông thường

Thứ tư, tuy bị chi phối bởi yếu tố công nhưng việc ký kết và tổ chứcthực hiện các dang hợp đồng này vẫn phải bảo đảm các quyền lợi căn bản cho

các tô chức, cá nhân tham gia vào quan hệ hợp đồng với nhà nước

Dé tổ chức cung ứng dịch vụ công, khá nhiều dạng hợp đồng đã được

Nhà nước ký kết với các cá nhân, tô chức trong xã hội, tiêu biểu là:

Hop đồng giao thầu công

Dang hop đồng này thường được sử dụng trong việc tổ chức thực hiệnmột số công việc như xây dựng cơ bản, mua sắm hàng hóa hoặc cung ứng

dịch vụ thuộc phạm vi dịch vụ công mà lẽ ra các đơn vị nhà nước phải trựctiếp thực hiện nhưng đã chuyên giao công việc này cho các tổ chức hoặc cá

nhân khác thông qua việc ký kết hợp đồng

Hợp đồng ủy quyền thực hiện dịch vụ công

Đây là hợp đồng được sử dụng trong trường hợp các cơ quan nhà nước

ủy quyền cho các tổ chức, cá nhân thực hiện cung ứng loại hình dich vụ công

thuộc trách nhiệm của mình trên cơ sở các quy định của pháp luật Hợp đồng

này thường xuất hiện trong việc chuyên giao một số loại dịch vụ như vệ sinh

môi trường, quản lý các công trình văn hóa, thê thao

Hợp đồng hợp tác công tư

Hợp đồng này được ký kết nhăm thiết lập quan hệ đối tác trong tô chứccung ứng dịch vụ công giữa một đơn vị chịu trách nhiệm tô chức việc cungứng dịch vụ của nhà nước với một cá nhân hoặc tô chức thuộc khu vực tư.Hình thức hợp tác công tư (Public Private Partnership — PPP) thường xuấthiện trong việc xây dựng, tổ chức, quản lý và khai thác dịch vụ các công trìnhcông cộng như bảo tàng, thư viện, khu vực triển lãm Đây là những loạihình dịch vụ mà nhà nước rất cần thu hút vốn từ khu vực tư để hỗ trợ phát

triên và khai thác tôi đa giá tri của các loại hình dịch vu này.

Trang 28

4 Kinh nghiệm nước ngoài về xây dựng và hoàn thiện pháp luật

liên quan đến xã hội hóa cung ứng dịch vụ công

Xã hội hóa cung ứng dịch vụ công là xu hướng phát triển diễn ra phổbiến hiện nay ở các nước phát triển và cả các nước đang phát triển Với các

nước phát triển, sự tham gia của khu vực tư nhân trong cung ứng dich vụ công

đã có bề dày kinh nghiệm, nên pháp luật về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công

ở các nước này đã định hình và tạo nên móng vững chắc cho việc xã hội hóadịch vụ công Ở các nước đang phát triển hiện nay, tuy xã hội hóa cung ứngdịch vụ công mới được tiễn hành nhưng đã diễn ra khá mạnh mẽ nên xâydựng và hoàn thiện khung pháp luật về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công làđiều cần được đặc biệt quan tâm

Để xem xét, đánh giá và tổng kết kinh nghiệm pháp luật nước ngoàiliên quan đến xã hội hóa cung ứng dịch vụ công, Nhóm nghiên cứu tập trung

vào một số nước có nền hành chính công phát triển hoặc có những kinh

nghiệm nhất định trong xã hội hóa cung ứng dịch vụ công như Mỹ, châu Âu

(Anh, Pháp, CHLB Đức) va châu A (Singapore, Bangladesh) Cũng cần nhấnmạnh rằng, do nội dung pháp luật liên quan đến xã hội hóa cung ứng dịch vụ

công liên quan đến rất nhiều van đề khác nhau, Nhóm nghiên cứu không có

điều kiện phân tích chỉ tiết các nội dung trong pháp luật của mỗi nước, màchủ yêu đề cập đến những nội dung mang tính khái quát chung

Pháp luật của một số nước trên thế giới về chuyển giao cung ứng dịch

vụ công nhìn chung đều tập trung vào những nội dung cơ bản dưới đây:

Thứ nhất, xác lập cơ sở pháp lý cho việc xây dựng tô chức bộ máy cơ

quan nhà nước làm nhiệm vụ quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ công trong đó có hoạt động cung ứng dịch vụ công của khu vực tư nhân đã được

xã hội hóa;

Thứ hai, xác lập những nguyên tắc cơ ban làm cơ sở để xây dung và

thực hiện những quy định pháp luật và chính sách cụ thể trong xã hội hóa

Trang 29

- Phạm vi và mức độ xã hội hóa việc cung ứng các loại hình dịch vụ

công Bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp, pháp luật về xã hội hóa cung ứng dịch

vụ công của các nước đều xác định những loại hình dịch vụ nào có thé và cần

thiết xã hội hóa cũng như mức độ cho phép sự tham gia của các tổ chức hoặc cánhân trong khu vực tư được tham gia vào hoạt động cung ứng dịch vụ công;

- Các nguyên tắc khuyến khích, thúc day khu vực tư nhân tham giacung ứng dich vụ công đáp ứng nhu cau của xã hội Dù cách thức thé hiện

những nguyên tắc này trong các văn bản pháp luật có thé phong phú, đa dạngnhưng nội dung của chúng cơ bản thể hiện những yêu cầu chung liên quan

đến nguyên tắc ưu đãi về miễn, giảm thuế, ưu đãi về giá thuê đất, các dịch vụ

thuộc cơ sở hạ tầng khác; nguyên tắc bình dang giữa tổ chức, cá nhân thuộckhu vực tư tham gia cung ứng dịch vụ công với các tô chức cung ứng dịch vụcông của nhà nước;

- Các yêu cầu mang tính nguyên tắc chung về bảo đảm chất lượng và giáthành của việc cung ứng dịch vụ công cũng như các những nguyên tắc chungđiều tiết hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt độngcung ứng dịch vụ công của các cá nhân, tổ chức thuộc khu vực tư nhân;

Tứ ba, xác lập khung pháp luật cụ thé điều chỉnh hoạt động xã hội hóacung ứng dich vụ công, trong đó những nội dung quan trọng phải kế đến:

- Các phương thức pháp lý để chuyên giao cung ứng dịch vụ công từkhu vực nhà nước sang khu vực tư nhân như cho phép thành lập các t6 chức

cung ứng dịch vụ công của tư nhân và hoạt động theo các quy định do Nhà

nước ban hành; ký kết các hợp đồng với các tô chức, cá nhân trong khu vực tư

dé thực hiện việc cung ứng dịch vụ công; cho phép các tô chức, cá nhân thuộckhu vực tư được góp vốn cùng với Nhà nước dé thực hiện việc cung ứng dịch

vụ công.

- Những quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục pháp lý dé các tổ chức,

cá nhân thuộc khu vực tư nhân được tham gia vào hoạt động cung ứng dịch

vu cong;

Trang 30

- Các tiêu chuẩn, quy trình quy phạm cụ thể liên quan đến việc cung

ứng các loại hình dich vụ công làm căn cứ dé kiểm soát hoạt động cung ứngdịch vụ công của các tổ chức, cá nhân thuộc khu vực tư nhân Những quyđịnh có thé được xây dựng cụ thé trong các văn bản pháp luật chuyên ngànhliên quan đến việc cung ứng dịch vụ công không phân biệt chủ thể cung ứngdịch vụ công đó là ai hoặc có thể được xây dựng trong các văn pháp luật riêngbiệt điều chỉnh việc xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong một lĩnh vực cụ

thể;

- Các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong

việc cung ứng dịch vụ công của các tô chức, cá nhân thuộc khu vực tư nhân

Trong những nội dung nêu trên, việc xác lập b6 may quan lý xã hội hóa

cung ứng dịch vụ công và phương thức pháp lý chuyển giao cung ứng dịch vụ

công từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân là những nội dung mà pháp

luật của những nước này có thé mang lại cho Việt Nam nhiều kinh nghiệm

* Mô hình bộ máy quản lý dịch vụ công

Về căn bản, bộ máy quản lý cung ứng dịch vụ công của các nước được

phân chia thành hai nhóm mô hình:

Mô hình thứ nhất: Ở đại bộ phận các nước, cơ quan quản lý cung ứng

dịch vụ công là các bộ quản lý chuyên ngành liên quan đến các lĩnh vực dịch

vụ công với tư cách là cơ quan quản lý ở Trung ương và chính quyền địaphương chịu trách nhiệm về các vấn đề cung ứng dịch vụ công trong phạm viđịa phương Với mô hình này, chính quyền Trung ương và địa phương có sự

phân công phân định khá rạch ròi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quản

lý cung ứng dịch vụ công Ví dụ, theo quy định của pháp luật Anh, chính

quyền Trung ương tập trung vào việc xây dựng chính sách, tiêu chuẩn chấtlượng dịch vụ, ngân sách và kiểm toán, trong khi đó chính quyền địa phương

chịu trách nhiệm trực tiếp ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân cung ứng

Trang 31

dịch vụ và kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng đó.” Chịu trách nhiệm vê

cung ứng dịch vụ công, bộ máy này là thiết chế có trách nhiệm quản lý cácvan dé có liên quan đến xã hội hóa cung ứng loại dịch vụ công thuộc phạm vi

quản lý của mình Chăng hạn, theo quy định của pháp luật Singapore, Bộ Y tế

Singapore là cơ quan có trách nhiệm quản lý việc cung ứng dịch vụ y tế ởquốc gia này trong đó có các cơ sở khám chữa bệnh của tư nhân.” Với tráchnhiệm của mình, Bộ Y tế Singapore thực hiện các công việc quản lý nhằm

bảo đảm các cơ sở khám chữa bệnh thuộc khu vực tư nhân tuân thủ theo đúng

quy định của Luật về các bệnh viện và cơ sở y tế tư nhân năm 1980 (sửa đổi

năm 1999).

Mô hình thứ hai: Ở một sé nước, dé thực hiện hoạt động quan ly việccung ứng dịch vụ công, người ta thành lập các cơ quan chuyên thực hiện

nhiệm vụ này Mô hình cơ quan chuyên trách đảm nhiệm quản lý cung ứng

dịch vụ công thường thấy ở chính quyền cấp liên bang ở một số nước tô chức

theo hình thức liên bang như Ca-na-đa, Mỹ hay Ôt-xtrây-lia Các cơ quan

chuyên trách này thường là các Bộ (Ministry hoặc Department) hay Ủy banchuyên trách (Commission) quản lý cung ứng dịch vụ công hoặc trực tiếp

tham gia cung ứng dịch vụ công Chăng hạn, theo quy định của pháp luật

Bang New York, Mỹ, Ủy Ban Dịch vụ công (Public Services Commission) là

cơ quan quản lý việc cung ứng các dich vụ công trong các lĩnh vực điện, ga,

hơi nước, viễn thông và nước ' Việc cung ứng các lĩnh vực dich vụ này có

sự tham gia của đơn vi thuộc khu vực tư nhân va Ủy ban dịch vụ công chịu

trách nhiệm quản lý chất lượng, giá cả cung ứng dịch vụ và các vấn đề khác

liên quan đến việc tô chức thực hiện cung ứng dịch vụ

Đặc biệt hơn, cũng là mô hình cơ quan chuyên trách, ở Singapore, việc

quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ giáo dục của khu vực tư nhân được giao cho

? Xem Phuc vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thé giới cạnh tranh, Ngân hàng phát triển châu Á, NXBCTQG, 2003.

'° Xem trang mạng của Bộ Y tế Singapore tại http://www.moh.gov.sg/mohcorp/default.aspx

Trang 32

một cơ quan có tên gọi là Hội đồng về giáo dục ngoài công lập (Council for

Private Education) chuyên trách quản lý các van dé giáo dục của các cơ sở giáo

dục tư nhân “ Tính chuyên trách của Hội đồng này thé hiện ở việc cơ quan này

chỉ chịu trách nhiệm quản lý cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục và

khu vực mà co quan này chịu trách nhiệm quản lý là khu vực tư nhân.

* Phương thức pháp lý chuyển giao cung ứng dich vụ công từ khuvực nhà nước sang khu vực tư nhân

- Cấp phép thực hiện cung ứng dịch vụ công

Cấp phép tham gia thực hiện cung ứng dịch vụ công là một phương

thức pháp lý được áp dụng phổ biến đối với các loại hình dịch vụ công đã

được xã hội hóa ở mức độ rộng rãi.

Khi một loại dịch vụ công được xã hội hóa, các nước đều ban hànhnhững quy định chặt chẽ về các điều kiện, tiêu chuẩn về cung ứng loại dịch vụ

công này Các tô chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện, yêu cầu đượcpháp luật quy định sẽ được cơ quan có thâm quyền (thông thường là cơ quantrực tiếp quản lý cung ứng loại dịch vụ công đó) cấp giấy phép hoạt động.Chăng hạn, năm 2009, Singapore đã ban hành Luật giáo dục ngoài công lập(Private Education Act 2009) Đạo luật này quy định rất nhiều nội dung chỉtiết liên quan đến việc tổ chức cung ứng dịch vụ giáo dục của các cơ sở giáo

dục ngoài công lập như: bộ máy quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập,

các quy định điều chỉnh hoạt động giáo dục ngoài công lập, điều kiện, trình tựthủ tục đăng ký hoạt động của các cơ sở giáo dục ngoài công lập ”

Tương tự như vậy ở Bangladesh, Ủy ban chuyên trách về quản lý viễn

thông (Bangladesh Telecommunication Regulatory Commission) đã ban hành

Quy định về thủ tục cấp giấy phép cung ứng dịch vụ viễn thông vào năm

2004.'4

! Xem http://www.cpe.gov.sg/.

Trang 33

- Ký kết hợp đồng hành chính

Hợp đồng hành chính là một chế định rất phát triển trong pháp luật và

thực tiễn hành chính của Cộng hòa Pháp.” Về thực chất, theo quy định củapháp luật Pháp hợp đồng hành chính là hợp đồng được ký kết giữa một pháp

nhân công với bên kia là các tô chức, cá nhân nhằm tổ chức thực hiện việc

cung ứng một loại hình dịch vụ công.

Lý luận và mô hình về hợp đồng hành chính của Cộng hòa Pháp được

áp dụng khá phổ biến hiện nay ở nhiều nước trên thế giới Thực tiễn pháp lý

của Cộng hòa Pháp cho thay những hình thức hợp đồng hành chính phổ biếnbao gồm:

- Hợp đồng giao thầu công: Đây là hợp đồng có đền bù do pháp nhân

công giao kết với các chủ thể khác của Nhà nước hoặc tư nhân nhằm đáp ứngnhu cầu của pháp nhân công đó về xây dựng công trình, mua sắm hàng hóa

hoặc cung ứng dịch vụ; '

- Hợp đồng ủy quyền thực hiện dịch vụ công: hợp đồng theo đó một

pháp nhân công giao việc quản lý một dịch vụ công thuộc trách nhiệm của

mình cho một đối tác nhà nước hoặc tư nhân, thù lao cho người được uyquyền phụ thuộc chủ yếu vào kết quả khai thác dịch vụ đó; '”

- Hợp đồng hop tác công tu (Public Private Partnership — PPP): đây là

hình thức hợp tác mới giữa cơ quan nhà nước với tư nhân nhằm bảo đảm cho

việc đầu tư, xây dựng, cải tạo, quản lý hoặc bảo dưỡng một cơ sở hạ tanghoặc cung cấp một dịch vụ nào đó Ở Pháp, ba dạng hợp đồng hợp tác công tưphổ biến là hợp đồng xây dựng - bảo dưỡng, hợp đồng tư nhân thuê đất xâydựng công trình cho Nhà nước thuê, sau một thời gian sử dụng sẽ chuyên về

sở hữu nhà nước và hợp đồng thuê dài hạn công sở hành chính nhằm thực

hiện các hoạt động vì lợi ích chung.

! Xem Martine Lombard và Gilles Dumond, Pháp luật hành chính Cộng hòa Pháp, Nhà xuất bản tư pháp

2007, trang 337 — 434.

'© Điều 1 của Bộ pháp điển về giao thầu công của CH Pháp ban hành theo Nghị định ngày 07/01/2004 có hiệu lực thi hành từ ngày 10/01/2004.

Trang 34

B THUC TRẠNG XA HOI HÓA CUNG UNG DỊCH VỤ CÔNGTRONG MỘT SÓ LĨNH VỰC VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁPLUAT VE XÃ HỘI HÓA CUNG UNG DỊCH VỤ CÔNG Ở VIET NAMHIEN NAY

Khởi xướng thực hiện từ hơn chục năm về trước, xã hội hóa hoạt độngcung ứng dịch vụ công ở nước ta bước đầu đã đem lại kết quả khá khả quan,góp phần tích cực trong việc bảo đảm nhu cầu được tiếp nhận và thụ hưởngdịch vụ công của xã hội Tuy nhiên, do đây là vấn đề còn khá mới mẻ cả về lý

luận lẫn thực tiễn đối với Việt Nam nên việc xã hội hóa cung ứng dịch vụ

công ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn, bat cập và cần tìm ra những giải pháp

để khắc phục Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, bất cập trong

công tác xã hội hóa cung ứng dịch vụ công và một trong số đó là sự chưahoàn thiện về chính sách, pháp luật về xã hội hóa cung ứng dịch vụ công Vì

vậy, muốn tăng cường hiệu quả của hoạt động xã hội hóa cung ứng dịch vụcông, bên cạnh những giải pháp về tổ chức, chuyên môn - kỹ thuật, kinh tế -

xã hội, cần phải có những kiến giải xác đáng để hoàn thiện môi trường pháp

lý làm cơ sở cho việc xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công ở nước ta.

Đây chính là một trong những nhiệm vụ căn bản mà Nhóm nghiên cứu tập

trung hướng đến Những kiến giải mà Nhóm nghiên cứu đưa ra được xây

dựng trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những nội dung lý luận cơ bản, phân tích đánh giá thực trạng xã hội hóa cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam trong

một số lĩnh vực cụ thể (giáo dục — đào tạo, y tế, văn hóa, thé dục, thé thao va

kết cấu hạ tầng kỹ thuật), cũng như tổng kết một số kinh nghiệm pháp luật

nước ngoài có liên quan đến lĩnh vực này

Việc Nhóm nghiên cứu đánh giá thực trạng xã hội hóa cung ứng dịch vụ

công ở Việt Nam trong một số lĩnh vực cụ thé nói trên là vì các ly do sau đây:

- Đây là những lĩnh vực dịch vụ công cơ ban mà Dang và Nhà nước ta

đã có các chủ trương, chính sách xã hội hóa trong nhiều năm qua; việc đánh

Trang 35

xã hội hóa dịch vụ công trong các lĩnh vực cụ thé nói trên góp phan làm

phong phú thêm những tri thức lý luận và thực tiễn về xã hội hóa cung ứngdịch vụ công ở Việt Nam, làm căn cứ, cơ sở cho việc tiếp tục đây mạnh xã hộihóa cung ứng dịch vụ công ở các lĩnh vực cụ thé khác;

- Ở Việt Nam một số loại hình dịch vụ hành chính công đã được xã hội

hóa (công chứng) '* trong một vài năm gần đây hoặc mới được thí điểm thực

hiện (thừa phát lại) '” Dé có những kiến giải xác đáng, Nhóm nghiên cứu nhận

thay răng cần phải có thêm những căn cứ thực tiễn liên quan đến việc tổ chức

xã hội hóa cung ứng loại hình dịch vụ công này Hơn nữa, về phương diện

nhận thức, hiện vẫn còn những quan niệm khác nhau về bản chất của nhữnghoạt động được xếp vào nhóm “dịch vụ hành chính công” Vì vậy, trong Đề

tài này, Nhóm nghiên cứu không xem xét đánh, giá thực trạng xã hội hóa

cung ứng dịch vụ hành chính công và nếu điều kiện cho phép nội dung này sẽđược nghiên cứu trong một đề tài khoa học khác

I Xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục - dao

tạo ở nước ta

1 Thực trạng xã hội hóa cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục - đào tao ở nước ta

Giáo dục - dao tao là loại dịch vụ khá đặc biệt vì cung ứng dịch vụ này

cũng đồng thời là đầu tư tạo nguồn nhân lực cho tương lai nên chất lượngdịch vụ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người thụ hưởng dịch

vụ mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của toàn xã hội Ở nước ta, trong thời kì tập

trung quan liêu bao cấp, nhà nước đã bao sân toàn bộ việc cung ứng dịch vụtrong giáo dục - đào tạo Việc làm này đã bộc lộ những bat cap nhu dat ganh

nang qua lớn lên ngân sách han hẹp cua nhà nước, it nhiều tạo nên sự thụ

động, bình quân chủ nghĩa trong giáo dục - đào tạo Hiện nay, bối cảnh xã hội

'8 Xem, Tiếp tục xã hội hóa hoạt động công chứng

htip:/www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=39&sub= I27&article= l65728

'” Xem Vũ Mai, Thành lập năm Văn phòng thừa phát lại dau tiên của Việt Nam

Trang 36

trong nước và quốc tế đã thay đổi rất căn bản dẫn đến những thay đổi sâu sắc

trong nhận thức về vai trò của nhà nước đối với xã hội nói chung và đối vớiviệc cung ứng các dịch vụ công nói riêng, đồng thời nhu cầu về giáo dục - đàotạo mở rộng cùng với sự chủ động, nhạy bén trong việc tham gia giải quyếtcác công việc xã hội của các cá nhân, tổ chức ngày càng tăng đã làm cho nhà

nước nhìn nhận lại việc cung ứng dịch vụ công trong giáo dục - đào tạo Hàng

loạt văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật của nhà nước từ năm 1986 đến

nay như Nghị quyết Ban chấp hành trung ương Dang lần thứ tư khóa VII,Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa VIII

về giáo dục - đào tạo, văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Luật Giáodục, Nghị quyết số 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 về phương hướng va

chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y té, văn hóa, Nghị định SỐ

73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng § năm 1999 về chính sách khuyến khích xãhội hóa đối với các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thé thao, Nghị quyết05/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 về đây mạnh xã hội hóa các hoạtđộng giáo dục, y tế, văn hóa và thé dục, thé thao, Nghị định 69/2008/NĐ-CPngày 30 tháng 5 năm 2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các

hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y té, van hoa, thé thao, môi

trường đã thê hiện rõ chủ trương của Đảng và nhà nước trong việc xã hội hóaviệc cung ứng dịch vụ công trong giáo dục - đào tạo.

Xã hội hóa giáo dục - đào tạo ở nước ta tập trung vào những nội dung

nôi bật sau đây:

Một là, xã hội hóa việc đầu tư cho giáo dục - đào tạo Xã hội hóa đầu tưcho giáo dục - đào tạo được thể hiện ở hai phương thức chính là mở rộng hệthống cơ sở giáo dục - đào tạo ngoài công lập và huy động nguồn vốn từ các

tổ chức, cá nhân trong xã hội đầu tư cho cả hệ thống trường công lập và ngoài

công lập.

Trang 37

Hai là, xã hội hóa chương trình giáo dục - dao tạo, theo đó việc xây

dựng chương trình giáo dục phải xuất phát từ nhu cầu của xã hội và để phục

vụ xã hội.

Ba là, xã hội hóa việc giải quyết đầu ra cho giáo dục - đào tạo theo đó

các cơ sở giáo dục - đào tạo phải có trách nhiệm rất lớn về chất lượng sản

pham mà minh tao ra cho xã hội và đó là điều kiện sống còn của cơ sở giáodục - đào tạo trước quy luật đào thải nghiệt ngã của thị trường.

Những tác động tích cực của xã hội hóa giáo dục đào tạo

Với những nội dung cơ bản như đã trình bày ở trên, sau hơn chục năm

thực hiện, xã hội hóa giáo dục đã có nhiều tác động tích cực đến đời song xa

hội ở nước ta:

Thứ nhất, xã hội hóa giáo dục - đào tao đã đáp ứng nhu cầu học tập

ngày càng lớn của người dân Với nhu cầu học tập ngày một gia tăng nếu chỉ

có nhà nước là người duy nhất cung ứng dịch vụ thì không thể cung ứng đủ

hoặc ít nhất cũng không thé cung ứng đủ các dịch vụ đó theo đúng nhu cầucủa xã hội Việc huy động các lực lượng xã hội khác tham gia cung ứng dịch

vu đã góp phan tạo nên sự cân bằng giữa cung và cầu, thỏa mãn ngày càng tốthơn nhu cầu học tập của xã hội hiện đại

Thứ hai, xã hội hóa giáo dục - đào tạo đã tạo nên sự cạnh tranh đểkhông ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ được cung ứng Khi xuất hiện

nhiều nhà cung cấp dịch vụ, việc cạnh tranh buộc các bên cung cấp dịch vụnâng cao chất lượng dịch vụ dé tôn tại, dé có được chỗ đứng chắc chắn trong

thị trường Điều này không chỉ tác động đến các trường ngoài công lập - các

trường phải tự trang trải mọi hoạt động bằng nguồn tài chính của mình - màngay cả hệ thống trường công lập dù ít bị sức ép từ van đề tài chính nhưng vinhiều lí do khác cũng vẫn phải nâng cao chất lượng giáo dục - đào tao

Thứ ba, xã hội hóa giáo dục đã tạo ra nhiều khả năng cho người sử

dụng dịch vụ lựa chọn dịch vụ giáo dục - đào tạo phù hợp với nhu cầu

Trang 38

Thứ tư, xã hội hóa giáo dục đã huy động được nhiều lực lượng xã hội

khác nhau tham gia và phát huy thế mạnh vốn có cùng giải quyết vấn đề

chung của xã hội Sự tham gia của các cá nhân, tô chức ngoài nhà nước không

chỉ làm giảm gánh nặng cho nhà nước mà còn tránh khả năng định hướng

giáo dục - đào tạo không phù hợp với nhu cầu xã hội do nhìn nhận, đánh giá

thiếu khách quan, phiến diện

Những bắt cập nảy sinh trong xã hội hóa giáo dục — đào tạo

Mặc dù đã mang lại nhiều tác động tích cực cho đời sống xã hội, xã hộihóa giáo dục - đào tạo ở nước ta không tránh khỏi những khó khăn, bất cập

cần được xử lý, khắc phục kip thoi nham tranh dé lai những hậu quả tiêu cực

trong xã hội.

Thứ nhất, xã hội hóa giáo dục ở nước ta khó tránh khỏi nguy cơ thương

mại hóa Điều 2 Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 về

chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo

dục, y tế, văn hóa, thể thao quy định nhà nước khuyến khích phát triển rộng

rãi các cơ sở ngoài công lập “hoạt động không theo mục đích thương mại

hóa” Tuy vậy, nếu như không có các biện pháp quản lý thích hợp đây là nguy

cơ khó ngăn chặn bởi vì:

- Các cơ sở ngoài công lập luôn có vốn góp của các cá nhân, tổ chức vàcác cá nhân, t6 chức này được chia lợi nhuận hoặc được phân phối phầnchênh lệch giữa tong số thu và tong số chi của đơn vị trong năm tài chính saukhi hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước, bé sung nguồn vốn, chităng cường cơ sở vật chất, giảm mức thu phí ” nên khó có thé khang địnhcác cá nhân, tô chức này vô tư với thu nhập của mình đến mức không gây nênmột sức ép nào đối với hoạt động của cơ sở mà họ góp vốn;

- Giáo dục - đào tạo tạo ra sản phẩm phi vật thể, đó là tri thức, là kĩ

năng sông, kĩ năng làm việc của người được giáo dục - đào tạo Tuy nhiên,

Trang 39

trên thực tế, chất lượng giáo dục - đào tạo đôi khi được đánh giá dựa trên

những dấu hiệu mang tính hình thức như điểm số trong quá trình học haychứng chỉ, bằng cấp nhận được sau mỗi chương trình học Đây là nguyên

nhân quan trọng dẫn đến nguy cơ thương mại hóa giáo dục - đào tạo đúng như

nhận định của ông Mel Blunt cô van trưởng về kĩ thuật thuộc Dự án Hỗ trợ

cải cách hành chính Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) “Việc

cung cấp các dịch vụ của nhà nước thường chú trọng đến chất lượng, nhưnglại có qua it sự lựa chọn Con việc cung cấp các dịch vụ theo cơ chế thịtrường lại ít quan tâm đến chất lượng, mà chú trọng đến lợi nhuận thuđược ”.”

Tht hai, cũng vì xu hướng nêu trên nhiều nhà cung cấp dich vụ đã chạy

theo nhu cầu của xã hội mà xa rời mục tiêu chân chính của giáo dục - dao tạo.Nếu nhà nước không có cách quản lí thích hợp thì xã hội hóa cung ứng dịch

vụ trong giáo dục - đào tạo khó tránh khỏi những trường hợp bị lệch lạc dođáp ứng những nhu cầu không chính đáng đó

Thứ ba, khi thực hiện xã hội hóa giáo dục - đào tạo việc kiểm soát chatlượng giáo dục - đào tạo khó khăn Do mối quan hệ giữa các trường ngoàicông lập với các cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục - đào tạo rất khác sovới mối quan hệ giữa các cơ quan đó với trường công lập nên làm thé nào dékiểm soát được chất lượng giáo dục - đào tạo mà không tạo ra phân biệt đối

xử, bất bình đăng giữa cơ sở giáo dục - đào tạo công lập và cơ sở giáo dục,đào tạo ngoài công lập là van đề không dé dàng

Thứ tư, xã hội hóa giao dục làm sâu sắc thêm sự phân hóa trong thụhưởng dịch vụ công trong giáo dục - đào tạo Trên thực tẾ, giá dịch vụ ở hệ

thống trường ngoài công lập cao hơn so với trường công lập và có sự chênh

lệch đáng kể ngay giữa các trường ngoài công lập với nhau Thông thường,chất lượng dịch vụ càng cao thì giá dịch vụ càng cao, do vậy những người có

thu nhập cao có nhiều cơ hội thụ hưởng các dịch vụ có chất lượng cao và

Trang 40

người có thu nhập thấp thì có ít khả năng lựa chọn dịch vụ cho mình Đồng

thời, vì giáo dục - đào tạo là tạo nguồn nhân lực cho tương lai nên sự hạn chế

trong lựa chọn dịch vụ đối với một bộ phận lớn dân cư không chỉ là sự thiệtthòi của chính họ mà còn là sự tốn thất cho chính xã hội

2 Hướng hoàn thiện chính sách và pháp luật xã hội hóa giáo dục đào tạo ở nước ta

-Những khó khăn bất cập trong xã hội giáo dục - đào tạo ở nước ta xuất

phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những nguyên nhân vềchính và pháp luật về xã hội hóa, giáo dục và đào tạo, cụ thể là:

Thứ nhất, giáo dục - đào tạo có nhiều điểm khác với các lĩnh vực hoạt

động xã hội khác trong đó điều quan trọng là giáo dục - đào tạo xây dựngnguồn nhân lực cho xã hội, là tính liên tục trong thụ hưởng dịch vụ, là sựthống nhất cao trong cung cấp dịch vụ của toàn ngành giáo dục - đảo tạo

Việc cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực này nhăm truyền lại những kiến thứccủa các thế hệ trước tích lũy được cho các thế hệ sau, trang bị những kiếnthức, kĩ năng sống can thiết cho các thành viên của xã hội nên xã hội hóa

cung ứng dịch vụ trong giáo dục - dao tạo phải bảo đảm cho mọi người dân

đều tiếp cận thuận lợi và thụ hưởng dịch vụ một cách công bằng Tuy nhiên

các văn bản pháp luật về xã hội hóa giáo dục đào tạo như Nghị quyết 90/CP,Nghị định 73/1999/NĐ-CP, Nghị quyết 05/2005/NQ-CP, Nghị định69/2008/NĐ-CP chưa thê hiện rõ nét đặc thù của cung ứng dịch vụ công tronggiáo dục - đào tạo so với các lĩnh vực khác như y tế, văn hóa, thê thao

Thứ hai, chính sách, pháp luật về xã hội hóa giáo dục đào tạo chưa thực

sự quan tâm đến người thụ hưởng dịch vụ, chưa đặt người dân vào trung tâmcủa các chính sách, thiếu những quy định bảo đảm những biện pháp quản lý,kiểm soát chặt chẽ chất lượng, nội dung chương trình học và giá cả dịch vụ

Chính sách và quy định pháp luật khuyến khích xã hội hóa giáo dục - đào tạo

có xu hướng chạy theo số lượng mà coi nhẹ chất lượng và thiếu sự chú ý đến

Ngày đăng: 28/05/2024, 20:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w