nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu củaluận an * Mục dich Trước yêu cầu của việc bảo đảm tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã ở Việt Nam phù hợp với cơ chế kinh tế mới, mục đích c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TRẤN THỊ THƠ
NHUNG VAN ĐỀ PHAP LÝ
VỀ ĐỔI Mi Tổ CHỨC VA QUAN LÝ CAC HOP TÁC XÃ
Chuyên ngành — : Luật Kinh tê
|
|
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dân khoa hoc: 1 TS Tran Ngọc Ding
2 TS Hoàng Thế Liên
HÀ NỘI - 2001
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu
trong luận án là trung thực Những kết luậnkhoa học của luận án chưa từng được aicông bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIÁ LUẬN ÁN
Trần Thị Thơ
Trang 3Hợp tác xã - sản phẩm tât yếu khách quan của nền sản xuất
hàng hoá - những đặc điểm về tổ chức, quản lý hợp tác xã
trong cơ chế kinh tế thị trường
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tổ chức và quản lý
Việt Nam
Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã theo Luật Hợp tác
xã (1996) và xu hướng phát triển của chúng trong cơ chế kinh
tế thị trường
Tình hình thực hiện Luật Hợp tác xã (1996) - Cơ sở thực tiễn
của việc tiếp tục đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã
Chương 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM TIẾP TỤC HOÀN
THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ
CHỨC VÀ QUẦN LÝ CÁC HỢP TÁC XÃ
Những định hướng cơ ban của việc tiếp tục đổi mới tổ chức và
quản lý các hợp tác xã trong cơ chế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Trang1414
Sĩ486565a
12914]
141
Trang 4or} to Một số khuyến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định
186
193
Trang 5MO DAU
1 Tính cap thiết cua de tai
Vào những nam dau cua thập ky 90, công cuộc đổi mới do Dangkhởi xướng đã bước dau thu được kết quả Hiến pháp 1992 được ban hành
đã khang định cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện cơ chế kinh tế thitrường với sự tham gia của nhiều thành phan kinh tế, có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Sự nghiệp này đã trở thành ý chíthống nhất của toàn Đảng, toàn dân
Những thành tựu của công cuộc đổi mới đã ảnh hưởng sâu sắc đến
toàn bộ đời sống kinh tế xã hội Việt Nam Hàng loạt những vấn đề mới xuấthiện và cũng hàng loạt vấn dé của cơ chế cũ đang được xem xét, nhìn nhận
lại, thậm chí đứng trước nguy co: tồn tại hay không tồn tại ? Câu hỏi nayđược đặc biệt đặt ra đối với các hợp tác xã - hình thức tổ chức kinh tế tậpthể - một trong hai thành phần kinh tế cơ bản của cơ chế kế hoạch hoá tậptrung đã từng tồn tại gần 40 năm nay
Trong thời kỳ cao điểm (năm 1987) cả nước có 33.000 hợp tác xã
với hàng triệu lao động Đến năm 1990 giảm xuống còn 13.000 hợp tác xãvới 450.000 lao động và năm 1991 chỉ còn 6.900 hợp tác xã với 337.000 lao
động Như vậy, nam 1991 so với năm 1987 khu vực kinh tế tập thể đã giảm70% số cơ sở và 72% sô lao động [21, tr 86] Có thể nói đây là một sự suygiảm, tan rã đáng báo động, tạo nên những tác động không nhỏ đối với nền
kinh tế cũng như đối với tâm lý của hàng triệu người lao động đã và đang
làm việc trong loại hình tổ chức kinh tế này Hợp tác xã đã trở thành mối
quan tâm lớn của toàn xã hội Việt Nam trong những năm đầu của công
cuộc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế Trong điều kiện mới, với sự hội
nhập quốc tế và khu vực, bàng sự đánh giá khách quan, khoa học giữa
Trang 6phone trao hợp tac hóa cua Việt Nam với thé giới, chúng ta càng nhận thức
19 hon những bat hợp lý của mô hình hop tác xã - tap thê hóa
Nam 1996, trước những đòi hỏi bức xúc của thực tiễn cuộc sống,Luật Hợp tác xã đã được ban hành Đây là một cơ sở pháp lý quan trọng,
tạo môi trường thuận lợi cho việc tổ chức và hoạt động của các hợp tác xãHiéu mới Tuy nhiên, qua 4 năm thi hành, do nhiều nguyên nhân chủ quan
\a khách quan việc ap dụng và thực hiện Luật Hợp tác xã van còn nhiều bất
cập Do đó, ngay cả khi Luật Hợp tác xã đã được ban hành, vấn đề đổi mới
t› chức và quản lý các hợp tác xã theo Luật vẫn là một vấn đề cấp bách và
thiết thục bởi vì, sự thi hành pháp luật còn quan trọng hon là sự tạo ra nó
Vấn đề không còn là có tồn tại nữa hay không mà là: các hợp tác
xã ở Việt Nam cần được đổi mới như thế nào để có được bản chất của các
hợp tác xã truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm nay trên thế giới, để tiếp
tuc hoạt động một cách có hiệu quả trong cơ chế kinh tế mới hiện nay ở
nước ta? Vì vậy, tôi đã chọn dé tài: "Những vấn đề pháp lý về đối mới tochức và quan lý các hợp tác xa’ để làm luận án tiến sĩ luật học của minh
Cùng với các công trình nghiên cứu khác, Luận án này sẽ góp phan đưaLuật Hợp tác xã vào cuộc sống, phát huy tác dụng trong công cuộc hợp tác
hóa, xây dựng các hợp tác xã kiểu mới trong nền kinh tế thị trường hiện nay
6 Việt Nam
2 Tinh hình nghiên cứu
Hợp tác xã đã xuất hiện và tồn tại ở Việt Nam trong suốt hơn 40
nim qua, thực tế đã cho thấy hợp tác xã hàm chứa và phản ánh các vấn đề
v› lịch sư - chính trị - kinh tế và xã hội Chính sự chi phối rộng lớn nêu trên
ma ván dé hợp tác xã đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngànhKhoa học dưới những góc độ rất khác nhau Đặc biệt, trong cơ chế kế hoạchhoa tập trung, hợp tác xã được nghiền cứu chủ yêu dưới góc độ kinh tế - xã
hoi, có the kế tên một số tác gia, tác phẩm như:
Trang 7- Hợp tác xá và thời vàng son của kính tế gia đình (Tran Đức - Nxb
Từ tương van hóa - Hà Nội, 1981);
- Chống quan liêu, bao cáp trong hợp tác xã và tập đoàn sản xuất(Vũ Trọng Khải, Nguyên Thế Văn - Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1986):
- Tô chức và quản lý hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp (Pham Dac
Duyên, Trần Hải Hiệp - Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1987);
- Hoàn thiện khoán sản phẩm thực hiện hạch toán kinh doanh xã
hoi chủ nghĩa trong hợp tác xã nông nghiệp (Hữu Thọ - Nxb Sự that - HàNội, 1989);
- Đối mới mô hình hợp tác xã sản xuất nông nghiện? ở huyện An Lão
- Hai Phòng (Lê Dinh Thang, Doan Văn Dan, Ngo Đức Cát - Nxb Chính trị
Quốc gia - Hà Nội, 1995);
- Khảo sát các hình thức tổ chức hợp tác của nông dân nước ta hiện
nay (Đào Thế Tuấn chủ biên - Nxb Chính trị Quốc gia - Hà Nội, 1995)
Do đạc thù của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, việc nghiên cứu vấn
đề hợp tác xã dưới góc độ pháp lý hầu như chưa được đề cập đến trong thời
kỳ này
Công cuộc đổi mới của đất nước trong những năm qua đã mang đếnnhiều biến chuyển sâu sac và toàn diện trong đời sống xã hội Quản lý xã
hội bảng pháp luật đã trở thành một nguyên tác hiến định của cơ chế kinh tế
thị trường Quá trình xây dựng và ban hành Luật Hợp tác xã đã là một sựkiện chính trị quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều người, trong đó có
các nhà nghiên cứu Một số đề tài khoa học về hợp tác xã đã được triển khai
nghiên cứu như:
- Luận cứ khoa học về đổi mới tổ chức, hoạt động và quản lý hợp
tác vĩ trong nền kinh tế thị trường ở nước ta - Ha Nội, 1995 (Đề tàiKX.03.15 do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Quynh chủ nhiệm đề tài);
Trang 8Phat trien và doi mới quản ly hợp tác xã theo Luật Hop tác xd
-Hà Nói, 1997 (Phó Giáo su, Tiến sĩ Nguyễn Van Bích - Phó Viện trươngViện Nghiên cứu quan lý kinh tế Trung ương);
Kinh té hep tác Mot số vấn dé ly luận và thực tién Hà Nội
-1998 (Hội dong Trung ương Liên minh các hợp tác xã Việt Nam)
Bên cạnh việc tiếp tục nghiên cứu hợp tác xã dưới góc độ kinh tế, xãhội, việc nghiên cứu, xem xét hợp tác xã dưới góc độ pháp lý được đặt ra
một cách bức xúc và cấp thiết, nhằm giải quyết các vấn đề về lý luận và
thực tiễn đối với tổ chức kinh tế hợp tác xã trong cơ chế kinh tế mới Trong
lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành, những năm gần đây đã có một số Luận
án cao học đề cập đến vấn đề này, như:
- Những vấn đề pháp lý về đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh,
địch vụ của các doanh nghiệp tập thể - Nguyễn Đức Long, 1996
- Chế độ pháp lý xã viên hợp tác xã - Những vấn đề lý luận và thựctiên - Nguyên Thị Ngọc Hà, 1997,
- So sánh Luật Hợp tác xã ở một số nước trên thế giới - Phan Hùng
Dũng, 1997
- Một số vấn đề pháp lý cơ bản trong quá trình chuyển đổi hợp tác
xd - Hoàng Thị Vinh, 1999
Tình hình nghiên cứu nêu trên cho thấy:
- Ngay cả trong cơ chế kinh tế mới, hợp tác xã vẫn chủ yếu đượcnghiên cứu dưới góc độ kinh tế - xã hội, hiện có rất ít các chuyên gia
nghiên cứu về hợp tác xã dưới góc độ khoa học pháp lý, do đó các côngtrình nghiên cứu cũng như các bài viết tham khảo về vấn đề này vừa ít, vừa
thiếu tính chuyên sâu;
Z
Foc
=
- Các công trình nghiên cứu chuyên ngành về hợp tác xã dưới
độ pháp lý nêu trên cũng mới chi dé cập đến một số khía cạnh cu thé của
Trang 9hợp tec xã, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn)] £ gđiện, có hệ thong về việc đối mới tổ chức và quan lý các hop tác xã dưới
góc do pháp lý theo Luật Hợp tác xã (1996).
Do do, việc đối mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã dưới góc độ
pháp lý van đang là vấn dé can được tiếp tục nghiên cứu một cách sau sac
hor trong khoa học pháp lý và đây là luận án tiến sỹ luật học dau tiên
nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam
3 Mục đích nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu củaluận an
* Mục dich
Trước yêu cầu của việc bảo đảm tổ chức và hoạt động của các hợp
tác xã ở Việt Nam phù hợp với cơ chế kinh tế mới, mục đích của luận án làlàm sáng tỏ về mặt lý luận một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề
phá» lv vẻ đổi mới tổ chức va quan lý các hợp tác xã để từ đó góp phần giải
quyết các vướng mắc liên quan đến việc thực hiện chế định về tổ chức và
quản lý các hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã (1996)
ngha Mác - Lênm và quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng Cộng sản
Việt Nam về hợp tác xã để khẳng định, làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việcđổi mới tô chức và quản lý các hợp tác xã;
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của chế định tổ chức
và quan ly các hop tác xã trong lịch sử lập pháp của Việt Nam, đồng thời sosank voi pháp luật của các nước trên thế giới về chế định này để khang
Trang 10định làm sáng to cơ sở pháp lý của việc đổi mới tổ chức và quan lý các hợp
tác Xa.
- Vé mặt thực tiền: Nghiên cứu đánh giá việc thực hiện Luật Hợp tác
xã qua 4 năm trién khai (đặc biệt là về tổ chức và quản lý các hợp tác xã),
trên cơ sở những vướng mác, bất cập của quá trình này để đề xuất nhữngKhuyến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện chế định về tổ chức và quan lý các
hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã (1996) nói riêng và pháp luật về hợp tác xã
nói chung
* Doi tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về hợp tác xã dưới góc độ pháp lý mà cụ thể là
về chế định tô chức và quan lý các hop tác xã
* Pham vi nghién cứu
Luận án tap trung làm rõ những điểm mới về tổ chức va quan lý các
hợp tác xã với 2 nội dung:
- Đôi mới quan lý nhà nước đối với hợp tác xã;
- Đổi mới tô chức và quan lý nội bộ hợp tác xã
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước về t6 chức va quản lý các hợp tác xã, những thành tựu của các
khoa học: triết học, lôgíc học, sử học, kinh tế học
Với mục đích là đưa ra một số nguyên lý về các giải pháp vẻ đốimới tổ chức và quản lý các hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã (1996), công
trình này thuộc loại hình nghiên cứu ứng dụng và chủ yếu sử dụng phươngpháp nghiên cứu lý thuyết Chất liệu cho việc nghiên cứu bao gồm nhữngkhái niệm quy luật, các tư liệu, số liệu đã được công bố trong các côngtrình nghiên cứu có liên quan
Trang 11Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế đã tồn tại hơn 40 năm qua ở Việt
Nam nen thông qua việc nghiên cứu tu Liệu, luận án sử dụng phương pháp
nghién cứu tiếp cận lịch sử (bao góm sưu tầm tư liệu, phân tích tư liệu tổng
hợp tư liệu) để sap xếp tư liệu (các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, các công trình nghiên cứu có liên quan) làm tái hiện tình
bình tổ chức và quản lý các hợp tác xã trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung;
giải thích thực trạng nêu trên trong điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể
Hợp tác xã là một kiểu quan hệ sản xuất, là một phạm trù kinh tế
-chính trị Do đó phương pháp nghiên cứu nên tang là phép duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử, trong đó đặc biệt chú trọng dùng lý luận về hình
Z
thái kinh tế - xã hội để lý giải những vấn đề có liên quan
Mat khác, đây là đề tai mang tính chuyên ngành về Luật Kinh tế, đi
sâu nghiên cứu về tổ chức và quản lý các hợp tác xã, nên trong quá trình
nghiên cứu, luận án còn sử dụng phương pháp so sánh: so sánh tổ chức và
quản lý các hợp tác xã ở Việt Nam trơng 2 cơ chế quản lý (cơ chế kế hoạchhóa tập trung và cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa); so sánh tổ chức và quản lý các hợp tác xã ở
Việt Nam với các nước trên thế giới và khu vực trong khuôn khổ pháp lý;qua đó nhìn nhận, đánh giá một cách có hệ thống và sâu sắc về những cái
được và chưa được những vấn đề về tổ chức và quản lý các hợp tác xã để đề
xuất một số nguyên lý và giải pháp trong vấn đề này
5 Những đóng góp moi của luận án
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên trong chuyên ngành Luật Kinh
té Việt Nam nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống chế định tổ chức
và quản lý các hợp tác xã cũng như thực tiên triển khai thi hành Luật Hợp
tác xã (1996) Từ đó, tác gia luận án đã dua ra những cơ sở lý luận, cơ sở pháp
lý về đối mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã và dé xuất những khuyến
nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện chế định này Trong luận án này, lần đầu tiên:
Trang 12- Khang định những quan điểm cua chủ nghĩa Mác - Lénin có liênquan trực tiếp đến phạm vi nghiên cứu cua luận án:
- Hệ thống hóa những chi thị nghị quyết của Dang Cộng sản Việt
Nam về tổ chức và quản lý các hợp tác xã: làm sáng tỏ quá trình đổi mới tưduv lý Juan cua Đảng về vấn dé nay trong những năm qua;
- Hệ thống hóa những van bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về
tổ chức và quản ly các hợp tác xa; khang định vai trò quan trọng của quản
lý nhà nước đối với nên kinh tế quốc dân nói chung và quản lý nhà nướcbảng pháp luật đối với các hợp tác xã nói riêng trong cơ chế kinh tế thịtrường hiện nay ở Việt Nam;
- So sánh, phân tích chế định về tổ chức và quản lý các hợp tác xã Ở
Việt Nam theo Luật Hợp tác xã (1996) với Luật Hợp tác xã một số nước
trên thế giới để từ đó lý giải những điểm giống và khác nhau trong chế định
này của Việt Nam và các nước; tiếp thu một cách có chọn lọc kinh nghiệm
của các nước trong vấn đề này;
- Lam sáng tỏ về mặt lý luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn của việc đối
mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã đồng thời đưa ra các khuyến nghị
nhằm tiếp tục hoàn thiện chế định này của Luật Hợp tác xã (1996)
6 Y nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
* Về lý luán: Luận án là công trình nghiên cứu lý luận đầu tiên đề
cập đến việc làm sáng tỏ một cách toàn diện và có hệ thống chế định tổ
chức và quản lý các hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã (1996) Những đónggóp mới về mặt khoa học đã được nêu trên, trong quá trình viết luận án, tácgiả đã công bố kết quả nghiên cứu trong các tạp chí chuyên ngành (Nhữngđiều can bàn thêm khi sử dụng thuật ngữ "Kinh tế hợp tac" - Tạp chí Dan
chủ và Pháp luật - Cơ quan của Bộ Tư pháp - số 5/ 2000; X@ viên hợp tác xã
và chế độ báo hiểm xã hội - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật - Trung tâmKhoa học xã hội và nhân văn quốc gia - số 6 (146) - 2000; Tổ chức lại, giải
Trang 13hé, phá san hợp tác xã - Một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện Luật Hợp
ác xd năm 1996 - Tạp chí Dân chu và Pháp luật - Cơ quan của Bộ Tư
›háp - số 10/ 2000; Một số vấn đề về hợp tác xã cổ phần ở Việt Nam hiệnaay ~ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật - Co quan của Bộ Tư pháp - số 3/2001 )
* Về thực tiên: Luận án góp phần vào việc đánh giá, tổng kết tìnhhình thực hiện pháp luật về hợp tác xã trong 4 năm qua; nêu lên những tồntai, vướng mac về mặt tổ chức và quản lý hợp tác xã; qua đó đề xuất các
lhuyến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hợp tác xã ở Việt Nam
kiện nay
Ngoài ra, luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các cơ sở giáo dục đào tạo,
tac đại học về chuyên ngành Luật Kinh tế và các Viện nghiên cứu về khoa
học pháp lý
7 Bo cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụluc, luận án gồm 165 trang với 3 chương, 8 tiết
Trang 14TÁC XÃ TRONG CƠ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1.1 Tính tat yeu khách quan của sự hợp tác trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh
Hoạt động sản xuất là đặc trưng riêng có của con người và xã hội
loài người Do bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội
nên hoạt động sản xuất của con người mang tính xã hội Những cuộc phâncông lao động xã hội trong lịch sử có một ý nghĩa quan trọng trong tiến
trình phát triển của xã hội loài người, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất Nókhông những tạo tiền dé cho quá trình chuyên môn hóa cao độ mà đồng
thời còn làm xuất hiện nhu cầu liên kết, hợp tác giữa những người lao động
với nhau trong hoạt động sản xuất Về vấn đề này Mác đã khẳng định:
Người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp vớinhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi
hoạt động với nhau Muốn sản xuất được người ta phải có nhữngmối liên hệ và quan hệ chặt chẽ với nhau va chỉ có trong phạm vi
những mối liên hệ và quan hệ đó thì mới có sự tác động của họ
vào giới tự nhiên, tức là sản xuất [44, tr 552]
Quá trình chuyên môn hóa trong sản xuất đã làm xuất hiện các
ngành nghề, tăng cường nhu cầu trao đổi, mua bán sản phẩm và tạo tién décho sự ra đời của nền sản xuất hàng hóa Sự hợp tác trong quá trình sản xuấttiếp tục điển ra một cách mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh Theo Luật
Trang 15ay A)
Doanh nghiệp (1999): "Kinh doanh là việc thực hiện mội, một số hoặc tất
ca các công đoạn của quá trình dau tư, từ san xuất đến tiêu thụ san phamhoạc cung ứng dich vụ trên thị trường nhằm mục dich sinh loi" (Khoản 2,
Điều 3) Với nội ham rộng lớn này, có thể khẳng định rang: quá trình kinh
doanh bao gồm hàng loạt các mối quan hệ dan xen, chang chit; từng khâu,
từng công đoạn của quá trình kinh doanh có quan hệ nhân quả, quyết định
Jan nhau bởi thị trường là thống nhất và kinh doanh là một chu trình mở Do
đó, sự hợp tác trong quá trình kinh doanh là một nhu cầu tự thân
Như vậy, sự hợp tác trong hoạt động sản xuất, kinh doanh là một tất
yếu khách quan và là một trong những hình thức biểu hiện của quan hệ sản
xuất Nó được thiết lập trong mọi phương thức sản xuất của xã hội loàingười Do tác động của nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan, cácquan hệ hợp tác trong hoạt động sản xuất, kinh doanh được thiết lập dưới
nhiều hình thức khác nhau về tính chất, mức độ và nội dung
Mục tiêu đơn giản nhất và khái quát nhất của sự hợp tác trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh là: sự phối hợp với nhau nhằm đạt một hiệu quả
kinh tế cao hơn là không hợp tác Hiệu quả kinh tế này quyết định nội dung,
cách thức và mức độ của sự hợp tác Nó có thể được diễn ra trong một hoặcnhiều công đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh và xét đến cùng thì bản
chất của mọi sự hợp tác này được dựa trên hai yếu tố: tiền vốn hoặc conngười Từ đó mà hình thành các cấp độ khác nhau về mục tiêu của sự hợp
tác, như: hợp tác để đủ sống, hợp tác để làm giàu, hợp tác để cạnh tranh và
hợp tác để độc quyền Tương ứng với các mục tiêu đó, trên thực tế đã xuấthiện các hình thức cụ thể của sự hợp tác như: tổ hợp tác, các nhóm kinh
doanh, các hợp tác xã và các loại hình công ty (công ty đối nhân hoac công
ty đối vốn)
Không chỉ trong nền sản xuất tự cấp, tự túc hay sản xuất hàng hóagiản đơn ma ngay ca trong nên kinh tế thị trường ở Việt Nam cũng như trên
Trang 16thế giới luôn ton tại những quan hệ hợp tác giản don, theo vụ việc dưới các
hình thức: tô hợp tác tô đối công, tô vần công v.v Kiểu hợp tác này theo
pháp luật Việt Nam thường là khóng có tư cách pháp nhân, được điệu chính
theo Bộ luật Dân sự Theo đó, các tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợpđồng hợp tác, có chứng thực của Ủy ban nhân dan xã, phường, thị trấn; có
từ 3 người trở lên, cùng góp tài sản, công sức để thực hiện các công việcnhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm dân sự, là chủ thể của
các quan hệ dân sự theo nội dung và thời hạn của hợp đồng hợp tác
Sự hợp tác nay là tiền dé dẫn đến việc thành lập các công ty đối
nhân Thành viên của các công ty này là những người quen biết, tin cậy
lần nhau như anh em, họ hàng, bạn bè thân thiết Đặc điểm của công ty
đối nhân là: không có tư cách pháp nhân, không có sự tách bạch về tài sản
cá nhân thành viên công ty với tài sản của công ty, các thành viên liên đớichịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của công ty (công ty hợpdanh) hoặc ít nhất có một thành viên (thành viên nhận vốn) chịu trách
nhiệm vô hạn (công ty hợp vốn đơn giản) Ở nước ta trước đây, theo Nghị
định 66 - HDBT ngày 2/3/1992, kiểu công ty này được gọi là nhóm kinh
doanh Theo Luật Doanh nghiệp (1999) đây là các công ty hợp danh - một
loại công ty đối nhân điển hình
Trong nền kinh tế thị trường, để các giao lưu dân sự - kinh tế đượcthiết lập một cách an toàn và ổn định, các chủ thể kinh tế thường tiến tớithiết lập quan hệ hợp tác một cách chặt chẽ, có tổ chức dưới hình thức cáccông ty đối vốn Các công ty đối vốn có đặc điểm cơ bản là có tu cách phápnhdn, chịu trách nhiệm bang tài sản riêng của công ty, các thành viên củacông ty chỉ chịu trách nhiệm trong pham vi phần vốn góp Công ty cổ phần
là loại công ty đối vốn điển hình
Với ưu điểm nổi bật là khả nang tập trung vốn để mở rộng quy
mô Kinh doanh tạo thé đứng vững trên thị trường và phân tan rủi ro trong
Trang 17nen Kinh tế thị trường, các công ty đã đáp ứng được yêu cầu của nhiều
nhà kinh doanh cũng như những người có von nhưng khong có kha nang
kinh doanh Các công ty (công ty thương mại) là sự liên kết của hai hay
nhiều người (hoặc tô chức) góp vốn thành lập để kinh doanh với mục đích
kiếm lời
Hợp tác xã là một kiểu hợp tác, liên kết khác của những người lao
động tự nguyện góp vốn, góp sức nhằm phát huy sức mạnh của tập thể, giúp
nhau thực hiện một cách có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ Đây vừa là một tổ chức kinh tế, vừa là một tổ chức xã hội
Nó được thành lập nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, bảo vệ lợi ích của
người lao động; đồng thời nó là một hiệp hội của những người cùng nghề
nghiệp, cùng cảnh ngộ liên kết lại để giúp đỡ nhau
Hợp tác trong hoạt động sản xuất, kinh doanh là một quy luật, là
một phương thức làm ăn Nó đối lập với kiểu làm ăn cá thể, riêng lẻ mà
biểu hiện cụ thể là nó tạo lập nên một tài sản chung để duy trì hoạt động
sản xuất, kinh doanh của tổ chức đó Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin thì, quan hệ sản xuất do con người tạo ra nhưng nó được hình thành
-một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan Mác viết:
“Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan
hệ nhất định tất yếu không tùy thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan
hệ sản xuất Những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất
định của lực lượng sản xuất vật chất của ho" [46, tr 14]
Hợp tác xã là sản phẩm của nền sản xuất hàng hóa đã phát triển đếnmột trình độ nhất định trên cơ sở phân công lao động xã hội phát triển vàchuyên môn hóa sản xuất Trong đó đại bộ phận hoặc toàn bộ sản phẩm đềutrở thành hàng hóa đem trao đối trên thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu của
người tiêu dùng Theo đà phát triển của kinh tế hàng hóa, quy mô sản xuất
ngày càng mo rộng, trình độ xã hội hóa sản xuất ngày càng cao thì quá
is ¬
Trang 18trình san xuất ngày càng liên hệ và phụ thuộc lan nhau một cách hữu cơ Nólàm nay sinh yeu cau hợp tác lao động và cung ứng dich vụ các loại và tao
tien dé cho sự ra đời và phát triển của hợp tác xã
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của phong trào hợp
tác xã tren thé giới - Cac mô hình hợp tác xã
Lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới đã ghi nhận sự xuất hiện
của một hình thức tổ chức trong hoạt động san xuất vào cuối thế ky XIX tại
nước Anh Đó là hợp tác xã tiêu dùng của 28 người thợ dét ở thị trấnRochdale được thành lập vào năm 1844 Mục tiêu của họ là nhằm mua đượchàng hóa rẻ hơn và có chất lượng tốt hơn so với hàng hóa của các cửa hiệu
tư nhân, thi hành các biện pháp để nâng cao lợi ích vật chất, cải thiện địa vịcủa xã viên và đời sống gia đình của họ "Hội của những người khởi xướng
về sự công bảng ở Rochdale” còn đề ra một loạt nguyên tắc và phương pháp
kinh doanh của hợp tác xã
Tác dụng thực tê của hợp tác xã tiêu dùng Rochdale đã thúc đẩy sự
ra đời của hàng loạt hợp tác xã tiêu dùng ở nước Anh Đến đầu thập kỷ 60của thế ky XIX, ở nước Anh đã có 460 hợp tác xã tiêu dùng với 100.000 xãviên Tiếp sau đó phong trào hợp tác xã đã lan rộng sang các nước châu Âu
và đặc biệt phát triển mạnh mẽ ở Pháp, Đức, Hà Lan và Dan Mach Vì sao
phong trào hợp tác xã lại xuất phát từ nước Anh và phát triển mạnh mẽ
trước hết ở những nước này?
Từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế ky XVIII đã diễn ra thời kỳ quá độ
từ Chủ nghĩa phong kiến sang Chủ nghĩa tư bản Đó chính là giai đoạnchuyên nền kinh tê hàng hóa giản đơn sang nền kinh tế thị trường Nhiệm
vụ của giai doan này là tích lấy những tiên dé cần thiết cho sự ra đời và phat
triên của kinh tế thị trường Việc tích lũy nguyên thủy của tư bản gan liềnvới việc phát triển thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương đóng vai trò
quan trọng trong việc làm giàu của giai cấp tư sản ở một loạt các nước Tây
Trang 19\u đạc biệt là nước Anh va Hà Lan Tiếp đó, việc hình thành thi trường sức
:ao động cũng duoc diễn ra song song với việc hình thành thị trường von
Chủ nghĩa tư bản không những chỉ phát triển trong thương nghiệp mà còn
mạnh dan sang cả lĩnh vực nông nghiệp Do vậy, đã dién ra sự tước đoạt
ruộng đất của nông dân, vô sản hóa nông dân hình thành thị trường sức lao
động đông dao, giúp cho sự phát triển của các doanh nghiệp tổ chức theoLiểu kinh tế thị trường "Lịch sử ghi nhận rằng: nước nào diễn ra cách mạng
về ruộng đất sớm và triệt để thì ở đó kinh tế thị trường sẽ phát triển sớm vàmanh mé" [30, tr 21] Ngay từ thế ky XV nước Anh đã đẩy mạnh chính
sách trọng thương buôn bán, cướp bóc thuộc địa, giải phóng nông dân khỏi
xiếng xích phong kiến, thực hiện chế độ kinh doanh ruộng đất theo kiểu tư
bán chủ nghĩa
Với vị trí là một cường quốc công nghiệp, nước Anh là nơi diễn ra
một cách điển hình nhất, tập trung nhất quá trình hình thành và phát triển
nên kinh tế thị trường Cùng với những ưu việt, những thắng lợi thu được,nước Anh cũng là nơi diễn ra sự bần cùng hóa người lao động, vô sản hóa
⁄
nông dân một cách gay gát nhất Nó đưa người sản xuất nhỏ vào bướcđường cùng Song, với sự phát triển rộng rãi của các hình thức thị trường nócing đồng thời mở ra cho họ một khả năng to lớn va phù hợp với nguyện
vọng của họ, đó là: hợp tác với nhau trong sản xuất và kinh doanh nhằm đạt
điợc một hiệu quả kinh tế cao hon, tạo nên một sức mạnh để cạnh tranh
naam tồn tại và phát triển trong cơ chế đào thải khốc liệt của kinh tế thi
trường Sự hợp tác của những người lao động đã hình thành nên các hợp tác
xã ở Anh và lần lượt ở các nước khác khi nền kinh tế thị trường đã pháttrên ở một mức độ nhất định
Vào cuối thế kỷ XIX, khi phong trào hợp tác xã ở nhiều nước đã
phát triển mạnh mẽ về số lượng và hình thành liên hiệp hợp tác xã ở từngquốc gia thì mối giao lưu quốc tế của phong trào hợp tác xã cũng ngày
Trang 20càng can thiết, Do do, ngày 19 tháng 8 nam 1895 Đại hội thành lập Liên
mình hợp tác xã quốc tế đã được triệu tập tại London (Anh) với sự tham
gia của các hợp tác xã cấp quốc gia của 10 nước ở châu Âu châu Á và
chau Đại dương Tại Đại hội này, Liên minh các hợp tác xã quốc tế
(ICA) đã được thành lập và thong qua Dieu lệ với 12 khoản Vào năm
1896, lá cờ màu cầu vồng đã trở thành biểu tượng của phong trào hợp tác
xã quốc tế
Trải qua hơn 150 năm phát triển, đến nay tổ chức kinh tế hợp tác xã
đã tồn tại rộng khap các nước, bao gồm cả các nước phát triển và các nước
đang phát triển Hợp tác xã đã trở thành một hình thức kinh tế mang tính
chất quân chúng phổ biến nhất trên thế giới với tổng số gần 700 triệu người(trong đó châu A có tới trên 400 triệu người) của 82 quốc gia.
Lich sử hình thành và phát triển của phong trào hợp tác xã hơn 150nam qua trên thế giới đã cho thấy đặc điểm nổi bật là: mô hình hop tác xã -hợp tác hóa ở các nước có nên kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa từ giữa
thế kỷ XIX phát triển liên tục cho đến nay và đi vào ổn định, ở trên 100
nước với gần 700 triệu thành viên Còn mô hình hợp tác xã - tập thể hóa ở
các nước có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thuộc hệ thống xã hội chủnghĩa trước đây, bao gồm 13 nước với hơn 200 triệu thành viên, xuất hiện từ
đầu những năm 30 và phát triển đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX Cáchợp tác xã theo mô hình này đã trải qua những bước thăng trầm, không ổnđịnh dan đến khủng hoảng, tan rã hàng loạt và chuyển đổi thành những tổchức kinh tế khác nhau Đó chính là hai mô hình hợp tác xã, hai kiểu quan
hệ hợp tác khác nhau về bản chất: hợp tác xã thiết lập trên cơ sở quan hệhợp tác hóa và hợp tác xã thiết lập trên cơ sở tập thể hóa ruộng đất và tư liệusản xuất Qua nghiên cứu các mặt nội dung của quan hệ sản xuất và cácmôi liên quan đến hợp tác xã, có thể nêu lên một số đặc điểm khác nhau cơ
bạn của hai mô hình hợp tác xã này như sau:
Trang 21MÔ HINH
HỢP TÁC XA - TẬP THE HOA
MÔ HÌNHHỢP TÁC XÃ - HỢP TACHÓA -
1 Môi trường tôn tại
|
La sản phẩm của cơ chế kế hoạch
hóa tập trung thuộc các nước xã
Là sản phâm của các nước phát
triển theo cơ chế kinh tế thị,
lượng không nhiều, quy mô nhỏ
.3 Quan hệ sở hữuTiến hành tập thể hóa ruộng đất
và các tư liệu sản xuất chủ yếu
Xã viên từ hữu sản trở thành
vO sản
So hữu cá nhân không được thừa nhận
- Không tiến hành tập thể hóa.
- Xã viên là chủ sở hữu các tư liệu
- Sở hữu cá nhân được thừa nhận.sản xuất và tư liệu lao động
4 Quan hệ tổ chức, quản lýTập thể Ban quản trị lãnh đạo
theo nguyên tac: Tập thể lãnh
đạo, cá nhân phụ trách Vai trò
của cá nhân bị xem nhe
Xóa bỏ kinh tế hộ gia đình, tiến
hành sản xuất tập trung
La quan hệ chỉ huy, sự quyết
đoán của người đứng dau hop tác |
Trang 22Quan hệ giữa xã viên và hop tác
xa là quan hệ phụ thuộc Xã viên |
là người lao động hưởng thù lao
xa la quan hé binh dang, hop tac
giữa xã viên và hop tác
giữa hai chủ thể kinh tế Xã viên
là người làm chủ các tư liệu sản xuất ˆ
5 Quan hệ phân phối
Phân phối sản phẩm lao động
mang nang tính bình quân thông |
qua chế độ công điểm
6 Quan hệ giữa Nha nước với hop tác xa
Là đơn vị kinh tế thực hiện kế
hoạch do Nhà nước giao; nhận
nguồn vốn và vật tư, thiết bị do
Nhà nước cung cấp và bán sản
phẩm cho Nhà nước theo khối
lượng và giá cá do Nhà nước
quy định
Là đơn vị xã hội được chính quyền
Trung ương và địa phương giao
Hop tác xã không phải gánh váccác chính sách phúc lợi xã hội
bo
Là một kiểu quan hệ hợp tác vô
-hiệu quả cho kinh tế hộ gia đình
Đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển
sau hơn 150 nam tồn tai
Trang 231.1.3 Hop tác xa trong co chế kinh te thị trường - những đạc
điểm vé quan hệ to chức và quản lý
1.1.3.1 Vi trí, vai trò của hop tác xế trong cơ che kinh té thị trường
Lich sử phát triển kinh tế xã hội thế giới đã chứng minh rang: sựphát triển của chủ nghĩa tư bản và kinh tế thị trường đã trải qua nhiều giaiđoạn khác nhau, song về mat cơ cấu và tổ chức kinh tế thì trong mỗi giai
đoạn đều ton tại rõ nét ba khu vực khác nhau (sector) với vai trò, vi trí, quy
mô của moi khu vực được biến đổi theo sự phát triển ở mỗi giai đoạn:
Khu vực kinh tế tu nhân (private sector) hay nói cách khác là khuvực mà các tư liệu sản xuất đều thuộc quyền sở hữu của tư nhân Đây là khuvực được nhà nước tư bản hết sức coi trọng và khuyến khích phát triển, bởi
vì nó là khu vục hoạt động rất năng động, thay đổi liên tục để đáp ứng sự
biến động của thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, chèn ép lẫn nhau
theo nguyên tác "cá lớn nuốt cá bé”, tìm mọi thủ đoạn để tạo ra thang dư
lớn và bóc lột sức lao động;
Khu vực kinh tế Nhà nước (state sector) là khu vực do Nhà nước trực
tiếp nắm quyền sở hữu các tư liệu sản xuất của lĩnh vực sản xuất kinh doanh,
đó là khu vực đầu tư lớn nhưng hoạt động về mặt kinh tế đơn thuần ít đem
lại hiệu quả, hoặc hiệu quả không cao trong khi tư nhân không đủ điều kiện
hoặc không muốn làm, song các lĩnh vực hoạt động đó lại là điều kiện
không thể thiếu vắng trong tổng thể hoạt động của nền kinh tế quốc dân;
Song song tồn tại với hai khu vực kinh tế trên một lực lượng lớn dân
cư và người lao động cá lẻ vì nhiều lý do khách quan và chủ quan đã không
thể hoặc không đủ khả năng trực tiếp tham gia vào hai khu vực kinh tế này
mà họ tự rổ chức kinh doanh dưới các hình thức kinh tế hộ gia đình, cá thểnhỏ lể để tự t6n tại trong nền kinh tế thị trường day biến động Thực tế quátrình phát triển của nền kinh tế thị trường và Chủ nghĩa tư bản đã không tạođược điều kiện để bảo vệ Khu vực kinh tế dé bị tổn thương này, họ luôn bị
Trang 24các thế lực kinh tế tư nhân cạnh tranh, chèn ép trong các quan hệ trao đôi
tren thương trường Chính vì vậy, dé có thé tồn tại và phát triển được trongnền kinh tế thị trường họ đã phải hợp nhau lại trên nguyên tác hoàn toàn tựnguyện, bình dang va cùng có lợi dé giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau cùng sản
xuất, dịch vụ với các sản phẩm giá rẻ hơn, chất lượng phù hợp với nhu cầu
của họ và có thê bán được sản phẩm làm ra trên thị trường
Hợp tác xã là một hình thức tổ chức sản xuất của quá trình hợp tác
này Lịch sử phát triển kinh tế, xã hội của nhiều nước ở các giai đoạn khácnhau cho thấy: khu vực kinh tế hợp tác xã không phải là khu vực chính để
tạo ra tăng trưởng kinh tế mà là khu vực “phụ trợ”, song khu vực này có vaitrò, VỊ trí quan trọng trong giải quyết việc làm đảm bảo đời sống cho đông
đảo người lao động (nhất là ở các nước dang phát triển), tạo sự ổn định xã
hội và môi trường thuận lợi cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia Việc phân định thành 3 khu vực kinh tế như trên chủ yếu căn cứ
vào tính chất và đặc điểm của chúng (có phần dựa vào quan hệ sở hữu tưliệu san xuất), song 3 khu vực này quan hệ biện chứng với nhau trong tổng
thể nền kinh tế quốc dân
Hợp tác xã trong cơ chế mới không những có sự thay đổi về vị trí,thứ bậc trong nền kinh tế quốc dan mà theo đó, vai trò của nó cũng thay đổi
về chất, phù hợp với quy luật Trong cơ chế cũ hợp tác xã tồn tại phổ biến
và chủ yếu dưới hình thức các xí nghiệp tập thể: tập thể hóa tư liệu sản xuất,tiến hành sản xuất tập trung (kể cả trong nông nghiệp) biến xã viên trong
hợp tác xã thành người lao động làm công Xu thế hiện nay là: các hợp tác
xã thực hiện chức năng dịch vụ, hỗ trợ cho kinh tế hộ là chính nhằm đem lạihiệu quả kinh tế cao hơn cho kinh tế hộ Từ chỗ phủ nhận hộ gia đình, cáchợp tác xã ở Việt Nam đang dần đi vào quỹ đạo mà Traianốp đã khangđịnh: "Hợp tác xã nông nghiệp là sự bổ sung cho kinh tế nông dân tự chủ
phục vụ cho nó Vì thế, thiếu kinh tế hộ nông dan thì hợp tác xã sẽ không
Trang 25tJ NN
có ý nghĩa gì ca" (65 tr 11] Trong diéu Kiện của nền san xuất hàng hóa
hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của Kinh tế hộ chính là tiên đề dé thiết lập
các quan hệ hợp tác về nhiều mat Đến lượt mình, bang các hoạt động hỗtrợ, dịch vụ có hiệu qua hợp tác xã giúp kinh tế hộ khác phục được những
thách thức từ thiên nhiên, từ thị trường, tang cường địa vi của họ trênthương trường Hoạt động của hợp tác xã chính là sự kéo dài và mở rộnghoạt động của hộ gia đình Quan hệ giữa hộ gia đình với hợp tác xã được
chuyển từ quan hệ hành chính, mệnh lệnh sang quan hệ hợp đồng bình đẳng
và thỏa thuận, tự nguyện, cùng có lợi và cùng chịu rủi ro trong sản xuất,
kinh doanh Về mối quan hệ này, khi bàn về tổ chức của hợp tác xã,
Emêlianốp - nhà lý luận về hợp tác hóa người Mỹ năm 1942 cho rang:
Hợp tác xã không phải là một xí nghiệp tập thể mà là tập
hợp xí nghiệp, các hộ nông dân tham gia hợp tác xã vẫn gift đượctính độc lập của mình, khác với các bộ phân của xí nghiệp, phụthuộc hoàn toàn vào xí nghiệp Các hợp tác xã trong cơ chế mới
chủ yếu giữ vai trò hỗ trợ, dịch vụ cho các hộ xã viên Hình thức
hợp tác mới với chức năng làm dịch vụ cho các hộ nông dân trước
và sau sản xuất, chú ý đến cả đầu vào và đầu ra của quá trình sảnxuất Hộ nông dan và hợp tác xã là hai thành phần kinh tế tuy hòavào nhau nhưng hộ nông dân vẫn giữ được tính độc lập của nó
chứ không hòa tan vào kinh tế tập thể như trước dây [9, tr 138].Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiến hành công nghiệp hóa -
hiện đại hóa đất nước hiện nay đang ngày càng khẳng định tính tất yếu
khách quan của các hợp tác xã kiểu mới trong đời sống kinh tế Sự nghiệpcông nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước chỉ có thể đạt được trên cơ sở xãhội hóa nền sản xuất xã hội và thông qua phát triển kinh tế hàng hóa đếnmột mức cao, tức là chuyển nền kinh tế tự cung tự cấp sang một nền kinh tế
a
hàng hóa phát triển Day là tiền dé có ý nghĩa quyết định, nó phá vỡ cơ cấu
Trang 26khép kín của kinh tế họ làm xuât hiện những nhu cau bức thiết về sự hợptac và mo dường cho việc thành lập các hợp tác xã
1.1.3.2 Những đặc điểm về tổ chúc và quan lý các hop tác xã
trong cơ chê kinh tế thị trường ở Việt Nam
Trong điều kiện nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phan vận hành
theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, các
hợp tác xã ở Việt Nam được đổi mới về bản chất Quá trình đổi mới các
hợp tác xã đã duoc tiến hành một cách đồng bộ trên các mat: quan hệ so
hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối nhằm từng bước tạo ra sự phùhợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất
- Về đổi mới quan hệ sở hữu:
Trong mô hình hợp tác xã kiểu cũ, một đặc điểm quan trọng quyết
định các quan hệ khác là chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất Khi đổimới, các hợp tác xa đã tiến hành đánh giá lại giá trị tài sản, tiền von của hợp
tác xã Sau khi trừ phần vốn công trợ của Nhà nước, thanh toán các khoản
công nợ và để lại quỹ chung để duy trì phát triển hợp tác xã, còn lại xácđịnh giá trị cổ phần của từng xã viên trên cơ sở vốn góp ban đầu khi vào
hợp tác xã và số năm tham gia hợp tác xã, những xã viên ra khỏi hợp tác xã
được trả lại vốn cổ phần Nhiều hợp tác xã khi chuyển đổi đã xây dựng
được phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi nên đã huy động đượcvốn góp của xã viên Một số hợp tác xã nhờ sản xuất kinh doanh có hiệu
quả đã tích lũy làm cho vốn và tài sản của hợp tác xã ngày một tăng, nângcao nang lực sản xuất Đồng thời với việc xác định rõ giá trị cố phần củatừng xã viên, nhiều hợp tác xã còn thực hiện việc chuyển giao, bán lại tưliệu sản xuất cho hộ xã viên để xã viên trực tiếp quản lý, khai thác Hợp tác
xã chi giữ lại quyền sở hữu một số công trình phục vụ yêu cầu chung củasan xuất và sinh hoạt của xã viên
Trang 27- Về đôi mới tô chức quản lý trong hợp tác xã:
Quan hệ quản lý trong các hợp tác xã đổi mới đã có sự thay đổi cơ
bản Trong cơ chế quản lý hợp tác xã kiểu cũ quan hệ giữa xã viên và hợp
tác xã thực tế là quan hệ phụ thuộc, xã viên bị tách khỏi tư liệu sản xuất vàtrở thành người lao động làm công theo sự điêu hành tập trung của hợp tác
xa, tinh chat hợp tác đích thực trong hợp tác xã Không còn Khi các hộ giađình được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ, quan hệ giữa hợp tác xã và xã
viên trở thành quan hệ bình dang, thỏa thuận, tự nguyện, cùng có lợi và
cùng chịu rủi ro trong sản xuất kinh doanh Đặc trưng của các hợp tác xã
đổi mới là hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã không bao trùm
toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ xã viên, mà chỉ diễn ra 6tung khâu công việc, từng công đoạn; hỗ trợ phát huy thế mạnh của từng
hộ Quyền làm chủ của xã viên trong hợp tác xã được phát huy Xã viên
tham gia quyết định những công việc quan trọng của hợp tác xã như phương
án sản xuất kinh doanh, phương án phân phối thu nhập trong hợp tác xã
Nguyên tác bầu cử và biểu quyết được thực hiện bình đẳng, môi xã viênmột phiếu bầu, không phân biệt vào số vốn góp nhiều hay ít
Bộ máy quản lý duoc tổ chức lại theo hướng gọn, nhẹ, hiệu quả
Chủ nhiệm hợp tác xã được giao quyền chủ động trong việc điều hành công
việc triển khai thực hiện các phương án phát triển sản xuất kinh doanh của
hợp tác xã và tự chịu trách nhiệm về những quyết định của mình
- Về đổi mới quan hệ phân phối:
Trong các hợp tác xã kiểu cũ, chế độ phân phối mang nặng tính
bình quân, bao cấp, không khuyến khích người lao động hăng hái, tích cực
làm việc, xã viên thiếu gan bó với hợp tác xã Trong quá trình đổi mới, các
hợp tác xã đã thực hiện việc phân phốt trên nguyên tác công bằng, cùng cólợi Người lao động là xã viên, ngoài tiền công được nhận theo số lượng vàchất lượng lao động, còn được nhận lãi chia theo mức độ sử dụng dịch vụ
Trang 28trong hợp tác xã và lợi tức cổ phần Trong quá trình phân phối các hợp tác
xã còn tạo ra được các quỹ không chia, một mat để mở rộng sản xuất, mat
khác tạo nên phúc lợi công cộng cho mọi thành viên trong hợp tác xã, kết
hợp chat chẽ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, giữa lợi ích trước mat và
lợi ích lâu dài
a) Khái niệm về hợp tác xã
Tuy cùng là sản phẩm của sự hợp tác trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh, nhưng hop tác xã là một loại hình doanh nghiệp khác han với các
công ty trong nền kinh tế thị trường Đại hội hiên minh hợp tác xã quốc tế
lần thứ 31 tại Manchester (Anh) ngày 19 - 23/9/1995 đã định nghĩa:
Hợp tác xã là những hiệp hội tự chủ của những người tự
nguyện liên kết lại với nhau để đáp ứng những nguyện vọng và
nhu cầu chung của họ về văn hóa, xã hội, kinh tế thông qua một
tổ chức do chính các thành viên cùng làm chủ và kiểm tra theo
nguyên tác dân chủ
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho rằng:
Hợp tác xã là sự liên kết của những người đang gặp phải những
khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết lại trên cơ sở bình đẳng
về quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã chuyển giao vào hợp
tác xã phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn đó
chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng cácchức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất vàtinh thần chung
Là một loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã được hầu hết các quốc
gia điều chỉnh và quản lý trên cơ sở Luật Hợp tác xã Các đạo luật này đều
đưa ra khái niệm, định nghĩa để khẳng định những đặc thù và nguyên tác tổ
chức, hoạt động của hợp tác xã ngay tại chương đầu tiên (Thụy Điển,
Canada, Cộng hòa liên bang Đức, Indénéxia, Philippin ) Về mặt pháp lý,
Trang 29hầu hết các quốc gia đều có những quan điểm chung trong khái niêm vềhợp tác xã, đều khang định hợp tác xã là một tổ chức kinh tế của những cánhân, tập thể tự nguyện liên kết với mục đích chung, nhằm hỗ trợ, giúp đỡ
lan nhau tiến hành công việc kinh doanh có hiệu quả nhất theo những
nguyên tác hợp tác xã Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội
Trong hợp tác xã yếu tố con người được nhãn mạnh chứ không phải là yếu
tO vốn
Trong cơ chế kinh tế mới, hợp tác xã đã được quan niệm khác vềban chất so với trước đây Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các hop
tác xã ở Việt Nam nói riêng cũng như ở các nước xã hội chủ nghĩa đã gánh
vác quá nhiều chức năng xã hội trong khi chức nang kinh tế bị coi nhẹ
Điều 20 Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận về tổ chức kinh tế tập thể như
sau: "Kinh tế tập thể do công dan góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất kinh
doanh được tổ chức đưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện, dânchủ và cùng có lợi Nhà nước tạo điều kiện để củng cố và mở rộng các hợp
tác xã hoạt động có hiệu quả”.
Tiếp thu kinh nghiệm của các nước, trên cơ sở Hiến pháp năm 1992
và đặc điểm kinh tế - xã hội của Việt Nam, Luật Hợp tác xã đã đưa ra định
nghĩa về hợp tác xã tại Điều | như sau:
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ của những người lao
động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức
lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập
thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả
hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời
sống, sóp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
b) Các đặc trung pháp lý của hợp tác xã
Từ khái niệm nêu trên có thể thấy được những đặc trưng pháp lý của
các hợp tác xã trong cơ chế kinh tế thị trường ở Việt Nam như sau:
Trang 30Mót là: Hợp tác xã là một tô chức Kinh tế Day là một đặc trưng
mới trong quan niệm ve hợp tác xã trong cơ chế kinh tê thị trường
Trước day, ở nước ta nói riêng và ở các nước xã hội chủ nghĩa nói
chung, các hợp tác xã được coi là có hai tính chất: vừa là một tổ chức kinh
tế và vừa là một cộng đồng xã hội Là một tổ chức kinh tế, các hợp tác xã
tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động làm tròn các nghĩa
vụ đóng góp tài chính đối với Nhà nước, hoạt động theo nguyên tắc kếhoạch hóa và hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa Là một cộng đông xã
hội, hợp tác xã là nơi tổ chức cho các xã viên học tập đường lối, chính sách
của Dang, pháp luật của Nhà nước, là nơi các thành viên tương trợ, giúp đỡlan nhau và thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước Tuy vậy, do
trình độ tổ chức, quản lý của các cơ quan có thẩm quyền chưa tốt, hoạt
động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã còn kém hiệu quả, nhất là cơchế phân phối thu nhập không hợp lý, không công bang nên các hợp tác xãchưa có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện chức năng của một cộng
đồng xã hội một cách đầy đủ
Hiện nay, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
đã xác định rõ: hợp tác xã là một tổ chức kinh tế, việc xác định như vậy là
phù hợp với thực trạng và khả năng của các hợp tác xã ở nước ta, phù hợp
với quan điểm chung của các nước trên thế giới về hợp tác xã, tạo điều kiệncho các hợp tác xã bình dang trước pháp luật với các loại hình doanh nghiệp
khác và bao đảm quyền lợi vật chất chính đáng của các thành viên trong
hợp tác xã Tính chất xã hội của hợp tác xã vẫn được khẳng định nhưng nó
được thực hiện chủ yếu đối với các xã viên trong hợp tác xã
Việc kháng định hop tác xã là một tổ chức kinh tế do nó đã thỏamãn các điều kiện sau đây:
+ Hợp tác xã phải tiến hành các hoạt động kinh tế, tức là tiến hànhcác hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa, mọi hoạt động dịch vụ có tính
Trang 31chất kinh doanh Dac trưng này phân biệt hợp tác xã với các cơ quan Nhanước và các đơn vi sự nghiệp.
+ Hoạt động của hợp tác xã phải có lãi, có như vậy mới "thực hiện
có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ” so với hoạtđộng riêng le của từng cá nhân người lao động
+ Trong thời gian tôn tại hợp tác xã liên tục tiến hành các hoạt độngkinh tế có cùng một tính chất Theo luật định, nếu hợp tác xã ngừng hoạt động
trong 12 tháng liên thì sé bị giải thé bat buộc (mục b, khoản 2, Điều 46 Luật
Hợp tác xã) Tiếp đó, các hoạt động kinh tế do hợp tác xã tiến hành phải cócùng mội tinh chất, tức là hợp tác xã phải tiến hành hoạt động kinh tế theo
đúng ngành, nghề, mat hang đã đăng ký kinh doanh (khoản |, Điều 9)
* Hai là: Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân.Đặc điểm này khẳng định tính chất hợp tác xã khác với các doanh nghiệp
không phải là pháp nhân Cu thể:
- Hợp tác xã có tài sản độc lập, có quyền sở hữu đối với tài sản ấy vàtài sản độc lập của hợp tác xã là cơ sở vật chất của hoạt động kinh tế của
hợp tác xã Tại các Điều 38, 40 Luật Hợp tác xã quy định: Vốn hoạt động
của hợp tác xã được hình thành từ vốn góp của xã viên, vốn được tích lũy
thuộc sở hữu của hợp tác xã, vốn vay và các nguồn vốn huy động khác; tài
sản của hợp tác xã là tài sản thuộc sở hữu của hợp tác xã được hình thành từ
von hoạt động của hop tác xã
- Hợp tác xã có tên gọi, có Điều lệ, cơ cấu tổ chức và nơi làm việc
của mình
+ Tên của hợp tác xã: Điều 10 Luật Hợp tác xã quy định : Con dấu,
bang hiệu, giấy tờ giao dịch của hợp tác xã phải có ký hiệu " Hợp tác xã".Quy định này cho thấy tính chất của hợp tác xã sau đó để phân biệt với các
tổ chức kinh tế khác Hợp tác xã phải đăng ký tên gọi của mình để được
hưởng bản quyền đã được đăng ký Tên, biểu tượng (nếu có) của hợp tác xã
Trang 32phải dược dang ky tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được bao hộ theo
quy định của pháp luật
Hợp tác xã phải nhân danh mình để tiến hành các hoạt động kinh tế
và nhân danh mình để đứng tên nguyên đơn hoặc bị đơn trong các tranh
chấp kinh tế dân sự
+ Điều lệ hợp tác xã: Điều lệ hợp tác xã thể hiện trong quy định củapháp luật, cụ thể hóa các quy định đó vào điều kiện, tổ chức của hợp tác xã
mình Điêu lệ phải phù hợp với các quy định của pháp luật, có hiệu lực pháp
lý sau khi được chấp nhận đăng ký (Điều 14)
+ Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã: Để tiến hành được các hoạt động
kinh tế một cách có hiệu quả, hợp tác xã phải có cơ cấu tổ chức phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ, quyền bạn cụ thể Thông thường hợp tác xã có cơ cấu
như sau:
Đại hội xã viên (Điều 26, 27, 28, 29)
Ban Quản trị (Điều 30, 31, 32)
Chủ nhiệm hợp tác xã (Điều 33)
Ban Kiểm soát (Điều 34, 35)
+ Trụ sở làm việc của hợp tác xã: Trụ sở là nơi hợp tác xã tiến hànhhoạt động kinh doanh, nó phải là nơi cố định Khoản 5, Điều 16 Luật Hợp
tác xã quy định: trụ sở của hợp tác xã phải được Ủy ban nhân dân cấp xã
nơi dự định dat trụ sở xác nhận Điều 21 còn quy định về việc hop tác xã
mo chi nhánh, văn phòng dai diện trong và ngoài nước
- Hợp tác xã độc lập chịu trách nhiệm dân sự: Đây là trách nhiệm
vật chất Hợp tác xã có tài sản riêng của mình, có quyền tự chủ kinh doanh,
tự chịu trách nhiệm đối với kết quả kinh doanh nên hợp tác xã có các quyền
và nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh theo luật định và phải độc lập chịutrách nhiệm vật chất đối với mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụcủa mình
Trang 33* Ba là: Hop tác xã là tổ chức kinh tế tiến hành dang ký kinh doanh
theo pháp luật Đây cũng là một điểm mới so với cơ chế cũ
Việc dang ký kinh doanh là một trong những nội dung quan lý nhànước đối với hợp tác xã Đây là một hoạt động chỉ có trong cơ chế mới hiệnnay Trong suốt thời kỳ bao cấp, hợp tác xã được thành lập một cách ô ạt,
không cần đăng ký, không cân sự chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp.
Có thể nói đây là thời kỳ Nhà nước vừa chi phối chat chẽ hoạt động của hợptác xã lại vừa buông lỏng quản lý đố: với tổ chức này Nó dẫn đến hậu quả
là: phần lớn các hợp tác xã hoạt động không có hiệu quả Không ít các hợptác xã đã chỉ tồn tại trên danh nghĩa vì đã bị tư nhân hóa Phương thức quản
lý này không thể được chấp nhận trong cơ chế mới Với sự tham gia củanhiều thành phần, đa dạng về chủ thể và lợi ích, cơ chế mới đã phát huy mộtcách cao độ tính tự do, năng động, sáng tạo, nhạy bén của mọi chủ thể, mọithành phần kinh tế Đồng thời nó cũng làm xuất hiện biểu hiện vô chính
phủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Vai trò quản lý của Nhànước trở nên không thể thiếu và phải được xác lập ngay từ giai đoạn đầu,
trong việc thành lập và đăng ký kinh doanh của các hợp tác xã
Khi hợp tác xã đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 16 thì Ủy
ban nhân dan cấp huyện xem xét, xác nhận Điều lệ Hợp tác xã và cấp Giấy
đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã, riêng đối với những hợp tác xã kinh
doanh các ngành nghề theo quy định của Chính phủ thì đăng ký kinh doanh
tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, hợp tác xã có tư cách pháp nhân và đi vào hoạt động
* Bốn là: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế do người dân tự nguyên
cùng góp vốn, góp sức Điều đó chứng tỏ hợp tác xã khác các doanh nghiệp
chi có một người đầu tư (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu
hạn | thành viên - Mục II - Chương III, Chương IV - Luật Doanh nghiệp1999)
Trang 34Nguyên tác tự nguyện trong các hợp tác xã được đặc biệt tôn trọng
thực hiện trong cơ chế kinh tế thị trường, khác với bản chất so với các hợptác xã trước đây Với những quan niệm sai lầm về hợp tác xã trong cơ chế
kế hoạch hóa tập trung, nguyên tác này đã bị vi phạm một cách nghiêm
trọng: gò ép người lao động vào hợp tác xã, cơ quan quản lý nhà nước can
thiệp sâu vào hoạt động của hợp tác xã, hợp tác xã phải gánh vác nhiềunghĩa vụ xã hội với địa phương Trong cơ chế mới, nguyên tắc này được
pháp luật bảo đảm thực hiện Sự tự nguyện được thể hiện trong tư tưởng vàhành động của xã viên trên nhiều phương diện:
+ Tự nguyện gia nhập hợp tác xã, một người có thể là xã viên củanhiều hợp tác xã không cùng ngành nghề;
+ Tự nguyện ra các quyết định ;
+ Xin ra hợp tác xã theo quy định của Điều lệ Hợp tác xã
Tại Nghị định số 189/NĐ-CP ngày 13/12/1994 của Chính phủ xácđịnh ở nước ta có 8 loại hình doanh nghiệp, trong đó có các hợp tác xã và
mới đây Luật Doanh nghiệp (1999) ghi nhận thêm 2 loại hình doanh
nghiệp: công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Mặt khác, khi lâm vào tình trạng khánh tận, mất khả năng thanh toán nợ
đến hạn, việc phá sản hợp tác xã được giải quyết theo trình tự thủ tục tố
tụng của Luật Phá sản doanh nghiệp (1993)
Từ những đặc trưng pháp lý trên đây có thể khẳng định hợp tác xã làmột loại hình doanh nghiệp Đây là một vấn đề có nhiều tranh luận song
Trang 35») an
cho đến nay đã co sự tương đối thống nhất về nhận thức Lan dau tiên khái
niệm doanh nghiệp được thừa nhận tại Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật
Công ty (1990), theo đó: Doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh được thành lậpnhằm mục đích chủ yếu là thực hiện hoạt động kinh doanh Hoạt động kinhdoanh được hiểu là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình dau tư nhàm mục đích sinh lợi Khái niệm này được cụ thé
hơn tại Luật Doanh nghiệp (1999): Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao địch ổn định, được đăng ký kinh doanh theoquy định của pháp luật nham thực hiện các hoạt động kinh doanh Việc
thừa nhận hợp tác xã là một loại hình doanh nghiệp có ý nghĩa nhiều mặt,
cả về thực tiên cũng như pháp lý Nó đặt ra những yêu cầu đối với việc tiếptục hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới
c) Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hop tác xã
Về cơ bản, các hợp tác xã trên thế giới đều được tổ chức và hoạt
động theo 7 nguyên tắc mà Đại hội Liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA) lầnthứ 31 (19-23/9/1995) tổ chức tại Manchester (Anh) dé ra Đó là:
- Tự nguyện và rộng mở đối với những người muốn trở thành xã
viên hợp tác xã.
- Xã viên kiểm soát một cách dan chủ
- Xã viên tham gia vào hoạt động kinh tế của hợp tác xã
- Độc lập và tự chủ
- Giáo dục, đào tạo và thông tin
- Hợp tác giữa các hợp tác xã
- Quan tâm đến cộng đồng
Sáu nguyên tac đầu đã được dé ra từ năm 1966 Qua quá trình tổ
chức và hoạt động, nhằm hướng dẫn cho các hợp tác xã trong thế kỷ 21 Đại
hội lần thứ 31 của ICA (tháng 9 năm 1995) đã bổ sung thêm nguyên tắc thứ
Trang 367 nham khang định vai trò của hop tác xã trong việc góp phan vào sự phát
trién ben vững của toàn thé cong đồng
Thụy Điển và Canada đã ghi nhận và kháng định lại 6 nguyên tác
đầu trong Luật Hợp tác xã Các nước khác cũng đều dựa trên cơ sở nhữngnguyên tac này mà vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh cụ thé của mình vàthể chế hóa trong các đạo luật về hợp tác xã
Điêu 7 Luật Hop tác xã Việt Nam đã ghi nhận Š nguyên tác tổ chức
và hoạt động của hợp tác xã là:
- Tự nguyện gia nhập và ra hợp tác xã
- Quản lý dân chủ và bình đăng
- Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi
- Chia lãi đảm bảo kết hợp lợi ích của xã viên và sự phát triển của
hợp tác xã
- Hợp tác và phát triển cộng đồng
So với những nguyên tắc hợp tác xã được quy định trong Điều lệmẫu hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc thấp (1959) thì Luật Hợp tác xã
đã có sự kế thừa và phát triển thêm 2 nguyên tắc về việc chia lãi và tính
cộng đồng của hợp tác xã 5 nguyên tắc này đã tiếp thu cơ bản nội dung củacác nguyên tác thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ sáu và thứ bảy mà ICA đề ra.Riêng nguyên tác thứ tư và thứ năm của ICA tuy không đặt thành nguyêntác trong Luật Hợp tác xã, nhưng đã được ghi nhận tại khoản 10, Điều 9 của
đạo luật này: Hợp tác xã có nghĩa vụ chăm lo giáo dục, đào tạo bồi dưỡng,
nâng cao trình độ, cung cấp thông tin để mọi xã viên tích cực tham gia xây
dựng hợp tác xã
Như vậy, các nguyên tác tổ chức và hoạt động của hợp tác xã được
ghi nhận trong Luật Hợp tác xã của Việt Nam là sự đúc kết, kế thừa tinh than
hợp tác xã trong nước và quốc tế Đó chính là cơ sở pháp lý để các hợp tác xã
có cơ hội hòa nhập với cong đồng quốc tế theo tinh than hợp tác và phát triển
Trang 37Hoạt động sản xuất của con người mang tính xã hội mà biếu hiện cu
the rõ nét nhất của tính chat nay là sự hợp tác, liên kết giữa các cá nhântrong tung cong đoạn cua quá trình sản xuất, kinh doanh Trong điêu kiện
của nền sản xuất hàng hóa phát triển, nhu câu hợp tác được diễn ra đưới nhiều
cấp d6, dựa trên yếu tố tiền vốn hoặc con người nham đạt được những mục
tiêu khác nhau, hình thành nên các hình thức hợp tác khác nhau về bản chất
La một sản phẩm của sự hợp tác nay, hợp tác xã khác với các loại hình công
ty: lợi nhuận không phải là mục tiêu tối thượng, hợp tác xã liên kết những
người lao động tự nguyện góp vốn, góp sức nhằm phát huy sức mạnh tập
thể, giúp nhau thực hiện một cách có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ Quan hệ hợp tác trong các hợp tác xã là quan hệ bình
đẳng, tự nguyện và cùng có lợi Điều này chi phối một cách mạnh mẽ đếnnhững đặc điểm về tổ chức và quản lý trong các hợp tác xã Lịch sử tồn tại
và phát triển của các hợp tác xã trên thế giới và ở Việt Nam đã chứng minhrang: mô hình hợp tác xã - tập thể hóa không phù hợp với ban chất của các
hop tác xã đích thực, do đó đã đi đến khủng hoảng và tan rã Quá trình chuyềnđổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường ở Việt
Nam trong những năm qua đã xác định lại quan niệm về hợp tác xã; những
đặc trưng pháp lý; các nguyên tác tổ chức và hoạt động phù hợp với bản chấtcủa các hợp tác xã theo mô hình hợp tác hóa Đây là những tiền đề căn bản đểthiết lập quan hệ tổ chức và quản lý hợp tác xã về mat pháp lý trong cơ chếkinh tế thị trường, bao gồm cả quan lý nhà nước đối với hợp tác xã và tổ chức,quản lý nội bộ hợp tác xã sẽ được luận án đề cập sâu hơn ở chương sau
1.2 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ TỔ CHỨC VÀ
QUAN LÝ CÁC HỢP TÁC XÃ
Với lịch sử tồn tại và phát triển hơn 150 năm qua, hợp tác xã đã
không những là một vấn đề kinh tế mà nó còn là một vấn đề chính trị - xãhội Không đơn thuần là một tổ chức kinh tế, hợp tác xã còn là tổ chức tập
Trang 38hợp đồng dao người lao động trước sự ban cùng hóa của tư bản, nhằm bao
ve và tang thêm lợi ích cho họ Chính vì lé đó mà vấn dé hợp tác xã đã trở
thành một mối quan tâm của các nhà kinh điển trên thế giới Từ giữa thế ky
XIX đến nay phong trào hợp tác cũng như phong trào công đoàn và phongtrào nông dân được các chính dang của giai cấp công nhân rất coi trong
nghiên cứu và chỉ đạo C Mác, Ph Angghen và V.I Lénin đã đặc biệt quan
tâm đến vấn đề hợp tác xã, tiến hành nghiên cứu, phân tích và thực sự đặtnên móng cho cơ sở lý luận về vấn đề này Lý luận của Chủ nghĩa Mác -Lênin về hợp tác xã là một hệ thống quan điểm khoa học, toàn diện và sâusắc, tuy nhiên, trong phạm vi Luận án này tôi đi sâu nghiên cứu những quan
điểm có liên quan trực tiếp sau đây:
1.2.1 Hợp tác xã là sản phẩm của sức sản xuất xã hội và phương
thức sản xuất xa hội đã phát triển đến một trình độ nhất định - nén sanxuất hàng hóa
Giữa thé ky thứ XIX, trong điều kiện của Chủ nghĩa tư bản tự docạnh tranh, Mác cho rằng: Nếu không có phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa với chế độ tín dụng tư bản chủ nghĩa thì hợp tác xã công xưởng cũng
không thể phát triển được Các hợp tác xã công xưởng sử dụng hình thức tổ
chức sản xuất cơ khí và xã hội hóa dựa trên tiến bộ khoa học kỹ thuật làm
nòng cốt Chính trình độ phát triển của sức sản xuất xã hội và phương thứcsản xuất xã hội thời kỳ này đã tạo tiền đề vật chất cho các hợp tác xã công
xưởng ra đời và phát triển
Tuy nhiên, không phải ngay từ đầu lý luận về hợp tác xã của Chủ
nghĩa Mác - Lênin đã thấy được mối liên hệ tất yếu giữa sự tôn tại và phát
triển của các hợp tác xã với nền sản xuất hàng hóa Đây là một trong những
quan điểm được từng bước hình thành trong những điều kiện lịch sử cụ thể
Hợp tác xã sản xuất trong thiết tưởng của Mác nổi lên những đặcđiểm như: chiếm hữu công cộng về tư liệu sản xuất, lao động liên hợp, phân
Trang 39phối theo lao động, tự quan lý Cho nên, về khách quan nó vẫn là tô chức
loại trừ Kinh tê hàng hóa Angghen khi luận chứng ve hợp tác xã nông dan
trong tác phẩm "Van dé nông dân Pháp - Đúc” đã nói: Hợp tác xã này
"aang hết sức hay chủ yếu là vì tiêu dùng của chính ban thân họ”
Trong thời kỳ từ trước Cách mạng tháng Mười Nga đến trước khithực hiện Chính sách Kinh tế mới về cơ bản, Lênin vẫn cho rằng hợp tác xã
phát triển trong điều kiện Chủ nghĩa xã hội không tồn tại kinh tế hàng hóa.Quan điểm này thể hiện một cách tập trung và đặc biệt sâu sác trong thời kỳ
thực hiện Chính sách Cộng sản thời chiến (trước năm 1920) Sau khi Cách
mạng tháng Mười thành công, năm 1917, nước Nga bị chiến tranh tàn phá
nang nề với nạn đói rét và thất nghiệp, năm 1918 lại bùng nổ nội chiến cách
mạng và chống vũ trang can thiệp của đế quốc bên ngoài, Lênin đã chủ
trương: tổ chức công dân cả nước tham gia vào hợp tác xã sản xuất - tiêu
dùng tiến lên thành lập công xã tiêu dùng (loại trừ quan hệ hàng hóa - tiền
tệ) dùng hình thức phân phối sản phẩm thay thế mậu dịch Chính sách này
đặc biệt phát huy tác dụng trong điều kiện có chiến tranh, đấu tranh chốngnạn đói, nạn đầu cơ
Nhưng trong thời kỳ thực hiện Chính sách Kinh tế mới quan điểmnày của Lénin đã có những bước chuyển biến mới Nam 1920, khi nước
Nga kết thúc cuộc nội chiến cách mạng, một loạt các chính sách thực hiệntrong thời kỳ Cộng sản thời chiến lập tức gặp phải sự phản ứng mãnh liệt
của đông dao quần chúng nông dân mâu thuẫn giữa công nhân và nông dangay gat, Liên minh công nông đứng trước nguy cơ tan rã Lênin đã kip thời
và quyết đoán sáng suốt chỉ ra: Chủ nghĩa cộng sản thời chiến là sai lầm,
tuy rang lúc đó là sự việc bất dac di, thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hộicòn tồn tại nhiều thành phần kinh tế và tồn tại rộng rãi kinh tế tiểu nông Để
có thể thỏa mãn yêu cầu của nông dân, động viên được tính tích cực của họ,
củng cố liên minh công nông, tổ chức đúng dan đời sống kinh tế - xã hội,
Trang 40phát triển kinh tế quốc đân và tạo ra những điều kiện quá độ lên Chủ nghĩa
xã hội, thì con đường phải di là lợi dụng Kinh tế thị trường, thông qua thị
trường, thông qua phát triên trao đổi hàng hóa giữa thành thi và nông thôn
kết hợp kinh tế công nghiệp và nông nghiệp, củng cố liên minh công nông
Chính vì vậy, Lênm đã dé ra Chính sách Kinh tế mới (NEP) Trong tác
phẩm "Bàn về thuế lương thực” Lênin đã khang định rang: Hợp tác xã
không bài xích kinh tế hàng hóa, mà trái lại, thông qua sự phát triển hợp tác
xã dé phát triển kinh tế hàng hóa, phát triển sức sản xuất từ đó hướng nông
dân và những người sản xuất nhỏ theo con đường quá độ lên sản xuất lớn xãhội chủ nghĩa
Lịch sử tồn tại của hợp tác xã đã chỉ ra rằng: hợp tác xã bao giờcũng tôn tại và chỉ thực sự phát huy tác dụng, giữ đúng bản chất của chế độhợp tác trong nền sản xuất hàng hóa Việc loại trừ kinh tế hàng hóa trong
thời kỳ đầu là dé hiểu bởi thế kỷ XIX và đầu thế ky XX là giai đoạn Chủ
nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đang chuyển sang Chủ nghĩa tư bản độc
quyên Các ông dự đoán thời kỳ quá độ từ Chủ nghĩa tư bản sang Chủ nghĩa
xã hội rất ngán Trong thời kỳ quá độ Nhà nước có thể thi hành một số biện
pháp hàng hóa - tiền tệ, nhưng trong Chủ nghĩa xã hội kinh tế hàng hóa sẽ
bị thủ tiêu Thực tế từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, lịch sửthế giới và thực tiễn của Chủ nghĩa xã hội đã chứng minh: sản xuất hànghóa (kinh tế thị trường) không phải là một sản phẩm riêng có của Chủ nghĩa
tư bản, nó là một quy luật tất yếu trong tiến trình phát triển của lịch sử loài
người Ngay trong điều kiện của Chủ nghĩa xã hội nó vẫn giữ vai trò là đòn
bẩy chủ yếu của sự phát triển sức sản xuất xã hội
1.2.2 Khẳng định tính chất của hợp tác xã trong điều kiện giaicấp vô sản nắm chính quyên
Thực tế đã cho thấy: hợp tác xã là tổ chức kinh tế do những người
lao động vì lợi ích của bản thân mà tự nguyện liên hợp lại, nhằm tiến hành