Các quy định của pháp luật hiện hành chưa đủ khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong đờisống, như vấn đề quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ với con đã cho làm connuôi, quan hệ giữa
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYEN PHƯƠNG LAN
CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THỰC TIEN CUA CHẾ ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ NUOI CON NUÔI Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật dân sự
Mã số : 62.38.30.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dan khoa học: 1 PGS.TS DINH VĂN THANH
2 TS ĐINH TRUNG TUNG
THU VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HẠ NỘIPHÒNG GV _ SLOt
HA NOI - 2007
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án
là trung thực Những kết luận khoa học của luận
án chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
TÁC GIA LUẬN AN
Nguyễn Phương Lan
Trang 3Cộng hoà liên bang Cộng hoà nhân dân
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam
Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôiHội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý Hôn nhân và gia đình
Lao động - Thương bình và xã hội
Quốc triều hình luật
Toà án nhân dân Toà án nhân dân tối cao
Uy ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa
Trang 4NHUNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NUÔI CON NUÔI
Khái niệm và ý nghĩa của việc nuôi con nuôi
Cơ sở xã hội — lịch sử và các yếu tố ảnh hưởng tới việc nuôi con nuôi
Các hình thức nuôi con nuôi
Phân biệt việc nuôi con nuôi với các hình thức chăm sóc, bảo vệ
trẻ em khác
Chương 2
PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
VÀ THỰC TIÊN ÁP DỤNGMục đích của việc nuôi con nuôi
Các điều kiện của việc nuôi con nuôi
Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật nuôi
con nuôi
Chấm dứt việc nuôi con nuôi
-Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
NUÔI CON NUÔI Ở VIỆT NAM
Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi ở nước ta
hiện nay
Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật nuôi con
nuôi Ở nước ta hiện nay
Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của
pháp luật nuôi con nuôi ở Việt Nam hiện nay
72 v
q4?
86112
éN
124 137
137
140 „.
143
192 194 195
Trang 51 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Theo số liệu của Bộ LDTBXH, hiện nay cả nước có khoảng 2,5 triệu trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt, chiếm khoảng 3% dân số [5] Bên cạnh những hìnhthức chăm sóc khác nhau, giải pháp tốt nhất cho những trẻ em này là được nhận làm con nuôi Việc nuôi con nuôi đảm bảo cho trẻ em quyền được sống
6n định trong gia đình với tình cảm của cha mẹ đối với con, đồng thời là cáchthức thực hiện quyền làm cha mẹ của người nhận nuôi Việc nuôi con nuôi thể
hiện những tình cảm, đạo lý tốt đẹp của con người nên được nhà nước khuyến
khích thực hiện và ngày càng phát triển Với xu hướng hội nhập hiện nay, khiViệt Nam gia nhập Công ước La Hay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnhvực nuôi con nuôi quốc tế (viết tắt là Công ước La Hay), việc cho nhận connuôi sẽ càng phát triển về quy mô và số lượng [12] Điều đó đòi hỏi pháp luật
về nuôi con nuôi của Việt Nam phải được hoàn thiện nhằm đáp ứng kịp thờinhững yêu cầu của thực tiễn và bảo vệ có hiệu quả quyền, lợi ích chính đáng
của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi.
Pháp luật nuôi con nuôi của Việt Nam đã có những bước phát triển rấtkhả quan, song vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập Pháp luật nuôi con nuôi
chưa phản ánh được bản chất khách quan, tính chất phức tạp của quan hệ nuôicon nuôi trong thực tế Nhiều quy định chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng, thậm chí cókhía cạnh còn bị bỏ ngỏ, không có quy phạm điều chỉnh, nên không có cơ sở
để giải quyết những vấn dé nảy sinh trong thực tiễn Các quy định của pháp
luật hiện hành chưa đủ khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong đờisống, như vấn đề quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ với con đã cho làm connuôi, quan hệ giữa cha mẹ đẻ với cha mẹ nuôi, việc nuôi con nuôi đầy đủ, điều kiện nuôi con nuôi, huỷ việc nuôi con nuôi Trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, pháp luật còn thiếu các quy phạm xung đột xác định điều
Trang 6của nước ta chưa tương đồng với pháp luật của các nước và pháp luật quốc tế,
gay khó khăn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của trẻ em Việt Nam làm connuôi nước ngoài Mặt khác, các quy phạm điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôiđược quy định trong nhiều văn bản khác nhau, nên thiếu tính đồng bộ vàthống nhất, hiệu lực pháp lý không cao, khó áp dụng và tiếp cận trong thực tế
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu một cách hệ thống, có tính chuyênsâu và tương đối toàn diện pháp luật về nuôi con nuôi là một yêu cầu kháchquan, cấp thiết Việc nghiên cứu đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn của chếđịnh pháp lý về nuôi con nuôi ở Việt Nam” nhằm hoàn thiện pháp luật nuôicon nuôi và đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn ở nước ta hiện nay.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nuôi con nuôi được nhiều nhà khoa học nghiên cứu ở các góc độ
khác nhau Vấn đề này cũng thu hút sự quan tâm của các nhà luật học Ở các
nước Ví du tác giả Jeremy Rosenblatt đã viết cuốn /nternational Adoption nói
về việc nhận nuôi con nuôi ở Anh và xứ Wales Các tác giả là John Triseliotis,Joan Shireman, Maion Hundleby đã viết cuốn Adoption, Theory, Polici andPractice vào nam 1997 Tại Việt Nam, việc nuôi con nuôi được xem Xét,
nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau Năm 1998, Viện Nghiên cứu
khoa học pháp lý Bộ Tư pháp đã ra số chuyên dé “Chế định nuôi con nuditrong pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế” Đây là tài liệu có tính chấtgiới thiệu về pháp luật nuôi con nuôi, nên không chuyên sâu
Tác giả luận án này đã hoàn thành luận văn thạc sĩ luật học với đề tài
“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nuôi con nuôi theo quy định của phápluật Việt Nam” vào năm 2000 Có thể nói đây là công trình nghiên cứu
chuyên sâu đầu tiên về lý luận cũng như thực tiễn về chế định này Tuy nhiên,
thời điểm tác giả viết đề tài trên, Luật HN&GD năm 2000 chưa ra đời Sau khi
Trang 7đề cập trong một phần của hai luận án tiến sĩ luật học, là luận án với đề tài
“Pháp luật điêu chỉnh quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Namtrong thời kỳ đổi mới và hội nhập” của tác giả Nguyễn Hồng Bắc và luận ánvới đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh một số quan hệdân sự có yếu tố nước ngoài ở nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Công
Khanh Tuy nhiên, hai luận án trên chỉ tiếp cận ở góc độ giải quyết xung đột
pháp luật trong việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, mà không nhằm giải
quyết những vấn đề đặt ra trong pháp luật thực định về nuôi con nuôi của Việt
Nam Để đáp ứng yêu cầu gia nhập Công ước La Hay, Viện Khoa học pháp lý
và Cục con nuôi quốc tế (Bộ Tư pháp) đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa họccấp bộ với nhan đề: “Hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nướcngoài trước yêu câu gia nhập Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp
tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế” Đề tài nghiên cứu chủ yếu vấn đề
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay
Theo chúng tôi, pháp luật nuôi con nuôi là một tổng thể hoàn chỉnh, trong
đó pháp luật điều chính việc nuôi con nuôi trong nước có ý nghĩa quyết địnhđến pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Bởi vì, Côngước La Hay đã xác định một nguyên tắc quan trọng, có tính bắt buộc là việc
làm con nuôi nước ngoài chỉ được đặt ra khi nó “đem lại một gia đình lâu dàicho những tré em không tim được một gia đình thích hợp tại quốc gia góc” [19,tr.168] Đồng thời, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phải phù hợp vớipháp luật thực định của quốc gia điều chỉnh việc nuôi con nuôi nói chung Hơnnữa, với xu hướng tang trưởng kinh tế, việc nuôi con nuôi trong nước ngày càng
phát triển Vì vậy, việc nghiên cứu một cách đầy đủ pháp luật về nuôi con nuôi
ở Việt Nam hiện nay là cần thiết Do đó có thể nói, luận án này là công trìnhđầu tiên nghiên cứu một cách tổng thể, tương đối toàn diện, có tính hệ thống và
chuyên sâu về pháp luật nuôi con nuôi trong khoa học pháp lý Việt Nam
Trang 8nuôi con nuôi, đánh giá thực trạng pháp luật nuôi con nuôi của Việt Nam, trên
cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi, nhằmđáp ứng yêu cầu của thực tiễn khách quan và nâng cao hiệu quả điều chỉnh
của pháp luật nuôi con nuôi.
* Luận án giải quyết những nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về nuôi con nuôi và xây dựngmột số khái niệm cơ bản như khái niệm con nuôi, khái niệm nuôi con nuôi,khái niệm chế định nuôi con nuôi, khái niệm nuôi con nuôi đầy đủ, khái niệmnuôi con nuôi đơn giản Đây là những khái niệm làm cơ sở cho việc nghiêncứu về pháp luật nuôi con nuôi
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật nuôi con nuôi của Việt Namtrong sự so sánh với pháp luật của nước ta trước đây, pháp luật một số nước vàquốc tế về vấn đề này, trên cơ sở đó làm rõ sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung,hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi cho phù hợp với thực tiễn khách quan và
tương đồng với pháp luật quốc tế
Tìm hiểu cơ chế tổ chức thực hiện, quản lý, giám sát việc cho nhận con
nuôi, thực trạng giải quyết các tranh chấp trong quan hệ nuôi con nuôi, dự báotình hình nuôi con nuôi khi Việt Nam tham gia Công ước La Hay
4 Đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về nuôi con
nuôi, các quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật một số nước và
quốc tế về nuôi con nuôi, thực tiễn thực hiện và áp dụng pháp luật nuôi con
nuôi ở nước ta trong những năm gần đây
Luận án tập trung nghiên cứu việc nuôi con nuôi đưới góc độ pháp lý Trong nghiên cứu, có sự so sánh, liên hệ với hệ thống pháp luật Việt Nam,pháp luật của một số nước và pháp luật quốc tế về nuôi con nuôi Mặc dù,
Trang 9phân tích trong luận án chủ yếu hướng tới người được nhận nuôi là trẻ em.
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử theo quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lénin Trên cơ
sở đó, đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp cụ thể là phân tích, tổnghợp, so sánh, hệ thống, kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp
lịch sử, thống kê, điều tra xã hội học, mô hình hóa
Phương pháp lịch sử: Việc nuôi con nuôi chịu sự chi phối của các điều kiệnkinh tế, xã hội, lịch sử và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá, phong tục tậpquán, truyền thống đạo đức, tâm lý dân tộc trong từng giai đoạn phát triển của xãhội Vì vậy, việc nghiên cứu về nuôi con nuôi và pháp luật nuôi con nuôi phảixuất phát từ các điều kiện xã hội - lịch sử ảnh hưởng đến việc nuôi con nuôi.Phương pháp thống kê, phương pháp điều tra xã hội học: sử dụng các sốliệu thống kê về trẻ em được cho làm con nuôi trong nước và nước ngoài, các
số liệu điều tra xã hội học, kết hợp với phương pháp mô hình hóa, để có thể
đánh giá khách quan, chính xác thực trạng thực hiện và áp dụng pháp luậtnuôi con nuôi, từ đó có cơ sở rút ra những kết luận cần thiết
6 Những đóng góp mới về khoa học của luận án
- Lần đầu tiên, luận án đưa ra hệ thống các khái niệm về nuôi con nuôi,
làm rõ bản chất, ý nghĩa của việc nuôi con nuôi dưới các góc độ khác nhau
- Luận án đã khái quát cơ sở xã hội - lịch sử của việc nuôi con nuôi, chỉ
ra những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc nuôi con nuôi và phân biệt sự khácnhau giữa việc nuôi con nuôi với các hình thức chăm sóc trẻ em khác
- Luận án làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để hoàn thiện các quy định
của pháp luật về điều kiện nuôi con nuôi, hậu quả pháp lý của việc nuôi connuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi, huỷ việc nuôi con nuôi Làm rõ tính cần
Trang 10- Khẳng định sự cần thiết, cơ sở và cách thức thực hiện xã hội hoá việcnuôi con nuôi, nhằm giải quyết có hiệu quả việc tìm cho trẻ em một gia đình.
- Luận án đã đưa ra một số giải pháp có tính chất tổng thể, toàn diệnnhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật nuôi con nuôi
* Ý nghĩa thực tiễn của luận án: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể
dùng làm tài liệu giảng dạy chuyên ngành trong các trường Đại học luật, là tàiliệu có giá trị để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham khảo khi sửa đổi,hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi Những vấn đề được phân tích, lý giảitrong luận án có thể giúp cho người có thẩm quyền áp dụng pháp luật rút đượckinh nghiệm nhất định trong thực tiễn công tác của mình
7 Kết cấu của luận án
Luận án bao gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận và danh mục tài liệutham khảo Phần nội dung của luận án được bố cục thành ba chương, có kếtluận của từng chương
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về nuôi con nuôi
Chương 2: Pháp luật nuôi con nuôi ở Việt Nam hiện nay và thực tiễn áp dụngChương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi ở
Việt Nam
Trang 111.1 KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NUÔI CON NUÔI
1.1.1 Khái niệm con nuôi
Khái niệm con nuôi có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau.Trong phạm vi của luận án, khái niệm con nuôi được xem xét dưới góc độ xã
hội, sinh học và pháp luật.
1.1.1.1 Khái niệm con nuôi dưới góc độ xã hội
Trong mối quan hệ giữa con người với con người, danh từ “con” chỉ
“người ở cương vị đối với cha mẹ” [112, tr.244] Khái niệm con gắn liền vớikhái niệm cha, mẹ Không thể có con nếu không có cha, mẹ Về mặt xã hộinói chung, “con nuôi” có thể được hiểu như sau: “Con không phải do cha, mẹsinh ra nhưng được cha, mẹ nuôi như con de” [16, tr.196] Khái niệm con nuôi
được định nghĩa đầy đủ hơn như sau: “Con nuôi (con trai, con gái) không do
vợ, chồng trong một gia đình sinh ra, mà do nhận con của người khác về nuôi
dưỡng, xem như con đẻ Con nuôi được hưởng mọi quyền lợi và có nghĩa vụ đối với bố mẹ nuôi như con de” (113, tr.566] Định nghĩa trên thể hiện nội hàm
của khái niệm con nuôi dưới góc độ xã hội học, chứa đựng những dấu hiệu cơbản sau: Thứ nhất, con nuôi là người không phải do người đang trực tiếp nuôi
dưỡng, chăm sóc sinh ra, giữa hai bên không có quan hệ sinh thành ra nhau.Thứ hai, là người được một người hoặc hai người là vợ chồng nhận làm con.Thứ ba, hai bên có quan hệ cha mẹ và con với nhau.
Dưới góc độ xã hội, việc nhận một người nào đó làm con nuôi trước hết
tuỳ thuộc vào ý chí chủ động của người nhận nuôi Ý chí đó có thể xuất phát
từ nhiều lý do khác nhau và thể hiện rất đa dạng Đó có thể là tình thương yêu,thông cảm, lòng nhân ái của người nhận nuôi đối với con nuôi, nhưng cũng có
Trang 12con gái, không phụ thuộc vào độ tuổi, nhưng không do người nhận nuôi sinh
ra Trong thực tế, người được nhận làm con nuôi thường là trẻ em Tuy nhiên,
trong hoàn cảnh kinh tế xã hội hiện nay, người con nuôi có thể là người đã
thành niên trong trường hợp làm con nuôi người già yếu cô đơn Mặc dù hiện
tượng này không xảy ra nhiều, nhưng trong điều kiện kinh tế thị trường, người
già yếu sống cô đơn, không có người chăm sóc có xu hướng tăng lên, trongkhi đó tuổi thọ của họ lại cao hơn Đối với những người này, nếu được người
đã thành niên nhận làm cha mẹ nuôi để chăm sóc, nuôi dưỡng trong tình cảm
cha mẹ và con là một điều tốt đẹp đối với mỗi cá nhân cũng như xã hội Đây
là một quan hệ xã hội cần được khuyến khích thực hiện vì nó thể hiện đạo lý
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần giải quyết những vấn đề xã hội
phức tạp, nảy sinh trong điều kiện kinh tế thị trường Đối với những trường
hợp này, việc nhận nuôi con nuôi là vì lợi ích của người nhận nuôi
Về mặt xã hội, con nuôi có thể có các dạng: con nuôi thực tế, con nuôitrên danh nghĩa và con nuôi có đăng ký [3, tr.70] Đây cũng là quan điểmchung về cách phân loại và đánh giá qua hoạt động quản lý và thống kê hộ
tịch trong lĩnh vực nuôi con nuôi [1 17, tr.122] Trong quan hệ xã hội, con nuôi
có thể được nhận dưới nhiều hình thức khác nhau, bao hàm cả con nuôi đượccông nhận về mặt pháp lý hoặc không được công nhận về pháp lý, nhằm thoả
mãn những nhu cầu tình cảm hoặc lợi ích nhất định của cá nhân
Con nuôi trên danh nghĩa là con nuôi được nhận trên cơ sở sự thoả thuận
miệng giữa hai gia đình có mối quan hệ gắn bó, thể hiện tình cảm thân thiết
giữa hai gia đình mà không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa cha
mẹ nuôi và con nuôi Con nuôi không sống chung với cha mẹ nuôi mà vẫn sống cùng với cha mẹ đẻ [117, tr.122] Trong đời sống xã hội, việc nhận con nuôi hay cha mẹ nuôi trên danh nghĩa có ý nghĩa, giá tri nhất định đối với con
Trang 13là một quan hệ xã hội thuần tuý, mà không phải là quan hệ pháp lý.
Về con nuôi thực tế, có quan điểm cho rằng: con nuôi thực tế cũng giống
như con nuôi trên danh nghĩa, là sự thoả thuận miệng giữa hai gia đình về việc
nuôi con nuôi mà không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, (có
một số ít trường hợp có văn bản viết tay giữa hai gia đình) [3, tr.70] Quan
niệm về con nuôi thực tế như vậy chưa thật chính xác Theo chúng tôi, con
nuôi thực tế là người được nhận làm con trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các điềukiện của việc nHôi con nHôi, giữa người nuôi và người được nhận nuôi đã thựchiện đây đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con đối với nhau, nhưng
không đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Con nuôi thực tế khác con nuôi trên danh nghĩa ở những điểm sau:
Thứ nhất, con nuôi trên danh nghĩa là một quan hệ xã hội, không phải là
một quan hệ pháp luật, không được pháp luật điều chỉnh Ngược lại, con nuôithực tế là một hiện tượng xã hội có thể được pháp luật điều chỉnh khi cónhững điều kiện nhất định, trong giai đoạn nhất định
Thứ hai, con nuôi trên danh nghĩa không đòi hỏi phải tuân theo các quyđịnh của pháp luật về điều kiện nuôi con nuôi, nhưng con nuôi thực tế chỉ cóthể được công nhận có giá trị pháp lý khi tuân thủ đầy đủ các điều kiện của
việc nuôi con nuôi nhưng không đăng ký nuôi con nuôi.
Thứ ba, con nuôi trên danh nghĩa không tồn tại quan hệ chăm sóc, nuôi
dưỡng nhau giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, nhưng trong quan hệ con nuôi thực
tế hai bên đã thực sự chung sống với nhau và thực hiện đây đủ các quyền va nghĩa vụ của cha mẹ và con đối với nhau.
Thứ tư, con nuôi trên danh nghĩa không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
pháp lý giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, nhưng đối với con nuôi thực tế thì giữa
cha mẹ nuôi và con nuôi vẫn có quyền và nghĩa vụ pháp lý của cha mẹ và con
Trang 14theo luật định (khi được công nhận).
Như vậy, về mặt xã hội, con nuôi là con của người khác nhưng được mộtngười hoặc hai người là vợ chồng nhận làm con và coi như con đẻ, nhằm thoảmãn những nhu câu, lợi ích nhất định của các bên
1.1.1.2 Khát niệm con nuôi dưới góc độ sinh học
Dưới góc độ khoa học, quan hệ cha mẹ và con được hình thành trên cơ sở
sinh đẻ, trong đó có sự di truyền gen từ thế hệ cha mẹ sang thế hệ con cái mộtcách trực tiếp hoặc gián tiếp, nhằm đảm bảo sự kế tục nòi giống, phù hợp vớiquy luật tự nhiên của quá trình tái sản xuất Do đó, con đẻ, về nguyên tắc, baogiờ cũng mang huyết thống và gen di truyền của cha mẹ, do cha mẹ truyền lại
và do cha mẹ sinh ra.
Ngược lại, con nuôi không có quan hệ huyết thống trực hệ với cha mẹnuôi và không mang gen di truyền của cha mẹ nuôi Trong một số trường hợp,
người được nhận làm con nuôi có thể có quan hệ huyết thống với người nhận
nuôi, như chú nhận cháu làm con nuôi, nhưng giữa họ không thể có quan hệsinh thành ra nhau Nếu có quan hệ sinh thành ra nhau thì sẽ làm phát sinhquan hệ giữa những người cùng huyết thống về trực hệ, đó là quan hệ giữa cha
mẹ đẻ và con, quan hệ giữa ông bà và cháu, mà không còn là quan hệ nuôi con
nuôi nữa Do đó, về nguyên tắc, một người không thể nhận con đẻ của mình (ngoài giá thú) làm con nuôi, cũng như ông bà không thể nhận cháu ruột trực
hệ của mình làm con nuôi.
Về thực chất, việc nhận nuôi con nuôi không liên quan gì đến quá trìnhphát triển tự nhiên về mặt sinh học của việc thụ thai, mang thai và sinh con.Trong khi đó, về nguyên tắc, sự hình thành quan hệ cha mẹ và con bằng việcsinh đẻ tuân theo quy luật tự nhiên của quá trình di truyền nòi giống, qua đó
gen của thế hệ cha mẹ được truyền lại cho thế hệ con cái một cách trực tiếp
Từ gens đồng nghĩa với những từ khác như genos theo tiếng Hy-lạp, từ gancủa người A-ri-en đều có nghĩa là sinh đẻ, huyết tộc, dòng họ [79, tr.387]
Trang 15Ban chất của việc sinh con gan liền với su di truyền noi giống, gắn liền vớihuyết thống Ngược lại, việc nhận nuôi con nuôi là sự thể hiện ý chí, mongmuốn của con người, mà không liên quan gì đến huyết thống sinh học.
Hiện nay vấn đề thụ thai và sinh con đã có những thay đổi đáng kể Việc
thụ thai nhân tạo và thụ thai trong ống nghiệm đã được thực hiện thành công.Việc xác định quan hệ cha mẹ cho con theo huyết thống sinh học không đặt ra
đối với các trường hợp con được sinh ra do áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản(Điều 21 Nghị định 12/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/2/2003 về sinhcon theo phương pháp khoa học, gọi tắt là Nghị định 12/CP) Có quan điểmcho rằng, “trong trường hợp cả vợ và chồng đều không có khả năng có con,
phải nhận phôi người khác thì có lẽ cần phải xem đây là một dang con nuôiđặc biệt” [35] Theo chúng tôi, quan niệm trong trường hợp này, đứa trẻ sinh
ra là con nuôi là chưa chính xác, vì người mẹ đó đã tự mình thực hiện hành vimang thai và sinh con, điều mà trong việc nhận nuôi con nuôi không thể có.Trong quá trình mang thai và sinh con, cha mẹ của đứa trẻ, đặc biệt là người
mẹ phải trải nghiệm tất cả những sự biến đổi về tâm - sinh lý của cơ thể phù
hợp với sự phát triển của thai nhi Do đó, đứa con sinh ra, ngay cả trongtrường hợp đặc biệt là do phôi thai của người khác, vẫn được xác định là con
đẻ của cặp vợ chồng đó, chứ không thể là con nuôi
Từ sự phân tích trên cho thấy, dưới góc độ sinh học, con nuôi là người
được một người hoặc hai người là vợ chồng nhận làm con và coi như con đểnhưng giữa hai bên không có liên hệ với nhau về mặt sinh học, không có quan
hệ huyết thống với nhau hoặc tuy có quan hệ huyết thống với nhau trong phạm
vi nhất định nhưng không phải là quan hệ huyết thống trực hệ và không sinhthành ra nhau.
1.1.1.3 Khát niệm con nuôi dướt góc độ pháp lý
Dưới góc độ pháp lý, con nuôi được hiểu là “người không phải do chính
mình đẻ ra, nhưng được nuôi hoặc được pháp luật công nhận có nghĩa vụ và
Trang 16quyên lợi như con de” [122, tr.200] Mac dù chỉ ra dấu hiệu về mặt pháp lýcủa khái niệm “con nuôi” là được pháp luật công nhận có nghĩa vụ và quyền
lợi như con đẻ, nhưng định nghĩa này chưa chính xác bởi từ “hoặc” Để diễn
đạt chính xác hơn khái niệm “con nuôi” này, từ “hoặc” trong định nghĩa trên cần phải sửa thành từ “và”.
Theo từ điển Luật học do nhà xuất bản Từ điển bách khoa xuất bản tại
Hà Nội năm 1999, thì “con nuôi là người được một người khác không phải là
cha, mẹ nhận làm con và giữa hai người có mối quan hệ gắn bó như cha, mẹ
với con” Định nghĩa này được diễn đạt theo quy định tại Điều 34 Luật
HN&GD năm 1986 Tuy nhiên, quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi là
quan hệ cha mẹ và con, chứ không chỉ “có mối quan hệ gắn bó như cha, mẹ
với con” Do đó, theo quy định của Luật HN&GD năm 2000, thì cách diễn dat trên là không chính xác và đầy đủ.
Theo chúng tôi, dưới góc độ pháp lý, yếu tố quan trọng nhất trong khái
niệm con nuôi là sự thể hiện ý chí tự nguyện của người nhận nuôi và ngườiđược nhận làm con nuôi (khi họ có khả năng thể hiện ý chí) trong việc mongmuốn xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa hai bên, và ý chí đó được nhà nướccông nhận Đó là cơ sở để người được nhận làm con nuôi có mọi quyền vànghĩa vụ như con đẻ Sự chăm sóc, nuôi dưỡng giữa các bên đối với nhau, dùgiống như trong quan hệ cha mẹ và con, cũng không thể khẳng định có quan
hệ nuôi con nuôi, nếu bản thân những người này không muốn xác lập quan hệ
cha mẹ và con với nhau Đây chính là yếu tố quan trọng để xác định khái niệm
con nuôi về mặt pháp lý
Về mặt pháp lý, quan hệ giữa con nuôi và cha mẹ nuôi cần được xác lậpthông qua thủ tục pháp lý là đăng ký nuôi con nuôi Việc “nhận” một người
nào đó làm con nuôi mà không thực hiện thủ tục đăng ký nuôi con nuôi tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thì về nguyên tắc không có giá trị pháp lý
Người “con nuôi” và người nhận nuôi trong những trường hợp này không
Trang 17đương nhiên có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định củapháp luật Như vậy, khái niệm con nuôi dưới góc độ xã hội và góc độ pháp lý
khác nhau về hình thức công nhận mối quan hệ đó và hậu quả pháp lý của nó.Tuy nhiên, là đối tượng điều chỉnh của pháp luật, con nuôi không thể là bất cứ
ai, mà phải là người có đủ những điều kiện do pháp luật quy định Tùy theohoàn cảnh kinh tế xã hội, lịch sử trong mỗi giai đoạn nhất định, do sự chi phốicủa đạo đức, tâm lý, phong tục tập quán của mỗi dân tộc, pháp luật các nước
quy định khác nhau về điều kiện của người được nhận làm con nuôi Quy định
về điều kiện của người được nhận làm con nuôi thể hiện ý chí của nhà nướctrong việc điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của người được nhận nuôi
Qua những phân tích trên có thể hiểu khái niệm “con nuôi” dưới góc độpháp lý như sau: Con nuôi là người có đủ điều kiện do pháp luật quy định,được một người hoặc hai người là vợ chồng nhận làm con qua những thủ tục
pháp lý nhất định, mà giữa hai bên không có quan hệ huyết thống trực hệ,
không sinh thành ra nhau và không phải là anh chị em ruột của nhau
Việc cho — nhận con nuôi là một quan hệ ý chí, mà không phải là mộtquan hệ tự nhiên thuần tuý về mặt sinh học Về mặt xã hội, việc cho - nhận
con nuôi có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, bị chi phối bởi quan điểm
của mỗi cá nhân về lợi ích, đạo đức, niềm tin, giá trị xã hội cùng với tìnhcảm, hoàn cảnh cụ thể của họ Song về mặt pháp lý, việc cho — nhận con nuôiđược xem xét trên cơ sở lợi ích tốt nhất của con nuôi chưa thành niên, phù hợp
_ với mục đích nhân đạo Để bảo vệ lợi ích chung của xã hội, xác lập trật tự
pháp lý trong lĩnh vực nuôi con nuôi, nhà nước cần điều chỉnh và bảo vệ lợi
ích hợp pháp của trẻ em được cho làm con nuôi Vi vậy, việc xem xét quyđịnh về điều kiện của người được nhận làm con nuôi là một yêu cầu kháchquan Tuy nhiên, về vấn đề này có hai chiều hướng tư duy khác nhau
Xu hướng thứ nhất cho rằng, cần quy định điều kiện đối với người được
Trang 18nhận làm con nuôi Việc quy định điều kiện của người được nhận làm connuôi sẽ dam bảo quyền được sống chung với cha me đẻ của con — một quyền
tự nhiên cơ bản của trẻ em được Công ước quốc tế về quyền trẻ em công nhận
và bảo vệ Không ai có quyền cách ly con khỏi cha mẹ đẻ của mình, trừ trườnghop sự cách ly như vậy là cần thiết vì lợi ích của chính đứa trẻ [60, tr.256],[76, tr.14] Đồng thời quy định về điều kiện của người được nhận làm connuôi tạo cơ sở để kiểm soát việc cho nhận con nuôi, ngăn chặn những hành vitiêu cực có thể xảy ra Một số nước đã thể hiện quan điểm này qua việc quyđịnh điều kiện của người được nhận làm con nuôi Ví dụ: pháp luật TrungQuốc quy định: trẻ em dưới 14 tuổi bị mồ côi, bị bỏ rơi, trẻ trong gia đình khókhăn không có khả năng nuôi dưỡng có thể được cho làm con nuôi (Điều 4Luật nuôi con nuôi của nước CHND Trung Hoa ngày 4/11/1998, có hiệu lực
từ ngày 1/4/1999) [136] Pháp luật Trung quốc còn quy định “việc nuôi con
nHôi không được trái với pháp luật về kế hoạch hoá gia đình” (Điều 3) [136]
và người đã cho con làm con nuôi thì không được sinh con khác (Điều 19)[136] Đây là một quy định cần thiết khi thực hiện chính sách một con ởTrung Quốc, nhằm ngăn chặn việc loại bỏ những đứa con không có giới tính
phù hợp với mong muốn của cha mẹ đẻ Ở Philippin thì trẻ em dưới 18 tuổi có
thể được cho làm con nuôi trong nước (Điều 8 Đạo luật về nhận con nuôi
trong nước năm 1998) [40] và dưới 15 tuổi nếu làm con nuôi người nước ngoài
[23, tr.208], [41], với điều kiện: sự chấm dứt quyền làm cha mẹ đối với nhữngđứa trẻ đó đã được tuyên bố theo thủ tục hành chính hoặc tư pháp, để thiết lậptình trạng của trẻ là “có thể làm con nuôi một cách hợp pháp” (Điều 2, Điều8) [40] Như vậy, theo pháp luật một số nước, người được cho làm con nuôi là
trẻ em trong độ tuổi và hoàn cảnh nhất định
Xu hướng thứ hai cho rằng, việc quy định điều kiện đối với người được
cho làm con nuôi có thể dẫn tới hạn chế việc nuôi con nuôi, và ở mức độ nhất
định sẽ hạn chế quyền tự do dan sự của cá nhân trong việc cho - nhận con
Trang 19nuôi Nhà nước cần tôn trọng quyền tự định đoạt đó của cá nhân, trên cơ sởphù hợp với đạo đức, không vi phạm các điều cấm của pháp luật Do đó,
không cần quy định điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi
Theo chúng tôi, việc có cần quy định điều kiện của người được nhận làmcon nuôi hay không phải xuất phát từ mục đích của việc nuôi con nuôi, xemxét lợi ích của các chủ thể có liên quan cần được pháp luật bảo vệ Theo chúngtôi, mục đích của việc nuôi con nuôi là xác lập quan hệ cha mẹ - con giữangười được nhận làm con nuôi với người nhận nuôi con nuôi và nhà nước cầnquan tâm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của cả hai bên như nhau Tuy
nhiên, trong trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc là người đã
thành niên có nhược điểm về thé chất, tinh thần hoặc cha, mẹ nuôi là ngườigià yếu cô đơn, thì cần quan tâm bảo vệ lợi ích của những người này trướctiên, vì họ là người “yếu thế” hơn Về mặt pháp lý, để có cơ sở bảo vệ quyền
và lợi ích chính đáng của những người yếu thế hơn, cần quy định điều kiệncủa người được nhận làm con nuôi trong từng trường hợp nuôi con nuôi cụthể Có thể phân biệt hai trường hợp cơ bản sau:
Trường hợp thứ nhất: Người được nhận làm con nuôi là người chưa thànhniên Việc người chưa thành niên được nhận làm con nuôi không được trái vớiquyền được sống chung với cha mẹ đẻ của họ - một quyền tự nhiên cơ bản củatrẻ em Điều đó có nghĩa là, trước hết, phải đảm bảo khả năng được sống
chung với cha mẹ đẻ của người chưa thành niên Chỉ khi khả năng đó không
thể thực hiện được vì những lý do nhất định, và việc làm con nuôi là phù hợp
với lợi ích tốt nhất của trẻ, thì việc cho trẻ làm con nuôi mới đặt ra Việc chocon làm con nuôi, dù phù hợp với nguyện vọng của cha mẹ đẻ, vẫn phải xuấtphát từ lợi ích của con, chứ không phải vì lợi ích của cha mẹ đẻ Quy địnhđiều kiện đối với người chưa thành niên được nhận làm con nuôi còn là cơ sở
để đảm bảo quyền được sống trong môi trường ruột thịt của trẻ, nhằm giữ gìn
gốc gác dân tộc, văn hoá, ngôn ngữ của trẻ [60, tr.262] Bởi vì, việc cho trẻ em
Trang 20làm con nuôi người nước ngoài chỉ được coi là giải pháp cuối cùng khi khôngthể tìm được một gia đình thích hợp cho trẻ tại nước gốc [19, tr.168, tr.170].Mặt khác, quy định về điều kiện của người được nhận làm con nuôi nhằmngăn chặn tình trạng lợi dụng việc cho nhận con nuôi để thực hiện những hành
vi bắt cóc, chiếm đoạt, mua bán trẻ em hoặc nhằm những mục đích trục lợi
khác, không phù hợp với mục đích của việc nuôi con nuôi Ví dụ: cho con làmcon nuôi để được xuất cảnh đi nước ngoài; cho làm con nuôi của thương binh,người có công với cách mạng để được hưởng chế độ ưu tiên, đãi ngộ của nhànước đối với những người này Thực chất, đây là những hành vi lợi dụng sơ
hở của pháp luật để trục lợi mà không nhằm mục đích xác lập quan hệ cha mẹ
và con giữa hai bên Bên cạnh đó còn có hiện tượng lợi dụng việc cho con làmcon nuôi để sinh con thứ ba hoặc để cố sinh con trai mà không bị xử lý viphạm nghĩa vụ kế hoạch hoá gia đình Những hành vi trên đã làm cho việc
nuôi con nuôi bị biến dạng, không còn đúng với bản chất nhân đạo của nónữa Vì vậy, pháp luật cần quy định những điều kiện cần thiết đối với người
được nhận làm con nuôi là người chưa thành niên, để bảo vệ quyền, lợi ích của
họ, đồng thời ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực, lợi dụng việc cho nhận
con nuôi nhằm những mục đích vụ lợi khác
Trường hợp thứ hai: Người được nhận làm con nuôi là người đã thành
niên Việc làm con nuôi của người già yếu cô đơn hoặc làm con nuôi của
người là thương binh, người tan tật, người mất năng lực hành vi dân sự, tức là
nhận những người không có khả năng lao động làm cha mẹ nuôi để chăm sóc,
nuôi dưỡng, chi có tính khả thi đối với người đã thành niên Việc xác lập quan
hệ cha mẹ và con giữa người đã thành niên với những người già yếu cô đơn,người bị tàn tật không có khả năng lao động là biện pháp có hiệu quả để giảiquyết một vấn đề xã hội phức tạp, đó là việc bảo trợ xã hội cho những đốitượng khó khăn, những người yếu thế, thiệt thòi trong xã hội Những đối tượngnày có xu hướng ngày càng tăng do việc hội nhập kinh tế quốc tế, do xu thế
Trang 21toàn cầu hoá, gắn liền với việc phân hoá giàu nghèo trong nền kinh tế thịtrường Mặt khác, đây là việc làm mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện truyền
thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc, có ý nghĩa xã hội lớn lao, nên cần được phápluật công nhận, bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên và khuyến khích thựchiện trong thực tế Trong trường hợp này, người đã thành niên làm con nuôi
phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có khả năng để chăm sóc,
nuôi dưỡng cha mẹ nuôi Việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa hai bên phùhợp với ý chí, tình cảm tự nguyện của các bên, phù hợp với đạo đức xã hội,không vì mục đích vụ lợi khác, thì cần được pháp luật công nhận
Nếu người được nhận làm con nuôi là người đã thành niên mất năng lực
hành vi dân sự, bị tàn tật, không có khả năng lao động thì họ lại là người cần đượcbảo vệ Trong trường hợp này, việc nuôi con nuôi hướng tới lợi ích của con nuôi.Tuy nhiên, người được nhận làm con nuôi chủ yếu vẫn là trẻ em Trẻ em
là người chưa trưởng thành đây đủ vẻ thể chất và tỉnh thần nên cần được
“nuôi”, tức là cần được chăm sóc, cho ăn uống, nuôi dưỡng, giáo dục để có thể
phát triển bình thường về thể chất và tinh thần, đồng thời cần được bảo vệ về
mặt pháp lý Vì vậy, cần quy định các điều kiện cụ thể đối với người được nhận nuôi là trẻ em để có cơ sở pháp lý bảo vệ trẻ em được nhận làm con nuôi.
1.1.2 Khái niệm nuôi con nuôi
Khái niệm nuôi con nuôi được xem xét dưới góc độ xã hội và pháp lý.1.1.2.1 Khát niệm nuôi con nuôi dưới góc độ xã hội
Nuôi con nuôi là một hiện tượng xã hội xuất hiện từ lâu trong lịch sử,
nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người, thể hiện mối quan hệ gắn
bó của con người với nhau trên cơ sở những lợi ích chung Với tư cách là mộtquan hệ xã hội, nuôi con nuôi được E.A.Weinstein định nghĩa như sau trong
từ điển bách khoa toàn thư về các môn khoa học xã hội:
“Theo nghĩa rộng và không mang tính pháp lý thì nuôi con nuôi được
định nghĩa như là một thực tiễn xã hội được thể chế hoá, theo đó một cá nhân
- THƯ VIỆN.
TRƯỜNG ĐA! HÓC LUẬT HA NỘI
Trang 22thuộc về một gia đình hoặc một nhóm mang tính chất gia đình do sinh ra tiếpnhận những liên hệ mới mang tính chất gia đình và những liên hệ mới này được
xã hội coi như ngang bằng với những mối liên hệ ruột thịt và thay thế một phần
hoặc toàn bộ những mối liên hệ dé” (Theo E.A.Weinstein, “Adoption”, inInternational Encyclopedia of the Social Sciences, New York, 1968, p.97) “
Theo định nghĩa trên, việc nuôi con nuôi được hiểu là việc một cá nhân
được tiếp nhận vào một gia đình và tạo ra những liên hệ mới “mang tính chất
gia đình”, có thể thay thế một phần hoặc toàn bộ những mối liên hệ ruột thịt
Những quan hệ mang tính chất gia đình này được xã hội thừa nhận và có giá tri như quan hệ ruột thịt Vì lẽ đó, nhận nuôi con nuôi làm hình thành quan hộcha mẹ và con giữa hai bên như giữa cha mẹ đẻ và con
Là một quan hệ xã hội, việc nuôi con nuôi không đòi hỏi các điều kiệnchặt chẽ mà chủ yếu nhằm đáp ứng các nhu cầu và lợi ích của con người Cácnhu cầu, lợi ích đó xuất hiện một cách khách quan, thể hiện rất đa dạng Lợi ích
mà các bên trong quan hệ nuôi con nuôi muốn đạt được có thể là lợi ích về tỉnhthần hoặc lợi ích về vật chất Đó có thể là lợi ích của cá nhân, gia đình, dòng
họ, như nhận nuôi con nuôi để có con, khắc phục việc vô sinh và để có người nối dõi, kế tục thờ cúng tổ tiên Việc nhận nuôi con nuôi có thể hướng tới những lợi ích về vật chất như để có thêm lao động cho gia đình, để được cấp
thêm đất đai Trong xã hội phong kiến Việt Nam, việc nuôi con nuôi còn “nhằm
khuếch trương quyền thế của gia đình Ở xã hội Việt Nam, tam cỡ và sự gidu có
của một gia đình gắn chặt với thế lực xã hội và chính tri’, (127, tr.142] SamuelBaron, người được Chúa Trinh Căn nhận làm con nuôi [127, tr.143], cho rằng:
“Người Đàng Ngoài thường có tham vọng có nhiều gia nhân và nhiều bà con
họ hàng, cho nên họ có phong tục nuôi con nuôi lẫn nhau (không phân biệt con
trai hay con gái) trong dòng họ cua minh ” (127, tr.142] Theo Insun Yu thi
“Việc nuôi con nuôi kiểu này có tính chất một quan hệ họ hàng giả tưởng, và
mốt quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nudi tương tự như giữa ông chủ với
Trang 23người tuỳ thuộc” (127, tr.143] Về mặt xã hội, quan hệ nuôi con nuôi như vậy
thường nảy sinh ở những gia đình có mối quan hệ quen biết hoặc có quan hệ
họ hàng thân thích Việc nhận con nuôi trong những trường hợp này làm hình thành quan hệ cha mẹ và con giữa hai bên, nhưng chưa theo pháp luật.
£ Mặt khác, việc nuôi con nuôi còn nhằm đáp ứng những nhu cầu tỉnh thần
của cá nhân như sự yêu thương, thông cảm, muốn chia sẻ giúp đỡ, cưu mang trẻ
em mồ côi, những người bất hạnh Việc nhận nuôi con nuôi trong nhiều trườnghợp còn thể hiện nhu cầu về đạo đức, lòng nhân ái, sự hướng thiện của conngười, thể hiện những giá trị xã hội mà con người muốn hướng tới và đạt được.Trong đời sống xã hội, các bên có thể xác lập quan hệ cha me và con trên danh ’nghĩa từ những lý do khác nhau, như sự kính trọng, lòng cảm phục, sự biết ơnhoặc vì những lý do khác Ví dụ: sự chăm sóc của bạn bè đối với cha mẹ củađồng đội đã hy sinh Những người còn sống tự nhận trách nhiệm phụng dưỡng
và coi cha mẹ của bạn mình đã hy sinh như cha mẹ của mình Đây là một hiệntượng xã hội tương đối phổ biến ở Việt Nam sau chiến tranh, được điều chỉnhbằng các chuẩn mực đạo đức mà không đương nhiên có giá trị pháp lý Cácbên trong những quan hệ đó không đòi hỏi gì về mặt quyền lợi, không cầnđược công nhận về mặt pháp lý, mà chỉ xử sự với những tình cảm tự nhiênchân thành và thực hiện những yêu cầu cơ bản của đạo lý làm người
Như vậy, dưới góc độ xã hội, nuôi con nuôi là một quan hệ xã hội đượcthiết lập giữa người nhận nuôi con nuôi với người được nhận làm con nuôi
nhằm hình thành quan hệ cha mẹ và con trong thực tế với những mối liên hệgia đình mới, để thoả mãn những nhu cầu tình cảm, đạo đức hoặc lợi ích nhấtđịnh cua các bên.:
1.1.2.2 Khát niệm nuôi con nuôi dưới góc độ pháp lý
Dưới góc độ pháp lý, khái niệm nuôi con nuôi được xem xét ở ba khíacạnh: là một sự kiện pháp lý, là một quan hệ pháp luật hoặc là một chếđịnh pháp lý.
Trang 24* Khái niệm nuôi con nuôi với ý nghĩa là một sự kiện pháp lý
Sự khác nhau giữa quan hệ cha mẹ và con theo huyết thống và quan hệcha mẹ nuôi và con nuôi là ở chỗ: quan hệ giữa cha mẹ đẻ và con đẻ được hìnhthành một cách tự nhiên trên cơ sở huyết thống qua sự kiện mang thai và sinhcon, còn quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi là một quan hệ ý chí, được
hình thành trên cơ sở pháp lý, mà không gắn gì với huyết thống sinh học
“Nếu như quan hệ giữa cha, mẹ đẻ và con đẻ là quan hệ gia đình “huyếtthống ” được hình thành do việc sinh đẻ thì quan hệ giữa cha, mẹ nuôi và con
nuôi là quan hệ “nhân tao” được xác lập về mặt pháp lý” [2, tr.13] Quanđiểm này cũng được nhiều nhà luật học thừa nhận +
Trước đây, tiến sĩ luật khoa Trần Văn Liêm cho rằng, nuôi con nuôi, còngọi là “sự nghĩa dưỡng” được hiểu như sau: “Nghĩa dưỡng là một hành vipháp lý tạo nên giữa hai người những mối quan hệ về phụ hệ hay mẫu hệ có
tính cách giả tạo và dân sự Người cha hay người mẹ nuôi được gọi là ngườiđứng nuôi và đứa trẻ được nuôi gọi là “dưỡng tử” hay “nghĩa tử” [72, tr.424].Theo giáo sư Vũ văn Mẫu thì: “Sự nghĩa dưỡng hay nuôi con nuôi có mục đíchtạo nên những dây liên lạc phụ hệ, hoàn toàn giả định” [81, tr.255] Quanđiểm của cả hai tác giả này đều cho rằng việc nuôi con nuôi tạo ra mối quan
hệ cha mẹ và con có tính chất giả định mà thôi Theo các tác giả này thì có thểhiểu, tính cách “giả định” của quan hệ này là ở chỗ, giữa người nuôi và con
nuôi chỉ tồn tại liên hệ về mặt pháp lý của quan hệ cha mẹ và con, chứ khôngtồn tại quan hệ đó theo huyết thống Do đó, nếu quan hệ này không được côngnhận về mặt pháp lý thì nó cũng không có hiệu lực trong thực tế
Theo tác giả Francoise Dekeiner thì “nuôi con nuôi là một cách thực hiệnhợp pháp một quan hệ dòng giống theo pháp lý, không có liên quan gì với thực
tế sinh học” [38, tr.68] Định nghĩa này chỉ rõ quan hệ nuôi con nuôi được xáclập giữa những người không có quan hệ huyết thống với nhau nhưng làm hìnhthành quan hệ cha mẹ và con về mặt pháp lý So với hai khái niệm trên thì
Trang 25cách định nghĩa này chính xác hơn, tuy ngắn gọn nhưng đã thể hiện đúng và
tương đối đầy đủ bản chất của việc nuôi con nuôi
Như vậy, các khái niệm trên đều chỉ rõ việc nuôi con nuôi được hiểu là sựxác lập về mặt pháp lý quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người
được nhận nuôi mà giữa hai bên không có mối quan hệ huyết thống, không sinhthành ra nhau Với ý nghĩa đó nuôi con nuôi được hiểu là một sự kiện pháp lýlàm phát sinh quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhậnnuôi Như vậy, với tư cách là một sự kiện pháp lý, nuôi con nuôi là một hình
thức pháp lý nhằm xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi connuôi và người được nhận làm con nuôi theo các điêu kiện do pháp luật quyđịnh, mà không liên quan đến quan hệ huyết thống sinh học giữa hai bêng
Tuy nhiên, về bản chất pháp lý của sự kiện nuôi con nuôi còn có nhiềuquan điểm khác nhau
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Nuôi con nuôi là một tuyên bố ý chí đơnphương Tuyên bố ý chí này xuất phát từ phía người nuôi, và chỉ có hiệu lực khiđược những người có liên quan như cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc chính bản
thân người được nhận nuôi và cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý Điển
hình của quan điểm này là các nước Châu Âu như Pháp, Đức, Hà Lan, Thuy
Điển Hầu hết các nước theo quan điểm coi việc nuôi con nuôi là một tuyên bố
ý chí đơn phương đều quy định Toà án là cơ quan có thẩm quyền công nhậnviệc nuôi con nuôi, như Pháp, Thuy Điển Theo pháp luật của Pháp, quyết địnhcho nhận con nuôi là quyết định của Toà án, nhằm đảm bảo cho quyết định đóđược ban hành trong những điều kiện pháp lý tốt nhất, với độ an toàn pháp lýcao nhất Vì vậy, “việc cho con nuôi và việc nhận con nuôi không chỉ xuất phat
từ ý chí của người cho con nuôi và người nhận con nuôi, mà quan hệ giữa cha
mẹ nuôi và con nuôi là quan hệ được xác lập bằng quyết định của thẩm phán.Điều đó khẳng định lại một lần nữa việc nuôi con nuôi không phải là một giaodịch hợp đồng giữa cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ của đứa tre” [87, tr.48]
Trang 26Quan điểm thứ hai coi việc nuôi con nuôi là một hợp đồng song phương
giữa người cho con nuôi (cha mẹ đẻ, người giám hộ, cơ sở nuôi dưỡng ) với người nhận nuôi con nuôi Sự thoả thuận (hợp đồng) đó phải được sự đồng ý
của những người có liên quan Quan điểm này được thể hiện trong pháp luật
về nuôi con nuôi của CHND Trung Hoa [136] và Hàn Quốc [117, tr.157] Như
vậy, theo pháp luật của những nước có quan điểm này thì sự thoả thuận giữa
các bên là yếu tố quyết định trong việc cho và nhận con nuôi Sự thoả thuận
đó phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định và phải được sự đồng ý củanhững người có liên quan như sự đồng ý của đứa trẻ từ 10 tuổi trở lên, của
người trực tiếp chăm sóc trẻ mồ côi (Điều 10, Điều 11 Luật nuôi con nuôi của
nước CHND Trung Hoa) [136] Pháp luật Ấn Độ cũng có quan điểm tương tự:
“Theo quan điển pháp lý, việc nhận nuôi con nuôi được xem như một giaodịch, theo đó những quyền và trách nhiệm chung có liên quan đến đứa trẻ vàthuộc về cha mẹ đẻ, được chuyển vĩnh viễn sang cho cha mẹ nuôi ” [84, tr.90]
Cả hai quan điểm trên đều có điểm không hợp lý, không phù hợp với bảnchất của việc nuôi con nuôi
Trước hết, theo chúng tôi, việc nuôi con nuôi không thể là một hợp đồnghoặc giao dịch, vì những lý do sau:
Thứ nhất, bản chất của hợp đồng là sự thoả thuận để làm phát sinh cácquyền và nghĩa vụ của các chủ thể Trong việc nuôi con nuôi, quyền và nghĩa
vụ của người nuôi và con nuôi không tuỳ thuộc vào ý chí của chính họ, mà
phụ thuộc vào ý chí của nhà nước, được điều chỉnh bằng các quy phạm phápluật Nhà nước đã quy định trước quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệnuôi con nuôi, vì thế sự thoả thuận giữa các bên, về nguyên tắc, không thể làmthay đổi các quyền và nghĩa vụ đó Pháp luật đòi hỏi cả người cho con làm connuôi, người nhận con nuôi và con nuôi (khi đạt đến độ tuổi nhất định) phải
nhận thức được những hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi Do đó, sự thoả thuận giữa các bên là không có ý nghĩa.
Trang 27Thứ hai: Ý định cho hay nhận con nuôi là xuất phát từ sự tự nguyện, từ
tình cảm, hoàn cảnh cụ thể của mỗi bên, từ sự độc lập ý chí của họ, mà không
có bất cứ sự dụ dỗ, mua chuộc, lừa dối, hay tác động nào về vật chất hay tinh
thân của bên kia, hoặc của người thứ ba khác Điểm 3 Điều 4 Công ước La
Hay quy định: “Không có bất kỳ một sự trả tiên hay bồi thường nào để cóđược sự đồng ý này cũng như những sự đông ý đó đã không bị rút lại” Sựđộc lập ý chí thể hiện ở việc độc lập về quyết định cho con làm con nuôingười khác (hoặc nhận con nuôi), về thời điểm cho - nhận, về việc nhận mộtđứa trẻ như thế nào Trong nhiều trường hợp, việc cho con làm con nuôi
(đối với cha mẹ đẻ) hay nhận một đứa trẻ làm con nuôi (đối với người nhậnnuôi) đều không biết trước về chủ thể phía bên kia, đặc biệt khi cho con làmcon nuôi người nước ngoài Chi trong một số ít trường hợp, khi việc nhận
nuôi con nuôi được thực hiện giữa những người có quan hệ họ hàng, thân
thích hay quen biết thì bên cho và bên nhận mới biết trước về nhau Pháp luật
một số nước còn quy định nguyên tắc bí mật trong việc cho nhận con nuôi.
Tính bí mật đó là đối với cả người cho và người nhận Những người có thẩm
quyền biết về việc cho nhận con nuôi không được phép tiết lộ thông tin liênquan đến việc cho nhận con nuôi cho bất cứ ai Yêu cầu về tính bí mật nhằmbảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong việc cho nhận con nuôi,nên nó được pháp luật thừa nhận và bảo vệ (khoản 2 Điều 16, Điều 30 Côngước La Hay) Vì vậy, có thể nói, về nguyên tắc, việc thoả thuận giữa người chocon và người nhận con nuôi là không thể có
Thứ ba, nếu coi việc nuôi con nuôi là một hợp đồng thì cần phải xác địnhđối tượng của hợp đồng Đối tượng của hợp đồng dân sự có thể là tài sản, côngviệc phải làm hoặc không được làm (khoản 1 Điều 402 BLDS năm 2005) Đứa
trẻ được cho làm con nuôi không thể là đối tượng của hợp đồng dân sự Mọi
sự bàn bạc, thoả thuận liên quan đến việc cho — nhận trẻ em rất nhạy cảm, cóthể sẽ bị biến dạng, làm trẻ em trở thành một thứ hàng hoá để đem ra trao đổi
Trang 28Điều đó là trái với quyền được tôn trọng về nhân phẩm của trẻ em được côngnhận tại Công ước quốc tế về quyền trẻ em Vì vậy, việc nuôi con nuôi khôngthể có ý nghĩa như một hợp đồng, vì không thể là hợp đồng nếu không xác
định được đối tượng của nó
Thứ tu, theo quy định tại Điều 29 Công ước La Hay thì, về nguyên tac,trong việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, các bên (bên cho con nuôi và bên nhận con nuôi) không được phép tiếp xúc trực tiếp với nhau trước khi các
điều kiện của việc nuôi con nuôi được thẩm tra đầy đủ, trừ trường hợp việc
nuôi con nuôi được thực hiện giữa các thành viên trong gia đình Do đó, việc
thoả thuận, bàn bạc giữa các bên là không thể có Đối với việc nuôi con nuôitrong nước, trong trường hợp có sự quen biết trước thì hai bên có thể bàn bạc
với nhau về việc cho — nhận con nuôi Nhung sự thoả thuận đó, nếu có, chi là
cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét ý chí tự nguyện của cácbên trong việc cho - nhận con nuôi, còn bản thân sự thoả thuận đó không làm
phát sinh, thay đổi quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trước pháp luật.Với những lý do trên, có thể khẳng định, với tư cách là một sự kiện pháp
lý, việc nuôi con nuôi không thể là một hợp đồng dân sự giữa người nhận nuôicon nuôi và người cho con nuôi Quan điểm này cũng được thể hiện, tuy chưathật rõ nét, qua sự sửa đổi một số quy định về điều kiện nuôi con nuôi trongluật HN&GD của nước ta Điều 71 Luật HN&GD năm 2000 quy định sự đồng
ý mà không phải là sự thoả thuận của các bên Đây là sự khác biệt quan trọng
so với quy định “phải được sự thod thuận của hai vợ chồng người nuôi, của
cha mẹ đẻ hoặc người đỡ đầu của người con nuôi chưa thành niên” tại Điều 36Luật HN&GD năm 1986 Điều này có ý nghĩa quan trọng, thể hiện bản chất
của việc cho - nhận con nuôi không phải là một hợp đồng.
Với quan điểm cho rằng nuôi con nuôi là hành vi pháp lý đơn phương |
cũng cần xem xét Theo chúng tôi, bản chất pháp lý của sự kiện nuôi con nuôi không phải là một hành vi pháp lý đơn phương, mà là một tập hợp các
Trang 29sự kiện làm phát sinh quan hệ pháp luật cha me va con giữa người nuôi va người được nhận nuôi.
Theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật, sự kiện pháp lý là những sự
kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được pháp luật gắn với việchình thành, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật [109, tr.455] Sự kiệnpháp lý có thể là sự kiện pháp lý đơn nhất hoặc sự kiện pháp lý phức hợp [109,tr.458] Dé làm rõ bản chất của sự kiện pháp lý nuôi con nuôi cần xem xétmối quan hệ giữa các sự kiện cấu thành của nó
Trước hết, sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi có thể coi là một tuyên
bố ý chí đơn phương, xuất phát từ sự chủ động của người nhận nuôi phù hợpvới tình cảm, mong muốn của họ, được thể hiện qua đơn xin nhận con nuôi.Người xin nhận con nuôi có thể bày tỏ ý chí, nguyện vọng của mình về việc
nhận nuôi con nuôi vào bất cứ thời điểm nào, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể
của bản thân, sau khi đã cân nhắc kỹ mọi khả năng và quyết định
Về phía cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ, việc đồng ý cho con làm connuôi phải phù hợp với tình cảm, sự tự nguyện thật sự của bản thân, mà không
có sự tác động, dụ dé, lừa dối hoặc cưỡng ép Sự đồng ý đó được thể hiện một cách độc lập, khách quan, bằng văn bản Vì vậy, sự thể hiện ý chí của cha mẹ
đẻ (hoặc người giám hộ) là một tuyên bố ý chí đơn phương, được đưa ra vàobất cứ thời điểm nào tuỳ thuộc hoàn cảnh cụ thể của gia đình cho con nuôi
Sự thể hiện ý chí của bản thân người được nhận làm con nuôi khi đạt đến
độ tuổi nhất định phải dựa trên sự tự nguyện, phù hợp với nhận thức và tìnhcảm của bản thân, mà không bị dụ dỗ, lừa dối hay cưỡng ép từ người khác
Do đó, ý chí của người được nhận làm con nuôi là ý chí đơn phương, được đưa
Trang 30kiện này đều xảy ra trước khi có sự thể hiện ý chí của nhà nước Ý chí của nhànước luôn luôn xảy ra sau Khi có sự thể hiện ý chí và với yêu cầu của các bên
đương sự, nhà nước mới xem xét công nhận hoặc không công nhận việc nuôi
con nuôi Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét mối liên hệ giữa các sựkiện trên để công nhận việc nuôi con nuôi Sự công nhận của cơ quan nhànước có thẩm quyền thể hiện qua việc tiến hành đăng ký nuôi con nuôi và ra
Quyết định công nhận nuôi con nuôi Quyết định công nhận việc nuôi connuôi là quyết định cuối cùng, phát sinh theo trình tự kế tiếp, có tính chất ràngbuộc, chi phối đến các sự kiện trên và là cơ sở để phát sinh quan hệ pháp luậtcha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi Như vậy, sự thể
hiện ý chí của nhà nước là một sự kiện có tính chất ràng buộc [109, tr.459].Qua sự phân tích trên cho thấy, sự kiện nuôi con nuôi là một tập hợp các
sự kiện, trong đó các sự kiện vừa có tính chất đơn giản, có mối liên hệ linhhoạt với nhau, vừa có sự ràng buộc nhau và phát sinh theo một trật tự nhấtđịnh Các sự kiện thể hiện ý chí của các bên đương sự phát sinh một cáchđộc lập ở những thời điểm khác nhau, không ràng buộc, không phụ thuộcnhau, nhưng đều xảy ra trước, chúng được liên kết và ràng buộc với nhau bởi
ý chí của nhà nước trong thời điểm cuối cùng, khi làm phát sinh quan hệpháp luật Đây là điểm khác biệt so với hợp đồng, vì trong quá trình hìnhthành hợp đồng, ý chí tự nguyện của mỗi bên phải phù hợp với ý chí của bênkia thì mới đạt được thoả thuận Trong hợp đồng, hành vi xử sự của các bên
luôn có sự ràng buộc, chi phối, chế ước lẫn nhau Mặt khác, trong hợp đồng,
sự thoả thuận tự nguyện của các bên chủ thể (không vi phạm điều cấm củapháp luật, không trái đạo đức xã hội) có ý nghĩa quyết định đến việc làmphát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý Song với sự kiện nuôi con nuôi, sự thoảthuận giữa các bên không có ý nghĩa quyết định đến việc phát sinh hậu quả
pháp lý của quan hệ nuôi con nuôi
Sự khác nhau cơ bản giữa sự kiện nuôi con nuôi với hành vi pháp ly đơn
Trang 31phương là sự kiện nuôi con nuôi là sự kiện pháp lý phức hợp, bao gồm nhiều
sự kiện có tính chất khác nhau (sự kiện có tính chất đơn giản, sự kiện có tính
chất ràng buộc), còn hành vi pháp lý đơn phương là một sự kiện pháp ly đơn
nhất Ngoài ra, hành vị pháp lý đơn phương không nhất thiết phải có sự côngnhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn có thể có hiệu lực pháp lý,nhưng sự kiện nuôi con nuôi đòi hỏi phải có sự công nhận của cơ quan nhànước có thẩm quyền theo thủ tục nhất định thì mới có hiệu lực pháp lý
Từ những phân tích trên chứng tỏ rằng, về bản chất pháp lý, sự kiện nuôicon nuôi là một sự kiện pháp lý phức hợp gồm các sự kiện có tính chất hỗn
hợp Bởi vì, sự kiện nuôi con nuôi là tập hợp các sự kiện mà giữa chúng “khithì mang tính “tự do”, khi thì mang tính ràng buộc” [109, tr.460] Tóm lại, sự
kiện nuôi con nuôi, về bản chất là một “phức hợp hỗn hợp” làm phát sinh quan
hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi.
* Khái niệm nuôi con nuôi với ý nghĩa là một quan hệ pháp luật
Thee nghĩa khách quan, quyền nhận nuôi con nuôi và quyền được nhậnlàm con nuôi tồn tại như một quyền tự nhiên cơ bản của con người, nhằm thoả
mãn những nhu cầu, lợi ích nhất định của cá nhân để tồn tại và phát triển Đó
là một quyền tự nhiên của con người bởi vì, trước hết, nó đáp ứng nhu cầuđược sống, được chăm nom, nuôi dưỡng, được yêu thương và được hạnh phúccủa con người Quyền đó gắn liền với con người từ khi sinh ra và tồn tại trongsuốt cuộc sống của họ mà không cần đến pháp luật
La mot quyền tự nhiên của cá nhân, khi nhà nước ra đời, quyền nhận
nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi là một quyền cơ bản củacông dân được nhà nước thừa nhận và bảo hộ Hiến pháp của nhà nước ta đãquy định: “Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc vàgiáo dục” (Điều 65), “Người già, người tàn tật, trẻ mô côi không nơi nươngtựa được Nhà nước và xã hội giúp đố” (Điều 6?) Trên cơ sở Hiến pháp,
BLDS năm 2005 đã quy định quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận
Trang 32làm con nuôi tại Điều 44 Quyền nuôi con nuôi gắn liền với quyền được làm
cha mẹ, quyền được nhận làm con nuôi gắn liền với quyền được làm con trong
một gia đình Trong mối quan hệ giữa người với người, đó là quyền dân sự của
cá nhân Đây là quyền dân sự gắn liền với cá nhân, không thể chuyển giao cho
người khác, do đó, nó là một quyền nhân thân Như vậy, dưới góc độ là mộtquyền dân sự của cá nhân, cá nhân có quyền được nuôi con nuôi, được nhậnlàm con nuôi, song nó chỉ là một quyền dân sự khách quan của cá nhân
Theo nghĩa chủ quan, quyền được nuôi con nuôi, quyền được nhận làmcon nuôi của cá nhân chỉ có thể biến thành hiện thực khi cá nhân bằng hành vi
của chính mình xác lập, thực hiện quyền nhân thân đó Cá nhân có quyền thựchiện quyền dân sự đó trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với đạo đức xã hội, vàkhông vi phạm các điều cấm của pháp luật Cá nhân có thể xác lập quan hệnuôi con nuôi theo những cách thức khác nhau, như theo phong tục tập quán,theo các chuẩn mực đạo đức hoặc niềm tin tôn giáo Việc xác lập quan hệnuôi con nuôi bằng cách thức nào hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự lựa chọn củamỗi cá nhân Bằng những cách thức khác nhau, quan hệ cha mẹ và con giữangười nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi vẫn có thể được xác lậptrên thực tế, nhưng khi có tranh chấp xảy ra thì các quan hệ đó không được
công nhận về mặt pháp lý, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con giữa hai bên
sẽ không được công nhận Vì vậy, có thể nói, sự đảm bảo bằng hình thức pháp
lý là có hiệu quả và an toàn nhất cho quan hệ giữa các cá nhân Nhà nước,bằng pháp luật, quy định khung pháp lý cần thiết cho việc xác lập quan hệnuôi con nuôi, nhằm ngăn chăn và loại trừ những hành vi tiêu cực, trái đạođức, không phù hợp với mục đích của việc nuôi con nuôi, đồng thời bảo vệquyền lợi hợp pháp của các bên phát sinh từ quan hệ nuôi con nuôi
Về mặt pháp lý, việc phát sinh quan hệ nuôi con nuôi được đánh dấubằng sự kiện pháp lý nhận nuôi con nuôi Quan hệ pháp luật về nuôi con nuôichỉ phát sinh khi sự kiện nuôi con nuôi đã được xác lập về mặt pháp lý Vì
Trang 33vậy, về nguyên tắc, nếu không có sự kiện pháp lý nhận nuôi con nuôi thi cũngkhông tồn tại quan hệ pháp luật nuôi con nuôi.
Việc nhận nuôi con nuôi xảy ra vào một thời điểm nhất định, nhưng thực
hiện việc nuôi con nuôi lại là một quá trình diễn ra đối với tất cả các bên Nó
được bắt đầu với việc người được nhận nuôi làm quen và thích nghi dần với
gia đình mới, với môi trường sống mới, trong đó phát sinh các quyền và nghĩa
vụ giữa người nhận nuôi và con nuôi như giữa cha mẹ đẻ và con Đặc thù củaviệc nuôi con nuôi là ở chỗ, những yếu tố sinh học mà con nuôi được di truyền
từ cha mẹ đẻ vẫn tiếp tục thể hiện và có ý nghĩa không nhỏ trong cuộc sống
của nó ở gia đình cha mẹ nuôi Ở khía cạnh khác, đứa trẻ được nhận làm con
nuôi luôn bị chia sẻ bởi cả hai gia đình, ngược lại, cả hai gia đình đều trởthành một phần cuộc sống của đứa trẻ Cash nhìn nhận này được thể hiệntrong định nghĩa sau đây của Watson:
Nhận nuôi con nuôi là một cách thức nhằm đáp ứng các nhu cầu
phát triển của một đứa trẻ bằng sự chuyển giao hợp pháp trách
nhiệm cha mẹ từ cha mẹ sinh thành sang cha mẹ nuôi và trong quá
trình đó tạo lập một hệ thống quan hệ mới, liên kết không ngừng cả
hai gia đình với nhau qua đứa trẻ được chia sẻ bởi cả hai gia đình
Hệ thống quan hệ mới này bao gồm cả các thành viên gia đình quantrọng khác, cả chính thức và không chính thức, mà trước đó đã làmột phần cuộc sống của đứa trẻ [137, tr.2]
Định nghĩa trên hợp lý ở chỗ, với ý nghĩa là một quan hệ pháp luật, việcnuôi con nuôi được hiểu là sự chuyển giao trách nhiệm làm cha mẹ từ cha mẹ
đẻ sang cha mẹ nuôi một cách hợp pháp, qua đó thiết lập những mối liên hệ
gia đình mới Định nghĩa này đã thể hiện được mối quan hệ giữa ba bên trong
việc nuôi con nuôi Sự tồn tại của mối quan hệ ba chiều đó có tính kháchquan Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi chính đáng, sự ổn định cuộc sống của cácchủ thể, pháp luật cần có sự điều chỉnh thích hợp mối quan hệ ba chiều đó
Trang 34Là quan hệ pháp luật, quan hệ nuôi con nuôi có thể được hiểu theo hainghĩa: thit nhất, là một quan hệ pháp luật cụ thể có các yếu tố cấu thành là chủthể, khách thé, nội dung; thiz hai, là một nhóm các quan hệ pháp luật.
Theo nghĩa thứ nhất, nuôi con nuôi là một loại quan hệ pháp luật, có cácyếu tố cấu thành là chủ thể, khách thể, nội dung Quan hệ đó không chỉ làquan hệ giữa người nhận nuôi với người con nuôi, mặc dù đây là quan hệtrung tâm, mà còn cả quan hệ giữa các bên có liên quan trong việc cho nhậncon nuôi với nhau, như quan hệ giữa cha mẹ đẻ với con nuôi, quan hệ giữa cha
mẹ nuôi với cha mẹ đẻ Chủ thể của quan hệ nuôi con nuôi bao gồm: ngườicho con làm con nuôi (cha mẹ đẻ, người giám hộ), người nhận nuôi con nuôi(người độc thân hoặc vợ chồng), người được nhận làm con nuôi Khách thểcủa quan hệ pháp luật nuôi con nuôi là lợi ích mà các chủ thể hướng tới khixác lập quan hệ nuôi con nuôi Khách thể đó có thể là những lợi ích về vậtchất hoặc tinh thần hoặc bao hàm cả lợi ích tinh thần và lợi ích vat chất.Những lợi ích về tỉnh thần trong quan hệ nuôi con nuôi rất đa dạng Đó có thể
là mong muốn có con để được cảm nhận và thực hiện quyền làm cha mẹ đốivới con hoặc là sự thoả mãn những nhu cầu tinh thần khác của cá nhân như
đạo đức, niềm tin, mong muốn hướng thiện, muốn có chỗ nương tựa lúc tuổi già, có con nối dõi Những lợi ích về vật chất có thể rất cụ thể nhưng cũng
rất sâu xa Đó có thể là điều kiện ăn ở, học hành, chữa bệnh, quyền được thừa
kế tài sản, giữ gìn đất đai của gia đình, dòng họ Giữa các chủ thể này cónhững quyền và nghĩa vụ pháp lý tương ứng trên cơ sở phát sinh quan hệ cha
mẹ và con hợp pháp giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi.Những quyền và nghĩa vụ đó của các chủ thể tạo thành nội dung của quan hệpháp luật nuôi con nuôi và cần được pháp luật quy định cụ thể
Do đó, quan hệ pháp luật nuôi con nuôi được hiểu là quan hệ giữa cáccác bên có liên quan trong việc cho nhận con nuôi, được các quy phạm pháp
luật điều chỉnh, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý tương ứng của
Trang 35các chủ thể, trên cơ sở hình thành quan hệ cha mẹ và con hợp pháp giữa
người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi.
Quan hệ pháp luật nuôi con nuôi là một quan hệ pháp luật đặc thù, có
những đặc điểm đặc trưng sau:
Trước hết, nhận nuôi con nuôi và được nhận làm con nuôi là một quyềnnhân thân của cá nhân Điều đó thể hiện ở hai khía cạnh: quyền đó luôn gắnliên với cá nhân, do chính cá nhân xác lập, thực hiện và không thể chuyểngiao cho người khác, không thể nhờ người khác thực hiện thay; mặt khác,quyền đó nhằm đáp ứng trước tiên những lợi ích về nhân thân của cá nhân
Những lợi ích về nhân thân có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để phát sinh nhữngquyền và nghĩa vụ khác về tài sản giữa các chủ thể Lợi ích nhân thân được thể
hiện qua việc hình thành quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và con nuôi khi được nhà nước công nhận.
Vì quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và con nuôi là quan hệ
được xác lập về mặt pháp lý mà không liên quan đến huyết thống sinh học,nên chủ thể của quan hệ pháp luật nuôi con nuôi không thể là bất cứ ai, màphải là người đáp ứng đủ các điều kiện của việc nuôi con nuôi theo quy địnhcủa pháp luật Đặc thù của quan hệ pháp luật này là ở chỗ có thể đồng thời
tồn tại hai quan hệ cha mẹ và con: quan hệ giữa cha mẹ đẻ và con phát sinhtrên cơ sở huyết thống, theo quy luật tự nhiên, không lựa chọn được và quan
hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi không gắn với huyết thống mà dựa trên ýchí của các chủ thể Do đó, để tránh tranh chấp trong việc thực hiện quyền
cha mẹ, pháp luật cần quy định rõ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đẻ và cha
mẹ nuôi đối với con, nhằm điều chỉnh hài hòa, hợp lý quyền, lợi ích chínhđáng của các bên chủ thể
Quan hệ cha mẹ và con giữa cha mẹ nuôi và con nuôi được xác lập trên
cơ sở pháp lý mà không gắn huyết thống, nhưng quan hệ đó thường tồn tạimột cách lâu dài, bền vững, có thể suốt cả đời người Tuy nhiên, việc duy trì,
Trang 36phát triển quan hệ cha mẹ và con trong tương lai không phải dễ dàng Nó phụ
thuộc chủ yếu vào thái độ tình cảm, ý chí của các bên, đặc biệt là của cha mẹnuôi Vì thế quan hệ nuôi con nuôi rất nhạy cảm, dễ nảy sinh mâu thuẫn về lợi
ích và có thể bị đổ vỡ Do đó, pháp luật cần quy định cụ thể quyền và nghĩa vụcủa các chủ thể để tạo cơ sở thiết lập quan hệ nuôi con nuôi ổn định, bềnvững, qua đó bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, mà trước hết là của
trẻ em được nhận làm con nuôi.
Giống các quan hệ pháp luật HN&GD khác, quan hệ pháp luật nuôi connuôi không quy định được về thời hạn Tính chất không quy định được về thời
hạn xuất phát từ đặc điểm khách quan của quan hệ nuôi con nuôi, bởi vì trongquan hệ này chỉ xác định được thời điểm bắt đầu (thời điểm đăng ký việc nuôicon nuôi), mà không xác định được thời điểm kết thúc của quan hệ đó Điều
đó là do yếu tố tình cảm trong quan hệ giữa các chủ thể chi phối
Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu không áp dụng trong việc giảiquyết các vụ việc về nuôi con nuôi Trong quan hệ nuôi con nuôi, lợi ích nhânthân là lợi ích căn bản, vì vậy theo quy định tại khoản 3 Điều 159, Điều 160BLTTDS và khoản 2 Điều 160 BLDS năm 2005 thì không áp dụng thời hiệuđối với các yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân
Theo nghĩa thứ hai, quan hệ pháp luật nuôi con nuôi còn được hiểu theonghĩa là nhóm các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi Các quan hệpháp luật này có thể là các loại quan hệ pháp luật khác nhau, như quan hệ phápluật hành chính trong đăng ký việc nuôi con nuôi; quan hệ pháp luật HN&GDtrong việc điều chỉnh quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và con nuôi;quan hệ pháp luật tố tụng trong giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi; quan hệpháp luật hình sự khi có hành vi lợi dụng việc nuôi con nuôi để mua bán trẻem Tập hợp tất cả các quan hệ pháp luật này thể hiện sự điều chỉnh của pháp
luật đối với các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực nuôi con nuôi.
Trang 37* Khái niệm nuôi con nuôi với ý nghĩa là một chế định pháp lý
Sự điều chỉnh của nhà nước bằng pháp luật đối với quan hệ nuôi con nuôi
là yêu cầu tất yếu nhằm bảo vệ và làm hài hòa lợi ích của các chủ thể, đặc biệt
là lợi ích của trẻ em được nhận làm con nuôi, phù hợp với lợi ích chung của xãhội Trong việc nuôi con nuôi, yếu tố quyết định đến hiệu lực pháp lý của việcnuôi con nuôi là sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, là sự thể
hiện ý chí của nhà nước, chứ không phải là ý chí đơn phương của các chủ thể.
Ý chí của nhà nước được thể hiện qua hệ thống các quy phạm pháp luật điều
chỉnh quan hệ nuôi con nuôi Do đó còn có thể hiểu khái niệm nuôi con nuôivới tư cách là một chế định pháp lý.
Theo lý luận chung nhà nước và pháp luật, “chế định pháp luật bao gômmột số quy phạm có đặc điểm chung giống nhau nhằm điều chỉnh một nhómquan hệ xã hội tương ứng” [109, tr.394] Theo nghĩa chung nhất, chế địnhpháp luật về nuôi con nuôi là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh cácquan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực nuôi con nuôi
Chế định pháp lý về nuôi con nuôi là hệ thống các nguyên tắc, quy định,
quan điểm, tư tưởng pháp lý của nhà nước điều chỉnh các quan hệ phát sinh
trong lĩnh vực nuôi con nuôi Nguyên tắc cơ bản của việc nuôi con nuôi là
những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo việc nuôi con nuôi và được thể hiện một
cách nhất quán trong pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi Theo quanđiểm của chúng tôi, những nguyên tắc cơ bản của việc nuôi con nuôi là:
Thứ nhất, việc cho trẻ em làm con nuôi được thực hiện trên tỉnh thầnnhân đạo, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em.Thứ hai, nhà nước cần tiến hành các biện pháp thích hợp để đảm bảo chotrẻ em được chăm sóc trong gia đình gốc ruột thịt của mình
Thứ ba, ưu tiên giải quyết cho trẻ em làm con nuôi trong nước, khi trẻ emkhông thể được chăm sóc trong gia đình gốc Việc cho trẻ em làm con nuôi
người nước ngoài chi là biện pháp thay thế cuối cùng trên cơ sở vì lợi ích tốt
Trang 38nhất của trẻ em, sau khi chắc chắn rằng không thể tìm được gia đình thích hợpcho trẻ em tại nước gốc.
Thứ tư, một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc hai người
là vợ chồng
Thứ năm, nghiêm cấm mọi hành vi thu lợi bất chính từ việc cho nhận con
nuôi, lạm dụng việc nuôi con nuôi vào những mục đích vụ lợi.
Về mặt nội dung, chế định pháp lý về nuôi con nuôi bao gồm: các quyphạm về thủ tục điều chỉnh việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi; các quy phạmthực chất quy định về điều kiện nuôi con nuôi, thực hiện, chấm dứt hay huỷ
việc nuôi con nuôi, điều chỉnh quyền và nghĩa vụ giữa các bên chủ thể có liên
quan trong quan hệ cho nhận con nuôi, gắn liền với các hình thức nuôi connuôi cụ thể Tương ứng với các nội dung đó, pháp luật nuôi con nuôi còn baogồm các quy phạm xung đột, điều chỉnh việc lựa chọn pháp luật áp dụng trongquan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Chế định pháp lý về nuôi con
nuôi còn bao gồm những quy định về trách nhiệm của nhà nước, của các cơquan chức năng có thẩm quyền, các tổ chức xã hội nói chung và các tổ chứcđược uỷ nhiệm nói riêng, của gia đình và cá nhân trong lĩnh vực nuôi con nuôi
và những biện pháp chế tài khi có hành vi vi phạm trong lĩnh vực này.
Hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi bịchi phối và chịu ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nướctrong từng thời kỳ lịch sử Trong mỗi giai đoạn lịch sử, chế định nuôi con nuôi
có những quy định khác nhau phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế, văn hóacủa xã hội đương thời Chẳng hạn, dưới chế độ phong kiến, do ảnh hưởng của
tư tưởng Nho giáo, việc có con trai nối dõi là một việc hệ trọng đối với gia đình, dòng ho Do đó, “một trong những mục đích chính cua việc nHôi connuôi nhằm bdo đảm sự kế tục trong việc thờ cúng tổ tiên ” (127, tr.142] Việc
thờ cúng tổ tiên phải do người trong họ thực hiện nên Lê Thánh Tông đã cấm
việc nuôi con nuôi khác họ vào năm 1464 [64], [127, tr.142] Vì vậy, nếu vợ
Trang 39chồng không có con trai nối dõi, pháp luật cho phép nhận một đứa trẻ traicùng họ làm con nuôi lập tự để thừa kế tài sản hương hỏa, thờ cúng tổ tiên.Hình thức nuôi con nuôi lập tự gắn liền với việc bảo vệ quyền tư hữu về ruộng
đất, bởi vì tài sản hương hỏa trong xã hội phong kiến chủ yếu là đất đai Theoquy định của QTHL, tài sản hương hỏa được giữ lại là một phần hai mươitrong số điển sản và trách nhiệm thờ cúng tổ tiên được giao cho người trưởngnam [123, tr.145] Day là “một biện pháp phòng ngừa tranh chap tài sản khicha mẹ mất và để bảo đảm sự tiếp tục thờ cúng tổ tiên” [127, tr.181] Có thểnói, chế định nuôi con nuôi trong pháp luật phong kiến Việt Nam, mặc dùphần nào góp phần bảo vệ quyền lợi của trẻ em mồ côi, nghèo khó, không nơinương tựa, nhưng về cơ bản vẫn bảo vệ quyền lợi của người nhận nuôi và giađình người nuôi là chủ yếu Điều này hoàn toàn có cơ sở, bởi vì, với tư tưởngthống trị của Nho giáo, thì quyền lợi của mỗi cá nhân luôn luôn đứng sauquyền lợi của đại gia đình Đại gia đình được coi là nền móng của quốc gianên pháp luật trước hết bảo vệ quyền lợi của gia đình, dòng họ
Sau khi cách mạng tháng Tám thắng lợi, nhà nước ta đã quan tâm và bảo
vệ quyền lợi của trẻ em Luật HN&GD năm 1959 đã xác định việc nuôi con
nuôi là vì lợi ích của người con nuôi (Điều 24) Các quy định của pháp luật về
đã thể hiện quan điểm của nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi, đặc biệt là quyền lợi của trẻ emđược nhận làm con nuôi Chế định nuôi con nuôi ngày càng đầy đủ hơn, phùhợp với xu hướng phát triển của việc nuôi con nuôi ở nước ta
Như vậy, có thể hiểu khái niệm chế định nuôi con nuôi như sau: Chế
định nuôi con nuôi là tổng hợp các quy phạm pháp luật, do nhà nước banhành, điều chỉnh việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm din các quyền vànghĩa vụ pháp lý của các chủ thể có liên quan trong việc cho nhận con nuôi,
trên cơ sở hình thành quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuÔi.
Trang 40Sự hình thành và hoàn thiện chế định pháp lý về nuôi con nuôi là một
yêu cầu khách quan Khi các quan hệ xã hội có sự thay đổi thì các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi cũng phải thay đổi theo để đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn Chế định nuôi con nuôi là cần thiết, tạo cơ
sở pháp lý giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
Trước hết, việc nuôi con nuôi có ảnh hưởng sâu sắc không chỉ đối với các
bên chủ thể, mà còn làm hình thành một gia đình mới - một cấu trúc cơ bản
của xã hội, nên nó ảnh hưởng tới sự ổn định va phát triển bền vững của đấtnước Sự điều chỉnh của pháp luật là nhằm định hướng, tạo khung pháp lý cơ
bản cho việc nuôi con nuôi, để việc nuôi con nuôi được thực hiện với mục
đích nhân đạo, bảo vệ các quyền cơ bản của con người, đặc biệt là của trẻ em,phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội và lợi ích chung của đất nước.Thứ hai, mục đích của việc nuôi con nuôi trong cuộc sống rất đa dạng Sựđiều chỉnh của pháp luật là cần thiết, nhằm xác định rõ mục đích của việc nuôicon nuôi là xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa hai bên, bảo vệ lợi ích chínhđáng của các bên, mà trước hết là của trẻ em được nhận làm con nuôi
Thứ ba, sự điều chỉnh của pháp luật tạo cơ sở pháp lý để kiểm tra, giám sát
việc xác lập và thực hiện việc nuôi con nuôi, ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi xâm phạm lợi ích của trẻ em được nhận nuôi hoặc hành vi lạm dụng việc
nuôi con nuôi để thực hiện những mục đích trái pháp luật, trái đạo đức khác
Thứ tư, quan hệ cha mẹ và con trong việc nhận nuôi con nuôi là quan hệ
đặc thù, có tính chất “nhân tạo”, không gắn với huyết thống sinh học Do đó,việc xác lập các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể bằng các quyphạm pháp luật là cần thiết nhằm tạo sự ổn định, bền vững trong gia đình, đảm
bảo được quyền, lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi.Thứ năm, do quan hệ nuôi con nuôi bị chi phối trước hết bởi yếu tố tình
cảm của chủ thể nên sự điều chỉnh của pháp luật có ý nghĩa quan trọng Các
quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi là cơ sở để giải quyết