1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận bài tập dự án viết đề tài vấn đề làm thêm trong sinh viên

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nhiều người cho rằng, sinh viên đi làm thêm cóảnh hưởng tiêu cực nhiều đến việc học, thời gian học nhưng cũng có người cho rằngviệc đi làm thêm có ảnh hưởng tích cực, hơn nữa có thể giúp

Trang 1

Nguyễn Thị Cẩm LyVõ Thị Thanh VânNguyễn Thị Mai TrangVõ Bá Thông

Trang 2

Mục Lục

Phần I: Lời mở đầu - Giới thiệu đề tài 4

Phần II: Thực trạng sinh viên làm thêm hiện nay 5

2.1 Số liệu cụ thể sinh viên làm thêm ở các độ tuổi 5

2.2 Các loại công việc làm thêm phổ biến của sinh viên 6

2.2.1 Việc làm part - time 7

2.2.2 Việc làm full - time 7

2.3 Số liệu sinh viên làm thêm ở công việc đúng với chuyên ngành đang học 8

2.4 Nhu cầu, mục đích làm thêm của sinh viên hiện nay 9

2.5 Số thời gian sinh viên dành cho việc làm thêm so với việc học 10

2.6 Mức lương của sinh viên trong việc làm thêm 12

2.6.1 Mức lương trung bình của sinh viên trong việc làm thêm 12

2.6.2 Mức lương mong muốn của sinh viên trong việc làm thêm 13

2.7 Chính sách phúc lợi cho sinh viên trong các việc làm thêm 13

2.8 Mặt tích cực trong việc làm thêm của sinh viên 15

2.9 Mặt tiêu cực trong việc làm thêm của sinh viên 16

Phần III: Những gợi ý cho sinh viên trong việc đi làm thêm 17

3.1 Những kinh nghiệm trong việc lựa chọn việc làm thêm ở sinh viên 17

3.2 Những nguồn uy tín hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm thêm 17

3.3 Các cách cân đối thời gian làm thêm và thời gian học của sinh viên 18

Phần IV: Các giải pháp 19

4.1 Giải pháp giải quyết nhu cầu việc làm thêm cho sinh viên 19

4.2 Giải pháp cho việc sinh viên làm thêm không đúng chuyên môn 20

4.3 Giải pháp đáp ứng mức lương mong muốn cho sinh viên 21

4.4 Giải pháp nâng cao chính sách phúc lợi cho sinh viên trong việc làm thêm 21

4.5 Giải pháp giúp sinh viên hạn chế tham gia vào các việc làm thêm không lành mạnh 22

Phần V: Kết luận 23

Phần VI: Tài liệu tham khảo, kết quả khảo sát và các tài liệu khác 24

Bảng kết quả khảo sát của nhóm: https://s.net.vn/14kH 24

Minh chứng thảo luận nhóm: 24

Tài liệu tham khảo 28

Bảng phân chia công việc 29

Trang 3

Phần I: Lời mở đầu - Giới thiệu đề tài

Sinh viên - một thế hệ trẻ với độ tuổi đang nằm ở mức có thể gọi là giàu sức sống vànhiệt huyết nhất, đây là lớp trẻ nắm trong tay những cơ hội và chìa khóa cho sự pháttriển của đất nước Với vai trò của mình, sinh viên đã, đang và vẫn luôn và nhữngthành phần được nhà trường, các tổ chức và đất nước quan tâm hơn cả Sinh viên cũnglà lứa tuổi lưng chừng giữa “trẻ con” và “trưởng thành”, với khao khát được khẳngđịnh chính mình, được tự lập nghiệp… sinh viên vì vậy đồng thời là những “con mồingon” của những đối tượng lừa đảo, hay thực trạng chèn ép nhân viên trong doanhnghiệp

Hiện nay, việc sinh viên đi làm thêm trở nên rất phổ biến và rất được quan tâm Có rấtnhiều lý do, mục đích và nhu cầu dẫn đến việc sinh viên tham gia làm thêm song songvới việc học ngày càng được gia tăng Nhiều người cho rằng, sinh viên đi làm thêm cóảnh hưởng tiêu cực nhiều đến việc học, thời gian học nhưng cũng có người cho rằngviệc đi làm thêm có ảnh hưởng tích cực, hơn nữa có thể giúp sinh viên tự tin hơn khithật sự bước ra đời lập nghiệp…

Vì thế, để có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề làm thêm trong sinh viên, nhóm 7 nhóm sinh viên thuộc Khoa Quản trị Kinh doanh đã nghiêm túc khảo sát, tìm hiểu vấnđề trên ở nhiều khía cạnh khác nhau như: Các loại công việc làm thêm nào là phổ biếnở sinh viên, các nguồn sinh viên thường tìm kiếm việc làm thêm, những mặt tiêu cực,tích cực của việc làm thêm, Từ đó đưa ra những thực trạng, góc nhìn khác nhau giúpđộc giả hiểu rõ hơn về việc làm thêm, giúp độc giả có thêm gợi ý đúng đắn và phù hợphơn cho các quyết định về vấn đề làm thêm, hay cân bằng giữa việc học và việc đi làmthêm.

-Để có kết luận tốt nhất cho đề tài “Vấn đề làm thêm trong sinh viên”, Nhóm 7 nghiêncứu và khảo sát trong phạm vi Thành Phố Đà Nẵng và các vùng lân cận bằng phươngpháp khảo sát thông qua Form khảo sát với một loạt các câu hỏi có sự phân loại giữasinh viên hiện đang đi làm thêm và sinh viên không đi làm thêm Nhóm đã kết thúcđiều tra số liệu sau khi thu thập được mẫu 57 câu trả lời

Trang 4

Phần II: Thực trạng sinh viên làm thêm hiện nay 2.1 Số liệu cụ thể sinh viên làm thêm ở các độ tuổi.

Trong tổng số 57 sinh viên đã được khảo sát, phần lớn sinh viên chọn đi làm thêm ởđộ tuổi 19 với 42 người trên tổng số 57 người, chiếm 73,68% trên 100%

Có ít sinh viên hơn ở độ tuổi 18, 20 và 21 tham gia làm thêm Cụ thể là 7 người ở độtuổi 18, chiếm 12,28%; 4 người ở độ tuổi 20, chiếm 7,02%; 4 người ở độ tuổi 21,chiếm 7,02% Có thể thấy, phần lớn sinh viên ở độ 19 - tương đương với năm hai ĐạiHọc chọn đi làm thêm, còn sinh viên ở độ tuổi 20 - 21 lại có tỷ lệ làm thêm ít hơn Vìsinh viên khoảng 18 - 19 tuổi, là lứa tuổi mới chập chững vào Đại Học, muốn tậpthích nghi với môi trường mới, cách quản lý thời gian môi trường Đại học Còn ở độtuổi 20, 21 có xu hướng đã bắt đầu học các môn chuyên ngành, khối lượng kiến thứcvà bài tập nhiều, cộng thêm việc phải học và thi các chứng chỉ nên ít thời gian đi làmthêm hơn - đây có thể coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến chênh lệch số liệuvề độ tuổi đi làm thêm ở trên Điều này cũng có thể phản ánh sự thay đổi trong tình

Too long to read onyour phone? Save

to read later onyour computer

Save to a Studylist

Trang 5

hình cá nhân hoặc học tập của họ, hoặc là sự lựa chọn cá nhân của mỗi người ở các độtuổi khác nhau.

Tuy nhiên đây chỉ là thống kê dựa trên số lượng ít sinh viên, để có cái nhìn chi tiếthơn, thật sự chính xác thì cần có số liệu thông tin rộng hơn và cần nhiều thời gian hơnđể phân tích sâu, tìm hiểu về bao quát hơn mới có thể đưa ra kết luận.

2.2 Các loại công việc làm thêm phổ biến của sinh viên

Hiện nay với xu hướng phát triển mạnh mẽ của các thành phố lớn, nhiều cửa hàngmọc lên để đáp ứng các nhu cầu cuộc sống của mọi người Chính vì thế, nhu cầu tuyểndụng nhân viên làm thêm cũng tăng cao, do đó nếu sinh viên muốn tìm kiếm việc làmthêm để có thêm thu nhập trang trải chi phí sinh hoạt, học tập hay các nhu cầu thiếtyếu khác trong cuộc sống cũng không phải là quá khó khăn Kết quả là, có một thịtrường việc làm sinh viên phát triển mạnh và cạnh tranh Đa số lượng sinh viên làmthêm sẽ tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, BìnhDương, Huế ,… bởi đây đều là những trung tâm thương mại lớn, nhu cầu trao đổi muabán dịch vụ nhiều đi kèm theo đó sẽ có nhiều các công việc làm thêm dành cho sinhviên do đó việc tìm kiếm các công việc làm thêm sẽ trở nên dễ dàng hơn một chút.Qua khảo sát, cho thấy 96% các bạn sinh viên có công việc làm thêm là part-time, chỉcó khoảng 4% là làm việc full-time Có rất nhiều công việc làm thêm trong sinh viên,bao gồm part-time, full-time, công việc thời vụ (casual), hay thực tập sinh… Tuynhiên chỉ có công việc part-time và full-time chiếm đa số nên sẽ dễ dàng thu thập dữliệu để phân tích, đưa ra kết luận khách quan, bên cạnh đó trong thực tế, công việcpart-time và full-time là loại công việc được các bạn quan tâm hơn cả, nên trong báocáo dự án chỉ đề cập đến công việc part-time và full-time

Trang 6

2.2.1 Việc làm part - time

Việc làm part-time là việc làm bán thời gian mà nhân viên được chủ động đăng kýlịch làm dựa trên lịch rảnh của họ Thời gian làm việc phải đảm bảo đủ số lượng mànhà tuyển dụng yêu cầu, thông thường là từ 20-30 giờ/ tuần

Qua khảo sát về loại công việc mà sinh viên lựa chọn thường là những công việc giảnđơn không thông qua đào tạo chuyên sâu, không đòi hỏi kinh nghiệm và có thể chủđộng thời gian tham gia Các công việc part-time thường gặp: Nhân viên phục vụkhách hàng (chiếm đa số), gia sư, nhân viên pha chế, trợ giảng, content creator/ sángtạo nội dung, nhân viên tiếp thị, nhân viên giao hàng, designer remote/ thiết kế từxa… Công việc part-time phù hợp với hầu hết các bạn sinh viên, nên đây luôn là lựalựa chọn ưu tiên khi tìm kiếm công việc làm thêm phục vụ cho các mục đích khácnhau Làm việc Part time có lẽ là hình thức phổ biến nhất hiện nay bởi nó vừa giúpsinh viên bổ sung kiến thức và các kỹ năng đặc thù trong các ngành nghề dịch vụ như:phụ bếp, nhân viên phục vụ nhà hàng, nhân viên lễ tân khách sạn, tư vấn viên hay giasư… Các công việc part-time có mức lương tùy thuộc vào thỏa thuận giữa nhân viênvới nhà tuyển dụng và thường không có hoặc có rất ít chính sách, phúc lợi xã hội

2.2.2 Việc làm full - time

Khác với việc làm part-time, việc làm full-time là công việc toàn thời gian mà nhânviên sẽ làm việc theo giờ hành chính, tùy theo quy định của công ty và khung giờ sẽcó sự thay đổi Nhân viên chính thức sẽ đảm bảo làm việc 40 tiếng/ tuần

Trang 7

Nhân viên làm việc full-time thường sẽ yêu cầu trách nhiệm cao, làm việc lâu dài,kèm theo đó nhân vân sẽ được đảm bảo các điều sau: mức lương ổn định, bảo hiểm ytế, chế độ đãi ngộ, hưởng được các kỳ nghỉ phép, cũng như mở rộng thêm được mốiquan hệ…

Một số việc làm time thường thấy ở sinh viên: Gia sư, kế toán, Việc làm time chỉ phù hợp với các đối tượng sinh viên đang trong kỳ nghỉ dài hoặc nhữngngười đã kết thúc việc học ở trường lớp Tuy nhiên hiện nay vẫn có một số ít sinh viênvừa đi học vừa làm việc full-time miễn là nó phù hợp với thời gian học Mức lươngcủa loại công việc này phụ thuộc vào hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận giữa ngườilao động và người sử dụng lao động

full-2.3 Số liệu sinh viên làm thêm ở công việc đúng với chuyên ngành đang học

Trong số kết quả khảo sát có 87,5% sinh viên có công việc làm thêm không đúngchuyên ngành học, chỉ có 12,5% sinh viên có công việc làm thêm đúng với chuyênngành học

Công việc làm thêm của sinh viên khá đa dạng, tuy nhiên chỉ một phần nhỏ trong đólà sát với chuyên ngành học và đúng với chuyên ngành học của các bạn, đây là vấn đềrất cần được quan tâm, phân tích và đưa ra giải pháp giảm thiểu thực trạng này Cụthể, các công việc làm thêm thường đúng với chuyên ngành học nhất có thể kể đến làgia sư và phục vụ khách hàng Việc làm gia sư là đúng nhất với chuyên ngành học củacác bạn sinh viên học Sư phạm, và đây cũng là công việc phổ biến nhất mà các bạnsinh viên Sư phạm lựa chọn Mặt khác, công việc phục vụ khách hàng sẽ là công việc

Trang 8

làm thêm đúng với chuyên ngành học của các bạn học du lịch, quản trị khách sạn, nhàhàng… Tuy nhiên, mặc dù các công việc phục vụ khách hàng không trùng khớp vớichuyên ngành học, đây vẫn là lựa chọn tốt đối với các bạn theo ngành Kinh tế - bởi từcông việc này các bạn sinh viên có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử, cũng nhưlàm sao để hiểu và làm hài lòng khách hàng, hòa hợp với đồng nghiệp và hơn nữa rènluyện tính kiên nhẫn, tuân thủ các điều luật điều lệ của doanh nghiệp…

2.4 Nhu cầu, mục đích làm thêm của sinh viên hiện nay.

Có rất nhiều nhu cầu và mục đích mà từ đó các bạn sinh viên lựa chọn đi làm thêmsong song với việc học Đầu tiên, và cũng phổ biến nhất - các bạn sinh viên đi làmthêm vì muốn kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống phụ giúp, giảm gánh nặng kinhtế cho gia đình và tích lũy tiền đầu tư cho tương lai Phần đông các bạn sinh viên đilàm thêm là sinh viên ngoại tỉnh, đi học xa gia đình Sinh viên ngoại tỉnh ngoài việchọc, còn phải đảm đương nhiều công việc khác như ăn uống, giặt giũ mà không có giađình bên cạnh phụ giúp Ngoài chi tiêu cho ăn uống, các khoản lặt vặt khác, các bạncòn phải chi trả cho phòng ở, tiền điện, nước… đây có thể là khoản tiền không nhỏ đốivới các bạn và gia đình Tuy vậy, vẫn có phần không nhỏ khác là sinh viên nội tỉnh, cógia đình bên cạnh nhưng vẫn chọn đi làm thêm vì các bạn muốn kiếm thêm thu nhậpngoài tiền tiêu vặt để tích lũy, hoặc tự chi tiêu cho nhu cầu của bản thân mà không cầnphải dựa vào gia đình

Trang 9

Mục đích thứ hai có thể kể đến là các bạn sinh viên chọn đi làm thêm để tích lũy kinhnghiệm, làm đẹp cho CV của bản thân, rèn luyện thêm các kỹ năng về công việc chobản thân, tăng thêm nhiều mối quan hệ với mọi người xung quanh, Việc đi làm thêmgiúp các bạn sinh viên có cơ hội cọ xát thực tế với các doanh nghiệp, nâng cao nănglực chuyên môn, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, làm việc nhóm, giảiquyết vấn đề và hơn nữa là nâng cao khả năng tự lập… Đối với các bạn sinh viên này,các bạn sẽ rất kỹ lưỡng trong việc lựa chọn công việc làm và môi trường làm việc.Khác với các bạn sinh viên đi làm thêm vì thu nhập, các bạn sinh viên đi làm vì kinhnghiệm thường sẽ lựa chọn chỉn chu một doanh nghiệp nào đó, có thể mức lươngkhông cao nhưng tính chuyên nghiệp và môi trường phải thật sự tốt Bởi chỉ có vậy,các bạn mới có thể học hỏi được tốt nhất các khía cạnh và tính chất của một doanhnghiệp từ đó giúp các bạn tự tin hơn khi tham gia và gắn bó lâu dài với doanh nghiệpsau này Ngoài ra, việc đi thêm có thể giúp các bạn sinh viên có thêm kỹ năng quản lýchi tiêu, biết quý trọng đồng tiền hơn, biết làm sao để sử dụng thu nhập một cách hợplý, không phung phí Tuy nhiên đây là một kỹ năng có lẽ khó nhất đối với các bạn sinhviên, vì đây là độ tuổi thích khám phá, thích trải nghiệm, các bạn trẻ đa phần sẽkhông do dự mà chi tiền cho một chuyến đi dã ngoại ở nơi đẹp đẽ hay chi tiền trảinghiệm một món ăn mới nào đó trong khi mức lương nhận được từ công việc làmthêm thường rất ít ỏi

2.5 Số thời gian sinh viên dành cho việc làm thêm so với việc học

Qua việc khảo sát thì nhìn chung đa số sinh viên có việc làm thêm là part-time, màcông việc part-time thì thường dành thời gian cho việc làm thêm dao động ở nhiềumức khác nhau nhưng theo khảo sát thì chủ yếu rơi vào khoảng trên 10 giờ/tuần, cụthể là 10-15 giờ/ tuần Ngoài ra còn phổ biến ở mức thời gian khoảng 4-7 giờ/tuần Sovới việc học thì thời gian đi làm thêm 1 ca tính trung bình từ 4-5 tiếng, 1 tuần chỉ tầm2-3 ca, nó chỉ chiếm 1 phần thời gian nhỏ trong quỹ thời gian của sinh viên thôi Đối với quỹ thời gian sinh viên dành cho việc làm thêm như trên thì sinh viên vẫn cóthể vừa học vừa làm để trang trải chi phí mà không ảnh hưởng nhiều đến việc học, nếubiết sắp xếp thời gian một cách hợp lý.

Trang 10

Ngoài ra, có số liệu thời gian trung bình dành cho việc học của sinh viên có đi làmthêm và không đi làm thêm: đối với sinh viên có đi làm thêm, các bạn sinh viên chủyếu dành khoảng 0 - 4 giờ/ ngày cho việc học, khác với sinh viên không đi làm thêm -dành chủ yếu 4 - 7 giờ/ ngày cho việc học Điều này có thể đánh giá rằng việc đi làmthêm có ảnh hưởng đến việc học, cụ thể là thời gian học - các bạn sinh viên có đi làmthêm sẽ dành ít thời gian cho việc học hơn các bạn sinh viên có đi làm thêm Tuynhiên ảnh hưởng này là tiêu cực hay tích cực thì còn phụ thuộc vào chính bản thân bạnsinh viên đó, liệu bạn có dành thời gian hợp lý cân bằng cả việc học và việc làm haykhông

Trang 11

2.6 Mức lương của sinh viên trong việc làm thêm

2.6.1 Mức lương trung bình của sinh viên trong việc làm thêm.

Qua khảo sát cho thấy, khoảng 54,2% sinh viên làm thêm có mức lương từ 1 - 2 triệuđồng/ tháng, 27,1% sinh viên có mức lương 2 - 4 triệu đồng/ tháng, 12,5% sinh viêncó mức lương từ 0 - 1 triệu đồng/ tháng, 4,2% sinh viên có mức lương trên 6 triệuđồng/ tháng và 2,1% sinh viên có mức lương từ 4 - 6 triệu đồng/ tháng

Phần lớn các công việc làm thêm của sinh viên hiện nay có mức lương khá thấp,nguyên nhân chính hầu như do có rất ít sinh viên làm việc đúng chuyên môn mà họđang theo học, hoặc đó là các công việc phục vụ bình thường không yêu cầu bằng cấp

Trang 12

hay học vấn Mức lương trung bình đa số thường rơi vào khoảng 15 - 22 nghìn đồng/giờ Ngoài ra, mức lương này của sinh viên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khácngoài học vấn, chính là quận/ huyện/ thành phố - nghĩa là nếu làm việc ở khu vựctrung tâm hoặc gần trung tâm thành phố, mức sống cao hơn dẫn đến mức lương sẽ caohơn và ngược lại Hơn nữa, một vài loại công việc cũng có đánh giá mức lương dựatrên mức độ đóng góp của sinh viên cho cửa hàng và doanh nghiệp (hay còn gọi làKPI)

2.6.2 Mức lương mong muốn của sinh viên trong việc làm thêm

Qua khảo sát, có thể thấy rằng phụ thuộc vào tính chất công việc làm thêm hiện tại, cókhoảng 56,3% sinh viên mong muốn mức lương từ 2 - 4 triệu đồng/ tháng, 18,8% sinhviên mong muốn mức lương từ 1 - 2 triệu đồng/ tháng, 12,5% sinh viên mong muốnmức lương từ 4 - 6 triệu đồng/ tháng và 12,5% sinh viên mong muốn mức lương trên6 triệu đồng/ tháng, không có sinh viên nào mong muốn mức lương từ 0 - 1 triệuđồng/ tháng Dựa vào kết quả, có thể đánh giá rằng sinh viên phần lớn sẽ không mongmuốn mức lương làm thêm quá cao, có lẽ do nhu cầu cơ bản của họ chỉ là muốn trangtrải cho việc học và sinh hoạt Hơn nữa, những công việc lương cao sẽ đi kèm vớitrách nhiệm và khối lượng công việc càng cao, mức lương quá cao sẽ dẫn đến lơ làhọc tập hay không có đủ thời gian dành cho việc học và cho những mối quan hệ xungquanh.

Tỷ lệ mức lương mong muốn cho từng khoảng lương cũng cho thấy mức lương trungbình hiện tại từ các công việc làm thêm chưa đáp ứng đúng mức lương mà các sinhviên mong muốn!

Trang 13

2.7 Chính sách phúc lợi cho sinh viên trong các việc làm thêm

Đa phần các bạn sinh viên nhận được các chính sách phúc lợi từ việc làm thêm như:hỗ trợ ăn/uống nếu có ca làm thời gian dài, được sử dụng sản phẩm với giá chiết khấu,được thu thập và ghi nhận góp ý hàng tuần/hàng tháng, các hoạt động giải trí/teambuilding, bảo hiểm, còn lại là một số ít các phúc lợi khác Nhưng nhìn chung, vì cácbạn sinh viên có công việc part-time chiếm phần đa số, nên có thể nhận định rằng cácbạn sinh viên nhận được rất ít phúc lợi cho công việc làm thêm của mình Điều này cóthể được lý giải bởi lý do rằng công việc part-time không có tính chất lâu dài, thườngcác bạn sinh viên sẽ làm trong một khoảng thời gian rất ngắn nên doanh nghiệp sẽkhông dành quá nhiều phúc lợi cho công việc part-time này Mặt khác, đa số các côngviệc part-time này là phục vụ khách hàng, phụ việc ở các hàng quán nhỏ/ trung bìnhnên sẽ không có nhiều quy định trong công việc hay nhiều chính sách phúc lợi như ởcác công ty lớn

Kết quả khảo sát đã phản ánh phù hợp với lứa tuổi là sinh viên thì đa số sẽ đi làm saukhi đi học về, nhiều lúc không kịp ăn hoặc làm việc ca dài (full-day), có ít thời gian đểăn nên chính sách phúc lợi cho sinh viên đi làm thêm thường sẽ có hỗ trợ các bữa ănhay là được mua sản phẩm với giá chiết khấu thì còn gì tuyệt hơn nữa Đó cũng chínhlà các điểm để các trung tâm hỗ trợ việc làm, các công ty có thể nắm bắt xu hướng củasinh viên mà có những chính sách phúc lợi phù hợp nhất hỗ trợ trong quá trình laođộng

Trang 14

2.8 Mặt tích cực trong việc làm thêm của sinh viên.

Việc đi làm thêm đúng cách có thể mang lại cho sinh viên rất nhiều điều tích cực Đầutiên, làm thêm giúp sinh viên có thêm thu nhập, chia sẻ gánh nặng kinh tế cùng với giađình Từ đây, các bạn sinh viên có nguồn thu nhập nhỏ này sẽ có thêm nhiều kỹ năngtrong việc phân bổ chi tiêu, quản lý nguồn tiền của chính mình làm sao cho hiệu quảnhất Như đã đề cập, việc đi làm thêm sẽ giúp các bạn sinh viên trau dồi, tích lũy kinhnghiệm Bởi khi làm thêm, sinh viên sẽ nắm rõ được những kiến thức, tình huống thựctiễn xoay quanh công việc của bản thân.Và nếu công việc làm thêm đang làm có liênquan mật thiết đến ngành học thì đó còn là một điều vô cùng thuận lợi, tạo cho cácbạn sinh viên nền tảng vô cùng vững chắc khi xin việc sau này - các bạn sinh viên cóđi làm thêm sẽ có được kỹ năng thực chiến, một kỹ năng rất được doanh nghiệp quantâm, vì có lẽ không doanh nghiệp nào đánh giá cao một ứng viên chỉ giỏi lý thuyếttrên giấy trên vở hơn là một ứng viên đã từng tham gia làm việc thực tế bên ngoài Hơn thế, những sinh viên đi làm thêm còn học được nhiều kinh nghiệm sống, kỹ năngmềm và có những cái nhìn chân thực hơn về đời sống xã hội Đó sẽ là cơ hội để sinhviên được tôi luyện, rèn dũa và giúp các bạn cứng cáp hơn khi bước vào đời Có thểlấy ví dụ, khi đi làm thêm chắc chắn sẽ không hề nhẹ nhàng, ít nhất cũng sẽ có áp lựccông việc và áp lực thời gian Và khi đi làm thêm, dần dần các bạn sinh viên sẽ họcđược cách đối mặt với khó khăn và áp lực cuộc sống, học được cách quản lý áp lực vàthời gian, hơn nữa còn có thể tăng khả năng chịu đựng - điều này sẽ rất hữu ích chosinh viên đối mặt với áp lực cuộc sống, sự nghiệp sau này

Trang 15

Ngoài việc có thêm thu nhập và các kỹ năng quan trọng, việc đi làm thêm còn giúpsinh viên mở rộng mối quan hệ Khi lần đầu tiên đến với cuộc sống Đại Học, chắc hẳnnhiều bạn sẽ có cảm giác lạ lẫm, bơ vơ khi phải xa gia đình để sinh sống và học tập tạimột môi trường mới Tuy nhiên, làm thêm sẽ giúp các bạn xua tan đi tâm trạng đó.Khi đi làm, các bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều người hơn và mở rộng những mối quanhệ của bạn Điều đó giúp bạn tô điểm cho cuộc sống Đại học trở nên ý nghĩa, nhiềumàu sắc Hơn thế, từ những mối quan hệ này, các bạn sinh viên có thể học hỏi đượcnhiều điều để ngày càng hoàn thiện bản thân trong tương lai.

2.9 Mặt tiêu cực trong việc làm thêm của sinh viên

Sinh viên có nên đi làm thêm hiện nay vẫn là một câu hỏi mang đến những ý kiến tráichiều Bất cứ điều gì cũng thế, có tích cực chắc chắn sẽ tồn tại tiêu cực Việc đi làmthêm có thể có mặt tiêu cực đối với sinh viên nếu không được quản lý cẩn thận hoặcnếu nó ảnh hưởng xấu đến khả năng học tập và cuộc sống cá nhân.

Đầu tiên, việc đi làm thêm có thể ảnh hưởng đến hiệu suất học tập Khi làm thêm quánhiều giờ làm việc, sinh viên có thể gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian và tậptrung vào việc học Điều này có thể dẫn đến giảm điểm số và khó khăn trong việc theokịp lịch học.

Tiếp theo, dành nhiều thời gian cho việc đi làm thêm có thể làm gián đoạn cuộc sốngxã hội và gia đình Sinh viên làm thêm nhiều có thể cảm thấy bị giới hạn trong việctham gia các hoạt động xã hội và dành thời gian cho gia đình và bạn bè

Đi làm thêm cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển kỹ năng liên quan đếnngành nghề Nếu công việc làm thêm không liên quan đến lĩnh vực học tập hoặc sựnghiệp tương lai, sinh viên có thể bỏ lỡ cơ hội để phát triển kỹ năng và kinh nghiệmcó giá trị trong ngành mình muốn theo đuổi.

Sinh viên còn có nguy cơ mắc phải tệ nạn xã hội, bị lừa đảo nếu không có sự đềphòng, cảnh giác Bởi lẻ sinh viên còn non nớt trong kinh nghiệm, trải đời, nên dễdàng trở thành con mồi của bọn đa cấp, lừa đảo Hơn nữa, có thể thấy rằng thôngthường các công việc part-time là lao động chân tay, phải thật sự chịu khó mới nhậnđược mức lương xứng đáng Rất ít khi có “việc nhẹ lương cao” mà sinh viên thì đa sốlựa chọn công việc part-time, mà xu hướng gặp phải lừa đảo là rất cao

Ngày đăng: 28/05/2024, 16:19

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w