MỤC LỤC
Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, đất đai nằm trong tay giai cấp chủ nô, những người nông dân hầu như không có tài sản, vì vậy trong xã hội này thừa kế tài sản nhằm củng cố chế độ tư hữu tuyệt đối về đất đai của giai cấp thống trị, cho nên người lao động đấu tranh để thay đổi phương thức chiếm hữu tài sản của giai cấp thống trị và khi giành được chính quyền, đất đai được phân chia cho người lao động, từ đó làm thay đổi các quan hệ thừa kế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống đối với người lập di chúc, pháp luật hạn chế quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc nếu không cho những người thân thích như cha, mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên hưởng di sản, thì những người đó phải được hưởng một tỉ lệ nhất định, bởi vì những người này có các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với người để lại thừa kế.
Sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nhân dân ta giành được chính quyền từ tay đế quốc, phong kiến, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà cần phải xây dựng chính quyền nhân dân và chuẩn bị đối phó với ngoại xâm, cho nên những năm 1945 đến 1959, hệ thống pháp luật của Nhà nước phong kiến Việt Nam được áp dụng điều chỉnh các quan hệ xã hội mới. Thời kỳ quá độ lên CNXH, nền kinh tế của Việt Nam lạc hậu và gồm nhiều thành phần kinh tế, muốn xóa bỏ các hình thức sở hữu phi XHCN thì cần phải có thời gian để cải tạo quan hệ sản xuất phong kiến, xây dựng quan hệ sản xuất XHCN, vì vậy Nhà nước ta thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế ba năm và chuẩn bị điều kiện cho việc thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất, nhằm đẩy mạnh công cuộc cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế.
Điều 727 BLDS Cộng hoà Pháp qui định về những người không có quyền hưởng di sản bao gồm người đã bị pháp luật trừng trị về các hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân thân của người để lại thừa kế, ngoài ra nếu chứng minh được các hành vi vi phạm đạo đức khác sẽ không được thừa kế như các hành vi vu cáo người để lại thừa kế về các tội có thể bị phạt tử hình, hành vi không tố cáo các tội giết người để lại thừa kế. Vai trò quan trọng của chế định thừa kế là điều chỉnh các quan hệ sở hữu tài sản nhằm bảo vệ quyền thừa kế của cá nhân, củng cố quan hệ hôn nhân và gia đình và các giá trị văn hoá truyền thống, nhằm thực hiện nhiệm vụ chung của Luật Dân sự Việt Nam trong sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và thoả mãn các nhu cầu của nhân dân.
Những người này có quan hệ hôn nhân, huyết thống với người lập di chúc, giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thích và quan hệ pháp lý như chăm sóc nuôi dưỡng lẫn nhau, vì vậy người lập di chúc không cho họ hưởng thì pháp luật hạn chế quyền của người lập di chúc, cho phép họ hưởng bằng hai phần ba (2/3) của một suất thừa kế theo pháp luật (Điều 669 BLDS). Trường hợp người phạm tội bị kết án về một trong những tội trên, thì không phụ thuộc vào hình phạt là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù, không phụ thuộc vào việc có phải chấp hành hình phạt hay không và sau khi bị kết án có thể người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt hoặc đã được xóa án, không được quyền hưởng di sản của người để lại thừa kế.
Nếu hành vi sửa chữa di chúc trước thời điểm mở thừa kế, bị phát hiện ngay và người sửa chữa, hủy di chúc biết rằng người lập di chúc không còn khả năng lập di chúc khác thì hành vi đó được coi là vi phạm điểm d khoản 1 Điều 643 BLDS, bởi vì trong ý thức chủ quan của người sửa chữa, hủy di chúc nhận thức rằng nếu không hủy, sửa chữa di chúc thì sau thời điểm mở thừa kế, di chúc này có hiệu lực pháp luật, như vậy sẽ bất lợi cho mình, cho nên người có hành vi trên sẽ không có quyền hưởng di sản. Khi còn sống, người để lại thừa kế đã lập di chúc trước đó một thời gian có thể hàng năm, trong thời gian đó tài sản được ghi trong di chúc có thể bị người lập di chúc sử dụng hết hoặc đã định đoạt cho người khác như bán, tặng cho một phần tài sản, thì phần di chúc liên quan đến phần tài sản không còn sẽ không có hiệu lực, phần còn lại có hiệu lực pháp luật.
Ở nước ta, trong những năm đầu của công cuộc đổi mới, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp xây dựng cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, thu nhập quốc dân tăng lên, đời sống của nhân dân đã có phần dư dật, cho nên việc thờ cúng ông bà, cha mẹ không những có ý nghĩa tưởng nhớ đến người đã khuất và còn là ngày anh em, con cháu sum họp quây quần bên nhau ôn lại những kỷ niệm trong gia đình. Điều quan trọng là con cháu muốn đền ơn đáp nghĩa ông bà, thì phải đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, cho nên pháp luật qui định di sản thờ cúng có thể được chia nếu có thỏa thuận của những người thừa kế và thời hạn quản lý di sản là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, sau thời gian đó di sản sẽ được xử lý theo pháp luật qui.
Muốn xác định người con sinh ra sau khi bố chết đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế hay chưa, dùng phương pháp suy đoán pháp lý là một thai nhi tồn tại tối đa là 300 (ba trăm) ngày (ND số70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001) kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu trong khoảng thời gian này thai nhi được sinh ra thi mặc nhiên được coi là đã thành thai trước thời điểm mở thừa kế và người sinh ra sau khi mở thừa kế đó được hưởng di sản của người chết theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tại phiên toà giám đốc thẩm, Hội đồng Thẩm phán xét thấy: Toa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm đều xác định căn nhà số 211 Lý Thái Tổ, Khóm 6, phường 2, thành phố Cà Mau là tài sản chung của ông Vương Cẩm Mang, bà Trần Thị Ngọc, bà Lưu Thoại Sum, đồng thời công nhận di chúc Ngày 14/5/1998 của ông Vương Cẩm Mang là hợp pháp đối với tài sản của ông Mang để quyết định cho chị Trần Thiếu Khanh được hưởng toàn bộ di sản thừa kế của bà Trần Thị Ngọc và ông Vương Cẩm Mang để lại là đúng pháp.
Người quản lý di sản có quyền đại diện cho những người thừa kế thực hiện các giao dịch đã tồn tại trước khi mở thừa kế và phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản và có quyền yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ đối với những người thừa kế, trừ trường hợp tất cả những người thừa kế miễn thực hiện nghĩa vụ cho người có nghĩa vụ. Trong BLDS 2005, Điều 641 qui định: “7?ong trường hợp những người có quyền thừa kế di san của nhau déu chết trong cùng một thời điểm hoặc duoc coi là chét trong cùng một thời điểm do không thể xác định được người nào chếf trước(sau đây gọi là chết cùng thời điểm), thì họ không được hưởng di san của nhau và di sản của môi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo điều 677 của Bộ luật này ”.
Đối với những người có quan hệ nuôi dưỡng, quan hệ hôn nhân với người để lại di sản, thì có quyền yêu cầu Tòa án công nhận mình là con nuôi, bố, mẹ nuôi của người chết hoặc yêu cầu công nhận có quan hệ hôn nhân, quan hệ gia đình đối với người đã chết. Nếu một người thừa kế hoặc người nào đó chiếm hữu di sản thừa kế liên tục, ngay tình, công khai là 20 năm thì họ có quyền sở hữu đối với tài sản đó và những người thừa kế không có quyền khởi kiện để chia thưa kế và các quyền khác liên quan đến thừa kế di sản đó.
Trong BLDS qui định khụng rừ những tài sản nào là di san, tuy nhiên nền kinh tế thị trường làm phát sinh nhiều loại tài sản có thể là di sản thừa kế, vì vậy khi áp dụng Điều 634 BLDS cần phải có sự linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người thừa kế. Trong Bộ luật Dân sự qui định thời hiệu thừa kế 10 năm không phù hợp các loại thời hiệu xác lập quyền sở hữu, vì vậy khi giải quyết tranh chấp về thừa kế, cần phải xem xét thời điểm phát sinh quyền sở hữu tài sản của người thừa kế từ khi mở thừa kế.
Kinh tế thị trường phát triển sẽ ảnh hưởng đến lối sống của nhiều người, quan hệ đối xử của những người thân trong gia đình có thể bị tha hóa, trong xã hội xuất hiện những hành vi vi phạm dao đức nghiêm trọng, vì thế pháp luật cần phải tước quyền thừa kế tài sản của những người bất xứng, hay nói cách khác phạm vi những người không được hưởng thừa kế cần phải qui định rộng hơn hiện nay. Mặt khác, việc qui định thờ cúng là nghĩa vụ lâu dài của các con các cháu, vì thế người quản lý di sản thờ cúng chết, di sản thờ cúng không thể thuộc người đang quản lý trong diện những người thừa kế mà phải tiếp tục thực hiện việc thờ cúng và ít nhất đến hết thời hiệu thừa kế, thì di sản mới thuộc về người thực tế đang quản lý di sản thờ cúng.
Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế (Điều 636). Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân, tổ chức theo chi định của người để lại thừa kế, người thừa kế theo pháp luật là cá nhân. Những chủ thể. này phải còn năng lực chủ thể vào thời điểm mở thừa kế, thì được hưởng di sản của người để lại thừa kế. Điều 636 BLDS qui định thời điểm làm phát sinh quyền nghĩa vụ của người thừa kế. Về lý luận, thời điểm làm phát sinh quyền thừa kế kể từ thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, các quyền này có thành hiện thực hay không phụ thuộc vào hành vi nhận hay từ chối nhận của người thừa kế. Nếu người thừa kế từ chối thì các quyền và nghĩa vụ không phát sinh. Mặt khác, Điều 636 BLDS qui định một cách chung chung, do vậy cần phải qui định cụ thể những hành vi nào được coi là nhận, hành vi nào là từ chối. Điều 636 cần phải cụ thể hóa các quyền và nghĩa vụ đó. Hay nói cách khác là xây đựng điều luật này thành điều luật mới như sau:. Quyền nghĩa vụ của người thừa kế. 1- Kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền nhận di san. 2- Việc nhận di sản có thể thực hiện bằng cách thông báo cho những người thừa kế người quản lý di sản hoặc cho cơ quan nhà nước có thấm quyền, hoặc người thưa kế thực hiện các hành vi thể hiện ý chí của mình nhận di san. 3- Những hành vi sau đây duoc coi là nhận di san:. a) Người thừa kế chuyển quyền nhận di san cho người thừa kế khác;. b) Người thừa kế bán cho người khác quyển nhận di sản thừa kế:. c) Người thừa kế chết sau thời điểm mở thừa kế. Từ chối nhận di sản (hay còn gọi là khước từ nhận di sản) là quyền của người thừa kế. Khi từ chối nhận di sản sẽ làm phát sinh các hậu quả pháp lý như phần di sản lẽ ra người thừa kế được nhận sé chia đều cho những người thừa kế khác. Tuy nhiên, việc từ chối nhận di sản có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác. Trường hợp người thừa kế có nghĩa vụ với người thứ ba nhưng từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì người có quyền không thể yêu cầu Toa án chia di sản thừa kế để khấu trừ nghĩa vụ của người thừa kế. Mặc dù trường hợp này pháp luật không cho phép từ chối nhận di san. Tuy nhiên luật không qui định các biện pháp bảo vệ quyền của người thứ ba. Do vậy khoản 1 Điều 642 BLDS không có tính khả thi. Tir chối nhận di sản. 1- Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản. Việc từ chối này phải lập thành văn bản được giao cho người thừa kế, hoặc người quản lý di sản, hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2- Thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế. 3- Truong hợp người thừa kế từ chối nhận di san ma không thục hiện nghĩa vụ tài sản với người khác, thì người có quyền sẽ yêu câu Tòa án cho nhận di san thay người thừa kế để khấu trừ nghĩa vu. 4- Trong thời hạn từ chối nhận di sản, người thừa kế đã từ chối nhận di sản có quyền hủy bỏ việc từ chối đó nếu bị ép buộc, lừa dối. Khoản 3 điều luật này qui định rừ ràng quyền của người chủ nợ trong. trường hợp người thừa kế cố tình không thực hiên nghĩa vụ của mình. Khi người thừa kế có nghĩa vụ tài sản đối với người khác không thực hiện mà từ chối nhận di sản, sẽ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người chủ nợ. Nên pháp luật qui định cho chủ nợ có quyền nhận di sản thay cho người thừa kế. Trường hợp người thừa kế cố tình không thực hiện nghĩa vụ, thì chủ nợ sẽ gap khó khăn trong việc đòi nợ. Thông thường, khi người thừa kế không có mặt tại địa điểm chia thừa kế, thì phần di sản của họ sẽ được xử lý theo qui chế tài sản không có người quản lý và sẽ được giao cho người thừa kế khác quản lý thì chủ nợ không thể thu hồi được nợ. Ngược lại, người thừa kế cố tình không trả nợ bằng cách từ chối nhận di sản mà pháp luật không qui định chủ nợ có quyền yêu cầu Tòa án cho nhận thay phần của người thừa kế đã từ chối nhận di sản, có nghiã là không đòi được nợ. Như vậy pháp luật qui định là người thừa kế không có quyền từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ cũng không có ý nghĩa pháp lý. Vì vậy, pháp luật nên qui định cho phép chủ nợ có quyền nhận phần di sản trong pham vi khoản nợ thay cho người thừa kế đã từ chối nhận di sản. Khoản 4 cho phép người đã từ chối nhận di sản có quyền hủy việc từ chối đó trong thời hạn từ chối nhận di sản. Bởi vì, từ chối nhận di sản là một hành vi pháp lý của người thừa kế. Người thừa kế thực hiện hành vi này nhằm mục đích tạo điều kiện cho những người thừa kế khác sẽ được hưởng lợi từ hành vi từ chối nhận di sản. Tuy nhiên, sau khi người thừa kế đã từ chối nhận di sản, nhưng vì lý do bị ép buộc hoặc bị lừa dối, thì có thể hủy việc từ chối đó. Nếu người thừa kế tiếp tục nhận di sản cũng không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế. Mặt khác, cần phải qui định người đã từ chối nhận di sản có thể hủy việc từ chối do bị lừa dối, ép buộc sẽ phù hợp với các qui định của pháp luật và nguyên tắc tự do, tự nguyện của các chủ thể. trong quan hệ dân sự. Theo qui định trong BLDS, thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là 10 năm, kể từ ngày mở thừa kế. Trong thời hạn này người thừa kế có quyền yêu cầu chia di sản, công nhận hiệu lực pháp luật của di chúc, công nhận tư cách thừa kế và không công nhận quyền thừa kế của người thừa kế khác.. Ở Việt Nam, đặc biệt tại các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo vấn đề tranh chấp về di sản rất ít xảy ra. Điều này có thể lý giải được thông qua truyền thống đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình và dòng họ, cho nên việc phân chia tài sản của gia đình hoặc chia di sản thừa kế được thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế. Mặt khác, việc phân chia di sản hoặc giao cho người thừa kế nào quản lý di sản còn phụ thuộc vào phong tục tập quán của từng vùng, từng miền. Ngoài ra, trong việc thờ cúng ông bà, cha mẹ, được thực hiện qua nhiều đời, nhiều thế hệ, nếu pháp luật qui định thời hiệu 10 năm như hiện nay không phù hợp truyền thống, tập quán và điều kiện kinh tế-xã hội Việt Nam, cho nên cần phải qui định thời hiệu dài hơn nữa và phù hợp với thời hiệu xác lập quyền sở hữu là 30 năm. Mặt khác, pháp luật cần qui định các quyền của người thừa kế để họ thực hiện các quyền đó trong. từng thời gian phù hop. Khi mở thừa kế, quyền quan trọng của người thừa kế là nhận di sản. Người thừa kế có quyền yêu cầu chia di sản, trừ một số trường hợp pháp luật qui định khác. Trường hợp người để lại thừa kế lập di chúc cho người khác hưởng, người được chỉ định trong di chúc yêu cầu Tòa án công nhận di chúc có hiệu lực pháp luật mà không yêu cầu chia di sản. Vấn đề này do nhiều nguyên nhân, như người thừa kế theo di chúc muốn xác định quyền của mình được hưởng di sản để cho những người thừa kế khác biết, tránh việc những người thừa kế theo pháp luật tẩu tán tài sản hoặc sử dụng tài sản không đạt hiệu quả mà người thừa kế theo di chúc không có quyền gi đối với họ. Hoặc có những trường hợp, người thừa kế yêu cầu Tòa án công nhận mình là người. thừa kế theo pháp luật của người để lại đi sản như công nhận con ngoài giá thú, con nuôi.. để họ thực hiện các quyền khác như quản lý di sản hoặc thờ cúng người đã chết. Trong trường hợp có người thừa kế vi phạm khoản 1 Điều 643 BLDS, những người thừa kế khác không yêu cầu chia di sản nhưng họ muốn yêu cầu Tòa án bác quyền thừa kế của người vi phạm đó để giao di sản cho người thừa kế khác cùng hàng quản lý sử dụng. Như vậy, phỏp luật cần phải qui định rừ quyền khởi kiện của người thừa kế tạo cơ sở pháp lý để họ thực hiện quyền thừa kế di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế. 2- Trong thời hạn này người thừa kế có các quyền sau đây:. b) Công nhận quyền thừa kế theo di chúc, theo pháp luật;. c) Bác quyền thừa kế của người thừa kế.
Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phan không quá một phan năm (1/5) di sản dùng vào việc thờ cúng thi phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản nhung không quá một phan năm(1⁄9) di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được. ghi rừ trong di chỳc. Quyền nghĩa vụ của người thừa kế. Điều này được xây dựng mới và tách ra từ Điều 636 BLDS. 1- Kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền nhận di san. 2- Việc nhận di sin có thể thực hiện bằng cách thông báo cho những người thừa kế. người quản lý di san hoặc cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc người thưa kế thực hiện các hành vi thể hiện ý chí của mình nhận di san. 3- Những hành vi sau đây duoc cot là nhận di san:. a) Người thừa kế chuyển quyền nhận di san cho người thừa kế khác;. b) Người thừa kế bán cho người khác quyền nhận di sản thừa kế:. c) Người thừa kế chết sau thời điểm mở thừa kế, coi như mặc nhiên nhận di san. Từ chối nhận di sản Bổ sung thêm khoản 3 và 4. 1- Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản. Việc từ chối này phải lập thành văn bản được giao cho người thừa kế, hoặc người quản lý di sản, hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2- Thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế. 3- Truong hợp người thừa kế từ chối nhận di san ma không thục hiện nghĩa vụ tài sản với người khác, thì người có quyền yêu cầu Tòa án cho nhận di san thay người thừa kế do. 4- Trong thời hạn từ chối nhận di sản, người thừa kế đã từ chối nhận di sản có quyền hủy bỏ việc từ chối đó, nếu bị lừa dối, ép buộc. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế Sửa đổi Khoản 1 và Khoản 3 như sau:. 2- Trong thời hạn này người thừa kế có các quyền sau đây:. b) Công nhận quyền thừa kế theo di chúc, theo pháp luật;. c) Bác quyền thừa kế của người thừa kế.