BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
THỰC HIỆN QUYEN CON NGƯỜI THEO HIEN PHÁP NAM 2013
MA SO: LH - 2021 - 1/DHL - HN
Chủ nhiệm đề tài: ThS Dương Văn Quý Thư ký đề tài: ThS Lê Tiểu Vy
HÀ NỘI - 2023
Trang 2THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI STT Họ và tên Đơn vị công tác
| ThS Dương Văn Quý Phân hiệu 2 | ThS Lê Tiểu Vy Phân hiệu
3 TS Nguyễn Văn Năm Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước
4 TS Bùi Xuân Phái Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước
Trang 3Chuong 1: CO SO LY LUAN VE THUC HIEN QUYEN CON NGUOI THEO HIEN PHAP NAM 2013
1.1 Khái niệm và phân loại quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 1.2 Khái niệm thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 1.3 Các yếu tố bảo đảm cho việc thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013
Chương 2: THUC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƯỜI THEO HIẾN PHÁP NĂM 2013
2.1 Thành tựu của thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 và nguyên nhân
2.2 Hạn chế của thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 và nguyên nhân
Chương 3: QUAN ĐIÊM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƯỜI THEO HIẾN PHÁP NAM 2013
3.1 Quan điểm bảo đảm thực hiện quyền con người theo Hiến pháp
Trang 4Phần thứ ba:
CÁC BAO CÁO CHUYỂN DE
Chuyên đề 1: Một số vẫn đề lý luận về thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013
TS Nguyễn Văn Năm Chuyên đề 2: Thực trạng thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013
1S Bùi Xuân PhảiThS Dương Văn Quy Chuyên đề 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013
ThS Dương Van Quy
DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO BAI BAO KHOA HOC CUA DE TAI
Trang 5Phần thứ nhất:
BAO CAO TÓM TAT KET QUÁ NGHIÊN CUU DE TÀI
CHUONG 1
CO SO LY LUAN VE THUC HIEN QUYEN CON NGUOI THEO HIEN PHAP NAM 2013
1.1 Khái niệm va phân loại quyền con người theo Hiến pháp năm 2013
1.1.1 Khái niệm quyên con người
Ở góc độ của khoa học pháp lý, kết hợp với quy định hiện nay của Hiến pháp 2013, quyền con người có thể được xem xét theo 3 khía cạnh: quyền con người là một quyền cụ thể, quyền con người là một chế định luật hoặc quyền con người là một quan hệ pháp luật.
* Quyển con người là quyên cụ thể
Theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật, quyền là khả năng được làm một việc gì đó, vậy khi xem xét quyền con người với tư cách là quyền cụ thé, chúng ta có thé quan niệm quyên con người là những khả năng của con người được làm những việc cụ thể Những khả năng này được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
* Quyên con người là một chế định luật
Tiếp cận quyền con người ở góc độ một chế định luật cũng là một cách tiếp cận phổ biến, do xuất phát từ chính thực tế là quyền con người được các nhà nước thừa nhận và thé hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia Theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật, chế định luật là tập hợp (hệ thống) bao gồm một nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có liên quan mật thiết với nhau Từ đó có thể hiểu, chế định quyền con người là tập hợp bao gồm nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội về quyền con người Chế định quyền con người là một chế định pháp luật của ngành luật hiến pháp, cụ thể là trong Hiến pháp 2013, chế định quyền con người được thể hiện trong Chương 2 Hiến pháp, gắn liền với chế định quyền và nghĩa vụ của công
Trang 6dân Hiến pháp 2013 lần đầu tiên phân biệt rõ ràng giữa quyền công dân và quyền con người thông qua việc sử dụng các thuật ngữ “mọi người”, “không ai” khi thé hiện quyền con người và “công dân” khi thé hiện quyền công dân.
* Quyển con người là quan hệ pháp luật
Tiếp cận quyền con người ở góc độ một quan hệ pháp luật thực chất là hệ quả của việc nhà nước sử dụng pháp luật về quyền con người dé điều chỉnh quan hệ xã hội Nói cách khác, khi nhà nước thừa nhận và bảo đảm, bảo vệ quyền con người bằng pháp luật thì quan hệ pháp luật về quyền con người sẽ xuất hiện Vì vậy, với tư cách là một quan hệ pháp luật, quyền con người được hiểu là quan xã hội được các quy phạm pháp luật về quyền con người điều chỉnh, trong đó các bên chủ thể của quan hệ có quyền và nghĩa vụ pháp lý với nhau liên quan đến quyền con người.
1.1.2 Phân loại quyên con người
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại quyền con người theo các lĩnh vực của đời song nhân loại, có thé phân thành các quyền dân sự, chính tri và các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội; theo tiêu chí về nguồn gốc, có thé phân thành quyên tự nhiên và quyền luật định; theo tiêu chí chủ thé, có thé phân thành các quyền cá nhân và quyền của nhóm; theo tiêu chí mức độ pháp điển hóa, có thé phân thành các quyên cụ thể và quyền hàm chứa; theo phương thức bảo đảm, có thê phân thành quyền chủ động và quyền bị động; theo tiêu chí điều kiện thực thi, có thể phân thành các quyền có thể bị hạn chế và các quyền không bị hạn chế Việc phân loại quyền con người có giá trị tham khảo nhằm làm rõ đặc điểm, tính chất và các yêu cầu đặc thù trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người.
Theo Hiến pháp năm 2013, quyền con người cũng được thể hiện trên các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội như pháp luật quốc tế Điều đó thể hiện, Việt Nam là quốc gia thành viên tích cực đã hiến định hầu hết các quyền con người trong luật nhân quyền quốc tế và các điều ước quốc tế có liên
quan đên quyên con người.
Trang 71.2 Khái niệm thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 1.2.1 Khái niệm thực hiện quyền con người
Thực hiện quyền con người với ý nghĩa là một quyền cụ thê được hiểu là hành động thực tế, có mục đích của chủ thé có quyền nhằm làm cho những quyền con người mà chủ thé đó có trở thành hiện thực.
Quyền con người cũng là một chế định luật, nên thực hiện quyền con người chính là thực hiện pháp luật Khi đó, thực hiện quyền con người là làm cho chế định pháp luật đó trở thành hiện thực.
Thực hiện quyên con người theo Hién pháp năm 2013 là hành vi thực tế, hợp pháp, có mục đích của các cá nhân, tổ chức và Nhà nước được hình thành trong quá trình hiện thực hóa các quy định của Hiển pháp năm 2013.
Thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 có các đặc điểm cơ bản sau: xây dựng và hoàn thiện các đạo luật cụ thé hóa quyền con nguoi trong Hiến pháp năm 2013 là biện pháp quan trọng hang dau dé thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013; Nhà nước là chủ thể đầu tiên và quan trọng nhất trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013; thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 liên quan đến hau hết các lĩnh vực của đời sống xã hội.
1.2.2 Chủ thể thực hiện quyên con người
Chủ thê thực hiện quyền con người là các cá nhân, tổ chức băng hành vi của mình thực hiện quyền con người, làm cho quyền con người trở thành hiện thực trong thực tế Chủ thể thực hiện quyền con người bao gồm hai nhóm: chủ thé có quyền thực hiện quyền và chủ thé có nghĩa vụ trong việc thực hiện quyền
con người.
1.2.3 Nội dung thực hiện quyén con người Một là, t6 chức thực hiện quyền con người: - Luật hóa quyên con người.
- Phố biến pháp luật về quyền con người.
Trang 8- Tạo lập bộ máy, nhân sự và các nguồn lực đảm bảo cho công tác thực hiện pháp luật về quyền con người, chỉ đạo điều hành, tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện pháp luật về quyền con người.
- Kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện quyền con người.
Hai là, chủ thé có quyền thực hiện quyền con người.
1.2.4 Hình thức thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 Mỗi loại chủ thê thực hiện quyền con người thì cách thức thực hiện quyền con người cũng khác nhau: đối với chủ thé có quyền thực hiện quyền con người là các cá nhân cụ thé thì có thé thực hiện quyền con người dưới các cách thức là tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật và sử dụng pháp luật Tương tự như chủ thé có quyền thực hiện quyền con người thì các chủ thé có nghĩa vụ thực hiện quyền con người không có thâm quyên cũng thực hiện quyền con người theo các thức trên Còn đối với chủ thể có nghĩa vụ thực hiện quyền con người là các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức ngoài các cách thức thực hiện quyền con người trên, còn được tiến hành dưới cách thức là áp dụng pháp luật.
1.3 Các yếu tố bảo đảm cho việc thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013
- Hệ thống pháp luật về quyên con người.
- Năng lực của bộ máy nhà nước khi tổ chức thực hiện về quyền con người - Nhận thức của xã hội về quyền con người và thực hiện quyền con người.
- Môi trường thực hiện quyên con người.
Trang 9CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THUC HIỆN QUYEN CON NGƯỜI THEO HIẾN PHÁP NĂM 2013
2.1 Thành tựu của thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 và nguyên nhân
2.1.1 Thành tựu của thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013
Một là, công tác tô chức thực hiện quyền con người đã được các cơ quan nhà nước, cá nhân có thâm quyền chủ động, quan tâm, nghiêm túc thực hiện.
Các cơ quan nhà nước có thấm quyền thời gian qua đã dành tỷ lệ thích đáng cho các dự án pháp luật về quyền con người Nhìn chung, các luật về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã thé chế hóa đúng tinh thần và nội dung của Hiến pháp mới và tương thích với pháp luật quốc tế.
Việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật về quyền con người cơ bản bảo đảm tiến độ, các cơ quan đã lập danh mục và kiến nghị, xử lý theo thâm quyền đối với các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung chưa phù hợp với Hiến pháp dé dam bảo tính hợp hiến, thống nhất, đồng bộ của hệ thông pháp luật.
Công tác phố biến giáo dục pháp luật nói chung và phổ biến giáo dục pháp luật về quyền con người được xác định là một trong các nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai ngay sau khi Hiến pháp năm 2013 được thực hiện một cách
nghiêm túc, bài bản.
Các cơ quan nhà nước đã quan tâm đầu tư các nguồn lực thực hiện quyền con người như cải cách bộ máy nhà nước, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, dau tư trang thiết bị cơ sở vật chat
Hai là, nhờ những thành tựu của công tác tô chức thực hiện pháp luật quyền con người ở trên đã tạo tiền đề, điều kiện, cơ sở để các cá nhân thực hiện quyền con người của minh thu được những kết quả tích cực trên hầu hết các lĩnh
Vực.
Trang 102.1.2 Nguyên nhân
Có sự nhận thức, quyết tâm chính trị về thực hiện quyền con người của Đảng: nhìn chung các cơ quan nhà nước, nhất là các cơ quan ở trung ương đã chủ động, tích cực và có tinh thần trách nhiệm trong công tác thực hiện quyền con người; chú trọng gắn kết giữa xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện pháp luật về quyền con người.
2.2 Hạn chế của thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 và nguyên nhân
2.2.1 Hạn chế của thực hiện quyên con người theo Hiễn pháp năm 2013
Một là, hiệu lực và hiệu quả của công tác tô chức thực hiện quyền con
người chưa cao.
Vẫn còn tình trạng một số đạo luật vẫn chưa được xây dựng, ban hành kip thời Chất lượng xây dựng luật về quyền con người còn chưa hoan thiện.
Công tác phố biến giáo dục pháp luật về quyền con người thời gian qua cũng còn những hạn chế, bất cập như một bộ phận người đứng đầu cơ quan, đơn vi, địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác phố biến giáo dục pháp luật; hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật ở một số bộ, ngành, địa phương còn mang tính hình thức, chưa hiệu quả
Các nguồn lực thực hiện quyền con người chưa được bảo đảm, nhất là điều kiện cơ sở vật chất, kĩ thuật.
Hai là, còn một số quyền con người chưa được thực hiện hiệu quả trên thực tế, chang hạn như quyên biểu tình, quyền hội hop
2.2.2 Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan: Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, nhất là sau khi phải qua các cuộc chiến tranh kéo dài liên miên; Hiến pháp có nhiều nội dung mới, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung, ban hành mới nhiều luật, pháp lệnh cũng như các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật dé kịp thời thé
Trang 11chế hóa Hiến pháp, bảo đảm phù hợp với nội dung và tinh thần của Hiến pháp dẫn đến số lượng văn bản cần rà soát, sửa đổi, bố sung, ban hành mới là rất lớn.
Nguyên nhân chủ quan: Vẫn đề nhận thức về nhân quyền nói chung ở cấp cao và đội ngũ những người hiểu biết là rất tốt, nhưng họ vốn chỉ chiếm số ít nên hiểu biết về nhân quyên trên phạm vi toàn xã hội không dễ phổ biến; Công tác phối hợp xử lý công việc giữa các bộ, ngành, địa phương có lúc còn thiếu
chặt chẽ, chưa quyết liệt, đồng bộ;
Trang 12CHƯƠNG 3
QUAN DIEM VÀ GIẢI PHÁP BAO DAM THUC HIỆN QUYEN CON NGƯỜI THEO HIẾN PHAP NĂM 2013
3.1 Quan điểm bảo đảm thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013
- Thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 phải nhằm phát triển đất nước.
- Thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 phải nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 phải trên cơ sở hệ thống pháp luật hoàn thiện.
- Nội luật hóa các chuẩn mực quốc tế về quyền con người và tham khảo kinh nghiệm các quốc gia về thực hiện quyền con người.
3.2 Giải pháp bảo đảm thực hiện quyền con người theo Hiến pháp
năm 2013
- Đồi mới nhận thức, quyết tâm chính trị về thực hiện quyền con người - Tiếp tục xây dựng pháp luật về quyền con người.
- Nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện quyền con người - Các giải pháp khác:
+ Nghiên cứu tham gia các nghị định thư bổ sung của ICCPR năm 1966 Bởi chính việc tham gia này sẽ giúp công dân có thé gửi khiếu nại về quyền dân sự, chính trị tới các cơ quan nhân quyền Liên hiệp quốc mỗi khi có xảy ra sự xâm phạm quyên của các chủ thé mà nhiều nhất là chủ thé mang quyền lực nhà nước làm ảnh hưởng đến việc thụ hưởng quyền dân sự, chính trị của cá nhân.
+ Tăng cường đối thoại.
+ Nghiên cứu xây dựng cơ quan nhân quyền quốc gia và sau khi đã gia
nhập 7 công ước quốc tế cơ bản về quyền con người, tiếp tục gia nhập 2 công ước cơ bản còn lại của Liên hiệp quốc về quyền của những người lao động di trú, quyền của những người bị cưỡng bức đưa đi mất tích.
Trang 13Phan thứ hai:
BAO CAO TONG HOP KET QUA NGHIEN CUU DE TAI MO DAU
1 Tinh cấp thiết của dé tai
Quyền con người là quyền mang tính tự nhiên, xuất hiện cùng với xã hội loài người, không phụ thuộc vào việc nhà nước có công nhận hay có bảo đảm
thực hiện hay không Chính vì vậy mà Hiến pháp năm 2013 là bản hién pháp đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam quy định con người là một chủ thể quyền độc lập với những nội dung được xác định rõ ràng, thể hiện các quyền và
tự do hiến định để bảo đảm thực hiện quyền con người.! Điều đó cho thay rang,
với những quy định quyền con người, không chi công dân Việt Nam mà tat cả, mọi người, mỗi người với tư cách là thành viên của xã hội, người nước ngoài có mặt trên lãnh thé Việt Nam cũng được Hiến pháp và pháp luật Việt Nam bao đảm quyên con người Do đó, việc thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 là vẫn đề quan trọng, cần thiết và là nhiệm vụ của bất kỳ cơ quan, tô chức, ca nhân nao.
Thực tiễn thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 thời gian qua đã thu được nhiều kết quả tích cực Công tác tuyên truyền, giới thiệu về Hiến pháp và rà soát, sửa đối, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Hiến pháp được tập trung cao độ dé bao đảm kip thời đưa Hiến pháp đi vào cuộc sống Công tác thể chế ngày càng được chú trọng: công tác rà soát, lập danh mục dé xuất văn bản quy phạm pháp luật cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để phù hợp với quy định của Hiến pháp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, triển khai ngay sau khi Hiến pháp được thông qua Những kết quả đạt được trong thời gian qua đã từng bước đưa các
quy định của Hiến pháp dần đi vào cuộc sống, tác động tích cực tới mọi mặt của
đời sông chính tri, kinh tê, văn hóa, xã hội; tăng cường quôc phòng, an ninh và
! Hiến pháp năm 1992 lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “quyền con người”, nhưng quyền con
Trang 14hội nhập quốc tế của đất nước; góp phần bảo vệ, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Thi hành Hiến pháp cũng góp phần nâng cao ý thức thượng tôn Hiến pháp, pháp luật trong tô chức, hoạt động của các cơ quan, tô chức và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người dân; tạo cơ sở quan trọng cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyên của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn phát triển mới Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thi hành Hiến pháp như một số nội dung của Hiến pháp đến nay chưa được cụ thê hóa hoặc cụ thé hóa chưa day đủ; công tác tuyên truyền, phô biến nội dung của Hiến pháp vẫn còn nhiều bất cập, chưa lan tỏa đến được mọi người dân
Có rất nhiều biện pháp dé thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 Biện pháp thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 có thê là hoàn thiện pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật về một nhóm quyền con người, một quyên con người cụ thé theo Hiến pháp năm 2013 đây cũng là những van đề nghiên cứu trọng tâm của các công trình nghiên cứu có liên quan về thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 đã công bố Tuy nhiên, hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu việc thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 một cách toàn diện nhất, khái quát nhất và cơ bản nhất, để nhằm tạo ra cơ sở, tiền dé tư tưởng khoa học cho việc nghiên cứu sâu hơn và cụ thể hơn từng van dé trong thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013.
Hơn nữa, Dai hoi XIII xác định: “7¡ iép tuc cu thé hod, hoan thién thé ché thực hành dan chủ theo tinh than Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bồ sung, phát triển năm 2011) và Hiễn pháp năm 2013”? là một trong những nhiệm vụ nhằm “Thuc hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyển làm chủ và vai trò chủ thé của nhân dan”? trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 ở Việt Nam Như vậy,
? Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XI - Te ap I,
Nxb Chính tri quôc gia Sự thật, Ha Nội, tr 172, 173.
3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Tldd, tr.172.
10
Trang 15việc tiếp tục cụ thé hóa, hoàn thiện pháp luật thực hành dân chủ theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 là một trong những nhiệm vụ quan trọng dé thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò của chủ thể nhân dân
Với tất cả lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu vấn đề: "Thực hiện quyền con người theo Hién pháp năm 2013", làm Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, sẽ có cả ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 được đặt ra một cách cấp thiết, nhất là trong điều kiện chúng ta phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, đề cao vai trò chủ thé, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước Cho nên đã có rất nhiều công trình ở trong và ngoài nước nghiên cứu vấn đề này ở những mức độ, góc độ khác nhau từ dé tài khoa học, luận án tiến sĩ, sách chuyên khảo, luận văn thạc sĩ Để phục vụ mục tiêu nghiên cứu của Đề tài, việc đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu được Đề tài thực hiện theo ba nhóm sau:
- Các công trình nghiên cứu cơ sở lý luận về thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013.
- Các công trình nghiên cứu về thực trạng thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013.
- Các công trình nghiên cứu về giải pháp bảo đảm thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013.
Tht nhất, các công trình nghiên cứu cơ sở lý luận về thực hiện quyển con người theo Hiễn pháp năm 2013
- Quyền con người không phải là thuật ngữ xa lạ với nhiều ngưởi, nhất là đối với các nhà nghiên cứu Dù vậy, cho tới ngày nay, các nhà nghiên cứu vẫn đã và đang cô găng đưa ra được một khái niệm hoàn thiện về quyền con người Qua khảo cứu, trong hàng loạt công trình nghiên cứu về vấn đề này, có thể kể
Trang 16cua tập thé tác gia Nguyễn Đăng Dung, Vũ
pháp luật về quyên con người
Công Giao, Lã Khánh Tùng làm chủ biên; sách chuyên khảo: "Quyền con người, quyên công dân trong Hiến pháp Việt Nam"Š của tác giả Nguyễn Văn Động; Z"9 của tập thé tác giả Chu
Cuốn "M6t số vấn dé lý luận và pháp ly về Luật quốc tế
Mạnh Hùng, Nguyễn Toàn Thắng và Nguyễn Thị Hồng Yến là đồng chủ biên; cuốn sách: "Human rights and development in international law" (tạm dich: Quyền con người và sự phát triển trong pháp luật quốc tế) của tac giả Tahmina Karimova; cuốn sách: " International human rights law and practice” (tạm dịch: Luật nhân quyén quốc tế và thực tiễn) của các tác giả Ilias Bantekas, Lutz Oette; cuốn sách: "The international Covenant on Civil and Political Risghts:
"' (tạm dich: Công ước quéc tê về các quyên
Cases, Materials and Commentary
dân sự va chính tri: vụ việc, tư liệu và bình luận) của nhóm tac gia: Sarah
Joseph, Jennifer Schultz, Melissa Castan; cuốn sách: " Human rights and the criminal justice system" (tam dịch: Quyền con người va hệ thống tư pháp hình
sự) của các tác giả Anthony Amatrudo, Leslie William Blake;
- Nghiên cứu về quyền con người không thể không nghiên cứu về giới hạn quyền con người Về van dé này có thé ké đến các công trình nghiên cứu tiêu biêu sau: Cuôn sách "Nguyên tac hạn chê quyên con người, quyên công dán
4 Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, La Khánh Tùng (2014), Lý uận và pháp luật vé quyềncon người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
> Nguyễn Văn Động (2005), Quyên con người, quyên công dân trong Hiến pháp Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
5 Chu Mạnh Hùng, Nguyễn Toàn Thắng và Nguyễn Thi Hồng Yến (2021), Một số vấn đề lý
luận và pháp lý về Luật quốc tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
TT[ahmina Karimova (2016), Human rights and development in international law, Nxb.
8 Tlias Bantekas, Lutz Oette (2016), International human rights law and practice, Nxb Dai
hoc Cambridge.
9 Sarah Joseph, Jennifer Schultz, Melissa Castan (20014), The international Covenant onCivil and Political Risghts: Cases, Materials and Commentary, Nxb Dai hoc Oxford
'0 Anthony Amatrudo, Leslie William Blake (2015), Human rights and the criminal justice
system, Nxb Routledge.
12
Trang 17theo Hiến pháp năm 2013""' do tập thê tác giả Nguyễn Văn Hiển, Trương Hồng Quang đồng chủ biên trình bày những vấn đề lí luận về hạn chế quyền con người, quyền công dân, nghiên cứu nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp Việt Nam năm 2013; sách chuyên khảo: "Giới hạn chính đáng đối với các quyên con người, quyên công dân trong pháp luật quốc
"!2 của tác giả Nguyễn Minh Tuân làm chủ biên trình
tế và pháp luật Việt Nam
bay một số van dé về triết lý và các điều kiện giới hạn quyền con người, quyền công dân trong pháp luật quốc tế Nghiên cứu vấn đề giới hạn quyền con người, quyền công dân trong sự so sánh, đối chiếu Hiến pháp Việt Nam với Hiến pháp của Hoa Kỳ, Cộng hòa liên bang Đức, Nga và một số nước châu Á Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết: "Những vấn dé pháp lý còn bỏ ngỏ về giới hạn quyên con người, quyền công dân ở Việt Nam"'3 của tác giả Nguyễn Minh Tuấn; tác gia Bùi Tiến Dat có các bài viết "Hiến pháp hóa nguyên tắc giới hạn quyển con người: Can nhưng chưa du""*, "Nguyên tắc giới hạn quyền con người: Y nghĩa, nhu cau giải thích và định hướng áp dụng", "Nhận điện các mô thức giới han quyền con người trong pháp luật Việt Nam"!®: Bài viết “Tu tưởng hạn chế quyền con người và nội dung nguyên tac hạn chế quyên cơ bản hiến định theo Hién
pháp năm 2013”"" của tác giả Tô Văn Hòa;
- Để quyền con người thực sự đi vào cuộc sống, cần có những bảo đảm cho việc thực hiện quyên con người Cho nên, cũng có rât nhiêu công trình
!! Nguyễn Văn Hiển, Trương Hồng Quang (2019), Nguyên tắc hạn chế quyền con người,quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
2 Nguyễn Minh Tuan (2015), Giới hạn chính đáng đối với các quyền con người, quyền côngdân trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
'3 Nguyễn Minh Tuấn (2019), "Những vấn đề pháp lý còn bỏ ngỏ về giới hạn quyền conngười, quyền công dân ở Việt Nam", Tap chí Nhà nước và Pháp luật, (7), tr 3 - 8, 73.
! Bùi Tiến Đạt (2015), "Hiến pháp hóa nguyên tắc giới hạn quyền con người: Cần nhưng
chưa du", Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (6), tr 3 - 11.
!Š Bùi Tiến Dat (2017), "Nguyên tắc giới hạn quyền con người: Ý nghĩa, nhu cầu giải thích và
định hướng áp dung", Tap chí nghiên cứu lập pháp, (19), tr 13 - 20.
! Bùi Tiến Đạt (2018), "Nhận diện các mô thức giới hạn quyền con người trong pháp luật
Việt Nam", Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (2), tr 3 - 11.
M Tô Van Hoa (2018), “Tu tưởng han chế quyền con người và nội dung nguyên tắc hạn chế
Trang 18nghiên cứu về van dé này, tiêu biêu có thê kê đên: Luận án tiên sĩ luật học: "Bao
dam quyên con người của bị can trong giai đoạn diéu tra vu án hình sự"!Š của
tác giả Trần Thị Thu Hiền; Luận án tiến sĩ luật học: "Bảo vệ quyền con người bằng quy định về các tội xâm phạm tinh duc theo luật hình sự Việt Nam"? của tác giả Nguyễn Thị Bình; Đề tài khoa học cấp Trường: "Bảo dam quyén con người cua người bị kết án phạt tù tại Việt Nam'"?? do tác giả Đỗ Thị Phượng lam chủ nhiệm; Đề tài khoa học cấp Trường: "Pháp luật tổ tụng hành chính với việc bảo đảm quyên con người theo hiến pháp năm 2013"?! do tác giả Nguyễn Thị Thủy làm chủ nhiệm; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: "Co chế bảo dam quyên con người, quyên cơ bản của công dân trong tô tụng dân sự theo yêu cầu cải cách tư pháp và thi hành Hién pháp năm 2013"? do tác giả Nguyễn Thị Thu Hà làm chủ nhiệm Các công trình chỉ nghiên cứu việc bảo đảm quyền con người cụ thé và dưới một hoặc một số yếu tô nhất định, chủ yéu là yếu tố pháp luật.
Như vậy, nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau của khái niệm quyên con người, giới hạn quyền con người, bảo đảm thực hiện quyền con người đều là những công trình nghiên cứu có ý nghĩa nhất định để Đề tài kế thừa Tuy nhiên, có thể khăng định, cơ sở lý luận thực hiện quyên con người theo Hiến pháp năm 2013 chưa được các công trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện Một số công trình nghiên
cứu tiép cận các khái niệm dưới góc độ của các ngành luật chuyên ngành cụ thê,
'8 Trần Thị Thu Hiền (2020), Bảo đảm quyển con người của bị can trong giai đoạn diéu travụ án hình sự, Luận án tiễn sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
! Nguyễn Thị Binh (2021), Bảo vệ quyên con người bằng quy định về các tội xâm phạm tinhduc theo luật hình sự Việt Nam, Luận án tiễn sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
20 Đỗ Thị Phượng (2018), Bảo dam quyên con người của người bị kết án phạt tù tại Việt Nam,Đề tài khoa học cấp Trường, Trường Đại học Luật Hà Nội.
71 Nguyén Thị Thuy (2017), Pháp luật 16 tụng hành chính với việc bao dam quyên con người
theo hiến pháp năm 2013, Đề tài khoa học cấp Trường, Trường Đại học Luật Hà Nội.
a Nguyén Thi Thu Ha (2017), Co chế bảo đảm quyên con ngudi, quyén cơ ban cua công dan
trong to tụng dân sự theo yêu câu cải cách tư pháp và thi hành Hiến pháp năm 2013, Đề tàikhoa học câp Trường, Trường Đại học Luật Hà Nội.
14
Trang 19mà chưa có nghiên cứu nao tiếp cận đưới góc độ khái quát, cơ bản, tạo nền tảng
cơ sở Đây chính là mục tiêu nghiên cứu của công trình này.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu về thực trạng thực hiện quyển con người theo Hién pháp năm 2013
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về thực hiện các quyền con người theo Hiến pháp năm 2013, chủ yếu là nghiên cứu về việc thực hiện các quyền con người cụ thể và tiếp cận dưới góc độ thực trạng pháp luật, có thé kế đến các công trình tiêu biểu sau: sách chuyên khảo: "7c hiện các quyén hiến định trong Hiến pháp năm 2013" do tập thé tác giả Trịnh Quốc Toản và Vũ Công Giao làm chủ biên; cuốn sách: "Quyển con người qua 5 năm thực hiện Hiến pháp năm 2013" **do tác giả Dinh Ngọc Thang làm chủ biên, tập hợp các bài viết nghiên cứu về vấn đề bảo đảm quyén con người trong các lĩnh vực: chính trị, dan chủ, tô tụng tư pháp và trong các lĩnh vực cơ bản về điều chỉnh pháp luật như kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục, tự do dân chủ, tự do cá nhân; sách chuyên khảo: "Co chế thực hiện điều ước quốc tế về quyên con người "2Š của tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân phân tích thực trạng cơ chế thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người của Việt Nam; Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp trường: "Cơ chế bdo cáo quốc gia thực hiện các diéu ước quốc tẾ về quyên con người mà
Việt Nam là thành viên" của Trường Đại học Luật Hà Nội, tập hợp các bài tham
luận nghiên cứu về cơ chế báo cáo quốc gia thực hiện các điều ước quốc tế về quyên con người mà Việt Nam là thành viên;
Ngoài ra có rất nhiều bài viết nghiên cứu thực trạng thực hiện quyền con người trong các lĩnh vực cụ thé như: "Bảo đảm thực hiện quyên con người trong
3 Trịnh Quốc Toản, Vũ Công Giao (2017), Thuc hiện các quyên hiến định trong Hiến pháp
năm 2013, Nxb Lý luận chính tri, Hà Nội.
4 Đinh Ngọc Thắng (2019), Quyển con người qua 5 năm thực hiện Hién pháp năm 2013,Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
5 Nguyễn Thị Kim Ngân (2018), Cơ chế thực hiện diéu ước quốc tế về quyển con người,
Trang 20"26 của tác giả Lưu Ngọc Tô Tâm; "Bdo vệ va
lĩnh vực môi trường ở Việt Nam
thúc day thực hiện quyên con người trong khuôn khổ Liên hợp quốc — Thành tựu và thách thức"?” của các tác giả Mạc Thị Hoài Thương, La Minh Trang: "Quyên con người trong Hién pháp năm 2013 và một số van dé đặt ra trong việc thực
hiện"? của tac giả Bạch Quốc An; "Thuc đẩy không gian xã hội dân sự ở Việt
Nam nhăm thực hiện nghĩa vụ quốc tê về quyên con người "?? của tác giả
Nguyễn Linh Giang; "7c hiện quy định của Hiến pháp về quyên con người
"39 của tác giả Nguyễn Văn Đông:
trong t6 tụng hình sự ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu vấn đề thực hiện quyền con người trong từng lĩnh vực cụ thể được khảo cứu sẽ là nguồn minh chứng đáng tin cậy giúp Đề tài chứng minh những phân tích, đánh giá trong phần thực trạng Phân tích, đánh giá thực trạng dưới góc độ một cách có hệ thống, day đủ các yếu tố có liên quan cơ bản trong thực hiện quyên con người cũng cần phải dựa trên những thực trạng thực hiện quyền con người trong lĩnh vực cụ thể là mục tiêu nghiên cứu mà Đề tài này hướng đến.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu về giải pháp bảo đảm thực hiện quyên con người theo Hiến pháp năm 2013
Giải pháp bảo đảm thực hiện quyền con người được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, nhưng chỉ nghiên cứu ở một hoặc một nhóm quyên cụ thé, hay dưới khía cạnh của pháp luật, chăng hạn như: đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: "Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng, hoàn thiện pháp luật bảo đảm thi hành
6 Lưu Ngọc Tổ Tâm (2019), "Bảo đảm thực hiện quyền con người trong lĩnh vực môi trườngở Việt Nam", Tạp chí cộng sản, Số chuyên đề cơ sở 145, tr 34 - 39.
? Mạc Thị Hoài Thương, La Minh Trang (2021), "Bảo vệ và thúc day thực hiện quyền conngười trong khuôn khổ Liên hợp quốc — Thành tựu và thách thức", Tap chí Luật hoc, (7), tr.
36 - 49.
?8 Bạch Quốc An (2014), "Quyền con người trong Hiến pháp năm 2013 và một số van dé đặtra trong việc thực hiện", Tạp chí dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề: Triển khai thi hànhHiến pháp năm 2013, tr 48 - 53.
? Nguyễn Linh Giang (2016), "Thúc đây không gian xã hội dân sự ở Việt Nam nhằm thựchiện nghĩa vụ quốc tế về quyền con người ", Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (17), tr 33 - 39.30 Nguyễn Văn Đồng (2019), "Thực hiện quy định của Hiến pháp về quyền con người trong tô
tụng hình sự ở Việt Nam", Tap chí luật hoc, (6), tr 21 - 32.16
Trang 21quy định của Hiến pháp năm 2013 về các quyên dân sự, chính trị" do tác Thai Vĩnh Thắng làm chủ nhiệm Đề tài chỉ ra các đạo luật cụ thé cần sửa đổi, bố sung hoặc ban hành mới dé thực hiện các quyền dân sự, chính trị theo Hiến pháp năm 2013; đề xuất các định hướng, nguyên tắc và cơ cau chế định các đạo luật cần sửa đối, bổ sung hoặc ban hành mới; Đề tài khoa học cấp Trường: "Nghiên cứu hệ thong hóa pháp luật Việt Nam về quyén con người, quyên cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013 nhằm nâng cao tinh ứng dung trong giảng day và nghiên cứu Luật Hiến pháp" do tac giả Mai Thị Mai làm chủ nhiệm Ngoài ra có rất nhiều bài viết có liên quan như: bài viết "Cu thé hóa các quy định mới về quyên con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013" !, của tac giả Tường Duy Kiên; bài viết “Một số vấn dé nhằm thực thi các quy định
”3 của tác giả Phan Trung Hiên;
về quyên con người trong Hién pháp Việt Nam
bài viết “Quyên con người và việc bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyén con người theo Hién pháp năm 2013”, của tác giả Nguyễn Dang Dung;
Các công trình trên đây ít, nhiều có đề cập những giải pháp khác nhau về van dé thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 Tuy nhiên, nhìn chung các công trình chi chủ yếu đưa ra giải pháp về hoàn thiện pháp luật về quyền con người trong những lĩnh vực cụ thé, hoặc có đưa ra những giải pháp khác nhưng mang tính chất là gợi mở, giới thiệu chứ chưa phải xuất phát từ những van đề có tính hệ thống, đầy đủ.
Tóm lại, qua khảo cứu những công trình nghiên cứu có liên quan đến Đề tài, cho chúng ta thấy, các quy định về quyền con người là một trong những quy định có nhiều bước phát triển mới nhất của Hiến pháp năm 2013, vì vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu có liên quan tìm hiểu về các quy định đó, cũng như nghiên cứu thúc đây thực hiện các quyền hiến định trên thực tế Tuy nhiên, chỉ
*! Tường Duy Kiên (2016), "Cụ thé hóa các quy định mới về quyền con người, quyền công
dân trong Hiến pháp năm 2013", Tap chí Nghiên cứu Lập pháp, (13).
3 Phan Trung Hiền (2016), “Một số vẫn đề nhằm thực thi các quy định về quyền con người
trong Hiến pháp Việt Nam”, Tạp chí nghề luật, (3, 4).
33 Nguyễn Dang Dung (2015), “Quyền con người và việc bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền
Trang 22một số ít công trình này hoặc chỉ mang tính giới thiệu các quy định về quyền con người theo Hiến pháp năm 2013, hoặc chỉ nghiên cứu những quyền con người cụ thé Các công trình nghiên cứu nêu trên có mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận khác với Đề tài mà chúng tôi nghiên cứu Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 trên cả phương diện lý luận, pháp lý và thực tiễn.
3 Mục đích và nhiệm nghiên cứu của đề tài 3.1 Mục đích:
Đề tài nghiên cứu được cơ sở lý luận, đánh giá được thực trạng thực hiện quyền con người và đề xuất được các giải pháp cụ thể, khả thi để có thể thực hiện tốt nhất các quyền con người theo Hiến pháp năm 2013, qua đó, góp phần thực hành và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò chủ thé của nhân dân.
3.2 Nhiệm vu:
Dé đạt được mục đích nghiên cứu trên, Dé tài phải thực hiện được những mục tiêu nghiên cứu sau:
Thứ nhát, làm rõ, sâu sắc hơn cơ sở lý luận về thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013.
Thứ hai, đề tài phải phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013.
Thứ ba, Đề tài đề xuất những quan điểm, giải pháp cụ thể, khả thi để có thé thực hiện tốt nhất quyền con người theo Hiến pháp năm 2013.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối twong nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013.
18
Trang 234.2 Phạm vi nghién cứu:
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu ở Việt Nam.
- Về thời gian: Dé tài nghiên cứu thực hiện quyền con người ké từ năm 2014 đến nay (đây là năm mà Hiến pháp năm 2013 bắt đầu có hiệu lực thi hành).
5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cách tiếp cận:
Đề tài được tiếp cận nghiên cứu theo chuyên ngành Lí luận chung về Nhà nước và Pháp luật và tiếp cận dựa trên quyền con người.
5.2 Các phương pháp nghiÊn cứu:
Đề tài thực hiện trên cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu cụ thê sau đây:
- Phương pháp luận của Đề tài:
+ Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương của Dang Cộng sản Việt Nam về quyền con người.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp phân tích và tong hợp.+ Phương pháp hệ thống.
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp trừu tượng hóa khoa học. 6 Kết cầu của đề tài
- Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013.
- Chương 2: Thực trạng thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm
- Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013.
7 Sản phẩm của đề tài - Báo cáo tóm tắt đề tài
Trang 24- Báo cáo tổng hợp đề tài - 03 chuyên đề
- Bài báo đăng tạp chí: Dương Văn Quý (2022), “Thực hiện các quyền dân sự, chính trị theo Hiến pháp năm 2013”, Tạp chí Pháp luật về Quyén con
người, (3), tr.64 - 71.
20
Trang 25CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VE THỰC HIỆN QUYEN CON NGƯỜI THEO HIẾN PHÁP NĂM 2013
1.1 Khái niệm và phân loại quyền con người theo Hiến pháp năm
1.1.1 Khái niệm quyên con người
Với bề dày phát triển của quyền con người trên thế giới cũng như tại Việt Nam, các nghiên cứu về quyền con người cũng được thực hiện liên tục, đa dạng, được xem xét với nhiều hướng tiếp cận khác nhau để trả lời cho một câu hỏi đầu tiên và quan trọng nhất về quyền con người, đó là quyền con người là gì? Ở góc độ của khoa học pháp lý, kết hợp với quy định hiện nay của Hiến pháp 2013, quyền con người có thể được xem xét theo ba khía cạnh: quyền con người là một quyền cụ thể, quyền con người là một chế định luật hoặc quyền con người là một quan hệ pháp luật.
* Quyển con người là quyên cụ thể
Khi xem xét quyền con người là những quyền cụ thể, hay những hoạt động cụ thể mà cá nhân được làm với tư cách là con nguoi, có nhiều định nghĩa khác nhau Chang hạn, có quan điểm cho răng “quyên con người là những xử sự được phép (entitlements) mà tất cả thành viên của cộng đông nhân loại, không phân biệt giới tinh, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội đều có ngay từ khi sinh ra, don giản chỉ vì họ là con nguoi’** Quan niệm quyền con người theo cách nay sẽ dẫn tới hệ qua là con người là chủ thé tối cao và duy nhất của quyền con người, các chính phủ chỉ có thé thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ quyền con người chứ không được phép rút lại các quyền con người đó Tuy nhiên, trái ngược với quan điểm của học thuyết quyền tự nhiên, học thuyết quyền pháp lý — với những đại diện tiêu biéu nhất là Edmind Burke (1729-1797) và Jeremy Bentham (1748-1832) cho rằng, quyền con người không phải là những gi bam sinh, vốn có một
34 Khoa Luật — Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyên
Trang 26cách tự nhiên, mà là những khả năng do các nhà nước xác định và pháp điển hóa
thành các quy phạm pháp luật.
Theo quan điểm của đề tài, có lẽ việc phủ nhận hoàn toàn quan điểm của học thuyết nào cũng không phù hợp với thực tế pháp lý hiện nay đang diễn ra trên thế giới cũng như tại Việt Nam, bởi lẽ, về hình thức, cả các văn kiện pháp luật quốc tế cũng như các văn bản pháp luật quốc gia đều có xu hướng xác định quyền con người theo hướng quyền pháp lý, nhưng Tuyên ngôn toàn thé giới về quyền con người năm 1948 lại khăng định một cách rõ ràng quyền con người là các quyền tự nhiên, vốn có và không thể tược bỏ được của mọi cá nhân, điều này cũng đã được khang định trong Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Tuyên ngôn Dân quyền và Quyền con người 1789 của Pháp cũng như Tuyên ngôn độc lập 1945 của Việt Nam Cũng theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật, quyền là khả năng được làm một việc gì đó, vậy khi xem xét quyền con người với tư cách là quyền cụ thé, chúng ta có thé quan niệm quyên con người là những khả năng của con người được làm những việc cụ thể Những khả
năng này được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. * Quyên con người là một chế định luật
Tiếp cận quyền con người ở góc độ một chế định luật cũng là một cách tiếp cận phổ biến, do xuất phát từ chính thực tế là quyền con người được các nhà nước thừa nhận và thê hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người (Office of High Commissioner for Human Rights - OHCHR) xây dựng một định nghĩa thường được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu theo cách tiếp cận một chế định luật như sau: “ Quyên con người là tập hợp các bảo đảm pháp lý toàn cẩu có tác dung bảo vệ các cá nhán và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tôn hại đên nhân pham, những sự được phép va tu do cơ bản của con
35 Gugliemo Verdirame (2014), Human Rights in Political and Legal Theory, King’s College
London Dickson poon School of Law, ppt 33.22
Trang 27người"?5, Như vậy, Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người xác định quyền con người là tập hợp tất cả các quy định của pháp luật có nội dung bảo vệ các cá nhân là con người, bảo vệ tự do cơ bản và khả năng được phép
làm của cá nhân đó.
Theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật, chế định luật là tập hợp (hệ thống) bao gồm một nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có liên quan mật thiết với nhau Từ đó có thê hiểu, chế định quyền con người là tập hop bao gồm nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội về quyền con người Chế định quyền con người là một chế định pháp luật của ngành luật hiến pháp, cụ thé là trong Hiến pháp 2013, chế định quyền con người được thé hiện trong Chương 2 Hiến pháp, gắn liền với chế định quyền và nghĩa vụ của công dân Hiến pháp 2013 lần đầu tiên phân biệt rõ ràng giữa quyền công dân và quyền con người thông qua việc sử dụng các thuật ngữ “mọi người”, “không ai” khi thé hiện quyên con người va “công dân” khi thé hiện quyền công
* Quyên con người là quan hệ pháp luật
Tiếp cận quyền con người ở góc độ một quan hệ pháp luật thực chất là hệ quả của việc nhà nước sử dụng pháp luật về quyền con người dé điều chỉnh quan hệ xã hội Nói cách khác, khi nhà nước thừa nhận và bảo đảm, bảo vệ quyền con người bằng pháp luật thì quan hệ pháp luật về quyền con người sẽ xuất hiện Vì vậy, với tư cách là một quan hệ pháp luật, quyền con người được hiểu là quan xã hội được các quy phạm pháp luật về quyền con người điều chỉnh, trong đó các bên chủ thé của quan hệ có quyén và nghĩa vụ pháp lý với nhau liên quan đến quyền con người.
Quan hệ pháp luật về quyền con người là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt, được xếp vào nhóm quan hệ pháp luật tuyệt đối Theo PGS.TS Lê Vương Long, quan hệ pháp luật tuyệt đối là quan hệ pháp luật trong đó chủ thể có
3“ Khoa Luật — Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyên
Trang 28quyên tuyệt đối Y chí của chủ thé nay trong việc thực hiện quyền của mình không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể khác và đương nhiên buộc các chủ thế khác phải thừa nhận, thực hiện?” Với quan hệ pháp luật về quyền con người, khi pháp luật thừa nhận quyền con người thì chủ thể độc lập thực hiện quyền của mình mà không phụ thuộc vào ý chí chủ thể khác, đồng thời, khi đã được thừa nhận là quyền con người thì mặc nhiên các chủ thể khác (cá nhân, tô chức, cộng đồng, nhà nước) phải có nghĩa vụ tôn trọng Ví dụ: Trong quan hệ xã hội về quyền sống của con người thì cá nhân nào cũng có quyền sống, được thực hiện
các hành vi để sống và bảo vệ cuộc song, bao vé tinh mang cua minh Đồng
thời, tat cả các cá nhân, t6 chức khác có nghĩa vụ phải tôn trọng quyên sống, quyền bảo vệ tính mạng của cá nhân đang thực hiện quyền sống của mình, không được thực hiện các hành vi tước đoạt tính mạng của cá nhân khác trai quyđịnh của pháp luật.
Khi tham gia quan hệ pháp luật về quyền con người, người có quyền có khả năng thực hiện tất cả các hành vi của mình, nhưng mức độ thực hiện trong thực tế tùy thuộc vào năng lực hành vi của mỗi chủ thể Đồng thời, các cá nhân
khác, tổ chức, cộng đồng, nhà nước cũng luôn phải tiễn hành tất cả các nghĩa vụ
pháp lý nêu trên bởi nó liên quan chặt chẽ đến việc thực hiện các khả năng tương ứng của chủ thể có quyên con người.
1.1.2 Phân loại quyên con người
Có nhiều tiêu chí khác nhau dé phân loại quyền con người Theo các lĩnh vực của đời sống xã hội, có thé phân thành các quyền dân su, chính tri và các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội; theo tiêu chí về nguồn gốc, có thể phân thành quyên tự nhiên và quyên luật định; theo tiêu chí chủ thé, có thé phân thành các quyền cá nhân và quyền của nhóm; theo tiêu chí mức độ pháp điển hóa, có thé phân thành các quyén cụ thé và quyền hàm chứa; theo phương thức bảo đảm, có thể phân thành quyền chủ động và quyên bị động; theo tiêu chí điều kiện thực
a Lê Vuong Long (2013), Những van dé lý luận cơ bản về quan hệ pháp luật, Nxb Chính trị
Quôc gia, Hà Nội, tr 108.
24
Trang 29thi, có thé phân thành các quyên có thé bị hạn chế và các quyền không bị han chế Việc phân loại quyền con người có giá trị tham khảo nhằm làm rõ đặc điểm, tính chất và các yêu cầu đặc thù trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người.
Hiện nay, cách phân loại phô biến là xét theo lĩnh vực điều chỉnh, có thé phân chia quyền con người thành hai nhóm, đó là: nhóm các quyền dân sự, chính trị và nhóm các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa Đây là cách phân chia được sử dụng khi soạn thảo hai công ước quốc tế cơ bản về quyền con người là Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 và Công ước quốc tế về các quyên kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 Phù hợp với pháp luật quốc tế, Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam cũng xác định: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyên con người, quyên công dân về chỉnh trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật" Như vậy, theo Hiến pháp năm 2013, quyền con người cũng được thé hiện trên các lĩnh vực chính tri, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội như pháp luật quốc tế Điều đó thé hiện, Việt Nam là quốc gia thành viên tích cực đã hiến định hầu hết các quyền con người trong luật nhân quyền quốc tế và các điều ước quốc tế có liên quan đến quyền con người.
- Các quyền dân sự, chính trị hướng vào hai van dé chính, đó là tự do va sự tham gia vào đời sống chính trị của con người, bao gồm: quyền sống, quyền tự do tư tưởng, tự do tôn giáo tín ngưỡng, tự do biểu dat, quyền được bầu cử, ứng cử, quyền được xét xử công bằng
- Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa là quyền hướng vào việc tạo lập những điều kiện và sự đối xử bình đăng, công băng cho mọi người trong xã hội,
Lá `
bao gồm các quyền kinh doanh, quyền có việc làm, quyền được bảo trợ xã hội, quyền được chăm sóc y tế, quyền có nhà ở, quyền giáo dục, quyền được đảm bảo mức sống phù hợp, quyền công đoàn, v.v.
Việc phân nhóm các quyền con người cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối, bởi các quyền đều có mối liên hệ hữu cơ với nhau Hiến pháp năm 2013 cũng
Trang 30không xác định các quyền COn người cụ thể thuộc nhóm nào, việc xác định có thể dựa vào những trường hợp cụ thể.
1.2 Khái niệm thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 1.2.1 Khái niệm thực hiện quyền con người
Với các cách tiếp cận khác nhau về quyền con người, khái niệm thực hiện quyên con người cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhưng điểm chung của tat cả các cách hiểu này đều là dé cập tới một hành vi pháp lý cụ thé.
Thực hiện quyền con người với ý nghĩa là một quyền cụ thé được hiểu là hành động thực tế, có mục đích của chủ thé có quyền nhằm làm cho những quyền con người mà chủ thé đó có trở thành hiện thực, theo đó con người được song, được sở hữu tài san, được di lại, được kết hôn, được học tập, được giữ bí mật thư tín trên thực tế mà không bị cản trở, không bị cam đoán một cách vô lý, bất hợp pháp.
Thực hiện quyền con người trước hết phải là kết quả của ý thức con người, được bộc lộ ra ngoài thể giới khách quan ở cả dạng hành động hoặc không hành động Ý thức ở đây chính là ý thức về quyền con người, bao gồm tất cả những quan điểm, quan niệm, hiểu biết về quyền con người cũng như thái độ của chủ thê về quyền con người Thực hiện quyền con người có ý nghĩa làm cho quyền con người thành hiện thực, con người băng chính khả năng của mình thực hiện những điều mình muốn và đã được thừa nhận trong luật Đặc biệt, việc thực hiện này không bi cản trở, không bị cắm đoán một cách vô ly, theo đúng tinh thần được làm những điều pháp luật không cắm Điều này cũng có nghĩa là, việc thực hiện quyền con người chỉ bị giới hạn bằng luật và trong những trường hợp luật định.
Bên cạnh đó, quyền con người cũng là một chế định luật, nên thực hiện quyền con người chính là thực hiện pháp luật Khi đó, thực hiện quyền con người là làm cho chế định pháp luật đó trở thành hiện thực.
Từ đó có thé định nghĩa, thuc hiện quyên con người theo Hiến pháp năm 2013 là hành vi thực tế, hợp pháp, có muc đích của các cá nhân, tổ chức và Nhà
26
Trang 31nước được hình thành trong quá trình hiện thực hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013.
Thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 có các đặc điểm cơ
bản sau:
Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện các đạo luật cụ thé hóa quyền con người trong Hiến pháp năm 2013 là biện pháp quan trọng hàng dau dé thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, hiến pháp là đạo luật gốc, có hiệu lực pháp lí cao nhất, nhưng chỉ quy định những nguyên tắc chung Chính vì vậy, dé các quy định về quyền con người trong Hiến pháp năm 2013 có thé thực hiện
được trong cuộc song, đòi hỏi phải được cu thé hóa băng các văn bản luật Sở di,
quyền con người cần phải được cụ thé hóa bang văn bản luật chứ không phải bang van bản pháp luật khác bởi vì văn bản luật có hiệu lực pháp lí chỉ đứng sau hiến pháp và Hiến pháp năm 2013 quy định việc hạn chế quyền con người chỉ có thê được thê hiện bằng văn bản luật, nên từ đó nó có thê ngăn cản sự hạn chế quyền con người một cách tùy tiện, giúp cho việc thực hiện quyền con người được hiệu quả tốt nhất.
Tứ hai, Nhà nước là chủ thé đầu tiên và quan trọng nhất trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013
Phù hợp với Luật nhân quyền quốc tế, xuất phát từ bản chất của quyền con người và bản chất của Nhà nước Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 quy định Nhà nước có trách nhiệm công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người Và với những ưu thế vượt trội của mình so với các tổ chức khác thì Nhà nước sẽ bảo đảm thực hiện quyền con người một cách hiệu quả nhất Cụ thê đó sẽ là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức nhà nước từ trung ương đến địa phương cùng với việc xây dựng pháp luật thì công tác tổ chức thi hành pháp luật sẽ giúp cho Nhà nước bảo đảm thực hiện quyền con người tốt nhất.
Trang 32Tuy nhiên, mặc dù có vai trò hết sức quan trọng như vậy nhưng Nhà nước không phải là tổ chức duy nhất có trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền con người, các tô chức quốc tế, t6 chức chính trị, tô chức chính trị - xã hội, tô chức kinh tế, tổ chức khác và mọi cá nhân trong xã hội tùy theo chức năng, nhiệm vụ, quyên han của mình cũng có trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013.
Ti ba, thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 liên quan đến hau hết các lĩnh vực của đời sống xã hội
Theo lĩnh vực điều chỉnh thì quyền con người được thê hiện trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội từ dân sự, chính trị đến kinh tế, văn hóa, xã hội, cho nên việc thực hiện quyền con người cần có nguồn lực rất lớn từ con người cho đến các điều kiện kinh tế, vật chất, kỹ thuật Với tư cách là chủ thể quản lý xã hội, Nhà nước phải bảo đảm đầy đủ các nguồn lực để thực hiện quyền con người, Nhà nước có thể huy động các nguồn lực từ xã hội.
1.2.2 Chú thể thực hiện quyên con người theo Hiến pháp năm 2013 Chủ thê thực hiện quyền con người là các cá nhân, tổ chức bằng hành vi của mình thực hiện quyền con người, làm cho quyền con người trở thành hiện thực trong thực tế Chủ thể thực hiện quyền con người bao gồm hai nhóm: chủ thể có quyền thực hiện quyền và chủ thê có nghĩa vụ trong việc thực hiện quyền con người.
Thứ nhất, chủ thể có quyên thực hiện quyên con người:
Chủ thé có quyền thực hiện quyền con người chính là các cá nhân đang tồn tại trong đời sống xã hội Hiện nay, trong các điều khoản của Hiến pháp 2013 về quyền con người, Hiến pháp đều dùng thuật ngữ “mọi người”, từ đây có thể hiểu rằng, cứ là con người thì được hưởng quyền con người và có thể trở thành chủ thé thực hiện quyền con người Hiến pháp cũng không xác định điều kiện về năng lực chủ thể cho cá nhân đối với từng quyền con người, nên như đã phân tích trong phan 1, cá nhân không cần điều kiện nào mới được hưởng quyền con người Hiến pháp 2013 cũng không xác định thời điểm phát sinh và cham
28
Trang 33dứt quyền con người của chủ thé được hưởng quyên, nhưng với xu hướng quy định các quyên cụ thé cũng như sự ảnh hưởng của pháp luật quốc tế, có thé xác định, chủ thể là con người được hưởng quyền ngay từ khi sinh ra Còn khả năng thực hiện quyền con người tùy thuộc vào năng lực của từng cá nhân trong các điều kiện cụ thé, trừ trường hop bị giới hạn bởi pháp luật Trong trường hợp bị giới hạn bởi pháp luật, pháp luật phải quy định rõ trường hợp giới hạn, quy định
việc thực hiện quyền trong trường hợp giới hạn, thậm chí có sự phân biệt nào
giữa các loại chủ thé khác nhau không (ví dụ trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi,
người khuyết tật có bị giới hạn trong thực hiện quyền như các cá nhân khác không).
Thứ hai, chủ thể có nghĩa vụ trong việc thực hiện quyển con người:
- Cá nhân, tổ chức trong xã hội có nghĩa vụ tôn trọng quyền con người của chủ thê có quyền Do quan hệ pháp luật về quyền con người là quan hệ pháp luật tuyệt đối, luôn xác định một chủ thể có quyền và tất cả các cá nhân, tô chức khác có nghĩa vụ tôn trọng quyền của chủ thê có quyền, nên việc thực hiện nghĩa vụ tôn trọng quyền con người cũng chính là thực hiện quyền con người.
- Nhà nước: Nhà nước là một tô chức đặc biệt trong các quan hệ pháp luật nói chung và trong quan hệ pháp luật về quyền con người nói riêng Nhà nước cũng như các cá nhân, tổ chức khác, có nghĩa vụ trong thực hiện quyền con người, tuy nhiên nghĩa vụ của Nhà nước đặc biệt hơn Nếu Hiến pháp năm 1992 chỉ đề cập đến nghĩa vụ tôn trọng quyền con người ở Điều 50 thì Hiến pháp năm 2013 đã mở rộng, ghi nhận cả ba nghĩa vụ của nhà nước trong thực hiện quyền
con người, đó là nghĩa vụ tôn trọng, nghĩa vụ bảo vệ và nghĩa vụ bảo đảm thực
hiện quyền con người Quy định này được thể hiện trong các Điều 3 và Điều 14 Hiến pháp năm 2013 tương ứng với nghĩa vụ quốc gia trong Luật nhân quyền quốc tế°Ÿ Sự bổ sung này có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ bảo đảm sự hài
38 Nguyễn Thùy Duong (2018), Thực thi quy định về nghĩa vụ của nhà nước trong việc bảo
Trang 34hòa giữa luật quốc gia và luật nhân quyền quốc tế mà còn tạo cơ sở hiến định ràng buộc các cơ quan nhà nước phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc những nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà nước về quyền con người trong thực tế, đặc
biệt là hai nghĩa vụ bảo vệ và bảo đảm thực hiện chứ không chỉ là tôn trọng như
cách hiểu chung chung của Hiến pháp năm 1992.
1.2.3 Nội dung thực hiện quyền con người theo Hién pháp năm 2013 Đề thực hiện quyền con người trên thực tế thì ngoài hành vi thực tế của các chủ thê có quyền thực hiện quyền con người là các cá nhân cụ thể, còn đòi hỏi hoạt động tổ chức thực hiện quyền con người Do đó, nội dung thực hiện quyền con người bao gồm các nhóm công việc sau:
Một là, t6 chức thực hiện quyền con người
Tổ chức thực hiện quyền con người là hoạt động mang tính tổ chức đưa pháp luật thực định vào đời sống nhà nước và đời sống xã hội, làm cho pháp luật sau khi ban hành có hiệu lực thực thi trong thực tế Tô chức thực hiện quyền con người là t6 chức dé các cá nhân thực hiện quyền con người của mình băng các hành động tích cực trong thực tế Tổ chức thực hiện pháp luật quyền con người là trách nhiệm của cả bộ máy nhà nước cũng như mọi cá nhân, tô chức, trong đó trước tiên là Nhà nước Trong bộ máy nhà nước, trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật chủ yếu và trước hết thuộc về cơ quan hành pháp: Chính phủ, các bộ, Ủy ban nhân dân các cấp Các công việc có tính chất tổ chức thực hiện pháp luật về quyền con người do cơ quan nhà nước thực hiện, được thể hiện thông qua các hoạt động:
- Luật hóa quyền con người: Dé có thé tổ chức thực hiện quyền con người thì các co quan nhà nước không thé chỉ dựa vào các quy định của Hiến pháp năm 2013 mà còn cần các văn bản luật cũng như các văn bản đưới luật quy định chỉ tiết, hướng dẫn thi hành trong từng lĩnh vực cụ thé Các quy định trong Hiến pháp rất khái quát, chỉ có ý nghĩa tạo ra khung sơ lược nhất, cơ bản nhất cho https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/94844/1/KY-1577.pdf, truy cập ngày
30
Trang 35việc thực hiện quyền con người Nếu chi dựa vào Hiến pháp thì vẫn chưa thé hiện thực hóa quyền con người được Ví dụ: Hiến pháp quy định mọi người có quyền được sống, nhưng nếu chỉ dừng ở quy định này thì các cá nhân vẫn chưa thé biết được quyền được sông gồm những khả năng gi Lúc này, cần tới các văn bản luật khác cu thé hóa Hiến pháp, ví dụ như Bộ luật Dân sự nêu rõ cá nhân được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, quy dịnh về cơ chế bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để cá nhân có công cụ bảo vệ quyền của mình khi tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm; Bộ luật Lao động quy định về quan hệ lao động, cho phép cá nhân tham gia vào các quan hệ lao động hợp pháp để có thu nhập nuôi sống bản thân; Luật Khám, chữa bệnh điều chỉnh quan hệ giữa người khám bệnh và người chữa bệnh khi cá nhân đến các co sở khám, chữa bệnh dé bảo vệ tính mang, sức khỏe của mình Luật hóa quyền con người vừa cụ thé hóa các quy định của Hiến pháp về quyền con người vừa cung cấp cho các cá nhân các cơ chế cần thiết dé bảo đảm, bảo vệ quyền con người.
- Phổ biến pháp luật về quyền con người: Đây là hoạt động giúp nâng cao nhận thức về quyền con người cho xã hội cũng như giáo dục ý thức pháp luật về quyền con người cho mỗi cá nhân trong đời sống xã hội Phổ biến pháp luật về quyền con người thực chất chính là phố biến, giáo dục pháp luật Sự ra đời của Luật phô biến, giáo dục pháp luật năm 2012 tạo tiền dé quan trong dé khi Hiến pháp năm 2013 ra đời, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con
người được thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp, trong đó xác định rõ
trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong phô biến, giáo dục pháp luật nói chung và phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người nói riêng.
- Tạo lập bộ máy, nhân sự và các nguồn lực đảm bảo cho công tác thực hiện pháp luật về quyền con người, chỉ đạo điều hành, tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện pháp luật về quyền con người: đây là công việc có ý nghĩa quan trọng trong quá trình bảo đảm, bảo vệ quyền con người của nhà nước Dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan nhà nước có thâm quyên thiết
Trang 36thực hiện quyền con người Khi xây dựng bộ máy, các cơ quan nhà nước cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ cau tô chức của từng thiết chế trong thực hiện quyền con người, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình bồ nhiệm đối với các cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ trong thực hiện quyền con người, đảm bảo hiệu quả hoạt động của bộ máy Trong quá trình thực hiện, các cơ quan nhà
nước cần thường xuyên tô chức các hoạt động trao đôi, tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc, xác định rõ thâm quyên, trách nhiệm của mỗi thiết chế cũng như từng cá
nhân cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ trong thjc hiện quyền con người - Kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện quyền con người Thực hiện quyền con người chính là thực hiện pháp luật, vì vậy, trong quá trình thực hiện quyền con người có thé xuất hiện các hiện tượng vi phạm pháp luật về quyền con người Các cá nhân, t6 chức khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình về quyền con người đồng thời cũng tham gia vào quá trình giám sát thực hiện quyền con người Nhà nước với nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm, và bảo vệ quyền con người cũng sẽ thực hiện kiểm tra, giám sát và đặc biệt là xử lý vi phạm pháp luật về quyền con người Tùy vào hành vi vi phạm cũng như mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà Nhà nước thực hiện hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý tương ứng đối với chủ thê có hành vi vi phạm pháp luật về quyên con người Đây là công việc quan trọng đảm bảo sự nghiêm minh và tính răn đe của pháp luật về quyền con người.
Hai là, chủ thể có quyền thực hiện quyên Đây là nội dung thực hiện
quyền con người của chủ thé có quyên, theo đó, chủ thé có quyền tự băng hành vi của mình dé hiện thực hóa các quyền dé thỏa mãn lợi ích của bản thân Cùng là một quyền nhưng hành vi của mỗi chủ thể thực hiện quyền thì rất đa dạng, tùy vào đặc điểm cá nhân cũng như năng lực của từng chủ thể, miễn là trong phạm vi được cho phép va không rơi vào trường hợp bị giới han theo quy định cuapháp luật.
32
Trang 371.2.4 Hình thức thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 Mỗi loại chủ thé thực hiện quyền con người thi cách thức thực hiện quyền con người cũng khác nhau: đối với chủ thể có quyền thực hiện quyền con người là các cá nhân cụ thé thì có thể thực hiện quyền con người dưới các cách thức là tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật và sử dụng pháp luật Tương tự như chủ thể có quyền thực hiện quyền con người thì các chủ thể có nghĩa vụ thực hiện quyền con người không có thâm quyên cũng thực hiện quyền con người theo các thức trên Còn đối với chủ thé có nghĩa vụ thực hiện quyền con người là các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức ngoài các cách thức thực hiện quyền con người trên, còn được tiến hành dưới cách thức là áp dụng pháp luật.
Hiện nay, phần lớn người dân thường cho rằng "pháp luật" là những mệnh lệnh cần bắt buộc phải tuân thủ, là hình phạt, là trừng trị cá nhân khác thì cho rằng pháp luật là chỉ để giải quyết tranh chấp Cho nên, khi thực hiện quyền con người thì nhiều cá nhân chỉ quan tâm tới quyền của mình bị xâm phạm, tức là khi đó cá nhân mới sử dụng quyền con người của mình Vì vậy, để thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 thực sự hiệu qua và day đủ, thì các cá nhân cụ thể cần phải quan tâm đến cách thức thực hiện quyền con người của mình là sử dụng pháp luật và các chủ thê có nghĩa vụ cần phải tạo mọi điều kiện cần thiết để cá nhân thực hiện quyên con người bằng cách thức này.
1.3 Các yếu tố bảo đảm cho việc thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013
Quyên con người là một van dé quan trọng nhưng phức tap trong đời sống xã hội, vì vậy, điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức về quyền con người không đơn giản chỉ dừng ở việc thừa nhận và quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật Dé quyền con người thực sự đi vào cuộc sống, trở thành hành vi thực tế của các chủ thé có quyền và có nghĩa vụ, cần có những bảo đảm cho việc thực hiện quyên con người Cụ thê, các yêu tô này bao gôm:
Trang 381.3.1 Hệ thong pháp luật về quyên con người
Dé có thé thực hiện quyền con người trong thực tế thì yếu tô bắt buộc phải có và ngày càng được hoàn thiện hơn là hệ thống pháp luật về quyền con người, bao gồm Hiến pháp và pháp luật về quyền con người.
Hiến pháp 2013 được coi là một bước tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong quá trình bảo đảm, bảo vệ quyền con người, được thể hiện thông qua ba sự sửa đổi, bồ sung quan trọng nhất so với các bản Hiến pháp trước là?
- Ở Hiến pháp năm 1992, khái niệm quyền con người chủ yếu dừng lại ở chủ thé là “công dân”: “O' nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyên con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trong, thé hiện ở các quyên công dân, và được quy định trong Hiến pháp và luật" (Điều 50), thì ở Hiến pháp năm 2013, các chủ thể của quyền con người thuộc về tất cả
mọi người chứ không chỉ là công dân Việc ghi nhận này có ý nghĩa quan trọng trong việc nội luật hóa các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển, đồng thời, tránh được sự nhằm lẫn giữa quyền con người và quyền công dân thường mắc phải trong các cách hiểu trước đó.
- Hién pháp năm 2013 bổ sung thêm 1 số quyền mới mang tính thực tế, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, thể hiện vai trò làm chủ thực chất của người dân, như: quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư; quyền tham gia thảo luận các van đề chung của cả nước va địa phương; quyên tiếp cận thông tin; quyên khiếu nại, tố cáo; quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và danh du; quyền được hưởng an sinh xã hội; quyền được sống trong môi trường trong lành
- Hién pháp năm 2013 khang định và làm rõ hơn các nguyên tắc hạn chế quyên con người ở Điêu l4 : “Quyên con người, quyên công dan chỉ có thê bi
2 PGS.TS Chu Hồng Thannh (2014), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- nên tảng chính trị, pháp lý cho công cuộc đổi mới toàn điện đất nước, Nxb Lao động xãhội, tr.19.
34
Trang 39hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cân thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng” và quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của nhà nước là công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyên con người, quyền công dân : “Các quyên con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trong, bảo vệ và bảo dam theo Hiến pháp và pháp luật”.
Hiến pháp năm 2013 đã mở ra một thời kì phát triển mới cho việc thực hiện quyền con người tại Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước chú trọng, nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật về quyền con người Chỉ tinh từ Hiến pháp năm 2013 đến nay, công tác cải cách pháp luật, hoàn thiện thé chế, chính sách được day mạnh với hon 100 luật, bộ luật có liên quan đến quyền con người được ban hành mới, hoặc sửa đồi, bố sung*® Sự phát triển và hoàn thiện của hệ thống thể chế về quyền con người đem lại những ý nghĩa lớn đối với việc thực hiện quyền con người ở các khía cạnh: Hién pháp và pháp luật là phương tiện ghi nhận quyền con người; Hién pháp và pháp luật quy định các biện pháp bảo vệ con người; Hién pháp và pháp luật thiết lập hệ thong thiết chế bảo vệ quyén con người.
Một hệ thống pháp luật hoàn thiện cả về nội dung và hình thức sẽ tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc dé các cá nhân, tổ chức, xã hội và Nhà nước thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình về quyền con người Ngược lại, một hệ thong pháp luật chưa hoàn thiện sẽ gây ra khó khăn, thiếu công cụ pháp lý cho việc tôn trọng và bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền con người.
1.3.2 Nang lực của bộ máy nhà nước khi tổ chức thực hiện quyền con người
Hiến pháp năm 2013 đã xác định rõ, nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà nước là “công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm” quyền con người theo Hiến pháp và pháp luật Đặt trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
40 https://moj.gov.vn/tctcel/tintuc/Pages/tin-tuc-hoat-dong.aspx?ltemID=260, truy cập ngày
Trang 40nghĩa thì việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người lại càng được chú trọng, trong đó coi trọng quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về quyền con người Công tác tổ chức thi hành pháp luật về quyền con người bao gồm rất nhiều hoạt động khác nhau: rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về quyền con người; ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về quyền con người; ban hành văn bản theo thâm quyền qui định những biện pháp thi hành văn bản quy phạm pháp luật về quyền con người; phố biến, giáo dục các quy định của pháp luật về quyền con người; xây dựng bộ máy, thiết chế thi hành pháp luật về quyền con người; tạo lập các kiều kiện vật chất, kỹ thuật, phương tiện, kinh phí đảm bảo cho việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật về quyền con người; kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thi hành pháp luật về quyền con người; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình thi hành pháp luật về quyền con người; phòng, chống vi phạm pháp luật về quyền con người Chất lượng của mỗi hoạt động này đều ảnh hưởng tới công tác thi hành pháp luật về quyền con người, từ đó ảnh hưởng tới việc thực hiện pháp luật về quyền con người của Nhà nước.
Khi công tác tô chức thực hiện quyền con người được thực hiện tốt, đạt hiệu quả so với mục tiêu đã đề ra thì các cơ quan nhà nước sẽ hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với người dân trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người, con người dân sẽ được tạo điều kiện thuận lợi dé hiện thực hóa quyền con người của minh*!, Ngược lại, nếu công tác tổ chức thực hiện quyền con người không được thực hiện tốt thì không thể chuẩn bị được những điều kiện về pháp luật, về vật chất, kỹ thuật, nhân sự, tài chinh dé đưa pháp luật về quyền con người đi vào cuộc sống Người dân không được tiếp cận đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật về quyền con người thì không thể biết cách thực hiện quyền và nghĩa
4! TS Trương Thi Hồng | Hà (2011), Vai trò của Chính phủ trong bao đảm va thúc đây quyềncon người đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiệnnay, Tap chí Luật hoc, (8), tr 18-24.
36