VA PHAP LUAT AN SINH XA HOIKhái quát chung về an sinh xã hộiTính tất yếu của an sinh xã hội Quan niệm về an sinh xã hội Sự điều chỉnh của pháp luật đối với an sinh xã hội Khái niệm và va
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYÊN HIỀN PHƯƠNG
C0 SỬ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN CHO VIỆC XÂY DUNG VÀ HOAN THIỆN PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI 0 VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luat kinh tế
Mã số: 62 38 50 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dân khoa học: 1 PGS.TS ĐÀO THỊ HÀNG
2 TS NGUYEN HUY BAN
HÀ NỘI - 2098
Trang 2Tôi xin cam doan đây là công trùnh
nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trongluận án là trung thực Những kết luận khoahọc của luận án chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIÁ LUẬN ÁN
Nguyễn Hiền Phương
Trang 3Lao động - Thương bình và Xã hộiNgười lao động
Người sử dụng lao độngTrợ giúp xã hội
Tai nạn lao động
Chương trình phát triển của Liên hợp quốc
Uu đãi xã hộiNgân hàng thế giới
Tổ chức y tế thế giới
Trang 4VA PHAP LUAT AN SINH XA HOIKhái quát chung về an sinh xã hội
Tính tất yếu của an sinh xã hội
Quan niệm về an sinh xã hội
Sự điều chỉnh của pháp luật đối với an sinh xã hội
Khái niệm và vai trò của pháp luật an sinh xã hội
Các bộ phận cấu thành khung pháp luật an sinh xã hội
Nguyên tac cơ bản của pháp luật an sinh xã hội
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM
Pháp luật về bảo hiểm xã hội
Pháp luật vẻ bảo hiểm y tế
Pháp luật về trợ giúp xã hội
Pháp luật về ưu đãi xã hội
Chương 3
XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT AN SINH XÃ
HỘI Ở VIỆT NAMYêu cầu cơ ban đố: với việc xây dựng và hoàn thiện phái; luật an
sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay
Xây đựng và hoàn thiện khung pháp luật an sinh xã hội Việt Nam
Những phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm xây dung và hoàn
thiện pháp luật an sinh xã bội Việt Nam
KẾT LUẬN CHUNG
PHỤ LỤC
DANH MỤC TẠI LIEU THAM KHAO
CÁC CÔNG TRINH KHOA HỌC LIEN QUAN ĐẾN LUẬN AN
` k
72 99
118
130
Trang 51 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu dé tài
An sinh xã hội là một nhu cầu tự nhiên của con người trong xã hội, bên cạnhcác nhu cầu đảm bao an ninh chính trị, kinh tế Với nội dung là sự bảo vệ của xã
hội đối với những thành viên của mình, đặc biệt là những người “yếu thế” bằng hệthống các “lưới an toàn” chống lại những túng quan về kinh tế, những khó khăn về
xã hội của mỗi người dân, ASXH giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và
góp phần vào su phát triển kinh tế theo hướng ổn định, bền vững
Trên thế giới, thuật ngữ ASXH đã được sử dụng phổ biến và pháp luật ASXH
ngay càng giữ vi tri quan trong trong hệ thống pháp luật quốc gia Với ILO, ASXH
là một nội dung co bản trong hoạt động và đã có 16 Công ước liên quan đến vấn dénày, trong đó, quan trọng nhất là Công ước số 102 nam 1952 - Công ước quy định
quy phạm tối thiểu về ASXH Cho đến nay pháp luật về ASXH đã được thực hiện ởtrên 170 nước trên thế giới và ngày càng phát triển, thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu khoa học vì mục tiêu thiết lập hệ thống pháp luật ngày càng hoànthiện, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống
Ở Việt Nam, trên phương diện nghiên cứu khoa học, khái niệm ASXH cũngnhư pháp luật ASXH còn là vấn đề tương đối mới mẻ, từ đó cũng có nhiều ý kiến,
quan điểm khác nhau khi tiếp cận nội dung này Tuy nhiên, xem xét về lịch sử thì
nội dung của ASXH đã được thực hiện từ rất sớm với những hoạt động cứu trợ, trợøiúp những thành viên khi gặp rủi ro, hoạn nan, cấp bổng lộc cho những người có
công rồi phát triển với những quy định pháp luật vé BHXH, BHYT, TGXH
Xem xét về thực tiễn pháp luật điều chỉnh ASXH, chúng ta cũng đã có mot hệ
thống các chế độ bảo vệ tương đối đầy đủ so với tiêu chuẩn tối thiểu của ILO, song
còn rất nhiều hạn chế Những hạn chế cơ bản không chỉ ở nội dung luật thực định
mà còn thể hiện ở việc thiếu thống nhất trên phương diện lý luận, thiếu một khung
pháp luật ASXH hoàn chỉnh làm cơ sở hoàn thiện pháp luật Pháp luật ASXH hiệnhành ở Việt Nam thực sự còn non kém, chưa xứng tầm với vị trí và vai trò quantrọng của nó trong đời sống xã hội
Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu về cơ sở lý
Trang 6thực tiễn Mặt khác, trên phương diện phát triển và hội nhập, việc xây dựng vàhoàn thiện pháp luật ASXH quốc gia là một đồi hỏi bức thiết, biểu hiện thái độ của
Nhà nước đối với vấn đề công bàng xã hội, thể hiện trình độ văn minh, tiến bộ của
quốc gia và phù hợp với xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới và trong
khu vực Đây chính là những lý do co ban để tác giả lựa chọn đề tài: “Cơ sở lýluận và thực tiễn cho việc xây dựng pháp luật An sinh xã hội ở Việt Nam” làm đề
tài cho luận án tiến sỹ Luật học của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoa học luật Việt Nam, ASXH là một vấn đề mới mẻ, đang ở bướcđầu tiếp cận khi so sánh với các nước trên thế giới Vì nhiều lý do khác nhau mànội dung nghiên cứu ASXH hiện đang thực hiện còn chưa có tính hệ thống, việcnghiên cứu còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa xứng tầm với vị trí quan trọng của nó.Tiếp cận với pháp luật ASXH một cách toàn diện, chuyên sâu hầu như chưa cócông trình khoa học nào đề cập tới
Trong nội dung giảng dạy tại các trường đại học chuyên ngành luật, pháp luậtASXH bát đầu trở thành một môn học bắt buộc đối với sinh viên, giáo trình còn sơ
sài hoặc đang trong quá trình xây dựng Có thể kể đến giáo trình Luật An sinh xã
hội của trường Đại học Luật Hà Nội năm 2005 do Ths Nguyễn Kim Phụng chủbiên, giáo trình Pháp luật Bao dam xã hội Việt Nam của trường Dai học Huế nam
2005 do Ths Nguyễn Hiền Phương chủ biên Là thể loại giáo trình với nội dungkhá mới mẻ nên vấn đề chưa được thể hiện một cách sâu sắc, toàn diện với những
quan điểm tiến bộ
Ở phạm vi nghiên cứu bậc Thạc sỹ cũng có luận văn đã công bố có nội dung
liên quan đến đề tài, đó là luận văn “Định hướng hoàn thiện khung pháp luậtASXH ở Việt Nam” của Thạc sỹ Phạm Trọng Nghĩa nam 2005, luận văn “Pháp luậtbao dam xã hội Việt Nam — cơ sở lý luận và thực tiên thực hiện” năm 2003 củachính tác gia Các luận van này đã tiếp cận những vấn dé cơ bản của pháp luậtASXH, song cũng mới chí dừng lại ở những giới hạn nhất định về nội dung cũng
Trang 7Trong khuôn khổ các đề tài nghiên cứu khoa học, hội thảo, bài viết tạp chí
cũng có một số tác phẩm liên quan đến nội dung này, như đề tài nghiên cứu khoahọc cấp nhà nước “Những luận cứ khoa học cho sự đổi mới và hoàn thiện các
chính sách bảo đảm xã hội trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phầntheo dinh hướng XHCN ở Việt Nam” KX04-05 của Bộ LDTB-XH năm 1995, tác
phẩm “Một số vấn đề về chính sách bảo dam xã hội ở nước ta hiện nay” của Việnkhoa học và các vấn đề xã hội, Bộ LĐTB-XH năm 1995, tác phẩm “Góp phần đổi
mới và hoàn thiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta hiện nay” của PGS.PTS Đỗ
Minh Cương và PTS Mạc Văn Tiến, tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về chính sách, pháp luật xã hội” của Viện Nhà nước và Pháp luật năm 2002 hay
tác phẩm “Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam” của các Nhàkhoa học thuộc Viện nghiên cứu phát triển xã hội năm 2005 Các tác phẩm này
chủ yếu tiếp cận nội dung ASXH trên phương diện chính sách xã hội với đối tượngnghiên cứu riêng, trong những phạm vi nhất định chỉ liên quan đến đề tài Một sốbài viết mang tính nghiên cứu, trao đổi về pháp luật ASXH đã được đăng tải trêncác tạp chí như bài viết “Án ninh xã hội, an ninh sinh thái — thực trạng pháp luật
và một số kiến nghị ban đầu” của PGS.TS Pham Duy Nghia, bài “An ninh xã hội —một số vấn đề pháp lý căn ban” của TS Ngô Huy Cương trong tạp chí khoa hocKinh tế - Luật số 1/2002, bài “Những nguyên tac cơ bản của pháp luật an sinh xãhội” của TS Luu Bình Nhưỡng trên Tap chí Luật học số 5/2004, bai “Bản chất vàtinh tất yếu khách quan của an sinh xã hội” của TS Mạc Tiến Anh trên tạp chí
chuyên ngành Bảo hiểm xã hội số 2/2005, bài “Hoàn thiện pháp luật về an sinh xã
hội ở Việt Nam” của Nguyễn Xuân Nga trên tạp chí Bảo hiểm xã hội số 8/2007 Mội số hội thảo về nội dung này cũng được tổ chức như hội thảo “Luật an sinh xã
hội Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”
tháng 9/2003 của Trường Đại học Luật Hà Nội, hội thảo “Xây dựng hệ thống ansinh xa hội Việt Nam” do Liên hiệp quốc, Viện khoa học xã hội và Bộ LDTB-XH
tổ chức tháng 11/2006, hội thảo “Phát triển công tác bảo trợ xã hội Việt Nam "của
Bộ LĐTB-XH tháng 3/2008
Trang 8về ASXH của các tổ chức ILO, WB, ADB, IME xuất hiện trên diễn đàn nghiêncứu, các dự án phát triển ASXH trên thế giới và trong khu vực Song, những tài liệu
nghiên cứu trực tiếp về ASXH và pháp luật ASXH Việt Nam thì rất ít Chi có một
số tác phẩm liên quan như: tài liệu hội thảo “Khuôn khổ hệ thống an sinh xã hội
quốc gia hợp nhất ở Việt Nam” trong khuôn khổ dự án đối thoại chính sách của
UNDP Việt Nam năm 2005 và mới đây là hai tác phẩm: “An sinh Việt Nam luytiến đến mức nào ?” và “Mối liên quan giữa tudi cao và nghèo ở Việt Nam” của
UNDP Việt Nam xuất bản ngày 22/8/2007 Các tài liệu này chủ yếu tiếp cận thực
trạng hệ thống ASXH với mục đích định hướng, dự báo cho sự phát triển của hệ
thốnp ASXH Việt Nam Tiếp cận dưới góc độ pháp luật hầu như chưa có tài liệunào nghiên cứu
Nhìn chung, tình hình nghiên cứu về nội dung pháp luật ASXH Việt Nam
hiện nay còn hạn chế, chủ yếu là những gợi mở ban đầu Có thể khẳng định rằng
cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về lý
luận khoa học luật cũng như thực tiễn pháp luật nhằm đưa ra những giải pháp tổngthể xây dựng và hoàn thiện lĩnh vực pháp luật mới mẻ này ở Việt Nam Đề tài “Cơ
sở lý luận và thực tiên cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật an sinh xã hộiViệt Nam” là công trình khoa học đầu tiên dưới hình thức luận án tiến sỹ luật họctrực tiếp nghiên cứu vấn đề pháp luật ASXH Việt Nam một cách tương đối toànđiện và có hệ thống
3 Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của luận án là nghiên cứu lý luận và thực trạng pháp luật ASXH
Việt Nam, tạo lập những luận cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp
luạt ASXH ở Việt Nam Nhằm đạt được mục đích này, luận án đặt ra những nhiệm
vụ chính, bao gồm:
- Thứ nhất, nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn dé lý luận cơ bản về ASXHnhư quan niệm, bản chất, nội dung đặt nên móng nhận thức vững vàng về ASXHnói chung và pháp luật ASXH nói riêng;
Trang 9những kết quả cũng như những vấn đề còn hạn chế, thiếu sót, chưa phù hợp cần
được hoàn thiện
- Thứ ba, luận giải về sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện pháp luật ansinh xã hội
- Thứ ne, đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về
ASXH phù hợp với điều kiện hiện nay đồng thời dự trù cho sự phát triển trong
tương lai, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội 6n định và bền vững
4 Pham vi nghiên cứu dé tài
An sinh xã hội là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học với nhiềucách thức và mức độ tiếp cận khác nhau Dưới góc độ khoa học pháp lý và phùhợp với chuyên ngành nghiên cứu, luận án tập trung nghiên cứu pháp luật vềASXH với tư cách là một nội dung trong hệ thống pháp luật Việt Nam Đồngthời, luận án đi sâu vào nghiên cứu những nội dung cơ bản của pháp luật ASXH
Việt Nam với các bộ phận cấu thành cơ bản như pháp luật về BHXH, BHYT,
TGXH, UDXH Còn một số vấn đề khác có liên quan như giải quyết tranh chấp,khiếu nại, xử lý vi phạm trong lĩnh vực ASXH, luận án xin không dé cập đếnhoặc nếu có chỉ ở mức độ nhất định, bởi những vấn đề đó được xác định như luật
thủ tục đảm bảo cho việc thực hiện nội dung pháp luật Các vấn dé này có thé
tiếp thu ở các công trình khoa học pháp lý khác hoặc tiếp tục nghiên cứu ở cáccông trình khoa học tiếp theo sau này
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận với phép duy vật biện chứng và duyvật lịch sử để nghiên cứu về pháp luật ASXh trong mối quan hệ không tách rời vớicác yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá Trong quá trình nghiên cứu, luận áncòn dựa trên cơ sở các quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về chính sách
kinh tế-xã hội, bảo vệ và phát triển con người, lấy con người làm trung tâm để
đánh giá và luận giải những vấn đề thuộc đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.Trong những trường hợp cụ thể, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu
Trang 10sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu.
6 Những kết quả nghiên cứu mới của luận án
Là một công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống vềpháp luật ASXH, luận án có những điểm mới chủ yếu sau đây:
- Luận án đã nghiên cứu đưa ra hệ thong lý luận về ASXH ở Việt Nam, từ đó
xây dựng hệ thống lý luận pháp luật ASXH ở Việt Nam trong mối quan hệ giữapháp luật ASXH với các lĩnh vực pháp luật khác như luật lao động, luật dân sự,luật hành chính
- Luận án đã nghiên cứu và xác định cấu trúc của pháp luật ASXH ở Việt
Nam trong quá trình phát triển với các nội dung cấu thành cơ bản bao gồm pháp
luật về BHXH, BHYT, TGXH và UDXH
- Luận án đã rút ra kết luận khoa học về những mat tích cực cũng như nhữnghạn chế, bất cập của pháp luật ASXH hiện hành và thực tiễn thực hiện Thông qua
việc đánh giá, phân tích các nội dung cơ bản của pháp luật ASXH, luận án đã khái
quát được bức tranh tổng quan về pháp luật ASXH Việt Nam hiện hành đồng thời
chỉ ra những đòi hỏi từ thực tiễn nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật ASXH ởViệt Nam
- Luận án đã luận giải về sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện pháp luậtASXH Việt Nam đồng thời đưa ra những yêu cầu cơ bản cho việc hoàn thiện Trên
cơ sở đó luận án đưa ra những quan điểm đề xuất những giải pháp cụ thể cho việchoàn thiện pháp luật ASXH Việt Nam trong thời gian tới
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các công trìnhkhoa học liên quan đến luận án đã công bố, luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về an sinh xã hội và pháp luật an sinh xã hội.Chương 2: Thực trạng pháp luật an sinh xã hội Việt Nam
Chương 3: Xây dựng và hoàn thiện pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam
Trang 11VA PHAP LUAT AN SINH XA HOI
1.1 KHAI QUAT CHUNG VE AN SINH XA HỘI
1.1.1 Tính tất yếu của an sinh xã hội
Trong cuộc sống, không phải lúc nào con người cũng gặp những thuận lợi,
may man để tồn tại va phát triển Trái lại, những rủi ro từ nguyên nhân khách
quan, chủ quan, từ thiên nhiên, từ quá trình lao động, từ những bất hạnh của hoàncảnh v.v thường đe dọa cuộc sống của mỗi cá nhân khiến họ phải tìm cách bảo vệmình Trước những tình huống đó, từ xa xưa con người đã tìm đến những biện
pháp bao vệ đơn giản như tiết kiệm, để dành theo dạng “tích cốc phòng cơ, tích y
phòng hàn”, đồng thời trông chờ vào sự tương trợ, đùm bọc, chia sẻ của gia đình,
họ hàng thân tộc, làng xóm, nhà chùa, nhà thờ v.v Các hoạt động tương trợ có
tính chất truyền thống và mang nặng yếu tố tình cảm, bổn phận con người này đã
đặt nền móng đầu tiên cho su phát triển của các hình thức ASXH hiện đại
Khi xã hội phát triển, đặc biệt là sự hình thành ngành công nghiệp đã tác
động mạnh mẽ đến đời sống xã hội Một loạt các rủi ro, biến cố mới mà trước đâycon người chưa gặp phải như TNLD, BNN, mất việc làm v.v thì gid đây xuất hiện
và ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và cuộc sống của họ Những biện pháp tươngtrợ truyền thống và không chính thức thường áp dụng trước đây tỏ ra không cònhiệu quả cao Điều đó dẫn đến nhu cầu tìm kiếm các biện pháp, phương thức bảo
vệ khác hiệu quả hơn
Sáng kiến thiết lập quỹ tài chính từ sự đóng góp bắt buộc của các bên trongquan hệ lao động, đạt dưới sự hé trợ, đảm bao của Nhà nước và mang tính xã hộisâu sac, không vì mục đích kinh doanh trên phạm vi rộng được hình thành Daychính là hình thức BHXH được đề xuất đầu tiên ở Đức dưới thời Thủ tướngBismarck (Otto Von Bismarck 1815 - 1898) vào năm 1850 nhằm bảo vệ NLDtrong trường hợp mất thu nhập vì ốm đau, bệnh tật sau đó mở rộng dan việc bao
hiểm với các trường hợp rủi ro khác như tai nan nghề nghiệp vào năm 1884, tuôi
gia va tàn tật vào nam 1889 [133, tr 6]
Trang 12Âu Mỹ Latinh và khắp các quốc gia trên thế giới Năm 1905 Pháp thực hiện chế
độ BHTN tự nguyện, năm 1928 thực hiện chế độ bảo hiểm tuổi già và ốm đau.Nam 1911 Anh thực hiện chế độ bảo hiểm ốm dau, thất nghiệp, tuổi già Cho đến
nay, hình thức bảo vệ này đã được thực hiện ở hầu hết các quốc gia trên thê giới vàvẫn được coi là hình thức bảo vê hiện đại nhất với những ưu điểm của mình Tuy
nhiên, tuỳ vào điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm riêng của từng quốc gia mà có
sự khác nhau về phạm vi các chế độ bảo vệ, mức đóng góp của các chủ thể tham
Ø1a, cơ quan quản lý, thực hiện
Thực tế cho thấy, không phải tất cả mọi thành viên xã hội đều tiếp cận đượcvới cơ chế BHXH tiến bộ này Một bộ phận dân chúng, đặc biệt là những người
nghèo khổ, không có thu nhập không tham gia quan hệ lao động không đủ khả
năng tiếp cận với cơ chế cùng đóng góp, cùng chia sẻ rủi ro Nếu họ chỉ trông chờvào các hình thức tương trợ truyền thống, không chính thức thì khả năng đảm bảo
an toàn không cao, đặc biệt trong điều kiện xảy ra rủi ro trên diện rộng, khủnghoảng kinh tế Lúc này, cơ chế chia sẻ rủi ro mang tính xã hội với sự đảm bảo chácchán từ Nhà nước trở thành cần thiết hơn bao giờ hết Nhà nước tham gia khôngchỉ đơn thuần xuất phát từ nhu cầu bảo vệ các thành viên xã hội mà còn là tráchnhiệm của nhà cầm quyền cũng như đảm bảo được mục đích duy trì trật tự xãhội, củng cố địa vị của giai cấp thống trị Song song với các hoạt động tương trợ
truyền thống, các chế độ BHXH hiện đại, Nhà nước còn thiết lập hệ thống các
chê độ bảo vệ với tất cả cộng đồng dân chúng, không có sự phân biệt và giới hạntheo tiêu chí nào Các chế độ bảo vệ trước tiên và phổ biến nhất được áp dụng vớicác đối tượng “yếu thé” trong xã hội như người già cô đơn, trẻ em mồ côi, ngườitàn tật, goá bụa hay những đối tượng nạn nhân của thiên tai như động đất, bãolụt, hạn hán bằng các khoản trợ cấp từ Nhà nước mà không yêu cầu nghĩa vụđóng góp Cac dịch vụ xã hội như dịch vụ y tế, dự phòng tai nạn, thích ứng chongười tàn tật, các dịch vụ chăm sóc người già, bảo vệ trẻ em từng bước được
mở rộng ở các nước theo điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội, phong tục tập quánvới các mô hình quản lý khác nhau
Trang 13thiết lập trên cơ sở nhu cầu và lợi ích của mình hoặc những biện pháp tương trợ
truyền thống trong cộng đồng dân cư trên cơ sở tình cảm, đạo đức, bổn phận con
người đã dân hình thành nên mạng lưới bảo vệ an toàn cho cuộc sống của cácthành viên xã hội và được gọi là ASXH
Như vậy, ASXH ra đời xuất phát từ nhu nhu cầu tự nhiên, tất yếu cua con
người trong việc tìm kiếm mot điều kiện sống an toàn để tồn tại và phát triển Qua
đó cũng cho thấy ASXH tồn tại trong mọi thời kỳ, mọi nền kinh tế chứ không chỉtồn tại trong xã hội hiện đại hay trong điều kiện kinh tế thị trường Sự ra đời và
phát triển của ASXH là một quá trình bát nguồn từ các hình thức, biện pháp tương
trợ công đồng sơ khai, đơn giản đến các hình thức bảo vệ hiện đại, có sự can thiệpcủa Nhà nước Đây chính là sự tổng hoà của các hình thức tương trợ, bảo vệ trong
đó có sự bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau nhằm đạt được mục đích bảo vệ ngày càng tốt
hơn cuộc sống của các thành viên xã hội
Cho đến nay, theo tổng kết của ILO, nội dung ASXH đã được thực hiện ởtrên 170 quốc gia trên thé giới [134, tr xiv] ASXH đã được tất cả các nước thừa
nhận như một trong những quyền con người và có ý nghĩa đặc biệt trong việc bình
ổn và phát triển đất nước Quyền hưởng ASXH đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn
về Nhân quyền do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948: “Tất
cả mọi người, với tu cách là thành viên xã hội có quyền hưởng ASXH Quyền đóđặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá cần cho sự tự
do phát triển con người ” (Điều 22) Trên cơ sở đó, pháp luật quốc tế cũng nhưquốc gia đều thể chế thực hiện thông qua pháp luật với mục đích chung đem đến
sự bảo vệ ngày càng tốt hơn cho cuộc sống của mỗi thành viên xã hội
1.1.2 Quan niệm về an sinh xã hội
1.1.2.1 Quan niệm về an sinh xá hôi trên thế giới
Qua việc đề cập đến sự ra đời của ASXH, chúng ta cũng đã hình dung được
sự phong phú về nội dung và tính đa dạng về hình thức thực hiện ASXH Vớinhững đặc điểm riêng về kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử, phong tục tập quán của các khu vực, các quốc gia khác nhau mà quan niệm về ASXH có thể được
Trang 14giải thích ở phạm vi rong, hẹp khác nhau và có thé được tiếp cận dưới nhiều góc
độ, quan điểm, trường phái khác nhau Cho đến nay, trên thế giới hình thành hai
trường phái cơ bản tiếp cận với khái niệm ASXH, đó là trường phái kinh tế vàtrường phái xã hội
Theo trường phái kinh tế, ASXH chủ yếu được tiếp cận như là một cơ chế
phân phối lại thu nhập xã hội nhằm điều hoà lợi ích, thu hẹp chênh lệch mức sốnggiữa các tầng lớp dân cư, giảm bớt sự bần cùng, nghèo đói, cải thiện điều kiện
sống của mọi thành viên xã hội, đặc biệt là các đối tượng gặp biến cố, rủi ro
Theo đó, ASXH chính là kết quả của việc tìm kiếm các biện pháp bảo đảm vềkinh tế cho các thành viên xã hội khi gặp phải rủi ro, biến cố dẫn đến những khókhăn về kinh tế, xã hội Cũng từ quan niệm đơn giản rằng khi gặp khó khăn, rủi rodẫn đến hậu quả như giảm hoặc mất thu nhập, nghèo đói, tật bệnh con người cần
có sự bảo đảm thoát khỏi tình trạng này ASXH chính là những biện pháp đảm bảo
về kinh tế được thực hiện thông qua cơ chế phân phối lại thu nhập xã hội Việc tổ
chức và thực hiện các biện pháp này nhắm đến mục tiêu bảo vệ cuộc sống của mọingười dân, điều hoà lợi ích, thu hẹp chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư,
giảm bớt su ban cùng, nghèo đói, cai thiện điều kiện sống của mọi thành viên xã
hội, đặc biệt là các đối tượng gặp biến cố, rủi ro
Với mục tiêu chính là bảo vệ cuộc sống của các thành viên xã hội trước
những rủi ro, biến cố nên nội dung của ASXH theo quan điểm của trường phái này
không chi dừng lại ở các biện pháp bảo vệ có tính xã hội như BHXH, TGXH, phúc
lợi xã hội mà thậm chí còn mở rộng với bảo hiểm thương mại, các hình thức tiết
kiệm cá nhân, chế độ bảo vệ của chủ sử dụng lao động v.v Trong đó, vai trò củaNhà nước là có giới hạn, Nhà nước chỉ can thiệp khi bản thân đối tượng và cộng
đồng không ihé lo được
Xuất phát từ việc chú trọng đến yếu tố kinh tế, nên các quốc gia theo trườngphát này thường xác định cơ sở có tính quyết định cho sự thành công của ASXHchính là nguồn lực tài chính đảm bảo thực hiện Do vậy việc thiết lập các mô hình
ASXH cũng như tổ chức thực hiện đều xoay quanh vấn đề nguồn tài chính thực
hiện ASXH lấy từ đâu và tổ chức sử dụng như thế nào
Tiêu biểu cho trường phái kinh tế là quan niệm về ASXH của các tổ chức
Trang 15kinh tế thế giới như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hang phát triển Chau A
(ADB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế(OECD) va của hầu hết các quốc gia có nền kinh tế thị trường tự do phát triển
như Mỹ, Anh, Úc, Niudilan, Canada
Chang hạn, theo OECD, “An sinh xã hội chính là cách thức, phương thức
phôi hợp các nguồn lực đối phó với các rủi ro xã hộ?” [140, tr 13] với nội hàm baogôm các chế độ hưởng với nguồn tài chính từ Nhà nước, xã hội và thị trường Xuất
phát từ thực tế mất cân bang cuộc sống của mỗi cá nhân khi có sự biến động về thu
nhập va sự chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cư, IMF xác định mụcđích của các chế độ ASXH chính là bảo vệ thu nhập từ lao động bị biến động trướcnhững rúi ro với khái niệm “An sinh xã hội là sự bao vệ con người khi không cònkhả năng tao ra thu nhập” [136, tr 7] và cho rằng nội dung của ASXH chi bảo
gồm chế độ bảo hiểm tuổi già và chế độ tiền tuất mà thôi Cũng từ góc độ kinh tế
lao động, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) quan niệm ASXH “là tap hợp các
chính sách và chương trình nhằm giảm nghèo đói, lệ thuộc bằng việc thúc đẩy thịIrường lao động tích cực, giảm rủi ro và tăng cường năng luc tự bảo vệ của ngườilao động chống lại sự giảm hoặc mất thu nhập” [124, tr 4] Theo đó, ADB xácđịnh nội dung ASXH bao gồm 5 hợp phần chính: (¡) các chính sách và chương
trình thị trường lao động, (ii) bảo hiểm xã hội, (ili) trợ giúp xã hội, (iv) quỹ hỗ trợphát triển cộng đồng và (v) bảo vệ trẻ em
Gần đây, tổ chức WB đưa ra khái niệm ASXH với cách tiếp cận mới mẻ dựa
trên quan niệm “quan lý rủi ro” Theo đó, “An sinh xã hội là những biện pháp công
cộng nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đông đương đầu và kiêm chế
được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và nhữngbap bênh về thu nhập” (152; 26, tr 65, 66] Từ ý tưởng cho rằng mỗi cá nhân, mỗigia đình, mỗi cộng đồng đều có thể phải chịu những rủi ro nhất định từ nhiềunguyên nhân nên cần thiết lập cơ chế phòng chống, hạn chế và khắc phục rủi ro.ASXH chính là hệ thống những biện pháp quản lý rủi ro được thực hiện bởi vai tròquan trọng của Nhà nước, gia đình, cộng đồng, các tổ chức quốc tế, phi chính phủ và
cả những thiết chế của thị trường như ngân hang, công ty bảo hiểm Mục đích của
Trang 16ASXH là làm giảm tính dễ bị tốn thương của con người và những biến động xấu về
thu nhập Vì vậy, mô hình ASXH được WB đề xuất bao gồm nội dung chính làBHXH và các chương trình giảm nghèo, đặc biệt WB khuyến khích các quốc gia
phát triển mạng lưới BHXH và tư nhân hoá các nội dung ASXH [26, tr.115] Trênthế giới, quan điểm của WB được coi là quan điểm tiến bộ và rất nhiều quốc giavận dụng, đặc biệt là các quốc gia chịu chi phối nhiều bởi tổ chức này
Thực tế cho thấy, sự ảnh hưởng chi phối của các tổ chức kinh tế đối với các
quốc gia đã có những dấu ấn rõ nét Các nước trên thế giới bị chi phối nhiều thường
cũng bị áp đặt quan điểm của các tổ chức này trong lĩnh vực ASXH Mặc dù vậycũng không thể phú nhận được đặc điểm riêng của các quốc gia mà từ đó xuất hiện
những khái niệm khác nhau về ASXH giữa các quốc gia trên thế giới Da phần cácquốc gia có nền kinh tế thị trường tự do phát triển (Anh, Mỹ, Úc, Niudilan )thường chú trọng tiếp cận vấn đề ASXH dưới góc độ kinh tế nhiều hơn xã hội.Chẳng hạn, ở Châu Âu đa số các nước vận hành theo nền kinh tế thị trường tự
do (các nước Anglo - Sacxon) đều xây dựng mô hình ASXH trên quan điểm của
trường phái Anh quốc do nhà kinh tế học William Beveridge người Anh (18791963) dé xướng Ông cho rang “An sinh xã hội là sự bảo đảm về việc làm khi
người ta còn sức làm việc và đảm bảo mot lợi tức khi người ta không còn sức làmviệc nữa” [26, tr 109] Lấy trung tâm điểm là vấn đề việc làm va bảo vệ thu nhập
từ việc làm nên mô hình ASXH mà các nước này thiết lập chủ yếu căn cứ vào thu
nhập để triển khai xây dựng các chế độ bảo vệ cụ thể Hoặc Mỹ, một quốc gia ban
hành luật đầu tiên trên thế giới về ASXH lại tiếp cận khái niệm ASXH với mụcđích và phạm vi nội dung rộng: “An sinh xã hội là sự đảm bảo của xã hội nhằmbao tồn nhân cách cùng giá tri của các cá nhân đồng thời tạo lập cho con ngườimot đời sống sung man và hitu ích dé phái triển tài năng đến tot độ” (34, tr 420]
Từ quan niệm này, Mỹ căn cứ vào điều kiện kinh tế để thiết lập các chế độ ASXH
bao g6m BHXH, BHYT, trợ cấp nhà ở, phúc lợi xã hội, toàn dụng nhân lực, hỗ trợgia đình nghèo đáp ứng yêu cầu xã hội
Theo trường phái xã hội, ASXH chính là sự tương trợ cộng đồng giữa cácthành viên trong xã hội nhàm bảo vệ cuộc sống của họ trước những rúi ro, biến cố
Trang 17đồng và xác định đây chính là nền tang cơ bản thiết lập ASXH Xuất phát từ nhucầu chia sẻ rủi ro lẫn nhau giữa các thành viên xã hội, ASXH ra đời như mội tất
yếu khách quan Nhờ sự hợp sức, đoàn kết trên tinh than tương trợ mà những rủi
ro, biến cố, khó khan, bất hạnh của các cá nhân được dàn trải trên phạm vi rộng,giúp họ nhanh chóng vượt qua hoàn cảnh Ý tưởng “mdi người vì một người, mộtngười vì mỗi người” là nên tảng hình thành ASXH, do vậy nó không nhằm mụcđích kinh doanh, lợi nhuận mà hướng tới những giá trị cao đẹp của con người, vì
sự phát triển và tiến bộ xã hội An sinh xã hội chính là sự thể hiện trách nhiệm
của mỗi thành viên xã hội kết hợp với sự chăm lo chung của cả cộng đồng, vừa
thể hiện trình độ văn minh và tính tổ chức cao, vừa thể hiện bản chất nhân văn,
tình người của mỗi cá nhân [69, tr 30] Từ khía cạnh xã hội cũng cần nhấn mạnh
mặc dù ASXH mang trong mình tính xã hội sâu sắc nhưng đây không phải là sự
ban ơn, sự chiếu cố của xã hội đối với những thân phận thấp hèn, yếu thế trong
xã hội ASXH là trách nhiệm của xã hội, của cộng đồng đối với các thành viêncủa mình, quyền hưởng ASXH là quyền cơ bản của con người trong xã hội đượccác quốc gia tôn trọng thực hiện
Trong điều kiện hiện đại, tính tương trợ cộng đồng của ASXH thể hiện chủ yếu
ở ba nội dung chính, đó là: (i) sự tương trợ “có di có lạ?” trong nhóm đối tượng thamgia trong việc tạo quỹ tài chính chung dam bao chi trả khi thành viên gặp rủi ro, biếncố; (ii) sự tương trợ từ Nhà nước va (iii) sự tương tro từ cộng đồng xã hội Quá trình
ra đời và phát triển của ASXH cũng cho thấy rõ trong điều kiện hiện đại, việc mong
chờ vào sự giúp đỡ, chia sẻ của các hoạt động tương trợ truyền thống, không chínhthức, không có sự tham gia của Nhà nước thường khó có sự ổn định và khả nàngđảm bảo chác chan Vì vậy, hình thức tương trợ dựa trên sơ sở đóng góp tài chính,
có sự tham gia của Nhà nước (thể hiện rõ trong BHXH) là hình thức tương trợ phổbiến nhất được hầu hết các quốc gia coi trọng Tuy nhiên, các hoạt động tương trợnày cũng chỉ đảm bảo thực hiện với nhóm đối tượng nhất định, việc “lọt lưới bảovệ” sẽ xảy ra, một bộ phận dân chúng không tiếp cận được với hệ thống lưới đỡnày sẽ được báo vệ bang hình thức tương trợ của Nhà nước, của cộng đỏng Hệ
Trang 18thống các lưới tương trợ này sẽ góp phần thiết lập su bình dang xã hội, giảmkhoảng cách chênh lệch giữa đời sống các tang lớp dân cư, thúc day tiến bộ xã hội.
Các quốc gia theo trường phái xã hội thường tiếp cận khái niệm ASXH với
yêu cầu quan trọng nhất là đảm bảo tính cộng đồng cao bang việc thiết lập hệ
thống chê độ ASXH có độ bao phủ rộng khắp đối với mọi người dan, không có sựphân biệt ILO cũng đã từng đề cao yêu cầu này khi tiếp cận khái niệm ASXH dưới
góc độ xã hội: “An sinh xã hội là sự bảo vệ phổ cập và đồng nhất giữa mọi thànhviên xd hội vì vấn đề công bằng xã hội và dựa trên nguyên tac liên kết” [83, tr 1§].Trên thế giới, các quốc gia có nền kinh tế thị trường xã hội phát triển nhưĐức, Thuy Điển, Đan Mạch và các quốc gia có nền kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam, các nước thuộc Liên Xô cũ thường tiếp cận
khái niệm ASXH theo trường phái này Chẳng hạn, ở Đức, Thuy Điển khái niệm
ASXH được tiếp cận với vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đảm bảo cuộcsống cho người dân và tiến tới thiết lập mô hình “nhà nước phúc lợi” G Chau A, đặc biệt là các quốc gia khu vực Đông Nam Á, khái niệm ASXH cũng còn là vấn
đề mới mẻ Với đặc điểm của những nước có nền kinh tế thị trường mới nổi và đa
phần đều là các nước nghèo, điều kiện đảm bảo cuộc sống cho người dan còn ởmức thấp, các quan hệ gia đình, cộng đồng, xã hội được chú trọng Hầu hết cácquốc gia ở khu vực này đều tiếp cận khái niệm ASXH từ góc độ xã hội với vai tròquan trọng của Nhà nước Một số quốc gia tiến bộ trong lĩnh vực ASXH đã tiếpcận với khái niệm ASXH của ILO và triển khai thực hiện với những nét đặc thù
riêng của mình Chang hạn, trong Luật An sinh xã hội năm 1997 của Philippin,
ASXH được định nghĩa: “An sinh xã hội là một chính sách của nhà nước nhằmcung cấp cho các thành viên và những người thừa hưởng của họ được hưởng mot
sự bảo hộ đây ¥ nghiã chống lại những rủi ro về mất khả năng lao động, ốm dau,
thai sản, tuổi già, chết và các trường hợp rủi ro khác dẫn đến chỗ mất thu nhập
hoặc gây ra gánh nặng về tài chính.” [53, Điều 2} Ở Trung Quốc, thuật ngữ
ASXH được sử dụng là “Bảo chướng xã hội” và được định nghĩa “/a một chế độ an
toàn xã hột trong đó Nhà nước và xã hội căn cứ vào pháp luật mà dam bảo sinh
sống cơ bản cho các thành viên trong xã hoi” [39, tr 6ì Nội dung của ASXH
Trang 19Trung Quốc bao gồm BHXH TGXH, phúc lợi xã hội, trợ cấp cho các đối tượngchính sách, tương tế xã hội và các khoản tích luỹ cá nhân.
An sinh xã hội là nội dung bao hàm cả hai yếu tố kinh tế và xã hội mà khó có
thể tách rời Vấn dé chỉ là ở chỗ các quốc gia chú trọng đến yếu tố nào hơn trongquan niệm và xây dựng hệ thống ASXH quốc gia mình mà thôi Theo quan điểmcủa Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) - một tổ chức có ảnh hưởng lớn đối với việcthiết lập và phát triển hệ thống ASXH ở các quốc gia, khái niệm ASXH được dua
ra với hai phạm vi rộng và hẹp Ở góc độ khái quát, ILO cho rang “An sinh xã hội
là sự đảm bdo thực hiện quyền con người được sống trong hoà bình, tự do làm ăn,
cu trú, được bao vệ trước pháp luật, được làm việc và nghỉ ngơi, được chăm sóc y
tế và bảo đảm thu nhập.” [126, tr 22] Với cách tiếp cận từ góc độ quyền conngười cho thấy phạm vi nội dung của ASXH rất rộng, bao gồm mọi lĩnh vực như
an ninh chính trị, giáo dục, y tế, việc làm, lao động nhằm mục đích bảo vệ thànhviên của xã hội trên mọi mặt đời sống Ở phạm vi hẹp hơn, một khái niệm đượcchấp nhận rộng rãi của ILO về ASXH: “An sinh xã hội là sự bao vệ của xã hội đốivới các thành viên của mình thông qua hàng loạt các biện pháp công cộng nhằmchống lại tình cảnh khốn khó về kinh tế và xã hội gây ra bởi tình trạng bị ngừnghoặc giảm sút đáng kế về thu nhập do 6m dau, thai sản, thương tật trong lao động,thất nghiệp, tàn tật, tuổi già, tử vong, sự cung cấp về chăm sóc y tế và cả cáckhoản tiên trợ giúp cho các gia đình đông con” [133, tr 5]
Khái niệm này chỉ rõ ASXH chính là sự bảo vệ của xã hội đối với thành viêncủa mình Phạm vi đối tượng bảo vệ của ASXH là rất rộng lớn, bao gồm toàn bộthành viên xã hội Nội dung bảo vệ được thực hiện thông qua các biện pháp công
cộng khác nhau được tiến hành bởi Nhà nước, các tổ chức, cá nhân với mục đích
chống lại những túng quan về kinh tế, xã hội của người dân khi gặp phải nhữngbiến cố, rủi ro góp phần đảm bảo của cuộc sống con người và cao hơn thế, đảmbảo an toàn chung cho toàn xã hội Do tiếp cận ở phạm vi hẹp nên nội dung bảo vệ
mà khái niệm đưa ra chủ yếu là gán với rủi ro trong quan hệ lao động Vì vậy.nhấn mạnh đến tính đa dạng và phạm vi nội dung khác nhau của khái niệm: này Ởcác quốc gia, ILO cũng xác định rõ: “An sinh xã hội ở các quốc gia khác nhau là
Trang 20khác nhau, song về co bản an sinh xã hội là sự bao vệ của xã hội đối với các thành
viên của minh.” {133, tr 5] Điều này cho thấy mỗi quốc gia với những đặc điểm
riêng về kinh tế, xã hội, lịch sử, phong tục tập quán mà khái niệm ASXH lại cónhững nét đạc thù riêng biệt Cho đến nay khái nệm ASXH của ILO van được coi
là chuẩn mực được nhiều quốc gia vận dụng
Nhìn chung, dù tiếp cận theo trường phái kinh tế hay trường phái xã hội thìquan niệm về ASXH trên thế giới đều thống nhất ở một vấn đề cơ bản là mục đíchcủa ASXH nhằm đảm bảo an toàn cuộc sống cho các thành viên xã hội, đặc biệt
khi bị ton thương, suy giảm thu nhập, mức sống, sức khoẻ bằng các phương thức,
biện pháp khác nhau mang tính xã hội
1.1.2.2 Quan niệm về an sinh xã hội ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chu
nghĩa, do vậy về kinh tế có những điểm tương đồng nhất định với mô hình kinh tế
thị trường xã hội của một số nước trên thế giới Trong nền kinh tế thị trường xãhội, người ta chú trọng đến sự hoà hợp giữa tự do về kinh tế với đòi hỏi cân bảng
xã hội nhằm hướng tới sự thịnh vượng chung Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thịtrường Việt Nam là sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh
tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đời sống của người dân còn ở mức thấp,
do vậy quan niệm về ASXH chủ yếu được tiếp cận với vai trò quan trọng của Nhà
nước Bên cạnh đó, Việt Nam lại là một quốc gia nằm ở khu vực Châu Á nên mang
trong mình những đặc điểm về điều kiện xã hội, truyền thống, phong tục tập
quán tương tự như các quốc gia trong khu vực Mối quan hệ cộng đồng với cácthiết chế gia đình, họ tộc, làng xóm rất được coi trọng và là nền tảng cơ bản thiếtlập sự tương trợ trong hoạt động ASXH Với các điều kiện kinh tế, xã hội như vậyquan niệm về ASXH chủ yếu được tiếp cận theo trường phái xã hội
Tuy vậy, dưới góc độ nghiên cứu khoa học đây là một vấn đề tương đối mới
mẻ và còn nhiều lúng túng trong điều chính pháp luật Vì vậy việc thống nhất vềmặt khái niệm là một yêu cầu quan trọng làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện phápluật ASXH ở Việt Nam Thực tế cho thấy, xung quanh vấn đề khái niệm ASXHcũng còn nhiều tranh luận Ngay về mặt thuật ngữ, do được dịch từ nhiều thứ tiếngkhác nhau: tiếng Anh (social security); tiếng Pháp (securité sociale); tiếng Nga
Trang 21(CotuanbHoe OöecnedeHuẽ) nên có nhiều tên gọi khác nhau cho nội dung nàynhư: “An ninh xã hội”, “An toàn xã hội”, “Bao đảm xã hội”, “Bảo trợ xã hội” [69, tr 5- 6] Song hiện nay, thuật ngữ “an sinh xã hội” đã được hầu hết các nhà
khoa học sử dụng phổ biến khi đề cập đến nội dung này bởi thể hiện rõ nét nhất
mục đích, bản chất và nội hàm khái niệm
Về nội dung khái niệm, đa số các ý kiến đều thống nhất rằng ASXH là mộtkhái niệm rộng, bao gồm các hình thức tương trợ cộng đồng (về ca vật chất và tinhthần) cho các thành viên của xã hội khi gặp phải rủi ro, khó khăn, bất hạnh nhằm
đảm bảo cuộc sống, ổn định va phát triển xã hội Việc đưa ra một định nghĩa cụthể là không đơn giản, vì phụ thuộc rất nhiều vào phạm vi nội dung, thời điểm thực
hiện, góc độ tiếp cận Chẳng hạn, theo nghĩa rộng, GS Tương Lai cho rằng
ASXH “Ja một lĩnh vực rộng lớn, không chỉ bao hàm sự bảo vệ của xã hội đối vớimọi người khi gặp phải thiếu thốn về kinh tế mà còn bảo dam về môi trường thuận
lợi để giúp mọi người phát triển về giáo dục, văn hoá nhằm nâng cao trình độ dân
trí, học vấn” [15, tr 135] Cách tiếp cận này đã mở rộng nội hàm khái niệmASXH, ASXH không chi bao gồm các nội dung bảo vệ cuộc sống con người ở khía
cạnh kinh tế mà còn bao gồm cả việc tạo môi trường phát triển giáo dục, nhận
thức Theo nghĩa hẹp, với những nét đặc trưng cơ ban của hệ thêng ASXH ViệtNam hiện nay, PGS.TS Đỗ Minh Cuong lại đưa ra khái niệm: “An sinh xã hội là sựbao vé của xã hội đối với các thành viên của mình, trước hết và chủ yếu trongnhững trường hợp túng thiếu về kinh tế và xã hội, bị mất hoặc giảm thu nhập đáng
kể do gặp phải những rủi ro như ốm dau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tan
tật, mất việc làm, mất người nuôi dưỡng, nghỉ thai sản, về già, trong các trườnghợp bị thiệt hai do thiên tai, hod hoạn, dich hoa Đồng thời xã hội cũng wu đãinhững thành viên của mình đã xả than vì nước, vi dân, có những cống hiến đặc
biệt cho sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mặt khác cũng cứu vớtnhững thành viên lâm lạc, mắc vào tệ nạn xã hội, nhằm phối hợp chặt chế với các
chính sách xã hội khá, nhằm dat tới muc tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội vănminh” [i TT, tr 18] Từ giới hạn nhất định về đối tượng bảo vệ theo pháp luật hiện
|
riniy RE xa
THU VIEN
Trang 22hành, tác giả Trần Quang Hùng định nghĩa: “An sinh xã hội là sự bảo đảm thunhập va các điều kiện sinh sống thiết yếu khác cho NLD và gia đình họ khi bị
giảm, mất thu nhập do bị mất việc làm, bị giảm hoặc mất khả năng lao động; cho
những người già cô đơn, trẻ em mô côi, người tàn lật, những người nghèo đói vànhững người bị thiên tai dich hoa " [LII, tr 116] Một số nhà khoa học thuộc
Viện nghiên cứu phát triển xã hội Việt Nam trên quan điểm phát triển và côngbằng xã hội lại cho rằng: “An sinh xã hội là sự hỗ trợ trực tiếp cho các gia đìnhnghèo và dé bị tổn thương, bảo hiểm xã hội và các hoạt động khác nhằm giảm tính
dé bị ton thương gây ra bởi những nguy cơ như thất nghiệp, tuổi già và khuyết tat”
[36, tr 27] Các khái niệm này đều xác định được nội dung cơ ban của ASXHsong, đo được tiếp cận từ những góc độ, phạm vi nghiên cứu khác nhau nên chiphù hợp với những giới hạn nhất định
Để đưa ra được khái niệm về ASXH phải xuất phát từ bản chất của vấn đề và
các hình thức biểu hiện của nó Về bản chất, ASXH là một phạm trù kinh tế - xãhội tổng hợp, mang trong mình bản chất kinh tế và xã hội sâu sắc Về bản chất xã
hội, có thể nhìn nhận ASXH là sự tập hợp có tổ chức của các thành viên xã hội
nhằm chống lại những rủi ro, bất hạnh của mỗi cá nhân Nhờ đó mà những rủi robiến cố, khó khan của mỗi cá nhân được dan trải trên phạm vi rộng, giúp họ nhanh
chóng khắc phục khó khăn, vươn lên phát triển Khác với các biện pháp chia sẻ rủi
ro mang tính thương mại khác (như tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm), ASXH
không nhằm mục đích kinh doanh, lợi nhuận mà chỉ đơn giản thuần tuý là đảm bảo
an toàn đời sống của cộng đồng xã hội theo cơ chế chia sẻ rủi ro, mang tính xã hội
và nhân văn cao cả trên cơ sở quyền con người Vì vậy, phạm vi lan toả và tácdụng đặc biệt của ASXH đối với đời sống cộng đồng và sự ổn định, phát triểnchung của xã hội là những giá trị vượt trội so với các biện pháp chia sẻ rủi ro khác
Về bản chất kinh tế, ASXH là một bộ phận thu nhập quốc dân, thực hiện chứcnăng phân phối lại thu nhập xã hội, điều hoà lợi ích, góp sức vào tiết kiệm, đầu tư
và phát triển kinh tế An sinh xã hội không chỉ là những cơ chế đơn giản nhằm
thay thế thu nhập mà còn được nhìn nhận như những vectơ hỗn hợp của cái gọi là
“những chuyển giao kinh tế” trong xã hội nhằm phân phối lại tiền bạc, của cải và
Trang 23các dich vụ xã hội có lợi cho những nhóm dân cư yếu thế hơn trong xã hội [1, tr.62] Phân phối lại thu nhập xã hội được thực hiện theo hai cách: phân phốt theochiêu dọc và phân phối theo chiều ngang Phân phối theo chiều ngang là sự phân
phối trong nhóm đối tượng có cùng co hội, điều kiện kinh tế nhằm chia sẻ rủi ro
với nhau Người không gặp rủi ro sẽ chia sẻ cho những người gặp rủi ro thông qua
cơ chế đóng góp tài chính chung Thông thường, sự phân phối theo chiều ngangchi thực hiện trong nội bộ nhóm người tham gia nhất định mà không bao phủ rộngvới toàn thể dân chúng, do vậy cũng còn những đối tượng chưa tiếp cận được vớiviệc phân phối này Hạn chế này được khác phục bởi phân phối theo chiều dọc
bang sự chuyển giao một phần thu nhập của người (nhóm người) có thu nhập cao,đời sống đầy đủ hơn cho nhóm người nghèo khổ, có khó khăn trong cuộc sống trên
phạm vi toàn xã hội Su phân phối nay được thực hiện thông qua nhiều biện pháp
kỹ thuật khác nhau dưới hình thức trực tiếp như thu thuế trực thu, các biện pháp
kiểm soát giá cả, thu nhập, lợi nhuận và gián tiếp như cung cấp dịch vụ từ tài
chính công về y tế, giáo dục, nha ở, trợ cấp thực phẩm [30, tr 125-135] Nhuvậy, phân phối theo chiều dọc đặc biệt có ý nghĩa trong hoạt động ASXH, nhằm
thiết lập hệ thống bảo vệ đối với toàn thể dân chúng, đặc biệt đối với những đối
tượng “yéu thé” trong xã hội
Thực hiện phân phối lại thu nhập xã hội, đặc biệt là phân phối theo chiều dọcphải được đặt bên cạnh quan niệm về công bằng xã hội Mặc dù quan niệm về
công bằng xã hội cũng còn nhiều chủ thuyết khác nhau, song về cơ bản phải xác
định phân phối lại thu nhập xã hội trong các hoạt động ASXH không có nghĩa laycủa người giàu chia cho người nghèo một cách cực đoan hay phân phối bình quânchủ nghĩa mà chính là nhằm thiết lập hệ thống bảo vệ bằng cách lặp lại cân bangkinh tế theo hướng có lợi cho những đối tượng “yếu” hơn trong xã hội, dam bảocông bằng trong đóng góp, hưởng thụ, phân chia nguồn lực Nói như vậy cũngkhông có nghĩa là ASXH chỉ bảo vệ người nghèo, người yếu thế Cùng với việc mởrộng mục đích, bản chất kinh tế của ASXH không chi dừng lại ở khía cạnh “lập laicân bằng kinh tế” cho những đối tượng yếu thế trong xã hội mà còn tiếp cận với cảnhóm đối tượng có lợi thế về kinh tế trong xã hội, bảo vệ cả những người giàukhông bị nghèo đi
Trang 24Bán chất kinh tế và xã hội của ASXH là không thể tách rời và luôn phải đạt
trong mối tương quan hài hoà Không thể quá chú trọng đến bản chất kinh tế mà
coi nhẹ bản chất xã hội và ngược lại, nếu quá chú trọng đến bản chất xã hội cũngkhó có cơ sở thiết lập được hệ thống ASXH vững vàng Điều này cũng đã đượcminh chứng qua thực tiên ASXH ở các quốc gia trên thê giới
Xuất phát từ bản chất kinh tế, xã hội trên cơ sở quyền con người, ASXH có
các hình thức biểu hiện đa dạng và phong phú Có những hình thức đơn giản đượcthực hiện trên cơ sở những quan hệ tình cảm tự nguyện, trách nhiệm, bổn phận con
người trong phạm vi gia đình, ho hàng, cộng đồng làng xóm Có những hình thứchiện đại, độ đảm bảo an toàn cao được thiết lập với vai trò quan trọng của Nhànước thông qua cơ chê đảm bảo thực hiện bằng pháp luật Cũng có những hình
thức được thực hiện bởi cộng đồng, tổ chức trong phạm vi quốc gia, thậm chíquốc tế Tất cả các hình thức biểu hiện này đều xuất phát từ nhu cầu chia sẻ rủi ro,
nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho cuộc sống của các thành viên xã hội Cho đến
nay các hình thức biểu hiện chủ yếu của ASXH được biết đến bao gồm BHXH,
BHYT, TGXH, sự bảo vệ của chủ sử dụng lao động, các dịch vụ xã hội
Từ việc nghiên cứu bản chất, hình thức biểu hiện và các quan niệm về
ASXH trên thế giới, chúng tôi cho rằng khái niệm ASXH nên được tiếp cận theohai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, khái nệm ASXH phải đảm
bao sự phù hợp với quan điểm của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là ILO va đúng ởmọi quốc gia Do vậy, có thể đưa ra khái niệm chung nhất về ASXH: “An sinh xã
hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua các biện
pháp công cộng để chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội gây ra bởi các
rủi ro, biến cố, bất hạnh nhằm đảm bảo thu nhập, sức khoẻ và các điều kiện sinhsống thiết yếu khác cho các thành viên của mình góp phần đảm bảo an toàn và
phat triển xã hội”
Thực tê cho thấy hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tiếp cận khái niệmASXH theo phạm vi hẹp với nội dung cụ thể tuỳ thuộc vào điều kiện riêng củamình ở những giai đoạn phát triển nhất định Xuất phát từ những đặc điểm riêngcủa Việt Nam về điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống cũngnhư mục đích cơ ban của ASXH chúng tôi cho rằng khái nệm ASXH ở Việt Nam
Trang 25hiện nay can được tiếp cận theo nghĩa hep, theo đó: “An sinh xã hội là su bảo vệcủa xã hội đối với các thành viên của mình trước hết và chủ yếu nhằm đảm bảothu nhập, sức khoẻ và các điều kiện sinh sống thiết yếu khác thông qua các biện
pháp như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội, ưu đãi xã hội”
Nếu như ở phạm vi rộng, mục đích của ASXH nhằm bảo vệ cuộc sống của
các thành viên xã hội thì ở phạm vi hẹp mục đích của ASXH Việt Nam trước hết
va chủ yếu nhằm bao đảm thu nhập, sức khoẻ va các điều kiện sinh sống thiết yếucho các thành viên xã hội khi gặp rủi ro Điều này xuất phát chủ yếu từ điều kiện
kinh tế, xã hội Việt Nam còn đang trong giai đoạn phát triển, chính sách kinh tê và
xã hội được chú trọng phát triển hài hoà đảm bảo sự phát triển chung ổn định và
bền vững Cũng vì vậy, nội hàm khái niệm ASXH cũng được xác định bao gồm
các nội dung cơ bản không thể thiếu như BHXH, BHYT, TGXH và UDXH Đây
cũng chính là những nội dung cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế đồng thời cũng
thể hiện được những nét đặc thù riêng xuất phát từ truyền thống, lịch sử dân tộc
của ASXH Việt Nam so với thông lệ quốc tế Việc tiếp cận khái niệm ASXH ởphạm vi hẹp cũng là cơ sở hướng tới việc mở rộng nội dung và mục đích của
ASXH khi hội tụ đầy đủ điều kiện cần thiết
Theo khái niệm này, ASXH có mot số đác trưng cơ bản như:
Thứ nhất, về đối tượng bảo vệ, ASXH có đối tượng rất rộng lớn, bao gồm mọithành viên xã hội không có sự phân biệt theo thành phần kinh tế, giới tính, tôn
giáo, chủng tộc, đảng phái Xét cho cùng, bất kể cá nhân nào trong xã hội dù có
những lợi thế về kinh tế, vị trí chính trị xã hội cũng không thể trù liệu nổi chonhững biến cố sẽ hoặc sắp xảy ra với mình, do vậy họ cần phải hợp sức bảo vệ lẫnnhau, hướng tới một xã hội nhân ái và an toàn cho mọi thành viên Vì vậy, các giớihạn phân biệt được xoá bỏ đảm bảo bản chất xã hội và khả năng thực hiện ASXH.Mặt khác, ASXH là một nội dung thuộc phạm trù quyền con người - quyền được
sống trong hoà bình, trật tự, bình đăng, được thương yêu, đùm bọc, che chắn và
bảo vệ trước những biến cố rủi ro, bất lợi xảy ra Đây là vấn đề nhân quyền do vậykhông đặt ra bất kỳ một tiêu chí phân biệt nào cho mỗi cá nhân với tư cách làthành viên xã hội Van dé là ở chỗ mỗi quốc gia thể chế hoá quyền này như thếnào trong pháp luật của mình
Trang 26cộng đồng dan chúng Chang hạn, nếu BHXH có đối tượng bảo vệ là những NLD
và tham chí cả thành viên gia đình ho trong một số trường hop thì ở hệ thốngTGXH hay chăm sóc y tế, dịch vụ công đối tượng lại là toàn bộ dân chúng.Nhiều quốc gia còn xác định quyền hưởng ASXH không chỉ bó hẹp với nhữngcông dân của nước họ mà còn mở rộng đối với cả người mang quốc tịch nướckhác, người không quốc tịch Pham vi đối tượng hưởng không phân biệt, loại trừ
nhau ở mỗi bộ phận mà trái lại, còn bổ sung, hỗ trợ nhau nhằm mục đích đem lại
sự bảo vệ toàn diện cho các thành viên Đặc trưng này vừa thể hiện bản chất củaASXH, vừa là nguyên tác thực hiện, mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia ILO
cũng đã từng khuyến cáo các quốc gia phải chú trọng đến độ bao phủ của ASXH:
“Điều lý tưởng nhát là tất cả mọi thành viên cộng đồng đều được bảo vệ bởi an
sinh xã hội, bất kỳ cá nhân đó đang ở giai đoạn nào của cuộc đời và điều lý tưởng
hơn nữa là phạm vi sự bảo vệ đó trở nên thực sự phổ quái (universal) va đông nhất
(Hniform)” [133, tr 14] trên cơ sở đó mới thiết lập hệ thống chế độ bảo vệ theo tiêuchí phân loại nhóm đối tượng Xu thế chung của ASXH hiện đại là mỗi quốc gia
đều cố gang hết sức để mở rộng phạm vi đối tượng hưởng trong mỗi chế độ nhằm
cung cấp khả năng bảo vệ cao nhất cuộc sống của mỗi thành viên
Thứ hai, nội dung của ASXH chính là sự bảo vệ của xã hội đối với các thànhviên của mình Sự bảo vệ này được thực hiện thông qua các biện pháp công cộngvới sự tham gia của nhiều chủ thể như Nhà nước, gia đình, tổ chức, cá nhân từ đóthiết lập hệ thống các chế độ bảo vệ ASXH Xem xét lịch sử phát triển ASXH ởcác quốc gia cho thấy không một quốc gia nào ngay từ đầu đã thiết lập được mạnglưới bảo vệ đáp ứng được hết các yêu cầu đối phó với mọi rủi ro và cũng chưa mộtquốc gia nào tự cho rằng hệ thống ASXH của mình là hoàn thiện Đây là một quá
trình phát triển, tuỳ thuộc vào sự xuất hiện nhu cầu bảo vệ và khả năng đáp ứng
nhu cầu đó mà các quốc gia bố sung dần từng chế độ, thậm chí trong mét chế độcũng có sự hoàn thiện dần Do vậy cũng là lý do các quốc gia thường tiếp cận kháiniệm ASXH theo nghĩa hẹp với những phạm vi nội dung khác nhau Chẳng hạn,trong khi Anh, Canada xác định nội dung cơ bản của ASXH bao gồm chăm sóc y
Trang 27tế và BHXH thì Đức xác định bao g6m BHXH và các hình thức trợ giúp từ tài
chính công [ 134 tr 82-84], Thuy Điển xác định bao gồm BHXH cham sóc y tế và
các dịch vu xã hội [105, tr 231], Trung Quốc xác định bao gồm năm van dé co
bản là BHXH, TGXH, phúc lợi xã hội, chế độ đối xử đặc biệt và chế độ tương hỗ
xã hội [39 tr 8] Ở Việt Nam, với những đặc thù riêng của mình ASXH bao gồm
các nội dung cơ bản như BHXH, TGXH, BHYT và UDXH Tổ chức Lao độngQuốc tế sử dụng cum từ “lưới an toàn xã hội” (Social safety nets) để chỉ hệ thống
các nội dung của ASXH ở các quốc gia mà theo đó ngày càng dày đặc hơn các
“tang tầng, lớp lớp” chế độ bảo vệ các thành viên xã hội [133, tr 10,11]
Thứ ba, mục đích của ASXH là nhằm chống lại những rủi ro, biến cố bất lợiđảm bảo an toàn cho cuộc sống của các thành viên xã hội Trong cuộc sống, conngười phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, biến cố dẫn đến những biến động theo chiềubất lợi Hậu quả của nó là những túng quan về mặt kinh tế, những khó khăn về mặt
xã hội và xuất hiện nhu cầu cần bảo vệ Vì sự đa dạng của rủi ro, biến cố (từ yếu tốkhách quan, chủ quan; từ thiên nhiên, kinh tế, xã hội ) và mức độ yêu cầu đảm bảokhác nhau mà mục đích của ASXH lại có phạm vi và mức độ khác nhau Về cơ bản,mục đích của ASXH nhằm giúp cho con người thoát khỏi những khó khăn, túngquan về kinh tế, dam bảo sự tồn tại Cao hon thế, mục đích của ASXH không chỉ
dừng lại ở việc đảm bảo mà còn nhằm ổn định và phát triển cuộc sống Các quốc gia
có điều kiện kinh tế phát triển, nhu cầu bảo vệ của người dân không chỉ dừng lại với
các tiêu chí cơ bản đảm bảo ăn, mặc, ở, chữa bệnh mà hơn thế nữa là nâng caochất lượng cuộc sống, bảo vệ cả những người giàu có không bị nghèo đi, thúc đẩy
sự thịnh vượng và phát triển kinh tế Vấn đề là ở chỗ các quốc gia xác định mục đích
cụ thể của ASXH như thế nào và thể chế hoá đảm bảo thực hiện ra sao Điều này
phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện riêng của từng quốc gia, trong từng giai đoạn phát
triển khác nhau Dé cập đến vấn dé này, ILO cũng khẳng định rõ “mục đích của
ASXH là dam bao an toàn cuộc sống cho các thành viên xã hội trước những rủi ro,biến cố Để đạt được mục đích này, các quốc gia xây dựng các chương trình hànhđộng với mục tiêu cụ thé trong từng giai đoạn phái triển” [126, tr 21]
Vi là một phạm trù kinh tế - xã hội tống hợp, chịu ảnh hưởng, chi phối nhiềubởi các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, phong tục, truyền thống, lịch sử nên
Trang 28khái niệm cũng như đặc điểm riêng về ASXH ở các quốc gia khác nhau có nhữngđiểm khác nhau nhất định Thậm chí, trong các giai đoạn phát triển khác nhau của
quốc gia ASXH cũng có những đặc điểm riêng khác nhau Vì vậy, khi xem xét đến
đến đạc trưng cụ thể của ASXH ở các quốc gia cần nhìn nhận một cách toàn diện
với các đặc trưng chung và riêng.
1.2 SỰ DIEU CHỈNH CUA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI AN SINH XÃ HỘI
1.2.1 Khái niêm va vai trò của pháp luật an sinh xã hội
Xem xét sự ra đời và phát triển của ASXH cho thấy ASXH không chỉ là sự
tương trợ, giúp đỡ của mỗi cá nhân, gia đình, họ tộc hay các tổ chức cộng đồng mà
còn là trách nhiệm của Nhà nước trước rủi ro, biến cố của các thành viên xã hội Sutham gia của Nhà nước vào các hoạt động ASXH ngoài việc thực hiện “ráchnhiệm xã hột” còn nhằm mục đích đảm bảo sự ổn định xã hội, củng cố dia vị thốngtrị của mình Mỗi quốc gia, căn cứ vào điều kiện của mình mà đề ra các chính sáchASXH Từ việc tiếp cận khái niệm chính sách xã hội cho thấy ASXH là một nộidung cơ bản trong hệ thống các chính sách xã hội “Chính sách ASXH chính là thái
độ, quan điểm, biện pháp mà nhà cầm quyền dé ra và tổ chức thực hiện trong thực
tiễn đời sống nhằm quản lý, điều tiết và giải quyết các vấn đề nội dung của ASXH ”[60, tr 20, 39; 57, tr 10] Cùng với các chính sách khác như chính sách lao động,việc làm, chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, chính sách chăm sóc và hảo
vệ sức khoẻ nhân dân, chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách môi trường chính sách ASXH giữ vai trò quan trọng trong hệ thống các chính sách xã hộinhằm mục đích giải quyết, điều tiết và kiểm soát các vấn đề xã hội
Để cho mỗi chính sách xã hội của quốc gia được thực hiện trong thực tiễn
cuộc sống, các Nhà nước phải ban hành pháp luật Thông qua pháp luật, các chínhsách xã hội nói chung và chính sách ASXH nói riêng mới được thể chế hoá thànhcác quy định pháp lý có tính bát buộc thực hiện Nói cách khác, chính sách ASXHđược xác lập vẻ mặt pháp lý khi những nội dung của nó được chuyển tải qua “ngônngữ pháp luật” với những quy định cụ thể về phạm vi đối rương, quyền và nghĩa vụ
chủ thể, tổ chức thực hiện Pháp luật là phương thức quan trọng nhất để thực hiện
chính sách ASXH của mỗi nhà nước
Từ việc tiếp cận quan niệm ASXH theo phạm vi rộng, hẹp như đã đề cập Ở
Trang 29trên và những vấn đề chung về Nhà nước và pháp luật, có thể đưa ra khái niệm về
pháp luật ASXH Ở phạm vi rộng, pháp luật ASXH là hệ thống các quy tắc xử sựchung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội phátsinh trong việc bảo vệ cuộc sống của các thành viên xã hội thông qua các biện
pháp công cộng nham chống lại những khó khăn về kinh tế, xã hội gây ra bởi
những biến cố, rủi ro, bất hạnh nhằm đảm bảo thu nhập, sức khoẻ và các điều kiệnsinh sống thiết yếu khác cho các thành viên xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống,
góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển bền vững xã hội
Nhu vậy, đối tượng điều chỉnh của pháp luật ASXH rất rộng lớn, bao gồm cácquan hệ hình thành trên mọi lĩnh vực xã hội như giải quyết việc lam, chống thấtnghiệp, chăm sóc y tế, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, BHXH, TGXH, môi trường, dânsố với mục đích đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Cũng
vì vậy, nội dung pháp luật ASXH theo nghĩa này rất rộng,
Thực tê cho thấy, hầu hết các quốc gia đều lựa chọn cách tiếp cận pháp luật
ASXH theo nghĩa hẹp với phạm vi điều chỉnh cụ thể Sự điều chỉnh của pháp luật
đối với ASXH ở các quốc gia, thậm chí ở một quốc gia trong những giai đoạn phát
triển khác nhau cũng có sự khác nhau nhất định Sự khác nhau này phụ thuộc
nhiều vào quan niệm về ASXH và mô hình ASXH mà họ thiết lập với những điều
kiện cụ thể, tap trung vào những vấn dé cơ bản như: (i) nội dung ASXH; (ii) sự can
thiệp của Nhà nước và (iii) tài chính thực hiện Da phần các quốc gia tiếp cậnASXH chú trọng đến yếu tố kinh tế và các quốc gia có nền kinh tế thị trường tự do
phát triển thường thiết lập mô hình ASXH với sự đa dang về nội dung và chú thể
thực hiện Pháp luật ASXH chủ yếu điều chỉnh các quan hệ bảo vệ thu nhập nhằmkhuyến khích NLD tham gia thị trường lao động và tích luỹ tư nhân Vai trò củanhà nước trong hoạt động ASXH chỉ xác định với những giới hạn nhất định và chútrọng phát huy vai trò của tư nhân Một số quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia
có nền kinh tế thị trường xã hội lại thường chú trọng đến vai trò của Nhà nước đốivới ASXH, do vậy thường xác định phạm vi điều chỉnh của pháp luật ASXH vớinhững quan hệ ASXH được đảm bảo từ nguồn tài chính Nhà nước hoặc đo Nhà
nước tổ chức thực hiện
Mac dù có sự khác nhau nhất dinh trong điều chỉnh pháp luật ASXH ở các
Trang 30quốc gia khác nhau, song về cơ bản hầu hết các quốc gia đều xác định đối tượng
điều chỉnh chủ yếu, cơ bản và không thể thiếu của pháp luật ASXH quốc gia là các
quan hệ BHXH, BHYT và TGXH Day là những nhóm quan hệ xa hội hình thành
trong quá trình tổ chức, thực hiện các hình thức bảo vệ, giúp đỡ của cộng đồng,
chủ yếu thông qua đại diện chính thức là Nhà nước, bằng các biện pháp công, đối
với các thành viên gặp khó khăn, trong những trường hợp cần thiết, để đảm bảo
cuộc sống thiết yếu cho họ và đảm bảo an toàn trong đời sống cộng đông Các
quan hệ này có đặc điểm nổi bật là mang tính xã hội sâu sác, không vì mục tiêu
kinh doanh lợi nhuận Chủ thể thực hiện là cộng đồng xã hội, chủ yếu thông quađại diện chính thức là Nhà nước Chủ thể được giúp đỡ chính là những thành viên
xã hội khi gặp rủi ro, cần sự giúp đỡ chủ yêu trong các trường hợp thực sự cần thiết
như mất, giảm thu nhập, ốm đau, tật bệnh, tuổi già Nội dung của quan hệ là sự
trợ giúp, bảo vệ của cộng đồng đối với đối tượng gặp khó khăn và thông thường
chỉ dừng lại ở mức cần thiết để đạt sự đảm bảo an toàn về đời sống bằng nguồn
lực chủ yếu từ thu nhập chung quốc gia hoặc từ các loại quỹ xã hội do nhà nước
tổ chức, quản lý như quỹ BHXH, quỹ BHYT Ở Việt Nam quan hệ UDXH giữa
nhà nước với những người có cong trong sự nghiệp cách mang trong việc ưu tiên,đãi ngộ từ nguồn tài chính công cũng được xác định là nhóm quan hệ ASXH tiêu
biểu Điều này xuất phát từ truyền thống, lịch sử dân tộc và thực tiễn đời sống xã
hội với một bộ phận lớn dân cư là người có công với nước Sự điều chỉnh củapháp luật đối với các quan hệ này xuất phát từ nhu cầu chung của xã hội nhằmmục đích bảo vệ cuộc sống mọi người dân mà không nhằm mục đích khác nhưquản lý hành chính, lợi nhuận hay tình cảm Cũng vì vậy cần có sự điều chỉnh
bằng những quy định riêng về ASXH chứ không dùng các quy định luật hành
chính, thương mại hay dân sự để điều chỉnh
Trên cơ sở khái niệm chung về pháp luật ASXH với những đặc điểm riêngquốc gia, khái niệm pháp luật ASXH ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa hẹp, là tổnghợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chính các quan hệ xã hộiphát sinh trong việc bảo vệ các thành viên xã hội, trước hết và chủ yếu nhắm dambảo thu nhập, sức khoẻ và các điều kiện sinh sống thiết vến khác thông qua cácbiện pháp như BHXH, BHYT, TGXH, UĐXH Từ sự điều chỉnh của pháp luật đết
Trang 31với các quan hệ ASXH hình thành nên các bộ phận cơ ban cấu thành pháp luậtASXH Việt Nam, bao gồm: pháp luật về BHXH, pháp luật về BHYT, pháp luật về
TGXH và pháp luật về UDXH
Trong giới hạn nhất định, có thể kể đến một số quan hệ khác cũng thuộc
phạm vi điều chỉnh của luật ASXH Việt Nam như quan hệ xoá đói giảm nghèodiễn ra giữa Nhà nước và các đối tượng đói nghèo trong việc trợ giúp cho họ thoátkhỏi đói nghèo vì mục tiêu xoá đói giảm nghèo, quan hệ dịch vụ xã hội như dịch
vụ y tế dự phòng, tiêm chủng mở rộng, phòng chống dịch bệnh, phục hồi chứcnăng, kế hoạch hoá gia đình giữa nhà nước và cộng đồng được đảm bảo thựchiện bang tài chính công Các quan hệ này được thiết lập đều vì mục đích chung
của ASXH song do vị trí, vai trò ở các thời điểm khác nhau trong đời sống kinh tế
xã hội nên pháp luật có sự điều chỉnh khác nhau Đây không chỉ thuộc đối tượngtác động của luật ASXH mà còn là đối tác động của nhiều ngành, lĩnh vực phápluật khác Mat khác, xem xét trong mối tương quan chung với các lĩnh vực phápluật khác cho thấy các quan hệ này không phải là những quan hệ xã hội cơ bản,điển hình, phổ biến của luật ASXH và vì vậy, Việt Nam cũng như đa số các quốc
gia khác thường lồng ghép điều chỉnh trong các quy định pháp luật về môi trường,
giáo dục, v tế, lao động Việc xác định phạm vi điều chỉnh pháp luật ASXH Việtnam với các nhóm quan hệ cơ bản, chủ vếu như trên đảm tính khoa học và phù hợp
thông lệ chung quốc tế, đặc điểm riêng quốc gia Trong những giới hạn tương đối,đây là cơ sở để xác định ranh giới nội dung điều chỉnh của luật ASXH trong mối
tương quan chung với các ngành, lĩnh vực pháp luật khác.
Bên cạnh các quan hệ ASXH với vai trò quan trọng của Nhà nước vẫn tồn tạinhững quan hệ khác vì mục đích ASXH Đó là những quan hệ diễn ra giữa các tổchức, cá nhân trong cộng đồng trong hoạt động tương trợ, chia sẻ rủi ro thiết lậptrên cơ sở tình cam, đạo đức, tập quán, truyền thống Những quan hệ này thườngkhông thuộc phạm vi điều chỉnh của luật ASXH bởi chủ yếu được thiết lập trên cơ
sở tình cảm, tự nguyện, thiếu tính độc lập và ổn định Trong một số trường hợpnhất định, sự điều chỉnh của pháp luật ASXH chỉ dừng lại ở giới hạn nhất định
chăng hạn như thừa nhận, cho phép các t6 chức hoạt động trong phạm vi không vi
phạm pháp luật hoặc định hướng, khuyên khích các hoạt động trợ giúp đúng mụcđích, đúng đối tượng mà thôi Do vậy, có thể nói luật ASXH không điều chính tất
Trang 32cả các quan hệ xã hội vì mục đích ASXH.
Khi xem xét đến sự điều chỉnh của pháp luật đối với quan hệ ASXH cũng cần
lưu ý tới nhóm quan hệ bảo hiểm giữa các tổ chức bảo hiểm thương mại, các quỹ bảo hiểm tư nhân với người tham gia Quan hệ bảo hiểm này cũng hoạt động dựa
trên cơ chế chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia nhưng lại không trực tiếp
nhằm mục đích ASXH mà vì mục đích lợi nhuận Chủ thể nhận bảo hiểm là chủthể kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở nhu cầu tham gia, xác suất rủi ro vàkhả năng tài chính Người tham gia bảo hiểm là người có khả năng kinh tế chỉ trảcho những nhu cầu bảo hiểm trên cơ sở sự tự nguyện Chính vì vậy, quan hệ này
thuộc phạm trù kinh doanh mà không phải là quan hệ ASXH, không thuộc phạm vịđiều chỉnh của pháp luật ASXH
Với xuất phát điểm là những quy định về hoạt động tương trợ cộng đồng, cho
đến nay, các quy định về ASXH Việt Nam đã hình thành với những nội dung phápluật cơ bản về BHXH, BHYT, TGXH và ngày càng giữ vai trò quan trọng trongđời sống xã hội Dưới góc độ nghiên cứu khoa học luật, xung quanh vấn đề vị trí
của pháp luật ASXH trong hệ thống pháp luật quốc gia cũng còn nhiều quan điểm
khác nhau Từ cách tiếp cận truyền thống với các tiêu chí về đối tượng điều chỉnh,
phương pháp điều chỉnh có quan điểm cho rằng pháp luật ASXH là một ngành luật
độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam [91, tr 23; 74, tr 2] Từ quan điểm
phân chia các ngành luật thành hai ngành chính là luật công và luật tư có thể xếp
luật ASXH thuộc hệ thống luật công bởi mang nặng yếu tố, vai trò của nhà nước
Từ góc độ tiếp cận chính sách xã hội và pháp luật về các vấn đề xã hội, có quan
điểm cho rằng pháp luật ASXH là một nội dung trong hệ thống pháp luật về các
vấn đề xã hội, thậm chí ở phạm vi hẹp, pháp luật về các vấn đề xã hội chính làpháp luật ASXH với các bộ phận cấu thành chủ yếu là pháp luật về BHXH, BHYT.TGXH, UDXH [60, tr 19]
Tuy nhiên, có thé thống nhất day chi là những quan điểm, góc độ tiếp cận
khác nhau khi nghiên cứu và điều chỉnh pháp luật Sự điều chỉnh của pháp luật đốivới quan hệ ASXH xuất phát từ nhu câu đòi hỏi khách quan của thực tiễn cuộcsống, từ đó hình thành nên lĩnh vực pháp luật ASXH Mặt khác, ASXH chính làquyền cơ bản của con người trong xã hội, do vậy đòi hỏi sự thé chế thực hiện
Trang 33quyền này trong pháp luật quốc gia Vấn đề quan trọng là ở chỗ pháp luật điềuchỉnh những quan hệ ASXH nào, mức độ và phạm vi điều chỉnh đến đâu mà thôi.
Dù tiếp cận dưới góc độ nào, pháp luật ASXH vẫn là một trong những bộphận hợp thành hệ thống pháp luật chung quốc gia, có mối quan hệ mat thiết vớicác bộ phận pháp luật khác Đặc biệt, đặt trong mối quan hệ giữa luật ASXH với
luật hành chính, luật lao động cho thấy những điểm tương đồng, gần gũi và bổ
sunø, hỗ trợ cho nhau trong điều chỉnh pháp luật
Luật ASXH có quan hệ khá chặt chẽ với luật hành chính, thậm chí một số nội
dung có liên quan đến chức năng quản lý nhà nước về ASXH được thể hiện như là
một nội dung của luật hành chính Hơn nữa, việc sử dụng phương pháp mệnh lệnh,
phương pháp đặc thù của luật hành chính trong điều chỉnh luật ASXH cũng thể
hiện sự ảnh hưởng nhất định của ngành luật này Điều này xuất phát từ hai lý do cơban Một là, do đối tượng điều chỉnh của luật hành chính có phạm vi rộng, baogồm các quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước ở hầu hết các lĩnhvực của đời sống xã hội, và đương nhiên bao gồm cả quản lý nhà nước về ASXH.Tiếp cận ở khía cạnh chức năng nhà nước thì việc quy định và thực hiện ASXH làthực hiện chức năng xã hội của nhà nước, thể hiện trách nhiệm của nhà nước đốivới cộng đồng dân cu Do vậy, có thể nói day là “ly do khách quan” để luật ASXHluôn có mang giao thoa và chịu ảnh hướng từ luật hành chính [96, tr 24] Hai là,xuất phát từ thực tế một thời gian dài trước đây các hoạt động ASXH chủ yếu doluật hành chính quy định thực hiện Việc tiếp cận như một nội dung có tính độc lậptrong hệ thống pháp luật quốc gia cả trên phương diện quy định thực hiện và
nghiên cứu khoa học còn chưa cụ thể, rõ ràng Đây thuộc về nguyên nhân “có tính
chủ quan” của một lĩnh vực pháp luật mới mẻ này
Như vậy, trong một chừng mức nhất định, với những giới hạn cần thiết, một
số nội dung ASXH vẫn ít nhiều thuộc đối tượng điều chỉnh của luật hành chính.Chủ yếu là các nội dung liên quan đến chức năng quán lý mọi mặt đời sống xã hộicủa Nhà nước Đương nhiên, các mối quan hệ cụ thể trong lĩnh vực ASXH thuộcđối tượng điều chỉnh của luật ASXH
Giữa luật ASXH và luật lao động có mối quan hệ mật thiết, gắn bó chạt chẽvới nhau Đôi tượng điều chính chủ yếu của luật lao động là các quan hệ lao động,
Trang 34song thực tế, phạm vi điều chính của luật lao động cũng có sự khác nhau nhấtđịnh Ở các nước phát triển, quan hệ xã hội được chú trọng thường có sự tách biệt
rÕ ràng về nội dung điều chỉnh giữa luật ASXH và luật lao động Theo đó, quan heBHXH, quan hệ phát sinh từ quan hệ lao động trở thành đối tượng điều chỉnh cơbản của luật ASXH Tuy nhiên cũng rất nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia
có nền kinh tế chậm phát triển, quan hệ BHXH thường do luật lao động điều chỉnh
Đây cũng là một thực tế tồn tại ở Việt Nam trong mội thời gian đài với việc quyđịnh BHXH là một chế định của luật lao động (Bộ luật Lao động năm 1994, Điều140-152) Điều này được luận giải bởi mối quan hệ giữa đối tượng điều chỉnh củaluật luật lao động và luật ASXH Quan hệ BHXH được xem là một trong nhữngquan hệ liên quan trực tiếp tới quan hệ lao động, phát sinh từ quan hệ lao động
Dưới góc độ khoa học luật và thực tiễn phát triển của các quy phạm pháp luật
trong lĩnh vực bảo vệ cuộc sống các thành viên xã hội ở Việt Nam cho thấy, việctách nội dung BHXH thành nội dung cơ bản, nòng cốt của luật ASXH là tất yếu
Điều này một mat phản ánh sự phát triển của các quy phạm luật ASXH, phù hợp
với thực tiễn và xu thế phát triển chung của pháp luật ASXH trên thế giới, mặt
khác cũng thể hiện mối quan hệ mật thiết, khăng khít giữa luật lao động và luật
ASXH Đa phần các trường hợp rủi ro được bảo vệ trong ASXH gán với quan hệlao động Căn cứ xác định mức đóng, mức hưởng, thời gian hưởng trợ cấp BHXHthường được xác định trên cơ sở nội dung quan hệ lao động với các mức tiềnlương, thời gian tham gia quan hệ lao động Từ mối quan hệ đặc biệt giữa luật laođộng và luật ASXH khiến hầu hết các quốc gia đều xác định sự phát triển của pháp
luật ASXH có ảnh hưởng nhiều từ luật lao động, sự ổn định và phát triển của luật
lao động tạo tiền đề, cơ sở cho sự phát triển của luật ASXH
Pháp luật ASXH với mục đích nhân văn, gắn với những giá trị xã hội có vaitrò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, chính trị mỗi quốc gia Về tổng quan,vai trò pháp luật ASXH thể hiện ở một số nội dung sau:
Chit nhất, pháp luật ASXH là sự cụ thể hoá rõ nét quyền con người trong xãhội Từ việc ghi nhận quyền hưởng ASXH trong các văn ban pháp ly quốc tế, cácquốc gia đã quy định quyền hưởng ASXH trong các văn bản pháp lý có giá trị caonhư Hiến pháp, Bộ luật Thông qua pháp luật ASXH với các quy định về nguyên
Trang 35tác, chế độ trợ cấp, nguồn tài chính thực hiện, giải quyết khiếu nại tranh chấp
quyên hưởng ASXH của con người mới được cụ thể hoá và đảm bảo thực hiện.Đồng thời đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để người dân thực hiện quyển
hưởng ASXH của mình
Thứ hai, pháp luật ASXH có vai trò quan trọng trong việc thể chế hoá chínhsách ASXH quốc gia Trong từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển khác nhau củađất nước, Đảng và Nhà nước ta đề ra chính sách phát triển ASXH và pháp luật giữtrọng irách chuyển tải thành những quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cụthể của chủ thể Thông qua pháp luật ASXH, các chính sách ASXH được xác lập
về mạt pháp lý đảm bảo thực hiện Từ thực tiễn thực hiện, pháp luật cũng sóp phần
bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, chính sách ASXH cho phù hợp thực tiễn nhằm
đạt được mục tiêu đề ra
Thứ ba, pháp luật ASXH là công cụ góp phần thực hiện công bằng xã hội, ổnđịnh xã hội Lý luận và thực tiễn đều cho thấy kinh tế thị trường càng phát triển thì
xu hướng phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội và bất bình đẳng càng gia tăng,
“hậu qud của khủng hoảng kinh tế, biến động bất lợi cua kinh tế thị trường thìngười nghèo, người yếu thế là những người gánh chịu trước; thành tựu của tiến bộkhoa hoc kỹ thuật, tăng trưởng kinh tế thì người nghèo, đối tượng yếm thế là ngườihưởng thu sau” {I6,tr.25] Trong điều kiện đó, pháp luật ASXH thực hiện chứcnăng điều tiết của cải, phân phối lại thu nhập xã hội, giảm khoảng cách giàu
nghèo, bất bình đẳng giữa các bộ phận dân cư Thông qua những chế độ trợ cấp
ASXH từ thu nhập chung quốc gia hoặc từ sự đóng góp trên cơ sở tương trợ cộng.đồng, pháp luật ASXH tác động trực tiếp đến đời sống bộ phận cư dân “yếu thế”,đảm bảo công bằng trong hưởng thụ lợi ích xã hội đem lại từ sự phát triển
Ở khía cạnh khác, pháp luật ASXH còn có vai trò như một chiếc “van antoàn” cho xã hội, góp phần giảm thiểu những bất ổn xã hội Bởi lẽ, khi nhu cầuthiết yếu của con người không được đảm bao rất dé dẫn đến nhân cách và các giátrị đạo đức cũng không được đảm bảo xã hội sẽ trở thành bất ổn, thiếu an toàn.Với những “lưới đỡ” của mình pháp luật ASXH góp phần quan trọng vào việc điềuhoà mâu thuần, duy trì ổn định xã hội, trong đó có cả ổn định chính trị
Trang 36Thứ tu, pháp luật ASXH có vai trò qua trọng trong việc dam bao sự phát triển
bền vững của xã hội, quốc gia, cộng đồng, gia đình và các cá nhân Cho đến nay,
hầu hết các quốc gia đều nhận thức được phát triển là một quá trình, trong đó cácyếu tố kinh tế và xã hội luôn bổ sung cho nhau Không thể có sự phát triển bền
vững và tiến bộ khi còn tồn tại sự mất công bang xã hội sâu sac, khoảng cách giau
nghèo còn xa và cuộc sống của người dân còn nghèo đói, bất ổn Sự phát triển bềnvững của quốc gia được xây dựng trên cơ sở phát triển bền vững của từng cá nhân,
gia đình và cộng đông Bàng hệ thống các chế độ trợ cấp, pháp luật trang bị chotừng cá nhân, từng gia đình các cơ chế bảo vệ nhằm vượt qua hoàn cảnh, vươn lên
và phát triển Không chỉ dừng lại ở những chế độ trợ cấp trước mát, pháp luậtASXH còn hướng tới những cơ hội phát triển, hạn chế đến mức tối đa khả năngquay lại nghèo đói, quan quanh với những rủi ro liên tiếp Nhu vậy, pháp luật
ASXH giải quyết tận gốc rễ của đói nghèo, bất ổn và luôn song hành cùng sự phát
trình phát triển của mỗi cá nhân, là công cụ pháp lý quan trọng đảm bảo cho sựphát triển xã hội theo hướng bền vững
Thứ năm, pháp luật ASXH không chỉ có vai trò quan trọng trong phạm vi nội
bộ quốc gia mà còn có ý nghĩa quốc tế Các tiêu chí đánh giá độ văn minh, tiến bộ
của quốc gia không thuần tuý 6 sự phát triển kinh tế mà còn phụ thuộc vào việc
quốc gia đó đối xử với công dân của mình thế nào Pháp luật ASXH là sự phản ánh
rõ nét thái độ của Nhà nước đối với công dân của mình, thậm chí, nhiều khi còn lànhững lợi thế của quốc gia trên thị trường cạnh tranh Điều này lý giải cho thực tếgần đây, một số quốc gia như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha sau khi gia nhập liênminh Châu Âu đã cải cách chế độ ASXH, tăng chi tiêu trong lĩnh vực xã hội lên gấp đôi nhằm mục đích tạo uy tín, cạnh tranh trên thị trường Châu Âu [26, tr 109].
Mặt Khác, với những giá trị nhân văn của mình, pháp luật ASXH còn có vai tròquan trọng trong việc hoàn thiện những giá trị nhân bản của con người vì một thế
giới chung hoà bình, 6n định và phát triển Pháp luật ASXH không còn bó hep
trong phạm vi quốc gia mà còn vượt qua những rào can địa lý, chính trị để nhậnđược sự quan tâm của toàn nhân loại
Thông qua sự vận hành của hệ thong ASXH thường kéo theo sự tích tụ vốn
Trang 37đặc biệt thông qua cơ chế đóng góp của BHXH Day là yếu tố quan trọng của tiếtkiệm nội bộ, mở rộng đầu tư Ở một số nước phát triển, thu nhập được kiểm soát.
ASXH cũng được coi như hệ thống tiết kiệm bat buộc với các nghĩa vụ đóng góptài chính mà người dân không thể né tránh Với các quốc gia có dân số trẻ, chưaphải chi trả nhiều, mức đóng góp cao thì quỹ trợ cấp được tích tụ vốn lớn tạo điều
kiện cho đầu tư, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, vị trí, vai trò của pháp luật ASXH lạicàng trở nên quan trọng hơn Cùng với sự phát triển kinh tế, mỗi quốc gia lại phải
đối mặt với những yếu tố tác động của nền kinh tế thị trường khiến các vấn đề xã
hội càng trở nên phức tạp hơn Một yêu cầu của phát triển bền vững là tăng trưởng
kinh tế gan liền với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội, Vì vậy, các vấn đề xã hội
ngày càng thu hút sự quan tâm của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển bền
vững và pháp luật ASXH ngày càng giữ vai trò, vị trí quan trọng hơn trong hệ
thống pháp luật quốc gia và đời sống xã hội nói chung Rất nhiều quốc gia trên thế
giới đã nhận thức được được điều này và chú trọng phát triển pháp luật ASXH, họ
thường ban hành những văn bản pháp lý có giá trị cao như Bộ luật ASXH, Bộ luật
xã hội và thiết lập Bộ chuyên trách như Bộ ASXH, Bộ phúc lợi xã hội, Toà chuyên
trách như Toà xã hội đảm bảo thực hiện như ở Anh, Đức, Thuy Điển, Singapore,
Thái Lan (133, tr 90] Hơn thé, vị trí ngày càng quan trọng của pháp luật ASXHkhông chỉ giới hạn ở phạm vi quốc gia mà còn thu hút sự quan tâm của toàn thếgiới Trong điều kiện hội nhập và phát triển, vấn đề đảm bảo nhân quyền và đặcbiệt là quyền hưởng ASXH không còn là vấn đề của riêng quốc gia nào mà còn là
yêu cầu chung của sự phát triển bền vững, tiến bộ Day là xu hướng phát triển
chung của pháp luật ASXH và cũng là cơ sở luận giải cho sự phát triển cũng như vịtrí của pháp luật ASXH Việt Nam trong tương lai
1.2.2 Các bộ phan cấu thành khung pháp luật an sinh xã hội
Trên phương diện lý luận, khái niệm khung pháp luật được tiếp cận với nhiềugóc độ khác nhau và được sử dụng ở nhiều cấp độ khác nhau Mặc dù chưa có mộtkhái niệm thống nhất về khung pháp luật, sonp, về cơ bản có thể hiểu khung phápluật được dùng để chỉ một trật tự pháp !uật tương ứng với một trật ty kinh tế xã hộitrong những giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội |56, tr 161 Theo nghĩa hẹp tương
Trang 38ứng với từng Ïĩnh vực pháp luật cụ thể có những khung pháp luật tương ứng chẳng
hạn như khung pháp luật hình sự, khung pháp luật dân sự, khung pháp luật kinhtế Cũng từ cách tiếp cận này chúng ta có khái niệm khung pháp luật ASXH
Đối với luật ASXH, một lĩnh vực pháp luật tương đối mới mẻ và non trẻ thì quanniệm về khung pháp luật ASXH cũng như xác định cấu trúc nội dung là những tiếp
cận ban đầu Theo nghĩa rộng, khung pháp luật ASXH là khái niệm tổng thể dùng
để chỉ một trật tự pháp luật tương ứng với một trật tự kinh tế xã hội, bao gômnhững nguyên tắc và định hướng cơ bản được thể chế hoá và tổng thể các quy định
trực tiếp điều chỉnh các quan hệ ASXH Theo đó, nội hàm của khái niệm bao gồm
cả những nguyên tắc pháp lý và hệ thống pháp luật thực định điều chỉnh quan hệ
thuộc phạm vi điều chỉnh của luật ASXH
Từ góc độ hẹp, khung pháp luật ASXH chính là hệ thống pháp luật điều chỉnhcác quan hệ ASXH Hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ ASXH bao gồmhai nội dung là hệ thống cấu trúc nội dung của pháp luật ASXH và hệ thống vănbản pháp luật ASXH hay còn gọi là cấu trúc hình thức của pháp luật ASXH Cấutrúc hình thức pháp luật chính là hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hay còn gọi
là nguôn luật bao gôm những đạo luật, pháp lệnh, thông tư có mối quan hệ mậtthiết với nhau và được sắp xếp theo mội trật tự nhất định, mang tính thứ bậc [77, tr.50] Hệ thống văn bản pháp luật ASXH cũng chính là hệ thống văn bản pháp luật
điều chỉnh các quan hệ ASXH hình thành với các nhóm nội dung cụ thể
“Khi nói tới cấu trúc khung pháp luật thực chất là đề cập tới các bộ phận cấuthành và mối liên hệ giữa các bộ phận ấy” [56, tr 23] do vậy, hệ thống cấu trúcnội dung pháp luật ASXH với các bộ phận cấu thành pháp luật và mối quan hệgiữa chúng được coi là cốt lõi của khung pháp luật ASXH Và vì vậy, luận án lựachọn tiếp cận khái niệm khung pháp luật ASXH theo nghĩa hẹp và tập trung chủyếu nghiên cứu về các bộ phận cấu thành khung pháp luật ASXH
Các nội dung cơ bản hay còn gọi là các bộ phận cấu thành cơ bản của khungpháp luật ASXH được thiết lập trên cơ sở các mô hình ASXH phù hợp với từngquốc gia Mạc dù có rất nhiều mô hình ASXH tồn tại trên thế giới nhưng cho đếnnay chúng ta vẫn thừa nhận chưa có một mô hình chuẩn nào áp dụng chung chocác quốc gia, cũng như chưa có một mô hình nào được coi là tiến bộ vượt trội [35,
Trang 39của ASXH và (iii) tổ chức tài chính thực hiện ASXH Chang han, ở Chau Âu tồn
tại 3 mô hình ASXH tiêu biểu:
(i) Mô hình tự do của các nước Anglo-Sacxon với những giới hạn về vai trò
của Nhà nước Nhà nước chi can thiệp khi thị trường và ban thân đối tượng không
tự bảo vệ được, do vậy nội dung ASXH không chỉ bao gồm các chế độ bảo vệ
mang tính phổ quát ở mức tối thiểu của nhà nước mà còn mở rộng đến các cơ chế
bảo vệ tư nhân, thậm chí có sự tham gia của các thiết chế thị trường như ngân
hang, bảo hiểm thương mai
(ii) Mô hình dan chủ - xã hội của các nước Bắc Âu lại chú trọng đến vai tròcủa Nhà nước với nội dung ASXH được thiết lập chủ yếu là các chế độ BHXH trên
cơ sở tài chính đóng góp và các chế độ bảo vệ từ nguồn tài chính công
(iii) Mô hình phường hội của các nước Tây Âu với việc tổ chức thực hiệnASXH theo ngành nghề, địa phương
Cụ thể hoá ba mô hình này, các quốc gia Châu Âu thiết lập hệ thống pháp
luật ASXH có những dấu ấn riêng của quốc gia mình Chang hạn Thuy Điển, một
quốc gia thiết lập hệ thống pháp luật ASXH theo mô hình dân chủ lại định hướngxây dựng mô hình nhà nước phúc lợi với ba hợp phần quan trọng là hệ thống giáodục công, hệ thống chăm sóc sức khoẻ công và hệ thống BHXH Đức, Hà Lan,Ý vốn trung thành với học thuyết của Bismark lại thiết iap mô hình ASXH vớihai nội dung chính là BHXH và TGXH
Mỹ và Canada là hai quốc gia tiêu biểu cho châu Mỹ với việc thiết lập hệ
thống ASXH theo mô hình tự do dựa trên hoc thuyết Lord Beveridge Theo đó, hệthống ASXH phải đảm bao yêu cầu bao phủ toàn điện, công bang trong đóng góphưởng thụ và quản lý tập trung, thống nhất Để đảm bảo yêu cầu này, bên cạnh cácchế độ bảo vệ mang tính bát buộc, raô hình ASXH mà các quốc gia này xây dựngcòn chú trọng đến các cơ chế bảo vệ tư nhân, mang tính tự nguyện với các nội
dung về bao hiểm nhân thọ, BHYT tự nguyện, bảo hiểm bổ sung thu nhập
Hiện nay, trước những khó khăn về xã hội, biến động kinh tế và xu hướng
toàn cầu hoá, hệ thống pháp luật ASXH các quốc gia Châu Au đang to ra bất Ổn,
Trang 40thiếu an toàn khiến ASXH đang là vấn đề nóng bỏng Hầu hết các quốc gia đềutiến hành áp dụng những cải cách mạnh mẽ nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luậtASXH của mình Các quốc gia theo mô hình tự do có xu hướng chú trọng việc tu
nhân hoá thực hiện ASXH, thiết lập thêm nhiều chế độ bổ trợ với vai trò quan
trọng của thị trường và cơ chế bảo vệ tư nhân Các quốc gia trung thành với mô
hình dân chủ xã hội như Đức, Đan Mạch, Thuy Điển lại có xu hướng mở rộng
phạm vi nội dung phap luật ASXH với các chế độ bảo hiểm bổ sung thiết lập trên
cơ sở tài khoản cá nhân, giảm tải cho gánh nặng nhà nước
Tại các quốc gia Châu Á, đặc biệt là các nước Nam Á mô hình ASXH chưa
thể hiện rõ nét mà thường có sự vận dụng mô hình ASXH của ILO với nội dung cơ
bản là BHXH và các chế độ TGXH với trách nhiệm quan trọng của Nhà nước.Indonexia, Malayxia, Triều Tiên, Hàn Quốc có mô hình ASXH gần giống nhau với
các bộ phận cơ bản là BHXH, phúc lợi xã hội và TGXH Chẳng hạn, hiện nay
Malayxia vẫn duy trì chế độ y tế miễn phí ở các bệnh viện công và phúc lợi piànhcho người già, trẻ em Nhà nước Indonexia cũng có chế độ trợ giúp rất nhiều chongười nghèo, nhưng sau khủng hoảng tài chính những năm 90 khiến số ngườinghèo tang tới 50% dân số vào năm 2000 đã phải lập tức thiết lập nhiều chính sách
ngắn han mang tính che chắn tạm thời trợ giúp về lương thực, y tế, nhà ở, Cho
đến nay, bên cạnh những bộ phận cấu thành cơ bản, nội dung pháp luật ASXH ởIndonexia còn bao gồm nhiều chương trình, chính sách mang tính ngắn hạn và tỏ
ra khá hiệu quả nhằm giải quyết nhu cầu bảo vệ trước mat, có tính tạm thời chongười dân Day là nét đặc thù không chỉ của riêng Indonexia mà còn của nhiều
nước khác trong khu vực Châu Á, trong đó có cả Việt Nam so với thông lệ chung
quốc tế
Hệ thống pháp luật ASXH mà Singapo thiết lập lại mang dấu ấn của rnô hình
tự do Châu Âu với việc tồn tại song song hệ thống BHXH bat buộc và tự nguyệnbao gồm cả hưu trí và y tế, các chế độ bảo vệ của chủ sử dụng lao động và sự trôngcậy mạnh mẽ vào các hỗ trợ từ tiết kiệm cá nhân, bảo hiểm tư nhân Cũng giốngnhư Việt Nam, khái nệm ASXH ở Nhật Ban được tranh cãi nhiều trong thời giangan đây với nội hàm khái niệm rộng và hẹp Tuy nhiên, về cơ bản có thể thấy mô