1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Luật học: Cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ở nước ta hiện nay

207 5 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Của Pháp Luật Điều Chỉnh Một Số Quan Hệ Dân Sự Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Nước Ta Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Công Khanh
Người hướng dẫn PGS.TS Hà Hùng Cường, TS. Đinh Văn Thành
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2003
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 207
Dung lượng 46,68 MB

Nội dung

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNHCÁC QUAN HỆ DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Khái niệm, tính chất và ý nghĩa của các quan hệ dar sự có yếu tố nước ngoài Sự cần thiết củ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYÊN CÔNG KHANH

CO SỬ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN CUA PHÁP LUẬT DIEU CHINH MỘT SO QUAN HỆ DÂN SỰ

CO YẾU Tố NƯỚC NGOAI Ứ NƯỚC TA HIỆN NAY

Chuyên ngành : Luật đân sự

2 TS Dinh Van Thanh

HA NỘI - 2003

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình

nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêutrong luận án là trung thực Những kết luậnkhoa học của luận án chưa từng được aicông bố trong bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Nguyễn Công Khanh

Trang 3

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH

CÁC QUAN HỆ DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Khái niệm, tính chất và ý nghĩa của các quan hệ dar sự có

yếu tố nước ngoài

Sự cần thiết của pháp luật điều chính các quan hệ dan sự có

yếu tố nước ngoài

Phương pháp điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Chương 2: DIEU CHỈNH MỘT SỐ QUAN HỆ DÂN SỰ CÓ YEU TÔ

NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Pháp luật điều chỉnh quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài

Pháp luật điều chính quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài

Pháp luật điều chính quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố

nước ngoài

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIEN PHÁP LUẬT DIEU

CHỈNH QUAN HE DÂN SỰ CÓ YEU TO NƯỚC NGOÀI

Một số định hướng chung

Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ sở hữu, quan hệ

thừa kế và quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

KẾT LUẬN

NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN

ĐANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO

Trang

11

36

4) 66

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

1.1 Trong bối cảnh bước sang năm thứ 17 thực hiện công cuộc đổi

mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo (từ Đại

hội Đảng VỊ tháng 12 năm 1986), tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đã đạtđược những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, ngoạigiao, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng Đến nay Việt Nam đã có quan hệ

ngoại giao với hơn 160 nước trên thế giới; có quan hệ về hợp tác kinh tế, tàichính, tín dụng với hơn 200 tổ chức quốc tế và diễn đàn quếc tế; có quan hệ

buôn bán với hơn 100 nước, trong đó với 60 nước đã ký kết Hiệp định vềthương mại ở cấp Chính phủ; các công ty, doanh nghiệp của trên 50 nước và

vùng lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam [47, tr 5] Tháng 7/2000 đã

ký kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ Hiện nay Việt Nam đang tích cực

tiến hành đàm phán để quyết tâm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới

(WTO) vào năm 2005

Sau ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực vào

năm 1997, tổng số lượng vốn của các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tuy

bị giảm đáng kể, nhưng vẫn đạt 43,5 tỷ USD theo đăng ký, trong đó có khoảng

22 ty USD của các dự án đã và dang được triển khai thực hiện [47, tr 5] Cùng

với đó là đội ngũ chuyên gia, cán bộ, nhân viên của các công ty, chi nhánh,

văn phòng đại diện nước ngoài vào Việt Nam thực hiện các chương trình, dự

án đầu tư, kinh doanh sản xuất, làm ăn với các đối tác Việt Nam cũng ngàycàng tăng lên Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam mặc đù còn ởmức độ khiêm tốn, nhưng trong một vài năm trở lại đây cũng đã đạt tốc dộ

khá cao, chủ yếu là sang Lào, Campuchia, Tiệp Khắc (cũ), Liên bang Nga và

mỘt số nước khác

Trang 5

Những nam qua, số lượng công dan Việt Nam được gửi di lao động

hợp tác ở nước ngoài cũng tăng lên đáng kể, trong đó phải kể đến số lao động

được gửi dit Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật bản, Malayxia và một số nước khác Thịtrường lao động nước ngoài mà lao động Việt Nam đến làm việc tăng nhanh.Năm 1992 lao động Việt Nam đến làm việc tại 12 nước, năm 1995 tại 15 nước,năm 1998 tại 27 nước, năm 1999 tại 38 nước và năm 2002 tại trên 40 nước

Tổng số lao động đưa đi nước ngoài năm 1996 là 12.660 người, năm 1997 là

18.470 người, năm 1999 là 21.810 người năm 2002 ngót 40.000 người [7].

Cùng với đó, số lượng khách du lịch nước ngoài và người Việt Nam

định cư ở nước ngoài nhập cảnh Việt Nam cũng ngày càng tăng lên Năm

1997 có 1.055.783 lượt người nhập cảnh Việt Nam qua hai cửa khẩu sân bay

quốc tế Nội Bài va Tân Sơn Nhất; năm 1999 số lượt người nhập cảnh ViệtNam da tăng lên 2.015.973, trong đó có gần | triệu lượt người nước ngoài vàoViệt Nam theo các dự án đầu tư Trong năm 2002 đã có tới 2,6 triệu lượtkhách nước ngoài vào Việt Nam [3].

Tất cả tình hình trên đây đã và đang góp phần quan trọng thúc đẩy sựhội nhập kinh tế, cũng như phát triển quan hệ về mọi mặt giữa Việt Nam với

các nước, các tổ chức và diễn đàn quốc tế Trong bối cảnh đó, đã làm gia tăng

hết sức mạnh mẽ các giao lưu về dân sự có yếu tố nước ngoài đòi hỏi phải

được pháp luật điều chỉnh Các quan hệ về hôn nhân và gia đình, lao động,thừa kế có yếu tố nước ngoài trong các năm qua cũng tăng lên Chỉ riêng về

tình hình kết hôn và nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước

ngoài, trung bình mỗi năm cũng có hàng chục ngàn vụ kết hôn và nuôi con

nuôi được đăng ký Theo Báo cáo (ngày 15/4/2003) của Vụ Công

chứng-Giám định-Hộ tịch-Quốc tịch-Lý lịch tư pháp (Bộ Tư pháp) về việc thực hiện

Đề án điều tra cơ bản tình hình phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nướcngoài theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, thì "từ năm

1995 đến năm 2002 ca nước có 115.844 trường hợp kết hôn có yếu tố nước

Trang 6

ngoài, trong đó có 64.683 trường hợp kết hôn với người nước ngoài, 51.161trường hợp kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài" Tình hìnhngười nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi cũng ngày mộităng Cũng theo báo cáo của Vụ này, "từ năm 1995 đến tháng 10/2002 canước có trên 11.350 trẻ em được người nước ngoài nhận làm con nuôi” [15].

Như vậy, cùng với nhịp độ phát triển mạnh mẽ của các quan hệ kinh

tế - thương mại có yếu tố nước ngoài trong bối cảnh năng động tại các đô thị,

thành phố lớn, đã làm phát sinh ngày càng nhiều các quan hệ dân sự có yếu tố

nước ngoài Tình hình đó tất nhiên sẽ kéo theo những hậu quả làm phát sinh

các vụ tranh chấp về dân sự, thừa kế, hôn nhân và gia đình có yếu tố nướcngoài, đòi hỏi phải được giải quyết kịp thời Những vấn đ này, rõ ràng là

không thể giải quyết được, nếu không có đủ cơ sở pháp lý cần thiết cho các

cơ quan nhà nước có thẩm quyển xem xét vụ việc

1.2 Nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay đã trở thành một đồi

hỏi có tính tất yếu khách quan của mọi quốc gia trong tiến trình phát triển.

Quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải có một hệ thống pháp luật

hoàn thiện Điều đó cũng có nghĩa là, cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ

thống pháp luật phục vụ cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa, thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về dân

sự nói chung và pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

nói riêng, là một yêu cầu tất yếu khách quan và có tính cấp thiết hiện nay

Trong bối cảnh mở rộng quan hệ quốc tế theo xu thế hội nhập của

Việt Nam hiện nay, như đã được khẳng định trong Nghị quyết của Hội nghị

Trung ương lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

khóa VH (Nghị quyết Trung ương 8), điều cần thiết là "phải tiếp tục củng cố

và tăng cường mở rộng quan hệ quốc tế về tư pháp , tạo hành lang pháp lý

cho các quan hệ dân sự phát triển lành mạnh trong khuôn khổ pháp luật,

phòng chống tội phạm và các tệ nan xã hội"

Trang 7

Do đó, yêu cầu về việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự, trong đó cóPhần thứ bảy về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói riêng, cũng như các

văn bản pháp luật dân sự có liên quan, càng trở nên cấp thiết và có ý nghĩa

quan trọng, góp phần tạo hành lang pháp lý cho việc ổn định các quan hệ dân

sự có yếu tố nước ngoài, thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc

tế của Việt Nam trong thời kỳ mới

Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện, hệ rhống các vấn dé

về cơ sở lý luận và thực tiền của pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sư

có yếu tố nước ngoài nói chung, các quan hệ sở hữu, thừa kế, hôn nhân và gia

đình có yếu tố nước ngoài nói riêng, là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thời sự,

nhất là trong bối cảnh hiện nay Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan đang

tiến hành sửa đổi Bộ luật dân sự.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Từ khi Bộ luật dân sự được Quốc hội khóa IX, kỳ hop thứ 8 thông qua

(ngày 28 tháng 10 năm 1995), đã có nhiều công trình khoa học của các cánhân, tập thể và cơ quan nhà nước nghiên cứu về những nội dung cơ bản của

Bộ luật Nhưng liên quan đến các quy định tại Phần thứ bảy của Bộ luật dân sự về

quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, các công trình nghiên cứu của các nhàkhoa học, các luật gia còn quá hạn chế (TS Hà Hùng Cường viết chương VIIH

"Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài" trong cuốn Bình luận khoa học một xốvấn đề cơ bản của Bộ luật dan sự, TS Trần Văn Thắng viết chương XI "Quan hệ

dan sự có yếu tố nước ngoài” trong cuốn Giáo trình Luật dan xự (Tập HH) v.v ),

chủ yếu nhằm phục vụ mục đích giảng day về luật dân sự hoặc tư pháp quốc

tế Cho đến nay, mới có một công trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của

Vụ Hop tác quốc tế, Bộ Tư pháp nghiên cứu khái quát vệ “Noda thiện phápluật ve quan hệ dan sit có yến tố nước ngoài?" (thuộc Chương trình nghiên cứu

chung Việt Nam - Nhật Bản về việc sửa đổi Bộ luật dân sự) Chưa có công

trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống các vấn đề cơ sở lý

Trang 8

luận và thực tiễn của pháp luật điều chính các sở hữu và quan hệ thừa kế có

yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay

Mặt khác, qua 7 nam thi hành Bộ luật dân sự cho thấy, việc thực hiệncác quy định của Phần thứ bảy Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố

nước ngoài (từ Điều 826 đến Điều 838) cũng còn nhiều bất cập

Thứ nhất, các quy định tại phần này còn quá chung chung, chủ yếu

chỉ dừng lại trên các nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng để giải quyếtxung đột pháp luật về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, chưa được hướng

dẫn chỉ tiết thi hành

Thứ hai, phạm vi các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, theo lýluận và thực tiễn điều chỉnh pháp luật ở nhiều nước cho thấy, bao gồm rất

nhiều quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trên các lĩnh vực khác nhau của đời

sống kinh tế - xã hội Trong khi đó, Bộ luật dân sự chỉ điều chỉnh một số quan

hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, có những quan hệ chưa được pháp luật điều

chỉnh (như quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài)

Thứ ba, có sự "vênh nhau” trong việc giải thích giữa quy định tại Điều 15

khoản 4 với quy định tại Điều 17 và Điều 826, đến nay chưa có văn bản phápluật nào xử lý vấn đề này, cũng như chưa có công trình nghiên cứu khoa học

nào đề cập đến vấn đề này

Thứ tư, thực tiễn của Tòa án Việt Nam khi giải quyêt các tranh chấp

dân sự có yếu.tố nước ngoài cho thấy, hầu như chưa bao giờ Tòa án Việt Nam

dp dụng điều ước quốc tế, tập quán quốc tế và pháp luật nước ngoài trong quá

trình xét xử, khiến cho các quy định giải quyết xung đột pháp luật trong Bộ

luật dân sự đơn thuần chỉ tồn tại về mặt hình thức, không phát huy được mộtcách đầy đủ hiệu lực của Bộ luật dân sự trong thực tiễn

Cho đến nay hầu như chưa có công trình khoa học nào nghiên cứumột cách đầy dủ, toàn điện về những vấn đề tồn tại, bất cập nêu trên Vì vậy,

Trang 9

đặt vấn dé nghiên cứu về những nội dung này trong dé tài, đặc biệt trên cơ sở

lý luận về pháp luật điều chính quan hệ sở hữu và quan hệ thừa kế có yếu tố

nước ngoài, nhằm góp phần vào việc sửa đổi, bổ sung Phần thứ bảy của Bộ

luật dan sự, là điều cần thiết và cũng là mong muốn mà tác giả hướng tới

3 Mục đích nghiên cứu đề tài

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm:

Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến khái niệm, tính

chất, vị trí, vai trò của quan hệ đân sự có yếu tố nước ngoài trong tổng thể các

quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của các ngành luật khác nhau, đặc

biệt là ngành luật dân sự; về sự cần thiết và phương pháp điều chính quan hệ

dân sự có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Việt Nam (có liên hệ với phápluật của các nước)

Thứ hai, phân tích, đánh giá về pháp luật Việt Nam điều chỉnh một

số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (chủ yếu từ năm 1986 đến nay),

gồm quan hệ sở hữu, quan hệ thừa kế, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu

tố nước ngoài Qua đó rút ra những ưu điểm, tồn tại, bất cập của pháp luật

để tiếp tục nghiên cứu, xây dung và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các

quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, phù hợp với mục tiêu xây dựng Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật

Thứ ba, kiến nghị về phương hướng, giải pháp hoàn thiện và thực hiệncác quy phạm pháp luật Việt Nam điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tốnước ngoài nói chung, quan hệ sở hữu, quan hệ thừa kế, quan hệ hôn nhân vàgia đình có yếu tố nước ngoài nói riêng

4 Đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu của đề tài

Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là một phạm: trù rộng, gồm

nhiều chế định, quy phạm pháp luật phức tạp Xét về mặt lý luận, thì có thể

vừa coi đây là đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự, vừa là đối tượng

Trang 10

điều chính của tư pháp quốc tế Trong phạm vi đề tài thuộc chuyên ngành luậtdan sự, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau đây:

Thứ nhất, về cơ sở lý luận và thực tiên của pháp luật điều chỉnh quan

hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, nhằm làm rõ các luận điểm khoa học sau:

- Chính sách đối ngoại của Việt Nam với sự hình thành, phát triển cácquan hệ dan sự có yếu tố nước ngoài và sự cần thiết của việc pháp luật điều

chỉnh các quan hệ này ở nước ta hiện nay

- Khái niệm, vị trí, tính chất và ý nghĩa của quan hệ dân sự có yếu tố

nước ngoài trong tổng thể các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của

pháp luật dân sự (trong mối liên hệ với tư pháp quốc tế)

- Phương pháp điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

(qua việc tham khảo pháp luật của các và thực tiễn pháp luật Việt Nam)

Thứ hai, về thực trạng pháp luật Việt Nam điều chỉnh một số quan hệdân sự có yếu tố nước ngoài trong giai đoạn từ 1986 đến nay, bao gồm quan

hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, quan

hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài Day là các quan hệ pho biến

trong đời sống dân sự, có liên quan chặt chế với nhau thôrg qua yếu tố tàisản, là yếu tố quan trọng nhất thường làm phát sinh các tranh chấp trong giao

lưu dân sự quốc tế Đó cũng là yếu tố mà tác giả xác định là chu đề trung tâmxuyên suốt toàn bộ đề tài nghiên cứu

Thứ ba, về phương hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ dân

sự có yếu tố nước ngoài, tác giả nêu lên một số quan điểm về phương hướnghoàn thiện pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nóichung, đồng thời, đưa ra các piải pháp cụ thể về hoàn thiện pháp luật điều

chỉnh quan hệ sở hữu và quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài Cùng với đó

và xen kẽ trong các phần liên quan, tác gia cũng nêu lên các giải pháp nhằm

bao đảm việc thi hành các quy định pháp luật về quyền tài sin trong quan hệ

vợ chồng, quan hệ cha me và con giữa công dân Việt Nam với người nước

Trang 11

ngoài, nhất là trong việc giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em ViệtNam làm con nuôi - vốn là lĩnh vực nhân đạo, nhưng khá nhạy cảm và được

dư luận xã hội trong và ngoài nước hết sức quan tâm

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Luận án được nghiên cứu bang/va kết hợp các phương pháp chủ yếu như

phương pháp duy vật biện chứng và lich sử của chủ nghĩa Mac-Lénin và tư tưởng

Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; phương pháp phân tích luật học; phươngpháp phân tích - so sánh; phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học (về nhận

thức và thực tiễn áp dụng pháp luật); phương pháp tổng hợp (trên cơ sở phân

tích, so sánh và tham khảo pháp luật nước ngoài); phương pháp trích dẫn v.v

Trên cơ sở phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá về cơ sở lý luận

và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nướcngoài, đặc biệt đánh giá, phân tích về thực trạng pháp luật Việt Nam điều

chỉnh một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đã lựa chọn, tác giả rút ra

những wu điểm, tổn tai trong việc thi hành pháp luật, từ đó dé ra các giải pháp

cụ thể nhằm sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật

Thông qua việc sử dụng các kết quả khảo sát, điều tra và tham khảo thựctiễn pháp luật và kinh nghiệm nước ngoài, cũng như các lớp tập huấn, hội nghị,tọa đàm khoa học trong và ngoài nước, tac gia đưa ra những thông tin, số liệu,

dữ kiện trung thực, làm căn cứ cho các đánh giá, nhận định xác đáng về tình

hình nhận thức, thi hành và áp dụng pháp luật hiên quan đến quan hệ dân sự

có yếu tố nước ngoài Qua đó, nắm được những diễn biến phức tạp nảy sinh

trong quá trình thi hành pháp luật để từ đó có các giải pháp khắc phục hợp lý

Bằng phương pháp mô hình và lượng hóa, liên hệ, tổng quát và dựbáo, phần kiến nghị của luận án đưa ra những quan điểm về phương hướng

hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; đồngthời trên các mức độ khác nhau, kiến nghị về các giải pháp nhằm hoàn thiệnpháp luật điều chỉnh quan hệ sở hữu, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài,

Trang 12

cũng như bảo đảm thị hành đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tốnước ngoài hiện nay đã được pháp luật điều chỉnh tương đối toàn điện.

6 Những đóng góp mới về khoa học của luận án

Với tính cách là một trong những công trình khoa học đầu tiên (thuộc chuyên ngành luật dân sự) nghiên cứu một cách khá toàn diện, có hệ thốngcác vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chính quan hệ dan

sự có yếu tố nước ngoài, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ mang lại nhữngđóng góp mới về khoa học pháp lý như sau:

Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và ứng dụng khái niệm

"quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài" đã được pháp luật quy định, tác giả

đưa ra khái niệm (mới) về quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài, quan hệ thừa

kế có yếu tố nước ngoài Việc đưa ra các khái niệm này trong tình hình hiệnnay là cần thiết, gdp phần quan trọng vào công tac nghiên cu và giảng dạy

về pháp luật dân sự cũng như tư pháp quốc tế, củng cố cho nề1 khoa học pháp

lý nước ta, cũng như phục vụ tích cực cho việc sửa đổi Phần thứ bảy của Bộ

luật đân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đang diễn ra hiện nay

Thứ hai, khang định trên cơ sở khoa học về mối qua+ hệ biện chứnggiữa chính sách ngoại giao rộng mở của Việt Nam với sự phát triển các giao

lưu dfn sự quốc tế, đặt tiền dé cho sự điều chỉnh các quan hệ này bằng

phương pháp xung đột, phù hợp với thông lệ quốc tế Thông cua đó, góp phần

khẳng định những thành tựu quan trọng của công cuộc đổi mới đất nước dưới

sự lãnh đạo đúng đắn của Dang ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ ba, khang định mối liên hệ chặt ché giữa các quan hệ sở hữu,

quan hệ thừa kế, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thôngqua yếu tố tài sản - yếu tố quan trọng nhất có giá trị chỉ phối và dễ làm phátsinh các tranh chấp trong giao lưu dân sự quốc tế Chính điều này góp phần

tạo nên phương pháp điều chỉnh riêng biệt của pháp luật dân sự trong mốitương quan với tư pháp quốc tế, nhằm giải quyết xung đột pháp luật về quan

Trang 13

hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Đồng thời, nó còn là tiền dé cho yêu cầu vềviệc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các quan hệ đã lựa chọn.

Thứ ti, lầm rõ các luận điểm khoa học về cơ sở lý luận và thực tiễn của

pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài ở nước ta hiện nay,

đặc biệt trong mối tương quan với các quan hệ sở hữu, quan hệ hôn nhân và gia

đình có yếu tố nước ngoài Điều chính pháp luật đối với quan hệ thừa kế có yếu

tố nước ngoài thực sự là vấn đề cấp bách Nhưng từ khi Bộ luật dân sự được thôngqua cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về vấn đề này

Thứ năm, khẳng định trên cơ sở khoa học về điều kiện bảo đảm thi

hành pháp luật về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo hướng hội đủ ba

loại quy phạm pháp luật (tam quy): quy phạm luật xung đột quy phạm luậtnội dung và quy phạm luật thủ tục Chừng nào pháp luật còn thiếu một trong

những loại quy phạm đó, thì chừng ấy việc thực hiện pháp luật về các quan hệdân sự có yếu tố nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ sdu, khẳng định bản chất tiến bộ, dân chủ và ngày càng phù hợpvới thông lệ quốc tế của pháp luật dân sự Việt Nam điều chỉnh các quan hệdan sự có yếu tố nước ngoài Thông qua đó, dé cao vai trò của pháp luật điềuchỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, góp phần 6n định các quan hệ

xã hội dân sự, phục vụ tích cực công cuộc đổi mới đất nước

Thứ bảy, làm rõ về sự cần thiết hoàn thiện và thực hiện quy chế pháp

lý dân sự đối với người nước ngoài ở Việt Nam trên cơ sở chế độ đãi ngộ nhưcông dân trong các quan hệ sở hữu, quan hệ thừa kế, quan hệ hôn nhân va giađình - chế độ pháp lý cao nhất dành cho người nước ngoài được hưởng Bêncạnh đó, cũng cần tiến tới xóa bỏ những hạn chế, phân biệt d¢i với người ViệtNam ở nước ngoài trong các lĩnh vực dân sự nói chung và trong quan hệ sở

hữu, quan hệ thừa kế, quan hệ hôn: nhàn và gia đình nói riêng

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung luận án gồm 3 chương, 8 tiết

Trang 14

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH

CAC QUAN HỆ DAN SỰ CÓ YEU TỐ NƯỚC NGOÀI

1.1 KHÁI NIỆM, TÍNH CHẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA QUAN HỆ DÂN SỰ CÓ YẾU TO NƯỚC NGOÀI

1.1.1 Về khái niệm "quan hệ dân sự có yếu tô nước ngoài"

Khái niệm “quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài" hiện vẫn còn là vấn

đề gây tranh cãi, không chỉ trong khoa học pháp lý ở Việt Nam, mà còn ở nhiềunước trên thế giới Điều đó được lý giải bởi thực tế cho thấy có sự khác nhau,

thậm chí trái ngược nhau, giữa những tư tưởng, quan điểm của các nhà khoa học, luật gia thuộc các quốc gia với các hệ thống pháp luật khắc nhau Sự khác

nhau này xoay quanh các vấn đề về phạm vi (nội hàm) của khái niệm quan hệ

đân sự có yếu tố nước ngoài, về cách thức xác định yếu tố nước ngoài trong loại

quan hệ này, về vị trí của nó là thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật nào

(luật dân sự hay luật tư pháp quốc tế) v.v Mot trong các nguyên nhân dẫn đến

những quan điểm khác nhau thể hiện ở chỗ, tùy thuộc vào mục đích điều chính

của mỗi ngành luật, tùy thuộc vào ý đồ của nhà làm luật hay nói rộng ra là của

giai cấp thống trị, mà có thể giải thích nó theo cách riêng có lợi cho quốc gia,

bởi suy cho cùng, pháp luật "thể hiện ý chí của giai cấp nào đã giành thắng lợi

và nắm trong tay mình chính quyền nhà nước" [60, tr 306]

1.1.1.1 Về phạm vì của quan hệ dân sự

Để có thể hiểu khái niệm quan hệ đân sự có yếu tố nước ngoài, trướchết xin đề cập đôi chút đến khái niệm "quan hệ dân su" Thế nào là quan hệ

dan sự, quan hệ dân sự là những quan hệ nào? Day cũng là vấn đề gây tranhcãi đối với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Đương nhiên, ai cũng cho

rằng, quan hệ dan sự là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự Nhung quan hệ

Trang 15

dân sự gồm những loại quan hệ nào, thì còn nhiều ý kiến khác nhau Tại cáccuộc hội thao, tọa dim khoa học về việc sửa đổi Bộ luật dân su, các chuyêngia Nhật Bản thường nhấn mạnh rằng, quan hệ dân sự là tất cả các quan hệ

giữa con người (chủ yếu là cá nhân, pháp nhân) với nhau; còn các quan hệ

giữa cá nhân với Nhà nước thì thuộc đối tượng điều chỉnh của luật công Song

cũng có ý kiến cho rằng, quan hệ dân sự phải hiểu theo nghĩa rộng, tức là bao

gồm cả các quan hệ hôn nhân và gia đình, lao động, thương mại

Nói đến vấn đề này, không thể không nhac đến sự phìn loại pháp luật

thành “luật công” (công pháp - droit public) và “luật tư” (tư pháp - droit privé)

ở nhiều nước hiện nay Đối với đại đa số các nước chia phá › luật thành luật

công và luật tư (điển hình là Pháp, Italia, Cong hòa Liên tang Đức và cácnước theo hệ thống luật châu Âu - Civil Law), thì dân luật (luật dân sự) - cùng

với luật thương mại, luật lao động - được xếp vào luật tư 28, tr 153] Do

đó, ở đây quan hệ dân sự được hiểu là đối tượng điều chỉnh của luật tư

Xét về mặt lịch sử nguồn gốc, từ dân sự, theo nhiều nhà nghiên cứu,

vốn được lấy từ chữ civil trong Luat La Mã trước đây Trong đế quốc La Mã,

vì có nhiều người ngoại quốc, nên để dé phân biệt, người ta dùng jus civile để

áp dụng cho công dân La Mã (được coi là cives) và dùng jus gentium để áp

dụng cho người ngoại quốc (gens được hiểu là dân tộc ngoại bang) Luật La

Mã thực ra bao gồm cả công pháp và tư pháp Cho nên sau niy kể cả các kháiniệm công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế người ta cũng muon luật La Mã đểgiải thích về nguồn gốc ra đời [57, tr 12], (58, tr 42] Khái niệm yếu tố nước

ngoài trong quan hệ dân sự cũng được mượn gốc từ đây

Trên cơ sở đó, người ta dần dần đi đến chỗ phân biệt công pháp và tư

pháp Vào thế kỷ 16 - 17 ở Pháp đã nổi lên phong trào nghiên cứu luật La Mã

Người có công trong việc so sánh, đối chiếu giữa công pháp và tư pháp phải

kể đến Domat - một luật gia Pháp "Trong cuốn Les lois civiles d' aprés leur

ordre naturel viết dưới thế ky 17, Domat lần đầu đã đem đối chiếu dan luật (lois

Trang 16

Nhưng ở các nước không có sự phân chia pháp luật thành luật công và

luật tư (điển hình là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, cũngnhư Việt Nam hiện nay), thì phạm vi quan hệ dân sự thường được hiểu theo

tính chất của nó, tức là gồm quan hệ nhân thân và quan hệ tai sản Duong

nhiên, không phải tất cả các quan hệ nhân thân cũng như quan hệ tài sản giữa

người với người đều do luật dân sự điều chính, mà "việc xác định quan hệ đó

có phải là đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự hay không còn tùy thuộcvào các yếu tố: tính chất của giao dịch đó, đặc trưng của chủ thể khi tham giagiao dịch, quyền bình đẳng và vấn đề tự do cam kết, thỏa thuận giữa các chủ

thể trong giao dich " [38, tr 16]

Vì vay, về phạm vi các vấn đề thuộc Dân luật, cho đến nay vẫn có sự

hiểu và giải thích (theo hai nghĩa rộng, hẹp) khác nhau Theo quan điểm của nhiềuluật gia Việt Nam, thì phạm vi quan hệ dân sự (đối tượng điều chính của luật

dân sự) bao gồm "những nhóm quan hệ xã hội giữa người với người, phát sinhtrong cuộc sống hàng ngày Đó là: nhóm quan hệ tài sản và quan hệ nhân than

phát sinh trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông, trao đổi, tiêu dùng nhằm thỏa mãn những nhu cầu mọi mặt của các chủ thể trong sản xuất, kinh

doanh hoặc trong sinh hoạt, tiêu dùng của đời sống xã hội" (38, tr.!2] Nhu

vậy, khái niệm quan hệ dân sự ở đây được hiểu theo nghĩa khá rộng, songkhông trái với quy định tại Điều | của Bộ luật dân sự 1995 (chủ yếu bao gồm

các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân) Phạm vi quan hệ tài sản - đối

tượng điều chỉnh của luật dân sự - cũng rất phong phú, là "quan hệ piữa người

với người thông qua một tài sản nhất định như tư liệu sản xuat, tư liệu tiêu

Trang 17

dùng hoặc các quyền về tài sản" [38, tr 13] Còn phạm vi quan hệ nhân thân đối tượng điều chỉnh của luật dân sự - "là những quan hệ mà theo khoa học

-luật dân sự được hình thành từ một giá trị tinh thần của một cá nhân hoặc một

tổ chức và luôn gắn liền với cá nhân hoặc tổ chức đó" [38, tr 17]

Từ những phân tích trên đây, có thể đi đến nhận định rằng, khái niệm

"quan hệ đân sự”, theo quan điểm của đông đảo các luật gia, nhà nghiên cứukhoa học pháp lý của Việt Nam, được hiểu tương đối thống nhất là các quan hệ

giữa con người với nhau trong cuộc sống hàng ngày, các quan hệ về đời sống,

sinh hoạt, tiêu dùng hoặc sản xuất, kinh doanh trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện,

tự do ý chí [38, tr 8] Theo quan điểm này, thì việc coi các quan hệ hôn nhân và

gia đình là quan hệ dân sự cũng hoàn toàn có cơ sở Vì vậy, nhiều nước đưacác quan hệ hôn nhân va gia đình vào Bộ luật dân sự (Pháp, Nhat Bản, Canada ),

song cũng có nước đưa vào một đạo luật riêng (Việt Nam, Trung Quốc,Nga ) Song, đù để ở đâu, thì các quan hệ hôn nhân và gia đình cũng là quan

hệ dân sự (có tính chất dân sự) và thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tư

Ở Việt Nam không có sự phân chia pháp luật thành luật công và luật

tư Sự phân chia các ngành luật vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi Ngay cả

phạm vi của ngành luật dân sự Việt Nam cũng vẫn có những quan điểmkhông thống nhất Các quan hệ hôn nhân và gia đình, tuy được điều chỉnhbằng một đạo luật riêng (năm 1959, 1986, 2000), song trên các mức độ nhấtđịnh, vẫn được Bộ luật dân sự điều chính (các điều 35, 36, 37, 38, 39, 40, 57,

58, 59), tuy chỉ là sự điều chỉnh có tính nguyên tắc

Rõ ràng là, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các quan hệ dân sự

ngày càng có vai trò quan trọng trong thực tiễn đời sống xã hội Do đó, "việcđiều chỉnh các quan hệ xã hội có tính chất đặc trưng là cần triét và phải có sự

điều chính bằng pháp luật đối với các nhóm quan hệ xã hội đó Đây là motvấn dé không thể thiếu trong một nền kinh tế hàng hóa" [38, tr 8] Đó cònđồng, thời là cơ sở để thực hiện mục đích duy trì, phát triểr quan hệ xã hội

Trang 18

trong các lĩnh vực tài sản, nhân thân và quan trọng hơn là duy trì một trật tự

pháp ly trong trao đổi hàng hóa, bao đảm cho hoạt động của cdc chủ thể được

tiến hành bình thường, với sự bảo hộ cân thiết của Nhà nước trong nhữngtrường hợp nhất định

1.1.1.2 Về việc xác định "yếu tố nước ngoài” trong quan hệ dân sự

Ngày nay, các nhà khoa học đều thống nhất cho rằng, trong lịch sử tồn

tại và phát triển của xã hội loài người, ngoài những mối quan hệ phát sinh trong

nội bộ dân cư của một quốc gia, thì còn tồn tại và phát sinh nhiều mối quan

hệ khác vượt ra khỏi phạm vi nội bộ dân cư của một quốc gia, đòi hỏi phảiđược pháp luật điều chỉnh Đó là các quan hệ giữa những người thuộc các quốctịch khác nhau, hoặc các quan hệ của công dân nước này phát sinh trên lãnh

thổ nước kia liên quan đến việc mua bán tài sản, giao kết hợp đồng, hôn nhân

và gia đình, thừa kế, lao động v.v Đây là các quan hệ có yếu tố nước ngoài

Như vậy, thuật ngữ yếu tố nước ngoài (foreign elerents) được ghép

với thuật ngữ quan hệ dan sự, thành “quan hệ dan sự có yết tố nước ngoài”,

Vậy, làm thế nào để xác định được yếu tố nước ngoài trong một quan hệ dân

sự cụ thể? Mục dich của việc xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ dân

sự để làm gì? Hệ quả của việc áp dụng pháp luật đối với quan hệ dan sự có

yếu tố nước ngoài khác với việc áp dụng pháp luật đối với quan hệ dân sựthông thường ở chỗ nào? Đây là những vấn đề khá phức tạp về mặt lý luận màcho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau

Trước hết, cần phân biệt hai thuật ngữ "yếu tố nước ngoài" và "nhân tố

nước ngoài" mà trong các công trình nghiên cứu hoặc trong một số văn banpháp luật của Việt Nam đã từng sử dụng (như Thông tư số LI/TATC ngày 12tháng 7 năm 1974 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số vấn đề về

nguyên tắc và về thủ tục trong việc giải quyết những việc ly hôn có nhân tố

nước ngoài) Nếu sử dụng thuật ngữ nhân tố nước ngoài, chữ mhản theo nghĩa

Hán-Việt được hiểu là người (A), thì có thể dẫn đến việc hiểu ý nghĩa của

Trang 19

thuật ngữ này chỉ theo nghĩa hẹp, tức là khi quan hệ dân sự có người nước

ngoài tham gia Còn sử dụng thuật ngữ yếu tố nước ngoài, thì dẫn đến cách

hiểu với đầy đủ ý nghĩa hơn

Hiện nay, quan điểm tương đối thống nhất của các luật gia trong vàngoài nước đều cho rằng, khi quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp

sau đây thì được coi là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngcài: thứ nhất, khi trong quan hệ đó có người nước ngoài hoặc pháp nhân nước ngoài tham gia;

thứ hai, khi căn cứ pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấrn dứt quan hệ đó

xây ra ở nước ngoài; thứ ba, khi tài san liên quan đến quan hệ đó tồn tại 6

nước ngoài Như vậy, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài có thể là quan hệ

dan sự thuộc một, hai hoặc ca ba trường hợp đó

Việc xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ dan sự ở trường hợp

thứ nhất là dựa vào yếu tố quốc tịch của chủ thể (là người nước ngoài hoặcpháp nhân nước ngoài) Khái niệm pháp nhân ở đây có thể hiểu theo nghĩa

rộng, tức là bao gồm cả Nhà nước Xét về mặt lý thuyết, thì Nhà nước cũng có

thể tham gia vào một số quan hệ dân sự trong trường hợp đặc biệt (chẳng hạn

Nhà nước là người hưởng thừa kế đối với tài sản của công dân mình ở nước

ngoài trong trường hợp người đó chết không để lại di chúc, không còn ai thừa

kế theo pháp luật)

Trong trường hợp thứ hai, yếu tố nước ngoài được xác định dựa vào

nơi xảy ra căn cứ pháp lý (sự kiện pháp lý) làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt

quan hệ dân sự ở nước ngoài, thực chất là dựa vào nơi xảy ra hành vị pháp lý

Chẳng hạn, khi hai công dân Việt Nam giao kết với nhau hợp đồng dân sựtrên lãnh thổ Pháp, làm phát sinh quan hệ hợp đồng dân sit có yếu tố nướcngoài Còn trong trường hợp thứ ba, yếu tố nước ngoài được xác định dựa vào

nơi tồn tại tài sản (nơi có vật) ở nước ngoài liên quan đến quan hệ dân sự

Chang hạn, hai công dân Việt Nam ly hôn với nhau tai Toa án Việt Nam,

nhưng vào thời điểm ly hôn họ có tài sản chung ở nước ngoài

Trang 20

Xét về mặt bản chất, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cũng là quan

hệ dân sự, song nó khác cơ bản so với quan hệ dân sự thông thường (không có

yếu tố nước ngoài) là ở chỗ, khi phát sinh quan hệ dân sự có yêu tố nước ngoài,

thì luôn dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật; còn khi phat sin1 quan hệ dân sựthông thường, thì không có xung đột pháp luật Đối với các quan hệ dân sự

không thuộc trường hợp nào trong ba trường hợp nêu trên, thì về nguyên tắc chỉcần một hệ thống pháp luật điều chỉnh là đủ Chẳng hạn, đối với các quan hệ dân

sự giữa công dân Việt Nam với nhau phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam, thì chỉ

cần áp dụng pháp luật Việt Nam điều chỉnh các quan hệ đó Ở đây hoàn toàn

không có yếu tố nước ngoài và vì vậy không có hiện tượng xung đột pháp luật

Như vậy, điểm khác nhau cơ bản giữa quan hệ dân sự có yếu tố nước

ngoài và quan hệ dân sự thông thường là ở chỗ, quan hệ dân sự có yếu tố nước

ngoài luôn dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật Trước hiện tượng này, câu hỏi

thường được đặt ra là: áp dụng pháp luật của nước nào để điều chỉnh quan hệ dân

sự có yếu tố nước ngoài phát sinh? Nhiệm vụ phức tạp đặt ra đối với Tòa án là có

thể phải áp dụng cả hai hệ thống pháp luật khác nhau để giải quyết tranh chấp

phát sinh Hiên quan đến quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, đặc biệt khi các hệthống pháp luật này lại có nội dung khác nhau, thậm chí xung đột với nhau Phảilựa chọn áp dụng hệ thống pháp luật nào trong số các hệ thống pháp luật có liên

quan, đó luôn là câu hỏi đặt ra khi xuất hiện quan hệ dân sự có yếu tố nước

ngoài Về vấn đề này, quan điểm thống nhất của các luật gia hiện nay là, một

quan hệ đân sự liên quan đến bao nhiêu nước, thì có bấy nhiêu hệ thống pháp

luật của các nước đều có thể được áp dụng Đây là vấn đề mấu chốt, nhưng phứctạp nhất khi nghiên cứu về ban chất của quan hệ dân sự có yếu tế nước ngoài

Điều cần lưu ý, khi đứng trên quan điểm lựa chọn pFáp luật áp dụng

đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, thì điều cần thiết là phải phân

biệt một số trường hợp phát sinh quan hệ dân sự, tuy có liên quan đến yếu tố

nước ngoài (hay yếu tố quốc tế), nhưng xét về bản chất thì lai không phải là

| Be ]

Trang 21

quan hệ đân sự có yếu tế nước ngoài và đương nhiên không dẫn đến hiện

tượng xung đột pháp luật Chẳng hạn, khi hai công dân Việt Nam kết hôn với

nhau tại Cơ quan đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự Việt Nam ở nướcngoài, thì đây không phải là quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, vì không

dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật (chỉ áp dụng một hệ thống pháp luậtViệt Nam điều chính đối với quan hệ này là đủ)

Tóm lại, việc xác định có hay không có yếu tố nước ngoài trong quan

hệ dân sự là vấn đề khá phức tạp, xét đưới góc độ chuyên môn, nhưng là vấn

đề rất quan trọng Ngoài mục đích tìm cho nó phương pháp điều chính thích

hợp, thì việc xác định yếu tế nước ngoài trong quan hệ dân sự còn giúp cho

việc lựa chọn một hệ thống pháp luật áp dụng tương ứng, trên cơ sở dẫn chiếu

của quy phạm xung đột, nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong điều kiện

giao lưu dan sự ngày càng có xu hướng gia tăng đối với mỗi quốc gia

1.1.2 Khái niệm quan hệ dân sự có yếu tô nước ngoài trong Bộluật dan sự và các văn bản pháp luật khác ở Việt Nam

Nếu dựa vào ba căn cứ quan trọng trên đây để xác định yếu tố nước ngoàitrong quan hệ dân sự, thì có thể nói, từ năm 1995 trở về trước, tức là trước khi

Quốc hội thông qua Bộ luật dân sự, khái niệm quan hệ dân sự có yếu tố nước

ngoài chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật của nước ta.

Mặc dù thực tiễn cho thấy, có những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoàithực sự đã phát sinh và được pháp luật điều chỉnh, nhất là sác quan hệ hôn

nhân và gia đình Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có ba điều (Điều 52,

Điều 53 và Điều 54) quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình của công dânViệt Nam với người nước ngoài Điều 52 quy định về việc gi¿i quyết xung đột

pháp luật đối với quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước

ngoài; Điều 53 giao thẩm quyền cho Hội đồng Nhà nước (nay là Ủy ban Thường

vụ Quốc hội) quy định những vấn đề về quan hệ vợ chồng, quan hệ tài sản,

quan hệ cha me và con, hủy việc kết hôn, ly hôn, nuôi cor nuôi và đỡ đầu

Trang 22

giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; Điều 54 quy định về nguyên

tắc áp dụng Hiệp định tương trợ tư pháp về hôn nhân và gia đình Như vậy,

Luật hôn nhân và gia đình nim 1986 không quy định về khái niệm quan hệhôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

Ngày 02/12/1993 Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh hôn

nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài Nhưng như tên

gọi của nó, Pháp lệnh chỉ điều chính quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dânViệt Nam với người nước ngoài, chưa điều chỉnh một cách toàn điện các quan

hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài Trong Pháp lệnh này cũng không

có quy định về khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

Kể từ năm 1995 trở lại đây, khái niệm quan hệ dân sự có yếu tố nước

ngoài chính thức được quy định trong Bộ luật dân sự (Điều 826, Phần thứ

bảy), với nội dụng như sau: “Trong Bộ luật này quan hệ dân sự có yếu tố nước

ngoài được hiểu là các quan hệ dân sự có người nước ngoài, pháp nhân nướcngoài tham gia hoặc can cứ để xác lập, thay đổi, chấm đứt quan hệ đó phát

sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nude ngoài"

Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp của Việt Nam, khái niệmquan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định một cách rõ ràng thành

một điều luật Việc pháp luật Việt Nam quy định cụ thể, rõ ràng về khái niệm

này, một mặt tạo cơ sở để xác định phạm vi các quan hệ dân sự có yếu tố nước

ngoài, mặt khác thể hiện sự thừa nhận về mặt pháp lý trách nhiệm của Nhà nước

Việt Nam trong việc bảo hộ và tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ dân sự có yếu

tố nước ngoài phát triển một cách bình thường, phù hợp với các nguyên tắc cơbản được khẳng định tại Chương I (từ Điều | đến Điều 15) cla, Bộ luật dan sự.

Từ đó đến nay, việc nghiên cứu, tìm hiểu về khái niệm quan hệ dân sự

có yếu tố nước ngoài có phần dễ dàng, thuận lợi hơn Trong một số công trình

nghiên cứu khoa học, giáo trình (Luật dân sự, Tư pháp quốc tế ) khái niệm

này được nhiều tác giả khai thác tìm hiểu dưới các khía cạnh khác nhau Nhung

Trang 23

không phải tất cả các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhauxung quanh việc đưa ra các dấu hiệu để xác định yếu tố nước agoai trong quan

hệ dân sự Nhưng tựu trung lại có thể nói, đại đa số các tác giả đều xuất phát

từ ba dấu hiệu cơ bản (như đã nêu trên) khi tiếp cận khái niệm này, tức là chủ

yếu xét về mặt hình thức thể hiện của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Trên tinh thin đó, việc tìm toi một cách thức tiếp cạn mới khi phân

tích về khái niệm quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, dưới khía cạnh lý luận

của luật đân sự kết hợp với tư pháp quốc tế, trên cơ sở phương: pháp khoa học,

là một điều cần thiết Cách tiếp cận này đứng trên nhiều góc độ khác nhau, từ

đó rút ra những đặc trưng cơ bản của khái niệm này, cũng như những ưu điểm

và cả những mặt tồn tại của khái niệm này, là hết sức có ý nghĩa về mat lý

luận cũng như thực tiễn

Tuy nhiên, cũng phải nói rõ rằng, khái niệm quan hệ dan sự có yếu tố

nước ngoài, theo quy định tại Điều 826, chỉ là khái niệm hiểu theo nghĩa hẹp,

phù hợp với đối tượng điều chỉnh của Bộ luật dân sự Còn nếu hiểu khái niệm

quan hệ đân sự có yếu tố nước ngoài theo nghĩa rộng (với tính cách là đối

tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế), thì còn gồm nhiều quan hệ khác có

tính chất dân sự (liên quan đến dân sự) như quan hệ hôn nhân và gia đình,quan hệ lao động, quan hệ tố tụng dân sự, quan hệ kinh tế - thương mại có

yếu tố nước ngoài

Trong khuôn khổ dé tài này, tác giả không phân tích khái niệm quan

hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo nghĩa rộng, như là đối tượng điều chỉnhcủa tư pháp quốc tế Nhằm làm rõ về nội dung, ý nghĩa, những ưu điểm, cũng

như hạn chế xung quanh việc ấp dụng khái niệm, tác gia chủ yếu phân tíchkhái niệm quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo nghĩa hep, với tính cách

là đối tượng điều chính của Bộ luật dan sự, được quy định tại Điều 826 Việc

phân tích khái niệm được tiếp cận từ nhiều phương diện khác nhau để làm rõhơn về nội dung và ý nghĩa pháp lý của nó

Trang 24

1.1.2.1 Xét trên phương điện lý luận về xác định yếu tố nước ngoàiPhương pháp tiếp cận khái niệm quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

theo Điều 826 là hoàn toàn đúng, phù hợp với thông lệ ở nhiều nước Nội dung

của khái niệm này bao hàm đầy đủ ba dấu hiệu cần thiết để xác định yếu tố nướcngoài trong quan hệ dân sự Đó là: ¡) có ít nhất một bên chủ thể là người nướcngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia quan hệ đó; ii) căn cứ để xác lập, thay

đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài; và iii) tài sản liên quan đến

quan hệ đó ở nước ngoài Chúng tôi cho rằng cách tiếp cận như vậy là chuẩn

xác, phù hợp với lý luận chung khi xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệdân sự, được nhiều nước thừa nhận Nội dung của Điều 826 đã bao hàm đây

đủ ba dấu hiệu cần thiết để xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ dân sự

Điều cần lưu ý là, chỉ cần có một trong ba dấu hiệu này là có thể kết luậnquan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Do đó, các dấu hiệu này - theo Điều

826 - được liên kết với nhau bằng từ "hoặc", chứ không phải từ "va", là vì thế

Tuy nhiên, hiện nay vẫn có một số quan điểm khác cho rằng cần bổ

sung thêm dấu hiệu thứ tư để xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ dân

sự Dau hiệu thứ tư này, theo Tiến sĩ Đoàn Năng, là khi “có ít nhất mội bên

tham gia quan hệ xã hội cư trú hay đặt trụ sở chính ở nước ngoài” [3I, tr 12]

Theo tác giả, cơ sở để dẫn đến dấu hiệu thứ tư này, là do trong Luật hôn nhân

và gia đình năm 2000 (tại khoản 4 Điều 100) quy định "Chương này cũng

được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Namvới nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài”, và tác giả cho

rằng, "rất tiếc cho đến nay, quan điểm này chưa được thể hiện rõ trong các

van bản pháp luật chuyên ngành khác của Việt Nam" [31, tr .3]

Chúng tôi cho rằng, xét về mặt hình thức, nếu không chú ý đến vấn đề

quốc tịch của chủ thể, thì việc xác định yếu tố nước ngoài dựa trên dấu hiệu cư

trú (định cư) ở nước ngoài của cá nhân hoặc nơi đóng trụ sở ở nước ngoài của

pháp nhân khi tham gia quan hệ dan sự, theo quan điểm của tiến sĩ Đoàn Nang,

Trang 25

cũng có cơ sở Tuy nhiên, xét về bản chất của vấn dé, thì quan điểm này cónhiều chỗ cần làm rõ Nếu căn cứ vào nơi cư trú của cá nhân (định cư ở nướcngoài) hoặc nơi đóng trụ sở của pháp nhân (ở nước ngoài) để xác định yếu tốnước ngoài trong quan hệ dân sự, có thể sẽ dẫn đến những hậu quả khác nhau

Trước hết, cũng phải thừa nhận rằng, một người cư trú ở nước ngoàihoặc pháp nhân đóng trụ sở trên lãnh thổ của nước ngoài, về nguyên tắc, phải

chịu sự ràng buộc của hệ thống pháp luật nước ngoài đó Nhưng khi người đó

về nước (nơi người đó có quốc tịch) tham gia vào các quan hệ dân sự với côngđân nước mình, thì quan hệ đó có phải là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

hay không, lại là vấn đề không đơn giản

Theo chúng tôi, dưới khía cạnh giải quyết xung đột pháp luật, thì mục

đích của việc xác định có hay không có yếu tố nước ngoài trong quan hệ dân sự

là để trả lời câu hỏi có hay không có hiện tượng xung đột pháp luật Từ đó xâydựng quy tắc làm cơ sở cho việc lựa chọn một hệ thống pháp luật thích hợpnhằm điều chỉnh đối với quan hệ dân sự đó Như đã nói, quan hệ dân sự có yếu

tố nước ngoài luôn dẫn tới hiện tượng xung đột pháp luật Còn quan hệ dân sựkhông có yếu tố nước ngoài thì không dẫn tới xung đột pháp luật Trong trườnghợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài về Việt Nam tham gia vào cácquan hệ dân sự với công dân Việt Nam ở trong nước, thì quan hệ đó không cóyếu tố nước ngoài, dựa trên cơ sở Điều 826 Bộ luật dân sự Do vậy, ở đây không

dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật Chỉ cần áp dụng một hệ thống pháp luật

Việt Nam để điều chỉnh quan hệ đó, chứ không cần áp dụng pháp luật của

nước nơi công dân Việt Nam định cư Ví dụ, công dân Việt Nam định cư tại Hoa

Kỳ về Việt Nam kết hôn với công dân Việt Nam thường trú ở trong nước Trong

trường hợp này, nếu xét trên bình diện quốc tịch, thì cho thấy, vì hai bên chủ thểđều là công dân Việt Nam, nên cả hai đều phải tuân theo pháp luật Việt Nam vềđiều kiện kết hôn (Điều 9, Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000) Theo

đó, đây chi là quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau, nên không dẫn

Trang 26

đến hiện tượng xung đột pháp luật (không dẫn đến việc áp dụng pháp luật của

Hoa Kỳ, nơi công dân Việt Nam định cư, để xác định điều kiện kết hôn)

Do đó, quy định tại khoản 4 Điều 100 của Luật hôn nhân và gia đình, thực

chất không phải là một quy phạm xung đột có tính chất dẫn chiếu, mà nó chỉ là

một quy phạm hướng dẫn việc áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vấn đề

kết hôn (về thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, về thủ

tục, trình tự đăng ký kết hôn như giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài)

Nếu thống nhất cách hiểu như trên, thì lẽ ra trong pháp luật không nên

có sự phân biệt đối với công dân Việt Nam ở trong nước với công dân Việt

Nam định cư ở nước ngoài (hai loại công dân) khi tham gia vào quan hệ kết

hôn, chỉ nên áp dụng chung đối với họ một thủ tục đăng ký kết hôn Nhưng

trong điều kiện của Việt Nam hiện nay lại chưa làm được như vậy Một mặt

do trình độ, năng lực công tác của cán bộ cơ sở (cấp xã, phường) còn nhiềuhạn chế, mặt khác là vì lý do an ninh, cho nên pháp luật quy định áp dụng chocông dan Việt Nam định cư ở nước ngoài các thủ tục giống như dối với người

nước ngoài Chúng tôi cho rằng, đây là một sự bất hợp lý, troag tương lai, nên

xóa bỏ sự phân biệt này để bảo đảm một khung pháp lý thống nhất

Nhu vậy, dưới khía cạnh xung đột pháp luật, thì lẽ ra khái niệm "quan

hệ dân sự có yếu tố nước ngoài" (Điều 826) phải được coi là cơ sở pháp lýthen chốt, có giá trị áp dụng chung để xác định yếu tố nước ngoài trong tất cảcác quan hệ dan sự (theo Bộ luật dân sự) Đó là điều có ý nghĩa về mặt lý luậnkhi xây dựng các hệ thuộc xác định pháp luật áp dụng nhằm giải quyết xung

đột pháp luật đối với tất cả các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh.

Nhưng thực tế lại không phải như vậy, bởi trong Phần thứ bay còn thiếu nhiềuchế định dân sự có yếu tố nước ngoài Nhung dù sao, cách tiếp cận có tính

khou học này cũng đã được vận dụng để xây dựng khái niệm quan hệ hôn

nhâr và gia đình có yếu tố nước ngoài trong Luật hôn nhân và gia đình (theo

khoin 14 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000)

Trang 27

1.1.2.2 Xét trên phương diện lap pháp

Vì Việt Nam chưa có điều kiện xây dựng một dạo luật riêng về tư

pháp quốc tế để điều chỉnh một cách thống nhất tất cả các quan hệ dân sự và

quan hệ có tính chất dan sự có yếu tố nước ngoài, thì việc đưa ra khái niệm

quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại Điều 826 của Bộ luệt dân sự, là mộtthành công về mặt lập pháp

Nhiều nước có han một đạo luật riêng về tư pháp quốc tế (hoặc luật xung

đột) điều chỉnh tất cả các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.Chúng ta đều biết, đặc trưng của ngành luật tư pháp quốc tế là giải quyết xung,đột pháp luật, tức là chỉ ra một hệ thống pháp luật áp dụng nhằm điều chính quan

hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh Trong điều kiện không xây dựng mộtđạo luật riêng về tư pháp quốc tế, thì việc giải quyết xung đột pháp luật đối vớicác quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, thông qua các quy phạm xung đột đượcban hành tại Phần thứ bay Bộ luật dân sự, là một thành tựu lớn trong công tác lập

pháp của Nhà nước ta O đây đã có sự vận dụng nhuần-nhuyễn những quan điểm

lý luận và thực tiễn cơ bản của tư pháp quốc tế trong việc xây dựng cơ chế điềuchỉnh đặc thù đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Tuy nhiên, để các

quy phạm xung đột có hiệu lực thi hành trên thực tế (khi dẫn chiếu đến việc áp

dụng một hệ thống pháp luật nhất định), thì trước hết, phải hoàn thiện hệ thống

pháp luật nội dung, kể cả luật thủ tục Chừng nào pháp luật nội dung và luật thủ

tục chưa hoàn thiện, thì việc áp dụng pháp luật còn gặp nhiều khó khăn và chính

điều này sẽ làm hạn chế hiệu lực của quy phạm xung đội Do dé, xét trên phương

điện lý luận về điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, chính điểm này

đã thể hiện khá rõ mối quan hệ giữa tư pháp quốc tế và luật dân sự

Trong điều kiện của Việt Nam, việc xây dựng "lồng ghép” các quyphạm xung đột (nhằm giải quyết xung đột pháp luật) trong các van bản phápluật chuyên ngành (như Bộ luật dan sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luậtthương mai ), lại là điều phù hợp và có ý nghĩa quan trọng

Trang 28

Trên cơ sở Điều 826, nếu hiểu theo phạm vi hẹp, quan hệ dân sự cóyếu tố nước ngoài, phải bao gồm toàn bộ các quan hệ dân sự được Bộ luật dân

sự điều chỉnh Nhưng phạm vi các quan hệ này chủ yếu lại chỉ bao gồm các

quan hệ được giới hạn trong Phần thứ bảy của Bộ luật dân sư Điều đó cũng

có nghĩa là, nếu trong Phần thứ bay không đề cập đến, thì khong thể có cơ sở

để áp dụng Đây cũng là sự đặc thù trong cơ chế điều chỉnh quan hệ đân sự có

yếu tố nước ngoài theo Phần thứ bay, tạo nên sự khác nhau trong việc giaithích khát niệm này dưới góc độ luật dân sự với tư pháp quốc !ế

Nếu hiểu theo nghĩa rộng, dưới khía cạnh tư pháp quốc tế, các quan hệ

dân sự có yếu tố nước ngoài phải bao gồm toàn bộ các quan hệ có liên quan đếndân sự có yếu tố nước ngoài như quan hệ hôn nhân và gia đình, quan hệ lao

động, quan hệ kinh tế - thương mại Nhưng trong Phần thứ bảy của Bộ luật

dan sự không bao gồm các quan hệ đó Bởi các quan hệ hôn nhân và gia đình

có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh trong Luật hôn nhân và gia đình; quan hệ

thương mại có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh trong Luật thương mại; quan

hệ đầu tư, sản xuất, kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài được điều chỉnhtrong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; quan hệ lao động có yếu tố nước

ngoài được điều chính trong Bộ luật lao động; quan hệ vận chuyển hàng hóa,

hành khách có yếu tố nước ngoài thì được điều chỉnh trong Luật hàng khôngđân dụng Việt Nam và Bộ luật hàng hải; quan hệ tố tụng dân sự quốc tế được

điều chỉnh trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự v.v

Do vậy, trên phương diện lập pháp cho thấy, với khái niệm quan hệdân sự có yếu tố nước ngoài quy định tại Điều 826, đã làm cho Phần thứ bảy

của Bộ luật dân sự trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của Tư pháp quốc

tế Việt Nam, là nguyên tắc nền tảng nhằm xác định yếu tố nước ngoài trong

quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng phương pháp xung đột

Với ý nghĩa đó và với tư cách "luật gốc”, thì lẽ ra quy định tại Điều 826phải dược coi là cơ sở “khuôn mẫu” cho việc xác định yếu tố nước ngoài trong

Trang 29

điểm chung mà chúng ta cần làm rõ.

Trước hết, nếu chúng ta thống nhất quan điểm cho rằng, Bộ luật dân

sự phải là "luật gốc", "luật me", thì chúng ta hoàn toàn có thé vận dụng quy

định tại Điều 826 để xác định yếu tố nước ngoài trong nhiều quan hệ có tính

chất dân sự như đã nêu trên đây, trong trường hợp các đạo luật chuyên ngànhkhông có quy định Nhu vậy, thì lé ra phải có quy định cho phép áp dụng các

dấu hiệu của khái niệm này để xác định yếu tố nước ngoài trong các quan hệ

đó Nói cách khác, nếu trong các đạo luật chuyên ngành không quy định, thì

có thể áp dụng quy định của Bộ luật dân sự để xác định yếu tố nước ngoài

trong các quan hệ đó Đây là quan điểm được hầu hết các thành viên Ban soạnthảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) thống nhất.

Nhưng trong Phần thứ bảy của Bộ luật dân sự hiện nay lại không có

quy định như vậy Cho nên trên thực tế, khi phát sinh một quan hệ (có tínhchất đân sự hoặc liên quan đến dân sự) có yếu tố nước ngoài, chúng ta không

thể viện dẫn quy định tại Điều 826 để giải thích

Mat khác, trên phương diện điều chỉnh pháp luật, thì lẽ ra cũng phải

có quy định ngoại lệ, nhằm không áp dụng các dấu hiệu nói tại Điều 826 của

Bộ luật dân sự để xác định yếu tố nước ngoài trong các loại quan hệ có tính

chất công (trong lĩnh vực hình sự, hành chính), bởi xét về sản chất thì cácquan hệ này không được điều chỉnh bằng phương pháp xung đột Bởi thế, hậuquả đáng tiếc xảy ra là, khi thuật ngữ yếu tố nước ngoài bị su dụng trong lĩnh vực hành chính và hình sự (là các lĩnh vực vốn không được thừa nhận có xung

đột pháp luật), đã gây nên sự hiểu nhầm đáng tiếc

Trang 30

dé này, vì chưa hiểu rõ mục đích quy định tại Điều 826, cũng như mối quan hệ

giữa luật dan sự và tư pháp quốc tế, cho nên một số ý kiến cho rằng tư pháp quốc

tế là "cái đuôi kéo dai" của luật dân sự Trong khi đó, cũng có ý kiến cho rằng tưpháp quốc tế là một liên hệ thống pháp luật (giữa pháp luật quốc tế và pháp luật

quốc gia); trong khi đa số các ý kiến khác thì thống nhất cho rằng "tư pháp

quốc tế là một ngành thuộc hệ thống pháp luật quốc gia” [30, tr 24-25] Đâycũng đồng thời là ý kiến của các chuyên gia Nhật Ban

1.1.2.3 Xét trên phương diện thực hiện pháp luật

Lễ ra, quy định tại Điều 826 phải được xem như là "công thức pháp

ly" giúp cho Thẩm phán và cán bộ tư pháp đi đến quyết định về việc áp dụng

một hệ thống pháp luật nhất định, trên cơ sở dẫn chiếu của quy phạm xung

đột tại Phần thứ bảy, nhằm giải quyết các vụ việc đân sự có yếu tố nước ngoài

phát sinh Bởi ở đây, khi xuất hiện yếu tố nước ngoài trong quan hệ dân sự,tức là xuất hiện nhu cầu phải lựa chọn một trong số các hệ thống pháp luật

liên quan để điều chỉnh quan hệ đó Nhưng thực tế cho thấy, lợi thế này lại rất

ít được khai thác, thậm chí trong trường hợp luật gia muốn khai thác nó,

nhưng gặp phải nhiều khó khăn, bởi trong Phần thứ bảy còr thiếu quá nhiều

quy phạm xung đột mà lẽ ra đã phải được quy định một cách day đủ (như quy

phạm xung đột về vấn dé mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự,

mất tích, tuyên bố chết, đặc biệt các vấn đề về thừa kế có yếu tố nước ngoài)

Trang 31

Mặt khác, trong Phần thứ bảy còn thiếu quy phạm có tính mệnh lệnh(jus congens), có tính chất ràng buộc chung Đó cũng là một trong các nguyên

nhân dẫn đến hiện tượng Tòa án và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của

Việt Nam khi giải quyết những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, thườngchi áp dung (và dựa vào) pháp luật Việt Nam, hầu như rất han hữu - nếukhông muốn nói là chưa bao gid - áp dụng pháp luật nước nzoài, mặc dù đãđược quy phạm xung đột dẫn chiếu tới Vì thế, ý nghĩa thực tiễn của kháiniệm quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo Điều 826, dưới khía cạnh thực

hiện pháp luật, bị hạn chế nhiều, chưa phát huy được hiệu lực trong hoạt độngxét xử của Tòa án Người ta chỉ khai thác nội dung của khéi niệm này trênphương điện lý thuyết, chủ yếu nhằm phục vu công tác nghiên cứu khoa học,giảng dạy về Tư pháp quốc tế

1.1.2.4 Xét về tính chất và phạm vi điều chỉnh của quy phạm

pháp luat

Điều 826 phải được xem như một quy định chung, có tính nguyên tắc,

điều chỉnh trên phạm vi rộng đối với mọi quan hệ dân sự (do Bộ luật dân sựđiều chỉnh) có yếu tố nước ngoài Song thực tế, nó lại bị giới hạn trong phạm

vị hẹp của các quan hệ dan sự có yếu tố nước ngoài trong Phan thứ bay của

Bộ luật dân sự Do đó đã không thể hiện, phản ánh được hết các nội dung hàmchứa trong khái niệm này khi liên hệ đến các chế định khác của Bộ luật dân

sự Một số quan hệ dân sự phổ biến đã không được quy định trong phần này(như quan hệ thừa kế), hoặc tuy được quy định nhưng lại không được cụ thể hóa,

triển khai thực hiện đầy đủ trên thực tế (như quan hệ sở hữu), vô hình chung

đã làm cho phần này trở nên "chơi vơi, lac lng" trong tổng thể các chế định

đân sự truyền thống được Bộ luật dân sự điều chỉnh một cách khá toàn diện

Mặt khác, việc đưa ra một số hệ thuộc làm căn cứ xác định pháp luật

áp dụng đối với từng quan hệ dân sự cụ thể có yếu tố nước ngoài mới chỉ đơnthuần là một sự "lắp ghép công thức" các hệ thuộc thông dụng của tư pháp

Trang 32

quốc tế đã được nhiều nước công nhận, mà không được cụ thể hóa, “dan sự hóa”,giải thích và hướng dẫn cặn kẽ hay liên hệ tới các đặc thù của Việt Nam, ít nhất

là trong mốt liên hệ với các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký

kết Điều đó khiến cho việc thực hiện, áp dụng pháp luật càng gặp nhiều khó

khăn, thậm chí không thực hiện được D6 là nguyên nhân làm hạn chế một cách

rõ rệt hiệu qua của các quy phạm xung đột trong Phần thứ bay Bộ luật dân sự

1.1.2.5 Xét trên phương diện hiệu lực của một đạo luật

Qua nghiên cứu cho thấy, quy định tại một số điều trong phần chung

của Bộ luật dân sự (Điều 15, Điều 17 ) đường như không t1é áp dụng được

để giải thích đối với nội dung của Phần thứ bảy, bởi ngay trong mỗi quy định

cụ thể của các chế định ở phần này lại đưa ra những ngoại lé bằng công thức

"trừ trường hợp Bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật có quy định khác"

Chính điều này, vô hình chung đã biến các quy phạm xung đột chỉ còn gid trịtrên lý thuyết, thậm chí trở thành "bai toán đố” đối với Tòa an trong trườnghợp quy phạm dẫn chiếu đến việc áp dụng ngày chính pháp luật Việt Nam

Bởi chúng ta còn thiếu quá nhiều quy phạm pháp luật nội dung (luật thực

định), nhất là các quy phạm pháp luật về sở hữu và thừa kế có yếu tố nướcngoài tại Việt Nam liên quan đến bất động sản

Tựu trung lại, thông qua việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá về kháiniệm quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài từ nhiều phương diện khác nhau,

-có thể nhận định rằng, việc đưa ra khái niệm quan hệ dan sự có yếu tố nướcngoài, về cơ bản chưa đạt được kết quả như nhà làm luật mong muốn, mặc dù

nội dung của nó là hoàn toàn phù hợp với lý luận chung về gidi quyết xung độipháp luật được nhiều nước thừa nhận, nhưng trên thực tế lại rất ít nước quy

định nó thành một điều luật cụ thể (Luật Tư pháp quốc tế cuz Liên bang Thụy

Sĩ 18/12/1987, Luật Tư pháp quốc tế của Cộng hòa Liên bang Đức sửa đổi ngày25/7/1986, Luật Tư pháp quốc tế của Nhật Ban 1898 đều khêng có điều khoản

nào trực tiếp quy định về khát niêm quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài), pq Ị : Ì ° L Ẻ

Trang 33

Vì vậy, quy định tại Điều 826 chủ yếu chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết,

vì nhiều lý do khác nhau, nên không phát huy được một cách day đủ vai tròtrong thực tiễn đời sống xã hội đã và đang phát sinh ngày càng nhiều các vấn

đề phức tạp liên quan đến các chế dink dan sự quốc tế Theo cách hiểu của

Điều 826 mà chỉ dừng lại trong phạm vi các chế định dân sự có yếu tố nước

ngoài bị bó hẹp có tính nguyên tắc trong Phần thứ bảy, thì không đủ cơ sở để

giải quyết đối với các vấn đề phát sinh

1.1.3 Vị trí, tính chất và ý nghĩa của các quan hệ dân sự có yếu tốnước ngoài trong tổng thể các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của

pháp luật dân sự

Các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ngày càng giữ vi trí quan

trọng trong tổng thể các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của phápluật nói chung và pháp luật đân sự nói riêng Trước hết, về mặt lý luận, có thểkhẳng định rằng, chính sự xuất hiện yếu tố nước ngoài trong các quan hệ dân

sự, đã đặt tiền dé cho sự ra đời phương pháp điều chính đặc thù đối với loại

quan hệ này là phương pháp xung đột (hay còn gọi là phương pháp gián tiếp)

Kể từ khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, thì yếu tố nước ngoài đã xâm

nhập ngày càng mạnh mé vào các quan hệ xã hội, nhất là các quan hệ dân sự

Nhu cầu lựa chọn phương pháp điều chỉnh thích hợp đối với các quan hệ đó,

vì thế cũng được chú trọng hơn

Nếu đặt ngược vấn đề, tức là trong trường hợp không xuất hiện yếu tốnước ngoài trong các quan hệ dân sự, thì đương nhiên không có hiện tượng xung

đột pháp luật và vì thế cũng không cần đến phương pháp điều chỉnh đặc thù đối

với loại quan hệ này Nhưng như đã phân tích ở trên, quan hệ dân sự có yếu tốnước ngoài là loại quan hệ phát sinh một cách khách quan, phù hợp với xu hướng

phát triển quan hệ giữa các quốc gia trong điều kiện mở rộng hẹp tác quốc tế trên

mọi lĩnh vực Mặt khác, hiện tượng khác nhau trong pháp luật các nước cũng là

hiện tượng tất yếu, phản ánh quy luật phat triển hết sức tự nhiên của xã hội loài

Trang 34

người trong điều kiện còn tồn tại nhà nước Cho nên có thể nhận định rang, chừng

nào còn ton tại nhà nước với các hệ thống pháp luật khác nhau, thì chừng đó còntổn tại hiện tượng xung đột pháp luật Do đó nhu cầu lựa chẹn pháp luật điềuchính đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là điều cần thiết Vì thế,

tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, cũng như mức

độ điều chỉnh của pháp luật, mà ở đó các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

thể hiện vai trò và ý nghĩa của mình trong cơ chế điều chỉnh pháp luật, có thể nổi

trội hay bị lu mờ bên cạnh các quan hệ xã hội khác được pháp luật điều chỉnh

Những năm gần đây, các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinhngày càng nhiều ở Việt Nam và ngày càng giữ vị trí quan trọng trong cơ chế điềuchỉnh pháp luật Tuy nhiên, trong điều kiện không có đạo luật riêng về tư pháp

quốc tế, cũng như chưa thể áp dụng chung các quy định tại Phần thứ bảy để điều

chính đối với mọi quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tế nước ngoài, thì

việc ban hành các văn bản, quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh riêng đối với

các quan hệ liên quan đến dân sự có yếu tố nước ngoài, phù hợp với từng lĩnh

vực chuyên ngành, là điều cần thiết, đã và dang dần dan được hoàn thiện

Cùng với việc ban hành pháp luật là việc xây dựng các thiết chế nhằm

bảo đảm thi hành pháp luật cũng được Nhà nước hết sức quar tâm Chẳng hạn

như bắt đầu từ năm 1993, trên cơ sở Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa

công đân Việt Nam với người nước ngoài, chúng ta đã từng bước tăng cường

năng lực và thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoàicho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, kết hợp với việc phân cấp cho Ủy ban nhân dan

cấp xã (từ năm 2003 theo Nghị định 68/2002), đã thực sự tạo ra một chuyểnbiến lớn trong công tác quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tốnước ngoài nói riêng và đăng ký hộ tịch nói chung Các quy định pháp luật đãphản ánh khá trung thành thực tiễn phát sinh những quan hệ hôn nhân và giađình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài từ đầu những năm 90

thông qua việc điều chỉnh kịp thời đối với các quan hệ đó

Trang 35

Nhận thức được vị trí đặc biệt của các quan hệ dân sự có yếu tố nướcngoài trong cơ chế điều chính pháp luật, trong các năm qua, Chính phủ, các

Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã có nhiều cố gắng nhằm cụ thể hóa,

hướng dẫn các quy định của pháp luật hiên quan đến lĩnh vực này

Ý nghĩa của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong cơ chế điều

chỉnh pháp luật còn thể hiện ở chỗ, thông qua cơ chế điều chỉnh hết sức đặcthù (bằng phương pháp giải quyết xung đột pháp luật), đã phản ánh khá rõ nétchính sách đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước ta trong quan hệ quốc

tế Qua đây có thể khẳng định rằng, phạm vi quan hệ dân sit có yếu tố nướcngoài càng rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, thì

cho thấy mức độ ảnh hưởng của chính sách đối ngoại của Nhà nước đối với sự

phát triển của các quan hệ dân sự quốc tế càng lớn Ngược lại, nếu phạm vi

quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài càng hẹp, thậm chí chỉ xuất hiện một số

quan hệ trên một số lĩnh vực nhất định, thì điều đó cũng phản ánh sự hạn chếnhất định trong chính sách đối ngoại của Nhà nước

Trong thời kỳ phát triển nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung bao cấp

trước đây, quan hệ ngoại giao của Việt Nam lúc đó (và các nước xã hội chủnghĩa bấy giờ) chủ yếu chi duy trì với các nước có cùng chế độ chính trị Chonên các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cũng chỉ chủ yấu phát sinh giữacông đân của các nước này với nhau Đối với quan hệ kết hên có yếu tố nước

ngoài nói riêng, pháp luật các nước, kể cả của Việt Nam lúc bấy giờ, điều chỉnh

còn rất dé đặt (Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 chỉ có ba điều 52, 53 và 54

quy định rất chung, có tính nguyên tắc về kết hôn giữa công dân Việt Nam

với người nước ngoài) Thậm chí có nước (như Cộng hòa dân chủ Đức) cònthực hiện chế độ cấp phép trong việc kết hôn với người nước ngoài

Thực tiễn của Afghanistan dưới thời Taliban cũng cho thấy, trong khi

đất nước này thực hiện chính sách ngoại giao "đóng cua", thi các quan hệ dân

Trang 36

sự có yếu tố nước ngoài cũng hầu như không phát triển được, cộng với sự khekhat của Dao Hồi, nên hiện tượng phụ nữ Afghanistan kết hôn với người nước

ngoài là điều không được chấp nhận

Khi quôc gia mở rộng các quan hệ đối ngoại, tạo điều kiện ủng hộ va

khuyến khích các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát triển, thì cũng

đồng nghĩa với việc quốc gia thừa nhận, tên trọng và bảo hộ đối với các quyền và

tự do cơ bản của con người, trong đó có các quyền và nghĩa vu dan sự của người

nước ngoài Cho nên, xét về mặt lý luận, thì phạm vi và mức độ của quan hệ dân

sự có yếu tố nước ngoài, một mặt nào đó, còn phản ánh chính sách tiến bộ về

nhân quyền của quốc gia Đành rằng, sự thừa nhận và bảo hộ của quốc gia đối

với các quyền và tự do cơ bản của con.người còn tùy thuộc vào điều kiện phát

triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó, không thể so sánh một cách máy móc vớiquốc gia khác Nhưng điều căn bản là ở chỗ, quốc gia phải xác định được tráchnhiệm bảo hộ các quyền đó của công dân, nhất là khi các quyền của công dân bị

vi phạm trên lãnh thổ nước ngoài Thực tế cho thấy, trên một số quyền con người

cơ bản (như quyền dan sự, chính trị), quốc gia không chỉ thừa nhận ma còn có

trách nhiệm bảo hộ khi quyền đó của công dân bị ví phạm một cách nghiêmtrọng ở nước ngoài Vì thế, hiệu quả của chính sách và biện pháp bảo hộ công

dan còn phản ánh rõ nét mức độ gắn kết giữa công dân và Nhà nước trong quan

hệ qua lại đối với nhau Trong xu hướng mở rộng thừa nhận các quyền dân sự

cơ bản, trong đó có các quyền rất thiết thực gắn bó với con người từ lúc sinh

ra (như quyền sở hữu tài sản) cho đến khi người ta chết (làm phát sinh quyền

thừa kế), thì một mặt đòi hỏi quốc gia phải có đủ các quy phạm pháp luật để

điều chỉnh nó, mặt khác phải có các thiết chế hữu hiệu dé bao đảm thi hành,cũng như bảo hộ cắc quyền đó của công dân trong trường hor cần thiết

Thông qua việc ban hành và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật

điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, càng thấy rẽ hơn mức độ thể

chế hóa các chủ trương, chính sách của Dang và Nhà nước déi với người nước

Trang 37

ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài Nói cách khác, từ thực tiên phátsinh ngày càng nhiều các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trong đó có

những quan hệ đã được pháp luật điều chính, song cũng có những quan hệ chưa

được pháp luật điều chỉnh, càng thấy rõ hơn sự bất cập trong c7 chế điều chínhpháp luật và yêu cầu phải hoàn thiện trong tình hình hiện nay Về vấn đề này,chúng tôi muốn lựa chọn yếu tố quyền tài sản trong quan hệ của vợ chồng, chà

me va con, quan hệ sở hữu và quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là yếu tố

trung tâm xuyên suốt đề tài nghiên cứu, qua đó làm rõ hơn những nhận định củamình Đây là vấn đề sẽ được phân tích kỹ tại chương 2 của luận án

Nói tóm lại, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa diễn

ra ngày một mạnh mẽ, thì các quan hệ dan sự có yếu tố nước ngoài phát sinh

ngày càng nhiều và chiếm một vị trí đặc biệt trong cơ chế điều chỉnh pháp luậtcủa bất kỳ quốc gia nào khi tham gia vào các quan hệ quốc tế, Trong tổng thể

các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật, tFì quan hệ dân sự

có yếu tố nước ngoài là loại quan hệ đặc thù, bởi chủ thể của các quan hệ nàythường là người nước ngoài hoặc pháp nhân nước ngoài, thậm chí đôi khi còn là

quốc gia - chủ thể của Luật quốc tế Đây là quan điểm cũng được nhiều nhà

khoa học của Việt Nam tán thành [3I, tr 12] (khái niệm “pháp nhân nước ngoài”

quy định tại Điều 826 của Bộ luật dân sự, nếu hiểu theo nghĩa rộng của từ này,

thì còn bao gồm nhà nước nước ngoài hay tổ chức quốc tế liên Chính phủ - tức

là chủ thể của Luật quốc tế) Tuy nhiên, khi nghiên cứu về quan hệ dân sự có sựtham gia của nhà nước, thì có nhiều vấn dé phức tap đặt ra

Trong điều kiện hiện nay, khi nhà nước tham gia vào các quan hệ dân

sự (cùng với cá nhân hoặc pháp nhân dân sự khác), thì gquyén miễn trừ tu phápcủa quố: gia được hiểu và vận dụng như thế nào, có theo nghĩa tuyệt đối haykhông Khi trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mà chủ thể tham gia lànhà nước (hay tổ chức quốc tế liên Chính phủ), thì rõ ràng đây là loại quan hệđặc biệt Nhà nước là một thực thể độc lập, có chủ quyền, nên về nguyên tắc

Trang 38

luôn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp (không bị xét xử trước Tòa án củamột nước khác) Day là thuộc tính xuất phát từ chủ quyền quốc gia Do đó, khiNhà nước tham gia hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài mà Nhà nước khôngkhước từ một cách rõ ràng quyền miễn trừ tư pháp, cũng như khi ký kết điềuước quốc tế mà Nha nước không có cam kết khác, thì về nguyên tác, Nhà nước

có quyền miễn trừ tư pháp một cách tuyệt đối Điều này xuất phát từ một tập

quán quốc tế được thừa nhận từ thời La Mã trước đây Luật La Mã phí nhận

nguyên tắc "par in parem non habet imperium” (những kẻ nzang hàng nhau

thì không có quyền lực), tức là trong quan hệ tư pháp quốc tế, quốc gia cóquyền miễn trừ tư pháp một cách tuyệt đối, bao gồm quyền miễn trừ xét xử và

thi hành án Đây được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng

dân sự quốc tế, được nhiều luật gia trong và ngoài nước ủng hộ [56]

Còn trong trường hợp Nhà nước khước từ quyền miễr trừ tư pháp khigiao kết hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài, thi Nhà nước cũng có cácquyền và nghĩa vụ trên nguyên tắc bình đẳng như các đối tác khác trong quan

hệ hợp đồng Khi đó, Nhà nước không viện dẫn quyền bất khả xâm phạm vềtài sản và quyền miễn trừ tư pháp khi tham gia tố tụng (với tư cách nguyên

đơn hoặc bị đơn dân sự) tại Tòa án của một quốc gia khác

Vì thế, để tránh nhầm lẫn địa vị pháp lý của Nhà nước khi tham giaquan hệ dân sự, trong khi phân tích về khái niệm quan hệ dân sự có yếu tốnước ngoài mà chủ thể tham gia là Nhà nước, chúng ta cần chú ý đến điểmnày Do đó, khi sửa đổi Phần thứ bảy của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự cóyếu tố nước ngoài, phải bổ sung quy định về địa vị của Nhà nước Việt Nam

khi tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Rõ ràng là tính chất "yếu tố nước ngoài của các quan hệ xã hội sẽquyết định về nguyên tắc, phương pháp điều chỉnh, cũng như đặc thù củangành luật này so với các ngành luật khác” [3I, tr 13] Đương nhiên, khi bàn

về géc độ chủ thể, ví dụ là Nhà nước - với các đặc thù riêng không giống bất

Trang 39

kỳ loại chủ thể nào, thì yếu tố nước ngoài cũng phải được xác định một cách

thận trọng, bởi khái niệm nhà nước nước ngoài không phải được phân biệt

bang dấu hiệu quốc tịch, nơi cư trú hay nơi thành lập - các dếu hiệu vốn đượcgắn với các chủ thể là cá nhân hay pháp nhân thông thường

Bản chất của các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoà: là luôn dẫn đến

hiện tượng xung đột pháp luật Khi tham gia vào các quan hệ 3ó, thông thường

các chủ thể đều bị chi phối bởi các hệ thống pháp luật khác nhau, mà xét cho

cùng, thì tất cả các hệ thống pháp luật liên quan đều có thể được áp dụng để

điều chỉnh quan hệ đó Cho nên, ý nghĩa của các quan hệ dân su có yếu tố nướcngoài, suy cho cùng, cũng là ở chỗ phục vụ cho việc lựa chọn pháp luật áp

dụng để giải quyết xung đột pháp luật Các luật gia rất có lý khi nhận xét rằng,

một quan hệ dân sự liên quan đến bao nhiêu hệ thống pháp luật, thì về nguyên

tắc, bấy nhiêu hệ thống pháp luật đều có thể được áp dụng để điều chính quan

hệ đó [30, tr 37] Như vậy, việc lựa chọn hệ thống pháp luật nào trong số các

hệ thống pháp luật liên quan để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nướcngoài, chính là nhiệm vụ của Phần thứ bảy Bộ luật dân sự Việc lựa chọn hệ

thống, pháp luật nào, lại không phải do ý chí chủ quan của nhà làm luật, mà là

do sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột Mà cách thức xây dựng quy phạm

xung đột, lại đòi hỏi phải phù hợp với thông lệ quốc tế Vì thế, có thể nói

rằng, chừng nào còn xung đột pháp luật, thì chừng đó quy phạm xung đột còntồn tại và giữ vai trò như một nghệ thuật lựa chọn kiểu mẫu, là vì thế

1.2 SỰ CAN THIẾT CUA PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÁC QUAN HỆ

DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

1.2.1 Pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài làyêu cầu khách quan phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội

Trong thực tiễn sinh động của đời sống xã hội hiện nay, khi quan hệhợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực giữa các quốc gia ngày càng phát triển

mạnh, biên giới (pháp lý) giữa các quốc gia ngày càng như bị "thu hẹp” do sự

Trang 40

xuất hiện và ngày càng chiếm ưu thế của nhiều hình thức hợo tác liên kết cácquốc gia ở những khu vực địa lý khác nhau, thì các quan hệ dan sự có yếu 16

nước ngoài cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ, đa đạng và giữ vị trí đặc biệt

trong cơ chế điều chính pháp luật của mỗi quốc gia Nói cách khác, sự hình

thành và phát triển của các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là hệ quả tấtyếu của việc thực hiện chính sách đối ngoại của quốc gia, nó luôn gắn liền và

phan ánh chính sách ngoại giao rộng mở giữa các quốc gia

Nhu vậy, sự hình thành và phát triển các quan hệ dan sự có yếu tố nướcngoài, cùng với các quan hệ xã hội khác, là một thực tế khách quan, thể hiệnnhu cầu giao lưu dan sự piữa các cá nhân, pháp nhân trong xã hội và tao tiền

dé cho việc pháp luật điều chỉnh (sau đây gọi là điều chính) đối với các quan

hệ này Nếu xét về mặt lý luận, thì có thể nói, ở bất kỳ xã hội nào trong bối

cảnh tồn tại nhà nước với các mối bang giao quốc tế, thì đều xuất hiện cácquan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Cho nên, tùy thuộc vào phạm vi, tính chất

và mức độ tác đệng, ảnh hưởng của các quan hệ này đối với xã hội, mà đặt ra

-cho mỗi quốc gia yêu cầu điều chỉnh các quan hệ đó theo hướng như thế nào

Qua nghiên cứu pháp luật của các nước trên thế giới cho thấy, các

quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đã được pháp luật điều chính hàng trăm

năm nay, sơ khai nhất là từ Luật La Mã Nhat Bản cũng đã ban hành dao luật

về tư pháp quốc tế năm 1898 (từ thời Minh Trị) nhằm điều chỉnh quan hệ dân

sự có yếu tố nước ngoài Điều đó một mặt khẳng định thái độ và trách nhiệm

của nhà nước trong việc thừa nhận và bảo hộ đối với các loại quan hệ này,phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội, mat khác tạo thuận lợi cho các

quan hệ này ngày càng phát triển, phù hợp với lợi ích của cộng đồng dân cư

1.2.2 Điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là góp phan

làm ổn định các quan hệ xã hội

Từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới (1986), quan hệ quốc

tế được mở rộng theo hướng đa phương, đa dạng hóa, thì các quan hệ dân sự

Ngày đăng: 27/05/2024, 17:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN