1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Lào

113 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Lào
Tác giả Trần Thị Diệu Oanh
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Ngọc Đường
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2003
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 61,69 MB

Nội dung

CHUONG ICƠ SỞ LY LUẬN CUA QUAN LÝ NHÀ NƯỚC BANG PHAP LUẬT VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA NÓI CHUNG VÀ BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIÊN NÓI RIÊNG 1.1 Quản lý nhà nước bằng pháp luật về biên giới quốc gia -

Trang 1

KOR KOR ORR ức ức dc Úc ức Ác ROR ức ĐC KOR ĐC ĐC OR HH

TRẦN THỊ DIỆU OANH

Chuyên ngành:

Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật

Mã số: 60.38.01

LUẬN VĂN THẠC SI LUẬT HOC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS TRẤN NGỌC ĐƯỜNG

THU VIE NẺ |TRƯỜNG PAI HOC |UATHA NO!

PHONG GV _ —

HA NOI- 2003

Trang 2

Tôi xin cam đoan luận văn “Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật

đôi với biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Lào” là kết quả nghiên cứu củatÔI

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả có tham khảo một số công trình nghiên cứu, giáo trình, luận văn, một số bài viết chuyên đề được trích dẫn nêu tại

danh mục các tài liệu tham khảo

Xin chân thành bay tỏ lòng biết ơn đối với Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Ngoc

Đường, người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện bản luận

văn này

Xin chân thành cảm ơn các Quy vị Giáo sư, Quý thầy cô trong Khoa Sau dai

học cùng cán bộ công chức của Trường Đại học Luật - Hà Nội đã góp công sức

trang bị cho tôi những kiến thức về luật học giúp đỡ tôi trong những năm học vừa qua và đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành nhiệm vụ.

Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ công chức Ban Biên giới - Bộ

Ngoại giao đã động viên giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành luậnvăn này,

Xin chân thành cam ơn các anh chi học viên lớp cao hoc VIII đã động viên,giúp đỡ tôi vượt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ học tập và đi về tới đích.

Trần Thị Diệu OanhHọc viên lớp cao học luật khóa VIIITrường Dai học Luật - Hà Nội

Trang 3

Phần MÔ đẪN secnnsnseneeenseenseeeseeneerndevevvvevsrstrevervexeersenkietsiGiÔ%g5686i02179-g80042.si0 1

Chương I: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước bằng pháp luật về biên

giới quốc gia nói chung và biên giới quốc gia trên đất liền nói riêng 51.1 Quan ly nhà nước bằng pháp luật về biên giới quốc gia - khái niệm và các

[c S| i a eT sere =1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về biên giỚI occ ec cecesseeecesetecteseeeeecneeaeeaeeeeeaeerees 51.1.2 Các đặc trưng của quản lý nhà nước bằng pháp luật về biên giới quốc gia 14

1 2 Nội dung, vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật về biên giới quốc

gia nói chung và về biên giới quốc gia trên đất liền nói riêng và đặc trưng của

quan lý nhà nước bằng pháp luật về biên giới trên đất liên Việt Nam - Lào 18

1,2 | Nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật về biên giới quốc gia 18

| 2.2 Vai trò của quan lý nhà nước về biên giới quốc gia nói chung, biên giới Việt

| 2 3 Đặc trưng của quản lý nhà nước bằng pháp luật về biên giới trên đất liền

Chương I Thực trạng quan ly nhà nước bằng pháp luật về biên giới

trên đất liền Việt Nam - LàO G- 2 egxrsee 43

2.1 Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật về biên giới trên đất liền Việt

Nam - Lào trước khi ký hiệp ước hoạch định năm Í977 5-55 se s<ssss<<s 43 2.1.1 Hình thành biên giới Việt - Lào trong Đông Dương thuộc Pháp 43

2.1 2 Quan lý nhà nước bằng pháp luật về biên giới trên đất liền Việt Nam - Lao từ

pial đoạn [945 = TOF? ccrseniescesnnexenerncs caeanensinorsunesnctanaduiesineses yeasnaun kho 040PVS001615815)-060161048-10666 46

Trang 4

2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về biên giới trên đất liên Việt Nam - Lào từ

retire 1977 đẾN MAY ceseseieasraszeee mm mm - 2.2.1 Xây dựng và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế và các văn bản pháp luật

tốc nÌa về BIỂN GG se«sscseeeeeeneesseeehitnsiodElthagiigiggpsagtE TNIEHIAGEEEGS3-185 01350088 /GĐD5Đ5-0010018.I09500:81/30 sẽ 502:2.2 Tổ chức bộ máy, xây dựng lực lượng chuyên trách làm nhiệm vụ quản ly bao’

2.2.3 Xây dung và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội an ninh, quốc phòng ở khu

vực biên giới và tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, đảm bảo an

ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới cửa khẩu: 69

ed

Chương III Phương hướng va giải pháp tang cường quan lý nha nước

bằng pháp luật đối với biên giới trên đất liên Việt Nam - Lào — 79

3.1 Quan điểm tang cường quan lý nhà nước bằng pháp luật doi voi biên giói

trêu đất Tiến hiện rraw GIS Hí secnooeeeaaraaaaaeonaiserrtrrosonpuioandatdnltdtsggiitn —— 79

3.2 Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật

đối với biên giói trên đất liền Việt Nam - LAO scSsSvteiecerseeecee 87

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật về biên giới quốc gia 88

3.2.2 Giải quyết mốt quan hệ tương quan giữa luật quốc gia và luật quốc tế 92

3.2.3 Hoan thiện pháp luật có liên quan trực tiếp đến quản lý nhà nước đối với biên

giới quốc gia trên đất HỀn - c Sc ST TH T12 TH T11 HT HH HH He gu 943.2.4 Xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy của các cơ quan chuyên trách quan lý nhà

timBe VỆ BIẾN giới tốn BI seererepsensasiicancesneenaus seonvecevaas eoveunusurncenemnennes yexrrgerkgVicS0Gi0090000000/4881 96

3.2.5 Tăng cường tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật nhằm nâng

cao nhận thức pháp luật về biên giới quốc gia nói chung và biên giới trên đất liên

Việt Hi = LNG nỘi [ÏÊHE «ecseeereatbouossiarotodVtoilvkSU0ALkrsgxad sang tt avsannsenunawenegaanmonnene 98

3.2.6 Tang cường tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử ly vi phạm quy chế biên giới Việt

Nhi] = LẦN tưng gà mete S~S— -oeys~nrrovrernsffyftOEtrgeriioriorrvod9E0IIGIIIGDNGBGGISIEgogex anne T830150281-0000931061080 T89 0505 tế 99

Trang 5

Kết luận CửƯNE saseeereeereeesarresninninorurnorenbnxddikirtliNDiGSI0104000040450051015830100049000g800100X8A

Danh mục các tài liệu tham khảo

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

* Tính cấp thiết của đề tài

Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn dé thiêng liêng đối với mỗi quốc gia dân tộc Lãnh thổ và biên giới quốc gia là hai yếu tố gắn bó với nhau như hình với

-bóng, pháp luật quốc tế hiện đại và pháp luật quốc gia đều quy định tính bất khả

xâm phạm của biên giới quốc gia

Do vậy, bảo vệ và quản lý nhà nước về biên giới quốc gia có ý nghĩa to lớn đốivới chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia nói chung và biên giới trên đất liền

Việt Nam - Lào nói riêng được đặt trong một hoàn cảnh mới, trong xu thế hội nhậpquốc tế và khu vực và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới Việt Nam - Lào là hai nước

láng giéng có quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện từ lâu Hai Dang, haiChính phủ và nhân dân hai nước đã gắn bó, kể vai sát cánh bên nhau trong công

cuộc cách mạng giải phóng đân tộc trước kia và xây dựng đất nước hiện nay Vấn đề

biên giới Việt Nam - Lao luôn được giải quyết trên tinh thần hữu nghị đặc biệt, tôn

trọng những nguyên tắc co ban của luật pháp quốc tế, quyết tâm xây dựng một

đường biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và ổn định lâu đài giữa hai nước Trên

cơ sở đó, hai nước đã ký kết Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước

ký ngày 18/7/1977, Nghị định thư về phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới

ký ngày 24/1/1986, Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia ngày 1/3/1990 v.v Sự

ra đời của các Hiệp định đã đáp ứng cho việc quản lý và bảo vệ đường biên giớiquốc gia giữa hai nước, từng bước hoàn thiện pháp luật về biên giới

Tuy nhiên, trong thời kỳ mới, giao lưu quốc tế, nhu cầu qua lại biên giới ngầy càng tăng, tình hình buôn lậu qua biên giới và hoạt động của bọn tội phạm xuyên quốc gia ngày càng nhiều, vi phạm pháp luật về biên giới Việt Nam - Lao còn diễn biến phức tạp, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản pháp quy về biên giới còn thiếu

về số lượng và yếu về chất lượng Quản lý nhà nước về biên giới còn bất cập so vớiđòi hỏi của tình hình mới Bên cạnh đó, tuyến biên giới Việt Nam - Lào đã hoàn

thiện quá trình xác lập biên giới, hai tuyến biên giới đối với Trung Quốc và

Trang 7

^ ”

biên giới trên đất liền Việt Nam - Lao” làm luận án tốt nghiệp cao hoc luật hoc

* Tình hình nghiên cứu đề tài

Biên giới quốc gia là một vấn đề đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu dướinhiều góc độ khác nhau Đối với biên giới đất liền Việt Nam - Lào, đã có nhiều bàiviết về các giai đoạn xác lập biên giới, tình hình quản lý biên giới nhưng cũng chỉ là

những bài viết riêng lẻ về từng khía cạnh mà chưa có một công trình nào nghiên cứumột cách toàn diện dưới góc độ lý luận về nhà nước và pháp luật

* Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Mục đích của đề tài là góp phần làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn của quản lýnhà nước bằng pháp luật trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Lào, trong điềukiện mới hiện nay Từ đó, luận văn dé xuất phương hướng, giải pháp tăng cường

quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với biên giới quốc gia trên đất liền Việt Nam

-Lào

- Để thực hiện mục đích đó đề tài có nhiệm vụ sau:

+ Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận quản lý nhà nước bằng pháp luật vềbiên giới quốc gia, xác định nội dung quản lý nhà nước về biên giới quốc gia, rút ranhững đặc trưng của quản lý nhà nước bằng pháp luật trên biên giới Việt Nam - Lào.+ Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với biên giới trênđất liền Việt Nam - Lào

+ Luận chứng và kiến nghị một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà

nước bằng pháp luật đối với biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào

* Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý nhà nước bằng pháp luật về

biên giới quốc gia Tuy nhiên, biên giới quốc gia nói chung và biên giới quốc gia

trên đất liền nói riêng bao gồm nhiều tuyến khác nhau có lịch sử và tính chất khác

Trang 8

nhau Do đó phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung vào quan lý nhà nước

bằng pháp luật đối với biên giới trên đất liền Việt Nam - Lao

- Phương pháp: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch

sử, đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như phân tích, tổng hợp, so sánh Luận án dựa trên đường lối đổi mới, chính sách đối

ngoại rộng mở, trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnhthổ của Tổ quốc làm tư tưởng chỉ đạo

* Những đóng góp của đề tài

Luận văn là công trình nghiên cứu toàn diện về quản lý nhà nước bằng phápluật trên biên giới đất liền Việt Nam - Lào Trên cơ sở lý luận chung của pháp luật

và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật trên biên giới đất liền Việt

Nam - Lao từ trước đến nay, luận văn đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà

nước bằng pháp luật nhằm tiếp tục quản lý đường biên giới Việt Nam - Lào ổn địnhlâu dài, tạo tiền dé thúc đẩy quan hệ hợp tác, phát triển mối quan hệ hữu nghị đặc

biệt giữa hai nước Đồng thời, tuyến biên giới này đã hoàn thiện quá trình xác lậpbiên giới, cho nên trên cơ sở đánh giá thực trạng và dé xuất những giải pháp tăng

cường, luận văn đúc rút những kinh nghiệm, đặc trưng của quản lý Nhà nước bằngpháp luật đối với biên giới nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối

với hai tuyến biên giới đất liền còn lại là Việt Nam Cămpuchia và Việt Nam

-Trung Quốc

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Những kết quả của luận văn là tài liệu chuyên khảo có thể phục vụ công tácnghiên cứu, giảng dạy về quản lý nhà nước về biên giới lãnh thổ, góp phần hoàn

thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào

nói riêng và biên giới trên đất liền nói chung nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội

và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

* Kết cấu của đề tài:

Luận văn gồm: Phần mở đầu, 3 chương và kết luận

Trang 9

Chương II: Thực trạng quan lý nhà nước bằng pháp luật về biên giới trên đất

liền Việt Nam - Lào

Chương III: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bang

pháp luật đối với biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào

Trang 10

CHUONG I

CƠ SỞ LY LUẬN CUA QUAN LÝ NHÀ NƯỚC BANG PHAP

LUẬT VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA NÓI CHUNG VÀ BIÊN GIỚI TRÊN

ĐẤT LIÊN NÓI RIÊNG

1.1 Quản lý nhà nước bằng pháp luật về biên giới quốc gia - khái

niệm và các đặc trưng

1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về biên giới

1.1.1.1 Sơ lược về khái niệm biên giới quốc gia và xác lập biên giới

quốc gia

Lãnh thổ và biên giới quốc gia là một phạm trù lịch sử, là hệ quả tất yếu của xã

hội loài người khi xuất hiện nhà nước và pháp luật, xuất hiện giai cấp Lê Nin đã chỉ

rõ: “ nếu không có nhà nước thì không có vấn đề biên giới của nhà nước” {33, 29}

Cùng với sự phát triển của lịch sử, pháp luật quốc tế, khái niệm biên giới quốc gia

ngày càng phát triển và hoàn thiện

Trong khoa học pháp lý ở nước ta và nước ngoài, các học giả, các nhà nghiên

cứu, và các luật gia đã đưa ra khá nhiều định nghĩa khác nhau về biên giới quốc gia.Theo giáo sư Rousseau, trong cuốn Từ điển thuật ngữ pháp luật quốc tế đã địnhnghĩa biên giới là “đường phân định nơi bất đầu và nơi kết thúc của lãnh thổ haiquốc gia láng giéng” Từ điển Luật (Anh) của Earl định nghĩa đường biên giới như

là “đường tưởng tượng phân chia hai vùng đất, vùng này tách khỏi vùng kia”; từ điểnCoucise Oxford Dictionary định nghĩa đường biên giới là “đường giới hạn”, trong

khi đó, từ điển Bách khoa Anh gọi biên giới là “một vật bất kỳ dùng để chỉ rõ một

giới hạn hoặc ranh giới” Nhìn chung, biên giới là các đường xác định nơi bắt đầu và

kết thúc lãnh thổ của một quốc gia hoặc là đường phân định lãnh thổ của quốc giavới các vùng biển thuộc thẩm quyền quốc gia Theo một số giáo trình và tài liệupháp lý về pháp luật quốc tế của nước ta, biên giới quốc gia là ranh giới phân định

Trang 11

được vạch theo tâm trái đất qua một cột mốc quốc giới, giới hạn vùng đất, vùngnước, vùng trời và lòng đất thuộc chủ quyền của quốc gia.

Biên giới quốc gia theo cách hiểu chung nhất như sau: Biên giới quốc gia là hàng rào pháp lý xác định giới hạn vùng đất, vùng nước, vùng biển, vùng trời và lòng đất thuộc chủ quyền quốc gia Biên giới quốc gia là nơi phân chia chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia này với một quốc gia khác và/hoặc với các vùng biển

thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia đó Nói một cách khác, biêngiới quốc gia chính là giới hạn ngăn cách lãnh thổ của quốc gia này với quốc gia

khác và ngăn cách lãnh hải với vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của một

quốc gia {6,3} Trong phạm vi không gian lãnh thổ đó, quốc gia là chủ thể xây

dựng, áp dụng và thực thi một hệ thống các quy tắc pháp lý của nhà nước đó Biêngiới quốc gia là bất khả xâm phạm

Dự thảo Luật biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam (lần thứ 21) quyđịnh tại Điều 1: “Biên giới quốc gia là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó, xác

định ranh giới lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đấtliền, các đảo, các quần đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời”

Biên giới quốc gia không chỉ có đường biên giới trên mặt đất, mặt nước mà

bao gồm tổng hợp các bộ phận để xác định được phạm vi lãnh thổ một quốc gia, baogồm biên giới trên đất liền, biên giới biển và biên giới trên không và biên giới trong

lòng đất

Biên giới trên đất liền bao gồm biên giới trên vùng đất (núi đồi, đồng bằng,đầm lầy), trên đảo, trên sông, trên hồ và trên biển nội địa Biên giới trên đất liềnthường được ấn định bằng việc ký kết diéu ước quốc tế về biên giới lãnh thổ giữa

các quốc gia có chung biên giới, hoặc là các quyết định của cơ quan tài phán quốc tếkhi các bên hữu quan đồng ý đưa ra

Biên giới trên biển (đối với các quốc gia có biển) là ranh giới phân định nội

thuỷ, lãnh hải của quốc gia với các vùng biển khác hoặc lãnh thổ trên biển của quốc

Trang 12

gia khác Về nguyên tắc, biên giới trên biển là ranh giới ngoài của lãnh hải Trước đây, biên giới trên biển cùng phát triển với quá trình mở rộng lãnh hải của các quốc gia ven biển, và được hiểu là một đường nằm cách bờ biển một khoảng cách bảng tầm bắn của súng đại bác Trên cơ sở quan niệm đó, các quốc gia tự quy định chiều rộng lãnh hải của mình nên không có sự thống nhất về tiêu chuẩn hoạch định đường biên giới quốc gia trên biển Phải đến khi Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển

năm 1982 ra đời, mới thống nhất được phần lớn các quan niệm và quy định về lãnh

hải

Phù hợp với các nguyên tắc pháp lý chung và thực tiễn quốc tế, đường biên

giới này được xác định bằng các quy định của các quốc gia ven biển, thông qua sựtuyên bố chính thức và công khai của quốc gia đó Theo đó, khi hai quốc gia có bờ

biển đối diện nhau nhưng khoảng cách giữa hai hệ thống đường cơ sở của hai quốcgia lớn hơn 24 hải lý”, biên giới trên biển của mỗi quốc gia là đường nằm song song

và cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải không vượt quá 12 hải lý Còntrong trường hợp khi hai quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau nhưng

khoảng cách giữa hai hệ thống đường cơ sở của hai quốc gia nhỏ hơn 24 hải lý, biên

giới trên biển là đường phân chia lãnh hải giữa hai nước, nằm cách đều các điểm gầnnhất của các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi

có sự thoả thuận khác giữa các quốc gia này

Mặc dù hành động của các quốc gia là đơn phương nhưng lại liên quan trựctiếp đến quyền lợi của các quốc gia khác Điều cần lưu ý là trong lĩnh vực này, tính

chất bất khả xâm phạm của đường biên giới trên biển bị giới hạn do quyền “đi qua

không gây hại” được quy định trong pháp luật quốc tế Có thể thấy trong Phán quyếtnăm 1951 về phân định lãnh hải giữa Anh và Na-uy, Toà án quốc tế tuyên bố rằng

“Hành vi hoạch định lãnh hải nhất thiết là hành vi đơn phương, chỉ có quốc gia ven

biển mới có thẩm quyền tiến hành Tuy nhiên, việc hoạch định này có giá trị hay

không đối với các quốc gia khác còn phụ thuộc vào pháp luật quốc tế ” Biên giớitrên biển của quốc gia được vạch trong các trường hợp sau:

* Hải lý là đơn vị đo khoảng cách trên biển (1 hải lý = | phút kinh tuyến ~ 1.852 mét)

Trang 13

diện nhau.

- Trường hợp lãnh thổ trên biển của quốc gia nối tiếp vùng biển quốc tế: biên

giới này do quốc gia xác định trên cơ sở phù hợp với nguyên tắc chung và thực tiễn

pháp lý quốc tế, sau đó công bố chính thức và công khai cho các quốc gia khác biết

Biên giới trên không là biên giới trên vùng trời của quốc gia bao gồm biên giới

xung quanh (biên giới sườn) và biên giới trên cao Biên giới xung quanh được xác

định dựa trên đường biên giới trên đất liền và biên giới trên biển (đối với quốc gia có

biển), đó là mặt phẳng vuông góc với mặt đất, mặt nước và đi qua đường biên giớitrên đất liền và trên biển Biên giới trên cao là ranh giới để phân định vùng trời

thuộc chủ quyền quốc gia và vùng khoảng không vũ trụ ở phía trên Hiện nay, trongLuật quốc tế chưa có quy định xác định chiều cao vùng trời của quốc gia

Biên giới vùng trời là các ranh giới xác định phạm vi vùng trời của một quốc

gia Trong những năm 1940 và 1950, đã có một số quốc gia đưa ra tuyên bố về biên

giới vùng trời theo tiêu chuẩn không gian, nhưng hiện nay, chủ quyền quốc gia đượcnhận thức theo những tiêu chuẩn về chức năng sử dụng Đối với những xu hướng thểhiện trong luật về vùng trời, nhìn chung cho rằng độ cao cao hơn trần hoạt động của

phương tiện bay (khoảng 50 km) là giới hạn vùng trời theo khả năng, nhưng cũng cómột vài khuynh hướng trong thực tế cho rằng bất kỳ việc hoạch định ranh giới vùng

trời nào đều phải tính từ ngoài không gian vũ trụ

Tuy nhiên, trên thực tế vấn dé này còn đang gây nhiều tranh cãi và chưa có

một quy định nào của pháp luật quốc tế điều chỉnh lĩnh vực này và cũng chưa có

một diéu ước quốc tế nào giữa các quốc gia ký kết về loại biên giới này nên các

quốc gia đã buộc phải tự đưa ra những tuyên bố đơn phương về vùng trời của mìnhtheo khả năng khai thác

Trang 14

Tuy nhiên, như trên đã nêu, do biên giới trên không còn chưa rõ ràng nên độcao của biên giới này cũng chưa được các quốc gia xác định rõ ràng Nói một cáchkhác, không có sự phân biệt pháp lý chính xác giữa vùng trời nơi quốc gia thực thichủ quyền và khoảng không vũ trụ là vùng tự do.

Biên giới lòng đất là mặt phẳng được xác định dựa trên đường biên giới trên

đất liền, trên biển (đối với quốc gia có biển) của quốc gia kéo đến tận tâm trái đất.

Trong thực tiễn quốc tế, biên giới này được các quốc gia mặc nhiên thừa nhận

Trên thực tế, chỉ sau khi biên giới đã được hoạch định, phân giới và cắm mốc

thì quốc gia mới có thể xác định được các đường biên giới của mình Về không gianhình học, biên giới quốc gia thực chất là sự liên kết của nhiều mặt để tạo nên một

hình thể chứa đựng các thành phần lãnh thổ quốc gia Các mặt của biên giới (mặt

phẳng, mặt cong, mặt cầu) là những mặt tưởng tượng suy ra từ đường biên giới

Đường biên giới quốc gia quyết định trực tiếp đến việc xác lập biên giới quốc gia

Do vậy, đường biên giới quốc gia phải là đường cụ thể được vạch ra rõ ràng trên mặtđất, mặt nước, được đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống cột mốc và các dấu hiệukhác, được vẽ trên bản đồ và ghi trong các điều ước quốc tế về biên giới

Việc xác lập đường biên giới quốc gia là nhằm phân định rõ giới hạn vùng đất,vùng nước, vùng trời thuộc chủ quyền toàn vẹn, đầy đủ và riêng biệt của quốc gia;gắn liền với những lợi ích về chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng, do đó,

biên giới quốc gia mang tính pháp lý - chính trị và là sản phẩm do con người tạo ra

trên cơ sở tôn trọng những yếu tố lịch sử, chính trị, xã hội, địa lý, kinh tế và dântộc Theo nghĩa đó, biên giới quốc gia cũng là cơ sở và nền tảng vật chất cho quốc

gia tồn tại và phát triển Biên giới của một quốc gia còn là đối tượng quan tâm của

các quốc gia khác, trước hết là với các quốc gia láng giềng và trong khu vực

Xác lập đường biên giới là việc hoạch định và cố định biên giới quốc gia theo

các nguyên tắc cơ bản là các quốc gia có chung đường biên giới cần thương lượng

để giải quyết vấn đề biên giới quốc gia; đối với biên giới và ranh giới của các vùngbiển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia mà không liên quan đến

một quốc gia khác, Nhà nước tự quy định biên giới và ranh giới đó phù hợp với cácquy định chung cúa luật pháp và tập quán quốc tế; biên giới quốc gia phải do cơ

Trang 15

quan quyền lực Nhà nước cao nhất quyết định bằng các văn bản luật hoặc thông quađiều ước quốc tế với các quốc gia có chung biên giới.

Việc xác lập biên giới quốc gia có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng và có quan

hệ rất mật thiết với chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, là vấn đề thiêng liêng và nhạy cảm đối với mọi quốc gia Do vậy, việc xác lập biên giới quốc gia không thể là việc làm

tuỳ tiện của bất cứ một ngành hay địa phương nào Mọi thoả thuận về biên giới quốcgia nếu không do cơ quan quyền lực cao nhất tiến hành sẽ không mang lại bất kỳ

một giá trị pháp lý nào

Có nhiều quan niệm về các giai đoạn của quá trình xác lập đường biên giới

trên đất liền (hai, ba hoặc bốn giai đoạn) Nhiều học giả và luật gia trong nước cũngnhư quốc tế có không coi vấn đề quản lý và duy trì đường biên giới thành một giaiđoạn của qúa trình xác lập đường biên giới, hoặc chỉ cho rằng chỉ có hai giai đoạnchính là hoạch định (bao gồm cả xác định nguyên tắc) và phân giới, cắm mốc trênthực địa Tuy nhiên theo chúng tôi, giai đoạn xác định nguyên tắc cũng như quản lý

và duy trì đường biên giới là những quá trình quan trọng, tạo tiền dé và cơ sở cho ổn

định, hợp tác giữa các quốc gia có chung đường biên giới, phù hợp với thông lệ và

tập quán quốc tế

Thông thường các giai đoạn của quá trình xác lập biên giới quốc gia qua 4 giai

đoạn:

- Thứ nhất, xác lập các nguyên tắc giải quyết: Đây là giai đoạn tiền đề mang

tính cơ bản khi hai quốc gia chưa có một đường biên giới hoặc xác định lại một

đường biên giới đang có những tồn tại, những tranh chấp Giai đoạn này rất quan

trọng, nó định rõ các nguyên tắc cơ bản để xác lập một đường biên giới quốc gia và

có ý nghĩa chỉ đạo các giai đoạn tiếp theo Giai đoạn này phụ thuộc rất nhiều vào

quan điểm nhận thức về một đường biên giới đã và đang tồn tại giữa hai quốc gia, vềquan điểm chính trị, mối quan hệ giữa hai quốc gia và môi trường quốc tế Thời gian

để đạt được thoả thuận cũng khó có thể xác định được Ví dụ, giữa Việt Nam với

Lào hơn 3 năm (1973 - 1976) mới đạt được theo nguyên tác lấy đường biên giới

được thể hiện trên các mảnh bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Pháp in nam 1945 làm căn

cứ chính; giữa Việt Nam và Campuchia sau 19 nam đàm phán (1964 - 1983) mới đạt

Trang 16

được nguyên tắc lấy đường biên giới trên bản đồ ty lệ 1/100.000 do Pháp in năm

1954 làm căn cứ chính; giữa Việt Nam va Trung Quốc sau 19 nam đàm phán (1974

- 1993) mới đạt được "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn dé

biên giới lãnh thổ giữ CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa" Thông thường

các thoả thuận này được hai nước thoả thuận và xác nhận trong một văn bản pháp lý

- Thứ hai, hoạch định đường biên giới : Trên cơ sở các nguyên tắc đã đạt được(nêu trong giai đoạn xác lập nguyên tắc giải quyết) hoạch định biên giới là quá trìnhđàm phán giữa hai nhà nước để thoả thuận vị trí và hướng đi của đường biên giới,giải quyết các vụ tranh chấp biên giới lãnh thổ hoặc các vùng chưa rõ ràng, quyết

định một khu vực thuộc bên này hay bên kia hoặc phân chia cho cả hai bên Như

vậy, giai đoạn này có nội dung mang tính pháp lý chính trị mà kết quả của nó là một

văn bản pháp lý (thông thường là hiệp ước kèm theo bộ bản đồ) được đại diện có

thẩm quyền của hai nước ký kết và được cơ quan quyền lực cao nhất của hai nướcphê chuẩn

Để thực hiện nội dung của giai đoạn này, hai quốc gia có chung biên giới cử ramột cơ quan chung và được gọi là UBLH hoạch định Đối với biên giới trên đất liền

Việt Nam - Lào, hai bên đã thành lập Đoàn đàm phán cấp Trung ương và tiến hành

bốn đợt đàm phán để hoạch định đường biên giới Việt Nam - Lào Sau một thời gianchuẩn bị khẩn trương, Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước đã được

ký kết vào ngày 18/7/1977 và trong quá trình phân giới, cắm mốc đã thoả thuận một

số điểm khác với đường biên giới theo Hiệp ước hoạch định Việt Nam - Lào năm

1977 nên hai bên đã ghi nhận bằng Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới

quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào ngày 24/1/1986

- Thứ ba, phân giới, cắm mốc: Nhiệm vụ chính của giai đoạn phân giới, cắmmốc là chuyển đường biên giới đã được mô tả trong van bản pháp lý về hoạch định

ra thực địa một cách chính xác nhất có thể được và đánh dấu bằng một hệ thống

mốc quốc giới Việc phân giới chủ yếu là công tác kỹ thuật và các quyết định của nó

chỉ giới hạn trong việc chuyển những nội dung đã được mô tả trong văn bản, bản đồ

ra thực địa Việc phân giới, cắm mốc quốc giới là giai đoạn quan trọng nhằm xác

định chính xác vị trí đường biên giới trên thực tế, làm cơ sở để thực hiện quy chế

Trang 17

quản lý biên giới Quá trình nay được tiến hành song phương thông qua mot Uy ban liên hợp về phân giới và cắm mốc do các nước hữu quan thoả thuận lập ra, có số

lượng và thành phần tương đương cần thiết và kết quả của quá trình này được ghi

nhận bằng một văn bản pháp lý như biên bản phân giới, cắm mốc và nghị định thư khi kết thúc công tác phân giới, cắm mốc Đối với biên giới Việt Nam - Lào, quá

trình này diễn ra từ ngày 25/7/1978 và kết thúc ngày 24/8/1984, với 214 mốc quốc

giới Ngày 24/1/1986, hai nước ký Nghị định thư ghi nhận kết quả phân giới, cắm mốc và năm 1987, hai nước ký Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Nghị định thư phân

giới, cắm mốc trên thực địa và cắm mốc quốc giới ký ngày 24/1/1986 ghi nhận kết

quả giải quyết đường biên giới và cắm mốc quốc giới theo Hiệp ước bổ sung.

- Thứ tư, quản lý và duy trì đường biên giới, bảo vệ mốc quốc giới: Thực tiễn

việc quản lý biên giới quốc gia được tiến hành ngay từ khi Nhà nước ra đời, mặc dù

đường biên giới đó không được thoả thuận bằng văn bản pháp lý (hiệp định, hiệpước, nghị định thư ) như ngày nay, nhưng sự tồn tại của các quốc gia luôn gắn liền

với việc quản lý, bảo vệ và duy trì một đường biên giới giữa các quốc gia liên quan

Vì vậy, việc quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia luôn gắn kết với quá trình giải quyết

biên giới giữa các quốc gia Trong giai đoạn trước khi tiến hành xác lập đường biên

giới quốc gia, trong quá trình xác lập nguyên tắc, hoạch định và phân giới cắm mốc

nếu hai bên liên quan phối hợp tốt vấn đề quản lý biên giới trong các giai đoạn này

sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình giải quyết biên giới lãnh thổ giữa hai quốc

gia.

Sau quá trình phân giới và cắm mốc quốc giới, các quốc gia hữu quan thỏathuận các quy định về quản lý biên giới Các quy định về quản lý này được thể hiện

trong một thoả thuận (thường được gọi là quy chế) dùng làm cơ sở để kiểm tra và

giải quyết những tranh chấp phát sinh dọc biên giới ( như vượt biên trái phép, phá

hoại các tiêu chí biên giới, trao đổi thông tin, hoạt động kinh tế và quản lý tài

nguyên vùng biên giới ) cũng như thủ tục giải quyết những vấn đề tồn tại hay phátsinh Đối với biên giới Việt Nam - Lào, sau khi hoàn thành giai đoạn phân giới cắmmốc, hai nước cũng đã ký Hiệp định về quy chế biên giới ngày 1/3/1990 và ngày31/8/1997 hai bên đã ký Nghị định thư sửa đổi một số điều khoản trong Quy chế

Trang 18

biên giới Thi hành Hiệp định trên, hàng năm có các cuộc họp về biên giới giữa hainước để kiểm điểm việc thi hành Hiệp định Quy chế biên giới

1.1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước về biên giới

Khi nghiên cứu vấn đề quản lý, có quan niệm cho rằng quản lý là hành chính,

là cai tri; có quan niệm lại cho rằng quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy Cả haiquan niệm này về cơ bản không có gì khác nhau về nội dung Khoa học và thực tiễncuộc sống đã chứng minh rằng quản lý được hiểu theo hai góc độ là yếu tố mang

tính chính trị xã hội và mang tính hành động thiết thực

Quản lý theo góc độ chính xã hội là sự kết hợp giữa tri thức và lao động còn

góc độ hành động thiết thực thì quản lý là điều khiển, do con người điều khiển cácvật hữu sinh, các vật vô sinh và điều khiển con người nhằm thực hiện ý chí củangười điều khiển Như vậy, quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫncác quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển, đạt đến

mục đích đề ra và đúng ý chí của người quản lý

Quản lý là một yếu tố rất quan trọng, không thể thiếu được trong đời sống xã

hội Xã hội càng phát triển càng cao thì vai trò của quản lý càng lớn và nội dung

càng phức tạp.

Trong hệ thống chính trị của nước ta hiện nay có nhiều chủ thể, bao gồm Đảngcộng sản Việt Nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, cácđoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội và tập thể lao động Trong hệ thống các chủthể này, Nhà nước là chủ thể duy nhất thực hành quản lý nhà nước đối với toàn xã

hội bằng pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng, do các cơ quan trong bộ máy nhà

nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) thực hiện Đó là quản lý nhà nước hiểu theonghĩa rộng Còn quản lý nhà nước hiểu theo nghĩa hẹp là do hệ thống các cơ quanhành chính nhà nước thực hiện Do đó, có thể nói đặc trưng cơ bản của quản lý nhà

nước là dạng quản lý xã hội duy nhất mang tính quyền lực nhà nước, điều chỉnh các

quan hệ xã hội bằng phương tiện pháp luật Đó là sự tác động có tổ chức, có hệ

Trang 19

thống, bằng pháp luật nhằm điều chỉnh có hiệu lực, hiệu quả các quan hệ xã hội theo

ý chí của Nhà nước

Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia là một nội dung của quản lý nhà nước

có tính đặc thù Bởi vì, biên giới quốc gia - đối tượng của quản lý Nhà nước là ranh

giới xác định phạm vi lãnh thổ quốc gia, phạm vi thực hiện chủ quyền quốc gia liên

quan đến lãnh thổ quốc gia và chủ quyền quốc gia khác do các nước hữu quan cùng

thỏa thuận xác lập

Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia do các cơ quan nhà nước có thẩm

quyền thực hiện dựa trên cơ sở pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế do các quốcgia hữu quan xây dựng nên nhằm bảo vệ sự ổn định và bất khả xâm phạm biên giớiquốc gia, lãnh thổ quốc gia, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của quốc gia, của cơ quan, tổ chức và cá nhân của quốc gia

Như vậy, quản lý nhà nước về biên giới quốc gia là sự tác động có tổ chức và

điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật đối với các quá trình kinh tế xã hội và hành vihoạt động để duy trì đường biên giới, duy trì và phát triển các mối quan hệ kinh tế

xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà

nước trong công cuộc bảo vệ và phát triển kinh tế ở khu vực biên giới, các vùngbiển, bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợiích quốc gia trên các tuyến biên giới trên đất liền và trên biển

1.1.2 Các đặc trưng của quản lý nhà nước bằng pháp luật về biên

giới quốc gia

Quản lý nhà nước bằng pháp luật về biên giới quốc gia có những đặc trưng sau:1.1.2.1 Điều ước Quốc tế mà Nhà nước ta gia nhập ký kết hay thừa nhận vàpháp luật quốc gia - cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về biên giới quốc gia

Biên giới quốc gia là ranh giới chung của các quốc gia hữu quan Vì vậy, một

quốc gia không thể tuỳ tiện xác lập biên giới quốc gia, mà phải có ký kết giữa cácquốc gia hữu quan Điều này làm cho quản lý của Nhà nước về biên giới phải dựa

vào một cơ sở pháp lý là điều ước quốc tế Điều ước quốc tế ở đây là sự thoả thuận,

ký kết giữa các quốc gia hữu quan về biên giới, lãnh thổ trong quá trình tạo lập biên

Trang 20

giới quốc gia Đó là những nguyên tắc giải quyết biên giới, Hiệp ước hoạch định, Hiệp ước hay Nghị định thư phân giới, cắm mốc và các Hiệp định liên quan đến việc

quản lý và duy trì đường biên giới đã được xác lập, bao gồm:

- Quy định về thể lệ giữ gìn và bảo vệ biên giới trên đất liền, trên biển;

- Quy định về trình tự, điều kiện qua lại biên giới đối với người hàng hoá, vật

dụng và các loại giao thông;

- Quy định về các hệ thống cửa khẩu cho các loại phương tiện giao thông khácnhau qua lại giữa hai quốc gia;

- Quy định hệ thống các trạm kiểm soát tại các cửa khẩu;

- Quy định về việc sửa chữa, thay thế cột mốc giới, cắm lại mốc giới;

- Quy định về chế độ, điều kiện thăm dò, khai thác tài nguyên, nguồn nước

biên giới

- Quy định về thủ tục và cách thức giải quyết tranh chấp biên giới quốc gia

Bên cạnh điều ước quốc tế về biên giới quốc gia, trên cơ sở chủ quyền quốc gia

đã được Hiến pháp quy định và cơ sở điều ước quốc tế biên giới đó, quốc gia cóquyền ban hành pháp luật về những vấn đề liên quan đến biên giới Pháp luật quốcgia liên quan đến biên giới quốc gia là cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước vềbiên giới quốc gia

Pháp luật quốc gia liên quan đến biên giới quốc gia thường quy định những

vấn đề sau:

- Quy định cách thức bảo vệ biên giới, các lực lượng bảo vệ và các biện pháp

bảo vệ;

- Quy định về thể lệ và điều kiện hành nghề, các hoạt động sản xuất kinh

doanh và các hoạt động khác trong khu vực biên giới;

- Quy định về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước, nguồn tài nguyên;

- Quy định về chế độ thuế quan, vệ sinh dịch té;

- Quy định về quản lý nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước về biên giới;

Trang 21

- Quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ và các tranh chấp khác trong khu vực lãnh thổ.

1.1.2.2 Mục đích của quản lý nhà nước về biên giới quốc gia là bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ sự toàn vẹn và bất khả xâm phạm lãnh thổ quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia, của cơ quan tổ chức và cá nhân công dân Chủ quyền quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quản lý nhà nước về biên giới quốc gia Từ việc đàm phán, thoả thuận, ký kết điều ước quốc tế về biên giới cho đến việc phân định biên giới trên thực địa, ban hành văn bản pháp luật quốc

gia về những vấn dé liên quan đến biên giới quốc gia và thực hiện pháp luật về biên

giới quốc gia đều nhằm mục đích bảo vệ chủ quyền quốc gia, sự toàn vẹn và bất khả

xâm phạm lãnh thổ quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia, của cơ quan,

tổ chức và cá nhân công dân

1.1.2.3 Quản lý Nhà nước về biên giới quốc gia là loại hoạt động dựa trên

nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia có

chung biên giới

Biên giới quốc gia vừa là ranh giới xác định phạm vi lãnh thổ quốc gia, phạm

vi thực hiện chủ quyền của một quốc gia, đồng thời vừa là ranh giới xác định phạm

vi quan lý Nhà nước về lãnh thổ quốc gia Vì vậy, việc quan lý Nhà nước về biêngiới quốc gia bên cạnh việc thực hiện chủ quyền của quốc gia mình còn phải tôntrọng chủ quyền quốc gia và sự toàn ven lãnh thổ của quốc gia láng giéng có chung

biên giới Do đó, nguyên tắc ổn định và bất khả xâm phạm biên giới quốc gia là

nguyên tắc xuyên suốt quá trình quản lý nhà nước về biên giới quốc gia

Biên giới quốc gia thường là vấn đề phức tạp, dễ dẫn đến những bất đồng, thậmchí cả xung đột, tranh chấp Vì biên giới quốc gia gắn liền với lợi ích quốc gia, chủquyền quốc gia và lãnh thổ quốc gia Khi có bất đồng, tranh chấp, xung đột về biêngiới xảy ra thì một quốc gia không thể tự giải quyết được và cũng không thể tự sửdụng hệ thống các cơ quan của mình để giải quyết được Việc giải quyết những bấtđồng, xung đột, tranh chấp về biên giới quốc gia phải dựa trên cơ sở chủ quyền quốcgia của quốc gia có chung biên giới Vì vậy, việc giải quyết phải có thoả thuận của

Trang 22

các quốc gia có chung biên giới Các quốc gia đồng thời phải có nghĩa vụ giải quyếttranh chấp biên giới bằng biện pháp hoà bình như đàm phán trực tiếp, môi giới.trung gian, điều tra, hoà giải, trọng tài, toà án quốc tế và giải quyết hoà bình các

tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế Các quốc gia có quyền đồng thời có nghĩa vụ lựa chọn một trong các biện pháp hoà bình đó để giải quyếtnhững bất đồng, tranh chấp, xung đột về biên giới quốc gia

- Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia bên cạnh mục đích bảo vệ quyền vàlợi ích của quốc gia mình, của cơ quan, tổ chức và cá nhân quốc gia mình còn phải

tôn trọng chủ quyền và lợi ích của quốc gia láng giéng, của cơ quan, tổ chức và cánhân của quốc gia đó Việc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trongkhu vực biên giới như sông, suối biên giới của một bên phải tôn trọng việc khai thác

sử dụng, bảo vệ tài nguyên của bên kia trong vùng biên giới thuộc lãnh thổ của họ.

Hoạt động quản lý nhà nước về biên giới quốc gia của một bên luôn phải kiểm chế

để không ảnh hưởng tới quyền lợi của bên kia (quốc gia láng giềng có chung biên

gidi).

1.1.2.4 Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia là hoạt động quản ly do nhiều

cơ quan, nhiều ngành thực hiện và diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau

Để việc quản lý nhà nước về biên giới quốc gia có hiệu quả phải đồng thời thực

hiện tốt nhiều công việc khác nhau Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lýnhà nước về biên giới quốc gia Muốn quản lý nhà nước về biên giới quốc gia cóhiệu quả phải đảm bảo các yếu tố sau:

- Có hệ thống quy phạm pháp luật đồng bộ và hoàn chỉnh về biên giới quốcgia

- Có tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về biên giới và tổ chức các lực lượng

chuyên ngành bảo vệ biên giới quốc gia Các cơ quan đó phải được tổ chức một cách

hợp lý, phân công rõ nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan với nhau, giữa cấp trênvới cấp dưới Xây dựng một cơ chế phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cơ quan

NOI

TRƯỜNG ĐAI HỌC LUẬT HẠ

PHÒNG GV Agr |

Trang 23

- Đảm bao thông tin kịp thời cho công tác quan lý biên giới quốc gia.

- Mở rộng giao lưu hợp tác quốc gia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền vàtoàn vẹn lãnh thổ của nhau

- Có một đội ngũ cán bộ chuyên trách về biên giới quốc gia có lập trường tư

tưởng vững vàng, có trình độ hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ.

1.2 Nội dung và vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật về biên giới quốc gia nói chung và về biên giới quốc gia trên đất liền nói riêng và đặc trưng của quản lý nhà nước bằng pháp luật về biên giới trên đất liền

Việt Nam - Lào

1.2.1 Nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật về biên giới quốc gia

1.2.1.1 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược về biên giới quốc gia

Chiến lược biên giới quốc gia là kế hoạch tổng thể bao trùm mang tính nguyên

tắc, tư tưởng, chỉ đạo, định hướng cho công tác biên giới quốc gia Chiến lược vềbiên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quản lý nhà nước về biên giới quốc

gia Chiến lược biên giới quốc gia bảo đảm tính toàn cục, tính toàn diện, tính tổngthể, là nền tảng của quản lý nhà nước về biên giới quốc gia Trên cơ sở chiến lược vềbiên giới quốc gia, những kế hoạch cụ thể về biên giới quốc gia được xây dựng, thựchiện và điều quan trong là những kế hoạch cu thể đó có được phương hướng rõ ràng

do được định hướng bởi chiến lược biên giới quốc gia

Bảo vệ biên giới quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giữ gìn hoà bình, ổnđịnh và sự phát triển của đất nước; liên quan chặt chẽ với lãnh thổ, chủ quyền quốc

gia, an ninh, chính trị, trật tự xã hội Vì vậy, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đếnviệc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược về biên giới quốc gia Vấn đề có tính

chiến lược về biên giới quốc gia được thể hiện trong các thông cáo chung giữa lãnh

đạo cấp cao của Dang và Nhà nước ta với các nước láng giéng

Trang 24

1.2.1.2 Ký kết các điều ước quốc tế và ban hành các văn bản pháp luật quốcgia về biên giới quốc gia

Việc ký kết các điều ước quốc tế và ban hành các văn bản pháp luật quốc gia

về biên giới là rất cần thiết, không thể thiếu và có ý nghĩa rất quan trọng Đó là cơ

sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước về biên giới quốc gia Để có đủ cơ sở pháp luật

cho việc quản lý nhà nước về biên giới quốc gia đòi hỏi phải có cả điều ước quốc tế

và văn bản pháp luật quốc gia về biên giới quốc gia Trong quản lý nhà nước về biên

giới quốc gia không thể thiếu một trong hai loại đó.

Biên giới quốc gia là ranh giới xác định phạm vi lãnh thổ, phạm vi thực hiện chủ quyền quốc gia liên quan đến lãnh thổ, chủ quyền quốc gia của các quốc gia cóchung đường biên giới Vì vậy, việc xác lập, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gianhất thiết phải có sự thoả thuận của các quốc gia có chung đường biên giới Sự thoả

thuận của các quốc gia về biên giới được thể hiện thông qua hình thức pháp lý làđiều ước quốc tế về biên giới do các quốc gia ký kết Điều ước quốc tế về biên giớiquốc gia là văn bản pháp luật quốc tế về biên giới, có giá trị pháp lý bắt buộc đôí vớicác quốc gia liên quan Các quốc gia có nghĩa vụ thực hiện điều ước quốc tế về biên

SIỚI

Trong các điều ước quốc tế về biên giới có quy định các nguyên tắc xác lập,

quản lý, bảo vệ biên giới, xác định phương hướng, vị trí của đường biên giới được

mô tả chi tiết và được thể hiện cụ thể trong bản đồ hoặc sơ đồ kèm theo

Năm 1977, giữa nước ta và Lào đã ký Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia

giữa CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào Hiệp định này xác định nguyên tắchoạch định đường biên giới quốc gia giữa hai nước là lấy bản đồ 1/100.000 của Sở

Địa dư Đông Dương năm 1945 hoặc một vài năm trước đó làm căn cứ chính Sau đó,

nước ta ký tiếp Hiệp định về Quy chế biên giới Việt Nam - Lào ngày 1/31990 Hiệpđịnh về Quy chế biên giới được ký kết đã tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý,

bảo vệ biên giới quốc gia

Nước ta đã ký kết các điều ước quốc tế với các nước láng giềng như: Hiệp ước

hoạch định biên giới Việt Nam - Campuchia ngày 27/12/1995, Hiệp định tạm thời

Trang 25

về việc giải quyết các công việc trên vùng biên giới hai nước giữa Chính phủ

CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHND Trung Hoa ngày 7/11/1991, Hiệp ướchoạch định biên giới trên đất liền giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND

Trung Hoa ngày 30/12/1999, Hiệp định về phân định vùng lãnh hải, vùng đặc quyền

kinh tế, thềm lục địa trong Vinh Bac Bộ giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước

CHND Trung Hoa 25/12/2000

Bên cạnh việc ký kết các điều ước quốc tế về biên giới, mỗi quốc gia còn banhành các văn bản pháp luật quốc gia về biên giới Việc ban hành các văn bản phápluật quốc gia về biên giới do quốc gia thực hiện, dựa trên cơ sở chủ quyền của quốcgia, các quốc gia khác không có quyền can thiệp vào Việc ban hành các văn bảnpháp luật quốc gia về biên giới hoặc là để cụ thể hoá các quy định trong các điềuước quốc tế về biên giới đã được quốc gia ký kết (trên cơ sở và để thi hành điều ước

quốc tế về biên giới) hoặc là để điều chỉnh, bảo vệ những vấn đề, lĩnh vực cụ thể liênquan xuất phát từ nhu cầu thực tế mà quốc gia thấy cần thiết phải ban hành văn bảnpháp luật (trong trường hợp này văn bản pháp luật của quốc gia không được trái vớiquy định của điều ước quốc tế về biên giới mà quốc gia đã ký kết) Trên thực tế, để

thực hiện việc quan lý chặt chế người và phương tiện ra vào khu vực biên giới, Chính

phủ nước CHXNCN Việt Nam đã ban hành văn bản pháp luật trong đó quy định

"Cac phương tiện vào khu vực biên giới thi chủ phương tiện phải dang ký tại trạmBiên phòng về số lượng người đi trên phương tiện, thời gian, phạm vi và nội dunghoạt động; khi phương tiện không hoạt động phải neo, đỗ tại bến bãi quy định vàphải chấp hành nội quy của bến bãi " (Nghị định 34/2000/NĐ-CP ngày 18/8/2000của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam

Cho đến nay, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quốc gia về

biên giới như: Pháp lệnh bộ đội Biên phòng số 02/1997/PL - UBTVQH ngày

28/3/1997; Pháp lệnh xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 21/02/1992; Nghị định số 34/2000/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới

đất liền nước CHXHCN Việt Nam v.v Đây là một loạt cơ sở pháp lý quan trọng

cho việc quản lý, bảo vệ biên giới nước ta.

Trang 26

1.2.1.3 Tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế và các văn bản pháp luật về

biên giới quốc gia

Tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế và văn bản pháp luật về biên giới quốc gia là việc thực hiện trên thực tế các quy định trong các điều ước quốc tế mà Nhà

nước ta đã ký kết hoặc thừa nhận, và các văn bản pháp luật quốc gia về biên giới Tổ

chức thực hiện các điều ước quốc tế về biên giới và các văn bản pháp luật quốc gia

về biên giới có ý nghĩa quan trọng Nếu chỉ có ký kết các điều ước quốc tế và banhành các văn bản pháp luật quốc gia về biên giới mà không có việc tổ chức thực

hiện các điều ước quốc tế và các văn bản pháp luật quốc gia về biên giới đó thì mọi

thoả thuận, mọi quy định pháp luật quốc gia về biên giới chỉ là trên lý thuyết, không

xác định hoặc khó có thể xác định được đường biên giới trên thực địa, khó có thể

bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia

Tổ chức thực hiện các diéu ước quốc tế và các văn bản pháp luật quốc gia vềbiên giới bao gồm rất nhiều công việc khác nhau, mỗi công việc có tính chất, có đặcđiểm riêng Đối với việc thực hiện các điều ước quốc tế về biên giới: do các điều ước

quốc tế được thoả thuận ký kết bởi các quốc gia, không phải do một quốc gia ban

hành, do vậy việc tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế đó cũng phải do các quốc

gia tham gia thoả thuận ký kết cùng thi hành, cùng thực hiện Trong thực tế, sau khi

ký điều ước về hoạch định biên giới trên đất liền giữa hai nước láng giềng có chungđường biên giới là việc tiến hành quá trình phân giới, cắm mốc biên giới quốc gia.Phân giới, cắm mốc là quá trình chuyển đường biên giới đã được hoạch định trên

văn bản và bản đồ của điều ước quốc tế được hoạch định biên giới ra thực địa và

đánh dấu bằng vật chất cụ thể Các quốc gia cùng tiến hành thực hiện việc phân giới,cam mốc quốc giới, bao gồm các công việc như:

- Thiết kế một hệ thống mốc quốc giới;

- Lập kế hoạch tổ chức thực hiện;

- Xác định thủ tục và phương pháp tiến hành phân vạch từng đoạn biên giới;

- Cam từng cột mốc tại thực địa;

- Giải quyết và kết luận từng vấn đề phát sinh

Trang 27

Để thực hiện việc phân giới, cắm mốc quốc giới, các quốc gia thường thành lập

một tổ chức song phương để cùng nhau thực hiện công việc Tổ chức song phương

này thường được gọi là Uỷ ban liên hợp phân giới, cắm mốc.

Đường biên giới được vạch ra cụ thể trên thực địa phải dựa trên cơ sở và phù hợp với hướng đi của đường biên giới đã được hoạch định trong các văn bản và bản

đồ của điều ước quốc tế về hoạch định biên giới

Trong quá trình hoạch định, phân giới, cắm mốc quốc gia để hoàn thành việc

xác lập đường biên giới quốc gia giữa các nước láng giéng có chung đường biên

giới, hai bên phối hợp tổ chức thực hiện việc quản lý đường biên giới theo hiện trạng(Hiệp định tạm thời về giải quyết các công việc trên vùng biên giới hai nước giữa

Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHND Trung Hoa ngày 7/11/991)

hoặc đường biên giới đã được xác lập giữa hai nước Việt Nam - Lào (Nghị định thư

ngày 24/1/1986 và 16/10/1987); hai bên phối hợp tiến hành quản lý biên giới theo

các thoả thuận trong Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Lao ngày 01/3/1990

và được sửa đổi bổ sung (Nghị định thư ngày 8/8/1997) Trong quá trình này, haibên thực hiện rất nhiều công việc khác nhau được quy định trong các điều ước quốc

tế này như việc mở các cửa khẩu biên giới, các cặp chợ biên giới, khai thác sử dụng

tài nguyên thiên nhiên trong khu vực biên giới, bảo đảm việc qua lại đối với người,

hàng hoá và các phương tiện

Đối với việc thực hiện các văn bản pháp luật quốc gia về biên giới: do các văn

bản pháp luật quốc gia được chính quốc gia ban hành, do vậy việc tổ chức thực hiện

các văn bản pháp luật quốc gia về biên giới cũng do chính các quốc gia đó tiến

hành Trong mỗi quốc gia có hệ thống các cơ quan thực hiện các văn bản pháp luật,

các công việc khác nhau về biên giới, liên quan đến biên giới Ở nước ta, các cơ

quan có nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện các văn bản pháp luật về biên giới quốc gia

đó là: Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài nguyên Môitrường, Uy ban Nhân dân các địa phương

Trang 28

1.2.1.4 Tổ chức bộ máy, xây dựng lực lượng chuyên trách làm nòng cốt quản

lý, bảo vệ biên giới quốc gia

Để quản lý, bảo vệ vững chác biên giới quốc gia thì không thể thiếu bộ máy,

lực lượng chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, vì thếphải tổ chức bộ máy, xây dựng lực lượng chuyên trách làm nòng cốt quản lý, bảo vệbiên giới quốc gia Bộ máy quản lý nhà nước về biên giới và bảo vệ biên giới quốc

gia ở nước ta hiện nay bao gồm:

tổ chức bộ máy của Bộ đội biên phòng được quy định cụ thể trong Pháp lệnh Bộ đội

Biên phòng và Nghị định số 02/1998/NĐ-CP ngày 6/01/1998 của Chính phủ quy

định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bộ đội biên phòng Bộ đội Biênphòng được xác định "là lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng, của Nhà nướcCHXHCN Việt Nam, là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, làmnòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh trật tự

biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển tại các cửa khẩu theo phạm vi

nhiệm vụ do pháp luật quy định và là một lực lượng thành viên trong khu vực phòngthủ tỉnh, huyện biên giới" Nhiệm vụ của Bộ đội biên phòng là quản lý, bảo vệđường biên giới quốc gia, hệ thống dấu hiệu mốc quốc giới; đấu tranh ngăn chặn các

hành vi xâm phạm lãnh thổ biên giới quốc gia, vượt biên, vượt biển, nhập cư, cư trú

trái phép, khai thác trộm tài nguyên và những hành vi khác xâm phạm đến chủquyền, lợi ích quốc gia, an ninh trật tự, gây hại đến môi trường ở khu vực biên giới;chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới

Trang 29

quốc gia va duy trì an ninh trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới trên đất lién,

các hải đảo, vùng biển và các cửa khẩu

- Lực lượng cảnh sát biển: do đặc thù của các vùng biển và hải đảo, cho nên ngoài lực lượng Bộ đội Biên phòng, lực lượng cảnh sát biển cũng được thành lập để

thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh trật tư, an toàn va bảo dam, việc

chấp hành pháp luật trên biển, trong đó có vùng lãnh thổ, chủ quyền và biên giới quốc gia trên biển Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của lực lượng Cảnh sát biển được quy định cụ thể trong Pháp lệnh Cảnh sát biển ngày 28/3/1998 của Uỷban thường vụ Quốc hội

1.2.1.5 Tổ chức thực hiện bảo vệ biên giới quốc gia, bảo đảm an ninh biên giới

và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu

Bảo vệ biên giới quốc gia, bảo đảm an ninh biên giới và trật tự, an toàn xã hội

ở khu vực biên giới, cửa khẩu có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc duy trì sự ổn định đường biên giới quốc gia, bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia,

bảo đảm sự an toàn và ổn định của dân cư ở khu vực biên giới

Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách có nhiệm vụ quản lý,bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xãhội ở các vùng biên giới trên đất liền và biển, đảo, tham gia xây dựng cơ sở chính trị

và thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, xây dựng quốc phòng, an ninh ở khu

vực biên giới, cửa khẩu

Để thực hiện tốt việc bảo vệ biên giới quốc gia, bảo đảm an ninh biên giới và

trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu lực lượng Bộ đội Biên phòngphải được tập trung lãnh đạo sát sao để nâng cao khả năng hoàn thành nhiệm vụ có

tính nghiệp vụ ở khu vực biên giới, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, thực hiệntốt nhiệm vụ tác chiến phòng thủ; không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện,

chiến đấu, tổ chức luyện tập thao diễn thành thạo các phương án tác chiến, phòng

thủ ở khu vực biên giới Đồng thời vũ khí, trang thiết bị cho Bộ đội Biên phòng phải

từng bước được bổ sung, thay thế phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quản lý bảo vệ biên

Trang 30

giới quốc gia và sắn sàng chiến đấu của lực lượng theo từng thời kỳ phát triển của

đất nước và quan hệ của nước ta với các nước láng giềng có chung đường biên giới.

Bộ đội Biên phòng phải duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, thường trực chiến đấu,

chủ động đối phó thắng lơi với mọi tình huống xảy ra Bên cạnh đó, Bộ đội Biên

phòng phải nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trinh sát biên phòng, tức là nâng

cao chất lượng, hiệu quả công tác phát hiện, nghiên cứu dự báo tình hình, chủ động

tham mưu đề xuất các chủ trương, đối sách thích hợp, triển khai đồng bộ các phương

thức hoạt động trinh sát để đảm bảo quản lý, nắm chắc địa bàn, các đối tượng

Bảo vệ biên giới quốc gia, bảo đảm an ninh biên giới và trật tự, an toàn xã hội

6 khu vực biên giới không chỉ là nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng mà còn là nghĩa

vụ của toàn dân Đảng và Nhà nước ta xác định "Quốc phòng là sự nghiệp của toàn

dân” Vì vậy, nhân dân có nghĩa vụ tham gia bảo vệ biên giới quốc gia, bảo đảm anninh biên giới và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu Pháp luậtnước ta cũng quy định: "Mọi công dân có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ biên giớiquốc gia trên đất liền theo quy định của pháp luật Khi phát hiện các hành vi xâmphạm biên giới quốc gia hoặc có nguy cơ làm ảnh hưởng đến đường biên giới phải

báo ngay cho đồn Biên phòng hoặc UBND sở tai, cơ quan nhà nước nơi gần nhất để

thông báo cho đồn Biên phòng kịp thời xử lý" (Nghị định 34/2000/NĐ-CP ngày18/8/2000 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã

hội chủ nghĩa Việt Nam)

Để nhân dân tham gia đông đảo và thực hiện tốt nghĩa vụ này, phải đẩy mạnh

công tác vận động quần chúng nhân dân bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biêngiới quốc gia Bộ đội Biên phòng và các cơ quan, tổ chức khác có trách nhiệm vận

động quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ biên giới quốc gia, bảo đảm an ninh

biên giới và trật tự xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu phải bảo đảm thực hiện được

những nội dung cơ bản sau: vận động nhân dân xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh,

toàn diện ở địa phương, vận động nhân dân tích lực lao động sản xuất, phát triểnkinh tế - văn hoá - xã hội, xoá đói, giảm nghèo, ổn định đời sống, thực hiện kết hợp

kinh tế với quốc phòng, an ninh, vận động nhân dân tham gia cấp uỷ, chính quyền

Trang 31

địa phương, tổ chức hướng dẫn cho nhân dân tham gia bảo vệ an ninh biên giới quốc

gia.

1.2.1.6 Đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ biên giới quốc gia, các công

trình liên quan đến biên giới; xây dựng và phát triển toàn diện vùng biên giới, ven

biển, hải đảo kết hợp khai thác có hiệu quả tiêm năng kinh tế với bảo vệ môi trường

Để quản lý, bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia khi đường biên giới đã đượchai nước thoả thuận xác lập hoặc thoả thuận tạm thời quản lý theo hiện trạng (dochưa được xác định rõ ràng hoặc đang tiến hành giải quyết) hoặc đã được xác lập thì

vấn đề có ý nghĩa quan trọng là phải đầu tư xây dựng biên giới quốc gia; xây dựng

vùng biên giới, ven biển, hải đảo, kết hợp khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tếvới bảo vệ môi trường Muốn quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia không thể chỉ đầu

tư xây dựng biên giới quốc gia và các công trình bảo vệ biên giới quốc gia, mà cầnthiết phải có chủ trương, chính sách và biện pháp đúng đắn để phát triển toàn diệnkhu vực biên giới, thường xuyên nâng cao đời sống vật chất tinh than cho các cư dânkhu vực biên giới, củng cố thế trận biên phòng vững mạnh Đảng và Nhà nước tacũng đã đề ra chủ trương mang tính chiến lược là: kết hợp phát triển kinh tế - xã hội

củng cố quốc phòng an ninh

Đầu tư xây dựng biên giới quốc gia, các công trình bảo vệ các công trình liên

quan đến bảo vệ biên giới quốc gia chính là để củng cố quốc phòng an ninh Cần

phải đầu tư xây dựng quốc phòng, an ninh khu vực phòng thủ huyện, tỉnh phục vụ

cho việc quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia

Đồng thời với việc đầu tư xây dựng biên giới quốc gia, xây dựng các côngtrình bảo vệ, các công trình liên quan đến bảo vệ biên giới phải đầu tư xây dựng

vùng biên giới, ven biển, hải đảo nhằm phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sốngmọi mặt cho đồng bào các dân tộc vùng biên giới, hải đảo, ven biển Việc phát triển

kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống mọi mặt cho đồng bào các dân tộc khu vực biêngiới là hết sức cần thiết; bởi vì, địa bàn biên giới nói chung là vùng rừng núi, vùngsâu, vùng xa, hiện tại chủ yếu là nơi cư trú, sinh sống của các dân tộc it người trongđại gia đình các dân tộc Việt Nam; các điều kiện hạ tầng cơ sở như đường xá, trường

Trang 32

ne |

học, bệnh viện còn có nhiều khó khan; đời sống của nhân dân còn rất thấp; nhiều

tập tục lạc hậu vẫn còn tồn tại Đây chính là địa bàn để các thế lực thù địch lợi

dụng thực hiện "chủ nghĩa can thiệp mới” và "diễn biến hoà bình", đông thời cũng là

địa bàn xâm nhập, hoạt động tình báo, xây dựng cơ sở phản động để chống phá sựnghiệp cách mạng của nhân dân ta

Phát triển khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa nói chung, đặc biệt là ở khu

vực biên giới không chỉ đơn thuần là chính sách kinh tế - xã hội mà thực chất là

chiến lược công tác biên giới; trước hết là tạo nền tảng vững chắc của thế trận biên

phòng, đó là "thế trận lòng dân" Thế trận lòng dân vững chắc sẽ tạo thế và lực để

chiến thắng mọi sự lợi dụng của các thế lực thù địch chống phá cách mạng ViệtNam, đồng thời nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về biên giới quốc gia

Phát triển toàn diện khu vực biên giới, bao gồm xây dựng và phát triển vữngchắc quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội trong đó tập trung giải quyết cấp báchvấn đề kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc, cố gắng sớmxoá bỏ ngăn cách quá xa giữa các vùng trong nước Những công việc cần tập trunggiải quyết để thực hiện mục đích trên là: phát triển mạng lưới giao thông, phát triểncác công trình thuỷ lợi, điện nước sinh hoạt, quy hoạch bố trí dân cư, định canh định

cư, xoá đói giảm nghèo, xoá mù chữ, đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp,lâm nghiệp và thương mại dịch vụ, phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, phát thanh

truyền hình, bài trừ tệ nạn xã hội, khuyến khích khôi phục các lễ hội truyền thốngđậm nét bản sắc văn hoá dân tộc

Hình thành các khu kinh tế cửa khẩu nhằm phát triển kinh tế tại các địa bàn

khu vực cửa khẩu tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theohướng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp Đồng thời,

xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu để thực hiện chiến lược gắn việc giữ vững an

ninh chính trị, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền quốc gia với

việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, dân trí của nhân dân nhằm tạo thêm thếvững mạnh về quốc phòng, an ninh trên tuyến biên giới nói chung và trên địa bàn

các cửa khẩu nói riêng Thực hiện tốt hơn việc điều hoà, phối hợp các hoạt động về

Trang 33

quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu; nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản

lý nhà nước tại địa bàn

Để giải quyết có hiệu quả các mục tiêu đề ra cần sử dụng nhiều biện pháp

đồng bộ, trước hết phải huy động được sức mạnh từ nhiều nguồn, của mọi thành

phần kinh tế từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước và nước ngoài để khaithác cho được mọi lợi thế và tiềm năng đất đai, tài nguyên khoáng sản của từng địa

phương.

1.2.1.7 Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về biên giới quốc

gia

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia là

khâu đầu tiên của hoạt động thực hiện pháp luật về biên giới quốc gia Nếu việc tổ

chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về biên giới quốc gia được thực hiện tốt thì đó

là cơ sở rất tốt để các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền và mọi công dân thực

hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về biên giới quốc gia Nhưng ngược lại,

nếu việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia

không được thực hiện hoặc thực hiện không tốt thì ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện

pháp luật về biên giới Khi đó, ngay việc các cơ quan có thẩm quyền thực hiện phápluật về biên giới quốc gia cũng có thể mắc những sai sót dẫn đến sai lầm, thậm chí

vi phạm cả pháp luật; các công dân có khi vi phạm các quy định pháp luật về biêngiới quốc gia nhưng lại không biết mình vi phạm

Với tầm quan trọng đó, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về

biên giới quốc gia phải được tổ chức và có kế hoạch; coi đó là một công việc phảitiến hành thường xuyên Trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

về biên giới quốc gia phải xác định rõ mục tiêu, yêu cầu định hướng nội dung,

phương hướng biện pháp giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia nhằm thực hiện

chương trình kế hoạch đề ra; xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức vềviệc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và giải quyết các vấn dé trong công tác tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia

Trang 34

Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo duc pháp luật về biên giới quốc gia

do các cơ quan tổ chức khác nhau thực hiện, trong đó có trách nhiệm chủ yếu thuộc

về UBND các cấp và lực lượng Bộ đội Biên phòng Trong lĩnh vực về quản lý nhànước biên giới quốc gia "chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm tổ chức

tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới lãnh thổ và trách nhiệm của

quần chúng nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia (Nghị định

34/2000/NĐ-CP ngày 18/8/2000 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đấtliền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam)

Bên cạnh UBND các cấp, Bộ đội Biên phòng với vị trí là cơ quan làm nòng cốt chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có nhiệm vụ quyền hạn: "Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội,văn hoá, giáo dục, xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân

và thế trận an ninh nhân dân ở khu vực biên giới” (Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng) Sựtuyên truyền vận động nhân dân của lực lượng Biên phòng có ý nghĩa rất quan trong,

góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tốc,nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ, biên giới quốc gia.1.2.1.8 Tổ chức bôi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho lực

lượng quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia

Việc quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là một lĩnh vực hoạt động chuyên

ngành, có đặc thù riêng Vì vậy để việc quản lý bảo vệ biên giới quốc gia có hiệu

quả và đạt được mục đích đề ra, đòi hỏi lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới quốc giaphải được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho lực

lượng quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia phải được tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ, kịpthời; đảm bảo có kế hoạch rõ ràng, cụ thể: nội dung, chương trình, dao tạo, bồidưỡng phải phù hợp và thường xuyên bổ sung, cập nhật những thông tin, kiến thức

a

mol.

Trang 35

Ban biên giới - Bộ Ngoại giao, Trường Đại học Biên phòng là những nơi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước về biên giới, trong đó nội dung phápluật phải đặc biệt coi trọng.

1.2.1.9 Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật

về biên giới quốc gia; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động quản lý,nhà nước về biên giới quốc gia

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về biêngiới quốc gia

Hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật là một trong những nộidung quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước Nó là yếu tố quan trọng bảo đảmcho việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong quản lý nhà nước

Nếu thiếu hoạt động thanh tra kiểm tra thì có thể dẫn đến những vi phạm nghiêmtrọng trong quản lý nhà nước, ảnh hưởng đến mục đích của quản lý nhà nước Trong

lĩnh vực quản lý nhà nước về biên giới quốc gia, hoạt động thanh tra, kiểm tra việc

thực hiện các quy định của pháp luật về biên giới quốc gia có vai trò rất quan trong

Nó là yếu tố không thể thiếu bảo đảm cho việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định

của pháp luật về biên giới trong các điều ước quốc tế và trong các văn bản pháp luật

quốc gia Với vai trò như vậy, hoạt động thanh tra, kiểm tra góp phần quan trọng vàoviệc duy trì ổn định và bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia, bảo vệ chủ quyền và

toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ các quyền và lợi ích quốc gia, tạo ra biên giới

quốc gia hoà bình, ổn định và hợp tác

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động quản lý, bảo vệ biên giớiquốc gia

Quyền kiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được

ghi nhận: "cong dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với co quan Nhà nước có

thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế,

tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào " (Hiến pháp năm

1992).

Trang 36

Vì vậy trong lĩnh vực quan lý, bảo vệ biên giới quốc gia, công dân có quyền

khiếu nại, tố cáo Việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân thể hiện tính

dân chủ của xã hội, là điều kiện để nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội và thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với quản lý, bảo vệ lãnh thổ quốc

gia.

Pháp luật nước ta quy định trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tốcáo của công dân thuộc về người đứng đầu cơ quan nhà nước, trong đó nhấn mạnh

vai trò, vị trí quan trọng của tổ chức thanh tra nhà nước Trong lĩnh vực quản lý, bảo

vệ biên giới quốc gia, những cơ quan, người có trách nhiệm và thẩm quyền giải

quyết khiếu nại, tố cáo của công dân như thanh tra nhà nước ở các cấp, chủ tịch

UBND các cấp |

1.2.1.10 Hợp tác quốc tế trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia

Biên giới quốc gia là ranh giới chung của hai quốc gia, liên quan chặt chế với

chủ quyền, lãnh thổ của hai quốc gia Chính yếu tố chung của biên giới quốc gia đòi

hỏi phải có sự hợp tác của hai quốc gia liên quan thì mới có thể giải quyết được

những vấn đề đặt ra Ngay trong quá trình đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế về

biên giới quốc gia đã là sự hợp tác của hai quốc gia Nếu không có sự hợp tác của

hai quốc gia thì không thể tiến hành đàm phán, ký các điều ước về biên giới quốc

gia Sau khi đã xây dựng được các điều ước quốc tế về biên giới quốc gia, các côngviệc tiếp theo liên quan đến biên giới vẫn cần có sự hợp tác của hai quốc gia liênquan với nhau Quá trình phân giới, cắm mốc, quá trình quản lý, bảo vệ biên giới

không thể thiếu được sự hợp tác của các quốc gia có chung đường biên giới Sự hợptác của các quốc gia trong việc quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là sự biểu hiện của

sự tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh tổ quốc gia của nhau, góp phần vào việc pháttriển quan hệ hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia còn có thể

được thực hiện với các quốc gia khác ở trong và ngoaì khu vực hoặc với các tổ chứcquốc tế nhằm trao đổi thông tin, tư liệu, học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ

chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

Trang 37

Hợp tác quốc tế trong linh vực bảo vệ biên giới quốc gia được thực hiện bởinhiều cơ quan khác nhau và mỗi cơ quan thực hiện một phần công việc thuộc phạm

vi nhiệm vụ, chức năng và thẩm quyền của mình Những cơ quan thực hiện sự hợp

tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ quốc gia là Bộ Ngoại giao, Bộ đội Biên

phòng.

1.2.2 Vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật về biên giới quốcgia nói chung, biên giới Việt Nam - Lào nói riêng

Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia là một loại quản lý nhà nước mang tính

đặc thù do đối tượng của hoạt động quản lý đó là lĩnh vực biên giới quốc gia Quản

lý nhà nước bằng pháp luật về biên giới quốc gia có vai trò sau:

1.2.2.1Quản lý Nhà nước bằng pháp luật về biên giới quốc gia là phương tiện

vừa tạo ra cơ sở pháp lý cho quản lý Nhà nước về biên giới quốc gia vừa đảm bdo

cho cơ sở pháp lý đó trở thành hiện thực

Xây dựng cơ sở pháp lý để hoạch định biên giới quốc gia, xác định đường biên

giới và cố định đường biên giới bằng hệ thống cột mốc quốc giới trên thực tế là

những nội dung đặc biệt quan trọng của quản lý nhà nước bằng pháp luật về biên

giới Vì thế đường biên giới quốc gia chỉ coi là có cơ sở pháp lý vững chắc khi nó

được thể hiện trong điều ước quốc tế về hoạch định biên giới và các văn bản pháp lýquốc tế cụ thể mô tả hướng đi cụ thể trên bản đồ địa hình và được xác định rõ và cốđịnh chắc chắn trên thực địa bằng quá trình phân giới và cắm mốc và phải được lực

lượng chuyên trách bảo vệ Đó chính là vai trò hàng đầu của quản lý nhà nước bằng

pháp luật về biên giới

Việc hoạch định biên giới quốc gia, xác định đường biên giới và cố định đường

biên giới quốc gia không thể thực hiện được nếu không có quản lý nhà nước bằng

pháp luật về biên giới Nhờ quản lý Nhà nước bằng pháp luật về biên giới mà biên

giới quốc gia được hoạch định và cố định trên thực tế bằng việc:

+ Các nước có chung biên giới thương lượng để giải quyết vấn đề biên giới

quốc gia.

Trang 38

+ Cố định đường biên giới quốc gia trên thực địa bằng việc dùng tài liệu ghi lại

đường biên giới quốc gia: Tài liệu bằng chữ như văn bản điều ước hoạch định phângiới cắm mốc, mô tả thực trạng biên giới, văn bản luật của Nhà nước về vùng trời,vùng biển v.v và tài liệu bằng hình ảnh như bản đồ, sơ đồ, chụp ảnh v.v Trong

một số trường hợp có thể dùng tài liệu bằng lời nói có ý nghĩa bổ trợ hai hình thức

trên.

+ Đặt mốc giới theo thoả thuận chung với nước có chung biên giới quy định

mốc chính, mốc phụ, cách đặt mốc trực tiếp, gián tiếp hình dáng, màu sắc nhận biết

và cách đánh số hiệu.

+ Dùng đường phát quang: Nếu hai nước có chung đường biên giới thoả thuận

cùng phát quang thì đường biên giới là đường chính giữa của đường phát quang.

1.2.2.2 Quản lý Nhà nước bằng pháp luật về biên giới quốc gia là phương tiện

xác lập quy chế quản lý về biên giới quốc gia (quy chế biên giới, quy chế khu vực

biên giới, cửa khẩu)

Nhờ có quản lý nhà nước bằng pháp luật về biên giới quốc gia mà các quy chếbiên giới quốc gia, quy chế khu vực biên giới, cửa khẩu được xây dựng và thực hiện

trên thực tế.

- Các quy chế về biên giới quốc gia thường có các nội dung sau:

+ Quy định trình tự, điều kiện qua lại biên giới đối với người hàng hoá và các

phương tiện giao thông.

+ Quy định thể lệ giữ gìn và bảo vệ đường biên giới trên đất liền

+ Quy định thể lệ hành nghề trong khu vực biên giới

+ Các quy định về cửa khẩu cho người và các loại phương tiện giao thông khác

nhau qua lại giữa hai quốc gia.

+ Hệ thống trạm kiểm soát biên phòng, hải quan tại các cửa khẩu

+ Chế độ điều kiện thăm dò, khai thác tài nguyên, nguồn nước biên giới

+ Các quy định về sửa chữa, thay thế cột mốc, cắm lại mốc giới nói riêng vàbảo vệ giữ gìn biên giới nói chung

Trang 39

+ Các quy định về bảo vệ biên giới, các lực lượng bảo vệ cần thiết.

+ Chế độ thuế quan, vệ sinh dịch tế

+ Các điều kiện hành nghề, các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạtđộng khác trong khu vực biên giới

+ Sử dụng và bảo vệ nguồn nước biên giới, bảo vệ môi trường ở khu vực biên

gidi.

+ Thẩm quyền và thủ tục giải quyết các tranh chấp, xung đột về biên giới lãnh

thổ và các tranh chấp khác trong khu vực biên giới

+ Cách thức phương pháp và các lực lượng bảo vệ biên giới

+ Các điều kiện cư trú đi lại, các điều kiện hành nghề, các hoạt động sản xuất

kinh doanh, khai thác tài nguyên và các hoạt động khác trong khu vực biên giới

+ Thẩm quyền và các thủ tục giải quyết các tranh chấp về biên giới lãnh thổ và

các tranh chấp khác trong khu vực biên giới

1.2.2.3 Quản lý nhà nước bằng pháp luật là phương tiện có hiệu lực và hiệu

quả trong việc tổ chức, bảo vệ biên giới và phối hợp giữa các tổ chức và nhân dân

bảo vệ biên giới quốc gia

Pháp luật là phương tiện hữu hiệu nhất để tổ chức bộ máy quy định nguyên tắc

tổ chức và hoạt động, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan trong quản lý nhà nước về

biên giới.

Quản lý Nhà nước đối với biên giới quốc gia không thể không sử dụng phương

tiện pháp luật để tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với biên giới quốc gia Điều

kiện cần thiết là phải thiết lập một hệ thống tổ chức bộ máy quản lý minh bạch,đồng bộ chỉ huy điều hành từ Trung ương cho đến địa phương Muốn thực hiện điều

này rõ ràng phải dựa vào pháp luật, phải phát huy chức năng điều chỉnh của pháp

luật trong tổ chức và hoạt động của các chủ thể khác nhau

Pháp lệnh Bộ đội biên phòng được UBTVQH thông qua ngày 28/3/1997 và

Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 7/4/1997 tại điều 1 quy định: "Xây dựng và bảo

Trang 40

vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, là nghĩa vu của toàn dân.

Bộ đội biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng, Nhà nướcCHXHCN Việt Nam, làm nòng cốt chuyên trách, quản lý bảo vệ chủ quyền, toàn

vẹn lãnh thổ, an ninh trật tự biên giới quốc gia trên đất liền các hải đảo, vùng biển

và tại các cửa khẩu theo phạm vi nhiệm vụ do pháp luật quy định và là một lực

lượng thành viên trong các khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới”

Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với biên giới quốc gia muốn được thựcthi trên thực tế thì phải tổ chức tốt lực lượng quản lý nhà nước chuyên trách, bảo vệ

biên giới, đồng thời phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ biên giới quốc gia

1.2.2.4 Quản lý Nhà nước bằng pháp luật về biên giới là phương tiện đảm bảo

giải quyết các tranh chấp về biên giới quốc gia một cách kịp thời, góp phan ổn định

các quan hệ quốc gia và quốc tế

Các tranh chấp về biên giới thường rất phức tạp và có ảnh hưởng đến quan hệ

giữa các quốc gia láng giéng trên nhiều phương diện Giải quyết tốt và kịp thời các

tranh chấp, xung đột về biên giới và lãnh thổ thông qua quản lý nhà nước bằng phápluật góp phần ngăn ngừa và hạn chế tình trạng xung đột, chiến tranh, duy trì sự ổn

định và an ninh trong các quan hệ giữa các quốc gia láng giềng.

Quản lý Nhà nước bằng pháp luật về biên giới quốc gia có nhiệm vụ giải quyết

các tranh chấp về biên giới quốc gia với các hình thức do các quốc gia lựa chọn phù

hợp với các quy định của luật quốc tế hiện đại.

O Việt Nam, biên giới quốc gia với các nước láng giéng được giải quyết trêntinh thần bình dang, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giéng thân thiện Nhà nước

ta luôn tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, kiên trì giải quyết các tranhchấp, bất đồng về biên giới lãnh thổ với các nước hữu quan bằng biện pháp hoà bình

Nhờ có phương tiện pháp luật quy định nội dung, thủ tục, thẩm quyền mà quản

lý nhà nước xử lý các vi phạm quy chế pháp lý về biên giới quốc gia đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Ngày đăng: 27/05/2024, 17:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w