1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Cơ sở lý luận và thực tiễn của những qui định chung về thừa kế trong bộ luật dân sự

191 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ sở lý luận và thực tiễn của những qui định chung về thừa kế trong bộ luật dân sự
Tác giả Nguyễn Minh Tuấn
Người hướng dẫn PGS. TS. Hà Thị Mai Hiền
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân sự
Thể loại Luận án tiến sĩ luật học
Năm xuất bản 2007
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 191
Dung lượng 38,23 MB

Nội dung

Tài sản của ông, bà, cha, mẹ để lại cho con cháu là công sức, mồ hôi, thậm chí có cả nước mắt và những kinh nghiệm quí báu trong lao động sản xuất và chiến thắng thiên nhiên để duy trì s

Trang 1

NGUYEN MINH TUẦN

CO SO LY LUAN VA THUC TIEN CUA NHUNG QUI

ĐỊNH CHUNG VE THỪA KE TRONG BO LUAT DAN SU

Chuyén nganh: Luat Dan su

Mã số: 62 38 30 01

LUẬN ÁN TIEN SĨ LUAT HOC

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC:

PGS TS HA THI MAI HIEN

HA NOI, 2007

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan! đây là công trình nghiên cứucủa riêng tôi, các nội dung được trình bay trongluận án là trung thục Những kết luận khoa họctrong bản luận án chưa từng được công Đố trongbất kỳ công trình nào khác

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Minh Tuấn

Trang 3

Luật Gia LongLuật Hôn nhân & gia đình Toà án nhân dân

Toa án Nhân dân Tối cao

Uy ban nhân dân

Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao

Xã hội chủ nghĩa

Trang 4

CHƯƠNG 1 NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN CUA NHỮNG QUI ĐỊNH

CHUNG VE THỪA KE1.1 Khái niệm quyền thừa kế va những qui định chung về thừa kế

1.1.1 Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế

1.1.2 Khái niệm các qui định chung về thừa kế

1.1.3 Quá trình phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu, mục tiêu điều

chỉnh pháp luật các quan hệ thừa kế

1.2 Những qui định chung về thừa kế trong pháp luật dân sự Việt

Nam qua các thời kỳ phát triển

1.2.1 Những qui định chung về thừa kế trong pháp luật dân sự Việt

Nam từ thế kỷ XV đến năm 1945

1.2.2 Sự phát triển những qui định chung về thừa kế trong pháp luật

dân sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay

1.3 Kinh nghiệm xây dựng những qui định chung về thừa kế của các

nước

CHƯƠNG 2NOI DUNG VÀ THUC TIEN ÁP DỤNG NHỮNG QUI ĐỊNH

CHUNG VE THỪA KE2.1 Quyền thừa kế của cá nhân

2.2 Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

2.3 Di sản và phân loại di sản

2.4 Người thừa kế và người quản lý di sản

2.5 Những người có quyền thừa kế của nhau nhưng được coi là chết

cùng thời điểm

Trang

12 12 29

Trang 5

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHỮNG QUI

ĐỊNH CHUNG VE THỪA KE TRONG GIAI DOAN HIỆN NAY

3.1 Nhu cầu, phương hướng hoàn thiện những qui định chung về

thừa kế 156 3.2 Giải pháp hoàn thiện những qui định chung về thừa kế 168

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 SỰ CAN THIẾT CUA VIỆC NGHIÊN CỨU DE TÀI

Bộ luật Dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản của cá nhân và tổ chứctrong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội BLDS xây dựng hành langpháp lý cho các giao lưu dân sự ổn định, tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức

thực hiện các quyền dân sự, góp phần ổn định và phát triển đời sống vật chất,

văn hoá, tinh thần của nhân dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đấtnước.

Bộ luật Dân sự nói chung và chế định thừa kế nói riêng điều chỉnh

quan hệ tài sản ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội củanước ta trong sự hội nhập với nền kinh tế thế giới, vì vậy BLDS phải có tính ổn

định và tương thích với luật dân sự của các nước Tuy nhiên, BLDS được xây

dựng trong thời kỳ bắt đầu của cơ chế thị trường, cho nên không thể dự liệuhết sự phát triển của các giao lưu dân sự Vì thế nhu cầu hoàn thiện BLDS là

tất yếu

Trong BLDS, phần thừa kế đóng vai trò quan trọng điều chỉnh việc

chuyển dịch di sản của người chết cho những người khác còn sống theo di

chúc hoặc theo qui định của pháp luật Việc điều chỉnh quan hệ thừa kế cầnphù hợp với sự phát triển cơ chế thị trường nhưng phải đảm bảo lợi ích củangười thừa kế va lợi ích chung của gia đình, đảm bao sự đoàn kết trong giađình và dòng tộc.

Qua mười năm áp dụng BLDS, về cơ bản các tranh chấp thừa kế đãđược giải quyết thoả đáng, hợp tình, hợp lý Tuy nhiên, do một số qui định của

phần thừa kế trong BLDS chưa phù hợp với sự phát triển của kinh tế-xã hội và

do thiếu các qui định cụ thể, cho nên còn nhiều vụ việc giải quyết không triệt

để, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người thừa kế Bởi vậy, cầnnghiên cứu chế định thừa kế nhằm hoàn thiện các qui định còn bất cập và bổ

sung qui định mới để tăng cường hiệu quả điều chỉnh của qui định về thừa kế

Trang 7

nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là một số qui định về thừa

kế không rõ ràng, cụ thể, còn những qui định của phần thừa kế chưa tương

thích với qui định khác trong BLDSL Ngoài ra, việc áp dụng một số qui địnhchung trong phần thừa kế giữa các Toà án chưa thống nhất, do thiếu văn bản

hướng dẫn và do trình độ của Thẩm phán còn hạn chế dẫn đến việc áp dụng

một số qui định không chính xác trong việc giải quyết các tranh chấp về thừakế

Trong cơ chế thị trường, quyền tài sản của cá nhân là một quyền kinh

tế quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Tuy

nhiên, hiện nay quan niệm về tài sản còn ảnh hưởng bởi tư tưởng bao cấp, cho

nên hạn chế quyền định đoạt của cá nhân, vì vậy phát triển, mở rộng khái

niệm về di sản sẽ góp phần hoàn thiện khái niệm tài sản là đối tượng nghiêncứu quan trọng của khoa học pháp lý dân sự

Vì những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài "Cơ sở lý luận và thực tiễncủa những qui định chung về thừa kế trong Bộ luật Dân sự” sẽ lý giải các vấn

đề chung về thừa kế một cách khoa học Ngoài ra, luận án phân tích, bình luậnkhoa học nội dung các qui định chung về thừa kế trong Bộ luật Dân sự và đưa

ra giải pháp hoàn thiện các qui định chung về thừa kế

2 MỤC DICH, DOI TUONG VA PHAM VI NGHIÊN CUU CUA

DE TAI

Nghiên cứu co sở khoa hoc của các qui định chung về thừa kế nhằmmục đích xây dựng và hoàn thiện nội dung khoa học của các qui định đó.Phân tích nội dung của một số qui định quan trọng trong phần qui định chung,góp phần làm rõ các vấn đề lý luận và pháp lý của các qui định, tìm ra nhữngbất cập, hạn chế của các qui định chung, đề xuất hướng hoàn thiện phần qui

Trang 8

định chung trong BLDS Để thực hiện mục tiêu đó, luận án nghiên cứu các

- Nội dung các qui định chung về thừa kế trong BLDS

- Thực tiễn áp dụng các qui định chung giải quyết tranh chấp thừa kế

3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIEN CUA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI

Kết quả nghiên cứu đóng góp vào việc bổ sung và hoàn thiện nhữngvấn đề lý luận của các qui định chung về thừa kế, tạo cơ sở cho việc sửa đổi,

bổ sung, hoàn thiện Phần thứ tư của Bộ Luat Dân sự

Qua việc hoàn thiện và xây dựng các khái niệm khoa học và phân tíchnội dung các qui định chung về thừa kế, giúp cho việc nghiên cứu, giảng dạypháp luật về thừa kế của Nhà nước ta tốt hơn Ngoài ra, luận án làm tài liệutham khảo cho cơ quan xây dựng và áp dụng pháp luật

4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI

Hiện nay, các đề tài nghiên cứu về thừa kế tương đối nhiều và ở cáccấp độ khác nhau như các khoá luận cử nhân, luận văn cao học và các luận ántiến si Ngoài ra, còn một số bài viết trong các tap chí Luật hoc của Trường Daihọc Luật Hà Nội, Tạp chí Dân chu và Pháp luật của Bộ Tư Pháp, Tap chí Toa

án Nhân dân

+ Các luận án tiến sĩ:

- Phùng Trung Tap: “ “Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ

năm 1945 đến nay” Luận án nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển

Trang 9

dân sự Việt Nam.

- Pham Văn Tuyết: “Thừa kế theo di chúc trong Bộ luật Dan sự ViệtNam” Đề tài nghiên cứu những vấn đề như: Khái niệm về di chúc, quyền củangười lập di chúc, các điều kiện có hiệu lực của di chúc

+ Luận văn cao học:

- Nguyễn Thị Vĩnh: “ Thừa kế theo pháp luật trong BLDS Việt Nam”.Nội dung chủ yếu gồm các vấn đề sau: Khái niệm thừa kế theo pháp luật, diện

và hàng thừa kế, thừa kế thế vị, các trường hợp thừa kế theo pháp luật

- Nguyễn Thị Hồng Bắc: “ Một số vấn đề thừa kế theo pháp luật trongBLDS Việt Nam” Đề tài nghiên cứu có tính sơ lược về lịch sử của thừa kếtheo pháp luật ở Việt Nam, một số nguyên tắc chủ yếu của thừa kế, các trườnghợp thừa kế theo pháp luật, căn cứ phân chia hàng thừa kế

+ Các công trình nghiên cứu khác:

- Viện Khoa học Pháp lý: “Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bảncủa BLDS” Các tập bình luận phân tích nội dung cơ bản của các qui địnhtrong BLDS 1995 nói chung và các qui định về thừa kế nói riêng

- Viện Nghiên cứu về Nhà nước và pháp luật: “Những vấn đề cơ bản vềBLDS Việt Nam” Đây là số tạp chí chuyên đề về BLDS (số 5/1995) Trong sốnày có chuyên đề nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản của điều chỉnh pháp luật

về thừa kế, căn cứ khoa học để phân chia các hàng thừa kế

- Trường Đại học Luật Hà Nội, số tạp chí chuyên đề về BLDS (1996).Trong đó có bài viết về những điểm mới của di sản dùng vào việc thờ cúngtrong BLDS so với Pháp lệnh Thừa kế 1990

- Tòa án Nhân dân Tối cao: “ Những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằmnâng cao hiệu quả công tác giải quyết các tranh chấp thừa kế tại Tòa án nhân

Trang 10

dân” Đây là công trình cấp bộ, nghiên cứu về thừa kế, nội dung chủ yếu của

đề tài là các vấn đề thực tiễn xét xử của Toa án trong việc giải quyết tranhchấp về thừa kế

- Nguyễn Ngọc Điện: “Một số suy nghĩ về thừa kế trong BLDS” Tác

giả so sánh pháp luật về thừa kế của Việt Nam qua các thời kỳ phát triển và so

với chế định thừa kế trong Bộ luật Dân sự Pháp, từ đó đưa ra nhận xét là phần

về thừa kế trong BLDS còn thiếu các qui định cụ thể, tính ổn định không cao

Tác giả lý giải về hạn chế đó là do Bộ luật Dân sự được xây dựng trong thời kỳ

đầu của công cuộc đổi mới, cơ chế thị trường đang hình thành, cho nên chưa

dự liệu hết sự phát triển các quan hệ kinh tế, dân sự

5 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUXuất phát từ các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duyvật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, sosánh, tổng hợp, qui nạp để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của các qui địnhchung về thừa kế

6 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Trên cơ sở kiến giải làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của các qui định

chung về thừa kế, nhằm phát triển, mở rộng đối tượng nghiên cứu quan trọng

của ngành khoa học pháp lý dân sự về tài sản Từ trước đến nay, quan niệm tàisản là vật đã có và quyền tài sản trị giá được bằng tiền, tuy nhiên qua nghiêncứu cho thấy tài sản còn là vật đang hình thành và quyền tài sản còn là quyềnyêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ tài sản (quyền sử dụng đất liền kề: )).Tài sản là đối tượng của quan hệ dân sự phải thoả mãn nhu cầu cá nhân và conngười kiểm soát được

- Quyền của người thừa kế là quyển hưởng di sản Luận án phát triển

khái niệm quyền của người thừa kế là quyền hưởng di sản và các quyền chuyểnnhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh bằng quyền hưởng di sản

- “Di sản là tài sản thuộc quyền sở hữu của người đã chết” Đây là khái

Trang 11

niệm “đóng” không thấy sự vận động, phát triển của vật chất, dẫn đến hạn chế

quyền tài sản của cá nhân Trong cơ chế thị trường còn nhiều tài sản khác là di

sản phát sinh khi người để lại thừa kế chết, như tiên bảo hiểm tính mạng sứckhoẻ, quyền và các lợi ích phát sinh từ việc thừa kế Phát triển khái niệm di

sản, tạo tiền đề cho viêc mở rộng đối tượng điều chỉnh pháp luật dân sự

- Trong khoa học pháp lý, hành vi nhận di sản là việc thực tế tiếp nhậntài sản làm phát sinh quyền sở hữu của người thừa kế Luận án mở rộng khái

niệm nhận di sản là ý thức chủ quan của người thừa kế được thể hiện bằng các

hành vi khách quan như nhận di sản khi chia thừa kế, hoặc quan lý, khai thác

sử dụng di sản, bán, chuyển quyền nhận di sản thừa kế cho người khác Đây là

các hành vi tạo ra sự thông thoáng của các giao lưu dân sự

- Luận án xây dựng các khái niệm sau:

+ Thời điểm mở thừa kế là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ củangười thừa kế và các chủ thể khác tham gia quan hệ thừa kế

+ Thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người thừa kế đối với di sản, là

thời điểm người thừa kế thể hiện ý chí nhận di sản mà không phụ thuộc vàoviệc chia di sản

+ Di tặng là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, nhằmtặng cho người khác tài sản của mình sau khi chết Di tặng là hợp đồng tặngcho có điều kiện làm phát sinh hiệu lực, vì vậy người hưởng di tặng có quyền

và nghĩa vụ theo hợp đồng tặng cho mà không có nghĩa vụ của người thừa kế

- Hiện nay, thời hiệu của thừa kế là 10 năm Hết thời hiệu, người thừa

kế mất quyền khởi kiện Tuy nhiên, thời hiệu xác lập quyền sở hữu đối với bấtđộng sản là 30 năm Hai loại thời hiệu này không đồng nhất, vì vậy không xử

lý được di sản đã hết thời hiệu thừa kế Luận án làm rõ sự tương thích giữa hailoại thời hiệu này là 30 năm.

- Luận án phân tích, đánh giá nội dung những qui định chung về thừa

kế, tìm bất cập của một số qui định Trên cơ sở đó đưa ra phương án sửa đổi,

Trang 12

bổ sung các Điều: 632, 634, 635, 636, 637, 642, 643, 644, 645 BLDS

7 KET CAU CUA LUAN AN

Luận án gồm phần mở đầu, 3 chương va phần kết luận

Trang 13

CHƯƠNG 1NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN CUA NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

VE THỪA KE

1.1 KHAI NIEM QUYEN THUA KE VA NHUNG QUI DINH CHUNG VE THUA KE

1.1.1 Khái niệm về thừa kế va quyền thừa kế

Nghiên cứu việc điều chỉnh pháp luật về thừa kế có ý nghĩa quan trọngtrong việc tiếp cận quyền con người trong các chế độ xã hội khác nhau Qua

đó thấy được bản chất của việc điều chỉnh pháp luật về thừa kế Vấn đề thừa

kế được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau như xã hội học, triết học, kinh

tế và pháp lý sẽ xây dựng và hoàn thiện khái niệm về thừa kế, quyền thừa kế

Trong gia đình, quan hệ thừa kế gắn với quan hệ hôn nhân, huyếtthống và nuôi dưỡng Khi một thành viên trong gia đình chết, thì tài sản của

người chết chuyển cho người khác còn sống Tài sản của ông, bà, cha, mẹ để

lại cho con cháu là công sức, mồ hôi, thậm chí có cả nước mắt và những kinh

nghiệm quí báu trong lao động sản xuất và chiến thắng thiên nhiên để duy trì

sự sống, bởi vậy thừa kế không chỉ đơn thuần là việc chuyển dịch tài sản củangười quá cố cho người khác trong gia đình, mà còn chuyển dịch thành quảlao động thể hiện giá trị vật chất và giá trị tinh thần của thế hệ trước để lại cho

thế hệ sau thừa hưởng để tiếp tục duy trì và phát triển kinh tế của cá nhân, gia

đình và dòng họ.

Quá trình phát triển của thừa kế gắn liền với sự phát triển của lịch sử

loài người Thừa kế tài sản trong xã hội nguyên thuỷ là sự kế thừa mang tính

tự nhiên, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của gia đình, thị tộc và xã hội

Trong xã hội nguyên thuỷ, do trình độ lao động thấp kém, cho nêncuộc sống của người nguyên thuỷ hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên Hoàncảnh đó bắt buộc họ phải liên kết với nhau trong lao động và trong đấu tranhsinh tồn, vì vậy lợi ích của cá nhân đồng thời là của thị tộc, cho nên họ không

Trang 14

có quan niệm chung và riêng, vì thế xã hội thị tộc là xã hội cộng đồng tài sản,đất đai và công cụ lao động là tài sản chung của thị tộc được truyền lại cho

các thế hệ sau để tiếp tục duy trì, phát triển cuộc sống của thị tộc Thừa kế tài

sản trong thị tộc là việc kế thừa sự quản lý các tư liệu sản xuất giữa các thành

viên trong thị tộc, nhằm đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của gia đình, thịtộc Thế hệ sau thừa hưởng tư liệu, công cụ sản xuất của các thế hệ trước để lại

va tiếp tục cải tiến công cụ lao động cũ, chế tạo ra các công cụ mới làm tăngnăng suất lao động, cho nên đời sống của các thành viên thị tộc ngày một tốthơn.

Trong xã hội nguyên thuỷ, chế độ mẫu quyền hình thành do tập quánkết hôn quyết định, con cái sinh ra chỉ biết mẹ và lấy theo họ mẹ, người mẹchi phối quyền lực trong gia đình, cho nên gọi là chế độ thị tộc mẫu hệ hay thịtộc mau quyền

Khi nghiên cứu về nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và Nhà

nước, Ph Ăng-nghen viết:

Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào huyết tộc chỉ kể

về bên mẹ và tập tục thừa kế nguyên thủy thì trong thị tộc mới đượcthừa kế của những người trong thị tộc chết Tài sản để lại trong thị tộc,

vì tài sản không có giá trị lớn nên lâu nay trong thực tiễn người ta vẫntrao tài sản đó cho những bà con thân thích nhất, nghĩa là trao chonhững người có cùng huyết thống với người mẹ [1, tr 90]

Vào thời kỳ nguyên thủy, việc thừa kế được hình thành theo tập quáncủa thị tộc Tài sản của thị tộc do người mẹ quản lý, khi người mẹ chết thì disản chuyển cho những người thân thích trong thị tộc và tài sản của thị tộcđược lưu truyền đời này qua đời khác Đây chính là hình thức thừa kế đầu tiêncủa xã hội loài người về tư liệu sản xuất nhằm tiếp tục duy trì cuộc sốngchung cho thị tộc.

Trong thị tộc, quan hệ thừa kế thực hiện theo chế độ mẫu quyền và

Trang 15

được lưu truyền đến các thế hệ sau theo tập quán của thị tộc Mặc dù, trong xãhội thị tộc có sự phát triển kinh tế-xã hội, việc quản lý, điều hành công việctrong thị tộc, bộ lạc đã tiến bộ, công việc chính do những người bô lão, tộctrưởng, tù trưởng có uy tín thực hiện Tuy vậy, không ai được hưởng nhiều hơnngười khác và không được vi phạm chế độ sở hữu chung của thị tộc Trong thịtộc, cuộc sống hằng ngày người ta quan hệ với nhau theo những phong tục, tậpquán đã tồn tại từ đời này qua đời khác, các thành viên của thị tộc cùng làmcùng hưởng, cùng chia sẽ buồn, vui Vấn đề thừa kế tài sản cũng theo nhữngtập quán đó mà tồn tại.

Cùng với sự phát triển của lịch sử, tập quán thừa kế của xã hội nguyênthuỷ được Nhà nước chiếm hữu nô lệ thừa nhận để điều chỉnh quan hệ thừa kế

trong xã hội Đây là hình thức đầu tiên của pháp luật-luật tục

Pháp luật chiếm hữu nô lệ là kiểu pháp luật đầu tiên trong lịch sử, nó

được hình thành chậm chạp theo từng bước trong thời gian dài, trên cơ sở thừanhận những qui phạm xã hội của xã hội nguyên thuỷ có lợi cho giai cấp chủ

nô để điều chỉnh lợi ích của giai cấp khác (luật tục) Các luật tục điển hình củaNhà nước chiếm hữu nô lệ La Mã cổ đại được ghi nhận trong Luật XI bảng,

trong đó có những luật tục về thừa kế Tại điểm 5 Bảng IV qui định: “ Nếungười chết không có người bảo trợ thì nền kinh tế (để lại sau khi người đó

chết) do những người thân quản lý ”.{78} Trong xã hội La Mã, quyền giatrưởng thuộc về người đứng đầu gia đình, là người bảo trợ cho các thành viênkhác trong gia đình Nếu một người chết mà không có người bảo trợ thì nềnkinh tế (ruộng đất, nô lệ ) của người đó do những người thân thích trong giađình quản lý, sử dụng

Như vậy, quan hệ thừa kế xuất hiện và phát triển cùng với sự xuất hiện

của chế độ mẫu quyền, ở đó người phụ nữ nắm toàn bộ quyền lực trong giađình Toàn bộ tài sản của thị tộc thuộc sở hữu chung của thị tộc, nhưng dongười mẹ chiếm giữ, cho nên khi người mẹ chết thì tài sản được trao lại cho

Trang 16

những người thân thích nhất cùng dòng máu về phía người mẹ Trong tác

phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, Ph

Ang-nghen đã chỉ ra rang: “Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào ma dòngdõi chỉ tính theo bên mẹ và tập quán kế thừa lúc ban đầu trong thị tộc thì chỉnhững người thân trong thị tộc mới được kế thừa những thành viên đã chếttrong thi tộc Tài sản phải được giữ lại trong nội bộ thị tộc đó” [1 tr 91]

Sự phát triển ngày càng cao của nền sản xuất xã hội, làm thay đổi địa

vị của người phụ nữ Sự xuất hiện của ngành nông nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt đòi hỏi sức lực và trí tuệ của những người đàn

ông, vì thế sản phẩm lao động do người đàn ông làm ra không những đủ nuôi

sống gia đình và bat đầu có tích luỹ Vì vậy, địa vị gia đình của người dan ôngdan dan được thiết lap Đặc biệt, khi Nhà nước ra đời và qui định chế độ hônnhân một vợ, một chồng đã làm cho con cái biết rõ cha mẹ mình Từ đó, trongquan hệ gia đình xác lập huyết thống theo họ cha và chế độ gia đình phụ hệthay thế cho mắu hệ

Trong gia đình cặp đôi, quyền lực của người chồng dần được thiết lậpkhi mà của cải trong gia đình tăng lên do công sức lao động của người chồngtạo ra, và chính những của cải đó đã làm cho người chồng có xu hướng lợi

dụng địa vị vững vàng hơn để đảo ngược trật tự thừa kế cổ truyền đang có lợi

cho con cái mình: “ Thế là dòng dõi tính theo đằng mẹ và quyền kế thừa củangười mẹ bị xóa bỏ, dòng dõi tính theo đằng cha và quyền kế thừa của ngườicha được xác lập Cuộc cách mạng đó đã xảy ra ở các dân tộc văn minh vàolúc nào và như thế nào, điều đó chúng ta hoàn toàn không rõ” [1, tr 92]

Trong quá trình phát triển của xã hội, việc thừa kế tài sản không táchrời sự hình thành, tồn tại của sở hữu tư nhân và bản chất của quan hệ thừa kế

do chế độ sở hữu tư nhân quyết định

Khi xã hội phân chia thành giai cấp, giai cấp thống trị chiếm hữu hầuhết tư liệu sản xuất và được truyền lại cho con cháu, cho nên địa vị thống trị

Trang 17

được củng cố từ đời này sang đời khác, do đó việc thừa kế tài sản là sự chuyển

dịch công cụ, phương tiện bóc lột của giai cấp thống trị cho cháu con nhằmtiếp tục xác lập quyền lực chính trị, kinh tế đối với người lao động Người laođộng làm thuê không có tư liệu sản xuất, tài sản là thu nhập một phần do sứclao động tao ra.

Trong xã hội XHCN, chế độ sở hữu tư nhân được thiệt lập đối vớinhững tài sản sản không phải là tư liệu sản xuất chủ yếu như đất đai, rừng núi,

hầm mỏ cho nên thừa kế là việc chuyển dịch quyền sử dung đất và thành quả

lao động ( vốn, tư liệu sản xuất khác do lao động tạo ra, các quyền tài sản) củaông bà, cha mẹ cho cháu, con.

Qua các thời kỳ phát triển của xã hội loài người, quan hệ thừa kế cótính kế thừa và phát triển các giá tri vật chất và giá trị tinh thần của gia đình và

dong tộc Di sản thừa kế của gia đình được truyền từ đời này qua đời khác nhưnhà ở và của cải khác Đây không những là thành quả lao động mà còn là disản văn hoá phi vật chất của thế hệ trước để lại cho thế hệ sau, bởi vì nhà ở vàcác công trình xây dựng của gia đình, dòng tộc là tài sản có giá trị lớn, mặtkhác còn là giá trị văn hoá đã tồn tại và phát triển qua các thời kỳ lịch sử Cácgiá trị tinh thần trong xây dựng đã thể hiện bản sắc văn hoá của mỗi dân tộcphù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và phong tục tập quán củacộng đồng dân cư

Trong các xã hội khác nhau, thừa kế tài sản là thừa hưởng di sản của

người chết để lại Di sản của người chết không những là tài sản mà còn các lợi

ích khác mà những người thừa kế được hưởng và phải thực hiện nghĩa vụ củangười chết chưa thực hiện Người chết không có nghĩa là chấm dứt mọi lợi ích

của họ Người để lại thừa kế, để lại di sản và giao cho người thừa kế các nghĩa

vụ về nhân thân thì người thừa kế phải thực hiện, nguyện vọng của người đểlại thừa kế có được thực hiện hay không là do những người thừa kế quyết định.Bởi lẽ, khi mở thừa kế, trong gia đình tồn tại hai lợi ích, đó là lợi ích của mỗi

Trang 18

thành viên và của toàn thể gia đình, trong đó có lợi ích của người để lại thừa

kế Lợi ích của cá nhân là sở hữu tài sản để thoả mãn các nhu cầu của mình.Lợi ích của gia đình là “nền” kinh tế và các giá tri vật chất, giá tri tinh than

cùng tồn tại và phát triển Nếu đặt lợi ích của gia đình trên lợi ích của cá nhân,

thì thành quả lao động của cá nhân cho nhiều người cùng hưởng, cho nên conngười sống có tính quảng đại, tình cảm và bao dung Ngược lại, nếu đặt lợi íchcủa mình trên lợi ích của gia đình, sẽ trở thành người ích kỷ Vì những lý dotrên, nên khi con người chết không có nghĩa là chấm dứt tất cả những gi liênquan đến người đó và những người khác

Thế hệ trước phấn đấu vì thế hệ sau, giá trị vật chất và tinh thần mà

người chết để lại cho con cháu là một loại tài sản vô giá cần phải giữ gìn vàphát triển Luận điểm nêu trên được củng cố bằng nhận định sau:

Cá nhân là một phạm trù xã hội- sinh học, còn lợi ích là mộthiện tượng nằm ngoài phạm vi của sinh học Hai khái niệm đó có mặt

xã hội của nó Nhưng cái chết chỉ liên quan đến mặt sinh học, nókhông làm chấm dứt lợi ích Mặt khác không thể đồng nhất lợi ích vànhu cầu [33, tr 31]

Trong xã hội Việt Nam, việc thừa kế di sản đã hình thành theo tậpquán của từng dân tộc, từng miền, từng địa phương khác nhau Thậm chí trongcùng một địa phương thì mỗi gia đình, mỗi dòng họ, việc phân chia di sảnthừa kế theo truyền thống của dòng tộc Trong gia đình, con cháu hưởng di sản

của ông bà, cha mẹ và thực hiện việc thờ cúng tổ tiên từ đời này qua đời khác

Thông qua việc thờ cúng, nhắc nhở cháu con luôn nhớ công ơn của người đãkhuất Đây là một truyền thống uống nước nhớ nguồn được lưu truyền đếnngày nay và mai sau.

Thông thường, sau khi cha mẹ qua đời, di sản của cha mẹ sẽ chuyển

cho một người con trai quản lý sử dụng Người quản lý di sản khai thác công

dụng của di sản để thu hoa lợi, lợi tức, một phần dùng vào việc thờ cúng tổ

Trang 19

tiên, phần còn lại người quan lý di sản đó được hưởng Con cháu tiếp nhận disản của ông bà, là hưởng thành quả lao động và tiếp nhận các nghĩa vụ bảo vệgiữ gìn các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và cộng đồng.

Ngày nay, cơ chế thị trường có ảnh hưởng đến phong tục, tập quán củanhân dan ta nhưng truyền thống tốt đẹp "nhường áo, xẻ com" vẫn được duy trì

và phát huy, các giá trị văn hoá ứng xử, văn hoá thờ cúng t6 tiên ngày càngphát triển theo hướng tiến bộ, văn minh Như vậy, thừa kế không nhữngchuyển dịch tài sản từ người chết cho những người khác còn sống làm sở hữu,

mà còn chuyển tiếp và kế thừa các giá trị văn hoá được chắt lọc từ cuộc sống

để tạo nên các tài sản đó

Từ “thừa kế” trong từ điển tiếng việt là: “‘ Hưởng của người chết để lạicho” [73, tr 972] Từ “của” có thể hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất, là tài sản dongười để lại Thứ hai, là của cải vật chất và tinh thần là di sản để lại cho người

thừa kế Theo nghĩa thứ nhất, trong luận án tiến sĩ, tác giả Phạm Văn Tuyết

cho rằng: “Thừa kế là chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác còn

sống, và người thừa kế thừa hưởng một cách kế tục” Quan niệm này đề caogiá trị vật chất của thừa kế, các giá trị tinh thần, truyền thống, tập quán chưađược đề cập

Tóm lại, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản (của cải) của người chếtcho người khác còn sống theo truyền thống, phong tục tập quán của từng dân

tộc Người hưởng tài sản, có nghĩa vụ duy trì, phát triển giá trị vật chất, giá trịtinh thần và truyền thống, tập quán do thế hệ trước để lại

Trong xã hội có giai cấp, Nhà nước dùng pháp luật điều chỉnh quan hệthừa kế, vì vậy quan hệ thừa kế là đối tượng điều chỉnh của pháp luật Nhà

nước điều chỉnh quan hệ thừa kế để đạt mục tiêu nhất định, điều này phụ

thuộc vào các chế độ xã hội khác nhau Việc điều chỉnh pháp luật các quan hệthừa kế, cho phép cá nhân thực hiện được quyền định đoạt tài sản của mình

Trang 20

ngay cả sau khi chết, vì vậy quyền thừa kế vừa mang tính chủ quan và tínhkhách quan.

Quyền thừa kế với tư cách là quyền chủ quan của cá nhân tức là quyền

của con người, quyền để lại tai sản của mình cho người khác hưởng và quyềnđược hưởng di sản của người chết để lại

Con người tham gia lao động sản xuất để làm ra của cải cho gia đình

và xã hội nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau Tuy nhiên, nền kinh tế của

gia đình, dòng tộc có phát triển hay không phụ thuộc vào khả năng sản xuất,

kinh doanh của người thừa kế, vì thế người lập di chúc có quyền lựa chọn

người thừa kế để giao tài sản Ngược lại, sau khi mở thừa kế, người thừa kế cóquyền nhận hoặc từ chối nhận di sản Đây là quyền tự định đoạt của người để

lại thừa kế và người thừa kế

Quyền thừa kế của cá nhân là một trong những quyền kinh tế quantrọng không phải tự nhiên có, là thành quả lao động, là kết quả của đấu tranhgiai cấp, đấu tranh với thiên nhiên của cá nhân tạo ra, do đó quyền thừa kế làquyền của con người không ai có thể tước đoạt được, Nhà nước phải ghi nhận

và bảo hộ quyền kinh tế quan trọng đó

Xuất phát từ quan điểm trên, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn lấy cácquyền con người làm mục tiêu đấu tranh và bảo vệ các quyền kinh tế, dân sự,chính trị của cá nhân & Việt Nam, quyền con người được ghi nhận trong cácHiến pháp Căn cứ vào Hiến pháp, các ngành luật cụ thể hóa phù hợp với điềukiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước trong từng thời kỳ xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc

Cách mang Tháng tám thành công, ngày 2 thang 9 năm 1945 tại vườnhoa Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập,tuyên bố trước đồng bào cả nước và nhân dân toàn thế giới việc thành lập Nhànước Việt Nam dân chủ cộng hòa Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố:

Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ

Trang 21

những quyên không ai có thể xâm phạm được, trong các quyền ấy có

quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc

Lời bất hủ trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ.Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều

sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng

và quyền tự do [64, tr 118]

Trong lời dẫn của bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chủ Tịch đã xuất phát

từ quyền tự nhiên của con người và Bác coi các quyền này không ai có thể phủnhận được Trong các quyền của con người, quyền bình đẳng giữa các dân tộcđóng một vai trò quan trọng, vì nó là cơ sở để thực hiện các quyền chính trị,dân sự, kinh tế Để thực hiện quan điểm trên, Nhà nước ta ghi nhận và bảo hộ

quyền con người trong các Hiến pháp 1946, 1959, 1980 Đặc biệt trong Hiếnpháp 1992, quyền con người được ghi nhận một cách đầy đủ tại Điều 50: “énước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị,

dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công

dân và được qui định trong Hiến pháp và luật” [28, tr 19]

Quyền thừa kế là quyền của con người trong một chế độ xã hội nhấtđịnh, cho nên trong các xã hội khác nhau, Nhà nước điều chỉnh quan hệ thừa

kế nhằm đạt những mục đích khác nhau

Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, đất đai nằm trong tay giai cấp chủ nô,những người nông dân hầu như không có tài sản, vì vậy trong xã hội này thừa

kế tài sản nhằm củng cố chế độ tư hữu tuyệt đối về đất đai của giai cấp thống

trị, cho nên người lao động đấu tranh để thay đổi phương thức chiếm hữu tài

sản của giai cấp thống trị và khi giành được chính quyền, đất đai được phân

chia cho người lao động, từ đó làm thay đổi các quan hệ thừa kế Quá trìnhphát sinh, thay đổi quan hệ thừa kế có nguồn gốc sâu xa từ sự phát triển của

các quan hệ kinh tế, xã hội và cũng chính quan hệ này làm thay đổi các chế độ

khác nhau trong lịch sử phát triển của xã hội loài người Chính vì vậy, điều

Trang 22

chỉnh pháp luật các quan hệ thừa kế không ngừng phát triển theo hướng dambảo quyền con người ngày một tốt hơn Về vấn đề này, Ph Ang-nghen viết:

C Mác là người đầu tiên đã phát hiện, tìm ra qui luật phát triển

của lịch sử loài người, nghĩa là tìm ra sự thật đơn giản là trước hết

con người cần phải ăn, uống, ở và mặc trước khi có thể lo đến chuyện

làm chính tri, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo [39, tr 87].

Con người sản xuất ra của cải vật chất, đó là yêu cầu khách quan của

tồn tại xã hội Con người không thể thỏa mãn nhu cầu của mình bằng nhữngcái đã có sẵn trong tự nhiên Để duy trì và nâng cao đời sống, con người phải

sản xuất ra của cải vật chất Sản xuất không những là cơ sở cho sự tồn tại của

con người mà còn là nên tảng để hình thành các quan hệ khác như: quan hệ

chính trị, quan hệ pháp luật, quan hệ đạo đức Việc sản xuất của con người

luôn luôn thay đổi, phát triển, cho nên những quan hệ trên cũng thay đổi vàphát triển theo Khi chế độ tư hữu và Nhà nước xuất hiện, thừa kế là một công

cụ để duy trì quyền lực, giai cấp bóc lột được thừa hưởng di sản cũng đồngnghĩa với việc được thừa hưởng quyền lực của người đó đối với xã hội KhiNhà nước ra đời, để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị, Nhà nước banhành pháp luật và qui định cho mỗi cá nhân, tầng lớp trong xã hội được hưởngcái gì và họ phải gánh chịu các nghĩa vụ nào đối với Nhà nước

Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, hình thái kinh tế-xã hội đầu tiên theochế độ phụ quyền, cho nên quyền thừa kế được xác định dựa trên nền tảng củachế độ phụ quyền và gia trưởng

Theo chế độ phụ quyền, quyền lực của người cha là tuyệt đối được xáclập trên các thành viên của gia đình Trong gia đình, người nắm quyền giatrưởng toàn quyền quản lý tài sản của gia đình, con cháu không có quyền sởhữu tài sản Khi người nắm quyền gia trưởng chết, di sản tiếp tục chuyển chongười kế tục quyền gia trưởng quản lý

Bộ luật đầu tiên của chế độ phụ quyền là Bộ luật của Nhà nước chiếm

Trang 23

hữu nô lệ Bavilon có tựa đề là Luật Khămurapi (Thế kỷ thứ XVII trước côngnguyên) Bộ luật này gồm 282 điều và được chia thành từng nhóm theo nộidung, được phân chia rõ ràng các qui định riêng về hình sự, dân sự, tố tụng.Chế định dân sự của Bộ luật này qui định quyền sở hữu của vợ, chồng, các hợpđồng dân sự như: cho vay, mua bán, qui định về thừa kế theo di chúc, thừa kếtheo pháp luật Thừa kế theo di chúc chỉ được thực hiện khi các con trai mangtrọng tội, người bố được phép truất quyền thừa kế của con trai và di chúc chongười khác hưởng Khi chia di sản các con được hưởng kỷ phần ngang nhau.Những qui định về thừa kế của Nhà nước chiếm hữu nô lệ được phát triển vàhoàn thiện hơn trong Luật XII bảng và các đạo luật khác của Nhà nước La Mã

cổ đại hay được gọi là Luật La Mã Trong Luật La Mã, chế định thừa kế tương

đối hoàn chỉnh Mặc dù cấu trúc của chế định thừa kế không chia thành cácphần rõ ràng, tuy nhiên có các qui định chung và các qui định chia di sản theopháp luật, chia di sản theo di chúc

ở các Nhà nước phong kiến và tư bản, phần lớn tư liệu sản xuất chủyếu thuộc về giai cấp thống trị, người lao động không có tư liệu sản xuất phảilàm thuê cho địa chủ và các nhà tư bản, vì vậy pháp luật về thừa kế thực chất

là bảo hộ quyền sở hữu tư nhân của giai cấp thống trị đối với tư liệu sản xuấtchủ yếu của xã hội

Trong chế độ XHCN, tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc về nhân dân laođộng, Nhà nước bảo hộ thu nhập hợp pháp của cá nhân, gia đình từ các hệ

thống kinh tế khác nhau Cá nhân có quyền sở hữu tài sản thì có quyên để lạithừa kế cho người khác hưởng C Mác và Ph Ăng-nghen khẳng định trong

Tuyên ngôn của Dang cộng sản: "Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ cua ai

cái quyền chiếm hữu những sản phẩm của xã hội cả Chủ nghĩa cộng sản chỉtước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu đó để bóc lột lao động của người khác"

[38].

Ngày nay, ở mỗi quốc gia, phụ thuộc vào chế độ chính trị, chế độ sở

Trang 24

sử dụng, Nhà nước cho phép cá nhân, hộ gia đình để lại thừa kế quyền sử dụng

đất cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật, tạo điều kiện cho cá

nhân an tâm lao động sản xuất, đầu tư vốn, công sức, trí tuệ để sản xuất kinh

doanh, tạo ra nhiều của cải cho gia đình và xã hội Cá nhân có quyền sở hữucác loại tài sản mà pháp luật không cấm, khi còn sống họ định đoạt tài sảnbằng nhiều phương thức khác nhau như: bán, cho thuê, cho vay, cho tặng hoặc

lập di chúc để định đoạt cho người khác sau khi họ chết Khi mở thừa kế, nếu

có di chúc, di sản được chia theo di chúc, Nhà nước luôn luôn tôn trọng ý chícủa người lập di chúc Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, ý chí của

người lập di chúc bị hạn chế theo Điều 669 BLDS Trường hợp người để lại di

sản không lập di chúc, di sản chia theo pháp luật Người thừa kế theo pháp

luật là những người có quan hệ gia đình đối với người để lại di sản Người

thừa kế nhận di sản, phải thực hiện nghĩa vụ của người chết trong phạm vi di

sản hưởng Mặt khác, nếu người để lại thừa kế giao nghĩa vụ quản lý di sản

thờ cúng, thì người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ thờ cúng Ngoài ra, di sản

là di tích văn hoá như nhà thờ, nhà rường được xếp hạng di tích, những ngườithừa kế có nghĩa vụ giữ gìn, bảo quản các giá trị văn hoá đó theo qui định củaLuật Di sản Văn hoá

Như vậy, trong các chế độ xã hội khác nhau, con người đều có quyềnthừa kế tài sản, tuy nhiên phạm vi quyền thừa kế được bảo hộ thế nào do bảnchất chế độ xã hội quyết định Pháp luật của các Nhà nước đều qui định cá

Trang 25

nhân có quyền để lại di sản và có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo

pháp luật Nghiên cứu về quyền thừa kế của cá nhân với tư cách là một quyềndân sự, tác giả Phùng Trung Tập đưa ra khái niệm:

Quyền thừa kế được hiểu là quyển dân sự cơ bản của công dân

được pháp luật bảo hộ Theo phương diện này, thì moi công dân có

quyền như nhau trong việc để lại di sản của mình cho những người

thừa kế và đều có quyền như nhau trong việc nhận di sản do người

khác để lại [50, tr 18]

Khái niệm trên chưa bao quát được quyền và nghĩa vụ của chủ thểtrong quan hệ thừa kế Mặt khác, trong khái niệm mới thể hiện được quyềnthừa kế của cá nhân, chưa thể hiện được quyền thừa kế của tổ chức Theo quiđịnh của pháp luật, tổ chức có quyền thừa kế theo di chúc Điều 635 BLDS quiđịnh tổ chức là người thừa kế theo di chúc phải còn tồn tại vào thời điểm mở

thừa kế Mặt khác, thừa kế là một quan hệ pháp luật về tài sản, do vậy liên

quan đến quan hệ này còn nhiều chủ thể khác như người quản lý di sản và các

cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Từ những phân tích như trên, có thể khái quát quyền thừa kế như sau:

quyền thừa kế là quyền chủ quan của các chủ thể trong quan hệ pháp luật vềthừa kế, những người tham gia có quyền để lại tài sản, thành quả lao động, các

quyền và lợi ích của mình cho người khác hưởng Người thừa kế có quyềnnhận di sản và hưởng giá tri vật chất, giá tri tinh than và các lợi ích khác phátsinh từ di sản Mặt khác, người thừa kế có nghĩa vụ giữ gìn bảo vệ các giá trivăn hoá đó.

Quyền thừa kế có thể tiếp cận dưới góc độ pháp luật là chế định thừa

kế trong luật dân sự Với ý nghĩa là một chế định pháp luật về thừa kế, quyền

thừa kế là tổng hợp các qui định của Nhà nước, qui định những tài sản nàođược chuyển dịch, phạm vi chủ thể để lại di sản và nhận di sản, quyển nghĩa

Trang 26

vụ của các chủ thể Ngoài ra, pháp luật qui đinh trình tự, phương thức phan

chia di sản theo di chúc và theo pháp luật

Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa khách quan là một chế định pháp luậtdân sự do Nhà nước ban hành điều chỉnh quan hệ của người để lại di sản vàcác chủ thể khác Việc điều chỉnh quan hệ thừa kế gắn liền với điều chỉnh

quan hệ sở hữu, cho nên mỗi chế độ khác nhau, Nhà nước điều chỉnh quan hệthừa kế và quan hệ sở hữu đạt những mục đích khác nhau

Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, pháp luật quy định cho giai cấp chủ nô

có quyền sở hữu tuyệt đối với tài sản của mình, trong đó nô lệ cũng trở thànhđối tượng của sở hữu Vào thế kỷ thứ V trước công nguyên, Nhà nước La Mã

đã ban cho công dân những quyền lực xã hội tỷ lệ với tài sản của họ Chủ nôchiếm hữu toàn bộ đất đai và các tư liệu sản xuất khác, giai cấp nô lệ và nhữngtầng lớp nông dân tự do không có tư liệu sản xuất, cho nên phụ thuộc hoàntoàn vào giai cấp chủ nô Rõ ràng Nhà nước chiếm hữu nô lệ là Nhà nước của

giai cấp hữu sản, dùng để bảo vệ giai cấp này chống lại giai cấp không có tài

được tài sản của mình ngay cả sau khi đã chết [ 1, tr 262]

Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, giai cấp chủ nô không những để lại cho

con cháu tư liệu sản xuất mà còn để lại quyền lực xã hội của mình, và quan hệ

thừa kế được dịch chuyển từ thế hệ này đến thế hệ kế tiếp, có nghĩa là quyền

lực xã hội được lưu truyền từ đời này sang đời khác Quyền lực xã hội nàyđược thiết lập đối với giai cấp chủ nô, cho phép họ nô dịch giai cấp nô lệ

Trong chế độ phong kiến va tu ban chủ nghĩa, nền tang xã hội đượchình thành và phát triển dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, giai cấp

Trang 27

thống trị bóc lột người lao động bằng các phương thức mới như địa tô và giátrị thăng dư Tuy nhiên, phương thức bóc lột sức lao động có khác nhau, nhưng

bản chất của xã hội không thay đổi Khi nghiên cứu về bản chất xã hội và tính

chất kinh tế của thừa kế trong xã hội tư bản chủ nghĩa, C Mác đã chỉ ra: “ Quyềnthừa kế mang ý nghĩa xã hội nhưng dần dần nó đem lại cho người thừa kế mộtquyền lực suốt đời Quyền lực đó được hình thành trên nền tảng của sở hữu tư

nhân và để bóc lột sức lao động của người khác" [74 tr 37]

Trong xã hội tư bản, người thừa kế thừa hưởng quyền sở hữu tư liệusản xuất Dựa trên quyền lực kinh tế này, người thừa kế thiết lập quyền lực xã

hội đó với người lao động, họ dùng tài sản được thừa kế để tiếp tục bóc lột sức

lao động của người làm thuê, vì vậy bản chất của quyền thừa kế tài sản là phải

đảm bảo quá trình chuyển dịch quyền sở hữu các tư liệu sản xuất từ đời này

qua đời khác, qua đó củng cố quyền tư hữu của giai cấp bóc lột đối với các tưliệu sản xuất chủ yếu của xã hội Như vậy, vấn đề thừa kế có ý nghĩa quantrọng đối với giai cấp tư sản, nhưng với người lao động thì không có ý nghĩathực tế đối với họ

Nghiên cứu về quyền thừa kế trong chế độ tư bản chủ nghĩa, C Mác chorằng, học thuyết về thừa kế của những người CNXH không tưởng sai lầm lớn,

họ quan niệm quyền thừa kế không có hậu quả pháp lý, mà nó là một nguyênnhân kinh tế của cơ cấu xã hội đương thời và đòi hỏi phải hủy bỏ quyền thừa

thay đổi chế độ xã hội, mà chế độ đó sẽ thủ tiêu sở hữu tu nhân đối với

tư liệu sản xuất [74 tr 336]

Chính từ quan điểm về thừa kế như trên, cho nên trong Tuyên ngôn

Trang 28

của Dang cộng san C Mác va Ph Ang-nghen đã chỉ cho giai cấp vô san thấy

rằng cuộc cách mạng của giai cấp vô sản muốn xoá bỏ chế độ tư bản chủnghĩa, tiêu diệt hoàn toàn giai cấp bóc lột thì phải dùng chuyên chính tước

đoạt quyền sở hữu và quan hệ sản xuất tư bản Ngoài ra có thể áp dụng một sốbiện pháp kinh tế khác là thủ đoạn không thể thiếu để đảm bảo đảo lộn toàn

bộ phương thức sản xuất

Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản đã chỉ cho cuộc cách mạngXHCN ở những nước có điều kiện kinh tế-xã hội khác nhau thì những biệnpháp, cách thực hiện khác nhau Nhưng đối với những nước tiên tiến nhất thì

những biện pháp sau đây có thể áp dụng khá phổ biến:

1- Tước đoạt sở hữu ruộng đất và bỏ địa tô vào quỹ chi tiêu của Nhà nước;2- Đánh thuế theo mức độ lũy tiến thật cao;

3- Xóa bỏ quyền thừa kế [38, tr 78]

Như vậy, ở một nước tư bản chủ nghĩa nào đó mà quyền thừa kế của cánhân về tư liệu sản xuất bị xóa bỏ, thì quyền sở hữu về tư liệu sản xuất cũng bịtriệt tiêu và chế độ xã hội sẽ thay đổi từ chế độ xã hội dựa trên tư hữu chuyểnsang chế độ xã hội dựa trên công hữu về tư liệu sản xuất Trong chế độ nàyloại trừ được yếu tố người này bóc lột sức lao động của người khác, đó là xãhội XHCN mà bản chất của xã hội là đảm bảo quyền lợi cho đa số người laođộng không ngừng được nâng cao, dan dan đáp ứng được đầy đủ các nhu cầucủa người lao động

Cuộc cách mạng XHCN ở Liên Xô và các nước XHCN khác của giai

cấp vô sản đã lật đổ giai cấp bóc lột và xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân, vì sở

hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất chủ yếu là mầm mống bóc lột lao độnglàm thuê Trong xã hội tư bản, lao động chỉ là một phương tiện để tăng thêmlao động tích lũy cho giai cấp tư sản, những người làm thuê là giai cấp vô sankhông tạo ra sở hữu của giai cấp vô sản Ngược lại, thu nhập của người vô sản

chỉ đủ chi phí cho bản thân để tái tạo ra sức lao động để phục vụ cho giai cấp

Trang 29

bóc lột.

Vào những năm 90 của thế kỷ XX, các nước trong khối XHCN ở Liên

Xô và Đông Au bị tan đã nhưng Việt Nam và các nước XHCN khác đã đổimới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển cơ chế tập trung có kế hoạch sang quản lý

kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN nhằm giải phóng sức lao

động, phát huy mọi nguồn lực của xã hội trong việc phát triển kinh tế của đất

nước.

Chế độ XHCN được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng công hữu

hoá tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai, tài nguyên thiên nhiên trong lòngđất những tài sản này thuộc sở hữu nhà nước Cá nhân có quyền sở hữu đối

với thành quả lao động của mình là thu nhập hợp pháp, của cải để dành, vốn

và các tư liệu sản xuất đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong các thành phầnkinh tế Tài sản mà cá nhân có được là do quá trình lao động tạo ra, cho nên cánhân có quyên để lại cho những người thừa kế hưởng

Trong chế độ XHCN, tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc sở hữu toàn dân,

đo vậy, quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền thừa kế là sự kế thừa thành quảlao động của cá nhân, của gia đình và các giá trị văn hoá của thế hệ này đốivới thế hệ khác Thế hệ sau tiếp tục khai thác các giá trị đó và thành quả lao

động của ông cha, tiếp tục tạo ra của cải vật chất cho mình và xã hội để xây

dựng một xã hội công bằng, văn minh

Như vậy, mỗi Nhà nước điều chỉnh quan hệ thừa kế theo phương pháp

khác nhau phụ thuộc vào lập trường, quan điểm của giai cấp thống trị và bảnchất của Nhà nước Dé điều chỉnh quan hệ thừa kế đạt hiệu qua, Nhà nước ban

hành hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ điều chỉnh quan hệ tài sản trong đó

có quan hệ sở hữu và quan hệ thừa kế

Tiếp cận quyền thừa kế theo hướng chủ quan và khách quan thấy đượcbản chất của thừa kế trong các chế độ xã hội khác nhau Tuy nhiên, trong các

xã hội đều có điểm chung là Nhà nước phải thừa nhận và bảo hộ quyền thừa

Trang 30

kế của cá nhân với tư cách là quyền của con người

1.1.2 Khái niệm những qui định chung về thừa kế

1.1.2.1 Khái niém, mối quan hệ giữa những qui định chung và cácphương thúc phan chia di san

Để tiếp tục hoàn thiện chế định thừa kế trong nền kinh tế thi trường,ngoài kinh nghiệm lập pháp, cần phải hệ thống và phát triển cơ sở lý luận về

thừa kế nhằm xây dựng, hoàn thiện các khái niệm trong chế định thừa kế Trên

cơ sở đó, xác định nội dung các qui định chung phù hợp với lý luận và đápứng nhu cầu điều chỉnh pháp luật trong thời kỳ đổi mới

Hiện nay, khoa học pháp lý chưa xây dựng khái niệm qui định chung.Trong thực tế, khi xây dựng Bộ luật Dân sự, các chuyên gia làm theo kinh

nghiệm là chủ yếu, vì vậy cần phải nghiên cứu và xây dựng, phát triển các

khái niệm cơ bản của chế định thừa kế như: thế nào là qui định chung, quiđịnh chung gồm những vần đề gi, qui định chung giữ vai trò vị trí nào trongviệc chia thừa kế

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của Việt Nam và một sốnước, có thể phân loại các qui định về thừa kế thành bốn nhóm chính: nhómthứ nhất, gồm các qui định về những vấn đề chung của thừa kế mà khi chia disản theo di chúc và theo pháp luật phải căn cứ vào đó như nguyên tắc của thừa

kế, di sản, người thừa kế, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế và thời hiệucủa việc thừa kế

Nhóm thứ hai, là các qui định về phân chia di sản theo di chúc (thừa

kế theo di chúc) Để công nhận di chúc có hiệu lực thì di chúc phải được lập

theo một trình tự do pháp luật qui định Nếu di chúc vi phạm trình tự, thủ tục

đó, thì vô hiệu Đây là những qui định về các điều kiện có hiệu lực của dichúc Ngoài ra, còn bao gồm các qui định về hiệu lực pháp luật của di chúc

Nhóm thứ ba, gồm các qui định về phân chia di sản theo pháp luật(thừa kế theo pháp luật) Khi mở thừa kế sẽ chia cho những người có quan hệ

Trang 31

gia đình, căn cứ vào quan hệ gần gũi, pháp luật qui định các hàng thừa kế Khiphân chia di sản, người thừa kế hàng thứ nhất có đủ tư cách hưởng di sản đượcnhận một suất thừa kế và phải thực hiện nghĩa vụ của người chết tương ứng với

di sản đã nhận

Nhóm thứ tư, qui định về các vấn đề đặc thù của quan hệ thừa kế, nhưthanh toán nghĩa vụ, các chi phí từ di sản, hạn chế phân chia di sản

Trong bốn nhóm qui định trên, ta thấy những qui phạm ở nhóm thứ

nhất là những vấn đề quan trọng, thể hiện nội dung và bản chất của quan hệ

thừa kế

Trên cơ sở xác định được những vấn đề cơ bản của thừa kế sẽ xác địnhngười thừa kế có quyền hưởng di sản theo phương thức, trình tự, thủ tục nào(theo di chúc hoặc theo pháp luật) Như vậy, khi chia di sản theo di chúc hoặctheo pháp luật đều phải căn cứ vào những vấn đề chung của thừa kế hay còngọi là các qui định chung của thừa kế

Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng về cấu trúc của bộ luật dân sự vớicác chế định dân sự và giữa các qui định trong một chế định dân sự, ta thấycần thiết phải có qui định chung

Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản giữa cá nhân với cá nhân,

cá nhân với tổ chức trong các giao lưu dân sự, do vậy luật dân sự có nhiều chế

La một trong các chế định của luật dân sự, vì vậy các nguyên tac củachế định thừa kế phải phù hợp với nguyên tắc chung của luật dân sự Tuynhiên, chế định thừa kế có tính đặc thù, do vậy có những nguyên tắc riêng

Trang 32

điều chỉnh việc thừa kế Các nguyên tac nay được áp dung cho các phươngthức phân chia di sản, cho nên trong chế định thừa kế các qui định có mốiquan hệ biện chứng với nhau.

Xét về sự tồn tại độc lập của cái riêng và cái chung, thì cái riêng là cáichung của nhiều cái riêng khác nằm trong nó Như vậy, chế định thừa kế là cáichung của nhiều cái riêng khác Trong chế định thừa kế, quyền thừa kế của cánhân, nguyên tắc của thừa kế là cái chung, những cái riêng khác như cáchphân chia di sản theo di chúc và theo pháp luật Những cái riêng của chế địnhthừa kế phải tuân theo cái chung và bị cái chung chi phối

Từ những phân tích trên, có thể khái quát về qui định chung như sau:qui định chung về thừa kế là những qui định thể hiện tư tưởng, quan điểm của

Nhà nước về vấn đề thừa kế, là những nguyên tắc và căn cứ pháp lý mà dựa

vào đó để phân chia di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật

Trong chế định thừa kế, xét về mối quan hệ giữa qui định chung vớicác qui định khác, thì qui định chung có vai trò quan trọng đối với các phươngthức phân chia di sản (thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật)

Quan hệ thừa kế là quan hệ giữa người để lại di sản với người thừa kế

va các chủ thể khác Trong quan hệ này quyền của các chủ thể cần phải được

đảm bảo Đối với người để lại di sản, họ có quyền lập di chúc cho người kháchưởng di sản của mình, hoặc để lại di sản theo qui định của pháp luật Khi mở

thừa kế, nếu có di chúc, thì chia di san theo di chúc, trường hợp người chếtkhông lập di chúc thì di sản chia theo pháp luật Mặt khác, sau khi mở thừa

kế, người thừa kế có quyền nhận hoặc từ chối nhận di sản hoặc chuyển quyển

nhận di sản của mình cho người thừa kế khác Đây là quyền cơ bản của ngườithừa kế được pháp luật bảo hộ Nếu người thừa kế nhận di sản phát sinh quyền

sở hữu tài sản của người thừa kế đối với di sản được chia Như vậy, phươngthức chia theo di chúc hoặc chia theo pháp luật là căn cứ làm phát sinh quyền

sở hữu của người thừa kế, là phương tiện pháp lý để thực hiện quyền của người

Trang 33

để lại thừa kế và người thừa kế

Trong thực tiễn, qui định chung đóng một vai trò quan trọng để xemxét có việc thừa kế hay không Khi mở thừa kế, vấn đề cơ bản là xác định

người chết có để lại di sản hay không và những tài sản nào được coi là di sản

Nếu không có di sản thì không có thừa kế hoặc nếu có di sản mà không cóngười thừa kế sẽ không có quan hệ thừa kế và di sản thuộc về Nhà nước

Như vậy, các qui định chung là những qui định cơ bản, quan trọngtrong việc điều chỉnh quan hệ thừa kế, tuy nhiên các qui định chung gồmnhững qui định nào và nội dung hàm chứa những vấn đề gì cần phải xem xét

về mặt lý luận

Theo lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, quyền thừa kế là mộtquan hệ pháp luật về tài sản Trong quan hệ đó, những người tham gia có các

quyền và nghĩa vụ do pháp luật qui định, các quyền và lợi ích của chủ thể

được pháp luật bảo hộ Đây là những vấn đề cơ bản của điều chỉnh pháp luật

về thừa kế, điều chỉnh các nguyên tắc phân chia di sản theo di chúc va theopháp luật, qui định về tư cách chủ thể, khách thể, nội dung của quan hệ phápluật về thừa kế Các phương thức phân chia di sản theo di chúc và theo phápluật là căn cứ phát sinh quyén sở hữu của chủ thể (người thừa kế) đối với disản được hưởng (khách thể)

1.122 Cíc nguyên tắc của thừa kế

Quan hệ thừa kế là một quan hệ dân sự, cho nên khi điều chỉnh về thừa

kế, các chủ thể phải tuân thủ các nguyên tác chung của pháp luật dân sự Tuy

nhiên, quan hệ thừa kế còn có yếu tố tình cảm chi phối, do đó cần phải có

những nguyên tac điều chỉnh riêng để đảm bao lợi ích của người thừa kế phù

hợp với lợi chung của gia đình, dòng tộc Nguyên tắc của thừa kế là tư tưởngchỉ đạo trong việc phân chia đi sản, cho nên vi phạm nguyên tắc của thừa kế

sẽ ảnh hưởng quyền lợi của những người thừa kế Những nguyên tắc cơ bảncủa thừa kế là:

Trang 34

- Nguyên tắc tôn trong quyền định đoạt bang di chúc của người để lại

thừa kế

Lập di chúc là một hành vi pháp lý đơn phương nhằm chuyển dịch tài

sản của người lập di chúc sau khi chết cho người khác còn sống Quyền lập dichúc là quyền định đoạt của chủ sở hữu tài sản, pháp luật tôn trọng quyền lập

di chúc của cá nhân Tuy nhiên, để đảm bảo cho ý chí của người lập di chúc

được thực hiện, di chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịchdân sự, ngoài ra di chúc cần phải tuân theo các điều kiện có hiệu lực của dichúc Sở dĩ pháp luật qui định các điều kiện của di chúc chặt chẽ, là vì trongthực tế sau khi người lập di chúc chết thì di chúc có hiệu lực pháp luật, nếu cótranh chấp về phân chia di sản theo di chúc sẽ khó khăn trong việc xác địnhtính khách quan của nội dung di chúc

- Nguyên tac đảm bảo quyền lợi của người thân thích trong gia đình.Khi mở thừa kế, người để lại di sản có lập di chúc, nếu di chúc hợppháp thì người được chỉ định trong di chúc có quyền hưởng di sản đã đượcđịnh đoạt trong di chúc Xét về nguyên tắc, người thừa kế được chỉ định trong

di chúc có quyền hưởng toàn bộ di sản do người để lại thừa kế định đoạt Tuynhiên, trong một số trường hợp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của nhữngngười có quan hệ hôn nhân, huyết thống đối với người lập di chúc, pháp luậthạn chế quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc nếu không cho nhữngngười thân thích như cha, mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên hưởng di sản, thìnhững người đó phải được hưởng một tỉ lệ nhất định, bởi vì những người này

có các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với người để lại thừa kế Ngược lại,người để lại thừa kế có nghĩa vụ nuôi dưỡng chăm sóc đối với các con chưathành niên Xét về đạo lý họ là những người có quạn hệ tình cảm gần gũi

nhất với người để lại thừa kế, do vậy pháp luật qui định cha, mel! là những

người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc Vấn đềnày hoàn toàn phù hợp vời phong tục tập quán, truyền thống đoàn kết, yêu

Trang 35

thương, đùm bọc lẫn nhau của nhân dân ta.

- Nguyên tắc phát huy truyền thống tốt đẹp, dim bảo tình đoàn kếttrong gia đình.

Thông thường việc thừa kế phat sinh giữa những người có quan hệ giađình, cho nên khi phân chia di sản cần phải tôn trọng việc thỏa thuận của cácthành viên trong gia đình Mặt khác, việc chia hoặc không chia di sản mà giaocho người thừa kế quản lý phụ thuộc vào phong tục tập quán của từng vùng,

từng miền, từng dân tộc trên lãnh thổ của nước ta Nhà nước khuyến khích tất

cả các gia đình phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân, đoàn kết giúp đỡlẫn nhau trong mọi lĩnh vực của cuộc sống

Trong quan hệ thừa kế, nguyên tắc mang tính bản chất của thừa kế làgiữ vững tính đoàn kết trong gia đình, là nền tảng trong việc phân chia di sản va

thực hiện các nghĩa vụ của người chết để lại Khi phân chia di sản cần phải chú

ý đến tuổi tác, năng lực hành vi, hoàn cảnh kinh tế, hoàn cảnh gia đình, tínhchất nghề nghiệp của từng người thừa kế để chia tài sản phù hợp với những đối

tượng đó nhằm tạo điều kiện cho họ sồng và làm việc tốt hơn Mặt khác, cầnkhuyến kích người thừa kế nhường quyền nhận di sản cho những người cóhoàn cảnh kinh tế khó khăn hơn

1.1.2.3 Chủ thể của thừa kế

Chủ thể của quan hệ pháp luật là những người tham gia vào quan hệ đó

và có các quyền, nghĩa vụ do pháp luật qui định Trong quan hệ thừa kế, chủ

thể chủ yếu là người để lại thừa kế và người thừa kế

Người để lại thừa kế là cá nhân, để lại tài sản theo di chúc hoặc theoqui định của pháp luật Nếu lập di chúc, người để lại thừa kế có các quyền

quan trọng như: chỉ định người thừa kế, phân chia di sản cho từng người thừa

kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế

Người để lại thừa kế có quyền phân chia di sản cho từng người thừa

kế theo một tỉ lệ trong khối di sản, hoặc phân chia một tài sản cụ thể Trong

Trang 36

những trường hợp này, nếu để lại tài san cụ thể ma khi mở thừa kế do nguyên

nhân khách quan di sản đó không còn, thì người thừa kế sẽ không được hưởng

đi sản theo di chúc Ngược lại, nếu còn một số di sản đã chỉ định trong dichúc, thì hưởng những di sản còn lại đó

Người lập di chúc có thể cho người thừa kế hưởng di sản và giao nghĩa

vụ cho người thừa kế Nghĩa vụ mà người thừa kế thực hiện phải là nghĩa vụtài sản như quản lý di sản, thực hiện nghĩa vụ trả nợ, nuôi dưỡng người sống

nương nhờ vào người để lại thừa kế Trường hợp này, người thừa kế phải thực

hiên nghĩa vu trong phạm vi di sản hưởng

Người thừa kế theo pháp luật là cá nhân có năng lực hưởng di sản

Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân hoặc tổ chức Tổ chức có tư cách

pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân nhưng phải được thành lập hợppháp theo qui định của pháp luật

Người thừa kế có quyền nhận, từ chối nhận di sản Nếu nhận di sản, thìphải thực hiện các nghĩa vụ của người để lại di sản trong phạm vi di sảnhưởng Nhận di sản là quyền quan trọng của người thừa kế, là căn cứ phát sinhquyền sở hữu đối với phần di sản được hưởng Mặt khác, họ phải thực hiệnnghĩa vụ của người để lại di sản đối với người thứ ba, do vậy cần phải xác địnhnhững hành vi nào của người thừa kế được coi là nhận di sản

Nhận di sản là ý thức chủ quan của người thừa kế thể hiện bằng các

hành vi khách quan, thông qua đó xác định được người thừa kế nhận di sản

Sau khi mở thừa kế, người thừa kế có thể tuyên bố với những người

thừa kế khác là nhận di sản, hoặc thông qua hành vi như quan lý di sản, thựchiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người để lại di sản, chuyển (nhường) quyền thừa

kế của mình cho người thừa kế khác hoặc bán quyền thừa kế của mình chongười khác

Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản nhưng việc từ chối nhận disản sẽ được thực hiện trong một thời gian thích hợp Nếu quá thời hạn do pháp

Trang 37

luật qui định, người thừa kế không từ chối nhận di sản thì được coi là nhận disản Pháp luật định ra một thời hạn để từ chối nhận di sản nhằm tạo điều kiệncho những người thừa kế khác thoả thuận về việc quản lý, bảo quản, sử dụng

di sản khi chưa chia và thực hiện nghĩa vụ của người để lại di sản

Từ chối nhận di sản là hành vi pháp lý của người thừa kế, khước từhưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật Hậu quả của từ chối nhận disản là phần di sản bị người thừa kế từ chối được chia theo pháp luật cho nhữngngười thừa kế khác Những người hưởng phần di sản này có nghĩa vụ tươngứng trong phạm vi di sản hưởng

1.1.2.4, Di sản

Theo từ điển tiếng việt, “di sản” là tài san của người chết dé lại Hiệnnay, tài sản của người để lại thừa kế gồm các tài sản hữu hình như tư liệu sảnxuất, tư liệu tiêu dùng, nhà ở, đất đai, của cải để dành Tài sản vô hình làquyền sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản của người để lại thừa kế như quyền

yêu cầu người khác thực hiện các nghĩa vụ tài sản Đây là những tài sản đã cókhi người để lại di sản chết

Điều 634 BLDS: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phantài san của người chết trong tài sản chung với người khác Theo qui định này,những tài sản, quyền tài sản, các loại giấy tờ có giá đã thuộc quyền sở hữu củangười để lại thừa kế là đi sản Đây là một qui định mà nội dung khoa học đượcnhiều luật gia đồng tình Trong luân án tiến sĩ của tác giả Phùng Trung Tập có

viết: di sản là tài sản, quyền tài sản của người chết để lại cho người thừa kế

của người đó [50, tr.82] Quan niệm này chưa dự liệu được các tài sản khác

của người để lại thừa kế phát sinh từ di sản sau khi chết như hoa lợi và lợi tứcphát sinh từ tài sản của người để lại di sản sau khi mở thừa kế được chia chonhững người thừa kế Ngoài ra, nếu người để lại di sản đã tham gia vào hợpđồng bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tính mạng mà không chỉ định người thụhưởng, thì tiền bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm trả sẽ chia cho

Trang 38

những người thừa kế

Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, có nhiều lợi íchvật chất cũng cần phải coi là di sản như các lợi ích phát sinh từ hợp đồng

Người để lại thừa kế đã đầu tư công sức, vốn, tài sản vào sản xuất kinh doanh

hoặc đang tham gia vào các hợp đồng kinh doanh mà thời hạn chưa hết, thìngười thừa kế tiếp tục được hưởng lợi từ hoạt động sản xuất kinh doanh và các

hợp đồng đó Ví dụ: người để lại thừa kế thuê quyền sử dụng đất 50 năm,

nhưng đầu tư khai thác được 10 năm thì chết và tiền thuê quyền sử dụng đất đãtrả là 10 năm Vây thời hạn còn lại người thừa kế cần được thuê tiếp để đầu tưsản xuất kinh doanh

Xác định di sản không những có ý nghĩa về lý luận, còn có ý nghĩatrong thực tiễn, vì di sản sẽ biến động theo thời gian và phụ thuộc vào hành vi

của người để lại di sản hoặc do sự kiện khách quan

Khi còn sống, người để lại thừa kế sử dụng tài sản đáp ứng các nhucầu sinh hoạt, tiêu dùng và các nhu cầu khác Trong quá trình sử dụng, khaithác tài sản, khối tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân có thể tăng thêm và

cũng có thể giảm đi hoặc không còn, do nhiều nguyên nhân như tặng cho

người khác, tiêu dùng hết, do kinh doanh bị lỗ vốn, hoặc bị rủi như bão lụt,

làm mất mát tài sản Trường hợp cá nhân chết, số tài sản còn lại được chuyển

cho những người thừa kế làm sở hữu Ngược lại, nếu tài sản của người chếtkhông còn thì không có quan hệ thừa kế

Hiện nay, tồn tại hai quan điểm về di sản: thứ nhất, di sản bao gồm tài

sản thuộc quyền sở hữu của người chết, các quyền tài sản và các nghĩa vụ tàisản không gan liên với nhân thân của người chết được phát sinh từ các giaodịch, từ hành vi gây thiệt hại Tuy nhiên, pháp luật qui định người thừa kế cóquyền nhận hoặc từ chối nhận di sản, cho nên nếu di sản là nghĩa vụ thì khôngbat buộc người thừa kế nhận Ngược lại, người thừa kế nhận nghĩa vụ của

người chết để lại thì đó là sự tự nguyện thực hiện thay nghĩa vụ, pháp luật

Trang 39

không hạn chế Mặt khác, pháp luật qui định người thừa kế nhận di sản phảithực hiện nghĩa vụ trong phạm vi di sản được hưởng và tương ứng với phần disản nhận Nếu nghĩa vụ của người chết lớn hơn di sản, không bắt buộc ngườithừa kế thực hiện phần nghĩa vụ vượt quá đó Vấn đề này đã được qui địnhtrong pháp luật của các nước cũng như trong Luật Dân sự Việt Nam, tại Thông

tư 81/TANDTC ngày 24/7/1981 hay Điều 1112 Bộ luật Dân sự của Cộng hoa

Liên bang Nga (2001) qui đinh: “ Kể từ ngày mở thừa kế, tất cả các vật và các

tài sản khác, trong đó có các quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản sẽ thuộc vềngười thừa ké ” [75] Như vậy, trường hợp nghĩa vụ về tài sản lớn hơn disản, pháp luật buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi di sảnhưởng Nếu người thừa kế không từ chối phần nghĩa vụ vượt quá giá trị di sảnđược hưởng, thì thực hiện toàn bộ nghĩa vụ Pháp luật khuyến khích thực hiện

toàn bộ nghĩa vụ của người chết để lại, bởi lẽ đây là nghĩa vụ mang tính đạo lýcủa con cháu người để lại thừa kế

Thứ hai, di sản gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản củangười chết trong khối tài sản chung với người khác, quyền về tài sản do ngườichết để lại Quan niệm này không coi nghĩa vụ là di sản, tuy nhiên khi mởthừa kế, người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ của người chết để lại trongphạm vi di sản được hưởng Trường hợp người chết không có tài sản, nhưng cónghĩa vụ tài sản, thì pháp luật không bắt buộc người thừa kế phải thực hiệnnghĩa vụ đó và nghĩa vụ của người để lại thừa kế chấm dứt Theo nguyên tắccủa luật dân sự, cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự phải tự mình chịutrách nhiệm về các hành vi do mình đã thực hiện đối với người khác Như vậy,nếu người có đầy đủ năng lực hành vi còn sống thì phải thực hiện các nghĩa vụ

đó, nếu chết thì mọi quan hệ pháp luật mà họ đã tham gia đều chấm dứt và

phải thanh toán nghĩa vụ đang tồn tại với các chủ thể khác Trường hợp ngườichết còn tài sản để lại thì dùng tài sản đó thanh toán nghĩa vụ, nếu tài sản

không còn thì nghĩa vụ chấm dứt Quan điểm này phù hợp với lý luận và thực

Trang 40

tién hon

Từ những phan tích như trên có thể khái quát về di sản thừa kế nhưsau: đi sản là tài sản thuộc quyền sở hữu của người đã chết và hoa lợi, lợi tứcphát sinh từ di sản, các tài sản và các lợi ích khác do pháp luật qui định

Theo khái niệm này, ngoài các tài sản thuộc quyền sở hữu của ngườichết, các tài sản khác phát sinh sau khi mở thừa kế là di sản Đây là những tài

sản do sự kiện chết làm phát sinh như tiên bảo hiểm tính mạng của người đểlại thừa kế Ngoài ra, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ di sản mà người chết để lại

như tiền lãi gửi ngân hàngi ! là di sản

1.1.2.5 Phân chia di san và thanh toán nghia vu tài san

Trường hợp người thừa kế có yêu cầu chia di san thì việc xác địnhphương thức chia theo hiện vật hoặc chia giá trị di sản có ý nghĩa lớn trongviệc khai thác công dụng tài sản Mặt khác, cần phải xác định cách thực hiệncác nghĩa vụ của người chết để lại sao cho phù hợp với điều kiện thực tế củanhững người thừa kế

Việc phân chia di sản có thể chia theo hiện vật, nếu di sản là các tàisản phân chia được theo phần như đất đai, nhà ở, cổ phiếu Người thừa kếđược nhận hiện vật có giá tri lớn hon phần di san được hưởng, phải thanh toánphần chênh lệch cho người thừa kế khác Tuy nhiên, thực tiễn có những di sản

không thể chia được do tính chất, công dụng của tài sản như di sản là vật cổ,

di tích văn hoá, thì phân chia theo tỉ lệ quyền để xác lập sở hữu chung Nhữnglợi tức phát sinh từ những tài sản đó được chia theo phần sở hữu chung Ngoài

ra, di sản có thể là quyền sở hữu trí tuệ như quyền đối với các đối tượng sở

hữu công nghiệp là sáng chế, giải pháp hữu ích không thể phân chia theohiện vật, phải xác định quyền sở hữu chung của những người thừa kế Trên cơ

sở đó, những người thừa kế thoả thuận việc khai thác các đối tượng sở hữucông nghiệp được thừa kế Đặc biệt, đối tượng sở hữu công nghiệp là nhãnhiệu thương mại có danh tiếng, đây là tài sản vô hình của doanh nghiệp,

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w