Ảnh hưởng của phẫu thuật rò hậu môn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rò hậu môn là những nhiễm khuẩn khu trú bắt nguồn từ hốc hậu môn trực tràng, nhiễm khuẩn này dẫn tới tụ mủ, mủ lan theo tuyến Hermann- Defosse tạo thành ổ áp xe nằm trong khoang giữa cơ thắt trong và ngoài, từ đây lan ra xung quanh theo lớp cơ dọc dài phức hợp để vỡ ra ngoài da cạnh hậu môn hoặc vỡ vào trong lòng trực tràng gây ra các thể rò hậu môn khác nhau [1], [6]. Mặc dù rò hậu môn là bệnh lý ít gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt, lao động, tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Phương pháp mở ngỏ đường rò mang lại hiệu quả điều trị cao nhất nhưng lại có biến chứng mất tự chủ hậu môn cao, chăm sóc vết thương phức tạp và làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật rò hậu môn [9],[10],[11].

Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh rò hậu môn chủ yếu gồm có: thời gian mắc bệnh kéo dài, các biến chứng sau phẫu thuật như rò lại, chảy máu, áp xe, rối loạn cơ hậu môn [7],[25],[26]. Điều này cho thấy sự cần thiết trong việc khám và điều trị sớm, cũng như các kế hoạch chăm sóc người bệnh hợp lý nhất để nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ. Tại Việt Nam rò hậu môn là một trong những bệnh thường gặp nhất ở vùng hậu môn trực tràng, người bệnh sau phẫu thuật gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc vết mổ, mất tự chủ hậu môn, hạn chế sinh hoạt và làm việc [9].

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Công cụ thu thập số liệu là phiếu phỏng vấn đánh giá CLCS của người bệnh sau phẫu thuật rò hậu môn SF 36 và bộ câu hỏi đánh giá CLCS ở người bệnh mất tự chủ hậu môn. - Bước 1: Sau khi Hội đồng trường Đại học Thăng Long duyệt đề cương, NCV chính sẽ xin phép Lãnh đạo Bệnh viện và các khoa phòng có liên quan để xin phép tiến hành lấy số liệu. - Bước 3: NCV tiếp cận đối tượng nghiên cứu(ĐTNC), xem xét có đáp ứng được các tiêu chuẩn thì chọn làm ĐTNC tại khoa điều trị ngày trước mổ để giải thích về mục đích của nghiên cứu cũng như quyền của người tham gia nghiên cứu.

Sau khi có kết quả phân tích định lượng, chúng tôi lọc ra 6 người bệnh bất kỳ gồm 3 nam và 3 nữ có kết quả chất lượng cuộc sống cao và chưa cao để phỏng vấn sâu. - Biến độc lập: Biến nhân khẩu học (tuổi, giới, trình độ, tình trạng hôn nhân…), biến đặc điểm bệnh, biến sự hỗ trợ của những người xung quanh (gia đình, bạn bè, xã hội, NVYT). Công cụ thu thập số liệu là phiếu phỏng vấn đánh giá CLCS của người bệnh sau phẫu thuật rò hậu môn SF - 36 và bộ câu hỏi đánh gía CLCS ở người bệnh mất tự chủ hậu môn.

SF - 36 gồm có 36 câu hỏi chia ra làm 8 đề mục nhỏ: Sức khỏe thể chất, giới hạn năng lực do sức khỏe thể chất, mức đau, sức khỏe nói chung, sức sống, chức năng xã hội, giới hạn năng lực do cảm xúc, sức khỏe tinh thần. Bộ công cụ SF - 36 có thể được dùng đơn lẻ do tính chất tổng quát, tổng hợp, dễ áp dụng nhưng cũng thường được dùng kết hợp với bộ công cụ khác cho đối tượng và bệnh lý khác nhau khi cần những đánh giá sâu hơn. Dữ liệu thu thập bằng cách sử dụng bộ câu hỏi (phụ lục1), câu hỏi về thông tin NB và nhân khẩu học (phần I), câu hỏi đánh giá về CLCS trước và mổ (phần II).

SF - 36 là bộ công cụ đo lường sức khỏe tổng hợp do RAND Corporation - Mỹ phát triển từ năm 1993 để phục vụ cho các nghiên cứu về bảo hiểm y tế và kết quả y tế. SF - 36 gồm có 36 câu hỏi chia ra làm 8 đề mục nhỏ: Sức khỏe thể chất, giới hạn năng lực do sức khỏe thể chất, mức đau, sức khỏe nói chung, sức sống, chức năng xã hội, giới hạn năng lực do cảm xúc, sức khỏe tinh thần. Phân tích mối liên quan giữa các đặc tính nhân khẩu học, tình trạng bệnh và các yếu tố liên quan khác (các biến thứ hạng hoặc định danh) với CLCS của NB (biến nhị phân - CLCS thấp và không thấp) bằng kiểm định Khi bình phương.

- Đề tài có nội dung nghiên cứu phù hợp, được sự chấp thuận và đồng ý của Ban giám hiệu, hội đồng đề cương trường Đại học Thăng Long, Ban giám đốc Bệnh viện Việt Đức, cũng như các khoa phòng liên quan khác trong bệnh viện.

2.4.1. Bảng tổng hợp các mục tiêu và chỉ số nghiên cứu
2.4.1. Bảng tổng hợp các mục tiêu và chỉ số nghiên cứu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

BÀN LUẬN

Thứ hai có thể do ý thức chủ quan của người bệnh, người bệnh thấy rò hậu môn không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thứ ba là có thể thói quen điều trị bằng thuốc dân gian hoặc tự điều trị bằng kháng sinh dẫn đến bệnh khó lành. Kết quả này của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Phạm Phúc Khánh và cs, nghiên cứu của tác giả cho thấy có tới 100% người bệnh thay đổi trang phục sau mổ rò hậu môn và 64,1% người bệnh mất tự tin khi thay đổi trang phục [6]. Kết quả này của chúng tôi có khác so với nghiên cứu của Phạm Phúc Khánh, theo nghiên cứu của tác giả có tới 97,4% người bệnh phải điều chỉnh chế độ ăn vì tình trạng bệnh rò hậu môn; 35,5% người bệnh phải điều chỉnh chế độ ăn có tình trạng chán ăn, ăn không ngon do việc điều chỉnh chế độ ăn mang lại và 85,5% người bệnh có cảm giác sợ việc ăn uống, đi ra ngoài sẽ ảnh hưởng đến vết mổ [6].

Đối với chế độ ăn, người điều dưỡng cần có sự tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh, giúp họ xây dựng được chế độ ăn phù hợp sẽ làm giảm nỗi sợ khi đi vệ sinh cho người bệnh, mặt khác cũng giúp nâng cao sức khỏe cho bản thân họ. Đối với người bệnh có rò hậu môn, cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc là đồ chiên, cay nóng, nước uống chứa gas, chứa cồn, chất kích thích, không ăn thực phẩm có thể dẫn tới kích ứng như đồ ăn quá mặn, thực phẩm nhiều phụ gia…đây đều là những thực phẩm dễ gây mất nước cho cơ thể, làm phân khô khó di chuyển qua thành ruột để đi ra ngoài, buộc người bệnh phải dặn hoặc cảm thấy những cảm giác khó chịu, đau đớn, gián tiếp ảnh hưởng đến kết quả phục hồi sau phẫu thuật. Theo một nghiên cứu khác của Akira Tsunoda và cộng cho thấy kết quả chất lượng cuộc sống thể chất của người bệnh có rò hậu môn cũng thay đổi đáng kể trước và sau phẫu thuật; kết quả cho thấy có sự giảm đáng kể về triệu chứng đau, chảy máu và kích ứng sau 1 tuần điều trị.

Sức khỏe tâm thần là trạng thái lành mạnh về tinh thần và ở đó, cá nhân nhận ra những năng lực của chính mình, có thể đương đầu với các stress thông thường của cuộc sống, có thể làm việc năng suất và hiệu quả, có thể tạo ra những hiệu quả lao động từ trí óc và tinh thần cho chính bản thân, cộng đồng của mình. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thanh Nga cũng cho thấy điểm sức khỏe tinh thần của người bệnh tăng lên nhiều sau phẫu thuật, cụ thể trước phẫu thuật điểm sức khỏe tâm thần là 72,7 ± 6,6 điểm thì sau phẫu thuật điểm này là 79,7 ± 7,7 điểm [8]. Mặt khác, những người trẻ mức độ hồi phục nhanh hơn, trước phẫu thuật chất lượng sống giảm do ảnh hưởng của bệnh với sinh hoạt và công việc, tuy nhiên sau phẫu thuật khi các vấn đề bệnh được khắc phục, cuộc sống công việc của họ trở lại bình thường thì chất lượng cuộc sống của họ sẽ cao như trước khi bị bệnh.

Trong trường hợp này, để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh, cần có chế độ chăm sóc và điều trị phù hợp nhất như: sử dụng kháng sinh, rửa thay băng ngâm rửa vùng hậu môn hàng ngày giúp vết thương nhanh lành. Yếu tố nghề nghiệp có thể tác động đến chất lượng cuộc sống như trên đã phân tích, vì vậy đối với những người bị rò hậu môn họ có thể chủ động thay đổi công việc cho phù hợp hơn với điều kiện sức khỏe của bản thân. Minh chứng cho điều này, kết quả nghiên cứu cho thấy: Những người tự chăm sóc bản thân có khả năng chất lượng cuộc sống thấp sau mổ cao hơn so với những người có người thân chăm sóc, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người thời gian rò hậu môn trên 3 tháng có khả năng có chất lượng cuộc sống thấp sau mổ cao hơn so với những người thời gian rò hậu môn từ 3 tháng trở xuống, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.