1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng, hoàn thiện pháp luật bảo đảm thi hành quy định của Hiến pháp năm 2013 về các quyền dân sự, chính trị

240 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BAO CAO KET QUA

DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC CAP BO CO SO LY LUAN VA THUC TIEN XAY DUNG, HOAN THIEN PHAP LUAT BAO DAM THI HANH QUY DINH CUA HIEN PHAP

NAM 2013 VE CAC QUYEN DAN SU, CHINH TRI

Hà Nội, ngày 20 thang 02 năm 2017 Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2017 CHỦ NHIỆM DE TÀI : ức C CHỦ TRÌ ĐÈ TÀI

GS-TS THÁI VĨNH THẮNG

| Tune TAM THONG TIN THU VIEN TRUONG ĐẠI HOC LUAL HA NỘI ' PHONG DOC 3.3.

Hà Nội 2017

Trang 2

Những người tham gia thực hiện đề tài:

NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIEN DE TÀI Chủ nhiệm đề tài: GS-TS Thái Vinh Thang

Thư ký dé tài: Th.S Mai Thi Mai

Th.S Thái Thị Thu Trang

2_ |PGS-TS Nguyễn Văn Động Chuyên đề 3 3 | PGS-TS Tô Văn Hòa Chuyên đề 4

4 PGS-TS Vil Cong Giao, Chuyên đề 5

Th.S Nguyên Minh Tam

5 |PGS-TS Nguyễn Thị Hồi Chuyéndd6 `

6 | TS Nguyễn Minh Tuấn Chuyên đề 7 7 | Th.S- NCS Thái Thi Thu Trang Chuyén dé 8 8 | Th.S- NCS Mai Thi Mai Chuyén dé 9 9 |GS-TS Nguyễn Dang Dung Chuyén dé 10 10 | PGS-TS Dang Minh Tuan Chuyén dé 11 11 | TS Hoàng Minh Hiếu Chuyên đề 12 12 | PGS-TS Hà Mai Hiên Chuyên đề 13 13 | PGS-TS Đỗ Thị Phượng Chuyên đề 14 14 |PGS-TS Bùi Thị Đào Chuyên dé 15

Trang 3

MỤC LỤC

STT TÊN CHƯƠNG, MỤC Số trang PHAN I: BAO CAO TONG QUAN

A: PHAN MO DAU 1 | Tính cấp thiết của đê tài nghiên cứu ]

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 23 Phuong pháp nghiên cứu 3

4 Cau trúc và nội dung cơ bản của đề tài 4 5 Những đóng góp mới của để tài 5

B: NỘI DUNG 6

CHUONG I: TONG QUAN TINH HINH NGHIÊN 6 CUU DE TAI

1.1 | Tinh hinh nghiên cứu trong nước 61.2 | Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 25

1.3 | Đánh giá tình hình nghiên cứu dé tài 30 CHUONG II: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN CƠ BAN 32 VE CAC QUYEN DAN SU, CHINH TRI

2.1 | Khái niệm, đặc điểm, phân loại các quyên dân sự và 32

chính tri

2.2 | Nội dung các quyên dân sự, chính trị, theo công ước quốc 43 tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966

2.3 | Nội dung các quyên dân sự chính trị theo các Hién pháp| 61

Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013

2.4 | Kinh nghiệm một sô nước trên thê giới trong việc thực thi 67

các quyền dân sự, chính tri của con người và công dân

2.5 | Kinh nghiệm một sô nước ASEAN trong việc thực thi các 74

quyền dân sự, chính tri của con người và công dân

CHUONG III: THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT 79 NAM HIỆN NAY TRONG VIỆC ĐẢM BẢO THỰC

HIỆN CÁC QUYEN DAN SỰ, CHÍNH TRI THEO HIẾN PHÁP NĂM 2013

3.1 | Thực trạng thực hiện các quyên dân sự và chính tri của 79 con người và công dân theo Hiến pháp năm 2013

Trang 4

3.2Xác lập các nguyên tac và tiêu chí đảm bảo thực hiện cácquyền hiên định về dân sự và chính tri của con người vacông dân

3.3 Các điều kiện, cơ chê thực hiện pháp luật dam bảo thực

hiện các quyên hiên định vê dân sự và chính trị

3.4 Nhu câu xây dựng và hoàn thiện pháp luật đảm bảo thực

hiện các quyên dân sự và chính trị

CHUONG IV: PHUONG HUONG VA GIAI PHAP XAY DUNG VA HOAN THIEN PHAP LUAT DAM BAO THUC HIEN CAC QUYEN DAN SU VA CHINH TRI THEO HIEN PHAP NAM 2013

4.1 Cơ sở lý luận thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện các quyền dân sự, chính trị trong Hiến pháp năm 2013

thiện pháp luật đảm bảo thực hiện các quyền dân sự, chính trị theo Hién pháp năm 2013

thiện pháp luật đảm bảo các quyền dân sự, chính trị theo Hiến pháp năm 2013

4.3.1 Hoàn thiện pháp luật dân sự và tô tụng dân sự đảm bảo

thực hiện các quyên dân sự của con người và công dân.

4.3.2Hoàn thiện pháp luật hình sự và tô tụng hình sự đảm bảothực hiện các quyên dân sự và chính trị của con người vàcông dân.

4.3.3 Hoan thiện pháp luật hành chính và tô tụng hành chính đảm bảo thực hiện các quyền dân sự và chính trị của con

người và công dân.

4.3.4 Hoàn thiện thiết chê bảo vệ quyên con người 1274.3.5 Mở rộng các hình thức tuyên truyện, giáo dục pháp luật vê

quyền con người, quyên công dân cho nhân dân.

132

Trang 5

PHAN II: CÁC BAO CÁO CHUYEN DE 132 Khải niệm, đặc điểm, phân loại các quyên dân sự và chính

GS-TS Thai Vinh Thắng

Nội dung các quyên dân sự, chính trị, theo Công ước quốc té về các quyên dân sự và chính trị năm 1966

GS-TS Thái Vĩnh Thang

Nội dung các quyên dân sự chính trị theo các Hiên pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013

PGS-TS Nguyễn Văn Động

Kinh nghiệm một số nước trên thê giới trong việc thực thi các quyên dân sự, chính trị của con người và công dan

PGS-TS Tô Văn Hoa

Kinh nghiệm một số nước ASEAN trong việc thực thi các

quyên dân sự, chính trị của con người và công dân PGS-TS Vũ Công Giao, Th.S Nguyên Minh Tâm

Thực trạng thực hiện các quyên dán sự và chính tri cua

con người và công dân theo Hiến pháp năm 2013 PGS-TS Nguyễn Thị Hỏi

Xác lập các nguyên tac và tiêu chí dam bảo thực hiện các

quyên hiên định vé dân sự và chính trị của con người va

công dan TS Nguyễn Minh Tuần

Các quyên dân sự ( các quyên tự do dân chủ va tự do cá nhân) và các điều kiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp

luật dam bao thực hiện — Th.S Thai Thị Thu Trang

Các quyên chính trị và các điểu kiện pháp luật dambdo

thực hiện ở Việt Nam hiện nay- Th.S Mai thị Mai

11 Cơ sở lý luận ,thực tiên của việc xday dung và hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện các quyền dân sự,

chính trị trong Hiến pháp năm 2013

PGS-TS Đặng Minh Tuấn

336

Trang 6

12 Những định hướng và những nguyên tắc cơ bản trong

việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật đảm bảo thực hiện

các quyên dân sự, chính trị theo Hién pháp năm 2013 TS Hoàng Minh Hiếu

13 Hoàn thiện pháp luật dán sự và tô tụng dân sự đảm bảo thực hiện các quyên dân sự và chính trị của con người và

công dan - PGS-TS Ha Mai Hién

14Hoàn thiện pháp luật hình sự và tô tung hình sự dam baothực hiện các quyên dân sự và chính trị của con người và

công dan - PGS-TS Đỗ Thị Phượng

15 Hoàn thiện pháp luật hành chính và tô tụng hành chính dam bao thực hiện các quyên dân sự, chính trị của con

người và công dan - PGS-TS Bùi Thị Dao

PHAN III: CÁC CONG TRÌNH DA CONG BO, TAI LIEU THAM KHAO VA PHU LUC

Các công trình của nhóm thực hiện detai đã công bo | 436

Trang 7

PHAN MO DAU

1 TÍNH CAP THIET, Y NGHĨA LY LUẬN VA THUC TIEN CUA DE TAI NGHIEN CUU

Hiến pháp, luật co bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất là kết tinh tinh thần pháp luật của Quốc gia, kết tinh các giá trị nhân văn, tiễn bộ và văn minh của xã hội, kết tỉnh ý chí , nguyện vọng cao cả của nhân dân Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đánh dẫu một giai đoạn phát triển mới trong tư duy lập hiến Việt Nam Nếu Hiến pháp năm 1992 đã đồng nhất quyền con người và quyền công dân thì Hiến pháp năm 2013 đã phân biệt hai khái niệm này va tên gọi của chương “Quyên và nghĩa vụ cơ bản của công dân” được chuyển thành “ Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” Từ vi trí là chương năm trong Hiến pháp, chế định này được chuyên về vị trí chương hai Việc quy định quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân ở một trong những chương có vị trí hàng đầu thể hiện sự tôn trọng và quyết tâm

chính trị của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc tôn

trọng, bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền con người và công dân Theo Hiến pháp năm 2013 các quyền về dân sự, chính trị được ghi nhận bao gồm: Quyền sống của con người ( Điều 19); quyền bat khả xâm phạm vẻ thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tan, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm ( Điều 20); quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình, quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin khác ( Điều 21); quyền có nơi ở của công dân và quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của mỗi người ( Điều 22); quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về nước theo quy định của pháp luật ( Điều 23); quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; các tôn giáo bình đăng trước pháp luật ( Điều 24); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, lập hội, biểu tình ( Điều 25); quyền bình đẳng nam, nữ; quyền bình đăng giới ( Điều 26); quyền bầu cử, ứng cử của công dân ( Điều 27); quyền của công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội,tham gia thảo luận và kiến nghị Với cơ

quan nhà nước vê các vân dé của cơ sở, địa phương và cả nước ( Điêu 28),

Trang 8

quyền biểu quyết của công dân khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân ( Điều 29); quyén khiếu nại , tố cáo của mọi người VỚI cơ quan, tổ chức, cá nhân có thâm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ( Điều 30); quyền suy đoán vô tội và được xét xử công bằng; quyền được bồi thường thiệt hại về vật chat,tinh thần và phục hồi danh dự ( Điều 31) Đặc biệt với Hiễn pháp năm 2013, một số quyền của con người và công dân , trong đó có các quyền dân sự và chính trị lần đầu tiên được ghi nhận trong luật cơ bản cửa nhà nước: mọi người có quyền sống Tính mang con người được pháp luật bao hộ Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật ( Điều 19); Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34); Mọi người có quyền được hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dựng các cơ sở văn hóa (Điều 41); Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp ( Điều 42); Mọi người có quyền sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường ( Điều 43); Quyền được hiến mô, các bộ phận cơ thể người, hiến xác ( Khoản 3 Điều 20).

Với các quy định trên đây, Hiến pháp năm 2013 chứa đựng nhiều tư tưởng tiễn bộ về quyền con người, quyền cơ bản của công dân Trong đó các quy định về các quyền dân sự, chính trị có nhiều sự đôi mới, phát triển hết sức quan trọng, từ nội dung quy định đến kỹ thuật thể hiện và cách thức thi hành Yêu cầu tất yếu hiện nay là làm sao thể chế hóa một cách đầy đủ, toàn diện các quyền đó vào các đạo luật tương ứng Đây là công việc cấp bách và có liên quan tới phạm vi rộng các văn bản luật trong hệ thống pháp luật của Việt Nam Vi vậy, có thé khang định dé tài có tính cấp thiết cao, đáp ứng nhu cầu về lý luận và thực tiễn hiện nay ở Việt Nam, góp phần thực hiện công việc quan trọng và ý nghĩa trên đây một cách hệ thống, toàn diện và khoa học, làm cho việc đảm bảo các quyền dân sự và chính trị hiến định của con người và công dân được thực hiện một cách căn cơ, có hệ thông, đầy đủ, toàn diện và

bên vững.

2 MỤC TIEU VÀ NHIỆM VỤ CUA DE TÀI 2.1 Mục tiêu của đề tài

Phân tích làm sáng tỏ nhu cầu, chỉ ra được định hướng và giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật đảm bảo việc thi hành các quyền dân sự và chính trị trong Hiến pháp năm 2013.

Trang 9

2.2 Nhiệm vụ của đề tài

1 Làm rõ được nội hàm các quyên dân sự, chính trị quy định trong Hiến

pháp năm 2013;

2 Phân tích làm rõ những thành tựu đã đạt được và những hạn chế và bất cập còn tồn tại của hệ thong pháp luật Việt Nam trong việc đảm bao thực hiện các quyền hiến định về dân sự và chính trị của con người và công dân ở Việt

Nam hiện nay;

3 Chỉ ra được các đạo luật cụ thé cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để thực hiện các quyền dân sự, chính trị được quy định bởi Hiến pháp

năm 2013;

4 Đề xuất được định hướng, các nguyên tac và cơ cấu các chế định của các đạo luật cần sửa đôi, bố sung hoặc ban hành mới.

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam về quyền con người, quyền công dân, pháp luật quốc tế về nhân quyền Đề tài được tiếp cận theo phương pháp hệ thông liên ngành khoa học xã hội va

nhân văn,liên ngành, đa ngành luật học Các phương pháp nghiên cứu khoa

học cụ thể được áp dụng bao gồm:

- Phương pháp mô tả và phân tích được áp dụng để tìm hiểu các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về quyền con người, quyền

công dân;

- Phương pháp so sánh được áp dụng để so sánh pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế, so sánh các quy định của các bản Hiến pháp nước ta về quyền con người, quyền công dân, so sánh pháp luật các nước trong khu vực và trên thế giới;

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và trừu tượng hóa được áp dụng dé xây dựng các khái niệm về quyền dân sự, chính trị và từng khái niệm các quyên cụ thể trong lĩnh vực các quyền dân sự, chính tri;

- Phương pháp lịch sử được áp dụng để nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của các quyền dân sự, chính trị;

- Phương pháp điều tra xã hội học được áp dụng để nghiên cứu các ý kiến khác nhau trong xã hội về các van dé liên quan đến quyền con người, quyền

công dân;

Trang 10

- Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu được áp dụng để trao đổi, tọa đàm với các chuyên gia pháp luật về các vấn đề có ý kiến khác nhau trong lĩnh vực các quyền dân sự, chính trị;

- Phương pháp khảo cứu tài liệu thứ cấp được áp dụng trong việc phân tích và hệ thống hóa các công trình nghiên cứu về quyền con người, quyền công dân.

4 CÁU TRÚC CÚA ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU

Cấu trúc của đề tài gồm phần mở đầu và nội dung Nội dung đề tài được cầu trúc thành 4 chương:

- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Chương này phân tích các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài nghiên cứu, đánh giá những kết quả nghiên cứu đạt được, chỉ ra những kết quả nghiên cứu có thé kế thừa va phát triển, đồng thời chỉ ra những điểm mới của đề tài nghiên cứu.

- Chương 2: Những van đề lý luận cơ bản về các quyền dân sự, chính frị Nội dung của chương 2 là phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về các quyền dân sự, chính tri của con người va công dân như khái niệm các quyền dân sự, chính trị, đặc điểm của các quyền dân sự, chính trị, phân biệt các quyền chính tri với các quyền dân sự, phân loại các quyền dân sự, chính trị, phân tích giá trị xã hội của các quyền dân sự, chính tri, nói riêng và các quyền

con người nói chung Chương này cũng phân tích nội dung cơ bản của các

quyền dân sự, chính trị theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị năm 1966, phân tích nội dung cơ bản của các quyền dân sự chính trị được quy định trong các Hiến pháp Việt Nam, đặc biệt là Hiến pháp hiện hành năm 2013.Chương này cũng nghiên cứu một số kinh nghiệm của các nước trên thế giới và trong khu vực về thực thi các quy định của hiến pháp về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam có thể nghiên cứu, áp dụng.

- Chương 3: Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay trong việc đảm

bảo thực hiện các quyền dân sự và chính trị theo Hién pháp 2013 Chương này phân tích những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong những năm gần đây trong việc triển khai thực hiện các quyền dân sự, chính trị của con người và công dân theo Hiến pháp năm 2013, đồng thời cũng chỉ ra những khiếm khuyết,hạn chế trong các quy định của pháp luật và thực thi pháp luật, trong sự so sánh đối chiếu với các quy định và thực tiễn thi hành của luật nhân

quyên quôc té.

Trang 11

- Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật đảm

bảo thực hiện các quyên dân sự, chính trị theo Hiễn pháp năm 3013 Nội dung chương 4 là những đề xuất về phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự và tố tụng hình sự, dân sự và tố tụng dân sự, hành chính và tố tụng hành chính nhằm đảm bảo thi hành các quy định của Hiến pháp năm 2013 về các quyền dân sự, chính trị Trong phần này nhóm tác giả đề tài cũng kiến nghị thành lập các thiết chế cần thiết để thúc đây, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người và công dân như thành lập Ủy ban nhân quyền quốc gia, xây dựng cơ chế bảo hiến có hiệu quả.

5 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CUA DE TÀI NGHIÊN CUU

- Dựa trên nội dung của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và các công trình nghiên cứu về quyền dân sự chính trị, đề tài đã xây dựng được các khái niệm quyền dân sự, quyền chính trị một cách chính xác và phù hợp với Luật nhân quyên quốc tế;

- Lần đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt Nam, nhóm dé tài đã phát hiện và chứng minh rằng, khác với đa số các nước khác, ở Việt Nam, một số quyền chính trị không xuất hiện muộn hơn các quyền dân sự mà xuất hiện trước hoặc xuất hiện đồng thời là cơ sở dé hình thành các quyền dân sự.

- Đề tài đã đánh giá được những điểm tiến bộ vượt bậc của Hiến pháp năm 2013 trong các quy định về quyền con người, quyền công dân nói chung , quyền dân sự và chính trị nói riêng;

- Đề tài đã chỉ ra được những hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam hiện nay ( Luật hình sự và tố tụng hình sự, Luật dân sự và tố tụng dân sự, Luật hành chính và tố tụng hành chính và các luật chuyên ngành khác) trong việc đảm bảo thực hiện các quyền dân sự và chính trị theo Hiến pháp năm 2013;

- Đề tài đã đề xuất được một số phương hướng và giải pháp nhằm xây

dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong việc đảm bảo thực hiện các

quyền dân sự và chính trị của con người và công dân phù hợp với Hiến pháp Việt Nam và Luật nhân quyền quốc tế.

- Qua hoạt động điều tra xã hội học, nhóm tác giả nhận thay rang ý thức pháp luật về các quyền dân sự và chính trị của nhiều công dân còn thấp vì vậy cần phải tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền , giáo dục pháp luật nhằm nâng cao hơn nữa ý thức pháp luât về quyền con người, đặc biệt là ý

thức pháp luật vé các quyên dân sự, chính trị của con người và công dân.

Trang 12

- Đề tài kiến nghị cơ quan lập pháp Việt Nam khan trương ban hành Luật về Hội, Luật biểu tình và Luật bảo vệ bí mật đời tư Đối với Luật về Hội cần tạo điều kiện thuận lợi cho các hội có tư cách pháp nhân cũng như hội không có tư cách pháp nhân cùng hoạt động dé phát huy sức mạnh cộng đồng

trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng xã hội dân giàu, nước

mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh Nhiều hội ở Việt Nam đóng gop vai trò rất lớn cho sự phát triển của kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, môi trường Nhiều hội tham gia vào các hoạt động quốc tế như Hội luật gia Việt Nam tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quyền con người, quyền công dân, đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên phạm vi toàn thế giới, có mối liên hệ mật thiết với Hội luật gia dân chủ thế giới và được Hội luật gia dân chủ thế giới giúp đở về kinh phí để tô chức một số hội thảo khoa học quốc tế Luật về hội cần tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý dé cho các hoạt động như vậy được tiếp tục phát triển Quyền lập hội là quyền con người nên Luật về hội cũng phải khẳng định quyền này là quyền của mọi người để pháp luật Việt Nam không trái với pháp luật quốc tế Đối với Luật biểu tình, nhóm đề tài kiến nghị Quốc hội phải khẩn trương ban hành luật này vì sau vụ Công ty Formosa đô chất thải độc ra biển làm cá bốn tỉnh miền Trung bị chết và môi trường biên bị ô nhiễm nặng thì hiện tượng biểu tình ở Hà Tinh và một số địa phương khác đã liên tiếp nỗ ra Đây là quyền hiến định của công dân nên cần có luật để đảm bảo thực hiện quyền này của công dân đồng thời có các quy định cụ thể để các cơ quan bảo vệ trật tự xã hội, trật tự pháp luật, thuận lợi

trong việc duy trì trật tự xã hội, trật tự pháp luật.

Trang 13

CHUONG I

TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CỨU DE TÀI

1.1 Tinh hinh nghiên cứu trong nước

Nhiều chủ đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến dé tài Cơ sở jý luận

và thực tiễn xây dựng, hoàn thiện pháp luật dam bao thi hành quy định cua

Hiến pháp năm 2013 về các quyên dân sự, chính tri đã được một số tác giả dé cập đến trong các công trình nghiên cứu của mình:

- PGS-TS Tường Duy Kiên (Chủ nhiệm đề tài), Bao đảm quyên dân sự, chính trị trong pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, bảo vệ năm 2010, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội Trong công trình

nghiên cứu này nhóm tác giả đã chỉ ra những thành tựu đã đạt được của Việt

Nam trong việc bảo đảm các quyền dân sự, chính trị của con người và công dân và chỉ ra những hạn chế, bất cập trong pháp luật và thực tiễn về việc bảo vệ các quyền đân sự, chính trị của con người và công dân, đối chiếu với Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị năm 1966 và các công ước khác của Luật nhân quyền quốc tế.

- Trung tâm nghiên cứu quyền con người& quyền công dân — Giới thiệu công ước quốc tế về các quyên dân sự và chính trị (ICCPR, 1966) do nhóm tác giả Lã Khánh Tùng, Vũ Công Giao, Tường Duy Kiên biên soạn, Nxb Hồng

Đức, 2012 Đây là công trình nghiên cứu kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập

ICCPR, giới thiệu khá đầy đủ nội dung các quy định của ICCPR, kèm theo

các bình luận chung của HRC' và các phán quyết của HRC liên quan đến các

vụ kiện cụ thê về việc vi phạm nhân quyền mà nạn nhân là các công dân của các quốc gia đã tham gia ICCPR và tham gia Nghị định thư bé sung thứ nhất

(OPI- 1966).

- PGS-TS Vũ Công Giao — Chế định quyên con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013 ( trong cuỗn Bình luận khoa học Hién pháp nước

CHXHCN Việt Nam năm 2013 của Viện chính sách công và pháp luật, do

GS-TS Đào Trí Úc và PGS-GS-TS Vũ Công Giao đồng chủ biên, Nxb Lao động Xã

hội, 2014 Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã phân tích những

diém mới của chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công

dân trong Hiến pháp năm 2013 Đặc biệt tác giả lưu ý đến Hiến pháp năm * Human Resources Club

Trang 14

2013 đã không đồng nhất quyền con người và quyền công dân như ở Điiều 50 Hiến pháp 1992 mà đã thay thể nhiều quy định của Hiến pháp trước đây chi quy đình cho công dân thì nay chủ thể hưởng quyên là “ tất cả mọi người”, trước đây, theo Hiến pháp năm 1992, chỉ đề cập đến nghĩa vụ tôn trọng ở Điều 50 thì nay, theo Hiến pháp năm 2013, ba nghĩa vụ mà nhà nước xác địmh cho mình là tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyển con người và công dân Tác giả đã phân tích những triển vọng, thách thức và giải pháp thực thi chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013;

- PGS-TS Phạm Hữu Nghị - Về quyén con người, quyên và nghĩa vụ cơ bản của công dân (trong cuốn Hién pháp năm 2013 — Những điểm mới mang tính đột phá do PGS-TS Hoàng Thế Liên chủ biên, Nxb Tư pháp, năm 2015) Trong công trình nghiên cứu của mình PGS-TS Phạm Hữu nghị đã lưu ý đến sự đánh giá vai trò giá trị của quyền con người, quyền công dân trong tư duy chính trị của nhân loại của cố giáo sư Hoàng Văn Hảo: “ Như vậy, chính vai trò giá trị của quyên con người, quyên công dân mà trong tu duy chính trị của nhân loại, van dé quyên con người, quyên công dân trở thành một nội dung chính của lịch sử lập hiến Luật về các quyên cua Anh sau cách mạng nam 1689, Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp của Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyên và công dân quyên của Pháp, Hiến pháp của tat cả các nước dù ở chế độ xã hội nào (tu bản, xã hội chủ nghĩa, các nước dang phát triển) déu có chế định quyên con người, quyên công dân Đó là nội dung cơ bản nhất của mỗi Hién pháp, nội dung quan trọng đến mức nếu không có chế định quyền con người, quyên công dân thì cũng không thé có bản Hién pháp, nội dung đó chỉ phối kết cấu của bản Hiến pháp, chế định quyên con người, quyền công dân thường được đặt lên hàng dau trong Hiến pháp của nhiều nước ”” Nhận định điểm mới của cơ cấu Hiến pháp năm 2013 PGS-TS Phạm Hữu Nghị đã viết: “ Chương quyên con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là chương thứ hai trong Hiến pháp sau chương I: Chế độ chính trị Điều này thể hiện quan điểm, nhán thức và quyết tâm của xã hội Việt Nam, Nhà nước và nhán dân Việt Nam thực hiện cam kết tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy quyên con người Trong bài viết của mình, tác giả đã chỉ ra các điều ghi nhận về các

quyên vê dân sự, chính trị bao gom: Quyền sông của con người (Điều 19);

? Hoàng Văn Hảo: Hiến pháp Việt nam và vấn đề quyên con người, quyên công dân Trong cuỗn Hiến pháp

và pháp luật vê quyên con người: Kinh nghiệm Việt Nam và Thụy Điên, Hà Nội, 5/2001.tr 148.

Trang 15

quyền bất khả xâm phạm về thân thê, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phâm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm (Điều 20); Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình, quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin khác (Điều 21); quyền có nơi ở của công dân và quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của mỗi người (Điều 22); quyền tự do di lại va cư trú ở trong nước, quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về nước theo quy định của pháp luật (Điều 23); quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; các tôn giáo bình đăng trước pháp luật (Điều 24); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chi, tiếp cận thông tin, lập hội, biéu tình (Điều 25); quyên bình đẳng nam, nữ quyền bình đẳng giới (Điều 26); quyền bầu cử, ứng cử của công dân (Điều 27); quyền của công dân than gia quản lý nhà nước và xã hội,tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước (Điều 28), quyền biểu quyết của công dân khi nhà nước tô chức trưng cầu ý dân (Điều 29); quyền khiếu nại, tố cáo của mọi nEƯỜI VỚI co quan, tổ chức, cá nhân có thâm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tô chức, cá nhân (Điều 30); quyền suy đoán vô tội và được xét xử công bằng; quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất,tinh thần và phục hồi danh dự (Điều 31) Đặc biệt tác giả đã chỉ ra một số quyền mới của con người và công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013: mọi người có quyền sống Tính

mạng con người được pháp luật bảo hộ Không ai bi tước đoạt tính mang trái

pháp luật (Điều 19); Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34); mọi người có quyền được hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41); Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42); Mọi người có quyền sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43); quyền được hiến mô, các bộ phận cơ thé người, hiến xác (Khoản 3 Điều 20);

-PGS-TS Đinh Ngọc Vượng - Hiến pháp với việc bảo vệ quyên con nguoi, quyÊn công dân, trong cuốn Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp-Kinh nghiệm của Đức và Việt Nam, Nxb.Tư pháp,2012 Diém đặc biệt của

công trình nghiên cứu này là tác giả đã phân chia các quyên con người và

Trang 16

công dân thành 4 nhóm: các quyên chính trị, các quyên kinh tế, các quyên văn hóa- xã hội, các quyên và tự do cá nhân Cách phân chia này dựa trên kinh

nghiệm phân nhóm của các giáo sư Nga và các giáo sư các nước thuộc Liên

xô cũ Theo cách phân chia này nhóm các quyền và tự do cá nhân tương ứng với nhóm quyền dân sự (Civil rights) theo cách phân chia của các nước nói tiếng Anh và các nước phân chia các quyền con người và công dan theo các công ước quốc tế về quyền con người Một điểm đặc biệt khác trong công

trình nghiên cứu của mình PGS-TS Định Ngọc Vượng đã nghiên cứu quá trình

nội luật hóa các công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh tế, xã hội , văn hóa vào Hiến pháp và các luật Việt Nam Qua công trình nghiên cứu của PGS-TS Đinh Ngọc Vượng, người đọc có thể thấy rõ các quy định trong hai Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa đã thé hiện trong Hiến pháp, các Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật lao động và các luật như Luật trợ giúp pháp lý, Luật cư trú, Luật xuất bản, Luật báo chí, Luật bưu chính viễn thông, Luật bảo hiểm xã hội, Luật giáo dục, Luật phố cập tiểu học, Luật dạy nghề, Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, Luật khám chữa -bệnh, Luật bảo hiểm y tế, Luật hoạt động chữ thập đỏ, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị tran

-PGS-TS Tô Văn Hòa — Nghiên cứu so sánh Hién pháp các quác gia Asian, Nxb.Chính trị quốc gia, 2015 Trong công trình nghiên cứu này, khác với PGS-TS Đinh Ngọc Vượng, tác giả đã phân chia các quyền cơ bản thành 7 nhóm: các quy định chung (các quy định mang tính nguyên tắc chung của quyền cơ bản) , các quyền tự do và bất khả xâm phạm, các quyền cơ bản trong lĩnh vực chính trị, các quyền cơ bản trong lĩnh vực áp dụng pháp luật và thi hành công lý (các quyền cơ bản trong lĩnh vực tư pháp hình sự), các quyềm cơ bản trong lĩnh vực kinh tế- xã hội, các quyền cơ bản trong lĩnh vực var hhóa-giáo dục, khoa học, công nghệ, các quyền của cộng đồng dân cư VỀ các quyền chính trị cơ bản ở các quốc gia Asian tác giả đã phân tích và phân chia thành 5 quyền sau: 1) quyền bau cử; 2) quyền khiếu nại tố cáo; 3) quyền được thông tin; 4) quyền chủ động tham gia chính tri; 5) quyền bình đăng trong việc tham gia chính quyền.

PGSTS Trịnh Quốc Toản, PGSTS Vũ Công Giao đồng chủ Hén -Thực hiện các quyên hién định trong Hién phap nam 2013, Nxb Hong Duc,

Trang 17

năm 2015 Đây là một công trình nghiên cứu khá đô sô với 817 trang tập hợp

53 bài viết của các nhà khoa học :PGS-TS Vũ Hông Anh, PGS-TS Chu Hông

Thanh, PGS-TS Vũ Cóng Giao, GS-TSKH Dao Trí Úc,PGS-TS Hoàng Văn Nghĩa, TS Hoàng Hùng Hải, PGS-TS Đặng Minh Tuấn, PGS-TS Trịnh Quốc Toản, PGS-TS Trương Hồ Hải, PGS-TS Nguyễn Ngọc Chi, TS trịnh Tiến Việt, , Th.S Nguyên Minh Tâm, TS Lã Khánh Tùng, Th.S Nguyên Anh Đức, GS-TS Pham Hông Thái, TS Nguyễn Thị Phương Hoa, Th.S Vũ Thi Thúy, GS-TS Nguyễn Minh Thuyết, TS Pham Thị Duyên Thảo, TS Nguyễn Bích Thảo, PGS-TS Doãn Hong Nhung, PGS-TS Nguyễn Thị Lan Hương, PGS-TS Lương Minh Tuân, PGS-TS Mai Hải Đăng, TS Mai Văn Thắng, Th.S Bùi Tiến Đạt,TS Phí Thị Thanh Tâm Các bài viết liên quan đến các quyền dân sự và chính trị đáng lưu ý trong công trình này bao gồm:

- PGS-TS Chu Hồng Thanh - Hién pháp năm 2013 với việc thực thi các diéu ước quốc tế vê quyên con người của Việt Nam Với công trình nghiên cứu này tác giả đã đánh giá những tiễn bộ vượt bậc của Hiến pháp năm 2013 trong việc ghi nhận và thực thi các công ước quốc tế về quyền con người tại Việt Nam Đáng lưu ý là những nhận xét thật sâu sắc của nhà nghiên cứu về nhân quyền Chu Hồng Thanh từ việc lần đầu tiên Hiến pháp đã đổi tên chương là “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” trong đó quyền con người nằm ở mệnh đề đầu tiên, so với tên gọi cũ của chương này trong Hiến pháp năm 1992 là “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” chỉ bàn chủ yếu đến quyền công dân, chưa bao quát hết nội dung cần có là quyền con người Việc thay đổi vị trí từ Chương V chuyền về vị trí Chương II cho thấy các nhà lập hién đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của chế định này trong Hiến pháp nên đã đưa lên vị trí trang trọng hàng đầu trong Hiến pháp Hiến pháp năm 2013 không còn đồng nhất quyền con người với quyền công dân, thé hiện rõ nhận thức quyền con người và quyền công dân là hai khái niệm cùng loại, đồng dạng nhưng không đồng nhất Nếu Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định chủ thể quyền là công dân thì trong Hiến pháp năm 2013 chủ thê quyên không chỉ là công dân mà còn là con người, nhiều quy định trước đây

dành cho “mọi công dân” thì bây giờ dành cho “mọi người” Những quy định

này phù hợp với các điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết

và tham gia Nếu Hiến pháp năm 1992 tại Điều 50 chỉ xác định nghĩa vụ của

nhà nước là tôn trọng nhân quyền thì Hiến pháp năm 2013 đã xác định cả ba

Trang 18

nghĩa vụ là tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, tương ứng với nghĩa vụ quốc gia trong luật nhân quyền quốc tế Hiến pháp Việt Nam năm 2013 lần đầu tiên (Khoản 2 Diéul4) dé ra nguyên tắc giới han quyền con người, quyền công dân theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, phù hợp với nguyên tắc của luật nhân quyền quốc tế (thể hiện trong Điều 29 UDHRỶ, Điều 4 ICESCR” và một số điều trong ICCPR) Việc hiển định nguyên tắc giới han quyên, tại khoản 2 Điều 14, theo PGS-TS Chu Hồng Thanh có ý nghĩa quan trọng: (i) Làm sâu sắc hon tinh thần của luật nhân quyền quốc tế là các nhà nước phải tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo các quyền con người nhưng cũng được đặt ra và áp dụng những giới hạn cho một số quyền, nhằm thực hiện chức năng của nhà nước là quản lý xã hội, bảo vệ các quyền , lợi ích chung của cộng đồng và các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân khác; (ii) Ngăn chặn khả năng lạm dụng quyền lực nhà nước dé vi phạm nhân quyền, thông qua việc ấn định những điều kiện chặt chẽ với việc giới hạn quyền; (iii) Phòng ngừa những suy nghĩ và hành động cực đoan trong việc hưởng thụ các quyền Hiến pháp năm 2013 không những khẳng định sự tôn trọng và đảm bảo thực hiện quyền và tự do của mỗi người mà còn đòi hỏi mỗi người thực hiện quyền trong mối quan hệ tôn trọng quyền và tự do của người khác Hiến pháp năm 2013 đã quy định: Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác và việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (Khoản 2, khoản 4 Điều 15) Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận một số quyền mới trên cả hai lĩnh vực quyền dân sự, chính trị và quyền kinh tế, xã hội và văn hóa mà trước đó Hiến pháp năm 1992 chưa đề cập đến: quyên sống (Điều 19), quyền xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ me đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42), công dân Việt Nam không thê bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác (Khoản 2 Điều 17) Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thé người và hiến xác theo quy định của pháp luật Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thư nghiệm

nao khác trên cơ thê người phải có sự đông ý của người được thử n;hiệm

3 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền

* Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966

Trang 19

(khoản 3 Điều 20) Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình, có quyền bảo vệ danh dự ,uy tín của mình Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn (Khoản 1 Điều 21), quyền có nơi ở hợp pháp (khoản 1 Điều 22), người bị buộc tội phải được tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải công khai (Khoản 2 Điều 3) Người bị bắt, tạm git,tam giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa (Khoản 4 Điều 3); quyền hưởng an sinh xã hội (Điều 34); quyền được hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa,tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41); quyền được sống trong môi trường trong lành (Điều 43);quyền không bị cưỡng bức lao động (Khoản 3 Điều 35) Trong công trình nghiên cứu của mình PGS-TS Chu Hồng Thanh đã đề xuất nhiều phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam dé thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật quốc tế về quyền con người thê hiện trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyên và Các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia:

+ Việt Nam đã tham gia 7/9 Công ước quốc tế cốt lõi về nhân quyền và cần tiếp tục tham gia hai Công ước quốc tế còn lại là Công ước về bảo vệ tất cả mọi người khỏi sự bắt cóc đưa đi mất tích và Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả những người lao động di trú và thành viên của gia đình họ Đây là hai Công ước được Liên hợp quốc liên tục kêu gọi các quốc gia tham gia;

+ Giảm các tội danh có hình phạt tử hình, thống kê hình phạt tử hình hàng năm, có quy định của pháp luật về quyền an tử, quy định cụ thê hơn và chặt chẽ hơn về việc nạo phá thai;

+ Hoan thiện pháp luật tố tụng phù hợp với luật nhân quyên quốc tế; + Cần có các biện pháp khắc phục tình trạng nhiều vụ án bị xét xử oan sai như các vụ: Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức long

+ Hoàn thiện cơ chế xử lý , đền bù oan sai trong các hoạt động tư pháp; + Hoàn thiện pháp luật và cơ chế áp dụng pháp luật bảo vệ đời tư;

+ Đảm bảo quyền của cha mẹ, người giám hộ trong việc giáo dục tôn

giao, tín ngưỡng cho con cái;

+ Bảm bảo cơ chế thực hiện quyền tiếp cận thông tin cho con người và công dân;

Trang 20

+ Ban hành luật về hội, tạo điều kiện cho các hội hoạt động thuận lợi ; + Thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia;

+ Thành lập cơ quan bảo hiến để khắc phục tình trạng có luật vi hiến, - GS-TSKH Đào Trí Uc, PGS-TS Vũ Công Giao - Quyên sống trong luật quốc tế và việc bảo đảm quyên này theo tinh than Hién pháp năm 2013 và pháp luật Việt Nam) Công trình nghiên cứu này đã lưu ý đến Bình luận chung số 6 thông qua tại phiên họp lần thứ 16 năm 1982 của Ủy ban nhân quyển về ý nghĩa và nội dung cơ bản của quyền sống:

+ Quyền sống là supreme right (quyền tối cao) của con người mà trong bất cứ hoàn cảnh nao, kể cả tình trạng khẩn cấp quốc gia cũng không thé bi

tạm đình chỉ thực hiện;

+ Quyền sống không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là sự toàn vẹn vé tinh mang ma con bao gồm việc đảm bảo sự tổn tại của con người Vì thé quyén này đòi hỏi các quốc gia phải thực thi những biện pháp, cả thụ động và chủ động để đảm bảo cuộc sống của người dân, đặc biệt là của những nhóm yếu thế, ví dụ như để làm giảm tỷ lệ chết ở trẻ em, xóa bỏ tình trạng suy dinh

dưỡng và các dịch bệnh;

+ Một trong các nguy cơ đe dọa quyền sống là chiến tranh và các tội ác nghiêm trọng như diệt chủng hay tội phạm chống nhân loại Vì vậy, việc bảo đảm quyền sống đòi hỏi phải cắm các hoạt động tuyên truyền chiến trenh và

kích động hận thù,bạo lực;

+Phòng chống những hành động xâm phạm tính mạng con người lànghĩa vụ của các quốc gia thành viên của Công ước quốc tế vỀ các quyền cân sự

chính tri;

+Các quốc gia thành viên ICCPR phải hướng tới xóa bỏ hình mạt tử hình Đối với các quốc gia chưa xóa bỏ hình phạt tử hình thì phải giơi hạn hình phạt chỉ đối với những tội phạm nghiêm trọng nhất.

-PGS-TS Vũ Công Giao- Th.S Nguyễn Thùy Dương - Van dé quyén song của thai nhỉ trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Trong bài viết của mình hai nhà khoa học đã khang định mặc dù còn có những quan điểm khác nhau nhưng pháp luật quốc tế hiện đại mới chỉ đừng ở mức (ộ bảo vệ mà chưa quy định quyền sống của thai nhi Cũng như pháp luật qiốc tế pháp luật Việt Nam cũng chưa có quy định nào về quyền sống của thú nhỉ.

Pháp luật Việt Nam cho phép người mẹ được pha thai theo nguyện vọng, trừ

Trang 21

trường hợp phá thai vì lý do lựa chọn giới tính Bài viết khuyến nghị pháp luật Việt Nam nên có các quy định khác nhau căn cứ vào các giai đoạn phát triển khác nhau của các bao thai Giai đoạn đầu từ tuần 1 đến man 10 Đây là giai đoạn bao thai mới chỉ tồn tại dưới dạng phôi, dạng “ sự sống tiềm năng”, giai đoạn này nạo phá thai không gây nguy hiểm cho sức khỏe người mẹ nên có thể cho phép nạo phá thai theo nguyện vọng của người mẹ Giai đoạn 2 từ tuần 10 đến tuần 24 Đây là giai đoạn phôi thai đã phát triển thành bào thai có đủ các bộ phận cơ thể Tuy nhiên trong giai đoạn này bào thai vẫn chưa tồn tại độc lập được, có thể coi là ở giai đoạn “con người tiềm năng” Trong giai đoạn này việc nạo phá thai có mức độ nguy hiểm cao đối với người mẹ vì vậy việc nạo phá thai phải được sự đồng ý của người chồng và bác sĩ chuyên khoa Giai đoạn thứ ba từ tuần 24 trở đi Giai đoạn này bào thai đã trở thành “con người hoàn thiện” và việc nạo phá thai có mức độ nguy hiểm cao đến sức khỏe và tính mạng của người mẹ Giai đoạn này cần cắm nạo phá thai, trừ trường hợp thai nhi đã chết trong bụng mẹ hoặc có những di tật nghiêm trọng.

- PGS-TS Vũ Công Giao, Th.S Nguyễn Anh Đức - Quyền được bảo vệ đời tư theo Hién pháp năm 2013 Công trình nghiên cứu này đã chỉ rõ đời tư là một khái niệm pháp lý có ý nghĩa quan trọng đối với moi cá nhân mà nhờ đó mỗi người được nhận biết riêng biệt với cộng đồng xung quanh Khái niệm đời tư được hiểu là tình trạng hay diéu kiện của một người được tách biệt khỏi sự chú ý của cộng đông nhằm tránh sự xâm phạm hay can thiệp tùy tiện bởi hành động hoặc quyết định của một chủ thể khác Pháp luật về đời tư (Privacy law) là những quy định của pháp luật bảo vệ quyền của cá nhân được tách biệt một mình hoặc hạn chế công chúng xâm nhập những thông tin cá nhân như kê khai thuế hoặc y bạ Với quan niệm trên đây bài viết lưu ý đời tư là những khía cạnh trong đời sống cá nhân mà bat kỳ chủ thé nao khác đều phải tôn trọng bằng cách không nhằm vào đó sự chú ý, sự can thiệp tùy tiện hay cao hơn là sự xâm phạm đến những khía cạnh đó.Từ cách hiểu như vậy bài viết chỉ ra rằng khái niệm đời tư với mỗi người sẽ khác nhau Chang hạn một người hoàn toàn bình thường về giới tính sẽ không coi giới tính của người đó là một yếu tố đời tư Tuy nhiên, những người đồng tính nam, đồng tính nữ, chuyển giới thì lại coi yếu tố giới tính của họ là một khía cạnh đời tư cần được tôn trọng dé tránh khỏi sự chú ý, sự can thiệp của bất cứ chủ thể nào khác, đặc biệt là ở những cộng đồng còn nặng tư tưởng phân biệt, kỳ thị với họ Bài viết

Trang 22

đã nhận xét về một góc độ khác, có thé đưa ra khái niệm đời tu là những giá trị hữu hình hoặc vô hình thuộc về một người mà dựa vào những giá trị éy co thể xác định được tính khác biệt của người đó so với những chủ thé khác trong cộng đông và luôn gan với ý chí chủ quan của chính người đó trong việc quyết định chia sé hay không chia sẻ những gia tri đó ra bên ngoài Bài viết đã phân biệt đời tư với khái niệm quyền được bảo vệ đời tư Quyền được bảo vệ đời tư là khả năng của một người có thể tự mình hoặc được pháp luật hỗ trợ dé chống

lại những xâm phạm, can thiệp tùy tiện vào các giá trị đời tư của ngườ: đó.

Quyền được bảo vệ đời tư đã được ghi nhận trong Điều 12 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, theo đó “Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tùy tiện vào cuỘc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân Mọi người déu có quyên được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp và xâm phạm như vay” Quyền được bảo vệ đời tư cũng được khẳng định trong Điều 17 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 Trong Bình luận chung số 16 Ủy ban nhân quyền đã lý giải mục đích quy định của quyền bảo vệ đời tư là nhằm bảo vệ chống lại những xâm phạm tùy tiện hay bất hợp pháp từ các chủ thể khác gồm mọi thê nhân, pháp nhân, hay từ phía cơ quan nhà nước Phân tích sâu rộng hơn Điều 12 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền bài viết đã nhận định rằng nội hàm các giá trị đời tư cần phải được bảo vệ không chỉ có cuộc sống riêng tư của mỗi cá nhân mà còn bao gồm cả những khía cạnh đời sống có mối gắn kết mật thiết

với cá nhân như gia đình, nơi ở, thư tín, và cả những giá trị định tính nhu danh

dự, uy tín cá nhân Bài viết cũng đã phân tích quyền được bảo vệ đời tư đã được thé hiện trong các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 vả 2013 và trong Bộ luật dân sự 2005, 2015 Theo Điều 21 Hiến pháp 2013, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình, có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình Thông tin về đời sống riêng

tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn Mọi người

có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đôi thông tin riêng tư khác Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tír, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác Điều 38 Bộ luật dân sự Việt nam năm 2015 cũng đã quy định: “1 Đời sông riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp

luật bảo vệ; 2 Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liêr quan

Trang 23

đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý; việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác; 3 Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi

thông tin nêng tư khác của cá nhân phải được đảm bảo an toàn, bí mật Việc

bóc mở, kiểm soát, thu g1ữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong những trường hợp luật quy định 4 Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà minh đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” Nhóm tác giả cũng đã chỉ ra một số văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác cũng đã có các quy định về bảo vệ các giá trị đời tư của cá nhân như Khoản 4 Điều 4 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thé người và hiến, lấy xác năm 2006, Điều 8 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006, Khoản 2 Điều 3 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 Hành vi tiết lộ thông tin về đời tư là hành vi bị cắm theo quy định của nhiều luật như theo Khoản 4 Điều 10 Luật báo chí năm 1999, Điều 7 Luật bưu chính năm 2010, Điều 12 Luật viễn thông năm 2009, Khoản 2 Điều 4 Luật bưu chính năm 2010, Khoản 5 Điều 6 Luật giám định tư pháp năm 2012, Điều 10 Luật xuất bản năm 2012 Theo quy định tại các Điều 124, 125 Bộ luật hình sự 1999 ( sửa đổi 2009) một số hành vi xâm phạm đời tư bi truy cứu trách

nhiệm hình sự Nhóm nghiên cứu cũng đã chỉ ra bên cạnh luật nội dung còn có

các quy định bảo vệ đời tư của luật hình thức (luật tố tụng) như Khoản 3 Điều 13, Khoản 2 Điều 15, Khoản 3 Điều 66, Khoản 2, Khoản 3 Điều 97, Khoản 2 Điều 227, Khoản 2 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 ( sửa đổi, bổ sung năm 2011), Điều 8, Điều 18 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Khoản 3 Điều 15, Điều 17, Điều 56, Khoản 2, Khoản 3 Điều 90, Khoản 2 Điều 153 Luật tố tụng hành chính năm 2010 Các điều khoản của những luật này quy định theo yêu cầu chính đáng của các cá nhân về bảo vệ bí mật đời tư việc xét xử kín có thé được tiến hành.

- PGS-TS Vũ Hồng Anh - Quyên biểu tình của công dân và những van

dé dat ra đôi với công tác xây dựng luật biếu tình Trong bài việt của mình,tác gia đã luận giải khái niệm biêu tinh và quyên, bi uyên được

TRUNG TÂM THONS TIN THU VIÊN

Trang 24

tất cả các Hiến pháp Việt Nam 1946,1959, 1980,1992 và 2013 ghi nhận Biểu tình được hiểu là sự tự nguyện tập hợp nhiều người, hành động mang tính phi bạo lực, để bày tỏ thái độ phản đối hay ủng hộ công khai một vấn đề nào đó trước nhà nước và cộng đồng làm cho các chủ thé đó phải có những biện pháp thích hợp để đáp ứng lợi ích của mình, của chủ thể khác hoặc của xã hội” Hoạt động biểu tình trên thực tế đã xây ra ở nhiều nước và ở Việt Nam do đó cần có luật dé cụ thé hóa quy định của Hiến pháp dé đảm bảo cho công dân thực hiện quyền này, đồng thời có sơ sở pháp lý dé các cơ quan có thâm quyền có hành vi ứng xử phù hợp khi có biểu tình xây ra Tác giả Vũ Hồng Anh đã lưu ý đến Sắc lệnh số 31 ngày 13/9/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh quy định về thé thức tổ chức các cuộc biểu tình Sắc lệnh quy định : “X# vì tw do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ dân chủ cộng hòa, nhưng trong tình thé đặc biệt hiện thời cần phải xem xét kiểm soát những cuộc biểu tinh dé tránh những sự bất trắc co thé ảnh hưởng dang tiếc đến nội trị hay ngoại giao; Điều thứ nhất: Những cuộc biểu tình phải khai trình trước 24 gid’ với các Ủy ban nhân dân sở tại trong thời kỳ này, Điều thứ hai: Ong Bộ trưởng nội vụ và các Ủy ban nhân dân Bắc Trung Nam bộ chịu trách nhiệm thi hành sắc lệnh này ”.“ Như vậy, có thé thay rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến các quyền dân sự , chính trị của công dân vì Sắc lệnh về thể thức t6 chức các cuộc biểu tình đã được ban hành chi sau lễ Tuyên ngén độc

lập chi 11 ngày.

Theo tác giả Vũ Hồng Anh, việc ban hành Luật biểu tình hiện nay là rất cần thiết kế cả về phương diện thực hiện quyền của công dân, kể cả về phương diện quản lý và bảo vệ trật an toàn xã hội Luật về biểu tình sẽ tạo cơ sẻ pháp ly cho các cơ quan chức năng thực hiện đầy đủ trách nhiệm và quyền hen của mình theo luật định, quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn an ninh, trật tự, an toàn xã hội Luật biểu tình sẽ tạo hành lang pháp lý cho việc giải tỏa những căng thang, bức xúc trong xã hội, qua đó tạo ra sự đồng thuận xã hội, thúc day kinh

tế- xã hội phát triển Luật về biểu tình cũng là căn cứ pháp lý để chúng a dau tranh chống lại những xuyên tac về dân chủ, nhân quyền ở nước ta của cic thé

luc thu dich.

° Phan Trung Ly (2013) Cơ sở lý luận và thực tiễn cụ thể hóa quy định của Hién pháp về quyền tujo ngônluận, tự do báo chí, tự do hội họp, lập hội và biểu tình của công dân, đề tài NCKH cấp bộ, Viện ngiiền cứu

lập pháp, Hà Nội, tr.41

Ế Xem http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/NewsDetail_aspx?co_¡id=30008&cn_kl=id=18367

Trang 25

- GS.TSKH Đào Trí Úc - Đảm bảo quyên con người trong tô tụng hình sự theo tinh than đổi mới của Hiển pháp năm 2013 Theo tác giả, một nhà khoa học đầu đàn trong nhiều lĩnh vực của khoa học luật Việt Nam, tố tụng hình sự (TTHS) của bat kỳ quốc gia nào cũng phải thực hiện đồng thời hai

nhiệm vụ: vừa phải xác định cho được sự thật của vụ án, đảm bảo công lý

được thực thi, đồng thời phải làm thế nào đề trên con đường đi tìm sự thật và công lý thì quyền của tất cả những ai có liên quan đều phải được tôn trọng, bảo vệ và dam bảo Dé thực hiện tốt hai nhiệm vụ trên đây TTHS phải dam bảo nguyên tắc thực hiện các quyền con người sau đây:

1 Quyền được xét xử bởi một tòa án độc lập và công bằng: 2 Quyền được xét xử kịp thời trong một thời hạn hợp lý;

3 Quyền được giải thích về sự buộc tội và thông báo kip thời về sự cáo buộc; 4 Quyền được suy đoán vô tội, không phải đưa ra chứng cứ buộc tội mình; quyên im lang;

% Quyền bào chữa, bao gồm việc tự bào chữa, hoặc nhờ người khác bào chữa; quyền có khoảng thời gian và điều kiện cần thiết dé chuẩn bị bào chữa;

6 Quyền được tự do đưa chứng cứ và trình bày chứng cử 7 Quyền kháng cáo.

Theo tác giả các quyền trên đây được ghi nhận, được khuyến cáo thực

hiện và đòi hỏi thực hiện trong tất cả các văn kiện pháp lý quốc tế và khu vực Có thể nói đó chính là những chuẩn mực pháp lý quốc tế về quyền con người trong tố tụng hình sự Các đảm bảo thực hiện quyền bào chữa của người bị buộc tội được liệt kê tại Khoản 3 Điều 14 dưới hình thức là các quyền phát sinh từ quyền được bào chữa:

a) Được thông báo không chậm trễ và đầy đủ bằng ngôn ngữ mà người đó có thể hiểu được về tính chất và căn cứ buộc tội;

b) Có đủ thời gian và điều kiện cần thiết cho việc chuẩn bị bào chữa và

liên hệ với người mà mình đã chọn làm người bào chữa cho mình;

c) Được xét xử trong thời gian hợp lý;

d) Được xét xử với sự có mặt của mình va được tự bào chữa hoặc thông

qua người bào chữa được mình chọn; nếu không có người bào chữa thì phải được thông báo về quyền được có người bào chữa, trong mọi trường hợp khi lợi ích của tư pháp yêu cầu, người bị buộc tội có quyền được chỉ định người

Trang 26

bào chữa và khi người bị buộc tội không có đủ điều kiện trả tiền thuê người

bào chữa thì phải được bào chữa miễn phí;

đ) Được lấy lời khai người làm chứng có chứng cứ chống lại mình hoặc được triệu tập và lay lời khai người làm chứng bảo vệ mình theo những cách như người làm chứng chống lại mình;

e) Được sử dụng phiên dịch miễn phí nếu không hiểu được ngôn ngữ sử

dụng tại tòa án hoặc được quyền nói bằng ngôn ngữ mẹ đẻ;

f) Được quyền không đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc không bị

ép nhận tội;

ø) Không ai có thể bị xét xử hoặc chịu hình phạt hai lần vì một tội phạm khi việc kết tội hoặc tha tội đã xong hoàn toàn theo pháp luật va thủ tục tố

tụng của mỗi nước.

Theo tác giả, trong bat cứ hệ thống tô tụng nào cũng đều tồn tại các nhu cầu được đặt ra bởi tính chất của tố tụng là: truy tố tội phạm và người phạm

tội, bào chữa của bị can, bị cáo và luật sư của họ; hoạt động xét xử của tòa án.

Từ đó ba chức năng buộc tội, bào chữa, xét xử luôn luôn tồn tại trong bat ky loai hinh té tung nao Trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành không tồn tại việc khu biệt ba chức năng tố tụng cho từng chủ thé tố tụng Nếu có, thì đó cũng chỉ là phân biệt tương đối Điều 13 Bộ luật TTHS Việt Nam quy định: “Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án hình sự và áp dụng các biện pháp do bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội” Theo quy định này, không chỉ cơ quan điều tra, Viện kiểm sát mà Tòa án cũng có chức năng khởi tố vụ án hình sự Bắt đầu từ khi khởi tố vụ án, cơ quan điều tra “lập ra hồ sơ vụ án hình sự”, khi kết thúc điều tra nếu có đủ yếu tố cầu thành tội phạm thì hồ sơ đó được chuyển sang Viện kiểm sát để quyết định truy tố Từ khi có quyết định truy tổ thì hồ sơ được chuyền đến Tòa án để xét xử Theo GS-TSKH Đào Trí Úc, các chứng cứ hoàn toàn thuộc quyền chủ động của các cơ quan tiến hành tố tụng, bởi theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì “chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định mà cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án dùng làm căn cứ dé xác định có hay không hành vi pham tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án” (Điều 64 BLTTHS).Trong toàn bộ

Trang 27

quá trình của vụ án, các cơ quan nói trên và chỉ có các cơ quan đó mới có

quyền thu thập chứng cứ thông qua thâm quyên triệu tập những người biết về vu án và nghe họ trình bày, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án (Điều 65 BLTTHS) Trong khi đó, từ phía khác, người bào chữa chỉ được quyền thu thập các tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ án và chúng chỉ có thể là chứng cứ khi được nộp cho các cơ quan tiền hành tô tung và được các cơ quan này chứng nhận, đưa vào hồ sơ Mặc dù được quyền đọc, ghi chép, sao chụp các tài liệu trong hồ sơ vụ án, tuy nhiên chỉ là những tài liệu liên quan đến việc bào chữa mà không phải là toàn bộ tài liệu liên quan đến vụ án Bị can, bị cáo, người bào chữa được xác định là người “tham gia” tố tụng: nói khác đi, tổ tụng không thuộc quyền của họ, họ chỉ tham gia Qua những phân tích trên đây, GS-TSKH Dao Tri Úc kết luận trong tổ tụng Việt Nam hiện hành, việc xác định chứng cứ cũng như quá trình chứng minh hành vi phạm tội cho thấy vai trò nổi trội và áp đảo của của các cơ quan tiến hành tổ tụng và vai trò bị động, yếu ớt của bị can, bị cáo trong bào chữa của họ Và tác giả đã kiến nghị nên từ bỏ quy định về việc công nhận giá trị chứng minh của chứng cứ Triệt dé thực hiện nguyên tac: moi chúng cứ đều có giá trị ngang nhau, bat kế chúng được đưa vào hồ sơ một cách chính thức hay không Bi can, bị cáo,người bao chữa được quyền tìm kiếm chứng cứ bang bat cứ phương thức hợp pháp nao.

Chứng cứ và chứng minh chỉ có giá trị sau khi được trình ra và lập luận tại

phiên tòa Điều đó có nghĩa là phải thừa nhận chứng cứ có trong hồ sơ và ngoài hồ sơ vụ án Xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa phải đảm bảo sự bình đẳng của các bên và khả năng của các bên trong việc trình bày quan điểm, chứng cứ của mình Như vậy mô hình mới cho TTHS Việt Nam là mô hình kế thừa những yếu tố hop lý hiện nay, loại bỏ những yếu tố thiếu bình dang, công khai, dan chủ và tiếp thu những yếu tố mới phù hợp với yêu cầu của nhà nước pháp quyền Mô hình đó cần phải phản ánh cho được những đặc trưng quan trọng nhất của ba yếu tố: buộc tội — bào chữa —xét xử với ba nhóm chủ thể : Công té- Bị can, Bi cáo, Người bào chữa — Tòa án.

Theo GS-TS Đào Trí Úc, Hiến pháp năm 2013 đặt ra cơ sở pháp lý cao nhất cho việc tiếp tục cải cách tư pháp Lần đầu tiên ở Việt Nam, nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội được hình thành phù hợp với yêu cầu chuẩn mực

Trang 28

pháp lý quốc tế: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật ( Khoản 1 Điều 31) Người bị buộc tội phải được tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải công khai (Khoản 2 Điều 31) Không ai bị kết án 2 lần vì một tội phạm ( Khoản 3 Điều 31) Người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa (Khoản 4 Điều 31) Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tỉnh thần và phục hồi danh dự (Khoản 5 Điều 31) Để đảm bảo thực hiện các quy định trên đây của Hiến pháp TTHS Việt Nam phải tiếp tục đối mới theo định hướng:

- Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng theo hướng dân chủ, bình đẳng,

công khai, minh bạch, chặt chẽ thuận tiện, bảo đảm sự tham gia, giám sát của

nhân dân đối với hoạt động tư pháp.

- Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại

phiên tòa;

- Bảo đảm tranh tụng và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, coi

đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp.

Để thực hiện cải cách tư pháp với các định hướng trên, cải cách tư pháp phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

+ Bị can, bị cáo phải được coi là vô tội cho tới khi lỗi của bị czn, bị cáo đó được chứng minh; không chứng minh được lỗi đồng nghĩa với sự vô tội

được chứng minh.

+ Việc truy tố và xét xử một người phải được tiễn hành theo mệt trình tự

, thủ tục do pháp luật quy định;

+ Phải đảm bảo xác định và xem xét các tình tiết của vụ án nột cách khách quan, toàn diện, đầy đủ;

+ Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về người buộc tội;

+ Bi can, bị cáo không có trách nhiệm chứng minh sự vô tội aia mình.

Các cơ quan tiễn hành tố tụng không được bắt buộc bị can, bị cáo hực hiện trách nhiệm đó dưới bất kỳ hình thức nào;

+ Nghiêm cắm mọi hình thức truy bức, nhục hình và các hình thức trái pháp luật khác trong quá trình thu thập chứng cứ và thực hiện các hoạ động tổ

tụng khác;

Trang 29

+ Bản án phải dựa trên chứng cứ tại phiên tòa, không một chứng cứ nào

co gia trị tiên quyết;

+ Bị can, bị cáo có quyền không trả lời các câu hỏi của cơ quan tố tụng và người tiễn hành tố tụng.

— PGS-TS Vũ Công Giao, Th.S Nguyễn Sơn Đông - Hoàn thiện pháp

luật vê phòng chống tra tấn theo tinh than Hiến pháp năm 2013 Trong bài viết này, các tác giả đã phân tích các quy định của luật nhân quyền quốc tế về phòng, chống tra tấn Điều 5 UDHR 1948, Điều 7 ICCPR 1966 đều quy định: “Không ai có thé bị tra tan, đối xử hoặc trừng phat một cách tàn ác, vô nhán đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm ” Khoản 1 Điều 10 ICCPR còn có quy định về quyền của những người bị giam giữ: “Những người bị tước tự do phải được đổi xử nhân dao với sự tôn trọng nhân phẩm vốn có của con người” Ngoài các quy định trên đây, các tác giả cũng đã chỉ ra các quy định của Công ước quốc tế về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm (CAT,1984) Theo Điều 1 của CAT: “Tra tấn có nghĩa là bat kỳ hành vi nào cố ý gây đau đớn hoặc đau khổ nghiêm trọng về mặt thê xác hay tỉnh thần cho một người vì những mục đích như lấy thông tin hoặc lời thú tội từ người đó hay một người thử ba, hoặc để trừng phạt

người đó vì một hành vi mà người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị

nghi ngờ đã thực hiện, hoặc để đe dọa hay ép buộc người đó hay người thứ ba, hoặc vì bất kỳ một lý do nào khác dựa trên sự phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, khi nỗi đau đớn va đau khổ đó do một công chức hay

người nào khác hành động với tư cách chính thức gây ra, hay với sự xúi

dục hay đồng tình hay ưng thuận của một công chức Khái niệm tra tấn không bao gồm những đau đớn hay những đau khổ xuất phát từ, gắn liền với, hoặc có liên quan đến các biện pháp trừng phạt hợp pháp.” Các tác giả đã phân tích khái niệm trên đây và chỉ ra 4 dấu hiệu của tra tấn là: i) Mức độ nghiêm trọng của sự đau đớn và chịu đựng về thể chất hoặc tỉnh thân;

ii) Hành vi do cơ quan công quyền gây ra hoặc tán đồng:

ii) Ý định chủ quan ( lỗi cỗ ý của chủ thể) gây ra hành vi nhằm hướng đến một mục đích cụ thể ( như để nạn nhân thú tội hoặc lấy thông tin);

iv) Sự đau đớn hoặc đau khô nghiêm trọng không phải xuất phat từ chế

Trang 30

tài, hình phạt hợp pháp.

Bài viết đã chỉ ra những quy định về phòng chống tra tấn theo Hiến pháp năm 2013 Theo Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013: “Moi người có quyền bat khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tan, bao lực, truy bức, nhục hình hay bat kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” Đề thực hiện các quy định của CAT và Hiến pháp Việt Nam năm 2013 nhóm tác giả đã kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự vì trong Bộ luật hình sự hiện hành chỉ quy định hai tội danh liên quan đến tội tra tấn theo CAT là “Tội dùng nhục hình” (Điều 373) và “Tội bức cung” ( Điều 374) Tuy nhiên nhục hình và bức cung chưa bao quát hết các hành vi thuộc tội tra tan, vì vậy, các tác giả kiến nghị bé sung thêm tội danh mới dựa trên các yếu tố cầu thành của hành vi tra tấn hoặc bỏ quy định về tội nhục hình và tội bức cung và thay vào đó là tội tra tan với định nghĩa về hành vi tra tan theo đúng

định nghĩa của CAT.

- TS La Khánh Tùng, PGS-TS Vũ Công Giao - Quyên tự do hiệp hội trên thé giới và gợi mở cho việc đảm bảo quyên này theo tinh than của Hiến pháp

năm 2013 Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả đã chỉ ra hội

(association) là sự thỏa thuận, liên kết,tập hợp, quy tụ của nhiều TBƯỜI VỚI nhau thành nhóm để hướng đến các mục đích, lợi ích hay sự quan tâm chung Quyền lập hội là một quyền tự nhiên của con người Hội có thé có tư cách pháp nhân hoặc không Việc hội có cần có tư cách pháp nhân hay không là do các thành viên của hội lựa chọn Pham vi điều chỉnh của Luật về hội rộng hẹp khác nhau Luật về hội của Pháp năm 1901 và Luật về hội của Hunzary năm 1989 điều chỉnh hoạt động của các tô chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, cả các tổ chức công đoàn va đảng phái chính trị Trong khi có luật về hội của một số quốc gia khác lại chỉ điều chỉnh hoạt động của các tổ chức ph chính phủ, phi lợi nhuận, các quỹ Các tổ chức công đoàn, các đảng phái chính trị đã được điều chỉnh bằng các luật riêng Hai nhà khoa học đã chỉ ra các đặc điểm của hội là tổ chức xã hội dân su (Civil Society Organization), tô chức phi Chính phủ ( Non-Govermental Organization), tổ chức phi oi nhuận

(Nonprofit Organization):

- Civil Society Organization- CSO - Xã hội dán sự là khái nim đề chỉ

không gian bên ngoài nhà nước và bên ngoài thị trường Xã hội ddr sự được

Trang 31

cấu thành bởi các nhóm, tổ chức, thiết chế do người dân lập nên, phản ánh sự quan tâm và ý chí của người dân được goi chung là các tổ chức xã hội dân sự Quyền tự do hiệp hội có ý nghĩa thiết yếu để xã hội dân sự có thé phát triển hay nói cách khác hội là hình thức tồn tại chủ yếu của xã hội dân sự Tiếp cận từ tiêu chí phi lợi nhuận có 7 hình thức ton tại chủ yếu của xã hội dân sự Việt Nam, bao gồm: hội, hội có tính chất đặc thù (28 hội), quỹ xã hội, quỹ từ thiện, cơ sở bảo trợ xã hội, tổ chức khoa học và công nghệ, tô chức chính trị- xã hội, tô chức phi chính phủ quốc tế.

- Tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organization- NGO) là tô chức không phải là cấu thành của bộ máy nhà nước, cũng không phải là tổ

chức kinh doanh thu lợi nhuận NGO thường được thành lập bới các công dân,không hưởng ngân sách nhà nước, chỉ nhận tài trợ từ các cá nhân và doanh

nghiệp Bên cạnh NGO, có nhiều thuật ngữ được sử dụng thay thế hoặc mang tính chất giao thoa như tổ chức phi lợi nhuận (non profit organization-NPO), tổ chức xã hội dân sự (civil society organization- CSO), tổ chức cộng đồng (Grassroot organization-GO), tổ chức tự quản (self— help organization- SHO), tô chức tự nguyện (voluntary organization-VO);

- Tổ chức phi lợi nhuận ( Non profit organization — NPO) — Tô chức phi lợi nhuận là tô chức được thành lập không vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận, tô chức này có thé hoạt động kinh doanh nhưng không nhằm thu lợi nhuận cho các thành viên mà để sử dụng các nguồn thu nhập cho các mục tiêu chung mang tính chất xã hội.

Trong công trình nghiên cứu của mình, hai nhà nghiên cứu Lã Khánh

Tùng và Vũ Công Giao đã chỉ ra quyền tự do hiệp hội là một quyền con người cơ bản được ghi nhận trong hầu hết các Hiến pháp của các quốc gia (Ví dụ: Điều 18 Hiến pháp Italia, Mục 18 Hiến pháp Nam Phi, Điều 2 Hiến chương quyên và tự do Canada) Một số quốc gia chủ yếu sử dụng luật dân sự dé điều chỉnh các hội như Thái Lan, Ha Lan, Italia vì họ cho răng việc tự do thành lập hội cũng là tự do thỏa thuận hợp đồng, vì hội do các cá nhân thỏa thuận

thành lập Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan đưa ra định nghĩa: “Hợp

đồng thành lập hội liên hiệp là một hợp đồng mà qua đó nhiều người thỏa thuận hợp nhau lại dé cùng tiến hành một hoạt động chung ngoài mục đích chia lời” (Điều 1274) Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng lưu ý rằng, phổ biến

hơn, nhiêu quôc gia có một đạo luật riêng về hội, chủ yêu xuât phát từ đặc

Trang 32

điểm đặc thù của hội là phi lợi nhuận và có thé có số lượng thành viên rất đông Ngoài ra, lý do khác là bởi các quốc gia một mặt tôn trọng quyền tự do lập hội, mặt khác phải duy trì trật tự xã hội, kiểm soát các tổ chức, các nhóm

gây nguy hại cho xã hội (các băng nhóm tội phạm, bài ngoại, các chính đảng

phát xít, kỳ thị sắc tộc Những quốc gia có Luật về hội sớm nhất bao gồm Vương quốc Anh (Luật về sự liên kết năm 1825, Luật công đoàn năm 1871), Pháp (Luật về hội năm 1901) Những quốc gia đã ban hành Luật về hội là Việt Nam (1957), Đức (1964), Miễn Điện 1988, Ba Lan (1989), Hungary (1989), Malaisia (1996), Indonesia (2013) Theo nhận xét của nhiều nhà khoa học pháp lý, dự thảo Luật về hội năm 2016 chưa được Quốc hội thông qua, do dự thảo luật này còn nặng về khía cạnh quản lý hội mà chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của hội, nhiều quy định chưa phù hợp với thực tiễn Việt Nam hiện nay Đặc biệt quyền lập hội là quyền con người chứ không chỉ riêng của công dân nhưng dự thảo đã chưa thé hiện được điều nay, vì vậy chưa phù hợp với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị

năm 1966 mà Việt Nam đã gia nhập vào năm 1982.1.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài Cơ sở jý luận và thực tiễn xây dựng, hoàn thiện pháp luật đảm bảo thi hành quy định của Hién pháp năm 2013 về các quyên dân sự, chính trị chủ yếu là các công trình nghiên cứu về Luật pháp quốc tế và quốc gia về quyền con người Tuy các công trình nghiên cứu này không liên quan trực tiếp đến Việt Nam nhưng đã cung cấp các kiến thức lý luận và thực tiễn cho chúng ta nghiên cứu để hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế về quyền con người Chúng ta có thé lưu tâm đến một số công trình nghiên cứu

sau đây:

- Sarah Joseph, Jenny Schult & Melissa Castan — The InternationalCovennant on Civil and Political Rights: Cases, Material, and Commentary,Second Edition, Oxford University Press, 2004 Trong công trình nghiêncứu nay các nha khoa học phân tích nội dung các quy định trong Công ước

quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, bình luận của HRC về nội dung của các điều thông qua các vụ kiện của các công dân của các quốc gia tham gia công ước về các vụ việc vi phạm nhân quyền và các phan quyết của HRC.

- Stefan Trechesel — Human Rights and Criminal Proceeding, Oxford,

Trang 33

2005 Với công trình nghiên cứu này, Stefan Trechsel đã phân tích và khăng định rằng quyền xét xử công bang bao ham một thủ tục công bằng và thủ tục công bằng phải đảm bảo cho bên bào chữa (bên luật sư) và bên buộc tội (công tố viên) quyền bình dang như nhau trong việc tìm chứng cứ (nhân chứng, vật chứng) và điều kiện khác bình đăng trước tòa dé bảo vệ quyền được xét xử công bằng cho bị cáo Dé bảo đảm sự công bằng trong xét xử, các thâm phán phải hoàn toàn độc lập trong hoạt động xét xử, các điều kiện để thầm phán độc lập là thâm phán phải được bổ nhiệm suốt đời và chỉ bị điều động đi xét xử ở nơi khác nếu thâm phan đồng ý.

-Richard Clayton, Hugh Tomlinson — Faire Trial Rights, Oxford

University, 2006 Với công trình nghiên cứu nay Richard Clayton va Hugh

Tomlinson phân tích và chứng minh rang yếu tố công bằng và công minh là biểu tượng chung, bao trùm là bản tính của nền tư pháp Công bằng trong tư pháp được hiểu trên hai bình diện Ở bình diện thứ nhất, đó là yêu cầu về sự công bằng của các thủ tục tố tụng, của việc tiễn hành các thủ tục tố tụng Ở bình diện thứ hai, đó là yêu cầu về sự đối xử công bằng, có vị trí pháp lý, có cơ hội pháp lý công bằng giữa các bên trong tố tụng.

- Andrews.J.A - Human Rights in Criminal Procedure, A comparative

Study (Quyển con người trong to tung hình sự, nghiên cứu so sánh) The

Hague: Martinus Nijhoff Publichers,1982 Với công trình nghiên cứu này, tác

giả đã so sánh hai hệ thống t6 tụng thẩm van (inquisitorial) và tranh tụng đối kháng (adversarial) Tác giả đã lưu ý rằng, trong hệ thống tranh tụng đối kháng, thâm phán đóng vai trò trung gian, việc làm rõ các tình tiết vụ án thuộc về luật sư các bên (trong vụ án dân sự), thuộc về công tố viên và luật sư (trong vụ án hình sự) Trong hệ thống tranh tụng đối kháng, luật sư bào chữa và công tố viên buộc tội có quyền như nhau trong việc đưa ra nhân chứng, vật chứng và quyền chủ động mời người làm chứng cho mình trong vụ án.

- Liu Min (Hội nghiên cứu quyền con người Trung Quốc) — Quyển về môi trường- một quyên con người mới trong thời kỳ hiện đại (Trong cuỗn quyền con người ở Trung Quốc và Việt Nam, Bản dịch của Nxb Chính trị quốc gia, 2003) Theo Liu Min, nói đến quyền về môi trường tức là quyền con người được sống trong môi trường trong sạch, lành mạnh |

Trong quá trình chiếm hữu thiên nhiên, khai thác thiên nhiên vì cuộc

sông của mình, con người đã làm cho môi trường suy thoái Do môi trường

Trang 34

ngày càng suy thoái, con người bắt đầu nhận thức được những hậu quả và kêu gọi đoàn kết, dau tranh bảo vệ môi trường vi quyền sống trong môi trường trong sạch, lành mạnh Theo Liu Min quyền có một môi trường lành mạnh như là một khía cạnh của quyền sống, vì không ai có thể có một cuộc sống an toàn trong một môi trường ô nhiễm Quyền môi trường đòi hỏi mọi người mọi quốc gia phải tiến hành các biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường vì đó chính là bảo vệ quyền được sống của mình.

- John Stuart mill - On Liberty (Ban VỀ tu do), Ban dich cua Nxb.trí thức 1994 Trong tác phẩm này tác giả cho rằng giới hạn của quyên tự do của mỗi người là tự do của người khác Tu do xã hội là ranh giới giữa sự kiểm soát xã hội và sự độc lập của cá nhân Mỗi người có quyền tự do mưu cầu hạnh phúc của mình “ trong chừng mực ta không mưu toan xâm phạm đến hạnh phúc của người khác hoặc ngăn trở những nỗ lực của người khác nhằm đạt được hạnh phúc Mỗi người là người bảo vệ chính đáng nhất cho sự lành mạnh của anh ta, dù là sự lành mạnh thân thé, tinh thần hay tâm linh John Stuart Mill khuyến nghị bảo vệ quyền riêng tư của các cá nhân để họ được sống hạnh phúc theo ý của họ, hơn là bắt họ sống hạnh phúc theo ý của những người xung quanh John Stuart Mill đã lên án Luật Sabbath ( Luật quy định bắt buộc mọi người phải nghỉ ngơi, không làm việc vào ngày chủ nhật) Ông cho rằng đạo luật này đã can thiệp bất hợp pháp vào quyền tự do chính đáng của cá nhân và đã làm hạn chế quyền vui chơi, giải trí lành mạnh của nhiều người, vì thực tiễn cho thấy để đảm bảo quyền vui chơi, giải trí của nhiều người thì một số Ít người phải làm việc vào ngày chủ nhật Trong tác phẩm của mình, bằng các luận cứ và luận chứng khác nhau John Stuart Mill mong muốn xây dựng một nguyên lý chủ đạo lớn lao: ấy là tầm quan trọng cơ bản và tuyệt đối của chính sách pháp luật đảm bảo cho sự phát triển của con người trong sự đa

dạng phong phú của nó.

-THE RIGHT TO TELL- The Role of Mass Media in Economic

Development (QUYEN DUOC NÓI —Vai trò của truyền thông đại chúng trong phát triển kinh tế do World Bank tổ chức biên soạn); Bản dịch của Nxb Văn hóa thông tin, 2006 Trong các bài viết liên quan đến quyền tiếp cận thông tin

và tự do ngôn luận, đáng chú ý là bài viết của Adam Michnik phân tích về vụ

án Dreyfus Cách đây 100 năm, Emile Zola, một nhà văn nỗi tiếng cla Pháp đã tạo dấu ấn của mình với thế ky XX bang việc bảo vệ Alfred Dreyfus, một sĩ

Trang 35

quan quân đội người Pháp, gốc Do Thái bị buộc tội oan là gián điệp Trong bức thư “Tới to cáo” nỗi tiếng của mình năm 1898, Zola viết cho Tổng thống Cộng hòa Pháp: “Vu án Dreyfus đáng hồ then là một vết bùn den trên danh riéng của ngài! Tôi sẽ nói sự thật vì tôi đã thê rằng tôi sé công bố sự thật nếu như luật pháp có thẩm quyên giải quyết vụ án này không công bố hoàn toàn sự thật Tôi có trách nhiệm phải nói ra, vì tôi không muốn là một trong những người bị buộc tội gay ra tội ác này Hình anh cua một người vô tội, bi tra tấn dã man vì tội lỗi mà anh ta không gây ra, sẽ ám ảnh tôi trong đêm” Zola đứng về phía một con người phải chịu sự bất công, đứng về phía sự thật vĩnh cửu, đứng về phía một nhà nước khoan dung và đứng về phía danh tiếng tốt cho quê hương mình là nước Pháp Ông đã khiến cho vụ việc Dreyfus trở thành chủ đề nóng bỏng của công luận Nước Pháp của ngày hôm qua nói về vụ án với thái độ bảo thủ, theo truyền thống quân chủ, mang tính thiên chúa giáo và khép kín với công chúng Nhưng trong cuộc dau tranh để công bố Dreyfus vô tội, nước Pháp của ngày mai sẽ được biết đến như là nhà nước dân chủ, trường tồn, cộng hòa và vị tha Emile Zola nổi tiếng không chỉ vì là một nhà văn tài ba mà còn nổi tiếng vì là một chiến sĩ chiến đấu đũng cảm và không mỏi mệt vì quyền con người.

- Amartya Sen — Development as Freedom, Oxford University Press,

1999 (Phát triển là quyên tự do- Ban dich của Nxb.Théng kê, 2002) Day là công trình nghiên cứu của nhà kinh tế học An Độ được giải Nô bel về kinh tế

năm 1988 Trong công trình nghiên cứu này Amartya Sen đã phân tích va

chứng minh một số luận điểm quan trọng:

- Không tự do về kinh tế, dưới hình thức nghèo khổ quá mức, có thể biến con người thành con môi bất lực trước các loại vi phạm các quyền tự do khác;

- Trong lịch sử thế giới không có nạn đói nào xây ra ở một nước dân chủ; - Quyền tự do nhiều hơn tăng cường khả năng người dân tự giúp mình, cũng như ảnh hưởng đến thế giới;

- Nhật Bản là tắm gương đi đầu trong việc thúc đây tăng trưởng kinh tế

thong qua cơ hội xã hội, đặc biệt là giáo dục cơ bản Đôi lúc người ta quên

rằng Nhật Bản đã có tỷ lệ biết chữ cao hơn châu Âu ngay cả trước thời kỳ Minh Trị phục hưng vào giữa thế kỷ XIX khi công nghiệp hóa chưa diễn ra ở Nhật Bản nhưng đã diễn ra ở châu Âu trong nhiều thập niên Sự phát triển kinh tế Nhật Bản rõ ràng có sự góp phan đáng kể của sự phát triển nguồn

Trang 36

nhân lực liên quan đến các cơ hội xã hội đã được tạo ra.

- Trước cải cách, Trung Quốc hết sức nghi ngờ về thị trường, nhưng lại không có thái độ hoài nghi đối với giáo duc cơ bản và chăm sóc y tế phổ cập Vì vậy khi chuyển sang nền kinh tế thị trường năm 1979, họ đã có tỷ lệ cao những người có học, đặc biệt là trong thanh niên, do có những trường học tốt ở hầu khắp các vùng của đất nước Về mặt giáo dục cơ bản, Trung Quốc

không kém xã Hàn Quốc và Đài Loan, nơi mà dân số có học vấn cao đã đóng vai trò to lớn trong việc nam bat các cơ hội kinh tế được tạo ra bởi một chế độ thị trường mang tính hỗ trợ Trái lại, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường năm 1991, Ấn Độ có tới một nửa dân số trưởng thành bán mù chữ và cho đến đầu thế ky XXI tình hình cũng không được cải thiện nhiều.

Tuy nhiên, cần ghi nhận rằng Trung Quốc cũng có những khuyết tật thực

sự so với An Độ vì Trung Quốc thiếu tự do, dân chủ Điều này càng trở nên rõ rệt khi bàn đến tính linh hoạt của chính sách kinh tế và hành động công cộng để đối phó với khủng hoảng xã hội và những tai họa không thể lường trước Có lẽ sự tương phản nỗi bật nhất là ở thực tế Trung Quốc đã trãi qua nạn đói lớn nhất trong lịch sử (30 triệu dân chết đói sau cuộc Đại nhảy vọt trong các năm 1959-1961 thất bại) Còn An Độ từ khi giành được độc lập năm 1947 đến nay không hề xảy ra nạn đói nao.

- Một luận điểm quan trọng khác của Amartya Sen trong công trình nghiên cứu của mình là vị trí hàng đầu của các quyền tự do chính trị và dân chủ Theo ông, tính mãnh liệt của các nhu cầu kinh tế làm tăng thêm, chứ không làm giảm bớt tính cấp bach của các quyên tự do chính trị Ba nhân tố khác nhau tạo nên vị trí hàng đầu của các quyền chính trị và tự do cơ bản là:

1) Tầm quan trọng trực tiếp của các quyền này trong cuộc sống của con người, gắn liền với các năng lực cơ bản của con người, trước hết là khả năng tham gia về chính trị và xã hội;

2) Vai trò mang tính công cụ của các quyền này trong việc làm cho dân chúng được chú ý lắng nghe khi họ bày tỏ yêu cầu và hỗ trợ những yêu cầu

của họ đòi hỏi;

3) Vai trò mang tính xây dựng của chúng khi các quyền tự do va dan chủ được đảm bảo thì các nhu cầu kinh tế cần thiết sẽ có điều kiện hình thành và thúc đây lẫn nhau cùng phát triển.

- Trong công trình nghiên cứu của mình Amartya Sen cũng plân tích va

Trang 37

chứng minh rằng các quyền dân sự, chính trị luôn luôn có mối quan hệ mật thiết với các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội, hai loại quyền này luôn luôn tương hỗ lẫn nhau và thúc đây nhau cùng phát triển.

1.3 Đánh giá tình hình nghiên cứu đề tài

Có thé khang định rang trong những năm gần đây Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc trong hoạt động nghiên cứu về quyền con người, quyền công dân nói chung, nghiên cứu về các quyền dân sự và chính trị theo Hiến pháp năm 2013 nói riêng Những thành tựu nghiên cứu đã đạt được liên quan đến đề tài “ Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng, hoàn thiện pháp luật, đảm bảo thi hành quy định của Hiến pháp năm 2013 về các quyền dân sự, chính trị” bao gồm các vấn đề sau đây:

- Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng vấn đề quyền con người, quyền công dân mà một phan trong đó là các quyền dân sự, chính trị là một phần nội dung chính trong lịch sử lập hiến nhiều quốc gia trên thế giới;

- Các công trình nghiên cứu chỉ ra rằng ngoài việc phân chia các quyền con người thành các quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh tế, văn hóa , xã hội như Luật nhân quyền quốc tế đã phân chia, có thể phân chia thành 4 nhóm: các quyên chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội và các quyền và tự do cá nhân Theo cách phân chia này các quyền va tự do cá nhân tương ứng với các quyền dân sự theo cách phân chia thứ nhất (Cách phân chia của PGS-TS Đinh

Ngọc Vượng); Bên cạnh đó còn có cách phân chia của PGS-TS Tô Văn Hòa,

trong công trình nghiên cứu của minh tác giả chia làm 7 nhóm quyên: Các quy định chung (các nguyên tắc chung), các quyền chính tri, các quyền tự do và bất khả xâm phạm, các quyền trong lĩnh vực tư pháp, các quyền trong lĩnh vực kinh tế-xã hội, các quyền trong lĩnh vực văn hóa giáo dục, khoa học và công nghệ, các quyền của cộng đồng dân cư Theo cách phân chia này thì các quyền tự do và bất khả xâm phạm và các quyền trong lĩnh vực tư pháp tương ứng với các quyền dân sự theo cách phân chia trong Luật nhân quyền quốc tế.

- Các công trình nghiên cứu đã phân tích và chỉ ra các đặc điểm để phân biệt giữa các quyền chính trị với các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội;

- Các công trình nghiên cứu đã phân biệt được khái niệm quyền chính trị với khái niệm quyền dân sự, chỉ ra được các quyên chính tri và các quyền dân

sự cụ thê;,

Trang 38

- Các công trình nghiên cứu cũng đã phân tích và chỉ ra mức độ nội luật

hóa Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và các công ước liên quan đến các quyền dân sự , chính trị trong pháp luật Việt Nam;

- Các công trình nghiên cứu cũng đã chỉ ra các yếu tố cau thành mội dung của các quyền dân sự, chính trị cụ thể;

- Các công trình nghiên cứu đã phân tích quyền con người trong Luật tố tụng hình sự Việt nam, chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong pháp luật tổ tụng

hình sự Việt Nam;

- Các công trình nghiên cứu về pháp luật về phòng chống tra tấn và những bất cập , hạn chế còn tồn tại.

- Các công trình nghiên cứu về quyền biểu tình của con người và công dân và những hạn chế của pháp luật về quyền biểu tình ở Việt Nam hiện nay;

- Các công trình nghiên cứu về quyền lập hội và những bất cập trong pháp luật về hội ở Việt Nam hiện nay;

- Các nghiên cứu về quyền bầu cử và hạn chế trong Luật bầu cử hiện

hành ở Việt Nam hiện nay;

- Các nghiên cứu về quyền tiếp cận thông tin và hạn chế của pháp luật về tiếp cận thông tin ở Việt Nam hiên nay.

- Các công trình nghiên cứu đã phân tích và chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa các quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa.

- Các công trình nghiên cứu đã phân tích các quy định của Bộ luật hình sự

chưa phù hợp với Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc nghiên cứu đề tài còn có một số hạn chế và bất cập Các công trình nghiên cứu đều chỉ nguyên cứu cụ thê về

một quyên, một số quyền hoặc về một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các quyền, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và đầy đủ về các quyền dân sự, chính trị trong Hiến pháp năm 2013, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện pháp luật đảm bảo thi hành quy định của Hiến pháp năm 2013 về các quyền dân sự, chính trị Tuy vậy, các công trình nghiên cứu trên đây đã đặt tiền đề và nền móng cho việc nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ và toàn diện về việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật đảm bảo thi hành quy định của Hiến pháp năm 2013 về các quyền dân sự và chính trị.

Trang 39

_ CHUONG II

NHUNG VAN DE LY LUAN CO BAN VE QUYEN DAN SU VA CHINH TRI

2.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại các quyền dân sự và chính tri

của con người và công dân2.1.1 Khai niệm

Cho đến nay có nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về quyên dân sự và chính trị Nhóm quyền dân sự bao gồm những quyên cá nhân co bản, được hình thành từ thế hệ quyền con người đầu tiên, gắn với những nhu cầu thiết yếu nhất của con người, đó là quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc Thong thường, trong khoa học pháp lý, đặc biệt là luật nhân quyền quốc tế, người ta thường nói tới nhóm quyền dân sự và chính trị (civil and political rights) để phân biệt với nhóm quyền kinh tế, xã hội, văn hóa Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (ICCPR) không đưa ra khái niệm, mà chỉ liệt kê một loạt các quyền và tự do cơ bản của con người trên cả hai lĩnh vực dân sự và chính trị Tuy nhiên, chúng ta van có thé phan biét khai niém quyén con người ở trong hai lĩnh vực này thông qua bản chat của nó như sau:

- Các quyền dân sự (Civil rights) được hiểu là các quyền tự do cá nhân của con người và công dân, được đảm bao bằng Tuyên ngôn thé giới về nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và Hiến pháp của quốc gia Các quyền dân sự (civil rights) ở Mỹ được định nghĩa là “các quyên tự do cá nhân” được đảm bảo bởi Tuyên ngôn VỀ các quyên và các tu chính an thứ 13, 14, 15 và 19 của Hién pháp Hoa Kỳ” Các tu chính án này là các tu chính án liên quan đến bãi bỏ chế độ nô lệ (tu chính án 13, năm 1865); không một bang nào có quyền ban hành hoặc thực thi bất cứ đạo luật nào nhằm hạn chế đặc quyền hoặc quyền bất khả xâm phạm của công dân Hoa Kỳ ( Khoản 1 Tu chính án 14, năm 1868); quyền bầu cử của công dân Hoa Kỳ sẽ không bị phủ nhận hoặc hạn chế dựa vào lý do chủng tộc, màu da hay tình trạng nô lệ trước đây ( Tu chính án 15, năm 1870); quyền bầu cử của công dân Hoa Kỳ không bị phủ nhận hoặc hạn chế vì lý do giới tính ( Tu chính án 19, năm 1920) Như vậy, theo quan điểm của các luật gia Hoa Kỳ quyên dân sự có thể đồng thời là quyền chính trị.

7 Civil rights — the individual rights of personal liberty guaranteed by the Bill of rights and by the 13”, 14",

15° and 19" amendments ( Black's law dictionary, Seventh Edition, Bryan A Gamer- Editor in Chief, Edit.

Trang 40

- Đặc tính cơ bản nhất của quyền dân sự đó là bình dang Vì vậy,"các quyên dân sự thường được hiểu là quyên bình đẳng - bình đẳng trong bảo vệ, bình đẳng trong tư pháp và bình đẳng trong đối xử.'Š Sự “không phân biệt” chính là điểm cốt lõi trong việc thực hiện và bảo đảm quyền dân sự.

Việc thực hiện và bảo đảm quyền dân sự là giới hạn cơ bản nhất của việc bảo đảm phẩm giá con người Do sự quan trọng và tầm ảnh hưởng lớn của nhóm quyền dân sự tới đời sống cộng đồng, các quyền này đã được thể chế hóa và ghi nhận trong nhiều văn bản chính trị, pháp lý quan trọng mang tầm quốc tế Trong đó có thé ké tới: Hiến chương Liên hiệp quốc, Tuyên ngôn thé giới về quyền con người 1948, Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính tri 1966 Pháp luật của các quốc gia, trong đó có pháp luật Việt Nam cũng dần

nội luật hóa và ghi nhận những nội dung quan trọng của các văn bản trên với

tư cách là thành viên tham gia các điều ước quốc tế này.

Về mặt nội dung, nhóm quyền dân sự (theo pháp luật quốc tế) là hết sức đa dạng ICCPR đã quy định chỉ tiết về nội dung của nhóm quyền này Đây chính là chuẩn mực pháp lý để các quốc gia thành viên áp dụng Cụ thê, có thể phân chia các quyền dân sự thành các bộ phận như sau:

+ Quyền về tính mạng, sức khỏe, thân thé: bao gồm quyền sống, quyền không thể bị tra tấn hay bị làm thí nghiệm, quyền không thể trở thành nô lệ

hay bi cưỡng bức lao động.

+ Quyền về tư pháp: bao gồm quyền không thể bị bắt giữ vô cớ, quyền được tôn trọng nhân phẩm trong khi bị tước đoạt tự do, quyền bình đẳng trong

xét xử.

+ Quyền tự do cá nhân: bao gồm quyền tự do di lại, tự do cư trú, quyền tự do biểu đạt, quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, quyền tự do kết hôn, quyền sử dụng tiếng nói riêng, văn hóa riêng.

Các quyên chính trị (Political rights) là các quyền liên quan đến công việc nhà nước, công việc xã hội cũng được đảm bảo bằng Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị và Hiến pháp quốc gia Từ điển Luật học của Mỹ định nghĩa “quyên chính trị là quyển tham gia vào việc thành lập chính phủ hoặc công việc cai trị của Chính phủ? như quyên bầu cử hoặc giữ một chức vụ công ” Các quyền chính trị bao gồm:

* Theo: Davis W Houck, Women and the Civil Rights Movement, 1954-1965, University of Missisippi Press,

2009, trang 142 Nguyên van: “'Civil Rights' usually is used to mean the right to equality—equal protection,equal justice, equal treatment"

* Political right - The right to participate in the establishment or administration of government,such as the

right to vote or the right to hold public office ( Black's law Dictionary, Seventh Edition, Bryan A Garner,Edition West Group,St Paul , Minn, 1999,p.1323

Ngày đăng: 22/04/2024, 00:18

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w