Chế định cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân và giađình Luật HN&GD cụ thé hoá các quy định của Hiến pháp và Bộ luật dan sựbằng cách quy định về quyền và nghĩa vụ giữa những người có quan hệ hô
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGÔ THỊ HƯỜNG
CHẾ ĐỊNH CẤP DƯỠNG
TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH-VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌCChuyên ngành: Luật Dân sự
Mã số : 62.38.30.01
————z——— NGUOI HƯỚNG DẪN KHOA HOC:
a Le TS Dinh Ngoc Hiện PHONG GV _hgy | PGS, TS Ha Thi Mai Hién
HA NOI - 2006
Trang 2Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Các kết luận khoa họctrong luận án chưa từng được công bố trong một công trình khoa học
nào khác
Ngô Thị Hường
Trang 3MỤC LỤC |
DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT 3
MỞ ĐẦU 4
CHUONG1: NHUNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH CAP DƯỠNG 10
1.1 Khái niệm cấp dưỡng và chế định cấp dưỡng 101.1.1 Khái niệm cấp dưỡng 101.1.2 Khái niệm chế định cấp dưỡng 32
1.2 Bản chất, ý nghĩa xã hội của chế định cấp dưỡng 38
1.2.1 Ban chất của cấp dưỡng 38
"1.2.2 Ý nghĩa xã hội của chế định cấp dưỡng 43
x1.3 Khái quát chế định cấp dưỡng trong pháp luật Việt Nam 48
1.3.1 Quy định về cấp dưỡng trong pháp luật trước Cách mạng 48tháng Tám năm 1945
1.3.2 Quy định về cấp dưỡng trong pháp luật từ Cách mạng tháng 55
Tám đến năm 1975
1.3.3 Quy định về cấp dưỡng trong pháp luật từ năm 1976 đến nay 62
CHƯƠNG 2: CHẾ ĐỊNH CAP DUGNG TRONG LUẬT HON NHÂN 66
VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 VÀ THỰC TIEN AP DỤNG
2.1 Những quy định chung về cấp dưỡng trong Luật HN&GD 66
năm 2000
2.1.1 Quan điểm chỉ đạo xây dựng chế định cấp dưỡng 662.1.2 Can cứ phát sinh va chấm dứt nghia vụ cấp dưỡng 72
12.1.3 Mức cấp dưỡng, phương thức thực hiện nghĩa vu cấp dưỡng “ 85
2.1.4 Quan hệ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài 99
2.1.5 Dam bảo thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng 1032.2 Các trường hợp cấp dưỡng 1052.2.1 Cấp dưỡng giữa cha mẹ và con 1052.2.2 Cấp dưỡng giữa anh chị em 1202.2.3 Cấp dưỡng giữa ông bà và cháu 1222.2.4 Cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn 126
Trang 4»3.1.1 Hoàn thiện chế định cấp dưỡng xuất phát từ thực trạng gia 138
đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
3.1.2 Hoàn thiện chế định cấp dưỡng xuất phát từ yêu cầu nâng 142
cao chất lượng hoạt động xét xử của Toà án
3.1.3 Hoàn thiện chế định cấp dưỡng xuất phát từ yêu cầu hội 151nhập quốc tế
3.2 Phương hướng hoàn thiện chế định cấp dưỡng 1523.2.1 Chế định cấp dưỡng phải thể hiện rõ quan điểm của Đảng và 152
Nhà nước ta là hướng tới con người và vì con người
3.2.2 Chế định cấp dưỡng phải xác định rõ vai trò của gia đình 153
trong đời sống xã hội, đảm bảo gia đình trở thành hệ thống an
sinh tốt nhất cho người chưa thành niên, người tàn tật, người
cao tuổi
3.2.3 Quy định về cấp dưỡng phải phù hợp với thực tế quan hệ hôn 155nhân và gia đình, phải rõ ràng, toàn diện tạo điều kiện thuận
lợi cho việc thi hành, áp dụng
3.3 Một sô giải pháp hoàn thiện chế định cấp dưỡng và nâng 156
cao hiệu quả áp dụng chế định cấp dưỡng
3.3.1 Hoàn thiện chế định cấp dưỡng trong pháp luật hôn nhân và 156gia đình
3.3.2 Nâng cao ý thức của mỗi cá nhân trong xã hội 1793.3.3 Nâng cao hiệu quả công tác thi hành án về cấp dưỡng 180
KẾT LUẬN 186 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIÁ ĐÃ CÔNG BỐ 191
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 192
Trang 5Bộ DLTK: Bộ dân luật Trung kỳ năm 1936
Bộ DLOY: Bộ dân luật Giản yếu năm 1883
CHXHCNVN: Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CNTTLH: công nhận thuận tinh ly hon
HVLL: Hoàng Việt luật lệ
Luật HN&GD: Luật Hôn nhân và gia đình
Nghị định số 70/2001/ND CP: Nghị định số 70/2001/ND CP ngày 3 10
-2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn
nhân và gia đìnhNxb: Nhà xuất bản
QTHL: Quốc triều hình luật
TANDTC: Toa án nhân dân Tối cao
TAND: Tòa án nhân dân
Thông tư số 01 - TATC: Thông tư số 01 - TATC ngày 6 - 1 - 1964 hướng dẫn
giải quyết việc cấp dưỡng cho con
Trang 6sản Việt Nam khóa IX đã đặt gia đình ở một vi trí quan trọng trong sự nghiệp
xây dựng văn hóa và phát triển về mọi mặt của đất nước Muốn giữ gìn một nền văn hóa dân tộc có ban sắc riêng thì phải bat đầu từ việc xây dung gia đình
văn hóa Một trong những nội dung của gia đình văn hóa là sự quan tâm, chămsóc, sẻ chia, đùm bọc giữa các thành viên gia đình Trên cơ sở đó, Hiến pháp
và Bộ luật dân sự đã khẳng định quyền được hưởng sự quan tâm, chăm sócgiữa các thành viên gia đình Chế định cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân và giađình (Luật HN&GD) cụ thé hoá các quy định của Hiến pháp và Bộ luật dan sựbằng cách quy định về quyền và nghĩa vụ giữa những người có quan hệ hônnhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng trong việc cấp dưỡng cho
nhau
Chế định cấp dưỡng đảm bảo cho người chưa thành niên, người không cókhả năng lao động được chăm sóc, nuôi dưỡng và góp phần đề cao tráchnhiệm tương tro, dim boc lẫn nhau giữa những người có quan hệ gia đình Với
ý nghĩa đó, trong các chế độ xã hội khác nhau, vấn đề cấp dưỡng luôn là đốitượng điều chỉnh của pháp luật Các quy định về cấp dưỡng một mặt phản ánh
quan điểm của nhà nước trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến việcbảo vệ quyền con người, về vi trí, vai trò của gia đình trong sự nghiệp phát
triển đất nước, mặt khác cũng phản ánh bản chất của mỗi chế độ xã hội trongtừng giai đoạn phát triển nhất định
Ở nước ta, vấn dé cấp dưỡng được quy định ngay từ khi có các đạo luật
cổ Qua các giai đoạn lịch sử, pháp luật về cấp dưỡng ngày càng phát triển và hoàn thiện phù hợp với sự phát triển chung của toàn xã hội Nhờ đó, quyền và
nghĩa vụ cấp dưỡng của cá nhân được bảo vệ Tuy nhiên, các văn bản pháp luật
ban hành trước Luật HN&GD năm 2000 mới chỉ quy định nghĩa vụ cấp dưỡnggiữa vợ và chồng khi ly hôn Luật HN&GD năm 2000 đã đổi mới khái niệm
cấp dưỡng và mở rộng phạm vi quan hệ cấp dưỡng
Trang 7ly hôn mà Tòa án các cấp giải quyết thì đã có hàng chục ngàn vụ, đặc biệt là
các phương thức thực hiện quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cũng có những diễn
biến phức tạp Thực tiễn cho thấy, bên cạnh việc hiểu và vận dụng đúng đắn
các quy định về cấp dưỡng nên đã bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể trong quan hệ cấp dưỡng, vẫn còn những trường hợp chưa hiểu
đúng bản chất của quan hệ cấp dưỡng cũng như nội dung các quy định về cấp dưỡng nên đã có những quyết định sai lầm, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể Nhiều quyết định của Tòa án về vấn đề cấp dưỡng
van chưa “thấu tình, dat lý”; nhiều trường hợp cha mẹ, ông bà già yếu không
được con cháu chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng; nhiều người chưa thànhniên, người tàn tật, người mất năng lực hành vị dân sự không được nuôidưỡng hoặc cấp dưỡng, dẫn tới tình trạng làm cho nhiều trẻ em rơi vào hoàncảnh không có hoặc không đủ nguồn sống phải lang thang, cơ nhỡ làm phứctạp thêm cho xã hội Việc nghiên cứu đề tài “Chế định cấp dưỡng trong Luật
Hôn nhân va gia đình - Vấn dé lý luận và thực tiễn” đáp ứng được yêu cầu về
tính cấp thiết trong lý luận và thực tiễn thi hành, áp dụng pháp luật, đồng thời
góp phần đánh giá hiệu quả điều chính của chế định cấp dưỡng, cũng như có
những khuyến nghị hoàn thiện pháp luật để vấn dé cấp dưỡng ở nước ta trong
những năm tới được thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Chế định cấp dưỡng được nghiên cứu chưa nhiều Cho đến nay có một sốbài đăng trên các tạp chí, các báo chuyên ngành Tác giả Nguyễn Phương Lan
có bài “Vấn dé cấp dưỡng trong Luật HN&GD năm 2000” đăng trên Tạp chíLuật học - Trường Dai học Luật Hà Nội - Số 01 năm 2001 Tác gia Hồng
Hạnh với bài “Về mức cấp dưỡng khi ly hôn” đăng trên Tạp chí Dân chủ vàPháp luật - Bộ Tư pháp - Số 11 năm 2001 Tác giả Nguyễn Thanh Lành với bài
“Buộc bị cáo nộp tiền cấp dưỡng một lần hay nhiều lần” đăng trên tạp chí Dân
chủ và Pháp luật - số 10 năm 2002 Trong giáo trình Luật HN&GD của
Trang 8đề này nhưng chỉ mang tính chất đại cương
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc phântích, truyền đạt những quy định của pháp luật hiện hành về cấp dưỡng hoặc đề
cập đến một vài khía cạnh của vấn đề cấp dưỡng, chưa có một công trình
nghiên cứu nào mang tính chuyên sâu về vấn đề này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là:
- Lam sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn dé cấp dưỡng và chế địnhcấp dưỡng trong hệ thống pháp luật Việt Nam;
- Tìm ra những điểm hợp lý và điểm bất cập trong pháp luật hiện hành vàtrong quá trình thi hành, áp dụng các quy định về cấp dưỡng;
- Góp phần đánh giá tác động của chế định cấp dưỡng đối với các quan
hệ hôn nhân và gia đình trong thời gian qua;
- Đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện chế định cấp dưỡng và việc thi hành, áp
dụng trong thực tiễn
Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài là:
- Tìm hiểu và so sánh để nêu rõ bản chất pháp lý, tính nhân văn và tácđộng tích cực đối với xã hội của các quy định về cấp dưỡng trong hệ thống
pháp luật Việt Nam;
- Phân tích các quy định về cấp dưỡng trong pháp luật hiện hành và thực
tiễn áp dụng để tìm ra những bất cập, hạn chế hoặc khiếm khuyết của các quyđịnh đó;
- Đánh giá sự tác động của chế định cấp dưỡng đối với gia đình Việt Namtrong thời kỳ đổi mới;
- Phân tích và xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của những kiến nghịhoàn thiện pháp luật về cấp dưỡng ở Việt Nam trong thời gian tới
Trang 9dưỡng trong Luật HN&GD Phạm vi nghiên cứu của dé tài là cơ sở lý luận và
thực tiễn của chế định cấp dưỡng trong Luật HN&GD Việt Nam.
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng được hình thành trong mối quan hệ biệnchứng giữa các quyền cơ bản của con người, do vậy việc nghiên cứu và hoànthành luận án được dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-
Lênin với phép biện chứng duy vật và lịch sử, dựa vào tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với các quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hôn
nhân và gia đình nói chung và về vấn đề cấp dưỡng nói riêng
Các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành được áp dụng đểthực hiện đề tài như phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, phương phápphân tích, phương pháp tổng hợp và so sánh, phương pháp điều tra xã hội học,
phương pháp khảo sát thực tiễn nhằm kế thừa, chọn lọc những tri thức khoa
họe và những kinh nghiệm thực tiễn của các ngành khoa học khác nhau, trong
các giai đoạn khác nhau và ở các quốc gia khác nhau
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu khoa học có hệ thống và tương đối toàndiện về chế định cấp dưỡng trong pháp luật Việt Nam Kết quả nghiên cứutrong luận án góp phần bổ sung và hoàn thiện những vấn đề lý luận khoa học
pháp lý về chế định cấp dưỡng nói riêng và trong pháp luật về hôn nhân và giađình nói chung
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giang
dạy khoa học luật tại các trường Đại học, Học viện Tư pháp Luận án cũng
có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan thi hành và áp dụngpháp luật để giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ cấp dưỡng
Trang 107 Những đóng góp mới của luận án
La công trình khoa học nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống cơ
sở lý luận và thực tiễn liên quan đến chế định cấp dưỡng trong hệ thống pháp
luật Việt Nam Trong kết quả nghiên cứu và hoàn thành luận án có những
đóng góp mới sau đây:
- Xây dựng khái niệm có tính khoa học về cấp dưỡng và chế định cấpdưỡng;
- Phân tích quan điểm chỉ đạo xây dựng chế định cấp dưỡng trong Luật HN&GD năm 2000, từ đó làm sáng tỏ quan điểm của Dang và Nhà nước ta về
cấp dưỡng giữa những người có quan hệ gia đình và khẳng định Luật HN&GD
năm 2000 đã có sự đột phá trong quan điểm, nhận thức về vấn dé cấp dưỡng;
- Phân tích và làm sáng tỏ những điểm hợp lý và bất cập của chế định cấpdưỡng về lý luận cũng như thực tiễn thi hành, áp dụng;
- Đánh giá những ảnh hưởng của chế định cấp dưỡng đối với các chức
năng cơ bản của gia đình, đối với mối quan hệ giữa các thành viên gia đình và
đạo đức, lối sống của người Việt Nam;
- Xác định yêu cầu và quan điểm hoàn thiện pháp luật về cấp dưỡng;
- Nêu một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về cấp dưỡng trên
cơ sở khoa học và phù hợp với truyền thống, đạo đức, lối sống của người ViệtNam như: Sửa Điều 56 Luật HN&GD năm 2000 cho phù hợp với việc cấp
dưỡng giữa cha, mẹ và con trong các trường hợp khác nhau; sửa khoản 5 và
khoản 6 Điều 61 cho chính xác và bổ sung thêm trường hợp chấm dứt nghĩa
vụ cấp dưỡng; bổ sung thêm nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa vợ và chồng bên cạnhnghĩa vụ chăm sóc để tạo cơ sở cho nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng
trong thời kỳ hôn nhân nên phải sửa Điều 18 Luật HN&GD năm 2000; cần có
quy định riêng về cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn nên phải sửa Điều
60 Luật HN&GD năm 2000; cần có quy định về thứ tự cấp dưỡng, thời điểm
Trang 11hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng và người đã thành niên mà không có khả năng lao
động trong các van bản hướng dẫn thi hành Luật HN&GD để có thể hiểu
đúng các quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho việc thi hành, áp dụngpháp luật thuận lợi
8 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
án được kết cấu gồm 3 chương với 8 mục:
Chương 1 Những vấn đề lý luận về chế định cấp dưỡng
Chương 2 Chế định cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 và thực tiễn áp dụng
Chương 3 Phương hướng hoàn thiện chế định cấp dưỡng ở Việt Namtrong giai đoạn hiện nay
Trang 12Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH CẤP DƯỠNG
1.1 KHÁI NIỆM CẤP DƯỠNG VÀ CHẾ ĐỊNH CẤP DƯỠNG
1.1.1 Khái niệm cấp dưỡng
1.1.1.1 Khái quát chung về cấp dưỡng
Cùng với nuôi dưỡng và phụng dưỡng, cấp dưỡng là thuật ngữ được sử
dụng rộng rãi trong cuộc sống cũng như trong khoa học pháp lý để chỉ việc
người này phải cung cấp các điều kiện vật chất nhằm bảo đảm cuộc sống cho người khác trong một mối quan hệ ràng buộc về quyền và nghĩa vụ nhất định.
Có thể nói nghĩa vụ cấp dưỡng được bắt nguồn từ nghĩa vụ nuôi dưỡng, mộtnghĩa vụ tự nhiên phát sinh từ bản năng duy trì sự sống trong đời sống conngười Trong quá trình phát triển của xã hội, từ khi con người vừa mới thoát ra
khỏi cuộc sống hoang dã của động vật đã biết sống quây quần theo quan hệ
ruột thịt với nhau Trong bầy người nguyên thủy, một tổ chức xã hội đầu tiên
của loài người, con người đã biết phân công lao động nhằm tìm kiếm, phân
chia thức ăn và nuôi dưỡng con cái Khi bầy người nguyên thuỷ tan rã nhường
chỗ cho một tổ chức xã hội chặt chẽ hơn là công xã thị tộc thì việc nuôi dưỡng
con cái vẫn được quan tâm đặc biệt Trong thị tộc, lớp con cháu có thói quenkính trọng và vâng lời người trên, ngược lại lớp người trên chăm lo, bảo đảmnuôi dạy tất cả lớp con cháu của thị tộc như nhau [65, tr 15 - 17] Trong bướcphát triển tiếp theo của lịch sử, cùng với sự ra đời của các hình thái gia đình,trách nhiệm của người mẹ, người cha trong việc nuôi dạy con cũng đượckhẳng định [1, tr 234 - 261] Từ nghĩa vụ mang tính tự nhiên, nuôi dưỡng dầntrở thành một cách xử sự chung, là đạo lý của con người Trong đời sống hàng
ngày, trải qua những biến động của lịch sử, những thảm hoa do thiên nhiên
gây ra, ốm đau, bệnh tật với quan niệm “lá lành đùm lá rách”, “một miếng
khi đói bằng một gói khi no” con người đã biết chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau, đó
là những tiền đề phát sinh quan hệ cấp dưỡng Trong Sách Lễ ký (thiên Lễ
vận) ghi chép về xã hội thị tộc ở Trung Quốc có đoạn:
Trang 13Thi hành đạo lớn thiên hạ là chung, chọn người hiền tài, chú trọng
tín nghĩa và sự hoà mục Do vậy, người ta không chỉ thân với người thân của mình, không chỉ yêu con của mình Làm cho người già có chỗ dưỡng
lão, trai tráng có chỗ dùng, trẻ nhỏ có chỗ nuôi nấng, những kẻ quan quả
cô độc tàn tật đều có chỗ nuôi [65, tr 124].
Các thuyết Khổng Tử, Mạnh Tử tiêu biểu cho tư tưởng Nho giáo đều coi
trọng hiếu, nghĩa Con phải hết lòng phụng dưỡng cha mẹ, khi cha mẹ đau ốmphải hết lòng chăm sóc Con lười biếng không nuôi dưỡng cha mẹ, lơ là với
cha mẹ là bất hiếu Cha mẹ không yêu thương, nuôi nấng con là lỗi đạo làm
người Đạo Nho đã được truyền bá vào Việt Nam và trở thành một đạo Nho có
sắc thái văn hoá Việt Nam [79, tr 206 - 215] Dưới triều Lê, Nho giáo đã được
dé cao như một hệ tư tưởng chính thống của nhà nước Phong tục lễ giáo của
gia đình Việt Nam thời bấy giờ là làm con phải lấy sự hiếu với cha mẹ là mối
luân thường đứng đầu trăm nết hay của người Hiếu là kính trọng, thương yêu,
vâng lời, phụng dưỡng cha mẹ, nhà dù nghèo cũng lo cơm lành, canh ngọt để
phụng dưỡng cha mẹ, nếu ở riêng thì cung cấp tiền để phụng dưỡng cha mẹ, ở
xa thì gửi đồng quà, tấm bánh dâng cha mẹ [79, tr 147 - 148] Với quan niệm
vợ chồng lấy nhau là để sinh đẻ con cái, nối dõi tông đường nên khi sinh con
ra cha mẹ phải hết lòng yêu thương, nuôi nấng, dạy dỗ con nên người Cácquan hệ gia đình được Nho giáo coi trọng, bởi vi, từ ngàn xưa gia đình đã được
coi là nền tảng của xã hội Nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã khẳng định: “Vua tôi,
cha con, vợ chồng là ba cương lớn trong đạo luân lý của người, ngoài ra không
có gì lớn hơn” [63, tr 124] Cha con, vợ chồng là hai trong ba cøng lớn của
đạo làm người, nên trách nhiệm của vợ chồng, quyền lợi của con và bổn phận
của cha mẹ là điều được quan tâm trong đạo lý gia đình và trong pháp luật.Như vậy, tư tưởng của Nho giáo là làm người phải biết yêu thương, đùm bọclẫn nhau, biết ứng xử hợp lẽ, có trách nhiệm với gia đình và xã hội
Dang Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đã xác định một trong những mụctiêu hành động là vì sự no ấm và hạnh phúc của nhân dân Mục đích, lý tưởngcộng sản là hướng tới lợi ích của con người và vì con người Trong Báo cáo
Trang 14Chính trị của Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứVIII tháng 6 - 1996) đã nêu rõ: “Mục tiêu xây dựng gia đình ấm no, bìnhđẳng tiến bộ và hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của
xã hội, là tổ ấm của mỗi người” [37, tr 112] Trong Chiến lược Phát triển kinh
tế - xã hội 2001 - 2010 thông qua tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX
của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 4 - 2001) được xây dựng trên quan điểm:
“Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân về ăn, mặc, ở, đi lại, phòng vàchữa bệnh, hoc tập, làm việc, tiếp nhận thông tin, sinh hoạt văn hoá” [38, tr.163] Vấn dé quyền con người và lý tưởng vì con người cũng được thể hiệnđậm nét trong tư tưởng Hồ Chí Minh Theo Người, nước được độc lập, tự do
phải đi đôi với dân được ấm no, hạnh phúc Người khang định: “Tôi chỉ có
một ham muốn, ham muốn tot bậc, là làm cho nước ta được hoàn toàn độc lập,dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng
được học hành” [2, tr 161] Mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch
Hồ Chí Minh đặt ra cũng là nhằm “làm cho dân giàu, nước mạnh, ai cũng có
công ăn, việc làm, được ăn no, mặc ấm, được học hành”, để “những người già,
đau yếu, tàn tật và trẻ em thì xã hội và cộng đồng có trách nhiệm chăm sóc,nuôi dưỡng” [43, tr 59]
Trong các văn bản luật cổ của nước ta đã thể hiện rõ tư tưởng về cấpdưỡng Sách Hồng Đức thiện chính thư ghi lại các luật lệ được ban hành dướitriều Lê (1428 - 1788) đã quy định:
Làm người phải coi trọng sự giáo dưỡng, cha hiền con hiếu làm đầu.Làm cha mẹ người ta, phải cấp dưỡng cho cơm áo không nên vì đứa conmột buổi sớm déi không ăn, mà cha mẹ giận đổ bỏ đi Lam người con thìphải kính nuôi cha mẹ, không được hiém vì nỗi nghèo khó mà để đến nỗi
bội nghĩa cha mẹ Trái lệnh thì phải chiếu pháp luật mà luận tội, để cho
được chọn thâm tình đối với hai thân [34, Điều 161]
Trong các bộ dân luật dưới thời kỳ Pháp thuộc, tư tưởng về cấp dưỡng đãđược thể hiện cụ thể và rõ nét Bộ dân luật Bắc kỳ năm 1931 (Bộ DLBK) và
Bộ dân luật Trung kỳ năm 1936 (Bộ DLTK) quy định chồng có nghĩa vụ cấp
Trang 15dưỡng cho vợ khi ly hôn [12, Điều 144], [13, Điều 142], cha có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con hoang [12, Điều 182], [13, Điều 180], cha mẹ nuôi phải cấp dưỡng cho con nuôi [12, Điều 193], [13, Điều 192] Trong các đạo luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và của Nhà nước
Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam như Luật HN&GD năm 1959 và Luật
HN&GD năm 1986 quy định nghĩa vu cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn.
Luật HN&GD năm 2000 không chỉ quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn mà còn quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con,
giữa ông bà và cháu, giữa anh chị em với nhau Trong các luật tục cổ của một
số đồng bào dân tộc thiểu số cũng quy định nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng
giữa những người thân thích Luật tục của người Edé ở Tây Nguyên quy định
cha mẹ phải nuôi nấng, dạy dỗ con, con phải chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ
Nếu con không chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ để cha mẹ “thiếu củi không
được nhờ, thiếu nước không biết tựa vào ai” thì con là người có tội phải đưa ra
xét xử [54, tr 157 - 161]
Pháp luật của các quốc gia trên thế giới đều quy định nghĩa vụ cấp dưỡng
giữa những người thân thích Tại các nước Anh, Mỹ, Úc vấn dé cấp dưỡng
giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con đã được án lệ và pháp luật công nhận từrất sớm Tại Pháp, Đức, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, Philippin pháp
luật cũng quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa những người có quan hệ gia đình.Như vậy, có thể nhận định rằng tư tưởng về cấp dưỡng giữa những người
có quan hệ gia đình đã xuất hiện rất sớm trong quan niệm, nhận thức của conngười trên cơ sở của tình yêu thương, sự gắn bó, sẻ chia, dim bọc và bổn phậngiữa các thành viên gia đình Khi nhà nước điều chính các quan hệ xã hộibằng pháp luật thì tư tưởng đó được thể chế trong pháp luật Vì vậy, pháp luậtcủa các quốc gia trên thế giới đều quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành
viên trong gia đình
Trên nền tư tưởng Nho giáo, trên cơ sở đạo lý của người Việt Nam, cũng
như kế thừa các giá trị luật pháp tiến bộ về cấp dưỡng, Luật HN&GD năm
2000 đã quy định cấp dưỡng như sau:
Trang 16Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản
khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình
mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp
người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có
khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó
khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này (Điều 8).
Với quy định trên, cấp dưỡng được hiểu là việc một người phải đóng góp tiền hoặc tài sản để đáp ứng nhu cầu của người có quan hệ gia đình với mình
khi không sống chung Quy định này đã tạo cơ sở để xác định nghĩa vụ cấp
dưỡng phát sinh khi những người có quan hệ gia đình không sống chung với
nhau Tuy vậy, quy định này chưa thể hiện một cách khái quát về vấn đề cấp
dưỡng Cấp dưỡng không chỉ phát sinh khi những người có quan hệ gia đìnhkhông sống chung với nhau, mà theo quy định tại khoản 2 Điều 50 LuậtHN&GD năm 2000, cấp dưỡng còn được thực hiện trong trường hợp người có
nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ của mình Đồng thời, việc
nêu cụ thể phương tiện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là tién hoặc tài sản khác
cố thể dẫn đến những tình huống không phù hợp với bối cảnh của quan hệ cấp
dưỡng Theo quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 thì “tài sản baogồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” [74, Điều 163] Giả thiếtrằng người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện nghĩa vụ của mình bằng việc
đóng góp “quyền tài sản” thì sẽ không phải là giải pháp tốt để bảo vệ quyềncủa người được cấp dưỡng Cấp dưỡng là nhằm cung cấp những thứ cần thiết
cho cuộc sống như ăn, mặc, ở, khám chữa bệnh, học tập của người được cấp
dưỡng Để các nhu cầu trên được đáp ứng một cách thuận lợi và có hiệu quả
nhất, thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng có thể đóng góp bang tiền hoặc hiệnvật, mà những hiện vật đó phải trực tiếp sử dụng được để đáp ứng các nhu cầu
cuộc sống cho người được cấp dưỡng
Trong các công trình khoa học luật, một số tác giả cũng giải thích về cấpdưỡng Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Điện cho rằng: “Cấp dưỡng có thể được hiểu
như là việc một người chuyển giao không có dén bù một số tài sản của mình
Trang 17cho một người khác đang sống trong cảnh thiếu thốn, để người sau này có thể
sử dụng, định đoạt các tài sản ấy nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của mình” [39, tr 386] Với cách hiểu này đã phản ánh tính chất
của cấp dưỡng là việc một người phải chuyển tài sản của mình để đáp ứng nhu
cầu thiết yếu cho người khác và người nhận tài sản đó không có nghĩa vụ phải hoàn lại (đền bù) Tuy nhiên, cách giải thích này chưa nêu được tính chất của
mối quan hệ giữa người chuyển tài sản với người được nhận tài sản cũng như chưa xác định được phạm vi chủ thể tham gia quan hệ cấp dưỡng Với cách
hiểu như vậy thì khái niệm cấp dưỡng đã mở rộng đến cả các hoạt động có
tính xã hội như trợ giúp của những cá nhân, tổ chức đối với những người có
khó khăn trong cuộc sống, ví dụ như doanh nghiệp A nhận trợ cấp cho cháu B
bị tàn tật do ảnh hưởng chất độc Dioxin mỗi tháng 200.000 đồng Sự mở
rộng khái niệm cấp dưỡng như vậy có lẽ không phù hợp với phạm vi điều
chỉnh của Luật HN&GD, cũng như không phù hợp với ý chí của nhà làm luật
Hơn nữa, hiểu như vậy thì quan hệ cấp dưỡng được nhìn nhận quá nghiêng về yếu tố tài sản mà chưa thể hiện được tính chất của quan hệ gia đình, cũng như
chưa thể hiện được tính ràng buộc pháp lý của quan hệ này.
Theo Dictionary of Law (Từ điển Luật học) của Trường Đại học Oxford
thì cấp dưỡng (maintenance) là cung cấp thức ăn, quần áo và những thứ cần thiết khác của cuộc sống Theo đó, vợ và chồng cấp dưỡng cho nhau; cha, mẹ
cấp dưỡng cho con chưa thành niên không kể cha mẹ có kết hôn hay không
kết hôn [111, tr 239]
Dưới góc độ ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Cấp dưỡng
là cung cấp cho người già hoặc yếu những thứ cần thiết cho đời sống” [96, tr.120] Theo Từ điển Từ Hán Việt thì “cấp dưỡng là cung cấp cho người già yếu những thứ cần thiết cho cuộc sống” [26, tr.71] Từ điển Từ và Ngữ Việt
Nam định nghĩa: Cấp dưỡng là cung cấp những thứ cần thiết cho cuộc sống
[49, tr.123] Cung cấp được hiểu là đem lại cho những thứ cần dùng để đảm bảo cuộc sống Như vậy, có thể nhận định rằng, trong quan hệ cấp dưỡng xéttheo khía cạnh không gian, thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng không sống
Trang 18chung với người được cấp dưỡng nên phải cung cấp những thứ can thiết chocuộc sống của người được cấp dưỡng.
Nhưng đôi khi cấp dưỡng vẫn có thể được hiểu theo cách khác Theo Từ
điển Từ và Ngữ Hán Việt của Giáo sư Nguyễn Lân thì "cấp có nghĩa là cấp
cho, dưỡng có nghĩa là nuôi" Vì vậy, "cấp dưỡng là nuôi nang người già yếu”[48, tr 86] Về mặt ngôn ngữ, nuôi nấng là từ phái sinh của từ nuôi, nó đồng
nghĩa với từ nuôi dưỡng Nuôi dưỡng thường được sử dụng khi mà người nuôi
và người được nuôi cùng sống chung với nhau Chúng ta thường nói cha mẹ
nuôi nấng (hoặc nuôi dưỡng) con và con nuôi dưỡng cha mẹ Nuôi là “cho ănuống, chăm sóc để duy trì và phát triển sự sống” [96, tr 720] Dưỡng là “tạo điều kiện, bằng cách cung cấp những thứ cần thiết giúp cho cơ thể có thể phát
triển hoặc duy trì sự sống tốt hơn” [96, tr 264] Hiểu theo nghĩa này thì cấp
dưỡng không chỉ đơn thuần là việc bảo đảm việc ăn uống để duy trì và phát triển sự sống, mà còn bao hàm cả hành vi chăm sóc, quan tâm thường xuyên Trong trường hợp này, cấp dưỡng không thể hiện phạm vi không gian giữangười phải cấp dưỡng và người được cấp dưỡng, do đó cấp dưỡng đồng nghĩa
với nuôi dưỡng, có thể xảy ra cả khi người phải cấp dưỡng và người được cấp
dưỡng sống chung với nhau và cả khi họ không sống chung với nhau
Qua các giải thích trên đây, các nhà ngôn ngữ học đều thống nhất cho rằng cấp dưỡng là việc một người cung cấp những thứ cần thiết để duy trì cuộcsống cho người cần được nuôi, được chăm sóc
Như vậy, qua quan niệm về đạo đức trong quy tắc xử sự giữa nhữngngười có mối quan hệ gia đình cũng như qua cách sử dụng thuật ngữ thì cấp
dưỡng là việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, đùm bọc đối vớingười gia, người tan tật, người ốm đau, người chưa thành niên Suy rộng ra,
cấp dưỡng là một việc làm vừa thể hiện trách nhiệm quan tâm, chăm sóc, đùm
bọc giữa những người có mối quan hệ gia đình không phân biệt họ sống chung
hay không sống chung với nhau và vừa mang tính chất là sự giúp đỡ của các
cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với những người gặp khó khăn trong cuộc sống.Cấp dưỡng là một quy tắc xử sự phù hợp và đã được xã hội công nhận Tuy
Trang 19nhiên, dưới góc độ triết học, trong quá trình vận động biện chứng của xã hội
và ý thức của con người, không phải khi nào quy tắc xử sự chung đó cũng được tôn trọng và tuân thủ triệt để Trong thực tế vẫn còn những trường hợp người già yếu, tàn tật không được chăm sóc, trẻ nhỏ không được nuôi dưỡng
Trước thực trạng đó, để đảm bảo trật tự xã hội cần phải có quy tắc xử sự mới nhằm bảo vệ và phát triển đạo đức xã hội, bảo vệ chủ nghĩa nhân đạo, bảo vệ
lòng tin và thức tỉnh lương tâm con người Cấp dưỡng không chỉ là một nghĩa
vụ đạo đức, mà còn phải là một nghĩa vụ pháp lý Tuy nhiên, khi cấp dưỡng
trở thành nghĩa vụ pháp lý thì không thể mở rộng phạm vi chủ thể đến tất cả
mọi thành viên trong xã hội Xét trên bản chất, đặc thù của nghĩa vụ cấp
dưỡng, cũng như mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật thì nghĩa vụ pháp lý
về cấp dưỡng chỉ nên giới hạn trong phạm vi giữa những người có mối quan hệnhất định, vì vậy cấp dưỡng trở thành một nghĩa vụ pháp lý giữa những người
có quan hệ gia đình trong phạm vi pháp luật quy định và là đối tượng điềuchinh của pháp luật
1.1.1.2 Mối quan hệ giữa cấp dưỡng và nuôi dưỡng
Cùng với nghĩa vụ cấp dưỡng, Luật HN&GD quy định nghĩa vụ nuôi
dưỡng giữa những người có quan hệ gia đình với nhau Nuôi dưỡng là một
nghĩa vụ pháp lý phát sinh giữa những người có quan hệ gia đình trong phạm
vị pháp luật quy định khi một người phải tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh
thần để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của người khác Như vậy, nuôi
dưỡng không chỉ là việc đảm bảo các nhu cầu cho cuộc sống về ăn, mặc, Ở, học tập, khám chữa bệnh mà còn bao gồm các hành vi chăm sóc, quan tâm
về tinh thần
Có thể khẳng định rằng cấp dưỡng và nuôi dưỡng có mối quan hệ nội tại
với nhau Thông qua cách sử dụng thuật ngữ cho thấy, cấp dưỡng là một nghĩa
vụ pháp lý mà một người phải cung cấp những thứ cần thiết nhằm duy trì cuộc
sống cho người khác khi những người này có mối quan hệ gia đình nhưng
không sống chung với nhau Thuật ngữ nuôi dưỡng cũng được sử dụng để chỉ
một nghĩa vụ pháp lý giữa những người có quan hệ gia đình khi mà người nay
THU VIÊN
TRƯƠNG ĐAI HỌC LUAT HÀ NỘI
PHÒNG Gv ¿41
==
Trang 20phải chăm sóc va bảo đảm các nhu cầu vật chất và tinh thần cho người khác Qua các quy định về cấp dưỡng từ thời kỳ phong kiến đến nay cho thấy thực
chất những người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau chính là những người có
nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau (trừ trường hợp cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly
hôn) Vì lý do nào đó mà người có nghĩa vụ nuôi dưỡng không cùng sống chung với người được nuôi dưỡng hoặc tuy sống chung nhưng họ không thực
hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nên họ phải đóng góp tiền hoặc hiện vật để nuôi
dưỡng người mà họ có nghĩa vụ phải nuôi Chính từ sự đóng gdp đó đã làmthay đổi phương thức thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng và nghĩa vụ nuôi dưỡng
không còn phản ánh đúng tính chất của nó nên nghĩa vụ nuôi dưỡng đã
chuyển thành nghĩa vụ cấp dưỡng Xét về mặt ngôn ngữ, cấp dưỡng và nuôidưỡng không có mối liên hệ với nhau, từ này không phải là từ phá! sinh hay từdẫn xuất của từ kia Nhưng xét dưới góc độ luật học thì giữa chúng lại có mối
liên hệ với nhau Pháp luật quy định nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con,
giữa anh chị em, giữa ông bà và cháu và quy định nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau
giữa vợ và chồng Bình thường nếu những người này cùng sống chung (ăn
chung, ở chung) thì họ nuôi dưỡng nhau thông qua việc cùng quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng chăm lo đời sống chung của gia đình, đóng góp để
duy trì cuộc sống gia đình phù hợp với thu nhập và khả năng của mỗi người.Nhưng trong thực tế có nhiều lý do dẫn đến việc những người có nghĩa vụ
nuôi dưỡng nhau lại không cùng sống chung với nhau nên họ không thể trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng nhau, không thể chia sẻ với nhau hoặc trường hợp
một thành viên nào đó có thu nhập, có tài sản nhưng lại không thực hiện nghĩa
vụ của mình đối với gia đình cũng như đối với thành viên khác thì khi đónghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh
Xét dưới góc độ là một nghĩa vụ pháp lý thì nghĩa vụ nuôi dưỡng rộng
hơn nghĩa vụ cấp dưỡng Cấp dưỡng là một nghĩa vụ phát sinh giữa những
người có quan hệ gia đình khi có một hoặc nhiều người trong số họ lâm vào
hoàn cảnh sống khó khăn và một hoặc nhiều người khác có khả năng về kinh
tế giúp đỡ bằng cách cấp cho người có khó khăn một số tiền hoặc hiện vật để
Trang 21đáp ứng nhu cầu thiết yếu của họ Do đó, một người chỉ có nghĩa vụ cấp
dưỡng khi họ có khả năng về kinh tế mà khả năng đó đang hiện hữu hoặc sẽ hiện hữu trên cơ sở năng lực đang có của người có nghĩa vụ Trong nghĩa vụ
nuôi dưỡng, người có nghĩa vụ nuôi dưỡng không chỉ phải thực hiện nghĩa vụ
của mình khi có khả năng kinh tế, mà còn phải thực hiện nghĩa vụ ngay cả khi
khả năng kinh tế của họ rất hạn hẹp Trong trường hợp này, người có nghĩa vụ
nuôi dưỡng vừa phải chia sẻ những thứ đang có và vừa phải tạo ra các điều
kiện vật chất cần thiết để đảm bảo cuộc sống của người được nuôi dưỡng Người có nghĩa vụ nuôi dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ bằng tất cả khả năng
kinh tế hiện có và sự nỗ lực của mình với phương châm “rau cháo có nhau”,
“đói no cùng hưởng” Đồng thời, trong nghĩa vụ nuôi dưỡng còn bao hàm cả
hành vi chăm sóc trực tiếp của người có nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với ngườiđược nuôi dưỡng Thực tế trong nhiều trường hợp, người sử dụng đã đồng
nhất hai thuật ngữ cấp dưỡng và nuôi dưỡng nên dẫn đến hiện tượng là không
có sự phân biệt giữa nghĩa vụ nuôi dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng Qua phântích nghĩa vụ nuôi dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng và so sánh hai nghĩa vụ này
có thể thấy rằng khi những người có quan hệ gia đình sống chung với nhau thì
người chưa thành niên, người tàn tật, người già yếu, ốm đau có quyền đượcngười khác nuôi dưỡng Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡngkhông sống chung với người được nuôi dưỡng hoặc trốn tránh thực hiện nghĩa
vụ nuôi dưỡng thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người được nuôi dưỡng
Bên cạnh các thuật ngữ cấp dưỡng và nuôi dưỡng, trong khoa học pháp lýcũng như trong đời sống, thuật ngữ phụng dưỡng cũng được sử dụng rộng rãi.Xét về bản chất, phụng dưỡng là việc chu cấp tiền hoặc tài sản, chăm lo vềmọi mặt và thể hiện sự tôn kính của người phải phụng dưỡng đối với người
được phụng dưỡng Vì vậy, phụng dưỡng thường được sử dụng trong trườnghợp con, cháu chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà Bên cạnh đó, phụng
dưỡng còn là trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội đối với người caotuổi [104, Điều 2] Bộ luật dân sự quy định: Con, cháu có bổn phận kínhtrọng, chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ, ông bà [74, Điều 41] Luật HN&GD
Trang 22quy định cháu có nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà (Điều 2, Điều 47) Pháp lệnh người cao tuổi quy định người có nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi là vợ hoặc chồng, con, cháu của người cao tuổi [104, Điều 9] Như vậy, phụng
dưỡng không chỉ bao hàm việc chu cấp tiền bạc mà còn bao hàm cả việc chăm
lo về tinh thần, sức khoẻ, sự gắn bó về tình cảm giữa người có nghĩa vụ phụng
dưỡng đối với người được phụng dưỡng Phụng dưỡng là chu cấp về kinh tế,chăm sóc, động viên tinh thần, tôn trọng nguyện vọng chính đáng nhằm bảođảm nhu cầu cơ bản của người cao tuổi về ăn, mặc, ở, đi lại, sức khoẻ, học tập,văn hoá, thông tin và giao tiếp [104, Điều Ø] Xét về phương thức thực hiện
nghĩa vụ thì phụng dưỡng có thể bao hàm cả nuôi dưỡng và cấp dưỡng Khingười có nghĩa vụ phụng dưỡng sống chung với người được phụng dưỡng thì
họ trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng người được phụng dưỡng Trong trường
hợp người có nghĩa vụ phụng dưỡng và người được phụng dưỡng không sốngchung thì người có nghĩa vụ phụng dưỡng phải cấp dưỡng cho họ Dù nuôi
dưỡng hay cấp dưỡng thì người có nghĩa vụ phụng dưỡng phải thực hiện nghĩa
vụ của mình với tất cả sự quan tâm, ân cần, chu đáo và kính trọng
Như vậy, nuôi dưỡng và cấp dưỡng có mối quan hệ nội tại với nhau Từmối quan hệ đó cho chúng ta thấy rõ sự khác nhau giữa nghĩa vụ cấp dưỡng
VỚI Sự tương trợ, trợ giúp hoặc trợ cấp trong quan hệ xã hội nói chung Cấpdưỡng là quan hệ tài sản phát sinh trên cơ sở quan hệ nhân thân, gắn liền với
quan hệ nhân thân Vì vậy, quan hệ cấp dưỡng không chỉ mang tính chất củamột quan hệ tai sản đơn thuần mà dang sau nó còn chứa đựng những yếu tố
đạo lý, lẽ sống, tình cảm và tính nhân văn cao cả
1.1.1.3 Nội dung của cấp dưỡng
Cấp dưỡng là hình thức biểu hiện bên ngoài của một nghĩa vụ pháp lý,nội dung của nó bao gồm: Quyền cấp dưỡng, nghĩa vụ cấp dưỡng, chủ thể của
quan hệ cấp dưỡng và khách thể của quan hệ cấp dưỡng
- Quyền cấp dưỡng
Quyền cấp dưỡng là khả năng xử sự của các bên trong quan hệ cấpdưỡng, bao gồm bên được cấp dưỡng và bên có nghĩa vụ cấp dưỡng
Trang 23+ Quyền của bên được cấp dưỡng: Quyền được cấp dưỡng được xác lập dựa trên cơ sở quyền cơ bản của con người: Quyền được sống Tuyên ngôn thế
giới về quyền con người đã khẳng định: Mọi người đều có quyền sống và có
quyền có một mức sống thích đáng, bảo đảm cho sức khỏe và sự yên vui của bản thân và gia đình bao gồm có đủ ăn, đủ mặc, có nhà ở và được chăm sóc y
tế cũng như các dịch vụ xã hội cần thiết [95, Điều 3 - Điều 25] Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Điều 6) cũng ghi nhận: Mỗi người đều có quyền được sống [42, tr 259] Quyền được sống và quyền có một mức sống thích đáng là những đặc quyền tự nhiên vốn có của con người Quyền tự
nhiên, vốn có đó trở thành quyền theo nghĩa pháp lý khi được đặt trong quan
hệ với những người khác trong cộng đồng xã hội, mà trước tiên là trong quanh
điều kiện vật chất thiết yếu cho sự sống, đó là các điều kiện về ăn, mặc, ở,
gia đình Để bảo đảm quyền được sống, mỗi người cần được bảo đảm các
.œ
khám chữa bệnh Xét dưới góc độ triết học, đó là sự phát triển biện chứng theo nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Trong Tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”, Ph Ang - ghen đã khang định:
Theo quan điểm duy vật, thì nhân tố quyết định trong lịch sử, quy
cho đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp Nhưng, sảnxuất đó, bản thân nó lại có hai loại Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinhhoạt: Ra thức ăn, quần áo và nhà cửa và những công cụ cần thiết để sảnxuất ra những thứ đó; mặt khác là sản xuất ra ngay bản thân con người, làtiếp tục nòi giống Những trật tự xã hội, trong đó con người của một thờiđại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống, là do hai loại
sản xuất đó quyết định: Một mặt là trình độ phát triển của lao động và
mặt khác là trình độ phát triển của gia đình [1, tr 245].
Quyền được cấp dưỡng là một quyền có điều kiện nên chỉ thuộc về
những người không thể tự đảm bảo được cuộc sống của mình do chưa thànhniên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tàisản để tự nuôi mình Người đã thành niên không có khả năng lao động có thể
là người tàn tật, người cao tuổi, người bệnh tật, người mất năng lực hành vi
Trang 24dân sự, người phải giành toàn bộ thời gian cho việc học tập trong các trường
phổ thông, trung học, đại học hoặc dạy nghề Xét về đặc điểm thể chất, tinh
thần thì người chưa thành niên và người đã thành niên không có khả năng laođộng không thể tham gia vào quá trình lao động để có thu nhập nuôi sống bảnthân, vì vậy họ có quyền được cấp dưỡng Đồng thời, người được cấp dưỡngphải là người không có tài sản để tự nuôi mình, trừ trường hợp người chưathành niên được cha mẹ, ông bà cấp dưỡng Tuy nhiên, thế nào là người
“không có tài sản để tự nuôi mình” thì hiện vẫn có hai quan điểm khác nhau Quan điểm thứ nhất cho rằng người không có tài sản để tự nuôi mình là người
có tài sản và giá trị của tài sản đó có thể đáp ứng nhu cầu của họ nhưng tài sản
đó không thể khai thác để sinh lợi hoặc tài sản đó không thể mang bán Quan điểm thứ hai cho rằng người không có tài sản để tự nuôi mình là người hoàn
toàn không có một tài sản nào hoặc tuy có nhưng tài sản đó quá nhỏ không đủ
để đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho họ Theo quy định của Bộ luật dân sự thì tàisản bao gồm vật, tiền, các giấy tờ có giá và quyền về tài sản [74, Điều 163]
Nếu theo quan điểm thứ hai thì trường hợp người yêu cầu được cấp dưỡng
không có thu nhập trong khi vẫn có tài sản nhưng tài sản đó không thể sinh
lợi, không thể chuyển nhượng thì họ không có quyền được cấp dưỡng Điều đó
có thể sẽ dẫn đến những hệ quả khó chấp nhận Ví dụ: Trường hợp cha mẹ giàyếu mất khả năng lao động, không có thu nhập nhưng lại có tài sản là một
ngôi nhà và ngôi nhà đó chỉ dùng để ở mà không thể cho thuê thì cha mẹ phải
bán ngôi nhà để chi dùng cho bản thân sau đó mới có quyền yêu cầu con cấpdưỡng Có ý kiến cho rằng “người muốn được cấp dưỡng không nhất thiếtphải trở thành người vô gia cư hoặc người ở nhờ nhà của người khác, mới có
thể yêu cầu cấp dưỡng” [39, tr 395] Trong trường hợp này, giải pháp hợptình, hợp lý nhất là cha mẹ có quyền yêu cầu các con cấp dưỡng Xuất phát từbản chất của quan hệ cấp dưỡng có thể thấy giải pháp trên là hoàn toàn có cơ
SỞ, bởi quan hệ cấp dưỡng giữa những người có quan hệ gia đình không donthuần chỉ là vấn đề tài sản mà còn là vấn đề đạo lý, tình cảm Khó có thể chấp
nhận về mặt đạo lý rằng con cái đòi hỏi cha mẹ phải bán hết tài sản để chi
Trang 25dùng cho bản thân, và khi cha mẹ trở thành người không còn bất kỳ một tài
sản nào thì con mới cấp dưỡng Và như vậy thì có cơ sở để cho rằng một người không có tài sản để tự nuôi mình phải được hiểu theo quan điểm thứ nhất:
Người yêu cầu cấp dưỡng vẫn có tài sản nhưng tài sản đó không thể sinh lợi và
cũng không thể đem bán Cách hiểu này phù hợp với tính chất của quan hệ cấp dưỡng giữa các chủ thể có mối quan hệ gia đình và phù hợp với truyền thống,
đạo lý của người Việt Nam
Quyền được cấp dưỡng là quyền cơ bản của con người nhằm duy trì sự
sống Do đó, về nguyên tắc, chủ thể của quyền được cấp dưỡng không thể từ
chối hưởng quyền Bởi vì, từ chối hưởng quyền được cấp dưỡng cũng đồng
nghĩa với việc từ chối các điều kiện thiết yếu cho sự sống Vì lợi ích công
cộng, pháp luật không cho phép con người chối bỏ một số quyền của mình,trong đó có quyền được duy trì sự sống Trong trường hợp một người nào đó
có quyền được cấp dưỡng mà những người có nghĩa vụ cấp dưỡng không tựnguyện cấp dưỡng và bản thân họ tự ái, sĩ diện nên không yêu cầu người có nghĩa vụ phải chu cấp cho họ thì người đại diện theo pháp luật của họ hoặc Uỷ
ban Dân số - Gia đình và Trẻ em, Hội liên hiệp Phụ nữ có quyền yêu cầu Toà
án buộc người có nghĩa vụ phải cấp dưỡng [71, Điều 55].
+ Quyền của bên thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng: Cấp dưỡng có thể được
hiểu dưới hai góc độ khác nhau Thứ nhất, là một nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật bat buộc các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình phải thực hiện trong trường hợp cần phải đảm bảo quyền được cấp dưỡng của chủ thể khác Dưới góc độ này, nghĩa vụ cấp dưỡng là cách xử sự bắt buộc mà pháp luật quy định cho cá nhân - chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình trong việc phải đóng góp tiền hoặc hiện vật để đáp ứng nhu cầu thiết
yếu của người có quan hệ gia đình với mình khi những người này cần được
cấp dưỡng Thứ hai, là trách nhiệm của những người có quan hệ gia đình vớinhau Dưới góc độ này, nghĩa vụ cấp dưỡng được hiểu theo nghĩa tích cực của
từ trách nhiệm, bao hàm cả quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định Do
đó, cấp dưỡng không chỉ là đòi hỏi của pháp luật đối với người có nghĩa vụ
Trang 26trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho người có quyền được cấp dưỡng mà
còn là quyền được thực hiện việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người có quan
hệ gia đình với mình Đồng thời, nghĩa vụ cấp dưỡng cũng có thể được hiểu
theo hai phương diện chủ quan và khách quan Theo phương diện chủ quan,
nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện xuất phát từ ý thức của bản thân ngườithực hiện nghĩa vụ mà không coi trọng các điều kiện khách quan của nghĩa vụ
này Day chính là quyền của chủ thể có nghĩa vụ cấp dưỡng Như vậy, chủ thể
có nghĩa vụ cấp dưỡng cũng có quyền chủ thể, tức là có khả năng xử sự phù hợp với quy định của pháp luật về cấp dưỡng Có thể gọi quyền của bên có
nghĩa vụ cấp dưỡng là quyền được thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng Quyền nàykhác với quyền của bên được cấp dưỡng Quyền được cấp dưỡng là quyềnđược hưởng cấp dưỡng, là quyền được nhận các khoản tiền hoặc hiện vật từ
người khác để đáp ứng nhu cầu của mình Quyền được cấp dưỡng luôn gắn vớiviệc được hưởng các lợi ích về vật chất nhằm duy trì sự sống Còn quyền củabên có nghĩa vụ cấp dưỡng là quyền được thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, tức làquyền được hưởng các lợi ích về hành vi Khi cấp dưỡng là một quyền của chủ
thể có nghĩa vụ thì quyền đó không thể bị tước bỏ, trừ khi người có quyền
không có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình Bởi vì, khi người cónghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện việc chu cấp tiền hoặc lương thực cho ngườiđược cấp dưỡng thì ngoài việc bảo dam các điều kiện vật chất nhằm duy trì sựsống cho người được cấp dưỡng, người có nghĩa vụ cấp dưỡng còn thể hiện
trong đó trách nhiệm, tình cảm, sự quan tâm và chia sẻ của mình đối vớinhững người thân thích
Như vậy, quyền cấp dưỡng là một nội dung của quan hệ cấp dưỡng, làkhả năng mà pháp luật quy định cho bên được cấp dưỡng cũng như bên có
nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện các quyền của mình khi những người này
có quan hệ gia đình với nhau nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người
không có khả nang tự mình bảo dam cuộc sống do chưa thành niên, do không
có khả năng lao động hoặc hạn chế khả năng lao động và không có tài sản để
tự nuôi mình.
Trang 27- Nghĩa vụ cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng là một loại nghĩa vụ pháp lý cần phải được thực hiện nhằm bảo đảm nhu cầu của người có quyền được cấp dưỡng Cấp dưỡng là một loại nghĩa vụ pháp lý có điều kiện nên một người chỉ có nghĩa vụ cấp dưỡng khi họ có khả năng kinh tế để thực hiện nghĩa vụ Do vậy, một người dù
đã thành niên, có khả năng lao động nhưng lại không có tài sản để cấp dưỡng
cho người khác thì họ cũng không có nghĩa vụ cấp dưỡng Theo quy định tại Nghị định số 70/2001/ND - CP ngày 03 - 10 - 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HN&GD (sau đây gọi là Nghị định số 70/2001/ND - CP) thì nếu “có người có khả năng thực tế và có người không có khả năng thực tế
để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì người có khả năng thực tế phải thực
hiện nghĩa vụ cấp dưỡng” [27, Điều 16] Luật gia đình của Cộng hoà Liên
bang Đức quy định người nào mà nếu phải cấp dưỡng cho người khác sẽ
không tránh khỏi sự nguy hại tới việc nuôi dưỡng hợp lý bản thân thì không có
nghĩa vụ cấp dưỡng, trừ trường hợp cha mẹ phải cấp dưỡng cho con chưathành niên chưa lập gia đình mà bản thân con không có tài sản riêng để tự
nuôi sống mình và không có người họ hàng nào khác để cấp dưỡng cho con
[18, Điều 1603] Luật gia đình của Cuba quy định khi thu nhập của người có
nghĩa vụ cấp dưỡng giảm sút đến mức nếu phải cấp dưỡng thì người đó khôngcòn khả năng giải quyết các nhu cầu của bản thân và của vợ hoặc chồng hoặccon chưa thành niên thì nghĩa vụ cấp dưỡng được chấm dứt [19, Điều 135]
Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định người có khả năng thực tế
để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là người có thu nhập thường xuyên hoặc tuykhông có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài san sau khi đã trừ di chi phíthông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó [27, Điều 16] Đánh giákhả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng có thể dựa trên hai vấn đề:
Thu nhập thường xuyên và tài sản hiện có Một người có thu nhập thường
xuyên ổn định để có thể đáp ứng những nhu cầu hợp lý của ban thân và còn dư thì được coi là có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng Hoặc một
người tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng lại còn tài sản sau khi đã trừ
Trang 28đi chi phí cần thiết cho bản thân thì cũng được coi là có kha năng để thực hiện
nghĩa vụ cấp dưỡng Tuy nhiên, pháp luật quy định người có khả năng cấp dưỡng là người còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí cần thiết cho bản thân người đó là chưa phù hợp Cần phải đặt người có nghĩa vụ cấp dưỡng trong
mối quan hệ gia đình, tức là họ có thể phải sống chung với những người thân
thích của họ như vợ, chồng, cha, mẹ, con những người mà họ có nghĩa vụ
chăm sóc, nuôi dưỡng Tài sản và thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng
không những chỉ dùng để chi phí cho bản thân họ mà còn phải chi phí cho ca gia đình họ Do đó, để bảo đảm cho gia đình được tồn tại ổn định cũng như
đảm bảo cho nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện, cần xác định người có khảnăng cấp dưỡng là người còn tài sản sau khi đã trừ đi những chi phí cần thiết
cho bản thân và gia đình của họ Hơn nữa, trong trường hợp người phải cấp
dưỡng đang có vợ hoặc có chồng thì việc xác định tài sản của họ còn liên quanđến chế độ tài sản của vợ chồng Tài sản của người có nghĩa vụ cấp dưỡng
gồm tài sản riêng và tài sản nằm trong khối tài sản chung của vợ chồng Theo quy định của pháp luật thì tài sản chung của vợ chồng dùng để đáp ứng nhu cầu chung của gia đình và thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng Thông qua các quy định về cấp dưỡng có thể hiểu rằng nghĩa vụ cấp dưỡng không phải là nghĩa vụ chung của vợ chồng mà là nghĩa vụ riêng của mỗi bên (trừtrường hợp vợ chồng cùng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chung) Do vậy,người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản riêng của
họ Nếu người phải cấp dưỡng không có tài sản riêng hoặc tuy có nhưng tài
sản đó không đủ để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì tất yếu phải sử dụngphần tài sản của họ trong khối tài sản chung của vợ chồng để thực hiện nghĩa
vụ cấp dưỡng Tuy nhiên, việc lấy tài sản từ khối tài sản chung được tiến hành
theo phương thức nào? Nếu trích một phần tài sản trong khối tài sản chung
của vợ chồng để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì dường như đã coi nghĩa vụ
cấp dưỡng của một bên vợ hoặc chồng là nghĩa vụ chung của vợ chồng và như
vậy là không phù hợp với tinh thần của Luật HN&GD Giải pháp chia tai sảnchung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để tạo điều kiện cho bên có nghĩa
Trang 29vụ cấp dưỡng thực hiện nghĩa vu của mình mặc dù có dan đến hậu qua phức
tạp trong việc xác định tài sản của vợ chồng sau khi chia tài sản chung nhưng
là giải pháp phù hợp với lý luận về cấp dưỡng và nguyên tắc của chế độ tài sảncủa vợ chồng
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 57, Điều 58 và Điều 59 (khoản 2) Luật
HN&GD năm 2000 thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải là người đã thànhniên Xuất phát từ các quy định này, chúng tôi cho rằng cần chia nghĩa vụ cấpdưỡng làm hai loại Loại thứ nhất là cấp dưỡng không mang tính chế tài phát
sinh khi bên có nghĩa vụ cấp dưỡng và bên được cấp dưỡng không sống chungvới nhau thì chủ thể có nghĩa vụ cấp dưỡng phải là người đã thành niên Loạithứ hai là cấp dưỡng mang tính chế tai phát sinh do bên có nghĩa vụ cấp dưỡng
đã có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với bên được cấp
dưỡng, thì chủ thể có nghĩa vụ cấp dưỡng có thể là người chưa thành niên, bởi
vì: Pháp luật quy định con có nghĩa vụ và quyền nuôi dưỡng cha mẹ, anh chị
em có nghĩa vụ và quyền dim bọc nuôi dưỡng nhau, cháu có nghĩa vụ phụng
dưỡng ông bà mà không đòi hỏi người có nghĩa vụ nuôi dưỡng phải là người
đã thành niên Do vậy, trong trường hợp người chưa thành niên mà có tài sản(do được thừa kế, được tặng cho hoặc thu nhập hợp pháp khác) thì phải nuôidưỡng cha mẹ, ông bà, anh chị khi những người này cần được nuôi dưỡng.Nếu người chưa thành niên trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng thìđương nhiên họ phải cấp dưỡng theo quy định của pháp luật
Quyền cấp dưỡng là một nội dung của quan hệ cấp dưỡng và nghĩa vụ cấp
dưỡng là nội dung thứ hai không thể thiếu của quan hệ này Nếu quyền cấpdưỡng là khả năng mà pháp luật quy định cho chủ thể được hưởng thì nghĩa vụcấp dưỡng là sự bát buộc mà pháp luật đòi hỏi các chủ thể tham gia vào quan
hệ pháp luật hôn nhân và gia đình phải thực hiện Nghĩa vụ cấp dưỡng phảiđược thực hiện bằng hành động tích cực của bên có nghĩa vụ nhằm thực hiệnquyền cấp dưỡng Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụcủa mình thì sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật.Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ pháp lý của cá nhân - chủ thể của
Trang 30quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình trong việc phải đóng góp tiền hoặc hiện vật để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người có quan hệ hôn nhân, huyết
thống hoặc gia đình với mình khi những người này đã được xác định là người
có quyền được cấp dưỡng theo quy định của pháp luật Quyền cấp dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng là hai mặt của một thể thống nhất.
- Chủ thể của quan hệ cấp dưỡng
Chủ thể của quan hệ cấp dưỡng bao gồm bên được cấp dưỡng và bên cónghĩa vụ cấp dưỡng
+ Bên được cấp dưỡng: La cá nhân có quyền được nhận cấp dưỡng để
đảm bảo cuộc sống Trong đời sống xã hội, xuất phát từ những nguyên nhânkhác nhau như tuổi tác, sức khoẻ, khả năng nhận thức và hoàn cảnh kinh tế
nên có những cá nhân lâm vào tình trạng không thể tự nuôi sống được bảnthân mà cần phải được người khác chăm sóc, nuôi dưỡng, nếu không cuộcsống của họ sẽ trực tiếp bị de doa Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật củacác quốc gia trên thế giới đều quy định người chưa thành niên, người không
có khả năng lao động (do tuổi cao, bị ốm đau, tàn tật, mất năng lực hành vidân sự hoặc phải giành thời gian cho việc đào tạo phổ thông ) có quyền
được những người thân nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng Công ước của Liên hợpquốc về quyền trẻ em khẳng định: “Trẻ em cần được chuẩn bị đầy đủ để sốngcuộc sống cá nhân trong xã hội và cần được nuôi nấng, giáo dục” và “cóquyền được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt” (Lời nói đầu) Hiến pháp - văn bảnpháp luật cao nhất của Nhà nước ta khẳng định: “Trẻ em được gia đình, Nhà
nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục” [68, Điều 65] Trên cơ sở quy
định của Hiến pháp, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quyđịnh: “Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trítuệ, tinh thần va đạo đức” (Điều 12) Luật HN&GD quy định: Cha mẹ có
nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho con chưa thành niên; anh chị đãthành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng, đùm bọc hoặc cấp dưỡng cho em chưathành niên khi không còn cha mẹ; ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấpdưỡng cho cháu chưa thành niên khi cháu không còn cha mẹ hoặc anh chị
Trang 31Pháp luật một số nước cũng quy định người chưa thành niên có quyền được cấp dưỡng Luật gia đình của Cuba quy định người có quyền đòi các khoản
cấp dưỡng là người chưa thành niên [19, Điều 122] Luật gia đình của Cộng
hoà Liên bang Đức quy định con chưa thành niên chưa lập gia đình có quyền
được cha mẹ cấp dưỡng [18, Điều 1602] Bộ luật dân sự và thương mại Thái
Lan quy định cha mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái khi chúng chưa thành
niên hoặc tuy đã thành niên nhưng bị tàn tật và không thể tự kiếm sống [16,
Điều 1564] Như vậy, xuất phát từ đặc điểm về thể chất, người chưa thành
niên có quyền được hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng từ cha mẹ
và những người thân.
Đồng thời, pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định người
đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi
mình cũng có quyền được cấp dưỡng Người đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình là người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự, người cao tuổi, người phải giành toàn bộ thời gian cho việc học tập trong các trường phổ thông, trung học, đại học hoặc dạy nghề Người tàn tật do bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận hoặc chức năng của
cơ thể nên làm suy giảm khả năng lao động hoặc mất khả năng lao động Để bảo đảm cho người tàn tật được duy trì sự sống và thực hiện bình đẳng các
quyền của mình trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và giúp
họ ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng đòi hỏi phải có sự trợ giúp màtrước hết là những người có quan hệ gia đình phải nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡngcho họ [103, Điều 4] Đối với người cao tuổi, do tuổi cao, sức yếu không thể tham gia vào quá trình lao động để có thu nhập bảo đảm cuộc sống cho bản
thân nên những người có quan hệ gia đình với người cao tuổi, cụ thể là vợ
hoặc chồng, con, cháu của người cao tuổi có trách nhiệm chăm sóc, phụng
dưỡng người cao tuổi Người bị ốm đau, bệnh tật, người mất năng lực hành vi
dân sự là người hạn chế khả năng lao động hoặc mất khả năng lao động nên có
thể dẫn đến cuộc sống của bản thân gặp nhiều khó khăn Để bảo đảm nhu cầu
cần thiết cho họ thì những người có quan hệ gia đình phải nuôi dưỡng hoặc
Trang 32cấp dưỡng cho họ Đối với người đang học trong các trường phổ thông, trung
học, đại học hoặc dạy nghề mà phải giành toàn bộ thời gian cho việc học tập
và không thể tham gia vào quá trình lao động tạo thu nhập nuôi sống bản thânthì vẫn được coi là không có khả năng lao động để tự nuôi mình nên vẫn có
quyền được nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng Pháp luật một số nước như Cộng hoàLiên bang Đức, Bungary, Cuba, Thái Lan, Trung Quốc đều quy định ngoài
người chưa thành niên, những người khác không có khả năng tự nuôi mình do
tuổi tác, tình trạng sức khoẻ và không có nguồn tài sản thì có quyền được yêu
cầu người thân thích cấp dưỡng
Tóm lại, bên được cấp dưỡng là người chưa thành niên hoặc người đãthành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình Xét về mặt lý luận, trong các chủ thể đó thì người chưa thành niên luôn được pháp luật đặc biệt ưu tiên Điều đó xuất phát từ đặc điểm thể chất và tinh thần của họ Chẳng hạn, người chưa thành niên dù có tài sản vẫn có quyền được
cha, mẹ, ông, bà cấp dưỡng
+ Bên có nghĩa vụ cấp dưỡng: Là người phải chu cấp tiền hoặc hiện vật
để đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho người được cấp dưỡng theo quy định của
pháp luật Luật hôn nhân của Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quy định:
Nghĩa vụ cấp dưỡng cho người chưa thành niên hoặc người đã thành niênkhông có khả năng lao động và chưa kết hôn thuộc về cha mẹ, nếu cha mẹkhông còn hoặc tuy còn nhưng không có khả năng nuôi con thì nghĩa vụ đó sẽ
thuộc về anh chị hoặc ông bà Nghĩa vụ cấp dưỡng cho người không có khảnăng lao động khác thuộc về con, nếu không còn con thì sẽ thuộc về cháu nội,cháu ngoại [22, Điều 15 - Điều 22 - Điều 23] Luật gia đình của Cuba quyđịnh: Con chưa thành niên có thể đòi cha mẹ cấp dưỡng trong mọi trường hợp[19, Điều 122]
Luật HN&GD Việt Nam quy định nghĩa vụ cấp dưỡng cho người chưathành niên hoặc người đã thành niên không có khả năng lao động và không cótài sản để tự nuôi mình mà chưa có vợ (có chồng) trước hết là thuộc về cha
mẹ, nếu cha mẹ không còn hoặc tuy còn nhưng không có khả năng để nuôi
Trang 33con thì nghĩa vụ cấp dưỡng thuộc về anh chi em, nếu không có anh chi em thi
nghĩa vụ đó thuộc về ông bà Trong trường hợp cấp dưỡng cho người không có
khả năng lao động khác thì nghĩa vụ cấp dưỡng thuộc về con, nếu không còn
con hoặc con không có khả năng nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng thì nghĩa vụ cấp
dưỡng thuộc về anh chị em, nếu không có anh chị em hoặc những người này
không có khả năng nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng thì nghĩa vụ cấp dưỡng thuộc
về cháu nội, cháu ngoại Nhu vậy, theo Luật HN&GD Việt nam thì cấp dưỡnggiữa cha mẹ và con là hàng thứ nhất, giữa anh chi em là hàng thứ hai, giữa ông
bà và cháu là hàng thứ ba Khi có người cần được cấp dưỡng thì người cónghĩa vụ cấp dưỡng thuộc hàng thứ nhất phải cấp dưỡng, nếu hàng thứ nhấtkhông có hoặc tuy có nhưng những người này không có khả năng cấp dưỡng
thì nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ thuộc về những người có nghĩa vụ thuộc hàng thứhai, nếu hàng thứ hai không có hoặc tuy có nhưng những người này không có
khả năng cấp dưỡng thì nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ thuộc về những người có nghĩa
vụ thuộc hàng thứ ba
- Khách thể của quan hệ cấp dưỡng
Khách thể của quan hệ cấp dưỡng là những khoản cấp dưỡng, có thể là
tiền, lương thực hoặc hiện vật khác mà các bên trong quan hệ cấp dưỡnghướng tới Cấp dưỡng là nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu của bên được cấpdưỡng nên trong quan hệ cấp dưỡng, mục đích mà các bên hướng tới là cácđiều kiện vật chất Với hoàn cảnh phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng thì vật chấtkhông thể hiểu theo nghĩa triết học mà chỉ hiểu theo nghĩa thông thường Vật chất là “những gì thuộc về nhu cầu ăn, ở, mặc, đi lại, nói chung nhu cầu về thể
xác của con người” [96, tr 1068] Như vậy, các bên trong quan hệ cấp dưỡnghướng tới có thể là tiền, lương thực hoặc các hiện vật khác, bởi đó là những
yếu tố bảo đảm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống cho bên được cấp dưỡng mộtcách hợp lý và có hiệu quả nhất Pháp luật một số nước quy định cấp dưỡng
bằng tiền (ví dụ Cuba, Cộng hoà Liên bang Đức) Pháp luật Việt Nam quy
định cấp dưỡng bằng tiền hoặc lương thực quy ra gạo
Trang 34Tuy nhiên, trong quan hệ cấp dưỡng, ngoài lợi ích vật chat, các bên thamgia còn hướng tới lợi ích về tinh thần Khi được hưởng các lợi ích về vật chất,bên được cấp dưỡng còn cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm, chăm
sóc của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng giành cho mình Tương tự như vậy, khi bên
có nghĩa vụ thực hiện việc cấp dưỡng thì ngoài việc bảo đảm các điều kiện vậtchất nhằm duy trì sự sống cho bên được cấp dưỡng, bên có nghĩa vụ cấpdưỡng còn thể hiện trong đó trách nhiệm, tình cảm, sự quan tâm và chia sẻ
Tính nhân văn trong quan hệ cấp dưỡng giữa những người có quan hệ gia đìnhchính là lợi ích tinh than đó Và đây cũng chính là sự khác nhau giữa quan hệ
cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình thuộc phạm vi điều chỉnh của
Luật HN&GD với các quan hệ trợ giúp hoặc trợ cấp xã hội
Từ những phân tích về cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, chúng tôi cho rằng trong lý luận khoa học luật, khái niệm cấp dưỡng nên được hiểu như sau:
Cấp dưỡng là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng trong pháp luật hôn
| nhân và gia đình để thể hiện mối quan hệ ràng buộc về quyển và nghĩa vụ
| giữa những người không sống chung với nhau nhưng dang có hoặc đã có quan
-hệ gia đình trong việc bảo đảm cuộc sống cho những người chưa thành niên,
_người đã thành niên nhưng trong tình trạng mất hoặc bị giảm sút khả năng lao
động, không có thu nhập và không có tài sản hoặc tuy có nhưng không đủ để
bảo đảm cuộc sống cua mình Cáp dưỡng còn là biện pháp chế tài đối với
| người có hành vì trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Khái niệm này không chỉ nêu rõ mối quan hệ giữa các chủ thể của quan
hệ cấp dưỡng, thể hiện bản chất của quan hệ cấp dưỡng mà còn đặt cơ sở lýluận cho việc quy định nội dung của chế định cấp dưỡng và hoàn thiện pháp
luật về cấp dưỡng
1.1.2 Khái niệm chế định cấp dưỡng
Trong khoa học pháp lý, các thuật ngữ hệ thống pháp luật, ngành luật,
chế định pháp luật, quy phạm pháp luật được sử dụng một cách phổ biến
Khoa học luật của một số nước, trong đó có Việt Nam phân chia hệ thống
pháp luật ra các ngành luật, trong mỗi ngành luật có các chế định pháp luật,
Trang 35trong mỗi chế định pháp luật có các quy phạm pháp luật Chế định pháp luật
là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chính các quan hệ xã hội cùng loại
có quan hệ mật thiết với nhau Chế định cấp dưỡng là toàn bộ những quy
phạm pháp luật điều chính các quan hệ xã hội về cấp dưỡng Chế định cấpdưỡng được quy định trong nhiều ngành luật như luật dân sự, luật hình sự Dưới góc độ nghiên cứu quan hệ cấp dưỡng trong phạm vi Luật HN&GD, chếđịnh cấp dưỡng là một bộ phận cấu thành của Luật HN&GD Các quy định về
cấp dưỡng có mối quan hệ nội tại thống nhất với các nguyên tắc cơ bản củaLuật HN&GĐ, cũng như với các nhóm các quy định khác của Luật HN&GD
Trong chế định cấp dưỡng, các vấn đề như điều kiện để một người có thể trởthành chủ thể của quan hệ cấp dưỡng, mức cấp dưỡng, phương thức thực hiện
nghĩa vụ cấp dưỡng, thời điểm chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định
một cách cụ thể Các quy phạm pháp luật về cấp dưỡng có tính chất bắt buộcđối với mỗi chủ thể tham gia quan hệ cấp dưỡng Các bên tham gia quan hệ
cấp dưỡng có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Ngườikhông thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng
sẽ phải bị xử lý bằng các biện pháp, chế tài theo pháp luật.
Chế định cấp dưỡng được xác lập nhằm mục đích dùng tài sản của ngườinày để đáp ứng các nhu cầu cần thiết cho cuộc sống của người khác khi những
người này có quan hệ gia đình với nhau Do vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng là sựtương trợ giữa các thành viên gia đình Cấp dưỡng là nghĩa vụ mang tính chất
có đi có lại nhưng không đồng thời và tuyệt đối Đồng thời, cấp dưỡng là
nghĩa vụ pháp lý phát sinh giữa những người có quan hệ gia đình khi một
trong số họ lâm vào tình trạng không có khả năng tự đáp ứng nhu cầu vật chất
thiết yếu cho bản thân Do vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng không thể được thay thế
bằng một nghĩa vụ khác Cấp dưỡng là một chế định trong Luật HN&GD, việcxây dựng và thực hiện chế định cấp dưỡng phải trên cơ sở các nguyên tắc của
Luật HN&GD Tuy nhiên, xuất phát từ tính chất và mục đích của nghĩa vụ cấpdưỡng nên chế định cấp dưỡng còn được xây dựng theo các nguyên tắc riêng
Đó là:
Trang 36- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật và tôn trọng phong tục tập quán, truyềnthống đạo đức
Trên nguyên tắc Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, chế định cấp dưỡng phải được xây
dựng và thực hiện trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật Quyền và nghĩa vụ của
các bên tham gia quan hệ cấp dưỡng phát sinh, thay đổi, tạm ngừng hoặc
chấm dứt phải dựa trên các quy định của pháp luật và chỉ trong phạm vi pháp
luật cho phép luật mà không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể tham gia.
Ngay cả khi pháp luật quy định cho phép các bên tham gia được tự thoả thuậnvới nhau về một số vấn đề cụ thể trong quan hệ cấp dưỡng thì việc thoả thuận
đó cũng chỉ được thực hiện trong khuôn khổ do pháp luật quy định Chẳng
hạn, khi xác định mức cấp dưỡng, pháp luật quy định người có nghĩa vụ cấp
dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người đại diện theo pháp luật của người
đó thoả thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấpdưỡng và nhu cầu của người được cấp dưỡng Trong trường hợp các bên tựthoả thuận nhưng sự thoả thuận đó không bảo vệ được quyền và nghĩa vụ củacác bên tham gia quan hệ cấp dưỡng thì pháp luật cũng không công nhận sự tự
thoả thuận đó
Tuy nhiên, pháp luật luôn có mối quan hệ mật thiết với phong tục tậpquán và truyền thống đạo đức Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật
HN&GD chịu sự tác động rất lớn của phong tục tập quán và có mối liên hệ
chặt chẽ với truyền thống dao đức hon cả Các quy phạm pháp luật hôn nhân
và gia đình và các quy tắc đạo đức luôn có sự đan xen với nhau, bổ sung chonhau và hỗ trợ lẫn nhau trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinhtrong lĩnh vực hôn nhân và gia đình Lịch sử nhân loại chứng tỏ rằng nền tảng
và tổ chức gia đình chỉ bền vững, nếu được căn cứ vào một nền dao đứcnghiêm chính [57, tr 237] Trong đó, quan hệ cấp dưỡng là yếu tố quan trọngtrong việc giữ vững nền tảng và tổ chức gia đình Truyền thống “trẻ cậy cha,
gia cậy con”, “chị ngã em nâng”, “say cha còn chu, sẩy me bú di”, “một giọtmáu đào hơn ao nước lã”, “máu chảy ruột mềm” từ ngàn xưa của người
Trang 37Việt Nam luôn là tiền dé quan trong của chế định cấp dưỡng Qua thực tiễn
phát triển của pháp luật Việt Nam cho thấy quan hệ cấp dưỡng là một quan hệ
hết sức nhạy cảm và tế nhị Tôn trọng phong tục tập quán, truyền thống đạo
đức trong việc xây dựng và thực hiện chế định cấp dưỡng sẽ nâng cao hiệu quảđiều chỉnh quan hệ này
- Nguyên tắc tự nguyện thoả thuận
Cấp dưỡng giữa những người có quan hệ gia đình không chỉ là một nghĩa
vụ pháp lý mà còn là một thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức của con người, được mọi người công nhận và trở thành cách xử xự chung trong đời sống xã
hội Do đó, khi có người cần được cấp dưỡng thì những người khác có quan hệ
gia đình tự nguyện thực hiện việc cấp dưỡng và coi đó như là một phương thức
thể hiện tình cảm cũng như trách nhiệm của mình đối với người được cấp
dưỡng Nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận của chế định cấp dưỡng được thể
hiện trong mọi khía cạnh của quan hệ cấp dưỡng Khi một người cần được cấp
dưỡng thì những người thân thích khác tự nguyện đóng góp tiền hoặc lươngthực để đáp ứng nhu cầu cho họ Nếu trường hợp có nhiều người cùng có
nghĩa vụ cấp dưỡng thì những người này thoả thuận với nhau về mức cấpdưỡng một cách thoả đáng Thậm chí, sự tự nguyện thoả thuận trong việc cấp
dưỡng nhiều khi còn vượt qua cả các quy định của pháp luật về hàng cấp
dưỡng, về mức cấp dưỡng Chẳng hạn, một cụ già cần được cấp dưỡng, trong khi con của cụ có đủ điều kiện để cấp dưỡng cho cụ nhưng cháu nội của cụ đã
tự nguyện thực hiện việc chu cấp tiền bạc để phụng dưỡng cụ; một đứa trẻđang được cha mẹ nuôi dưỡng nhưng hàng tháng ông bà vẫn chu cấp cho cháumột khoản tiền với mong muốn cháu được nuôi dưỡng tốt hơn; người có nghĩa
vụ cấp dưỡng tự nguyện đóng góp mức cao hơn so với mức sống trung bìnhnhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người được cấp dưỡng
- Nguyên tắc không thể chuyển giao và thay thế
Nghĩa vụ cấp dưỡng được pháp luật quy định dựa trên cơ sở của quan hệ
gia đình Với tư cách là cha, mẹ, ông, bà, con, cháu, anh, chị, em, vợ, chồng mỗi người có nghĩa vụ và quyền của mình trong quan hệ cấp dưỡng Khi có
Trang 38người cần được cấp dưỡng thì một hoặc nhiều người trong số những người thuộc diện phải cấp dưỡng theo quy định của pháp luật phải cấp dưỡng theo
khả năng Người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ của mình mà không thể chuyển nghĩa vụ đó cho một người nào khác Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không có hoặc không còn khả năng cấp dưỡng
thì họ được tạm hoãn hoặc tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ và khi đó thì việccấp dưỡng cho người cần được cấp dưỡng sẽ do người khác thực hiện theo quy
định của pháp luật Tương tự như vậy, người được cấp dưỡng có quyền và nghĩa vụ nhận tiền hoặc hiện vật từ phía người có nghĩa vụ cấp dưỡng để đảm bảo cuộc sống mà không thể nhường quyền được cấp dưỡng cho người khác.
Như vậy, quan hệ cấp dưỡng phát sinh giữa những người có quan hệ gia đìnhvới nhau và trên cơ sở xem xét nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng vàkhả năng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng nên chỉ có hiệu lực đối với bản
thân các bên tham gia mà không thể chuyển giao cho người khác Hơn nữa,
quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng không mang tính chất hàng hoá nên không thể là đối tượng trong các giao lưu dân sự Do đó, quyền được cấp dưỡng và nghĩa vụ
cấp dưỡng không thể là đối tượng của một hợp đồng chuyển nhượng.
Cần khẳng định rằng nguyên tắc không thể chuyển giao trong việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng khác với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
cấp dưỡng thông qua người thứ ba Trong thực tế có những trường hợp vì điều
kiện, hoàn cảnh nào đó mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thể trực tiếp thực hiện nghĩa vụ của mình thì họ có thể thông qua người khác để thực hiệnnghĩa vụ Ví dụ: Người cha đang cư trú ở nước ngoài phải cấp dưỡng cho contheo phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng, người cha đã gửi tiền chongười thân của mình để hàng tháng người này chuyển tiền cấp dưỡng cho con Người được cấp dưỡng cũng có thể thực hiện quyền của mình thông
qua người thứ ba khi bản thân họ không thể trực tiếp nhận khoản cấp dưỡng để
chi tiêu cho bản thân mình Ví dụ: Người mẹ đại diện cho con chưa thành niên
nhận tiền cấp dưỡng từ người cha để sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu củacon Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng thông qua người thứ ba có
Trang 39thể được ghi nhận bằng hợp đồng uỷ quyền nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được cấp dưỡng cũng như người có nghĩa vụ cấp dưỡng Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện nhằm trực tiếp bảo tồn sự sống cho
người không có khả năng tự đảm bảo cuộc sống nên không thể được thay thế
bằng một nghĩa vụ khác, trừ trường hợp thay thế bằng nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Nếu vì một lý do nào đó mà người được cấp dưỡng trở thành con nợ của người
có nghĩa vụ cấp dưỡng thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thể dùng món
nợ đó để trừ vào khoản cấp dưỡng mà họ có nghĩa vụ phải thực hiện đối vớingười được cấp dưỡng Bởi vì, nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng trừ nợ vàokhoản cấp dưỡng thì người được cấp dưỡng không còn được nhận khoản cấp
dưỡng nữa, khi đó người được cấp dưỡng sẽ không còn nguồn sống, và nhưvậy thì mục đích của việc cấp dưỡng không đạt được Theo quy định tại Điều
379 và Điều 381 Bộ luật dân sự năm 2005 thì nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ
gắn liền với nhân thân của các chủ thể nên không được thay thế bằng nghĩa vụ
khác và cũng không được bù trừ nghĩa vụ Không chỉ pháp luật Việt Nam mà
pháp luật một số nước cũng quy định không được khấu trừ các khoản nợ vàonghĩa vụ cấp dưỡng Luật gia đình của Bungary quy định: “Cấp dưỡng phải trả
hàng tháng Không được khấu trừ món nợ nào vào nghĩa vụ cấp dưỡng” [17,
Điều 85]
- Nguyên tắc không đền bù ngang giá
Quan hệ cấp dưỡng phát sinh dựa trên mối quan hệ gia đình và nhằm mụcđích đảm bảo cuộc sống cho những người có hoàn cảnh đặc biệt, vì tuổi tác, vìsức khỏe nên không tự nuôi sống mình Quyền được cấp dưỡng và nghĩa vụ
cấp dưỡng không có tính chất hàng hóa - tiền tệ, không là đối tượng của giaolưu dân sự, không có tính giá trị, không xác định được bằng tiền và cũngkhông bị quy luật giá trị chi phối Do đó, quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng khôngmang tính chất đền bù, ngang giá Khi một người cần được cấp dưỡng thì
người thân thích của họ có nghĩa vụ cấp dưỡng nhằm đảm bảo nhu cầu thiết
yếu cho họ Khi người được cấp dưỡng có khả năng tự mình bảo đảm cuộcsống thì nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt Người được cấp dưỡng không có nghĩa
Trang 40vụ hoàn lại số tiền hoặc hiện vật mà mình đã nhận cho người đã cấp dưỡng chomình, kể cả khi họ đã có khả năng về kinh tế Tương tự như vậy, người phải
cấp dưỡng không có quyền đòi lại khoản cấp dưỡng mà trước đây họ đã chu
cấp cho người được cấp dưỡng Đồng thời, người được cấp dưỡng ở thời điểmnày không đương nhiên phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người đã cấp dưỡng
cho mình ở thời điểm khác Như vậy, cấp dưỡng là một nghĩa vụ tài sản có đặcđiểm là không mang tính chất đền bù, ngang giá, không mang tính chất đồngthời, tuyệt đối
Từ các phân tích trên đây có thể đưa ra khái niệm chế định cấp dưỡng
như sau:
Chế định cấp dưỡng trong Luật HN&GD là hệ thống các quy phạm phápluật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực cấp dưỡng giữanhững người có quan hệ gia đình trong phạm vi pháp luật quy định nhằm bảođảm ổn định trật tự các quan hệ cấp dưỡng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của các chủ thể trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình
1.2 BAN CHAT, Ý NGHĨA XÃ HỘI CUA CHẾ ĐỊNH CAP DƯỠNG
có trách nhiệm trước tiên trong việc bảo đảm các nhu cầu thiết yếu cho các
thành viên trong gia đình Khi một người không thể bằng khả năng của mình
để bảo đảm các điều kiện vật chất cho chính mình thì có thể yêu cầu các thànhviên khác có quan hệ gia đình chăm sóc, giúp đỡ dưới hình thức nuôi dưỡng
hoặc cấp dưỡng Quyền cấp dưỡng đã được nhà nước quy định bằng các chế