1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

XÂY DỰNG và bảo vệ CHỦ QUYỀN BIỂN, đảo, BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG TÌNH HÌNH mới – LIÊN hệ vấn đề bảo vệ CHỦ QUYỀN BIỂN, đảo, BIÊN GIỚI QUỐC GIA với SINH VIÊN HIỆN NAY

25 41 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 64,07 KB

Nội dung

TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ---TIỂU LUẬN HỌC PHẦN 1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO, BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG TÌNH HÌNH MỚI – LIÊN HỆ VẤN ĐỀ

Trang 1

TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

-TIỂU LUẬN HỌC PHẦN 1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO, BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG TÌNH HÌNH MỚI – LIÊN HỆ VẤN ĐỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO, BIÊN GIỚI QUỐC GIA VỚI SINH VIÊN HIỆN NAY

Sinh viên: QUÀNG THỊ THANH NHẪN

Mã số sinh viên: 2052020028 Lớp 2 : Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước K40

Hà nội, tháng 9 năm 2021

Trang 2

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 5

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO, BIÊN GIỚI QUỐC GIA 5

1.1 XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO 5

1.1.1 Biển, đảo là gì ? 5

1.1.2 Chủ quyền biển, đảo 6

1.2 XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA 7

Biên giới quốc gia 7

II THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO, BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY 9

2.1 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRONG TÌNH HIỆN NAY 9

2.1.1 Những thuận lợi mà chúng ta có được 9

2.1.2 Những vấn đề còn tồn tại trong việc bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển của nước ta 10 2.2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY 12

2.2.1 Thực trạng thực hiện vai trò và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong xây dựng, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia 12

2.2.2 Những tồn tại, hạn chế 14

2.3 HÀNH ĐỘNG CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO , BIÊN GIỚI QUỐC GIA 15

III.GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO, BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY VÀ NHỮNG NĂM TỚI 16

3.1 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO 16

3.2 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIÊN GIỚI QUỐC GIA 18

3.3 NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO, BIÊN GIỚI QUỐC GIA 20

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

MỞ ĐẦU

Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay đang đứng trướcnhững khó khăn, thách thức lớn Song, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta luôn chungsức, đồng lòng, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủquyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, đồng thời giữ vững môi trường hòabình, ổn định trên biển để phát triển đất nước Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận cấuthành chủ quyền quốc gia, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mậtthiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đây cũng là địa bàn chiến lược về quốcphòng, an ninh, là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước, tạo khoảng không giancần thiết giúp kiểm soát việc tiếp cận lãnh thổ trên đất liền Kế thừa và phát triển ý thứcchủ quyền biển, đảo của ông cha trong lịch sử dựng nước và giữ nước, cũng như nhậnthức đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về biển,đảo Quản lý, khai thác đi đôi với bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyềntài phán quốc gia trên biển, làm cho đất nước giàu mạnh là quan điểm nhất quán củaĐảng, Nhà nước ta.Những năm qua, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễnbiến phức tạp, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quân và dân

ta triển khai tích cực các hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển.Chúng ta đã “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp, bảo

vệ được chủ quyền biển, đảo, vùng trời và giữ được hòa bình, ổn định để phát triển đất

nước” Đồng thời, Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030,

tầm nhìn đến năm 2045 cũng nêu “nhận thức của toàn hệ thống chính trị, nhân dân và

đồng bào ta ở nước ngoài về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với phát triển kinh tế, bảo vệchủ quyền quốc gia được nâng lên rõ rệt Chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển đượcgiữ vững”

Hiện nay, sức mạnh tổng hợp của quốc gia, thế và lực của ta trên các vùng biển,

Trang 4

dân” trên biển, đảo không ngừng được củng cố, tăng cường Các lực lượng quản lý, bảo

vệ biển, đảo từng bước được xây dựng, phát triển ngày càng vững mạnh hơn, trong đóHải quân nhân dân Việt Nam được Đảng, Nhà nước ưu tiên đầu tư tiến thẳng lên hiệnđại, có sự trưởng thành, lớn mạnh vượt bậc, đủ sức làm nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển,đảo của Tổ quốc Bộ đội Hải quân cùng các lực lượng thực thi pháp luật khác trên biển(cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm ngư…) không quản ngại khó khăn, gian khổ,hiểm nguy, kiên cường bám trụ nơi “đầu sóng, ngọn gió”, đêm ngày tuần tra, kiểm soát,khẳng định, bảo vệ chủ quyền, giữ bình yên biển, đảo, thực sự là điểm tựa tin cậy chonhân dân yên tâm vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế Đặc biệt, mỗi khi phải đối mặtvới tình huống phức tạp, căng thẳng, các lực lượng trên biển luôn nêu cao ý chí quyếttâm “còn người, còn biển, đảo”, “một tấc không đi, một li không rời”, thực hiện đúngđối sách, phương châm, tư tưởng chỉ đạo khôn khéo, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vữngchắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh, trật tự trên biển, không để xảy ra xung đột,giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước và mở rộng quan hệ hợptác với các nước Bên cạnh thuận lợi cơ bản, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của

Tổ quốc hiện nay vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức Tình hình quốc tế,khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, những nhân tố mới xuất hiện tácđộng trực tiếp đến tình hình Biển Đông Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn vàtranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo giữa các nước trong khu vực diễn ra gay gắt,tiềm ẩn nguy cơ xung đột, mất ổn định

Vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam là hết sức thiêng liêng, nhưng cũnghết sức khó khăn, phức tạp và lâu dài Trước sau như một, Việt Nam kiên quyết và kiêntrì đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, cả ở thực địa vàtrên mặt trận ngoại giao, qua nhiều kênh và ở nhiều cấp khác nhau để giữ vững chủquyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình đối với các vùng biển, vùng đặcquyền kinh tế và thềm lục địa theo luật pháp quốc tế Điều này đã được nêu rõ trongNghị quyết Đại hội XII của Đảng và được chứng minh trong cách thức Việt Nam đanggiải quyết những tồn tại của vấn đề Biển Đông, với tinh thần thượng tôn pháp luật quốc

Trang 5

tế Từ những nhận định trên em xin chọn đề tài tiểu luận “ Xây dựng và bảo vệ chủ

quyền biển đảo và biên giới quốc gia trong tình hình mới – liên hệ vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia với sinh viên hiện nay ” để làm rõ những vấn đề trên

đưa ra những hướng cho những năm tới

NỘI DUNG

BIỂN, ĐẢO, BIÊN GIỚI QUỐC GIA.

I.1 XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO

I.1.1 Biển, đảo là gì ?

Biển : nói chung là một vùng nước mặn rộng lớn nối liền với các đại dương, hoặc

là các hồ lớn chứa nước mặn mà không có đường thông ra đại dương một cách tự nhiênnhư biển Caspi, biển Chết Thuật ngữ này đôi khi cũng được sử dụng với một số hồnước ngọt khép kín hoặc có đường thông tự nhiên ra biển cả như biển Galilee ở Israel làmột hồ nước ngọt nhỏ không có đường thông tự nhiên ra đại dương hay Biển Hồ ởCampuchia Thuật ngữ này được sử dụng trong đời sống thông thường như một từ đồng

nghĩa với đại dương, như trong các câu biển nhiệt đới hay đi ra bờ biển, hoặc cụm từ

nước biển là chỉ một cách rõ nét tới các vùng nước của đại dương nói chung.

Đảo : là phần đất có nước bao quanh mọi phía (ở giữa đại dương, biển, hồ hoặc

sông) Trên thực địa, có đảo nổi - khi thuỷ triều lên cao nhất vẫn không bị ngập nước, cóđảo chìm - khi nước thuỷ triều lên thì bị ngập Đảo có thể nằm riêng biệt, có thể nằmcạnh nhau tạo thành những quần đảo (như quần đảo Philippin có tới trên 7.000 hòn đảolớn nhỏ tạo thành) Tuỳ theo vị trí tọa lạc, có thể chia đảo thành ba loại: đảo lục địa, đảocủa đới chuyển tiếp từ lục địa đến đại dương và đảo đại dương Ngoài ra, tuỳ theo lịch

sử hình thành, đảo có thể được phân thành 2 loại: đảo núi lửa và đảo san

Trang 6

hô Đảo núi lửa xuất hiện do kết quả hoạt động của núi lửa ở đáy biển Đảo san hô đượchình thành do sản phẩm của các quần thể san hô, đá vôi san hô.

Chế độ pháp lí của đảo tuỳ thuộc vào vị trí của đảo: nằm ở ven bờ hay ngoài khơi.Đối với đảo ven bờ thì có thể lấy làm mốc xác định đường cơ sở Vùng nước giữa bờbiển và đảo là nội thuỷ Đối với đảo nằm ngoài khơi (trừ đảo hoang, không có người ở,không đời sống kinh tế riêng) cũng có lãnh hải, vùng tiếp giáp và vùng đặc quyền kinh

tế, thềm lục địa (theo chế độ pháp lí như đối với lục địa) Ngoài đảo tự nhiên, còn có đảonhân tạo với chế độ pháp lÍ riêng Theo Công ước luật biển năm 1982, các đảo nhân tạotrên biển không có lãnh hải riêng mà chỉ có một vành đai an toàn rộng 500m với điềukiện không ảnh hưởng Ä đến việc quy định ranh giới lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặcquyền kinh tế của quốc gia ven bờ

I.1.2 Chủ quyền biển, đảo.

Chủ quyền quốc gia: Là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của

mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế Trong phạm vi lãnh thổ củamình, quốc gia có quyền tối cao về lập pháp, hành pháp và tư pháp Mọi vấn đề chínhtrị, kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia phải do quốc gia đó quyết định, các quốc giakhác cũng như các tổ chức quốc tế không có quyền can thiệp, mọi tổ chức, cá nhân cưtrú trên lãnh thổ của quốc gia đó phải tuân thủ pháp luật của quốc gia nếu điều ước quốc

tế mà quốc gia đã ký kết không có quy định khác

Chủ quyền quốc gia trên biển: Quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền của mình

một cách tuyệt đối, đầy đủ, toàn vẹn ở trong vùng nội thủy và thực hiện chủ quyền mộtcách đầy đủ, toàn vẹn ở trong lãnh hải Nội thủy là bộ phận đất liền như ao hồ, sôngsuối, các vùng nước nằm trong đất liền Lãnh hải cũng được coi là lãnh thổ biển củaquốc gia ven biển Tuy nhiên, tàu thuyền của các quốc gia khác được quyền “đi qua vôhại” trong lãnh hải của quốc gia ven biển với những quy định kiểm soát chặt chẽ củaquốc gia ven biển theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS

Trang 7

năm 1982) Vì vậy, chủ quyền của quốc gia ven biển được thực hiện ở trong lãnh hảicủa mình là “đầy đủ và toàn vẹn”, chứ không “tuyệt đối” như ở trong nội thủy.

Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia ven biển Chủ quyền này được

mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải, cũng như đến đáy và lòng đất dưới đáy của lãnhhải Mọi hoạt động của tự nhiên nhân hay pháp nhân của quốc gia khác, cũng như cácphương tiện hoạt động trên biển của họ ở trong nội thủy, lãnh hải của quốc gia ven biển,

mà không tuân thủ luật pháp của quốc gia ven biển, cũng như luật pháp quốc tế hiệnhành, đều bị coi là hành động xâm phạm biên giới, lãnh thổ biển của quốc gia ven biển;quốc gia ven biển có quyền sử dụng mọi biện pháp, kể cả biện pháp quân sự để bảo vệchủ quyền quốc gia trong phạm vi nội thủy và lãnh hải được xác lập theo đúng quy địnhcủa UNCLOS năm 1982

I.2 XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA

Biên giới quốc gia.

Luật biên giới quốc gia của Việt Nam năm 2004 xác định: “Biên giới quốc gia củanước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt phẳng thẳng đứng theođường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quầnđảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Biên giới quốc gia của Việt Nam được xác định bằng hệ thống các mốc quốc giớitrên thực địa, được đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ và thể hiện bằng mặt phẳngthẳng đứng theo lãnh thổ Việt Nam Biên giới quốc gia Việt Nam bao gồm biên giớiquốc gia trên đất liền, trên biển, trên không, trong lòng đất Biên giới quốc gia trên đấtliền là phân định lãnh thổ trên bề mặt đất liền của vùng đất quốc gia Trong thực tế, biêngiới quốc gia trên đất liền được xác lập dựa vào các yếu tố địa hình (núi, sông, suối, hồnước, thung lũng ); thiên văn (theo kinh tuyến, vĩ tuyến); hình học (đường lối liền cácđiểm quy ước) Biên giới quốc gia trên đất liền được xác lập trên cơ sở thoả

Trang 8

thuận giữa các quốc gia có lãnh thổ tiếp giáp với nhau và được thể hiện bằng các điềuước hoạch định biên giới giữa các quốc gia liên quan Việt Nam có đường biên giớiquốc gia trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào vàCampuchia ở phía Tây, phía Đông giáp Biển Đông.

Biên giới quốc gia trên biển là phân định lãnh thổ trên biển giữa các quốc gia có bờbiển liền kề hay đối diện nhau; là ranh giới phía ngoài của lãnh hải Biên giới quốc giatrên biển của quốc gia quần đảo là đường biên giới quốc gia phân định lãnh thổ quốc giavới biển cả Đối với các đảo của một quốc gia nằm ngoài phạm vi lãnh hải của quốc gia,biên giới quốc gia trên biển là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải bao quanh đảo

Biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam được hoạch định và đánh dấu bằng cáctọa độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hảicủa quần đảo của Việt Nam, được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về LuậtBiển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vàcác quốc gia hữu quan

Biên giới quốc gia trên không là biên giới phân định vùng trời giữa các quốc gialiền kề hoặc các vùng trời quốc tế, được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng từ biên giớiquốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên trên vùng trời Trong điều kiệnkhoa học và công nghệ phát triển, việc xác lập biên giới quốc gia trên không có ý nghĩangày càng quan trọng trong việc thực hiện chủ quyền đối với vùng trời quốc gia Đếnnay chưa có quốc gia nào quy định độ cao cụ thể của biên giới quốc gia trên không

Biên giới quốc gia trong lòng đất là phân định lãnh thổ quốc gia trong lòng đất phíadưới vùng đất quốc gia, nội thuỷ và lãnh hải, được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng

từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất Độ sâu

cụ thể của biên giới trong lòng đất được xác định bằng độ sâu mà kĩ thuật khoan có

Trang 9

thể thực hiện Đến nay, chưa có quốc gia nào quy định độ sâu cụ thể của biên giới tronglòng đất.

Khu vực biên giới là vùng lãnh thổ tiếp giáp biên giới quốc gia có quy chế, quy địnhđặc biệt do Chính phủ ban hành nhằm bảo vệ an toàn biên giới Khu vực biên giới ViệtNam bao gồm: khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địagiới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia Việt Nam trên đất liền; khu vực biêngiới quốc gia Việt Nam trên biển được tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địagiới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo; khu vực biên giới trênkhông gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng mười kilôméttính từ biên giới Việt Nam trở vào

ĐẢO, BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY.

II.1 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN

ĐẢO TRONG TÌNH HIỆN NAY

II.1.1 Những thuận lợi mà chúng ta có được.

Từ thuở xa xưa, nghề biển đã là 1 nghề quan trọng của cha ông ta, vấn đề khai thác

và khẳng định chủ quyền biển đã được cha ông ta quan tâm Các truyền thuyết, truyệndân gian đã phần nào nói lên điều đó Đến thời nhà Nguyễn, chủ quyền nước ta đã đượckhẳng định trên các quần đảo xa bờ như Hoàng Sa, Trường Sa…Như vậy tư tưởng bảo

vệ chủ quyền biển đã tự bao đời hình thành trong nhân dân ta như 1 truyền thống quýbáu trong cộng đồng, trong mỗi người dân Việt Nam

Với việc trở thành thành viên của công ước “ Liên hợp quốc về luật biển 1982”chúng ta đã có 1 công cụ pháp lý quốc tê hữu hiệu để bảo vệ chủ quyền trên biển Đồngthời với việc ban hành Luật biên giới 2003 và nhiều văn bản pháp luật khác về vấn đềbiển, chúng ta đã có những cơ sở pháp lý trong việc bảo vệ chủ quyền trên biển

Trang 10

Đảng và nhà nước ta dành sự quan tâm lớn đến việc bảo vệ và khẳng định chủquyền trên biển Đông Lực lượng Hải quân Việt Nam ngày càng được tăng cường cả vềquân số cũng như trang bị, như gần gần đây nhà nước ta đã kí hợp đồng với Nga để muasáu chiếc tàu ngầm hạng Kilo ,tổng trị giá gần 2 tỷ đôla và nhiều trang thiết bị, vũ khíhiện đại để trang bị cho lực lượng này Trong đường lối đối ngoại của nước ta luônkhẳng định độc lập chủ quyền đối với các vùng biển của chúng ta… Việc kí các hiệpđịnh phân định vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan với các nước liên quan đã góp phần giảiquyết tốt vấn đề về chủ quyền trên 2 khu vực này, góp phần vào công cuộc khẳng định

và bảo vệ chủ quyền trên biển Đông

II.1.2 Những vấn đề còn tồn tại trong việc bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển của nước ta.

Chúng ta chưa xây dựng được một cơ sở pháp lý vũng chắc cho việc bảo vệ chủ quyền trên những vùng biển thuộc chủ quyền.

Trong thời đại ngày nay, khi mà pháp luật ngày càng có vai trò quan trọng trongviệc điều chỉnh quan hệ quốc tế thì việc có 1 cơ sở pháp lý vững chắc là điều hết sức cầnthiết cho việc bảo vệ chủ quyền trên biển Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng được những

cơ sở pháp lý nhất định cho việc bảo vê chủ quyền trên biển nhưng vẫn chưa đáp ứngđược những yêu cầu của thực tiễn đặt ra và bộc lộ nhiều hạn chế nhất định Các văn bảnpháp lý hiện hành của Việt Nam mới chỉ nêu những nguyên tắc chung về xác định phạm

vi, chế độ pháp lý của các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, chưa cụ thể hoá công tácquản lý nhà nước về biển, nên hiệu lực pháp lý còn thấp Hơn nữa, Nhà nước ta chưa cómột văn bản luật mang tính tổng thể xác định phạm vi, chế độ pháp lý của từng vùngbiển thuộc chủ quyền; quy định các nội dung quản lý nhà nước về biển; bảo vệ chủquyền, vấn đề bảo vệ quốc phòng, an ninh, kinh tế – xã hội, giữ gìn và bảo vệ môitrường biển Thực trạng trên hiện là những tồn tại và khó khăn của chúng ta trong việctiến hành bảo vệ vững chắc và toàn vẹn chủ quyền trên biển

Trang 11

Việc bảo vệ chủ quyền biển trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc mà chưa thể khắc phục ngay được.

Vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam có một diện tích lớn, bờ biển kéo dài,giàu tài nguyên, gần với những tuyến đường hàng hải quan trọng trên thế giới do vậyphát sinh rất nhiều vấn đề phức tạp trong công tác quản lý và bảo vệ biển Để có thểkhẳng định và bảo vệ vững chắc chủ quyền, chúng ta cần phải xây dựng, phát triển sâu

và rộng các hoạt động kinh tế - quốc phòng trên biển để khẳng định chủ quyền của quốcgia Tuy nhiên thực tế hiện nay, chúng ta mới tiến hành được các hoạt động này ở mộtquy mô và chừng mực nhất định do vậy mà công tác bảo vệ chủ quyền biển còn nhiềuvấn đề tồn tại trên thực tế

Hiện nay có 2 lực lượng đóng vai trò chủ yếu trong việc bảo vệ chủ quyền trên biển

đó là lực lượng hải quân và cảnh sát biển với các phương tiện vật chất kĩ thuật vẫn hạnchế, việc tuần tra kiểm soát chưa thực sự được sát sao và toàn diện Do vậy việc xâmphạm chủ quyền, buôn lậu vẫn chưa được ngăn chặn triệt để, việc các tàu nước ngoàixâm nhập vùng biển của Việt Nam bất hợp pháp vẫn còn diễn ra khá phổ biến…

Do điều kiện và hoàn cảnh kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, mặc dù đã đượcđầu tư phát triển trong những năm gần đây nhưng tiềm lực quốc phòng trên biển của tavẫn chưa thể thể sánh ngang với 1 số nước trong khu vực biển Đông đặc biệt là TrungQuốc

Đội ngũ chuyên gia biển của chúng ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra trongviệc nghiên cứu biển đông cũng như trong lĩnh vực nhiên cứu và bảo vệ chủ quyền Ngưdân chưa có ý thức pháp luật đầy đủ trong việc bảo vệ chủ quyền biển, chưa thấy rõđược vai trò và trách nhiệm của bản thân trong công tác giữ gìn bảo vệ chủ quyền vùngbiển của đất nước

Việc tiến hành các hoạt động phát triển kinh tế, khai thác biển của ta cũng còn gặpnhiều khó khăn về vốn khoa học kĩ thuật và việc khai thác phát triển xa bờ vẫn chưamạnh mẽ Tất cả những vấn đề trên hiện là những tồn tại trên thực tế trong viêc bảo vệchủ quyền hàng ngày

Trang 12

Sự gia tăng ảnh hưởng của các nước trong vùng biển Đông và những tranh chấp về chủ quyền các vùng biển với các nước trong khu vực đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền, cũng như công việc bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển của Việt Nam.

Tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa vùng biển thuộc quần đảo giữa Việt Nam với TrungQuốc và Đài Loan: Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có đầy

đủ các chứng cứ để chứng minh chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa Tuy nhiên năm

1974 và cho đến nay, Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm các đảo ở quần đảo Hoàng Sa

Đã nhiều lần xung đột bằng vũ lực giữa Việt Nam và Trung Quốc nổ ra ở khu vực này.Những hành động của Trung Quốc đang xâm phạm trực tiếp đến chủ quyền trên biểncủa Việt Nam đối với vùng biển khu vực Hoàng Sa và các vùng lân cận

Tranh chấp chủ quyền toàn bộ hay một phần Trường Sa và vùng biển khu vực nàygiữa Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei: Không chỉdùng vũ lực để chiếm lấy quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc còn tiếp tục nổ súng đánhchiếm quần đảo Trường Sa, hiện nay Trung Quốc đang chiếm giữ 5 đảo phía bắc vàđang có âm mưu chiếm hết quần đảo này của Việt Nam Không chỉ Trung Quốc màPhilippines, Malaysia và Brunei, Đài Loan cũng đã chiếm 1 số đảo ở đây và tuyên bốchủ quyền của mình

Âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc với ranh rới “đường lưỡi bò” trên

biển Những động thái của Trung Quốc cùng với sự ra tăng sức mạnh và tiềm lực kinh tếcũng như quốc phòng của Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bảo

vệ chủ quyền của ta mà còn thực sự là mối đe dọa lớn cho chủ quyền trên biển không chỉcủa Việt Nam mà còn là mối đe dọa với các nước trong khu vực Ranh rới đường lưỡi bòcủa Trung Quốc là sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế về luật biển

II.2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

Ngày đăng: 24/05/2022, 19:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w