LỜI MỞ ĐẦU1.Tinh cap thiết của việc nghiên cứu đề tài: Quyền tác giả là một trong các đối tượng bảo hộ của pháp luật sở hữu trí tuệ, có đặc thù là các tác phẩm sáng tác thuộc sở hữu phi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỔNG HỢP
HA NỘI PANTHÉON-ASSAS PARIS II
TRAN LAN HUONG
QUYEN TAC GIA DOI VOI
LOAI HINH TAC PHAM NGHE NHIN
THEO PHAP LUAT VIET NAM VA CH PHAP
Chuyên ngành : Luật Dân sự
Mã số : 60 38 30
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học
GV Việt: TS BÙI Đăng Hiếu GV Pháp: Mile Célia ZOLYNSKI
HÀ NỘI - NĂM 2004
Trang 2Tôi xin cam đoan luận văn viết trung thực,khong lạm dụng kiến thức của các tác gia khác.Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
pháp luật về công trình nghiên cứu cua mình
Ha Nội, ngày 30 tháng Š năm 2004
Tác giảTrần Lan Hương
Trang 3MỤC LỤC
Chương I : Những van dé co bản về quyền tac
giả -«-l= mm quyện tắt tlllboreee sen ng nh thun om « cm wen ont TK ed a ORONO
1.2- Khái niệm và đặc điểm của quyền tac giả es 18
1.2.1- Khái niệm quyền tác giả 18
1.2.2- Những đặc điểm của quyền tác giả - < <-<- 211.3- Các nguyên tac bảo hộ quyền tác glả - «se ese<ee
1.3.1- Bảo hộ hình thức, không bao hộ nội dung, ý tưởng chủ đề 23
1.3.2- Bảo hộ hình thức “nguyên gốc” của tác phẩm 25
I.4- Các tác phẩm có nhiều tác giả tham gia sáng tác 26
1.4.1- Tác phẩm tập thỂ - s21 sessssesssesees 26 1.4.2- Tác phẩm hợp tác - SSn cv rserseereee 4 1.4.3- Tác phẩm tổng hOp ccccsessscsssessseeseccceeceescceeecsceaeecsaeeesees 29
1.5- Chủ thể quyền tác giả -<«-< s55 <cscxce+ecExsEeESEEEtrersesrsre
1.5.1- Khái quát về tác giả, đồng tác gia, chủ sở hữu tác phẩm 30
2/7/1-.78./,100Ẻ8ẺẺ8
_* Chủ sở hữu tác phẩm «cccc<cCccecEeEEkerErierrterrreree 39
1.5.2- Tác giả sáng tao trên cơ sở hợp đồng « << «<< x<<<5 371.5.3- Tác gia sáng tao theo nhiệm vụ được giao - 38[.6- Nội dung của quyền CAC ØÏẢ ch HH ng ngưng 38
* Thee phap loaf Viet NT seseesesssesnaonninnnnrgdetsvotoilnawsragdavni gE00044 39
* Theo pháp luật của Pháp ch ng re 51
Trang 4PB 00000 000 62
2.1.1- Nhận dang tác phẩm nghe nhìn -< << <<<s<s<ses<<2 623.1.3- Tính chất tác phẩm ñiglre nhÌN esiesiisisaaanaaaaasaa 642.1.3- Những yếu tố được bảo hộ của tác phẩm nghe nhìn 712.2- Các tác giả của tác phẩm nghe nhÌn -s< << <seseeesseeseeee 79
2.2.1- Khái quát chung các hệ thống luật về tác giả của
tác phẩm nghe nhìÌn s-«s5s+e+sexsxsrsxexxerrkeeeeeree 792.2.2- Những người là tác giả theo quy định của luật 812.2.3- Những người có thể chứng minh tu cách tac giả 892.3 Nói dung bão hộ tác phẩm Tiglie Mis sco ca ceceeseei-eeiisaaeionarsase 92
2.3.2- QUYEN MNAN 0 100 800 99Chapitre DI : Thực trang bao hộ và kiến nghị về quyền tác giả
Vit bi 107
hững thông lệ nghề nghiệp” Cụ thể như nhữc giả đối với tác phẩm
HHHE HÌHÏHHsuanennsennnnsskdakadirnddigidiinaDiEasSSG0 a068.1Á01010M1ĐRù uốn igRipMGiG0058.288I81054100ME8/0E8 107
3.2- Mot số kiến nghị về quyền tác giả đối với tác phẩm nghe nhìn 1113.3- Đánh giá chung về pháp luật bảo hộ quyền tác giả và một sô
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1.Tinh cap thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Quyền tác giả là một trong các đối tượng bảo hộ của pháp luật sở hữu trí tuệ,
có đặc thù là các tác phẩm sáng tác thuộc sở hữu phi vật chất dễ bị người khác lợidung Họ sao chép, bat chước các yếu tố gốc rồi thêm bớt, cải đối thành công trình
sáng tạo của mình Ngoài ra, khi tác phẩm đã được công bố thì việc tiếp cận của
cong chúng đối với tác phẩm là khó có thể kiểm soát được Vì vậy việc nghiên cứu
có hiệu qua quy định pháp luật về quyền tác giả là cần thiết để tác gia, chủ sở hữu
túc phẩm, những người thực thi pháp luật hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của minh
Hơn nữa, nếu luật pháp gồm những quy định rõ ràng, quan tâm bảo vệ quyềnlợi của tác giá thì họ mới yên tâm sáng tác, đầu tư trí tuệ, công sức để cho ra đời
những tác phẩm có giá trị Điều này cũng góp phần vào công cuộc xây dựng một nềnkinh tế trí thức và “làm tốt công tác bảo vệ quyền tác gia” theo tinh thần Nghị quyếtTWŠ về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm da bản sắc dân tộc và “thực
hiện chính sách bao hộ sở hữu trí tuệ” theo văn kiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc
Dang Cộng sản Việt Nam lần thứ IX
Hội nhập quốc tế và khu vực cũng đòi hỏi chúng ta nghiên cứu kỹ lưỡng vềquyền tác gia dua trên các Công ước quốc tế về quyền tác giả (Công ước Berne,Cong ước toàn cầu về quyền tác gia, v.v.) Những nguyên tac chung cơ ban trong luậtquốc tê phải được luật pháp các quốc gia tuân thủ và có quy định chỉ tiết hơn vớinhững hướng dẫn cụ thể đối với từng loại hình tác phẩm Một trong những loại hình
tác phẩm được công chúng sử dụng rất phổ biến và đã tồn tại từ lâu trong luật quyền
tác gia của các quốc gia, đó là “loại hình tác phẩm nghe nhìn”, được diễn ta bằng
ngôn ngữ hình anh sống động và có “su hợp tác chặt chế” của những người tham gia
sang tạo tác phẩm; trong luật quyền tác gia Việt Nam, “tác phẩm nghe nhìn” thé hiệndưới dạng các tác phẩm điện ảnh, tác phẩm vi-đi-ô và tác phẩm truyền hình
Chính vì những lý do trên, với kiến thức của một học viên lớp cao học Việt
-Pháp Khoa HỆ, được thành lập trong Khuôn khổ hợp tác đào tạo sau đại học siữa
trư-ony dai học tổng hợp Panthéon-Assas Paris Hf và trường đại học luật Hà Nội tôi đã
Trang 6chọn đẻ tài nghiên cứu đồng thời giữa hai hệ thống pháp luật của Việt Nam và củaPháp với tên gọi là : “Quyền tác giả đối với loại hình tác phẩm nghe nhìn theo pháp
luật CHXHCN Việt Nam va CH Pháp”.
2 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài:
2.1 Mục đích nghiên cứu đề tài:
Dé tài được thực hiện nham mục đích nghiên cứu một cách khoa học những
quy định cơ bản về quyền tác giả của Việt Nam và của Pháp, từ đó đi vào phân tích
cụ thé chi tiết những khía cạnh đặc thù về quyền tác giả đối với loại hình tác phẩmnghe nhìn Cuối cùng, dé tài đưa ra thực trang bảo hộ quyền tác gia và những giải
pháp nham khắc phục những hạn chế trong luật quyền tác gia Việt Nam nói chung
và đối với loại hình tác phẩm nghe nhìn nói riêng nhằm đáp ứng những đòi hỏi của
thực tiên, phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế về quyền tác giả
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Trong một phạm vi nhất định, để tập trung nghiên cứu lý luận những quy địnhphap luật ve quyên tác gia theo nghĩa hẹp (không bao gồm quyền liên quan của các
tô chức sản xuất băng, đĩa, các tổ chức phát thanh, truyền hình và người biểu diễn),
dé tài này không đề cập đến các biện pháp thực thi quyền tác giả của hai nước, vi đó
là một mảng riêng, khá rộng cần nghiên cứu sâu trong một đề tài khác
Luận văn còn nghiên cứu một số ý kiến đóng góp thu thập được của các
chuyên gia trong và ngoài nước về vấn dé này để so sánh và tham khảo
3 Tình hình nghiên cứu:
Những quy định pháp luật về quyền tác gia là một vấn dé còn hết sức mới međối với Việt Nam Các công trình nghiên cứu, các bài viết liên quan chủ yếu mới chitập trung vào việc hoàn thiện những quy định về quyền tác giả nói chung như: công
trình của TS Lê Xuân Thảo về “Đổi mới và hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật
ve bao hộ quyền sở hữu trí tuệ”, luận văn thạc sĩ bảo vé tại Pháp của Ths Lê XuânLộc "Suy nghĩ vẻ quyền nhân thân trong luật quyền tác gia của Việt Nam dưới kinh
Trang 7nghiệm luật của Pháp”, chuyên đề “một so van đề về quyền tác gia trong luật Dan sự
Việt Nam” của Ths Kiều Thanh đăng trên Tạp chí Thông tin khoa học pháp ly năm
2000, luận văn thạc sĩ của tác gia Hoàng Minh Thái về “ Hoàn thiện pháp luật về bao
hộ quyền tác giá ở Việt Nam hiện nay” Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công
trình khoa học nào nghiên cứu quyền tác giả đối với loại hình tác phẩm nghe nhìn
trên cơ sở so sánh và học tập kinh nghiệm của nước ngoài; từ đó đưa ra những kiến
nehi hoàn thiện quy định về quyền tác gid nói chung và đối với các tác phim nghe
nhìn nói riêng
+ Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học:
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở các quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta về xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và chính sáchbao ho sở hữu trí tuệ trong đó có lĩnh vực quyền tác giả
Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành được sử dụng bao gôm
phư-ong pháp lịch sử, phân tích, chứng minh, tổng hợp, đặc biệt là phương pháp so sánh
đã được sử dụng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
5 Y nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn:
Luận văn là công trình nghiên cứu vừa rộng vừa sâu về quyền tác giả Cụ thể là:
- Thứ nhất, lần đầu tiên các vấn đề về quyền tác giả đối với loại hình tác phẩmnghe nhìn được nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết, hệ thống và toàn diện
- Thứ hai, trên cơ sở phân tích, so sánh, đánh giá, học tập kinh nghiệm phápluật của Cộng hòa Pháp, và nghiên cứu những Công ước quốc tế về quyền tác giả,luận van đưa ra dé xuất, kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật quyền tác gia
Việt Nam.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ cho những người làm công tác
nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiến, nhất là trong việc nghiên cứu áp dụng
và hoàn thiện pháp luật quyền tác giả ở Việt Nam
Trang 8Ngoài lời nói đầu, mục lục và danh mục tài liệu tham khao, nội dung chủ yếu
của luận văn được trình bày trong 3 Chương:
Chương I: Những van đề cơ bản về quyển tác gia
Chương II: Quyền tác giả đối với các tác phẩm nghe nhìn
Chương II: Thực trang bao hộ và kiến nghị về quyền tác giả Việt Nam
Tôi xin chân thành cam ơn các thay cỏ giáo đã tạo điều kiện và guip đỡ tôinhững ý kiến quý báu trong quá trinh làm luận văn, thầy hướng dẫn BUI Đăng Hiếu,
cô Cehu ZOLYNSKY, cô chủ nhiệm lớp Cao học luật Việt - Pháp khoá II và các bạn
đồng môn dd ting hộ tôi từ lúc chọn dé tài cho tới khi hoàn thành luận văn này
Trang 9CHUONG I
NHUNG VAN DE CO BAN
VE QUYEN TAC GIA
1.I- Nguôn gốc quyên tác gia
Xuất xứ của quyền tác giả có quan hệ gần gũi với sự phát triển của ngành in
Qua nghiên cứu những tài liệu lịch sử, người ta biết rằng ý tưởng về bao hộ quyền tácvia chỉ được bat đầu từ khi con người sáng chế ra máy in cho phép nhân bản các tácphẩm van học bang tiến trình cơ khí” Phát minh về máy in do một công nhân người
Đức tên là Johannes Gutenberg chế tạo ra năm 1447 đã cho phép san xuất ban sao
các cuốn sách với chi phí thấp, tiết kiệm về thời gian Nhưng sự phát triển của ngành
in kéo theo sự phát triển của một ngành thương mai mới là in sách và bán sách Cácông chu nhà in đã đầu tư tiền bạc với hy vọng được bù dap và có lãi Do vay, họ cầnđược bao hộ độc quyền đối với tác phẩm đã in thành sách, tránh tình trang các nhà inkhác in lại tác phẩm đó Chính những yêu cầu bức bách này đã thúc day việc hình
thành một dạng bảo hộ các đặc quyền do cơ quan có thẩm quyền đảm trách Các đặcquyền dé da dem lat quyền sản xuất va phân phỏi các ban sao tác phẩm van họctrong một thời hạn nhất định cùng những hình phạt đối với kẻ vi phạm ban quyền
bảng cách phạt tiền, bắt giữ, tịch thu các văn bản, v.v
Không bao lâu sau, người ta nhận ra rằng không có tác giả là người sáng tạo
ra tác phẩm thì các ông chủ nhà in không có tác phẩm để in Điều đó nói lên mục
dich của việc ban hành luật đầu tiên về quyền tác gia Đó là Đạo luật Anne, đượcNghị viện Anh thông qua năm 1710 với tên đầy đủ là: “Đạo luật bdo hộ quyền lợi
trong một thời gian nhất định cho tác giả có sách được in và đóng thành cuốn để bánnhậm khuyến khích sự sáng tạo” ” Day là đạo luật đầu tiên trên thế giới bao hộquyền lợi của tác gia và đã có rất nhiều ảnh hưởng đối với việc lập pháp quyền táceia của các nước sau này Đạo luật này qui định kể từ lần xuất ban đầu tiên, tác giả
"fo Xuân Tháo, Đối mớt và hoàn thiện cơ chế điều chính pháp luật về bao ho quyền sở hữu trí tuế, luận án pho
tiền st luật học, E1996.
` Bộ Van hoa thong tin, Một số van để về quyền tác giả trong nên Kính tế thi trường, H995
Trang 10dược bao ho quyền lợi trong 14 năm nữa nếu tác gia còn sống khi thời hạn dau tiên
dã hết Nhưng để được hưởng các quyền đó tác gia phải đăng ký tác phẩm và tên tác
aia, phải nộp lưu chiếu 9 bản tác phẩm cho các trường đại học và các thư viện
Sau đạo luật Anne, vấn dé về quyền tác giả lan nhanh đến các quốc gia khác.Tại Pháp, trước cuộc cách mạng tu san nam 1789, bản quyền thuộc về các nhà xuấtban dưới hình thức đặc quyền do người có quyền trao cho Trong cuộc cách mang,hai sac lệnh nam [791 và 1793 đã thiết lập sự bảo hộ đối với tác giả của các tác
phim văn học nghệ thuật; trong đó Sac lệnh thứ nhất qui định quyền tác gia được
bao hộ trong suốt cuộc đời tác gia và 5 năm tiếp theo kể từ năm tác giả chết; Sac lệnhthứ hai ghi nhận quyền tái bản tác phẩm của tác giả được hưởng suốt đời và 10 nămnữa kể từ năm tác giả chết Rồi những nhà triết học Pháp thế ky 18 như Kant, dã chorang quyền tác gia không phải chỉ là một quyền về tài sản, mà hơn thế nữa, nó còn làquyền về nhân cách ( “droit de personnalité”) Tác phẩm không phải là một thứ hàng
hoá mà nó là nhân cách của tác giả và là sự kéo dài chính bản thân con người tác gia
Trào lưu tư tưởng này đã có một ảnh hưởng to lớn đến sự tiến triển của các bộ luật vềquyền tác gia ở Tay Au sau này và đó cũng là nguồn gốc sản sinh ra quyền tinh than
¬
cua lac gla.
Mặt khác, theo qui luật tất yếu của sự giao lưu văn hoá khoa học giữa các
quốc gia, các nước này đã tiến hành ký kết các hiệp ước quốc tế song phương và da phương về bao hộ các quyền lợi vật chất và tinh thần của tác giả nhằm khuyến khích
sáng tạo, và bảo đảm tiến trình giao lưu phát triển theo đúng xu thế của nó Thoảthuận đầu tiên về bảo hộ quyền tác giả là Công ước Berne, được tiến hành va thông
qua ngày 9/9/1886 với mười nước thành viên ban đầu Công ước Berne được sửa đổi
và bô sung nhiều lần, lần cuối cùng được thông qua tại Paris năm 1971
e« Cong ước Berne thừa nhận các nguyên tắc cơ bản: nguyên tac đối xử côngdan, nguyên tac bao hộ tự động, nguyên tac về các quyền tối thiểu Dựa trên đó,
Cong ước quy định hai loại quyền được bảo hộ là quyền tài sản và quyền tinh thần
“Trẻ Xuân Tháo, Sed 111996,
Trang 111 |
Quyền tai san ma Công ước dành cho tác gia bao gồm "quyền sao In” và
những quyền thuộc quyền này, “quyền biểu diễn” và quyền hệ thuộc của nó, "quyên
phát thánh - truyền thông” (điều II bis), "quyền ghi âm” (điều 13), “quyền đối với
cúc tác phẩm điện ảnh”, “quyền hưởng lợi ích vat chất trong việc bán lại tác phẩm”
(dieu 14 ter)
Quyền sao in: Công ước qui định phải xin phép tác gia mọi việc sao in tácpham van học nghệ thuật “dưới bất kỳ phương thức hay hình thức nào ” (điều 9 1)
Nhiam giảm bớt thắc mắc do áp dụng quyền này trong lĩnh vực nghe nhìn, Công ước
da thêm vào điều 9 3 qui định “mọi ghi dm hay ghỉ hình đều được xem là sao intheo nghĩa cua Công tóc này” Quyền sao in ở lĩnh vực đó còn được Công ước đềcap trong qui định đặc thù liên quan đến phát thanh, truyền thông công cộng, ghi âmJQ
va các tác phẩm điện anh (điều II bis, diéu 13 và điều 14 bis)
Bố xung vào quyền sao in theo nghĩa hẹp là ba guyén hệ thuộc gan liên với
việc sao In: “quyền dịch thuật” (điều 8); “quyền phóng tác, chuyển thể hay cải biên”
(điều 12) (đối với mọi tác phẩm phái sinh, ngay cả đối với các tác phẩm điện ảnh cócốt truyện lấy từ những tác phẩm văn học hay nghệ thuật) (điều 14.2); “quyền phát
hành các tíc phẩm điện ảnh được phóng tác hay quay phim (sao in) từ tác phẩm văn
học nghệ thuật” (điều 14.1.1°)
Quyền trình điễn: sự xuất hiện của những kỹ thuật truyền thông mới đã chophép những tác phẩm biểu diễn đón nhận một lượng công chúng rộng rãi hơn, từ
những tác phẩm âm nhạc đến những tác phẩm nghe nhìn Từ phát thanh cho đến điện
anh rồi truyền hình, những phương tiện truyền thông này đã chiếm một vị trí quan
trọng đến mức Công ước đã phải dần dần tính đến và mở rộng sự bảo hộ quyền tác
giả
Các "quyền trình diễn” được thể hiện ra như “quyển hoà tấu trước côngchúng” những tác phẩm âm nhạc (điều 11.1.1°) hay “quyền thuyết trình trước côngchúng” những tác phẩm văn học (điều I 1ter.L), “quyền triển lãm” những tác phẩm
hehe thuật (dieu 3.3) Những quyền này đã được mở rộng ra, với những "quyền
Ao và H-Lncas, Các Hiép ước vẻ Sở hữu van học nghệ thuat, NNH Ltec, 1994, trang 910, 911, š 1099
Trang 12truyền thong tới quần chúng các buổi thuyết trành, những buổi biểu diện, buổi hoa
iin, các cuce triển lãm” ( điều 11.1.2" và LIter.I.2”), “quyền truyền thanh - truyền
mot tác phẩm dich” (điều [1.2 và I Iter 2); “quyền trình diễn công cộng tác phẩm
điện anh, những tác phẩm dd phóng tác hay quay phim” (điều 14.1.2")
Niiting quy định đặc thù (diéu IIBIs, 13, 14bis):
Quy định của điều 11 bis đã dé cập đến tính đặc thù của “quyền truyền
thanh”: Công ước đã thừa nhận cho các tác giả một quyền “dup” gdm “quyền trình
diễn” (nghĩa chính của quyền truyền thanh) và “quyền sao in” (nghĩa phụ của quyềntruyền thanh đối với những việc ghi âm do chính các tổ chức phát thanh thực hiện)
"Quyền sao in” không phụ thuộc vào “quyền trình diễn” (điều | Lbis.3) |
Khái niệm truyền thanh, thậm chí tương đương với nglia truyền thông congcong hàm ý rất rộng vì hoạt động này có thể dùng dé chỉ mọi chương trình phát cho
du noi dung thế nào, kỹ thuật phát ra sao.
Quy định của điều 13 thừa nhận sự bao hộ cho các tác giả của tác phẩm ám
nhac trong quan hệ với những nhà sản xuất bang đĩa Điều này qui định cho các tác
giả tác phẩm âm nhạc được hưởng một quyền “dup ”gồm: “quyền ghi âm” và “quyéntrình dién tác phẩm đã ghi âm” Khác với qui định điều 11 bis ở chỗ: gui định điều
3 này cho phép các nhà sản xuất băng đĩa ghi một tác phẩm âm nhạc rồi phát hànhtúc phảm đó (“quyền trình diễn” ở đây như phần phụ của “quyền ghi âm”) Và
“cuyen ght âm” ở đây chỉ nhằm vào ghi âm một bản nhạc có thể cùng với lời đãđược tác gia phổ nhạc, mà không bao gồm việc ghi âm những tác phẩm văn học vàcàng không bao g6m việc shi hình (“vidéo”) những tác phẩm điện ảnh hay truyềnhình”
Ao val Sd Lucas, Sđd, tr 912, § TIOT.
“A và TÍ-I,Luecas, Sdd tr 914, 915, §1103, 1105,
Trang 13Cong ước đã bat đầu quan tâm bao ho những tae phẩm điện anh từ nam 1908.nhưng phải đến nam 1928 những tác phẩm này mới được coi như “tác phẩm phóngtúc” và năm 1971 những quyền của tác gia được xây đựng trong điều 14 bis mới tách
ra gom "quyền sao in” và “quyền trình diễn” đối với việc khai thác phim Quá trìnhphát triển lầu đài này là do khó khan không chỉ ở chỗ tách biệt quyên sao in vàquyền trình diễn trong việc khai thác các phim, mà nhất là ở chỗ điều hoa lợi ích của
các nhà sản xuất phim với việc bao hộ tác gia' Điều 14 bis.2a đề cập đến vấn đề luậtpháp quốc gia nơi sự bảo hộ được áp dung có thẩm quyền qui định ai là người đượchuong quyền tác gid đối với các tác phẩm điện ảnh Vậy có 2 giải pháp đặt ra chocác quốc gia thuộc Liên hiệp bảo hộ quyền tác gia các tác phẩm văn học nghệ thuật:
Cải pháp thứ nhất: trực tiếp thừa nhận tư cách tác giả đối với nhà sản xuất theo
nguyên nghĩa (Ví dụ: luật của Mỹ).
Gial pháp thứ hai: thừa nhận cho nha sản xuất được hưởng nguyên tac “suy
dodn chuyển nhượng quyền tác gia” (sẽ được trình bày trong Chương II luận văn,thuộc phan luật CH Pháp), nhưng kèm theo những giới hạn nhất định”:
- GIới hạn phạm vi áp dung:
Khi nguyên tắc suy đoán áp dụng cho những “quyền sao in” và
“quyền trình diễn” được thừa nhận đối với “các tác giả đã góp phần
thực hiện tác phẩm điện ảnh” (điều 14bis 2b), Công ước đã mở ranhững ngoại lê: một vai tác giả không thuộc đối tượng của nguyên tắcsuy đoán chuyển nhượng quyền “trừ trường hợp luật pháp quốc gia có
qui định khác đi” như “các tac giả của kịch bản, lời thoại và âm nhạc
dd được sáng tác cho việc thực hiện tác phẩm điện ảnh” và ngay cả đối
với “người đạo diễn chính ” (điều 14bis 3)
Vậy các tác gia theo nguyên tắc suy đoán phải chuyển nhượng
quyền tác gia sẽ là “những người dich phim, người dàn cảnh, người
SAL và HE] ueas, Sdd, tr 915, $1107.
SA, và ĐỊ-TE.ucas, Sd tr 916, $1108 1109.
Trang 14súng tác phục trang, nguot sang tac dao cụ, Hgười quay phim, vv" ` và
với điều kiên họ được luật pháp quốc gia nơi su bao hộ được áp dungthừa nhận tư cách tác gia
- Giới hạn về hình thức và noi dung:
Về hình thức, các tác gia kể trên cam kết không chi tham gia
đóng góp thực hiện phim mà đóng góp ca những quyền đốt với bộ phimnày (bởi vì những quyền đó được suy đoán là chỉ dành cho nhà sản xuất
bang chính thoa thuận thực hiện phim này) Việc cam kết thực hiệnphim này chỉ có thể chứng minh được sự chuyển giao quyền tác giatrong các nước có bảo lưu quyển này *, với điều kiện đáp ứng được
những yêu cầu về hình thức của ca luật pháp nưóc mà nhà san xuất cótrụ sở chính và luật pháp quốc gia nơi sự bao hộ được áp dung Vấn đề
cần xem xét là hình thức yêu cầu “có phải hay không phải hợp đồng
viết hoặc một thod thuận tương ne’ `
Về nội dung, Công ước đã hạn chế nội dung chuyển nhượng
trong trường hop không vượt qua được điều kiện “?r phi có một quyđịnh ngược lại hay đặc biệt nào khác ” (điều 14 bis.2.b)
Quyền bán đổi bản gốc tác phẩm: Vào năm 1948, lần đầu tiên xuất hiện
“quyền bán đổi bản géc tác phẩm” trong văn bản của Công ước Berne và hiện nay
được qui định tại điều 14 ter Theo văn bản, quyền này không chỉ dành cho “những
bản gốc tác phẩm nghệ thuật”, như luật của CH Pháp qui định, mà dành cho cả
"những bản gốc viết tay của các nhà văn và nhà soạn nhạc” và được áp dụng đối với
“mọi hoạt động bán đổi bản gốc tác phẩm sau khi tác giả đã chuyển nhượng lần đầu”
(bán đổi thân tình hay bán đối ra công chúng)
"A.Prangon, préc, note 5, n.77 in fine,
“Theo phan tích bao lưu này vẻ vấn dé sung dot pháp luật n° 1082.
V.A,Praneon, préc, Note 5, n.77,
"Ava dd Lucas, Sdd, tr 917, §1110, LETT.
Trang 15Quyên tinh than: được ghi nhàn trong điều 6 bis cua Cong ước Berne
năm 1928 ° và thuật ngữ này được sử dụng trong luật của Pháp
Cong ước chính thức chỉ thừa nhận quyền tinh thần với hai not dung: Thứ nhất
là quyền “dược doi thừa nhận mình là tác gid của tác phẩm ” (hay “quyền đứng tên
thái, bit danh tác phẩm”) Đó là quyền mà Công ước yêu cầu sự tôn trong, nhất làtrong những trường hợp tác gia không được hưởng quyền tài san hoặc chi được nhậnkhoan thù lao tương xứng (thể hiện ở các điều 10.3, điều 10bis.L và điều [V.3 củaphan Phụ lục Công ước Berne áp dung cho các nước đang phát triển) Nội dung thứ
hai của quyền tinh thần, theo Công ước đó là quyển “phản đối bất kỳ sự vuyên tac,
cát xén, hay sửa đổi hoặc những vi phạm khác đối với tác phẩm, có thể làm phương
hại den danh chứ hay tiếng tăm của tác giả”; nội dung này hẹp hon so với luật của
Pháp bơi vì “quyền tôn trọng tác phẩm” (“quyền bảo vệ sự toàn ven tác phẩm”) trongluật của Pháp chỉ được tính đến khi nó ảnh hưởng đến danh dự hay tiếng tăm của tác
Ola.
Ngoài quy định chung về thời han, Công ước Berne năm 1971 còn mở rộngthem một quy định đặc biệt về tính độc lập của quyền tinh thần “đóc lập với quyéntài sản và sau khí quyền này dã được chuyển nhượng” (điều 6bis L)
° Sau Công ước Berne 1886, từ năm 1928, trên thế giới đã có sáng kiếncủa nhiều nước đưa ra về việc muốn xác lập một Công ước mang tính toàn cầu đểthông nhất những mối quan hệ quốc tế về quyền tác giả Họ đưa ra sáng kiến này
khong nham mục đích thiết lập một Công ước mới đi ngược lại Công ước Berne ma
cơ bạn muốn có một hệ thống bản quyền thích hợp với tất cả các quốc gia có nền vănmình văn hoá, pháp luật và thực tiễn quản lý văn hoá, kinh tế, thương mại khác
nhau Ngày 6/9/1952, Công ước này được ký kết tại Genéve, Thụy Sĩ với tên gọi
“Cong ước Bản quyền toàn cau” Những nguyên tắc và nội dung chủ yếu của Côngước Ban quyền toàn cầu øồm: nguyên tác đãi ngộ công dân, phạm vi bao hộ, điều
Kiện bao hộ và thời han bao hộ Mỗi quốc gia thành viên của Công ước phải cam kết
"VS Ricketson, préc note 4, p 455 & s
Trang 16bảo dam vẻ việc bao hộ “day cit và liệu qua” đối với tác phẩm của cúc tác gia các
quốc gta thành viên khác
Công ước Berne 1886 và Công ước Ban quyền toàn cau là hai công ước quốc
tẻ quan trọng nhất về quyền tác gia Ngoài hai công ước trên còn có một sở công ướcquốc tế khác về từng khía cạnh liên quan đến quyền tác gia như Cong ước Rome
196! bao hộ người biểu diễn, người ghi âm, tổ chức phát sóng; Công ước Brussels
1974 vẻ việc phổ biến các tín hiệu mang chương trình được truyền qua vệ tinh; Thoa
thuận vé những khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tué 1994(thường được gọi tat là hiệp định TRIPS hoặc thoả ước TRIPS), v.v
e Tai Pháp, hai đạo luật đầu tiên đã được thông qua để đáp ứng những công
nghệ truyền thong mới và những hệ thống sao in mới như máy photocopy, máy ghi
hình từ tính (magnétoscope), máy tính, v.v Đó là Đạo luật số 57-298 ngày
11/3/1957 về “sở hữu văn học nghệ thuật” và Đạo luật sửa đổi số 85-660 ngày
3/7/1985 liên quan đến các quyền của tác gia, các quyền của người biểu diễn, nhàsản xuất bang đĩa và của những công ty truyền thông nghe nhìn Hai đạo luật này đãđược pháp điển hoá cùng với những văn bản khác về sở hữu trí tuệ trong Bộ luật Sởhữu trí tuệ (BLSHTT) thông qua ngày 1/7/1992
e Tại Việt Nam, vấn dé quyền tác giả được đặt ra trong các văn bản phápluật Việt Nam cham hơn so với sự phát triển của các quan hệ pháp luật dân sự khác
và rất chậm so với sự hình thành và phát triển của nhà nước pháp quyền Từ lâu, bao
hộ quyền tác gia được xem là hành vi văn hóa hơn là khía cạnh kinh tế Chúng ta
chưa có khái niệm rõ ràng về “tài sản trí tuệ”, cho nên vấn đề hội nhập với các quốcgia trong khu vực và trên thế giới bằng “tài sản trí tuệ” của dân tộc chưa được pháthuy Trong khoảng thời gian từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời ngày2/9/1945 cho đến năm 1975, pháp luật về quyền tác gia chủ yếu dựa trên tinh than
của các nguyên tắc cơ bản trong Hiến pháp Suốt một thời gian dài từ năm 1975 đến
nam 1986, sau khi đất nước thống nhất, vấn dé về quyền tác giá hầu như bi langquên, chủ yêu chỉ giới hạn trong chế độ nhuận bút: người sáng tạo các tác phẩm van
hoa, nghệ thuật, khoa học không rõ những quyền lợi mình được hưởng; các tố chức,
Trang 17cad nhàn sử dung tác phầm một cách tuỳ tiện chưa có sự ton trọng nhất dinh doi với
eta trị vat chat và tinh than của người sáng tạo
Bước phát triển khá quan trọng của pháp luật Việt Nam về quyền tác gia là sự
ra doi của Nehi định 142/ HDBT ngày 14/11/1986 của Hội đồng Bộ trưởng về quyềntác gia Day là van bản pháp quy đầu tiên dé cập đến việc bao hộ quyền lợi chínhdang về mat tinh thần và vật chất cho những người sáng tạo ra tác phẩm, công trình
văn hoá, nghệ thuật, khoa học Vì dé cập đến một lĩnh vực khá mới nên nội dung qui
định và phạm vi điều chính của văn ban này còn han hẹp, không có sự xác định rõrang hai quyền năng co ban của quyền tác gia là quyền tài sản và quyền nhân thân
Hiến pháp 1992 do Quốc hội ban hành là van bản quy phạm pháp luật có hiệulực pháp lý cao nhất, lần đầu tiên những quyền nang cơ ban của công dân được quy
định day đủ, trong đó có điều 60 Hiến pháp 1992 qui định “công dân có quyền
nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp
ly hoá san xudt, phê bình văn hoá, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoákhúc Nhà nước bao hộ quyền tác giả, quyền sở hitu công nghiệp ” Thể chế hoá quy
định của Hiến pháp 1992, một số luật và văn bản dưới luật về quyền tác giả đã rađời; đáng chú ý nhất là Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả được Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội thông qua ngày 2/12/1994 Đó là một văn bản quy phạm pháp luật có giá
trị thực tiễn cao, đã bảo hộ quyền tác giả góp phần thúc đẩy việc sáng tạo ra các tácphẩm văn hoá, nghệ thuật, khoa học, phát triển văn hoá dân tộc hiện đại, mở rộng sự
hợp tác va giao lưu văn hoá với các nước Từ khi có hiệu lực, Pháp lệnh này phần nào
hạn chế được sự vị phạm quyền tác giả thông qua thực tiễn xét xử
Sau đó, đo đòi hỏi tình hình trong nước và quốc tế cần phải có văn bản có giá
trị pháp lý cao hơn để việc bảo hộ quyền tác giả trong nước đạt kết quả tốt hơn, đồngthời làm cơ sở để nước ta có thể tham gia các công ước quốc tế về quyền tác giả,
Pháp lệnh bao hộ quyền tác giả được thay thế và nang lên thành một chương trong
Bo luật Dan sự (chương I phần VI về quyền tác giả với các điều từ 745 đến 779 và
điệu S836 phan VIT về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài), với quan điểm coi các
quyen cửa tác gia là một trong những quyền dan sự có liên quan tới lợi ích vật chất
và lợi ích tinh thần của tác gia
Trang 18Tuy nhiên, Bộ luật Dan su (BLDS) chi dé cập đến quyền tac gia đưới góc độ làquyền dan sự được nhà nước bao hộ: còn mot số vấn đề liên quan như thu tục dang
Ký bao hộ quyền tác gia, xử lý vi phạm được cụ thể hoá trong Nghị định 76/ CP
(29/11/1996) của Chính phủ hướng da
trong Bộ luật Dan sự, Thông tư 27/2001/TT-BVHTT (10/05/2001) hướng dan thihành Nghị định 76/CP, Nghị định 31/CP (26/06/2001) về xử phạt vị phạm trong lĩnhvực văn hoá thong tin, Nghị định 61/CP (1 1/06/2002) về chế độ nhuận bút
n thi hành một số qui định về quyền tác gia
Trong quan hệ quốc tế, Việt Nam đã ký kết hai hiệp định song phương về vấn
de này với hai nước là Hoa Kỳ và Thuy Sy Mới đây, Chủ tịch nước vừa ký Quyết
định số 332/2004/ QD-CTN về việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne bao hộ tác
phảm văn học và nghệ thuật Khi đã gia nhập, Việt Nam phải bảo hộ quyền tác giả
cho tác gia và chu sở hữu của các quốc gia thành viên Công ước (hiện tại đã có 155quốc gia), đồng thời các quốc gia ấy cũng có nghĩa vụ bao hộ bản quyền cho các tácgia và chủ sở hữu tác phẩm của Việt Nam
1.2- Khái niệm và đặc điểm của quyền tác giả
1.2.1- Khái niệm quyền tác gia
Mục dich của quyền tác gia là đảm bảo trả thù lao cho các tác gia, cho phép
họ làm chủ và kiểm soát các tác phẩm của mình, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động sáng tạo các giá trị tinh thần.
Trên thế giới, ton tại hai hệ thống lớn về quyền tác giả: hệ thống Ang-gl6
Sắc-Aong về bán quyền và hệ thống về quyền tác giả Hệ thống về quyền tác giả đã dành
cho quyền nhân thân một ưu thé hơn hệ thống Ăng-glô Sác-xông về bản quyén'.Chúng ta có thể thấy do sự chỉ phối của những khía cạnh văn hoá, lịch sử và nhữngđặc điểm đặc thù của mỗi nước mà quan niệm về quyền tác giả của mỗi nước làkhong giống nhau nhưng đều chịu ảnh hưởng hoặc của hệ thống về quyền tác giahoặc của hệ thống bản quyền Cụ thể như Việt Nam là một nước không có truyền
thong về quyền tác gia như những nước khác: mọi quy định trong lĩnh vực này ở một
ĐC Cưon, Lani đụng quyền tácgia, Paris, NXH Litec, 1998,
Trang 19chừng mực nhất định chịu ảnh hưởng của luật nước ngoài Bên cạnh đó, nước Pháp là
NƯỚC c6 quan niệm nhân văn về quyền tác gia nên quyền nhân thân đóng vai trò ưu
thẻ.
Quyền tác gia - một bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ - có đôi tượng là mộtloại tài san đặc biệt, là những sản phâm trí tuệ, thành qua của lao động trí óc đượcđục tính hoá dưới dạng vật chất và loại sản phẩm này có đặc tính chung là trừu tượng
và vỏ hình Không giống đối tượng của quyền sở hữu tài sản hữu hình, nên việc thựchiện quyền sở hữu loại tài sản này luôn gap phải những khó khan và phức tạp boi khanang lan truyền nhanh chóng và rộng kháp của chúng qua các phương tiện thông tin
ngày càng hiện đại.
Xuất phát từ những góc độ khác nhau, khái niệm quyền tác giả có thể được
hiệu theo nhiều nghĩa khác nhau:
- Trước hết, việc tác giả sáng tao tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học đãlàm xuất biện quyền tác giả đối với tác phẩm của mình Ở phương diện này, khái
niệm quyền tác giả được dùng dé chỉ tong hợp các quyền của tác gid gồm các quyền
lar sản và quyền nhàn than
Quyền tai sadn là quyền của tác giả cho phép người khác khai thác tác
phẩm của mình và hưởng lợi ích vật chất từ việc khai thác đó
Quyên nhân than là quyền của tác giả thực hiện để giữ mối quan hệ cá
nhân giữa bản thân tác giả và tác phẩm
Khái niệm quyền tác giả không trực tiếp được đưa vào trong các quy
định của Bộ luật Dân sự Việt Nam về quyền tác giả, nhưng có thể hiểu khái
niệm này một cách gián tiếp vì theo điều 750 BLDS thì “Quyển tác giá bao
gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm do minh
xứng tạo `.
Do vậy về mat lý luận, có thể đưa ra khái niệm về quyền tác giá như
sau: Quyên tác gia là các quyền tai san và quyền nhân thân của tác giá, VỚI
Trang 20ne cách là ngHời sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phan tác pham văn hoá nghệ
thuật, Khoa học.
Theo thông lệ và tập quán quốc tế thì quyền tài sun của tác gia được
thực hiện thông qua việc cho phép người khác sử dụng tác phẩm của mình đã
được bao hộ bang luật quyền tác gia Nhiều luật quyền tác gia trên thế giới.trong đó có nước Pháp đều ghi nhận rang tác gia có quyền cho phép hoặcngăn cảm người khác thực hiện các công việc cụ thể liên quan tới tác phẩmnhư sao in tác phẩm, trình diễn tác phẩm trước công chúng, phát thanh hoặc
truyền tai tới công chúng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng khác,
dịch tác phẩm, chuyển thể tác phẩm, v.v
Cũng theo thông lệ và tập quán quốc tế, guyển nhân thân trong quyền
tác gia duoc sử dụng với tên gọi là quyển tinh than Các quyền tinh thần dànhcho tác gia gồm: quyền duoc đòi hỏi xác định chặt chẽ mối quan hệ giữa tác
giả với tác phẩm, quyền được phản đối bất kỳ sự sửa đổi hoặc bóp méo, xuyêntạc tác phẩm và quyền lên án, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật liênquan đến tác phẩm, làm phương hại đến thanh danh, tiếng tăm của tác giả
Các quyền nhân thân được xem là độc lập với quyền tài sản và nói chung vẫnđược dành cho tác giả, kể cả sau khi tác giả đã chuyển giao quyền tài sản củaminh cho tổ chức, cá nhân khác Thậm chí khi tác phẩm thuộc sở hữu của mộtngười khác (ví dụ: nhà sản xuất phim, nhà xuất bản, v.v.) thì cũng chỉ riêng cá
nhân người sáng tạo được hưởng quyền nhân thân đối với tác phẩm đó mà thôi
trừ một số trường hợp đặc biệt theo qui định pháp luật một số quốc gia
+ Ngoài ra, khái niệm quyền tác giả còn được hiểu theo nghĩa khách quan làmột chế định pháp luật Theo đó, quyền tác gid là tổng thể các qui phạm pháp luật
xác nhận và báo hộ các quyển nhân thân quyên tài sản của tác gid, chủ sở hữu tácpham văn hoá, nghệ thuật, khoa học; qui định trình tự thực hiện và bdo vệ các quyền
đó khi có hành yi xâm phạm Hiểu theo phương diện này thì quyền tác giả không chỉ
bó hẹp trong phạm vi quyền năng của tác gia sáng tạo tác phẩm mà còn mở rộng các
van de Khác như: đối tượng quyền tác gia, giới hạn quyền tác gia, thừa kế quyền tác
aia hợp đồng sử dụng tác phầm
Trang 21Tóm Jai, điểm cốt yếu của luật quyền tác gia là tạo ra sự Un tưởng can có cholac gia, chu sở hữu tác phẩm, người sử dụng tác phẩm và những người có liên quan
khác khi chúng được đem ra sử dụng rộng rai trong công chúng
1.2.2- Những đặc điểm của quyền tác gia
1.2.2 1- Đúc tính vô hình của đối tương quyền tác gia:
Quyền tác gia là một bộ phan của quyền sở hữu trí tuệ, có đối tượng phân biệt
với đối tượng của quyền sở hữu tài sản hữu hình Quyền sở hữu trí tuệ bảo hộ sự sáng
lao từ trí óc con người, từ trí tuệ con người Với sở hữu tài sản, thông thường người
ta hiệu theo nghĩa truyền thống là sở hữu tài sản vật chất, tài sản hữu hình - là nhữngtài sản mà con người có thể chiếm giữ, sờ, nam được Với sở hữu tri tuệ, đối tượng so
hữu là tài san vô hình, tài sản trí tuệ, là kết qua của hoạt động tư duy sáng tạo của
con người, con người không thể nam bat được chúng một cách cụ thể
Tir sự khác biệt lớn nhất trên đã đưa đến sự phân biệt rất quan trọng khác về
not dung chiếm hữu đối tượng sở hữu Trong sở hitu tai san hữu hình, với tính chất
hữu hình của tài sản, quyền chiếm hữu có một vị trí quan trọng đặc biệt bởi nó thể
hiện trong thực tế ai là người có quyền chiếm giữ, quản lý tài sản, người đó có phải
là chủ sở hữu của tài sản đó hay không Nếu họ không phải là chủ sở hữu của tài sản
thì việc chiếm hữu đó có được chủ sở hữu chuyển giao hay theo căn cứ hợp phápkhác không; từ đó cần áp dụng biện pháp øì để bảo vệ quyền sở hữu, bảo vệ quyền
chiếm hữu hợp pháp Con trong sở hữu tài sản trí tué, chính đặc tính vô hình của cácđôi tượng sở hữu trí tuệ làm cho chúng sau khi được bộc lộ công khai có thể lan
truyền vô giới hạn tới mức không thể kiểm soát được, nên nội dung quyền chiếm hữukhong có ý nghia đốt với hầu hết các sản phẩm trí tuệ
/.2.2.2- Quyền cho phép su dung đối tương vì mục đích thương mai:
Sản phẩm của mình được công bố, phổ biến, sử dụng là mong muốn hết sức
chính dang của những người hoạt động sáng tao trí tuệ Vì vậy, nội dung quan trongnhất của quyền sở hữu trí tuệ là quyền cho phép sử dụng đối tượng Khác với quyền
sở hữu tài sạn, khát mềm quyén cho phép sử dụng đổi tưởng sơ hữu trí tệ luôn được
Trang 22sản liền với mục dich thương mại của người sit dụng Do đó, nếu một người thứ ba sử
dụng đối tượng sở hữu trí tuệ mà không được phép cua chủ sở hữu thì bị coi là vi
phạm quyền của chủ sở hữu, nhưng nếu việc sử dụng không nhằm mục đích thươngmai (không nhằm kiếm lời, thu lợi nhuận) hoặc không nhằm phương hại đến hoạtdong thương mại của chủ sở hữu thì sẽ không bị coi là xâm phạm'
/.2.2.3- Doi Hương quyền tac gia được định hình dưới một dang vat chất nhất dinh:
Xã hội thường tiếp cận với các sản phẩm sáng tạo trí tuệ, đối tượng quyền tácgia, thông qua các dang cu thể của chúng, tức là khi chúng đã được vật chất hoá hoặc
được thể hiện trên vật mang cụ thể” Luật quyền tác giả bảo hộ hình thức thể hiện ýlitong của tác gia, bảo hộ sự sáng tạo trong việc phát hiện, lựa chọn va sắp xếp các từngữ, các nốt nhạc, màu sac, hình dáng, v.v nhằm can trở những người sao chép nó,
lay và sử dụng chính hình thức tác phẩm gốc đã được tác giả thể hiện Như vậykhong chỉ tác phẩm gốc ban đầu được bảo hộ quyền tác giả mà tác phẩm dịch, phóngtác, cai biên, chuyển thể cũng được công nhận bảo hộ Ngoài ra, hoạt động biểu diễntác phẩm trước công chúng của người biểu diễn, hoạt động chuyển tải tác phẩm, củacác tổ chức sản xuất băng đĩa âm thanh, băng đĩa hình cũng được coi là đối tượng
bao hộ của quyền kề cận (hay quyền liên quan) với quyền tác giả
!.2.2.4- Quyền tác gid là môt trong nhitne quyền cơ bản của Con H©ười:
Quyền tác giả giữ một vi trí với nghĩa là guyén cơ bản của con người trongTuyên bố toàn cầu về Quyền con người được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông quanam 1948 Chính Điều 27 của Tuyên bố đã nêu lên quyền này:
1 Mọi người có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hoá cộngdong, hưởng thụ những nghệ thuật và góp phần vào tiến bộ khoa học
Vien nghiền cứu Khoa học pháp lý - Bộ tư pháp Bình luận khoa học một số vấn dé cơ ban của Bộ luật Dân sự, NAB Chính trì quốc gia H- 1997, tr 36.
Vien nghiện cứu Khoa học pháp lý, Sdd, tr 314.
Trang 233 Moi người có quyển được bdo hộ những lợi ích tinh than va vatchat từ mọi vấn phẩm khoa học, văn học hay nghệ thuật ma minh là tác
giá
[.3- Các nguyên tac bao hộ quyền tác gia:
1.3.1- Bao hộ hình thức, không bao hộ nội dung, ý tưởng, chủ dé
Nguyên tac này khẳng định những ý tưởng là những suy tưởng tu do Nhiều án
lẻ của Pháp đã chỉ ra rằng việc xác định một tác phẩm có vi phạm bản quyền haykhong, phải can cứ vào yếu tố mang tính nguyên gốc của tác phẩm chứ không chỉdựa vào chủ đề tác phẩm Trong vụ việc đánh giá sự vi phạm quyền tác giả của hai
bo phim thực hiện cùng một chủ đề, để xét xem bộ phim “Cái giá của sự nguy hiểm”
có vi phạm quyền tác giả đối với phim “Người đàn ông đang chạy” hay không, Toàphá án đưa ra hướng dẫn xét xử là chính chủ dé của phim không được bảo hộ, nhưng
cản phái đánh giá xem liệu hình thức trò chơi truyền hình của bộ phim này có mang
tính nguyên gốc không hay là sự bắt chước dập khuôn phim kia” Nguyên tắc này
cũng được thể hiện trong điều 754 BLDS Việt Nam khi quy định về thời điểm phátsinh quyen tac gia: "Quyên tác gia phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tao
dưới hình thức vật chất nhất định”, không phân biệt tác phẩm đã công bố hoặc chưacông bố, đã dang ký bảo hộ hoặc chưa dang ky bao hộ Như vậy chính điều này cũng
nói lên là chỉ dưới hình thức thể hiện nhất định thì tác phẩm mới được bảo hộ quyền
tác gia
Cũng vậy, mọi sự gợi nhớ, liên tưởng hay những ý tưởng như ý tưởng về áp
dụng một phan mềm quản lý cho phòng khám hay ý tưởng của một công trình lịch sử
vẻ những chiếc đùi đục bang bạc, về những đồng hồ quả lắc, v.v (khác với hình thức
thể hiện của những tác phẩm này: sự lựa chọn, sắp xếp những bức ảnh) không thuộc
phạm vi bao hộ quyền tác gia
Ngoài ra, luật quyền tác gia chi bao hộ những sáng tạo có đối tượng xác định,
mà khong phải là “thể loạt” hay sự phong phú những ý niệm về hình thức, bởi vì
° Ban an dan sự TL 25/5/1992, số 90-19.460 P Boisset
Trang 24chung chi là những ý niệm vẻ hình thức mà không phải là những hình thức cụ thể.Như vay, “khong được đòi quyền tác gia về thể loại búp bé, nhưng một người đượcđòi quyền về một kiểu mẫu đặc thù, đặc trưng bởi nét mặt, màu sac, v.v Mọi đặcchiêm này néu lên sự cố gắng sáng tạo của tác gid, bằng việc lựa chọn màu sac, kiểuding họ đã tạo nên một kiểu mẫu mang dấu ấn cá nhân tác giả Do vậy kiểu mẫunày có thế được bảo hộ ( ) '.
1.3.2- Bao hộ hình thức “nguyên gốc” của tác phẩm
Khái niệm cổ điển nhất về tính nguyên gốc liên hệ tới nhân cách của tác giả
Au hướng dương thời thừa nhận tính nguyên gốc này ngay khi chứng to được sựdong gop i tué riêng của cá nhân
Theo quan niệm truyền thống về quyền tác giả của Pháp, tính nguyên gốc của
túc phẩm xuất phát từ đấu ấn cá nhân của tác giả thể hiện trong tác phẩm Việc áp
dụng tiêu chí này trong thực tế không đặt ra vấn đề gì đặc biệt “Một bức chụp hình
là một tác phẩm được bảo hộ ngay khi tác phẩm đó là nguyên gốc, phản ánh nhân
cach của tác gia, như trường hợp một bức ảnh chụp về chân dung cuộc sống đã toátlên được mot khuôn mat điển hình, thê hiện chủ dé băng tinh chất của sự tương phan
giữa màu sac và hình khối, v.v.””
Tiêu chí về sự đóng góp tri tuệ riêng của tác giả nói chung ngay càng được
chap nhận Với ý nghĩa đó, những sự biên soạn giản đơn không có tư cách được bao
hộ Chúng chỉ là kết quả của công việc tập hợp đơn thuần những tác phẩm nên cáchthể hiện hình thức phần lớn cũng mất đi sự đóng góp trí tuệ riêng Ví như danh sách
những nghệ sĩ chơi các nhạc cụ hay một bản danh mục thường niên, là kết quả của việc tập hợp đơn giản những chỉ dẫn dữ liệu do người khác cung cấp, chứ không phải
ở tầm quan trong của những cố gang hết sức để soạn tác phẩm đó, cố gang để thu
thập những yêu tố và đưa ra tổng hợp mới `
Paris 6/1/1991, Gaz Pal 27/1995 số 27-28 tr 19.
Toà thẩm quyền rong Paris, 22/3/1989, Gaz Pal 14/2/1993, số 45-47, tr 19.
“Navter binant de Bellefonds, Quyền tác gia và quyền kẻ can, NXB Dalloz 2002 §132, tr 44.
Trang 25pham có thể là “nguyén gốc” nhưng không có tính mới, ví như hai bức vẽ cùng một
canh vật nhưng mang phong cách sáng tác riêng của hai hoa sỹ Còn một “sang chế”
thuộc đổi tượng sở hữu công nghiệp phải có "tính mới”, mới so với trình độ kỹ thuật
trên thế giới, dong thời phải có “tính sáng tạo”, nghĩa là giải pháp đó không nay sinh
một cách hiển nhiên trong lĩnh vực kỹ thuật tương tự' Cũng vậy, như đánh giá tínhchất mới của những giải pháp trong một phần mềm không đủ để chỉ ra nỗ lực cánhân của tác gia vượt ra ngoài việc thực hiện đơn thuần một logic tự động và batbuộc, mà cần đưa ra bằng chứng về hình thức thể hiện riêng của tác phẩm
Từ các tiêu chí trên, xét thấy cần phân biệt sự khác nhau giữa các thuật ngữ
“ban sốc” và "tác phẩm gốc” được quy định trong luật quyền tác giả Việt Nam Day
là vấn dé quan trọng, có tính nguyên tắc của quyền tác giả Trong BLDS Việt Nam,tại khoản 2 điều 747 quy định tác phẩm được bao hộ phải là ban gốc Theo quy định
giai thích tại mục | (2) của Thong tư số 27 thì: “Bản gốc là bản đâu tiên của tacphim do tác gia sáng tạo ra” Nhu vậy từ “bản gốc” dùng trong BLDS là chưa chính
xác, cần được sửa đổi cho phù hợp, nghĩa là sửa thành “Tác phẩm được bảo hộ phải
là tác phẩm nguyên gốc ” “Tác phẩm nguyên gốc” này không lẫn với tác phẩm củacác tác gia khác do nó thể hiện tư cách cá nhân của tác giả, là đối tượng bao hộ
quyền tác giả; còn “bản gốc” là bản định hình vật chất đầu tiên của tác phẩm, là vật
mang tác phẩm, là đối tượng quyền sở hữu tài sản hữu hình
Tóm lại khái niệm “tác phẩm nguyên gốc” được hiểu là tác phẩm có nguồnsốc xuất phát từ trí tuệ hoac sáng tạo của tác giả, không phải là sự sao chép từ tác
phẩm khác Để được bảo hộ, tác phẩm đó phải là “tác phẩm nguyên gốc”
“Trường đại học Luật Ha Nội, Giáo trình Luật Dan sự Việt Nam, 2003, tr 256, 257
° Paris 5/4/1993, Gaz Pal 1/1/1993 số 365-L, tr 12, 19,
Trang 26I.4- Các tác phâm có nhiều tác giả tham gia sáng tác.
Cúc tác phâm van học, nghệ thuật, khoa học là kết qua của hoạt động lao động
sáng tao trí tuệ của tác gia thong qua một hình thức vật chất nhất định, được bao hộ
theo luật quyền tác gia không phân biệt hình thức, ngôn ngữ thể hiện và chất lượngcủa tác phẩm
Sáng tạo tập thể ngày nay chiếm một vị trí quan trọng đáng kế Trong BLDS
Việt Nam, đây là loại tác phẩm do những đồng tác gia cùng trực tiếp sáng tạo một
tác pham van học, nghệ thuật hay khoa hoc, cùng dịch một tác phẩm từ ngôn ngữ
này sang ngôn ngữ khác; cùng phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giảihoae tuyển chọn Trong tác phẩm đó, các đồng tác giả là chủ sở hữu chung đối vớitác phẩm, công trình đã biên soạn (trừ trường hợp tác giả sáng tạo theo nhiệm vụ
được giao hoặc theo hợp đồng) Trường hợp tác phẩm đó gồm các phần riêng biệt cóthẻ tách ra để sử dụng độc lập, thì mỗi người là tác giả về phần do mình sáng tạo ra,đồng thời là đồng tác giả đối với toàn bộ tác phẩm
BSHTT của Pháp phân loại tác phẩm có nhiều tác giả tham gia sáng tác thành
ba dang: "tác phẩm tập thể”, “tác phẩm hợp tac” và “tac phẩm tổng hợp”.
1.4.1- Tác phẩm tap thể:
Tác phẩm tập thể được định nghĩa trong điều L.113-2 đoạn 3 của BLSHTT
“Tac phẩm tap thể được sáng tác dựa trên sáng kiến của một thể nhân hoặc pháp
nhan, người này xuất bản, công bố và phổ biến tác phẩm đó dưới tên minh và sựđóng góp cá nhân của tác giả khác nhau vào việc biên soạn là một phần không tách
rời của toàn bộ tác phẩm, không thể trao cho mỗi người trong số họ một quyền
,
riéng doi với toàn bộ tác phẩm được thực hiện ”.
Day trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc chung trong luật quyền tác giả của
Pháp bởi vì nó cho phép một pháp nhân được hưởng trực tiếp những quyền tác giả
khong cần áp dụng nguyên tac suy đoán chuyển nhượng (kể ca quyền đứng tên minh
công 5ö tác phẩm) Quy đính đã xuất phát từ vai trò ưu thế của pháp nhân đối với
Trang 27công bộ dưới tên của họ Người này được công nhận những quyền tác giả” Như vậy
thể nhân hay pháp nhân được hưởng những quyền tác giả đối với tác phẩm mà khôngcần qua chuyển nhượng quyền từ tác giả Còn các tác giả tham gia sáng tác thì không
|
được coi là “đồng tác gia” của tác phẩm tập thể Tuy nhiên những người đóng gó
opcua minh với điều kiện không ảnh hưởng đến việc khai thác tác phẩm tap thé: điều
sáng tác vẫn có tư cách tác giả và hưởng những quyền riêng đối với phần đóng gg
L.121-8 đoạn | và 2 của BLSHTT đã quy định rõ ràng đốt với những người làm báo
Như vậy một tác phẩm có tính chất tập thể nếu đáp ứng những tiêu chuẩn sau ”:
+ Trong trường hợp những người đóng góp khác nhau vào việc soạn tác phẩm
đo một thể nhân hay pháp nhân khởi xướng thì phải không có mối quan hệ nào giữa
họ ảnh hưởng đến tính chất cuối cùng của tác phẩm
Z
+ Công việc sáng tạo của những thành viên đóng góp khác nhau do một thể
nhân hay pháp nhân phối hợp và chỉ đạo, cụ thể là qua trung gian của một hay nhiềungười dé xuất; những người nay can thiệp vào những khâu khác nhau của tiến trìnhsáng tạo để điều hành và hoạt động sáng tác của những các tác giả luôn bị kiểm soát
+ Những thành viên đóng góp cho sáng tạo tác phẩm không có vai trò sắp xếp
nên tổng thể toàn bộ tác phẩm mà đó là nhiệm vụ của thể nhân hay pháp nhân
| Chủ thích: Hien nay, thuật ngữ “tác phẩm tập thé” trong luật vẫn còn gây tranh luận trong giới các
chuven via Pháp do khat niệm dua va trong luật con chưa rổ nghĩa và ngược lại với quy định chung về trao ue
cách tác giá cho the nhàn và quan niềm về pháp nhân không có necach sáng tao (Sdd, tr 127)
> Navier Linant de Bellefonds, Sdd, tr 131.
Trang 28+ Cuối cùng, như vậy tác phẩm thực hiện được xuất ban, công bố và phô biếndưới tên của thể nhân hay pháp nhân này.
1.4.2- Tác phẩm hợp tác:
Điều L.113-2 đoạn | của BLSHTT Pháp định nghĩa tác phẩm hợp tác là “ác
pham sang tao do nhiều người cùng đóng góp công sức `
Định nghĩa này khá van tát, nên án lệ đã cụ thé hoá thêm nội dung nhằm để
phân biệt với tác phẩm tập thể Như vậy định nghĩa về “tác phẩm hợp tác” phải đápưng hai yêu cầu: đó là công việc sáng tạo tác phẩm phải do nhiều “đồng tác giả” thựchiện, mỗi người một phần việc đều bat nguồn từ cảm hứng sáng tạo chung và cùng
phối hợp với nhau trong suốt quá trình sáng tạo ' Ngoài việc được hưởng sự suyđoán theo điều L.113-1: “Tut cách tác giả thuộc về một hoặc những người mà tác
phẩm được công bố dưới tên họ”, các đồng tác giả bằng mọi cách phải chứng minh
việc hợp tác sáng tạo tác phẩm (việc trả thù lao không đủ để chứng minh hoạt độngsung tạo)” Khác với tác phẩm tập thể, những “đồng tác giả” của tác phẩm hợp táclàm việc cùng bình đẳng, ngay như nếu một trong số họ có vai trò vượt trội hơn
nhưng người khác Nhưng điều quan trọng là mỗi đồng tác giả có tự do nhất địnhtrong phần sáng tao của mình và không chịu kiểm soát thường trực của người thứ ba
Do đó, điều cốt yếu là những đồng tác giả có chung cảm hứng dẫn dắt họ phối hợpvới nhau sáng tạo, làm nên một tác phẩm hoàn chỉnh
Chế độ pháp lý của tác phẩm hợp tác : các “đồng tác giả” có guyền với toàn
bỏ tác phẩm (có quyền ngang nhau trong việc thực hiện những quyền nhân thân và
hưởng thù lao khi tác phẩm đó được sử dụng) nhưng cũng có quyền riêng với phần
dong gdp cá nhân họ Điều L.113-3 đoạn 1 và 2 của BLSHTT Pháp cần phải có 3
điều Kiện:
c€sx, cM E, 8/10/1993, Tap chi Légispresse, 1994, sẽ FLO TH, r 18.
=3 thăm quyền rong Parts, 21/ 1/1983, Gaz Pal 1984 |
“Nauvier Lanaat de Bellefonds, Sdd, tr 141,
Trang 29+ Những đóng góp phải thuộc về những thé loại khác nhau: ví dụ như trường
hop vo ba-lé “Le Tricorne” của Manuel de Falla có các đồng tác gia là người soạn
nhạc, nhà biên đạo múa.
+ Khong có thoa thuận khác
+ Việc khai thác phần đóng góp riêng không làm phương hại đến việc khaithác chung, đó là điều mà đồng tác giả phần sáng tạo đó phải chứng minh
1.4.3- Tác pham tổng hợp:
Theo điều L.113-2 đoạn 2 BLSHTT Pháp “Tác phẩm tổng hợp là một tácpham mới có sự hoà trộn của một tác phẩm sáng tạo trước đó mà không có sự hợplúc của tác gid tác phẩm nay”
Như vậy, tác phẩm tổng hợp được định nghĩa như là sự pha trộn của tác phẩm
cũ trong một tác phẩm mới, ví dụ như khi người ta đưa những bức chụp hình vào
trong một bộ sưu tập hay đưa một bản nhạc vào trong một tác phẩm truyền thông đạichúng Tuy nhiên án lệ đã mở rộng chế độ của tác phẩm tổng hợp ra đối với nhữngtac phẩm phát sinh - những tac phẩm được hình thành do lấy lại những yếu tố đặc
trưng của một tác phẩm trước và tái tạo lại chúng, đó là trường hợp của những tácphẩm dịch, tác phẩm chuyển thể, tuyển tập và những tác phẩm tóm tắt Ngày nay
loại tác phẩm này rất đa dạng
Chế độ pháp lý của tác phẩm tổng hợp được quy định ở điều L.113-4
BLSHTT: '2ác phẩm tổng hop là sở hữu của tác giả đã thực hiện nó, không thuộcquyền của tác giả tác phẩm gốc đã có” Có nghĩa là tác giả “tác phẩm gốc” khôngđược coi là đồng tác giả tác phẩm tổng hợp, rừ trường hợp đặc biệt của tác phẩmnghe nhìn (tu cách đồng tác giả được thừa nhận cho tác gia của tác phẩm hoặc kịchbản øốc được sử dụng cho tác phẩm nghe nhìn) Ví dụ một tác phẩm truyền thông dachiều thể hiện trong đó những tác phẩm gốc Tuy nhiên, tác giả “tác phẩm mới” cầnxin phép tác gia “tác phẩm gốc” để dưa vào sáng tao cla mình trừ trường hợp tác
phẩm sốc mà người ta muốn sử dụng không được bao hộ nữa Như vậy dù the nào thì
Trang 30túc pham mới cũng không thé gay anh hưởng (rối loạn) đến việc khai thác bình
thường tác phẩm gốc, đó là một giải pháp mang tinh logic’
1.5- Chủ thể quyền tac giả
1.5.1- Khái quát về tác giả, đồng tác giả, chủ sở hữu tác phẩm:
Quyền tác gia gan liền với mỗi chủ thể hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực vanhọc nghệ thuật và khoa học Chủ thể đó là một người hoặc một nhóm người cụ thể
Họ được gọi là tác giả hoặc đồng tác giả của tác phẩm Họ có thể đồng thời là chủ sởhữu nhưng cũng có thể không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm
Điều 745 BLDS Việt Nam quy định:
“ 1-Tac giả là người trực tiếp sáng tạo toàn bộ hoặc một phần tác phẩm
văn học, nghệ thuật, khoa học.
3- Những người sau đây cũng được công nhận là tác giả:
a) Người dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác làtác giả tác phẩm dịch đó;
b) Người phóng tác từ tác phẩm đã có, người cải biên, chuyển
thể tác phẩm từ loại hình này sang loại hình khác là tác giả của tác
phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể đó;
: c) Người biên soạn, chú giải, tuyển chọn tác phẩm của người
khác thành tác phẩm có tính sáng tạo là tác giả của tác phẩm biênsoạn, chú giải, tuyển chọn đó `”
Theo quy định này, có thể phân biệt hai loại tác giả: tác giả tác phẩm gốc vàtác gia (ác phẩm phái sinh (gồm tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biênsoạn, chú giải, tuyển chọn) Quyền tác giả tác phẩm phái sinh không làm ảnh hưởngđến quyền tác giả tác phẩm gốc
"Xavier | mang de Bellefonds, Sdd, tr 147,
Trang 31Nhu vay, tác gia là người trực tiếp tao ra tác phẩm Tác phẩm đó phải là thành
qua lao động sáng tao và tư duy độc lập, bat nguồn từ hệ thống những ý tưởng của
Lúc gia Sự sáng tạo thể hiện ở việc lựa chọn, sắp xếp các từ ngữ, nốt nhạc, mầu sac,hình dáng, v.v Tính sáng tạo đối với mỗi loại hình tác phẩm là khác nhau cho dù tácphẩm đó là tác phẩm phái sinh Tác giả tạo ra cho tác phẩm những nét riêng và tácphẩm được tạo ra không phụ thuộc vào độ tuổi, trình độ văn hoá, địa vị xã hội vàphương pháp tạo ra tác phẩm của chủ thể
Người làm những công việc chú giải, biên soạn, tuyển chọn tác phẩm hoặc sử
dụng chất liệu từ tác phẩm khác có tính sáng tạo cũng là tác giả Tuy nhiên; việc làm
trên không được làm sai lệch với tác phẩm gốc, không được ghi tên mình ngang hàngvới tác giả tác phẩm gốc
Dịch giả là người da tdi tao lại tác phẩm theo một ngôn ngữ khác với ngôn
ngữ của tác phẩm gốc; đó là điểm khác so với tác giả của tác phẩm phóng tác, cảibiên, chuyển thể vì những người này đã sáng tạo nguyên tác tác phẩm gốc thành mộtloại hình tác phẩm khác, một loại hình nghệ thuật khác Còn tác giả tác phẩm biên
soạn thực hiện việc lựa chọn, tập hợp, sáp xếp tác phẩm của người khác thành mộttác phẩm mới theo một chủ đề nhất định, có thể kết hợp với bình luận, đánh giá
Việc biên soạn thường được tiến hành song song với việc tuyển chọn tác phẩm Ở
đây, sự sáng tạo của tác giả tác phẩm tuyển chọn không chỉ dừng lại ở việc sưu tầm,
sắp xếp, tổng hợp tư liệu mà còn phải so sánh, đối chiếu giữa nhiều bản của cùngmột tác phẩm được tìm thấy (nếu có) cũng như phải lựa chọn, tìm kiếm những tác
phẩm tiêu biểu của một hoặc nhiều tác gia có thể kèm theo một yêu cầu nhất định (vídụ: Tuyển tập của Nhà xuất bản Hội nhà văn về Nguyễn Tuân, v.v.) Ngoài ra, trongmột số trường hợp, tác phẩm còn cần có sự chú giải Đó là việc tác giả của tác phẩmchú giải làm rõ nghĩa của một số từ, câu hoặc địa danh của một tác phẩm đã có,nhằm làm cho người tiếp cận hiểu và nắm được vấn đề một cách thấu đáo, toàn diện
hơn.
Luật quyền tác giả Cộng hoà Pháp dua ra những tiêu chí chung xác định 0cách tác gid theo nguyên tac suy đoán: người đó phải là thé nhân, đã sáng tao tác
Trang 32phẩm và đứng tên công bố tác phẩm: tư cách tác giả không thể chuyển nhượng bang
hợp dong
Bộ luật So hữu trí tuệ của Pháp không đưa ra định nghĩa về tác gia Tuy nhiêntinh than của các văn bản cũng như truyền thống nhân thân trong luật quyền tác giả
Pháp cho phép kháng định rằng người hưởng những quyền tác giả là người sáng tạo
ta tác phẩm, nghĩa là người đã đặt dấu ấn nhân cách của mình lên tác phẩm như nhà
vàn, nhà soạn nhạc, đạo diễn hay nhà biên kịch
Cũng vậy, tác giả chỉ có thể là thé nhân, ngoại trừ trường hợp đặc thù của “tácphẩm tập thể” Pháp nhân không bao giờ có những quyền tác giả theo nguyên nghĩa,
do là do pháp nhân không có “nhân cách sáng tạo riêng”.
Ngoài ra, nguyên tắc suy đoán về tư cách tác giả còn thể hiện tại điều L.1 13-1BLSHTT Pháp, quy định rằng “tư cách tác giả thuộc về một người, hoặc những người
mà tác phẩm được công bố dưới tên họ, trừ phi có bằng chứng ngược lại” Đây là sự
“suy đoán giản đơn”, thường sử dụng trong án lệ '; sự suy đoán này có thé bị chứng
minh ngược lại bằng mọi cách Do vậy, một quyết định của Toà án về việc cải chính
nhàn hiệu gia mạo dan trên một chiếc dia CD-Rom cũng đủ để lật ngược lại sự suy
đoán” Ví dụ, việc ghi tên tác giả trong dé mục giới thiệu danh sách những người
thực hiện tác phẩm nghe nhìn cho phép người này hưởng sự suy đoán mà không phảichứng minh mình tham gia soạn tác phẩm Ngược lại, nếu tên của một người xuất
hiện trong mục lục mà trước đó có đề “với sự trợ giúp của” hoặc nếu tư cách tác gia
của người đó được bổ xung quá muộn trong danh sách những người thực hiện bộphim, thì người đó sẽ không được hưởng tư cách tác giả Chính vì vậy, có thể rất hữuích khi đặt dau © (viết tat của chữ “Copyright”, nghĩa là “Ban quyền”), sau đó đề têntác gia và ngày công bố tác phẩm; điều này sẽ giúp thiết lập tư cách tác giả một cách
rõ ràng Tuy việc đề đấu này sẽ không là cơ sở của một thứ quyền nào nhưng chophép người đó được hưởng sự suy đoán về tư cách tác gia của tác phẩm'
Parts 25/10/1984 1) 19§7 Burst
Quyetdinh giám đọc thẩm vẻ Dan sub 23/3/1983 tr 226.
Xavier Linant de Bellefonds, Sdd, tr 140.
Trang 33Trong thực tế có rất nhiều trường hợp một tác phẩm không chỉ do một cá nhân
sáng tạo nên mà lại do từ hai người trở lên cùng sáng tạo Khi đó, họ được coi làđồng tác gia của tác phẩm Đây là thực tế thường gap trong các lĩnh vực sáng tác âm
nhạc, khi người nhạc sỹ có những rung động, xúc cảm từ một bài thơ, khổ thơ hoặcmot tứ thơ, ý thơ của một tác giả nào đó và khi tác phẩm ra đời, người ta thấy được
sự hoà quyện tâm tưởng của tác giả phần nhạc và tác giả phần lời Một số lĩnh vực
khác thường gặp sự đứng tên chung cùng sáng tác tác phẩm của nhiều tác giả làmphê bình, dịch thuật, nghiên cứu khoa học,v.v Có thể nói, ở những tác phẩm đồng
lac gia, hau hết có sự hoà đồng âm điệu, tình cảm, tư tưởng, nhận thức,v.v giữa các
đồng tác giả, tạo nên cảm hứng chung của họ khi sáng tạo tác phẩm Ghi nhận về
thực tế này, Điều 755 BLDS Việt Nam quy định: “Trong trường hợp nhiều ngườicùng sáng tạo tác phẩm, thì họ là đồng tác giả của tác phẩm đó Các đồng tác giả là
người chu sở hữu chung đối với tác phẩm và được hưởng các quyền của tác giả theoquy định ở Điều 751 của Bộ luật này; nếu tác phẩm được sáng tạo theo nhiệm vụ
được giao, theo hợp đồng thi các đồng tác gid được hưởng các quyền của tác giả
theo quy dinh tại điều 752 của Bộ luật này Trong trường hợp tác phẩm do các đồngtác gid sang tạo gồm các phần riêng biệt có thể tách ra để sử dụng độc lập, thì mỗi
người có quyền xử dụng riêng biệt phan của mình và được hưởng quyền tác giả đốivới phản đó, nêu các đồng tác gid không có thoa thuận khác ”
Quy định trên thừa nhận những người cùng sáng tác tác phẩm có tư cách đồng
tác giá đồng thời là chủ sở hữu đối với tác phẩm Những quan hệ giữa các đồng táceit Kế cá những quan hệ liên quan đến việc phân phối thù lao được xác định theo sự
thoa thuận của các đồng tác gia Ngoài ra họ còn có tu cách tác giá đối với phan sáng
Trang 34túc riêng biệt của minh, với điều kiện phần đóng góp đó có thé tách ra dé sử dụngđộc lập và các đồng tác gia không có thoả thuận khác Như vậy nếu tác phẩm được
sang tạo theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng thì các đồng tác gia không
phái là đồng sở hữu chủ của tác phẩm và chỉ được hưởng đúng những quyền tác giacủa loại chủ thể “tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm”
Luật của Pháp có đề cập đến tư cách tác giả trong những tác phẩm có sự
tham gia sáng tác của nhiều người Câu hỏi đặt ra là: khi một tác phẩm do công sức
đóng góp của nhiều người khác nhau thì họ có được công nhận (được hương) tư cách
tác gid đổi với tác phẩm hoàn thành không? Vấn đề đặt ra này là quan trọng vì
những tác phẩm dang này có xu hướng trở nên ngày càng phong phú; ví dụ như tácphẩm điện ảnh, tác phẩm video, tác phẩm phát thanh, tác phẩm truyền hình và cũng
có thé là các tác phẩm trong lĩnh vực xuất ban (như những cuốn bách khoa toàn thư)hay trong quang cáo
233 66Câu trả lời cho câu hỏi trên tuỳ thuộc vào đó là: “tác phẩm tập thể”, “tác phẩmhợp tác” hay “tác phẩm tổng hợp”: Chỉ có hai loại “tác phẩm tập thể” và “tác phẩm hợp tác” là những tác phẩm thực sự có nhiều người tham gia sáng tác Tuy nhiên đốivới "tác phẩm tập thể”, không có mối quan hệ nào giữa các tác giả ảnh hưởng đếntính chất cuối cùng của tác phẩm và công việc sáng tạo của các tác giả do một thểnhân hay pháp nhân khởi xướng, phối hợp và chỉ đạo nên không thể trao cho cho mỗi
người trong số họ một quyền riêng đối với toàn bộ tác phẩm thực hiện, nghĩa là họ
không có tư cách đồng tác giả của tác phẩm Đối với “tác phẩm hợp tác” là một tácphẩm sáng tao mà nhiều người cùng đóng góp công sức, nên những đồng tác giả cóquyền với toàn bộ tác phẩm Bên cạnh đó, trong cả 2 loại tác phẩm này, mỗi đồng tácgia đều được hưởng những quyền riêng đối với phần đóng góp của minh Còn trongloại “tác phẩm tổng hợp”, những người sáng tạo các phần khác nhau đều không thamgia vào thực hiện toàn bộ tác phẩm - đó là loại “tác phẩm phái sinh”, một tác phẩmmới có sự hoà trộn của tác phẩm gốc mà không có sự hợp tác của tác giả tác phẩmnày Do vậy tác gia tác phẩm gốc không được coi là đồng tác giả của tác phẩm tổng
hợp.
Trang 35* Chu sở hữu tác phẩm:
Khác với quyền sở hữu công nghiệp thiên về bao hộ quyền của chu sở hữu đốitượng sở hữu công nghiệp thì quyền tác giả thiên về bảo hộ quyền của các tác giả Vìvay, các vấn dé chủ sở hữu tác phẩm trong BLDS Việt Nam nói chung rất ngắn gon
và văn tất BLDS không đưa ra một khái niệm pháp lý thế nào là chủ sở hữu tác
phẩm mà chỉ liệt kê các trường hợp xác định chủ sở hữu tác phẩm Tuy vậy, có thểdựa vào ý nghĩa và cách hiểu của danh từ chủ sở hữu tác phẩm, cùng với đặc trưngcủa quyền tác giả để có thể đưa ra khái niệm về chủ sở hữu tác phẩm: chit sở hữu tácphẩm là tổ chức hoặc cá nhân có thể đồng thời là tác giả hoặc không đồng thời làtác giá của tác phẩm nhưng có quyền sở hữu đối với tác phẩm Chủ sở hữu có quyềnguyết định cho phép hoặc không cho phép người khác sử dụng tác phẩm nhằm mục
dich kinh tế, thương mại
Điều 746 BLDS Việt Nam quy định việc xác định chủ sở hữu tác phẩm trong
từnø trường hợp cụ thể như sau:
* Tác giả là chủ sở hữu toàn bộ hoặc mét phần tác phẩm do mình sáng tao
Theo quyền tự do sáng tạo, khi tác phẩm đã hoàn thành với sự đầu tư công
sức, trí tuệ và chi phí vật chất của chính bản thân tác giả thì đương nhiên tác giả
đồng thời là chủ sở hữu của tác phẩm ấy
* Các đồng tác giả là chủ sở hitu chung tác phẩm do họ cùng sáng tạo
Khi các đồng tác giả cùng nhau sáng tạo tác phẩm không theo nhiệm vụ đượcgiao, không theo hợp đồng thì đương nhiên ho là chủ sở hữu chung của tác phẩm đó
Đây là trường hợp thường gặp đôi với nhiều tác phẩm khoa học và trong một số lĩnh
vực khác như tác phẩm văn học, âm nhạc, v.v
° C2 quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác gid là chủ sở hữu toàn bộ hoặc mot
phan tác phẩm do tác giả sáng tạo theo nhiệm vụ mà cơ quan hoặc tổ chức giao
Can cứ vào chức nang, nhiệm vụ và hoạt động liên quan đến các sản phâm
sáng tao trí tuệ của tác eta như các trường đại học, học viện, nhà xuất ban, trong
Trang 36phạm vi quyền han và trách nhiệm của mình, các cơ quan, tô chức có quyền giaonhiệm vụ sáng tạo cho tác gia Tác phẩm do tác giả sáng tao ra nam trong phạm vithực hiện nhiệm vu của cơ quan, tô chức đó Vì vậy, cá nhân người sáng tao tác
pham được công nhận là tác gia của tác phẩm, nhưng chủ sở hữu của tác phẩm là cơquan, t6 chức giao nhiệm vụ cho tác giả
* Cú nhân hoặc tổ chức giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả la chủ sở hữutoàn bộ hoặc một phần tác phẩm do tác gid sáng tạo theo hợp đồng
Hợp đồng sáng tạo tác phẩm là một hợp đồng đặc biệt, thể hiện ở chỗ đốitượng của hợp đồng này là một công việc đặc biệt, công việc sáng tạo tác phẩm
Thong qua hợp đồng, tác giả được đền bù về những giá trị vật chất và tinh thần sau
khi hoàn thành tác phẩm theo yêu cầu của bên đặt hàng (trong hợp đồng thuê nhân
công) Tuy vậy, có nhiều trường hợp bên đặt hàng nêu rõ yêu cầu, hoàn cảnh củamình để tác giả tự do sáng tạo, hoàn thành tác phẩm phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh
đó (trong hợp đồng dịch vụ) Ví dụ: một số cơ quan, đơn vị đặt hàng các nhạc sỹ
sáng tác các ca khúc, các nhà làm phim đặt hàng các tác giả xây dựng một bộ phim.
Khi đó, cá nhân hoặc tổ chức giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả là chủ sở hữutoàn bộ hoặc một phần tác phẩm do tác giả sáng tạo theo hợp đồng, tuỳ theo quan hệchi phí tài chính để sáng tạo tác phẩm
° Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của tác giả là chủ sở hữutác phẩm được thừa kế trong trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm
Thừa-kế quyền tác giả là sự dịch chuyển các quyền tài sản của tác gia, chủ sởhữu tác phẩm sang người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật sau khi tác giả,chủ sở hữu tác phẩm chết
° Cá nhân hoặc tổ chức được chủ sở hữu tác phẩm trong các trường hợp trên
chuyển giao các quyền của mình đối với tác phẩm theo hợp đồng là chủ sở hữu
quyên được chuyển giao
Chuyển øiao quyền tác øiá theo hop đồng là sư thoả thuần về việc dich chuyển$ | ˆ : B : ; : |
một số quyền nhân than được phép dich chuyển và các quyền tài san từ chu sở hữu
Trang 37tác phẩm sang to chức, cá nhân khác Các quyền được phép chuyền giao bao gồm
cúc quyẻn tài sản và một số quyền nhân thân là quyền công bố, phổ biến hoặc cho
người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình và quyền cho hoặc không cho
người khác sử dụng tác phẩm của mình Ví dụ : hợp đồng xuất bản tác phẩm được ký
kết giữa tác gia với nhà xuất ban.
1.5.2- Tác gia sáng tạo trên cơ sở hop đồng:
Theo luật của Pháp, nguyên tác xác định quyền của tác giả và quyền của
“người thuê dịch vụ” thể hiện ở điều L.L11-1, đoạn 3 của BLSHTT là “Sự tén tại hay
ky ket một hợp đồng thuê nhân công hay hợp đồng thuê dịch vụ của tác giả mot tác
phẩm không ảnh hưởng đến việc hưởng quyền được ghi nhận ở đoạn | (về trao tư
cách tác gid) cho người sáng tao” Như vậy tu cách tác giả sẽ mang lại cho những
“người làm công việc sáng tạo” quyền tài sản (không gồm khoản tiền công lao động)
và quyền nhân thân đối với tác phẩm - người này sẽ luôn thực hiện quyền nhân thâncủa mình (điều L.121-1, đoạn 2) và quyền này không thể chuyển nhượng (điều L121-1, đoạn 3)
Một câu hỏi dat ra là liệu việc ký kết hợp đồng sáng tạo có ám chi sự chuyển
nhượng ngầm những quyền tài sản không Luật Pháp khẳng định rằng cấm chuyển
nhượng ngảm những quyền này thông qua hợp đồng Điều L.131-3 BLSHTT Pháp
chỉ rõ “Việc chuyển nhượng những quyền tác giả phụ thuộc vào điều kiện là mỗiquyền chuyển nhượng phải được ghỉ riêng trong văn bản chuyển nhượng và lĩnh vực
khai thác những quyền này được giới hạn về phạm vi, mục dich sứ dụng, về nơi chốn
và vé thot hạn ” Hon nữa, Toà phá án đã chỉ ra sự cần thiết có một điều khoản rõ
rang về chuyển nhượng những quyền này trong hợp đồng: “Cần phải có bằng chứng
về việc nhượng những quyền tài san thuộc quyền tác giả trong những quan hệ giữangười thuê dịch vụ với người làm thuê” ` Ngoài ra, đó là việc chuyển nhượng mộtphần quyền vì lẽ chỉ liên quan tới hoạt động khai thác sử dụng tác phẩm trong
"khuôn khổ hoạt động bình thường của doanh nghiệp ” *
“Quyết định giẩm đốc thâm về Hình sự ngày 11/4/1975, Desbois: Qd Gát về Dan sự 1, 20/12/1982, RIDA 1983, sob lost 183.
* Tou thẩm quyền rộng Paris 13/12/1968
Trang 38Theo điều 756 BLDS Việt Nam, cá nhân hoặc tổ chức giao kết hop đồng sángtạo với tác gid được luật quy định cho các quyền của chủ sở hữu tác phẩm không
dong thời là tác gia tại điều 753 BLDS, mà không phụ thuộc vào điều khoản chuyểnnhượng quyền như quy định ở điều L.131-3 BLSHTT Pháp Và tác gia trong trườnghợp sáng tạo theo hợp đồng này được hưởng các quyền tại điều 752 BLDS dành cho
cúc tác giá không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm
1.5.3- Tac gia sáng tao theo nhiệm vụ được giao:
Câu hỏi đặt ra là viên chức, công chức là tác giả của một tác phẩm sáng tạo
theo nhiệm vụ được giao có được hưởng những quyền tác gia?
Theo luật Pháp, khía cạnh này về người có quyền tác giả được quy định trong
một thong tư của Hội đồng Nhà nước ngày 21/11/1972: “Những nhu cầu của nhiệm
vu doi hỏi cơ quan tổ chức công quyền được trao những quyền tác giả về những tác
phẩm mà su sáng tạo đó là yêu cầu của nhiệm vụ Do chấp nhận công vụ của minh,những công chức và viên chức đã thực hiện hoạt động sáng tạo và hưởng nhữngquyển tuỳ theo chức năng, trong mức độ cần cho hoàn thành nhiệm vụ” Như vậy |
theo thong tư này, cơ quan công quyển “được trao” những quyền tác giả, điều đóloại khỏi khả năng mọi “chuyển nhượng” (như trong trường hợp sáng tác theo hợpđồng sáng tạo đã được đề cập ở trên) Đúng vậy, khi một viên chức nhà nước sángtạo tác phẩm để thực hiện nhiệm vụ được giao thì tác phẩm này dẫu sao cũng khôngtách rời nhiệm vụ, được thể hiện dưới hình thức nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu vận
hành riêng của nó.
Theo điều 756 BLDS Việt Nam, tưong tự như trường hợp giao kết hợp đồngsáng lao, cơ quan tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả là chủ sở hữu tác phẩm va đượchưởng những quyền tác giả dành cho chủ sở hữu tác phẩm theo điều 753 BLDS; còn
tác gia được giao nhiệm vụ có các quyền theo quy định tại điều 752 BLDS
1.6- Nội dung của quyền tác giả
Nội dung quyền tác giả là tong hợp các quyền và nghĩa vu của tác gia, chủ sở
hữu tic phẩm với tư cách là chủ thể khi tham gia vào quan hệ quyền tác gia Quyền
Trang 39tác gia mà pháp luật của một số quốc gia gọi là “quyền kề cận” của quyền tác giả Ở
đây luận van chỉ tập trung nghiên cứu quyền tác giả theo nghĩa hep, không bao gồm
quyền kề cận của các cá nhân, tổ chức này
Quyền nhân thân trong luật quyền tác giả của Việt Nam là /oai quyền nhânthan gan với tài sản Quyền nhân thân này mang đầy đủ ban chất pháp ly của quyềngin liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác trừ trường hợp phápluật có quy định khác (điều 26 BLDS) Bên cạnh các giá trị nhân thân, chủ thể quyền
tác gia được hưởng các lợi ích tài sản Trong luật quyền tác giả của Pháp quyển nhân
(hàn chiếm uu thế hơn so với các nước khác Quyền nhân thân đó (luật Pháp gọi là
"quyền tinh thần”) của tác giả thể hiện ở sự tồn tại không tách biệt giữa tác phẩm vatác gia, như quyền rút tác phẩm ra khỏi lưu thông (quyền thu hồi tác phẩm) nếu tácgiả cho rằng tác phẩm đó không phản ánh đúng nhân thân của mình nữa'
(B.Edelman )
“+ Pháp luật Việt Nam dé cập đến quyền tác giả bao gồm quyền tài sản và
quyên nhân thân trong nhiều văn bản pháp quy, và năm 1996 BLDS Việt Nam ra đờiquy dịnh riêng một chương về quyền tác giả Sau đây tôi sẽ đi vào phân tích quyền
và nghĩa vụ của từng loại chủ thể
Điều 750 BLDS Việt Nam quy định: “Quyển của tác giả bao gồm quyền nhân
thân và quyền tai sản của tác giá đối với tác phẩm do mình sáng tao” Tuy nhiên
luật lại không đưa ra một khái niệm cụ thể nào về quyền tài san và quyền nhân thancủa tác gia Vì vậy, có thể hiểu quyén tài sẩn là quyền của tác giả cho phép ngườikhác khai thác tác phẩm của mình và hưởng lợi ích vật chất từ việc khai thác đó;
quyền nhân than là quyền của tác gia thực hiện để giữ mối quan hệ cá nhân piữa
Trang 40ban than tác gia và tác phẩm Do đó, quyền nhân thân luôn gan với cá nhân hoặcnhóm người sáng tạo ra tác phẩm, không thể chuyển giao cho cá nhân hoặc tổ chức
khác, trừ trường hợp pháp luật quy định có thể chuyến giao
BLDS Việt Nam quy định về quyền của tác giả hay chủ sở hữu tác phẩm từĐiều 750 đến Điều 758 Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật các quốc gia khácdéu phân chia quyền tác giả thành quyền tài sản và quyền nhân thân Nhưng cácquyền này của mỗi loại chủ thể khác nhau thì cũng khác nhau như quyền của “tácgia đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm” lại khác so với quyền của “chủ sở hữu tácphẩm không đồng thời là tác giả”
* Quyền của “tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm”.
- Quyền nhân thân của tác gia:
Đây là một quyền nang gan liền với tác giả và được pháp luật bảo hộ, quy
định tại khoản | điều 751 BLDS Việt Nam
+ Tác giả có quyền dat tên cho tác phẩm do mình sáng tao ra Việc đặt tên |
cho tác phẩm không bị ép buộc bởi ý chí của người khác, tác giả có quyền lựa chọn
tên gọi cho tác phẩm của mình: đặt “tên” theo nghĩa đen, theo nghĩa bóng và có thể
là "vô đề” Dat tên như thế nào cho đứa con tinh thần của mình là vấn đề không ít tácgiả phải bỏ công sức cân nhắc, lựa chọn sao cho chính xác và phù hợp với nội dung
mà tác phẩm muốn chuyển tải đến công chúng Bởi vi tén của tác phẩm là một phan
quan trong tạo nên kết cấu thống nhất của tác phẩm cả về nội dung và hình thức.
Ngoài ra, quy định pháp luật về quyền đặt tên tác phẩm của tác giả còn nhằm cá biệt
hoá các tác phẩm khác nhau, nhất là giữa những tác phẩm trong cùng một lĩnh vực
sáng tác, cling một loại hình nghệ thuật, cùng một tác giả Người ta nhớ đến tác gia
phần lớn bởi vì đã từng tiếp cận với tác phẩm của tác giả và chúng đã để lại nhữngđấu ấn khác nhau trong nhận thức của họ
Khoản 2 điều 757 BLDS quy định: “Đối với tác phẩm dịch, thì các tác giả
dịch được hưởng các quyền tác gia theo quy định tại điều 751 hoặc điều 752 của Bộ
° “rào lưu này được học thuyết của các tác gia người Đức trình bay.