1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Cở sở lý luận và thực tiễn để ban hành Bộ luật Tố tụng về dân sự, kinh tế. lao động, hôn nhân và gia đình

201 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ sở lý luận và thực tiễn để ban hành Bộ luật Tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình
Tác giả Phan Hữu Thư
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Hồng Hạnh, TS. Hoàng Thế Liễn
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật kinh tế
Thể loại Luận án tiến sĩ luật học
Năm xuất bản 2001
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 201
Dung lượng 49,35 MB

Nội dung

Chương 1: TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆCXÂY DỰNG BỘ LUAT TỐ TUNG VE DAN SỰ, KINH TẾ, LAO ĐỘNG, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng Bộ luật t

Trang 1

[ BỘ GIAO DUC VÀ ĐÀO TẠO | BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Phan Hữu Thư

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN DE BAN HANH

BỘ LUẬT TÔ TỤNG VỀ DÂN SỰ, KINH TẾ, LAO DONG, HON NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số ais Bo od 8ð

LUAN AN TIEN SY LUAT HOC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC:

1 PGS.TS Lé Hong Hanh

2 TS Hoang Thé Lién

% ry,

Hà Nội - 2001

Trang 2

A pt che cung, win dé le phapr, cung nhe mot win dé

khac, tong bic ay, la vin dé ¢ det va lam ng

He Chi Mink

Trang 3

| OI CAM DOAN

gLôi xin cam doan đây là công trình nghiên

cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong

luận án là trung thực và chưa từng được aicông bố trong bất kỳ công trình nào khác

Trang 4

NHỮNG TU VIET TAT TRONG LUẬN AN

Bộ luật tố tung dân su

Ban chấp hành

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hợp đồng dân sựHợp đồng kinh tế

Hội đồng thẩm phán

Hội đồng xét xử

Japan International Cooperation Agency

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhat ban

Nhà xuất bản

Toà án nhân dân

Toà án nhân dân tối cao

Trách nhiệm hữu hạn

Tố tụng dân sự

Trung ươngUnited Nation Development Program

Chương trình phát triển Liên hiệp quốc

Uy ban nhân dân

Uy ban thường vụ Quốc Hội

Hội đồng thương mại quốc tế Liên hợp quốc

Đô la MỹCông ty VOEST ANPINE INTERTRADING

Viện kiểm sát

Việt Nam dân chủ cộng hoà

Việt Nam

Xã hội chủ nghĩa

Trang 5

Chương 1: TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC

XÂY DỰNG BỘ LUAT TỐ TUNG VE DAN SỰ, KINH TẾ, LAO

ĐỘNG, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng Bộ luật tố tụng về dân sự,

kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình

Tiền dé kinh tế, xã hội của việc xây dung Bộ luật tố tụng về dân sự,

kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình

Tiền đề chính sách và pháp luật

Cơ sở lý luận của việc xây dựng Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao

động, hôn nhân và gia đình

Cải cách về thủ tục-bước đột phá của cải cách tư pháp

Các quan điểm xây dựng Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động,

hôn nhân và gia đình

Tính thống nhất trong tổ chức và hoạt động của TAND-cơ sở lý luận

của việc xây dựng Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân

và gia đình

Lý luận và truyền thống pháp lý của Việt Nam về pháp luật tố tụng dân

sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình

Những xu hướng cải tổ pháp luật tố tụng ở một số nước và những kinh

nghiệm đối với việc xây dựng Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao

động, hôn nhân và gia đình Việt Nam

Chương 2: THỰC TRẠNG, THỰC TIẾN ÁP ĐỤNG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG

DAN SỰ, KINH TẾ, LAO ĐỘNG, HON NHÂN VÀ GIA BINH VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN

Đánh giá thực trạng pháp luật tố tụng dân sự, kinh tế, lao động, hôn

nhân và gia đình hiện hành

Giai đoạn từ năm 1945 đến 1989

Trang

14

26 26

Trang 6

Giai đoạn từ 1989 đến nay

Đánh giá về những quy định chung

Đánh giá về phần thủ tục

Đánh giá chung

Thực tiễn áp dụng pháp luật tố tung dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân

và gia đình và yêu cau tiếp tục hoàn thiện

Sự phân định không rõ ràng về mặt thẩm quyền

Sự vắng mặt những quy định về bồi thường thiệt hại dân sự trong vụ án

Chương 3: XÂY DỰNG DỰ THẢO BLTTDS - NHỮNG THÀNH QUẢ VÀ

NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP TỤC HOÀN THIỆNQuá trình xây dựng Dự thảo BLTTDS - những thành quả đã đạt được vànhững vấn đề tiếp tục hoàn thiện

Quá trình xây dựng Dự thảo BLTTDS

Về cơ cấu và nội dung các Dự thảo BLTTDS

Những thành qua đã đạt được của quá trình xây dựng BLTTDS

Những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện

Những kiến nghị hoàn thiện Dự thảo BLTTDS

Về phạm vi điều chỉnh của Dự thảo BLTTDS

Những kiến nghị hoàn thiện một số khái niệm và thuật ngữ dùng trong

Dự thảo BLTTDS

Những kiến nghị hoàn thiện Dự thảo BLTTDS

KẾT LUẬN

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIÁ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

78 80 99 107

160

163 164

167

174

186

190 192

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BCH TW khoá VIII khang định tiếp tục cải

cách tư pháp [22, tr.55-59], trong đó có chú trọng việc cải cách thủ tục tố tụng Việcxây dựng Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình cũng là

một trong những công việc nhằm triển khai chủ trương trên của Đảng ta Công cuộc

cải cách tư pháp ở nước ta có thực hiện thành công hay không phụ thuộc một phần

rất lớn vào công cuộc cải cách thủ tục tố tụng Việc ổn định và tiến tới khẳng định

một số thủ tục tố tụng chủ yếu ở VN là mấu chốt của cải cách thủ tục tố tụng Ngoài

Bộ luật TTHS đã được ban hành và sẽ còn được tiếp tục hoàn thiện để phù hợp với

chủ trương của Đảng ta được thể hiện trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BCH

TW khoá VIII |22, tr.57], trong thời gian tới Nhà nước ta cần ban hành Bộ luật tốtụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình Mục đích của việc ban hành

Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình là phải thể hiệnđược quan điểm của Đảng ta trong việc xây dựng và củng cố nhà nước pháp quyền.

Chúng ta đã và đang tiến hành công việc đổi mới toàn diện trong tất cả các lĩnhvực, trong đó việc cải cách tư pháp cũng được Đảng và Nhà nước rất quan tâm

Trong năm 1994 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung Luật tổ chức TAND

và Toà kinh tế đã đi vào hoạt động từ 01-07-1994 Năm 1995, Quốc hội lại tiếp tục

sửa đổi bổ sung Luật tổ chức TAND và từ 01-07-1996 có hai toà mới đi vào hoạt

động, đó là Toà lao động và Toà hành chính

Như vậy, khác với ở một số nước, nơi các toà chuyên trách được thành lập

riêng biệt, ở nước ta, các toà chuyên trách này không được thành lập thành một hệthống Toà án riêng mà được xây dựng thành các toà nằm trong hệ thống TAND Do

đó, mặc dù có những nét khác biệt về thẩm quyền nhưng nhìn chung các quy định

về thủ tục tố tụng đều là thủ tục tố tụng tư pháp, nghĩa là được thực hiện thông qua

hệ thống TAND

Trang 8

Trong thời gian vừa qua, Nhà nước ta đã ban hành các Pháp lệnh liên quan đến

hoạt động xét xử của các toà này Trước hết phải kể đến các Luật sửa đổi bổ sung

Luật tố chức TAND, sau đấy là các Pháp lệnh điều chỉnh các quan hệ tố tụng trong

từng lĩnh vực cụ thể, như Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh

Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp laođộng và cuối cùng là Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính

Đây là bước giao thời để tiến tới ban hành các Bộ luật về các lĩnh vực này Tuynhiên, việc ban hành nhiều Bộ luật về các thủ tục tố tụng khác nhau có thể sẽ gây ranhững khó khăn không cần thiết Do đó, quan điểm đã được Ban soạn thảo BLTTDS

chấp nhận là sẽ ban hành một Bộ luật tố tụng chung cho tất cả các lĩnh vực nêu trên

trừ lĩnh vực tố tụng hình sự

Thủ tục tố tụng hành chính tuy có những nét giống với thủ tục tố tụng về dân

sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình, nhưng cũng là một lĩnh vực tương đối

đặc thù Về vấn dé này còn nhiều điểm chưa thống nhất Có nhiều quan điểm chorằng cần tách loại hình tố tụng này riêng biệt với tố tụng về dân sự, kinh tế, laođộng, hôn nhân và gia đình Có những quan điểm khác lại cho rằng cần gộp lại vàchỉ nên xây dựng một Bộ luật tố tụng chung cho tất cả các quan hệ về dân sự, kinh

tế, lao động và hành chính Cũng có người cho rằng nên thống nhất chỉ có một loạihình tố tụng là tố tụng tư pháp và đã là thủ tục tố tụng thì không phân biệt, kể cả tố

tụng hình sự, tố tụng dân sự, kinh tế, lao động hay hành chính

Việc cần thiết phải xây dựng một Bộ luật tố tụng chung cho tố tụng về dân sự,

kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình đã được khẳng định Sự khẳng định đó thể

hiện qua việc Ban soạn thảo BLTTDS đang xúc tiến xây dựng Bộ luật này theohướng bao gồm cả các quy định tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân vàgia đình Trong mot thời gian dài, từ 1945 cho đến cuối những năm 80 chúng ta mớiban hành được Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự Mặc dù trong quátrình thực hiện, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự cũng còn bộc lộ nhiều

điểm khiếm khuyết nhưng đây là một bước phát triển mới về thủ tục tố tụng, là tiền

Trang 9

dé cho nhiều quy định của các thủ tục tố tụng sau này như thủ tục tố tụng kinh tế,

lao động, hành chính

Việc ban hành Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia

đình là không thể trì hoãn Hiện nay Nhà nước đang xúc tiến soạn thảo xây dựngBLTTDS theo hướng không chỉ giới hạn phạm vi điều chỉnh của Bộ luật trong khuônkhổ các quan hệ pháp luật tố tung dan sự, mà còn mở rộng sang cả các quan hệ tố

tụng kinh tế và lao dộng, hôn nhân và gia đình Việc nghiên cứu các cơ sở lý luận và

thực tiến để xây đựng Bộ luật tố tụng dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình

là một việc làm bức xúc, không những chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có giá trị

thực tiễn sâu sắc Ban soạn thảo BLTTDS từ Du thảo I đã quyết định dùng thuật ngữ

Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) để chi bộ luật tố tụng chung về dan sự, kinh tế, lao

dong, hôn nhân va gia đình Vì vậy, trong Luận án thuật ngữ BLTTDS và thuật ngữ

Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình được sử dụng cùng

mot ý nghĩa như nhau Tuy nhiên để nhấn mạnh ý nghĩa của dé tài chúng tôi xin

phé› được sử dụng thuật ngữ Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân

va gia đình khi nói về các diễn giải của tác gia trong quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng Bộ luật Ngoài ra để tôn trọng Ban soạn thảo Dự thao

Bộ lat, chúng tôi sử dụng thuật ngữ Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) là thuật ngữđược sử dụng chính thức trong quá trình xây dựng Dự thảo Bộ luật này

2 Mục đích của việc nghiên đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá, so sánh và tổng hợp thực trạngphá› luật và áp dụng pháp luật về tố tụng dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và giađìm, luận án làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng một Bộ luật

tố tng chung có phạm vi điều chỉnh mở rộng bao gồm không những chỉ các vấn đề

TTDS mà còn bao gồm cả các lĩnh vực khác như tố tụng kinh tế, lao động, hôn nhân

và ;ia đình Thông qua quá trình nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn của việcxây dựng Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình tác giả

đề tuất những ý kiến thiết thực để hoàn chỉnh BLTTDS (Dự thảo) và mở ra những

van dé mới để tiếp tục nghiên cứu trong tương lai

Trang 10

3 Đói tượng và phạm vỉ nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xâyđựng một bộ luật tố tụng chung có phạm vi điều chỉnh được mở rộng, bao gồmnhiều lĩnh vực như tố tụng dân sự, tố tụng kinh tế, tố tụng lao động Tác giả chútrọng khai thác một số vướng mắc của hoạt động thực tiễn trong thời gian qua, một

số mâu thuẫn và không thống nhất giữa lý luận và thực tiễn để thấy sự cần thiết phải

có một bộ luật mới mà phạm vi điều chính của nó không những được mở rộng mà

còn bao gồm những vấn đề từ trước đến nay chưa được xem xét Để đưa ra được các

cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn tác gia phải nghiên cứu thực tiến và các quy định

hiện hành có liên quan Sau khi khẳng định được các cơ sở lý luận và thực tiễn cần

va đủ để ban hành, tác giả đã kiến nghị một số điểm cụ thể để hoàn thiện Dự thảo

động) và đưa ra những cơ sở lý luận và thực tiễn để có thể xây dựng Bộ luật tố tụng

về dan sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình chung Sau đó để góp phân hoànthiện Dự thảo Bộ luật đang trong quá trình soạn thảo tác giả đã trình bày một sốquan điểm cá nhân và một số khuyến nghị Do Luận án thuộc chuyên ngành Luật

kinh tế (mã số 5.05.15) nên trong phạm vi nghiên cứu tác giả có chú trọng hon

những vướng mắc từ thực tiễn áp dụng pháp luật kinh tế và tố tụng kinh tế Luận án

không có tham vọng đi sâu phân tích tất cả các vấn đề liên quan đến nội dung, cơ

cấu cũng như hình thức của Bộ luật và chỉ dừng lại ở cơ sở lý luận và thực tiễn để

xây dựng Bộ luật Việc đưa ra các khuyến nghị đóng góp cho Dự thảo được coi là

một hệ quả tất yếu của việc xây dựng Bộ luật theo các cơ sở đã trình bày

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Trang 11

Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng các quan điểm của chủ nghĩaMác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quản

lý Nhà nước, quản lý xã hội, về vai trò của pháp luật và mối quan hệ giữa pháp luật

và kinh tế, về chính sách xây dựng luật pháp nói chung cũng như chủ trương, quan

điểm về việc xây dựng Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia

đình nói riêng

Ngoài các phương pháp nghiên cứu khoa học chung như phân tích, tổng hợp

trong quá trình hoàn thành bản luận án này còn sử dụng các phương pháp khác như:

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Luận án là một công trình nghiên cứu công phu và kéo dài trong nhiều nămcủa tác giả Đây là một công trình khoa học lần đầu tiên trình bày một cách có hệ

thống về các cơ sở pháp lý, lý luận và thực tiễn để xây dựng một Bộ luật lớn mà

phạm vi điều chỉnh của nó rộng chưa từng thấy trong lịch sử lập pháp của Nhà nước

ta Các cơ sở pháp lý, lý luận cũng như thực tiễn mà tác giả trình bày trong luận ánđược đưa ra dựa trên việc nghiên cứu, so sánh các Pháp lệnh đã được ban hành vềvấn đề này Tác giả cũng đã nghiên cứu một cách công phu công trình nghiên cứukhoa học cấp Bộ: "Một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiên của việc xây dựng Bộluật tố tung dan sự" mà TANDTC đã thực hiện Từ thực tiễn xét xử phong phú đa

dạng đã được nghiên cứu, tác giả đưa ra các khuyến nghị hoàn thiện để giúp Bansoạn thảo cũng như Tổ biên tập BLTTDS xem xét khi xây dựng Bộ luật Phần trìnhbày về phạm vi điều chỉnh và những kiến nghị hoàn thiện Du thảo BLTTDS vừa có ý

Trang 12

nghĩa như một đề xuất mang tính khoa học, vừa có giá trị thực tiễn đối với công việcxây dựng BLTTDS hiện đang được tiến hành Với tư cách là một thành viên trong

Tổ Biên tập Bộ luật tố tụng dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình, tác giả

đã có cơ hội thuyết trình trước Tổ về các quan điểm khoa học của mình và đã gópmột phần khiêm tốn giúp cho Tổ Biên tập cũng như Ban soạn thảo có được một cáinhìn tổng quát về những vấn đề quan tâm Luận án đã có những đóng góp không

những chỉ về mặt lý luận mà còn có một ý nghĩa hết sức thiết thực, nó giúp cho tiếntrình xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình được

triển khai nhanh hơn, tốt hơn

6 Những đóng góp mới của luận án

Đây là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc và có hệ thống vềnhiều vấn dé mà từ trước đến nay chưa được giải quyết hoặc chưa được giải quyết

triệt để Đó là các vấn đề về xác định theo nghĩa rộng phạm vi điều chỉnh của Bộluật; vấn đề tên gọi hoặc các thuật ngữ thống nhất dùng trong mot Bộ luật có tầm cỡ

như Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình Có những vấn

đề từ trước đến nay gây nhiều tranh luận cũng được luận giải rõ ràng; đó là vấn đềnghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng; vấn đề hoà giải, thủ tục vàhiệu lực của quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự; vai trò của VKSND;

sự tham gia của Hội thẩm nhân dân; vấn dé kháng cáo, kháng nghị theo trình tựphúc thẩm và giám đốc thẩm; thủ tục rút gọn Trên cơ sở nghiên cứu sâu sắc hoạtđộng thực tiễn của các TAND, tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục nhữngthiếu sót trong các Pháp lệnh tố tụng đang hiện hành Đó là các vấn dé về thẩm

quyền; bồi thường thiệt hại dân sự trong vụ án kinh tế, lao động Lần đầu tiên tác giả

đề nghị đưa phần thủ tục riêng giải quyết các vụ việc phát sinh từ các quan hệ hôn

nhân và gia đình vào trong Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và

gia đình

Trang 13

7 Nội dung của luận án

Trang 14

Chương |

TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

CUA VIỆC XÂY DUNG BỘ LUAT TO TUNG VỀ DAN SỰ, KINH TẾ,

LAO ĐỘNG, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

1.1 Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng Bộ luật tố tụng về dân sự,kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình

Bảy mươi năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN, đất nước và

Nhân dân ta đã đi từ thang lợi này đến thắng lợi khác Qua hai cuộc kháng chiếntrường kỳ và gian khổ, Đảng Cộng sản VN đã lãnh đạo toàn dân tộc giành thắng lợi

vẻ vang Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra một giai đoạn mới: Giai đoạn xây

dựng chủ nghĩa xã hội trong toàn nước VN thống nhất Tuy vậy, những năm tháng

sau đó VN liên tiếp gặp phải những khó khăn về mặt kinh tế Đất nước VN đã phải

đối đầu với chiến tranh biên giới, rồi nạn “thuyền nhân” ồ ạt Trên mặt trận ngoạigiao cũng gặp không ít những khó khăn Trước bối cảnh đó, Đại hội VI của Đảng

Cộng sản VN năm 1986 đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, từng bước đưa VNthoát khỏi khủng hoảng, di dần vào thế ổn định và bước sang một thời kỳ phát triểnmới Đại hội VI của Đảng là một cái mốc quan trọng, là điểm xuất phát đích thựccủa mọi điểm xuất phát Từ điểm xuất phát quan trọng đó, cùng với những tiến bộ

trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao; những bước cải cách hành chính và cảicách tư pháp đầu tiên được tiến hành, nhiều Bộ luật, Pháp lệnh đã ra đời

Thế giới trong sự vận động không ngừng của nó đã luôn tạo ra những tháchthức cho con người Ngược lại, con người trong cuộc đấu tranh sinh tồn và cải tạo

thế giới lại không ngừng hoàn thiện mình và hoàn thiện xã hội bằng cách tạo ra các

quy luật cho mình và cho xã hội Như Montcsdqicu đã nhìn nhận từ năm 1748 rằng:

“Con người, như một thực thể vật lý, cũng bị các quy luật bất biến cai trị, giống như

Trang 15

mọi vật thể khác Nhưng con người, là một thực thể có trí tuệ, lại không ngừng vi

phạm các luật do Thượng đế quy định, và thay đổi ngay cả các luật do chính mình

quy định ra Con người phải tự dân dat lấy mình, nhưng ho lại bị hạn chế, hay phạmđiều đốt nát và lầm lẫn như tất cả các trí tuệ hữu hạn, có khi họ đánh mất cả những

kiến thức đơn sơ của mình nữa” |36, tr.41 | Tất nhiên, con người muốn thay đối luật

của Đấng tạo hoá hay luật của chính mình thì cũng chỉ có thể thực hiện trong mộtbối cảnh xã hội cho phép Đó là chúng ta nói đến những tiền đề để con người tạo ra

pháp luật Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác đã chỉ rõ mối quan hệ biện

chứng hợp quy luật giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng

và kiến trúc thượng tầng Quan hệ sản xuất hợp thành kết cấu kinh tế là cơ sở hạ

tầng, cơ sở hạ tầng này quyết định sự hình thành và phát triển của kiến trúc thượng

tầng trong đó có Nhà nước và pháp luật theo từng giai đoạn lịch sử nhất định Cơ sởkinh tế, chế độ sở hữu quyết định kiến trúc thượng tầng chính trị - pháp lý, mối quan

hệ sản xuất tạo ra các quan hệ pháp luật và những hình thức cầm quyền của Nhànước phù hợp với các quan hệ pháp luật và quan hệ sản xuất Với quan điểm nêu

trên của Mác, chúng ta khẳng định rằng Nhà nước và pháp luật được xây dựng và

củng cố phù hợp với quy luật khách quan, tính chất và trình độ của lực lượng sản

xuất [43, 13] Như vậy, để xây dung một văn bản pháp luật, một Bộ luật, một văn

bản quy phạm pháp luật phải tính đến các điều kiện chín muồi về mặt khách quan

va chủ quan Đó chính là các tiền đề về mặt kinh tế, xã hội và pháp luật BLTTDS

cũng không nằm ngoài đòi hỏi này

1.1.1 Tiền đề kinh tế, xd hội của việc xây dung Bộ luật tô tụng về dan sự,kinh tế, lao động, hôn nhán và gia đình

“Thang lợi của cách mạng nước ta thật là to lớn đồng thời những khó khăn mà ta vượi

qua cũng rất to lon.” [26]

1.1.1.1 Sự chuyển đối sang nền kinh tế thị trường dẫn đến hình thành nhiềuhình thức sở hữu khác nhau Các hình thức sở hữu này ngày càng phát triển và đangthúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Chế độ sở hữu XHCN được hình

Trang 16

thành, phát triển và được khẳng định từ những năm 1950, đặc biệt tại Điều 11 Hiến

pháp năm 1959 đã quy định: “Ở nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trong thời kỳ quá

độ, các hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất hiện nay là hình thức sở hữu củaNhà nước tức là của toàn dân, hình thức sở hữu của hợp tác xã tức là hình thức sở

hữu tap thể của nhân dân lao động” |3| Trong những năm sau chiến thắng 1975, chế

độ sở hữu XHCN về tư liệu sản xuất được quy định trong Hiến pháp 1980 cũng baogồm hai thành phần chủ yếu đó là: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn

dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể Từ sau Đại hội VI củaĐảng Cộng sản VN năm 1986 cơ chế kinh tế đã từng bước được chuyển đổi từ đódan đến việc hình thành nhiều hình thức sở hữu khác nhau Bat đầu từ việc áp dụng

cơ chế khoán trong nông nghiệp trên nguyên tắc hợp tác xã hay tập đoàn sản xuất

chịu trách nhiệm làm đất, tưới tiêu, cung cấp hạt giống, phân bón và phòng trừ sâu

bệnh, nông dân chịu trách nhiệm cày cấy, chăm sóc và thu hoạch sau đó nộp một

phần sản phẩm cho hợp tác xã và giữ phần còn lại để sử dụng hoặc bán trên thị

trường tự do nếu họ muốn Theo Theo hướng rồng bay: cải cách kinh tế ở Việt Nam

của Viện Harvard về phát triển quốc tế thì trong công nghiệp, vào tháng 3 năm

1989, ngoại trừ ba mặt hàng xăng đầu, điện và vận tải, giá cả mọi hàng hoá đềuđược thả nổi Vật tư cũng như sản phẩm đều được phân phối qua thị trường thay vì

qua kế hoạch Các doanh nghiệp được mở rộng quyền tự chủ vào năm 1989 CũngTheo hướng rồng bay: cải cách kinh tế ở Việt Nam thì đến năm 1990 tất cả các chitiêu kế hoạch đều bị loại bỏ ngoại trừ một chỉ tiêu duy nhất, là chỉ tiêu nộp ngân

sách nhà nước, mà về bản chất là thuế lợi tức' Các doanh nghiệp hầu như hoàn toàn

tự do quyết định sản xuất những gi va đem bán cho ai 40, tr.6| Về đất đai, các

doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân đều có thể sử dụng nhưng lại phải thông qua

các cơ chế khá phức tạp dù đã từng bước được cải tiến, nhất là sau khi ban hành

Luật đất đai năm 1993 Hệ thống các Ngân hàng thương mại cũng có những thay đổiđáng kể Kể từ năm 1990 các Ngân hàng thương mại đã chuyển sang hoạt động theo

cơ chế thị trường Các ngân hàng phải trả lãi cho những người gửi tiền tại ngân hàng

' Nhận định này chưa thực sự chuẩn xác vì cho đến nay vân còn những loại chỉ tiêu kế hoạch nhất định và nộp ngân sách van còn là một quy chế bát buộc bên cạnh các nghĩa vụ thuế.

Trang 17

và cho vay với lãi suất đủ cao để có lời Rõ ràng là hệ thống ngân hàng đã có chuyển

biến Năm 1993, các Ngân hàng không còn cho vay thoải mái như trước đây mà họphải tự hạch toán, có nghĩa là lượng vốn cho vay phải được căn cứ theo lượng tiền

gửi Tuy có nhiều thay đổi song vấn đề sở hữu trong quá trình chuyển đổi từ nền

kinh tế kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường có điều tiết là một vấn đề phức tạp

Một mặt sự chuyển đổi phải có định hướng và có điều tiết theo các chính sáchthượng tầng Mặt khác sự chuyển đổi này ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi sự pháttriển khách quan của xã hội Tuy vậy để cho một thị trường hoạt động tốt, theo Giáo

sư Dwight H.Perkins thì cần có 5 yếu tố sau đây:

i Kiểm soát lạm phát và cân đối thu chi để Chính phủ không bị cám đỗ quaytrở lại với cơ chế khống chế giá cả, từ đó hạn chế trong mức cung hoặc bằng cách

bắt người dân phải xếp hàng hoặc phân phối hàng hoá theo chế độ hành chính bao

cấp thay vì thông qua thị trường

ii Vật tư sản phẩm cũng như các nhân tố sản xuất phải luôn có san để trao đối

trên thị trường chứ không nên được phân phối qua bộ máy hành chính quan liêu

iii Giá cả phải phan ánh đúng sự khan hiếm tương đối của các tài nguyêntrong nền kinh tế

1V Phải có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

v Các nhà quản lý doanh nghiệp phải tuân theo các quy luật của thị trường, cónghĩa là họ phải tìm cách tối đa hoá lợi nhuận chứ không phải tăng số lao động hay

tối da hoá giá trị tổng sản phẩm, và họ phải làm được điều này bang cách tăng doanh

thu hay cắt giảm chi phí Tăng lợi nhuận bằng cách trốn thuế hay xin trợ cấp củaChính phủ không phải là cách hoạt động đúng dan trong nền kinh tế thị trường

Theo Ông H.Perkins, ở VN, việc này chưa thực hiện được vào những năm

1993-1994 [40, tr.8-11] Từ những năm 1993-1993-1994, VN đã cổ phần hoá đối với một sốdoanh nghiệp quốc doanh Gan đây, việc cổ phần hoá không những chỉ được thé

hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật mà còn được thực hiện trong thực tế Như

vậy cùng với việc hình thành và phát triển một nên kinh tế hàng hoá nhiều thành

Trang 18

phan, Chính phủ VN đã xây dựng những tiền đề về mặt kinh tế xã hội phù hợp với

sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường Một trong những cố gắng của VN tronggiai đoạn này là điều tiết thị trường trên cơ sở điều tiết giá của các sản phẩm trongthị trường nội địa đồng thời điều tiết tỷ giá trao đổi giữa đồng tiền trong nước vàngoại tệ để khuyến khích sản xuất trong nước

1.1.1.2 Sự phát triển các hình thức sở hữu dân đến sự cần thiết phải bảo vệ các

quan hệ sở hữu Điều này đã tạo những tiền dé cần thiết và quan trọng có ảnh hưởng

quyết định đến sự phát triển pháp luật nội dung và tất yếu dẫn đến việc thay đổi vàhoàn thiện pháp luật tố tụng Tuy vậy, cũng cần thấy rằng chúng ta không những chỉphải xây dựng một thủ tục tố tụng phù hợp với pháp luật về nội dung mà cần thiết

phải tạo ra một thủ tục bình đẳng cho các thành phần kinh tế để mỗi một doanh

nghiệp thực sự được bình đẳng trước pháp luật trong cả hoạt động sản xuất kinh

doanh lẫn trong tham gia tố tụng Thực tiễn xét xử của các Toà kinh tế trong thờigian qua cho thấy nhiều doanh nghiệp đã rất e ngại khi phải ra trước toà thậm chí

không phải với tư cách bị đơn mà ngay cả với tư cách nguyên đơn Theo Báo cáo

chuyên đề về các lĩnh vực của khung pháp luật kinh tế tại VN (Kỷ yếu Dự án

VIE/94/003: “Tang cường năng lực pháp luật tai VN”) [35, tr.61] thì tại Ha Nội,

trung tâm kinh tế lớn của cả nước với khoảng hơn 2000 doanh nghiệp đang hoạtđộng nhưng năm 1995 mới thụ lý 16 vụ án kinh tế Trong những năm gần đây số vụ

án kinh tế tuy có tăng nhưng vẫn chưa đạt tới số lượng tranh chấp kinh tế mà trọngtài kinh tế giải quyết hàng năm trước đây khi chưa thành lập Toà Kinh tế Nếu so

sánh các vụ tranh chấp dân sự đã thụ lý ở cấp sơ thẩm với các tranh chấp kinh tế thìcàng thấy rõ điều đó Theo Báo cáo tổng kết ngành toà án năm 1999 thì trong năm

1999, toà án cấp sơ thẩm đã thụ lý 129.215 vụ án dân sự, tăng 14.971 vụ so với năm

1998 Trong lúc đó các tranh chấp kinh tế được thụ lý trong năm 1999 là 1280 vụ so

với năm 1998 giảm 2 vụ Nói chung tâm lý các bên tranh chấp đều không thích khởikiện trước toà vì sợ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, ngại sự phiền hà và án phíquá cao Theo kết quả điều tra của Sở Tư pháp Hà Nội thì trong 300 doanh nghiệp cảNhà nước và Tư nhân được hỏi ý kiến thì:

- 72,5% cho rằng nên tự hoà giải

Trang 19

- 65,8% cho rằng nên hoà giải thông qua trọng tài

- 33,3% cho rằng nên kiện ra toà

Xuất phát từ thực tế là sự thay đổi các hình thức sở hữu dẫn đến thay đổi về

bản chất và nội hàm của các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ giữa những chủ sở

hữu khác nhau này, nhu cầu về một văn bản pháp luật phân định rõ ràng thẩm quyền

và thủ tục giải quyết các tranh chấp này đã trở nên ngày càng bức xúc

1.1.1.3 Đất nước ta đang xây dung một xã hội công dân Trong cơ chế trước

đây, lợi ích cá nhân không được coi trọng đúng mức Pháp luật chỉ thiên về bảo vệcác lợi ích tập thể và nhà nước Các lợi ích này chủ yếu được bảo vệ bằng biện pháp

hành chính và hình sự Chính vì lẽ đó sự tranh tụng giữa cá nhân với cá nhân hoặc cá

nhân với tổ chức thường ít được thực hiện thông qua thủ tục tố tụng dân sự Trong

giai đoạn hiện nay, việc bảo vệ các lợi ích rất khác nhau cần phải được thực hiện

trên cơ sở của các nguyên tắc bình đẳng mà trong đó thủ tục tố tụng là biện pháp

hữu hiệu để thực hiện các nguyên tắc đó Trong một thời gian tương đối dài, trongtiém thức của nhiều cán bộ, nhân dân thi cơ quan công an, kiểm sát và các cơ quanchính quyền địa phương là các cơ quan có thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề.Việc khởi kiện ra trước Toà dân sự để yêu cầu pháp luật bảo vệ các quyền và lợi ích

chính đáng của cá nhân và pháp nhân chưa được quan tâm đúng mức Trong một sốtrường hợp cá nhân và pháp nhân cũng như một số cơ quan tiến hành tố tụng còn

muốn hình sự hoá các việc về dân sự và kinh tế, tạo một không khí nặng nề trong

đời sống xã hội Ngược lại, khi có các tranh chấp phát sinh giữa công dân với phápnhân, giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân thì tình trạng đối xử bất

bình đẳng còn xảy ra Trong lịch sử lập pháp của nước ta cũng như trên thế giới

trước đây đều có tình trạng các vi phạm pháp luật đều được hình sự hoá Trong một

số trường hợp hạn hữu các vấn đề dân sự được quy định trong hình luật Cần phải

nhìn nhận một cách đúng đắn là trong một xã hội công dân thì các quy định về hình

sự càng ngày càng thu hẹp lại để nhường chỗ cho các quy định dân luật phát triển

Việc ban hành Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác về kinh tế, lao động,hôn nhân và gia đình và việc soạn thảo Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động,

Trang 20

chọn cơ quan tài phán để giải quyết các tranh chấp kinh tế đã phần nào tạo cơ hội

cho các doanh nghiệp bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình Tuy vậy,

do các phán quyết của trọng tài lại không mang tính cưỡng chế thi hành nên nhiều

khi tranh chấp đã giải quyết xong nhưng lại không thi hành được Điều này đã tạo

tâm lý thiếu tin tưởng trong các đương sự đối với các cơ quan tài phán phi chínhphủ Việc xây dựng một Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và

gia đình là rất cần thiết nhằm khẳng định một cách rõ ràng quyền được lựa chọn cơquan tài phán của các đương sự, mặt khác cũng thể chế hoá khả năng cưỡng chế thi

hành các phán quyết của cơ quan tài phán phi chính phủ mà trước đây trong thực tế

chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa trọn vẹn Đối với các doanh nghiệp điềunày lại càng cần thiết vì trên cơ sở quy định của pháp luật họ có thể thực hiện

phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phù hợp với mong muốn,

nhất là trong trường hợp họ không muốn phải ra toà để bảo đảm uy tín kinh doanh và

nghề nghiệp của mình

1.1.2 Tiên đề chính sách và pháp luật

1.1.2.1 Những chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế thị trường

Những quyết sách quan trọng của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đầu đổi mới

đã tạo ra đột phá trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế và mở đầu quá trìnhkết cấu lại nền kinh tế nước nhà Trong những năm 1979-1980 nền kinh tế VN lâmvào tình trạng khủng hoảng sâu sắc Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 6 (khoá V1) chỉ

rõ “Tháng lợi của Cách mạng của nước ta thật là to lớn đồng thời những khó khăn

Trang 21

mà ta vượt qua cũng rất to lớn Điều đặc biệt quan trọng là người lao động thiếu

hang hái sản xuất” |26] Trước tình hình đó, Đảng ta chủ trương chuyển dan sang cơ

chế sản xuất hàng hoá với nhiều giải pháp theo trình tự bước đầu thừa nhận kinh tế

hộ với nhiều thành phan, tiến tới cho các hộ xã viên mượn đất, sau đó ồn định thumua lương thực, điều chỉnh giá mua nông sản, để rồi thực hiện mua theo giá thoảthuận, tiến tới bãi bỏ việc phân phối định suất nhằm hạn chế mức trích lập quỹ tậpthể để tăng thu nhập cho xã viên và cuối cùng là sự thừa nhận kinh tế gia đình nhưmột bộ phận hợp thành của kinh tế xã hội chủ nghĩa Theo "Báo cáo tổng kết hợp tác

xã nông nghiệp 1958-1990 định hướng hợp tác xã nông nghiệp thời kỳ sau 1990” thì

thực hiện chủ trương khoán đến nhóm và người lao động, tháng 1 năm 1981 hộ giađình nông dân trồng lúa được tự chủ ba khâu trong quá trình sản xuất nông nghiệp:gieo mạ, cấy trồng, chăm bón và thu hoạch Hợp tác xã đảm nhiệm 5 khâu: làm đất,thủy lợi, bảo vệ thực vật, giống và phân hoá học Quyền chi phối quá trình tái sảnxuất vẫn thuộc về Ban quản lý hợp tác xã Mặc dù vậy, so với thời kỳ 1976-1980năng suất lao động đã tăng 23,8%, sản lượng lương thực tăng 27%, diện tích cây

công nghiệp tăng 62,1%, đàn bò tăng 33%, dan lợn tăng 22,1% Bình quân lương

thực đầu người năm sau cao hơn năm trước (1981: 273kg, 1985: 304kg) Tuy nhiên,

Chỉ thị 100 ngày 5-4-1988 của Ban Bí thư về cơ chế khoán trong nông nghiệp vẫn

còn nhiều hạn chế do cơ chế tập trung quan liêu chưa được tháo gỡ, cơ chế quản lý

nội bộ hợp tác xã, nhất là vai trò kinh tế hộ gia đình chưa được khẳng định Bộ máy

quản lý céng kénh, mức khoán giao động thiếu ổn định đã dần dần triệt tiêu động

lực kinh tế mới được khơi dậy Hậu quả là hợp tác xã lại đứng trước nguy cơ mới.Năm 1987 sản lượng lương thực giảm gần | triệu tấn, mức Nhà nước huy động giảmgần 40 van tấn Trong hai năm liền 1987-1988, nạn đói đã xảy ra ở một số vùng.Đứng trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được vai trò to lớn của

nông nghiệp và xem xét kỹ hai vấn dé cơ bản đang dat ra để đẩy mạnh nông nghiệpphát triển Một, phải bảo đảm lợi ích kinh tế nông dân thì sản xuất nông nghiệp mới

có động lực Hai, vai trò của kinh tế hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp cũngnhư mối quan hệ kinh tế giữa kinh tế hộ gia đình và hợp tác xã phải được xác lậpđúng

Trang 22

Trước tình hình đó, nhằm khác phục những hạn chế của Chi thi 100, ngày 5

tháng 4 năm 1988, Bộ Chính trị khoá VI đã ra Nghị quyết 10 và sau đó là Hội nghị

BCH TW Đảng lần thứ 6 khoá VI đã ra Nghị quyết với những chủ trương đúng đắn,

kịp thời Các nghị quyết này chủ yếu thúc đẩy quá trình giải phóng sức sản xuất,chuyển nên nông nghiệp tự cấp tự túc ở nhiều vùng sang sản xuất hàng hoá nhiềuthành phan Nội dung của các nghị quyết này cũng nhằm thực hiện điều chỉnh mộtbước quan trọng về sở hữu tư liệu sản xuất, giao khoán ổn định lâu dài ruộng đất đến

hộ gia đình nông dân, hoá giá các tư liệu sản xuất khác và cơ sở vật chất kỹ thuật

của hợp tác xã trước đây mà tập thể quản lý kém hiệu quả Khuyến khích nông dân

mua sắm công cụ sản xuất và trâu bò cày kéo, khẳng định vai trò tự chủ của hộ gia đình, thực hiện cơ chế phân phối theo lao động và xóa bỏ chế độ theo công điểm và

hiện vật Xã viên hợp tác xã chỉ còn một nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước và thực

hiện các nghĩa vụ hợp đồng, sản phẩm còn lại được tự do lưu thông, thương mại hoá

vật tư, khuyến khích sản xuất và làm giàu chính đáng Các nghị quyết này của Đảng

cũng lần đầu tiên thừa nhận sự tồn tại và khuyến khích phát triển kinh tế cá thể, kinh

tế tư nhân, Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng và được bình đẳng trước pháp luật

[48, tr.139]

Từ những chủ trương đúng đắn đó của Đảng và Nhà nước, ở nước ta đã hìnhthành động lực kinh tế mới thúc đẩy phát triển sản xuất Lợi ích kinh tế của người

nông dân đã được coi trọng Bước đầu giải quyết mối quan hệ ba lợi ích: Nhà nước,

tập thể và người lao động, trong đó chú trọng lợi ích của người lao động Kết quả là,

theo một điều tra xã hội hoc ở tinh Hải Hung năm 1990 thì 97,4% nông dân đượchỏi muốn giữ nguyên hoặc được nhận thêm ruộng khoán, trong đó muốn giữ nguyên

là 52,3% và nhan thêm là 43,03% |25, tr 96]

Để nông nghiệp tiếp tục phát triển làm cơ sở phát triển toàn bộ nền kinh tế,

Đảng và nhà nước ta đã nhận thức được là cần phải đặt sự phát triển nông nghiệp

nông thôn theo sản xuất hàng hoá hướng tới quá trình hiện đại hoá, công nghiệp hoá

đất nước Thực hiện nhất quán kinh tế nhiều thành phần, gắn sản xuất với thị trường,

mở rộng thị trường trong và ngoài nước, giải quyết được đầu vào và đầu ra để nông

dân yên tâm với nhiệm vụ sản xuất Có thể, có người cho rằng các chính sách về

Trang 23

nông nghiệp không hề liên quan đến việc ban hành Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh

tế, lao động, hôn nhân và gia đình Nhưng nhìn về bản chất thì chính các chính sáchđúng dan của Dang va Nhà nước ta về nông nghiệp đã tạo tiền dé không những để

xây dựng Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình mà còn

là tiền dé để xây dựng nhiều bộ luật khác như Bộ luật dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ

luật TTHS

1.1.2.2 Chính sách kinh tế đúng dan đối với doanh nghiệp nha nước

Điểm mấu chốt trong chính sách kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước là xáclập quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của xí nghiệp nhằm phát huy mọi tiềm năng

trên cơ sở giải phóng sức sản xuất Từ Nghị quyết TW Đảng lần thứ 6 khoá VI năm

1979, Đảng đã chủ trương xác lập vai trò và quyền tự chủ kinh doanh của các xí

nghiệp quốc doanh, khuyến khích lợi ích kinh tế của người lao động Văn kiện Đạihội Đảng toàn quốc lần thứ 5 và các văn bản của Chính phủ đã xác định mở rộng,quyền chủ động sáng tạo, xác lập quyền tự chủ cho các đơn vị sản xuất kinh doanh,lấy đơn vị cơ sở làm trung tâm của quá trình cải tiến quản lý Từ năm 1987 cơ chế

quản lý kinh tế đối với doanh nghiệp nhà nước được đổi mới, bảo đảm cho các xínghiệp kinh tế quốc doanh có quyền thực sự chuyển sang hoạch toán kinh doanh.Hội nghị TW 3 khoá VI năm 1989 đã cụ thể một bước quan điểm này: Các xí nghiệpquốc doanh chuyển sang hoạt động tự chủ hoạch toán kinh doanh, đổi mới cơ chế

san xuất kinh doanh bao đảm quyền tự chủ cho các đơn vị cơ sở Chủ trương của

Đảng về đối mới doanh nghiệp nhà nước đã được thể chế hoá bằng pháp luật màtrước hết cần phải kể đến Quyết định 217/HĐBT ngày 14-11-1987 của Hội đồng Bộtrưởng ban hành các chính sách đổi mới kế hoạch và hoạch toán kinh doanh xã hộichủ nghĩa đối với xí nghiệp quốc doanh và Quyết định ban hành những quy định bổ

sung Quyết định 217/HDBT ngày 14-11-1987 của Hội déng Bộ trưởng ngày

2-12-1989 Các văn ban này đã đánh dấu một bước ngoat quan trọng đối với các xí nghiệpquốc doanh từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế hoạch toán

kinh doanh XHCN, trên cơ sở được tự chủ sản xuất kinh doanh nhằm từng bước tháo

sỡ những khó khan để thúc đầy sản xuất phát triển (48, tr.143] Dai hội Đảng toàn

Trang 24

quốc lần thứ VII năm 1991 vẫn tiếp tục khẳng định xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp,

hình thành đồng bộ và vận hành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tạo

điều kiện môi trường cho các doanh nghiệp phát triển Cũng như đối với nôngnghiệp, vấn dé quan trọng nhất để các doanh nghiệp nhà nước phát triển là phải baođảm được lợi ích của người lao động, kích thích họ sản xuất kinh doanh để họ thực

sự làm chủ xí nghiệp gắn trách nhiệm và quyền lợi của họ vào xí nghiệp Trước tình

hình đó, Dang ta dé ra chính sách cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước nhằm đổi

mới các doanh nghiệp nhà nước, mở rộng tiềm năng, tạo khả năng cạnh tranh lành

mạnh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, thực sự chủ động trong hạch toán

kinh tế

1.1.2.3 Chính sách kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thi

trường có sự quản lý của Nhà nước

Sau hơn 10 năm tìm tòi, thể nghiệm và tổng kết thực tiễn, Nghị quyết Đại hộiVII của Dang đã khẳng định phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo

cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Phải nói rằng tư tưởng đổi mới đã xuất hiện trong Nghị quyết TW 6 khoá V năm

1979 nhưng phải đến Đại hội VI bước ngoat về quan điểm đổi mới mới được khangđịnh đó là VN có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản

chủ nghĩa nhưng phải đi theo con đường phát triển hàng hoá Hội nghị TW lần thứ 6

khoá VI đã khẳng định tinh chất nhiều thành phần trong sản xuất hàng hoá ở nước

ta, mỗi thành phần kinh tế được quy định bởi một hình thức sở hữu tư liệu sản xuất,

như vậy đa dạng hoá các hình thức sở hữu vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của

nhiều thành phần kinh tế Khi đất nước chuyển sang kinh tế hàng hoá thì sự pháttriển kinh tế quốc dân phải thông qua cơ chế thị trường Bản chất của cơ chế thị

trường là nền sản xuất hàng hoá được điều tiết theo nhu cầu của xã hội, người lao

động hoặc chủ sở hữu sản xuất kinh doanh phải đầu tư tính toán để làm lợi chochính minh từ đó thúc đẩy sự phát triển của xã hội Tất nhiên, nền kinh tế vận hànhtheo cơ chế thị trường đòi hỏi phải có những chính sách đúng đắn điều tiết để tránh

dân đến sự hỗn loạn về kinh tế, và hậu quả là làm cho các doanh nghiệp bị phá sản,kinh tế của nước nhà lâm vào khủng hoảng Kinh tế nhiều thành phần tạo ra các

Trang 25

quan hệ xã hội mới cần được điều chính bang những van bản pháp luật thích hợp vàbằng những thủ tục pháp lý và cơ quan tài phán thích hợp

1.1.2.4 Chính sách mở cửa

Từ trước năm 1986 VN là một nước khép kín, chủ yếu chỉ quan hệ với các

nước trong hệ thống XHCN Vì vậy nước ta chịu ảnh hưởng tương đối nặng nề cơ

chế tập trung quan liêu bao cấp trong tất cả các lĩnh vực Sau khi Liên Xô tan rã, các

nước XHCN Đông Âu sụp đổ, nước ta đã bắt đầu quan tâm mở rộng quan hệ kinh tế

vGi các nước trong khu vực và các nước tư bản chủ nghĩa trên toàn thế giới, khai

thông chính sách kinh tế mở cửa theo chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước ta

từ Đại hội VI của Đảng Chính sách kinh tế mở cửa một mặt, tăng cường xuất khẩucác sản phẩm do VN sản xuất, giao lưu hàng hoá với các nước ngoài, trên cơ sở đó,mặt khác, khuyến khích sản xuất hàng hoá trong nước phát triển Từ chính sách kinh

tế mở cửa của Dang và Nhà nước, đã phát động một tinh thần sản xuất hang say đốivới tất cả các thành phần kinh tế Trong những năm đầu vận dụng chính sách kinh tế

mở, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng lên rõ rệt Nếu như năm 1991 kimngạch xuất khẩu đạt 2,08 tỷ đôla và nhập khẩu đạt 2,388 tỷ đôla thì đến năm 1993ước tính xuất khẩu dat 3 tỷ đôla và nhập khẩu 2,505 tỷ đôla [15] Nhờ có chính sách

kinh tế mở cửa VN đã trở thành thị trường thu hút đầu tư của một số nước Trước

khủng hoảng kinh tế Chau A năm 1999, các du án đâu tư nước ngoài vào VN tang

không ngừng VN mo rộng quan hệ thương mại với trên 100 nước trên thế giới

Trong những tháng đầu của năm 2000 nên kinh tế của các nước Châu A và khu vực

đã dần dan ổn định và đầu tư của nước ngoài vào VN lại tiếp tục được nhích lên

Chính sách kinh tế mở cửa của Đảng và Nhà nước ta một mặt được dựa trên các chủ

trương đúng đắn của Dang thông qua các kỳ đại hội, đông thời Nhà nước và Chínhphủ cũng đã kịp thời ban hành các văn bản pháp luật để điều tiết các quan hệ xã hội

mới phát sinh từ các chính sách đó và đương nhiên từ thực tiến này cho thấy cũng

cần thiết phải ban hành các quy định về tố tụng để xử lý về mặt hình thức các quan hệ

xã hội vừa được điều tiết

Trang 26

1.1.2.5 Sự ra đời của Hiến pháp 1992 tạo tiền đề về mặt lập pháp quan trọng,

chính thức đưa nền kinh tế VN phát triển theo cơ chế thị trường có điều tiết Năm

1992, Hiến pháp mới của nước CHXHCNVN ra đời, tạo tiền đề quan trọng về mat

lập pháp khẳng định đường lối đổi mới của Đảng và đưa cả nước phát triển sang nền

kinh tế nhiều thành phần Hiến pháp 1992 thể hiện một cách đậm nét đường lối đổimới của Đảng, mà trước hết coi trọng đổi mới kinh tế Điều 15 Hiến pháp 1992 đã

khẳng định: “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ

chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN Cơ cấu kinh tế

nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trênchế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và

sở hữu tập thể là nền tảng” Điều 24 của Hiến pháp cũng tuyên bố: “Nha nước thốngnhất quản lý và mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển các hình thức quan

hệ kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập,

chủ quyền và cùng có lợi, bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong cả nước” Điều 25 Hiến

pháp 1992: “Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn,

công nghệ vào VN phù hợp với pháp luật VN, pháp luật và thông lệ quốc tế; bảo

đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyển lợi khác của các tổ

chức, cá nhân nước ngoài, không bị quốc hữu hoá” Tại Điều 16 Hiến pháp 1992

khẳng định rõ mục đích của sự phát triển kinh tế là “làm cho dân giàu nước mạnh,

đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở giải

phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế ”

[4] Hiến pháp 1992 xác định rất rõ các hình thức và thành phần sở hữu va địa vị

pháp lý của từng loại sở hữu đó Đó là hình thức sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sởhữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng Hiến pháp 1992cũng quy định các thành phần kinh tế gồm kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh

tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước [4]

Như vậy, Hiến pháp năm 1992 đã:

1) Khẳng định phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường;

Trang 27

2) Thừa nhận sự tồn tai khách quan cua nhiều hình thức sở hữu đối với tu liệu

sản xuất;

3) Khang định chính sách xã hội đúng đắn của Dang va Nhà nước: Đó là các tư

tưởng tiến bộ về lao động- xã hội như chính sách về lao động (Điều 55, 56), chínhsách đối với diện chính sách (Điều 67)

4) Khẳng định chính sách đất đai theo quan điểm Nhà nước thống nhất quản lý

đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu

quả; Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài

1.1.2.6 Sự ra đời của các đạo luật quan trọng về kinh tế, dân sự, lao động,

hôn nhân và gia đình

Trong thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới Đảng và Nhà nước đã ban hành và

áp dụng một số văn bản quy phạm pháp luật để khơi thông và tạo tiền để cho công

cuộc cải cách Trước hết đó là các chính sách tài chính công cộng như thuế xuất

nhập khẩu, thuế doanh thu và tiêu thụ, thuế thu nhập [40] Các văn bản quy phạmpháp luật về thương mại đã được từng bước cải thiện, góp phân đưa VN hướng tớimột nền kinh tế mở Tiếp theo đó là các chính sách công nghiệp hoá và xuất khẩu

hàng công nghiệp, các chính sách cải cách nông thôn, xoá đói giảm nghèo và tăngtrưởng kinh tế, nhất là các chính sách liên quan đến ruộng đất và quyền sử dụng đất.Luật đất đai năm 1993 đánh dấu một bước tiến trong công cuộc lập pháp ở VN trongnhững năm vừa qua Trong cuốn "Theo hướng rồng bay-cải cách kinh tế ở Việt

Nam" [40], Viện phát triển Quốc tế Harvard, ấn hành vào tháng 6-1994, các tác giả

như: GS Dwight H Perkins, GS David D Dapice và GS Jonathan H Haughton đã

kể ra những nỗ lực của VN trong việc hoạch định các chính sách trong thời ky đầu

mở cửa như sau:

i Chính sách tài chính công cộng

ii Quy chế và chính sách thương mại

iii Chính sách công nghiệp hoá và xuất khẩu hang công nghiệp

Trang 28

iv Chính sách về cai cách nông thôn, xoá đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế

v Chính sách tăng trưởng kinh tế và thị trường lao động

vi Chính sách bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

vii Cải cách hành chính và cải cách tư pháp

Thực tiễn lập pháp của VN trong những năm vừa qua đã chứng tỏ VN đã đi

những bước đi phù hợp với tiến trình quy luật phát triển của thế giới Bắt đầu củaquá trình đổi mới là ban hành các quy định về chính sách tài chính; tiếp theo là cácchính sách thương mại; tiếp đến là các chính sách về công nghiệp và xuất khẩu hàngcông nghiệp; trong giai đoạn gần đây hơn là thực thi các chính sách về phát triển

nông thôn, xoá đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế; các chính sách về tăng trưởng

kinh tế và thị trường lao động và bảo vệ môi trường được ban hành sau khi đất nước

đã ồn định về kinh tế và đang có các tăng trưởng kinh tế tương đối cao Các cải cách

hành chính mặc dù đã được quan tâm ngay từ thời gian đầu của thời mở cửa nhưng

chỉ có những chuyển biến mạnh mé nhất trong thời gian gần đây với các chủ trươngrút gọn va tinh giản bộ máy, thực hiện chính sách mot cửa, một dấu Cải cách tư

pháp cũng đã ghi nhận những dấu ấn của mình thông qua Bộ luật hình sự năm 1999,

việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật TTHS, sự ra đời một loạt các Pháp lệnh về thủ tục tốtụng, Luật sửa đối Luật Tổ chức TAND, việc thành lập thêm các toà mới trong hệ

thống TAND

Những nhận xét của các tác gia trong cuốn "Theo hướng rồng bay-cai cáchkinh tế ở Việt Nam" là phù hợp Tuy vậy, cũng cần kể đến một loạt chính sách đượchoạch định trong thời mở cửa của VN mà "Theo hướng rồng bay-cai cách kinh tế ởViệt nam" chưa dé cập đến đó là các chính sách và đường lối đối ngoại đúng đắncủa Đảng Cộng sản VN và Nhà nước VN Các chính sách đối ngoại đúng đắn đã tạo

cơ sở cho Luật đầu tư nước ngoài được ban hành và tạo niềm tin cho các nhà đầu tưnước ngoài đầu tư vào VN Gần đây nhất tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khoá X đã

thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tai VN,Luật Hôn nhân và gia đình, Luật khoa học và công nghệ , thể hiện tính nhất quán

Trang 29

của Nhà nước ta trong việc tiếp tục công cuộc đổi mới và việc đổi mới kinh tế trước

hết phải được dựa trên cơ sở các quy định của luật pháp vì vậy việc ban hành, sửa

đổi bổ sung các văn bản pháp luật là điều được ưu tiên

1.1.2.7 Sự ra đời của Bộ luật dan sự

Nam 1995 Quốc hội nước CHXHCNVN đã thông qua Bộ luật dân sự Bộ luật

dân sự thể hiện xu hướng ngày càng mở rộng sản xuất hàng hoá của nền kinh tế,nhấn mạnh tính chất hang hoá của các quan hệ kinh tế, thúc đẩy giao lưu dân sự,

góp phần tạo nên một thị trường hàng hoá thống nhất trong cả nước [63, tr.11] Bộ

luật đân sự thể hiện nguyên tắc tự do cam kết và thoả thuận do đó nó đã trở thành

công cụ điều tiết cơ bản nhất của các quan hệ thị trường bởi vì thị trường luôn luôn

đòi hỏi yếu tố tự do kinh doanh mà điểm khởi đầu là sự bình đẳng của các chủ sở hữu, sự bình đẳng của các chủ thể của các quan hệ dân sự [63, tr.4] Bộ luật dan sự

của nước CHXHCNVN là Bộ luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế- dân sự phát triểntheo định hướng XHCN, phấn đấu vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn

minh [63, tr.7] Bộ luật dân sự không những chi đề cập đến những vấn đề thuần tuý

dân sự mà nó còn là tiền dé để xây dựng các đạo luật về thương mại, kinh tế Thểhiện tư duy của thời kỳ đổi mới, Bộ luật dân sự đã đề cập đến những quan hệ pháp

luật theo một tinh thần mới, trong một cơ chế mới: “Co chế thị trường có sự điều tiết

của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” Có thể nói, sau sự ra đời của Bộ

luật hình sự, Bộ luật TTHS, và một số Bộ luật khác thì sự ra đời của Bộ luật dân sự

chính thức tạo một tiền đề vững chắc về mặt luật pháp cho việc xây dựng Bộ luật tố

tụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình Bộ luật dân sự đã đề cập đếnnhững vấn đề không những mang ý nghĩa dân sự theo nghĩa hẹp mà còn bao hàm cảnhững vấn đề dân sự theo nghĩa rộng Ở một mức độ nào đó Bộ luật dân sự đã điềuchỉnh cả một số quan hệ kinh tế Điều đó về mặt pháp lý đã tạo một tiền đề hết sức

cơ bản cho việc xây dựng một Bộ luật tố tụng để điều chỉnh các tranh chấp phát

sinh Bộ luật dân sự cũng là bước đầu tạo một cơ hội để xích lại gần nhau hơn trongsuy nghĩ và trong hành động về việc phân định ranh giới giữa luật dân sự, luật kinh

tế, luật thương mai

Trang 30

Cùng với sự ra đời của Bộ luật dân sự cũng cần phải kể đến sự ra đời của các

dao luật khác, ví dụ: Bộ luật lao động, Luật thương mại Trước đó là sự ra đời của

các văn bản pháp luật như Pháp lệnh HDKT (28-9-1989), Bộ luật Hàng hai VN 6-1990), Pháp lệnh ngân hàng, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (12-12- 1997),

(30-Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính (24-5-1990), Luật các Tổ chức tín dụng(12-12- 1997);Luật Công ty (21-12-1990 và Luật sửa đổi một số điều của Luật công

ty ( 22-6-1994)), Luật Doanh nghiệp tư nhân (21-12-1990) và Luật sửa đổi một số

điều của Luật doanh nghiệp tư nhân (22-6-1994), Luật hàng không dân dụng

(26-12-1991), Luật doanh nghiệp nhà nước (20-4-1995), Luật phá sản doanh nghiệp

(30-12-1993 ) Rõ ràng, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy sựhoàn thiện và phát triển của hệ thống pháp luật Nền kinh tế nước ta hiện nay mặc

dd là có điều tiết theo định hướng XHCN song nó van van chịu tác động của nhữngđòi hỏi của nền kinh tế thị trường Doi hỏi quan trọng đầu tiên của kinh tế thị trường

là tính chất đa thành phần của nền kinh tế Tính đa dạng của nền kinh tế bao hàmtính đa dạng của hình thức sở hữu Ngoài ra cơ chế kinh tế thị trường điều tiết theo

định hướng XHCN đòi hỏi sự tác động tích cực của Nhà nước [46, tr.9-11] Từ haiđòi hỏi trên của cơ chế thị trường, Nhà nước ta đã nhận thức được là cần thiết phải

hoàn thiện pháp luật kinh tế và trong thực tế đã ban hành mới nhiều văn bản pháp

luật kinh tế Để xây dung mot hệ thống pháp luật kinh tế hoàn chỉnh cần thiết phải

xác định các nguyên tắc xuyên suốt toàn bộ quá trình điều chỉnh quan hệ kinh tế thị

trường bằng pháp luật PGS TS Lê Hồng Hanh trong một nghiên cứu của mình đã

chỉ ra các nguyên tac sau đây:

i Bảo đảm sự bình dang của tất cả các chủ thể khi tham gia các quan hệ kinh

tế thị trường;

ii Hoàn thiện chế định quyền sở hữu, nhất là sở hữu nhà nước nhằm đáp ứng

việc giải quyết các vấn dé phát sinh từ việc góp vốn, liên doanh, các uỷ thác v.v iii Hợp đồng phải được coi là hình thức pháp lý chủ yếu của tất ca các quan

hệ kinh tế thị trường;

iv Các doanh nghiệp bắt buộc phải tồn tại dưới một loại hình do luật định;

Trang 31

v Pháp luật kinh tế chỉ tạo ra các khung pháp lý cho hoạt động của cácdoanh nghiệp, còn nhà nước chỉ can thiệp khi hoạt động của chúng vượt ra ngoài các

khung pháp lý đó;

vi Pháp luật phải quy định chính xác trách nhiệm pháp lý của tất cả các

doanh nghiệp đối với những vi phạm pháp luật kinh tế;

vii Pháp luật phải tạo được thủ tục giải quyết nhanh chóng, có hiệu quả cáctranh chấp kinh tế bao đảm hiệu lực thi hành của các quyết định xét xử;

viii Pháp luật phải bảo đảm được sự chỉ phối của Nhà nước XHCN đối vớihoạt động của doanh nghiệp [46, tr.9- [ 1]

Trong hệ thống pháp luật kinh tế thì định chế HĐKT có ảnh hưởng đến nộidung của Bộ luật tố tụng dân sự Những vấn dé của HDKT có ảnh hưởng đến cácquy định của Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình sau

này, chẳng hạn, theo PGS TS Lê Hồng Hạnh, việc miễn giảm trách nhiệm vi phạm

hợp đồng cần được xem xét lại dưới góc độ thị trường Bên vi phạm hợp đồng có

nghĩa vụ phục hồi lợi ích hạch toán cho bên bị vi phạm Điều này lại càng phải được khẳng định đối với việc vi phạm do một bên phải thực hiện lệnh khẩn cấp của cơ

quan nhà nước có thẩm quyền Không thể coi su vi phạm HDKT của một chủ thể

khác là cơ sở miễn, giảm trách nhiệm HDKT Điều này dẫn đến tình trang không

thể xác định được trách nhiệm HDKT khi nó bị vi phạm Những nhận xét trên không

những chỉ liên quan đến việc hoàn thiện pháp luật nội dung mà còn là tiền đề và là

những ý tưởng gợi mở cho việc xây dựng các quy phạm pháp luật về tố tụng nhằm

giải quyết tốt các tranh chấp về hợp đồng

1.1.2.8 Sự ra đời của các Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự

(29-11-1989), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (16-3-1994), Pháp lệnh thủtục giải quyết các tranh chấp lao động (20-4-1996), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các

vụ án hành chính (20-4-1996).

Sự ra đời của các Pháp lệnh này đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng

trong lịch sử xây dựng pháp luật tố tụng của VN Về bản chất đây là các quy định

Trang 32

mang nội dung tố tụng lần đầu tiên được ban hành kịp thời nhằm phục vụ tốt cho

công tác xét xử của Toà án vốn trước đó chi chủ yếu dựa vào các hướng dẫn củaTANDTC về các vấn đề dân sự Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đã cómột vai trò rất quan trọng không những chỉ đối với lĩnh vực xét xử dân sự mà có ýnghĩa to lớn trong việc làm tiền đề cho việc xây dựng các văn bản tố tụng tiếp theo.Tất nhiên có một số vấn đề quan trọng chưa được đề cập đến trong các Pháp lệnh

này (như vấn đề chứng cứ) nhưng nhìn chung các Pháp lệnh này đã tạo ra nền tảng

nhất định cho việc xây dựng Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân

và gia đình Qua thực tiễn áp dụng hơn 10 năm cho thấy các Pháp lệnh này không

còn phù hợp với các quan hệ pháp luật về nội dung ngày càng phát triển như hiệnnay Do đó nhu cầu thay thế các Pháp lệnh này bằng một Bộ luật tố tụng về dân sự,

kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình mới vừa là nhu cầu vừa là một công việcmang tính tất yếu

1.2 Cơ sở lý luận của việc xây dựng Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao

dong, hon nhân và gia đình

Báo cáo chính trị của BCH TW Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứVIII đã chỉ rõ là trong thời gian tới phải "ban hành các đạo luật cần thiết để điều

chính các lĩnh vực của đời sống xã hội", "tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn

bản pháp luật làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp,

bảo đảm mọi vi phạm pháp luật đều phải xử lý, mọi công dân đều bình đẳng trước

pháp luật."; "củng cố, kiện toàn lại bộ máy các cơ quan tư pháp, phân định lại thẩmquyền xét xử của TAND, từng bước mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND

huyện." (21, tr 131-132]

1.2.1 Cai cách về thủ tục - bước đột phá của cai cách tu pháp

Nhiều người quan niệm đơn giản thủ tục tố tụng chỉ là những vấn đề về kỹ

thuật và vì vậy muốn cải cách tư pháp trước hết phải cải cách luật nội dung Quanniệm này không sai nhưng chưa đầy đủ và nếu tiến hành thực hiện theo quan niệm

Trang 33

này thì có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực Thực tế thì vai trò của thủ tục tố tụngrất to lớn Chính thủ tục tố tụng ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển củapháp luật về nội dung, là nền tảng thực hiện pháp luật về nội dung Pháp luật về nội

dung sẽ mãi mãi chỉ là lý luận nếu chúng ta không xây dựng một cơ chế tố tụng

thích hợp để đưa pháp luật nội dung vào thực tiễn

Nếu hiểu đầy đủ quan điểm của Henry Marryman về vai trò của luật tố tụng thì

đó sẽ là một sự đột phá về cải cách tư pháp Ông cho rằng thủ tục là nền tảng của

nội dung và ngược lại Nói như thế có nghĩa là thủ tục đóng vai trò mấu chốt trong

luật pháp Không dừng lại ở quan điểm chỉ coi luật về thủ tục là hình thức và luật về

nội dung là nội dung, Marryman cũng chi rõ mối quan hệ máu thịt giữa luật tố tụng

và luật nội dung Ngoài ra, ông còn khẳng định vai trò nền tảng của luật nội dung

đối với luật tố tụng chỉ là vai trò thứ yếu, nghĩa là trước hết thủ tục phải trở thành

nền tảng cho pháp luật về nội dung sau đó luật về nội dung mới trở thành nền tảng

của luật về tố tụng

Marryman cũng khẳng định vai trò của luật tố tụng không những chỉ là nên

tảng mà còn hướng dẫn và điều chỉnh quá trình tố tụng và có ảnh hưởng tới kết quả

Chúng tôi hiểu rằng luật nội dung sẽ không thể nào phát huy được hiệu quả của

mình nếu trong quá trình xét xử, Toà án hoặc các cơ quan tài phán không áp dụngđúng pháp luật về tố tụng Việc nghiên cứu hai truyền thống pháp luật chủ yếu củathế giới cho thấy các nguyên tắc của pháp luật về nội dung khác nhau không nhiều

mà chủ yếu khác nhau ở thủ tục tố tụng Với cùng một nội dung pháp luật, với cùngnhững tình tiết tranh chấp giống nhau nhưng áp dụng theo hai thủ tục tố tụng khác

nhau có thể dẫn tới hai kết quả khác nhau Như đã nêu ở phần trước, trong thời gianvừa qua, Nhà nước ta đã chú trọng công tác xây dựng pháp luật Một số bộ luật về

nội dung đã ra đời Chúng ta có đầy đủ pháp luật nội dung về quyền sử dụng đất đai,

về thừa kế, về xây dựng, về chia tài sản, về HDKT, HDDS Nhưng chúng ta vẫn loay

hoay trong các quy định về thủ tục tố tụng sơ sài, lỏng lẻo, thiếu logic, không đồng

bộ và chap vá Cho đến nay vẫn chưa có các Bộ luật tố tụng tương ứng để điều chỉnhcác quan hệ tranh chấp phát sinh Như vậy, thực tế là có pháp luật về nội dung Cácquy định về pháp luật nội dung hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội

Trang 34

nhưng các quy định về tố tụng thì rất bất cập Ngoài Bộ luật tố tụng hình sự, hầu nhưchưa có văn bản nào đáp ứng được những yêu cầu mà mội thủ tục tố tụng đặt ra CácPháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các

vụ án kinh tế thì còn nhiều khiếm khuyết, chưa ngang tầm với các quy định về nội

dung Chẳng hạn những quy định về thời hiệu cho đến nay vẫn chưa thống nhất

Điều này dân đến việc án xử ra còn bị huỷ vì sai thủ tục tố tụng nhiều Cần phải tạo

một thay đổi trong quan niệm và trong nếp nghĩ là phải chú trọng hơn nữa đối vớiviệc xây dựng pháp luật về tố tụng, coi cải cách thủ tục tố tụng là điểm đột phá trongcải cách tư pháp, trên cơ sở đó thúc đẩy và hoàn thiện hơn nữa pháp luật về nội

dung.

Một trong những điểm bất cập của việc giải quyết tranh chấp bằng Toà án hiệnnay là sự chậm chạp, kém hiệu quả, kéo dài, không gắn liền với trách nhiệm của các

cơ quan tài phán cũng như không phân biệt được trách nhiệm của những người tiến

hành tố tụng Theo trình tự tố tụng hiện nay, một vụ án có thể được xét xử theo trình

tự sơ thẩm, nếu có kháng cáo kháng nghị phúc thẩm thì vụ án lại được phúc thẩm

lại, nếu có kháng nghị của người có thầm quyền, vụ án lại được giám đốc thầm Nếu

Toà án giám đốc huỷ án, giao về sơ thẩm xét xử lại theo trình tự sơ thẩm thì vòngludn quần đó lại được lặp lại Vì vậy, cần đặt vấn dé cải cách tổ chức tư pháp songsong với việc cải cách thủ tục tố tụng Tất nhiên, cải cách thủ tục tố tụng có thể đượcthể hiện trong Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình

nhưng có được một Bộ luật tố tụng vừa bảo đảm được các yêu cầu về cải cách thủ

tục vừa đáp ứng được yêu cầu cải cách tổ chức tư pháp là điều không đơn giản Việccải cách tố chức tư pháp đòi hỏi phải sửa đổi luật tổ chức TAND và một số văn bản

có liên quan

Cần thiết phải lý giải một cách cụ thể hơn luận điểm cải cách tố tụng là bước

đột phá của cải cách tu pháp Thực vậy, hệ thống pháp luật Việt Nam là một thể

thống nhất Các thiết chế thực thi pháp luật cũng cần phải là một thể thống nhất vàvận hành đồng bộ trong một cơ chế hữu hiệu Một tổ chức tư pháp có hiệu quả sẽ tạo

ra sự vận hành có hiệu quả của các thiết chế thực thi pháp luật, trên cơ sở đó bảo

Trang 35

đảm việc thực hiện quyền lực công của nhà nước và bảo vệ chu quyền tu của các

chủ thể bình đẳng trong quan hệ pháp luật dân sự Tổ chức tư pháp thực chất là tổ

chức của các cơ quan công an, toà án, kiểm sát, tư pháp Phần lớn các cơ quan nàyvận hành theo theo một quy trình nhất định Nếu chúng ta ví dụ pháp luật về nội

dung như một con tầu hoả thì pháp luật về hình thức chính là đường ray Tuy nhiên,

hệ thống tư pháp là toàn bộ hệ thống giao thông đa dạng như tầu hoả, xe cộ, thuyền

bè, máy bay Muốn hệ thống đó vận hành đồng bộ, có hiệu quả tạo thành huyết

mạch thì trước hết phải có nội dung tốt Nội dung hay pháp luật về nội dung chính

là phương tiện giao thông như tau hoa, máy bay, tau thuỷ, xe hơi Tuy vậy, có

phương tiện tốt chưa đủ mà phải có đường sá, sông lạch, bầu trời Như vậy, không

phải sắm xe hơi trước khi làm đường, mà ngược lại phải làm đường rồi mới mua xe

hơi Thủ tục tố tụng chính là các quy trình để vận hành pháp luật về nội dung Chínhbản thân nền tư pháp nước nhà cũng không thể đi chệch khỏi quỹ đạo của các quy

trình luật định

Trong thực tế, pháp luật tố tụng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc

của các cơ quan công an, toà án và kiểm sát Nếu quá trình điều tra, truy tố, xét xử

tốt thì bản án tuyên ra cũng được thi hành Ngược lại, nếu có những vi phạm thủ tục

tố tung trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử thì chắc chắn bản án tuyên ra cũng

không có sức thuyết phục và không thi hành được Da bao nhiêu năm chúng ta nghĩ

đơn giản rằng chỉ cần có pháp luật nội dung day đủ là có thể làm cho các cơ quan tu

pháp vững mạnh, làm cho hệ thống tư pháp trong sạch, lành mạnh, hữu hiệu Nhưngthực tế cho thấy, pháp luật về nội dung không phải là yếu tố quyết định hoạt động

của hệ thống tư pháp Điểm mấu chốt là các quy trình tố tụng phải thực sự rõ ràng

và thuận lợi để vận hành pháp luật nội dung vào đời sống xã hội Như vậy, muốnđẩy mạnh công cuộc cải cách tư pháp trước hết phải cải cách thủ tục tố tụng, tạo

đường đi thông thoáng cho các cơ quan bảo vệ pháp luật hoàn thành được nhiệm vụ

của mình

Nhìn nhận một cách chỉ tiết hơn có thể thấy rằng những vấn đề quy định trongluật tố tụng là những vấn đề cụ thể của hoạt động của các cơ quan tư pháp Từ vấn

Trang 36

đề thẩm quyền của cơ quan xét xử đến hiệu lực của cơ quan thi hành án Nhìn rộng

ra cả các quy định của pháp luật TTHS có thể thấy pháp luật tố tụng quy định cả

quyền hạn của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử; quyền và nghĩa vụ của các thiết chếnày Muốn tăng cường năng lực của các cơ quan này không gi khác hơn là phải quyđịnh về quyền và nghia vu của chúng trong pháp luật tố tụng

Chính vì vậy, chúng ta nói, cải cách thủ tục là khâu đột phá của cải cách tưpháp Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình mới ra đời

phải đón đầu được những sửa đổi, bổ sung trong các văn bản ra đời sau nó, bao gồm

cả Hiến pháp năm 1992 và các đạo luật liên quan như Luật Tổ chức TAND, Luật Tổ

chức VKSND

1.2.2 Các quan điểm xảy dung Bộ luật tố tụng về dan sự, kinh tế, lao động,

hôn nhân và gia đình

1.2.2.1 Các quan điểm chung

Trong công trình nghiên cứu khoa học do TANDTC thực hiện từ năm

1995-1996 đã có sự phân tích các quan điểm khác nhau đối với việc xây dung Bộ luật tố

tụng dân sự Quan điểm thứ nhất cho rằng, BLTTDS chỉ nên quy định quy trình tố

tụng giải quyết các tranh chấp dân sự, các việc yêu cầu, khiếu nại vé dân sự để các

chủ thể bảo vệ quyền, lợi ích dân sự của mình mà Bộ luật dân sự đã quy định Cáctranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật khác như kinh tế, lao động, thươngmại thì phải xây dựng những quy trình tố tụng riêng tương ứng và phù hợp với

từng loại quan hệ theo từng ngành luật cụ thể đó Quan điểm thứ hai cho rằngBLTTDS quy định thủ tục tố tụng và áp dụng thủ tục này để giải quyết các vụ việc

phát sinh từ các quan hệ pháp luật kinh tế, lao động, thương mại, hôn nhân và gia

đình Quan điểm thứ ba cho rằng, mặc dù về nội dung các quan hệ dân sự, hônnhân - gia đình, lao động, kinh tế, thương mại kể cả hành chính có những đặc thùkhác nhau, nhưng khi chủ thể các quan hệ đó muốn bảo vệ quyền tại toà án thì cũng

phải nhất nhất tuân theo một quy trình tố tụng thống nhất, do đó chỉ có một quy

trình tố tụng duy nhất để các chủ thể tự đứng ra yêu cầu toà án bảo vệ quyền, lợi íchcủa mình Nhóm thực hiện đề tài của TANDTC cho rằng thực tiến tố tụng của Toà

Trang 37

án từ trước tới nay, cũng như các quy định trong các Pháp lệnh thủ tục giải quyết các

vụ án dân sự, kinh tế, hành chính và lao động đã chứng tỏ rằng về cơ bản những thủtục tố tụng này là giống nhau Sự khác nhau chỉ gặp ở những chi tiết nhỏ như thờihạn giải quyết vụ án, thành phân HDXX không đến mức phải xây dựng một quytrình tố tụng riêng Ngay cả các thủ tục đặc thù như giải quyết yêu cầu tuyên bố phá

sản doanh nghiệp, thủ tục giải quyết các cuộc đình công cũng có thể quy định như

một đặc thù trong Bộ luật tố tụng dân sự Xuất phát từ những lập luận nêu trên,

nhóm nghiên cứu dé tài của TAND tối cao cho rằng cần thiết phải xây dựng một

quy trình tố tụng chung nhất được bổ trợ thêm những quy trình giải quyết các vụviệc đặc thù dé mọi chủ thể có thé bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình | 33,

tr.56 |.

Trong quá trình nghiên cứu dé tài Một số vấn dé về cơ sở lý luận và thực tiên

của việc xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự, nhóm nghiên cứu cũng đã xác định những

tư tưởng chỉ đạo về bố cục của Bộ luật tố tụng dân sự, việc tiêu chuẩn hoá các phạmtrù pháp lý về tố tụng dân sự, về pháp điển hoá pháp luật tố tụng dân sự, về việc xây

dựng một chuẩn mực pháp lý cho mọi hoạt động tố tung dan sự, bảo vệ tốt quyển và

lợi ích cho đương sự [33, tr.56, 57, 58]

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn và nhu cầu của hoạt động tố tụng trong thời

gian tới, chúng tôi cho rằng cần thống nhất một số quan điểm lớn đối với việc ban

hành Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình như sau:Trước hết, cần quán triệt một số tư tưởng xuyên suốt trong quá trình xây dựngpháp luật nói chung và xây dung Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động, hônnhân và gia đình nói riêng Những vấn đề cần quán triệt là:

Bao dam sự lãnh đạo của Đảng và thể hiện được tinh thần quyền lực thuộc về

nhân dân Ý tưởng này phải được thể hiện trong suốt quá trình xây dựng Bộ luật tốtụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình Nếu xa rời, tách rời sự lãnhđạo của Đảng hoặc đi theo hướng buông lỏng sự quản lý và định hướng XHCN có

thể gây tổn thất cho sự nghiệp của nhân dân thông qua quá trình pháp điển hoá pháp

luật

Trang 38

Pháp luật nói chung và Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân

và gia đình nói riêng phải phục vụ công cuộc xây dựng nhà nước của dân, do dân và

vì dân Từ đây cũng thấy được ý đồ của nhà làm luật rằng pháp luật phải là công cụ

để củng cố và xây dựng nhà nước

Các tư tưởng của Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia

đình phải thể hiện được những nguyên tắc của hệ thống pháp luật trong nhà nước

pháp quyền hoặc nói cách khác pháp luật TTDS phải phục vụ cho sự nghiệp xây

dựng nhà nước pháp quyền trong đó pháp luật là nền tảng cho mọi hoạt động kể cả

hoạt động tố tụng Nhà nước pháp quyền là một khái niệm có thể còn chưa thấm sâuvào nhiều người Việt nam nhưng thực chất thì tư tưởng của nhà nước pháp quyền đã

đi vào cuộc sống của chúng ta từ rất lâu Theo Barry M Hager trong cuốn The rule

of Law - A lexicon for policy makers do The Mansfield Center for Pacific affairs ấn

hành năm 1999 thì khái niệm nha nước pháp quyền có thể được hiểu qua các tiêu chísau day: i) chủ nghĩa lập hiến; ii) chính quyền phải bị điều chỉnh bằng pháp luật; iii)

hệ thống toà án độc lập; iv) pháp luật phải được áp dụng bình đẳng và thích hợp; v)

pháp luật phải rõ ràng minh bạch và gần gũi với mọi người; vi) việc áp dụng phápluật phải có hiệu qua và đúng lúc; vii) các quyền về kinh tế kể cả tài sản, kể cả hợp

đồng phải được bao hộ; viii) quyền con người và tư tưởng phải được bao hộ; ix) pháp

luật chỉ có thể được thay đối với quy trình được thiết lập minh bạch, rõ ràng và gần

gũi với tất cả mọi người

Theo tinh thần đó, vai trò của pháp luật trong nhà nước pháp quyền là vô cùngquan trọng Ngay từ khâu xây dựng những quy định đầu tiên đã phải tính đến nhữngđiều đó

Việc xây dựng Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia

đình phải phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường có điều tiết của

nhà nước theo định hướng XHCN Đây là một tư tưởng rất quan trong vì nó liênquan đến sự sống còn của Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và

gia đình sau khi nó ra đời

Trang 39

t2) t2)

Định hướng và đón đầu nền kinh tế tri thức và công nghệ thông tin Đây là

một ý tưởng rất quan trọng bởi vì các quan hệ xã hội phát triển và thay đổi không

ngừng Trong giai đoạn hiện nay mối quan tâm đang hướng tới một xã hội nơi màkinh tế tri thức sẽ trị vì Trong một thời gian khong xa những quan hệ mới phat sinh

từ công nghệ thông tin, từ việc mua bán trên mạng sẽ trở thành bình thường và tranhchấp loại này có thể sẽ đặt ra những thách thức mới cho ngành toà án nếu ngay từ

bây giờ không tính đến những quy định cụ thể trong Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh

tế, lao động, hôn nhân và gia đình

Cần thiết phải mở rộng phạm vi điều chỉnh của BLTTDS Nếu cho rằng

BLTTDS chỉ điều chỉnh những quan hệ pháp luật mà hiện tại đang được điều chính

bởi Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thì quá hẹp, không phù hợp vớitình hình và nhiệm vụ mới Tuy vậy, nếu mở rộng phạm vi điều chỉnh của Bộ luậtsang cả kinh tế, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình thì trong giai đoạn trước

mắt có thể lại quá rộng Lĩnh vực hành chính là một lĩnh vực tương đối đặc thù do

đó phạm vi điều chỉnh của Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và

gia đình trước mắt không nên bao hàm lĩnh vực này Tuy nhiên, việc mở ra một

hướng nghiên cứu lâu dài để có thể cho xây dựng một BLTTDS mà phạm vi điều

chỉnh của nó bao gồm cả tố tụng hành chính cũng là một việc cần tính đến Cũng cóngười cho rằng không nên mở rộng phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Điều này cónghĩa là đã gọi là BLTTDS thì chỉ nên điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự nhưphạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự hiện nay Có ýkiến đồng ý mở rộng phạm vi điều chỉnh của Bộ luật nhưng cần lý giải được cơ sở

khoa học của việc mở rộng phạm vi điều chỉnh này Theo những người này, truyền

thống lập pháp của ta từ trước đến nay đã coi luật dân sự, kinh tế, lao động lànhững ngành luật độc lập Trên cơ sở các ngành luật độc lập này, pháp luật nước ta

đã xác định các thủ tục tố tụng độc lập bằng việc ban hành các Pháp lệnh đã nêu

trên Việc gộp các thủ tục tố tụng khác nhau hiện nay lại thành một thủ tục chung có

thể gây khó khăn cho thẩm phán trong hoạt động xét xử Thực ra, suy nghĩ như trên

là hơi phiến diện Việc so sánh các thủ tục tố tụng dân sự, kinh tế, lao động và hành

chính ở trong phần 2.1 của luận án cho thấy có thể có những khác nhau giữa các thủ

Trang 40

tục này nhưng đấy không phải là những sự khác biệt lớn Chúng ta có thể thấy cómột số khác nhau về thời hạn, về cách thể hiện của nhà lập pháp nhưng không cónhững sự khác nhau lớn về thủ tục Hơn nữa, các quy định về thời hạn thực chất lànhững vấn đề kỹ thuật Nếu cần thiết phải có những đặc thù trong những thủ tụckhác nhau thì đó chỉ nên là những khác nhau trong thủ tục tiền tố tụng Khi đã khởikiện ra trước Toà án thì nên áp dụng những thủ tục chung để giải quyết, trừ phi Toà

án áp dụng các thủ tục đặc biệt Như vậy, nên và cần thiết mở rộng phạm vi điềuchỉnh của Bộ luật sang cả các quan hệ pháp luật kinh tế, lao động, hôn nhân và gia

đình Tuy vậy, song song với các thủ tục chung cũng nên quy định một số thủ tục

đặc biệt Thủ tục đặc biệt này có thể áp dụng cho các tranh chấp phát sinh từ các

quan hệ pháp luật dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình Ví dụ: Thủ tụctuyên bố mất tích, tuyên bố chết (quan hệ pháp luật dân sự), thủ tục công nhận thuậntình ly hôn (hôn nhân và gia đình); thủ tục giải quyết các cuộc đình công (lao động);thủ tục giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp (kinh tế)

1.2.2.2 Các quan điểm cụ thể

Theo chúng tôi, việc xây dựng Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn

nhân và gia đình nên đi theo các quan điểm sau:

- Xây dựng một thủ tục chung cho các loại hình tố tụng phi hình sự (trước mắttrừ thủ tục tố tụng hành chính), thống nhất các quy định mang tính chất kỹ thuật mà

từ trước đến nay tồn tại khác biệt trong các Pháp lệnh như các vấn đề về thời hạn,thành phần hội đồng xét xử, hiệu lực và thủ tục công nhận sự thoả thuận của cácđương sự Tuy vậy cần thiết vẫn phải giữ một số thủ tục đặc thù áp dụng cho một

số loại việc cụ thể Các thủ tục đặc thù này cần được xây dựng thành những phần

riêng: hôn nhân và gia đình, tuyên bố phá sản doanh nghiệp, giải quyết đình công

- Xây dựng Bộ luật tố tụng về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đìnhtheo hướng tăng cường và mở rộng thẩm quyền cho Toà án cấp quận, huyện, bỏ thủ

tục sơ chung thẩm tại TAND tối cao nhưng có thể xây dựng thủ tục sơ chung thẩm

đối với những loại việc đơn giản, có giá ngạch thấp; cải tiến các thủ tục, tạo cơ chế

để mọi chủ thể khi khởi kiện vừa tin tưởng vừa yên tâm thực hiện quyên làm chủ của

Ngày đăng: 27/05/2024, 17:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2 (Diễn giải tai mục 2.1.5.) - Luận án tiến sĩ luật học: Cở sở lý luận và thực tiễn để ban hành Bộ luật Tố tụng về dân sự, kinh tế. lao động, hôn nhân và gia đình
Hình 2.2 (Diễn giải tai mục 2.1.5.) (Trang 108)
Hình 2.3 (Diễn giải tại mục 2.1.5.) - Luận án tiến sĩ luật học: Cở sở lý luận và thực tiễn để ban hành Bộ luật Tố tụng về dân sự, kinh tế. lao động, hôn nhân và gia đình
Hình 2.3 (Diễn giải tại mục 2.1.5.) (Trang 109)
Hình 2.4 (Diễn giải tại mục 2.1.5.) - Luận án tiến sĩ luật học: Cở sở lý luận và thực tiễn để ban hành Bộ luật Tố tụng về dân sự, kinh tế. lao động, hôn nhân và gia đình
Hình 2.4 (Diễn giải tại mục 2.1.5.) (Trang 110)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN