1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận bài tập dự án viếtnhận thức của sinh viên trong việc chọnngành nghề

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Bài Tập Dự Án Viết Nhận Thức Của Sinh Viên Trong Việc Chọn Ngành Nghề
Tác giả Võ Lê Như Vi, Nguyễn Hoàng Nguyên, Hà Thị Mỹ Tiên, Trần Nữ Minh Diệu, Dương Quỳnh Như
Người hướng dẫn Hà Quang Thơ
Trường học Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Bài Tập Dự Án
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 3,3 MB

Nội dung

Vì thế, trước khi lựa chọn ngành nghề đúng đắn,sinh viên cần phải suy nghĩ kỹ lưỡng khi đưa ra quyết định quan trọng cho tương lai saunày.Nhận thức được tầm quan trọng của việc lựa chọn

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

- -

BÀI TẬP DỰ ÁN VIẾT NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC CHỌN

NGÀNH NGHỀ

Giảng viên hướng dẫn : Hà Quang Thơ

Sinh viên thực hiện : Võ Lê Như Vi

Nguyễn Hoàng Nguyên

Hà Thị Mỹ TiênTrần Nữ Minh DiệuDương Quỳnh Như

Trang 2

Đà Nẵng, ngày 07 tháng 11 năm 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Hà Quang Thơ - giảng viên họcphần “Giao tiếp trong kinh doanh” đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn sinh viên trongsuốt thời gian môn học Nhờ vào những lời khuyên và chỉ bảo đúng lúc của thầy, chúng

em đã vượt qua những khó khăn khi thực hiện bài tập dự án của mình

Tiếp đến, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả anh chị, những người bạn

bè đã giúp đỡ nhóm chúng em rất nhiều trong việc thống kê khảo sát Sự hoàn thành củabài dự án này, không thể không kể đến những sự hỗ trợ nhiệt tình của mọi người.Nhưng sau tất cả, chúng em nhận thức rằng với lượng kiến thức và kinh nghiệmhiểu biết ít ỏi của bản thân, chắc chắn bài dự án sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót Kínhmong thầy thông cảm và góp ý để chúng em ngày càng hoàn thiện hơn

Lời cuối, chúng em chúc thầy có thật nhiều sức khỏe và ngày càng thành công trêncon đường giảng dạy Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 5 tháng 11 năm 2023

NHÓM 11 – LỚP 48K32.1

Bài dự án viết Trang 1 27/

Trang 4

MỤC LỤC

A LỜI MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu tổng quát 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng: Nhận thức của sinh viên 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

B NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

1 TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

1.1 Khái niệm về ngành nghề 4

1.2 Tầm quan trọng của việc lựa chọn ngành nghề 4

1.3 Thực trạng của sinh viên trong việc chọn ngành nghề hiện nay 5

2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH VIÊN TRONG VIỆC CHỌN NGÀNH NGHỀ 8

2.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức sinh viên 8

2.2 Những tiêu chí để lựa chọn ngành nghề 11

2.3 Thuận lợi và khó khăn trong việc lựa chọn ngành nghề 14

2.4 Khuyến nghị 18

C KẾT LUẬN 20

D PHỤ LỤC 22

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

A LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngành nghề là vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống của con người Việc lựachọn đúng ngành nghề luôn là vấn đề nóng có vai trò rất lớn giúp sinh viên chọn đượcngành nghề phù hợp với bản thân, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội, góp phầnthúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững

Đây chính là vấn đề mà xã hội đang rất quan tâm, cũng như các bạn sinh viên nóiriêng và giới trẻ hiện nay nói chung cần hiểu rõ điểm mạnh của bản thân để nắm bắtnhững cơ hội quý báu về xu hướng thị trường như thế nào Từ việc đi đúng hướng sẽ giúpcho sinh viên cũng như toàn xã hội tránh được lãng phí tiền bạc và thời gian, đồng thờigóp phần khắc phục được sự mất cân bằng về nguồn nhân lực của xã hội Một số bài báohay bài nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng có rất nhiều sinh viên phải nhận những hậuquả tiêu cực và không như mong đợi Vì thế, trước khi lựa chọn ngành nghề đúng đắn,sinh viên cần phải suy nghĩ kỹ lưỡng khi đưa ra quyết định quan trọng cho tương lai saunày

Nhận thức được tầm quan trọng của việc lựa chọn đúng đắn về ngành nghề đối vớicác bạn sinh viên, bài dự án này của chúng em quyết định chọn chủ đề này Từ bài dự án,sinh viên có thể hiểu rõ được những tiêu chí để chọn ngành nghề phù hợp; thuận lợi vàkhó khăn; từ đó, giải pháp rút ra được khi nhận những hậu quả không mong muốn

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Phân tích, làm rõ về những vấn đề ảnh hưởng đến lựa chọn ngành nghề của sinhviên tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng; từ đó, đề xuất một số khuyến nghịgiúp sinh viên nhận thức đúng đắn hơn

2.2 Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Tổng quan chung về nhận thức của sinh viên trong lựa chọn ngànhnghề; tìm hiểu rõ về tầm quan trọng và thực trạng chung của sinh viên hiện nay về vấn đềtrên

Bài dự án viết Trang 2 27/

Trang 6

Mục tiêu 2: Xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng cũng như các tiêu chí màsinh viên ưu tiên khi chọn ngành nghề phù hợp Đồng thời, xác định rõ thuận lợi và khókhăn trong quyết định chọn ngành nghề.

Mục tiêu 3: Từ đó, đề xuất khuyến nghị cho sinh viên để nhận thức đúng đắn trong lựa chọn ngành nghề

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng: Nhận thức của sinh viên

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Thời gian nghiên cứu: Tiến hành khảo sát: Từ ngày 26 - 29/10/2023

Nội dung: Bài dự án tập trung phân tích về nhận thức của sinh viên trong lựa chọnngành nghề

4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu bằng cách sử dụng bảng khảo sát 100 bạn sinh viên ở trường Đại họcKinh tế - Đại học Đà Nẵng Qua đó, nhóm tổng hợp các ý kiến, tham khảo các bài viết,báo cáo có trước để đưa ra khái niệm, nhận xét, khuyến nghị để đưa ra các nhận xétkhách quan về chủ đề cần nghiên cứu Đồng thời, nhóm còn tìm hiểu và phân tích rõ vềcác vấn đề liên quan đến chủ đề nghiên cứu

Trang 7

B NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.1 Khái niệm về ngành nghề

Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, ngành ra đời là một hiện tượng tất yếu vàkhách quan phản ánh các nhu cầu cũng như sự phân công, phối hợp lao động của conngười trong quá trình lao động xã hội Khi xã hội ngày càng phát triển, các ngành có sựphân công và phối hợp với nhau ngày càng hoàn thiện hơn Trong quản lý Nhà nước,ngành có ý nghĩa rất quan trọng Nó phản ánh sự phân chia và sự phân công lao độngtrong quản lý nhằm tạo sự phù hợp nhất và đạt hiệu quả cao

Theo đó, ngành là tập hợp của các nghề không chỉ có đối tượng nghề nghiệp, yêucầu đối với người lao động khá giống nhau mà còn có chung mục đích hoạt động.Tiếp đến, nghề là một lĩnh vực đào tạo người lao động có tri thức, kinh nghiệm, kỹnăng cần thiết để tạo ra các sản phẩm vật chất hay dịch vụ có giá trị nhằm đáp ứng nhucầu của xã hội Nghề trong xã hội không phải cố định và cứng nhắc, mà nó giống nhưmột cơ thể sống, có sinh thành, phát triển và tiêu vong

Theo đó, nghề là những tập hợp của các chuyên môn có đối tượng nghề nghiệp, cóyêu cầu về người lao động, có mục đích hoạt động giống nhau nhưng khác nhau về côngviệc cụ thể

Thông thường, một ngành có thể có được nhiều nghề khác nhau; tuy nhiên, đối vớimột số trường hợp, một nghề có thể xuất phát từ nhiều ngành học

Tóm lại, ngành nghề là một khái niệm dùng để mô tả một lĩnh vực, các hoạt độngliên quan đến công việc, học tập, kỹ năng và kiến thức chuyên môn nhất định Có nhiềuloại ngành nghề khác nhau và mỗi ngành nghề có những yêu cầu nhất định về kiến thức,

kỹ năng và đào tạo riêng biệt

1.2 Tầm quan trọng của việc lựa chọn ngành nghề

Việc lựa chọn ngành nghề là một trong những quyết định quan trọng nhất mà mỗingười phải đưa ra trong cuộc đời Nó sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bản thân, cả về mặttài chính và cá nhân; đồng thời, nó cũng sẽ quyết định vị thế của bạn trong xã hội vànhững giá trị mà bạn có thể đóng góp cho cộng đồng

Bài dự án viết Trang 4 27/

Trang 8

Mỗi sinh viên đều mang trong mình những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau Việcđịnh hướng đúng nghề nghiệp cho bản thân là một điều thật sự rất cần thiết Có một sốbạn sinh viên đã có thể định hướng cho bản thân từ khi còn nhỏ; tuy nhiên, một số bạn cóthể mất rất nhiều thời gian để tìm ra con đường của mình Nhưng bất kể bạn xuất phát từđâu, điều quan trọng là bạn phải dành thời gian để suy nghĩ về những gì bạn cần làmtrong tương lai.

Khi bạn lựa chọn đúng nghề nghiệp của mình, bạn sẽ có niềm đam mê và sở thíchvới nó Bạn sẽ nhận được nhiều cơ hội phát triển bản thân, có thể thăng tiến trong côngviệc, có nguồn thu nhập cao, Ngoài ra, bạn sẽ cảm thấy mình có ích trong xã hội và tạo

ra những giá trị to lớn cho cộng đồng

Ngược lại, khi bạn lựa chọn sai nghề nghiệp của mình, bạn sẽ mất động lực tronghọc tập và công việc, ảnh hưởng đến thu nhập, cơ hội thăng tiến không cao và còn ảnhhưởng đến gia đình, bạn bè

Từ đó, chúng ta thấy được rằng việc sinh viên cần nhận thức đúng đắn trong lựachọn ngành nghề là một điều vô cùng quan trọng

1.3 Thực trạng của sinh viên trong việc chọn ngành nghề hiện nay

Mỗi năm, trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng tuyển sinh hơn 3.000 sinh viên

hệ chính quy, trong đó đa số sinh viên không nhận thức rõ ngành mình đang theo họccũng như chưa xác định được nghề nghiệp tương lai của bản thân

Qua đó, nhóm đã tiến hành khảo sát trên 100 bạn sinh viên để đánh giá chung vềthực trạng của sinh viên trong việc chọn ngành nghề hiện nay

Trang 9

Theo khảo sát, sinh viên ngày nay thường tìm kiếm những ngành nghề có triển vọngtrong tương lai, có nhu cầu tuyển dụng cao và tiềm năng phát triển, chiếm tỉ lệ đến 52%.Các ngành ở trường ĐHKT - ĐHĐN bao gồm những ngành học luôn thu hút rất nhiều sựquan tâm từ các bạn sinh viên Đó cũng là một trong những tiêu chí quan trọng khi cácbạn quyết định chọn ngành nghề

Quan sát trong biểu đồ Tiêu chí, tiêu chí “Triển vọng trong tương lai” là tiêu chíđược đánh giá cao nhất và cũng là sự ưu tiên hàng đầu mà các bạn sinh viên quan tâmnhất Tiếp theo, tiêu chí “Phù hợp với bản thân” cũng là tiêu chí đóng vai trò rất quantrọng khi quyết định chọn ngành nghề Ngoài ra, các tiêu chí khác cũng được các bạnsinh viên khá quan tâm, thường nằm ở mức trung bình

Để có được nguồn tham khảo cho quá trình chọn ngành nghề của mình, sinh viênthường ưu tiên chọn các tài liệu trên Internet, TV, (72%) Vì đó là nguồn thông tin dễtiếp cận với xu hướng của thị trường, cũng như giải đáp được những khó khăn mà sinhBài dự án viết Trang 6 27/

Trang 10

viên mắc phải khi quyết định chọn ngành nghề phù hợp Ngoài ra, sinh viên cũng chọnngành theo ý thức của bản thân (42%), người đi trước (39%), tư vấn từ gia đình và thầy

cô (33%),

Theo biểu đồ khảo sát bên trên, mức độ hài lòng của sinh viên về công việc/học tậphiện tại nằm chủ yếu từ mức 5 - 8 (theo thang đo từ 1 - 10); trong đó, mức 7 và 8 đượcsinh viên đánh giá nhiều nhất (chiếm 20%) Các mức độ từ 1 - 3 được đánh giá thấp nhất.Qua đó, cho thấy sinh viên khá hài lòng với công việc cũng như học tập hiện tại củamình

Dựa vào biểu đồ, tình trạng công việc/học tập hiện tại và dự định trong tương laicủa sinh viên là làm việc đúng chuyên ngành (chiếm đa số với tỉ lệ 47%) Qua đó, ta thấycác bạn sinh viên vẫn mong muốn làm việc đúng với những gì mình đã học mặc dù vẫnchưa xác định rõ niềm đam mê cả bản thân Ngoài ra, sinh viên cũng lựa chọn học tiếp

Trang 11

với tỉ lệ 19%; tỉ lệ vừa đi học và vừa đi làm là 18%; làm việc trái ngành chiếm 12% vàhọc thêm ngành khác chiếm tỉ lệ thấp nhất.

Ngoài ra, sinh viên còn mơ hồ, chưa xác định rõ niềm đam mê của bản thân đối vớingành nghề mình đang học, chiếm tỉ lệ đến 60% Bên cạnh đó, các yếu tố về tài chính(40%), thiếu thông tin về ngành nghề (36%), gia đình (23%), cùng là những khó khănkhi sinh viên đưa ra lựa chọn ngành nghề của mình

Khi gặp công việc/học tập không mong muốn, giải pháp mà sinh viên ưu tiên là vẫn

cố gắng thực hiện tiếp công việc/học tập hiện tại (59%) Một số bạn quyết định tìm nghềkhác phù hợp với bản thân chiếm tỉ lệ 20% Ngoài ra, một số giải pháp khác chiếm tỷ lệkhá thấp

Bài dự án viết Trang 8 27/

Trang 12

2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH VIÊN TRONG VIỆC CHỌN NGÀNH NGHỀ

2.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức sinh viên

Bài nghiên cứu của S.L.Thomsen và M.Wittich (2009) đã chứng minh và đưa ra chocác bạn trẻ những công việc tốt để lựa chọn, những công việc mà xã hội đang cần, vàcũng đã chỉ ra được sự thành công của các trang, các kênh tìm kiếm việc làm Hiện nay,với thời đại công nghệ tìm kiếm một ngành học đảm bảo về việc làm sau khi tốt nghiệptrên internet đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn khi có nhu cầu định hướng ngành mình sẽtheo đuổi Thời đại 4.0 cả thế giới và xã hội đang rất ưa chuộng các công việc liên quanđến kỹ thuật, liên quan đến công nghệ số Nó luôn được giới thiệu như những ngành nghềnổi bật, những ngành sẽ có bước phát triển vượt bậc trong tương lai Đây cũng là cácngành nghề mà đại đa số các bạn trẻ hiện nay chọn để học tập và sẽ gắn bó trong tươnglai: logistics, công nghệ thông tin, Không chỉ có các bạn nam mà các bạn nữ trongngành kĩ thuật cũng ngày càng tăng cao Nói tóm lại, việc ưu tiên lựa chọn những ngành

mà xã hội đang cần luôn là ưu tiên hàng đầu của các bạn khi chọn ngành Và để ViệtNam tiến lên thành nước hiện đại thì rất cần chú trọng đến nguồn nhân lực công nghệcao, vì thế nhiều bạn trẻ lựa chọn thì Việt Nam càng có nguồn nhân lực trí óc càng nhiều.Nhóm đã tiến hành khảo sát trên 100 bạn sinh viên để đánh giá những yếu tố ảnhhưởng tới nhận thức của sinh viên trong việc chọn ngành nghề hiện nay Theo khảo sát,sinh viên ngày nay thường tìm kiếm những ngành nghề có nhiều cơ hội việc làm trongtương lai, chiếm tỉ lệ đến 52%, tiếp theo là “Sở thích” chiếm 46% ,thấp hơn là “Ngànhnghề đang xu hướng” chiếm 26%, tiếp theo là “Theo ý kiến gia đình” chiếm 26% còn lại

là ít phần trăm yếu tố khác

2.1.1 Mong muốn của cha mẹ/Áp lực của cha mẹ

Lựa chọn nghề nghiệp chỉ để đáp ứng mong đợi của cha mẹ là quyết định phổ biếnnhất của sinh viên ở giai đoạn đầu, điều mà sau này họ có xu hướng hối hận Theo mặcđịnh, hầu hết sinh viên từ các gia đình kinh doanh đều phải chọn thương mại Một sốngười chống lại áp lực của cha mẹ dẫn đến một biểu đồ nghề nghiệp không thành công.Nếu cha mẹ quá cứng nhắc áp đặt và con cái đã nỗ lực để thuyết phục mà vẫn không thayđổi, buộc phải làm theo dù không mong muốn và người trẻ không đủ linh hoạt để họcthêm các môn khác, làm thêm các công việc khác thì dễ dẫn đến tình trạng chán nản,

Trang 13

buông xuôi Điều dễ thấy nhất là sự chán chường, thậm chí không đủ kiên nhẫn theo hếtchương trình học khiến lãng phí mấy năm tuổi trẻ hoặc dù học ra cũng sẽ rơi vào thấtnghiệp, vì bản thân từ đầu đã không muốn thì khi đi làm nếu thấy không hòa hợp sẽ dừnglại Điều tệ nhất là các bạn sẽ mất niềm tin, oán hận, trách móc cha mẹ thế này thế kiatrong khi thực chất là cha mẹ muốn tốt cho con nhưng không thể giao thoa Những ảnhhưởng như vậy dưới vỏ bọc tuân theo mong muốn của người giám hộ được coi là không

có kết quả đối với học sinh về lâu dài

2.1.2 Thuyết phục ngang hàng

Đây là cách dễ nhất để thoát khỏi việc tự quyết định Hầu hết các sinh viên đềumuốn đi theo đám đông để đến đích Theo dõi bạn bè của bạn là hoạt động thịnh hànhnhất có thể thấy được trong quá trình lựa chọn trường đại học/cao đẳng Lựa chọn đa sốhay là theo xu hướng được coi là sự lựa chọn tốt nhất Lối suy nghĩ này đã làm tăng sốlượng sinh viên thuộc nhóm tầm thường, nơi sinh viên không thành công trong sự nghiệp

và chỉ tiếp tục duy trì nó với thành tích trung bình Như đã đề cập ở trên, bạn không nênchọn nghề theo xu hướng và cũng không nên chọn nghề theo đám đông Dù bạn chọn họctrường nào, ngành nào thì cũng cần dựa vào năng lực, sở thích trước hết bởi có thể nămnay ngành này đang “hot” nhưng 3-4 năm sau nó sẽ không còn phù hợp

2.1.3 Tiềm năng và sở thích

Tiềm năng và sở thích của sinh viên có thể là yếu tố ảnh hưởng chính đáng để lựachọn nghề nghiệp Trong Thuyết con Nhím (Hedgehog concept) mà Jim Collins đã đềcập đến trong cuốn sách kinh điểm "Good to great" năm 2001, sở thích của bạn là mộttrong những nhân tố chính để tương tác và xác định được ngành nghề nào là đúng, là phùhợp với bạn Và các nhân tố chính khác phải lưu tâm cùng là Năng lực của bạn - thứ bạngiỏi, và Nhu cầu thị trường lao động - thứ xã hội cần Rất ít người có thể xác định đượctiềm năng của mình và lựa chọn môn học dựa trên đó Một nghề nghiệp được lựa chọntrên cơ sở tiềm năng của một người sẽ có nhiều triển vọng đảm bảo thành công hơn

2.1.4 Định hướng cá tính

Hầu hết mọi người chọn lĩnh vực họ quan tâm dựa trên tính cách của họ Ngược lạicũng có thể xảy ra khi nghề nghiệp chọn họ dựa trên tính cách của họ Ở đây tính cáchkhông chỉ bao gồm sự thể hiện bên ngoài của học sinh mà còn bao gồm nhận thức củabạn về xã hội Một người giao tiếp tốt, có khả năng sử dụng tốt các kỹ năng ngôn ngữ củaBài dự án viết Trang 10 27/

Ngày đăng: 28/05/2024, 16:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w