Tuy nhiên, một sé quy định của Bộ luật dân sựhiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu này, cụ thể như: 1 Chưa bảo đảmnguyên tắc quyền dân sự chỉ có thé bị hạn chế bởi luật trong những trườngh
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC CAP TRƯỜNG
Trang 2NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN ĐÈ TÀI
ThS.NCS Hoang Thi Loan
TS Nguyễn Văn Hợi
TS Bùi Thị Thu
CƠ QUAN CÔNG TÁC
Trường ĐH Luật Hà Nội
Trường ĐH Luật Hà Nội
Trường DH Luật Hà Nội
Trường ĐH Luật Hà Nội Trường ĐH Luật Hà Nội Trường ĐH Luật Hà Nội Trường DH Luật Hà Nội
Scanned with CamScanner
GHI CHUChủ nhiệm dé tai,
viét chuyén dé 1
Thu ky dé tai
Viét chuyén dé 2,5,6
Đồng tác giảchuyên đề 3,4
Đồng tác giả `chuyên đề 3,4Viết chuyên đề 7Viết chuyên dé 8,10Viết chuyên đề 9Viết chuyên đề 11
~
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu đề tai 1
2 Tinh hinh nghién ctru dé tai 3
3 Phương pháp nghiên cứu dé tai 3
4 Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài +
5 Nội dung nghiên cứu +
6 Các chuyên đề nghiên cứu 4
PHAN THỨ NHAT TONG THUẬT VE VAN DE NGHIÊN CỨU 6
Chương 1 Khái quát quá trình sửa đổi, bỗ sung Bộ luật Dân sự 7năm 2015; cơ sở lý luận và thực tiễn cho những điểm mới của Bộ
luật Dân sự năm 2015.
1.1 Khái quát quá trình sửa đôi bô sung Bộ luật dân sự năm 2015 71.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn những điêm mới của Bộ luật dân
sự năm 2015
Chương 2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho những điểm mới 25trong các chế định của Bộ luật Dân sự năm 2015
2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn cho những điêm mới trong phân 25
các quy định chung của BLDS năm 2015
2.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn cho những điểm mới trong phan 32các quy định về chủ thé của BLDS năm 2015
2.3 Cơ sở lý luận và thực tiễn cho những điểm mới trong phân 42
các quy định về giao dịch dân sự, đại diện, thời hạn và thời hiệu
của BLDS năm 2015
2.4 Cơ sở lý luận và thực tiễn cho những điểm mới trong phân 56
Trang 4các quy định về tài sản, quyên sở hữu, quyên khác đôi với tài sản
2.6 Cơ sở lý luận và thực tiễn cho những điêm mới trong phân 82
các quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của
BLDS năm 2015
2.7 Cơ sở lý luận và thực tiễn cho những diém mới trong phan 94
các quy định về hợp đồng của BLDS năm 2015
2.8 Cơ sở lý luận và thực tiễn cho những diém mới trong phân 114cac quy dinh về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của BLDS năm
yếu tô nước ngoài
PHAN THU HAI CHUYEN DE NGHIÊN CUU 162
Chuyên đề 1 Khái quát quá trình sửa đôi, bô sung BLDS năm 2005; 163
Cơ sở lý luận và thực tiễn những điểm mới của BLDS năm 2015
1S Lê Đình Nghị
Chuyên đề 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn cho những điểm mới trong 190
Trang 5Chuyên đề 3 Cơ sở lý luận và thực tiễn cho những điểm mới trong
phan các quy định về chủ thé của BLDS năm 2015;
ThS.NCS.Nguyén Hoàng Long
ThS.NCS.Lé Thi Giang
207
Chuyên dé 4 Cơ sở ly luận và thực tiễn cho những điểm mới trong
phần giao dịch dân sự, đại diện, thời hạn và thời hiệu của BLDS năm
2015;
ThS.NCS.Nguyén Hoàng Long
ThS.NCS Lê Thi Giang
225
Chuyên dé 5 Co sở lý luận và thực tiễn cho những điểm mới trong
phần các quy định về tài sản, quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
của BLDS năm 2015;
ThS.NCS.Lé Thi Giang
245
Chuyên đề 6 Co sở ly luận và thực tiễn cho những điểm mới trong
phần các quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm dân sự của BLDS năm
2015;
ThS.NCS Lê Thị Giang
273
Chuyên đề 7 Cơ sở lý luận và thực tiễn cho những điểm mới trong
phần các quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của
BLDS năm 2015;
PGS.TS Vũ Thị Hồng Yến
295
Chuyên đề 8 Cơ sở lý luận và thực tiễn cho những điểm mới trong
phần các quy định về hợp đồng của BLDS năm 2015;
ThS.NCS Hoang Thị Loan
315
Trang 6Chuyên đề 9 Cơ sở lý luận và thực tiễn cho những điểm mới trong 35phần các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của BLDS năm
2015;
TS Nguyễn Văn Hợi
Chuyên đề 10 Cơ sở lý luận và thực tiễn cho những điểm mới trong 386phan các quy định về thừa kế của BLDS năm 2015;
ThS.NCS.Hoang Thị Loan
Chuyên dé 11 Cơ sở lý luận và thực tiễn cho những diém mới trong 413
phan các quy định về quan hệ dân sự có yếu tổ nuoc ngoài trong
HOC CAP TRUONG
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong hệ thống pháp luật nước ta, sau Hiến pháp năm 2013, BLDS giữ
vị trí đặc biệt quan trọng Đây là văn bản pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực
rộng lớn các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh trong giao lưu
dân sự của cá nhân, pháp nhân và các chủ thé khác như quan hệ sở hữu, quan
hệ hợp đồng, quan hệ thừa kế, quan hệ về chuyên dịch quyền sử dụng đất,
quan hệ về sở hữu trí tuệ và chuyên giao công nghệ, các quan hệ dân sự cóyếu tô nước ngoài
BLDS năm 2005 được coi là văn bản cơ bản quy định địa vị pháp lý,
chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác;quyên, nghĩa vụ của các chủ thê về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân
sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của cá nhân, tô chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;bảo đảm sự bình dang và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phan taođiều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đây sựphát triển kinh tế - xã hội
Bên cạnh thành tựu đạt được qua 9 năm thi hành, BLDS năm 2005 cũng
đã có nhiều bất cập, hạn chế trong việc thực hiện vai trò là nền tảng pháp lýcủa các quan hệ tư, hệ thống luật tư; về chủ thé quan hệ dân sự; giao dịch, đại
diện, thời hạn và thời hiệu; tài sản và sở hữu; quan hệ nghĩa vụ và hợp đồng: thừa kế Những bất cập hạn chế đó nếu không được nghiên cứu, sửa đôi, bố
sung có thể gây nhiều khó khăn về mặt pháp lý; sự công khai, minh bạch vàthông thoáng trong giao lưu dân sự; các chủ thé dân sự có thể khó tiếp cận các
quyên, lợi ích về nhân thân và tài sản Từ đó tác động tiêu cực đến sự ôn định
các quan hệ dân sự - kinh tế và ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước
Nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật, kế hoạch xâydựng Bộ luật dân sự (sửa đổi) đã được đưa vào chương trình làm luật của
Trang 8Quốc hội khóa XIII Theo Nghị quyết số 07/2011/QH13 ngày 06/08/2011của Quốc hội về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2012 và điều
chỉnh Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh 2011, Bộ Tư pháp được Chính
phủ giao chủ trì xây dựng dự án Bộ luật dân sự (sửa đôi) Việc sửa đổi, bố
sung lần này là nhăm xây dựng Bộ luật dân sự thực sự trở thành luật chung
của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội được hình thành trên
nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đăng và tự chịu trách nhiệm giữa các bêntham gia; ghi nhận và bảo vệ tốt hơn các quyền của cá nhân, pháp nhân tronggiao lưu dân sự; góp phan hoàn thiện thé chế kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, ôn định môi trường pháp ly cho sự phát triển kinh tế - xã hộisau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành Bộ luật dân sự sửa đôi (BLDSnăm 2015) đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII ngày24-11-2015, gồm 27 chương, 689 điều BLDS năm 2015 có hiệu lực thi hành
từ ngày | tháng 7 năm 2017.
Các chuyên gia, nhà khoa học đã thống nhất quan điểm rằng việc nghiêncứu và hoàn thiện các quy định của BLDS của Việt Nam cần phải thực hiệntheo phương pháp nghiên cứu về lý luận, kinh nghiệm quốc tế kết hợp vớikhảo sát thực tiễn áp dụng pháp luật Có những vẫn đề cần được làm sáng rõqua nghiên cứu các lý thuyết, học thuyết, kinh nghiệm quốc tế chang hạn như
vẫn đề cấu trúc BLDS, phân chia các chế định của BLDS theo học thuyết vật
quyên, trái quyền hay sở hữu, nghĩa vụ Bên cạnh đó, có những chế định củapháp luật dân sự cần được hoàn thiện thông qua phản ánh từ thực tiễn đờisống xã hội về những vướng mắc, bắt cập trong quá trình thi hành
Trên cơ sở đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn
những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015” để làm sáng tỏ căn nguyên
của những điểm được sửa đổi, bố sung trong BLDS năm 2015 và cũng dé
phát hiện kịp thời những quy định tuy rằng mới ban hành những vẫn còn cónhững điểm chưa thực sự phù hợp và chưa đáp ứng được những yêu cầu mà
cơ sở lý luận và thực tiễn đã đặt ra khi xây dựng Bộ luật này
Trang 92 Tình hình nghiên cứu đề tài
Tính đến thời điểm hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu vềnhững điểm mới của BLDS năm 2015 với các hướng tiếp cận khác nhau Có
thê kế đến các công trình như:
+ Sách Bình luận khoa học BLDS năm 2015 do TS Ngô Hoàng Oanh
chủ biên, NXB Lao Động, 6/2016: Bằng cách bình luận về từng điều trongBLDS năm 2015, cuốn sách đã đưa ra những nhận xét, đánh giá về tính lô gic,
tính hiệu quả của BLDS năm 2015 trên cơ sở có sự so sánh với những quy định của BLDS năm 2005.
+ Sách Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS năm 2015 củaPGS.TS Đỗ Văn Đại cũng theo hướng tiếp cận đánh giá về những điểm mớicủa BLDS năm 2015 thông qua việc giới thiệu về quá trình hình thành củanhững điểm mới đó
+ Các bài viết bình luận về các điểm mới của BLDS năm 2005 được
đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành luật
+ Các buổi hội thảo giới thiệu những điểm mới của BLDS năm 2015 như
Hội thảo “Bình luận một số điểm mới của BLDS năm 2015” của Trường Đạihọc Luật tô chức vào hồi tháng 6 năm 2016
Có thể nói, các công trình nghiên cứu khoa học trên chủ yếu nhằm giớithiệu và bình luận những điểm mới của BLDS năm 2015 mà chưa có mộtcông trình nào đi sâu vào nghiên cứu Cơ sở lý luận và thực tiễn những điểmmới của BLDS năm 2015 như nội dung mà Đề tài này đã lựa chọn
3 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu được tiễn hành dựa trên cơ sở phương pháp luận củachủ nghĩa Mác Lé nin, quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đườnglỗi, chính sách của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nha nước và
pháp luật Để giải quyết các vẫn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài,
trong quá trình nghiên cứu đề tài các tác giả cũng sử dụng nhiều phương pháp
Trang 10nghiên cứu khoa học như phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích,
phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp
4 Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Mục đích nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài nhằm chỉ ra những vấn đề lý luận và thực tiễn củanhững điểm mới trong BLDS năm 2015 Đồng thời đề tài chỉ ra những giảipháp dé hoàn thiện những điểm còn chưa hợp lý trong chính những quy địnhmới được sửa đổi bồ sung này
4.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Đề tai tập trung vào nghiên cứu và phân tích, đánh giá các van dé lý luậnnhư các học thuyết, quan điểm pháp ly làm cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sungBLDS Đồng thời đề tài đánh giá thực trạng áp dụng các quy định của BLDSbằng cách chỉ ra những khó khăn, bất cập từ hoạt động xét xử, công chứng,thi hành án và đưa ra những phương hướng nâng cao chất lượng của những
quy định có liên quan trong BLDS năm 2015.
5 Nội dung nghiên cứu
Đề thực hiện được mục đích của nghiên cứu, việc nghiên cứu đề tài tập
trung vào các nội dung sau:
- Những van dé lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi b6 sung BLDS năm
2015;
- Giới thiệu những quy định mới của BLDS năm 2015 cũng như cơ sở lý
luận và thực tiễn của từng nội dung mới đó trong BLDS
- Phát hiện những điểm còn bat cập, chưa hợp ly trong các quy định mớicủa BLDS năm trên cơ sở lý luận và thực tiễn
- Xây dựng các giải pháp hoàn thiện những điểm còn chưa hợp lý trong
các quy định mới của pháp luật dựa trên các tiêu chí về lý luận và thực tiễn
6 Các chuyên đề nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu của đề tài được đặt ra, đề tài có các
chuyên đê nghiên cứu sau đây:
Trang 11Chuyên đề 1 Khái quát quá trình sửa đổi, b6 sung BLDS năm 2005 và
cơ sở lý luận và thực tiễn những điểm mới của BLDS năm 2015;
Chuyên dé 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn cho những điểm mới trong phan
các quy định chung của BLDS năm 2015;
Chuyên đề 3 Cơ sở lý luận và thực tiễn cho những điểm mới trong phầncác quy định về chủ thê của BLDS năm 2015;
Chuyên đề 4 Cơ sở lý luận và thực tiễn cho những điểm mới trong phần
giao dịch dân sự, đại diện, thời hạn và thời hiệu của BLDS năm 2015;
Chuyên đề 5 Cơ sở lý luận và thực tiễn cho những điểm mới trong phầncác quy định về tài sản, quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản của BLDS
Chuyên dé 8 Cơ sở lý luận và thực tiễn cho những điểm mới trong phancác quy định về hợp đồng của BLDS năm 2015;
Chuyên đề 9 Cơ sở lý luận và thực tiễn cho những điểm mới trong phầncác quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của BLDS năm 2015;
Chuyên đề 10 Cơ sở lý luận và thực tiễn cho những điểm mới trong
phần các quy định về thừa kế của BLDS năm 2015;
Chuyên đề 11 Cơ sở lý luận và thực tiễn cho những điểm mới trongphần các quy định về quan hệ dân sự có yếu tố nươc ngoài trong BLDS năm
2015.
Trang 12PHAN THỨ NHAT TONG THUAT
VE VAN DE NGHIEN CUU
Trang 13CHUONG 1.
KHAI QUAT QUA TRINH SUA DOI, BO SUNG BO LUAT DAN
SU NAM 2015; CO SO LY LUAN VA THUC TIEN CHO NHUNG
DIEM MOI CUA BO LUAT DAN SU NAM 2015
1.1 Khái quát quá trình sửa đối bé sung Bộ luật dân sự năm 2015
Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 được Quốc hội nước CHXHCN Việt
nam thông qua ngày 24/11/2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017) Các quy
định của BLDS năm 2015 được xây dựng trên định hướng: (1) thé chế hóanguyên tắc hiến định của Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do kinh doanh,trong đó có quyên tự do hợp đồng: (2) tạo cơ chế pháp lý thuận lợi dé thúcđây hoạt động sản xuất kinh doanh, các giao dịch, bảo đảm sự thông thoảng,
ồn định trong giao lưu dân sự, góp phan phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN; (3) tao điều kiện thuận lợi dé thúc đây sản xuất kinh doanh, sửdụng có hiệu quả mọi nguồn lực xã hội, phát huy tối đa giá trị tài sản trongnên kinh tế thị trường: (4) giảm thiêu sự can thiệp của nhà nước, co quan khácvào quan hệ hợp đồng của các chủ thẻ
Quá trình sửa đôi BLDS năm 2015 được thực hiện thông qua các bước
cơ bản như sau:
Thứ nhất, tổng kết thi hành Bộ luật dân sự năm 2005
Đề phục vụ cho việc sửa đôi, bố sung Bộ luật dân sự năm 2005, ngày 18
tháng 9 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số1322/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch tổng kết thi hành Bộ luật dân sự.Hoạt động tổng kết thi hành Bộ luật dân sự được thực hiện tại 63 tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương va 21 Bộ, ngành, tô chức có liên quan ở Trung
ương.' Ngày 22 tháng 6 năm 2013, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các
Bộ, ngành, địa phương và tô chức có liên quan tô chức Hội nghị toàn quôc
' Bộ Tư pháp đã nhận được Báo cáo tổng kết thi hành Bộ luật dân sự của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, 21/21 Bộ, ngành, tô chức có liên quan ở Trung ương.
Trang 14tong kết thi hành Bộ luật dân sự theo hình thức tập trung tại Hà Nội với sự
tham gia đầy đủ của đại diện các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án
nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
Thư hai, soạn tháo Bộ luật dân sự
a) Thành lập Ban soạn thảo, tô biên tập
Ngày 17 thang 1 năm 2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hànhNghị quyết số 439/N Q-UBTVQH13 thành lập Ban soạn thảo dự án Bộ luật do
Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm Trưởng ban, với thành phần bao gồm: Lãnh đạoTòa án nhân dân tôi cao, Viện Kiểm sát nhân dân tôi cao, các Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan Trung ương của các tô chức chính trị - xã hội, tổ chức xãhội - nghề nghiệp có liên quan đến việc thi hành Bộ luật dân sự, đại điện lãnhđạo một số địa phương, tô chức nghiên cứu, đào tạo pháp luật và một số
chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật dân sự Ngày 29 tháng 2 năm 2012, Bansoạn thảo dự án Bộ luật đã ban hành Quyết định số 310/QD-BST về việc
thành lập Tổ biên tập để giúp Ban soạn thảo trong quá trình xây dựng dự án
“Việc sửa đôi Bộ luật dân sự lần này cần bảo đảm thể chế hóa đầy đủ cácquan điểm của Đảng, Cương lĩnh xây dựng đất nước; cụ thể hóa các nguyêntac cơ bản của thé chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phùhợp với Hiến pháp; có tính kế thừa và phát triển các quy định còn phù hợp;
đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam; bảo đảm nguyên tắc Bộ luật
dân sự là Bộ luật gốc, có vị trí, vai trò là luật chung của hệ thống pháp luật tư,
Trang 15theo đó Bộ luật quy định các vấn đề có tính nguyên tắc, các luật chuyênngành quy định về các vấn đề có tính chuyên ngành”.
Trên cơ sở Nghị quyết này của Chính phủ, Ban soạn thảo đã tổ chức xâydựng Bộ luật dân sự và hồ sơ dự án Bộ luật
c) Tổ chức lay ý kiến của các cơ quan, t6 chức hữu quan, các chuyên gia
về pháp luật dân sự và người dân
Cơ quan chủ trì soạn thảo đã tô chức họp Hội đồng khoa học Bộ, nhiềucuộc tọa đàm, hội thảo khoa học để lay y kiến của các Bộ, ngành, địa phương,chuyên gia trong nước, nước ngoài về mục tiêu, quan điểm và những địnhhướng lớn sửa đôi, bố sung Bộ luật dân sự; tô chức các hoạt động khảo sát ởmột số địa phương trong nước và nước ngoài (Nhật, CHLB Đức, Pháp, Nga);nghiên cứu, biên dịch tài liệu liên quan đến pháp luật dân sự của một số nước,nhất là các nước chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế như Nga Bộ luật dan
sự đã được đăng tải trên Cong thông tin điện tử của Bộ Tư pháp dé lay ý kiếnnhân dân, gửi xin ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành, tổ chức có liênquan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Tại Phiên họp thường kỳ ngày 31 tháng 7 năm 2014, Chính phủ đã xemXét va thống nhất về mục đích, yêu cầu, phạm vi điều chỉnh và những nội
dung cơ bản của dự án Bộ luật dân sự, đồng thời đã cho nhiều ý kiến chỉ đạo
để Bộ Tư pháp nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý trước khi trình Ủy ban Thường
vụ Quốc hội xem xét (Nghị quyết số 56/NQ-CP ngày 04 tháng 8 năm 2014
của Chính phủ).
Ngày 15 thang 8 năm 2014, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốchội Tờ trình số 287/TTr-CP về dự án Bộ luật dân sự, kèm theo Bộ luật dân sự
và các tài liệu theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã họp thâm tra về dự án Bộ luật và đã
có Báo cáo thẩm tra sơ bộ số 2703/BC-UBPLI3 ngày 20 tháng 9 năm 2014
Ngày 22 tháng 9 năm 2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự
án Bộ luật dân sự.
Trang 16Ngày 13 tháng 9 năm 2014, Ban Chỉ đạo Cai cách Tư pháp Trung ương
cũng đã họp, cho ý kiến về mục tiêu, quan điểm và một số van đề lớn của dự
án Bộ luật dân sự.
Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Chỉ đạo Cải
cách Tư pháp Trung ương, Báo cáo Thâm tra sơ bộ của Ủy ban Pháp luật của
Quốc hội và ý kiến của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Bộ,
ngành và chuyên gia có liên quan, Chính phủ đã tiếp thu, chỉnh lý Tờ trình dự
án Bộ luật dân sự, Bộ luật và Hồ sơ dự án Bộ luật dé trình Quốc hội
Sáng 24/11/2015, Quốc hội khóa XIII đã chính thức thông qua Bộ luậtDân sự sửa đổi với 446/494 đại biéu tham gia biểu quyết tán thành, tươngđương 86,84% tong số đại biểu
1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn những điểm mới của Bộ luật dân sự
năm 2015
1.2.1 Sự can thiết phải sửa đổi Bộ luật dân sự năm 2015
Sau hơn 9 năm thi hành, Bộ luật dân sự năm 2005 cơ bản đã có tác động
tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như đối với việchoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự, thể hiện trênmột số điểm lớn như sau:
Thứ nhát, Bộ luật dân sự đã cụ thé hóa các quy định của Hiến pháp năm
1992 (sửa đối, bô sung năm 2001) về tôn trọng, bảo vệ quyền công dân tronglĩnh vực dân sự; về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩathông qua việc ghi nhận sự tôn tại của nhiều hình thức sở hữu trong nền kinh
tế ở nước ta ;
Thứ hai, Bộ luật dân sự đã góp phần thúc đây sự hình thành, phát triểncủa quan hệ thị trường thông qua việc ghi nhận nguyên tắc tự do hợp đồng;
hạn chế sự can thiệp quá mức của cơ quan công quyên vào quá trình hình
thành, tồn tại và vận động của các quan hệ hàng hóa - tiền tệ ;
Thứ ba, nhiều quy định trong Bộ luật dân sự đã có tính tương thích với
thông lệ quốc tế, góp phần thúc đây giao lưu dân sự, thương mại giữa Việt
Trang 17Nam với các nước trên thế giới, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương củaĐảng và Nhà nước ta về hội nhập quốc tế;
Thứ tư, đỗi với hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự, Bộluật dân sự bước đầu đã thê hiện được vai trò là luật chung, luật nên
Tuy nhiên, bước sang giai đoạn phát triển mới của đất nước, trước yêu
cầu thé chế hóa Nghị quyết Đại hội Dang lần thứ XI, Nghị quyết số 48 NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
-luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 thì Bộ -luật dân sựhiện hành đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, nôi bật là các van dé sau đây:
Tư nhất, một trong những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền, đặc biệtsau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành là Nhà nước phải có cơ chế pháp
lý để công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm tốt hơn quyền con người,quyền công dân về dân sự Tuy nhiên, một sé quy định của Bộ luật dân sựhiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu này, cụ thể như: (1) Chưa bảo đảmnguyên tắc quyền dân sự chỉ có thé bị hạn chế bởi luật trong những trườnghợp đặc biệt như Hién pháp năm 2013 đã ghi nhận; (2) Nhiều quy định về chủthé, giao dịch, đại điện, nghĩa vụ và hợp đồng, thừa kế còn bat hợp lý, thiếutính khả thi; (3) Chưa tao được cơ chế pháp lý hữu hiệu dé bảo vệ quyên, lợiích của bên thứ ba ngay tình, của bên thiện chí, bên yếu thế trong quan hệ dân
SỰ ;
Thứ hai, nhiều quy định của Bộ luật dân sự còn chưa thực sự tạo điềukiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển của nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, cụ thể như: (1) Bộ luật dân sự hiện hành quyđịnh rất ít về các loại quyền khác đối với tài sản Thực trạng này đã dẫn đếnhậu quả là, Bộ luật dân sự nói riêng chưa tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và thuậnlợi cho việc khai thác, sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả các tài sản vàcác nguồn tài nguyên thiên nhiên khác của đất nước; (2) Vẫn đề bảo vệ quyền
sở hữu luôn được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
bất cứ Bộ luật dân sự nào, trong đó có Bộ luật dân sự nước ta Tuy nhiên, Bộ
Trang 18luật dân sự hiện hành chưa ghi nhận đầy đủ các cơ chế pháp lý dé thực hiện
nhiệm vụ này; (3) Một số quy định của Bộ luật dân sự còn gò bó, không phùhợp với tính năng động của nền kinh tế thị trường, do đó đã ảnh hưởng không
tốt đến chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanhnghiệp;
Thứ ba, trong hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự, Bộ luật
dân sự hiện hành còn chưa thê hiện được một cách đầy đủ vi tri, vai trò cuamình với tư cách là bộ luật nền, luật chung, nhất là trong việc thực hiện ba
chức năng: (1) Quy định những vấn đề cơ bản nhất, chung nhất có liên quan
đến tất cả các lĩnh vực thuộc đời sống dân sự; (2) Định hướng cho việc xâydựng các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự đặc thù, và (3) Khicác luật chuyên ngành không có quy định về một quan hệ dân sự thì quy địnhcủa Bộ luật dân sự được áp dụng dé điều chỉnh;
Thứ tu, câu trúc của Bộ luật dân sự có điểm chưa hợp lý, chưa bảo đảm
tính đồng bộ, tính hệ thống, tính logic giữa các phần và chế định của Bộ luật.
Nhiều quy định được lặp lại giữa các phần và các chế định; một số quy địnhkhông bảo đảm tính rõ ràng, tạo ra các cách hiểu khác nhau, gây khó khăn choquá trình áp dụng pháp luật dân sự trong thực tiễn
Những hạn chế, bất cập nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực
và hiệu quả của Bộ luật dân sự nói riêng, pháp luật dân sự nói chung; chưa
thực sự tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước cũng như cho việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm cácquyền dân sự của người dân Do đó, việc xây dựng Bộ luật dân sự (sửa đổi) là
rất cần thiết
1.2.2 Quan điểm chỉ đạo
Việc sửa đổi, bố sung Bộ luật này đã được thực hiện trên cơ sở quán triệt
những quan điểm chỉ đạo sau đây:
Thứ: nhất, thé ché hóa đầy đủ, đồng thời tăng cường các biện pháp dé
công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền
Trang 19công dân trong các lĩnh vực của đời sống dân sự, cũng như những tư tưởng,nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vềquyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền bình đẳng giữa các chủ théthuộc mọi hình thức sở hữu và thành phần kinh tế đã được ghi nhận trong
trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết số 48-NQ/TW, Nghị
quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị và đặc biệt là trong Hiến pháp năm
2013;
Thứ hai, sửa đôi, bô sung các quy định còn bất cap, hạn chế trong thựctiễn thi hành để bảo đảm Bộ luật dân sự thực sự phát huy được ba vai trò cơbản là: (1) Tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu dé công nhận, tôn trong, bao vệ vabảo đảm quyền dân sự của các các cá nhân, pháp nhân, đặc biệt là trong việc
bảo vệ quyền, lợi ích của bên yếu thế, bên thiện chí trong quan hệ dân sự; hạn
chế đến mức tối đa sự can thiệp của cơ quan công quyên vao việc xác lập,thay đôi, cham dứt các quan hệ dân sự; (2) Tạo điều kiện thuận lợi để thúcđây sản xuất kinh doanh, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực xã hội, bảo đảm
sự thông thoáng, 6n định trong giao lưu dan sự, góp phan phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; (3) Là công cụ pháp lý hữu hiệu đểthúc đây sự hình thành và phát triển các thiết chế dân chủ trong xã hội, gópphần xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
Thy ba, xây dung Bộ luật dân sự thành bộ luật nền, có vị trí, vai trò làluật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ được hình thành
trên cơ sở bình đăng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm; có
tính khái quát, tính dự báo và tính kha thi để một mặt, bao đảm tính ổn định
của Bộ luật;
Thi tw, bảo đảm tính kế thừa và phát triển các quy định còn phù hợp vớithực tiễn của pháp luật dân sự, cũng như các giá trị văn hóa, tập quán, truyền
thống đạo đức tốt đẹp của Việt Nam; có sự tham khảo kinh nghiệm xây dựng
Bộ luật dân sự của một số nước, nhất là các nước có truyền thống pháp luậttương đồng với Việt Nam
Trang 201.2.3 Phạm vi sửa doi, bố cục và những nội dung mới, chủ yếu của dự
thảo bộ luật
* Phạm vi sửa đôi
Căn cứ vào mục tiêu, quan điểm xây dựng dự án Bộ luật như đã báo cáo
ở trên, phạm vi sửa đôi, bố sung Bộ luật dân sự lần này được xác định là cơbản và toàn diện Trên cơ sở phạm vi sửa đôi như vậy, Bộ luật có tổng số 698điều, được bố cục thành 6 phân, 29 chương.
* BO cục
Bộ luật gồm 6 phần:
- Phần thứ nhất: Quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 157) quy định vềphạm vi điều chỉnh, nguyên tắc cơ bản, áp dụng pháp luật dân sự; xác lập,thực hiện và bảo vệ quyên dân sự; địa vị pháp lý của các chủ thể trong quan
hệ pháp luật dân sự; tài sản; giao dịch dân sự; đại diện; thời hạn và thời hiệu.
- Phan thứ hai: Quyền sở hữu và các vật quyền khác (từ Điều 158 đếnĐiều 273) quy định về căn cứ xác lập và thời điểm xác lập quyền sở hữu, cácvật quyền khác và hiệu lực đối kháng với người thứ ba; bảo vệ, hạn chế quyền
sở hữu và các vật quyền khác; quyền sở hữu, quyền địa dịch, quyền hưởngdụng, quyền bề mặt, quyền ưu tiên
- Phần thứ ba: Nghĩa vụ và hợp đồng (từ Điều 274 đến Điều 608) quyđịnh về căn cứ phát sinh; thực hiện nghĩa vụ; các biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ; trách nhiệm dân sự; giao kết, thực hiện và cham dứt hợp đồng:
các hợp đồng thông dung; thực hiện công việc không có ủy quyên; nghĩa vuhoàn trả do chiém hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứpháp luật và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Phần thứ tư: Thừa kế (từ Điều 609 đến Điều 662) quy định chung vềthừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, thanh toán và phân chia
di sản.
- Phần thứ năm: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài (từ Điều 663 đến Điều 687) bao gồm quy định chung, pháp luật áp
Trang 21dụng đối với cá nhân, pháp nhân, về quan hệ tài sản, nhân thân có yếu tố nước
ngoài.
- Phần thứ sáu: Điều khoản thi hành (từ Điều 688 đến Điều 689) quyđịnh về hiệu lực thi hành và điều khoản chuyên tiếp
* Những nội dung mới, chủ yếu của Bộ luật dân sự năm 2015
a) và phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự
Bộ luật dân sự quy định về những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân
sự, địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân;quyên, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các
quan hệ khác hình thành trên cơ sở bình đăng, tự do ý chí, độc lập về tài sản
và tự chịu trách nhiệm của các chủ thé tham gia quan hệ
b) Về nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
Đề bảo đảm thống nhất trong nhận thức, xây dựng và áp dụng pháp luậtdân sự, gop phan hình thành chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân,pháp nhân, Bộ luật quy định 8 nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, baogồm: (1) Nguyên tắc công nhận, tôn trong, bảo vệ và bảo đảm quyền dân su;(2) Nguyên tắc bình đắng: (3) Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏathuận; (4) Nguyên tắc thiện chí, trung thực; (5) Nguyên tắc tôn trọng đạo đức,truyền thống tốt đẹp; (6) Nguyên tắc tôn trọng lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền
và lợi ích hợp pháp của người khác; (7) Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự;(8) Nguyên tắc hòa giải
c) Về áp dụng pháp luật dân sự
Dé tạo cơ chế pháp lý đầy đủ cho việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và
bảo đảm quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, phát huy được vi tri, vai tròcủa Bộ luật dân sự, bảo đảm sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật dân
sự và đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế và trên cơ sở kế thừa các quy
định của pháp luật hiện hành, Bộ luật dân sự quy định về việc áp dụng pháp
luật dân sự, theo hướng:
Trang 22- Bộ luật dân sự được xác định là luật chung điều chỉnh các quan hệ dânsự; các luật khác điều chỉnh quan hệ trong các lĩnh vực dân sự cụ thê khôngđược trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự; trường hợp trong
các luật này không có quy định thì quy định của Bộ luật này được áp dụng;
- Điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên và các nguyêntắc cơ bản của pháp luật quốc tế phù hợp với Hiến pháp nước CHXHCN Việt
Nam được áp dụng trực tiếp hoặc theo nguyên tắc tương tự pháp luật dé giảiquyết các quan hệ dân sự;
- Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật
dân sự mà các bên không có thoả thuận, pháp luật không có quy định thì áp dụng tập quán; trường hợp không có tập quán thì áp dụng tương tự pháp luật;
trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật thì áp dụng những nguyêntắc cơ bản của pháp luật dân sự và lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự.d) Về xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự
Thẻ chế hóa các nghị quyết của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013
về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện quyền dân su, Bộ luật
bồ sung các nguyên tắc chung về xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự,
trong đó:
- Cá nhân, pháp nhân thực hiện quyền dân sự theo ý chí của mình nhưngkhông được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và khôngđược vượt quá giới hạn thực hiện quyền dân sự được quy định tại Bộ luật này;
- Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự để gây thiệthại cho người khác; để vi phạm các nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của mình
theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; để hạn chế cạnh tranhhoặc để thực hiện mục đích khác trái pháp luật;
- Tòa án, cơ quan có thâm quyền khác có trách nhiệm bảo vệ quyền dân
sự của cá nhân, pháp nhân Trường hợp quyền dân sự bị vi phạm hoặc cótranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa
án hoặc trọng tài Việc bảo vệ quyền dân sự theo thủ tục hành chính được
Trang 23thực hiện trong những trường hợp luật định Quyết định giải quyết vụ việc
theo thủ tục hành chính có thể được xem xét lại tại Tòa án Tòa án khôngđược từ chối yêu cầu giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để
áp dụng: trong trường hợp này, quy định về áp dụng tập quán, tương tự phápluật, nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và lẽ công bang được áp dụng dé
xem xét, giải quyết
- Về chuyên đổi giới tính: Do việc chuyển đổi giới tính kéo theo nhiềuvan dé xã hội phát sinh, chang hạn như hành lang pháp lý cho việc áp dụngcác biện pháp y học dé chuyên đổi giới tính, hệ thống các văn bản pháp luậtliên quan đến y tế, bảo hiểm, hôn nhân và gia đình, các chính sách an sinh xãhdi , nên dé bảo đảm tính thận trọng, hợp lý, đề nghị Ủy ban thường vụQuốc hội cho tách việc chuyển đổi giới tính thành một điều riêng (Điều 37) vaquy định như sau: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy địnhcủa luật Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyên, nghĩa vụ đăng ký thay đổi
hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyên nhân thân phù
hop với giới tinh theo quy định cua Bộ luật này và luật khác có liên quan”.
đ) Về chủ thé của quan hệ pháp luật dân sự
Bộ luật quy định cụ thé về địa vị pháp lý của cá nhân, pháp nhân, việc
tham gia quan hệ dân sự của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, cơ quan nhà
nước ở Trung ương, ở địa phương, hộ gia đình, tổ hợp tác và t6 chức khác
không có tư cách pháp nhân.
e) Về tài sản
Đề bảo đảm tính bao quát, minh bạch, công khai, huy động và phát huy
được hết các nguồn lực vật chất trong xã hội, Bộ luật đã bô sung quy định:
Các thông tin về tài sản đã đăng ký phải được công khai Quyền tài sản làquyền trị giá được băng tiền và có thể là đối tượng trong quan hệ dân sự, bao
gồm quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các
quyền khác, trong đó, quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ được quy
Trang 24định trong Bộ luật này và pháp luật về sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất đượcquy định trong Bộ luật này và Luật đất đai.
ø) VỀ giao dịch dân sự
Bộ luật đã có nhiều sửa đổi, bố sung liên quan đến các quy định về giaodich dân sự theo hướng bao đảm tốt hơn quyền tự do thé hiện ý chi, sự antoàn pháp lý, sự ôn định của giao dịch, quyền, lợi ích của bên thiện chí, bênngay tình.
h) Về đại diện
Bộ luật đã có một số sửa đồi, bố sung quy định về đại diện nhăm tạo
điều kiện pháp lý tốt hơn trong việc trợ giúp cá nhân, pháp nhân thực hiện,bảo vệ các quyền dân sự của mình và hạn chế rủi ro pháp lý trong các quan hệdân sự Cụ thể là, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là người được
xác định theo điều lệ hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thâm
quyên; pháp nhân có thé có nhiều người đại diện theo pháp luật và pháp nhân
có thể là người đại diện theo ủy quyền cho các chủ thé khác; đại điện theopháp luật có quyền nhân danh bên được đại diện xác lập, thực hiện hành vipháp lý phù hợp với quyên, nghĩa vụ của đại diện theo pháp luật Trường hợppháp nhân có nhiều đại diện theo pháp luật thi mỗi người có quyền đại diệncho pháp nhân phù hợp với quyên, nghĩa vụ của minh
i) Về thời hiệu
Bộ luật quy định về thời hiệu theo nguyên tắc: cá nhân, pháp nhân phảiyêu cầu tòa án, trọng tài giải quyết vụ, việc dân sự trong thời hạn luật định,
hết thời hạn đó mà cá nhân, pháp nhân mới có yêu cầu thì thay vì từ chối giải
quyết yêu cầu của cá nhân, pháp nhân như quy định hiện hành, tòa án hoặc
trong tài vẫn thu lý, giải quyết và tuyên bố chủ thé được hưởng quyền dân sựhoặc được miễn trừ nghĩa vụ dân sự Người được hưởng quyền dân sự có
quyền từ chối việc hưởng quyền, người được miễn trừ nghĩa vụ dân sự có
quyền từ chối việc miễn trừ nghĩa vụ, trừ trường hợp việc từ chối đó có mụcđích trỗn tránh thực hiện nghĩa vụ hoặc vi phạm điều cắm, trái đạo đức xã hội
Trang 25k) Về thời điểm xác lập quyền sở hữu và các vật quyền khác
Dé bảo đảm thống nhất trong nhận thức, xây dựng và áp dụng pháp luậtdân sự về thời điểm xác lập quyền sở hữu và các vật quyền khác, Bộ luật quyđịnh: (1) Việc xác lập quyền sở hữu và vật quyền khác có hiệu lực ké từ thờiđiểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ được trực tiếp nắmgiữ, chi phối tài sản, trừ trường hợp luật hoặc hợp đồng có quy định khác; (2)Trường hợp tài sản đã được chuyến giao trước thời điểm hợp đồng được giao
kết thì quyền sở hữu và vật quyền khác được xác lập kể từ thời điểm hợpđồng có hiệu lực, trừ trường hợp luật hoặc hợp đồng có quy định khác; (3)Trường hợp luật quy định việc chuyển giao vật phải được đăng ký tại cơ quan
có thâm quyền thì thời điểm xác lập quyên sở hữu và vật quyền khác có hiệulực kê từ thời điểm đăng ký, trừ trường hợp luật khác có quy định khác
1) Về chiếm hữu
Bộ luật bố sung chế định chiếm hữu như là tình trạng pháp lý về việc cánhân, pháp nhân nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.Theo chế định này, người chiếm hữu tài sản được suy đoán là ngay tình;người nào cho rang, người chiếm hữu là không ngay tinh thì phải chứng minh.Người nào có tranh chấp với người chiếm hữu thì phải chứng minh rằng,người chiếm hữu không có quyền Quy định này sẽ góp phần bảo đảm trật tự
xã hội, sự 6n định của giao dịch, giá trị kinh té của tài sản, sự thiện chi trong
quan hệ dân sự.
m) Về hình thức sở hữu
Thé chế hóa các nghị quyết của Đảng và nội dung, tinh thần của Hiến
pháp năm 2013 và trên cơ sở vận dụng nguyên tắc việc xác định các hình thức
sở hữu cần phải dựa vào sự khác biệt trong cách thức thực hiện các quyền
năng của chủ sở hữu, Bộ luật quy định: trong Bộ luật dân sự, hình thức sở hữu
bao gồm sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung
n) Về quyền của cá nhân, pháp nhân không phải là chủ sở hữu tài sản
(Các quyền khác đối với tài sản)
Trang 26Bên cạnh quyền sở hữu, Bộ luật ghi nhận cụ thể một số quyền của người
không phải là chủ sở hữu đối với tài sản như: (1) Quyền địa dịch, (2) Quyềnhưởng dụng, (3) Quyền bề mặt Sự bổ sung này có ý nghĩa quan trọng nhằmthé chế hóa các nghị quyết của Đảng và nội dung, tinh thần của Hiến phápnăm 2013 về sở hữu toàn dân, sở hữu tư nhân; về xây dựng, hoàn thiện thêchế kinh tế và điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị
trường; về việc Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanhnghiệp và cá nhân, tô chức khác yén tam dau tu, san xuat, kinh doanh; vénguyên tac tài san hợp pháp của mọi tô chức, cá nhân đều được pháp luật bảo
hộ và không bị quốc hữu hóa
0) Về trách nhiệm dân su do không thực hiện đúng nghĩa vụ
Bộ luật sửa đồi, bố sung nhiều quy định về trách nhiệm dân sự do khôngthực hiện đúng nghĩa vụ nhằm bảo đảm sự an toàn, thông thoáng, lẽ côngbằng trong các quan hệ dân sự cũng như trong giải quyết vụ việc dân sự, cụthể là:
- Cá nhân, pháp nhân không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bi suy đoán là
có lỗi và phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp chủ thê này có căn cứđược miễn trừ trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật dân
SỰ;
- Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp cần thiết,hợp lý dé hạn chế thiệt hại có thé gây ra cho mình Trong trường hợp người bithiệt hại chậm trễ trong việc áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để giảmthiểu thiệt hại cho mình thì người gây thiệt hại có quyền yêu cầu giảm mức
bồi thường tương ứng với mức thiệt hại mà lẽ ra người bị thiệt hại có thé hạnchế được;
- Trường hợp việc không thực hiện đúng nghĩa vụ và thiệt hại gây ra là
do một phan lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại có quyền yêu cầu
giảm mức bồi thường tuỳ theo mức độ lỗi của người bị thiệt hại Trong trường
hợp bên vi phạm chứng minh được việc không thực hiện đúng nghĩa vụ là do
Trang 27sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi
phạm không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc luật có quy định khác.
p) Về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Bộ luật ghi nhận đầy đủ, rõ ràng và hợp lý hơn về những biện pháp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ sau đây: cầm có tài sản, thế chấp tài sản, cầm giữ tài
sản, bảo lưu quyền sở hữu, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh
Về quyền được thu giữ tài sản của bên nhận bảo đảm, tham khảo kinhnghiệm một số nước cho thấy, không phải nước nào cũng áp dụng cơ chế chophép bên nhận bảo đảm tự thu giữ tài sản bảo đảm, bởi vì cơ chế này ảnhhưởng trực tiếp đến quyền sở hữu của chủ tai sản; nếu có quy định thì cũngchỉ ở mức độ cho phép thu giữ đối với động sản, vì nếu thu giữ bất động sảnthì ngoài việc ảnh hưởng đến quyền sở hữu, còn ảnh hưởng đến quyên có chỗ
ở của người có tài sản và các thành viên gia đình họ
bỏ và hậu quả của hủy bỏ hợp đồng,
r) Về các hợp đồng thông dụng
Bộ luật chỉ quy định về những hợp đồng mang tính đặc trưng và đại diện
cho quan hệ pháp luật dân sự So với Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ luật không
quy định về hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng bảo
hiểm Những hợp đồng này đã được quy định trong Luật nhà ở, Luật kinhdoanh bảo hiểm Bên cạnh đó, Bộ luật cũng bé sung một loại hợp đồng mới làhợp đồng hợp tác dé đáp ứng yêu cầu của thực tiễn về hợp tác trong sản xuất,
Trang 28kinh doanh Đối với một số hợp đồng cơ bản như hợp đồng mua bán tài sản,
hợp đồng vay tài sản, hợp đồng thuê tài sản thì Bộ luật bố sung nhiều quyđịnh để bảo đảm các quy định này có thé áp dụng cho các hợp đồng có liênquan và cũng bao quát được những dạng thức hợp đồng phái sinh, đặc thù có
thé phat sinh trong tương lai, cụ thé:
Về vay tài sản, Bộ luật quy định theo hướng, lãi suất trong hợp đồng vay
do các bên thỏa thuận hoặc do luật định Truong hop các bên có thỏa thuận
về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/nam, trừtrường hợp luật có quy định khác Trường hợp các bên có thoả thuận về việctrả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất thì lãi suất được xác định là10%/năm Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trảhoặc trả không day đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và Idi suất nợ quáhạn bằng 150% lãi suất vay theo hợp dong tương ứng với thời gian chậm trả,
trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác;
Về hợp đồng hợp tác, Bộ luật quy định, hợp đồng hợp tác là hợp đồng,theo đó nhiều cá nhân từ đủ mười tám tuôi trở lên, có năng lực hành vi dân sựday đủ thỏa thuận về việc cùng đóng góp tài sản, công sức dé thực hiện nhữngcông việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm Hợp đồng hop
tác phải được lập thành văn bản và được công chứng hoặc chứng thực.
s) Về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Bộ luật quy định người bị thiệt hại không có nghĩa vụ chứng minh lỗicủa bên gây thiệt hại dé thay thé cho quy định hiện hành đang tạo gánh nặng
chứng minh của người bị thiệt hai Theo đó, người nao có hành vi trái phápluật xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản,
quyên, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tai sancủa pháp nhân mà gây thiệt hại thì phải bồi thường Bộ luật bố sung quy định,
theo đó, chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản có nghĩa vụ bồi thường cho
người bị thiệt hại về những thiệt hại do tài sản của mình gây ra
t) Về thời hiệu thừa kế
Trang 29Dé khắc phục những bat cập về thời hiệu khởi kiện thừa kế trong Bộ luật
dân sự hiện hành, phù hợp với quyền của người thừa kế, người khác có liên
quan đến di sản và những đặc thù về văn hóa, tính chất của di sản, Bộ luật quy
định thời hiệu thừa kế theo hướng: (i) thời hạn yêu cầu chia di sản là ba mươi
năm đối với bất động sản, mười năm đối với động sản, kế từ thời điểm mởthừa kế Hết thời hạn này mà không có yêu cầu chia di sản thì di sản thuộc vềngười thừa kế đang quản lý di sản đó; (ii) trường hợp không có yêu cầu chia
di sản và không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giảiquyết như sau:
- Trường hợp di sản đang được người khác chiếm hữu hoặc được lợi mộtcách ngay tình, liên tục, công khai thì người này được xác lập quyền sở hữutheo thời hiệu đối với quyền sở hữu có đối tượng là bất động sản hoặc động
sản được quy định tại Bộ luật dân sự;
- Trường hợp không có người khác chiếm hữu hoặc được lợi về di sảnhoặc có người này nhưng việc chiếm hữu của họ không có căn cứ pháp luật,không ngay tình thì đi sản thuộc về Nhà nước
u) Về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoàiPháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được Bộluật quy định tại Phần thứ năm với những nội dung mới, chủ yếu như sau:
- Về phạm vi áp dụng, trong trường hợp có quy định khác nhau giữa bộluật này và luật khác có liên quan về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự
có yếu t6 nước ngoài thì áp dụng quy định của luật khác có liên quan với điềukiện các quy định của luật đó không trái với các nguyên tắc xác định và ápdụng pháp luật trong quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài được quy định
trong Bộ luật dân sự;
- Về nguyên tắc xác định và áp dụng pháp luật, nguyên tắc các bên đượclựa chọn pháp luật áp dụng cho các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ
các trường hợp đã có quy định cụ thé tại Phần này hoặc luật khác có liên
quan Trong trường hợp các bên không lựa chọn pháp luật áp dụng đối với
Trang 30quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định của Bộ luật này hoặc luậtkhác có liên quan của Việt Nam không có quy định về việc xác định pháp luật
áp dụng thì pháp luật của nước nơi có quan hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự
đó được áp dụng ;
- Bên cạnh đó, Bộ luật sửa đổi, b6 sung làm phong phú hơn hệ thuộc xác
định pháp luật áp dụng, làm rõ thứ tự ưu tiên áp dụng các hệ thuộc, đặc biệt
làm hệ thuộc luật áp dụng đối với hợp đồng, thừa kế, bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng và các hệ thuộc liên quan đến nhân thân theo hướng tiếp thu
có chọn lọc các tiêu chuẩn, chuẩn mực pháp lý chung đã được quốc tế thừa
nhận rộng rai.
Trang 31CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THUC TIEN CHO NHUNG DIEMMỚI TRONG CAC CHE ĐỊNH CUA BỘ LUẬT DAN SỰ NĂM 2015
2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn cho những điểm mới trong phần các
quy định chung của BLDS năm 2015
2.1.1 Về phạm vì điều chỉnh của BLDS năm 2015
Điều 1 BLDS năm 2015 quy định về phạm vi điều chỉnh của BLDS năm2015: “Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp ly về cách ứng
xử của cá nhân, pháp nhân; quyên, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cảnhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình dang, tự
do y chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan
hệ dân su)” Cá nhân, pháp nhân là chủ thé của các quan hệ pháp luật dân sự.Nên Bộ luật Dân sự quy định về địa vị pháp lý, chuân mực pháp lý về cáchứng xử của cá nhân, pháp nhân Đó là các quy định về năng lực chủ thé của cánhân, pháp nhân; quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân và
vụ của BLDS; (ii) Điều 1 BLDS năm 2005 quy định cu thể về phạm vi điều
chỉnh trong cả các quan hệ hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động Tuy liệt kê cụ thể phạm vi áp dụng của luật dan sự nhưng BLDS năm
2005 không quy định về đặc trưng của các quan hệ pháp luật do luật dân sựđiều chỉnh Khắc phục điểm hạn chế này, BLDS năm 2015 không liệt kê cácngành luật cụ thể mà đi vào các đặc trưng của quan hệ dân sự cụ thể: “ các
quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do y chí, độc lập vé tài sản
và tu chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân su)” Việc thay đôi
Trang 32cách thức quy định phạm vi điều chỉnh của BLDS như vậy là để có tính baoquát, dự báo hơn, vì trong thực tiễn không phải tất cả các quan hệ thương mại,
kinh doanh, đầu tư, lao động, hôn nhân và gia đình đều thuộc phạm vi điềuchỉnh của BLDS vì có những quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ nàykhông thuộc lĩnh vực tư mà liên quan đến quản lý nhà nước, thủ tục hành
chính, tố tụng, thué” ; (iii) So với BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 khôngtái kết một số những nội dung cụ thé về chuyên quyền sử dung đất; hợp đồng
kinh doanh bảo hiểm; về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ vàmột số nội dung khác Những vẫn đề này đã quy định cụ thê, chỉ tiết trong cácluật chuyên ngành Luật Luật đất đai năm 2013; Luật sở hữu trí tuệ năm 2005(sửa đôi, bổ sung năm 2009); Luật Kinh doanh bảo hiểm Việc xác địnhphạm vi điều chỉnh như trên giúp khắc phục được tình trạng trùng lặp, chồngchéo, mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật về cùng một vấn đề Đồng thời,
“đây cũng là biện pháp góp phan thực hiện một trong những quan điểm chỉdao quan trong trong việc sửa đổi, bổ sung là xáy dựng Bộ luật dân sự thành
bộ luật nên, có vị trí, vai trò là luật chung của hệ thong pháp luật dan sự, cotính khai quát, tính dự bao và tính khả thi đề một mặt, bảo đảm tính ổn địnhcủa Bộ luật, mặt khác, đáp ứng được kịp thời sự phát triển thường xuyên, liêntục cua các quan hệ xã hội vốn rất năng động thuộc phạm vi diéu chỉnh của
pháp luật dân sự ””
Sự sửa đổi của Điều 1 BLDS năm 2015 đã “thé chế hóa Nghị quyết số
48-NƠO/TW của Bộ Chính trị va để bảo đảm được vị tri, vai trò là luật nén,luật chung của hệ thong pháp luật dân sự, dự thao Bộ luật quy định: Bộ luậtdân sự quy định nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, địa vị pháp lý,
chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyên, nghĩa vụ
về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự,
hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các quan hệ khác
ˆ Bản thuyết minh Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đồi), Bộ Tư Pháp
3 Bản thuyết minh Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đôi), Bộ Tư Pháp
Trang 33hình thành trên cơ sở bình đẳng, tu do y chi, độc lap vé tai san va tu chiutrách nhiệm của các chủ thé tham gia quan hệ (sau đây gọi chung là quan hệdân su)”.
2.1.2 Bồ sung Điều 2 về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảmquyên dân sự của BLDS năm 2015
So với BLDS năm 2005, trong phần quy định chung của BLDS năm
2015 đã bé sung thêm Điều luật quy định về “công nhận, tôn trọng, bảo vệ vàbảo đảm quyên dân sự”, nội dung này được ghi nhận tại Điều 2 BLDS năm
2015 như sau:
Thứ nhất, ở nước ta, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ
và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật
Thi hai, quyền dan sự chỉ có thé bị hạn chế theo quy định của luật trongtrường hop cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Cơ sở chính cho việc xây dựng Điều 2 BLDS năm 2015 xuất phát từ: (7)
Sự thiếu sót của BLDS năm 2005 khi không quy định về van đề công nhận,tôn trong, bảo vệ va bảo đảm quyên dân sự; (ii) Đối với các chủ thé của quan
hệ pháp luật dân sự, dù chủ thể là cá nhân hay pháp nhân thì họ quan tâm đếnhai van dé chính trong BLDS: trước hết đó là họ các các quyền gi về nhânthân, về tài sản và tiếp sau đó, các quyền của họ có được công nhận, tôn trọng
và bảo vệ hay không — đây là hai van đề không tách rời nhau Trường hợpBLDS chỉ ghi nhận quyền cho các chủ thể nhưng không có cơ chế bảo vệ thìcác quyền của chủ thể chỉ mang tính lý thuyết, khó được thực thi trong thực
tế Do vậy, việc ghi nhận vẫn đề công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm
quyền dân sự là điều hết sức cần thiết; khăng định trách nhiệm của Nhà nướcđối với các quyền dân sự của các chủ thể, qua đó tạo ra sự yên tâm cho các
chủ thê trong việc xác lập, thực hiện cũng như bảo vệ quyền dân sự của chính
bản thân mình.
* Bản thuyết minh Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đồi), Bộ Tư Pháp
Trang 342.1.3 Các nguyên tắc cơ bản của BLDS năm 2015
Các nguyên tắc cơ bản của BLDS là nội dung quan trọng; mang tính chất
then chốt khi xây dựng BLDS Đây là những nguyên tắc sẽ chi phối đến mọicác quy định khác trong BLDS Theo Điều 3 BLDS năm 2015, các nguyên tắc
cơ bản của BLDS năm 2015 gồm:
Thứ nhất, bình đẳng là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọngnhất của luật Dân sự Điều này được thé hiện, khi tham gia vào các quan hệpháp luật dân sự, các chủ thé được đối xử công bằng, bình đăng như nhau,
pháp luật dân sự không tạo ra ưu thế hay sự bất lợi cho bất kì một chủ thê nào.Thứ hai, các cá nhân, pháp nhân được quyền tự do, tự nguyện cam kết, thỏa
thuận dé từ đó xác lập, thực hiện, chấm dứt quyên, nghĩa vụ dân sự của mình Thi ba, cả nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền,nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
Thứ tư, bản chất của quan hệ pháp luật dân sự thể hiện sự tự do, tựnguyện của các chủ thê tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự Tuy nhiên,các chủ thé tham gia vào các quan hệ dân sự chịu sự giới hạn của pháp luật,theo đó các chủ thể xác lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự của mìnhkhông được xâm phạm đến lợi ích của quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng,quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
The năm, ca nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
So với BLDS năm 2005, quy định về nguyên tắc cơ bản của BLDS trongBLDS năm 2015 có một số điểm mới sau đây:
(i) Quy định khái quát hơn về nguyên tắc cơ bản va áp dụng Bộ luật dân
sự Những nguyên tắc cơ bản được quy định khái quát thành một điều (Điều 3
BLDS năm 2015) thay cho quy định thành một chương riêng như Bộ luật hiện hành (chương IJ);
(ii) BLDS năm 2015 ghi nhận 10 nguyên tắc cơ bản trong nhưng đếnBLDS năm 2015 thì chỉ quy định 5 nguyên tắc đặc trưng nhất của quan hệ
Trang 35dân sự Những nguyên tắc chung của Nhà nước pháp quyền, được áp dụng
chung cho nhiều loại quan hệ xã hội, không mang tính đặc trưng, riêng có của
quan hệ dân sự sẽ không được quy định lại trong BLDS.
(iii) Từng nội dung các nguyên tắc được được sửa đổi ngắn gọn, cô đọng
và chính xác hơn Như đối với nguyên tắc bình đẳng, Điều 5 BLDS năm 2015quy định: “7rong quan hệ dân sự, các bên đêu bình dang, không được lấy lý
do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phân xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tínngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hod, nghệ nghiệp dé đối xử không bình dangvới nhau ” Quy định này dùng phương pháp liệt kê dé chỉ ra các yếu tổ khôngđược phân biệt giữa các chủ thé - phương pháp này khiến Điều luật rườn rà
mà không bao quát được hết các yếu tố khác có thể làm mất đi sự bình đắnggiữa các chủ thé Do đó, khoản 3 Điều 3 BLDS năm 2015 đã khắc phục hạnchế trên bằng cách thức quy định tổng quát như sau: “Moi cá nhân, phápnhân đêu bình dang, không được lấy bat kỳ lý do nào để phân biệt đối xử;được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyên nhân thân và tài san”
Trước đây, trong BLDS năm 2005 khi quy định về các nguyên tắc thì chỉghi nhận quá trình “xác lập, thuc hiện” mà bỏ xót quá trình “chấm ditt” các
quyên, nghĩa vụ của chủ thé Khắc phục điểm hạn chế này, khoản 3, khoản 4
Điều 3 BLDS năm 2015 đã bồ sung: “Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực
hiện, chấm dirt quyền, nghĩa vụ dan sự của mình một cách thiện chi, trung thực”, “Việc xác lap, thực hiện, chấm dứt quyển, nghĩa vụ dán sự không
được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ich công cộng, quyển và lợi
ich hợp pháp của người khác ”.
Các sự sửa đối, bổ sung của Điều 3 BLDS năm 2015 dựa trên các căn cứ
Trang 36bảo đảm quyền con người, quyền công dân cũng như những tư tưởng, nguyêntắc cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa về sở hữu
và quyền tự do kinh doanh, quyền bình dang giữa các chủ thé thuộc mọi hìnhthức sở hữu và thành phan kinh tế;
Thứ hai, dé bảo đảm sự thông nhất trong nhận thức, xây dựng và áp dụngpháp luật dân sự, đặc biệt là dé bảo đảm tính thống nhất, logic, đồng bộ của
các luật khác trong việc điều chỉnh quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực dân sự
cụ thé, góp phan hình thành chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân,pháp nhân trong các quan hệ dân Sự”:
Thứ ba, góp phần tạo cơ chế pháp lý day đủ hơn trong việc công nhận,tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự, đặc biệt là trong các trường hợpgiải quyết vụ, việc dân sự ma không có quy định của luật, không có tập quán
và không áp dụng được tương tự pháp luật”
2.1.4 Ap dụng các nguồn luật của BLDS năm 2015
Quy định về áp dụng các nguồn luật của BLDS năm 2015 có nhiều sựthay đổi căn ban so với quy định trong BLDS năm 2015; trong đó, có nhiều
sự thay đôi được đánh giá mang tính đột phá, lần được tiên được ghi nhậntrong hệ thông pháp luật nước ta Các điểm mới về áp dụng luật, áp dụng tậpquán, áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng án lệ, lẽ công băng bao gồm:
Thứ nhất, đối với quy định áp dụng Bộ luật dân sự - đây là vẫn đề mớiđược bổ sung trong BLDS năm 2015 mà chưa được ghi nhận trong BLDSnăm 2005 Điều luật quy định về nguyên tắc áp dụng Bộ luật dân sự trongmỗi quan hệ với các luật khác cũng như các điều ước quốc tế Day là một
điểm bổ sung cần thiết và hữu ích trong BLDS năm 2015 so với BLDS năm
2005 BLDS năm 2005 không có quy định về nguyên tắc áp dụng giữa BLDS
và các luật chuyên ngành khác nên đã gây ra tranh cãi, lung túng trong việc nghiên cứu, áp dụng luật trong thời gian vừa qua.
” Bản thuyết minh Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ Tư Pháp
° Ban thuyet minh Dự thảo Bộ luật Dan sự (sửa doi), Bộ Tu Pháp
7 Bản thuyết minh Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đôi), Bộ Tư Pháp
Trang 37Thứ hai, áp dụng tập quán:
Đề tập quán được áp dụng thì cần thỏa mãn các điều kiện sau: Quan hệđang tranh chấp cần giải quyết thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự;các bên trong quan hệ dân sự không có thoả thuận và pháp luật không quy
định; có tập quán tương ứng để giải quyết và tập quán được áp dụng khôngđược trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3
của BLDS năm 2015 Thông thường, việc áp dụng tập quán sẽ mang lại hiệu
quả giải quyết tranh chap cao vì tập quán chứa đựng các nội dung rõ ràng dé
có thê giải quyết ngay vụ việc Hon thé nữa, tập quán chính là các quy tắc ứng
xử đã được cộng đồng dân cư biết và thừa nhận nên khi áp dụng tập quán dégiải quyết tranh chấp thi dé được sự đồng thuận, thiện chí áp dụng của cácbên trong quan hệ cũng như sự thừa nhận rộng rãi của cộng đồng
Thứ ba, áp dụng tương tự pháp luật, án lệ, lẽ công bằng
- Áp dụng tương tự pháp luật là dùng những quy phạm pháp luật đang có
hiệu lực đối với các quan hệ tương tự như quan hệ cần xử lý để điều chỉnhquan hệ cần xử ly đó nhưng không có quy phạm trực tiếp điều chỉnh quan hệ
đó Điều kiện áp dụng tương tự pháp luật bao gồm: (i) Tén tại quan hệ thuộcphạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự; (ii) Các bên không có thỏa thuận,pháp luật không có quy định trực tiếp điều chỉnh và không có tập quán được
áp dung; (iii) Có quy định của pháp luật dé điều chỉnh các quan hệ dân sự
tương tự với quan hệ đang cần giải quyết
- Áp dụng án lệ, lẽ công bằng: Khoản 2 Điều 6 BLDS năm 2015 là mộtquy định mới được ghi nhận so với BLDS năm 2015 Theo đó, nếu không thê
áp dụng tương tự pháp luật thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luậtdân sự, án lệ, lẽ công bằng Đây là quy định mang tính chất đột phá so vớiBLDS năm 2015 Quy định này xuất phát từ thực tiễn thi hành pháp luật “Dé
dam bảo đủ căn cứ pháp luật, bám sát thực tiễn trong giải quyết các vụ việcdân sự, hấu hết các nước đã thừa nhận và tăng cường vai trò giải thích phápluật, áp dụng tập quán, án lệ của Tòa án và thẩm phán như là một trong
Trang 38những giải pháp căn bản giúp cho quyên yêu cau của người dân về dân sựkhông bị từ chối hoặc không được giải quyết, bảo đảm các quyên dân sự đượctôn trọng và được bảo vệ Pháp luật một SỐ nước cũng có quy định Toa ankhông có quyên từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do không có quy địnhcủa pháp luật và cho phép thẩm phán được giải quyết tranh chấp “theo lẽcông bằng”.
Nguyên tắc áp dụng án lệ và lẽ công bằng dé giải quyết các tranh chap
lần đầu tiên được ghi nhận chính thức trong BLDS Điều này góp phần đảmbảo cho các chủ thê được giải quyết các tranh chấp tại Tòa mà không bị từchối; đồng thời tăng cường trách nhiệm cho các cơ quan, cá nhân có tráchnhiệm trong việc giải quyết các tranh chấp Việc giải quyết các quan hệ dân
sự dựa trên lẽ công bằng đòi hỏi trình độ chuyên môn cũng như sự vô tư,khách quan va đạo đức nghề nghiệp của các vị thẩm phan
2.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn cho những điểm mới trong phan cácquy định về chủ thé của BLDS năm 2015
2.2.1 Ca nhân
2.2.1.1 Năng lực chủ thé của cá nhân
Các quy định về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân trong BLDS năm
2015 được kế thừa y nguyên từ BLDS năm 2005 Đối với năng lực hành vidân sự, BLDS năm 2015 có một số sửa đổi, bố sung quan trọng nhằm cụ théhóa và tạo ra cơ chế pháp lý dé thực hiện, bảo vệ tốt hon quyền con n8ười,
quyền công dan trong các quan hệ dân sự, cụ thé:
Thứ nhất, BLDS năm 2015 bỏ quy định người dưới sáu tuổi là người
không có năng lực hành vi dân sự Sở dĩ BLDS năm 2015 không quy định
riêng nhóm cá nhân không có năng lực hành vi dân sự (người dưới 6 tuổi) “đểtôn trọng hơn quyên con người của họ Đồng thời, BLDS năm 2015 quy định
Ẩ ror 2 $ A v ` 4 2 Xi» ` s 9
cụ thê, có tính khả thi hơn về năng lực hành vi của người chưa thành niên”.
* Bản thuyết minh Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ Tư Pháp.
? Ban thuyét minh Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đôi), Bộ Tư Pháp
Trang 39Thứ hai, BLDS năm 2015 bồ sung quy định về người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi, theo đó người thành niên do tình trạng thê chấthoặc tinh than mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa
đến mức mat năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người
có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên
cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố
người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định
người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ” Cơ sở quantrọng nhất dé BLDS năm 2015 b6 sung quy định về người có khó khăn trongnhận thức và làm chủ hành vi là: “để bảo đảm bao quát được các nhóm ngườiyếu thé về năng lực hành vi không thuộc nhóm người chưa thành niên, người
mất năng lực hành vi dân sự nhưng do bị khuyết tật hoặc do tình trạng thể
chất, tinh than dan tới tinh trạng sức khỏe tâm thân không tốt, khả năng nhậnthức không đây du, thiếu chính xác, không rõ ràng về hành vi của mình nhưngchưa ở mức mất năng lực hành vi dan sự dan tới nhu cẩu cần có Người trogiúp trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự dé có thé tiếp cận được cácquyên dân sự của mình (trong xã hội hiện dai, cùng với tỷ lệ người già tanglên thì cũng kéo theo sự tăng lên về nhu cau được trợ giúp trong xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự) “
2.2.1.2 Quyên nhân thân của cá nhân
BLDS năm 2015 không quy định lại một số quyền nhân thân trongBLDS năm 2005 (gồm: quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo; quyền tự đo đi lại, cư trú; quyền lao động: quyền tự do kinhdoanh; quyên tự do nghiên cứu, sáng tạo) do các quyền này có phạm vi, nội
dung rất rộng và đa dạng, không chỉ là quan hệ giữa cá nhân với cá nhân mà
còn là quan hệ giữa Nhà nước với công dân, chúng không chỉ găn với lợi ích
'' Khoản 1 Điều 23 BLDS năm 2015
!! Bản thuyết minh Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ Tư Pháp
Trang 40tinh thần mà còn gắn với những lợi ích khác về tài sản, hơn nữa các quyền
này đã được luật chuyên ngành quy định.
Bên cạnh đó, nhằm tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công
dân của người chuyển đổi giới tính; để những người này được bình đẳng,
không bị kỳ thị, bị phân biệt đối xử về địa vị pháp lý, về thực hiện, bảo vệ
quyên, nghĩa vụ trong các quan hệ dân sự, BLDS năm 2015 bổ sung quy định
về chuyên đổi giới tính, theo đó: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiệntheo quy định của luật Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyên, nghĩa vụđăng ky thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyểnnhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ
luật này và luật khác có liên quan ”"Ẻ
Cơ sở cho những điểm mới của BLDS năm 2015 về quyền nhân thân của
cá nhân gồm:
(i) Triển khai thi hành Hiến pháp về công nhận, tôn trong, bảo vệ và bảođảm quyền con người, quyền công dân, Bộ luật đã cụ thể hóa hơn để thôngnhất với nội dung, tinh thần quy định của Hiến pháp theo hướng, chỉ quy địnhmang tính nguyên tắc về các quyền nhân thân của cá nhân, việc thực thi các
quyền này được áp dụng theo quy định của văn bản pháp luật chuyên ngành :
(ii) Đảm bảo van dé nhân quyên; bảo vệ tốt nhất quyền của cá nhân, phùhợp với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên;(iii) Các sửa đỗi trong BLDS năm 2015 bắt nguồn trực tiếp từ những bat
cập, hạn chế của các quy định về cá nhân trong BLDS năm 2005
2.2.1.3 Giám hộ
Giám hộ là một trong những nội dung có nhiều điểm sửa đổi, bố sung so
với BLDS năm 2015 như:
(i) Bồ sung quy định về giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức,làm chủ hành vi Sự b6 sung này là hoàn toàn cần thiết và tương thích với quy
' Điều 37 BLDS năm 2015
'S Bản thuyết minh Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ Tư Pháp