Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với biên giới đất liền Việt Nam - Lào

MỤC LỤC

Khái niệm quản lý nhà nước về biên giới

Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dựa trên cơ sở pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế do các quốc gia hữu quan xây dựng nên nhằm bảo vệ sự ổn định và bất khả xâm phạm biên giới quốc gia, lãnh thổ quốc gia, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia, của cơ quan, tổ chức và cá nhân của quốc gia. Như vậy, quản lý nhà nước về biên giới quốc gia là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật đối với các quá trình kinh tế xã hội và hành vi hoạt động để duy trì đường biên giới, duy trì và phát triển các mối quan hệ kinh tế xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc bảo vệ và phát triển kinh tế ở khu vực biên giới, các vùng biển, bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích quốc gia trên các tuyến biên giới trên đất liền và trên biển.

Các đặc trưng của quản lý nhà nước bằng pháp luật về biên giới quốc gia

Mục đích của quản lý nhà nước về biên giới quốc gia là bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ sự toàn vẹn và bất khả xâm phạm lãnh thổ quốc gia, bảo vệ

Từ việc đàm phán, thoả thuận, ký kết điều ước quốc tế về biên giới cho đến việc phân định biên giới trên thực địa, ban hành văn bản pháp luật quốc gia về những vấn dé liên quan đến biên giới quốc gia và thực hiện pháp luật về biên giới quốc gia đều nhằm mục đích bảo vệ chủ quyền quốc gia, sự toàn vẹn và bất khả xâm phạm lãnh thổ quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia, của cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân. - Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia bên cạnh mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của quốc gia mình, của cơ quan, tổ chức và cá nhân quốc gia mình còn phải tôn trọng chủ quyền và lợi ích của quốc gia láng giéng, của cơ quan, tổ chức và cá nhân của quốc gia đó.

TRƯỜNG ĐAI HỌC LUẬT HẠ NOI

Nội dung và vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật về biên giới quốc gia nói chung và về biên giới quốc gia trên đất liền nói riêng và

  • Vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật về biên giới quốc gia nói chung, biên giới Việt Nam - Lào nói riêng

    Bộ đội Biên phòng và các cơ quan, tổ chức khác có trách nhiệm vận động quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ biên giới quốc gia, bảo đảm an ninh biên giới và trật tự xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu phải bảo đảm thực hiện được những nội dung cơ bản sau: vận động nhân dân xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, toàn diện ở địa phương, vận động nhân dân tích lực lao động sản xuất, phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, xoá đói, giảm nghèo, ổn định đời sống, thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, vận động nhân dân tham gia cấp uỷ, chính quyền. Bên cạnh điều ước quốc tế mà hai nước đã ký kết, Nhà nước ta cũng đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nội luật hoá các Hiệp định dần từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, nhằm tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Lào như: Chỉ thị số 161 - CT ngày 16/5/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Hiệp định Quy chế biên giới Việt Nam - Lào; Nghị định số 427 - HĐBT ngày 12/12/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành Quy chế khu vực biên giới Việt - Lào; Giải thích và hướng dẫn thi hành Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia Việt Nam Lào (văn bản này hai bên đã cơ bản thống nhất trong cuộc họp lần thứ nhất giữa hai đoàn đại biểu biên giới Việt Nam - Lào tháng 7/1991; Nghị định số 289 - HĐBT ngày 10/8/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi một số diéu trong Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Lào; Thông tư số 16-1998-TT/BNV ngày 12/1/1998 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn cấp giấy thông hành biên giới cho công dân Việt Nam sang Lào v.v..Đồng thời, Nhà nước cũng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trực tiếp đến quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia nói chung và biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào nói riêng.

    THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN VIỆT NAM -LÀO

    Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật về biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào trước khi ký Hiệp ước hoạch định năm 1977

      Trong các loại bản đồ do Pháp xuất bản trong thời gian thống trị, đường ranh giới còn có tỷ lệ khác nhau, có tới 8 đoạn chưa thể hiện trên bản đồ, có đoạn thể hiện bằng đường thẳng, tuy nhiên loại bản đồ tỷ lệ 1/100.000 Bonne còn có nhiều hạn chế nhưng là loại bản đồ chính xác nhất, thể hiện đường biên giới đầy đủ nhất và tương đối phù hợp với đường biên giới mà Việt Nam và Lào đang quản lý trên thực tế. Trong cuộc kháng chiến này, sự phối hợp chiến đấu giữa ta và Lào rất chặt chế, cùng chung chiến trường, cùng chung kẻ thù xâm lược, cùng dựa lưng phối hợp với nhau để chiến đấu nên chưa Bên nào đặt ra vấn đề giải quyết biên giới giữa hai nước, lực lượng vũ trang của hai bên được tự do qua lại biên giới, các đồng chí Lao còn cho ta mượn đất để trú quân, đặt căn cứ trên đất Lào hay làm đường mòn Hồ Chí Minh, thậm chí còn nhờ ta phát động quần chúng, xây dựng chính quyền, xây dựng cơ sở Đảng trên đất Lào.

      Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật về biên giới trên đất liền Việt Nam - Lao từ năm 1977 đến nay

        Các nội dung bổ sung này nhằm mục đích làm rừ hơn nội dung của cỏc quy định trước đõy hoặc bổ sung cỏc quy định, thủ tục để tạo điều kiện quản lý đường biên giới, mốc quốc giới được tốt hơn; tạo điều kiện cho sự hợp tác toàn diện của hai Bên được phát triển đồng thời quản lý biên giới, bảo vệ an ninh biên giới được chặt chẽ, phù hợp tình hình kinh tế, xã hội chung của hai nước; tao cơ sở pháp lý để thực hiện tốt hơn việc giải quyết vấn dé xâm canh, xâm cư và phối hợp giải quyết tốt hơn các phát sinh trong quan hệ về biên giới lãnh thổ trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp với điều kiện thực tế và hoàn cảnh của mỗi nước. Các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương của mỗi nước và của hai nước luôn quan hệ chặt chẽ, phối hợp giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến biên giới hai nước, làm cho Hiệp định về Quy chế biên giới ngày càng đi vào cuộc sống thực tế của nhân dân hai nước, góp phần tích cực vào việc củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác về mọi mặt theo nguyên tắc cùng có lợi và hết lòng giúp đỡ lẫn nhau, để xây dựng đường biên giới hữu nghị và hợp tác lâu dài giữa.

        Quan điểm tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật doi với biên giới trên đất liền hiện nay ở nước ta

          Trong những năm qua nhà nước đã tiến hành đàm phán, ký kết và tiếp tục dam phán ký kết các điều ước quốc tế về biên giới quốc gia; Quốc hội, UBTVQH, Chính phủ đã thông qua và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Bộ luật hàng hải, Luật hang không dân dung, Luật bảo vệ môi trường, phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982, Pháp lệnh về hải quan, Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam, Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng, các quy chế khu vực biên giới, quy chế quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực hàng hải Việt Nam. - Vấn đề di cư tự do và kết hôn không giá thú: Các tỉnh có chung đường biên giới giữa hai nước phối hợp với chính quyền địa phương tiếp tục thống kê, phân loại theo đúng thoả thuận ghi trong biên bản 1999 tại Cửa Lò và cùng đề ra biện pháp xử lý, kể cả trường hợp đặc biệt mang tính chất lịch sử, trên tinh thân nhân đạo, phù hợp với quan hệ đặc biệt giữa hai nước theo đúng các thủ tục pháp lý để giải quyết dứt điểm vấn dé trên, đặc biệt là khoanh vùng những đối tượng hiện tại và ngăn chặn, giải quyết nhanh chóng các vụ di cư mới hoặc tái di cư, không để dây dưa, kéo dài.

          Ban Biên giới của Chính phủ (2002), Các văn bản pháp luật về việc giải quyết biên giới Việt Nam - Lào, tập | (Các văn bản hoạch định về biên giới quốc gia

          Học viện Hành chính quốc gia (1993), Giáo trình quản lý nhà nước (dùng cho lop bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước cao cấp và trung cáp) tập 1, HI, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.