1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật rò hậu môn tại bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2023

96 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật rò hậu môn tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2023
Tác giả Phương Văn Nam
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Xuân Hùng, PGS.TS. Lê Bạch Mai
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Điều dưỡng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 2,51 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (13)
    • 1.1.1. Giải phẫu (13)
    • 1.1.2. Sinh lý (19)
    • 1.2.1. Điều trị áp xe cạnh hậu môn (20)
    • 1.2.2. Điều trị rò hậu môn (22)
    • 1.3.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống (23)
    • 1.3.2. Phương pháp trực tiếp (23)
    • 1.3.3. Phương pháp gián tiếp (24)
    • 1.3.4. Bộ câu hỏi đánh giá CLCS người bệnh mất tự chủ sau phẫu thuật rò hậu môn (25)
    • 1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới (26)
    • 1.4.2. Nghiên cứu tại Việt Nam (27)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (29)
    • 2.1.1. Nghiên cứu định lượng (29)
    • 2.1.2. Nghiên cứu định tính (29)
    • 2.1.3. Thời gian nghiên cứu (29)
    • 2.1.4. Địa điểm nghiên cứu (30)
    • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu (30)
    • 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu trong NC định lượng (30)
    • 2.2.3. Cỡ mẫu trong NC định tính (30)
    • 2.3.1. Công cụ trong NC định lượng (31)
    • 2.3.2. Kỹ thuật thu thập số liệu trong NC định lượng (31)
    • 2.3.3. Quy trình (31)
    • 2.3.4. Nghiên cứu định tính (32)
    • 2.4.1. Bảng tổng hợp các mục tiêu và chỉ số nghiên cứu (32)
    • 2.4.2. Biến số nghiên cứu chính (34)
    • 2.5.1. Công cụ thu thập số liệu (34)
    • 2.5.2. Cấu trúc bộ công cụ (35)
    • 2.5.3. Đánh giá độ tin cậy của bộ câu hỏi (35)
    • 2.6.1. Nghiên cứu định lượng (36)
    • 2.6.2. Nghiên cứu định tính (36)
    • 2.7.1. Sai số (36)
    • 2.7.2. Biện pháp khắc phục (37)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (38)
    • 3.1.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu (38)
    • 3.1.2. Đặc điểm về tình trạng bệnh của đối tượng nghiên cứu (41)
    • 3.1.3. Một số yếu tố, lĩnh vực trong cuộc sống của ĐTNC (44)
    • 3.2.1. Chất lượng cuộc sống trước phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu (45)
    • 3.2.2. Chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu (48)
    • 3.3.1. Một số yếu liên quan đến CLCS trước mổ của ĐTNC (52)
    • 3.3.2. Một số yếu liên quan đến CLCS sau mổ của ĐTNC (54)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (60)
    • 4.2.1. Sức khỏe thể chất của người bệnh (65)
    • 4.2.2. Sức khỏe tinh thần của người bệnh (66)
    • 4.2.3. Chất lượng cuộc sống về vấn đề đại tiện của người bệnh (68)
    • 4.2.4. Chất lượng cuộc sống tình dục của người bệnh (68)
    • 4.2.5. Chất lượng cuộc sống chung của người bệnh (68)
    • 4.3.1. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống trước phẫu thuật (69)
    • 4.3.2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật (70)
  • KẾT LUẬN (76)
  • PHỤ LỤC (83)

Nội dung

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ NB NNNB CS CLCS HM RHM HMTT PT BHYT NVYT Người bệnh Người nhà người bệnh Cộng sự Chất lượng cuộc sống Hậu môn Rò hậu môn Hậu môn trực

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu định lượng

Tất cả người bệnh phẫu thuật rò hậu môn tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

* Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu

+ Người bệnh trên 18 tuổi, không phân biệt nam nữ, nghề nghiệp đồng ý tham gia nghiên cứu

+ Người bệnh đủ khả năng nghe nói tiếng Việt và nhận thức được công việc tiến hành với nhân viên y tế

+ Hồ sơ bệnh án đầy đủ

* Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu

- Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu

- Người bệnh không đủ minh mẫn, đang trong tình trạng cấp cứu không thể tham gia tại thời điểm nghiên cứu

- Hồ sơ bệnh án không đầy đủ.

Nghiên cứu định tính

Người bệnh có điểm chất lượng cuộc sống cao và thấp trước và sau phẫu thuật rò hậu môn tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

* Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu

+ Người bệnh trong NC định lượng có kết quả chất lượng cuộc sống cao và thấp nhất.

Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 9 năm 2023

Địa điểm nghiên cứu

Tại 6 khoa lâm sàng Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức: Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng- Tầng sinh môn, khoa Phẫu thuật tiêu hoá, khoa Điều trị theo yêu cầu, Khoa PT cấp cứu tiêu hóa, Ung bướu, PT nhiễm khuẩn

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp với nghiên cứu định tính.

Cỡ mẫu và cách chọn mẫu trong NC định lượng

- n là cỡ mẫu cần nghiên cứu - p là tỷ lệ (tham khảo = 30 % người có CLCS thấp) [8]

- d là khoảng sai lệch mong muốn = 6,5%

- Cỡ mẫu tính được khoảng gần 200 Tuy nhiên, trong thời gian lấy mẫu chúng tôi đã chọn được 223 người bệnh đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu

Các đối tượng tham gia nghiên cứu được chọn thuận tiện tại 6 khoa lâm sàng Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

• Cách chọn mẫu Đối tượng nghiên cứu được chọn thuận tiện Trước mổ người bệnh gặp nghiên cứu viên để giải thích nội dung bộ câu hỏi và mời tham gia nghiên cứu Người bệnh được phát bộ câu hỏi và được hướng dẫn tự trả lời vào phiếu nội dung trước phẫu thuật, sau phẫu thuật Sau khi hoàn thành phiếu trả lời thì nộp lại cho nghiên cứu viên ngày khám lại sau mổ.

Cỡ mẫu trong NC định tính

• Cỡ mẫu : Chọn 6 người bệnh (3 nam và 3 nữ)

• Cách chọn mẫu : chọn mẫu có chủ đích, sau khi có kết quả NC định lượng chúng

Thư viện ĐH Thăng Long

21 tôi lựa chọn ra 3 nam và 3 nữ có kết quả chất lượng cuộc sống cao và chưa cao để phỏng vấn sâu

Phương pháp thu thập số liệu

Công cụ trong NC định lượng

Công cụ thu thập số liệu là phiếu phỏng vấn đánh giá CLCS của người bệnh sau phẫu thuật rò hậu môn SF 36 và bộ câu hỏi đánh giá CLCS ở người bệnh mất tự chủ hậu môn.

Kỹ thuật thu thập số liệu trong NC định lượng

✓ Số liệu được thu thập thông qua hồ sơ bệnh án bằng phỏng vấn gián tiếp thông qua bộ câu hỏi tự điền

✓ Điều tra viên chính là nghiên cứu viên(NCV) trực tiếp tiến hành thu thập thông tin

NCV là người không tham gia trực tiếp tiến hành chăm sóc và điều trị cho người bệnh rò hậu môn (RHM).

Quy trình

- Bước 1: Sau khi Hội đồng trường Đại học Thăng Long duyệt đề cương, NCV chính sẽ xin phép Lãnh đạo Bệnh viện và các khoa phòng có liên quan để xin phép tiến hành lấy số liệu

- Bước 2: Gặp và giải thích mục tiêu nghiên cứu với Ban lãnh đạo các khoa phòng có NB phẫu thuật RHM và các bên có liên quan

- Bước 3: NCV tiếp cận đối tượng nghiên cứu(ĐTNC), xem xét có đáp ứng được các tiêu chuẩn thì chọn làm ĐTNC tại khoa điều trị ngày trước mổ để giải thích về mục đích của nghiên cứu cũng như quyền của người tham gia nghiên cứu

- Bước 4: Tiến hành phát phiếu nghiên cứu cho ĐTNC, thời gian để họ hoàn thành bộ câu hỏi trước mổ là 01 ngày Sau đó NCV hướng dẫn ĐTNC hoàn thành bộ câu hỏi phần sau mổ ít nhất 4 tuần, thu lại phiếu ngày khám lại sau mổ và mã hoá các câu trả lời

Nghiên cứu định tính

Công cụ thu thập số liệu

Bộ công cụ nghiên cứu định tính là bộ câu hỏi phỏng vấn sâu đã được xây dựng nhằm thu thập thông tin về chất lượng cuộc sống của người bệnh PT RHM

Cách thu thập số liệu

Sau khi có kết quả phân tích định lượng, chúng tôi lọc ra 6 người bệnh bất kỳ gồm 3 nam và 3 nữ có kết quả chất lượng cuộc sống cao và chưa cao để phỏng vấn sâu

- Hình thức: Phỏng vấn sâu từng người bệnh

- Thời gian phỏng vấn: 25 – 30 phút/người

- Địa điểm: tại phòng tư vấn của Khoa

- Nội dung phỏng vấn: câu hỏi phỏng vấn sâu về chất lượng cuộc sống của họ và những yếu tố nào chi phối hay ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống nhất

- Dụng cụ, phương tiện phục vụ phỏng vấn: sổ ghi chép, máy ghi âm, bộ câu hỏi phỏng vấn sâu

Các biến số nghiên cứu

Bảng tổng hợp các mục tiêu và chỉ số nghiên cứu

TT Các biến số nghiên cứu Các chỉ số Phương pháp thu thập Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

1 Các biến số nhân khẩu học:

Số lượng và Tỷ lệ % Phiếu phỏng vấn tự điền

(% chẩn đoán bệnh, % các phương pháp phẫu thuật, thời gian bị RHM; có bệnh lý đi kèm )

Số lượng và Tỷ lệ % Bệnh án

3 Hỗ trợ, chăm sóc của người nhà:

Tỷ lệ % hợp tác tốt, trung bình, kém

Số lượng và Tỷ lệ % Phiếu phỏng vấn tự điền

Thư viện ĐH Thăng Long

23 4 Hỗ trợ, chăm sóc điều dưỡng:

Tỷ lệ % tốt, trung bình, kém

Số lượng và Tỷ lệ % Phiếu phỏng vấn tự điền

Mục tiêu 1: Mô tả CLCS của NB trước và sau phẫu thuật rò hậu môn

Chung Từng nhóm tiêu chí:

2 Tâm lý 3 Đại tiện 4 Tình dục

Trung bình và độ lệch chuẩn ( M  SD)

Phiếu phỏng vấn tự điền

6 Người bệnh có CLCS thấp

Chung Từng nhóm tiêu chí:

2 Tâm lý 3 Đại tiện 4 Tình dục

Số lượng và Tỷ lệ % Phiếu phỏng vấn tự điền

7 Phân bố % số NB có CLCS thấp theo các yếu tố: Nhân khẩu học, đặc điểm người bệnh,

Số lượng và Tỷ lệ % Phiếu phỏng vấn tự điền và bệnh án

Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố liên quan đến CLCS của NB trước và sau phẫu thuật rò hậu môn

8 Liên quan giữa CLCS với các chỉ số nhân khẩu học, người bệnh, hỗ trợ của người nhà và chăm sóc điều dưỡng

Tính các chỉ số dựa trên bảng tính 2 x 2: OR, Lr, test thống kê so sánh các tỷ lệ

Phiếu phỏng vấn tự điền và bệnh án

24 Phân tích hồi quy logistics giữa tỷ lệ có CLCS thấp với các nhóm yếu tố liên quan qua tính OR đa biến

Trên phần mềm SPSS (logistics regression)

9 Phân tích tương quan: phân tích mối liên quan giữa số điểm CLCS với một số biến định lượng khác (tuổi, thời gian bị bệnh rò hậu môn, )

Tính hệ số OR trên phần mềm thống kê SPSS (Corelation)

Phiếu phỏng vấn tự điền và bệnh án

Biến số nghiên cứu chính

- Biến phụ thuộc: Chất lượng cuộc sống

- Biến độc lập: Biến nhân khẩu học (tuổi, giới, trình độ, tình trạng hôn nhân…), biến đặc điểm bệnh, biến sự hỗ trợ của những người xung quanh (gia đình, bạn bè, xã hội, NVYT)

Khái niệm thước đo, tiêu chuẩn đánh giá

Công cụ thu thập số liệu

Công cụ thu thập số liệu là phiếu phỏng vấn đánh giá CLCS của người bệnh sau phẫu thuật rò hậu môn SF - 36 và bộ câu hỏi đánh gía CLCS ở người bệnh mất tự chủ hậu môn SF- 36 là một trong những bộ công cụ đánh giá CLCS chung được sử dụng rộng rãi nhất SF - 36 gồm có 36 câu hỏi chia ra làm 8 đề mục nhỏ: Sức khỏe thể chất, giới hạn năng lực do sức khỏe thể chất, mức đau, sức khỏe nói chung, sức sống, chức năng xã hội, giới hạn năng lực do cảm xúc, sức khỏe tinh thần Bộ công cụ SF - 36 có thể được dùng đơn lẻ do tính chất tổng quát, tổng hợp, dễ áp dụng nhưng cũng thường được dùng kết hợp với bộ công cụ khác cho đối tượng và bệnh lý khác nhau khi cần những đánh giá sâu hơn

Dữ liệu thu thập bằng cách sử dụng bộ câu hỏi (phụ lục1), câu hỏi về thông tin NB và nhân khẩu học (phần I), câu hỏi đánh giá về CLCS trước và mổ (phần II)

Thư viện ĐH Thăng Long

Cấu trúc bộ công cụ

Cấu trúc bộ câu hỏi có 2 phần:

- Phần I: Thông tin chung NB và nhân khẩu học

Bao gồm các câu hỏi về đặc điểm nhân khẩu học, tình trạng sức khoẻ của NB đối với câu hỏi liên quan đến bệnh sẽ tham khảo hồ sơ bệnh án và tự điền

- Phần II: Thang đo chất lượng cuộc sống trước và sau mổ

MOS SF-36 (Medical Outcomes Study short form - 36) - bộ câu hỏi ngắn 36 mục trong điều tra y tế SF - 36 là bộ công cụ đo lường sức khỏe tổng hợp do RAND Corporation - Mỹ phát triển từ năm 1993 để phục vụ cho các nghiên cứu về bảo hiểm y tế và kết quả y tế SF- 36 là một trong những bộ công cụ đánh giá CLCS chung được sử dụng rộng rãi nhất SF - 36 gồm có 36 câu hỏi chia ra làm 8 đề mục nhỏ: Sức khỏe thể chất, giới hạn năng lực do sức khỏe thể chất, mức đau, sức khỏe nói chung, sức sống, chức năng xã hội, giới hạn năng lực do cảm xúc, sức khỏe tinh thần

Cách tính điểm: Mỗi câu được tính từ 0-100 điểm, điểm càng cao chất lượng cuộc sống càng tốt (Phụ lục 3): Điểm sức khỏe thể chất được tính bằng trung bình điểm các mục số 1,2,3,và 4 Điểm sức khỏe tinh thần được tính bằng trung bình các điểm của các mục: 5,6,7 và 8 Điểm chất lượng cuộc sống chung được tính bằng trung bình của các điểm sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần

Cách phân loại chất lượng cuộc sống: Sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống chung được phân thành 3 mức như sau:

+ Chất lượng kém: 0-50 điểm + Chất lượng trung bình: 51-75 điểm

+ Chất lượng tốt/ khá: 76-100 điểm.

Đánh giá độ tin cậy của bộ câu hỏi

Độ tin cậy và tính giá trị của bộ câu hỏi phiên bản tiếng Việt được thực hiện kiểm định qua các bước sau:

- Bước 1: Bộ công cụ được gửi đến 2 bác sỹ và 3 điều dưỡng trong lĩnh vực chăm

26 sóc NB trĩ, rò hậu môn để góp ý, phản biện các nội dung liên quan trong từng lĩnh vực của bộ câu hỏi Các chuyên gia được yêu cầu phản biện về các khía cạnh: Tính phù hợp, tính rõ nghĩa, tính thực tiễn

- Bước 2: Sau khi chỉnh sửa với những góp ý phản biện của nhóm chuyên gia, bộ câu hỏi được gửi đến 5 đại diện với các trình độ khác nhau (2 đại học, 2 THPT, 1 nông dân) để xin ý kiến phản hồi về mức độ rõ nghĩa của nội dung các câu hỏi

- Bước 3: Một nghiên cứu thử nghiệm với 30 NB được tiến hành nhằm khẳng định bộ công cụ (Cronbach’s anpha) Giá trị Cronbach anpha >= 0.6 là chấp nhận được

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Nghiên cứu định lượng

Phần mềm SPSS 20.0 sẽ được sử dụng để phân tích số liệu

Sau khi nhập số liệu, 10% số phiếu sẽ được kiểm tra ngẫu nhiên Các bước làm sạch số liệu chuẩn sẽ được sử dụng Các biến sẽ được mổ tả với trung bình (SD độ lệch chuẩn) và trung vị (max, min) Các biến số định tính được so sánh các tỷ lệ bằng kiểm định chi-square

Phân tích mối liên quan giữa các đặc tính nhân khẩu học, tình trạng bệnh và các yếu tố liên quan khác (các biến thứ hạng hoặc định danh) với CLCS của NB (biến nhị phân - CLCS thấp và không thấp) bằng kiểm định Khi bình phương

NB được phỏng vấn khi có chỉ định mổ và thu thập số liệu khi khám lại tại các phòng khám chuyên khoa của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Nghiên cứu định tính

Gỡ băng phỏng vấn Ghi lại các nội dung câu trả lời của NB theo từng câu hỏi sàng lọc và ghi nhận kết quả

Sai số và biện pháp khắc phục

Sai số

- Sai số do người trả lời phỏng vấn: Do những câu hỏi về hoạt động tình dục mang tính tế nhị nên rất dễ dẫn đến sẽ có câu trả lời sai lệch khi điền phiếu Đối tượng nghiên cứu đôi khi trả lời đại khái làm cho đánh giá sai về CLCS của mình

- Sai số trong quá trình thu thập thông tin: Lựa chọn nhầm hoặc sẽ bỏ qua đối tượng

Thư viện ĐH Thăng Long

- Sai số có thể trong quá trình nhập số liệu.

Biện pháp khắc phục

- Đối với sai số có thể trong quá trình thu thập số liệu: sẽ giám sát, kiểm tra số liệu tại thực địa

- Đối với sai số có thể trong quá trình làm sạch số liệu và nhập số liệu: sẽ đọc phiếu và làm sạch trước khi nhập số liệu

- Làm sạch các số liệu bị thiếu và số liệu không hợp lý trước khi phân tích

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Đề tài có nội dung nghiên cứu phù hợp, được sự chấp thuận và đồng ý của Ban giám hiệu, hội đồng đề cương trường Đại học Thăng Long, Ban giám đốc Bệnh viện Việt Đức, cũng như các khoa phòng liên quan khác trong bệnh viện

- Phương pháp điều trị được chỉ định sau khi đã hội chẩn toàn khoa, toàn viện với các phẫu thuật viên chuyên khoa

- Mọi thông tin về cá nhân của NB sẽ được tuyệt đối giữ kín Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Đặc điểm về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n = 223)

Nhân khẩu học Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: đa số đối tượng nghiên cứu có giới tính nam chiếm 85,7%; tuổi trung bình là

41,51, trong đó dưới 40 tuổi là 49,8%, từ 40 – 59 tuổi chiếm 39,0%; sống tại Hà Nội là 29,1%; dân tộc Kinh là 96,9%

Thư viện ĐH Thăng Long

Biểu đồ 3.1 Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu (n = 223)

Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn là THCS/THPT chiếm 69,1%,

Biểu đồ 3.2 Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n = 223)

Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp là nông dân chiếm 50,7%, công nhân viên chức chiếm 34,1%, hưu trí chiếm 9,4%

Tiểu học THCS/THPT CĐ/ĐH

Nông dân Học sinh/Sinh viên

Biểu đồ 3.3 Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu (n = 223) Nhận xét: hầu hết đối tượng nghiên cứu có gia đình chiếm 84,3%, độc thân chiếm 13,5%

Biểu đồ 3.4 Người chăm sóc tại nhà của đối tượng nghiên cứu (n = 223)

Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có người thân chăm sóc tại nhà là 56,1%, tự chăm sóc là 43,9%

90% Độc thân Có gia đình Ly hôn/góa

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 3.2 Đặc điểm về chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu (n = 223)

Chỉ số BMI Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: chỉ số BMI trung bình là 22,72, trong đó tỷ lệ thừa cân/béo phì là 45,3%, nhẹ cân là 1,3%.

Đặc điểm về tình trạng bệnh của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.3 Thời gian nằm viện của đối tượng nghiên cứu (n = 223)

Thời gian nằm viện Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: số ngày nằm viện trước mổ trung bình là 1,17 ngày, trong đó từ 1 ngày trở xuống là 91,5%; số ngày nằm viện sau mổ trung bình là 4,57 ngày, trong đó từ 3 – 5 ngày là 61,9%, trên 5 ngày là 25,5%

Biểu đồ 3.5 Chẩn đoán bệnh của đối tượng nghiên cứu (n = 223)

Nhận xét: đa số đối tượng nghiên cứu có chẩn đoán là rò đơn chiếm 63,2%, rò kép là

16,1%, rò móng ngựa là 11,7%, rò tái phát là 5,8%, áp xe là 3,1%

Biểu đồ 3.6 Thời gian mắc rò hậu môn của ĐTNC (n = 223)

Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu mắc rò hậu môn từ 1 – 3 tháng là 70,9%, từ 3 – 6 tháng là 20,2%, từ 6 – 12 tháng là 5,4%, trên 12 tháng là 3,6%

Rò đơn Rò kép Rò móng ngựa Rò tái phát Áp xe

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 3.4 Đặc điểm về cuộc mổ của ĐTNC (n = 223) Đặc điểm về cuộc mổ Số lượng Tỷ lệ (%)

Lấy toàn bộ đường rò đóng lỗ trong

Nhận xét: hầu hết đối tượng nghiên cứu là mổ phiên chiếm 96,9%; phương pháp mổ: mở ngỏ đường rò là 49,3%, lấy toàn bộ đường rò đóng lỗ trong là 36,3%, hạ thấp đường rò là 17,9%, dẫn lưu ổ áp xe là 17,5%, làm sạch ổ áp xe là 13,0%

Một số yếu tố, lĩnh vực trong cuộc sống của ĐTNC

STT Lĩnh vực cuộc sống Số lượng Tỷ lệ (%)

Làm việc toàn thời gian 180 80,7

Làm việc bán thời gian 18 8,1 Đã nghỉ hưu 23 10,3

Thay đổi công việc do rò hậu môn 9 4,0

BHYT chi trả toàn bộ 179 80,3

BHYT chi trả một phần 32 14,3

Thay đổi trang phục sau khi mổ rò hậu môn 101 45,3

Mất tự tin do thay đổi trang phục 98 43,9

4 Chế độ ăn Điều chỉnh chế độ ăn vì rò hậu môn 200 89,7

Chán ăn, ăn không ngon do điều chỉnh chế độ ăn 182 81,6

Sợ khi ăn uống phải đi ngoài sẽ ảnh hưởng đến vết mổ 122 54,7

Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu làm việc toàn thời gian là 80,7%; có bảo hiểm y tế là 94,6%; trang phục: thay đổi trang phục là 45,3%, mất tự tin do thay đổi trang phục là 43,9%; chế độ ăn: chán ăn là 81,6%, sợ ăn uống ảnh hưởng đến vết mổ là 54,7%

Kết quả phỏng vấn sâu:

“ Từ khi tôi bị bệnh, tôi phải thay đổi quần cho rộng hơn vì mặc quần chật nó rất khó chịu Tôi đi lại khó khăn và khá ngại với các trang phục đó”

Thư viện ĐH Thăng Long

35 “Mỗi lần đi vệ sinh là mỗi lần áp lực cô chú ạ Từ khi bị bệnh tôi uống nước ít đi và ăn cũng ít đi để hạn chế đi vệ sinh Nhưng bây giờ mổ rồi được các bác sĩ hướng dẫn cách ăn uống nên tôi thấy đỡ lo lắng hẳn, tôi biết cách thực hiện ăn uống đúng chế độ”

Chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu

Chất lượng cuộc sống trước phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu

Chất lượng cuộc sống trước phẫu thuật

Kém Trung bình Tốt/khá

Sự giới hạn vai trò do sức khỏe thể chất

Tình hình sức khỏe chung 221 (99,1%) 1 (0,4%) 1 (0,4%)

Sức khỏe thể chất chung 181 (81,2%) 37 (16,6%) 5 (2,2%)

Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có chất lượng cuộc sống về sức khỏe thể chất ở mức kém là 81,2%, trung bình là 16,6%, tốt/khá là 2,2%

Bảng 3.7 Sức khỏe tinh thần trước phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu (n = 223)

Chất lượng cuộc sống trước phẫu thuật

Kém Trung bình Tốt/khá

Sự giới hạn vai trò do các vấn đề về tinh thần 171 (76,7%) 6 (2,7%) 46 (20,6%) Năng lượng sống/sự mệt mỏi 188 (84,3%) 30 (13,5%) 5 (2,2%) Trạng thái tâm lý 207 (92,8%) 16 (7,2%) 0 (0%)

Sức khỏe tinh thần chung 177 (79,4%) 41 (18,4%) 5 (2,2%)

Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có chất lượng cuộc sống về sức khỏe tinh thần ở mức kém là 79,4%, trung bình là 18,4%, tốt/khá là 2,2%

Bảng 3.8 Ảnh hưởng về vấn đề đi đại tiện trước phẫu thuật của ĐTNC (n = 223)

Chất lượng cuộc sống trước phẫu thuật

Kém Trung bình Tốt/khá

Không thể kiểm soát việc đại tiện

Không thể nhịn đại điện để có thể vào nhà vệ sinh

Rò rỉ phân mà không nhận biết được 180 (80,7%) 40 (17,9%) 3 (1,3%)

Vấn đề đại tiện chung 174 (78,0%) 46 (20,6%) 3 (1,3%)

Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có vấn đề đại tiện ở mức kém là 78,0%, trung bình là 20,6%, tốt/khá là 1,3%

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 3.9 Chất lượng tình dục trước phẫu thuật của ĐTNC (n = 223)

Chất lượng cuộc sống trước phẫu thuật

Kém Trung bình Tốt/khá

Duy trì đời sống tình dục trước phẫu thuật

210 (94,2%) 12 (5,4%) 1 (0,4%) Đời sống tình dục viên mãn 186 (83,5%) 36 (16,1%) 1 (0,4%)

Chất lượng tình dục chung 195 (87,4%) 27 (12,1%) 1 (0,4%)

Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có chất lượng tình dục ở mức kém là 87,4%, trung bình là 12,1%, tốt/khá là 0,4%

Biểu đồ 3.7 Chất lượng cuộc sống trước phẫu thuật của ĐTNC (n = 223)

Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có chất lượng cuộc sống trước phẫu thuật ở mức kém là 79,8%, trung bình/khá là 20,2%

Chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu

Chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật

Kém Trung bình Tốt/khá

Sự giới hạn vai trò do sức khỏe thể chất

Tình hình sức khỏe chung 24 (10,8%) 184 (82,5%) 15 (6,7%)

Sức khỏe thể chất chung 45 (20,2%) 146 (65,5%) 32 (14,3%)

Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có chất lượng cuộc sống về sức khỏe thể chất ở mức kém là 20,2%, trung bình là 65,5%, tốt/khá là 14,3%

“ Tôi đau rát, mỗi lần đi lại, ngồi đều đau Nhất là lúc đi vệ sinh tôi sợ lắm Bây giờ sau khi được phẫu thuật cách đây mấy hôm tôi thấy nhẹ nhõm, khỏe hơn hẳn Tôi có thể bắt đầu công việc được rồi, trước đây tôi phải xin nghỉ không lương đấy”

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 3.11 Sức khỏe tinh thần sau phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu (n = 223)

Chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật

Kém Trung bình Tốt/khá

Sự giới hạn vai trò do các vấn đề về tinh thần 46 (20,6%) 90 (40,4%) 87 (39,0%) Năng lượng sống/sự mệt mỏi 79 (35,4%) 88 (39,5%) 56 (25,1%) Trạng thái tâm lý 38 (17,0%) 143 (64,2%) 42 (18,8%) Chức năng xã hội 32 (14,3%) 164 (73,5%) 27 (12,1%)

Sức khỏe tinh thần chung 58 (26,0%) 123 (55,2%) 42 (18,8%)

Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có chất lượng cuộc sống về sức khỏe tinh thần ở mức kém là 26,0%, trung bình là 55,2%, tốt/khá là 18,8%

“ Thực sự khi bị bệnh tôi chỉ nghĩ mình bị trĩ, nhưng càng ngày bệnh càng nặng, mùi dịch tiết ra hôi rồi mức độ đau nhiều Tôi rất ngại khi đi làm và đi ra ngoài Bây giờ tôi đã mổ tôi thấy tự tin hơn vì đi lại, ngồi đều đã ổn hơn, nhất là không còn xấu hổ vì mùi hôi nữa”

Bảng 3.12 Ảnh hưởng về vấn đề đi đại tiện sau phẫu thuật của ĐTNC (n = 223)

Chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật

Kém Trung bình Tốt/khá

Không thể kiểm soát việc đại tiện

Không thể nhịn đại điện để có thể vào nhà vệ sinh

Rò rỉ phân mà không nhận biết được 24 (10,8%) 167 (74,9%) 32 (14,3%)

Vấn đề đại tiện chung 41 (18,4%) 167 (74,9%) 15 (6,7%)

Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có vấn đề đại tiện ở mức kém là 18,4%, trung bình là 74,9%, tốt/khá là 6,7%

Bảng 3.13 Chất lượng tình dục sau phẫu thuật của ĐTNC (n = 223)

Chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật

Kém Trung bình Tốt/khá

Trở lại sinh hoạt tình dục sau phẫu thuật

53 (23,8%) 158 (70,9%) 21 (9,4%) Đời sống tình dục viên mãn 49 (22,0%) 140 (62,8%) 34 (15,2%)

Chất lượng tình dục chung 40 (17,9%) 156 (70,0%) 27 (12,1%)

Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có chất lượng tình dục ở mức kém là 17,9%, trung bình là 70,0%, tốt/khá là 12,1%

Thư viện ĐH Thăng Long

Biểu đồ 3.8 Chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật của ĐTNC (n = 223)

Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật ở mức kém là 23,3%, trung bình/khá là 76,7%

Một số yếu tố liên quan đến CLCS của đối tượng nghiên cứu

Một số yếu liên quan đến CLCS trước mổ của ĐTNC

Nhận xét: chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhân khẩu học với CLCS trước mổ, p > 0,05

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 3.15 Mối liên quan giữa đặc điểm về xã hội với CLCS trước mổ (n = 223) Đặc điểm về xã hội CLCS trước mổ OR

Nhận xét: những người là nông dân có khả năng CLCS thấp trước mổ cao hơn so với những người làm nghề khác, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Bảng 3.16 Mối liên quan giữa chỉ số BMI với CLCS trước mổ (n = 223)

Nhận xét: chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số BMI với CLCS trước mổ, p > 0,05

Một số yếu liên quan đến CLCS sau mổ của ĐTNC

Nhận xét: những người tuổi từ 60 trở lên có khả năng CLCS thấp sau mổ cao hơn so với những người từ 40 – 59 tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Những người tuổi từ 60 trở lên có khả năng CLCS thấp sau mổ cao hơn so với những người từ dưới 40 tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 3.18 Mối liên quan giữa đặc điểm về xã hội với CLCS sau mổ (n = 223) Đặc điểm về xã hội

Nhận xét: những người là nông dân có khả năng CLCS thấp sau mổ cao hơn so với những người nghề nghiệp khác, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Những người tự chăm sóc bản thân có khả năng CLCS thấp sau mổ cao hơn so với những người có người thân chăm sóc, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Bảng 3.19 Mối liên quan giữa chỉ số BMI với CLCS sau mổ (n = 223)

Nhận xét: chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số BMI với CLCS sau mổ, p > 0,05

Bảng 3.20 Mối liên quan giữa thời gian nằm viện với CLCS sau mổ (n = 223)

Nhận xét: những người thời gian nằm viện sau mổ trên 5 ngày có khả CLCS thấp sau mổ cao hơn so với những người thời gian nằm viện từ 5 ngày trở xuống, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 3.21 Mối liên quan giữa chẩn đoán với CLCS sau mổ (n = 223)

Nhận xét: những người chẩn đoán không phải rò đơn có khả năng CLCS thấp sau mổ cao hơn so với những người chẩn đoán là rò đơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Bảng 3.22 Mối liên quan giữa thời gian rò HM với CLCS sau mổ (n = 223)

Nhận xét: những người thời gian rò HM trên 3 tháng có khả năng CLCS thấp sau mổ cao hơn so với những người thời gian rò HM từ 3 tháng trở xuống, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Bảng 3.23 Mối liên quan giữa tính chất mổ với CLCS sau mổ (n = 223)

Nhận xét: những người mổ cấp cứu có khả năng CLCS thấp sau mổ cao hơn so với những người mổ phiên, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Bảng 3.24 Mối liên quan giữa phương pháp mổ với CLCS sau mổ (n = 223)

Lấy toàn bộ đường rò

Thư viện ĐH Thăng Long

Nhận xét: những người mở ngỏ đường rò có khả năng CLCS thấp sau mổ cao hơn so với những người không mở ngỏ đường rò, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <

Những người không lấy toàn bộ đường rò có khả năng CLCS thấp sau mổ cao hơn so với những người lấy toàn bộ đường rò, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Những người làm sạch ổ áp xe có khả năng CLCS thấp sau mổ cao hơn so với những người không làm sạch ổ áp xe, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

BÀN LUẬN

Sức khỏe thể chất của người bệnh

Một người được đánh giá có sức khỏe khi người đó có được cả sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sức khỏe về xã hội Trong cuộc sống hàng ngày, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần có mối liên kết chặt chẽ với nhau ảnh hưởng lẫn nhau Do vậy, để đánh giá khảo sát chất lượng cuộc sống, chúng tôi đã sử dụng thang đo phù hợp nhất để đánh giá cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần Một người có chất lượng cuộc sống tốt khi và chỉ khi họ có được cả sức khỏe tinh thần và thể chất Sức khỏe thể chất là yếu tố liên quan nhiều đến các hoạt động sinh hoạt và yếu tố tiên lượng sự sống chết của người bệnh Trong thang FS-36, sức khỏe thể chất được đánh giá trên các yếu tố: hoạt động thể chất, sự đau đớn và sức khỏe chung [32] Đối với sức khỏe thể chất, kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng cuộc sống về sức khỏe thể chất đã được cải thiện rõ rệt từ trước khi phẫu thuật đến sau phẫu thuật

Trước phẫu thuật: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có chất lượng cuộc sống về sức khỏe thể chất ở mức kém là 81,2%, trung bình là 16,6%, tốt/khá là 2,2% Sau phẫu thuật: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có chất lượng cuộc sống về sức khỏe thể chất ở mức kém là 20,2%, trung bình là 65,5%, tốt/khá là 14,3% Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Nga và cộng sự, người bệnh có điểm sự đau đớn sau phẫu thuật cao nhất với 92,5 ± 6,1 điểm, điểm về các hạn chế sức khỏe thể chất là 89,4 ± 2,7 điểm [8] Như vậy, sau phẫu thuật điểm sức khỏe thể chất của người bệnh đều dược cải thiện rõ rệt

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Nga và cộng sự, tổng điểm về sức khỏe thể chất tăng rõ rệt lên 83,8 ± 5,7 điểm [8] Điều này phù hợp với diễn biến bệnh lý, trước phẫu thuật người bệnh có sự khó chịu như đau,

56 rát, chảy dịch tại vùng hậu môn Sau phẫu thuật những khó chịu bệnh lý mất hoặc giảm hẳn giúp người bệnh thấy dễ chịu, sinh hoạt và hoạt động thể chất tốt hơn do vậy sức khỏe thể chất cũng tăng hơn nhiều

Các kết quả nghiên cứu này của chúng tôi hoàn toàn tương đồng với các kết quả nghiên cứu trước đó Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Phúc Khánh và cộng sự năm 2020, chất lượng sức khỏe thể chất của người bệnh trước phẫu thuật rò hậu môn là 30,63 ± 11,29 điểm và sau phẫu thuật điểm số tăng lên 75,18 ± 13,27 điểm, với điểm về hoạt động thể chất tăng từ 24,48 ± 14,33 điểm lên 79,74 ± 17,43 điểm, điểm về sự đau đớn tăng từ 40,49 ± 19,8 điểm lên 77,13 ± 13,04 điểm và điểm về tình hình sức khỏe chung tăng từ 46,16 ± 9,24 điểm lên 58,18 ± 9,48 điểm, kết quả có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [6]

Theo một nghiên cứu khác của Akira Tsunoda và cộng cho thấy kết quả chất lượng cuộc sống thể chất của người bệnh có rò hậu môn cũng thay đổi đáng kể trước và sau phẫu thuật; kết quả cho thấy có sự giảm đáng kể về triệu chứng đau, chảy máu và kích ứng sau 1 tuần điều trị Tổng điểm chất lượng cuộc sống tăng cao rõ rệt sau phẫu thuật với p = 0,000 [39]

Như vậy, sau phẫu thuật sức khỏe thể chất của người bệnh tăng lên cao hơn so với trước phẫu thuật là một minh chứng cho sự thành công của ca mổ Sau khi được phẫu thuật, các tổn thương được sửa chữa, người bệnh sẽ không còn các triệu chứng như đau rát, chảy dịch khó chịu do vậy họ sẽ khỏe mạnh hơn.

Sức khỏe tinh thần của người bệnh

Sức khỏe tâm thần là trạng thái lành mạnh về tinh thần và ở đó, cá nhân nhận ra những năng lực của chính mình, có thể đương đầu với các stress thông thường của cuộc sống, có thể làm việc năng suất và hiệu quả, có thể tạo ra những hiệu quả lao động từ trí óc và tinh thần cho chính bản thân, cộng đồng của mình Theo một định nghĩa khác, sức khỏe tâm thần “là một trạng thái thoải mái, dễ chịu về tinh thần, không có các biểu hiện rối loạn về tâm thần, một trạng thái đảm bảo cho sự điều khiển hành vi, hoạt động phù hợp với môi trường”

Người bệnh có rò hậu môn, ngoài gặp các vấn đề lớn về sức khỏe thể chất thì sự suy giảm về sức khỏe tinh thần cũng rất nhiều Nguyên nhân, ngoài những vấn đề đau đớn khó chịu về thể chất, người bệnh có những mặc cảm về xã hội như do chảy dịch hậu

Thư viện ĐH Thăng Long

57 môn nhiều nên có thể gây ướt quần, mùi hôi và gây cho người bệnh cảm giác khó chịu dẫn đến khi ngồi làm việc khó khăn Điều này dẫn đến những mặc cảm nhất định, họ sẽ ngại giao tiếp gặp gỡ ngoài xã hội, lúc nào cũng muốn lẩn tránh mội người vì lo sợ bị chê bai Từ những phân tích này, nghiên cứu của chúng tôi đã cung cấp minh chứng cho thấy điểm số về sức khỏe tinh thần của người bệnh có rò hậu môn trước phẫu thuật rất thấp Cụ thể: trước phẫu thuật chỉ có 18,4% người bệnh có sức khỏe tinh thần mức trung bình, 2,2% ở mức tốt/khá, còn lại có tới 79,4% người có sức khỏe tinh thần thấp

Sau khi phẫu thuật, các triệu chứng của bệnh được khắc phục, người bệnh có sự thoải mái trong sinh hoạt và giao tiếp do vậy chất lượng sức khỏe tinh thần được cải thiện rõ rệt Kết quả nghiên cứu cho thấy có 18,8% người bệnh sau phẫu thuật có chất lượng sức khỏe tinh thần khá/ tốt, 55,2% chất lượng sức khỏe tinh thần trung bình Đánh giá về sức khỏe tinh thần, thang đo FS-36 đã tập chung mô tả về các lĩnh vực như: Năng lượng sống, trạng thái tâm lý và chức năng xã hội Tất cả những đặc điểm này đều diễn biến theo hướng tích cực từ trước phẫu thuật đến sau phẫu thuật kết quả cho thấy: Trước phẫu thuật: điểm cao nhất là sự giới hạn vai trò do các vấn đề về tinh thần là 20,6% tốt/khá Sau phẫu thuật: điểm cao nhất là sự giới hạn vai trò do các vấn đề về tinh thần là 39,0% tốt/khá, sau đó là năng lượng sống/sự mệt mỏi là 25,1%

Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi hoàn toàn tương đồng với một số kết quả của các nghiên cứu trước đó Nghiên cứu của tác giả Phạm Phúc Khánh và cộng sự cho thấy, điểm sức khỏe tinh thần cũng thay đổi tích cực lần sau cao hơn lần trước hơn 40 điểm (76,50 so với 35,86) Trong các điểm thành phần đánh giá sức khỏe tinh thần kết quả cho thấy điểm về giới hạn vai trò do các vấn đề về tinh thần gây ra cho người bệnh được cải thiện nhiều nhất (hơn 74 điểm) Nghiên cứu tìm thấy sự thay đổi này đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [6]

Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thanh Nga cũng cho thấy điểm sức khỏe tinh thần của người bệnh tăng lên nhiều sau phẫu thuật, cụ thể trước phẫu thuật điểm sức khỏe tâm thần là 72,7 ± 6,6 điểm thì sau phẫu thuật điểm này là 79,7 ± 7,7 điểm [8]

Như vậy, chất lượng cuộc sống về thể chất và tinh thần của người bệnh rò hậu môn đều cải thiện tích cực có ý nghĩa thống kê trong hầu hết các nghiên cứu trong và ngoài nước Sức khỏe về thể chất được cải thiện sẽ là tiền đề cho sức khỏe tinh thần được nâng cao Khi cả hai loại sức khỏe đều ổn định thì chất lượng cuộc sống sẽ cao

Chất lượng cuộc sống về vấn đề đại tiện của người bệnh

Trước mổ, tình trạng rò hậu môn khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện, có thể khiến người bệnh có cảm giác đau nếu bị kích thích, viêm loét, rò rỉ phân Sau mổ, tình trạng người bệnh đã được cải thiện rõ rệt về kiểm soát đại tiện và tình trạng rò rỉ phân

Khi khảo sát điểm chất lượng cuộc sống về ảnh hưởng của vấn đề đi đại tiện trước và sau mổ cho thấy: trước phẫu thuật: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có vấn đề đại tiện ở mức kém là 78,0%, trung bình là 20,6%, tốt/khá là 1,3%; trong đó: vấn đề người bệnh gặp khó khăn nhất là rò rỉ phân (80,7%), không thể nhịn đại tiện (77,6%) Sau phẫu thuật: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có vấn đề đại tiện ở mức kém là 18,4%, trung bình là 74,9%, tốt/khá là 6,7%; trong đó, khó khăn gặp phải cao nhất là kiểm soát việc đại tiện (21,5%), không thể nhịn đại tiện (16,6%)

Vấn đề đại tiện ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh cả về thể chất và tinh thần Người bệnh gặp vấn đề về đại tiện cảm thấy lo lắng, hạn chế giao tiếp, mất tự tin khi tiếp xúc với xã hội, hạn chế sự chủ động về thời gian do vấn đề đại tiện gây ra.

Chất lượng cuộc sống tình dục của người bệnh

Về sinh hoạt tình dục, đây là một vấn đề khá khó chia sẻ, nhưng qua nghiên cứu chúng tôi, trước phẫu thuật có tới 94,2% người bệnh duy trì đời sống tình dục kém và đời sống tình dục không viên mãn là 83,5% Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống vợ chồng của người bệnh, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là do đau, khó chịu về thể chất dẫn đến người bệnh giảm ham muốn về tình dục [36]

Sau phẩu thuật, chất lượng cuộc sống tình dục đã được cải thiện: tỷ lệ trở lại sinh hoạt tình dục sau phẫu thuật tốt/khá là 9,4%, trung bình là 70,9%; đời sống tình dục viên mãn tốt/khá là 15,2%, trung bình là 62,8% Kết quả này đã cho thấy hiệu quả rõ rệt của phẫu thuật đến chất lượng cuộc sống tình dục của người bệnh.

Chất lượng cuộc sống chung của người bệnh

Điểm chất lượng cuộc sống chung được tính bẳng trung bình điểm của điểm sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, vấn đề đại tiện và chất lượng tình dục Chất lượng cuộc sống chung của đối tượng thay đổi rõ rệt trước và sau phẫu thuật Trước phẫu thuật: tỷ lệ đối tượng có chất lượng cuộc sống mức kém là 79,8%, trung bình/khá là 20,2%

Thư viện ĐH Thăng Long

59 Sau phẫu thuật: tỷ lệ đối tượng có chất lượng cuộc sống mức kém là 23,3%, trung bình/khá là 76,7%

Kết quả này hoàn toàn tương đồng với một số nghiên cứu khác Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Nga và cộng sự, điểm chất lượng cuộc sống trước phẫu thuật là 69,2±

7,4 thấp hơn so với sau phẫu thuật là 81,8 ± 6,7 [8]; Nghiên cứu của Phạm Phúc Khánh cho thấy: Điểm trung bình chất lượng cuộc sống của người bệnh ở lần 1 là 33,36 điểm và đã tăng hơn 42 điểm ở lần 2 (75,83 điểm) Như vậy số lượng người có chất lượng cuộc sống tốt tăng từ 21,8% lên 89,1% Sự gia tăng điểm chất lượng cuộc sống của người bệnh ở lần 2 so với lần 1 có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 [6]

Như vậy, khi chất lượng sức khỏe thể chất được cải thiện thì chất lượng sức khỏe tinh thần sẽ được nâng cao và chất lượng cuộc sống chung sẽ tốt hơn Kết quả phỏng vấn định tính cho thấy: người bệnh bị suy sụp về thể chất và tinh thần do những vấn đề của bệnh lý gây ra Sau khi được khắc phục người bệnh thấy nhẹ nhõm và khỏe mạnh hơn

Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật rò hậu môn

Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống trước phẫu thuật

Nghiên cứu cho thấy trước phẫu thuật, các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh chỉ có đặc điểm nghề nghiệp Theo kết quả bảng 3.15 cho thấy, những người là nông dân có khả năng có chất lượng cuộc sống thấp trước mổ cao hơn so với những người làm nghề khác, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Kết quả này khác so với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Nga và cộng sự, tác giả không tìm thấy yếu tố liên quan nào giữa nghề nghiệp với chất lượng cuộc sống của người bệnh[7]

Kết quả này được lí giải do, những người làm nông nghiệp trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm số lượng lớn nhất Mặt khác, do đặc trưng về nghề nghiệp họ thường phải lao động với cường độ nặng và trong môi trường ẩm ướt nên dẫn đến đau nhiều hơn và nguy cơ nhiễm khuẩn hay áp xe cao hơn Họ cũng không có thu nhập cao nên việc bị bệnh làm cho họ không thể lao động, vì vậy kinh tế càng khó khăn và cuộc sống bị đảo lộn rất nhiều

60 Như vậy, điều này cho thấy người bị rò hậu môn có thể xuất hiện ở mọi lĩnh vực ngành nghề, nhưng khi nó xuất hiện thì gây khó khăn cho tất cả mọi người Nhưng đối với những người làm nông nghiệp thì khó khăn nhất và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhiều hơn cả.

Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật

Tuổi của người bệnh có liên quan nhiều đến chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật của người bệnh Kết quả nghiên cứu cho thấy: những người tuổi từ 60 trở lên có khả năng chất lượng cuộc sống thấp sau mổ cao hơn so với những người từ 40 – 59 tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 và những người tuổi từ 60 trở lên có khả năng chất lượng cuộc sống thấp sau mổ cao hơn so với những người từ dưới 40 tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Nga và cộng sự, người bệnh càng cao tuổi chất lượng cuộc sống càng thấp [7]

Như vậy, chất lượng cuộc sống ở mức khá/ tốt của nhóm người bệnh dưới 40 tuổi sau phẫu thuật là cao nhất với 82,0%, thấp nhất là nhóm trên 60 tuổi chỉ với 48,0% người có chất lượng cuộc sống khá/ tốt Điều này có thể được lí giải như sau: người bệnh càng cao tuổi, nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật như chảy máu, đau, mất tự chủ về hậu môn càng nhiều Tất cả những biến chứng này dẫn đến chất lượng cuộc sống giảm đi Mặt khác, những người trẻ mức độ hồi phục nhanh hơn, trước phẫu thuật chất lượng sống giảm do ảnh hưởng của bệnh với sinh hoạt và công việc, tuy nhiên sau phẫu thuật khi các vấn đề bệnh được khắc phục, cuộc sống công việc của họ trở lại bình thường thì chất lượng cuộc sống của họ sẽ cao như trước khi bị bệnh

Theo nghiên cứu của Nguyễn Trung Tín, cho thấy tuổi của người bệnh liên quan đến tình trạng mất tự chủ hậu môn (p< 0,05), những người càng cao tuổi thì tình trạng mất tự chủ hậu môn càng cao [12] Việc mất tự chủ hậu môn có thể kéo dài một thời gian và có xu hướng giảm dần khi mà vết thương lành từ sâu ra nông [23], [34] Do vậy, ở đối tượng người cao tuổi việc lành vết thương sẽ chậm hơn so với trẻ tuổi vì vậy quá trình mất tự chủ có thể kéo dài hơn gây giảm chất lượng cuộc sống nhiều hơn

Các yếu tố cố định như tuổi, giới có liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, tuy nhiên những yếu tố này không thể thay đổi dược Theo một số khuyến cáo, để

Thư viện ĐH Thăng Long

61 cải thiện chất lượng cuộc sống trong nhóm đối tượng cao tuổi có thể tác động bằng biện pháp tâm lý và tạo điều kiện thích ứng với các chương trình giáo dục, các can thiệp tâm lý xã hội, liệu pháp hành vi nhận thức và thuốc [32], [33]

Trong trường hợp này, để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh, cần có chế độ chăm sóc và điều trị phù hợp nhất như: sử dụng kháng sinh, rửa thay băng ngâm rửa vùng hậu môn hàng ngày giúp vết thương nhanh lành Mặt khác, khi người bệnh xuất viện, điều dưỡng cũng cần hướng dẫn người bệnh cách vệ sinh và chế độ ăn phù hợp tránh táo bón sẽ giúp cho họ thoải mái hơn khi đi vệ sinh

Nghề nghiệp liên quan đến chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật

Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người là nông dân có khả năng CLCS thấp sau mổ cao hơn so với những người nghề nghiệp khác, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Nghiên cứu này khác so với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Nga, hay Phạm Phúc Khánh [6], [7] Theo hai tác giả, không tìm thấy mối liên quan nào giữa nghề nghiệp với chất lượng cuộc sống của người bệnh có rò hậu môn [6], [7]

Như đã bàn luận và so sánh ở trên, những người làm nông nghiệp bị tác động nhiều nhất do tính chất, đặc thù công việc và điều kiện kinh tế của bản thân và gia đình Yếu tố nghề nghiệp có thể tác động đến chất lượng cuộc sống như trên đã phân tích, vì vậy đối với những người bị rò hậu môn họ có thể chủ động thay đổi công việc cho phù hợp hơn với điều kiện sức khỏe của bản thân Tuy nhiên, trong giai đoạn thay đổi này có thể có những khó khăn vì vậy cần có sự động viên hỗ trợ từ phía gia đình và cộng đồng

Người chăm sóc liên quan đến chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật

Người chăm sóc là những người thân sống cùng hỗ trợ, chăm sóc người bệnh hàng ngày Khi có những người thân chăm sóc, họ sẽ được nghỉ ngơi nhiều hơn, nhận được sự chăm lo về thể chất và sự động viên về tinh thần Do vậy, họ sẽ có động lực để vượt qua bệnh tật tốt hơn Sự chăm sóc ở đây có thể là giúp người bệnh có chế độ ăn thích hợp nhất hay có thể giúp người bệnh vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ Đây là hai vấn đề chăm sóc khó khăn nhất đối với người bệnh và có thể gây biến chứng nhiều nhất nếu không thực hiện chăm sóc tốt Do vậy, vai trò của người chăm sóc rất quan trọng đối với người bệnh

62 Minh chứng cho điều này, kết quả nghiên cứu cho thấy: Những người tự chăm sóc bản thân có khả năng chất lượng cuộc sống thấp sau mổ cao hơn so với những người có người thân chăm sóc, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Như vậy, bất kể bệnh gì người bệnh nhận được sự chăm sóc chu đáo từ người thân họ sẽ có được tinh thần thoải mái nhất và sự an tâm nhất để chiến thắng khó khăn của bệnh tật

Thời gian nằm viện liên quan đến chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật

Nghiên cứu cho thấy, những người thời gian nằm viện sau mổ trên 5 ngày có khả năng chất lượng cuộc sống thấp sau mổ cao hơn so với những người thời gian nằm viện từ 5 ngày trở xuống, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Thời gian nằm viện càng dài, chi phí điều trị càng lớn dẫn đến gánh nặng về kinh tế cho người bệnh Mặt khác, nằm viện sau phẫu thuật dài có thể liên quan đến yếu tố biến chứng sau phẫu thuật nên người bệnh còn phải chịu đựng những biến chứng khác, do vậy sự đau đớn, khó chịu sẽ càng nhiều Tất cả những nguyên nhân này gây chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật càng thấp Do vậy, để tăng chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật cần chăm sóc tốt cho người bệnh nhằm rút ngắn thời gian nằm viện

Chẩn đoán bệnh với chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật

Khi cuộc phẫu thuật thành công, biến chứng sau phẫu thuật ít người bệnh xuất viện sớm và trở lại với cuộc sống bình thường sớm thì chất lượng cuộc sống căng cao Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc mổ trong đó có đặc điểm về bệnh của người bệnh Theo tất cả các phân loại, đường rò của bệnh liên quan nhiều đến kết quả phẫu thuật [17] Trong quá trình phẫu thuật cần cắt đứt các mô xơ của đường rò

Nếu cơ thắt bị đứt trong quá trình phẫu thuật sẽ dẫn đến việc mất tự chủ hậu môn Mặt khác, nếu không lấy hết được mô sơ thì sẽ có thể gây rò trở lại sau phẫu thuật [17], [19]

Ngày đăng: 28/05/2024, 09:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tăng Huy Cường (2011). Nghiên cứu đặc điểm lâm sang, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật rò hậu môn tại Bệnh viện Việt Đức. Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm lâm sang, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật rò hậu môn tại Bệnh viện Việt Đức
Tác giả: Tăng Huy Cường
Năm: 2011
2. Nguyễn Sơn Hà (2007). Nghiên cứu đặc điểm lâm sang, cận lâm sang và kết quả điều trị rò hậu môn tại Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội. Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm lâm sang, cận lâm sang và kết quả điều trị rò hậu môn tại Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Sơn Hà
Năm: 2007
3. Nguyễn Hoàng Hòa (2016). Nghiên cứu chẩn đoán và kết quả phẫu thuật điều trị RHM phức tạp. Luận án tiến sĩ, Viện nghiên cứu khoa học Y Dược lâm sàng 108 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chẩn đoán và kết quả phẫu thuật điều trị RHM phức tạp
Tác giả: Nguyễn Hoàng Hòa
Năm: 2016
4. Nguyễn Hoàng Hòa (2016). Nghiên cứu chẩn đoán và kết quả phẫu thuật điều trị RHM phức tạp. Luận án tiến sĩ, Viện nghiên cứu khoa học Y Dược lâm sàng 108 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chẩn đoán và kết quả phẫu thuật điều trị RHM phức tạp
Tác giả: Nguyễn Hoàng Hòa
Năm: 2016
5. Phạm Phúc Khánh, Nguyễn Ngọc Thực, Nguyễn Ngọc Ánh, và cs (2020). Chất lượng cuộc sống của người bệnh sau mổ rò hậu môn. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 15 (5), 1-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y dược lâm sàng 108
Tác giả: Phạm Phúc Khánh, Nguyễn Ngọc Thực, Nguyễn Ngọc Ánh, và cs
Năm: 2020
6. Phạm Gia Khánh(2002), Rò hậu môn, Bệnh học ngoại khoa, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, tr. 299–302 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh học ngoại khoa
Tác giả: Phạm Gia Khánh
Nhà XB: Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân
Năm: 2002
7. Nguyễn Thanh Nga và Phạm Thị Nga (2019). Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật rò hậu môn tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Tạp chí Y học Việt Nam, 477 (1), 113-116 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y học Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thanh Nga và Phạm Thị Nga
Năm: 2019
9. Nguyễn Mạnh Nhâm và Nguyễn Duy Thức (2004). Điều trị một số bệnh thông thường vùng hậu môn bằng thủ thuật – phẫu thuật. Nhà xuất bản y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều trị một số bệnh thông thường vùng hậu môn bằng thủ thuật – phẫu thuật
Tác giả: Nguyễn Mạnh Nhâm và Nguyễn Duy Thức
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 2004
10. Nguyễn Mạnh Nhâm. Hội thảo chuyên đề Bệnh Hậu Môn – Đại Trực Tràng, TP Hồ Chí Minh, t135-140 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo chuyên đề Bệnh Hậu Môn – Đại Trực Tràng, TP Hồ Chí Minh
11. Trịnh Hồng Sơn (1988), Góp phần nghiên cứu điều trị rò hậu môn bằng phẫu thuật. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu điều trị rò hậu môn bằng phẫu thuật
Tác giả: Trịnh Hồng Sơn
Năm: 1988
12. Nguyễn Trung Tín (2011). Kết quả phẫu thuật LIFT trong điều trị rò hậu môn . Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 15 (1), 121-125 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Trung Tín
Năm: 2011
13. Nguyễn Văn Xuyên (2007). Tìm hiểu một số nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ngoại khoa 126 người bệnh RHM tái phát. Tạp chí Y học thực hành, 11, 104-107.TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y học thực hành
Tác giả: Nguyễn Văn Xuyên
Năm: 2007
14. Adamina M, Ros T, et all (2014). Anal fistula plug: a prospective evaluation of success, continence and quality of life in the treatment of complex fistulae. The Association of Coloproctology of Great Britain and Ireland, 16, 27-34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Association of Coloproctology of Great Britain and Ireland
Tác giả: Adamina M, Ros T, et all
Năm: 2014
15. Ahmed A. Abou-Zeid, Ali El-Anwar, Short Form 36 quality of life after lay open of anal fistula. The Egyptian Journal of Surgery2015, 34:281–286 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Egyptian Journal of Surgery
16. Altomare DF, et al (2010). Seton or glue for trans-sphincteric anal fistulae: a prospective randomized crossover clinical trial, Color Dis 13:82–86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Color Dis
Tác giả: Altomare DF, et al
Năm: 2010
17. Bondi J, Avdagic U, Karlbom et all (2017). Randomized clinical trial comparing collagen plug and advancement flap for trans-aphincteric ânl fistula.Published Wiley, Hudson Sách, tạp chí
Tiêu đề: Randomized clinical trial comparing collagen plug and advancement flap for trans-aphincteric ânl fistula
Tác giả: Bondi J, Avdagic U, Karlbom et all
Năm: 2017
18. Chand M., et al (2017). Is FiLaC the answer for more complex perianal fistula? Tech Coloproctol 21: 253-255 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tech Coloproctol
Tác giả: Chand M., et al
Năm: 2017
19. Garg P (2018). Understanding and treating Supralevator Fistula-in-ano: MRI analysis of 51 cases and review of literature. Diseases of the Colon and Recturn, 61(5), 612-621 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diseases of the Colon and Recturn
Tác giả: Garg P
Năm: 2018
20. Geng Z, Howell D, Xu H et al (2017), Quality of life in Chinese Persons Living With an Ostomy: A Multisite Cross-sectional Study, Journal of wound, ostomy and continence nursing, 44 (30), pg. 249-256 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of wound, ostomy and continence nursing
Tác giả: Geng Z, Howell D, Xu H et al
Năm: 2017
21. Hong KD, Kang S, et all (2014). Ligation of intersphincteric fistula tract (LIFT) to treat anal fistula systematic review and meta- analysis. Techniques in Coloprotology, 18 (8), 685-691 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Techniques in Coloprotology
Tác giả: Hong KD, Kang S, et all
Năm: 2014

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Giới hạn ống hậu môn trực tràng - chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật rò hậu môn tại bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2023
Hình 1.1 Giới hạn ống hậu môn trực tràng (Trang 15)
Hình 1.2. Cơ vùng hậu môn - chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật rò hậu môn tại bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2023
Hình 1.2. Cơ vùng hậu môn (Trang 17)
Hình 1.3. Thần kinh chi phối vùng hậu môn - chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật rò hậu môn tại bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2023
Hình 1.3. Thần kinh chi phối vùng hậu môn (Trang 19)
Hình 1.4: Dẫn lưu áp xe hình móng ngựa  1.2.2. Điều trị rò hậu môn - chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật rò hậu môn tại bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2023
Hình 1.4 Dẫn lưu áp xe hình móng ngựa 1.2.2. Điều trị rò hậu môn (Trang 22)
2.4.1. Bảng tổng hợp các mục tiêu và chỉ số nghiên cứu - chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật rò hậu môn tại bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2023
2.4.1. Bảng tổng hợp các mục tiêu và chỉ số nghiên cứu (Trang 32)
Bảng 3.1. Đặc điểm về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n = 223) - chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật rò hậu môn tại bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2023
Bảng 3.1. Đặc điểm về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n = 223) (Trang 38)
Bảng 3.2. Đặc điểm về chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu (n = 223) - chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật rò hậu môn tại bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2023
Bảng 3.2. Đặc điểm về chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu (n = 223) (Trang 41)
Bảng 3.3. Thời gian nằm viện của đối tượng nghiên cứu (n = 223) - chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật rò hậu môn tại bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2023
Bảng 3.3. Thời gian nằm viện của đối tượng nghiên cứu (n = 223) (Trang 41)
Bảng 3.4. Đặc điểm về cuộc mổ của ĐTNC (n = 223) - chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật rò hậu môn tại bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2023
Bảng 3.4. Đặc điểm về cuộc mổ của ĐTNC (n = 223) (Trang 43)
Bảng 3.5. Thông tin về các lĩnh vực trong cuộc sống của ĐTNC (n = 223) - chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật rò hậu môn tại bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2023
Bảng 3.5. Thông tin về các lĩnh vực trong cuộc sống của ĐTNC (n = 223) (Trang 44)
Bảng 3.6. Sức khỏe thể chất trước phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu (n = 223) - chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật rò hậu môn tại bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2023
Bảng 3.6. Sức khỏe thể chất trước phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu (n = 223) (Trang 45)
Bảng 3.7. Sức khỏe tinh thần trước phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu (n = 223) - chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật rò hậu môn tại bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2023
Bảng 3.7. Sức khỏe tinh thần trước phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu (n = 223) (Trang 46)
Bảng 3.8. Ảnh hưởng về vấn đề đi đại tiện trước phẫu thuật của ĐTNC (n = 223) - chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật rò hậu môn tại bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2023
Bảng 3.8. Ảnh hưởng về vấn đề đi đại tiện trước phẫu thuật của ĐTNC (n = 223) (Trang 46)
Bảng 3.9. Chất lượng tình dục trước phẫu thuật của ĐTNC (n = 223) - chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật rò hậu môn tại bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2023
Bảng 3.9. Chất lượng tình dục trước phẫu thuật của ĐTNC (n = 223) (Trang 47)
Bảng 3.11. Sức khỏe tinh thần sau phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu (n = 223) - chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật rò hậu môn tại bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2023
Bảng 3.11. Sức khỏe tinh thần sau phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu (n = 223) (Trang 49)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w