Chương 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT KINH TẾKhái quát về luật kinh tế và luật dân sự Việt Nam Mối quan hệ giữa luật dân sự và luật kinh tế trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập tr
Trang 1NGUYÊN VIẾT TÝ
PHƯƠNG HƯỚNG HOAN THIỆN PHÁP LUẬT KINH TẾ
TRONG DIEU KIEN CO BO LUẬT DÂN SU
Chuyên ngành : Luật kinh tê
Mã số 75.05.16) na ng| OhING OM LUAT HANOI
Tốae ee
hu VIÊN GIAO VIER |
29 F
LUẬN ÁN TIEN SĨ LUAT HOC
Người hướng dẫn khoa học: TS Hoang Thể Liên
TS Dinh Trung Tung
HA NOI - 2002
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIÁ LUẬN ÁN
Nguyễn Viết Tý
Trang 3Chương 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT KINH TẾ
Khái quát về luật kinh tế và luật dân sự Việt Nam
Mối quan hệ giữa luật dân sự và luật kinh tế trong nền kinh tế
kế hoạch hóa tập trung
Mối quan hệ giữa luật dân sự và luật kinh tế trong nên kinh tế
thi trường
Khái quát về mối quan hệ giữa luật dân sự và luật thương mại
dưới chế độ cũ và ở một số nước trên thế giới
Chương 2: VAI TRÒ NEN TANG CUA BỘ LUAT DÂN SỰ TRONG
VIEC DIEU CHINH CAC HOAT DONG KINH DOANHKinh doanh và vai trò của hoạt động kinh doanh
Bô luật Dân sự - nền tảng pháp lý cho hoạt động kinh doanh ở
nước ta
Chương 3: NHUNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN TRONG
VIỆC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT KINH TẾ HIỆN NAY ỞNƯỚC TA
Những bất cập của pháp luật kinh tế và pháp luật dân sự trong
việc điều chỉnh các quan hệ kinh doanh
Những định hướng cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật kinh tế
Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật kinh tế
trong điều kiện có Bộ luật Dân sự
196200
201
Trang 4(Diễn đàn hợp tác chau A - Thái Binh Duong)
: Association of South East Asia Nations
(Hiệp hội các nước Đông Nam A)
: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
: Chủ nghĩa xã hội
: Chủ nghĩa tư bản: Giáo sư viện si: Nhà xuất bản: Phó giáo sư, tiến sĩ: Phó giáo sư, tiến sĩ khoa học: Xã hội chủ nghĩa
: Tư bản chủ nghĩa
: Tiến sĩ
: World Trade organization(Tổ chức Thuong mai thé giới)
Trang 51 Tính cấp thiết của đề tài
Quan hệ giữa luật kinh tế và luật dân sự đã có lịch sử phát triển lâu
đài Ở mỗi thời kỳ, mối quan hệ này được thể hiện khác nhau Trong nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung, giữa luật kinh tế và luật dân sự có sự phânbiệt rõ ràng Luật kinh tế là ngành luật độc lập, là sản phẩm tất yếu của nềnkinh tế kế hoạch hóa tập trung Trong nền kinh tế thị trường, việc phân biệtluật kinh tế với luật dân sự gặp nhiều khó khăn Bởi vì, đối tượng điều chỉnh
của hai ngành luật này có những điểm cơ bản thống nhất với nhau (cả haiđều điều chỉnh các quan hệ tài sản trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, cùng có
lợi) Trong hoàn cảnh đó, xuất hiện vấn đề tranh luận về sự tồn tại của luật
kinh tế Ở một số hội thảo khoa học, vấn đề này đã được đưa ra tranh luận
và kết quả là tiếp tục công nhận sự tồn tại của luật kinh tế với tư cách là
ngành luật trong hệ thống pháp luật nước ta Tuy nhiên, nội dung của luật
kinh tế không thể như trước đây mà phải được đổi mới cho phù hợp với sự
thay đổi của các quan hệ kinh tế, phải phản ánh được đời sống kinh tế - xãhội của đất nước
Ở nước ta, trong một thời gian dài (suốt thời kỳ bao cấp), luật kinh
tế phát triển và hoàn thiện hơn luật dan sự Trong giai đoạn hiện nay, dangtồn tại đồng thời luật dân sự và luật kinh tế Vấn đề đặt ra là phải làm rõ
quan hệ và tác động qua lại giữa các ngành luật đó để góp phần nâng cao
hiệu quả điều chỉnh của pháp luật
Thực tiễn xây dựng pháp luật ở nước ta trong thời gian qua đã đạt
được những thành công lớn, trong đó phải kể đến việc ban hành Bộ luật Dân
sự và một loạt các văn bản luật khác về kinh tế Bộ luật Dân sự năm 1995 là
Bộ luật Dân sự đầu tiên của Nhà nước ta Sau Hiến pháp, Bộ luật Dân sự là
Trang 6dao luật có vi tri quan trọng trong hệ thống pháp luật, liên quan mật thiết đếnmọi mặt đời sống thường ngày của người dân, trong đó có lĩnh vực kinh doanh.
Đối với hoạt động kinh doanh, Bộ luật Dân sự có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng Thông qua việc quy định những tiền đề chủ yếu của kinh doanhnhư vấn đề tài sản và sở hữu, bảo vệ quyền sở hữu, hợp đồng, sở hữu trí tuệ,chuyển quyền sử dụng đất v.v., Bộ luật Dân sự quy định các chuẩn mực
pháp lý cho các quan hệ kinh doanh phát triển trong môi trường thuận lợi,
đưa lại cho mỗi giao dịch độ tin cậy pháp lý cao Cùng với các văn bản
pháp luật khác trong hệ thống pháp luật kinh tế, Bộ luật Dân sự góp phầnxây dựng nên khung pháp lý cần thiết cho sự vận hành của nền kinh tế thịtrường, tạo nên môi trường pháp lý thuận lợi và thống nhất cho các doanh
nghiệp hoạt động và phát triển
Tuy nhiên, có vấn đề lớn đặt ra là luật dân sự nói chung và Bộ luậtDân sự nói riêng có quan hệ như thế nào đối với sự phát triển của luật kinh
tế Do vấn đề này chưa được nghiên cứu, lý giải một cách thấu đáo và có hệ
thống nên trong việc xây dựng cũng như áp dụng các quy định của luật kinh
tế gap nhiều khó khăn Trên thực tế, do đối tượng điều chỉnh của luật kinh
tế và luật dân sự có những nét tương đồng nên mét số chế định của của Bộluật Dân sự có thể được áp dụng đối với các quan hệ kinh tế nhưng vấn đểkhông đơn giản như vậy khi luật kinh tế cũng có những quy định riêng đốivới các quan hệ đó Thực tiễn áp dụng pháp luật còn phức tạp hơn nhiều,
bởi vì khi giải quyết quan hệ cụ thể nào đó, có vấn đề cứ lặp đi lặp lại là
quan hệ này thuộc phạm vi điều chính của luật kinh tế hay luật dân sự, do
đó gây nên tình trạng đùn đẩy, dây dưa, kéo đài, rất phiền hà Nghiêm trọnghơn, cùng một vụ việc nhưng nếu áp dụng luật đân sự để giải quyết thì sẽ
khác hoàn toàn, thậm chí trái với việc áp dụng luật kinh tế để giải quyết
Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự chưa điều chỉnh hết các quan hệ phát
sinh trong hoạt động kinh doanh hay nói cách khác chưa đầy đủ để điều
Trang 7và hoàn thiện Trong thực tiễn pháp luật kinh tế nước ta, bên cạnh những cái
đã dat được, van còn những khiếm khuyết nhất định
Chính vì vậy, nghiên cứu vấn dé: "Phuong hướng hoàn thiện phápluật kinh tế trong điêu kiện có Bộ luật Dan sự" có ý nghĩa cấp thiết không
chỉ ở phương diện lý luận cơ bản về luật kinh tế mà còn đa dạng về phương
điện thực tiễn Ý nghĩa của đề tài này bao hàm việc định hướng hoạt động
thực tiễn trên các lĩnh vực xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật và áp
dụng pháp luật
2 Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề lý luận về luật kinh tế và mối quan hệ của nóvới luật dân sự, cũng như vấn đề hoàn thiện pháp luật kinh tế được giới
khoa học pháp lý ở nước ta và ở nhiều nước trên thế giới quan tâm
Nghiên cứu các vấn đề lý luận của luật kinh tế với tư cách là ngành
luật độc lập trong hệ thống pháp luật XHCN được đặc biệt quan tâm ở các nước
có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây Những tác phẩm nổi tiếng
nghiên cứu về vấn đề này có thể kể đến như "Những vấn đề lý luận về luậtkinh tế", "Đối tượng điêu chỉnh và hệ thống luật kinh tế" của giáo sư, viện sĩLaptev; "Những vấn đề lý luận chung về luật kinh tế Xô viết" của I E Kraxko;
"Luật kinh tế” của Uwe - Jens Heuer và một số bài tạp chí của các nhànghiên cứu luật kinh tế tiền bối ở Việt Nam như Tạ Hữu Khuê, Nguyễn
Ngọc Minh, Nguyễn Niên
Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, những vấn đề lý luận
về hoàn thiện pháp luật kinh tế cũng được nhiều luật gia quan tâm giải quyết,chăng hạn như: Friedrich Kuebler, Jurgen Simon trong cuốn "Mấy vấn đề phápluật kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức" (Nxb Pháp ly, Ha nội 1992); "Các
Trang 8Trong những năm gần đây, ở nước ta, việc nghiên cứu pháp luật kinh
tế cũng như các vấn đề về hoàn thiện pháp luật kinh tế được nhiều nhà khoa
học pháp lý quan tâm, đặc biệt từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
Hiện có khá nhiều công trình, bài viết về vấn đề này như: “Thực trạng phápluật kinh tế ở nước ta và quan điểm đổi mới đưa pháp luật kinh tế vào cuộc
sống” của PGS.TS Nguyễn Niên; "Pháp luật kinh tế nước ta trong bướcchuyển sang kinh tế thị trường" của TS Nguyễn Như Phát; "Môi trường phápluật kinh tế day đủ phù hợp với cơ chế thị trường" của TS Hoàng Thế Liên;
"Kinh tế thị trường và sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật kinh tế" củaPGS.TS Lê Hồng Hạnh; "Hoàn thiện luật kinh tế ở Việt Nam trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", luận án phó tiến sĩ của Nguyễn
Am Hiểu; "Đổi mới và hoàn thiện khung pháp luật kinh tế trong điều kiện nềnkinh tế thị trường Việt Nam", luận án phó tiến sĩ của Nguyễn Minh Mẫn
Ngoài ra, nghiên cứu pháp luật kinh tế và hoàn thiện pháp luật kinh
tế còn là đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước như đề tài KHXH 02-07
"Những luận cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện dai hóa" do TS Trần
Du Lịch làm chủ nhiệm hoặc các dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ như
dự án của UNDP (VIE 94/003, VIE 98/ 001)
Nhìn chung, các bài viết, các công trình nghiên cứu của các nhànghiên cứu kể trên đã dé cập nhiều khía cạnh va ở mức độ khái quát khác
nhau Tính hệ thống và mức độ cụ thể của từng công trình ở các mức độ
nhất định Một số công trình, khi nghiên cứu pháp luật kinh tế có đặt trongmối quan hệ với luật dân sự nhưng chưa đi sâu
Do mới ra đời nên việc nghiên cứu về Bộ luật Dân sự còn có mặt
chưa sâu và thiếu tính toàn diện Đặc biệt, việc nghiên cứu Bộ luật Dân sự
Trang 9trong mối quan hệ với pháp luật kinh tế nhằm tìm ra những cơ sở lý luận và
thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật kinh tế, hầu như chưa được thực hiện
3 Mục dich nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi nhằm vào ba mục đích chính sau:Thứ nhất, xác định rõ mối quan hệ giữa luật kinh tế và luật dân sự;Thứ hai, làm rõ vai trò nền tảng của Bộ luật Dân sự trong việc điềuchỉnh các hoạt động kinh doanh Từ đó phân tích một số chế định cơ bản của
Bộ luật Dân sự có liên quan mật thiết và trực tiếp đến hoạt động kinh doanh;
Thứ ba, xác định rõ phương hướng hoàn thiện pháp luật kinh tếtrong điều kiện có Bộ luật Dân sự.
4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Khái niệm "Pháp luật kinh tế" có thể hiểu theo nghĩa rộng, hẹp khác nhau Theo nghĩa rộng có thể khẳng định rằng, pháp luật kinh tế không phải là
ngành luật theo tiêu chuẩn phân loại của lý luận pháp luật hiện hành mà là
khái niệm tổng hợp, bao gồm toàn bộ các văn bản pháp luật thuộc nhiều ngànhluật khác nhau có liên quan đến sự vận hành và quản lý nên kinh tế Trong cơcấu của mình, pháp luật kinh tế bao gồm các ngành luật khác nhau: Luật kinh
tế, luật tai chính, luật ngân hàng, luật lao động, luật đất đai [60, tr 13-14]
Như vậy, luật kinh tế là một bộ phận của pháp luật kinh tế và có thể
nói đây là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất của hệ thống pháp luậtkinh tế
Trang 10tiếng Nga hoặc chữ "law" trong tiếng Anh thì khái niệm “pháp luật kinh tế”
có thể hiểu ở nghĩa hẹp hơn, pháp luật kinh tế chính là luật kinh tế.
Trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi quan niệm pháp luật kinh tếtheo nghĩa hẹp Chính vi vậy, để thực hiện dé tài, chúng tôi chi dé cập các van
đề lý luận của luật kinh tế cũng như vấn đề hoàn thiện nội dung của luật kinh
tế với tư cách là một ngành luật Cũng cần nhấn mạnh rằng nguồn của luậtkinh tế có nhiều văn bản có chữ dau là "Luật”, cho nên chúng tôi lấy tên đề tàilà: “ hoàn thiện pháp luật kinh tế " để tránh sự nhầm lẫn không cần thiết
Luận án đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận về luật kinh tế vàluật dan sự, xác định rõ mối quan hệ giữa luật kinh tế và luật dân sự đồngthời xây dựng một số khái niệm cơ bản về kinh doanh và chủ thể kinh doanh.
Luận án tập trung nghiên cứu các quy định của Bộ luật Dân sự củanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1995 và tham khảo một số
Bộ luật Dân sự của một số nước có nên kinh tế thị trường.
Ngoài ra, để làm sáng tỏ nội dung của đề tài, chúng tôi còn nghiên
cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh, ví dụnhư: Các luật về các loại hình doanh nghiệp, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế,Luật Phá sản doanh nghiệp v.v
5 Đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án chứng minh được sự tồn tại độc lập tương đối củaluật kinh tế trong mối quan hệ với luật dân sự, xác định cụ thể hơn các tiêu chí để phân biệt luật kinh tế với luật dân sự;
Thứ hai, luận án xác định được một số khái niệm cơ bản về kinh
doanh và chủ thể kinh doanh, giải quyết được mối quan hệ giữa luật kinh tế
và luật dân sự;
Trang 11Cudi cùng, luận án đưa ra một số định hướng và giải pháp trong việc
xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế sau khi có Bộ luật Dân sự
6 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu khoa học khác nhau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để khái quát hóa,
đánh giá và nhận định các hiện tượng trong thực tiễn
- Phương pháp duy vật biện chứng và lich sử được sử dụng nhằm mô
tả các tiến trình phát triển của vấn dé dựa trên những điều kiện kinh tế,
chính trị và lịch sử của xã hội Hơn nữa, phương pháp này được tác giả sử
dụng để đánh giá và giải quyết vấn đề trên cơ sở những điều kiện lịch sử và
cụ thể của Việt Nam nhằm loại trừ sự võ đoán hay sao chép máy móc
- Phương pháp so sánh pháp luật cũng thường được tác giả sử dụng,
bởi lẽ pháp luật của kinh tế thị trường là hiện tượng mà ở Việt Nam mới
được biết đến, hoàn thiện pháp luật phải được đặt trong bối cảnh quốc tế vàhội nhập khu vực về pháp luật
Cuối cùng, mặc dù đề tài không theo hướng mô tả thực tiễn song
trong trường hợp có thể chúng tôi có sử dụng thông tin và kiến thức từ thựctiễn để minh họa cho những kết luận và những kiến giải khoa học của mình
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
án gồm có ba chương, 9 tiết
Trang 121.1 KHÁI QUÁT VỀ LUẬT KINH TẾ VÀ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
1.1.1 Khái quát về luật kinh tế
Quan niệm về luật kinh tế
Quan niệm về luật kinh tế được biết đến ở các nước tư bản từ những
năm đầu của thế kỷ XX, khi trong nền kinh tế xuất hiện những nhân tố mới
như: sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế, sự phát triển của kinh tế
nhà nước, sự xuất hiện độc quyền v.v Những người theo trường phái luật
kinh tế cho răng, sự phân chia truyền thống pháp luật tư sản ra luật công
và luật tư, trong hoàn cảnh đó không còn có ý nghĩa mà cần có một ngànhluật mới đó là luật kinh tế (x03/ICTB€HHO€ IIDABO, economic law) - ngành
luật nằm ở chỗ giáp ranh giữa luật công và luật tư Về vấn đề này, theo
GS.TS Mazolin thì sự xuất hiện trường phái này (trường phái luật kinh tế)liên quan đến thời kỳ chuẩn bị chiến tranh thế giới thứ nhất, khi ở nướcĐức, vấn đề tăng cường sự can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực các quan hệ
kinh tế được đặt ra trước mắt để động viên các nguồn nhân lực, vật lực Sau
chiến tranh thế giới thứ nhất, cơ sở lý luận của luật kinh tế được các luật sư
Đức (Keyman, Gedeman, Kleyzing), Y (Mocca) và Tay Ban Nha (Polo)
nghiên cứu rất day đủ và chi tiết Về sau, trường phái nay được thể hiện trong
một số tác phẩm của các tác giả người Pháp (Amel, Lagard) [74, tr 9]
Theo quan điểm của những người theo trường phái này, luật kinh tếđiều chỉnh các quan hệ kinh tế phát triển dưới sự tác động và do sự can
thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế Nội dung của luật kinh tế gồm có: Luậtthương mại, luật lao động, luật điều chỉnh sở hữu công nghiệp và một số
chế định, quy phạm của luật dân sự có có áp dụng pháp luật công (quan hệ
Trang 13Cho đến nay, vấn dé này vẫn được GS.TS Friedrich Kubler khangđịnh lại khi trả lời câu hỏi về sự độc lập của ngành luật kinh tế tại Hội thảo
về pháp luật kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức tháng 12/1990 tại Hà Nội
Theo ông, luật kinh tế không thuần túy thuộc công pháp hoặc tư pháp mà
nó trùm lên cả công pháp và tư pháp, có vấn đề thuộc công pháp và có vấn
đề thuộc tư pháp [36, tr 223]
Sau Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, cùng với việc thiết lập chính
quyền chuyên chính vô sản, giai cấp công nhân và nhân dan lao động đã
thiết lập chế độ sở hữu hoàn toàn mới - chế độ sở hữu XHCN về tư liệu sản
xuất Sở hữu XHCN về tư liệu sản xuất là cơ sở của nền kinh tế quốc dânXHCN Hầu hết mọi chủ trương chính sách của các đảng cộng sản và các
nhà nước XHCN đều nhằm phát triển tối đa hình thức sở hữu này Các hình
thức sở hữu khác (sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất) hầu như không đượcquan tâm đến
Mặt khác, như GS, VS Laptev khẳng định: "Nhà nước xã hội chủnghĩa không chỉ thực hiện quyền lực chính trị, mà chính nó còn kinhdoanh” [72, tr 7] Như vậy, Nhà nước XHCN không chỉ là trung tâm quyền
lực chính trị mà còn là trung tâm kinh tế Với tư cách là người chủ sở hữu tư
liệu sản xuất chủ yếu và là người nắm quyền lực chính trị, Nhà nước XHCN
trực tiếp tiến hành hoạt động kinh tế và lãnh đạo hoạt động đó Tất cả các
tình tiết đó có ý nghĩa quan trọng để nhận thức bản chất của luật kinh tế
trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở các nước XHCN nói chung và 6
nước ta nói riêng
Mặc dù, ở các nước XHCN trước đây có các điều kiện kinh tế, chínhtrị - xã hội tương đối giống nhau nhưng quan niệm về luật kinh tế cũng
Trang 14không hoàn toàn thống nhất với nhau TS Nguyễn Như Phát đã nhận xét:
"Ngay trong phạm vi các nước XHCN trước đây, ở Liên Xô luật kinh tếchưa được chính thức công nhận, ở Cộng hòa dân chủ Đức nó được coi là
một ngành luật độc lập và Tiệp Khác là quốc gia xã hội chủ nghĩa duy nhất
có trong hệ thống luật của mình một Bộ luật Kinh tế” [51, tr 31]
Thậm chí, ngay ở trong một nước như Liên Xô (cũ), trong mỗi thời
kỳ lịch sử, cũng có nhiều quan niệm khác nhau về luật kinh tế
- Theo Tônxtôi và Alekxaev (người theo trường phái luật kinh tế làngành luật tổng hợp), luật kinh tế được chia ra luật dân sự kinh tế và luậthành chính kinh tế, luật kinh tế được nghiên cứu như là một "cấu trúc thứsinh” trong hệ thống pháp luật Xô viết [75, tr 31-50]
- Có trường phái khác lại cho rằng luật kinh tế điều chỉnh các quan
hệ kinh tế trong lĩnh vực kinh tế nhà nước Các quan hệ được coi là đối
tượng điều chỉnh của luật kinh tế là những quan hệ sản xuất do Nhà nước tổchức dưới hình thức hàng hóa - tiền tệ, giữa các tổ chức nhà nước và các bộ
phận cấu thành của chúng [70, tr 25] Trường phái kinh tế này có thể tạm
gọi là "trường phái hang hóa", bởi vì nó chỉ bao hàm những quan hệ kinh tếdưới hình thức hàng hóa - tiền tệ
- Theo Kraxavchikov, luật kinh tế là tổng thể văn bản pháp quy chứa
đựng các quy phạm của nhiều ngành luật khác nhau có liên quan mật thiết
với nhau [7], tr 25].
- Theo GS.VS Laptev - người đứng đầu trường phái luật kinh tếtrong những năm 60, 70 thế kỷ trước:
Là một ngành luật, luật kinh tế là tổng hợp các quy phạm
pháp luật quy định trật tự quản lý và thực hiện các hoạt động kinh
tế và điều chỉnh các quan hệ kinh tế giữa các tổ chức kinh tế
XHCN cũng như các đơn vị cấu thành bên trong của nó với việc
vận dụng nhiều phương pháp điều chỉnh khác nhau [72, tr 17]
Trang 15điều chính các quan hệ giữa các tổ chức kinh tế XHCN và các bộ phận cấu
thành của chúng trong lãnh đạo và thực hiện các hoạt động kinh tế Nhữngquan hệ này được gọi là các quan hệ kinh tế và phát sinh trong quá trình táisản xuất XHCN Tất nhiên, đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế không
phải là tất ca các quan hệ phát sinh trong quá trình tái sản xuất XHCN machỉ một phần các quan hệ đó - các quan hệ kinh tế, với đặc trưng quan trọngnhất của chúng là trong các quan hệ đó bao giờ cũng kết hợp hài hòa yếu tốtài sản và yếu tố tổ chức - kế hoạch Ngoài ra, những người theo trường pháinày còn khẳng định rằng, luật kinh tế không chỉ có đối tượng điều chỉnhriêng mà còn có phương pháp điều chỉnh và các nguyên tắc riêng
Ở Việt Nam, vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX, nhân dân ta
phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, đó là giải phóng miền Nam thống
nhất đất nước và xây dựng CNXH ở miền Bac Trong quá trình xây dựng
CNXH ở miền Bac chúng ta có những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cơ
bản tương tự như Liên Xô và các nước Đông Âu, do đó chúng ta đã áp dụng
cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung như các nước đó Đó là lý do
cơ bản để lý giải cho sự tác động của khoa học pháp lý của Liên Xô và các
nước Đông Âu đối với khoa học pháp lý nước ta Có thể nói, trong thời kỳ
này, Việt Nam đã tiếp thu hoàn toàn các quan điểm lý luận về luật kinh tế
là ngành luật độc lập của GS.VS Laptev mà không có sự tranh luận gay gắt
nào xảy ra Lí giải cho thực tế này, TS Nguyễn Như Phát cho rằng, có hai lý
do cơ bản:
Thứ nhất, khi lý luận về luật kinh tế được truyền bá vào
khoa học pháp lý Việt Nam thì nói chung toàn bộ hệ thống khoa
học pháp lý Việt Nam còn non trẻ Vì vậy, lý luận luật kinh tếkhông vấp phải sự phản kháng của những lực lượng khoa học
Trang 16hùng mạnh Thứ hai, vào những năm 70 các nhà khoa học tiền bốinhư Ta Như Khuê, Vũ Dinh Hoe, Nguyễn Ngọc Minh, NguyễnNiên, Tran Trọng Huu truyền bá hệ thống lý luận luật kinh tế vàoViệt Nam thì lúc đó luật kinh tế ở Liên Xô và các nước Đông Âudang thang thế va đã trở thành một ngành luật độc lập [50, tr.1 5].Hơn nữa, nếu ở các nước Liên Xô và Đông Âu, sự ra đời của luậtkinh tế vấp phải sự kháng cự quyết liệt của giới lý luận luật dân sự và luật
hành chính thì ở Việt Nam cả luật dân sự lẫn luật hành chính tại thời điểm
lý luận về luật kinh tế được du nhập vào Việt Nam còn chưa phát triển Do
đó, lý luận về luật kinh tế đã phát triển một cách khá thuận chiều
Chính vì vậy, quan niệm về luật kinh tế trong giới lý luận cũng như
các nhà thực tiễn ở nước ta lúc bấy giờ không có gì khác so với quan niệm
của GS.VS Laptev như đã trình bay ở trên
Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã làm thay đổi cơ bản tính chất của
các quan hệ trong kinh doanh Những quan hệ trong kinh doanh (trước đây
thuộc đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế) có những tính chất cơ bản
giống những quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh Trong hoàn cảnh đó,vào những năm 90 của thế kỷ XX, ở một số hội thảo khoa học đã xuất hiện
việc tranh luận về sự tồn tại của luật kinh tế Kết quả của việc tranh luận đó
là tiếp tục công nhận sự tồn tại của luật kinh tế với tư cách là một ngànhluật trong hệ thống pháp luật nước ta Tuy nhiên, nội dung của luật kinh tế
phải được đổi mới cho phù hợp với sự thay đổi của các quan hệ kinh tế, phải
phản ánh được đời sống kinh tế - xã hội của đất nước
Hiện nay ở nước ta, luật kinh tế vẫn được quan niệm là: "Tổng thể
các quy phạm pháp luật , điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động của sản xuất kinh doanh giữa các
doanh nghiệp với nhau và với cơ quan quản lý nhà nước” [60, tr 23]
Trang 17Như vậy, có thể nói, luật kinh tế là ngành luật điều chỉnh hai nhóm
quan hệ xã hội chủ yếu, đó là những quan hệ phát sinh trong quá trình thựchiện hoạt động kinh doanh và những quan hệ trong quá trình quản lý nhànước đối với hoạt động kinh doanh đó Tương ứng với các quan hệ đó, nộidung của luật kinh tế bao gồm hai bộ phận quy phạm pháp luật chính: thir
nhát, những quy định về việc thực hiện hoạt động kinh doanh; thir hai,
những quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh Tùythuộc vào bản chất của nền kinh tế trong từng giai đoạn lịch sử mà Nhà
nước chú trọng ưu tiên phát triển các quy định về thực hiện hoạt động kinh
doanh hoặc các quy định về quản lí nhà nước đối với hoạt động kinh doanh
Để làm sáng tỏ hơn quan niệm về luật kinh tế, cần thiết phải xem
xét hai khái niệm cùng loại với khái niệm luật kinh tế, đó là luật thương mại
và luật kinh doanh.
Quan niệm về luật thương mai
Trong đời sống kinh tế xã hội cũng như trong khoa học pháp lý ở
các nước theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, luật thương mại đã tồntại như một ngành luật quan trọng, cùng với luật dân sự điều chỉnh các quan
hệ tài sản mang tính chất hàng hóa - tiền tệ
Luật thương mại ra đời do yêu cầu mới của đời sống kinh tế xã hộilúc bấy giờ và do các quy định của luật dân sự không thể đáp ứng được đốivới những quan hệ mới phát sinh trong lĩnh vực lưu thông thương mại Như
TS Nguyễn Quang Quýnh nhận xét: "Lúc đầu người ta chỉ biết có dân luật.Tới thời kỳ thương mại phát triển, người ta nhận thấy có nhu cầu đặc biệt,cần có các quy tắc riêng mới thỏa mãn được Thí dụ, nhu cầu nhanh chóng,mau lẹ về thủ tục, nhu cầu tín dụng" [53, tr 56]
Lúc khởi thủy, luật thương mại là ngành luật tư điển hình, là luật củacác thương gia, điều chỉnh các quan hệ mua bán trên thị trường [32, tr 42]
Trang 18Nhu vậy, lúc bấy giờ luật thương mại chỉ điều chỉnh các hành vi mua bán
hàng hóa nhằm mục đích kiếm lời Nhưng về sau, cái gọi là "hành vi thương
mại không còn bị bó hẹp là hành vi mua bán mà được mo rộng ra, bao
gồm tất cả các hành vi: đầu tư, sản xuất, trao đổi hàng hóa, cung ứng dịchvụ nhằm mục đích sinh lợi Do đó, phạm vi điều chỉnh của luật thương
mại ngày càng được mở rộng và nội dung của nó ngày càng phong phú hơn
Nội dung của luật thương mại các nước này được thể hiện tập trung nhất
trong các Bộ luật Thương mại, đề cập những vấn đề cơ bản như: địa vị pháp
lý và hoạt động của các thương nhân, các giao dich thương mai và đại diện
thương mại, các chứng khoán, thương mại hàng hải, mất khả năng thanh toán và phá sản Ngoài ra, trong Bộ luật Thương mại của một nước còn chứa
đựng những quy định về giải quyết tranh chấp trong thương mại
Hiện nay, ở Việt Nam, cùng với việc ban hành Luật Thuong mainăm 1997, trên thực tế đã xuất hiện khái niệm "luật thương mại” Song, dokhái niệm thương mại được hệ thống pháp luật nước ta tiếp cận ở nghĩa hẹp,
tức chỉ là một khâu của hoạt động kinh doanh, cho nên luật thương mại
không được coi là một ngành luật mà chỉ được coi như một bộ phận của luậtkinh tế
Quan niêm về luật kinh doanh
Vào cuối thế kỷ XX, trong một số tài liệu nghiên cứu và giảng dạypháp lý ở một số nước trên thế giới xuất hiện khái niệm luật kinh doanh Theocác tài liệu đó, ở Liên bang Nga, luật kinh doanh (IĐ/1HWHHMäT€.IbCKO€
IIbapo) được coi là ngành luật và được hiểu là: "Tổng thể các quy phạmpháp luật, điều chỉnh các quan hệ kinh doanh và các quan hệ xã hội khác
liên quan mật thiết với quan hệ kinh doanh, trong đó có các quan hệ trong
lĩnh vực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo lợiích của Nhà nước va của xã hội" [69, tr 17] Hoặc ở Mỹ, vốn di khái niệm
luật dân sự và luật thương mại là ngành luật độc lập hầu như không được
Trang 19biết đến, cho nên luật kinh doanh cũng không tồn tai như là một ngành luật
mà chỉ tồn tại như là một môn học Trong cuốn "Luật kinh doanh”(Business law), ấn bản lần thứ 6, R Robert Rosenberg có giới thiệu: "Cuốnluật kinh doanh dựa trên cơ sở Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ,trình bày những vấn đề pháp lý cơ bản về pháp luật thương mại và pháp luậthành chính” [76] Các vấn đề pháp lý trình bày trong cuốn sách này có thểchia thành hai bộ phận: Thứ nhất, bộ phận pháp luật tư bao gồm các vấn đề
về chủ thể kinh doanh, hợp đồng; sở hữu tư nhân và các biện pháp đảm bảo;
mua bán; giấy tờ có giá, bảo hiểm Tit hai, bộ phận pháp luật công baogồm các vấn đề như vi phạm và tội phạm trong kinh doanh, trình tự tố
tụng Với nội dung trên của cuốn "Luật kinh doanh”, chúng tôi suy luận
rằng luật kinh doanh bao gồm những quy định điều chỉnh các quan hệ kinhdoanh, bảo vệ những lợi ích tư của các chủ thể tham gia thương trường và
những quy định về khả năng và cách thức của sự can thiệp của Nhà nước
vào hoạt động kinh doanh, bảo vệ những lợi công.
Ở Việt Nam, thuật ngữ "luật kinh doanh” hay “pháp luật kinh doanh”
được bàn đến vào những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ XX, trong các đề tàinghiên cứu khoa học và trong các hội thảo khoa học Theo PGS.TS Lê Hồng
Hạnh: "Luật kinh doanh điều chỉnh các quan hệ gắn liên với hoạt động sản
xuất kinh doanh” [22] Còn theo TS Dương Đăng Huệ, pháp luật kinh doanh,
nói một cách nôm na nhất là tổng hop các văn ban pháp luật điều chỉnh cácquan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức hoạt động và giải thể doanh nghiệp
Nội dung của luật kinh doanh có bốn bộ phận cơ bản cấu thành là: pháp luật
về các loại hình doanh nghiệp; pháp luật về hành vi kinh doanh; pháp luật về
vỡ nợ, phá sản; pháp luật về cơ quan tài phán trong kinh doanh [3, tr 19]
Từ những quan niệm trên cho thấy, cho dù quan niệm luật kinh doanh
là ngành luật hay môn học thì nội dung cơ bản của nó cũng chứa đựng hai
vấn đề pháp lý cơ bản, đó là: pháp luật về hoạt động kinh doanh của các chủ
Trang 20thể kinh doanh và pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh Suy cho cùng, những vấn đề trong nội dung của luật kinh doanh cơbản giống những nội dung của luật kinh tế như đã trình bày ở trên, có
chăng, chỉ khác về cách thức, mức độ can thiệp (quản lý) bằng pháp luật
của các nhà nước đối với hoạt động kinh doanh trong từng thời thời kỳ lịch
sử Còn luật thương mại với tư cách là bộ phận của luật tư ở các nước TBCN
có nội dung hẹp hơn luật kinh tế và luật kinh doanh, chủ yếu điều chỉnh cácquan hệ trong hoạt động thương mại Tuy nhiên, hiện đang có xu hướng mở
rộng đối tượng điều chỉnh của luật thương mại Theo GS Kubler: "Ở một số
nước (Pháp) có xu hướng mở rộng đối tượng điều chỉnh của luật thương mại
đề thay vào đó khái niệm luật kinh doanh" [36 tr 21]
Tóm lại, với những trình bày trên đây và hơn nữa xuất phát từ mục
tiêu của luận án là không đi sâu giải quyết vấn đề lý luận này, chúng tôi
muốn quán triệt một nhận định là: ở một phương diện nào đó, luật kinh tế,
luật thương mại hay luật kinh doanh được sử dụng như những khái niệm
cùng loại - đều là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực
kinh tế, thương mại hoặc kinh doanh tại một quốc gia nào đó, trong mộtgiai đoạn lịch sử nào đó Tuy nhiên, tùy thuộc vào cách thức và mức độ canthiệp của Nhà nước vào hoạt động nói trên mà trong nội dung của chúng
cũng có những điểm khác nhau
Luật kinh tế trong nên kinh tế kế hoạch hóa tập trung
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, luật kinh tế được coi làmột ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam Điều đó được thể hiện
khá rõ nét trong các giáo trình của các trung tâm đào tạo cử nhân luật ở
nước ta [59, tr 342] Theo quan niệm trong các giáo trình đó, luật kinh tế
được hiểu là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ
kinh tế phát sinh trong quá trình lãnh đạo và thực hiện các hoạt động sản
xuất kinh doanh giữa các tổ chức kinh tế XHCN với nhau
Trang 21Như vậy, đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế là những quan hệ xã
hội phát sinh chủ yếu giữa các tổ chức XHCN với nhau trong quá trình lãnh
đạo và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh Việc xác định đối tượng
điều chỉnh của luật kinh tế như vậy là hoàn toàn phù hợp với thực trạng củanền kinh tế nước ta lúc bấy giờ - nền kinh tế xây dựng trên cơ sở chế độ sởhữu XHCN về tư liệu sản xuất, được quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập
trung và trong đó chỉ có sự tham gia chủ yếu của hai thành phần kinh tế
(kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể)
Cơ sở quan trọng nhất mà dựa vào đó để khẳng định luật kinh tế làngành luật độc lập và để phân biệt luật kinh tế với luật dân sự và luật hành
chính là trong các quan hệ pháp luật kinh tế bao giờ cũng kết hợp hài hòa
hai yếu tố: yếu tố tổ chức kế hoạch và yếu tố tài sản TS Dương Đăng Huệcho rằng:
Hòn đá tảng (cơ sở lý luận) của quan điểm về tính độc lập
của luật kinh tế, như mọi người đều biết, là sự thống nhất của haiyếu tố (yếu tố tổ chức - kế hoạch và yết tố tài sản) trong các quan
hệ lãnh đạo kinh tế (quan hệ dọc) và quan hệ sản xuất kinh doanh(quan hệ ngang) Sở dĩ có được sự kết hợp của hai yếu tố đó trongcùng một quan hệ kinh tế là do kinh tế XHCN, theo quan niệm
truyền thống trước đây, là nền kinh tế phát triển theo một kế
hoạch thống nhất [3, tr 13]
Các quan hệ pháp luật kinh tế được chia ra hai loại chủ yếu:
Thứ nhất, quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình lãnh đạo kinh tế
là những quan hệ giữa cấp trên (co quan quan lý nhà nước về kinh tế) và cấpdưới (đơn vị kinh tế) Những quan hệ này được phát sinh trong các lĩnh vực:
kế hoạch hóa, cung ứng vật tư, quản lý tài sản của Nhà nước, cấp phát kinh
phí v.v Về mat hình thức, những quan hệ này giống quan hệ pháp luậthành chính nhưng về thực chất, chúng có những điểm tiếc aA cơ bản
THUVIEN Glau iL |
207
-`
Trang 22Điều đó thể hiện ở chỗ những quan hệ này gắn bó chặt chẽ với các quan hệ
tài sản và có thể nói chúng là những cơ sở làm phát sinh các quan hệ tài sản
giữa các đơn vị kinh tế với nhau.
Thứ hai, quan hệ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh là những quan
hệ tài sản giữa các đơn vị kinh tế với nhau Những quan hệ này được phátsinh chủ yếu trong lĩnh vực ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế Mặc dùđây là những quan hệ tài sản, song chúng hoàn toàn khác những quan hệ tàisản trong luật dân sự Những quan hệ tài sản trong luật kinh tế liên quan
mật thiết với kế hoạch nhà nước Hay nói cách khác, những quan hệ nàyđược phát sinh, thay đổi hoặc hủy bỏ theo các kế hoạch của Nhà nước
Chủ thể của luật kinh tế chủ yếu là những tổ chức XHCN Sở di như
vậy là vì trong nền kinh tế XHCN, hoạt động sản xuất - kinh doanh được tiến
hành không phải do từng cá nhân riêng biệt mà chủ yếu do tập thể người laođộng tiến hành Có thể nói, luật kinh tế là luật của những chủ thể là tập thể
Bàn về chủ thể của luật kinh tế, điều đáng lưu ý là giới lý luận luậtkinh tế lúc bấy giờ đã đưa nhiều khái niệm, thuật ngữ mới như thẩm quyềnkinh tế, quyền chủ thể, đã có những quan niệm mới về sự độc lập về tài sảncủa các chủ thể thay thế cho những khái niệm thường dùng trong luật dan
sự như pháp nhân, năng lực pháp luật, năng lực hành vi.
Cũng cần nhấn mạnh, trong giai đoạn cuối của thời kỳ bao cấp,trong nền kinh tế của chúng ta có các thành phần kinh tế khác ngoài thànhphần kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể tham gia Hơn nữa, để thu hútnhân lực, vật lực và tài lực vào việc thực hiện thắng lợi kế hoạch của nhànước, trong một số quan hệ kinh tế cụ thể, công dân có thể tham gia với tưcách là chủ thể
Quan hệ pháp luật kinh tế là những quan hệ mà trong đó bao giờ
cũng kết hợp hài hòa hai yếu tố (yếu tố tài sản và yếu tố tổ chức - kế hoạch)
Trang 23và tham gia vào các quan hệ pháp luật kinh tế chủ yếu là các tổ chứcXHCN Đặc điểm đó của quan hệ pháp luật kinh tế có ý nghĩa quyết định
trong việc xác định phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế Luật kinh tế sử
dụng và phối hợp nhiều phương pháp điều chỉnh Cụ thể, luật kinh tế sửdụng các phương pháp điều chỉnh như phương pháp bình đáng, phươngpháp quyền uy phục tùng, phương pháp gợi ý hướng dẫn Tuy nhiên, tùy
thuộc vào từng loại quan hệ kinh tế mà có sự ưu tiên nhất định trong việc sửdung các phương pháp điều chỉnh trên Chang hạn, phương pháp bình đẳngchủ yếu được dùng để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình thực
hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh Ngược lại, phương pháp quyền uy
phục tùng chủ yếu dùng để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình
lãnh đạo kinh tế
Với tư cách là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, luật kinh tế
có những nguyên tắc riêng của nó Các nguyên tắc của luật kinh tế gồm: sự
thống nhất của lãnh đạo kinh tế và lãnh đạo chính trị, sở hữu XHCN là cơ
sở kinh doanh XHCN, tập trung dân chủ, kế hoạch hóa, hạch toán kinh tế,
pháp chế trong hoạt động kinh tế Việc tuân thủ nghiêm túc các tư tưởng chỉđạo trên có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của điều chỉnh
bằng pháp luật quá trình kinh doanh XHCN trong thời gian qua ở nước ta
Trong thời kỳ bao cấp, việc kinh doanh chủ yếu được các tổ chức
thuộc thành phần kinh tế quốc doanh tiến hành Chính vì vậy, để điều chỉnh
các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình kinh doanh XHCN, luật kinh tếtrong thời kỳ này tập trung ghi nhận các chế độ pháp lý liên quan đến việc
tổ chức và hoạt động của các tổ chức kinh tế quốc doanh Cụ thể, nội dung
của luật kinh tế gồm có những chế độ pháp lý chủ yếu như: địa vị pháp lý
của các chủ thể luật kinh tế; chế độ pháp lý về tài sản của các đơn vị kinh tế
quốc doanh; chế độ pháp lý về kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân; chế độpháp lý hạch toán kinh tế; chế độ hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế
Trang 24hoạt động kinh doanh của các đơn vi kinh tế quốc doanh.
Luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường
Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VI đã ghi nhận: “Thực chất của
đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế là cơ chế kế hoạch hóa theo phương thứchạch toán kinh doanh XHCN, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ" [17, tr 65]
Cùng với việc khẳng định bản chất của việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế,
văn kiện Đại hội cũng đã xác định hai đặc trưng cơ bản của cơ chế mới là
"tính kế hoạch - đặc trưng thứ nhất", "sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóatiền tệ - đặc trưng thứ hai" [17, tr 63]
Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã làm thay đổi cơ bản tính chất củacác quan hệ trong kinh doanh Điều này cũng đưa đến yêu cầu tất yếu phải
có sự thay đổi trong luật kinh tế cho phù hợp với thực tế khách quan
Về thực chất, luật kinh tế trong giai đoạn này vẫn được hiểu là tổng
hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, điều chỉnh những quan
hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các
doanh nghiệp hoặc giữa chúng với cơ quan quản lý nhà nước về kinh tếnhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước
Nội dung của luật kinh tế có bốn bộ phận quy phạm pháp luật cơ
bản, đó là: pháp luật về chủ thể kinh doanh; chế độ hợp đồng kinh tế; pháp
luật về phá sản doanh nghiệp; pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế
Pháp luật về chủ thể kinh doanh gồm các quy định pháp luật quantrọng về tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường ở nước ta như quy định về bản chất của các loại doanh
nghiệp; quy chế thành lập, giải thể cũng như cơ chế quản lý doanh nghiệp;
quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp v.v
Trang 25Chế độ hợp đồng kinh tế gồm có những quy định pháp luật quantrọng về bản chất của hợp đông kinh tế, về các nguyên tác cũng như thủ tục
ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế, về trách nhiệm vật chất do vi phạm
hợp đồng kinh tế, về hợp đồng kinh tế vô hiệu và cách thức xử lý hợp đồngkinh tế vô hiệu
Pháp luật về phá sản doanh nghiệp là một chế định mới vừa đặc biệt
của luật kinh tế, trong đó có các quy định của pháp luật nội dung điều chỉnh
các quan hệ tài sản giữa chủ nợ và con nợ, đồng thời có những quy định của
pháp luật hình thức quy định thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản
đo luật kinh tế điều chỉnh trước đây ở những điểm sau:
Thứ nhất, về tính chất, nếu như quan hệ pháp luật kinh tế trước đây
có đặc điểm quan trọng là trong quan hệ đó có sự kết hợp hài hòa giữa haiyếu tố: yếu tố tài sản và yếu tố tổ chức - kế hoạch thì hiện nay, trong các
quan hệ này, yếu tố tổ chức - kế hoạch thể hiện không rõ nét (trừ một số ít
các quan hệ tài sản có liên quan mật thiết với kế hoạch của Nhà nước)
Trang 26Cũng chính vì vậy, các bên tham gia quan hệ này được tự nguyện và bìnhdang hơn.
Thứ hai, về chủ thể, do trước đây kinh doanh XHCN chủ yếu do các
đơn vị kinh tế quốc doanh và tập thể tiến hành nên chủ thể chủ yếu của cácquan hệ trong quá trình sản xuất kinh doanh là các tổ chức kinh tế XHCN
Hiện nay, tham gia vào lĩnh vực kinh doanh không chỉ các đơn vị thuộc
thành phần kinh tế quốc doanh và thành phần kinh tế tập thể mà còn có các
đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác Cho nên chủ thể tham gia các
quan hệ kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh được mở rộng đáng kể
Có thể nói, chủ thể của các quan hệ này bao gồm các đơn vị thuộc bất cứ
thành phần kinh tế nào, miễn là có đủ các điều kiện của chủ thể kinh doanh
Cũng cần lưu ý, các quan hệ tài sản do luật kinh tế điều chỉnh hiện
nay tuy có những điểm khác với những quan hệ tài sản do luật kinh tế điềuchính trước đây, song nó vẫn là một loại quan hệ pháp luật kinh tế và có
những điểm khác biệt với quan hệ tài sản trong luật dân sự Điều đó được
thể hiện ở chỗ quan hệ tài sản trong luật dân sự được hình thành do nhu cầutiêu dùng của cá nhân và bi chi phối bởi nhu cầu tiêu dùng của cá nhân,quan hệ tài sản trong luật kinh tế được hình thành do nhu cầu hoạt động sảnxuất kinh doanh của các đơn vi kinh tế Hơn nữa, do bi chi phối bởi nhu cầucủa sản xuất kinh doanh cho nên ngoài sự tác động của thị trường quan hệkinh tế này còn chịu sự quản lý của Nhà nước Vì vậy, trong một số quan hệ
kinh tế cụ thể do luật kinh tế điều chỉnh, ngoài yếu tố tài sản còn có yếu tố
tổ chức - kế hoạch Tuy nhiên, mức độ thể hiện của yếu tố tổ chức - kếhoạch trong các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh
doanh rõ nét hay không tùy thuộc vào mức độ tác động của Nhà nước đốivới các quan hệ đó Trong các quan hệ kinh tế giữa các đơn vị kinh tế nhằm
thực hiện chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước thì yếu tố tổ chức - kế hoạch thể
hiện một cách trực tiếp Ý chí của các chủ thể tham gia các quan hệ này bị
Trang 27hoạch pháp lệnh thì yếu tố tổ chức - kế hoạch thể hiện một cách gián tiếp
thông qua sự quản lý vi mô của Nha nước đối với hoạt động sản xuất kinhdoanh của các đơn vị kinh tế
Sau nữa, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế không chỉ làm thay đổi tính
chất các quan hệ kinh tế theo chiều ngang mà còn làm thay đổi đáng kể tính
chất các quan hệ theo chiều dọc - quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước vềkinh tế với các don vi kinh tế cơ sở Nếu như trước đây trong quan hệ kinh
tế này quyền và nghĩa vụ của các bên không có sự phân định rõ ràng, cơ
quan quản lý thường can thiệp sâu vào các hoạt động nghiệp vụ của các đơn
vị kinh tế cơ sở như quyết định kế hoạch của các đơn vị kinh tế cơ sở, địnhđoạt tài sản của các đơn vị kinh tế v.v thì hiện nay, quyền và nghĩa vụ của
các bên được phân định khá rõ ràng Cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế
không được quyền can thiệp vào các hoạt động nghiệp vụ của các đơn vịkinh tế cơ sở mà chỉ tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các đơn vị kinh tế
thực hiện quyền chủ động sản xuất kinh doanh của chúng Như vậy, có thể
khẳng định, trong nội dung của các quan hệ kinh tế theo chiều dọc, quyền
và nghĩa vụ của cơ quan quản lý bị hạn chế còn quyền và nghĩa vụ của các
đơn vị kinh tế được mở rộng đáng kể Mặt khác, ngoài các đơn vị kinh tế
thuộc thành phần kinh tế quốc doanh và thành phần kinh tế tập thể tham giaquá trình kinh doanh còn có các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tếkhác, cho nên hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý không chỉ đối vớicác đơn vị thuộc thành phần kinh tế quốc doanh mà còn đối với các đơn vịthuộc các thành phần kinh tế khác Hay nói cách khác, đối tượng quản lýđược mở rộng hơn so với trước đây Mặc dù so với trước, các quan hệ kinh
tẾ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các đơn vị kinh tế cơ sở
có những thay đổi, song các quan hệ đó vẫn là đối tượng điều chỉnh của luật
Trang 28kinh tế Bởi vì, các quan hệ đó là những quan hệ phát sinh trong quá trìnhkinh doanh XHCN, có mối liên quan mật thiết với các quan hệ tai sản giữa
các đơn vị kinh tế cơ sở.
Cuối cùng, do tính chất của các quan hệ kinh tế thay đổi, cho nên
việc sử dụng các phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế cũng có nhữngkhác biệt so với trước đây Nếu như trước đây luật kinh tế chủ yếu sử dụng
phối hợp phương pháp mệnh lệnh và phương pháp thỏa thuận thì hiện nayluật kinh tế sử dụng phối hợp phương pháp thỏa thuận với phương pháp gợi
ý hướng dẫn
Quan hệ kinh tế thay đổi đòi hỏi pháp luật kinh tế cũng phải thay
đổi theo Nội dung của luật kinh tế trong giai đoạn đổi mới cơ chế quản lýkinh tế có những thay đổi đáng kể Những thay đổi lớn trong nội dung củaluật kinh tế tập trung vào ba điểm chính sau:
Một là, thực chất của đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là xóa bỏ cơ
chế quan liêu bao cấp, mở rộng quyền chủ động sản xuất kinh doanh chocác đơn vị kinh tế cơ sở Để đáp ứng yêu cầu của cơ chế quản lý kinh tếmới, Nhà nước đã ban hành một loạt văn bản pháp luật kinh tế mới thay thếcho những văn bản pháp luật được ban hành trong thời kỳ trước đây nhưLuật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Hợp tác xã, Luật
Phá sản doanh nghiệp, Luật Thương mại Với những đạo luật đó, các
nguyên tắc cơ ban trong kinh đoanh như tự do kinh doanh, bình dang trong
kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh v.v được xác lập; địa vị pháp lý của cácloại doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ta được xác định rõ ràng;
quyền và nghĩa vụ của chúng được ghi nhận một cách đầy đủ
Tóm lại, theo quy định của các văn bản trên, chủ thể của luật kinh tếđược mở rộng một cách đáng kể, cả về các loại hình lẫn tư cách pháp lý
Hai là, trong kinh doanh, dù ở bất kì giai đoạn nào, giữa các tổ chức
kinh tế (doanh nghiệp) bao giờ cũng có những mối quan hệ kinh tế với nhau
Trang 29định quan trọng đó là chế độ hợp đồng kinh tế Tuy nhiên, tính chất của
quan hệ hợp đồng kinh tế hiện nay khác tính chất của quan hệ hợp đồngkinh tế trước đây Do đó, pháp luật về hợp đồng kinh tế trong giai đoạn đổimới, về cơ bản, khác với pháp luật về hợp đồng kinh tế trước đây:
Có thể khẳng định mặc dù tên của chế định hợp đồng kinh tế không
có thay đổi nhưng nội dung của những quy định pháp luật trong chế định đó
hoàn toàn khác so với những quy định trong nội dung của chế độ hợp đồngkinh tế trước đây Nhiều quy định trong chế độ hợp đồng kinh tế hiện nay
gần giống những quy định trong pháp luật hợp đồng dân sự Điều đó đòi hỏicần có sự giải quyết đúng đắn về phương diện lý luận để nâng cao hiệu quảcủa việc điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ hợp đồng
Cùng với những thay đổi trong chế độ hợp đồng kinh tế, những quyđịnh của pháp luật về tài phán kinh tế cũng có những thay đổi lớn Đó lànhững thay đổi về hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế, về các cơ quangiải quyết tranh chấp, về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đó cũng như
những nguyên tắc thẩm quyền và trình tự giải quyết các tranh chấp hợp
đồng kinh tế
Ba là, trong cơ chế bao cấp, những quy định của pháp luật về kếhoạch hóa nền kinh tế quốc dân và hạch toán kinh tế là bộ phận chủ yếutrong nội dung của luật kinh tế Trong giai đoạn đổi mới những quy địnhcủa pháp luật về những vấn đề trên có những thay đổi lớn nhưng ở chừng
mực nhất định nào đó cũng chỉ có thể áp dụng đối với một số doanh nghiệp
nhà nước, còn đối với phần lớn các doanh nghiệp nhà nước khác hoặc cácdoanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác thì không còn phù hợp
nữa Trong khi đó, những quy định cụ thể để đảm bảo cho Nhà nước tiếnhành kế hoạch hóa ở tầm vĩ mô được ban hành Chính vì vậy, trong nội
Trang 30đó, có những chế định mới chưa hề được biết đến trong thời kỳ bao cấp
được hình thành, chẳng hạn như Chế định pháp luật về phá sản doanh nghiệp
Tóm lại, nội dung của luật kinh tế có những thay đổi lớn cả vềnhững chế định (chế độ pháp lý) lẫn từng quy định cụ thể
1.1.2 Khái quát về luật dân sự
Luật dân sự trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
Từ đầu những năm 60, chúng ta bắt tay xây dung nên kinh kế hoạchhóa tập trung Đặc điểm cơ bản của nền kinh tế đó là tổ chức quản lý vậnhành nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, không phân biệt chứcnăng quản lý hành chính kinh tế và chức năng sản xuất kinh doanh; sản
xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa mang tính chất hình thức, hông dựa trên
quan hệ hàng hóa tiền tệ, nhất thể hóa sở hữu và ngăn chan sự phát triển của
các thành phần kinh tế ngoài kinh tế XHCN, bộ máy quản lý kinh tế quốc
dân cồng kénh, kém nhạy bén, thiếu thông tin chính xác, xa rời thực tiễn
Cơ chế kinh tế đó có ảnh hưởng rất lớn đến bản chất, nội dung, cơ
cấu của các ngành luật trong hệ thống pháp luật, trong đó có luật dân sự
Lúc bấy giờ, "đặc trưng của các quy định pháp luật điều chỉnh giao lưu dân
sự trong thời gian này là chịu ảnh hưởng sâu sắc của cơ chế kế hoạch hóatập trung, bao cấp cao độ; phương pháp hành chính được sử dụng phổ biến
làm biến dạng các quan hệ dan sự " [4, tr 12]
Trong những năm của thời kỳ bao cấp, Nhà nước đã ban hành khá
nhiều văn bản để điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản Đặc
trưng của các quy định pháp luật điều chỉnh giao lưu dân sự trong thời gian
này chịu ảnh hưởng sâu sắc của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, phương
Trang 31pháp mệnh lệnh hành chính được sử dụng khá phổ biến để điều chính các
quan hệ dân sự, các nguyên tác cơ bản của dân luật như tự nguyện, thỏa
thuận, bình đẳng mang tính chất hình thức Có thể nói, luật dân sự trong
thời kỳ bao cấp không tồn tại theo nghĩa truyền thống của nó
Nội dung của luật dân sự trong thời kỳ này cũng khá nghèo nàn, chủyếu tập trung giải quyết vấn đề thừa kế, còn các vấn đề quan trọng khác như
sở hữu, nghĩa vụ và hợp đồng chưa được điều chỉnh hoặc được điều chỉnhchưa thỏa đáng Chẳng hạn, trong Chế định nghĩa vụ và hợp đồng chỉ cónhững quy định về việc cho thuê tài sản Mãi đến gần cuối thời kỳ bao cấp,
các vấn đề về sở hữu công nghiệp (Nghị định số 31 ngày 23/1/1981) quyền
tác giả mới bắt đầu được điều chỉnh
Nhìn chung, luật dân sự trong thời kỳ này rất kém phát triển cả về
mặt nội dung lẫn hình thức Điều đó đã hạn chế các tiềm năng to lớn mà sự
nghiệp cách mạng đã mang lại, làm cho mọi người dân rơi vào tình trạng bịđộng, mất nhiệt tình, thiếu chủ động, không phát huy được sáng kiến cánhân trong lao động, sản xuất và sinh hoạt đời thường
Luật dân sự trong nên kinh tế thị trường
Thực hiện đường lối đổi mới cơ chế quản lý kinh tế cũng như chủ
trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự điều tiết củaNhà nước theo định hướng XHCN, nền kinh tế Việt Nam đã có những quản
ly chuyển biến sâu sắc Trong nền kinh tế tồn tại nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế, vận hành theo cơ chế thị trường, Nhà nước không
can thiệp trực tiếp vào sản xuất cũng như tiêu dùng của nhân dân Điều đó
đã làm thay đổi căn bản tính chất của các quan hệ trong lưu thông dân sự,
làm cho giao lưu dân sự trở nên sống động
Phúc đáp yêu cầu mới trong giao lưu dân sự, Nhà nước đã ban hành
một loạt các văn bản luật và dưới luật, trong đó quan trọng hơn hết là Bộ
luật Dân sự (1995) Hệ thống các văn bản pháp luật đó thể hiện bước phát
Trang 32nước ta.
Với tư cách là ngành luật trong hệ thống pháp luật, luật dân sự là
tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tínhchất hàng hóa - tiền tệ và một số các quan hệ nhân thân phi tài sản trên cơ
sở bình đăng, độc lập và tự định đoạt của các chủ thể tham gia vào các quan
hệ đó.
Như vậy, nhìn một cách khái quát và thuần túy lý thuyết thì đối
tượng điều chỉnh của luật dân sự trong nền kinh tế thị trường hầu như khôngnhư không khác đối tượng điều chỉnh của luật dân sự trong nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung, cũng là những nhóm quan hệ tài sản và quan hệ nhânthân phi tài sản phát sinh trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông và
tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của
các thành viên trong xã hội Song, về bản chất, sự hiện diện của các văn bản
pháp luật dân sự, đặc biệt là của Bộ luật Dân sự đã đưa luật dân sự lên tam
phát triển mới về cả nội dung lẫn hình thức, khác hẳn luật dân sự trong nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung
Về hình thức, nếu như trong thời kỳ trước đây nguồn cơ bản của luậtdan sự chỉ là một số văn bản dưới luật, thậm chí cả báo cáo tổng kết củangành tòa án thì nguồn cơ bản của luật dân sự hiện nay (Bộ luật Dân sự) đãđạt đến trình độ pháp điển hóa pháp luật Điều đó minh chứng cho sự phái
triển và ổn định của quan hệ dân sự trong đời sống kinh tế - xã hội ở nước
ta, bởi vì pháp luật là sự phản ánh đời sống kinh tế - xã hội, nếu quan hệ xã
hội không ổn định không bao giờ thực hiện được công việc hệ thống hóa
pháp luật ở mức độ pháp điển hóa Về mặt hình thức, cũng cần nhấn mạnh
rằng sự hiện diện Bộ luật Dân sự là cơ sở quan trọng nhất để điều chỉnh các
quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản trong các lĩnh vực đời
Trang 33giao lưu dân sự càng có điều kiện phát triển bấy nhiêu và nói rộng ra là luật
dan sự càng phát triển bấy nhiêu [62, tr 15] Tuy nhiên, dù phạm vi các quan
hệ có mở rộng thêm nữa thì cũng không thể nói là không còn nhu cầu phải
có những văn bản pháp luật như: Các luật về các loại hình doanh nghiệp,
Luật Thương mại, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật Lao
động - nguồn của ngành luật khác mà trước đây theo truyền thống thuộcluật dân sự Sự hiện diện của các văn bản pháp luật này không làm yếu đi vịthế của luật dân sự mà chứng tỏ các quan hệ dân sự ngày càng được điều
chỉnh một cách cụ thể hơn và Bộ luật Dân sự không phải là con số cộng các
văn bản pháp luật đó
Về nội dung, sự phát triển của luật dân sự trong nền kinh tế thịtrường so với luật dân sự trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung khôngchỉ về mặt hình thức mà còn về mặt nội dung của nó Theo quy định của Bộ
luật Dân sự và các văn bản pháp luật dân sự khác, nội dung chủ yếu của luật
đân sự bao gồm các chế định pháp lý về chủ thể quan hệ dân sự, về tài sản
và quyền sở hữu, về nghĩa vụ và hợp đồng, về quyền thừa kế, về chuyển
quyền sử dụng đất, về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, về
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Như vậy, nếu thuần túy chỉ so sánh về mặt tên gọi của các chế định
cũng có thể nhận thấy rằng có nhiều chế định pháp luật dân sự hiện nay không
có trong nội dung của luật dân sự trước đây Điều đó chứng tỏ nội dung củaluật dân sự trong nền kinh tế thị trường được mở rộng và phong phú hơn
Tuy nhiên, vấn đề chính cần xem xét không phải là sự so sánh vềmặt hình thức hoặc tên gọi của các chế định trong nội dung của luật dân sự
mà cần xem xét sự thay đổi, phát triển trong toàn bộ các quy định, các chế
định chủ yếu của luật dân sự trong nền kinh tế thị trường
Trang 34Nhìn một cách tổng quát có thể khẳng định rằng, nội dung của luật
dân sự đã đề cập hầu hết các lĩnh vực trong đời sống giao lưu dân sự, đã
phản ánh được những yếu tố hạt nhân trong nền kinh tế thị trường như:
Công nhận và phát triển các hình thức sở hữu khác nhau trên cơ sở bìnhdang; thừa nhận quyền tự do kinh doanh, quyền tự do hợp đồng trong các
giao lưu kinh tế, dân sự Có thể xem xét cụ thể hơn một số chế định củaluật dan sự hiện nay dé minh chứng cho luận điểm này:
Thứ nhất, chế định tài sản và quyền sở hữu tài sản
Tài sản và quyền sở hữu là chế định quan trọng của luật dân sự Bởi
vì, như PGS.TS Lê Hồng Hạnh nhận xét: "Quan hệ sở hữu là nền tảng của
các quan hệ kinh tế khác Nếu không giải quyết được các vấn đề cấp bách
của sở hữu không thể giải quyết được các vấn dé khác phát sinh từ phạm trù
sở hữu” [26, tr 21] Trong chế định này, luật dân sự quy định về tài sản, các
loại tài sản, xác định rõ khái niệm quyền sở hữu cũng như nội dung của
quyền sở hữu Đặc biệt, luật dân sự không chỉ quy định về quyền và nghĩa
vụ của chủ sở hữu mà còn quy định về quyền và nghĩa vụ của những ngườikhông phải chủ sở hữu Ngoài ra, luật dân sự còn quy định cụ thể về căn cứxác lập, chấm đứt quyền sở hữu, về các hình thức sở hữu và các biện phápbảo vệ quyền sở hữu Những quy định này của chế định sở hữu hầu như không
được biết đến trong luật dân sự trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung Có
chăng, vấn đề sở hữu với tư cách là một bộ phận của luật dân sự chỉ có
trong các chương trình giảng dạy đại học và ở đó cũng chỉ tập trung lý giảinhững quy định của Hiến pháp về hình thức sở hữu XHCN hoặc giả nêu lên
một số biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của luật hình sự
Thứ hai, chế định về nghĩa vụ và hợp đồng
Trong nền kinh tế thị trường với những đặc trưng của nó là tồn tại
nhiều thành phần kinh tế, các chủ thể có quyền tự do kinh doanh và bình
đăng trong các hoạt kinh doanh, hợp đồng luôn đóng vai trò quan trọng, là
Trang 35hình thức pháp ly dam bao cho sự vận động của hang hóa, tài sản va các lợiich khác đúng với bản chất của nền kinh tế Việc Nhà nước ghi nhận chếđịnh nghĩa vụ và hợp đồng trong Bộ luật Dân sự - nguồn cơ bản của luậtdân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó tạo ra cơ chế pháp lý thích hợp đề
lợi ích của các chủ thể tham gia các giao kết dân sự, kinh tế được đảm bảo ở
mức tối đa Trong chế định về nghĩa vụ và hợp đồng, luật dân sự xác địnhnghĩa vụ dân sự, quy định các căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự, thực hiện
nghĩa vụ dân sự, trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự, bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự, chấm dứt nghĩa vụ dân sự Quan trọng hơn, trong chế địnhnày, luật dân sự đã quy định những nội dung của chế độ hợp đồng dân sự như
các nguyên tắc ký kết, thủ tục ký kết, nội dung của hợp đồng dân sư, cácloại hợp đồng dân sự và trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng dân sự
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung các quy định về hợp đồng
dân sự với nguyên nghĩa của nó gần như vắng bóng Điều đó có thể lý giải
là do cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp cao độ, phương pháp hành
chính được sử dụng phổ biến làm biến dạng các giao lưu dan su, các giao
dịch dân sự hay kinh tế đều không được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện,bình đăng cùng có lợi Như vậy, có thể nói hợp đồng dân sự với nguyên nghĩacủa nó là sự thỏa thuận, sự thống nhất ý chí không tồn tại và đương nhiênpháp luật về hợp đồng dân sự kém phát triển Trên thực tế, lúc bấy giờ cótồn tại cái gọi là hợp đồng kinh tế nhưng với bản chất hoàn toàn khác với
bản chất thực của hợp đồng, nó chỉ là hình thức của kế hoạch của Nhà nước.Loại hợp đồng này hầu như không có mối quan hệ nào với hợp đồng dân sự
Thứ ba, bên cạnh những sự thay đổi cơ bản trong nội dung của các
chế định của luật dân sự vốn di tồn tại từ trước, trong nội dung của luật dân
sự hiện diện một số chế định mới chưa hề được biết đến trong nội dung củaluật dân sự trước đây như chế định về quyền sử dụng đất, chế định về sở
hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
Trang 36Chế định về quyền sử dụng đất là chế định mới trong luật dân suhiện nay Chế định này đã cụ thể hóa chi tiết hóa quyền sở hữu nhà nướcđối với đất đai Thông qua chế định này, có thể nói rằng đất đai đã được
gián tiếp đưa vào kênh giao lưu dân sự Điều đó tạo điều kiện quản lý, sửdụng đất đai của Nhà nước một cách có hiệu quả nhất Trong chế định về
quyền sử dụng đất, Bộ luật Dân sự đã quy định cu thể về các vấn đề như căn
cứ xác lập quyền sử dụng đất, hình thức và thủ tục chuyển quyền sử dụng
đất, điều kiện chuyển quyền sử dụng đất, giá chuyển quyền sử dụng đất,
nguyên tắc chuyển quyền sử dụng đất, hiệu lực của việc chuyển quyền sửdụng đất, hậu quả của việc chuyển quyền sử dụng đất trái pháp luật và căn
cứ chấm dứt quyền sử dụng đất Đặc biệt trong chế định này, đã có những
quy định cụ thể về hình thức cũng như nội dung của các hợp đồng liên quanđến việc chuyển quyền sử dụng đất
Sự hiện diện của chế định về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công
nghệ trong nội dung của luật dân sự là sự công nhận của Nhà nước về sự tồntại trong giao lưu dân sự mot loại tài sản mới (tai sản vô hình) đồng thời tỏ
rõ thái độ của Nhà nước trong việc bảo hộ bằng pháp luật dân sự đối với
loại tài sản mới mẻ này Nội dung của chế định này bao gồm các vấn đề vềtác giả, người sở hữu tác phẩm, các loại tác phẩm được bảo hộ, tác phẩm
không được Nhà nước bảo hộ cũng như các vấn đề về quyền tác giả, quyền
của chủ sở hữu tác phẩm, thời điểm phát sinh quyển tác giả, giới hạn quyềntác giả, chuyển giao quyền tác giả và thừa kế quyền tác giả Chế định này
còn bao gồm các quy định về quyền sở hữu công nghiệp, các đối tượng sở
hữu công nghiệp được Nhà nước bảo hộ, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu
các đối tượng sở hữu công nghiệp, vấn đề sử dụng quyền sở hữu côngnghiệp, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ và hợp
đồng chuyển giao công nghệ
Trang 37tác chung của luật dân sự, đến chủ thể, quyền sở hữu, nghĩa vụ và hợp đồng.thừa kế v.v So với luật dân sự trong thời kỳ bao cấp, luật dân sự trong giaiđoạn hiện nay có sự thay đổi về bản chất, có bước phát triển to lớn về nội
dung cũng như hình thức và có vai trò quan trọng trong đời sống giao lưu
dan sự.
1.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT KINH TẾ TRONG
NỀN KINH TẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG
Ở nước ta, luật dân sự và luật kinh tế với tư cách là hai ngành luật đã
tồn tại từ lâu trong lịch sử và có mối quan hệ khăng khít với nhau Tuynhiên, trong mỗi thời kỳ lịch sử, mối quan hệ của hai ngành luật này có
khác nhau.
Trong thời kỳ đầu (1945 - 1959), theo tinh thần của Sắc lệnh số 97
ngày 22/5/1950, các quy định của pháp luật của chế độ cũ vẫn được dùng
để điều chỉnh các quan hệ dân sự và thương mại Pháp luật của chế độ cũ ởnước ta lúc bấy giờ chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống pháp luật lục địa,
cụ thể hơn là của Cộng hòa Pháp Do đó, mối quan hệ của luật thương mại
(giả định là luật kinh tế lúc bấy giờ) và luật dân sự ở nước ta lúc đó tương tựnhư mốt quan hệ của luật dân sự và luật thương mại ở các nước thuộc hệ
pháp luật châu Âu lục địa Có nghĩa là, luật dân sự và luật thương mại vẫn
là hai bộ phận của luật tư, luật dân sự ra đời trước luật thương mại và luậtthương mại chỉ thực hiện chức năng là luật chuyên ngành trong mối quan hệ
với luật dân sự
Từ nam 1960, ở miền Bắc Việt Nam, sau khi thực hiện xong côngcuộc cải tạo XHCN trong lĩnh vực kinh tế, Nhà nước ta bắt tay xây dựng
nền kinh tế kế hoạch Đây là nền kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu
Trang 38sản xuất và lao động sáng tạo, tự do; quản lý xã hội theo kế hoạch phù hợpvới yêu cầu của quy luật phát triển có kế hoạch và cân đối nền kinh tế quốc
dân Nền kinh tế kế hoạch phát triển cùng với sự phát triển của chế độ cônghữu, sự mở rộng của thành phần kinh tế XHCN, sự loại trừ thành phần tư
bản chủ nghĩa và cùng với công cuộc cải tạo nông nghiệp theo CNXH Nềnkinh tế kế hoạch không dung hòa với chế độ tư hữu TBCN về tư liệu sảnxuất [8, tr 258]
Với sự ra đời của nền kinh tế kế hoạch, một loạt quan hệ xã hội mới
hình thành đã vượt khỏi phạm vi điều chính của luật hành chính và luật dan
sự và xuất hiện nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật mới đối với nền kinh tế,
luật kinh tế với tư cách là một ngành luật ra đời
Như trên đã phân tích, chúng ta xây dựng CNXH nói chung và nên
kinh tế XHCN nói riêng trong những điều kiện và hoàn cảnh tương tự như ỞLiên Xô và các nước Đông Âu Do đó, luật kinh tế ra đời, phát triển trongnền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và chịu sự ảnh hưởng chủ yếu của khoa
học pháp lý Xô viết cũng như khoa học pháp lý của các nước Đông Âu Ở
Liên Xô và các nước Đông Âu, tuy vị trí, vai trò luật dân sự và luật kinh tếcũng như mối quan hệ giữa hai ngành luật này ở mỗi giai đoạn lịch sử mỗi
khác nhưng tại thời điểm các tư tưởng của khoa học pháp lý du nhập vào
Việt Nam, luật dân sự và luật kinh tế là hai ngành luật độc lập cùng
song song tồn tại và có thể nói luật kinh tế lúc đó đang được các nhà nước
XHCN chú trọng xây dựng và hoàn thiện
Chính vì vậy, nhìn nhận luật kinh tế trong mối quan hệ với luật dân
sự, có thể nói rằng luật kinh tế là ngành luật độc lập tồn tại song song với
luật dân sự Luật kinh tế ra đời dựa trên nền tảng của các quan hệ kinh tế
XHCN, nó bát nguồn từ chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và cơ chế kế
hoạch hóa tập trung Đồng thời, luật kinh tế là ngành luật được tách ra từluật dân sự truyền thống Bởi vì, theo lí luận truyền thống luật dân sự là một
Trang 39sản dựa trên nguyên tắc tự định đoạt bình đẳng về mặt pháp lý và chịu
trách nhiệm vật chất của các bên tham gia quan hệ đó Từ xưa, cả trênphương diện lý luận và thực tiễn, các quan hệ tài sản đo luật dân sự điềuchỉnh không có sự phân biệt quan hệ tài sản phát sinh trong lĩnh vực tiêudùng hay sản xuất kinh doanh Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung,các quan hệ tài sản mới được phân thành hai loại: thir nhất, quan hệ tài sảnphát sinh giữa công dân với nhau và giữa công dân với tổ chức, dựa trên ýchí của các bên, nhằm mục đích tiêu dùng và được coi là các quan hệ dân
sự thuần túy do luật dân sự điều chỉnh; thit hai, các quan hệ hàng hóa tiền tệ
phát sinh giữa các đơn vị kinh tế XHCN với nhau trong quá trình thực hiệnnhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước Cácquan hệ tài sản này hoàn toàn mang thường có giá trị rất lớn, đặt đưới sự chi
phối, kiểm soát trực tiếp của Nhà nước và do luật kinh tế điều chỉnh
Như vậy, các quan hệ tài sản trong nền kinh tế kế hoạch hóa tậptrung do hai ngành luật điều chỉnh là luật dân sự và luật kinh tế Qua sựkhác nhau giữa các loại quan hệ tài sản, việc phân biệt luật kinh tế và luật
dân sự lúc bấy giờ hầu như không gặp khó khăn nào Ngoài ra, luật kinh tếtrong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung không chỉ điều chỉnh quan hệ tàisản mà còn điều chỉnh các quan hệ trong quá trình lãnh đạo kinh tế Những
quan hệ này không bao giờ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.
Nhìn chung, từ sự phân tích khái quát trên, chúng ta có thể thấyrang, trong mối quan hệ giữa luật kinh tế và luật dan sự trong nền kinh tế kếhoạch hóa tap trung có các đặc trưng: /hứ nhất, luật dan sự và luật kinh tế là
hai ngành luật độc lập cùng song song tồn tại; /hứ hai, luật kinh tế ra đời vàphát triển mạnh trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung; cơ chế kế hoạchcàng phát triển thì sự khác biệt giữa luật dân sự và luật kinh tế càng rõ ràng
Trang 40tranh Do đó, trong suốt thời kỳ bao cấp không thể áp dụng được mô hình
kinh tế thống nhất mà mỗi giai đoạn có mô hình kinh tế riêng Trong thời
kỳ 1965 - 1975 "việc xây dựng kinh tế ở thời kỳ này có những đặc điểm của
mô hình kinh tế cộng sản thời chiến" [28, tr 444] Thời kỳ 1976 - 1986 "làthời kỳ mô hình kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp bộc lộ một cách toàndiện mặt tiêu cực của nó mà hậu quả tập trung là cuộc khủng hoảng kinh tế
- xã hội vào cuối những nam 70 đầu những năm 80" [28, tr 445] Còn cuốinhững năm 80, "mô hình kinh tế cũ bị xóa, mô hình kinh tế mới được xâydựng phù hợp với quy luật kinh tế khách quan, với trình độ phát triển của
nền kinh tế” [28, tr 448] Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ hệ
thống pháp luật, đặc biệt là mối quan hệ giữa luật kinh tế và luật dân sự.Nhưng nói chung, trong suốt thời kỳ bao cấp (1960 - 1990), với nền kinh tếdựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và được quản lý theo kế
hoạch tập trung thống nhất, Nhà nước ta chú trọng xây dựng hệ thống pháp
luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế, ít quan tâm đến việc xây dựng pháp luật
dân sự Do đó, luật kinh tế dường như phát triển trước và ở trình độ cao hơn
luật dân sự và có thể nói, luật dân sự trong thời kỳ này không còn là ngànhluật gốc để cho luật kinh tế phát triển Nhiều trường hợp, cách thức điều
chỉnh các quan hệ kinh tế có ảnh hưởng đến việc điều chỉnh các quan hệdân sự Chẳng hạn, chế độ phân phối theo kế hoạch trong sản xuất giữa cácđơn vị kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ phân phối theo tem phiếu
trong tiêu dùng Ở đây, dưới sự tác động trực tiếp của Nhà nước, quan hệ
dân sự gần như không còn bản chất truyền thống của nó - đó là bình đẳng,
thỏa thuận trên cơ sở ngang giá Về vấn đề này, TS Nguyễn Đình Lộc nhậnxét: "Dac trưng của các quy định pháp luật điều chỉnh giao lưu dân sự trong
thời gian này là chịu ảnh hưởng sâu sắc của cơ chế kế hoạch hóa tập trung,