1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận bài tập dự án viếtchủ đề âm nhạc trong mua sắm

37 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Âm nhạc trong mua sắm
Tác giả Nguyễn Thanh Hà, Trần Thị Mỹ Huyền, Hồ Thị Thanh Mai, Trương Thị Quyên, Nguyễn Trần Thanh Thảo
Người hướng dẫn Hà Quang Thơ
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Giao tiếp trong kinh doanh
Thể loại Bài tập dự án viết
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 7,01 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: MỞ ĐẦU (3)
    • 1. Lý do chọn đề tài (3)
    • 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (4)
    • 3. Phương pháp nghiên cứu (4)
  • PHẦN 2: NỘI DUNG (5)
    • 1. Khái quát về vai trò của âm nhạc và mua sắm (5)
      • 1.1. Âm nhạc (5)
      • 1.2 Mua sắm (13)
    • 2. Mối quan hệ giữa âm nhạc và mua sắm (15)
      • 2.1. Âm nhạc khiến cảm xúc thay đổi (15)
      • 2.2 Hành vi mua sắm ngẫu hứng (17)
    • 3. Những ảnh hưởng, tác động của âm nhạc trong mua sắm (17)
      • 3.1 Âm nhạc trong mua sắm có những ảnh hưởng đến khách hàng (17)
      • 3.2 Tác động của âm nhạc đến việc mua sắm của khách hàng (19)
    • 4. Tình hình âm nhạc trong mua sắm hiện nay (20)
      • 4.1. Kết quả của bài khảo sát (21)
      • 4.2 Kết luận (29)
    • 5. Giải pháp tăng hiệu quả của việc sử dụng âm nhạc trong (29)
    • 6. Kết luận chung (31)

Nội dung

Tất cả mọi thứ xung quanh bạn đều có thể tạo ra âm nhạc như từ tiếng nướcchảy, tiếng chim hót, hay kể cả những tiếng dậm chân, vỗ tay….Về cơ bản âm nhạc chỉ là âm thanh và "Âm thanh" là

NỘI DUNG

Khái quát về vai trò của âm nhạc và mua sắm

Trong cuộc sống tươi đẹp, nhộn nhịp, hiện đại ngày nay luôn có rất nhiều điều tích cực khiến chúng ta hạnh phúc, sung sướng, hưng phấn, nhưng cho dù có lạc quan vui vẻ đến đâu, thì cũng có những giây phút tiêu cực cần sự lắng đọng, yên tĩnh, bình tâm Những khoảnh khắc vui buồn đó, bản thân bạn sẽ chọn làm gì để giải toả, để tự chia sẻ cho chính mình? Còn với tôi, lựa chọn tốt nhất chính là dùng âm nhạc để lan tỏa niềm vui, cuốn trôi nỗi buồn và sau đó lại bắt đầu một nguồn năng lượng tích cực cho những điều mới tiếp đến Nếu như bạn chưa biết phải làm gì, vậy để tôi gợi ý giúp bạn nhé! Âm nhạc mang lại rất nhiều lợi ích, không chỉ là để góp vui hay giải toả Hai từ

"Âm nhạc", chắc hẳn ai cũng biết, cũng nghe, nhưng liệu rằng mọi người đã từng tìm hiểu rõ về khái niệm Âm nhạc là gì chưa?

1.1.1 Khái niệm: Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật sử dụng âm thanh (bao gồm cả chất giọng và âm thanh phát ra từ nhạc cụ) để diễn đạt các cung bậc cảm xúc, tình cảm của con người Tất cả mọi thứ xung quanh bạn đều có thể tạo ra âm nhạc như từ tiếng nước chảy, tiếng chim hót, hay kể cả những tiếng dậm chân, vỗ tay….

Về cơ bản âm nhạc chỉ là âm thanh và "Âm thanh" là những rung động trong môi trường của chúng ta, bằng cách cảm nhận được những rung động ấy ta nói mình “nghe được âm thanh” Nhưng không phải âm thanh nào cũng được gọi là âm nhạc nhé! Để những loại âm thanh ấy có thể gọi là âm nhạc chỉ khi ta kết hợp chúng cùng với giai điệu, tiết tấu hoà quyện và diễn tả cảm xúc cuộc sống.

- Âm nhạc gồm có hai thể loại chính là thanh nhạc và khí nhạc :

● Thanh nhạc: Là âm nhạc dựa trên lời bài hát để diễn tả những tâm tư tình cảm, cảm xúc, thể hiện ý tưởng của người viết.

● Khí nhạc: Âm nhạc dựa trên các âm thanh thuần túy của những loại nhạc cụ Vì thế, thanh nhạc khá trừu tượng, gây cảm xúc và sự liên tưởng cho thính giả.

1.1.2 Lịch sử, nguồn gốc phát triển của âm nhạc:

➤ Nguồn gốc của âm nhạc:

Là 1 trong 7 ngành nghệ thuật cơ bản của con người, âm nhạc có sức sống mãnh liệt đối với tâm hồn Những người yêu âm nhạc khẳng định nó có khả năng chữa lành tâm hồn, gắn kết con người và nâng cao tinh thần thẩm mỹ.

Nhưng dù có đào sâu hay nỗ lực tìm hiểu thế nào, con người hiện đại vẫn chưa thể truy ra nguồn gốc đầu tiên của âm nhạc, hay ai là người đầu tiên sáng tạo ra nó. Với câu hỏi "Âm nhạc có từ đâu" hay "Nguồn gốc của âm nhạc" đó chính là chủ đề có nhiều giả thuyết (cũng như nguồn gốc của con người vậy), gây ra nhiều tranh cãi và không thể kiểm chứng Không có bằng chứng lịch sử nào cho chúng ta biết chính xác ai đã hát bài hát đầu tiên, hay huýt sáo giai điệu đầu tiên, hoặc tạo ra những âm thanh theo nhịp đầu tiên bằng những nhạc cụ thô sơ.

Tuy nhiên, có thể thấy được âm nhạc là một hiện tượng mang tính tổng thể trên toàn cầu, dù các tộc người, nhóm người, lãnh thổ, quốc gia tách biệt và không có sự liên lạc, giao thương với nhau, thì ở mỗi lãnh địa đó đều có sự tồn tại của âm nhạc

Qua rất nhiều tranh luận, giả định và các công trình khảo cổ âm nhạc, thì có một số giả định về nguồn gốc phổ biến sau:

● Âm nhạc có mối quan với ngôn ngữ: có 3 giả định: thứ nhất, âm nhạc góp phần tạo nên ngôn ngữ, tiếng nói; thứ hai, ngược lại tiếng nói và ngôn ngữ tạo nên âm nhạc; thứ ba, âm nhạc và ngôn ngữ là kết quả của chung một yếu tố nguồn gốc nào đó.

● Âm nhạc có thể có bắt nguồn từ việc tạo ấn tượng cho bạn tình của con người trong thời tiền sử.

● Âm nhạc có thể được phát minh ra để phục vụ các mục đích sau: dùng trong quá trình lao động, dùng để mở rộng phương tác giao tiếp, dùng trong các nghi lễ tín ngưỡng và liên hệ với hiện tượng siêu nhiên, dùng để bày tỏ các mối liên kết tình cảm, đặc biệt trong gia đình, dùng để đe dọa và áp đảo kẻ thù và các thể lực nguy hiểm.

● Âm nhạc có thể có nguồn gốc từ tiếng nói, hoặc có nguồn gốc từ nhu cầu diễn đạt cảm xúc, hoặc đến từ cả hai yếu tố nói trên.

Ngoài ra âm nhạc còn được giải thích từ nhiều câu chuyện thần thoại truyền trong dân của các tộc người đến từ các nền văn minh khác nhau Tuy nhiên đây là chuyện thần thoại có yếu tố kì bí và yếu tố văn hóa, không phải bằng chứng xác thực về khoa học, khảo cổ, lịch sử.

➤ Sự phát triển của âm nhạc: Âm nhạc là nghệ thuật âm thanh được xếp là loại hình nghệ thuật biến đổi theo thời gian Thời gian trôi đi, âm nhạc dựa vào đó cũng dần biến đổi để phù với thời đại mới Vậy âm nhạc đã thay đổi ra sao?

Nền âm nhạc đã phát triển rất nhiều trong suốt lịch sử của loài người Từ những bản nhạc đơn giản được tạo ra bằng cách sử dụng các công cụ âm nhạc như sáo, trống và bộ gõ, đến những sản phẩm âm nhạc phức tạp và đa dạng như nhạc cổ điển, jazz, rock, pop, hip-hop, và nhiều loại nhạc khác.

Sự phát triển của nền âm nhạc được thúc đẩy bởi sự tiến bộ của công nghệ âm thanh, công nghệ phát sóng và công nghệ sản xuất âm nhạc Các công nghệ mới này cho phép các nhạc sĩ và nhà sản xuất âm nhạc tạo ra những sản phẩm âm nhạc chất lượng cao hơn, phong phú hơn và mang lại trải nghiệm âm thanh tốt hơn cho khán giả.

Ngoài ra, sự phát triển của nền âm nhạc cũng phụ thuộc vào sự thay đổi của xã hội và văn hóa Những thay đổi này bao gồm cách suy nghĩ về âm nhạc, cách thể hiện và cách tiếp cận với âm nhạc, hay thị hiếu, sở thích của người nghe,

Mối quan hệ giữa âm nhạc và mua sắm

Vì sao ta nói giữa âm nhạc và mua sắm lại có mối quan hệ Nó có mối liên kết gì ảnh hưởng đến nhau Ta thấy rằng, đó chính là cảm xúc Âm nhạc tạo ra cảm xúc cho con người Từ đó con người sẽ được dẫn dắt bởi cảm xúc, dẫn đến các hành động, trạng thái mua sắm.

Hãy thử nghĩ đến việc khi bạn đến một cửa hàng, bạn được nghe những bài hát vui tươi hoặc bài hát yêu thích, bạn sẽ có cảm giác muốn ở lại cửa tiệm đó lâu hơn, ngắm nhìn những món đồ và rồi mua một vài thứ Hoặc ngược lại, khi bạn muốn mua sắm để giải tỏa stress sau một tuần căng thẳng, nhưng âm nhạc trong cửa hàng lại quá to hay âm điệu quá dồn dập, cảm xúc bạn dần tệ hơn, điều đó có thể dẫn đến bạn mất hứng thú trong việc mua sắm Vì vậy ta thấy, cảm xúc chính là cầu nối cho âm nhạc và mua sắm Để làm rõ hơn những nhận định trên Các nhà khoa học đã có những nghiên cứu về âm nhạc thay đổi cảm xúc con người và điều gì khiến khách hàng mua sắm nhiều hơn khi có âm nhạc, và kết quả cho ra rằng 2 yếu tố lớn đó là : Âm nhạc khiến cảm xúc thay đổi và hành vi mua sắm ngẫu hứng.

2.1 Âm nhạc khiến cảm xúc thay đổi:

Như phần trên đã đề cập, âm nhạc đã có vai trò trong việc giúp con người thay đổi cảm xúc, tâm trạng con người trong cuộc sống Vậy ở vấn đề con người trong trạng thái mua sắm, âm nhạc có cơ chế hoạt động ảnh hưởng đến con người Nghiên cứu của Juslin và Vastjall (2008) đã xây dựng một thuyết đa cơ chế toàn diện, xác định ra bảy cơ chế cốt yếu cùng chịu trách nhiệm trong việc khơi dậy cảm xúc trong con người của âm nhạc bao gồm:

● Phản xạ cuống não (brain stem reflex): khi những thuộc tính âm thanh của âm nhạc được cuống não tiếp nhận như một sự báo hiệu, ví dụ như những âm

15 thanh to, đột ngột, không thuận tai hoặc thay đổi nhịp điệu liên tục trong âm nhạc Cơ chế này diễn ra vô thức và chỉ có thể gợi lên sự kích thích chứ không gây ra cảm xúc cụ thể.

● Sự đồng bộ hóa tiết tấu cơ thể với tiết tấu âm nhạc (rhythmic entrainment): âm nhạc với những nhịp điệu mạnh (như nhạc techno) hay đều đều (như nhạc cúng bái) có thể ảnh hưởng đến một nhịp điệu của cơ thể, điển hình là nhịp tim, và tạo cho người nghe cảm giác được kích thích hoặc bị thôi miên.

● Phản ứng có điều kiện từ việc đánh giá và liên hệ (evaluative conditioning): theo cơ chế này, một khúc nhạc, bài hát liên tục gắn với một sự việc tích cực hay tiêu cực cụ thể sẽ có khả năng gợi ra trong chúng ta những cảm xúc vui hay buồn kể cả trong một tình huống mới Đây là một quá trình vô thức, không chủ đích và không cần cố gắng.

● Sự lây cảm xúc (emotional contagion): khi nhận biết được một diễn đạt cảm xúc nào đó trong âm nhạc, chúng ta tự mình “bắt chước” nó Juslin và Vastjall cho rằng không phải chúng ta “nhận nhầm” cảm xúc đó cho mình, mà chúng ta thực sự bị lây cảm xúc đó Tuy nhiên cơ chế “lây” cũng chưa được họ làm rõ.

● Hình ảnh thị giác (visual imagery): khi âm nhạc khiến người nghe tưởng tượng ra những hình ảnh (như overture Hebrides của Mendelssohn thường gợi lên hình ảnh kì vĩ của các hang động trên biển) Những hình ảnh này có khả năng tác động đến con người như các tác nhân kích thích cảm xúc trong đời sống hằng ngày Ví dụ một giai điệu chuyển động hướng lên cao trào có thể gợi trong người nghe hình ảnh chính mình đang được bay lên cao, dẫn đến cảm giác hưng phấn.

● Kí ức tự truyện (episodic memory): âm nhạc khơi dậy trong người nghe cảm xúc về một kỉ niệm bởi nó gắn với sự kiện đó Thậm chí cả những phản ứng sinh lý của cảm xúc trong tình huống cũ cũng có thể được lưu lại trong trí nhớ và được khúc nhạc khơi dậy lại Có lẽ rất nhiều người trong chúng ta từng trải nghiệm cảm xúc kiểu này với âm nhạc Cơ chế này cũng diễn giải vì sao âm nhạc hay làm người ta cảm thấy hoài cổ và nghĩ về quá khứ.

● Sự mong đợi (expectancy): cảm xúc được khơi dậy khi một nét nào đó của khúc nhạc phá vỡ, trì hoãn hoặc củng cố những trông đợi của người nghe về

16 diễn biến tiếp theo của khúc nhạc Cơ chế này phụ thuộc vào những trải nghiệm sẵn có của người nghe về các phong cách âm nhạc quen thuộc với họ Ví dụ như những người quen với nhạc âm nguyên (diatonic) sẽ có xu hướng trông đợi đoạn nhạc kết thúc ở âm chủ (tonic) bởi nó đem lại cảm giác thỏa mãn, và ngược lại sẽ cảm thấy bất ổn không yên nếu nó không kết thúc như vậy.

Bảy cơ chế của Juslin và Vastjall đã chứng minh cho ta thấy cách mà âm nhạc ảnh hưởng đến con người Và những cơ chế trên cũng góp phần khiến khách hàng tăng trải nghiệm mua sắm.

2.2 Hành vi mua sắm ngẫu hứng:

Theo Stern (1962) hành vi mua hàng ngẫu hứng được sử dụng để chỉ bất kỳ hành vi mua hàng nào do người mua thực hiện mà không được lên kế hoạch từ trước Mỗi khi shopping hay ăn uống, chúng ta luôn có sẵn một danh sách các món hàng cần mua hoặc những món chúng ta chỉ được ăn nằm trong ngân sách có giới hạn Mục đích của hành vi mua sắm ngẫu hứng, đó là khiến khách hàng không để ý đến việc bản thân đã tiêu dùng hơn những gì đã đặt ra, kể cả là không có kế hoạch gì cả, nhờ đó mà tăng cao doanh thu Ở đây, hành vi mua sắm ngẫu hứng cũng bị tác động bởi cảm xúc của khách hàng Ngay cả khi bạn không có ý định mua gì, nhưng khi có âm nhạc trong cửa tiệm, cảm xúc bạn được dâng trào, tâm trạng thoải mái và từ đó hình thành một xúc cảm mua hàng nhiều hơn

Kết lại, những cảm xúc do âm nhạc mang lại làm thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng Khách hàng sẽ có cảm giác muốn mua nhiều hơn, điều này sẽ rất có lợi ích cho các doanh nghiệp.

Những ảnh hưởng, tác động của âm nhạc trong mua sắm

3.1 Âm nhạc trong mua sắm có những ảnh hưởng đến khách hàng:

- Tốc độ bài hát: Không chỉ ở những nghiên cứu hiện tại, mà từ năm 1980, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng tiết tấu của một bài hát sẽ ảnh hưởng lên người mua hàng dù có ở bất kì độ tuổi nào và mặt hàng của họ đang mua là gì

+ Giai điệu và tiết tấu chậm:

Trong nghiên cứu năm 1982 tại một cửa tiệm tạp hoá, người ta thấy rằng khi mở những bản nhạc có giai điệu và tiết tấu chậm, khách hàng sẽ ở lại lâu hơn, xem hàng hóa trên kệ kỹ càng hơn,….và số lượng hàng được bán ra cũng tăng hơn 32% so với bình thường

+ Giai điệu và tiết tấu nhanh:

Cùng với đó là một nghiên cứu khác trong môi trường của một nhà hàng, quán ăn cũng được thực hiện Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, khi mở nhạc với tiết tấu nhanh sẽ khiến cho thực khách ăn nhanh hơn, tránh thời gian ngồi tại bàn lâu và tránh được tình trạng kẹt bàn.

- Âm lượng bài hát: Trong nhiều trường hợp, âm lượng nhạc mở quá lớn sẽ khiến khách hàng rời đi nhanh hơn và tâm lý kích động trong họ cũng có chiều hướng gia tăng Điều này có thể sẽ làm ảnh hưởng việc kinh doanh của bạn đấy

Nếu là khách hàng trẻ thì họ yêu thích sự tươi mới, năng động, mới mẻ, giai điệu bắt tai và yêu thích được mở to tại nơi mua sắm Để họ có thể cảm thấy đi mua sắm hàng hóa là việc giúp họ giải tỏa căng thẳng và thêm yêu đời hơn.

Nếu là khách hàng tuổi trung niên hoặc lớn hơn thì họ có xu hướng yêu thích loại nhạc nhẹ nhàng du dương và âm lượng nhỏ để họ có thể thư giãn và tập trung xem hàng hóa kĩ hơn

- Thể loại bài hát: Đây là một trong những yếu tố khó nắm bắt nhất vì mỗi cá nhân yêu thích một thể loại khác nhau Vì vậy, là một doanh nghiệp, bạn có thể tập trung vào thể loại âm nhạc mà khách hàng bạn yêu thích Bằng cách bạn khảo sát trong một khoảng thời gian cùng với lượng sản phẩm bán ra

- Các yếu tố như thời tiết, lễ hội, các mùa trong năm,…cũng có tác động đến sở thích nghe nhạc của mọi người.

+ Lễ Giáng Sinh: Bạn có thấy rằng khi nhạc Noel được mở lên là bạn lại nôn nao nhớ đến cây thông noel, những dây đèn đủ màu, những món đồ trang trí và nhanh chóng chạy đi mua những hộp quà dành tặng những người thân yêu, đúng không nào.

+ Đặt biệt hơn là dịp lễ Tết Nguyên Đán: Bạn có để ý rằng khi đi dạo trong các trung tâm mua sắm những ngày cận Tết, nhạc Xuân mở lên thì bạn lại có cảm giác vui hơn, phấn khởi hơn và suy nghĩ đến việc mua sắm món đồ gì đó cho Tết nhà mình.

Ngoài ra âm nhạc có thể giúp xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng và thương, hiệu Nhạc thương hiệu hoặc bản nhạc đặc trưng có thể giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu và tạo sự nhận diện.

3.2 Tác động của âm nhạc đến việc mua sắm của khách hàng:

Tác động tích cực của âm nhạc đến việc mua sắm hàng hóa:

● Tạo không gian thư giãn: Âm nhạc có thể tạo ra một môi trường thư giãn và thoải mái khi bạn mua sắm Âm nhạc nhẹ nhàng và êm dịu có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái và không bị áp lực trong quá trình mua sắm.

● Tạo tâm trạng tích cực: Khi mở những bài nhạc mang năng lượng tích cực, vui tươi, yêu đời thì tâm trạng của bản thân cũng sẽ hòa mình theo bài nhạc, từ đó đem lại tâm trạng tích cực, vui vẻ hơn Khi bạn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc, bạn có thể thực hiện mua sắm theo tâm trạng tốt hơn và có khả năng làm những quyết định mua sắm thông minh hơn.

● Tạo cảm giác thư giãn: Âm nhạc có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng trong quá trình mua sắm Khi bạn cảm thấy thư giãn, bạn có thể đưa ra các quyết định mua sắm dựa trên sự suy nghĩ cân nhắc hơn là dưới tác động của căng thẳng.

● Tạo trải nghiệm thú vị: Âm nhạc có thể tạo ra trải nghiệm mua sắm thú vị và thoải mái Nhạc nền phù hợp có thể làm cho bạn cảm thấy hào hứng và thú vị khi mua sắm.

Tác động tiêu cực của âm nhạc đến việc mua sắm hàng hóa:

● Âm nhạc quá ồn ào: Âm nhạc quá ồn ào hoặc không phù hợp với môi trường mua sắm cảm thấy không thoải mái và không muốn tiếp tục mua sắm Âm nhạc quá lớn cũng có thể gây mệt mỏi và căng thẳng cho khách hàng.

Tình hình âm nhạc trong mua sắm hiện nay

Sau khi làm bài khảo sát trên gần 75 người đang học tập và làm việc tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Sau khi nhận lại được các phản hồi, các câu trả lời từ họ Chúng em đã có những nhận định rõ nét hơn về tình hình âm nhạc trong mua sắm. Các phản hồi sẽ chỉ rõ sự quan trọng của âm nhạc trong các cửa hàng mua sắm, và các khách hàng có xu hướng hay không thích âm nhạc khi mua sắm

4.1 Kết quả của bài khảo sát:

Nhận xét: Trong 74 người tham gia khảo sát có giới tính nữ chiếm 59 người tức

79,8% và còn lại là 15 người mang giới tính nam chiếm 20,2% Điều này cho thấy những người tham gia thực hiện khảo sát hầu hết là nữ và có số ít là nam nên quan điểm qua các thống kê sau sẽ thiên về nữ nhiều hơn.

Nhận xét: Theo biểu đồ, số tuổi của những người tham gia khảo sát “Âm nhạc trong mua sắm” rơi vào 18 đến 30 tuổi là đa phần và chỉ 1 người tham gia khảo sát là dưới 18 tuổi Có thể thấy những người tham gia khảo sát đang ở độ tuổi thanh niên, đang trong quá trình học tập hoặc xây dựng sự nghiệp.

● Bạn có thường đi mua sắm không ?

Nhận xét: Qua biểu đồ ta thấy được những người thường đi mua sắm chiếm 58/74

( 78,3%) và những người không thường xuyên mua sắm chiếm 16/74 tức 21,7%.

Phần lớn những người tham gia khảo sát thường xuyên đi mua sắm cho ta thấy được việc mua sắm khá quan trọng và cần thiết trong cuộc sống nhưng vẫn còn số ít không thường xuyên đi mua sắm vì có thể còn những phương thức mua khác như online, v.v

● Bạn có thích nghe nhạc không ?

Nhận xét: Theo số liệu trên biểu đồ, những người thích nghe nhạc chiếm phần lớn

(71/74 phiếu tức 96%) và số ít còn lại chỉ 3 phiếu (4%) Qua đó ta thấy hầu hết những người tham gia khảo sát đều thích nghe nhạc và số rất ít còn lại là không, thế nên âm nhạc được khá nhiều người ưa chuộng và lắng nghe nó.

● Khi mua sắm, bạn có thường để ý đến âm nhạc đang trong cửa hàng hay không?

Nhận xét: Trong 74 người tham gia khảo sát có 53 người thường để ý đến âm nhạc bật trong cửa hàng ( chiếm 71,6%) và còn lại thì không để ý đến nó ( chiếm 28,4%).

Tùy theo mỗi người, có những người hay lắng nghe và để ý đến âm nhạc được bật trong cửa hàng nhưng cũng còn một vài người không quan tâm đến chúng

● Tần suất đi mua sắm của bạn ?

Nhận xét: Theo kết quả khảo sát: Đa số mọi người thỉnh thoảng đi mua sắm chiếm tỉ lệ cao nhất là 56/74 phiếu ( chiếm 75,7%) , theo sau đó là tần suất ít khi chiếm 13/74 số phiếu ( chiếm 15,5%) và chiếm 5,4% là thường xuyên đi mua sắm và còn lại rất ít người không bao giờ đi mua sắm ( chỉ 1 phiếu ). Điều này cho thấy được trong cuộc sống bận rộn cả việc học lẫn việc làm, mọi người không có nhiều thời gian rảnh, vì thế tần suất của hầu hết mọi người là thỉnh thoảng hoặc ít khi, nhưng cũng tùy theo nhu cầu nên vẫn có một số ít đi mua sắm khá thường xuyên.

● Bạn thường hay mua sắm trong thời điểm nào trong ngày?

Nhận xét: Qua biểu đồ, tỉ lệ mọi người đi mua sắm vào buổi tối chiếm cao nhất 37/74 số phiếu ( chiếm 50%), tiếp đến là đi mua sắm vào buổi chiều chiếm 24/74 số phiếu ( chiếm 32,4%) , sau cùng là đi mua sắm vào buổi chiều hoặc buổi trưa có kết quả tương đương nhau chiếm 10,8% và 6,8%. Điều này chứng minh rằng ban ngày mọi người thường mắc trong công việc và học tập nên sẽ thường đi mua sắm vào buổi tối để có thời gian rảnh hơn hoặc có thể tận dụng những ngày cuối tuần để mua sắm vào buổi sáng và buổi chiều Trong khi buổi trưa được ít người chọn làm khung giờ đi mua sắm nhất vì thời tiết và thời gian ngắn không thực sự đem lại trải nghiệm mua sắm tốt.

● Bạn thường đi mua sắm khi tâm trạng như thế nào ?

Nhận xét: Trong 74 người tham gia khảo sát thì các bạn sinh viên thường đi mua sắm khi tâm trạng bình thường, thích thì đi Theo như biểu đồ có thể thấy được rằng, trong

74 bạn thì có tới tận 53 bạn đồng ý với quan điểm này Cột chiếm vị trí cũng khá là cao đó là khi vui và phấn khởi các bạn sinh viên có xu hướng đi mua sắm.

● Bạn cảm thấy thế nào khi có âm nhạc ở nơi mua sắm ?

Nhận xét: Theo như quan sát trên biểu đồ thì có thể thấy được cột hữu ích, giúp thư giãn, thoái mái chiếm vị trí cao nhất và chiếm tới 56 người Qua đó, có thể thấy được việc có âm nhạc trong việc mua sắm giúp cho đa số mọi người đều cảm thấy thoải mái, giải tỏa được căng thẳng.

● Thể loại nhạc mà bạn hay nghe nhiều nhất là gì ?

Nhận xét: Từ những gì biểu đồ cho thấy, nhạc trẻ Nhạc lofi hiện đang là xu thế khi mà phần nhạc trẻ/lofi chiếm giữ vị trí cao nhất và tới tận 35 người ( chiếm 47%), tiếp đến là nhạc US - UK cũng chiếm vị trí lớn không kém là 23% Vậy với xu hướng toàn cầu hóa cũng ảnh hưởng đến gu âm nhạc của các bạn trẻ.

● Từ các thể loại nhạc trên, theo bạn, thể loại nhạc nào là phù hợp nhất để “mở” ở cửa hàng mua sắm ?

Nhận xét: Từ biểu đồ, ta cũng có thể thấy được các bạn sinh viên đều mong muốn và nhận thấy rằng nhạc trẻ/ nhạc lofi sẽ thích hợp mở ở trong các khu vực mua sắm Với cột này chiếm vị trí cao nhất và chiếm 35/74 người tham gia khảo sát, tức là chiếm 47% Vậy các bạn trẻ ngày nay sẽ thường nắm bắt xu thể và thích nghe các thể loại nhạc nhẹ, lofi, nhạc trẻ nhiều hơn so với những thể loại nhạc khác.

● Bạn cảm thấy sử dụng âm nhạc trong mua sắm là điều như thế nào ?

Nhận xét: Biểu đồ tròn trên đã cho chúng ta thấy được rằng các bạn sinh viên trẻ cho rằng việc có và sử dụng âm nhạc trong mua sắm là điều cần thiết khi mà số người đồng ý là 62/74 người tham gia khảo sát Tức là số người đồng ý chiếm 84% Tỷ lệ này càng khẳng định chắc chắn hơn về việc các bạn trẻ cần có và yêu cầu về âm nhạc trong mua sắm nhiều hơn.

● Bạn đánh giá lợi ích của việc sử dụng âm nhạc trong mua sắm là bao nhiêu điểm ?

Nhận xét: Theo như biểu đồ thì mức độ đánh giá lợi ích là mức độ 7 là cao nhất, tức là người tham gia khảo sát nhận thấy việc có âm nhạc trong mua sắm là có lợi và có tác ụng đến việc mua sắm của họ Hầu hết miền của mức độ đều đi từ mức độ 6 trở lên, ta có thể quan sát thấy được Vậy thì việc có âm nhạc trong mua sắm thực sự quan trọng đối với người tiêu dùng.

Giải pháp tăng hiệu quả của việc sử dụng âm nhạc trong

Chúng ta nhận thấy rằng bài khảo sát và những bài phân tích về âm nhạc ảnh hưởng đến khách mua hàng chỉ ra rõ về việc ta cần nâng cao hiệu quả của âm nhạc trong mua sắm Dưới đây là những chiến lược:

1 Tạo không gian thuận lợi: Chọn âm nhạc phù hợp với loại sản phẩm và mục tiêu khách hàng Ví dụ, âm nhạc nhẹ nhàng và êm dịu có thể tạo ra một không

29 gian thư giãn khi mua sắm quần áo hay các sản phẩm thể thao Trong khi đó, âm nhạc sôi động và năng động phù hợp với cửa hàng bán đồ điện tử hoặc thực phẩm.

2 Tăng tính tương tác: Âm nhạc sôi động và năng động có thể tạo ra một không gian năng động và lôi cuốn, thu hút sự chú ý của khách hàng, có thể kích thích cảm giác hào hứng và tạo ra một không khí tích cực trong cửa hàng Một môi trường mua sắm tương tác được tạo ra thông qua âm nhạc có thể khuyến khích khách hàng dừng lại, xem xét và tương tác với sản phẩm Điều này không chỉ tăng khả năng mua sắm, mà còn tạo ra một trải nghiệm thoải mái và thú vị cho khách hàng.

3 Xây dựng thương hiệu: Âm nhạc phản ánh giá trị, thông điệp và cái nhìn tổng thể của thương hiệu Nếu thương hiệu mang tính năng động và trẻ trung, có thể chọn nhạc pop hoặc EDM để thể hiện sự trẻ trung và năng động Ngoài ra tạo ra một playlist riêng cho mùa Giáng sinh hoặc playlist phù hợp với sở thích âm nhạc của khách hàng mục tiêu có thể giúp tạo ra một không gian độc đáo và gắn kết thương hiệu hơn Sử dụng âm nhạc như một yếu tố đồng nhất trong các chi nhánh hoặc cửa hàng khác nhau của thương hiệu giúp tạo ra một trải nghiệm nhất quán và nhận diện thương hiệu dễ nhận biết cho khách hàng Cuối cùng có thể cân nhắc tạo ra một giai điệu hoặc âm thanh độc đáo cho thương hiệu của mình Như vậy, khi khách hàng nghe được âm thanh đó, họ sẽ liên tưởng ngay đến thương hiệu của bạn Đây là một cách tăng tính nhớ đến thương hiệu và xây dựng sự nhận diện.

4 Tạo không gian riêng tư: Bằng cách chọn âm nhạc yên tĩnh và nhẹ nhàng, khách hàng có cảm giác được bảo vệ và không bị xao lạc bởi tiếng ồn và sự xâm nhập từ bên ngoài Qua âm nhạc, khách hàng có thể tìm thấy một sự kết nối cá nhân và tạo ra không gian riêng tư cho bản thân Thông qua âm nhạc, họ có thể tự do thể hiện cảm xúc của mình mà không lo ngại về sự phán xét từ người khác Điều này tạo ra một trải nghiệm mua sắm cá nhân hơn và giúp khách hàng cảm thấy thoải mái trong quá trình mua sắm Môi trường mua sắm có thể mang lại áp lực xã hội đối với một số người Âm nhạc có thể giúp giảm đi áp lực này bằng cách tạo ra một không gian riêng tư và giúp khách hàng cảm

30 thấy thoải mái trong việc khám phá sản phẩm mà không cảm thấy bị quan sát hay áp lực từ người khác.

5 Điều chỉnh âm lượng và tốc độ: Điều chỉnh âm lượng và tốc độ phát âm nhạc phù hợp để tạo ra không gian thoải mái và thu hút khách hàng Âm lượng quá cao hoặc tốc độ phát quá nhanh có thể làm khách hàng cảm thấy bực bội và không thoải mái.

6 Nghiên cứu và đánh giá: Giúp xác định tác động của âm nhạc đến khách hàng, bao gồm tâm trạng, tư duy và hành vi mua sắm Phân tích dữ liệu về doanh số bán hàng, thời gian tiêu thụ và sự tương tác của khách hàng, doanh nghiệp có thể xác định được sự ảnh hưởng của âm nhạc đến việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận Điều này cho phép doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược âm nhạc để tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh Hiểu được cách âm nhạc liên quan đến thương hiệu và các yếu tố nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp có thể sử dụng âm nhạc để tạo ra một trải nghiệm đồng nhất và tăng cường sự nhận diện và gắn kết với thương hiệu.

Kết luận chung

Ngày nay, khi các cửa hàng hay chương trình lớn, sự kiện, họ luôn hướng đến mục tiêu thu hút nhiều khách hàng nhiều nhất có thể Họ luôn tìm ra những chiến lực, nước đi để thu hút được sự chú ý Trong đó âm nhạc, dù không phải là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên những doanh thu, nhưng âm nhạc sẽ luôn là một yếu tố giúp khách hàng có thể tiếp cận đến các cửa hàng hay chương trình, sự kiện Ta nên đánh giá cao hơn về tiềm năng của âm nhạc trong mua sắm Và bằng những biện pháp mà nhóm đã đưa ra, đây sẽ có thể là chiến lược lớn cho các ông bà chủ đang tìm kiếm một chiến lược cho cửa hàng, chương trình, sự kiện của mình.

PHẦN 3: MÌNH CHỨNG LÀM VIỆC NHÓM:

2 Trần Thị Mỹ Huyền: Không có

Ngày đăng: 28/05/2024, 16:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w