1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Giải quyết vụ án hành chính tại Toà án nhân dân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

99 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải quyết vụ án hành chính tại Toà án nhân dân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả Vũ Thị Hoa
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thanh Bình
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2004
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 58,99 MB

Nội dung

Để giải quyết các khiếu kiện hành chính, công dân, tổ chức bị cácquyết định hành chính, hành vi hành chính làm xâm hại trực tiếp đến quyền và lợi ích của mình có thể lựa chọn nhiều phươn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ THỊ HOA

LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số: 60 38 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thanh Bình

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tai xin cam doan đâu la công teinh aghién cứu của riêng tôi Cae

36 liệu được trich đấu theo nguén đá công bố Két qua néu trong luậnvan nay la trung thực va chưa từng được công bố trong bát kg công

trinÍt nao khác.

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Vũ Thị Hoa

Trang 3

Chuukt Binh, các thay, cô giáo, ding aghiép, ban bè va gia dinh da tận

tinh giúp do tôi hoan thanh ban ludn van nay

TAC GIA LUAN VAN

Vt Thi Hoa

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT ÁN

HÀNH CHÍNH TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN

1.1 Cơ chế quyền lực Nhà nước và vai trò của Toà án trong việc

giải quyết các vụ án hành chính

1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết vụ án hành

chính tại Toà án nhân dân

1.3 Khái niệm giải quyết án hành chính tại Toà án nhân dân

1.4 Lược sử hình thành việc giải quyết các vụ án hành chính tại

Toa án nhân dân ở Việt Nam

1.5 Một số mô hình giải quyết các khiếu kiện hành chính trên thế giới

CHƯƠNG 2: THỰC TIEN GIẢI QUYẾT CAC VỤ AN HANH

CHÍNH TAI TOA ÁN NHÂN DAN

2.1 Giải quyết các vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân theo quy

định của pháp luật hiện hành

2.2 Thực tiễn hoạt động giải quyết các vụ án hành chính tại Toà

án nhân dân

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN

PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUA GIẢI QUYẾT CÁC

VỤ AN HANH CHÍNH TẠI TOA ÁN NHÂN DAN

3.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hành chính

3.2 Hoàn thiện tổ chức xét xử hành chính

3.3 Hoàn thiện những quy định về các biện pháp bảo đảm thực

hiện việc xét xử các vụ án hành chính của Toà án nhân dân

3.4 Về công tác tổ chức cán bộ

KẾT LUAN

Trang

1315

2326

31

3166

767683

87889]

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong hoạt động hành pháp, các cơ quan nhà nước (hoặc người có thẩm

quyền trong cơ quan nhà nước) với những lý do khác nhau có thể ban hànhnhững quyết định hành chính, hành vi hành chính gây thiệt hại đến quyền, lợi

ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, và làm hình thành nên những mâu thuẫn nhất định giữa cơ quan công quyền với cá nhân, công dân, tổ chức Từ đó, sẽ dẫn đến việc công dân, tổ chức khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩmquyền hoặc Toà án nhân dân để khiếu nại, khiếu kiện các quyết định hành

chính, hành vi hành chính đó Trong giai đoạn hiện nay, thì các tranh chấp

hành chính đang có chiều hướng gia tăng về số lượng và phức tạp về tính chất

Để giải quyết các khiếu kiện hành chính, công dân, tổ chức bị cácquyết định hành chính, hành vi hành chính làm xâm hại trực tiếp đến quyền

và lợi ích của mình có thể lựa chọn nhiều phương thức giải quyết khác nhaunhư giải quyết theo trình tự thủ tục hành chính thông qua việc khiếu nại tới

các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo trình tự, thủ tục tư pháp (tức

là khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân) Tuy nhiên, trong haiphương thức trên thì việc giải quyết vụ án hành chính tại Toà án nhân dân có

một vi trí và vai trò đặc biệt quan trong

Về vấn đề này, từ Nghị quyết 8 Ban chấp hành Trung ương khoá VII,

một trong những vấn dé mới, cấp bách đã được đặt ra là: “Đẩy mạnh giảiquyết các khiếu kiện hành chính xúc tiến việc thiết lập hệ thống Toà ánhành chính để xét xử các khiếu kiện của công dân đối với các quyết định

hành chính” Vấn dé trên tiếp tục được khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn

quốc Dang Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII là “xúc tiến thành lập Toà hành

chính trong Toà án nhân dân, bổ sung thể chế làm căn cứ cho việc xét xử Xác

Trang 6

Zđịnh mô hình tổ chức va thủ tục tố tung phù hợp với đặc điểm của các vu kiện

hành chính"

Thể chế hoá các quan điểm, các nhiệm vụ nêu trên của Đảng, đã cónhiều văn bản pháp luật quan trọng để thiết lập thể chế tài phán hành chính

góp phần hoàn thiện các chế định giải quyết khiếu kiện hành chính của dân

Trong các van bản đó đã có một số van ban quan trọng mang tính tập trung

liên quan trực tiếp đến tổ chức, hoạt động của việc giải quyết các vụ án hành

chính tại Toà án nhân dân, đó là Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và Pháp

lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996, đã được sửa đổi, bổ

sung năm 1998

Kể từ khi tổ chức và thực hiện hoạt động xét xử hành chính của Toà án

nhân dân (1/7/1996) đến nay, các Toà án nhân dân đã giải quyết được hàng

nghìn vụ khiếu kiện hành chính, góp phần ổn định các quan hệ hành chính,

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện Tuy vậy, nhìn chungvẫn còn không ít những tồn tại Tình trạng án hành chính bị cải, sửa vẫn

thường xuyên xảy ra Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều, nhưng tậptrung chủ yếu vào một số vấn dé như: hệ thống tổ chức Toà hành chính chưa được hoàn thiện; trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, Thẩm phán trựctiếp làm công tác giải quyết án hành chính chưa cao và đặc biệt là hệ thốngpháp luật hành chính và tố tụng hành chính của nước ta còn khá nhiều nhữngvướng mắc, bất cập Vấn đề này đã được chỉ rõ trong báo cáo chính trị tại Đại

hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX: “Cải cách tổ chức,

nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp”, “sắp xếp lại hệ thống Toà án nhân dân, phân định hợp lý thẩm quyền của Toà án các cấp”.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách khoa học, có hệ thống về vấn

đề giải quyết các vụ án hành chính theo trình tự thủ tục tư pháp là một côngviệc có ý nghĩa thiết thực Đề tài “Giải quyết các vụ án hành chính tại Toà án

Trang 7

nhân dân - những vấn đề lý luận và thực tiễn” được thực hiện nhằm đáp ứngyêu cầu về mặt lý luận thực tiễn đã và đang đặt ra.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài:

Trong tiến trình đổi mới đất nước như hiện nay, một loạt vấn đề nảy

sinh từ thực tiễn về mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân, về vai trò tíchcực của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,

xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh cần phải được nghiên cứu, tổng:kết nhằm luận giải cho các quan điểm đổi mới đất nước, xác định những luận

cứ khoa học tạo cơ sở vững chắc để xây dựng các chế định pháp lý, góp phần

hoàn thiện bộ máy Nhà nước, bảo về quyền lợi của công dân Trong đó, việcnghiên cứu các quy định, các cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân,giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn giữa Nhà nước với công dân ngày càng

thu hút đông đảo sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cơ quan, tổ chức, nhiềunhà khoa học Đã có một số công trình khoa học liên quan tới vấn dé này như:

- Thanh tra Nhà nước: Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Toà án hànhchính, những vấn đề lý luận và thực tiễn”, năm 1997

- Toà án nhân dân Tối cao: Đề tài khoa học cấp cơ sở “Thực tiễn giảiquyết các vụ án hành chính - những tồn tại, vướng mắc và hướng giải quyết”,

năm 2001

- Toà án nhân dân Tối cao: Đề tài khoa học cấp cơ sở “Tăng thẩm

quyền giải quyết các vụ án hành chính - những vấn đề lý luận và thực tiễn”,

năm 2002

- Nguyễn Thanh Bình: Luận án Tiến sỹ Luật học “Thẩm quyền của Toà

án nhân dân trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính”, 2002

- Nguyễn Mạnh Hùng: Luận văn thạc sỹ luật học “Thẩm quyền xét xử

hành chính của Toà án nhân dân”, 2002

Trang 8

- Học viện Hanh chính Quốc gia: “Thiét lập tài phán hành chính ở nướcta”, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997

- TS Phạm Hồng Thái và TS Định Văn Mậu: “Tài phán hành chính ở

Việt Nam” NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994

Ngoài ra, còn một số bài viết, công trình nghiên cứu khác cũng đã ít

nhiều đánh giá thực trạng về tổ chức, thực hiện quyên tài phán hành chính va

dưới những góc độ khác nhau có đề cập đến vấn đề giải quyết án hành chínhtại Toà án nhân dân ở nước ta

Tuy nhiên, các bài viết và các công trình nói trên chỉ mới đề cập đếntừng vấn đề, từng khía cạnh hoặc tập trung giải quyết một số vấn đề riêng lẻ

có tính bức xúc mà chưa có một công trình nghiên cứu riêng nào nghiên cứu

một cách có hệ thống về vấn đề giải quyết vụ án hành chính tại Toà án nhân

dân Do đó, vấn đề giải quyết vụ án hành chính tại Toà án nhân dân vẫn còn làmột vấn đề mới mẻ trong hoạt động nghiên cứu khoa học ở quy mô toàn diện

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:

Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm phân tích và luận giải cơ sở

lý luận và thực tiễn về giải quyết án hành chính theo trình tự thủ tục tư pháp ở

Trang 9

- Nghiên cứu một cách tổng quan về vấn dé giải quyết vu án hành

chính tại Toà án nhân dân

- Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết các vụ

án hành chính và thực tiễn áp dụng tại Toà án nhân dân

- Từ sự nghiên cứu và phân tích đó, luận văn đưa ra một số kiến nghị

khoa học nhằm hoàn thiện pháp luật về tố tụng hành chính và nâng cao chất

lượng giải quyết các vụ án hành chính tại Toà án

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình giải quyết vụ án hành

chính tại Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn

giải quyết các vụ án hành chính tại Toà án

- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề khác nhau liênquan tới quá trình giải quyết vụ án hành chính tại Toà án nhân dân Đồngthời, trong quá trình trình bày những vấn đề pháp lý của pháp luật nước ta liên

quan đến quá trình giải quyết án hành chính, tác giả luận văn cũng đề cập tới

một số quy định của pháp luật nước ngoài có liên quan

Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận văn Thạc sỹ luật học, tác giả không có điều kiện trình bày một cách chi tiết mọi vấn đề liên quan mà chỉ tập trung thể hiện một cách có hệ thống những vấn đề có tính nguyên tắc,

luận giải khoa học về các quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện để

làm tiền đề cho những kiến nghị khoa học nhằm hoàn thiện các quy định của

pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án hành chính tại Toà án

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm triết

học của chủ nghĩa Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật; quan điểm chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới và phát

Trang 10

6triển các quan điểm về xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam nhằm xây

dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sống và làm việc theo Hiến

pháp và pháp luật

Luận văn áp dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của

Chủ nghĩa Mác - Lénin vào việc phân tích, lý giải các vấn đề thuộc đối tượng và

phạm vi nghiên cứu Đồng thời sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp,

so sánh, đối chiếu, diễn giải, quy nạp để thực hiện những nội dung đã đặt ra

6 Những đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Luận văn đã nêu được các hệ luận quan trọng của việc cần thiết và tấtyếu phải xác định vai trò của Toà án trong giải quyết các khiếu kiện hành

chính Qua đó, chứng minh thêm quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước

ta về việc thiết lập thêm thể chế bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dânkhỏi sự xâm phạm từ chính hoạt động của cơ quan công quyền thông qua các

quyết định hành chính, hành vi hành chính của các co quan đó Đặc biệt là

lần đầu tiên, trong luận văn đã xây dựng và nêu được khái niệm về giải quyết

vụ án hành chính của Toà án nhân dân, góp phần thống nhất về mặt nhận thứccho việc xác định thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động

của Toà án nhân dân trong giải quyết vụ án hành chính

Để nắm bắt được một cách toàn diện, sâu sắc về việc giải quyết vụ án

hành chính tại Toà án nhân dân, luận văn đã tập trung phân tích các hoạt động

của Toà án trong cả quá trình tố tụng giải quyết các vụ án hành chính để nhìn

nhận và phân tích thấu đáo thực trạng của việc áp dụng pháp luật nội dung và

tố tụng trong giải quyết án hành chính Từ đó, so sánh và đối chiếu giữa cácvấn đề lý luận khoa học với các chế định pháp lý, giữa các quy định của phápluật với việc vận dụng, áp dụng nó trong thực tiễn giải quyết các vụ án hành

chính ở nước ta hiện nay

Trang 11

Để giải quyết những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc do thực tiễn đặt ratrong quá trình áp dụng pháp luật, trên cơ sở nghiên cứu các luận điểm khoa

học về vấn đề giải quyết các vụ án hành chính tại Toà án nhân dân và thựctrạng của tình hình giải quyết, xét xử án hành chính tại Toà án và đặc biệt là

xuất phát từ quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thiết lập, hoàn thiệnthẩm quyền tài phán hành chính, hoàn thiện bộ máy Nhà nước trong tiến trình

xây dựng Nhà nước pháp quyền; luận văn cũng đã mạnh dạn nêu ra một sốgiải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng hành chính đồng thời

cải tiến và tổ chức lại và hệ thống tài phán hành chính, góp phần bảo về

quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, của con người trong một nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa

Với những vấn đề nêu trên, tác giả luận văn hy vọng đóng góp mộtphần nhỏ bé vào việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về giải quyết vụ

án hành chính và nâng cao chất lượng xét xử hành chính của Toà án, từ đó

góp phần giải quyết nhanh chóng, dứt điểm mọi khiếu kiện hành chính phátsinh trong thực tế, đảm bảo quyền và lợi ích của công dân, tổ chức trong xãhội, thực hiện tốt mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

được chia thành 3 chương:

- Chương |: Một số vấn đề lý luận về giải quyết án hành chính tại Toa

- Chương 2: Thực tiễn giải quyết các vụ án hành chính tại Tòa án nhân

dan

- Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật va nâng cao

hiệu quả giải quyết các vụ án hành chính tại Toà án nhân dân

Trang 12

Chương I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT ÁN

HÀNH CHÍNH TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN

1.1 Cơ chế quyền lực Nhà nước và vai trò của Toà án trong việcgiải quyết các vụ án hành chính

Giải quyết án hành chính tại Toà án nhân dân là một nội dung vô cùng

quân trọng trong tổ chức và hoạt động tài phán, liên quan đến quản lý hànhchính Nhà nước, đến tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước, đến quyền tự do

và lợi ích của công dân

Mục tiêu tạo dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, tự do và an toàn

cho mọi thành viên trong cộng đồng đã được đặt ra từ rất lâu đời Nhiều học

giả nổi tiếng đã đưa ra những học thuyết, các giải pháp để xây dựng nên một

xã hội lý tưởng Một trong những tư tưởng lớn, được tồn tại và phát triển đếntận ngày nay đó là phải xây dựng được một Nhà nước pháp quyền gắn liền với

xã hội của công dân Ở đó, bộ máy quyền lực của Nhà nước được hình thành

trên cơ sở của luật, hoạt động của bộ máy Nhà nước phải tôn trọng pháp luật

Pháp luật là cơ sở cho việc phân công, tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà

nước, xác định ranh giới, phạm vi quyền lực của các thiết chế Nhà nước và sự

tự do cá nhân, tổ chức trong xã hội Như vậy, pháp luật vừa là công cụ tác

động, thước đo đánh giá tính chất, nội dung các quan hệ xã hội, vừa là thước

đo giá trị tích cực của tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước.

“Muốn có công lý phải có pháp luật và sự tuân thủ pháp luật” (Xôcrat,

463 - 399 TCN) Bởi vậy, cần thiết phải xây dựng các thiết chế làm ra luật,các thiết chế duy trì và bảo đảm sự tuân thủ pháp luật, bảo vệ pháp luật Một

trong những yêu cầu quan trọng là phải xây dựng mot thiết chế trong đó có tổ

chức và hoạt động xét xử Platon (427 - 374 TCN) cho rằng, hoạt động xét xử

Trang 13

là để bảo vệ pháp luật Nếu không có cơ quan xét xử, nếu Toa án không được

tổ chức một cách thoả đáng thì Nhà nước sẽ sụp đổ Ông đưa ra quan điểm nổi tiếng: ““Ta nhìn thấy sự huỷ diệt của các Nhà nước mà trong đó pháp luật

không có sức mạnh và dưới quyền lực của ai đấy”

Với tư cách là tổ chức quyền lực công cộng, là trung tâm tác động, điều

chính đến các quá trình xã hội và tự do của con người, Nhà nước vì vậy luôn

có mối liên hệ mật thiết với các thành viên trong cộng đồng xã hội, với các

công dân “Sự thừa nhận quyền lực của luật trong tổ chức hoạt động của Nhà

nước, một Nhà nước pháp quyền là cứu cánh dân chủ, là sự bảo đảm cao nhất

về tự do con người” [1, tr 53]

Những tư tưởng đó có ý nghĩa rất quan trọng, là khởi nguồn cho sự

hình thành và phát triển kho tàng lý luận của nhân loại về Nhà nước pháp

quyền nói chung và lý luận về hoạt động xét xử của các cơ quan tài phán Nhànước nói riêng, trong đó có tài phán hành chính và vấn đề giải quyết các vụ án

hành chính của Toà án

Nếu trong thời cổ đại, Arixtot từng đưa ra quan điểm chia quyền lực Nhà nước thành ba bộ phận: lập pháp, hành pháp và tư pháp Quyền lập pháp chỉ thực hiện chức năng ban hành luật, hành pháp thì tổ chức thực hiện và bảo

đảm thi hành luật, tư pháp chỉ thực hiện chức năng xét xử theo quy định của

luật thì Montesquieu đã nâng những quan điểm trên thành học thuyết tamquyền phân lập, học thuyết cơ bản tạo cơ sở lý luận chủ yếu cho việc thiết lập

bộ máy Nhà nước trong đó có hệ thống cơ quan tư pháp Theo ông, quyền lực

Nhà nước cần phải chia thành ba bộ phận độc lập với nhau, không nên tập

trung vào một cá nhân, một cơ quan: “Không có gì là tự do nếu quyền tư phápkhông tách khỏi quyền lập pháp và hành pháp Nếu quyền tư pháp nhập vớiquyền lập pháp thì người ta sẽ độc đoán đối với quyền sống và quyền tự do

Trang 14

của công dân; quan toà sẽ là người đặt ra luật Nếu quyền tư pháp nhập lại với

quyền hành pháp thì quan toà sẽ có sức mạnh của kẻ dan áp” [24, tr 101]

Cũng như các cơ quan nhà nước khác, Toà án nếu không được tổ chức

thoả đáng thì sẽ trở thành nguy cơ cho quốc gia và tự do của công dân Một

bộ máy Nhà nước, một “cơ quan cầm quyền vừa là kẻ thi hành luật, vừa tự

cho mình là kẻ lập pháp Họ có thể tàn phá quốc gia bằng những ý chí chungsai lầm của họ Mà họ còn nắm cả quyền xét xử nữa thì họ có thể đè nát mỗi

công dân theo ý muốn của họ” [24, tr 101]

Trên thực tiễn, tuỳ vào điều kiện và đặc điểm truyền thống pháp lý và

so sánh lực lượng chính trị của từng quốc gia mà người ta thiết lập bộ máy

Nhà nước tương ứng Do vậy, hệ thống thẩm quyền của bộ máy xét xử củacác nước cũng có sự khác nhau Tuy nhiên, nó có điểm giống nhau ở việc tôn trọng, tuân thủ nguyên tắc tam quyền phân lập Do vậy, trong tổ chức và hoạtđộng, các cơ quan tư pháp phải dua vào một số những nguyên tắc sau:

i) Tư pháp không được can thiệp vào hoạt động hoặc làm can trở hoạt

động hành pháp

Biểu hiện tập trung của quyền tư pháp là thực hiện chức năng xét xử của các cơ quan tài phán, của Toà án Toà án có thẩm quyền xét xử các vụ ánhành chính, hình sự, dân sự hoạt động xét xử này không chỉ dựa vào luật tư

để phán quyết về tội phạm, hình phạt, để giải quyết các tranh chấp dân sự, lao động mà còn dựa vào luật công để xem xét tính hợp pháp của các cơ quannhà nước và của cán bộ, công chức có hợp pháp hay không, có gây hại đếnquyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức liên quan.

Sự phán xét của Toà án về tính hợp pháp trong hoạt động của cơ quan

nhà nước tuy mang tính đối trọng rõ rệt, làm cho các cơ quan nhà nước phải

tỉnh táo khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình nhưng không phải là để

Trang 15

can thiệp vào hoạt động cua chính quyền, không làm rối chức năng hành pháp

và không làm cản trở chúng mà chỉ nhằm mục đích tránh cho hành pháp vi

phạm pháp luật; hành pháp phải phục tùng, tôn trọng luật; hạn chế sự lạm

quyền của cơ quan hành chính Nhà nước và tăng cường trách nhiệm bảo đảm

an ninh trật tự xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích của công dân, đồng thời giảiquyết tốt các tranh chấp, mâu thuẫn giữa chính quyền với công dân, tổ chức

ii) Hoạt động cua cơ quan nhà nước trong đó có hoạt động cua cơquan tu pháp là chi được làm những gì mà pháp luật quy định, đồng thời tôntrọng quyền của công dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm

Với nguyên tắc trên, khi xem xét, giải quyết các hoạt động công vụ của

cơ quan nhà nước và các cán bộ, công chức trong cơ quan đó bị công dân

khởi kiện thì Toà án phải căn cứ vào luật, trên cơ sở quy định của luật để xem

hoạt động đó có được quy định và cho phép hay không Sự tự do của côngquyền, sự tuỳ tiện của cán bộ, công chức càng mở rộng bao nhiêu thì tự docủa công dân càng dễ bị xâm phạm, thu hep bấy nhiêu

Khi xem xét tính có căn cứ pháp luật trong hoạt động của công quyền

có phù hợp với nguyên tắc trên hay không, Toà án đồng thời xem xét cả tính

hợp pháp, hợp hiến của luật

Việc thực hiện nguyên tắc trên trong tổ chức và hoạt động của Toà án

là để bảo vệ pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng cả từ phía bộ

máy Nhà nước cũng như trong mọi hành vi ứng xử của công dân Có như vậy

mới đảm bảo tự do cho cá nhân, công dân, bảo đảm chế độ dân chủ

iii) Nguyên tắc bảo dam tính ổn định và độc lập của Toà án

Theo nguyên tắc phân lập các quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước thì quyền tư pháp thực hiện chức năng kiểm tra đối với hoạt

động của cơ quan lập pháp và hành pháp, đồng thời là người đứng ra bảo vệ

Trang 16

12cho công dân hay tổ chức khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị vi phạm từ

phía cơ quan lập pháp và hành pháp Với vị trí và tính chất đó, cần phải đảmbảo cho nó tránh sự xáo trộn, mở rộng hay thu hẹp chức năng

Trong Nhà nước pháp quyền, tiền đề cơ bản bảo đảm cho vị trí độc lập

của quyền tư pháp là sự độc lập của các Thẩm phán, các Toà án Đây lànguyên tắc “liên quan tới hoạt động của các Thẩm phán và nhân thân của họ Không thể có bất kỳ sự can thiệp nào của chính quyền Nhà nước, của hệ thống tư pháp, của xã hội vào việc thông qua một bản án cụ thể” [34, tr 44]

Cùng với sự ổn định về tổ chức, về phạm vi hoạt động của Toà án, sựkéo dài đến suốt đời chức vụ Thẩm phán và sự độc lập trong hoạt động xét xử,đặc biệt khi đưa ra phán quyết cụ thể để giải quyết từng vụ án đã làm cho hệthống các cơ quan Toà án có vị trí đặc biệt trong việc đảm bảo hiệu lực hoạtđộng của bộ máy Nhà nước, bảo vệ quyền, lợi ích của công dân, tổ chức và có vai trò to lớn bảo đảm tự do, bình đẳng và nền dân chủ tư sản.

Sự độc lập của Thẩm phán cũng có ý nghĩa quyết định sự độc lập củaToà án Sự độc lập của Toà án về cơ bản được biểu hiện ở chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn của nó Chức năng của Toà án là bảo vệ pháp luật, bảo vệ tự docủa công dân thông qua kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước, xét

xử, giải quyết các vụ án hình sự, hành chính, dân sự, kinh tế, lao động

Tuy nhiên, khi nghiên cứu tính ổn định và độc lập của Toà án, của

Thẩm phán chúng ta cần phải hiểu là ổn định và độc lập về phạm vi thẩm

quyền, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn với tư cách là cơ quan, người tiếnhành tố tụng, độc lập xét xử và giải quyết các vụ án, độc lập khi đưa ra cácphán quyết “Riêng về mặt tổ chức, Toà án không tự mình hình thành hệthống tổ chức mà dựa vào cơ chế đặc biệt về hình thành hệ thống Toà án, về

bổ nhiệm đội ngũ Thẩm phán” [4, tr 35] Nhiều nước, Thẩm phán được bổ

nhiệm bởi cơ quan hành pháp, đồng thời cơ quan này cũng có thẩm quyền tập

Trang 17

ra các Toà án, nhưng trong hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của

mình Toà án và Thẩm phán độc lập và không chịu trách nhiệm trước cơ quan

hành pháp đã lập ra nó Có nước, Toà án được hình thành trên cơ sở quy định

của các văn bản luật công pháp do cơ quan lập pháp ban hành nhưng mang

tính ổn định, lâu dài và độc lập với quyền lập pháp

Tóm lại, những nội dung trên đây là một bộ phận lý luận chung quan

trọng cùng với một số nội dung khác sẽ trình bày dưới đây được xem là một

trong những cơ sở lý luận mang tính hiện đại không chỉ áp dụng chung cho tổ

chức, thực hiện quyền lực Nhà nước mà còn là cơ sở cho việc xây dựng mộtphương án giải quyết tốt các vụ án hành chính tại Toà án nhân dân Việc thực

hiện nhiệm vụ này cũng là một nội dung cụ thể của việc tổ chức thực hiện

quyền lực Nhà nước Đó chính là quyền tư pháp trong lĩnh vực giải quyết

khiếu kiện hành chính của công dân, tổ chức, cơ quan nhà nước.

1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết vụ án hành

chính tại Toà án nhân dân

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội (được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII thông qua) đã đề các phươnghướng cơ bản trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta mà mộttrong các phương hướng đó là: “Xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa củanhân dan, do nhân dân, vì nhân dân Thực hiện day đủ quyền làm chủ của

nhân dân” [33, tr 34]

Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng giữa nhiệm kỳ (khoá VII) đề ra

nhiệm vụ “tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền

Việt Nam Thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa Nghiêm chỉnh xem xét vàgiải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dan ” [28, trang 56, 57)

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và lần thứ IX tiếp tục khẳng định nhiệm

vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền, trong đó đề ra yêu cầu “xúc tiến thành lập

Trang 18

14Toà hành chính trong Toà án nhân dân, bổ sung thể chế làm căn cứ cho việcxét xử” [30, tr 243] và “đổi mới cơ chế, xác định trách nhiệm của các cấp, các

cơ quan, cán bộ, công chức trong việc giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo củacông dan [31, tr 134, 135)

Nhu vay, vấn dé bảo đảm quyền dân chủ của công dân luôn luôn đượcđặt ra như là một nhiệm vu rất quan trong trong qua trình xây dựng Nhà nướcpháp quyền Mà một trong những đặc trưng của Nhà nước pháp quyền là chế

độ trách nhiệm qua lại giữa Nhà nước và công dân Công dân cần được đảm

bảo quyền và khả năng buộc các cơ quan nhà nước và những người có chức

vụ phải chấp hành pháp luật, thực thi trách nhiệm của mình trước công dân.Một trong những thiết chế bảo đảm thực hiện chế độ trách nhiệm qua lại giữa

nhà nước và công dân chính là Toà hành chính - nơi giải quyết các khiếu kiện

của công dân thông qua thủ tục tư pháp - một thủ tục tranh tụng với những

nguyên tac dân chủ, công khai, bình đẳng, đảm bảo đầy đủ quyền dân chủcủa công dân, khắc phục được những biểu hiện lộng quyền, lạm quyền hoặc

thiếu trách nhiệm trước công dân của một số cơ quan và viên chức Nhà nước,

kiểm soát một cách có hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà

nước Giữa những năm 90, yêu cầu thành lập một cơ quan giải quyết các

khiếu kiện của công dân thông qua thủ tục tư pháp được đặt ra rất cấp bách.Toà hành chính đã được thành lập và đi vào hoạt động từ 1/7/1996 Thực tếcho thấy việc thành lập các Toà hành chính đã đáp ứng bước đầu yêu cầu cảicách tư pháp và cải cách hành chính theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng

Có thể nói, Đảng và Nhà nước đã lựa chọn mô hình tài phán hành chính có tính đặc thù, quá độ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và văn

hoá của Việt Nam trong tình hình hiện nay

Mot đặc trưng của vụ án hành chính 1a bao giờ bên bị khiếu kiện cũng

là cơ quan nhà nước hoặc nhân viên, công chức Nhà nước Bằng những trình

tự và thủ tục tố tụng chat chẽ, với đặc trưng của mình khi xét xử hành chính,

Trang 19

Toà án sẽ ra các phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hành chính hoặc

hành vi hành chính Toà án có thể tuyên bố huỷ toàn bộ hoặc một phần quyết

định hành chính không hợp pháp; tuyên bố chấm dứt hành vi hành chính tráipháp luật của nhân viên Nhà nước khi thực thi công quyền mà xâm hại đến

quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Trường hợp đối với những quyết

định hay hành vi hành chính trái pháp luật đã gây thiệt hại cho công dân thì

Toà án còn ra các quyết định buộc các cơ quan đó phải bồi thường thiệt hại

cho công dân Khi Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 được sửa đổi

(năm 1996) và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính được ban

hành và có hiệu lực thì hoạt động giải quyết các vụ án hành chính bắt đầu

được khởi động

Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước cũng nhận thấy rằng, sự khởi đầu cho

một thiết chế dân chủ như Toà hành chính còn gặp những khó khăn, trở ngại

nhất định, nhưng điều mà có thể khẳng định được là bên cạnh trình tự kiểm

soát hoạt động quản lý Nhà nước từ bên trong, tức là từ chính các cơ quan nhà

nước, thì trình tự kiểm soát hoạt động quản lý Nhà nước từ phía các cơ quan

tư pháp, các Toà án đang ngày càng thể hiện rõ hơn tính dân chủ và ưu việt

của mình

1.3 Khái niệm giải quyết án hành chính tại Toà án nhân dân

1.3.1 Khái niệm

Việc nghiên cứu và đưa ra một khái niệm khoa học, đúng đắn về giải

quyết vụ án hành chính của Toà án có vai trò vô cùng quan trọng trong việc

xác định thẩm quyền, quyền hạn cụ thể của Toà án khi thụ lý, xem xét, giải

quyết các khiếu kiện hành chính của công dan, tổ chức Đồng thời, là cơ sở để

xác định ranh giới giữa các chức năng, các nhiệm vụ, các lĩnh vực hoạt động

của quyền tư pháp, góp phần làm rõ nét và cụ thể sự phân công thực thi quyền

lực Nhà nước của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước

Trang 20

Trước hết, về mat thuật ngữ, khi nói đến giải quyết vụ án hành chính là

nói đến một chức năng cụ thể của Toà án Do vậy, việc giải quyết án hànhchính vừa có những đặc điểm chung về việc giải quyết các loại án, vừa có nét

đặc thù riêng Trong các sách báo, các công trình khoa học thì cụm từ “giải

quyết các vụ án hành chính” thường được nhắc đến như một hiện tượng pháp

lý quan trọng và dưới những khía cạnh khác nhau nhưng để làm rõ hiện tượngnày thì chưa có một khái niệm toàn diện thật sự sâu sắc, tập trung Do đó, đểhiểu được về vấn đề giải quyết các vụ án hành chính của Toà án nhân dân thìcần phải có sự nghiên cứu một cách tổng hợp và lôgíc thì mới có một khái

niệm đầy đủ

Theo GS.TS Lê Minh Tâm, các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

là ba bộ phận cấu thành quyền lực Nhà nước Mỗi nhánh quyền lực có vị trí

và vai trò nhất định trong đời sống Nhà nước và xã hội Trong đó, quyền hànhpháp là quyền thi hành pháp luật, là cơ sở thực hiện quản lý hành chính Nhànước “có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của

các cơ quan quyền lực Nhà nước nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp

và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hoá - xã hội và hành chính

- chính trị” Mac dt được tổ chức thực hiện trên cơ sở pháp luật, nhưng quan

lý hành chính Nhà nước vẫn thường có xu hướng lạm quyền và tuỳ tiện - Điều

này xuất phát từ tính chủ động, sáng tạo trong quản lý hành chính Nhà nước

Đặc tính này của quản lý hành chính Nhà nước đòi hỏi nó phải được kiểm

soát một cách chặt chẽ bởi hoạt động tài phán hành chính Và do vậy, “chức

năng tài phán là mặt hoạt động không thể thiếu của các cơ quan hành pháp”

[17, tr 49] Tuy nhiên, hoạt động tài phán hành chính không chỉ là tráchnhiệm nội bộ của các cơ quan hành chính Nhà nước Thực tiễn cho thấy công

tác giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan hành chính theo Pháp

lệnh khiếu nại, tố cáo năm 1991 không thể tránh được những hạn chế cố hữu,

bởi cơ quan nhà nước vừa là người độc quyền trọng việc giải quyết khiếu nại

Trang 21

hành chính mà còn là người giải quyết khiếu kiện Do vậy, việc giải quyết

khiếu nại thiếu công bằng, dân chủ

Còn theo GS.TSKH Đào Trí Úc, hệ thống tư pháp là “một hệ thống của

các khâu khác nhau nhưng hoạt động và tổ chức của các khâu đó đều được

quyết định bởi mục đích của hoạt động tư pháp, tức là xét xử để có phán

Hoạt động tư pháp được GS.TSKH Đào Trí Úc định nghĩa như sau:

“Hoạt động tư pháp là hoạt động nhân danh quyền lực Nhà nước nhằm xemxét, đánh giá và ra phán quyết về tính hợp pháp và tính đúng đắn của hành vipháp luật hay quyết định pháp luật khi có sự tranh chấp và mâu thuẫn giữa

các bên có lợi ích khác nhau trong tranh chấp hay mâu thuẫn đó” [21, tr 206]

Theo PGS.TS Định Văn Mậu thì “Quyền tư pháp là quyền tài phán bằng hoạt

động xét xử theo pháp luật tố tụng của Toà án” và “cùng với việc “xử dân” thì

Toà án còn có quyền “xử quan” tức là phán xét các văn bản vi hiến và các

quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật gây thiệt hại cho dân

và bị dân khiếu kiện ra Toà án đòi bồi thường” [21, tr 110]

Như vậy, theo các quan niệm trên thì việc xét xử hành chính là một nộidung, một bộ phận của quyền tư pháp Xét xử hành chính, xét xử các quyếtđịnh, các hành vi công quyền bị khởi kiện cũng là nhiệm vụ, chức năng của

Toà án nhân dân

Từ những nhận định trên đây, có thể đưa ra một khái niệm về giải quyết

Trang 22

“Giải quyết vụ án hành chính là việc Toà án nhân dân trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình được nhân danh quyền lực Nhà nước để tiếnhành việc xem xét, đánh giá và ra phán quyết về tính hợp pháp của quyết địnhhành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện theo trình tự, thủ tục tố tụng do

pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ

chức; góp phần nâng cao hiệu lực hành pháp”

Việc đưa ra định nghĩa cho khái niệm trên có ý nghĩa vô cùng quan

trọng cả về lý luận cũng như thực tiễn với nhận thức về thẩm quyền xét xử vụ

án hành chính của Toà án Nó là một kết luận chung về các cách gọi, cách

hiểu liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Toà án trong việc giải quyết vụ

án hành chính Mặt khác, đó chính là sự khái quát, mô tả các yếu tố, bộ phận,nội dung cấu thành nên tiến trình giải quyết vụ án hành chính của Toà án

nhân dân

1.3.2 Đặc điểm của việc giải quyết án hành chính tại Toà án nhân

dán

i) Theo những trình bày ở trên thì thực chất việc giải quyết án hành

chính tại Toà án nhân dân là việc Toà án nhân dân xem xét để phán quyết về

tính hợp pháp các hoạt động hành pháp của cơ quan hành chính Nhà nước

trong quá trình tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước, quyền lực hành pháp.

Như vậy, hoạt động hành pháp và cơ chế kiểm tra, kiểm soát hoạt động hành

pháp có mối liên hệ mật thiết đối với việc giải quyết các vụ án hành chính tạiToà án nhân dân Bởi vì, chính hoạt động hành pháp tạo ra đối tượng xét xửhành chính, mà đối tượng là một yếu tố, nội dung cơ bản tham gia cấu thành

nên việc xét xử hành chính của Toà án nhân dân

Trong quá trình hoạt động, các cơ quan hành pháp có nhiều cách thức

và phương pháp quản lý khác nhau để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn của mình

Trang 23

Một trong những hình thức vừa cơ bản, vừa thường xuyên phản ánh tậptrung nhất chức năng quản lý hành chính Nhà nước của quyền hành pháp là

ban văn bản áp dụng quy phạm pháp luật (văn bản cá biệt) Đây là hình thức

hoạt động thường nhật, phổ biến trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội do các

cơ quan hành pháp thực hiện và có số lượng rất lớn Điều đặc biệt đáng chú ý

là loại văn bản này là công cụ tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích của cácđối tượng có liên quan, động chạm đến quyền tự do và lợi ích của cá nhân Do

vậy, khi thực hiện hoạt động này đòi hỏi các cơ quan, các chủ thể hành pháp

phải thận trọng, nghiên cứu kỹ lưỡng và phải đảm bảo nguyên tắc pháp chế.Nếu việc ban hành thiếu căn cứ, trái pháp luật, gây thiệt hại đến quyền, lợi íchcủa họ thì sẽ bị họ phản ứng, làm phát sinh mâu thuẫn, dẫn đến việc khiếunại, khiếu kiện Đây là một nguyên nhân dẫn đến sự cần thiết phải có cơ chế

kiểm tra, giám sát hoạt động hành pháp, đồng thời cũng là nguyên nhân cơ

bản, trực tiếp phải xuất hiện việc giải quyết án hành chính tại Toà án nhân dân

Một hình thức quản lý hành chính Nhà nước nữa dễ làm phát sinh

khiếu kiện hành chính là thực hiện hành vị hành chính Khi cơ quan nhà nước,

người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước khi thực hiện hành vi này cũng

sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý nhất định liên quan đến quyền, nghĩa vụ, tự

do và lợi ích cá nhân, tổ chức Hành vi hành chính cũng được thực hiệnthường xuyên, liên tục, việc thực hiện các hành vi này vừa trên cơ sở của luật,

của văn bản lập quy, vừa trên cơ sở của các quyết định hành chính cá biệt

hoặc hành vi quản lý của người có thẩm quyền Đây cũng là một nguyên nhân

quan trọng dẫn đến khiếu kiện hành chính

Cùng với hình thức hoạt động của quyền hành pháp, việc sử dụng

phương pháp hoạt động sẽ làm phát sinh mối quan hệ, liên hệ giữa cơ quanhành pháp với các đối tượng tác động có liên quan, mối liên hệ và sự tác động

giữa công quyền (quyền hành pháp) với quyền của công dân, tổ chức Trong

quản lý hành chính, có bốn phương pháp chủ yếu là thuyết phục, cưỡng chế,

Trang 24

20hành chính và kinh tế Việc sử dụng các phương pháp quản lý không phù hợp

với quy định của pháp luật, áp dụng sai đối tượng cũng có thể gây thiệt hại

cho các đối tượng bị áp dụng, nhất là khi áp dụng các phương pháp hànhchính, phương pháp cưỡng chế Đây cũng là một vấn đề thuộc quyền hành

pháp, góp thêm một nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện hành chính, là nhu cầu

hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động hành pháp ở nước ta Mà mộttrong những thiết chế kiểm tra, giám sát đó là sự giám sát thông qua hoạt

động xét xử của Toà án nhân dân đặc biệt là thông qua chức năng tài phán

hành chính của Toà án nhân dân

1) Thực hiện quyền xét xử hành chính của Toà án nhân dân là mộttrong những biện pháp đảm bảo quan trọng nhất cho việc giải quyết các tranhchấp, mâu thuẫn giữa Nhà nước với công dân, là phương thức tối ưu và tích

cực nhằm chống lại các biểu hiện vi phạm pháp luật gây xâm hại đến quyền

con người; quyền và lợi ích hợp pháp và tự do của công dân từ phía các cơ

quan nhà nước đặc biệt là cơ quan hành pháp

Theo A.Bleckmann - giáo sư luật công của Dai học tổng hop Tubingen

- CHLB Đức thì: Toà án là công cụ đặc thù của Nhà nước pháp quyền, được

sử dụng để bảo vệ lợi ích chung Trong hoạt động của cơ quan tư pháp, nguyên tắc dân chủ được coi trọng Theo ông, điều đó có nghĩa là, nếu như trong quá trình dân chủ thấy rõ không có sự đánh giá công bằng về các lợi ích

của cá nhân được bảo vệ bằng quyền cơ bản về giai cấp và xã hội thì Thẩm

phán cần phải tuân thủ nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền cho dù điều đótrái với ý chí chính trị của đa số [23, tr 64]

Ý chí chính trị, nếu thông qua ý chí Nhà nước để biểu hiện mà vi phạm

các nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền sẽ dẫn đến vi phạm, xâm phạm đến

quyền, tự do và lợi ích của công dân Sự xâm phạm như vậy rõ ràng là trái với

mục đích của Nhà nước pháp quyền Do vậy, muốn hay không, việc chế định

Trang 25

ra các biện pháp bảo vệ, bao đảm quyền, lợi ích hop pháp của công dân là

một phạm trù, một lĩnh vực thiết yếu của tất cả các Nhà nước hiện đại

Phù hợp với nguyên tắc phân lập các quyền trong Nhà nước tư sản, các

thiết chế tư pháp (tư pháp thường, tư pháp hành chính) được giao thẩm quyền

xết xu, giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn giữa Nhà nước với công dân Trênthế giới, phần lớn các nước đều giao chức năng này cho các Toà án hành

chính Tổ chức Toà án hành chính có thể là một bộ phận chuyên biệt trong hệ

thống tư pháp chung (nhất hệ tài phán) hoặc do hệ thống Toà án hành chính

độc lập với Toa án thường, độc lập với lập pháp và hành pháp dam nhiệm

iii) Chức năng xét xử hành chính là một trong những chức năng của

Toà án nhân dân Tuỳ vào bản chất và đặc tính về tổ chức và hoạt động của bộ

máy Nhà nước trong các chế độ chính trị khác nhau mà mỗi nước có quanniệm khác nhau về tài phán chung và tài phán hành chính

Có quan niệm cho rằng, thẩm quyền xét xử hành chính là việc Toà án

nhân danh Nhà nước tiến hành hoạt động xét xử các tranh chấp hành chínhgiữa công quyền và công dân và tư vấn pháp luật cho Chính phủ Chức năngnày do một hệ thống Toà án hành chính độc lập trong nền hành chính quốcgia, độc lập với hệ thống Toà án thường thực hiện Việc thừa nhận quan niệmnhư trên dẫn đến sự tồn tại hai loại cơ quan tài phán độc lập với nhau là hệthống Toà án hành chính và hệ thống Toà án thường (lưỡng hệ tài phán) và

cũng tuỳ thuộc quan niệm cụ thể và điều kiện của từng quốc gia mà các nướctheo quan niệm này lại được chia thành hai loại Một số nước lập ra hệ thống

Toà án hành chính nhưng ở cấp tối cao có thêm chức năng là tư vấn pháp lý

Điển hình là Pháp, Hy Lạp, Bi, Thái Lan Một số nước có hệ thống Toà ánhành chính hoàn chỉnh chỉ thực hiện một chức năng là xét xử hành chính nhưCHLB Đức, Thuy Điển, Bồ Dao Nha

Trang 26

Quan niệm khác cho rằng, việc xét xử hành chính là một loại việc cu

thể như các loại việc khác (dân sự, lao động ) và do vậy đều thuộc thẩm

quyền xét xử của Toà án tư pháp (Toà án thường) Theo quan điểm này, tổchức Toà án có hai dạng: i) các nước chỉ có một loại Toà án thường có chứcnăng xét xử tất cả các loại án trong đó có án hành chính như Anh, Aixolen,Ailen, Nauy, Dan Mạch và ii) một số nước có giải pháp hỗn hợp là lập ra

các phân toà Toà hành chính trong Toà án thường như Trung Quốc,Inđônêxia, Bênanh, Cônggô

Nhìn chung, Toà án nói chung và hệ thống Toà án hành chính nói riêng

thực hiện việc giải quyết các khiếu kiện hành chính nhằm tránh sự vi phạmpháp luật từ phía công quyền, từ phía các cơ quan hành pháp gây thiệt hại cho

công dan là một tất yếu khách quan trong các Nhà nước tiến bộ, Nhà nước

pháp quyền Đó là một trong những cơ sở lý luận cơ bản cho việc xác lậpquyền xét xử hành chính của Toà án

Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa, quyềnlực Nhà nước là tập trung, thống nhất, không phân chia nhưng cần có sự phân

công để thực thi ba quyền trên Ở đó, quyền lực Nhà nước tập trung vào nhân

dân Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua hệ thống cơ quan đạidiện mà họ trực tiếp bầu ra mà cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội Quốchội, Hội đồng nhân dân lập ra các cơ quan nhà nước khác: cơ quan hành

chính Nhà nước (Chính phủ, các Bộ, Uỷ ban nhân dân ), cơ quan tư pháp

(Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân) Các cơ quan này phục tùng và chịu trách nhiệm, chịu sự kiểm tra, giám sát trước các cơ quan quyền lực cùng cấp Tuy nhiên nó không phải là những bộ phận độc lập của quyền lực Nhà

nước, nhưng để đảm bảo cho các cơ quan này có điều kiện chủ động và để

tránh được tình trạng lẫn lộn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ quan quyền lực Nhà nước đã trao cho họ thực hiện những chức năng cụ thể trong lĩnh vực

Trang 27

hành pháp, tư pháp, và trong quá trình thực hiện những chức năng này các cơ

quan nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Nhà nước

và trong khuôn khổ của chế độ tập quyền Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Trong bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa, hệ thống cơ quan Toà án sử

dụng quyền lực Nhà nước để thực hiện chức năng xét xử, bởi chế độ xã hộichủ nghĩa trong thời kỳ quá độ cũng có nhiều biểu hiện vi phạm pháp luật, nhiều tranh chấp pháp lý đòi hỏi phải có sự xét xử của Toà án kể cả những vi

phạm pháp luật, những mâu thuẫn, những tranh chấp pháp lý do các cơ quannhà nước gây nên Và cơ chế giải quyết đảm bảo khách quan các tranh chấppháp lý nói chung, các tranh chấp phát sinh giữa chính quyền với công dândưới chế độ xã hội chủ nghĩa thông qua hoạt động tố tụng, hoạt động xét xửcủa Toà án là hiệu quả nhất Nhu cầu này càng đặt ra có tính cấp bách khi đòihỏi phải có sự phân công rành mạch trong việc thực thi ba quyền: lập pháp,

hành pháp, tư pháp

1.4 Lược sử hình thành việc giải quyết các vụ án hành chính tạiToà án nhân dân ở Việt Nam

Ở nước ta, các thời đại phong kiến trước đây tuy chưa có các cơ quan

tài phán hành chính chuyên trách nhưng đã có nhiều hoạt động mang tính

chất phôi thai của loại hình này Từ đời nhà Lý (1029), vua Lý Thái Tổ đã

“đặt hai bên tả hữu thêm rồng hai lầu chuông” để tạo điều kiện cho người dân khi muốn kiện một quan lại nào đó để nhà vua hoặc các quan lại triều đình

biết và phán xét những hành vi của quan lại cấp dưới bị khiếu kiện có thể

gióng chuông Năm 1747, chúa Trịnh Doanh cũng có lệ tương tự Các triều

đại phong kiến Lý, Trần, Lê đã đặt ra cơ quan “ngự sử đài”, bổ nhiệm các chức quan tả, hữu gián nghị đại phu có nhiệm vu can gián nhà vua, tau bam

trình vua những khiếu nại của người đân Trên cơ sở đó, các quan ngự sử tự

Trang 28

24mình hoặc giúp nhà vua xét xử, phán quyết những việc làm của quan lại bịkhiếu kiện

Ngay từ khi Nhà nước ta mới ra đời, với quan điểm “lấy dân làm gốc”,

cơ quan nhà nước, các tổ chức và cán bộ, đảng viên, công chức phải tuân thủ

pháp luật, có tinh thần trách nhiệm cao trước nhà nước và nhân dân, chịu sự

giám sát, kiểm tra chặt chế của nhân dân; phải tạo điều kiện để nhân dân được

bày tỏ nguyện vọng, kiến nghị đối với các hoạt động của các cơ quan nhà

nước, của tổ chức, cán bộ, công chức, Đảng viên , được khiếu nại, tố cáo

những hành vi sai trái của họ Xuất phát từ bản chất đó, ngày 23/11/ 1945,

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 64/SL quy định về Ban

thanh tra đặt biệt với nhiệm vụ chủ yếu là “nhận và giải quyết các đơn khiếunại của công dân”

Cùng với sự phát triển của đất nước, quy định của pháp luật về đảm bảo

quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo củacông dân ngày càng hoàn thiện va day đủ hơn

Nếu như trong Hiến pháp 1946 (Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta)

chưa có một điều khoản nào quy định về quyền khiếu nại, tố cáo của côngdân thì đến Hiến pháp 1959, tại Điều 29 đã quy định: “Công dân nước ViệtNam dân chủ cộng hoà có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nàocủa Nhà nước về những việc làm vi phạm pháp luật của cán bộ và nhân viên

cơ quan nhà nước Các khiếu nại và tố cáo phải được xem xét và giải quyết

nhanh chóng Người bị thiệt hại do những việc làm sai trái pháp luật gây ra có

quyền được bồi thường” Đến Hiến pháp 1980 đã quy định rộng hơn về đốitượng bị khiêú nại, tố cáo: “Công dân có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ

cơ quan nào của Nhà nước về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhànước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào thuộccác cơ quan, tổ chức đó Các điều khiếu nại và tố cáo phải được xem xét và

Trang 29

giải quyết nhanh chóng ” (Điều 73) Cũng trong điều này, để khắc phục

những sai phạm, bảo vệ người khiếu nại, tố cáo, Hiến pháp 1980 còn quyđịnh: “Moi hành vi xâm phạm quyền lợi chính đáng của công dân phải được

sửa chữa kịp thời và xử lý nghiêm minh Nghiêm cấm việc trả thù người

khiếu nại, tố cáo”

Kế thừa và phát triển những quy định trên, Hiến pháp 1992 còn quyđịnh cụ thể tại Điều 74: “Công dân có quyền khiếu nại, quyển tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan

nhà nước Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem

xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định” Bên cạnh đó, Hiến phápcũng đồng thời quy định: “Nghiêm cấm việc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo

để vu khống, làm hại người khác”.

Để cụ thể các quy định của các bản Hiến pháp về quyền khiếu nại và tốcáo, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về

vấn đề này Căn cứ vào đòi hỏi của thực tiễn khách quan, các văn bản này đã

tạo cơ sở pháp lý cho việc hoàn thiện tổ chức bộ máy giải quyết khiếu nại tố

cáo

Tuy nhiên, mặc dù thực tiễn giải quyết khiếu nại tố cáo đã đạt được kết

quả khả quan, song cũng còn nhiều vấn đề đáng quan tâm, cần phải có những

bước cải cách phù hợp

Tại ky hop thứ 8, Quốc hội khoá IX ngày 28/10/1995 đã thông qua

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Toà án nhân dân, theo

đó, thành lập Toà hành chính là Toà chuyên trách thuộc Toà án nhân dân Tốicao và Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, còn ở Toà án

nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì có Thẩm phán chuyên

trách xét xử các khiếu kiện hành chính

Trang 30

Để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền tiến hành tố tụng của

Toà án nhân dân, ngày 21/5/1996, Uy ban thường vụ Quốc hội đã ban hànhPháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và bắt đầu hoạt động, tiếpnhận và giải quyết các khiếu kiện hành chính

1.5 Một số mô hình giải quyết các khiếu kiện hành chính trên thế

giới

1.5.1 Giải quyết án hành chính ở Cộng hoà Pháp

Thời kỳ đầu, Toà án hành chính Pháp cũng tuân theo chế độ “nhà quản

lý - Tham phán” trong giải quyết án hành chính Các tranh chấp xuất hiệntrong quan lý hành chính được giải quyết bởi những người vừa là Tham phán,

vừa là một bên đương sự Và điều này bị coi là rất bất công Sau đó, cùng với

Hiến pháp của Pháp thì xuất hiện bên trong quyền hành pháp sự phân biệt dan

giữa chức năng quản lý và chức năng xét xử: ở trung ương thì Tham chínhviện cố vấn cho Nguyên thủ quốc gia, đề nghị với Nguyên thủ Quốc gia giảipháp đúng đắn về mặt pháp lý cho những vụ được trình lên Nguyên thủ trước

khi ra quyết định Ở cấp địa phương có “Hội đồng hàng tỉnh” là tiền thân của

Toà án hành chính tỉnh, cũng có vai trò như vậy bên cạnh tỉnh trưởng đối vớimột số tranh chấp (chủ yếu là bồi thường thiệt hại do các công trình công

cộng gây ra) Từ năm 1872, luật pháp giao cho Tham chính viện nhiệm vụ Xét

xử trực tiếp “nhân danh nhân dân Pháp” và quyết định rằng Tham chính viện

là Toà án thông thường xét xử các vụ kiện hành chính Toà án hành chính vềmặt thiết chế vẫn gắn với quyền hành pháp nhưng độc lập đối với hoạt độngcủa cơ quan hành chính Nhà nước Và các Thẩm phán Toà hành chính nói riêng và Tham phán Toà án Pháp nói chung có một đảm bảo vô cùng quan

trọng để thực hiện quyền xét xử của mình, đó là quyền hạn “không thể bãi

miễn” đối với nghề nghiệp Thẩm phán của họ.

Trang 31

Hệ thống tổ chức Toà án hành chính ở Pháp là một hệ thống độc lập với

Toà án tư pháp, với Chính phủ Pháp và các quyền lực chính trị cho nên trình

tự, thủ tục tố tụng hành chính của Pháp lại có những đặc thù nhất định

Các Toà hành chính của Pháp có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện

hành chính có liên quan đến luật công Cụ thể là:

- Khiếu kiện yêu cầu huỷ bỏ quyết định hành chính Các khiếu kiệnnày chỉ được Toà án thụ lý khi có đầy đủ các điều kiện sau:

+ Quyết định hành chính phải là các văn bản pháp lý địa phương do cơquan hành chính đưa ra;

+ Chưa hết thời hạn khiếu kiện theo quy định của pháp luật;

+ Don khiếu kiện phải có đầy đủ nội dung và trong đó phải nêu rõ lý

do và yêu cầu của người khởi kiện

Khi xét xử các khiếu kiện loại này thì Toà án hành chính có quyền ramột trong các quyết định:

+ Chấp nhận đơn kiện, huỷ toàn bộ quyết định hành chính bị khiếukiện;

+ Chấp nhận một phần đơn kiện, huỷ bỏ một phần quyết định hành

chính bị khiếu kiện;

+ Bác đơn kiện, giữ nguyên quyết định hành chính bị kiện

- Khiếu kiện đòi bồi thường, đồng thời khiếu kiện yêu cầu huỷ bỏquyết định hành chính, nguyên đơn còn chứng minh được rằng do quyết định hành chính đó trái pháp luật nên đã gây thiệt hại cho họ và yêu cầu đòi bồithường Về nguyên tắc chung là trách nhiệm phải bồi thường là của phía cơquan hành chính khi nguyên đơn chứng minh được cơ quan hành chính có lỗi.

Trang 32

1.5.2 Giải quyết án hành chính ở Cộng hoà liên bang Đức

Toà án hành chính ở Cộng hoà liên bang Đức được thiết lập thành một

hệ thống độc lập với Toà án tư pháp

Về thẩm quyền, các Toà án hành chính của Đức chỉ giải quyết cáckhiếu nại thuộc về luật công mà không có liên quan đến các quy định củaHiến pháp và không được đạo luật của liên bang giao cho các Toà án khác

Về trình tự, thủ tục tố tụng: Khi nhận thấy quyết định hành chính hoặchành vi hành chính là trái pháp luật, thì trước hết công dân phải khiếu nại với

cơ quan hành chính đã ra quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đã

xâm hại đến quyền lợi của mình Nếu vẫn không thấy thoả đáng thì công dântiếp tục khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên Nếu không đồng ý vớicách giải quyết của cơ quan này thì tiếp tục khởi kiện đến Toà án hành chính

sơ thẩm Phán quyết của Toà án cấp sơ thẩm có thể bị kháng cáo lên cấp phúc thẩm, và tiếp tục là có thể kháng cáo lên Toà án hành chính Tối cao Nếu

công dân vẫn không đồng ý với phán quyết của Toà án hành chính Tối cao thì

được quyền khiếu kiện lên Toà án Hiến pháp Toà án này có quyền xét xửchung thẩm tất cả các vụ án hành chính đã được giải quyết ở các Toà án

Khi nhận đơn khiếu nại, Toà án thông báo cho bên bị khiếu nại đến

Toà án để cung cấp tài liệu, chứng cứ giải trình về nội dung bị khiếu nại Cácbên được quyền tranh tụng, việc tranh tụng bằng lời nói thường chỉ tiến hành

ở Toà án sơ thẩm, còn ở Toà án cấp phúc thẩm và Toà án tối cao thì chủ yếu

tố tụng bằng văn bản Trước khi đưa ra phán quyết có cả hai bên đương sự

Việc xét xử của Toà án sơ thẩm có sự tham gia của hội thẩm Hội đồng

xét xử của Toà án sơ thẩm có ba Thẩm phán và hai Hội thẩm Hội đồng xét

xử của Toà phúc thẩm có ba Thẩm phán, của Toà án tối cao có năm Thẩm

phán.

Trang 33

1.5.3 Giải quyết án hành chính ở Thuy Điển.

Toà án hành chính Thuy Điển là một hệ thống hoàn chỉnh, độc lập vớiToà án tư pháp.

Ở Thuy Điển, việc giải quyết các khiếu nại hành chính của công dân tại

các Toà án hành chính được điều chỉnh bằng Luật công Các cơ quan như Hộiđồng Bộ trưởng, Bộ, Tổng cục (ở Trung ương), các Hội đồng thị chính của địa

phương cũng giải quyết các khiếu nại hành chính

Toà án hành chính Tối cao của Thuy Điển có thẩm quyền xem xét đơn kháng cáo đối với các quyết định giải quyết của Toà án cấp phúc thẩm, xemxét đơn kháng cáo đối với các quyết định giải quyết của các cấp chính quyền

Thẩm phán Toà án hành chính khu vực (phúc thẩm) có thẩm quyền xét

xử những vụ việc có kháng cáo đối với quy định giải quyết của Toà án sơthẩm; xét xử những vụ việc mà cơ quan hành chính đã giải quyết nhưng

đương sự còn khiếu nại

Toà án tỉnh (sơ thẩm) thì xét xử khiếu nại đối với quyết định hành chính của chính quyền địa phương, kể cả những quyết định hành chính của cơ

quan trung ương đóng tại địa phương.

Thủ tục tố tụng giải quyết các khiếu nại hành chính ở Thuy Điển về cơ

bản giống trình tự, thủ tục tố tụng dân sự Thành phần hội đồng xét xử gồmThẩm phán và Hội thẩm, hoặc các Thẩm phán hợp thành, thành viên Hội đồng xét xử và những người liên quan khác, các đương sự có quyền tranh tụng trước Toà, có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình, có quyền nhờ

luật sư bào chữa Toà án xét xử công khai

Kết luận chương 1

Giải quyết vụ án hành chính là một nội dung quan trọng trong tổ chức

và hoạt động xét xử của Toà án nhân dân, liên quan đến quản lý hành chính

Trang 34

Nhà nước và đến sự phân công, tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước, đến

quyền, tự do và lợi ích của công dan

Giải quyết các vụ án hành chính là việc Toà án nhân dân trong phạm vi

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nhân danh quyền lực Nhà nước,tiến hành xem xét, đánh giá và ra phán quyết về tính hợp pháp, tính đúng đắncủa các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện theo trình tự,thủ tục do pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cả công

dân, tổ chức, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước

Các quan niệm, quan điểm, các học thuyết về tổ chức và hoạt động của Toà án nói chung, về thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính nói riêng

của hệ thống tư pháp, hệ thống tài phán hành chính là một bộ phận lý luận rất

cơ bản, là điểm tựa khoa học cho việc xây dựng các thiết chế tài phán hành

chính

Tổ chức và hoạt động tài phán hành chính ở Việt Nam hình thành vàphát triển phù hợp với điều kiện thực tiễn, đặc điểm tình hình của Việt Nam, phù hợp với quá trình đổi mới và phát triển đất nước và với ý chí nguyện vọng

của nhân dân Hệ thống Toà hành chính được thiết lập, đã và đang phát huytác dụng và kết quản vận dụng, chọn lọc các hạt nhân hợp lý, những nội dung

khoa học bắt nguồn từ các cơ sở lý luận của loài người về Nhà nước và pháp

luật về tài phán hành chính

Chính vì vậy, nghiên cứu và hệ thống được các quan điểm, quan niệm khoa học về các nội dung trên có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong việc bổ sung

và hoàn thiện các chế định về việc giải quyết các vụ án hành chính của Toà án

nhân dân ở nước ta

Trang 35

Chương 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN

HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THEO QUY ĐỊNH CỦA

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ THUC TIEN THUC HIỆN

2.1 Giải quyết các vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân theo quy

định của pháp luật hiện hành

2.1.1 Nguyên tắc giải quyết các vụ án hành chính tại Toà án nhân

dân

Xuất phát từ đặc trưng của các khiếu kiện hành chính, trong quá trình

giải quyết các vụ án hành chính, bên cạnh việc phải tuân thủ những nguyên

tắc chung được quy định trong Hiến pháp và Luật tổ chức Tòa án nhân dân,Tòa án nhân dân phải tuân theo những nguyên tắc được quy định trong pháp

luật tố tụng hành chính và các văn bản pháp luật khác Trong phạm vi nghiên

cứu của luận văn, chúng tôi chỉ xin đề cập đến những nguyên tắc mang tính

đặc trưng trong việc giải quyết các vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân

2.1.1.1 Nguyên tắc các đương sự bình đẳng khi tham gia giải quyết vụ

án hành chính

Một đặc trưng khá riêng biệt trong việc giải quyết các vụ án hành chính

là: người bị kiện luôn là các chủ thể quản lý hành chính mang quyền lực Nhànước khi tiến hành hoạt động quản lý của mình Nhưng khi tham gia tố tụngthì những người này không được sử dụng quyền lực Nhà nước, không được rabất kỳ một mệnh lệnh bắt buộc thi hành nào đối với người khởi kiện mà

ngược lại người khởi kiện và người bị kiện đều bình đẳng trước pháp luật,

được thực hiện những quyền và phải làm những nghĩa vụ tố tụng nhất định do

pháp luật quy định, phù hợp với tư cách tố tụng của mình

Trang 36

Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Toà án có trách nhiệm

bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các đương sự; việc đánh giá chứng

cứ được tiến hành khách quan, công bằng và trên cơ sở pháp luật, đồng thời

phải bảo vệ triệt để quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự, không đề cao

chứng cứ, tài liệu, ý kiến của bất cứ bên nào

2.1.1.2 Nguyên tắc tòa án tạo điều kiện để các bên thỏa thuận với

nhau về việc giải quyết vụ án

Nguyên tắc này được quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết

các vụ án hành chính: “Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, tòa án

tạo điều kiện để các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án”.

Trong tố tụng hành chính, pháp luật không quy định hòa giải như một

thủ tục bắt buộc mà tòa án cần phải tiến hành như trong tố tụng dân sự, lao

động, kinh tế Bởi lý do đặc trưng là trong một vụ án hành chính, người bị

kiện (hoặc đại diện cho người bị kiện) phần lớn là những người có chức vụ,

quyền hạn trong cơ quan hành chính nhà nước nên khi được thông báo về nội

dung đơn khởi kiện của người khởi kiện đã có những thái độ phản ứng, không

hợp tác với Tòa án hoặc có thể gây sức ép đối với Tòa án về việc giải quyết vụ

án Xuất phát từ thực tiễn như vậy, người bị kiện lại thường có tâm lý cho

rằng Tòa án thường đứng về phía cơ quan công quyền để bảo vệ cho người bị

kiện Do vậy, việc Tòa án đóng vai trò trung gian để hai bên thương lượng, hòa giải và tìm ra một giải pháp chung, giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng

của hai bên nhiều khi lại phản tác dụng

Tuy nhiên, việc quy định tòa án “ tạo điều kiện cho các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án” lại một lần nữa khẳng định sự

đảm bảo quyền tự định đoạt của các đương sự Nếu trong quá trình giải quyết

vụ án, bằng kiến thức pháp luật và sự công bằng mà Thẩm phán giúp người bị kiện nhận thức được những sai sót của mình nên sửa đổi hoặc hủy quyết định

Trang 37

tanh chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc người bị kiện rút đơn

khởi kiện vì thấy rằng yêu cầu khởi kiện của họ không hợp pháp thì Tòa án

tạo điều kiện cho họ thực hiện quyền năng của chính họ Đây là một trongrhững phương pháp giải quyết vụ án hành chính được nhanh chóng, kịp thời

2.1.1.3 Nguyên tắc chỉ xét xử những vụ việc đã qua giai đoạn khiếu nại

kành chính lần đầu (còn gọi là giai đoạn tiền tố tung)

Đây là một nguyên tắc đặc thù, cơ bản nhất của việc giải quyết những

vụ án hành chính Nguyên tắc này được thể hiện rõ tại Điều 30, 31 Pháp lệnh

Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và Điều 39 Luật Khiếu nại, tố cáo.Trước khi khởi kiện vụ án hành chính, người có yêu cầu khởi kiện phải thực

¡ hiện thủ tục bắt buộc là gửi đơn khiếu nại đến cơ quan nhà nước, người đã ra

‹ quyết định hành chính hay có hành vi hành chính lần đầu mà ho cho rằng là

¡ trái pháp luật Nếu việc khiếu nại được thực hiện theo đúng quy định của pháp

] luật nhưng hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà người có thẩm quyền

¡ giải quyết vẫn chưa có quyết định giải quyết khiếu nại gửi cho người khiếu

¡ nại hoặc đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu nhưng người khiếu nạivẫn không đồng ý với quyết định đó thì khi đó họ mới có quyền khởi kiện vụ

¿ án hành chính ra Tòa án hoặc khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết

| khiếu nại tiếp theo Việc đặt ra giai đoạn tiền tố tụng như trên, một mặt tao

c điều kiện thuận lợi cho công dân được quyền lựa chọn cơ quan tin cậy để bảo

\ vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ Mặt khác, tạo cơ hội cho cơ quan quản

1 lý một lần nữa xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính cua

r mình hay của cấp dưới có phù hợp với quy định của pháp luật hay không

1 Thông qua đó mà cơ quan hành chính khắc phục, sửa chữa sai sót và tự hoàn

t thiện mình Hơn nữa, việc xác định một giai đoạn tiền tố tụng như vậy còn

n nhằm đảm bảo cho việc giải quyết khiếu kiện của công dân được nhanh

c chóng, tránh tình trạng mọi việc khiếu kiện đều chuyển đến Toà án.

Trang 38

2.1.2 Tham quyền của Tòa án trong xét xử vụ án hành chính

Thực tiễn gần 10 năm thi hành Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ ánhành chính cho thấy, việc giải quyết khiếu kiện hành chính đã có những bướctiến bộ rõ rệt Các Toà án nhân dân đã giải quyết tốt và đúng theo Pháp lệnh

nhiều vụ án hành chính Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, thì trong nhữngnăm qua, các Toà án nhân dân các cấp đã nhận được hàng chục nghìn khiếukiện hành chính Tuy nhiên, do Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành

chính chỉ quy định mười nhóm việc khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền

giải quyết của Toà án cho nên đa số các trường hợp Toà án phải trả lại đơn

khiếu kiện là do không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân.Cũng có những trường hợp khiếu kiện thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân

nhưng do hết thời hiệu khởi kiện nên Toà án cũng phải trả lại đơn khiếu kiện

Có thể mạnh dạn nhận xét rằng, hoạt động của Toà hành chính nước ta hiện

nay còn “quá nhàn” vì ít việc, đó là tình trạng ít việc giả tạo Trong thực tế

khối lượng các khiếu nại là rất lớn Tình hình đó làm cho các Toà hành chính

rơi vào tình trạng “không có thì thiếu, có thì thừa” và trở thành một thể chế

mang tính chất hình thức, hoạt động không hiệu quả

Một trong những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra là cần phải

“mở rộng thẩm quyền cho Toà hành chính” Vấn dé này có nhiều quan điểm

khác nhau

Quan điểm thứ nhất cho rằng chỉ nên tăng thẩm quyền để Toà án giải

quyết các vụ án hành chính theo từng bước một Theo đó ngoài các khiếu kiệnhành chính được quy định tại Điều 11 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án

hành chính thì cần nghiên cứu và giao thêm cho Toà án một số loại việc khác

mà không phải là tất cả các khiếu kiện hành chính với lý do số lượng côngviệc của Toà án sẽ quá tải, chất lượng giải quyết sẽ không đảm bảo, vì vậy,

từng bước mở rộng thẩm quyền sẽ hiệu quả hơn Tuy nhiên, quan điểm này

Trang 39

không lý giải được câu hỏi tại sao trong lĩnh vực này thì người khởi kiện có

quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án mà trong lĩnh vực khác thì lạikhông được thực hiện quyền này

Quan điểm thứ hai cho rằng nên giao cho Toà án thẩm quyền giải quyết

đối với tất cả các khiếu kiện hành chính Tuy nhiên, các khiếu kiện hành

chính ở đây chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp, đó là các khiếu kiện quyết định

hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc (như theoquy định tại Điều 4 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính) Trên

thực tế, khiếu nại hành chính có thể xảy ra trong tất cả các lĩnh vực quản lý

nhà nước, nhưng khi người dân khởi kiện ra Toà án thì Toà án lại trả lại đơn

với lý do không thuộc thẩm quyền giải quyết, dẫn đến việc ít nhiều gây thất

vọng cho người dân bởi họ mong muốn quyền và lợi ích hợp pháp của họ sẽđược bảo vệ từ phía cơ quan tài phán

Chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ hai là giao thẩm quyền cho Toà

án nhân dân giải quyết các loại khiếu kiện đối với quyết định hành chính,

hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc theo quy định tại khoản

4 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính Tuy nhiên, cũng cần

phải loại trừ một số khiếu kiện hành chính nếu có liên quan đến an ninh quốc

gia như các khiếu kiện hành chính liên quan đến an ninh quốc phòng; khiếu

kiện hành chính liên quan đến việc thực hiện chính sách ngoại giao

2.1.3 Hoạt động giải quyết khiếu kiện hành chính qua giai đoạn tiền

tốtụng

Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung)

cũng như quy định tại Điều 39 của Luật Khiếu nại, tố cáo về điều kiện, trình

tự, thủ tục khiếu nại và khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành

chính, hành vi hành chính hay quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công

chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng trở xuống có một đặc trưng khá riêng biệt đối

Trang 40

36với án hành chính là: việc giải quyết các khiếu nại của công dân theo thủ tục

hành chính trở thành điều kiện bắt buộc để công dân có thể khởi kiện vụ án

hành chính, mở đầu cho quá trình tố tụng hành chính được thực hiện

Thực chất của giai đoạn này là các chủ thể quản lý hành chính tự xem

xét lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình hoặc của cấp

dưới bi công dân khiếu nại có trái pháp luật không Điều này góp một phần

quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước Tuynhiên, trên thực tế, hoạt động này đã bộc lộ những khiếm khuyết nhất địnhxuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

- Do bản thân người bị kiện vì kém hiểu biết pháp luật, lười biếng, chây

ỳ dẫn đến khiếu nại của người dân được giải quyết chậm hoặc không đượcgiải quyết, rơi vào tình trạng “im lặng” Một số cá nhân, cơ quan có tráchnhiệm giải quyết khiếu nại còn bảo thủ, mặc dù thấy quyết định hành chính,hành vi hành chính của mình sai, bị dân khiếu nại nhưng không chịu giảiquyết, không chịu sửa sai, mặc cho người khiếu nại phải gửi nhiều đơn hoặc

đi lại nhiều lần;

- Người bị kiện sợ mất uy tín, năng lực quản lý hạn chế hoặc vì lợi íchcục bộ, lợi ích cá nhân mà bao che bảo vệ lẫn nhau từ đó che dấu khuyết

điểm, che dấu hành vi vi phạm pháp luật; Việc giải quyết khiếu nại tại cơ

quan hành chính do chính người hoặc cơ quan ra quyết định hành chính hoặc

có hành vi hành chính đó giải quyết Nếu có khiếu nại tiếp theo thì thông

thường cũng do người hoặc cơ quan đó đề xuất, tham mưu, nên thường là giữ

nguyên quyết định Do đó, việc giải quyết khiếu nại theo thủ tục hành chính

thực hiện khó có thể đáp ứng yêu cầu và mục đích của công tác giải quyết

khiếu nại

Mặt khác, quan hệ khiếu nại, giải quyết khiếu nại theo thủ tục hành

chính trên đây là quan hệ không bình đẳng, với phương pháp giải quyết là

Ngày đăng: 27/05/2024, 16:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w