Hoàn thiện pháp luật kinh tế trong điều kiện có Bộ luật Dân sự: Những định hướng cơ bản và giải pháp cụ thể

MỤC LỤC

KHÁI QUÁT VỀ LUẬT KINH TẾ VÀ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Đặc điểm cơ bản của nền kinh tế đó là tổ chức quản lý vận hành nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, không phân biệt chức năng quản lý hành chính kinh tế và chức năng sản xuất kinh doanh; sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa mang tính chất hình thức, hông dựa trên quan hệ hàng hóa tiền tệ, nhất thể hóa sở hữu và ngăn chan sự phát triển của các thành phần kinh tế ngoài kinh tế XHCN, bộ máy quản lý kinh tế quốc dân cồng kénh, kém nhạy bén, thiếu thông tin chính xác, xa rời thực tiễn. Như vậy, nhìn một cách khái quát và thuần túy lý thuyết thì đối tượng điều chỉnh của luật dân sự trong nền kinh tế thị trường hầu như không như không khác đối tượng điều chỉnh của luật dân sự trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, cũng là những nhóm quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản phát sinh trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của các thành viên trong xã hội.

MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ KẾ HOẠCH HểA TẬP TRUNG

Với sự ra đời của nền kinh tế kế hoạch, một loạt quan hệ xã hội mới hình thành đã vượt khỏi phạm vi điều chính của luật hành chính và luật dan sự và xuất hiện nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật mới đối với nền kinh tế, luật kinh tế với tư cách là một ngành luật ra đời. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các quan hệ tài sản mới được phân thành hai loại: thir nhất, quan hệ tài sản phát sinh giữa công dân với nhau và giữa công dân với tổ chức, dựa trên ý chí của các bên, nhằm mục đích tiêu dùng và được coi là các quan hệ dân sự thuần túy do luật dân sự điều chỉnh; thit hai, các quan hệ hàng hóa tiền tệ phát sinh giữa các đơn vị kinh tế XHCN với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước.

MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Yêu cầu đặt ra là Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế mà bằng các chính sách và pháp luật nhằm tạo lập môi trường lành mạnh, hành lang pháp lý vững chắc để các quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp được xây dựng và thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tự do, bình đẳng, cùng có lợi và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Việc nghiên cứu nhằm tìm ra sự tương đồng (điểm giống nhau) giữa luật kinh tế và luật dân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ dan sự và quan hệ kinh tế, tạo điều kiện cho việc xây dựng hệ thống pháp luật hiện hành thống nhất, hạn chế được những sự mâu thuẫn, chồng chéo trong các văn bản pháp luật, đồng thời tạo cơ sở lý luận cho việc áp dụng có hiệu quả các văn bản pháp luật hiện hành.

TRONG VIEC DIEU CHINH CAC HOAT DONG KINH DOANH

KINH DOANH VA VAI TRO CUA HOAT DONG KINH DOANH 1. Khai quat vé kinh doanh

15] hoặc theo Khoản 2, Điều 5 Luật Thuong mại (1997): "Hoạt động thương mai là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội”. Như vậy, mặc dù pháp luật lúc đó không trực tiếp xác định thế nào là kinh doanh nhưng qua quy định trên cũng có thể hiểu sản xuất và kinh doanh là hai hoạt động khác nhau và cả hai hoạt động đó không nhằm mục đích sinh lợi cho cá nhân người sản xuất hoặc kinh doanh mà nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thân của toàn xã hội.

TO CHỨC SAN XUẤT| Ụ

Vậy, trường hợp nào cần thực hiện một công đoạn, trường hợp nào cần thực hiện nhiều công đoạn của quá trình đầu tư để được coi là hoàn tất một hoạt động kinh doanh. Theo chúng tôi, trong các công đoạn đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ có một công đoạn chủ yếu nó là thành tố của hoạt động kinh doanh, chỉ cần thực hiện một công đoạn đó cũng đủ để coi là hoàn tất hoạt động kinh doanh, đó là công đoạn mua bán.

BAN SAN PHAM TREN THI TRUONG

BỘ LUẬT DÂN SỰ - NỀN TẢNG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở NƯỚC TA

Việc xác định những căn cứ, điều kiện, hình thức của việc xác lập, chấm dứt, bảo vệ quyền sở hữu, quyền và nghĩa vụ của mỗi chủ thể sở hữu ở nước ta sẽ đảm bảo cho hình thức sở hữu ấy được khai thác và phát triển đúng ý nghĩa, vai trò và tác dụng của nó; đồng thời tạo ra những điều kiện và hành lang thuận lợi để mỗi chủ thể sở hữu thực hiện quyền sở hữu của mình một cách chủ động, hiệu quả nhất, tạo ra cơ sở pháp lý cho mỗi chủ thể sở hữu tham gia vào các hoạt động trong nền kinh tế. Theo Điều 2 Công ước Stockholm 1967 về việc thành lập tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), đối tượng của sở hữu trí tuệ bao gồm: Các sản phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; việc trình dién của các nghệ si, các chương trình phát và truyền thanh, phát và truyền hình; các sáng chế khác của con người; các phát minh khoa học; các kiểu dáng công nghiệp, các nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các tên thương mại và chỉ dẫn thương mại; quyền chống cạnh tranh không lành mạnh; bí mật thương mại (trade secret), bí quyết kỹ thuật (know-how) và mọi quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong các linh vực công nghệ, khoa học, van học, nghệ thuật.

TRONG VIỆC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT KINH TẾ HIỆN NAY Ở NƯỚC TA

NHUNG BAT CAP CUA PHÁP LUẬT KINH TE VÀ PHÁP LUẬT ĐÂN SỰ TRONG VIỆC DIEU CHỈNH CAC QUAN HỆ KINH DOANH

Sau hơn năm năm thi hành Bộ luật Dân sự, nhìn nhận lại, có thể thấy rằng bên cạnh những ưu điểm như đã tạo chuẩn mực pháp lí cho các giao lưu dân sự, góp phần lành mạnh hóa quan hệ xã hội, bảo vệ quyền, lợi ica hợp pháp của các chủ thể, tao cơ sở pháp lý cho tòa án và các cơ quan cc thẩm quyền trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ dan su, Bộ luật Dan sự cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Tuy nhiên, việc công nhận hộ gia đình là chủ thể kinh doanh làm phát sinh một số vấn đề khó giải quyết như: Vấn đề xác định tư cách thành viên của hộ gia đình; vấn đề sử dụng định đoạt tài sản của hộ gia đình; vấn đề thẩm quyền của người đứng đầu của hộ gia đình; vấn dé xác định thủ tục thanh lý tài sản của hộ gia đình; vấn đề phân biệt giữa tài sản của hộ gia đình và tài sản của các cá nhân thuộc hộ gia đình.

NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN CỦA VIỆC HOÀN THIÊN PHÁP LUẬT KINH TẾ

Với đặc điểm như vậy, việc chuyển sang nền kinh tế thị trường không phải đơn thuần là quá trình kinh tế mà bao giờ cũng gắn liền với những thay đổi lớn căn bản về mặt xã hội, gắn liền giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội Vì vậy, khi hoàn thiện pháp luật kinh tế phải quan tâm để đảm bảo được hai phương diện chủ yếu: Một là, bảo đảm nguyên tắc mọi người được tự đo kinh doanh, tự do cạnh tranh, bình đẳng trước pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp; hai là, do cạnh tranh mà dẫn đến sự phân hóa giữa các chủ thể kinh doanh, kích thích các chủ thể kinh doanh chạy theo lợi nhuận trước mắt mà không tính đến lợi ích toàn cục, xem nhẹ các yêu cầu xã hội, phá vỡ môi sinh và để lại những hậu quả xấu về mặt xã hội. Quá trình này đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống nội dung, các đặc điểm của các hệ thống pháp luật tiêu biểu trên thế giới, các hệ thống pháp luật trong khu vực, tìm hiểu vai trò cụ thể của pháp luật ở từng quốc gia trong việc đảm bảo cho quá trình hợp tác và hội nhập của các quốc gia đó; nghiên cứu, đánh giá hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật kinh tế nói riêng trong bối cảnh hợp tác và hội nhập; đồng thời nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện pháp luật kinh tế nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc hợp tác và hội nhập quốc tế.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KINH TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN Cể BỘ LUẬT DÂN SỰ

Liên quan đến việc đổi mới cơ chế tài chính, Nhà nước cũng phải xỏc định rừ cơ quan nhà nước nào là đại diện chủ sở hữu (cơ quan nào sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cổ đông), tránh tình trạng như hiện nay, về danh nghĩa chỉ có một cơ quan đại diện chủ sở hữu về tài sản, vốn ở các doanh nghiệp nhà nước nhưng trong thực tế lại không phải như vậy, vẫn còn nhiều cơ quan nhà nước thực hiện chức năng của đại diện chủ sở hữu đối với tài sản, vốn tại cỏc doanh nghiệp, dẫn đến trỏch nhiệm khụng rừ ràng, xử lý không đồng bộ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Suy cho cùng, khi tiến hành các bước nhằm hoàn thiện pháp luật hợp đồng kinh tế, giới nghiên cứu lý luận cũng như các cơ quan xây dựng văn bản pháp luật chủ yếu tập trung giải quyết hai vấn đề lớn, đó là xử lý mối quan hệ về nội dung giữa Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật hợp đồng kinh tế (chủ yếu là Pháp lệnh hợp đồng kinh tế) hiện hành và hình thức văn bản ghi nhận các quy định pháp luật hợp đồng kinh tế trong điều kiện có Bộ luật Dân sự.